You are on page 1of 9

Đánh giá của anh/chị về hiệu quả của việc truyền thông

qua các kênh social media. So sánh giữa Mass Media và


Social Media.

Khái quát về social media

Social media là những kênh truyền thông mà trên đó người dùng có khả năng
chia sẻ thông tin và cập nhật/phản hồi các thông tin của người khác. Tất cả những
nền tảng truyền thông (media) hội tụ đủ các yếu tố như vậy đều được coi là social
media.

Các hoạt động truyền thông trên nền tảng này không chỉ tập trung vào việc
tiếp cận tới công chúng mục tiêu mà còn khai thác tối đa các tương tác, chia sẻ của
người dùng để giúp chuyển tải thông điệp hiệu quả hơn tới công chúng nhằm đạt
các mục tiêu marketing đề ra.

Theo báo cáo của Wearesocial năm 2021, Việt Nam có 72 triệu người dùng
MXH – chiếm 73,7% dân số, tăng 10,8% so với năm 2020. Trong đó, trung bình
mỗi người dùng dành gần 2,5 tiếng/ngày cho các nền tảng Social Media. Điều này
cho thấy Social Media đã và đang tiếp tục là kênh truyền thông quan trọng mà các
nhãn hàng tập trung ngân sách đáng kể để truyền thông xây dựng hình ảnh thương
hiệu.

Dưới đây là bức tranh khái quát hành vi của người dùng trên mạng xã hội. Có
khoảng 72 triệu tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt trong tổng số 98 triệu dân,
tương ứng với mức độ thâm nhập là 73.7%, và họ dành trung bình 2 tiếng 21 phút
mỗi ngày để truy cập.

Lợi thế Social Media Marketing ở Việt Nam

Lợi thế lớn nhất là số lượng các nền tảng social media phổ biến ở Việt Nam không
nhiều. Người dùng Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu trên một mạng xã hội chính là
Facebook, Youtube & các diễn đàn lớn (một phần nhóm tuổi teen sử dụng Zalo như
một mạng xã hội thứ hai). Trong khi đó ở nhiều quốc gia khác, việc sử dụng social
media bị phân tán trên nhiều nền tảng khác nhau: Facebook, Twitter, Tumblr,
Instagram, Pinterest, Google Plus… Do đó ở Việt Nam, việc đầu tư sẽ được tập
trung hơn, tiết kiệm được nguồn lực hơn và dễ đo đếm hơn (Mix Digital).

Các kênh Social Media

1. Social Network (Facebook, Twitter, LinkedIn)

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook,
Twitter và LinkedIn. Những nền tảng này tạo ra kết nối giữa bạn bè, gia đình, các
công ty và nhãn hàng.

Người dùng có thể chia sẻ hình ảnh, video, câu chuyện, cũng như nhắn tin,
gọi điện với bạn bè, người thân và khách hàng. Về phía doanh nghiệp, các công ty
sẽ có thể dễ dàng xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, và xây
dựng mối quan hệ gắn kết hơn với khách hàng để từ đó tạo ra nhiều giá trị và
chuyển đổi hơn.

Đây là một thị trường màu mỡ thông qua những con số sau đây. Tính đến
tháng 8/2021, hiện nay có khoảng hơn 90 triệu tài khoản Facebook tại Việt Nam. Số
người sử dụng thường xuyên lên tới hơn 90% người dùng. Theo một thống kê của
hãng We Are Social thì Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn thế giới về số lượng người
sử dụng Facebook.

 Ưu điểm

Facebook, Twitter và LinkedIn là các nền tảng được sử dụng phổ biến nhất,
chiếm lượng lớn người dùng mạng. Ngoài ra, đây còn là các nền tảng mang lại ROI
cao cho các nhà tiếp thị.

 Nhược điểm

Một số nền tảng, như Facebook, đưa các bài đăng của người dùng cá nhân
lên cao hơn các bài đăng của doanh nghiệp.

2. Nền tảng chia sẻ hình ảnh (Instagram, Pinterest)

Instagram là một mạng xã hội chuyên cung cấp nội dung hình ảnh và video
ngắn kèm theo chú thích. Người dùng có thể đăng video trực tiếp hoặc tạo
Instagram Stories (biến mất sau một ngày). Cũng giống với các nền tảng mạng xã
hội ở trên, người dùng có thể tương tác với những người khác thông qua việc gắn
thẻ, và các lượt thích, bình luận, hoặc nhắn tin trực tiếp.

Nền tảng này sẽ hữu ích cho các loại hình kinh doanh như nhà hàng hoặc
cửa hàng muốn chụp ảnh cũng như cập nhật cho những người theo dõi của họ về
thực phẩm, hàng hóa hoặc sản phẩm một cách rõ ràng và chân thực.
Instagram đã, đang và sẽ là một nền tảng đầy tiềm năng cho influencer
marketing. 93% chiến dịch của các KOLs đã diễn ra trên nền tảng này vào năm
2018 và mang lại nhiều cơ hội cho việc quảng cáo và thương mại điện tử vì tính trực
quan của nó.

 Ưu điểm:

Pinterest và Instagram là nơi để người dùng hoặc doanh nghiệp có thể "khoe"
sản phẩm một cách trực quan, làm tăng nhận diện thương hiệu trong mắt khách
hàng.

Các nền tảng như Instagram cho phép người dùng thử nghiệm nội dung hình
ảnh cũng như video ngắn. Từ đó, có được ý tưởng cũng như đánh giá sơ bộ được
mức độ quan tâm để có thể dành nhiều thời gian và công sức hơn cho mảng nội
dung.

 Nhược điểm:

Để duy trì trên các nền tảng này, người dùng có thể tốn ngân sách cho mặt
hình ảnh cũng như thời gian để sản xuất ra những hình ảnh chuyên nghiệp.

Một số nền tảng như Instagram còn yêu cầu người dùng phải đăng ảnh từ
thiết bị di động.

3. Nền tảng chia sẻ Video (Youtube, Vimeo)

Video luôn là một trong những nội dung được yêu thích nhất của các “cư dân
mạng” trên các nền tảng truyền thông. Khoảng 88% các nhà tiếp thị hài lòng với chỉ
số ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) do video marketing mang lại
(Animoto, 2018).

Tại Việt Nam, YouTube tiếp tục vượt mặt Facebook và trở thành mạng xã hội
được sử dụng phổ biến nhất.
Video có thể hữu ích cho các doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trong khi một nhà hàng có thể tạo vlog với các mẹo nấu ăn, thì một công ty
công nghệ có thể tập trung chiến lược video của mình vào các bản demo sản phẩm.

 Ưu điểm

Thời lượng video có thể dài hơn trên các nền tảng xã hội khác.

Các nền tảng như Youtube và Vimeo đều có khả năng liên kết trang web và
thường cung cấp số liệu phân tích rõ ràng.

Cả Youtube và Vimeo đều có tính năng tối ưu hóa tìm kiếm.

 Nhược điểm

Nội dung có thể mất nhiều thời gian và chi phí hơn để tạo.

Các nền tảng này yêu cầu nhiều tác vụ phụ trợ hơn như SEO.

4. Mạng xã hội âm thanh (Clubhouse, Twitter Space, Spotify)

Các nền tảng âm thanh mới (như Clubhouse) và các định dạng (như Twitter
Spaces) đã phát triển mạnh trong suốt thời gian COVID-19 bùng phát khi tất cả mọi
người đều ở nhà và có nhiều thời gian hơn để tham gia các cuộc trò chuyện trực
tuyến.

 Ưu điểm
Lợi thế quan trọng nhất của các nền tảng xã hội âm thanh là sự chú ý và mức
độ tương tác cao của những người nghe.

Các cuộc trò chuyện hấp dẫn có thể giúp các công ty xây dựng hình ảnh như
những người dẫn đầu trong thị trường của mình và giới thiệu doanh nghiệp hoặc
sản phẩm đến với đối tượng khách hàng tiềm năng đã quan tâm đến các chủ đề liên
quan đến thị trường.

 Nhược điểm

Mặc dù nền tảng này có rất nhiều tiềm năng trong việc truyền thông nhưng
không phải thương hiệu nào cũng có thể dễ dàng kết nối với khách hàng theo cách
này.

5. Phương tiện truyền thông tương tác (Snapchat, Tiktok)

Nếu thử nghiệm trên các nền tảng này, cần đảm bảo rằng lĩnh vực và nội dung
phải phù hợp với nhân khẩu học ở lứa tuổi trẻ.

Ngoài ra, những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng này cần cố gắng
ước tính thời gian và chi phí để giữ cho các tài khoản này được cập nhật thường
xuyên và giữ kết nối với đối tượng mục tiêu.

 Ưu điểm

Những nền tảng này rất sáng tạo và mang tính thử nghiệm cao.

Đối tượng là những khán giả trẻ, vì vậy điều này có thể giúp các thương hiệu
nhắm mục tiêu hướng đến Gen-Z.

Các Stories có thể được sử dụng để cung cấp cho những người theo dõi thấy
được hậu trường, quá trình làm sản phẩm của thương hiệu.

 Nhược điểm

Sản xuất nội dung liên tục và cập nhật thường xuyên có thể tốn kém và mất
nhiều thời gian.

Snapchat và TikTok bị giới hạn ở thiết bị di động.

6. Diễn đàn trực tuyến (Reddit, Quora)

Các nền tảng này được sử dụng để tìm kiếm, chia sẻ và thảo luận về các loại
thông tin, ý kiến và tin tức khác nhau. Các diễn đàn này là nguồn lực tốt để doanh
nghiệp có thể khai thác thực hiện các nghiên cứu thị trường.
Trước khi có sự gia nhập của các kênh truyền thông xã hội phổ biến như
Facebook, các diễn đàn này là nơi mà các chuyên gia, và những người dùng mạng
tích cực thực hiện các loại thảo luận khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực.

 Ưu điểm

Các diễn đàn thảo luận này có một số lượng lớn người dùng và mang đến
khả năng tiếp cận cực kỳ tốt cho doanh nghiệp. Đây là nơi cung cấp các câu trả lời
khác nhau cho các yêu cầu của khách hàng nói riêng và người dùng mạng nói
chung.

Trong trường hợp doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu về khách hàng thì đây là
mảnh đất tuyệt vời để doanh nghiệp khai thác.

Cùng với việc chia sẻ thông tin và các câu trả lời, các nền tảng này cũng có
tác động rất lớn trong việc quảng cáo.

 Nhược điểm

Có rất nhiều thông tin phân tán, không được tổ chức rõ ràng.

Do có rất nhiều nội dung, đề tài trên các diễn đàn mà mọi người có thể bắt
đầu thảo luận về những chủ đề không liên quan.

7. Blogs (Wordpress, Tumblr, Medium)

WordPress và Blogger là các nền tảng blog truyền thống trong khi Tumblr (blog vi
mô) và Medium là các kênh blog mới và đang phát triển.

Content marketing là cơ sở cho sự thành công của các chiến dịch tiếp thị trực
tuyến, đóng vai trò then chốt trong các kênh chuyển đổi của các chiến dịch truyền
thông kỹ thuật số.

 Ưu điểm

Các nền tảng cho phép người dùng chia sẻ các bài đăng dưới dạng văn bản,
ảnh và video về doanh nghiệp, thương hiệu hoặc suy nghĩ, quan điểm của cá nhân
người dùng.

Các nền tảng đều cho phép liên kết đến các trang web bên ngoài.

Nội dung mà doanh nghiệp sử dụng có thể tạo ra một thị trường ngách cho
doanh nghiệp và thu hút những khán giả đang tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh
vực đó.

 Nhược điểm
Các bài đăng trên blog thông thường dài hơn; tốn nhiều thời gian và công
sức hơn.

Đối tượng phù hợp với nội dung bài blog nhưng có thể bị giới hạn.

Khái niệm Mass media

Mass media (Truyền thông đại chúng) là hoạt động có chủ đích đến việc
truyền đạt các thông tin đại chúng đến với đối tượng khách hàng tiềm năng thông
qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm giải quyết được các vấn đề của
người tiêu dùng mục tiêu.

Mass media bao gồm các loại chính sau: Báo chí, tạp chí in ấn; Film ảnh;
Truyền hình; Phát thanh; Quảng cáo; Internet; Các loại băng đĩa, âm thanh.

So sánh giữa Social media và Mass media

Giống nhau:
Chúng đều là các phương tiện truyền thông, giúp truyền tải thông tin đến
công chúng.

Khác nhau:

- Mass media giúp các doanh nghiệp nhắm đến một lượng khán giả mục tiêu
rộng lớn thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình,
bảng quảng cáo,... Trong khi đó, social media cho phép các công ty nhắm
đến các đối tượng mục tiêu thông qua mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến
hoặc thông qua kết quả tìm kiếm.

- Mass media có tính cá nhân thấp, còn Social media được phân phối khi đã
qua các màng lọc từ địa điểm, độ tuổi, giới tính, các mối quan hệ nên có tính
cá nhân rất cao.
- Mass media bị giới hạn bởi các phương tiện truyền thông truyền thống còn
với Social mang tính hiện đại, bắt kịp xu hướng cập nhật, tương tác với các
thông tin mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối internet.
- Điều dễ thấy nhất có thể nhận biết ở chúng là Mass media thì một chiều,
đóng vai trò như một nguồn phát thông tin còn Social media thì tạo nên các
tương tác 2 chiều giữa nguồn phát và người tiếp nhận, với nhiều nguồn và
nhiều tiếp nhận khác nhau.
- Với social media, người dùng có thể tương tác, trao đổi, chia sẻ các quan
điểm cá nhân trực tiếp thông qua các mạng xã hội. Với mức độ tương tác cao
của chúng giúp hiệu quả marketing online phát triển vượt bậc.
- Chất liệu của Media là hình ảnh, clip, bài viết; còn đối với Social là các ý kiến,
quan điểm cá nhân, cảm xúc.
Mối quan hệ giữa Mass media và Social media

Để có một chiến dịch truyền thông thành công cần có sự kết hợp hài hòa giữa
cả hai. Với sự phát triển của tương lai, Mass media đang dần phải thích ứng thân
thiện hơn, tạo các tương tác đa chiều hơn.

Social media đóng vai trò trong quá trình tìm ra sự kiện, nội dung và phân
phối ở mức độ chuyên sâu cá nhân. Mass media đưa ra các thông tin sự kiện hằng
ngày, các chương trình có quy mô lớn và chất lượng cao.

What Are The Different Types Of Social Media? (digitalvidya.com)

The 5 Types of Social Media and Pros & Cons of Each (hubspot.com)

9 Types of Social Media and How Each Can Benefit Your Business (hootsuite.com)

10 Video Marketing Statistics You should Know for 2022 [Infographic] (oberlo.com)

Cập Nhật Thống Kê Về Internet Việt Nam 2021 Mới Nhất - SOLUTIONS WORLD
(ssw.vn)

https://animoto.com/blog/business/2018-social-video-consumer-trends/

https://faq-ans.com/en/Q%26A/page=831f5e5b203eb47ff2c24c4b708b9bfc#s0

https://pediaa.com/what-is-the-difference-between-mass-media-and-social-media/
#Mass%20Media%20vs%20Social%20Media
%C2%A0%E2%80%93%20Comparison%20of%20Key%20Differences

You might also like