You are on page 1of 12

ĐÁNH GIÁ: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ONLINE

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT


NHU CẦU MUA SẮM ONLINE CỦA SINH VIÊN
Người thực hiện: Đỗ Văn Sáng
I. ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT
1. Kết quả khảo sát
2. Đánh giá, phân tích kết quả khảo sát
 Sinh viên đang mua hàng online nhiều hơn!

Khảo sát cho thấy 89,5% các bạn sinh viên thường lựa chọn mua sắm qua các sàn
TMĐT, (còn qua website bán hàng, qua các trang Mạng xã hội hay sàn Giao dịch điện tử thì lần
lượt là 27,5%, 23% và 11,5%) , trong khi chỉ 47,5% sinh viên được hỏi họ sẽ thường lựa chọn
phương thức mua sắm truyền thống. Tuy phạm vi khảo sát chưa quá lớn nhưng tỉ lệ này cũng
cho thấy sự phổ biến của việc mua sắm online đối với sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung.
40,1% mua hàng 2-3 lần/tháng và 48% được hỏi đã dành ra 200k – 500k mỗi tháng để chi cho
việc mua sắm online, số tiền đó đối với mỗi bạn sinh viên cũng không thể được coi là nhỏ!
Năm 2018, Nielsen công bố: “98% người dùng Internet Việt Nam mua hàng qua mạng”.
Theo Bộ Công Thương, “Ước tính chung năm 2020, TMĐT Việt Nam đạt quy mô khoảng 13,2
tỷ USD … Vào năm 2025 sẽ đạt 52 tỷ USD”. Sinh viên, các bạn thế hệ gen Z, là những người sử
dụng Internet nhiều và thường xuyên nên không khó hiểu khi mua sắm trực tuyến lại trở nên phổ
biến như hiện nay. Do ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều khu vực trên cả nước đã đóng cửa chợ
truyền thống nên việc mua sắm online càng trở nên phù hợp và tất yếu hơn bao giờ hết.
 Nữ hay nam đang mua sắm nhiều hơn bên còn lại?
Từ khảo sát của nhóm mình cũng như dữ liệu của Picodi – một chuyên trang thống kê dữ
liệu đều đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này rằng: nữ giới (khoảng 60%) mua sắm nhiều hơn nam
giới (40%).
 Hình thức thanh toán nào khi mua hàng online được nhiều bạn sinh viên lựa
chọn?
Ví điện tử (25,7%) , chuyển khoản ngân hàng (9,9%): đây là sự khác biệt rõ rệt của
mua hàng online đối với cách thức truyền thống về khía cạnh thanh toán. Sự tiện lợi của 2 hình
thức thanh toán này đối với khách hàng là không phải bàn cãi!
Thanh toán khi nhận hàng (64,4%): tuy đây là cách truyền thống nhưng vẫn được
nhiều người chọn vì thói quen mua hàng từ trước và cả sự an toàn khi họ có thể kiểm tra hàng
rồi mới đưa tiền cho shipper thay vì thanh toán trước như 2 hình thức trên.
 Sự tin tưởng của sinh viên đối với hàng mua từ hình thức online đang ở mức
trung bình
3 trên 5 là số điểm trung bình mà các bạn sinh viên khảo sát đã chấm về Sự tin tưởng đối
với hàng online, trong khi số điểm dành cho Sự hài lòng về các sản phẩm trực tuyến sau khi mua
của họ là 3.782 trên 5.
 Sinh viên thường lựa chọn những mặt hàng nào khi mua hàng trực truyến?
Những loại mặt hàng mà người tiêu dùng có thể tiếp cận khi mua sắm online là cực kỳ đa
dạng. Nhưng, theo khảo sát, vẫn có 1 số loại mặt hàng mà các bạn sinh viên tìm mua nhiều hơn
như:
+ Sách, tài liệu học tập (61%): Vì đối với mỗi bạn sinh viên thì sách hay tài liệu là
những thứ tất yếu cho việc học trở nên hiệu quả hơn. Và với sự phát triển nhanh chóng của
Thương mại điện tử, việc tìm mua một cuốn sách hay tài liệu nào đó trên Internet hiện nay là
khá dễ dàng nên nhu cầu mua chúng không nhỏ cũng là điều dễ hiểu.
+ Mỹ phẩm (36,5%): Hiện nay, việc dành một khoản tiền để chăm chút ngoại hình
hơn đã không còn là một sự hoang phí đối với cả các bạn sinh viên nữ lẫn các bạn nam.
+ Sự bùng phát dịch Covid-19 dẫn đến nhu cầu mua Thức ăn, thực phẩm (27%) hay
Sản phẩm y tế trực tuyến gia tăng nhiều hơn bao giờ hết. Thậm chí, tại rất nhiều khu vực ở
nước ta, để hạn chế tình trạng lây bệnh trong mùa dịch corona, mọi người thường có thói
quen mua và tích trữ thực phẩm trong thời gian dài để hạn chế ra đường và tiếp xúc nơi đông
người.
+ Ngoài ra, nhu cầu mua Đồ công nghệ hay Đồ trang trí (29%), Quần áo… của các
bạn sinh viên cũng là không hề nhỏ.
 Mua hàng trực tuyến có nhiều ưu điểm nếu so sánh với cách thức truyền
thống

Từ khảo sát cũng như thực tiễn có thể thấy rằng mua hàng trực tuyến có những yếu tố
đem lại sức hút đối với các bạn sinh viên nếu so với mua hàng truyền thống:
+ Tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại - Nếu như trước kia bạn có thể
phải dành ra hàng tiếng đồng hồ đi hết từ của hàng này đến của hàng khác để tìm mua 1
món đồ phù hợp thì khi có hình thức mua sắm trực tuyến, chỉ trong vài phút bạn đã có thể
tìm thấy nó trên các trang tìm kiếm. Không phải tiếp xúc với nhiều người mà cứ thấy
món nào ưng ý, người dùng có thể thêm ngay vào “giỏ hàng” . Đó là sự tiện lợi khổng lồ
mà mua hàng trực tuyến có thể đem lại.
+ Mặt hàng phong phú, đa dạng: Bạn có thể mua được những thứ trên trời dưới
đất, những thứ chỉ có ở vùng miền khác, quốc gia khác mà ở nơi bạn sinh sống không có,
và chỉ cần ngồi nhà và đợi shipper giao đến.
+ Giá cả, ưu đãi nhiều: Trên các sàn TMĐT có vô vàn mặt hàng để có thể lựa
chọn mà mức giá lại rất hợp lý. Ngoài ra các sàn TMĐT, các website bán hàng còn có
những đợt giảm giá (1/1, 2/2, 3/3…), voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển... khiến cho
giá đến tay người tiêu dùng là cực kỳ cạnh tranh.
+ Đa dạng phương thức thanh toán: Mua sắm online có thể thanh toán bằng
nhiều hình thức (Ví điện tử, chuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán khi nhận hàng …)
trong khi hầu hết mô hình kinh doanh truyền thống là khách hàng sẽ trả hoàn toàn bằng
tiền mặt khi tới nhận hàng.
3. Mua sắm trực tuyến cũng tiềm tàng không ít rủi ro!
Bên cạnh mặt lợi, sự gia tăng mua hàng qua mạng trong thời kỳ dịch bệnh cũng có nguy
cơ mang lại những tác động tiêu cực cho người tiêu dùng, cụ thể là sinh viên như sau:
+ “Vung tay quá trán”: Với sự phát triển của thương mại điện tử và sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất, dễ dàng
và nhanh chóng nhất khi mua sắm qua mạng. Chỉ với một vài click chuột, sinh viên đã có
thể mua rất nhiều mặt hàng. Điều này cũng làm xuất hiện và gia tăng tình trạng chi tiêu
quá nhiều, thậm chí quá mức thu nhập của bản thân sinh viên và gia đình.
+ Có xu hướng mua những thứ không cần thiết do “quá buồn chán”: do có quá
nhiều thời gian rảnh, người tiêu dùng dễ có xu hướng mua sắm những thứ để thỏa mãn sở
thích nhất thời như: đặt mua quá nhiều đồ ăn khi đang đói, đặt mua nhiều vận dụng cho
những chuyến đi xa sau khi kết thúc giãn cách/phong tỏa, đặt mua quá nhiều đầm, váy
nhưng sau đó chỉ mặc được 1 2 lần…
+ Đối mặt nhiều hơn với những vi phạm quyền lợi khi mua hàng qua mạng
như: hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng không áp dụng đồng kiểm, hàng giao
chậm, đã thanh toán nhưng không giao hàng, bảo mật thông tin cá nhân…
+ Ngoài những rủi ro đối với người tiêu dùng, Thương mại điện tử còn ảnh hưởng
xấu đến môi trường: khi mua sắm qua mạng quá nhiều, cùng với những hình thức vận
chuyển nhanh (vận chuyển hỏa tốc, vận chuyển 2 tiếng, vận chuyển 2 ngày) thì hình thức
này khiến lưu lượng xe máy di chuyển cùng lúc ngày càng đông gây ô nhiễm môi trường,
ô nhiễm tiếng ồn… Bên cạnh đó, việc các nhà bán hàng gói hàng quá kỹ nhằm tăng tính
chuyên nghiệp và làm hài lòng khách hàng cũng gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng
tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.
4. Thương mại điện tử đang thay đổi thói quen tiêu dùng của giới trẻ

Nền kinh tế thương mại điện tử bùng nổ đang ảnh hưởng đến lối sống và thói quen tiêu
dùng của một bộ phận người trẻ. Nếu như trước kia, 1 nhóm bạn sẽ rủ nhau tới các cửa hàng,
chợ truyền thống hoặc siêu thị để tìm kiếm thứ đồ mà họ muốn mua. Thì nay, nhiều người lại có
thói quen đi chợ online như Tiki, Lazada, Shopee…thay vì tốn thời gian đi mua trực tiếp.
Theo VnExpress.vn, ngoài ảnh hưởng của mô hình thương mại điện tử xã hội, việc mua
sắm của giới trẻ cũng dễ bị chi phối bởi các chương trình phát sóng trực tiếp (livestream). Nhiều
chuyên gia chỉ ra rằng, live streaming về bản chất là hướng dẫn mua sắm trực tiếp, điều quan
trọng nhất là thuộc tính xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin mua sắm và cảm xúc của khách hàng.
Theo chiến lược khuyến mãi "thời gian có hạn, giá có hạn và ưu đãi hấp dẫn", những người trẻ
xem livestream đôi khi thể hiện hành vi tiêu dùng bốc đồng và dần hình thành thói quen xem
bán hàng online dù không có nhu cầu mua, hoặc mua nhưng không sử dụng, chỉ đơn giản vì nó
rẻ.
Theo khảo sát, nhiều người trẻ chú ý đến những trải nghiệm mới lạ và theo đuổi sự đổi
mới trong mua sắm trực tuyến, và tính thực tế không còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết
định tiêu dùng của họ.
82,7% sinh viên được hỏi vẫn dành dưới 1 tiếng mỗi ngày cho việc mua sắm trực tuyến .
Nhưng cũng không ít người dành rất nhiều thời gian cho việc mua sắm online. Một số chuyên
gia cho rằng trong quá trình nhận thức, trải nghiệm và mua sắm hàng hóa, nhu cầu tình cảm của
giới trẻ là một trong những động lực tiêu dùng chính của họ, đặc biệt là sự thoải mái về tinh thần
do hàng tiêu dùng mang lại. Chính vì yếu tố đó mà nhiều người dần dần “nghiện” mua sắm
online. Mỗi tháng họ "đốt" hàng chục triệu tiền tiết kiệm của mình, mỗi ngày không nhận được
vài ba cuộc gọi của shipper là đã thấy trong lòng không thoải mái.
5. Làm sao để sinh viên mua hàng trực tuyến hiệu quả hơn?
Bất chấp một số tác động tiêu cực, có một thực tế mà nhiều người tiêu dùng thừa nhận là
mua sắm qua mạng vẫn là một lựa chọn tối ưu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Chính vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện các giao dịch thương
mại điện tử một cách tốt nhất là rất cần thiết đối với mỗi người tiêu dùng nói chung và các bạn
sinh viên nói riêng.
Để đạt được mục đích đó, các bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau đây (từ Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã đưa ra và từ kinh nghiệm mua hàng trực tuyến của các
bạn trong nhóm mình và từ cả những bạn đã được phỏng vẫn nữa) :
+ Thứ nhất, ưu tiên mua hàng từ những trang TMĐT uy tín, có đăng ký/thông báo tới
Bộ Công Thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng xã hội, lựa chọn những tài khoản
uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài.

Ảnh: Logo cho thấy doanh nghiệp thương mại điện tử


đã thông báo/đăng ký tới Bộ Công Thương

+ Thứ hai, chỉ thực hiện các giao dịch khi bản thân/gia đình thực sự có nhu cầu sử
dụng sản phẩm: Xác định các nhu cầu cơ bản và quan trọng trong lúc áp dụng giãn
cách/phong tỏa và đặt ra mục tiêu chỉ mua sắm để đáp ứng những nhu cầu đó.
+ Thứ ba, cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hàng hóa cần mua cũng như số lượng
hàng hóa, tránh tình trạng mua hàng không thực sự cần thiết và mua với số lượng quá
nhiều.
+ Thứ tư, ưu tiên mua những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản trong đại dịch
như: nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng gia đình, quần áo phục vụ nhu cầu hàng ngày…
Tránh mua những sản phẩm chưa sử dụng được trong thời điểm này như: trang phục dự
tiệc/trang phục dành cho đi du lịch, đồ dã ngoại, thiết bị điện tử dùng cho những dịp đặc
biệt,…
+ Thứ năm, khi nhận hàng: Đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với đơn
hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà mình không đặt
cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua.
+ Thứ sáu, dành thời gian sắp xếp, dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà để biết rõ nhà
mình đã có những đồ đạc nào, thực sự cần và không cần đồ gì nhằm tránh tình trạng mua
sắm theo cảm hứng, gây lãng phí tiền bạc và làm giảm lợi ích của thương mại điện tử.

+ Thứ bảy, tránh mua hàng qua mạng khi thể trạng và tinh thần mệt mỏi. Tình
trạng này có thể dẫn tới việc không so sánh giá cả/so sánh các nhà bán hàng, mua sắm để
thỏa mãn nhu cầu lúc đó (mua rất nhiều đồ ăn trong lúc đói dẫn tới tình trạng không thể
tiêu thụ hết đồ ăn) hoặc đơn giản là chỉ muốn mua sắm để tâm trạng tốt lên.

II. TỔNG KẾT


Sự ra đời Thương mại điện tử đã tác động to lớn đến thị trường thương mại trong nước,
nó làm thay đổi thói quen mua sắm giới trẻ nói chung và các bạn sinh viên nói riêng. Bên nhiều
lợi ích đem lại, việc mua sắm online vẫn còn tiềm tàng không ít rủi ro đòi hỏi mỗi cá nhân phải
trang bị cả kiến thức và kĩ năng để việc mua sắm trở nên hiệu quả, đúng mục đích và an toàn.
Đồ án “Nhu cầu mua sắm online của sinh viên” của nhóm mình nhằm mục đích giúp cho mỗi
bạn sinh viên có cái nhìn đa chiều hơn, thận trọng hơn trong việc mua sắm trên không gian
mạng vốn đang tồn tại không ít bất cập nhưng chưa được khắc phục triệt để trong thời gian gần
đây.

You might also like