You are on page 1of 1

Lịch sử tiến bộ khoa học & công nghệ thế giới đã chứng kiến rất nhiều cuộc cách

mạng mang
lại nhiều giá trị tích cực cho nhân loại. Nổi bật lên là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, không
chỉ đơn giản là kế thừa ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, đây là sự đánh dấu những
bước tiến đột phá của công nghệ - ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến kinh tế và xã hội. Sự
suy giảm của các quốc gia phát triển nhờ các tài nguyên có sẵn đối lập với những bước phát
triển mạnh mẽ của các quốc gia chú trọng công nghệ hiện đại cho ta thấy tầm quan trọng
của công nghệ trong thời đại hiện nay.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với một số quốc gia công nghệ thông tin - thương mại
điện tử luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: cơ sở kĩ thuật của công nghệ thông tin chính
là nền tảng để phát triển thương mại điện tử, sớm tiếp cận kinh tế số hoá. Và một trong
những hoạt động phổ biến của thương mại điện tử là việc giao dịch và thanh toán thông qua
thông điệp điện tử thay cho giao dịch tiền mặt.

Việc giao dịch bằng tiền mặt không còn là ưu tiên ưa chuộng vì sự bất tiện và thiếu an toàn.
Không những vậy giao dịch truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian , bảo mật cao vì giao dịch cá
nhân nào cũng không thể cầm số tiền mặt lớn bên người , điều này tăng sự rủi ro mất tiền.
Chính vì vậy những ứng dụng không dùng đến tiền mặt dần dần được ra đời – giải pháp khắc
phục gần như triệt để và phổ biến cho người tiêu dùng, giúp người dùng linh hoạt trong giao
dịch, an toàn trong chi trả.

Ví dụ ưu việt nhất cho việc thanh toán điện tử ấy phải kể đến ví điện tử - dịch vụ mới phát
triển trên thế giới nhưng được các “ ông lớn “ như Apple, Google hay Samsung đều chạy
đua để phát hành ví điện tử , những con số được thống kê thanh toán thế giới về giao dịch
không dùng tiền mặt vào năm 2019: ở Châu Á ( tăng trưởng 32% ) và CEMEA: Trung Âu,
Trung Đông và Châu Phi (tăng trưởng 19%) cho thấy sự hiệu quả của phương thức thanh
toán này.

Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này còn khá mới mẻ, tuy nhiên với sự phát triển vũ bão
của thương mại điện tử thì Việt Nam cũng có những con số rất ấn tượng. Theo Hãng nghiên
cứu thị trường Statista, tổng giá trị các giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam trong năm
2017 tăng 22% so với năm 2016 (tương ứng 6,168 tỷ USD). Dự kiến sẽ đạt 12,37 tỷ USD vào
năm 2022 (gấp đôi so với năm 2017). Số liệu trên cho thấy thanh toán điện tử dần trở thành
xu hướng toàn cầu, và đông đảo người dân Việt Nam cũng lựa chọn thay cho việc chi trả
thông thường.

Và từ bài viết trên, ….. chọn đề tài…… để nghiên cứu về ví điện tử - phương thức thanh toán
có nhiều tiềm năng phát triển nhất.

You might also like