You are on page 1of 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI

KHÁNH HÒA KÌ I
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN Môn: GDQP&AN, Khối: 10
TRỖI --------------------------
--------------------------

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:


Câu 1. Tên gọi giai đoạn hình thành của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
B. Vệ quốc đoàn
C. Việt Nam Giải phóng quân
D. Quân đội Quốc gia Việt Nam
Câu 2. Ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có mấy chiến
sĩ?
A. 33 người B. 43 người C. 44 người D. 34 người
Câu 3. Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là ai?
A. Xích Thắng B. Hoàng Văn Thái
C. Hoàng Sâm D. Võ Nguyên Giáp
Câu 4. Ai là chỉ huy của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?
A. Hoàng Sâm B. Hoàng Văn Thái
C. Võ Nguyên Giáp D. Lê Duẩn
Câu 5. Chính trị viên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là ai?
A. Xích Thắng B. Hoàng Sâm
C. Hoàng Văn Thái D. Võ Nguyên Giáp
Câu 6. Tháng 4-1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với các lực
lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành:
A. Vệ quốc đoàn B. Quân đội nhân dân Việt Nam
C. Quân đội Quốc gia Việt Nam D. Việt Nam Giải phóng quân
Câu 7. Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là hạ đồn
Phay Khắt và đồn Nà Ngần. Hai địa danh này thuộc tỉnh nào hiện nay?
A. Tỉnh Bắc Kạn B. Tỉnh Lạng Sơn
C. Tỉnh Cao Bằng D. Tỉnh Lào Cai
Câu 8. Vệ quốc đoàn là tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam thời điểm nào?
A. Chiến thắng trận đầu tiên B. Sau Cách mạng tháng Tám
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh D. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
Câu 9. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi rực rỡ, lập ra nước Việt Nam với tên
gọi:
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa B. Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Câu 10. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là?
A. Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và
nhân dân
B. Trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1
C. Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng
D. Trung thành vô hạn với Nhà nước và nhân dân
Câu 11. Từ năm 1948 đến 1953, bộ máy tổ chức của Công an nhân dân có sự điều chỉnh:
A. Thứ bộ Công an đổi tên thành Nha Công an Trung ương, sau đó thành Bộ Công an
B. Nha Công an Trung ương đổi tên thành Bộ Công an, sau đó thành Thứ bộ Công an
C. Thứ bộ Công an đổi tên thành Bộ Công an, sau đó thành Nha Công an Trung ương
D. Nha Công an Trung ương đổi tên thành Thứ bộ Công an, sau đó thành Bộ Công an
Câu 12. Ban Bí thư TW Đảng quyết định lấy ngày thành lập Công an nhân dân Việt
Nam (19-8) là “Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” vào năm nào?
A. 2000 B. 2010 C. 2005 D. 201

2
Câu 13. Ông là người đứng đầu ngành Công an Việt Nam từ năm 1946 – 1952, ông là ai?
A. Lê Giản B. Võ Viết Thanh
C. Mai Chí Thọ D. Trần Quốc Hòan
Câu 14. Bản chất của: “Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân,
tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; đặt dưới (…) của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Em
hãy điền vào chỗ (…) trong câu trên.
A. Sự lãnh đạo B. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
C. Sự lãnh đạo trực tiếp D. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
Câu 15. Một trong những truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam là?
A. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược
B. Chiến đấu kiên quyết với bọn phản động
C. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và chiến đấu thắng lợi
D. Quyết chiến, quyết thắng, đánh thắng
Câu 16. Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lực lượng Quân đội và Công an?
A. Công an và quân đội là anh em sinh đôi của nhân dân, của Đảng
B. Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô
sản chuyên chính
C. Công an và quân đội như anh em một nhà của nhân dân
D. Công an và quân đội như cặp song sinh của nhân dân, của Đảng
Câu 17. Giai đoạn 1935 – 1945, Lực lượng Dân quân tự vệ và du kích đã cùng toàn dân
tiến hành thắng lợi gì?
A. Chiến đấu, bám đất, bám dân, phá tề, trừ gian
B. Phối hợp với bộ đội địa phương chống địch
C. Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8-1945
D. Cùng với Quân đội nhân dân luôn chủ động đánh địch
Câu 18. Cách đánh chủ yếu của Dân quân tự vệ trong kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ là:
A. Du kích B. Hiệp đồng binh chủng
C. Tác chiến bằng các binh đoàn chủ lực D. Đánh nhanh, thắng nhanh
Câu 19. “Giai đoạn 1945 – 1954, … lực lượng Dân quân tự vệ và du kích phát triển rộng
khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh; là thành phần của (…) ,…”. Em hãy điền vào chỗ
(…) trong câu trên.
A. Lực lượng vũ trang mở rộng B. Lực lượng vũ trang nhiều thứ quân
C. Lực lượng vũ trang hỗn hợp D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân
Câu 20. Một trong những truyền thống vẻ vang của Dân quân tự vệ?
A. Đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược
B. Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả
C. Chiến đấu kiên quyết với bọn phản động
D. Đoàn kết, thủy chung, chí nghĩa, chí tình
Câu 21. Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh được Quốc hội thông qua vào ngày nào
và có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
A. Thông qua ngày 01-1-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-1-2014
B. Thông qua ngày 19-6-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-1-2014
3
C. Thông qua ngày 19-6-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014
D. Thông qua ngày 01-1-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2014
Câu 22. Chương Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường gồm bao nhiêu
điều? Từ điều đến điều?
A. 3 điều, từ điều 11 đến điều 13 B. 4 điều, từ điều 11 đến điều 14
C. 3 điều, từ điều 10 đến điều 12 D. 4 điều, từ điều 10 đến điều 13
Câu 23. Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh không phải là môn học chính khóa đối
với đối tượng nào?
A. Học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp
B. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở
C. Học sinh ở các trường trung cấp nghề
D. Học sinh cấp trung học phổ thông

4
Câu 24. Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Quốc hội thông qua vào ngày
nào và có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
A. Thông qua ngày 31-12-1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-2000
B. Thông qua ngày 11-12-1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-2000
C. Thông qua ngày 21-12-1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-2000
D. Thông qua ngày 01-12-1999 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-2000
Câu 25. Điền vào chỗ (…) trong câu trên: “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (gọi
chung là sĩ quan) là (…) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực (…), được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy,
cấp Tá, cấp Tướng”.
A. Chuyên viên – Quân đội B. Viên chức – Quân sự
C. Cán bộ – Quân sự D. Cán bộ – Quân đội
Câu 26. Điền vào chỗ (…) trong câu trên: “Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội
và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ (…),
bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”.
A. Lãnh đạo, chỉ huy hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác
B. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí
C. Lãnh đạo, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác
D. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác
Câu 27. Quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?
A. 2 cấp B. 4 cấp
C. 3 cấp D. 5 cấp
Câu 28. Luật Công an nhân dân được Quốc hội thông qua vào ngày nào và có hiệu lực
thi hành từ ngày nào?
A. Thông qua ngày 20-11-2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2019
B. Thông qua ngày 20-12-2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2020
C. Thông qua ngày 20-11-2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2020
D. Thông qua ngày 20-12-2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2019
Câu 29. Điền vào chỗ (…) trong câu trên: “Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn
sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp (…) có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công
an nhân dân”.
A. Ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông
B. Ở cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
C. Ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
D. Ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục phổ thông
Câu 30. Ở Việt Nam, đối tượng nào dưới đây không được thực hiện nghĩa vụ quân sự?
A. Người theo đạo Công giáo
B. Người đang bị giam giữ
C. Công dân là nữ giới
D. Công dân là nam giới
Câu 31. Luật Phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua vào ngày nào và có hiệu
lực thi hành từ ngày nào?
A. Thông qua ngày 01-1-2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-1-2022

5
B. Thông qua ngày 30-3-2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-1-2022
C. Thông qua ngày 19-6-2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2022
D. Thông qua ngày 20-11-2021 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2022
Câu 32. Khái niệm về chất ma túy trong Luật phòng, chống ma túy được quy định trong
danh mục do Chính phủ ban hành là chất gì?
A. Là chất kích thích, sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
B. Là chất gây bệnh tâm thần, nếu sử dụng một vài lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện hoặc
bệnh tâm thần
C. Là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể
dẫn tới tình trạng nghiện
D. Là chất gây bệnh tâm thần, nếu sử dụng một lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện

6
Câu 33. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghiện ma túy là gì?
A. Thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy, bị lôi kéo sử dụng
B. Hiểu biết về ma túy nhưng coi thường hậu quả của nó
C. Không biết hậu quả, dùng cho thỏa mãn
D. Biết rõ về hậu quả nhưng vẫn sử dụng
Câu 34. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn tới nghiện ma túy?
A. Thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy; tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân
B. Công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường
và xã hội trong phòng, chống ma túy chưa hiệu quả
C. Bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc; lười lao động
D. Lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ
Câu 35. Về mặt tinh thần, người nghiện ma túy không bị mắc hội chứng nào dưới đây?
A. Hội chứng ảo giác, kích động
B. Hội chứng rối loạn về nhận thức, cảm xúc
C. Hội chứng hoang tưởng, kích động
D. Hội chứng rối loạn đông máu
Câu 36. Em hãy chọn ý kiến đúng và đầy đủ của các bạn về các cây có chứa chất ma túy:
A. Bạn G: Cây côca là nguyên liệu sản xuất nước giải khát Coca-Cola nên cây côca không
chứa chất ma túy
B. Bạn T: Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện và cây cần sa
C. Bạn Y: Cây có chứa chất ma túy chính là cây thuốc phiện
D. Bạn H: Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại
cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định
Câu 37. Tác hại của ma túy tới hệ thần kinh người nghiện như thế nào?
A. Ức chế toàn phần ở bán cầu đại não
B. Kích thích toàn phần ở bán cầu đại não
C. Ức chế từng phần ở bán cầu đại não
D. Kích thích hoặc ức chế từng phần ở bán cầu đại não
Câu 38. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy cần lưu ý điều gì tuyệt đối
không được làm?
A. Nâng cao cảnh giác tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo
B. Khi trong lớp có bạn nghiện ma túy, phải xin phép nghỉ học
C. Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma túy do Nhà trường phát động
D. Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội
Câu 39. Học xong bài “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”
môn GDQP&AN lớp 10, em hãy chọn ý kiến đúng và đầy đủ nhất của các bạn sau:
A. Bạn T: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do Nhà
nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông
B. Bạn H: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi do Nhà nước
ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực
trật tự, an toàn giao thông
C. Bạn K: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm hành vi mà mọi người

7
dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn
giao thông
D. Bạn U: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là những quy phạm nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông
Câu 40. Hành vi người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà trong cơ thể có chất ma
túy, có bị nghiêm cấm không?
A. Bị nghiêm cấm
B. Không bị nghiêm cấm
C. Không bị nghiêm cấm nếu người điều khiển chở bệnh nhân đi cấp cứu
D. Không bị nghiêm cấm nếu chỉ đi với tốc độ dưới 10 km/h

8
Câu 41. Sau khi học bài “Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông”
môn GDQP&AN lớp 10, em hãy chọn ý kiến đúng và đầy đủ nhất của các bạn sau:
A. Bạn V: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình và phải
chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
B. Bạn X: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, đi
đúng làn đường, phần đường quy định
C. Bạn P: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, đi
đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
D. Bạn L: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên phải, đi đúng làn đường, phần
đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
Câu 42. Tại nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương
tiện:
A. Không phải nhường đường cho người đi bộ qua đường
B. Không phải nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật qua đường
C. Phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn
D. Chỉ nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn
Câu 43. Hằng ngày, bạn N và bạn Q đều sử dụng xe đạp điện để đi học. Sáng nay, xe
của N đang đi thì bị mất điện. Q liền lấy dây buộc xe của N vào xe của mình và kéo đến
trường. Sau khi nghe chuyện của hai bạn, các bạn ở lớp có một số ý kiến. Em hãy chọn
ý kiến đúng.
A. Ý kiến 1: Bạn Q được phép vì học sinh đi xe đạp điện được ưu tiên, nhất là khi cần đến
trường đúng giờ
B. Ý kiến 2: Bạn Q điều khiển xe đạp điện kéo xe đạp điện khác là không được phép
C. Ý kiến 3: Bạn Q được phép vì đoạn đường đến trường là đường một chiều
D. Ý kiến 4: Bạn Q được phép vì đang đi trên đoạn đường “Thanh niên tự quản” của nhà
trường
Câu 44. Điền vào chỗ (…) trong câu: “Hành khách khi đi trên phương tiện vận tải hành
khách ngang sông tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của (…) trong việc thực hiện quy định
về mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trong suốt hành
trình”.
A. Chủ phương tiện, thuyền viên
B. Chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện
C. Thuyền viên, người lái phương tiện
D. Người lái phương tiện, chủ phương tiện
Câu 45.

9
Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để được kết quả đúng

1
0
1_D
2_A
3-B
4_C
Câu 46. Học xong bài “Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” môn
GDQP&AN lớp 10, em hãy chọn ý kiến đúng và đầy đủ nhất của các bạn sau:
A. Bạn T: An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ
nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
B. Bạn H: An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc
C. Bạn K: An ninh quốc gia là sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
D. Bạn U: An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa,
sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Câu 47. Khái niệm “Bảo vệ an ninh quốc gia”, em hãy chọn ý kiến đúng và đầy đủ nhất
của các bạn sau:
A. Bạn Q: Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm
thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh
quốc gia
B. Bạn M: Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại trừ nguy cơ
đe dọa an ninh quốc gia
C. Bạn P: Bảo vệ an ninh quốc gia là đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh
quốc gia và loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia
D. Bạn N: Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất
bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia
Câu 48. Em hãy nhận xét các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng và đầy đủ nhất.
A. Bạn B: Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được
sống yên ổn trên cơ sở các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định
B. Bạn A: Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống
yên ổn trên cơ sở các quy tắc đạo đức, pháp lí xác định
C. Bạn D: Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội bình yên, trong đó mọi người được sống
yên ổn trên cơ sở chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định
D. Bạn C: Trật tự, an toàn xã hội là trạng thái mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy
tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định
Câu 49. Một trong những nội dung về bảo vệ an ninh quốc gia?
A. Bảo vệ an ninh thông tin, an ninh quốc phòng, an ninh tư tưởng – văn hóa
B. Bảo vệ các tổ chức xã hội; an ninh khu phố
C. Bảo vệ an ninh đối nội; an ninh các khu công nghiệp lớn
D. Bảo vệ cho cá nhân; an ninh các khu vực hoạt động vui chơi
Câu 50.

1
1
Nối các thông tin ở hai cột dưới đây để hoàn thiện nội dung về trách nhiệm của học sinh trong
bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

1
2
1_A
2_C
3_B
4_D
Câu 51. Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập,
xử lí, lưu trữ và trao đổi thông qua (…).
A. Mạng viễn thông và mạng máy tính B. Đường dây kết nối hoặc không dây
C. Các thiết bị kết nối D. Đường truyền
Câu 52. Theo Luật An ninh mạng, không gian mạng là:
A. Mạng lưới bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính hệ thống thông tin,
hệ thống xử lí và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu
B. Mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông,
mạng internet, mạng máy tính hệ thống thông tin, hệ thống xử lí và điều khiển thông
tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi
không gian và thời gian
C. Mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính hệ thống thông tin, hệ thống xử lí và điều
khiển thông tin, cơ sở dữ liệu
D. Nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
Câu 53. Trường hợp nào sau đây được xác định là không gian mạng?
A. Một máy tính độc lập kết nối với máy in
B. Máy tính được kết nối với thẻ nhớ (USB) thông thường
C. Các máy tính trong một phòng trò chơi trực tuyến
D. Máy tính được kết nối không dây với loa nghe nhạc
Câu 54. Theo Luật An ninh mạng, an ninh mạng là:
A. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
B. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
C. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
D. Sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân
Câu 55. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm bao nhiêu chương, điều?
A. 7 chương, 43 điều B. 6 chương, 34 điều
C. 6 chương, 43 điều D. 7 chương, 34 điều
Câu 56. Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính của một cá
nhân, bao gồm ít nhất một nôi dung trong những thông tin sau đây:
A. Họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện
thoại, số căn cước công dân, số thẻ bảo hiểm xã hội
B. Họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện
thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, số hộ chiếu
C. Họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc số

1
3
căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ tín dụng
D. Họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện
thoại, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú
Câu 57. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm:
A. Hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, tình trạng hôn nhân
B. Hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, điểm mạnh của bản thân
C. Hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá
nhân khác
D. Hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, sở thích cá nhân
Câu 58. (…) là một dạng phần mềm độc hại chuyên mã hóa dữ liệu hoặc khóa quyền
truy cập thiết bị của người dùng. Để được trả lại quyền truy cập thiết bị hoặc dữ liệu,
người dùng phải trả cho tin tặc một khoản tiền (tiền chuộc).
A. Malware B. Trojan
C. Spyware D. Ransomware

1
4
Câu 59. Máy tính sẽ có nguy cơ bị nhiễm mã độc tống tiền khi người dùng có thao tác
nào?
A. Sử dụng các phần mềm bẻ khóa không rõ nguồn gốc
B. Sử dụng các phần mềm bản quyền
C. Mở hoặc tải về các file rõ nguồn gốc
D. Truy cập các website có tính minh bạch
Câu 60. Máy tính sẽ có nguy cơ bị nhiễm mã độc tống tiền khi người dùng có thao tác
nào?
A. Thường xuyên cập nhật các bản vá được cung cấp từ hệ điều hành
B. Truy cập website giả mạo hoặc có quảng cáo chứa mã độc tống tiền
C. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống vi-rút trên máy tính
D. Truy cập các website đã được Nhà nước cấp phép hoạt động

II. PHẦN TỰ LUẬN:


Câu 1. Em hãy trình bày khái niệm Sĩ quan Quân đội (Điều 1); vị trí, chức năng của sĩ quan
(Điều 2) của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Câu 2. Công dân cần phải có những điều kiện gì để được tuyển chọn, đào tạo sĩ quan? Nguồn
bổ sung sĩ quan tại ngũ (Điều 5) của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Câu 3. Học sinh có trách nhiệm gì trong công tác phòng, chống ma túy?
Câu 4. Em hãy nêu một số hành vi bị nghiêm cấm (theo Điều 8 của Luật Giao thông đường
bộ)?
Câu 5. Em hãy trình bày an ninh quốc gia? Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?
Câu 6. Em hãy vẽ lại sơ đồ 6.1: Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội?

---- HẾT ----

1
5

You might also like