You are on page 1of 32

QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

(Foreign Trade Management)


Mục tiêu học phần

Cung cấp cho SV một cách có hệ thống, khoa học, đầy đủ và chi
tiết những kiến thức cơ bản về QT ngoại thương như: hoạch định chiến
lược kinh doanh ngoại thương; kỹ thuật đàm phán hợp đồng ngoại
thương; kỹ thuật soạn thảo hợp đồng ngoại thương; cách thức tổ chức
hợp đồng ngoại thương….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Thị Hồng Vân (2015), Quản trị Xuất Nhập khẩu, NXB Tổng Hợp, TPHCM.

2. Đỗ Quốc Dũng (2015), Nghiệp vụ Ngoại Thương, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Đoàn Thị Hồng Vân (2015), Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, NXB Lao động – Xã
hội, TPHCM.

4. Đoàn Thị Hồng Vân (2009), Quản trị Ngoại Thương, NXB Lao động – XH, TPHCM.

5. Võ Thanh Thu (2011), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Lao động- Xã hội,
TPHCM.

6. Đinh Xuân Trình (2012), Thanh toán quốc tế trong Ngoại Thương, NXB Thống kê,
TPHCM.
3
ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ TRÌNH (40%)

• Kiểm tra: 40%

• Thuyết trình: 20%

• Bài tập cá nhân: 20%

• Điểm danh: 20%

4
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
1. Tìm hiểu về UCP 600 và một số tình huống.

2. Tình hình xuất/nhập khẩu của mặt hàng (gạo, cà phê, cao su, hàng dệt
may, thuỷ sản…) của Việt Nam.

3. Tìm hiểu chính sách xuất khẩu gạo của thị trường.... (Ấn Độ, Thái
Lan,…)

4. Tìm hiểu hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng Xuất khẩu tại DN.

5. Tìm hiểu hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng Nhập khẩu tại DN.
NỘI DUNG
C1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

C2 CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH KDNT

C3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KDNT

C4 CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - INCOTERM 2020

C5 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

C6 KỸ THUẬT ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG NT


NỘI DUNG
C7 HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

C8 TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

C9 TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

C10 CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG HĐNT

C11 CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

C12 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

C13 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐ NGOẠI THƯƠNG


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ
QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

8
NỘI DUNG
1 Khái niệm hoạt động ngoại thương

2 Vai trò của hoạt động ngoại thương

3 Nội dung của hoạt động ngoại thương

4 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

5 Các loại hình chính sách ngoại thương

6 Những nguyên tắc điều chỉnh TMQT


9
KHÁI NIỆM NGOẠI THƯƠNG
Quản trị (Management) là một tiến trình bao gồm
việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người, và kiểm tra
các hoạt động trong một đơn vị, một cách có hệ thống,
nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó.

(Stoner và Robbins)
KHÁI NIỆM NGOẠI THƯƠNG

Ngoại thương (Foreign Trade) là việc mua, bán hàng hóa


và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Ngoại thương là sự trao
đổi hàng hóa, dịch vụ giữa nước này với nước khác thông
qua các hoạt động mua bán

11
KHÁI NIỆM NGOẠI THƯƠNG

Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa hay dịch


vụ giữa các quốc gia khác nhau, hoạt động thương mại
giữa hai hay nhiều nước được gọi là ngoại thương.

Hoạt động thương mại này liên quan đến việc


trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các cư dân, tổ chức
kinh tế, doanh nghiệp của hai hay nhiều nước.
KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

QT ngoại thương là chuỗi hoạt động phức tạp, trong đó các NQT tổ chức mọi
hoạt động KD từ khâu đầu đến khâu cuối của chu kỳ kinh doanh ngoại thương.

Nói một cách cụ thể hơn, QT ngoại thương là tổng hợp các hoạt động hoạch
định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị KD XNK nhằm đạt
được mục ‚êu đề ra một cách hiệu quả nhất.

Thực chất của hoạt động ngoại thương là QT các hoạt động của con người và
thông qua đó QT mọi yếu tố khác liên quan đến quá trình KD XNK của DN, với mục ‚êu
là giúp DN phát triển bền vững và hiệu quả trong môi trường KD thường xuyên biến
động.
VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

VAI TRÒ

Xuất khẩu
Nhập khẩu
+ Tăng sản lượng SX, tăng trưởng KT + Bổ sung sự thiếu hụt thị
+ Thức đẩy sự đổi mới trang thiết bị, trường nội địa.
công nghệ
+ Cải thiện, nâng cao mức
+ Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
sống người dân
+ Gia tăng nhập khẩu
+ Thúc đẩy xuất khẩu
+ Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
+ Tạo điều kiện chuyển dịch cơ
+14Tăng cường sự thân thiện hợp tác
quốc tế. cấu kinh tế.
NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

NỘI
DUNG

Gia công thuê cho


nước ngoài và thuê
Xuất nhập khẩu hàng Xuất và nhập khẩu nước ngoài gia công.
hóa hữu hình hàng hóa vô hình
(các bí quyết công Tái xuất khẩu và
(nguyên nhiên vật liệu, chuyển khẩu.
nghệ, bằng sáng chế,
máy móc thiết bị, hàng
phát minh, phần mềm
tiêu dùng….) Xuất khẩu tại chỗ
máy tính, quyền tác
giả, độc quyền nhãn
hiệu, thương hiệu...)
15
Ngoại thương

Ngoại thương / Mua bán hàng hóa quốc tế.

Theo điều 27, Luật Thương mại của Việt Nam, mua bán hàng hóa quốc
tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Xuất khẩu

Xuất khẩu là bán hàng hóa/dịch vụ ra nước ngoài.

Theo điều 28, Luật Thương mại,

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu

Nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về.

Theo điều 28, Luật Thương mại,

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt
Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt
Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa (Đ.29)

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài
hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính
hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa (Đ.29)

Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam,
có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu
chính hàng hóa đó vào Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa

Điều 30. Chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để
bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa

2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập
khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
Chuyển khẩu hàng hóa

c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho nghoại quan, khu vực
trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT QL NT
• Luật quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát

triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp

dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

• Luật không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể

của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau mà

điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước và thương nhân.


ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân tham gia hoạt


động ngoại thương, tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài khác có liên quan.
CÁC LOẠI HÌNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

• Phân loại trên mức độ tham gia của Nhà nước trong điều ;ết hoạt
động ngoại thương
a. Chính sách mậu dịch tự do
b. Chính sách bảo hộ mậu dịch.

• Phân loại theo mức độ ;ếp cận nền kinh tế quốc gia với thế giới
a. Chính sách hướng nội (Invard Oriented Trade Policies)
b. Chính sách hướng về xuất khẩu (Qutward Oriented Trade Policies).
NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU CHỈNH TMQT

• Nguyên tắc tương hỗ – Reciprocity

• Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured NaVon – MFN)

• Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NaVonal Treatment – NT)

• Ưu đãi cho các nước đang phát triển


NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU CHỈNH TMQT

• Nguyên tắc tương hỗ – Reciprocity


Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng
tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Mức độ ưu
đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào Vềm lực kinh tế của
các bên tham gia.
NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU CHỈNH TMQT

• Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Na:on – MFN)


Trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều
kiện ưu đãi không kém những ưu đãi mà mình dành cho các nước khác.

Nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho
điều kiện ngang bằng nhau trong cạnh tranh giữa các nước bạn hàng
nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển.
NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU CHỈNH TMQT

• Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (Na2onal Treatment – NT)


Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh
doanh bình đẳng giữa các nhà kinh doanh trong nước và các nhà kinh
doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư. Hàng
nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh,
nhưng phải tuân thủ những Vêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực
phẩm so với hàng hóa sản xuất nội địa.
NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU CHỈNH TMQT

• Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (Na2onal Treatment – NT)


Về người lao động: công dân của các bên tham gia trong quan
hệ kinh tế thương mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như
nhau (Trừ quyền bầu cử và tham gia nghĩa vụ quân sự).
NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU CHỈNH TMQT

• Ưu đãi cho các nước đang phát triển


Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of
Preferences): là hình thức ưu đãi về thuế quan do các nước công
nghiệp phát triển (OECD) dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ
nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

You might also like