You are on page 1of 2

Những thách thức từ thị trường thương mại điện tử ở Việt

Nam trong 5 năm tới


Báo cáo do eMarketer công bố tháng 1/2022 chỉ ra, Việt Nam được xếp vào
nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới và
dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Thương mại điện tử mang lại những lợi
ích to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người mua hàng. Tuy nhiên
bên cạnh những mặt tích cực ấy vẫn tồn tại những hạn chế.
An ninh mạng
Tuy ngành thương mại điện tử đạt được những thành công bước đầu khi tạo
ra hàng ngàn tỷ USD cho kinh tế song khi số lượng các sàn thương mại điện tử
tăng nhanh thì việc kiểm quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản
lý thị trường) cho biết, dịch Covid-19 như một lò xo giúp thương mại điện tử bật
xa hơn xo với dự kiến. Nhu cầu mua hàng hóa online tăng cao kéo theo số lượng
người bán tham gia kênh này cũng bùng nổ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của
thương mại điện tử, nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng loại hình kinh doanh này để
thu lợi bất chính bằng cách kinh doanh, buôn bán hàng hóa giả, hàng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
"Các đối tượng buôn lậu thường tìm địa điểm hẻm hóc, ngõ nhỏ để cất giấu
hàng hóa. Thậm chí, nhiều gian hàng trên sàn thương mại điện tử lớn cũng chào
bán hàng kém chất lượng, hàng giả mạo", ông Nguyễn Đức Lê cho biết.
Trong thời gian tới, dự báo vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội vẫn diễn biến
phức tạp.
Mức độ cạnh tranh lớn
Cạnh tranh trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ ngày càng khốc
liệt khi các doanh nghiệp phải tìm cách làm sản phẩm của mình nổi bật giữa đám
đông. Nhiều tên tuổi thương mại điện tử đã “biệt tăm” trong vòng 10 năm sau khi
ra đời. Chẳng hạn, những tên tuổi lớn xuất hiện trong giai đoạn 2011-2020 như
123Mua, Muachung, Nhommua, Vatgia, Deca, FoodPanda, Zaloza, Adayroi…
cũng mất tích.
Không chỉ riêng các sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội phổ
biến cũng dần lấn sân sang các hoạt động thương mại điện tử và giao dịch trực
tuyến. Điển hình như Facebook, Google, Netflix, Youtube, Amazon, TikTok… các
nền tảng này cho phép hiển thị các quảng cáo mua bán hàng hoá, sản phẩm, có thể
thực hiện mua bán qua liên kết với các sàn thương mại điện tử, hoặc tích hợp trực
tiếp việc đăng tải mua bán sản phẩm trên các nền tảng này. Đây là một thách thức
lớn đối với việc quản lý các nền tảng xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài nhằm thâu tóm
thị trường chuyển phát Việt Nam đã có ảnh hưởng mạnh mẽ. Theo số liệu năm
2021, trong số khoảng 45.000 tỷ đồng tổng doanh thu từ dịch vụ bưu chính toàn
ngành bưu chính (của hơn 700 doanh nghiệp, bao gồm cả 2 doanh nghiệp lớn là
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost và Viettel Post) thì nhóm các doanh
nghiệp bưu chính thuộc sở hữu nước ngoài là Giao hàng tiết kiệm (GHTK),
Giao hàng nhanh (GHN), J&T, Ninjavan, Best Express, Ahamove, Shopee
Express, Flex Speed (Lazada Express) ước tính khoảng 18.670 tỷ đồng,
chiếm 41,5% tổng doanh thu toàn ngành. Điều này cho thấy các doanh nghiệp
chuyển phát Việt Nam đang dần bị loại khỏi cuộc chơi chuyển phát cho thương
mại điện tử - mảng đang phát triển mạnh, có thể đạt doanh thu 25 tỷ USD vào năm
2025.
Tài liệu tham khảo
https://idea.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=a486088d-
fa18-4186-b6aa-38b8cdfa749b
https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/153849/Thach-thuc--nguy-co-
trong-phat-trien-TMdT-cua-Viet-Nam-va-de-xuat.html
http://daidoanket.vn/thuong-mai-dien-tu-cuoc-canh-tranh-giua-cac-nganh-
hang-5680035.html
https://www.anninhthudo.vn/nhieu-ten-tuoi-thuong-mai-dien-tu-lon-mat-
tich-trong-vong-10-nam-post521536.antd#:~:text=Nhi%E1%BB%81u%20t
%C3%AAn%20tu%E1%BB%95i%20TM%C4%90T%20l%E1%BB%9Bn,%2C
%20FoodPanda%2C%20Zaloza%2C%20Adayroi%E2%80%A6

You might also like