You are on page 1of 30

CHƯƠNG 5:

NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

GVHD: ThS Huỳnh Thủy Tiên


NỘI DUNG

I. Khái niệm

II. Ngoại giao đa phương Việt Nam


• Tiến trình ngoại giao đa phương của VN
• Cơ sở nền tảng cho ngoại giao đa phương VN
thời kỳ hội nhập quốc tế
• Ngoại giao đa phương Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập quốc tế
I. KHÁI NIỆM

SƠ LƯỢC VỀ NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

TỪ CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG ĐẾN NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG


I. KHÁI NIỆM
CƠ SỞ CHO SỰ TRỖI DẬY CỦA
CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG TỪ CUỐI TK XX – ĐẦU XXI

Khái niệm CN đa phương:


Một hay nhiều bộ nguyên tắc, luật lệ và các dàn xếp mang tính thể chế
được thỏa thuận để điều chỉnh và định hướng hành vi của các quốc gia và
các thực thể quốc tế khác trong quá trình tạo dựng luật chơi và đàm
phán các giải pháp có sự tham gia của ba bên trở lên để phối hợp xử
lý các vấn đề toàn cầu, khu vực và của từng quốc gia.
I. KHÁI NIỆM
CƠ SỞ CHO SỰ TRỖI DẬY CỦA
CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG TỪ CUỐI TK XX – ĐẦU XXI

Khái niệm ngoại giao đa phương:


- Ngoại giao đa phương hoặc đối ngoại đa phương (MultilateralDiplomacy)
là hoạt động ngoại giao liên quan đến ba chủ thể trở lên.
- Cụ thể: “Ngoại giao đa phương có thể hiểu là việc đàm phán để đạt được thỏa
thuận và triển khai các hoạt động hợp tác tập thể giữa các chủ thể nhà nước và phi
nhà nước trong các khuôn khổ đa phương.
I. KHÁI NIỆM
NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VÀ NGOẠI GIAO
ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

• Ngoại giao đa phương: Hoạt động ngoại giao giữa nhiều hơn hai bên
(quốc gia) trong quá trình giải quyết các vấn đề mang tính siêu quốc gia,
có thể có cơ chế thường trực hoặc không có cơ chế thường trực
• Đối ngoại đa phương Việt Nam: Cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực,
đa kênh, đa chủ thể
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

• Tiến trình ngoại giao đa


phương của Việt Nam

• Cơ sở nền tảng cho ngoại


giao đa phương VN thời
kỳ hội nhập quốc tế
TIẾN TRÌNH NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG


Gặt hái thành tựu trong các
VIỆT NAM thể chế hợp tác đa phương 2015

Bắt đầu tham gia các 1991 2005


tổ chức quốc tế Tham gia các cơ chế
hợp tác đa phương

1975
1986 Đổi mới

góp phần giành độc lập dân tộc,


thống nhất đất nước
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Đất nước phải khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc khủng
Giai đoạn hoảng kinh tế - xã hội, sản xuất trì trệ, ngân sách thiếu hụt, lạm
1986-1991 phát cao; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn nghiêm
trọng
Về đối ngoại, Việt Nam bị bao vây, cấm vận về kinh tế và cô lập
về chính trị kéo dài. Trong lúc đó, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bắt đầu mắc phải những sai
lầm nghiêm trọng do duy ý chí, dẫn đến sụp đổ
-> Đây là những yếu tố dẫn đến sự cải cách trong tư tưởng đối
ngoại VN
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Giai đoạn Việt Nam (năm 1986) đã đề ra chủ trương:
1986-1991 “... mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại... tham
gia sự phân công lao động quốc tế... tranh thủ mở mang
quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế
giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, với các tổ
chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình
đẳng, cùng có lợi”.
Nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại
trong tình hình mới của Bộ Chính trị khóa VI (ngày 20-5-
1988) là văn kiện đầu tiên của Đảng chính thức đề cập khái
niệm “đa dạng hóa quan hệ” trên cơ sở “thêm bạn, bớt thù”,
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Đại hội lần thứ VII của Đảng (năm 1991) là bước phát triển mới
Giai đoạn về tư duy đối ngoại đa phương khi nâng tầm nhiệm vụ “thêm bạn,
1991-2005 bớt thù”
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII
(năm 1992) đã nêu rõ nhiệm vụ: “cố gắng khai thông quan hệ với
các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB).., mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước
hết ở châu Á - Thái Bình Dương”.
Như vậy, từ Đại hội lần thứ VII, “đa phương hoa, đa dạng
hóa” quan hệ quốc tế chính thức trở thành một định hướng
lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chính sách “đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Đại hội lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) và các nghị quyết
Giai đoạn Trung ương khóa VIII đã có những chỉ đạo sát sao hơn, cụ
1991-2005 thể hơn đối với việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực
của Việt Nam.
Văn kiện Đại hội lần thứ VIII nêu cụ thể về Tổ chức các nước
sử dụng tiếng Pháp, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
cho rằng “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ
với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và
ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc
đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển”.
-> Nhấn mạnh ngoại giao nhân dân và quan hệ với các tổ
chức phi chính phủ là bước phát triển mới trong tư duy đa
phương của Đảng so với các kỳ Đại hội trước.
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Giai đoạn Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa
1991-2005 VIII (12-1997) đề ra nhiệm vụ cụ thể là “Tiến hành khẩn
trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại
với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để
chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA”.
Đại hội lần thứ IX (năm 2001), “sẵn sàng là bạn, là đối
tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Đẩy
mạnh hoạt động ở các diễn đàn đa phương”.
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (năm 2003) chỉ rõ đối tác
Giai đoạn của Việt Nam là bất kể ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, mong
1991-2005 muốn thiết lập và xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng,
cùng có lợi với Việt Nam. Còn đối tượng cần kiên quyết đấu
tranh là những ai tìm cách chống lại sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Cần tránh cả hai khuynh hướng mất cảnh
giác, tuyệt đối hóa đối tác hoặc đối tượng trong việc xử lý
quan hệ cụ thể.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa IX (tháng 1-2004) đã chỉ rõ
“Chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế,
thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương, song
phương nước ta đã ký kết và chuẩn bị tốt các điều kiện để
sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)”.
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

Đại hội lần thứ X của Đảng (năm 2006) lần đầu tiên đề cập bằng văn bản
về “hợp tác quốc tế” (thực chất là ngoại giao đa phương) trên tất cả các
Giai đoạn lĩnh vực, không chỉ hạn chế trong lĩnh vực kinh tế mà “chủ động và tích cực
2006-2015 hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực
khác”, chủ động và tích cực hợp tác với các nước trong các cuộc đàm phán
đa phương về một trật tự kinh tế quốc tế mới, công bằng hơn.
Đại hội lần thứ XI (năm 2011), đối ngoại đa phương đã thực sự trở thành
một định hướng lớn trong đường lối đối ngoại của Đảng: “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...
Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương...
Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc
đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng
biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu
vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền”
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

- Đại hội lần thứ XII (năm 2016), lần đầu tiên công tác đối ngoại đa
phương được xây dựng thành một định hướng chiến lược, với
Giai đoạn
chủ trương “... nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa
2016-Nay phương, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể
chế đa phương”.
- Định hướng công tác đối ngoại đa phương là: “Chủ động tham gia và
phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên
hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về
quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp tác
ở mức cao hơn như hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc,
diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác”.
- Định hướng này đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi công tác đối ngoại đa
phương phải chuyển mạnh từ “ký kết, gia nhập, tham gia” sang
“chủ động và tích cực đóng góp xây dựng và định hình” các quy
tắc, luật lệ mới và các cơ chế đa phương.
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

CÁ NHÂN QUỐC GIA QUỐC TẾ

CƠ SỞ NỀN TẢNG CHO NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG


VN THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

- Nền tảng: Hồ Chí Minh với tư tưởng về đối ngoại đa


CÁ NHÂN
phương
“Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả mọi
nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”
- Tập thể lãnh đạo từ thời kỳ Đổi mới
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

- Học thuyết chính trị: quan điểm của ĐCS Việt Nam về đối ngoại
đa phương trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
ngoại giao Hồ Chí Minh
- Tổ chức chính trị: Ban Quốc tế nhân dân, các uỷ ban đoàn kết,
QUỐC GIA
hội hữu nghị
- Lợi ích quốc gia cốt lõi: nhấn mạnh vào:
(i) sự hài hòa lợi ích giữa các chủ thể bên trong đất nước
(ii) trong sự cân nhắc tới lợi ích chung của các nước khác, của
cả cộng đồng khu vực và quốc tế.
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

- Lĩnh vực tham gia: đa ngành, ưu tiên tham gia các lĩnh
vực Việt Nam
(i) có lợi ích sát sườn, thiết thân cần phải ưu tiên bảo
vệ và thúc đẩy;
QUỐC GIA
(ii) có thế mạnh và kinh nghiệm để qua đó nâng cao
vai trò và vị thế của Việt Nam; và
(iii) theo các mức độ từ thấp đến cao:
- Thực hiện, triển khai luật pháp, chuẩn mực qt
- Tham gia xây dựng luật chơi đa phương mới
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

- Tình hình kinh tế - xã hội


- Vai trò ngày càng tăng của quốc hội và truyền
QUỐC GIA thông trong hoạt động đối ngoại đa phương
- Chiều hướng chính sách đối ngoại
II. ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM

- Cục diện quốc tế đa trung tâm, đa tầng nấc


- Xu thế chuyển dịch mạnh mẽ tương quan lực lượng kinh tế
từ Đông sang Tây,
QUỐC TẾ - Châu Á – Thái Bình Dương dần trở thành trung tâm quyền
lực mới
- Xu thế gia tăng sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- “Phát triển” trở thành mục tiêu đa phương quan trọng
- Các thách thức toàn cầu ngày càng gay gắt
- Vai trò ngày càng tăng của các thể chế quốc tế, luật pháp
quốc tế
CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT

Về ngoại giao chính trị: tích cực thúc đẩy mối quan hệ
NGOẠI GIAO
CHÍNH TRỊ song phương và đa phương giữa Việt Nam với các đối tác,
góp phần củng cố vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Vd: Tuyên bố chung về tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện Việt Nam – Nga đến năm 2030.
Năm 2021, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò chủ
tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc,
CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT

Về ngoại giao kinh tế: đóng góp tích cực trong quá trình ký kết và
NGOẠI GIAO thực thi các hiệp định thương mại tự do, góp phần giúp Việt Nam đa
KINH TẾ dạng hóa thị trường và sản phẩm, đưa hàng hóa Việt Nam ra thế giới.
Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) 8/2020 đã
góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế. Chỉ trong
năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 63,6 tỷ USD,
tăng trưởng 14,8%, trong đó, Việt Nam xuất sang EU đạt 4,8 tỷ USD,
tăng 14,2% so với năm 2020.
Hiệp định UKVFTA giữa Việt Nam và Vương quốc Anh có hiệu lực từ
năm 2021 cũng đã góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai
quốc gia, với tổng giá trị 6,6 tỷ USD,
CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT

Về ngoại giao văn hóa: Các cơ quan đại diện Việt Nam đã phối hợp với các
đơn vị trong nước cũng như chính quyền, người dân sở tại để tổ chức nhiều hoạt
NGOẠI GIAO động ngoại giao văn hóa với sự đa dạng về nội dung, hình thức, góp phần giới
VĂN HÓA thiệu, quảng bá hiệu quả về đường lối, chính sách, tiềm năng, thế mạnh cũng như
về lịch sử, vẻ đẹp văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.
Vd: Các cơ quan đại diện Việt Nam đã chủ động tổ chức các chương trình giao
lưu trong khuôn khổ Chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt từ năm 2010.
Đại sứ quán Việt Nam tại một số quốc gia cũng đã chủ động tổ chức các hoạt
động nhằm bảo tồn và phổ biến tiếng Việt tại nước ngoài thông qua các hình
thức như giao lưu với sinh viên học tiếng Việt, hỗ trợ tư vấn về quá trình học và
các tài liệu học tiếng Việt
NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Đối ngoại đa phương Việt Nam đã có những đóng góp to lớn, góp
phần quan trọng đưa đất nước ra khỏi thế bao vây cấm vận, từng
bước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy các
mục tiêu phát triển, bảo vệ và duy trì môi trường hoà bình, tạo
điều kiện thuận lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐNĐP VN ĐẾN 2025
➢ Các tầng nấc, diễn đàn ưu tiên
• LHQ
• ASEAN
• Các cơ chế hợp tác, liên kết ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
• Các cơ chế hợp tác tiểu vùng sông Mekong
• APEC
• CPTPP, RCEP

➢ Các nội hàm, lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy hợp tác
• Những vấn đề Việt Nam đóng vai trò nòng cốt
• Những vấn đề Việt Nam tham gia một cách chủ động, tích cực
• Những vấn đề Việt Nam tham gia với tinh thần thành viên có trách nhiệm

➢ Xác định các đối tác nòng cốt trong hợp tác đa phương
➢ Xác định các hướng cơ bản để đề xuất các sáng kiến mới
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
▪ Đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm trong công tác đối ngoại đa
phương
▪ Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối
ngoại đa phương
▪ Đẩy mạnh chuẩn bị đăng cai, đảm nhiệm các trọng trách quốc tế
▪ Hoàn tất các cam kết quốc tế đã ký kết, đồng thời tham gia có lựa chọn
các cam kết quốc tế mới
▪ Thúc đẩy vận động các tổ chức quốc tế chọn Việt Nam làm địa điểm đặt
trụ sở, văn phòng, chi nhánh
▪ Đưa người vào các tổ chức quốc tế và khu vực
▪ Các biện pháp chuẩn bị trong nước để nâng tầm công tác ĐN ĐP

You might also like