You are on page 1of 16

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Câu hỏi 1: Luật Nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua vào ngày:
a. Ngày 09 tháng 6 năm 2015.
b. Ngày 06 tháng 9 năm 2015.
c. Ngày 19 tháng 6 năm 2015.
d. Ngày 16 tháng 9 năm 2015.
Câu hỏi 2: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nhập ngũ được
hiểu là:
a. Việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân
đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
b. Việc công dân công tác trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân
và lực lượng Cảnh sát biển.
c.Việc công dân vào phục vụ lâu dài trong lực lượng thường trực của Quân đội
nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
d.Việc công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát
biển.
Câu hỏi 3: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi?
a. Không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe
nghĩa vụ quân sự.
b. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập,
kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
c. Cả 02 đáp án trên đều đúng.
d. Cả 02 đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 4: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, câu nào sau
đây là câu đúng:
a. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng vẻ vang của công dân phục vụ
trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
b. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội
nhân dân.
c. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phục vụ trong Quân đội
nhân dân.
d. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân
và lực lượng Cảnh sát biển.
Câu hỏi 5: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong thực
hiện nghĩa vụ quân sự là:
a. Động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b. Giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân
sự.
c. Giáo dục và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
d. Tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi 6: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, câu nào sau
đây là câu đúng?
a. Công dân có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
b. Công dân nam có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
c. Công dân nam là người đã thành niên có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân
đội nhân dân.
d. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ
tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
Câu hỏi 7: Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, câu nào sau
đây là câu đúng?
a. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu tự nguyện và quân
đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
b. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu
quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
c. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
d. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện thì được phục vụ tại ngũ.
Câu hỏi 8: Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ
phục vụ trong ngạch dự bị trong trường hợp nào sau đây?
a. Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ.
b. Thôi phục vụ tại ngũ.
c. Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu hỏi 9: Hạ sĩ quan, binh sĩ có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với:
a. Tổ quốc và Nhân dân.

2
b. Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d. Nhân dân và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu hỏi 10: Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân
sự năm 2015 bao gồm:
a. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; Chống đối, cản trở việc thực hiện
nghĩa vụ quân sự.
b. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
c. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật; Xâm phạm thân thể,
sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
d. Tất cả các hành vi trên.
Câu hỏi 11: Công dân nam là đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng
được điều kiện về độ tuổi là:
a. Đủ 16 tuổi trở lên.
b. Đủ 17 tuổi trở lên.
c. Đủ 18 tuổi trở lên.
d. Đủ 14 tuổi trở lên.
Câu hỏi 12: Công dân thuộc trường hợp nào sau đây không được đăng ký nghĩa
vụ quân sự:
a. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo
không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa
được xóa án tích.
b. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc.
c. Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu hỏi 13: Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự là:
a. Người khuyết tật.
b. Người mắc bệnh hiểm nghèo.
c. Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu hỏi 14: Cơ quan thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú
tại địa phương là:
3
a. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.
b. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
c. UBND cấp xã.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 15: Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp
pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách
công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự vào thời gian nào?
a. Tháng 01 hằng năm.
b. Tháng 02 hằng năm.
c. Tháng 03 hằng năm.
d. Tháng 04 hằng năm.
Câu hỏi 16: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công
dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu vào thời gian nào?
a. Tháng 01 hằng năm.
b. Tháng 02 hằng năm.
c. Tháng 03 hằng năm.
d. Tháng 04 hằng năm.
Câu hỏi 17: Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc
nơi làm việc, học tập từ bao nhiêu tháng phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự
để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng? Khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc,
học tập thì trong thời hạn bao nhiêu ngày phải đăng ký lại nghĩa vụ quân sự?
a. 01 tháng trở lên - 20 ngày làm việc.
b. 02 tháng trở lên - 15 ngày làm việc.
c. 03 tháng trở lên - 10 ngày làm việc.
d. 04 tháng trở lên - 05 ngày làm việc.
Câu hỏi 18: Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đăng ký phục
vụ trong ngạch dự bị nếu thuộc một trong các trường hợp:
a. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
b. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ
trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển.
c. Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu hỏi 19: Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự
trong trường hợp:
4
a. Chết.
b. Hết độ tuổi phục vụ ngạch dự bị.
c. Không được đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
d. Tất cả các trường trên.
Câu hỏi 20: Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời bình là:
a. 12 tháng.
b. 18 tháng.
c. 24 tháng.
d. 32 tháng.
Câu hỏi 21: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục
vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp
nào sau đây?
a. Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
b. Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
c. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
d. Cả 2 đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 22: Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một là hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã
phục vụ tại ngũ đủ:
a. 04 tháng trở lên;
b. 09 tháng trở lên;
c. 06 tháng trở lên;
d. 12 tháng trở lên;
Câu hỏi 23: Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một là dân quân tự vệ nòng cốt đã
hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất bao nhiêu
tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực hoặc đã qua huấn luyện tập
trung đủ bao nhiêu tháng?
a. 06 tháng - 03 tháng trở lên.
b. 06 tháng - 06 tháng trở lên.
c. 12 tháng - 03 tháng trở lên;
d. 12 tháng - 06 tháng trở lên;
Câu hỏi 24: Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một là công dân hoàn thành nhiệm
vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ:
a. 12 tháng trở lên.
b. 24 tháng trở lên.

5
c. 36 tháng trở lên.
d. 48 tháng trở lên.
Câu hỏi 25: Nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành:
a. 02 nhóm.
b. 03 nhóm.
c. 04 nhóm.
d. Cả 03 đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 26: Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của nhóm A là:
a. Công dân nam đến hết 35 tuổi, công dân nữ đến hết 30 tuổi;
b. Công dân nam đến hết 40 tuổi, công dân nữ đến hết 35 tuổi;
c. Công dân nam đến hết 45 tuổi, công dân nữ đến hết 40 tuổi;
d. Công dân nam đến hết 50 tuổi, công dân nữ đến hết 45 tuổi;
Câu hỏi 27: Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của nhóm B là:
a. Công dân nam từ 35 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 30 tuổi đến hết 40
tuổi.
b. Công dân nam từ 36 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 31 tuổi đến hết 40
tuổi.
c. Công dân nam từ 37 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 32 tuổi đến hết 40
tuổi.
d. Công dân nam từ 38 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ 33 tuổi đến hết 40
tuổi.
Câu hỏi 28: Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một phải tham gia huấn luyện, diễn
tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động
viên với tổng thời gian là?
a. Không quá 06 tháng.
b. Không quá 09 tháng.
c. Không quá 12 tháng.
d. Không quá 15 tháng.
Câu hỏi 29: Trong thời bình, công dân được gọi nhập ngũ khi:
a. Đủ 16 tuổi.
b. Đủ 17 tuổi.
c. Đủ 18 tuổi.
d. Đủ 19 tuổi.
Câu hỏi 30: Trong thời bình, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là:
6
a. Từ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
b. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
c. Từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
d. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu hỏi 31: Trong thời bình, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học
đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ là:
a. Đến hết 25 tuổi.
b. Đến hết 26 tuổi.
c. Đến hết 27 tuổi.
d. Đến hết 28 tuổi.
Câu hỏi 32: Người quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và
thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương là:
a. Chủ tịch nước.
b. Thủ tướng Chính phủ.
c. Chủ tịch HĐND tỉnh.
d. Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu hỏi 33: Người quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực
hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện là:
a. Chủ tịch nước.
b. Thủ tướng Chính phủ.
c. Chủ tịch HĐND cấp tỉnh.
d. Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Câu hỏi 34: Người ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; thực hiện nghĩa vụ
tham gia Công an nhân dân là:
a. Chủ tịch UBND cấp huyện
b. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Trưởng Công an cấp huyện.
c. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Trưởng Công an cấp xã.
d. Chủ tịch UBND cấp xã.
Câu hỏi 35: Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân
dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh là:
a. 05 ngày.
b. 10 ngày.
c. 15 ngày.
7
d. 20 ngày.
Câu hỏi 36: Thời gian khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện
nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là:
a. Từ ngày 01/8 đến hết ngày 31/10 hằng năm.
b. Từ ngày 01/9 đến hết ngày 30/11 hằng năm.
c. Từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
d. Từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm.
Câu hỏi 37: Công dân nào sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ:
a. Con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động
từ 61% đến 80%.
b. Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao
động từ 61% đến 80%.
c. Cả hai đáp án trên đều đúng.
d. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu hỏi 38: Người thuộc diện di dân, giãn dân đến các xã đặc biệt khó khăn
theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên
quyết định thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian:
a. 03 năm đầu.
b. 3,5 năm đầu.
c. 04 năm đầu.
d. 4,5 năm đầu.
Câu hỏi 39: Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được tạm
hoãn gọi nhập ngũ khi được điều động đến công tác, làm việc ở:
a. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp
luật.
b. Vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật.
c. Vùng xã đảo theo quy định của pháp luật.
d. Cả 03 đáp án đều đúng.
Câu hỏi 40: Miễn gọi nhập ngũ đối với công dân trong trường hợp là:
a. Anh hoặc em trai của liệt sĩ.
b. Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c. Chị hoặc em gái của liệt sĩ.
d. Một chị hoặc một em gái của liệt sĩ.
Câu hỏi 41: Miễn gọi nhập ngũ đối với công dân trong trường hợp là:

8
a. Một con của thương binh hạng hai.
b. Một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
c. Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81
% trở lên.
d. Tất cả các trường hợp trên.
Câu hỏi 42: Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực
hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc,
học tập phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong
ngạch dự bị trong thời hạn:
a. 10 ngày làm việc.
b. 10 ngày.
c. 15 ngày làm việc.
d. 15 ngày.
Câu hỏi 43: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng,
cơ yếu là:
a. 01 năm.
b. 02 năm.
c. 03 năm.
d. 04 năm.
Câu hỏi 44: Hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân
nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt?
a. Cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
c. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
d. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu hỏi 45: Hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
b. Từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.
c. Từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng.
d. Từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng.
Câu hỏi 46: Hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay
đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
b. Từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.

9
c. Từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng.
d. Từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng.
Câu hỏi 47: Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự di chuyển trước
khi di chuyển nơi cư trú sẽ bị xử phạt?
a. Cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
c. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
d. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu hỏi 48: Hành vi không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự vào ngạch dự bị
theo quy định sẽ bị xử phạt?
a. Cảnh cáo.
b. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.
d. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu hỏi 49: Hành vi đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ
trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp
Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho
Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
b. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
c. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Câu hỏi 50: Hành vi chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũsẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
c. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu hỏi 51: Hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho
công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám
sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị phạt
tiền?
a. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
c. Từ 2.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng.

10
d. Từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu hỏi 52: Hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác danh
sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật
cần cho Quân đội từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
b. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
c. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Câu hỏi 53: Hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác số
lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo
quy định sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
b. Từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng.
c. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
d. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu hỏi 54: Hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân
sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
b. Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
c. Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
d. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Câu hỏi 55: Hành vi khi chuyển nơi cư trú hoặc nơi làm việc mà không đăng ký
vào ngạch sĩ quan dự bị tại cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan
quân sự địa phương nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức đã chuyển đến sẽ bị
phạt tiền?
a. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b. Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
c. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
d. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu hỏi 56: Hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho
công dân thực hiện giấy gọi kiểm tra sức khỏe để tuyển chọn hoặc quyết định đi
đào tạo sĩ quan dự bị sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
c. Từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng.
11
d. Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu hỏi 57: Hành vi không chấp hành quyết định hoặc lệnh huy động phương
tiện kỹ thuật chưa xếp trong các đơn vị dự bị động viên để phục vụ huấn luyện,
diễn tập, kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong thời bình sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
c. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu hỏi 58: Hành vi không chấp hành quyết định hoặc lệnh huy động phương
tiện kỹ thuật đã được xếp trong đơn vị dự bị động viên để huấn luyện, diễn tập,
kiểm tra đơn vị dự bị động viên trong thời bình là:
a. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
b. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
c. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu hỏi 59: Hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng
cốt sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b. Từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
c. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
d. Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu hỏi 60: Hành vi tổ chức dân quân tự vệ không đúng pháp luật sẽ bị phạt
tiền?
a. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
b. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
c. Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
d. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Câu hỏi 61: Hành vi không bố trí thời gian, không tạo điều kiện cho người có
nghĩa vụ tham gia huấn luyện dân quân tự vệ sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
c. Từ 2.000.000 đồng đến 3000.000 đồng.
d. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Câu hỏi 62: Hành vi giả danh dân quân tự vệ nòng cốt sẽ bị phạt tiền?

12
a. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b. Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
c. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
d. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu hỏi 63: Hành vi sử dụng dân quân tự vệ làm những việc không đúng chức
năng, nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
c. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
d. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu hỏi 64: Hành vi cản trở cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ
sẽ bị phạt tiền?
a. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
b. Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
c. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
d. Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Câu hỏi 65: Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn
luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị
xử lý như thế nào?
a. Cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
b. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm và phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
c. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
d. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm và phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Câu hỏi 66: Người không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn
luyện, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử
lý như thế nào?
a. Cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
b. Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
c. Cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
d. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Câu hỏi 67: Người phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thuộc trường hợp tự
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình thì sẽ bị xử lý như thế
nào?
a. Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

13
b. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
c. Bị phạt tù từ 03 năm đến 05 năm.
d. Bị phạt tù từ 05 năm đến 07 năm.
Câu hỏi 68: Người phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thuộc trường hợp lôi
kéo người khác phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào?
a. Bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm.
b. Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
c. Bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
d. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Câu hỏi 69: Là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong
trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc
có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo
vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ sẽ bị xử lý như thế nào?
a. Cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 01 năm.
b. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
c. Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
d. Cải tạo không giam giữ đến 04 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 04 năm.
Câu hỏi 70: Người phạm tội không chấp hành lệnh gọi quân dân dự bị nhập ngũ
thuộc trường hợp tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình sẽ
bị xử lý như thế nào?
a. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
b. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
c. Bị phạt tù từ 03 năm đến 09 năm.
d. Bị phạt tù từ 04 năm đến 11 năm.
Câu hỏi 71: Người phạm tội không chấp hành lệnh gọi quân dân dự bị nhập ngũ
thuộc trường hợp lôi kéo người khác phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào?
a. Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
b. Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
c. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
d. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Câu hỏi 72: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký
nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện sẽ bị xử lý như thế
nào?
a. Cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
b. Cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
14
c. Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
d. Cải tạo không giam giữ đến 04 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Câu hỏi 73: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về đăng ký
nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện trong thời chiến sẽ bị
xử lý như thế nào?
a. Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
b. Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
c. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
d. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Câu hỏi 74: Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về
đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện ngoài bị phạt
tù còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong thời gian bao lâu?
a. Từ 01 năm đến 03 năm.
b. Từ 02 năm đến 05 năm.
c. Từ 01 năm đến 05 năm.
d. Từ 02 năm đến 07 năm.
Câu hỏi 75: Người cố ý cản trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ,
gọi tập trung huấn luyện sẽ bị xử lý như thế nào?
a. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02
năm.
b. Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 02 năm.
c. Bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
d. Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 02 năm.
Câu hỏi 76: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi cố ý cản
trở việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, gọi nhập ngũ, gọi tập trung huấn luyện sẽ bị
xử lý như thế nào?
a. Bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
b. Bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
c. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
d. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Câu hỏi 77: Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gồm:
a. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ
hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
15
b. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; bố, mẹ nuôi; vợ hoặc chồng; con
đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
c. Bố, mẹ đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp
pháp.
d. Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; bố, mẹ nuôi; vợ hoặc chồng; con
đẻ, con nuôi hợp pháp.
Câu hỏi 78: Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng bao nhiêu trở đi thì
được nghỉ phép hàng năm ?
a. Tháng thứ mười hai trở đi.
b. Tháng thứ mười ba trở đi.
c. Tháng thứ mười bốn trở đi.
d. Tháng thứ mười lăm trở đi.
Câu hỏi 79: Mức trợ cấp xuất ngũ một lần của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ
được tính như thế nào?
a. Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương
cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
b. Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương
cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
c.Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 2,5 tháng tiền lương
cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
d.Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 03 tháng tiền lương cơ
sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.
Câu hỏi 80: Mức trợ cấp tạo việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa
vụ phục vụ tại ngũ khi xuất ngũ được tính như thế nào?
a. Bằng 03 tháng lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất
ngũ.
b. Bằng 06 tháng lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất
ngũ.
c. Bằng 09 tháng lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất
ngũ.
d. Bằng 12 tháng lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất
ngũ.

16

You might also like