You are on page 1of 12

TRƯỜNG THCS VĂN YÊN

TỔ KHXH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II


MÔN: GDCD 6
Năm học: 2020 – 2021
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
A. 1989.
B. 1998.
C. 1986.
D. 1987.
Câu 2: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia.
B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi.
C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển.
D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển.
Câu 3: Trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền
nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền phát triển.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 4: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người
sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 5: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn
nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm
quyền nào ?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 6: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức
cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền phát triển.
B. Nhóm quyền sống còn.
C. Nhóm quyền bảo vệ.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 7: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?
A. 54 điều, 29 quyền.
B. 53 điều, 25 quyền.
C. 52 điều, 27 quyền.
D. 51 điều, 23 quyền.
Câu 8: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em.
B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em.
C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em.
D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.
Câu 9: Đối với Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy ký Công ước Liên hợp quốc về quyền
trẻ em?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em:
A. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
B. Tổ chức trại hè cho trẻ em
C. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
Câu 11: Việc làm nào sau đây là vệc làm không đúng với quyền trẻ em:
A. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức
Câu 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm:
A. 1 nhóm
B. 2 nhóm
C. 3 nhóm
D. 4 nhóm
Câu 13: Ngày nhà nước ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em
A.12/8/1991
B.12/9/1991
C.12/1/1992
D.12/10/1991
Câu 14: Nhóm quyền sống còn là
A.Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như:
được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Ví
dụ: Trẻ em được học tập và tham gia vui chơi giải trí tại trường học.
B.Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị
bóc lột và bị xâm hại. Ví dụ: Trẻ em được bảo vệ các hành vi xâm hại tình dục.
C.Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được
nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. Ví dụ: Trẻ em được khai sinh ngay sau khi ra đời.
D.Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của
trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Ví dụ: Trẻ em có quyền tiếp cận
các nguồn thông tin từ internet.
Câu 15: Các trại trẻ mồ côi được xây dựng để :
A.Đón nhận những em bé không có gia đình, trao cho các em quyền được sống, được yêu
thương, học tập và lớn lên như bao bạn nhỏ có gia đình khác
B.Đón nhận những bạn nhỏ không có gia đình, về lợi dụng trẻ em để tổ chức ăn xin, kiếm
thêm thu nhập
C.Là nơi các gia đình hiếm muộn có thể đến và lựa chọn một bạn nhỏ mồ côi, mang đến
cho các bạn nhỏ mồ côi cơ hội có được gia đình sum vầy hạnh phúc
D.A, C đúng
Câu 16: Trường hợp nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?
A. Trẻ em mồ côi cha mẹ.
B. Mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài.
C. Mẹ là người nước ngoài, bố là người Việt Nam.
D. Cả A, B, C.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?
A. Trẻ em bị bỏ rơi.
B. Trẻ em bị mất cha.
C. Người bị phạt tù chung thân.
D. Trẻ em là con nuôi.
Câu 18: Người Việt Nam dưới 18 tuổi được gọi là công dân nước CHXNCN Việt Nam
không?
A. Có vì người đó sinh ra tại Việt Nam.
B. Có vì người đó đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
C. Không vì người đó không sinh ra tại Việt Nam.
D. Không vì người đó không đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
Câu 19: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
A. Bảo vệ và bảo đảm.
B. Bảo vệ và duy trì.
C. Duy trì và phát triển.
D. Duy trì và bảo đảm.
Câu 20: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?
A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
B. Luật hôn nhân và gia đình.
C. Luật đất đai.
D. Luật trẻ em.
Câu 21: Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành vào năm nào?
A. 1985.
B. 1986.
C. 1987.
D. 1988.
Câu 22: Người công dân Việt Nam tối đa được mang mấy quốc tịch?
A. Nhiều quốc tịch.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 23: Điều 19, Luật Quốc tịch 2008 quy định những người nhập quốc tịch Việt Nam
thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp nào?
A. Chủ tịch nước cho phép.
B. Có lợi cho nhà nước CHXHCN Việt Nam.
C. Có công lao đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Cả A, B, C.
Câu 24: Loại giấy tờ nào đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam ?
A. Giấy khai sinh.
B. Hộ chiếu.
C. Chứng minh thư.
D. Cả A, B, C.
Câu 25: Các tội liên quan tới xâm phạm an ninh quốc gia như: gián điệp, phản bội tổ
quốc, khủng bố…bị tước quyền công dân bao nhiêu lâu?
A. 1 - 5 năm.
B. 2 - 3 năm.
C. 3 - 4 năm.
D. Cả đời.
Câu 26: Học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước
A. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân
B. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam
C. Rèn luyện phẩm chất đạo đức
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 27: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây trẻ em đều trở thành công
dân Việt Nam:
A. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam
B. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài.
C. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 28: Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?
A. Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
B. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
C. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
D. Người Việt Nam dưới 18 tuổi
Câu 29: Theo Luật quốc tịch, căn cứ vào những nguyên tắc nào để xác định quốc tịch
Việt Nam?
A. Nguyên tắc huyết thống
B. Nguyên tắc nơi sinh
C. Nguyên tắc nhập cư
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 30: Các hành vi nghiêm cấm vi phạm Luật Quốc tịch là
A. Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không
trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch
B.Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản
1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam
C. Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng
minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của
pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại
quốc tịch Việt Nam
D.Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 31: Quyền của công dân không bao gồm :
A.Tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
B.Tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
C.Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe
D.Tự do đi lại, cư trú
Câu 32: Luật Quốc tịch Việt Nam được sửa đổi vào ngày
A.24/06/2015
B.24/06/2014
C.24/05/2014
D.24/05/2015
Câu 33: Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển
báo nào?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 34: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc
loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 35: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo
nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 36: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 37: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3?
A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 38: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào?
A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ.
B. Đường hàng không, đường bộ.
C. Đường thủy, đường hàng không.
D. Cả A và B.
Câu 39: Theo luật hiện hành, người điều khiển, người ngồi trên xe máy không đội mũ bảo
hiểm hoặc đội mũ mà không cài quai đúng quy cách bị phạt bao nhiêu tiền?
A. 100.000đ - 300.000đ.
B. 100.000đ - 150.000đ.
C. 100.000đ - 200.000đ.
D. 100.000đ - 250.000đ.
Câu 40: Khi tắc đường, nhiều người đi xe máy có thói quen đi lên vỉa hè. Theo luật hiện
hành, hành vi này bị xử phạt bao nhiêu ?
A. 30.000đ - 400.000đ.
B. 50.000đ - 400.000đ.
C. 60.000đ - 400.000đ.
D. 70.000đ - 400.000đ.
Câu 41: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?
A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.
B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.
Câu 42: Theo luật hiện hành, người đang lái xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di
động, thiết bị âm thanh sẽ bị phạt bao nhiêu?
A. 100.000đ - 150.000đ.
B. 100.000đ - 200.000đ.
C. 200.000đ - 300.000đ.
D. 200.000đ - 400.000đ.
Câu 43: Khái niềm "đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng ?
A. đường, cầu đường bộ
B. Hầm dường bộ, bến phà đường bộ
C. Đường, cầu dường bộ, bến phà đường bộ và các công trình khác
D. Cả A và B đều đúng
Câu 44: Biển báo cấm có dạng:
A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng
B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng
D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng
Câu 45: Biển báo nguy hiểm có dạng:
A.hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen
B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen
C. hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng
D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen
Câu 46: Vạch kẻ đường là:
A. Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại
B. Vị trí dừng và vị trí trên đường
C. Vạch chỉ vị trí hướng đi và vị trí đứng
D. A và B đúng
Câu 47: Một số quy định về đi đường dành cho người đi bộ:
A.Người đi bộ được đi dưới lòng đường
B.Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
C.Phải đi trên vỉa hè, lề đường, không có lề thì đi sát mép đường.
D.B, C đúng
Câu 48: Biển báo số 125 thể hiện :
A.2 xe ô tô được đi song song
B.Đường dành cho ô tô
C.Cấm vượt
D.Cấm ô tô
Câu 49: Đường ưu tiên là :
A.đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực
B.đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao
thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo
hiệu đường ưu tiên.
C.đường nối vào đường chính.
D.đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh
tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường
nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
Câu 50: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là
A.Xe xích lô
B.Xe ô tô, máy kéo
C.Xe mô tô 2 bánh
D.B, C đúng
Câu 51: Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ:
A.Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
B.Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
C.Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
D.Cả 3 đáp án đúng
Câu 52: Các hành vi bị nghiêm cấm
A.Người đi bộ đi trên vỉa hè
B.Trẻ em dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy
C.Người đi xe đạp không mang vác và chở vật cồng kềnh
D.Người đi xe gắn máy đội mũ bảo hiểm
Câu 53: Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì?
A. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người
giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể.
B. Vào xem để thỏa trí tò mò.
C. Bỏ chạy vì sợ.
Câu 54: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?
A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.
B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.
Câu 55 : Khi đi học về các em phải thực hiện luật giao thông như thế nào ?
A. Đi về phía bên tay phải của mình
B. Không được tụ tập gây ách tắc giao thông
C. Không được đi hàng ba, hàng tư
D. Tất cả các ý trên
Câu 56: Em đang đi bộ trên đường, có người quen mời em đi xe máy mà em và người đó
đều không có mũ bảo hiểm, em sẽ làm gì?
A. Lên xe ngồi luôn, vì đi bộ mệt.
B. Cảm ơn họ vì đã mời ngồi xe nhưng nhất định không lên xe vì em không đội mũ bảo
hiểm.
C Lên xe ngồi và dặn họ đi chậm, quan sát cảnh sát giao thông sợ bị phạt vì em không có
mũ bảo hiểm.
Câu 57: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?
A. Biển báo cấm.
B. Biển báo nguy hiểm.
C. Biển hiệu lệnh.
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 58: Đèn hiệu để điều khiển các loại xe đi đúng có mấy màu ?
A. Hai màu
B. Ba màu
C. Bốn màu
D. Năm màu
Câu 59: Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì?
A. Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn.
B. Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.
C. Cả 2 ý trên.
Câu 60: Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai ?
A. Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải
B. Là trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội
C. Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông
D. Là trách hiệm của học sinh.
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Hiện nay ở nước ta tình hình tai nạn giao thông diễn ra nghiêm trọng và rất
thương tâm. Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta cần phải làm gì ?Hãy mô tả biển
báo cấm đi xe đạp và biển báo nguy hiểm sắp đến trường học. ( 2,5 đ)
Trả lời: ( 2,5 đ)
*Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta cần phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu
giao thông ( 0,5 đ ): hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông, tính hiệu đèn,biển báo,
( 0,5 đ ) vạch kẻ đường, cọc tiêu rào chắn, tường bảo vệ . ( 0,5 đ )
- Mô tả biển báo cấm đi xe đạp: có dạng hình tròn , viền đỏ, ( 0,25 đ ) nền trắng, kí hiệu
hình vẽ chiếc xe đạp màu đen . ( 0,25 đ )
- Mô tả biển báo nguy hiểm sắp đến trường học: hình tam giác đều, viền đỏ, ( 0,25 đ ) nền
vàng, kí hiệu hình vẽ em bé đang đi học màu đen ( 0,25 đ )
Câu 2. Hãy cho biết 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em không? Theo em, cần
phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?
Trả lời:
- Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:
+ Khi bố mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.
+ Khi bô mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ,
đánh đập, chửi bới, không được đi học.
+ Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.
Theo em, để hạn chế những việc làm trên, bố mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc, gia đình
không tan vỡ thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm hạnh phúc, được chăm sóc,
được học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì
nếu gia đình đông con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ sẽ khó có điều
kiện đi học và khó được học hành tới nơi tới chôn.
Câu 3. Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây
:
- Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.
- Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
- Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ
Trả lời:
- Em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoặc nhờ cơ
quan pháp luật can thiệp.
- Em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không
trốn học nữa.
- Em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách
giúp các bạn đến các lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học.
Câu 4. Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh
quang cho dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
Em có thể kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao mà em đã biết trên tivi, báo chí,
đài radio mà em đọc được, nghe được đã đem lại vinh quang cho dân tộc.
Câu 5. Em cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước ?
Trả lời:
- Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan
Câu 6. Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở
và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
Trả lời:
Nơi em ở còn tồn tại một số vấn đề về trật tự giao thông sau:
- Vượt đèn vàng, đèn đỏ;
- Không đội mũ bảo hiểm;
- Chở quá số người qui định;
- Đi lên lề đường ....
Từ đó, để đảm bảo chấp hành luật lệ giao thông, em hứa chấp hành luật lệ giao thông
đúng quy định, không đi hàng ba, hàng bốn trên đường, khi có đèn đỏ phải dừng lại, tuyên
truyền đến bạn bè, hàng xóm thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
đ) Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn
giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
C. PHẦN ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Câu
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
hỏi
Đáp
C A B C A 6 A D B B
án

Câu
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
hỏi
Đáp
D D A C D D C D A A
án

Câu
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
hỏi
Đáp
D A D D A D D A D
án

Câu
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
hỏi
Đáp
B B A B C D A D C A
án

Câu
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
hỏi
Đáp
D B C B A A D C B D
án

Câu
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
hỏi
Đáp
D B A D D B D C C D
án

You might also like