You are on page 1of 8

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh khổng lồ, giải
phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá
trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính
phục hồi. Tha thứ cho kẻ làm hại ta, cũng như xin người bị ta hại tha thứ, có tác động trị
liệu cho cả hai bên, giống như một khối u được khoét bỏ, rắc thuốc, phơi ra ánh nắng ấm
áp và bắt đầu lên da non. Hãy hình dung sức mạnh hàn gắn và hồi phục mà tha thứ đem
lại khi một người lần đầu tiên trong đời viết thư cho người bố mà anh từng căm ghét, khi
một người khác kết bạn được với kẻ đã bắn mình tàn phế.
(Trích Thiện Ác và Smartphone, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, năm 2016, Ir
170)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo đoạn trích, tha thứ có sức mạnh gì?
Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Có người so
sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lỗ, giải phóng người ta khỏi
sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ
được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi.”
Câu 4: Thông điệp của đoạn trích mà anh, chị tâm đắc nhất là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ phần Đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy
nghĩ về ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.131)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nêu suy nghĩ về vai trò của thế hệ
trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Hướng dẫn chấm Điểm
u

Đọc hiểu

1 0,5
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0,5
Trong đoạn trích, tha thứ có một sức mạnh khổng lồ, giải
2 phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự
giải tỏa về cảm xúc

3 1
Phép liên kết lặp: “tha thứ
1
Thông điệp mà em tâm đắc nhất:
Tha thứ có sức mạnh hàn gắn và hồi phục và thông điệp này
đã giúp em có cái nhìn khoan dung và sâu sắc hơn đối với
4 người khác, thay vì chỉ nhìn vào khuyết điểm của họ và có
thành kiến thì chúng ta sẽ có sự thấu hiểu và cảm thông hơn,
tha thứ cho người khác nhưng cũng là chữa lành vết thương
cho chính mình.

Làm văn
1 2
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tha thứ
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Tha thứ: Tha thứ là khi bạn bỏ qua lỗi lầm của người khác để
mạnh mẽ hơn và giúp cho mọi người hiểu được mình đã sai.
Tha thứ là một cảm giác trong mỗi con người. Tha thứ một
cách triệt để là khi chúng ta | bình tĩnh nhìn lại sự việc đã
khiến mình giận dữ, thù hận và tìm ra những điều, những bài
học mà sự việc đó mang lại cho mình.
- Cần phân biệt giữa tha thứ và dung túng, tha thứ không nên
đồng nghĩa với việc dung túng cho sai lầm của người khác
b. Phân tích:
+ Ý nghĩa của tha thứ trong cuộc sống
- Tha thứ giải phóng con người ta khỏi những nỗi sợ hãi, nghi
ngờm giận dữ, giúp con người giải tỏa cảm xúc
- Tha thứ giúp con người cảm thấy dễ chịu, thanh thản và an
tâm hơn
- Khi nhận được sự tha thứ từ người khác, mỗi cá nhân sẽ có
niềm tin và động lực thay đổi hơn
- Tha thứ là cách xóa bỏ hiềm khích, khúc mắc, giúp con
người gần gũi nhau hơn và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
+ Phản đề:
- Những kẻ ích kỷ, hẹp hòi không muốn tha thứ cho người
khác vẫn còn rất nhiều.
- Những người không biết ăn năn, hối lỗi và sửa chữa sai lầm
thì không đáng nhận được sự tha thứ
3. Kết đoạn Khẳng định lại ý nghĩa của sự tha thứ đối với
cuộc sống con người
Câu 2: Tập làm văn:
Về hình thức : Có bố cục 3 phần rõ ràng.
Về nội dung : Đảm bảo các ý sau
+ Phạm Tiến Duật quê Phú Thọ. Ông là một trong những
gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thừi chống
Mỹ.Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ qua các hình tượng người
0,25
lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn.
0,25
Bài thơ về tiể đội xe không kính được sáng tác năm 1969
lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, in
trong tập “ Vầng trăng quầng lửa”.-
-Cảm nhận về hai khổ thơ:
Hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của
người lính lái xe trường sơn
Khổ 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh
quen thuộc trong kháng chiến chống mĩ nhưng lại mới lạ
trong văn chương được nhà thơ Phạm Tiến Duật đưa vào
thơ thật chân thực
Không có kính không phải là xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
3,0
Câu thơ đầu đậm chất văn xuôi , điệp từ không thể hiện
cách nói ngang tàng đậm chất lính. Những chiếc xe không
kính vẫn băng ra chiến trường và nguyên nhân của nó
cũng rất thực “ bom giật bom rung”. Đây là cách lí giải
nhẹ nhàng về sự tàn khốc của chiến tranh từ đó cho thấy
cái mạnh mẽ hiên ngang của người lính lái xe và thái độ
chấp nhận hoàn cảnh một cách bình thản của người lính.
-Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
Nghệ thuật đảo ngữ , từ láy ung dung được đặt lên đầu
câu cùng với điệp từ nhìnddax phác họa lên tư thế ung
dung, bình tĩnh, tự tin, kiêu hãnh ngẩng cao đầu , tư thế
của tuổi trẻ hiên ngang, tinh thần bất khuất, của sức mạnh
dân tộc đang hội tụ trong các anh. Chính vì ung dung,
ngạo nghễ, coi thường hiểm nguy như thế nên các anh
mới có thể “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” nghĩa là vẫn
nhìn ngắm đất trời và vẫn là hướng về chiến trường đầy
gian khổ hi sinh mà không hề run sợ , né tránh , nhìn
thẳng về phía trước thể hiện một bản lĩnh vững vàng.
Khổ 2: tâm hồn người lính lãng mạn, lạc quan, yêu đời:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
-Trong tư thế ung ung ấy, người lính lái xe có những cảm
nhận rất riêng khi được tiếp xúc với thế giới thiên nhiên
bên ngoài . Điệp từ nhìn kết hợp với nghệ thuật liệt kê
cho ta cảm nhận tâm hồn người lính thật lãng mạn biết
bao.
-Trên những chiếc xe không kính chắn gió lại là cơ hội
để người lính cảm nhận những làn gió mát mềm mại, êm
dịu nhẹ nhàng xoa đi nỗi vất vả khó khăn, xoa dịu những
đôi mắt đắng nhiều đêm thức trắng vì làm nhiệm vụ.
-Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Đây là hình
ảnh tả thực khi xe chạy trên đường bằng phẳng với tốc độ
nhanh thì giữa các anh với con đường giường như không
còn khoảng cách . chính vì thế các anh mới có cảm giác
như con đường đang chạy thẳng vào tim nhưng lắng sâu ở
đó còn là hình ảnh ẩn dụ của con đường cách mạng giải
phóng miền Nam, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước
đang thôi thúc trong trái tim các anh, là sức mạnh để các
anh băng băng tiến về phía trước.
-thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Cảm giác thật thú vị khi xe đi chạy vào ban đêm được
thấy sao trời . khi xe đi qua những đoạn đường cua dốc,
rồi những cánh chim như đột ngột ùa vào buồng lái,
những cánh chim luôn thảng thốt, lúc nào cũng sợ hãi bởi
bom đạn chiến tranh. Những cánh chim ấy còn tượng
trưng cho hòa bình , những gì thân thiết nhất của đất mẹ,
thiên nhiên, nó như đang cuốn lấy tâm hồn người lính.
Người lính như được giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên, tự
do giao cảm chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài . ở các anh
toát lên vẻ đẹp hào hoa lãng mạn, kiêu bạc, yêu đời của
tuổi trẻ. Nhịp thơ gấp gáp như chính nhịp đoàn xe đang
tiến về phía trước, toát lên khí thế anh hùng lạc quan khi
biến những vất vả gian lao thành niềm vui, sự hưởng thụ.
Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu
đời.
-Nghệ thuật, đánh giá:
Ngôn ngữ và giọng điệu thơ tự nhiên, khỏe khoắn, mang
cái ngang tàng của những người trẻ. Chọn hình ảnh thơ
độc đáo- hình ảnh những chiếc xe không kính, Phạm Tiến
Duật đã xây dựng thành một hình tượng điển hình nhằm
phản ánh hiện thực chiến tranh là biểu dương tinh thần, ý
chí của người lính Trường Sơn. Đặc biệt tác giả đã khắc
họa thành công chân dung người lính lái xe với nhiều
0,5
phẩm chất cao quý. Đó là tư thế hiên ngang, dũng cảm
tâm hồn lãng mạn, giao hoà với thiên nhiên,. Với những
phẩm chất cao đẹp ấy, người lính lái xe trong bài thơ nói
chung và trong khổ thơ... nói riêng đã trở thành biểu
tượng đẹp cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Mở
rộng=> Từ hình ảnh người lính trong bài thơ khiến ta liên
tưởng đến hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng
chí”của Chính Hữu. Họ là những người lính xuất thân từ
những miền quê nghèo khó nghe tiếng gọi thiêng liêng
của Tổ quốc mà từ giã quê hương bước vào mặt trận. Họ
là biểu tượng đẹp của dân tộc, là những người con anh
hùng của Tổ Quốc, là “Thạch Sanh của thế kỉ XX” (Tố
Hữu).

*Liên hệ vai trò của thế hệ trẻ:Vai trò quan trọng, là lực
lượng nòng cốt, đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.Vì thế tuổi trẻ cần ra sức học tập, rèn luyện…
*
d. Sáng tạo cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về
vấn đề nghị luận 0,5

e. Chính tả, dùng từ , đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25

0,25
0,5

You might also like