You are on page 1of 6

CÁC CÂU HỎI CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

NTKD
Câu 1 (VD): Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh
(1975) là
A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang.
B. đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch.
C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng.
D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến.
Câu 2 (VD): Điểm giống nhau về vai trò của Mĩ trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam
từ năm 1961 đến năm 1975 là
A. giữ vai trò cố vấn chỉ huy. B. vừa cố vấn chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu.
C. vừa cố vấn chỉ huy vừa phối hợp chiến đấu. D. trực tiếp chiến đấu.
Câu 3 (VD): Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1954 – 1975 là
A. đấu tranh giải phóng miền Nam. B. kháng chiến chống Pháp.
C. chống Mĩ, cứu nước. D. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 4 (VD): Điểm giống nhau cơ bản giữa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (1-1959) và
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7-1973) về phương hướng cách mạng miền Nam là
A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình.
C. khẳng định con đường bạo lực cách mạng. D. khởi nghĩa giành chính quyền bằng đấu tranh chính
trị là chủ yếu .
Câu 5 (VD): Trong thời kì 1954 – 1975, quân và dân miền Nam chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn
trên cả ba vùng chiến lược là A. thị xã, thành phố và nông thôn.
B. rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
C. nông thôn, đô thị và đồng bằng. D. rừng núi, đô thị lớn và đồng bằng ven biển.
Câu 6 (VD): So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về
cách đánh?
A. Bao vây, chia cắt, tổng công kích đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
B. Đánh từng bước, tiêu diệt từng cứ điểm của địch.
C. Thọc sâu vào trung tâm thành phố đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
D. Chia cắt địch, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
Câu 7 (VD): Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 do Đảng đề
ra và thực hiện thành công là
A. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
C. tự do và chủ nghĩa xã hội.D. cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội.
Câu 8 (VD): Ý nào sau đây là điểm khác biệt về phương châm tác chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh
(1975) so với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
A. Tiến hành thần tốc, táo bạo, bất ngờ. B. TIến hành đánh nhanh thắng nhanh.
C. Đánh vào cứ điểm quan trọng nhất của kẻ thù. D. Đánh vào cơ quan đầu não của kẻ thù.
Câu 9 (VD):So với chiến dịch Điên Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về ý
nghĩa lịch sử?
A. Đã làm thất bại hoàn toàn các kế hoạch quân sự của địch. B. Đánh dấu sự hoàn thành của cách
mạng vô sản
C. Chấm dứt ách thống trị của thực dân, đế quốc. D. Tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân.
Câu 10Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Pháp được Đảng ta vận
dụng trong kháng chiến chống Mĩ đã tạo nên thế trận bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi là
A. chiến tranh tổng lực .B. chiến tranh chớp nhoáng. C. chiến tranh du kích.D. chiến tranh nhân dân.
Câu 11 (VDC): Một trong những bài học xuyên suốt, trở thành nhân tố cơ bản nhất quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975 là
A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. không ngừng củng cố, tăng cường khối
đại đoàn kết dân tộc.
C. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
Câu 12 (VDC): Hai công trình có qui mô lớn và quan trọng ở nước ta được xây dựng trong hai thế kỉ
khac nhau nhưng cùng tên gọi là
A. đường sắt thống nhất Bắc – Nam. B. đường Hồ Chí Minh trên biển.
C. đường Hồ Chí Minh. D. quốc lộ 1 A.
Câu 13 (TH): Lý do cơ bản dẫn tới việc tiến hành Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước
(11/1975) là
A. theo điều khoản của Hiệp định Pari. B. theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. đáp ứng nguyện vọng của nhân dân miền Nam. D. hai miền đang tồn tại hai hình thức nhà nước
khác nhau.
Câu 14 (TH):Thuận lợi cơ bản của nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là
gì?
A. Đất nước đã được độc lập, hòa bình, thống nhất.
B. Nhân dân phấn khởi, tích cực, hăng hái xây dựng đất nước.
C. Các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục hỗ trợ ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
D. Miền Bắc đã đạt được những thành tựu nhất định trong xây dựng đất nước.
Câu 15 (TH):Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt
nhà nước ở nước ta sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
A. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.
B. Tạo điều kiện để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
C. Là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
Câu 16 (TH):Ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở nước ta
sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975là
A. tạo điều kiện đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D. tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
Câu 17 (TH): Vì sao nói: sau Đại thắng Mùa xuân năm 1975, đất nước ta vẫn chưa thống nhất về mặt
nhà nước?
A. Chúng ta vẫn chưa giải phóng hoàn toàn đất nước.
B. Mỗi miền vẫn tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
C. Chính quyền địa phương vẫn trong tay địch.
D. Mĩ đã “cút” nhưng ngụy chưa “nhào”
Câu 18 (TH): Việc làm quan trọng để ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị sau Đại
thắng mùa xuân 1975 là
A. xóa bỏ chính quyền cũ. B. cải tạo các thành phần trong chính quyền cũ.
C. thành lập chính quyền địa phương.
D. thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể các cấp.
Câu 19(TH): Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc
hội khóa I năm 1946 và Quốc hội khóa VI năm 1976?
A. Đập tan những âm mưu chống phá của kẻ thù.
B. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước cách mạng tồn tại.
C. Đánh dấu đất nước ta đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
D. Phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
Câu 20 (VD):Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
năm 1946 và 1976 là
A. nước ta phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa từ thù trong, giặc ngoài.
B. nước ta đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn như giặc đói, giặc dốt và ngoại xâm.
C. nước ta được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới.
D. được tiến hành ngay sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 21 (VDC):Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra từ thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội khóa I và khóa VI ở nước ta là
A. tăng cường xây dựng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
B. đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho nhân dân.
C. không ngừng xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân các cấp.
D. phát huy quyền làm chủ nhân dân, không ngừng chăm lo, bồi dưỡng sức dân.
Câu 22 (TH): Để phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế và tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền kinh
tế, Đảng ta chủ trương
A. hồi phục và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. xây dựng nền kinh tế với cơ chế quản lí tập trung, kế hoạch hóa.
D. cải tạo các thành phần kinh tế lạc hậu.
Câu 23 (TH): Lực lượng giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
thời kì đổi mới là
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. B. Liên minh công nông.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng lao động Việt Nam.
Câu 18: Đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải là làm thay đổi
A. lí tưởng của CNXH. B. hướng đi của cuộc cách mạng XHCN.
C. con đường tiến lên CNXH. D. mục tiêu của CNXH.
Câu 24 (TH): Thành tựu quan trọng trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới ở nước ta là
A. giải quyết được việc làm cho người lao động.B. giải quyết nạn thiếu ăn triền miên.
C. kim ngạch xuất khẩu tăng.D. xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Câu 25 (TH): Nội dung nào không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng?
A.Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
B. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
C.Không mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
D. Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
Câu 26 (TH): Những thành tựu của nước ta đạt được trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) đổi mới đã
khẳng định
A. vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế.
B. nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
C. tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
D. đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
Câu 22 (TH): Tại sao nói công cuộc đổi mới ở nước ta là phù hợp với xu thế chung của thời đại?
A. Tất cả các nước trên thế giới đều đang tiến hành cải cách, mở cửa.
B. Xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay là hòa nhập, mở cửa, hợp tác và phát triển.
C. Hai hệ thống chính trị thế giới không còn đối lập nữa.
D. Nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đặt vấn đề quan hệ với Việt Nam.
Câu 27 (TH): Nội dung nào sau đây không đúng với chủ trương đổi mới về chính trị của Đảng?
A.Xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.
C. Thực hiên chính sách đại đoàn kết dân tộc.
D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 28 (TH): Xây dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện
trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 29 (TH): Tháng 12/1986, Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới nhằm
A. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
B. đưa đất nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
C. tiến nhanh, tiến mạnh lên con đường XHCN.
D. đưa nước ta trở thành “con rồng” Châu Á.
Câu 30 (TH): Nhân tố nào là cơ bản nhất Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới
A. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
B. cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
D. những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước.
Câu 31 (TH): Trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng
được
A. nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.
B. đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng.
D. đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân.
Câu 32 (TH): Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta
là?
A. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với đường lối đúng đắn.
B. Tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân.
C. Hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới .
D. Tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của ba dân tộc Đông Dương.
Câu 33(TH): Tại sao Đảng ta chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm?
A. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. B. Những khó khăn của đất nước ta bắt đầu từ
kinh tế.
C. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới những lĩnh vực khác.
D. Do hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 34 (VD): Trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) chính sách lương thực - thực phẩm đã đạt được
thành tựu quan trọng gì?
A. Đưa nước ta thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
B. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
C. Thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhất là công nghiệp nặng.
D. Góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
Câu 35 (VD): Nội dung nào sau đây không có trong quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam (12/1986)?
A. Lấy đổi mới chính trị làm trung tâm. B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp
phù hợp.
C. Không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.D. Đổi mới tòa diện và đồng bộ.
Câu 36 (VD): Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là
A. nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước tiến lên.
B. coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật là quốc sách hàng đầu.
C. sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. học tập kinh nghiệm của nước tiên tiến trên thế giới.
Câu 37 (VD): Tác động lớn nhất của tình hình thế giới đến công cuộc đổi mới của Đảng là?
A. Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đang lớn mạnh.
B. Chính sách diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của Hoa Kì.
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc.
Câu 38 (VD):Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt
Nam đề ra đường lối đổi mới (12/1986) là
A. tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á B. sự phát triển nhanh chóng của Tổ chức ASEAN.
C. do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
D. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
Câu 39 (VD): Yếu tố quyết định nhất dẫn đến thành công trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới

A. đổi mới kinh tế - chính trị. B. đổi mới về tư duy, nhất là tư duy về kinh tế.
C. đổi mới văn hóa - xã hội. D. đổi mới chính sách đối ngoại.
Câu 40 (VD): Một trong những nguyên nhân cơ bản tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt
Nam đề ra đường lối đổi mới (12/1986)
A. sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách, chiến lược và tổ chức.
B. do khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
C. do hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1876 – 1985) gặp không ít khó khăn.
D. do tác động của cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
Câu 41 (VD): Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới hạn chế lớn nhất của nước ta vấp phải
A. lực lượng sản xuất nhỏ bé, cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu.
B. trình độ chuyển biến khoa học – kĩ thuật chuyển biến chậm.
C. tình trạng tham nhũng, lãng phí.
D. đời sống của một số bộ phận nhân dân còn khó khan.
Câu 42 (VD): Đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội không phải làm thay đổi thành tố nào sao đây
A. lí tưởng chủ nghĩa xã hội. B. chuyển hướng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Câu 43 (VD): Trong đường lối đổi mới đất nước (12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa
bỏ cơ chế quản lý kinh tế
A. thị trường tư bản chủ nghĩa. B. kinh tế hàng hóa có sự quản lý của Nhà nước.
C. thị trường có sự quản lý của Nhà nước. D. tập trung quan liêu bao cấp.
Câu 44 (VDC): Điểm giống công cuộc đổi mới của Đảng ta với chính sách Kinh tế mới (NEP) của
Lênin?
A. Đổi mới kinh tế trọng tâm.B. Thực hiện đa nguyên chính trị.
C. Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.D. Hình thành nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Câu 45 (VDC): Điểm giống nhau trong công cuộc đổi mới của Đảng ta (1986) với chính sách Kinh tế
mới (NEP) của Lênin quan trọng nhất bắt đầu từ chính sách
A. nông nghiệp.B. công nghiệp.C. thương nghiệp D. đối ngoại.
Câu 46 (VDC): Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới?
A. Chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
B. Chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa.
C. Xóa bỏ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế mới.
D. Xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới.
Câu 46(VDC): Một trong những bài học kinh nghiệm cơ bản được Đảng ta rút ra trong thời kì đầu đổi
mới?
A. Huy động cả hệ thống chính trị vào công cuộc đổi mới. B. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trong
khu vực.
C. Duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. D. Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại hòa bình, hữu
nghị.
Câu 47 (VDC): Qua chính sách kinh tế mới của Lê nin (1921) Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm
gì trong công cuộc đổi mới đất nước?
A. Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần.
B. Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa.
C. Khuyến khích tư bản ngoài đầu tư kinh doanh. D. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
Câu 48 (NB): Trong đường lối đổi mới đất nước (12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
A. định hướng kinh tế tập trung . B. định hướng kinh tế thị trường.
C. định hướng xã hội chủ nghĩa . D. định hướng phân phối theo lao động.
Câu 49 (NB): Một trong những chủ trương của Đảng về đường lối đổi mới chính trị là
A. đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức.
B. xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân do dân và vì dân.
C. phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
D. đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị.
Câu 50 (NB): Một trong những chủ trương của Đảng về đường lối đổi mới kinh tế là
A. đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức.
B. xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
C. đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị.
D. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

You might also like