You are on page 1of 19

BỘ ĐỀ LỚP 12 – MÔN GDQP,AN – BÀI 01

BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA SAU NĂM 1975

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng với khái niệm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa?

a. Là tổng hợp các hoạt động, biện pháp nhằm quy tụ lực lượng để tạo nên sức mạnh tổng
hợp

b. Giữ vững độc lập, tự do, chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, biển đảo, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa

c. Bảo vệ cuộc sống của nhân dân và các thành quả cách mạng, tạo điều kiện để phát triển
đất nước

d. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Câu 2: Hai nhiệm vụ chiến lược hiện nay của cách mạng Việt Nam là gì?

a. Xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

c. Mở cửa hội nhập quốc tế và đối ngoại

d. Xây dựng nền QPTD và ANND vững mạnh

Câu 3: Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định:

a. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan

b. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi của đất nước

c. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là yêu cầu của thời đại

d. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự cần thiết của lịch sử

Câu 4: Coi trọng quy tụ sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh con người, điều kiện tự nhiên
với điều kiện xã hội để hình thành sức mạnh bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là quan
điểm của ai?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh b. Chủ tịch Tôn Đức Thắng

c. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đ. Tổng bí thư Lê Duẩn

Câu 5: Ở Việt Nam, yếu tố nào quyết định thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945?

a. Sự lãnh đạo của quần chúng nhân dân

b. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

c. Sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế

d. Sự lãnh đạo tài tình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Câu 6: Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là?


a. Một yêu cầu tất yếu khách quan, có tính cấp bách, hàng đầu và xuyên suốt

b. Là thứ yếu, không quan trọng để tập trung phát triển kinh tế

c. Là nhiệm vụ của Quân đội và công an nhân dân Việt Nam

d. Là đòi hỏi phải thực hiện của thời đại

Câu 7: Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự kiện nào?

a. Sau khi cách mạng tháng tám 1945 thành công

b. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954

c. Sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và thống nhất đất nước 1975

d. Sau khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 1930

Câu 8: Trong giai đoạn từ 1975 – 1989 Việt Nam phải tiến hành mấy cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

a. 1 cuộc b. 2 cuộc c. 3 cuộc d. 4 cuộc

Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây
nam?

a. Sau Hiệp định Giơ – ne – vơ 1954 Pôn Pốt-Iêng Xari cho rằng Việt Nam bỏ rơi
Campuchia

b. Pôn Pốt-Iêng Xari được các thế lực bên ngoài hà hơi, tiếp sức

c. Pôn Pốt-Iêng Xari phát động chiến tranh để thanh trừng nội bộ, cũng cố quyền lực tiến tới
thực hiện một chế độ tàn bạo ở Campuchia

d. Việt Nam chủ động tiến công để mở rộng lãnh thổ qua Campucchia

Câu 10: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới phía Bắc diễn ra vào năm nào?

a. 1978 b. 1979 c. 1976 1980

Câu 11: Vì sao Trung Quốc phải tuyên bố rút lui khỏi lãnh thổ Việt Nam trong cuộc chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Bắc?

a. Bị dư luận thế giới và trong nước phản đối quyết liệt

b. Bị bao vây tiêu diệt trong thế trận chiến tranh nhân dân của Việt Nam

c. Bị tổn thất nặng nề trong các đòn đánh trả mạnh mẽ và quyết liệt của quân và dân ta

d. Tất cả các ý trên

Câu 12: Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam trong chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc trên tuyến biên giới phía Bắc vào năm nào?

a. 17/2/1979 b. 5/3/1979 c. 18/3/1979 d. 23/3/1979

Câu 13: Nghị quyết số 06/NQ/TW về việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường sa được Bộ chính trị ban hành năm nào?
a. 30/11/1978 b. 30/11/1988 c. 14/3/1988 d. 14/3/1989

Câu 14: Từ sau chiến dịch bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa năm 1988 đến nay Việt Nam
đóng giữ bao nhiêu đảo trên quần đảo Trường Sa?

a. 19 đảo b. 20 đảo c. 21 đảo d. 22 đảo

Câu 15: Đâu không phải là thành tựu trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giai đoạn từ 1990 đến nay?

a. Đảng và nhà nước ta đã có những đổi mới về tư duy quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ
quốc;

b. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân
tiếp tục được cũng cố;

c. Chất lượng tổng hợp về sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân và công an nhân dân
không ngừng được nâng cao;

d. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân
tuy được xây dựng, cũng cố nhưng chưa toàn diện và vững chắc;

Câu 16: Đâu không phải là thành tựu cơ bản trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa giai đoạn từ 1990 đến nay?

a. Điều chỉnh chiến lược, bố trí lại thế trận, giảm lực lượng lớn quân thường trực

b. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh được triển khai sâu rộng ở các cấp

c. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, quan điểm bảo vệ Tổ
quốc chưa đầy đủ, sâu sắc,..

d. Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới về tư duy quốc phòng và an ninh bảo vệ Tổ
quốc

Câu 17: Một trong những thành tựu cơ bản trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa giai đoạn từ 1990 đến nay là?

a. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, quan điểm bảo vệ Tổ
quốc chưa đầy đủ, sâu sắc,..

b. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân
tuy được xây dựng, cũng cố nhưng chưa toàn diện và vững chắc;

c. Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân và công an nhân dân
không ngừng được nâng cao;

d. Công tác bảo vệ an ninh trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa?

a. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

b. Bảo vệ lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, dòng họ và địa phương mình

c. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
d. Bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Câu 19: Quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đảng ta trong tình
hình mới hiện nay gồm?

a. 5 quan điểm b. 6 quan điểmc. 7 quan điểm d. 8 quan điểm

Câu 20: Đâu không phải là quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của
Đảng ta trong tình hình mới hiện nay?

a. Giữ vừng, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý
tập trung, thống nhất của Nhà nước.

b. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

c. Vận dụng linh hoạt quan điểm về “đối tác”, “đối tượng”

d. Coi trọng ngoại giao, đề cao quan hệ để phát triển sự nghiệp

Câu 21: Một trong những quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của
Đảng ta trong tình hình mới hiện nay là?

a. Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý
tập trung, thống nhất của Nhà nước.

b. Là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị.

c. Là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước.

d. Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền giúp nhân dân hiểu rõ về âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch.

Câu 22: Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ thành công công cuộc bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?

a. Phải nổ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt cống hiến cho đất nước

b. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tránh bị lôi kéo, lợi dung

c. Chủ động phát hiện để đấu tranh, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù

d. Tất cả các nội dung trên

Câu 23: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có vị trí như thế nào?

a. Là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay

b. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh cho đất nước

c. Đưa đất nước phát triển toàn diện, bền vững

d. Tạo thời cơ để đất nước hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường

Câu 24: Việt Nam bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước từ giai đoạn nào?

a. Sau cách mạng tháng tám 1945 b. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954

c. Sau khi đất nước thống nhất 1975 d. Sau khi mở cửa hội nhập quốc tế 1995
Câu 25: Tại sao các thế lực thù địch và chủ nghĩa đế quốc luôn tìm mọi cách và bằng mọi thủ
đoạn chống phá cách mạng Việt Nam?

a. Phủ nhận và chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

b. Chống phá đường lối độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa

c. Chống phá nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng

d. Tất cả các ý trên

Câu 26: Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay Đảng ta xác định đâu là đối tượng nguy hiểm
tiếp tay cho bọn phản động chống phá các mạng nước ta?

a. Tệ nan ma túy b. Tội phạm hình sự

c. Tệ nạn cờ bạc d. Tham nhũng, lợi ích nhóm, tự diễn biến, tự chuyển hóa

Câu 27: Đâu không phải là ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với sự nghiệp củng cố quốc
phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay?
a. Thành lập nhóm để nhằm gây sự chú ý của của cộng đồng mạng, gây hấn, đã kích người
khác, chống đối chính quyền địa phương.
b. Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp và pháp luật, hiểu được những nội
dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.
c. Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc.
d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Câu 28: Thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên cần phải thực hiện tốt nội dung nào sau đây để bảo
vệ an ninh quốc gia?
a. Tham gia các câu lạc bộ, các nhóm trên các trang mạng xã hội nhằm gây hấn, chia rẽ tình
đoàn kết dân tộc.
b. Tìm kiếm các mối quan hệ, tham gia, hợp tác và giúp đỡ các tổ chức phi chính phủ chưa rõ
lai lịch.
c. Đoàn kết, tương trợ giúp nhau trong học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập,
góp phần xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh.
d. Tất cả các ý trên

Câu 29. Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là:

a. Kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích, chiến tranh chính quy;

b. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế - quốc
phòng - an ninh;

c. Phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương.

d. Tất cả đều đúng

Câu 30. Chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt ở Camphuchia đã góp phần…
a. để đất nước Việt Nam mở rộng lãnh thổ sang Camphuchia.

b. khảng định thế mạnh quân sự từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.

c. giữ vững hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

d. đập tan âm mưu chống phản động, bạo loạn lật đổ ở biên giới phía Tây Nam.

Câu 31: Nội dung nào không đúng với trách nhiệm của học sinh trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa?

a. Nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng,
với Tổ quốc và nhân dân.

b. Tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và đạo đức cách mạng

c. Gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền giúp nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch

d. Lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo

Câu 32: Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của lực lượng nào?

a. Của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân
và Công an nhân dân là nồng cốt

b. Của lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

c. Của quần chúng nhân dân trong đó lực lượng dân quân tự vệ làm nồng cốt

d. Của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương

BỘ ĐỀ LỚP 12 – MÔN GDQP,AN – BÀI 02

KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

Câu 1. Thực chất của ngắm bắn là gì?

A. Xác định góc bắn và hướng bắn cho súng

B. Xác định cự li bắn

C. Xác định mục tiêu định bắn

D. Xác định điểm định bắn trúng

Câu 2. Đưa quĩ đạo của đường đạn vào điểm định bắn trúng trên mục tiêu là quá trình thực hiện
động tác gì?

A. Ngắm bắn C. Điều chỉnh điểm bắn trúng

B. Chuẩn bị bắn D. Ngắm cơ bản

Câu 3. Bản chất của ngắm bắn là xác định:


A. Cự li và phần tử bắn C. Tư thế bắn và số lượng đạn

B. Đặc điểm và tính chất mục tiêu D. Góc bắn và hướng bắn cho súng

Câu 4. Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm
đến diểm nào trên đầu ngắm?

A. Chính giữa khe thước ngắm C. Chính giữa mép trên đầu ngắm

B. Chính giữa đầu ngắm D. Chính giữa mục tiêu

Câu 5. Đường ngắm đúng là đường thẳng từ mắt người ngắm qua

A. chính giữa đầu ngắm đến chính giữa mục tiêu

B. chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm đến điểm định
bắn trúng

C. khe ngắm, đầu ngắm đến chính giữa mục tiêu

D. qua khe ngắm súng điểm ngắm đúng

Câu 6. Đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa
mép trên đầu ngắm là gì?

A. Đường ngắm đúng

B. Đường ngắm chuẩn

C. Đường ngắm cơ bản

D. Đường ngắm sơ bộ

Câu 7. Thời cơ nào tốt nhất để người bắn thực hiện động tác bóp cò?

A. Khi đầu ngắm đã ở giữa khe ngắm, nhìn thấy mục tiêu

B. Đã lấy được chính xác đường ngắm đúng

C. Đã lấy được chính xác đường ngắm cơ bản

D. Khi hết thời gian chuẩn bị bắn

Câu 8. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào sai lệch ảnh hưởng lớn nhất đến bắn trúng?

A. Đường ngắm cơ bản

B. Ngắm sai điểm ngắm đúng

C. Mặt súng không thăng bằng

D. Tư thế động tác bắn

Câu 9. Muốn bắn trúng mục tiêu khi bắn súng phải có 3 yếu tố nào?

A. Có thước ngắm chuẩn; có điểm ngắm đúng; có đường cơ bản

B. Có thước ngắm đúng; có điểm ngắm đúng; có đường ngắm đúng


C. Có thước ngắm phù hợp; có điểm ngắm chuẩn; có đường ngắm tốt

D. Có thước ngắm 3; có điểm ngắm giữa; có đường ngắm tốt

Câu 10. Có mấy động tác khi bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC?

A. Đứng bắn; Quỳ bắn; Nằm bắn

B. Bắn liên thanh; Bắn phát một; Bắn lí thuyết

C. Đứng bắn; Bắn ban đêm; Bắn chiến đấu

D. Đứng bắn; Bắn ban đêm; Quỳ bắn; Nằm bắn

Câu 11. Động tác nằm bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC vận dụng trong trường hợp nào?

A. Tình hình ta, địa hình không cho phép

B. Tình hình địch, địa hình không cho phép

C. Tình hình khu vực không cho phép

D. Tình hình ta, địa hình cho phép

Câu 12. Động tác nằm bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC vận dụng trong trường hợp nào?

A. Đây là động tác bắt buộc trong học tập

B. Là động tác quy định trong huấn luyện bắn súng

C. Trong học tập, được lệnh của người chỉ huy

D. Trong học tập, nếu điều kiện địa hình cho phép

Câu 13. Khẩu lệnh của động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK như thế nào?

A. “ Nằm bắn” C. “ Nằm chuẩn bị bắn”

B. “ Nằm chuẩn bị ” D. “ Chuẩn bị bắn”

Câu 14. Tư thế của động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK gồm mấy cử động?

A. 1 cử động B. 2 cử động C. 3 cử động D. 4 cử động

Câu 15. Bắn súng tiểu liên AK gồm các động tác nào?

A. Giương súng, ngắm và bóp cò C. Lên đạn, ngắm và bóp cò

B. Chuẩn bị súng, ngắm và bóp cò D. Lấy đường ngắm và bóp cò

Câu 16. Để có kết quả cao trong bắn súng tiểu liên AK, động tác bóp cò phải thực hiện như thế
nào?

A. Bóp cò nhanh, đều, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ

B. Bóp cò êm, đều, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ

C. Bóp cò đột ngột, đều, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ
D. Bóp cò đều, dứt khoát, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ

Câu 17. Động tác giương súng khi bắn súng tiểu liên AK gồm những yêu cầu gì?

A. Bằng, chắc, đều, êm C. Bền, chắc, đều, ổn định

B. Bằng, chắc, đều, bền D. Vững, chắc, đều, êm

Câu 18. Trong quá trình bắn súng tiểu liên AK, lực giữ và ghì súng của hai tay không tăng lên cũng
không giảm đi đáp ứng yêu cầu gì?

A. Êm B. Ổn định C. Bền D. Chắc

Câu 19. Trong quá trình bắn súng tiểu liên AK, mặt súng phải thăng bằng đáp ứng yêu cầu gì?

A. Êm B. Ổn định C. Bền D. Bằng

Câu 20. Trong quá trình bắn súng tiểu liên AK, sức giữ súng của hai tay phải đều nhau đáp ứng
yêu cầu gì?

A. Đều B. Ổn định C. Bền D. Chắc

Câu 21. Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóp cò, người bắn phải ngừng thở?

A. Để nhìn cho rõ mục tiêu C. Để chắc tay khi bóp cò

B. Để người bớt rung D Để tăng thêm lực bền khi bóp cò

Câu 22. Khi đang bắn, nghe khẩu lệnh” Ngừng bắn”, tay bóp cò của người bắn phải làm động tác
gì?

A. Ngón trỏ phải giữ nguyên tay cò súng chờ lệnh

B. Ngón trỏ phải bóp chặt thêm tay cò súng

C. Ngón trỏ tay phải thả ra khỏi tay cò súng

D. Ngón trỏ tiếp tiếp tục bóp đều tay cò súng

Câu 23. Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK có tì chính xác hơn khi bắn không có tì?

A. Nhìn rõ mục tiêu hơn C. Tay bóp cò chắc hơn

B. Súng ít bị rung hơn D. Tay bóp cò đều hơn

Câu 24. Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng
súng tiểu liên AK?

A. Người học phải tỉ mỉ, tập trung và độ chính xác cao

B. Đây là bước tập cơ bản đầu tiên

C. Phải có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa người tập và người phục vụ

D. Thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng tới động tác ngắm

Câu 25. Nội dung nào sau đây không đúng với yêu cầu của tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng
tiểu liên AK?
A. Khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết, khí hậu

B. Nâng cao dần trình độ ngắm bắn qua luyện tập

C. Cụ thể, tỉ mỉ và kiên nhẫn, tích cực, tự giác học tập

D. Nắm chắc các yếu tố về ngắm bắn

Câu 26. Khi tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK, thành tích Giỏi được tính theo 3
điểm chấm như thế nào?

A. Chụm trong lỗ có đường kính 2 mm C. Chụm trong lỗ có đường kính 4 mm

B. Chụm trong lỗ có đường kính 3 mm D. Chụm trong lỗ có đường kính 5 mm

Câu 27. Khi tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK, thành tích Khá được tính theo 3
điểm chấm như thế nào?

A. Chụm trong lỗ có đường kính 10 mm C. Chụm trong lỗ có đường kính 7 mm

B. Chụm trong lỗ có đường kính 9 mm D. Chụm trong lỗ có đường kính 5 mm

Câu 28. Khi tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK, thành tích Đạt được tính theo 3
điểm chấm như thế nào?

A. Chụm trong lỗ có đường kính 8 mm C. Chụm trong lỗ có đường kính 10 mm

B. Chụm trong lỗ có đường kính 9 mm D. Chụm trong lỗ có đường kính 7 mm

Câu 29. Điều kiện bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK với cự li từ người bắn
tới mục tiêu là bao nhiêu m?

A. 100m B. 150m C. 200m D. 50m

Câu 30. Điều kiện bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK về tư thế bắn như thế
nào?

A. Quỳ bắn có tì C. Đứng bắn không có tì

B. Nằm bắn có tì D. Nằm bắn không có tì

Câu 31. Điều kiện bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK với phương pháp bắn
là gì?

A. Tùy theo người bắn, có thể bắn phát một hoặc bắn liên thanh

B. Bắn phát một kết hợp với bắn liên thanh

C. Bắn phát một

D. Bắn liên thanh

Câu 32. Điều kiện bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK với thời gian quy định
bao nhiêu phút?

A. 10 phút tính từ khi kết thúc khẩu lệnh bắn C. 6 phút tính từ khi kết thúc khẩu lệnh bắn

B. 7 phút tính từ khi kết thúc khẩu lệnh bắn D. 5 phút tính từ khi kết thúc khẩu lệnh bắn
Câu 33. Thành tích bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK?

A. Giỏi từ 25 đến 30 điểm; Khá từ 20 đến 24 điểm C. Giỏi từ 26 đến 30 điểm; Khá từ 21 đến 26 điểm

B. Giỏi từ 24 đến 29 điểm; Khá từ 19 đến 23 điểm D. Giỏi từ 24 đến 30 điểm; Khá từ 20 đến 23 điểm

Câu 34. Thành tích bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK?

A. Trung bình từ 14 đến 19 điểm; Yếu dưới 14 điểm C. Trung bình từ 15 đến 20 điểm; Yếu 14 điểm

B. Trung bình từ 15 đến 19 điểm; Yếu dưới 15 điểm D. Trung bình từ 16 đến 19 điểm; Yếu dưới 16 điểm

Câu 35. Sau khi thực hiện xong động tác nằm chuẩn bị bắn, trước khi giương súng người bắn
phải làm gì?

A. Lên đạn C. Lấy thước ngắm

B. Ngắm sơ bộ D. Điều chỉnh tư thế nằm bắn

Câu 36. Trong quá trình bóp cò, người bắn thở như thế nào?

A. Ngừng thở lúc đầu C. Thở đều cả quá trình

B. Ngừng thở khi kết thúc D. Ngừng thở cả quá trình

Câu 37. Khi bóp cò, người bắn phải đặt vị trí nào của ngón trỏ tay phải vào tay cò?

A. Đầu ngón tay trỏ bàn tay C. Cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ hai

B. Đốt thứ hai của bàn tay D. Giữa đốt thứ hai của bàn tay

Câu 38. Đặc điểm nào về tâm lí có ảnh hưởng tốt đến kết quả bắn súng?

A. Rất chủ quan C. Sợ tiếng nổ

B. Rất tự tin D. Lo lắng kết quả bắn

Câu 39. Đặc điểm của mục tiêu bắn, bài bắn mục tiêu cố định ban ngày là gì?

A. Ẩn hiện B. Di động C. Cố định D. Rõ nét

Câu 40. Mục tiêu bắn của bài bắn mục tiêu cố định ban ngày là gì?

A. Bia số 4 B. Bia số 5 C. Bia số 7 D. Bia số 8

Câu 41. Súng tiểu liên AK lấy thước ngắm 1 phải chọn điểm ngắm ở vị trí nào trên mục tiêu (bia
số 4) với cự li 100m?

A. Ngang bằng mép dưới C. Chính giữa mép dưới 1cm

B. Chính giữa mép dưới D. Chính giữa mục tiêu

Câu 42. Súng tiểu liên AK lấy thước ngắm 2 phải chọn điểm ngắm ở vị trí nào trên mục tiêu
(bia số 4) với cự li 100m?

A. Giữa vòng 8 C. Chính giữa tâm mục tiêu

B. Chính giữa mép dưới D. Chính giữa vòng 10


Câu 43. Súng tiểu liên AK lấy thước ngắm 3 phải chọn điểm ngắm ở vị trí nào trên mục tiêu (bia
số 4) vớiA.cự
Giữa vòng 8
li 100m? C. Chính giữa mục tiêu

B. Chính giữa mép dưới D. Dưới tâm mục tiêu

Câu 44. Súng tiểu liên AK với thước ngắm 1, cự li bắn 100m thì độ cao đường đạn so với đường
ngắm là bao nhiêu cm?

A. 0cm B. 5cm C. 10cm D. 12cm

Câu 45. Súng tiểu liên AK với thước ngắm 2, cự li bắn 100m thì độ cao đường đạn so với đường
ngắm là bao nhiêu cm?

A. 10cm B. 12cm C. 25cm D. 32cm

Câu 46. Súng tiểu liên AK với thước ngắm 3, cự li bắn 100m thì độ cao đường đạn so với đường
ngắm là bao nhiêu cm?

A. 16cm B. 24cm C. 28cm D. 29cm

Câu 47. Có mấy cách chọn thước ngắm trong bài bắn mục tiêu cố định ban ngày?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 48. Bắn mục tiêu cố định ban ngày, mục tiêu bắn có kích thước rộng, cao là bao nhiêu?

A. 21 x 21cm B. 42 x 42cm C. 56 x 56cm D. 75 x 75cm

BỘ ĐỀ LỚP 12 – MÔN GDQP,AN – BÀI 03

CÔNG TÁC TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM

Câu 1. Trong quân đội, có bao nhiêu học viện, nhà trường ?

a. 10 Học viện, 10 trường Sĩ quan, 02 trường Đại học, Cao đẳng.


b. 9 Học viện, 9 trường Sĩ quan, 03 trường Đại học, Cao đẳng.
c. 8 Học viện, 8 trường Sĩ quan, 02 trường Đại học, Cao đẳng.
d. 7 Học viện, 7 trường Sĩ quan, 01 trường Đại học, Cao đẳng.

Câu 2. Trong quân đội, ngoài các học viện, trường đại học, cao đẳng còn có các trường nào?

a. Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề.

b. Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong quân đội.

c. Đại học vùng, cao đẳng chính quy.


d. Đào tạo đại học tại chức, trung cấp y.

Câu 3. Các trường Quân sự quân khu, trường Quân sự quân đoàn do cơ quan nào quản lí?

a. Bộ GD&ĐT quản lí. b. Sở giáo dục& Đào tạo tỉnh quản lí.

c. Quân đội quản lí theo hệ thống. d. Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí.

Câu 4. Các nhà trường quân đội, đối tượng tuyển sinh như thế nào?

a. Các Học viện không tuyển sinh từ nguồn thanh niên, học sinh.

b. Không tuyển sinh từ nguồn thanh niên, học sinh.

c. Các trường Sĩ quan đều tuyển sinh từ nguồn thanh niên, học sinh.

d. Một số trường tuyển sinh từ nguồn thanh niên, học sinh.

Câu 5. Thông tin liên quan đến tuyển sinh quân đội được giới thiệu bằng cách nào?

a. Trong “ Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng”.

b. Hàng năm, quân đội đến từng địa phương tuyển sinh.

c. Tuyển sinh qua văn bản gửi các cấp trong quân đội.

d. Thông báo trên các đài phát thanh địa phương.

Câu 6. Đối tượng nào sau đây không được tham gia thi tuyển sinh đào tạo sĩ quan quân đội?

a. Sĩ quan đang tại ngũ.

b. Quân nhân là hạ sĩ quan, binh sĩ có 6 tháng phục vụ quân đội.

c. Nam thanh niên ngoài quân đội.

d. Quân nhân đã xuất ngũ.

Câu 7. Đối tượng tuyển sinh đào tạo sĩ quan quân đội, số lượng được tham gia đăng ký là bao
nhiêu?

a. Theo số lượng quy định. b. Tùy theo quyết định của từng trường.

c. Không hạn chế về số lượng. d. Hạn chế về số lượng.

Câu 8. Đối tượng tuyển sinh quân sự có nữ thanh niên tham gia thi tuyển là các ngành nào,
trường nào?

a. Kĩ sư Tin học tại Học viện Quân y. c. Y sĩ tại Học viện Quân y.

b. Kĩ sư Xây dựng tại Học viện Hậu cần. d. Bác sĩ, dược sĩ tại Học viện Quân y.

Câu 9. Đối tượng tuyển sinh quân sự có nữ thanh niên tham gia thi tuyển là các ngành nào,
trường nào?

a. Cử nhân Ngoại ngữ, tin học tại Học viện Khoa học quân sự.
b. Cử nhân quân sự tại trường Sĩ quan Lục quân 1.

c. Cử nhân quân sự tại trường Sĩ quan Thiết giáp.

d. Cử nhân quân sự tại trường Sĩ quan Pháo binh.

Câu 10. Học viên sau khi tốt nghiệp tại các trường quân sự được Bộ Quốc phòng sử dụng điều
động công tác không?

a. Tốt nghiệp loại giỏi được Bộ Quốc phòng phân công công tác.

b. Chấp hành sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng.

c. Nhận công tác tại Bộ Quốc phòng.

d. Nhận công tác tại các trường đại học.

Câu 11. Đối tượng nào học tại một số trường quân sự không được Bộ Quốc phòng điều động
công tác?

a. Sinh viên học Hệ dân sự tại các trường quân sự. c. Học viên Học viện Kỹ thuật quân sự.

b. Sinh viên trường Nghệ thuật quân đội. d. Học viên các trường kĩ thuật trong quân đội.

Câu 12. Đối tượng tuyển sinh là quân nhân xuất ngũ có yêu cầu gì khi tham gia thi tuyển?

a. Có thành tích đặc biệt trong thời gian tại ngũ c. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ

b. Đã qua đào tạo sĩ quan trong quân đội d. Có thành tích xuất sắc trong thời gian tại ngũ

Câu 13. Yêu cầu về văn hóa với đối tượng tham gia tuyển sinh quân sự phải đạt tiêu chuẩn nào?

a. Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc đang học trung học phổ thông.

b. Tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đang học nghề.

c. Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc tương đương.

d. Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông.

Câu 14. Đối tượng đào tạo Dự bị đại học để tuyển sinh các trường quân đội là đối tượng nào?

a. Các đối tượng học sinh đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên.

b. Các đối tượng là con em hộ nghèo khu vực 2 nông thôn.

c. Các đối tượng được hưởng chính sách của nhà nước theo quy định.

d. Các đối tượng là con em gia đình có công khu vực 2 nông thôn.

Câu 15. Đối tượng nào không được tham gia đào tạo Dự bị đại học, trong thi tuyển vào các
trường quân sự là đối tượng nào?

a. Thí sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.


b. Thí sinh là quân nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các đảo.

c. Thí sinh ở các tỉnh ở phía Nam.

d. Thí sinh là người dân tộc thiểu số.

Câu 16. Chế độ, chính sách với đối tượng học viên học tại các trường quân sự như thế nào?

a. Bộ Quốc phòng cấp một nửa tiền ăn, học phí theo chế độ quy định.

b. Được Bộ Quốc phòng sẽ cấp một chế độ học phí theo quy định.

c. Được Bộ Quốc phòng cấp quân trang, tiền ăn, phụ cấp theo chế độ quy định.

d. Bộ Quốc phòng cấp một chế độ là quân trang theo quy định.

Câu 17. Đối tượng học viên tại các trường quân sự học tập và sinh hoạt như thế nào?

a. Học tập, sinh hoạt và nghỉ ngơi tương đối thoải mái.

b. Sinh hoạt và học tập như sinh viên tại các trường đại học công lập.

c. Thực hiện như sinh viên tại các trường đại học ngoài quân đội.

d. Phải thực hiện nghiêm điều lệnh của quân đội.

Câu 18. Đối tượng tuyển sinh có nữ thanh niên tham gia thi tuyển, đào tạo kĩ sư là các ngành
nào, trường nào?

a. Kĩ sư CNTT, ĐTVT tại các trường Đại học thuộc Tỉnh quản lí.

b. Kĩ sư CNTT, ĐTVT quân sự tại Học viện Kĩ thuật Quân sự.

c. Kĩ sư CNTT, ĐTVT tại các trường Đại học.

d. Kĩ sư CNTT, ĐTVT quân sự tại Học viện Biên phòng.

Câu 19. Hàng năm, Hội đồng tuyển sinh quân sự tiến hành phương thức tổ chức tuyển sinh như
thế nào?

a. Ban hành Thông tư tuyển sinh, công bố trên các phương tiện tin đại chúng.

b. Ban hành thông báo tuyển sinh, công bố tới các đơn vị quân đội.

c. Thực hiện tuyển sinh, triển khai tới các địa phương trên cả nước.

d. Ra các quyết định liên quan đến tuyển sinh trên các phương tiện tin đại chúng.

Câu 20. Khâu đầu tiên khi đăng kí tham gia ttuyển sinh các trường quân sự như thế nào ?

a. Phải qua khâu sơ tuyển tại trường quân sự mà thí sinh tham gia.

b. Phải qua khâu sơ tuyển tại Hội đồng tuyển sinh quân sự địa phương.

c. Phải qua khâu sơ tuyển tại Học viện Quân y.


d. Phải qua khâu sơ tuyển tại Ban Chỉ huy quân sự xã, phường.

Câu 21. Có bao nhiêu học viện, trường đại học Công an nhân dân?

a. 03 Học viện, 03 trường Đại học. b. 04 Học viện, 02 trường Đại học.

c. 05 Học viện, 01 trường Đại học. d. 06 Học viện, 04 trường Đại học.

Câu 22. Trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân, có bao nhiêu trường trung cấp An
ninh?

a. 01 trường. b. 02 trường. c. 03 trường . d. 04 trườn

Câu 23. Trong hệ thống nhà trường Công an nhân dâ , có bao nhiêu trường trung cấp Cảng
sát ?

a. 01 trường. b. 02 trường. c. 03 trường. d. 04 trường.

Câu 24. Trong hệ thống nhà trường Công an nhân dân còn có cơ sở bồi dưỡng nào, số
lượng bao nhiêu?

a. 66 cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc các tỉnh, thành phố.

b. 65 cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các địa phương.

c. 64 cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh.

d. 63 cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố.

Câu 25. Mục tiêu tuyển sinh đào tạo đại học trong các trường Công an nhân dân như thế nào?

a. Tuyển chọn phải đảm bảo đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đúng quy chế
dân chủ.

b. Tuyển chọn phải đảm bảo đúng đối tượng ưu tiên, vượt chỉ tiêu, tiêu chuẩn.

c. Tuyển chọn phải đảm bảo đúng đối tượng, hạn chế chỉ tiêu, đủ tiêu chuẩn.

d. Tuyển chọn phải đảm bảo ưu tiên một số đối tượng theo quy định.

Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc tuyển sinh đào tạo đại học trong các
trường Công an nhân dân?

a. Hàng năm, căn cứ vào tổng biên chế đã được phê duyệt.

b. Không tuyển sinh từ nguồn thanh niên, học sinh.

c. Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ chỉ tiêu.

d. Có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn.

Câu 27. Nội dung nào sau đây không đúng với những tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào
Công an nhân dân?

a. Trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.

b. Có lí lịch bản thân và gia đình rõ ràng.


c. Là thanh niên, học sinh phải có 1 năm công tác tại địa phương.

d. Có nguyện vọng phục vụ trong lực lượng Công an.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không đúng với những tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn vào
Công an nhân dân?

a. Có sức khỏe, trình độ học vấn và năng khiếu phù hợp

b. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng

c. Gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước

d. Thường xuyên tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương 4

Câu 29. Khi dự thi vào các nhà trường Công an, thí sinh phải qua sơ tuyển ở đâu?

a. Tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú

b. Tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đăng kí hộ khẩu tạm trú.

c. Tại công an tỉnh, nơi đang học tập, công tác.

d. Tại công an xã, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú.

Câu 30. Tính đến năm dự thi vào các nhà trường Công an, thí sinh 22 tuổi vẫn đủ tiêu chuẩn là
đối tượng nào?

a. Là con, em sĩ quan công an, quân đội. c. Là con em liệt sĩ, thương binh, bệnh binh.

b. Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số. d. Là con em gia đình có công với cách mạng.

Câu 31. Khi dự thi vào các nhà trường Công an, nếu không trúng tuyển, thí sinh có quyền lợi
gì?

a. Không được lấy kết quả thi tuyển để xét duyệt vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự.

b. Được lấy kết quả thi tuyển để xét duyệt vào các trường sĩ quan quân đội.

c. Được lấy kết quả thi để xét duyệt vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự theo quy định.

d. Được bảo lưu kết quả thi tuyển để xét duyệt vào năm sau.

Câu 32. Đối tượng nào sau đây không đủ điều kiện về tuổi (tính đến năm dự thi) tham gia thi
tuyển sinh đào tạo sĩ quan Công an?

a. Công dân 23 tuổi. b. Công dân 20 tuổi.

c. Công dân 18 tuổi. d. Công dân là người dân tộc thiểu số 21 tuổi.

Câu 33. Khi dự thi vào các nhà trường Công an, nếu không trúng tuyển, thí sinh được sử dụng
kết quả thi tuyển vào việc gì?

a. Bảo lưu kết quả thi để xét duyệt vào các trường đó ở năm sau.

b. Được lấy kết quả thi để xét duyệt vào các trường sĩ quan quân đội.
c. Được lấy kết quả thi tuyển để đăng kí xét NV2, NV3.

d. Không được sử dụng kết quả thi tuyển để đăng kí NV2, NV3.

Câu 34. Học viên Học viện Cảnh sát nhân dân thuộc lực lượng nào của Công an nhân dân?

a. Lực lượng cơ động. b. Lực lượng đặc biệt.

c. Lực lượng Cảnh sát. d. Lực lượng An ninh.

Câu 35. Yêu cầu về văn hóa với đối tượng tham gia tuyển sinh vào các nhà trường Công an như
thế nào?

a. Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc đang học trung học phổ thông.

b. Tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

c. Tốt nghiệp các trường quân sự.

d. Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc trung học phổ thông.

Câu 36. Khi tuyển chọn học sinh, sinh viên để đào tạo, bổ sung vào Công an, có tiêu chuẩn
ưu tiên nào?

a. Tốt nghiệp Khá ở các học viện nhà trường dân sự, có đủ điều kiện.

b. Tốt nghiệp Giỏi ở các học viện nhà trường dân sự, có đủ điều kiện.

c. Đã tốt nghiệp ở các học viện nhà trường dân sự.

d. Tốt nghiệp Xuất sắc ở các học viện nhà trường dân sự, có đủ điều kiện .

câu 37. Nội dung nào sau đây không đúng tiêu chuẩn ưu tiên trong tuyển chọn đào tạo vào
Công an nhân dân ?

a. Học sinh có kết quả học giỏi liên tục 10 năm trở lên ở các cấp học.

b. Công dân là người dân tộc thiểu số.

c. Công dân có thời gian thường trú liên tục 10 năm trở lên ở miền núi.

d. Công dân có thời gian thường trú liên tục 10 năm trở lên ở hải đảo.

Câu 38. Nội dung nào sau đây không đúng tiêu chuẩn ưu tiên trong tuyển chọn đào tạo vào
Công an nhân dân ?

a. Công dân là người dân tộc ít người.

b. Học sinh có kết quả học giỏi trong 03 năm ở trung học phổ thông.

c. Công dân có thời gian thường trú liên tục 10 năm trở lên ở biên giới.

d. Công dân có thời gian thường trú liên tục 10 năm trở lên ở vùng sâu.

Câu 39. Đối tượng tuyển sinh Công an nhân dân có nữ thanh niên tham gia thi tuyển không?

a. Không có. b. Có.


c. Có, nhưng hạn chế số lượng. d. Có ở thời bình.

Câu 40. Học viên sau khi tốt nghiệp tại các nhà trường Công an được Bộ Công an sử dụng điều
động công tác không?

a. Tốt nghiệp loại Giỏi mới được phân công công tác.

b. Nhận công tác tại Bộ Công an.

c. Chấp hành sự phân công công tác của Bộ Công an.

d. Nhận công tác tại các trường đại học dân sự.

You might also like