You are on page 1of 8

TUẦN 16- TIẾT 27

BÀI TẬP ÔN CUỐI KÌ 1

Phần 1 Trắc nghiệm


Câu 1. Thế kỉ XVI - XIX, các nước TD phương Tây sử dụng cách thức chủ yếu nào để xâm nhập vào khu
vực Đông Nam Á ?
A. Buôn bán và truyền giáo. B. Đầu tư phát triển kinh tế.
C.Mở rộng giao lưu văn hóa. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu 2. Mục đích của các nước phương Tây khi thực hiện chính sách “chia để trị” ở các nước Đông Nam
Á là gì?
A. Chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh của các dân tộc.
B. Dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh.
C. Phát triển kinh tế theo từng vùng, miền.
D. Cột chặt kinh tế thuộc địa vào chính quốc.
Câu 3. Một trong những hậu quả từ chính sách cai trị về văn hóa - xã hội của thực dân Pháp ở Việt Nam
đầu thế kỉ XX là
A.kinh tế phát triển cân đối. B. cơ sở hạ tầng phát triển.
C.tỉ lệ dân số không biết chữ cao. D. nông dân sở hữu nhiều ruộng đất.
Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm vào cuối thế kỉ XIX ?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. Giữ vững nền độc lập và chủ quyền.
C. Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Giúp Xiêm trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.
Câu 5. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân
phương Tây?
A. Vì Xiêm không bị các nước phương Tây nhòm ngó.
B. Vì Xiêm đã là một nước đế quốc hùng mạnh.
C. Vì Xiêm tiến hành công cuộc cải cách đất nước thành công.
D. Vì Xiêm đã tổ chức kháng chiến chống Anh, Pháp thành công.
Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình tái thiết đất nước
nhằm mục đích nào sau đây?
A.Khắc phục hậu quả chiến tranh và xóa bỏ các tàn dư của thời kì thuộc địa.
B.Liên minh với các nước phương Tây để tranh thựu viện trợ.
C.Nỗ lực trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an.
D.Đưa đất nước phát triển thành các cường quốc quân sự hàng đầu
Câu 7. Về kinh tế, các nước phương Tây thực hiện chính sách gì ở các nước thuộc địa Đông Nam Á?
A. Bóc lột, khai thác. B. Chia để trị.
C. Phát triển cụm công nghiệp. D. Đầu tư vốn.
Câu 8. Việt Nam là quốc gia
A. nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương.
B. hình chữ S, có bờ biển dài, khí hậu ôn đới thuận lợi cho sự phát triển quốc phòng
C. nằm ở phía Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung Quốc,
Ấn Độ.

1
TUẦN 16- TIẾT 27

D. nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á
hải đảo.
Câu 9. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 là trận
A. Bạch Đằng. B. Như Nguyệt.
C. Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu. D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 10. Năm 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống ở phòng tuyến trên dòng sông nào?
A.Bạch Đằng. B. Rạch Gầm.
C. Thu Bồn. D. Như Nguyệt.
Câu 11. Sách giáo khoa Lịch sử 11 có viết : “Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến tranh chính
nghĩa...”. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh được nhận biết chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
A. Hình thức tiến hành chiến tranh. B. Lực lượng tiến hành chiến tranh.
C. Mục đích của chiến tranh. D. Phương châm tiến hành chiến tranh.
Câu`12. Cuộc kháng chiến nào đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm dẻo để giữ
vững hoà hiếu với nước ngoài của dân tộc ta?
A. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
B. Kháng chiến chống Tống thời Lý.
C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần.
D. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.
Câu 13. Ý nào phản ánh không đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm
938?
A. Lợi dụng địa hình, địa vật. B. Tấn công bất ngờ.
C. Vườn không nhà trống. D. Nghi binh, mai phục.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà Nguyễn trong cuộc
kháng chiến chống quân Pháp ở thế kỉ XIX?
A. Sử dụng lối đánh thiên về tổng tiến công tiêu diệt địch
B. Không nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân.
C. Triều đình chỉ chú trọng đường lối chủ hòa.
D. Sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh lạc hậu.
Câu 15. Quan điểm toàn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa gì?
A. Là điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.
B. Là điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người và vũ khí trong chiến tranh.
C. Là điều kiện phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
D. Là điều kiện để thực hiện đánh giặc rộng khắp, mọi nơi, mọi lúc.
Câu 16. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược
phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.
Câu 17. Nội dung nào sau đây thể hiện vị trí địa chiến lược của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 18. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Bru-nây
được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
B. Cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.

2
TUẦN 16- TIẾT 27

C. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 19. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào
sau đây?
A. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.
C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
D. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vị trí địa chiến lược của Việt Nam?
A. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Âu và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương.
B. Cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải
đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, dân cư đông đúc.
C. Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là nơi giao thoa nhiều nền văn minh lớn trên thế giới như Trung
Quốc, Ấn Độ.
D. Nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối liên hệ mật thiết với các quốc gia Đông Nam Á lục địa và
Đông Nam Á hải đảo.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Bru-nây
được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
B. Cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.
C. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
B. Nằm trên tuyến đường giao thông Ấn Độ và Trung Quốc.
C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Câu 23. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm
nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 24. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm
nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 25. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của
ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ
XX?
A. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.
C. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm.
Câu 26. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của
Chính phủ Bru-nây được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX?
A. Phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Cải cách đất nước, lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm.

3
TUẦN 16- TIẾT 27

C. Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp.
D. Đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu
Câu 27. Trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785), nghĩa quân Tây Sơn đã
giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 28. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789), nghĩa quân Tây Sơn đã
giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 29. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (1258-1288), quân và
dân nhà Trần đã giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
B. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
C. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
D. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử.
Câu 30. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt
Nam có ý nghĩa
A. góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
B. tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.
C. khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D. hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường dân tộc.
Câu 31. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt
Nam có ý nghĩa
A. góp phần định hình bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
B. tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập với quốc tế sâu rộng.
C. khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự, kinh tế.
D. tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Câu 32. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 bị thất bại?
A. Giai cấp lãnh đạo không xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam.
C. Các phong trào đấu tranh diễn ra khi không có giai cấp lãnh đạo.
D. Sai lầm trong cách tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Phần 2 Tự luận
Câu1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt nam
Câu 2: trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta ? Nguyên
nhân nào là quan trọng đề nhân dân ta chiến thắng giăc ngoại xâm? Liên hệ cụ theerqua một cuộc kháng
chiến?
Câu 3: Phân tích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong chiến tranh bảo vệ
tổ quốc ? liên hệ cụ thể qua một cuộc kháng chiến ?
Câu 4: Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm rút ra bài học lịch sử đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

4
TUẦN 16- TIẾT 27

Phần 2 Tự luận

Câu1: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch
sử Việt nam
♦ Vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc:

- Vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn
chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, quyết định sự tồn vong của quốc gia, dân tộc trước
các cuộc chiến tranh xâm lược và can thiệp từ bên ngoài.

- Tác động lớn đến quá trình hình thành quốc gia, dân tộc; đến tiến trình lịch sử
dân tộc và chính sách quản lí đất nước.

- Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất
xã hội và công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa.

♦ Ý nghĩa của Chiến tranh bảo vệ tổ quốc:

- Hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất
trong đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

- Góp phần khơi dậy và củng cổ tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.

+ Để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc và có giá trị nguyên vẹn đến ngày nay

Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm của dân tộc ta ? Nguyên nhân nào là quan trọng đề nhân dân ta chiến
thắng giăc ngoại xâm? Liên hệ cụ thểqua một cuộc kháng chiến?

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam
trước hết bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt. Lòng
yêu nước và tư tưởng không chấp nhận mất nước, không cam chịu làm nô lệ là cội

5
TUẦN 16- TIẾT 27

nguồn sức mạnh to lớn của quốc gia, dân tộc khi đối diện với các cuộc chiến tranh
xâm lược, can thiệp từ bên ngoài.

+ Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đều mang tính
chính nghĩa, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, chống
lại hành động xâm lược và ý đồ nô dịch của các thế lực ngoại bang. Tính chính
nghĩa là cơ sở để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân, đưa đến thắng lợi trước
những kẻ thù hùng mạnh hơn từ bên ngoài.

+ Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn gắn liền với tinh thần
đoàn kết dân tộc, từ đoàn kết trong nội bộ vương triều, giữa tướng lĩnh và binh sĩ
đến đoàn kết giữa triều đình với nhân dân, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân
tộc.

+ Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, hiệu quả cùng nghệ thuật quân sự
sáng tạo, độc đáo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh cũng là những yếu tố
quan trọng, góp phần đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

Ví dụ cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên thắng lợi là do vua tôi đồng
lòng, có chuẩn bị chu đáo, có sự lãnh đạo thiên tài của hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn, tinh thàn quyết chiến quyết thắng của toàn dân

- Nguyên nhân khách quan: trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực
ngoại xâm phải đối diện với nhiều khó khăn, như: hành quân xa, sức lực hao tổn,
không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ, không chủ động được nguồn
lương thực, thực phẩm,... Những yếu tố này khiến quân xâm lược không phát huy
được sở trường, rơi vào thế bị động và từng bước suy yếu.

Câu3: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng
chiến trong lịch sử Việt Nam.

Nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
- Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải
một số sai lầm nghiêm trọng.
- Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam.

6
TUẦN 16- TIẾT 27

+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu, triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác,
không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.

+ Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ thất bại do không có đường
lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động
và rút lui cố thủ. Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất
vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy
giảm ý chí chiến đấu.

+ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà Nguyễn không có đường lối
kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hòa, lại không đoàn kết, hợp
lực với nhân dân. Bên cạnh đó, trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội
nhà Nguyễn cũng yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.

Câu 4 :Rút ra những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của
Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

- Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:

+ Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng
vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết
dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh
và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc....

+ Bài học về nghệ thuật quân sự: nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân
dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt
động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,...

Vận dụng bài học lịch sử nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay?

- Kiên định sự lãm đạo của Đảng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển
kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời điểm
và mọi tình huống.

7
TUẦN 16- TIẾT 27

- Chăm lo đời sống cho nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc- Chú
trọng xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại
- Tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, nêu cao tinh thần
quyết chiến quyết thắng của toàn dân.
+ Xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước và luôn luôn chủ động
trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Liên hệ Trong đại dịch covid19 Đảng ta đã phát huy sức khối đoàn kết toàn dân
tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19
+ Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân
dân là trên hết, => Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng,
Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,
quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

You might also like