You are on page 1of 5

TIỂU ĐỘI 3

ĐỀ TÀI: Phát triển dịch vụ (du lịch) đem lại hiệu quả như thế nào đối với
kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh. Đứng trên cương vị của giám đốc
của khách sạn, khách Trung Quốc mặc áo có đường lưỡi bò thì em sẽ xử lý
như thế nào ?

1. Vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch đối với kinh tế, xã hội,
quốc phòng- an ninh
⁻ Xu hướng phản ánh tính quy luật của nền kinh tế cũng chỉ ra rằng tỉ trọng
nông nghiệp vốn giữ vị thế chủ đạo đã dần nhường cho công nghiệp và
cuối cùng vai trò của ngành dịch vụ sẽ đóng vai trò thống lĩnh.
⁻ Đặc biệt vai trò của du lịch trong lĩnh vực dịch vụ cũng ngày một rõ nét.
Theo hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới thì năm 1994 du lịch quốc tế trên
toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, xếp
trên ngành dầu khí, kim loại, điện tử và hoá chất. Du lịch thu hút trên 200
triệu lao động chiếm hơn 12% lao động trên toàn quốc.
⁻ Ở Việt Nam xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế cũng đã được thực hiện
với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm điều đó đã cho thấy du lịch có
một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Du
lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách quốc gia. Ngoài ra cùng với
sự phát triển của du lịch cũng dễ dàng tạo điều kiện để những nền kinh tế
khác cùng phát triển. Với những lợi thế và các mặt tích cực do phát triển du
lịch mang lại thì du lịch hoàn toàn có khả năng làm thay đổi diện mạo kinh
tế, xã hội của đất nước chúng ta.
2. Hiệu quả mà du lịch mang lại đối với kinh tế:
2.1. Mang về ngoại tệ cho Việt Nam
⁻ Khác với hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông thường là bán hàng hoá ra
nước ngoài rồi thu ngoại tệ về, xuất khẩu du lịch lại thu ngoại tệ bằng cách
khách chi tiền vào những dịch vụ của mình khi họ đến du lịch tại nước sở
tại. Nghĩa là khi một người có thu nhập từ nước ngoài đến du lịch tại Việt
Nam đồng nghĩa với việc luồng ngoại tệ đã chảy vào Việt Nam và hoạt
động tiêu tiền (sử dụng tiền đó mua hàng hoá trong nước) của khách du
lịch nước ngoài tại Việt Nam cũng là hoạt động xuất khẩu du lịch của Việt
Nam. Khi khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đông thì dòng ngoại tệ
chảy vào Việt Nam cũng sẽ tăng theo góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ
của một quốc gia.
2.2. Một trong những hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao
⁻ Du lịch là hoạt động thương mại, nhưng hoạt động xuất khẩu du lịch không
giống với việc buôn bán hàng hoá thông thường, nó mang lại hiệu quả cao
hơn bởi các lý do sau:
⁺ Không đòi hỏi một khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao tập trung
tại một thời điểm nhất định.
⁺ Tiết kiệm được thời gian và các chi phí trên đường vận chuyển.
⁺ Không phải nộp thuế xuất, nhập khẩu và được bán với giá ưu đãi Ít
chịu rủi ro khi trả thuế
2.3. Thúc đẩy nhiều ngành nghề khác cùng tham gia
⁻ Sản phẩm du lịch được cấu thành từ rất nhiều loại hàng hoá riêng lẻ khác
nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí. .. đây
là sản phẩm của rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, hoạt động du
lịch càng phát triển thì điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy những ngành nghề
nói trên phát triển theo.
2.4. Kích thích hoạt động đầu tư
⁻ Nhìn chung sự tăng trưởng của bất kỳ ngành nào cũng tạo cơ hội đầu tư.
Khác với những ngành kinh tế thông thường, du lịch có một cấu trúc độc
đáo - là ngành được tạo ra từ rất nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp đa
dạng các loại hình dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, sự đầu tư của chính phủ
vào hạ tầng cơ sở cũng nhằm tạo thuận lợi để du lịch phát triển sẽ thu hút
đầu tư rộng rãi của người dân, của các công ty trong và ngoài nước.
2.5. Tạo công ăn việc làm cho người dân
⁻ Đặc thù của ngành du lịch là có hệ số sử dụng lao động rất cao, vì vậy du
lịch là ngành tăng cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã hội.
⁻ Cụ thể:
⁺ Tạo ra những việc làm trực tiếp như công việc tại các khách sạn, nhà
nghỉ, khu vui chơi.
⁺ Tạo ra việc làm gián tiếp như vận chuyển lương thực thực phẩm,
nước. ..
2.6. Góp phần làm gia tăng thu nhập về thuế vào ngân sách
⁻ Khi khách du lịch đến và mua hàng hoá dịch vụ từ hoạt động này, phần chi
tiêu của họ đã bao gồm các loại thuế đóng vào nhà nước. Số lượng khách
du lịch càng đông thì khả năng chi tiêu càng cao và các khoản thuế họ đóng
cho nhà nước sẽ càng nhiều.
2.7. Tạo điều kiện để phát triển các vùng du lịch
⁻ Du lịch còn được coi là ngành công nghiệp sạch bởi vì nó không đòi hỏi
hầm mỏ cũng như các nhà máy công nghiệp. Ngoài ra, nó được gọi là một
ngành phát triển nhanh chóng bởi vì nếu những yêu cầu này được thoả mãn
thì số khách du lịch sẽ tăng lên với tỷ lệ cao. Cùng với các hoạt động của
mình, du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi tại các khu vực, nơi
có những điều kiện khó khăn nhất định của một quốc gia, như các miền
núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
2.8. Quảng bá cho nông nghiệp của địa phương
⁻ Ngành du lịch tạo nên sự phát triển trong sản xuất thủ công nghiệp cũng
như nông nghiệp địa phương Du lịch đem lại lợi ích phát triển kinh tế địa
phương được áp dụng cho các quốc gia có khách du lịch.
3. Hiệu quả mà du lịch mang lại đối với xã hội
⁻ Du lịch phát triển làm hạn chế sự di chuyển của người dân từ vùng này
sang vùng kia do du lịch phát triển khiến người dân có nhiều việc làm mới,
thu nhập cao, kinh tế tốt hơn nên họ có xu hướng đi nơi khác lập nghiệp 
⁻ Một tác động khác rất dễ dàng nhận ra và cũng chính là tác động trực tiếp
nhất của du lịch đến với đời sống xã hội của con người đó chính là tăng
cường sức khoẻ về mặt thể chất, thoả mãn nhu cầu được thư giãn, nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Từ đó, giúp ổn định tâm lý, gắn kết
tình thân, nâng cao đời sống tinh thần, tăng cường sức khoẻ, tuổi thọ, . ..
cho con người. 
⁻ Du lịch phát triển cũng góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại những nơi phát
triển kinh tế, cư dân địa phương có nguồn thu nhập cao hơn, họ mở nhiều
ngành nghề mới, bán được các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ
với giá cao hơn, các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn tăng thêm
thu nhập lớn. Người dân cũng được học nghề, được hưởng thụ cơ sở hạ
tầng kỹ thuật tốt. .. giúp xoá đói giảm nghèo cho người dân các địa phương.

⁻ Bên cạnh đó, du lịch cũng giống như một phương tiện kết nối, một sợi dây
đưa con người đến với nhau. Khi đi du lịch, mọi người ở mỗi vùng miền sẽ
trở nên gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tạo điều kiện cho nhân dân cả
nước xoá bỏ đi cách biệt vùng miền, giúp đỡ con người thiết lập những mối
quan hệ mới, . .. Hơn nữa, du lịch cũng góp phần mở rộng, phát triển những
mối quan hệ xã hội và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau của các quốc
gia và các dân tộc trên thế giới. 
⁻ Ngoài ra việc du lịch phát triển cũng rất có ích trong quá trình nâng cao sức
khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần của cả khách du lịch lẫn người dân bản
địa và cả người làm du lịch. Nâng cao hạ tầng cơ sở, tôn tạo môi trường,
giữ gìn cảnh quan tự nhiên và biến đổi diện mạo cảnh quan theo hướng tích
cực. 
⁻ Không cứ thế du lịch phát triển làm cái nhìn của bạn bè quốc tế về Việt
Nam trở nên sâu sắc hơn, khơi dậy lòng yêu đất nước và sự trân trọng đối
với thiên nhiên và con người Việt Nam.
4. Hiệu quả mà du lịch mang lại đối với quốc phòng, an ninh
⁻ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
⁻ Có điều kiện bảo đảm an ninh trật tự tốt hơn.
⁻ Bảo đảm trật tự an toàn xã hội dọc biên giới nhằm hướng tới xây dựng
đường biên hữu nghị, hợp tác và phát triển.
=> Tạo điều kiện cho:
⁻ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
an ninh trật tự nội địa
⁻ Đẩy mạnh phong trào quần chúng an ninh quốc phòng
⁻ Giữ vững trật tự an toàn xã hội giảm thiểu tối đa rủi ro cho người dân và
doanh nghiệp.
5. Câu hỏi phụ.
⁻ Yêu cầu nhóm khách cởi áo có bản đồ ra
⁻ Đồng thời mang số áo này đến cơ quan chính quyền địa phương giao nộp
⁻ Nhắc nhở khách khi tham quan du lịch phải chấp hành những quy định du
lịch ở Việt Nam
⁻ Sẽ báo cho cơ quan công an nếu phát hiện còn tình trạng chống đối, không
phối hợp để có những giải pháp cần thiết như cảnh cáo, trục xuất, . ....

 Thành viên của tiểu đội 3:


- Lê Trung Kiên
- Nguyễn Trọng Yến Linh
- Hùynh Hoàng Hải Long
- Hùynh Nhật Long
- Nguyễn Thanh LyLy
- Phan Bình Minh
- Thái Đặng Phương Nam
- Trà Quốc Nam
- Vũ Khánh Nam

You might also like