You are on page 1of 10

Câu 80.

T ừ thế kỉ XVI, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua
hoạt động
A. buôn bán và truyền giáo. B. đầu tư phát triển kinh tế.
C. mở rộng giao lưu văn hóa. D. xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu 81. Các nước thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh phần lớn các nước ở
đây
A. có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. B. có tình hình hình chính trị, xã hội ổn định
C. chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao. D. chế độ phong kiến suy thoái, khủng hoảng.
Câu 82. Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân phương Tây nào xâm lược và thống trị ?
A. Anh. B. Pháp. C. Hà Lan. D. Tây Ban Nha.
Câu 83. Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan tiến hành xâm lược quốc gia nào s a u đây ở khu vực
Đông Nam Á?
A. Miến Điện. B. In-đô-nê-xi-a. C. Xin-ga-po. D.Cam-pu-chia.
Câu 84. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đã trở thành thuộc địa của thực dân
A. Anh B. Pháp C. Tây Ban Nha D. Bồ Đào Nha
Câu 85. Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành
A. các nước dân chủ cộng hòa độc lập B. thuộc địa của thực dân phương Tây.
C. trung tâm hàng hải lớn trên thế giới. D. các quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ
Câu 86. Sự kiện nào sau đây đã mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam
Á?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a)
B. Tây Ban Nha xâm lược và thống trị Phi – lip – pin
C. Thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng (Việt Nam)
D. Hà Lan xâm lược In – đô – nê – xi – a
Câu 87. Một trong những chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông
Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là
A. vơ vét tài nguyên thiên nhiên. B. đưa quân đội trực tiếp cai trị.
C. tập trung phát triển công nghiệp nặng. D. truyền bá và áp đặt Thiên chúa giáo
Câu 88. Một trong những chính sách cai trị về văn hóa, xã hội của thực dân phương Tây đối với các nước
Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX là
A. thực hiện chính sách chia để trị B. cử học sinh giỏi đi du học phương Tây.
C. thực hiện chính sách ngu dân. D. xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Câu 89. Tiếp sau các cuộc phát kiến địa lý, tư bản phương Tây có hoạt động nào sau đây ở Đông Nam Á?
A. Xâm nhập thị trường và xâm lược thuộc địa B. Đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp
C. Chỉ tập trung vào truyền bá Thiên chúa giáo D. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp
Câu 90. Công cuộc cải cách toàn diện ở nước Xiêm cuối thế kỉ XIX chủ yếu được tiến hành dưới thời trị
vì của vua
A. Rama V. B. Nô -rô - đôm. C. Minh Trị . D. Quang Tự.
Câu 91. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bổi cảnh lịch sử của vương quốc Xiêm cuối thế kỉ XIX?
A. Đất nước phát triển mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. Đứng trước sự đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
C. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển thịnh đạt.
D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra liên tiếp.
Câu 92. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau
đây về mặt văn hóa – giáo dục?
A. Xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại B. Thành lập các trường đại học hiện dại
C. Xóa bỏ chế lao dịch và nô lệ vì nợ D. Phát triển nông nghiệp và giảm thuế
Câu 93. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau
đây về mặt kinh tế?
A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông
B. Công bố chương trình giáo dục quốc gia đầu tiên ở Xiêm
C. Cắt nhượng một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm.
D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại
Câu 94. Trong công cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, chính phủ Xiêm đã thực hiện chính sách nào sau
đây về mặt chính trị?
A. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, giao thông
B. Công bố chương trình giáo dục quốc gia đầu tiên ở Xiêm
C. Cắt nhượng một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm.
D. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất, tập trung, hiện đại
Câu 95. Nhận thức được mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, từ nửa sau thế
kỉ XIX, triều đình Xiêm đã có hoạt động nào sau đây?
A. Tiến hành công cuộc cải cách đất nước theo hướng hiện đại
B. Mở lớp dạy tiếng Anh và tiếng Pháp cho quan lại theo học
C. Mua các phát minh của nước ngoài ứng dụng vào sản xuất
D. Cắt một phần đất đai cho Anh và Pháp để đổi lấy hòa bình
Câu 96. Nội dung nào sau đây là thủ đoạn cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á?
A. Vơ vét của cải, bóc lột về kinh tế không phải B. Xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học
C. Thi hành chính sách “chia để trị” D. Xây dựng hạ tầng phục vụ người bản địa
Câu 97. Đâu không phải là thủ đoạn thực dân phương Tây thực hiện để xâm nhập vào khu vực
Đông Nam Á từ thế kỉ XVI?
A. Buôn bán. B. Truyền đạo. C. Cải cách. D. Chiến tranh xâm lược.
Câu 98. Trong quá trình thống trị hơn 3 thế kỉ ở Phi -lip – pin, thực dân Tây Ban Nha đã
A. Áp đặt và mở rộng Hồi giáo B. Xây dựng nhiều trường đại học hiện đại
C. Áp đặt và mở rộng Thiên chúa giáo D. Phát triển văn hóa truyền thống Philippin
Câu 99. Những cải cách của triều đình Xiêm cuối thế kỉ XIX được tiến hành theo mô hình của
A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. phương Tây. D. Ấn Độ.
Câu 100. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?
A. Thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm phát triển mạnh
B. Giúp Xiêm trở thành đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á.
C. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập chế độ Cộng hòa
D. Giúp Xiêm trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới.
Câu 101. Vùng đất đầu tiên ở Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược là
A. bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng (Việt Nam) B. Ma – lắc – ca (Ma – lai – xi – a)
C. Tiểu quốc Hồi giáo Kê – đa (In – đô – nê – xi – a) D. Thương cảng Xin – ga – po
Câu 102. “Chúng lập ra ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà
của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”
(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, trang 2,3)
Đoạn tư liệu trên phản ánh chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam trên lĩnh vực nào?
A. Văn hóa B. Tôn giáo C. Kinh tế D. Chính trị
Câu 103. Chính sách bóc lột của các nước thực dân phương Tây đã làm cho kinh tế các nước Đông Nam
Á
A. lạc hậu. B. phát triển. C. hội nhập quốc tế. D. khủng hoảng thừa.
Câu 104. Một trong những cơ hội thuận lợi để các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước
Đông Nam Á (thế kỉ XVI- XIX) là các quốc gia phong kiến ở đây
A. giàu tài nguyên. B. suy yếu, khủng hoảng.
C. có vị trí chiến lược. D. vừa mới hình thành.
Câu 105. Hầu hết người dân thuộc địa các nước Đông Nam Á đều mù chữ. Ở Mã Lai, năm 1931 chỉ có
8,5% dân số biết chữ; ở Việt Nam, năm 1926 chỉ có khoảng 6% trẻ em ở độ tuổi đi học được tới trường,
hơn 90% dân số không biết chữ.
(SGK Lịch sử 11, Bộ kết nối tri thúc với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.33)
Thực trạng trên là hệ quả trực tiếp của chính sách nào sau đây của thực dân phương Tây ở các nước Đông
Nam Á?
A. Ngu dân B. Tăng thuế C. Độc chiếm thị trường D. Chia để trị
Câu 106. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của
A. Mỹ. B. Tây Ban Nha. C. Bồ Đào Nha. D. Pháp.
Câu 107. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đã
thi hành chính sách nào sau đây?
A. chia để trị. B. tăng thuế. C. đồng hóa văn hóa. D. tập trung khai mỏ.
Câu 108. Quốc gia nào sau đây đã mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực
Đông Nam Á
A. Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha. C. Anh. D. Pháp.
Câu 109. Trong chính sách cai trị về văn hóa - giáo dục ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX, thực dân
phương Tây đã
A. kìm hãm người dân thuộc địa trong tình trạng lạc hậu.
B. phát triển kinh tế ở những nơi có điều kiện phù hợp.
C. chú trọng xây dựng hệ thống đường giao thông.
D. xây dựng nhiều trường đại học có quy mô lớn
Câu 110. Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm lược của
A. thực dân phương Tây. B. phong kiến Trung Quốc.
C. quân phiệt Nhật Bản. D. đế quốc Mông Cổ.
Câu 111. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị vì một trong
những lí do nào sau đây?
A. Do thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo.
B. Do Xiêm là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế.
C. Xiêm liên minh quân sự chặt chẽ với nước Mỹ.
D. Xiêm đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản sớm.
Câu 112. Về chính trị, sau khi thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã
A. duy trì thế lực phong kiến địa phương. B. thiết lập chế độ độc tài quân sự
C. xây dựng chế độ quân chủ lập hiến. D. đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền.

Câu 120. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng
A. trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào dân tộc.
B. trong việc hình thành và phát triển truyền thống yêu nước.
C. đối với sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc
D. khơi dậy và củng cố tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.
Câu 121. Một trong những cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945 là
A. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X B. kháng chiến chống quân Triệu thế kỉ II TCN
C. kháng chiến chống quân Minh thế kỉ XV D. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX
Câu 122. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938
diễn ra tại
A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. bến Đông Bộ Đầu. D. cửa ải Hàm Tử
Câu 123. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý diễn ra
tại
A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. bến Đông Bộ Đầu.
Câu 124. Trận quyết chiến chiến lược trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789
diễn ra tại
A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. đồn Ngọc Hồi - Đống Đa. D. cửa ải Chi Lăng
Câu 125. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 là
A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Câu 126. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Thanh cuối thế kỉ XVIII là
A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Câu 127. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây của quân dân Việt Nam có đặc điểm độc đáo: sự khởi đầu và kết
thúc cuộc khởi nghĩa là một hội thề lịch sử?
A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
C. Khởi nghĩa Lam Sơn D. Khởi nghĩa Bà Triệu
Câu 128. Dòng sông nào sau đây ba lần ghi danh quân dân Việt Nam chiến thắng quân xâm lược?
A. Sông Đà B. Sông Bạch Đằng C. Sông Hồng D. Sông Mê – công
Câu 129. Một trong những cuộc kháng chiến không thành công của dân tộc Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám năm 1945 là
A. kháng chiến chống quân Thanh thế kỉ XVIII B. kháng chiến chống quân Tống thế kỉ XI
C. kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỉ XIX D. kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỉ X
Câu 130. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981 là
A. Lý Thường Kiệt. B. Lê Hoàn. C. Ngô Quyền. D. Trần Quốc Tuấn.
Câu 131. Nội dung nào sau đây lý giải không đúng về nhận định: “Với vị trí địa chiến lược quan trọng,
trong nhiều thế kỉ, Việt Nam là quốc gia thường xuyên trở thành đối tượng nhòm nhó, can thiệp và xâm
lược của các thế lực bên ngoài”?
A. Nằm trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa các nước lớn
B. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới, nhiều nước lớn muốn giao thương
C. Là địa bàn tiền tiêu của Đông Nam Á từ phía bắc, cửa ngõ tiến vào bán đảo Trung Ấn
D. Liền kề Trung Quốc, án ngữ biển Đông, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với hải đảo
Câu 132. Năm 1258, trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược, quân dân nhà Trần đã giành
thắng lợi vang dội tại
A. Đông Bộ Đầu. B. sông Bạch Đằng. C. Chi Lăng - Xương Giang. D. sông Như Nguyệt.
Câu 133. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược, quân dân nhà Trần đã tổ
chức phản công và giành thắng lợi ở
A. cửa Hàm Tử B. sông Như Nguyệt. C. ải Chi Lăng. D. sông Bạch Đằng
Câu 134. “Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân
của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể
nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên
ngôi đế, đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được”
(Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 204, 205)
Đoạn thông tin trên nhắc đến ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến nào sau đây?
A. Kháng chiến chống quân Thanh 1789 B. Kháng chiến chống quân Nguyên 1258
C. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785 D. Kháng chiến chống quân Nam Hán 938
Câu 135. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo
vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945?
A. Mục đích kháng chiến của ta là chính nghĩa.
B. Kẻ thù gặp khó khăn trong quá trình xâm lược
C. Lực lượng quân sự của ta lớn mạnh hơn kẻ thù.
D. Ta nhận được ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ bên ngoài.
Câu 136. Những câu thơ sau của thượng tướng Trần Quang Khải gợi đến cuộc kháng chiến nào sau đây?
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
(Hồi giá về kinh)
A. Kháng chiến chống quân Nguyên 1258 B. Kháng chiến chống quân Nguyên 1285
C. Kháng chiến chống quân Nguyên 1287 – 1288 D. Kháng chiến chống quân Tống 1075 – 1077
Câu 137. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”. Nguyên
nhân thắng lợi mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là
A. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc
B. Sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh
C. Những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược
D. Các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa
Câu 138. Năm 1637, Giang Văn Minh được vua Lê cử đi sứ sang triều Minh. Trong buổi triều kiến, vua
Minh ra vế đối: Đồng trị chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến giờ rêu đã mọc xanh) nhắc đến sự tích cột đồng
Mã Viện và thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giang Văn Minh đã đối lại: Đằng Giang tự cổ
huyết do hồng (Sông Bạch Đằng xưa máu vẫn còn loang đỏ) gợi lại việc ba lần đánh bại quân xâm lược
phương Bắc trên sông Bạch Đằng của dân tộc ta.
Những cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã ghi dấu chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981), kháng chiến chống
quân Mông - Nguyên (1287 - 1288)
B. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Tống (981), kháng chiến chống
quân Xiêm (1785)
C. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Xiêm (1785), kháng chiến chống
quân Thanh (1789)
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938), kháng chiến chống quân Nguyên (1285), kháng chiến
chống quân Thanh (1789)
Câu 139. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
A. Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, mở ra thời đại độc lập, tự chủ của dân tộc.
B. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc.
C. Đánh bại hoàn toàn tham vọng bành trướng và ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
D. Mở đầu thời kì đấu tranh chống ách đô hộ của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
Câu 140. “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn (năm 1785), miệng tuy nói khoác mà lòng thì
sợ Tây Sơn như sợ cọp”
(Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, trang 227, 228)
“ Cuộc bại trận năm Giáp Thìn” của quân Xiêm là
A. Chi Lăng – Xương Giang B. Ngọc Hồi – Đống Đa
C. Rạch Gầm – Xoài Mút D. Chương Dương, Hàm Tử
Câu 141. Cuộc kháng chiến nào sau đây của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược đến từ phương
Tây?
A. kháng chiến chống quân Mông Cổ B. kháng chiến chống thực dân Pháp
C. kháng chiến chống quân Thanh D. kháng chiến chống quân Tống
Câu 142. Lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân dân ta chống quân xâm lược Tống thế kỉ XI là
A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê lợi. D. Quang Trung.
Câu 143. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Tính chất chính nghĩa của
cuộc chiến tranh được thể hiện chủ yếu thông qua
A. hình thức chiến tranh. B. lực lượng tham gia.
C. mục đích chiến tranh. D. thành phần lãnh đạo
Câu 144. Cuộc kháng chiến nào sau đây đã mở đầu truyền thống kết thúc chiến tranh một cách mềm
dẻo để giữ vững hoà hiếu với nước ngoài của dân tộc ta?
A. Kháng chiến chống Nam Hán thế kỉ X B. Kháng chiến chống Tống thế kỉ XI.
C. Kháng chiến chống Mông – Nguyênthế kỉ XIII. D. Kháng chiến chống Xiêm thế kỉ XVIII
Câu 145. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075
– 1077) là
A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ
C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân
Câu 146. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)

A. vườn không nhà trống B. Chớp thời cơ
C. Đóng cọc trên sông, lợi dụng thủy triều D. Tiên phát chế nhân
Câu 147. Một trong những nghệ thuật quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

A. Tiên phát chế nhân. B. Hành quân thần tốc.
C. Vườn không nhà trống. D. Lợi dụng thủy triều.
Câu 148. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân Mông – Nguyên xâm lược dưới thời Trần?
A. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo.
B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và bền bỉ đấu tranh.
C. Quân giặc yếu, chủ quan, không có người lãnh đạo tài giỏi.
D. Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần
Câu 149. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Hình thành và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc
B. Tô đậm nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc
D. Tác động lớn đến chính sách của bộ máy lãnh đạo
Câu 150. Việt Nam nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền
A. châu Á và châu Mĩ B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương D. châu Mĩ và châu Đại Dương
Câu 151. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược nào sau đây?
A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên trục đường giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Đông Nam Á.
D. Lãnh thổ gồm cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Câu 152. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật
quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Chủ động tiến công.
C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống.
Câu 153. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII gắn liền với sự lãnh
đạo của vương triều nào?
A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý. C. Nhà Tây Sơn. D. Nhà Hồ.
Câu 154. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào
sau đây?
A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.
C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 155. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 bị thất bại?
A. Giai cấp lãnh đạo không xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
B. Tương quan lực lượng không có lợi cho nhân dân Việt Nam.
C. Các phong trào đấu tranh diễn ra khi không có giai cấp lãnh đạo.
D. Sai lầm trong cách tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 156. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền có điểm khác biệt nào so với các
cuộc đấu tranh khác của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Lần đầu tiên khôi phục được độc lập dân tộc.
B. Lần đầu tiên thành lập chính quyền mới, tự trị.
C. Buộc chính quyền phương Bắc công nhận độc lập.
D. Mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Câu 157. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh dưới triều Hồ
và kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn là
A. triều đình không huy động được sức mạnh toàn dân.
B. kháng chiến không có sự lãnh đạo của triều đình.
C. triều đình lơ là, mất cảnh giác, không có sự phòng bị
D. tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta
Câu 165. Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối thế kỉ
XIV, Hồ Quý Ly đã tiến hành
A. cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục. B. xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố.
C. buộc vua Trần nhường ngôi cho mình. D. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
Câu 166. Nửa sau thế kỉ XIV, cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây đã diễn chống lại nhà Trần?
A. Khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương). B. Khởi nghĩa Phan Bá Vành (Thái Bình).
C. Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang). D. Khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hoá).
Câu 167. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại
A. nhà Lê sơ. B. nhà Nguyễn. C. nhà Hồ. D. nhà Lý.
Câu 168. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã tiếp tục
A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm. B. tổ chức kháng chiến chống quân Thanh
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
Câu 169. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?
A. Văn hoá - giáo dục. B. Chính trị - quân sự. C. Kinh tế - xã hội. D. Thể thao - du lịch.
Câu 170. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhà Trần đang trong giai đoạn phát triển thịnh đạt.
C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.
Câu 171. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền
trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. cho phát hành tiền giấy. B. ban hành chính sách hạn điền.
C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 172. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu,
quý tộc, quan lại được gọi là
A. phép hạn gia nô. B. chính sách hạn điền. C. chính sách quân điền. D. bình quân gia nô.
Câu 173. Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến là nội dung cải cách
của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế. B. văn hoá. C. quân sự. D. xã hội.
Câu 174. Hạn chế sự phát triển của Phật giáo, chấn chỉnh lại chế độ thi cử, đề cao chữ Nôm là nội dung
cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế, xã hội. B. văn hoá, giáo dục. C. chính trị, quân sự. D. hành chính, pháp luật.
Câu 175. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đề cao tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 176. Trong cải cách về văn hoá, Hồ Quý Ly khuyến khích và đề cao chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Nôm. B. Chữ Hán. C. Chữ Latinh. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 177. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của triều đại nhà
Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A. Đất nước bị quân Minh xâm lược, đô hộ và bóc lột về kinh tế
B. Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại ăn chơi hưởng lạc.
C. Chiến tranh giữa các phe phái quyền lực đối lập diễn ra liên miên
D. Nhà Trần tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tốn kém.
Câu 178. Về kinh tế - xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng. B. Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc.
C. Thống nhất đơn vị đo lường cả nước. D. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
Câu 179. Về văn hóa - giáo dục, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Bắt tất cả các nhà sư phải hoàn tục. B. Chú trọng việc tổ chức các kì thi.
C. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm. D. Mở trường học ở các lộ, phủ, châu.
Câu 180. Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Gả các công chúa cho các tù trưởng miền núi. B. Thi hành chính sách thần phục nhà Minh.
C. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy. D. Quan hệ hoà hiếu với Chăm-pa, Chân Lạp.
Câu 181. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV?
A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
B. Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
Câu 182. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV?
A. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng. B. Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
C. Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao. D. Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc.
Câu 183. Tình trạng nào sau đây thể hiện sự suy yếu về chính trị của nhà Trần nửa sau thế kỉ XIV?
A. Tầng lớp quý tộc suy thoái, xuất hiện các cuộc khởi nghĩa của nô lệ
B. Chính quyền địa phương khủng hoảng; hạn hán, mất mùa diễn ra thường xuyên
C. Quan hệ với Chăm – pa và nhà Minh căng thẳng, mất mùa diễn ra thường xuyên
D. Triều chính bị gian thần lũng đoạn, việc nước không còn được quan tâm
Câu 184. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ được tiến hành
A. từ những năm 80 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
B. từ những năm 70 của thế kỉ XIV đến trước khi quân Minh xâm lược
C. từ khi Hồ Quý Ly trở thành một đại thần đến khi ông qua đời
D. từ khi Hồ Quý Ly lên làm vua đến trước khi quân Minh xâm lược
Câu 185. Trong phương thức tuyển chọn quan lại, Hồ Quý Ly và nhà Hồ tăng cường
A. mở các khoa thi B. bổ sung tầng lớp quý tộc
C. Thải hồi những người già yếu D. Bổ sung những người khỏe mạnh
Câu 186. Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây trong lĩnh vực sở hữu ruộng đất?
A. Giảm thiểu sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quý tộc
B. Tăng cường sở hữu ruộng đất quy mô lớn của quan lại
C. Hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân
D. Khuyến khích sử hữu ruộng đất của địa chủ và tư nhân
Câu 187. Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo
B. Chủ trọng Nho giáo và Phật giáo, hạn chế Đạo giáo
C. Khuyến khích Phật giáo, hạn chế Nho giáo
D. Hạn chế Nho giáo và Phật giáo, đề cao Đạo giáo
Câu 188. Về mặt chính trị, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã đưa đến
A. sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ phong kiến
B. sự hình thành của chế độ quân chủ chuyên chế theo đường lối nhân trị
C. sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị
D. sự phát triển đỉnh cao của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị
Câu 189. Nội dung nào sau đây trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên lĩnh vực kinh tế?
A. In và phát hành tiền giấy. B. Đặt thêm các đơn vị hành chính.
C. Ban hành hình luật mới. D. Thải hồi những binh sĩ già yếu.
Câu 190. Một trong những công trình kiến trúc cuối thế kỉ XIV bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam
và thế giới, được UNESCO ghi danh là
A. Luỹ Trường Dực. B. Luỹ Bán Bích. C. Thành Nhà Hồ. D. Kinh thành Huế.
Câu 191. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý
Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị. B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp. D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
Câu 192. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.
B. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh bùng lên ở khắp mọi nơi.
C. Đất nước độc lập, tự chủ, kinh tế phát triển hơn so với giai đoạn trước
D. Đất nước có nhiều biến động song nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển.
Câu 193. Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách về chính trị của Hồ Quý Ly và triều Hồ
cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Hạn chế gia nô, chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định
B. Hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo và Đạo giáo.
C. Xóa bỏ tình trạng che giấu, gian dối về ruộng đất.
D. Thành lập nhiều cơ quan, đặt ra nhiều chức quan mới.
Câu 194. Nội dung nào sau đây là một trong những cải cách về xã hội của Hồ Quý Ly và triều Hồ
cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Sửa đổi nội dung các khoa thi. B. Ban hành quy chế và hình luật mới.
C. Kiểm soát hộ tịch trên cả nước. D. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
Câu 195. Ý nào sau đây không phải là nội dung cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý
Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán. B. Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học.
C. Đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều. D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Câu 196. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly và
triều Hồ cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.
B. Ban hành quy chế và hình luật mới của quốc gia.
C. Cải tiến vũ khí, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến.
D. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
Câu 197. Tăng cường kiểm tra giám sát quan lại đặc biệt là ở các cấp địa phương là nội dung cải cách
của Hồ Quý Ly và triều Hồ trên lĩnh vực
A. tổ chức chính quyền, luật pháp B. quân đội, quốc phòng.
C. kinh tế, xã hội. D. văn hóa, giáo dục.
Câu 198. Dưới triều Hồ, những tôn giáo nào bị suy giảm vai trò và vị trí so với các triều đại trước?
A. Nho giáo và đạo giáo. B. Phật giáo và Đạo giáo.
C. Hin-đu giao và Hồi giáo. D. Đạo Thiên chúa và Phật giáo.
Câu 199. Với cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào
từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo
Câu 200. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối
A. nhân trị. B. đức trị C. thần trị. D. pháp trị.

You might also like