You are on page 1of 2

Xu hướng và thực tế truyền thông của một số nhãn hàng Việt Nam

+) Influencer Marketing
Người tiêu dùng đang ngày càng cảnh giác với các quảng cáo truyền thống. Vì vậy, họ
đang tìm kiếm đánh giá từ những họ tin tưởng trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Những người này có thể là bạn bè và gia đình. Ngoài ra, họ cũng rất tin tưởng những
người họ theo dõi trên mạng xã hội. Đó là những người nổi tiếng đến các nghệ sĩ và
chuyên gia thích hợp trong các lĩnh vực cụ thể nào đó.
Social Media được xem là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMB) và các công ty khởi nghiệp. Bởi nó cho phép các thương hiệu nhỏ và ít ngân
sách cạnh ranh được với các thương hiệu lớn.
Tuy nhiên, có nhiều SMB nhỏ không có nhiều ngân sách để thuê các Influencer nổi
tiếng. Và đây chính là cơ hội cho những Influencer có ảnh hưởng ở nhỏ hơn trong
phạm vi nhất định

THƯƠNG HIỆU VINMART:


Khi ra mắt hàng trăm cửa hàng Vinmart+ trên khắp cả nước vào giữa năm 2017,
Vinmart đã thực hiện một chiến dịch truyền thông lớn mang tên “Vinmart+ – Giờ
vàng nội trợ”. Với khung giờ khuyến mãi từ 16h – 19h30 hàng ngày, Vinmart+ muốn
truyền tải một thông điệp “Phụ nữ hiện đại vừa có thể hoàn thành tốt công việc ngoài
xã hội, vừa có thể chu toàn được công việc nội trợ nhờ sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm
từ Vinmart+”. Khi đó, Hồng Đăng – Chàng diễn viên đa tài nổi tiếng với nhiều bộ
phim truyền hình cũng là một trong những gương mặt được lựa chọn để truyền thông
cho chiến dịch này.

Bài đăng của Hồng Đăng chia sẻ quan điểm một người đàn ông hoàn toàn có thể phụ
giúp công việc nội trợ trong gia đình với sự trợ giúp của Vinmart+. Bài đăng thu hút
hơn 10 nghìn lượt tương tác trên trang facebook cá nhân của Hồng Đăng, những bình
luận đều mang tính tích cực và thảo luận về quan điểm Hồng Đăng chia sẻ trên bài
đăng.

+) Mua sắm trên Social Media


Mua sắm trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong
năm 2020. Khách hàng không cần phải tìm đến quá nhiều nền tảng như web để tìm
mua các sản phẩm.
Giờ đây, chỉ cần vài cú click chuột, khách hàng có thể nhanh chóng mua nó ngay trên
mạng xã hội. Với tốc độ phát triển như hiện tại thì mạng xã hội có thể cắt giảm gần
một nửa các kênh bán hầng khác.
Chúng ta sẽ thấy nhiều thương hiệu thay đổi, đặc biệt là các công ty lớn, có uy tín/ Và
năm 2020, các thương hiệu nhỏ hơn, công ty mới thành lập cũng có thể tham gia vào
nền tảng mua sắm trên Social Media.

Bên cạnh những sàn giao dịch TMĐT chuyên biệt (như Hangtot.com, Chodientu.vn,
Enbac.com, Vatgia.com, Sendo.vn, Lazada, Zalora, Nhommua.com, Hotdeal,
Muachung, Sieumua, Cungmua.com, Cucre.vn, Remoingay.com, iVivu.com,
Lingo.vn, 5giay.vn, Muare.vn, Chotot.vn, Rongbay.com...) thì những siêu thị, cửa
hàng ngoại tuyến giờ cũng đã mạnh dạn đầu tư vào TMĐT, như hệ thống siêu thị Thế
Giới Di Động, Viễn Thông A, Nguyễn Kim, F-Shop, Siêu thị điện máy Chợ Lớn,
Media Markt, Thiên Hòa, Pico...
Đặc biệt, Vingroup ra mắt ứng dụng VinShop - một sản phẩm công nghệ có vai trò kết
nối cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới chủ cửa hàng tạp hóa. Với khởi
điểm hơn 20 ngàn cửa hàng tạp hóa kết hợp với ứng dụng VinID sở hữu 10 triệu
khách hàng, VinShop đã bước đầu tạo nên mô hình B2B2C - Business to Business to
Customer - đầu tiên trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

You might also like