You are on page 1of 4

Bức tranh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8:

1, Kinh tế:

-Vào giai đoạn đầu, thực dân Pháp chỉ mới chú trọng vào hai lĩnh vực chủ yếu là nông nghiệp
và khai mỏ.
+Nông nghiệp:
Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông
nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản lượng hầu hết các
ngành đều suy giảm . Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
 Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp,
cũng như so với các nước trong khu vực.
Hàng trăm nghìn nông dân bị đẩy vào các đồn điền này bằng họng súng hoặc sự lừa dối, bị vắt
kiệt sức trong điều kiện làm việc như địa ngục trần gian. Ngoài ra, người Pháp tăng cường lập
ra các đồn điền chè, cà phê… tại những vùng có điều kiện lý tưởng, trên ruộng đất tước đoạt
của nông dân.

+Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ
sở công nghiệp
Trong hơn 10 năm, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí nghiệp công
nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác
Khu vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một.
+ Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ nông
nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang. Trong công nghiệp, sản lượng hầu hết các
ngành đều suy giảm . Xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
+Nông dân phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra bán với giá
thấp. ruộng đất bị địa chủ người Pháp và người Việt chiếm đoạt. Nông dân ngày càng bị bần
cùng hoá.

+Khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Thực dân Pháp ra sức bòn vét bóc lột dân thuộc địa để bù
đắp cho những thiệt hại của chúng và dốc vào chiến tranh: tăng sưu, thuế, bắt phu, bắt lính, mở
công thải, lạc quyên, lạm phát giấy bạc .v.v...

+Thương nghiệp:

Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp

Tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cần đều phải ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu
sang nước khác

Những hàng hóa mà Pháp thừa ế hoặc kém chất lượng so với hàng hóa của các nước khác thì
Pháp xuất sang Việt Nam.

2, Nạn đói 1945:

-Trong ký ức của nhiều nhân chứng lịch sử, nạn đói năm 1945 là một sự hủy diệt khủng khiếp,
là cơn ác mộng kinh hoàng.

+Chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai,
mất mùa nghiêm trọng khiến cho nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn nay lại càng nghèo nàn
thêm.
+Nạn đói năm 1945 khiến cho nhân dân ta cực khổ đói nghèo, kiệt quệ. Hơn 2 triệu đồng bào
ta đã chết vì nạn đói.
3, Giáo dục

-Nền học được chia làm 3 cấp, cấp một là các trường tiểu học, cấp hai là cao đẳng tiểu học, cấp
ba là bậc trung học,

-Hệ thống giáo dục gồm trường Pháp và trường bản xứ :

+Trường Pháp sử dụng chương trình giáo khoa Pháp ở Đông Dương gần giống như bên Pháp và
hoàn toàn dạy tiếng Pháp, không dạy tiếng Việt.

+Tại trường bản xứ, ở bậc Tiểu học sách giáo khoa do Nha Học chính Đông Pháp biên soạn và
xuất bản.
+Từ bậc Cao đẳng Tiểu học trở lên thì dùng sách giáo khoa xuất bản ở Pháp.

-Chính sách giáo dục của chính quyền Pháp nhằm xóa bỏ những ảnh hưởng của văn minh
Trung Hoa, truyền bá văn minh Pháp nhằm đồng hóa người Việt.

-Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số mù chữ. Trung bình 1
vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học sinh chuyên nghiệp và đại
học.
4, Xã hội:

- Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều công nhân
bị sa thải.

- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra bán với giá thấp. ruộng
đất bị địa chủ người Pháp và người Việt chiếm đoạt. Nông dân ngày càng bị bần cùng hoá.

Ở Bắc Kì, nơi tập trung nhiều công nhân, có tới 25000 người bị sa thải. Số người có việc làm
thì đồng lương cắt giảm từ 30% đến 50%. Cuộc sống của thợ thuyền ngày càng khó khăn.

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt( Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến. Mâu thuẫn giữa
phong kiến với tư sản.Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.)

- Năm 1940, Nhật nhảy vào Đông Dương. Hai tên đế quốc Pháp – Nhật cùng ra sức vơ vét thóc
gạo, thực phẩm, nguyên liệu dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945.

- Đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ:

+ Ở nông thôn: dân cày bị đày đoạ bởi đủ thứ “tai trời, ách đất”. Cảnh đói khát, bán vợ đợ
con diễn ra thê thảm.

+ Ở thành thị: công nhân viên chức bị sa thải, dân nghèo tăng nhanh về số lượng, sống cầu
bơ cầu bất.

- Thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân, đàn áp cách mạng, đặc biệt từ sau năm 1930,
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đẩy mạnh đấu tranh giai cấp.
5, Văn hóa:
-Thực dân Pháp dung dưỡng nạn cờ bạc bằng cách cho phép mở các sòng bạc để thu thuế.
Những sòng bạc được tổ chức công khai và có tính chất thường xuyên.

-Ngoài ra thực dân Pháp còn khuyến khích người dân, nhất là thanh thiếu niên việt nam sử dụng
thuốc phiện và rượu vừa để thu lợi nhuận vừa làm suy sụp ý chí phản kháng của người việt.

=> Những hiện thực về cuộc sống đầy tối tăm này trong những năm đau thương trước Cách
mạng đã tác động đến các nhà văn. Từ đó, họ cho ra đời các tác phẩm văn học vừa có giá trị
hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc.

6, Văn học
-Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học phương Đông và dần hội nhập với nền
văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp.
+Từ năm 1930-1935: Văn học hiện thực với những sáng tác của Nguyễn Công Hoan, tập truyện
“Kép Tư Bền”; Vũ Trọng Phụng – các phóng sự  “Cạm bẫy người” và “Kĩ nghệ lấy Tây”… đã
thể hiện tinh thần phê phán tính chất bất công, vô nhân đạo của xã hội đương thời, đồng thời
bộc lộ sự cảm thông thương xót đối với những nạn nhân của xã hội đó.
+Từ năm 1936-1939: Các cây bút hiện thực liên tục cho ra đời những tác phẩm xuất sắc, tất cả
đều tập trung phê phán tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả
dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông
sâu sắc.(có thể lấy ví dụ các tác phẩm) Thể loại phóng sự, ký sự phát triển. Văn học vô sản khắc
họa thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản say mê lí tưởng, mang một tinh thần nhân
đạo mới mẻ: Thơ ca cách mạng phát triển. Một loạt nhà thơ cách mạng đã xuất hiện: sóng
Hồng, Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu.
+Từ năm 1940-1945: Cảm hứng phê phán vẫn là chủ đạo song có thêm những nét đặc sắc mới
được thể hiện nổi bật nhất trong những sáng tác của Nam Cao: “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Một
Bữa No”,..
hiện đại hóa nền văn học đất nước
 Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu
điều, người nông dân  bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của
xã hội.Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp,
sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Ở thành thị, các phong trào do thực dân
đề xướng như: “Âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục…. ngày càng lộ rõ
chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc
trần bộ mặt xã hội đó.

You might also like