You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ MARKETING

ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH MARKETING CHO ỨNG DỤNG ZALOCATION CỦA


CÔNG TY VNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Huy Thông


Lớp chuyên ngành: Quản trị Marketing CLC 62D
Thành viên nhóm: 1. Lê Minh Anh - 11200132
2. Khúc Phạm Băng Châu - 11200551
3. Vũ Lê Ngân Giang - 11201135
4. Nguyễn Hoàng Ngọc Khanh - 11201922
5. Nguyễn Thị Ngọc Mai - 11205365
6. Vũ Thị Mai Nhung - 11206495
7. Nguyễn Thị Tuệ Thư - 11207069
8. Đỗ Ngọc Cát Tường - 11207386

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


I. Tóm tắt
Ở thời đại công nghệ mới, thế hệ trẻ ngày càng có nhu cầu được kết nối, đón nhận
những thông tin từ cả trong lẫn ngoài nước. Nắm bắt được xu thế này, các nền tảng mạng xã
hội đã được ra đời và có đặc điểm nổi trội với tính kết nối rộng rãi và chia sẻ thông tin
nhanh. Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhu cầu được kết nối, được thông tin của
người dân lại càng được đẩy cao và nhiều loại hình mạng xã hội khác như định vị bạn bè và
chia sẻ vị trí bắt đầu được phát triển và mở rộng.
Zenly, iSharing, Life360,… là những cái tên đi đầu cho loại hình mạng xã hội kiểu
mới này. Chúng không đơn giản chỉ là nơi mọi người có thể chia sẻ vị trí, kết nối với bạn bè
mà còn là một cách để cập nhật trạng thái, vị trí của bạn bè hay đảm bảo được người thân
của mình đang ở nơi an toàn. Thị trường của những ứng dụng định vị dần trở thành một
vùng đất đáng để tìm hiểu khai thác.
Việc đối thủ lớn nhất là Zenly sắp bị xoá bỏ bởi công ty mẹ Snap Inc, sẽ là cơ hội lớn
để bắt đầu thâm nhập vào thị trường ứng dụng chia sẻ vị trí. Ngoài ra, với việc tích hợp
thêm dữ liệu người dùng từ Zalo và tính năng My Party, VNG có thể tận dụng nền tảng này
để phát triển các dịch vụ quảng cáo, thương mại điện tử của mình. Nhận thấy tiềm năng của
thị trường này, nhóm nghiên cứu đề xuất VNG, công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, hoạt
động ở đa dạng các mảng về công nghệ, phát hành ứng dụng chia sẻ vị trí và định vị bạn bè
Zalocation.
Bản kế hoạch nhóm đưa ra với mục đích phân tích thị trường, tiềm lực của doanh
nghiệp từ đó đưa ra những đề xuất phát triển và chiến lược Marketing cho ứng dụng
Zalocation, giúp doanh nghiệp tăng thêm thị phần của mình trong thị trường mạng xã hội
Việt Nam.

II. Phân tích tình hình


1. Phân tích môi trường Marketing của ứng dụng Zalocation
1.1. Nhân khẩu học
Tổng dân số của Việt Nam là 98,56 triệu người vào tháng 1 năm 2022 trong đó có
72,10 triệu người sử dụng Internet vào cùng thời điểm thống kê. Kết quả này cho thấy, Việt
Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Nhờ có cơ cấu dân số trẻ, hiểu biết về kỹ
thuật số và có tính kết nối cao chính vì vậy nên đây là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp về
truyền thông - xã hội như VNG Group tiếp tục phát triển thêm các ứng dụng mạng xã hội
như Zalocation để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

1.2. Chính trị, luật pháp


Tạp chí điện tử tài chính đã đưa ra thống kê, Việt Nam thuộc 45% quốc gia có chính
sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng. Ngoài ra,
Chính phủ cũng đang chú tâm vào việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ dữ
liệu cá nhân và ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. VNG cần chú ý đến vấn đề
bảo mật thông tin của người dùng hơn.

1.3. Công nghệ, kỹ thuật


Theo Báo cáo Digital 2022 của We are social, có tới 72,10 triệu người dùng Internet
trong tổng dân số 98,56 triệu người ở Việt Nam. Báo cáo cũng cho ra kết quả rằng phần lớn
thời lượng truy cập Internet là qua điện thoại di động, chiếm 53,2%. Ba lý do chính của việc
sử dụng Internet thường xuyên là giữ liên lạc với bạn bè (71,4%), tra cứu thông tin (69%),
và cập nhật tin tức (68,4%). Qua đó, thấy được sự phát triển rộng khắp của công nghệ thông
tin tại Việt Nam. Xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn, phổ biến hơn trong bộ phận người
dân và mục đích chủ yếu là để kết nối bạn bè là một tin tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh
mạng xã hội nói chung và Zalocation nói riêng.

1.4. Văn hoá, xã hội


Năm 2020 với dịch bệnh COVID-19 đã làm cho nhu cầu kết nối bạn bè, người thân
trực tuyến của mọi người thay đổi. Họ ưa chuộng các ứng dụng chia sẻ vị trí, hạn chế ra
ngoài, tránh tiếp xúc tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Có thể nói năm 2020 là bước ngoặt
lớn cho sự phát triển của các ứng dụng kết nối trên nền tảng mạng xã hội nói chung. Tuy
nhiên, đối với người dùng Internet, yếu tố riêng tư trong bảo mật thông tin là mối quan tâm
lớn nên Zalocation phải thực hiện các biện pháp bảo mật khác nhau và đảm bảo sự an toàn
của dữ liệu cá nhân của khách hàng trên hệ thống của ứng dụng.

2. Phân tích môi trường cạnh tranh


2.1. Cơ cấu ngành cạnh tranh
2.1.1. Rào cản ra nhập ngành
Vốn đầu tư công nghệ lớn: Gia nhập một ngành mà hiện nay đang có nhiều đối thủ
cạnh tranh như mạng xã hội sẽ đòi hỏi VNG phải đầu tư vào công nghệ phần mềm, nhân lực
cũng như marketing khi mà ứng dụng Zalocation là một sản phẩm hoàn toàn mới trong phân
khúc sản phẩm của doanh nghiệp. Việc ứng dụng có thể vận hành trơn tru và đồng thời
chạm được đến khách hàng sẽ cần một khoản chi không nhỏ từ nguồn vốn.
Tâm lý người dùng: Việc chia sẻ vị trí sẽ tiềm ẩn những rủi ro về quyền riêng tư và
đôi khi làm mối quan hệ trở nên phức tạp hơn. Sẽ có một số người có tâm lý chia sẻ vị trí là
một hình thức theo dõi, khiến họ cảm thấy gò bó, thậm chí khó xử và không muốn sử dụng
Zalocation.

2.1.2. Mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh


Các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Đối thủ lớn nhất hiện tại của Zalocation là ứng
dụng chia sẻ vị trí định vị Zenly. Zenly đang gây sốt trong giới trẻ và nhanh chóng vươn lên
thứ hạng cao trên bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí được yêu thích trên di động. Ngoài
Zenly, đối thủ trực tiếp của Zalocation còn là những tính năng định vị vị trí được tích hợp đi
kèm của các ứng dụng mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Messenger, Zalo,
Snapmap...
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Zalocation được xây dựng là một ứng dụng riêng
biệt nhưng sẽ sử dụng một phần dữ liệu người dùng từ Zalo. Vậy nên, đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn của Zalocation sẽ là những ứng dụng chia sẻ vị trí mà có thể được phát triển từ các
mạng xã hội khác như Facebook, Twitter…Điều này sẽ ảnh hưởng tới thị phần của
Zalocation khi đang được ra mắt trên thị trường khi mà các mạng xã hội kia có tệp người
dùng vững chắc hơn.
Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế: Hiện nay số lượng các ứng dụng tích hợp chia
sẻ vị trí và kết nối bạn bè không nhiều, tuy nhiên Zalocation sẽ cần chú ý đến Google Maps
và Find My Iphone. Xét về điểm mạnh, hai ứng dụng này đã khá quen thuộc với người
dùng, đặc biệt là người sử dụng hệ điều hành IOS. Google maps và Find my Iphone đều có
tính năng chia sẻ vị trí một cách chính xác và miễn phí. Tuy nhiên, hai ứng dụng này chưa
khai thác được tối đa tính năng chia sẻ vị trí, nhiều người chưa thực sự biết đến và sử dụng
tính năng này, đặc biệt là trên Google Maps. Bên cạnh đó, hai ứng dụng trên cũng chưa có
các tính năng kết nối bạn bè như nhắn tin, check-in,... Từ đó cho thấy áp lực của sản phẩm
thay thế với Zalocation chưa quá lớn.
Sức mạnh đàm phán của các nhà cung cấp: Zalocation là dịch vụ OTT (Over The
Top - giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet và các nhà
cung cấp hay cơ quan không thể can thiệp vào) do đó Zalocation không bị ảnh hưởng lợi
nhuận hay phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung ứng, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất cũng như
khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Sức mạnh đàm phán của khách hàng: Trở ngại của Zalocation chính là các nguồn
cung cấp thay thế rất sẵn có. Zalocation được ra mắt dựa vào nhóm người dùng có sẵn từ
Zalo với đa số đối tượng nằm trong độ tuổi 18-33 tuổi. Độ tuổi này thường là những người
thích trải nghiệm những cái mới đặc biệt là về công nghệ. Hơn nữa, khách hàng sẽ không
mất chi phí để chuyển đổi sang sản phẩm và dịch vụ của đối thủ. Chính vì vậy, khách hàng
sẽ có quyền lực nhất định để có thể đưa ra các điều khoản, yêu cầu, góp ý chỉnh sửa cho
doanh nghiệp.

3. Phân tích nguồn lực marketing của doanh nghiệp


3.1. Nguồn lực hữu hình
Nguồn lực tài chính: Zalocation sẽ là ứng dụng được phát triển bởi Công ty Cổ phần
VNG Group, một công ty mạnh về tài chính nên sẽ được hỗ trợ và hậu thuẫn rất lớn. Theo
báo cáo tài chính năm 2021, tổng nguồn vốn của VNG lên đến hơn 9000 tỉ đồng.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật: VNG - Kỳ lân công nghệ Việt Nam - được đánh giá là một
trong những nơi có môi trường làm việc tốt nhất với cơ sở vật chất lý tưởng, hiện đại và
chuyên nghiệp hàng đầu. Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật có thể tạo nên cơ hội để
nắm bắt thông tin trong quá trình lập trình ứng dụng nên Zalocation sẽ có lợi thế từ kỹ thuật
công nghệ của VNG.

3.2. Nguồn lực vô hình


Zalocation có cơ hội thừa hưởng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và hệ sinh
thái công nghệ từ VNG Group. VNG là cái tên không quá xa lạ đối với người Việt khi mang
đến nhiều ứng dụng, công nghệ thông minh như nền tảng kết nối, nền tảng thanh toán và tài
chính. Với một công ty mạnh về mảng công nghệ và truyền thông như VNG, Zalocation
được kì vọng có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
4. Phân tích SWOT
4.1. Điểm mạnh
Các nguồn lực: Được phát triển bởi Công ty Cổ phần VNG Group có nguồn nhân lực
ổn định cả về số lượng và chất lượng, nguồn tài chính vững chắc, công nghệ và truyền thông
bậc nhất. Qua mối quan hệ với công ty chủ quản, Zalocation cũng dễ dàng tiếp cận và có
được niềm tin của khách hàng hơn.
Tệp khách hàng sẵn có: Có lợi thế đó là hệ sinh thái Zalo với hơn 100 triệu người
dùng.
Tính năng bảo mật: Được VNG hỗ trợ nên yếu tố bảo mật của Zalocation được kì
vọng đánh giá cao hơn các mạng xã hội khác, chiếm được lòng tin của người sử dụng. Vì
vậy, Zalocation được ra đời cũng sẽ đảm bảo độ bảo mật thông tin người tiêu dùng vì có
công nghệ bảo mật thông tin tiên tiến của công ty VNG.
Không phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng: Được phát triển và phát hành bởi công ty
cổ phần VNG, Zalocation không bị ảnh hưởng lợi nhuận hay phụ thuộc quá nhiều vào nhà
cung ứng, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.

4.2. Điểm yếu


Thời gian ra mắt: Zalocation ra mắt sau app chia sẻ vị trí định vị Zenly - cái tên “gây
sốt” trong giới trẻ thời gian gần đây.
Một số yêu cầu để dùng ứng dụng: Yêu cầu phải bật định vị mọi lúc mọi nơi và phải
có kết nối mạng mới sử dụng được.
Tiêu tốn nhiều tài nguyên của điện thoại: Luôn trong trạng thái chạy ngầm.
Có tính năng ràng buộc với Zalo: Cần phải tải ứng dụng Zalo mới có thể sử dụng sử
dụng tính năng trò chuyện.

4.3. Cơ hội
Ứng dụng định vị bạn bè, người thân Zenly sắp bị xóa bỏ: Dự kiến sẽ để lại một
lượng lớn người dùng cũ đang cần tìm lựa chọn thay thế.
Cơ cấu dân số trẻ: Họ có hiểu biết về kỹ thuật số và có tính kết nối cao khiến việc
phát triển Zalocation - ứng dụng có tính kết nối thuận lợi, dễ được đón nhận hơn.
Tỉ lệ tiếp cận với Internet cao: Gần 70% dân số Việt có tiếp cận với Internet, trong
đó, hơn 60% số lượng người dùng với mục đích kết nối, liên lạc với bạn bè, người thân.

4.4. Thách thức


Người dùng quan tâm đến bảo mật thông tin cá nhân: Zalocation có thể cần tập trung
nghiên cứu, cải tiến để cố gắng đạt được các chứng chỉ về tính bảo mật.
Một số người dùng không thoải mái với việc chia sẻ vị trí cá nhân: Zalocation có thể
đối mặt với sự nghi ngờ có thể bị lợi dụng làm công cụ theo dõi người khác hay tẩy chay khi
yêu cầu quyền được cập nhật địa điểm toàn thời gian.
Đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn: Để có nền tảng công nghệ vững chắc cho một ứng
dụng phát triển trong dài hạn thì nguồn lực nhân sự chuyên biệt, CSVC,... trong cả quá trình
chuẩn bị, ra mắt và phát triển đều đòi hỏi đầu tư tài chính rất lớn.
Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường đang tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh (Zenly,
Snapmap, Messenger,...), các ứng dụng cũ đang cải tiến song song với các ứng dụng định vị
mới được ra mắt với nhiều tính năng đặc biệt độc nhất có thể sẽ khiến Zalocation khó chiếm
được thị phần do giảm lợi thế cạnh tranh.

III. Các mục tiêu định tính và định lượng


Mục tiêu định tính: Tăng độ sử dụng (lượt tải, lượt truy cập và sử dụng) và độ nhận
diện thương hiệu cho ứng dụng đến những bạn trẻ thế hệ Gen Z trên địa bàn toàn quốc.
Mục tiêu định lượng: Đạt mức độ tăng trưởng ở mức 30% và có được con số 150.000
người dùng trong 6 tháng thực hiện chiến dịch truyền thông.

IV. Chiến lược thị trường


1. Phân đoạn thị trường
1.1. Theo nhân khẩu học
Nhóm 1: từ 11-15 tuổi - là nhóm thanh thiếu niên, còn đang đi học, kinh tế phụ thuộc
vào bố mẹ và luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của gia đình.
Nhóm 2: từ 16-30 tuổi - những người trong độ tuổi này phần lớn là học sinh, sinh
viên (16-24) hoặc những người trẻ tuổi đã có công việc. Những người là học sinh trung học
phổ thông hầu hết vẫn còn phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ. Những người từ 25-30 tuổi thường
phụ thuộc một phần do họ có thể đã có công việc hoặc đã tự lập về kinh tế.
Nhóm 3: từ 31-55 - những người thuộc nhóm này phần lớn đã có gia đình, có nguồn
thu nhập ổn định. Họ có nhu cầu quan tâm đến người thân, bạn bè của mình.

1.2. Theo hành vi sử dụng


Nhóm 1: Những thanh thiếu niên ưa thích trải nghiệm các hoạt động vui chơi với
người thân, bạn bè tại nhiều địa điểm. Nhóm khách hàng này thường cần ứng dụng định vị
để tránh trường hợp đi lạc hoặc chia sẻ vị trí cho người thân trong gia đình nhằm cập nhật vị
trí, hành trình di chuyển hoặc liên lạc khẩn cấp khi gặp nguy hiểm. Bên cạnh việc cập nhật
vị trí của bản thân, họ cũng muốn biết xem bạn bè, người thân của mình đang ở đâu, làm
gì,...
Nhóm 2: Những người đã có công việc và những người đã lập gia đình. Họ có nhiều
công việc cần hoàn thành trong ngày, luôn bận rộn, cần quan tâm đến không chỉ bản thân
mà còn cả những người xung quanh như người thân, bạn bè. Họ cần cập nhật nhanh chóng
vị trí của bạn bè, đồng nghiệp đang ở đâu để thuận tiện trong việc trao đổi, làm việc. Họ
cũng cần theo dõi vị trí, hoạt động, trạng thái của người nhà như con cái, ba mẹ để bớt lo
lắng, kịp thời xử lý những tình huống nguy cấp.

2. Lựa chọn và đánh giá thị trường mục tiêu


Khách hàng mục tiêu mà Zalocation đang hướng đến chính là độ tuổi từ 16-30 tuổi.
Họ thường có xu hướng hẹn gặp bạn bè, đồng nghiệp để trao đổi, bàn bạc về công việc, dự
án,… Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên hẹn gặp bạn bè với mục đích giải trí sau những
buổi học tập, làm việc căng thẳng. Họ cần cập nhật vị trí của mình cho bạn bè và ngược lại.
Hơn thế nữa, họ cần xác định quãng đường nhanh nhất đến chỗ bạn bè của mình để tiết
kiệm thời gian. Vì thế, những tính năng của Zalocation sẽ đáp ứng những nhu cầu và mong
muốn của nhóm khách hàng này.
Zalocation sẽ được kết hợp với Zalo - ứng dụng sở hữu số lượng người dùng vô cùng
lớn: 48% người Việt khi được hỏi đều cho biết họ sử dụng Zalo và khách hàng sử dụng Zalo
tập trung chủ yếu ở độ tuổi 18-30. Ở nhóm tuổi Gen Z cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt
bật của Zalo, số lượng người dùng ở nhóm tuổi này chiếm đến 33%. Vì thế, đây là một thị
trường khách hàng tiềm năng và sẵn có để Zalocation có thể khai thác và phát triển.

V. Chương trình hành động


1. Chiến lược sản phẩm
1.1. Các cấp độ sản phẩm
1.1.1. Lợi ích cốt lõi
Xác định được vị trí chính xác của bạn bè, cho phép chia sẻ vị trí của mình.

1.1.2. Sản phẩm chung


Xác định vị trí: Ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm vị trí của bạn bè đang sử
dụng Zalocation ở gần họ, giúp họ liên lạc và theo dõi được lộ trình di chuyển của bạn bè,
người thân. Bên cạnh đó, ứng dụng cho phép gửi vị trí GPS và chỉ đường chính xác bằng
nút SOS khi có người dùng trong tệp bạn bè gửi tín hiệu. Tính năng này có thể dùng trong
trường hợp đi lạc, gặp nguy hiểm,...
Nhắn tin, trò chuyện: Người dùng có thể liên hệ trực tiếp với bạn bè, người thân
trong Zalocation. Thêm vào đó, ứng dụng còn cho phép người dùng tích hợp tin nhắn trò
chuyện với Zalo.
Tìm đường: Zalocation sẽ giúp người dùng định vị tuyến đường thuận tiện và nhanh
chóng nhất để đến với bạn bè của mình.

1.1.3. Sản phẩm bổ trợ


Kiểm tra mức độ thân thiết: Tính năng này giúp người sử dụng biết được ai là người
tương tác với họ nhiều nhất trong thời gian vừa qua, từ đó có thể quan tâm và chia sẻ với
người bạn đó nhiều hơn.
Xem phần trăm pin: Bằng việc định vị qua số điện thoại, người dùng có thể kiểm tra
phần trăm pin của bạn bè mình đang theo dõi là bao nhiêu, từ đó giảm bớt lo lắng khi không
liên lạc được.
Tạo bản đồ của riêng mình: Người dùng có thể đánh dấu những nơi đã từng ghé
thăm trước đây, những nơi đã đi qua trong ngày. Khi đánh dấu, địa điểm sẽ được thêm vào
bản đồ của người dùng để họ có thể nhận chỉ đường đến đó trong tương lai chỉ bằng một lần
nhấn (sử dụng chế độ di chuyển). Thêm vào đó, ứng dụng cho phép người dùng có thể đánh
dấu những địa điểm mới chưa được cập nhật trên Zalocation. Khi được Zalocation chấp
thuận vị trí đó, những người khác cũng sẽ có thể đánh dấu địa điểm vừa được thêm. Ngoài
ra, người dùng có thể xóa địa điểm nếu muốn.
Cập nhật theo sự kiện trong năm: Thông báo người dùng nâng cấp giao diện theo
event trong năm, thay đổi màu sắc biểu tượng, khung ảnh đại diện, hiệu ứng, sticker phù
hợp với từng sự kiện lớn trong năm như Giáng Sinh, Tết,...
Tính năng đặc biệt độc nhất My Party: tính năng cho phép người dùng gửi lời mời,
thông báo mở tiệc của mình đến bạn bè. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể thuê ứng
dụng quảng cáo sự kiện của họ, mỗi sự kiện đều sẽ được tính phí cho Zalocation.
Dịch vụ hỗ trợ: Hướng dẫn sử dụng ứng dụng và có hệ thống tư vấn, giải quyết các
vấn đề người dùng gặp phải.

2. Chiến lược giá


Zalocation sử dụng chiến lược giá Freemium cho phép người dùng tải và sử dụng
miễn phí toàn bộ các tính năng cơ bản có trong ứng dụng.
Người Việt Nam vốn nhạy cảm về giá và luôn tò mò với những thứ mới lạ, vậy nên
việc để giá miễn phí đi cùng với nhiều chức năng tiện ích sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng
tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, để tăng thêm giá trị cho sản phẩm và người dùng, Zalocation
đưa ra tính năng mới tương tự như My Party dành cho doanh nghiệp để có thể gửi lời các
buổi tiệc, sự kiện của mình tới những người dùng cá nhân khác. Tuy nhiên, để giúp doanh
nghiệp quảng bá sự kiện, Zalocation sẽ hiển thị sự kiện đó ngay trên bản đồ của người dùng.
Các gói doanh nghiệp này chủ yếu tính phí dựa trên sự kiện phụ thuộc vào quy mô của
chúng (dưới 500 người, từ 500 - 1000 người, trên 1000 người). Zalocation bổ sung tính
năng với gói doanh nghiệp và cho phép sự kiện được hiển thị trên mục Upcoming Events
(Sự kiện sắp diễn ra), ở đây doanh nghiệp có thể tùy chọn phần giao diện của sự kiện được
hiển thị trên mục bản đồ theo ý muốn.

3. Chiến lược phân phối


Zalocation sẽ tập trung phân phối trực tiếp qua website (zalocation.com) và gián tiếp
qua các cửa hàng trực tuyến như App Store, CH Play,.. từ đó sử dụng song song cả hai kênh
phân phối được các nhà phân phối bảo đảm nhằm tạo lòng tin và sự an toàn cho sản phẩm,
đồng thời qua đó có thể nhận được phản hồi của khách hàng thông qua hệ thống thống kê
của nhà phân phối.

4. Chiến lược xúc tiến thương mại


4.1. Truyền thông qua các trang báo chí điện tử
Mục tiêu:
 Hơn 80 tin bài trên khoảng 20 đầu báo lớn nhỏ, phủ sóng 360 độ thông tin về ứng
dụng Zalocation sắp ra mắt.
 Tiếp cận 65% khách hàng mục tiêu.
Đối tượng hướng đến: Người thường xuyên tìm kiếm, truy cập thông tin qua các
trang báo điện tử.
Nội dung triển khai:
 Giai đoạn WARM-UP: Zalocation hợp tác với 2 nhóm báo chính: Báo Mới và
ZingNews - đối tác trực thuộc tập đoàn VNG. Ngoài ra, Zalocation còn tập trung
triển khai trên khắp các mặt báo lớn như VNE, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, 24H,
Vietnamnet, Yeah1, Kenh14,… Các góc độ nội dung có thể được khai thác:
 Những lầm tưởng giữa chia sẻ vị trí và theo dõi của người dùng
 VNG ra mắt ứng dụng chia sẻ vị trí đầu tiên tích hợp cùng Zalo
 Có nên tin tưởng chính sách bảo mật thông tin trên ứng dụng định vị? (Nhắc đến
Zalocation cuối bài)
 Giới trẻ “hóng” ngày ra mắt Zalocation do đâu?
 Hướng dẫn cách tải và đăng ký Zalocation
 VNG hé lộ giao diện “bản đồ” Zalocation
 Zalocation tặng bạn coupon giảm giá cặp vé xem phim cùng “bạn thân” siêu hời
 Giai đoạn KEEP HEAT: Các báo lên bài tổng hợp đánh giá, nhận xét, và góp ý của
người dùng sau khi trải nghiệm Zalocation; những ý kiến tích cực của KOL về ứng
dụng. Ngoài ra các trang báo có thể đánh giá mức độ thành công của kế hoạch truyền
thông của Zalocation.

4.2. Kết hợp với người có tầm ảnh hưởng (KOLs) trẻ trên các mạng xã hội
Mục tiêu:
 Nội dung của các KOL thu hút được khoảng 15 triệu lượt tương tác từ người hâm
mộ đang theo dõi, ủng hộ họ.
 Tiếp cận 75% khách hàng mục tiêu.
 50,000 lượt thảo luận về thương hiệu.
 Tăng độ nhận biết sản phẩm lên 50%.
Đối tượng hướng đến: Người dùng các mạng xã hội phổ biến (Facebook, Tiktok,
Instagram) và có theo dõi những người nổi tiếng mà Zalocation hợp tác truyền thông.
Nội dung triển khai: Zalocation liên hệ với ~50 người có tầm ảnh hưởng thuộc 2
nhóm người truyền cảm hứng và người dẫn dắt dư luận chủ chốt. Trong 4 tháng của giai
đoạn chính - HEAT UP, mỗi tháng Zalocation dự kiến sẽ đặt lịch hợp tác với: 6 người
truyền cảm hứng, người dẫn dắt dư luận chủ chốt có sức ảnh hướng tầm trung - lớn
(300,000 - hơn 500,000 người theo dõi) và 4 người có sức ảnh hưởng phạm vi nhỏ (lượng
người hâm mộ/ theo dõi thường từ 10,000+ đến 100,000). Đối với tháng cuối cùng, thuộc
giai đoạn giữ lửa - KEEP HEAT, Zalocation sẽ giảm dần quy mô ảnh hưởng của những
người truyền cảm hứng xuống với 4 KOL lớn và 4 KOL có phạm vi ảnh hưởng nhỏ. Tất cả
các KOLs Zalocation lựa chọn hợp tác đều hoạt động trong các lĩnh vực phù hợp như du
lịch, đời sống, công nghệ,... để họ sáng tạo các nội dung về: giới thiệu Zalocation, các tính
năng độc nhất của Zalocation, cách sử dụng Zalocation để tương tác với gia đình, bạn bè.
Hình thức để KOLs thể hiện nội dung sẽ đa dạng: video ngắn, bài viết chia sẻ, hình ảnh,
diễn thoại tình huống,... trên các nền tảng mạng xã hội.

4.3. Đăng tải tuyến bài quảng bá trên trang chủ Facebook của Zalocation
Mục tiêu: Thu hút được số lượng người trẻ đang sử dụng Facebook tương tác với các
bài quảng bá, giới thiệu Zalocation.
Đối tượng hướng đến: Người dùng ứng dụng Facebook, trong độ tuổi 16-25 và ưa
thích cập nhật, chia sẻ những thông tin thịnh hành, mới mẻ trên Facebook.
Nội dung triển khai: Tại tài khoản trang chủ chính thức của Zalocation, viết các bài
giới thiệu, cung cấp thông tin về tính năng của Zalocation để người dùng biết đến và hiểu rõ
về ứng dụng. Thường xuyên đăng tải một số nội dung liên quan đến việc cài đặt, sử dụng,
liên kết Zalocation và Zalo. Đây cũng là công cụ để cập nhật các sự kiện, thông tin truyền
thông cho Zalocation.

4.4. Marketing trực tiếp


4.4.1. Text marketing qua Zalo
Mục tiêu: Gửi thành công tin nhắn cho khoảng 74,7 triệu người dùng Zalo (Bộ
Thông tin và Truyền thông, 2022). Tăng lượt sử dụng và độ nhận diện lên đến 60%.
Đối tượng hướng đến: Tệp khách hàng và dữ liệu có sẵn của Zalo.
Nội dung triển khai: Lộ trình của chiến dịch sẽ theo những bước lần lượt: tạo chiến
dịch, chọn đối tượng quảng cáo, tạo thông điệp, gửi thông điệp, đo lường và đánh giá.
Khách hàng sẽ được chia nhỏ các nhóm đối tượng để tiện theo dõi. Tin nhắn từ Zalocation
sẽ được gửi đều đặn vào khung giờ cố định là 9h sáng với tần suất 3-4 lần/tuần trong vòng 4
tháng triển khai chiến dịch.

4.4.2. Tạo các quầy trải nghiệm


Mục tiêu: Tiếp cận 30.000 người trong tập khách hàng mục tiêu; Số người tham gia
trải nghiệm đạt 10.000 người; Tăng mức độ nhận biết ứng dụng lên 70%
Đối tượng hướng đến: Học sinh, sinh viên 18-22 tuổi đang theo học THPT, Đại
học.Tệp khách hàng và dữ liệu có sẵn của Zalo.
Nội dung triển khai: Zalocation sẽ tạo những quầy trải nghiệm booth sampling tại các
trường THPT, đại học vào 7 giờ sáng đến 17 giờ tối hàng ngày, trước hết là tại những thành
phố lớn. Tại quầy sẽ có 3 nhân viên hướng dẫn họ tải xuống ứng dụng (quét QR code) mỗi
lượt tải xuống nhận một phần quà tại quầy. Sau khi khách hàng đã tải xuống ứng dụng thì
hướng dẫn khách hàng liên kết tài ứng dụng với tài khoản hiện có trên Zalo, hướng dẫn sử
dụng và giới thiệu qua một số tính năng như: Meet, tạo bản đồ,… và chương trình khuyến
mại.

4.5. Khuyến mại


Mục tiêu: tăng độ nhận diện sản phẩm, khuyến khích, tăng lượt tải
Đối tượng hướng đến: giới trẻ độ tuổi 18-22, người dùng Zalo và Zalocation
Nội dung triển khai: Zalocation sẽ tạo ra các chặng cho người dùng trên ứng dụng,
đối tượng hướng đến. Cụ thể: mở khóa các bộ sticker, khung avatar hoặc bìa cho phép
người dùng cá nhân hóa profile cho tài khoản mời được 5 - 10 - 20 bạn mới; Mở các tính
năng mới My Party cho tài khoản có trên 25 bạn bè; Đạt các danh hiệu hoặc thành tích cho
các hoạt động nhất định: ở bên bạn bè đạt 60 giờ, My Party đạt 5 người tham dự….
Zalocation sẽ hợp tác với các rạp phim lớn như BHD, CGV tặng voucher giảm 20% vé xem
phim khi đi mua vé xem phim với ‘người bạn’ của mình trên ứng dụng. Để nhận được
khuyến mại, khách hàng cần tải ứng dụng Zalocation và thực hiện thao tác ‘Meet’ tại vị trí
của rạp, ngay lập tức hệ thống sẽ hiển thị mã trên màn hình điện thoại, sau đó người dùng
thanh toán vé qua ZaloPay và nhập mã để được áp dụng khuyến mãi.

VI. Kế hoạch thực hiện


1. Kế hoạch thực hiện
1.1. Kế hoạch chuẩn bị
Kế hoạch chuẩn bị cho sự ra mắt của Zalocation dự kiến kéo dài trong 6 tháng
(01/11/2022 - 01/05/2023)
 Bước 1: Thiết kế (01/11/2022 - 28/02/2023)
Phác thảo: Các phác thảo cơ bản dùng để đánh giá độ hiểu quả của Zalocation trong
tương lai, giúp kiểm tra tính khả quan của dự án.
Wireframing: Giúp nhóm phát triển hình dung được cấu trúc chi tiết hơn của ứng
dụng và có cái nhìn khái quát về trải nghiệm của người dùng.
Tạo mẫu: Nguyên mẫu là mô hình đơn giản thể hiện ý tưởng chung của ứng dụng.
Việc tạo mẫu thử nghiệm giúp kỹ sư phần mềm hình dung khái niệm và cải thiện nó một
cách dễ dàng.
Thiết kế giao diện ứng dụng: Để có thể đưa ra ý tưởng thiết kế UI/UX hiệu quả, đòi
hỏi nhóm phát triển phải có sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn và sở thích của người dùng.
Thiết kế phải đơn giản, trực quan, thu hút và sử dụng bảng màu phù hợp.
 Bước 2: Thử nghiệm và bảo trì (01/03/2023 - 31/03/2023)
Sau khi Zalocation được thiết kế hoàn chỉnh, ứng dụng sẽ được đưa vào giai đoạn thử
nghiệm: kiểm tra mã, hoạt động của từng thành phần. Nếu phát hiện ra sai sót nào sẽ lập tức
bảo trì lỗi và kiểm tra trải nghiệm cuối cùng của người dùng để kịp ngày ra mắt. Cuối cùng,
cần kiểm tra các yêu cầu của App Store và Google Play để xuất bản ứng dụng phù hợp với
hệ điều hành IOS và Android.
 Bước 3: Các hoạt động chuẩn bị trước quảng bá (01/04/2023 - 30/04/2023)
Trước khi bắt đầu những hoạt động quảng bá, cần lập một bản kế hoạch chi tiết gồm:
xác định mục tiêu và đối tượng cụ thể, xây dựng nội dung, phương thức quảng cáo, liên hệ
truớc với các đầu báo và KOLs dự định hợp tác, xác định thời gian cụ thể và dự trù ngân
sách, rủi ro.

1.2. Kế hoạch Marketing


Kế hoạch Marketing của Zalocation năm 2023 được chia thành 3 giai đoạn chính:
 Giai đoạn 1: WARM-UP – Kéo dài từ 01/05/2023 đến 31/05/2023
 Giai đoạn 2: HEAT-UP– Kéo dài từ 01/06/2023 đến 30/09/2023
 Giai đoạn 3: KEEP HEAT – Kéo dài từ 01/10/2022 đến 31/10/2023
Cụ thể, các hoạt động trong từng giai đoạn như sau:
1.3. Ngân sách thực hiện
Hoạt động Ngân
sách

PR Các bài PR trên các báo 600 triệu

Các bài PR của KOL trên các mạng xã hội 800 triệu
Quảng cáo
Quảng cáo trên Facebook Page của Zalocation 150 triệu

Gửi tin nhắn quảng cáo Zalocation qua Zalo 150 triệu
Marketing trực
Tạo các quầy tương tác, trải nghiệm booth sampling tại các 900 triệu
tiếp
trường THPT, đại học…

Tặng voucher giảm 20% trên mỗi vé xem phim 800 triệu
Khuyến mại
Tổ chức khuyến mại các tính năng mở rộng 300
triệu

Tổng 3.7 tỉ

VII. Đánh giá và giám sát việc thực hiện


1. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing dựa trên kết quả tài chính
1.1. Doanh thu
Tính theo nhóm sản phẩm
Gói người dùng cá nhân: Được tính theo giá trị tiền mặt thu được từ những lượt tải
và sử dụng Zalocation của người dùng.
Gói người dùng doanh nghiệp: Được tính theo giá trị tiền mặt thu được từ các lượt
đăng ký sử dụng tính năng ‘quảng bá sự kiện’ dành cho doanh nghiệp trên ứng dụng.

1.2. Chi phí


Chi phí sản xuất: xây dựng ứng dụng, đầu tư nhân công, cơ sở vật chất
Chi phí Marketing
 Quản lý Marketing
 Bán hàng và dịch vụ (cho 2 loại gói sản phẩm)
 Thực hiện các hoạt động xúc tiến truyền thông như quảng cáo, khuyến mại,
marketing trực tiếp,...
Chi phí quản lý (vận hành): chi phí thuê nhân công, đầu tư, bảo trì cơ sở vật chất,
công nghệ,…

1.3. Lợi nhuận


Lợi nhuận gói người dùng cá nhân = Doanh thu gói người dùng cá nhân - Chi phí cơ
bản. Trong đó, chi phí cơ bản là chi phí phát triển và vận hành ứng dụng
Lợi nhuận gói người dùng doanh nghiệp = Doanh thu gói người dùng doanh nghiệp -
(Chi phí cơ bản + Chi phí doanh nghiệp). Trong đó, chi phí doanh nghiệp là phần chi phí
mất thêm để phát triển và vận hành tính năng Quảng bá sự kiện dành cho doanh nghiệp

2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing dựa trên đo lường thị trường và
hành vi khách hàng
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing dựa trên đo lường thị trường gồm có tỉ lệ
tăng trưởng GDP thực, tốc độ tăng trưởng, và mức độ hoàn thành kế hoạch.
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing dựa trên hành vi khách hàng gồm có mức
độ thỏa mãn của khách hàng (được tính dựa vào số khách hàng đánh giá tốt, khách hàng yêu
thích và tổng số lượng khách hàng) và giá trị suốt đời của khách hàng CLTV (được tính dựa
vào giá trị của khách hàng và tuổi thọ trung bình của khách hàng).

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất các hoạt động marketing
Mức độ nhận diện thương hiệu được thể hiện qua sự tương tác của người dùng ở các
bài viết quảng cáo tại Facebook của Zalocation. Các chỉ số về lượt tương tác, tiếp cận càng
cao thì mức độ phủ rộng của thương hiệu càng lớn và càng chỉ rõ được tầm ảnh hưởng của
thương hiệu đến công chúng.
Mức độ yêu thích thương hiệu được đánh giá qua mức độ tương tác của người dùng
ở các bài viết: lượt thích, lượt chia sẻ, lượt gắn thẻ tên lên trạng thái, bình luận,..
Mức độ tin cậy đối với thương hiệu được đo lường bằng các khảo sát trực tuyến
(Google Forms) để thu thập những phản hồi của khách hàng, từ đó rút ra những mặt hạn chế
mà ứng dụng đang gặp phải và khắc phục kịp thời.

VIII. Kế hoạch dự phòng


1. Rủi ro tài chính
Nội dung: Rủi ro thanh khoản hoặc các rủi ro hoạt động trong quá trình vận hành,
kinh doanh. Cụ thể hơn có thể là trường hợp vượt ngân sách tài chính dự trù cho các hoạt
động marketing.
Giải pháp: Bổ sung kiến thức quản trị tài chính cho nhân sự và thường xuyên kiểm
tra các chỉ số dự báo rủi ro tài chính, phân tích khả năng qua báo cáo tài chính. Dự trữ lượng
vừa đủ tiền mặt, tài sản có tính thanh khoản cao để chi trả trong trường hợp có rủi ro.
2. Rủi ro công nghệ
Nội dung: Rủi ro bảo mật cần đặc biệt quan tâm, bên cạnh đó còn có rủi ro lỗi thời
nếu công ty không kịp thời thích ứng nhu cầu của thị trường ngày càng phát triển, hoặc có
một số tính năng không còn phù hợp với môi trường công nghệ liên tục đổi mới
Giải pháp: Tổ chức quy trình tuyển dụng, đào tạo và giáo dục nguồn nhân lực đặc
thù về công nghệ một cách kỹ lưỡng. Đảm bảo thường xuyên kiểm tra các lỗi, phần mềm
bảo mật của hệ điều hành ứng dụng Zalocation.

3. Rủi ro từ đối thủ


Nội dung: Rủi ro về lỗi thời của Zalocation tăng nhanh hoặc thị phần hay doanh thu
bị giảm do người dùng cân nhắc thêm nhiều các ứng dụng thay thế sẵn có do các ứng dụng
chia sẻ vị trí, định vị đang phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Giải pháp: Cải thiện và cập nhật thêm những điểm bán hàng độc nhất để luôn tối ưu
hóa trải nghiệm cho khách hàng. Phối hợp nghiên cứu môi trường và thực hiện tốt các chiến
lược truyền thông, phân phối, xúc tiến để tạo lợi thế cạnh tranh.

4. Rủi ro truyền thông


Nội dung: Sản phẩm truyền thông có thể không thu hút được nhóm khách hàng tại
các điểm chạm thương hiệu. Zenly - đối thủ cạnh tranh đã có một lượng lớn khách hàng
trung thành nên có thể xuất hiện các nguồn dư luận tiêu cực khách hàng nghĩ Zalocation ăn
cắp ý tưởng của Zenly dẫn đến “tẩy chay”.KOLs có thể gặp vấn đề sức khỏe mà không thể
đăng bài đúng tiến độ, scandal đời tư. Các tờ báo hợp tác cũng có thể xuất hiện scandal về
uy tín mà mất đi thái độ tích cực của người đọc, làm chậm timeline của các chương trình,
ảnh hưởng đến hình ảnh của Zalocation.
Giải pháp: Nghiên cứu thị trường trong khi ra mắt và lắng nghe ý kiến của khách
hàng về sản phẩm. Bên cạnh đó, Zalocation cũng chuẩn bị sẵn các tờ báo, fanpage “ruột”,
có tầm ảnh hưởng để kịp thời điều hướng dư luận
Zalocation sẽ lên tiếng thông báo và xin lỗi khách hàng nếu như chậm timeline, có các tờ
báo, KOLs dự phòng để trường hợp scandal của đối tác vi phạm đạo đức, pháp luật nghiêm
trọng sẽ tuyên bố ngừng hợp tác.

5. Rủi ro vận hành


Nội dung: Rủi ro về bộ máy quản lý, cách thức vận hành của doanh nghiệp, ví dụ như
hệ thống quản lý lỏng lẻo. Chiến dịch truyền thông có thể không tiếp cận được đối tượng
mục tiêu hay khách hàng hiểu sai thông điệp mà chiến dịch cũng như thương hiệu muốn
truyền tải.
Giải pháp: Theo dõi sát sao, phân tích và báo cáo toàn bộ thông tin về khách hàng để
nắm bắt được chỉ số kinh doanh theo thời gian thực, từ đó phân loại khách hàng rồi thiết lập
quá trình chăm sóc và theo đuổi khách hàng phù hợp. Chú trọng nghiên cứu thị trường sau
khi phát hành, lắng nghe khách hàng để phát hiện vấn đề kịp thời, điều chỉnh lại chiến dịch
nếu cần thiết.
IX. Kết luận
Sau khi trải qua quá trình gồm phân tích thị trường vi mô, vĩ mô; phân đoạn thị
trường và lựa chọn thị trường mục tiêu từ đó có thể phát triển kế hoạch Marketing Mix cho
sản phẩm mới của VNG Group - Zalocation, nhóm nhận thấy Zalocation bên cạnh những rủi
ro về đối thủ cạnh tranh, công nghệ và truyển thông, thì vẫn có những cơ hội về nguồn lực
sẵn có khi Zalocation được phát triển bởi một trong những công ty công nghệ mạnh về
mảng truyền thông và xã hội nhất tại Việt Nam. Với bản kế hoạch Marketing này,
Zalocation luôn định vị trên thị trường là một ứng dụng mạng xã hội tiềm năng trong việc
kết nối và chia sẻ thông tin nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng và có thể đem lại nhiều
giá trị cho công ty.

X. Phụ lục
1. Data Reportal (2022), Digital Vietnam 2022 (February 2022) v01, Trang thông tin
Phạm Hoàng Trung Thông.
https://phamhoangtrungthong.com/digital-2022-thi-truong-viet-nam
2. Nguyễn Việt Liên Hương, Chừ Thị Kim Ngân (2019), Phát triển thương mại điện tử
Việt Nam: Tiềm năng và hữu nghị, Tạp chí Tài chính Online.
https://m.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-
tiem-nang-va-kien-nghi-310709.html
3. Ứng dụng Zenly: định vị vị trí bạn bè, người thân, nhóm, Trang thông tin Thế Giới
Di Động.
https://www.thegioididong.com/game-app/amp/zenly-tim-gap-ban-be-gap-lu-ban-chi-than-
hang-dau-220668
4. Năm 2022, Tập đoàn VNG: Thông tin về Công ty VNG, Trang thông tin Bất động sản
Meey Land.
https://meeyland.com/wiki-bat-dong-san/vng-ky-lan-cong-nghe-dau-tien-cua-viet-nam
5. Năm 2022, 7 bước thực hiện Chiến lược quảng cáo qua tin nhắn, esms.vn.
https://esms.vn/Tin-Tuc/tin-cong-nghe/quang-cao-qua-tin-nhan
6. Phạm Trung, Năm 2022, Zalo là ứng dụng liên lạc được người Việt sử dụng nhiều
nhất, Báo Nhân dân.
https://nhandan.vn/zalo-la-ung-dung-lien-lac-duoc-nguoi-viet-su-dung-nhieu-nhat-
post685931.html
7. Thiết kế phần mềm mạng xã hội trên nền tảng web và di động, Công ty ADC Việt
Nam.
https://adcvietnam.net/thiet-ke-phan-mem-mang-xa-hoi-tren-nen-tang-web-va-di-dong
8. Vi Khánh, Mẫu ngân sách Marketing 2022, Sao Kim branding
https://www.saokim.com.vn/cam-nang/ngan-sach-marketing
9. Quảng cáo trên các báo điện tử, Trang thông tin Web Media
https://webmedia.com.vn/quang-cao-online/quang-cao-tren-cac-bao-dien-tu
10. Khương Duy, Năm 2022, Zalo nhận nhiều chỉ trích, tụt hạng trên Google Play, Báo
Lao động.
https://laodong.vn/kinh-doanh/zalo-nhan-them-nhieu-chi-trich-tut-hang-tren-google-play-
1077941.ldo
11. Quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp - Cách nhận diện và kiểm soát rủi ro hiệu
quả, Trang thông tin Học viện Agile.
https://hocvienagile.com/quan-tri-rui-ro-tai-chinh-cua-doanh-nghiep-cach-nhan-dien-va-
kiem-soat-rui-ro-hieu-qua
12. Jolie Hướng Dương, Năm 2021, Xây dựng kế hoạch dự phòng tài chính trong doanh
nghiệp, ddp Group.
https://ddpgroup.vn/xay-dung-ke-hoach-du-phong-tai-chinh-trong-doanh-nghiep
13. Nguyễn Anh Tuấn, Năm 2020, Bàn về quản trị rủi ro công nghệ thông tin, Tạp chí
Ngân hàng.
https://tapchinganhang.gov.vn/ban-ve-quan-tri-rui-ro-cong-nghe-thong-tin.htm
14. CASK Company, Năm 2019, 4 Nguyên nhân cốt lõi khiến sản phẩm mới thất bại,
Trang thông tin Brands Vietnam.
4 Nguyên nhân cốt lõi khiến sản phẩm mới thất bại | bởi CASK COMPANY | Brands
Vietnam
15. Công ty VNG, Năm 2022, Môi trường làm việc hấp dẫn tại VNG, Trang thông tin
việc làm Việc ơi.
https://viecoi.vn/cam-nang-nghe-nghiep/chi-tiet-moi-truong-lam-viec-hap-dan-tai-vng-
1143.html
16. Đức Thế, Năm 2019, Những tính năng ẩn hữu ích của Google Map không phải ai
cũng biết, Báo Thanh Niên.
https://m.thanhnien.vn/nhung-tinh-nang-an-huu-ich-cua-google-map-khong-phai-ai-cung-
biet-post881625.amp

You might also like