You are on page 1of 2

Cơ hội: Theo “Sách trắng Thương mại điện tử” Việt Nam năm 2021 (ấn phẩm

của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số), tỷ lệ người dùng internet tham gia
mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm 2019 lên 88% trong năm 2020.
Dịch Covid-19 cùng những yêu cầu về giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc đã
góp phần đáng kể khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm hơn đến
mua sắm trực tuyến. Chính vì thế, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, người
tiêu dùng ngày càng tập trung mua sắm trực tuyến thay vì trực tiếp ra ngoài để
mua hàng hóa như thường ngày.

Nhận thấy lợi thế của thương mại điện tử như không phải thuê mặt bằng, lượng
khách hàng lớn, để tăng lượng khách hàng mua sắm, bên cạnh việc triển khai
giảm giá sản phẩm, nhiều cửa hàng còn hỗ trợ giao hàng miễn phí. Một số chủ
cửa hàng còn đăng ký mặt hàng của mình trên các trang bán hàng online như
Tiki, Shopee, Sendo... để dễ tiếp cận người mua hơn. Những quyết định hỗ trợ
người tiêu dùng bằng các hình thức giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, tăng cường
livestream giới thiệu sản phẩm và đăng ký bán các mặt hàng này qua trang
Shopee, Tiki… đã làm tăng lượng người xem và mua hàng ngày một ngày nhìu
hơn so với trước đây.

Không chỉ những hộ kinh doanh nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân mà hiện các
“ông lớn” như Vinmart, Aeon mall... cũng không bỏ qua thị trường béo bở này.
Ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, Vinmart, Aeon Mall đã áp
dụng ngay hình thức “Đi chợ hộ” và miễn phí giao hàng với những hóa đơn từ
300.000 - 500.000 đồng.

Thách thức: Bên cạnh lợi thế, thương mại điện tử vẫn tồn tại sự bất cập. Hiện
tại, người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại quyền lợi khi mua
hàng trực tuyến như hàng hóa không giống như quảng cáo, hàng giao chậm, đã
thanh toán nhưng không giao hàng, lộ thông tin cá nhân... Đặc biệt, tại thời điểm
dịch Covid-19 xuất hiện, sự bất cập trong giao dịch thương mại điện tử càng lộ
rõ hơn. Không chỉ với thực phẩm, việc mua các loại hàng hóa khác như quần áo,
mỹ phẩm, giày dép... cũng có hiện tượng hàng hóa được giao đến tay người tiêu
dùng không giống với hình ảnh được quảng cáo; người tiêu dùng thậm chí còn
mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ... khác xa so
với hình ảnh trên mạng. Chưa kể, đôi lần nhiều người dùng còn bị mất tiền oan
do tin tưởng chuyển khoản trước qua một địa chỉ ảo...

Về phía người bán hàng, nhiều cá nhân, doanh nghiệp cũng gặp tình huống “dở
khóc, dở cười” khi bán hàng qua mạng. Đặc biệt, sợ nhất là bị khách “bom
hàng”; dịch bùng phát, gọi được shipper mất nhiều thời gian, tiền vận chuyển lại
cao mà đến nơi gọi không ai nhận”.

Ngoài việc người tiêu dùng có nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, hàng
giả... thì hoạt động thương mại điện tử còn gây không ít khó khăn cho lực lượng
chức năng trong việc kiểm soát nguồn hàng và chống gian lận thuế. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp nhận ra “cơ hội vàng” để đẩy mạnh thương mại điện tử
trong thời điểm xuất hiện dịch Covid-19, nhưng họ lại chưa được đào tạo bài
bản để bắt kịp xu thế này. Thương mại điện tử là xu thế tất yếu trong quá trình
chuyển đổi số. Xu thế này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi một bộ phận người tiêu
dùng trẻ, nhưng vẫn còn một khoảng cách tương đối lớn đối với người cao tuổi,
những người vốn chưa bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ.

You might also like