You are on page 1of 1

trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh

doanh
thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân
đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và người tiêu
dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo dài đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Trong hoạt động thương mại điện tử, dịch bệnh Covid-19 đã có những tác
động nhất định thông qua các phương diện sau:

Cơ hội: dịch bệnh Covid-19 tác động đến thói quen của người tiêu dùng. Nếu như trước đây,
thời điểm chưa bùng phát đại dịch, người tiêu dùng có thói quen mua sắm trực tiếp thì nay
người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến. Lý giải cho sự thay đổi
này xuất phát từ tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và người dân phải thực hiện phong
tỏa, giãn cách để phòng ngừa dịch bệnh, không thể tự mình trực tiếp đi mua sắm các nhu
yếu phẩm, hàng hóa cá nhân. Do vậy, người tiêu dùng đã chuyển hướng sang mua sắm trực
tuyến, chỉ cần tải ứng dụng, tạo một tài khoản và bắt đầu thực hiện tiêu dùng. Theo khảo sát
gần đây nhất, trong quý I/2022, Việt Nam có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với
hơn 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị, tỷ lệ người tiêu dùng thương mại
điện tử có xu hướng tăng cao, với 97% người tiêu dùng vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có
ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai1. Từ đó, có thể thấy rằng, tỷ lệ người tiêu dùng lựa
chọn mua sắm trực tuyến đã có những chuyển biến tích cực, tạo động lực thúc đẩy hoạt
động thương mại điện tử trong thời gian tới.

dịch bệnh Covid-19 tác động tới các doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp tăng cường làm
việc online tại nhà để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và bản thân nhân viên, đồng thời,
đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện hiệu quả. Điều này đã dẫn đến nhiều giải
pháp điều hành doanh nghiệp từ xa được áp dụng. đa số các doanh nghiệp hoạt động đều
ưu tiên lựa chọn hình thức làm việc trực tuyến trong giai đoạn bùng phát dịch. Chính vì điều
này mà nhiều ứng dụng công nghệ đã được lựa chọn để phục vụ cho công việc, cụ thể, có tới
87% doanh nghiệp lựa chọn Facebook, Google, Zalo, Skype, Viber, WhatsApp, Email để làm
công cụ tương tác nội bộ trong doanh nghiệp. Xu hướng các doanh nghiệp bán sản phẩm
trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng, đặc biệt là sau dịch bệnh Covid-19. Nhiều
doanh nghiệp thương mại điện tử đã tận dụng cơ hội trong dịch bệnh để tăng doanh thu,
đặc biệt là các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến, dịch vụ gọi xe và đồ ăn công nghệ, đây là
những lĩnh vực mà nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao trong bối cảnh giãn cách khi không
thể đi lại và mua sắm trực tiếp.

You might also like