You are on page 1of 9

Chương 1: Tổng quan KDQT

1. Khái niệm và sự ra đời của KDQT


Khái niệm: KDQT là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc
gia nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của DN, cá nhân và các tổ chức kinh tế.

Sự ra đời:
+ KDQT xuất hiện rất sớm cùng với quá trình giao lưu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa 2 hay
nhiều quốc gia.
+Cùng với sự ra đời & phát triển của CNTB, KDQT và các hình thức KDQT ngày càng được mở
rộng
+Xu hướng toàn cầu hóa
2. Vai trò

+ Giúp cho các DN, các tổ chức kinh tế thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản phẩm,
về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến.
+Giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã
hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu.
+Tạo điều kiện cho các DN tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế, khai
thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi QG.
+Giúp các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH-HĐH.

3. Cơ sở hình thành
+ Mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh
+Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài
+Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

4. Đặc trưng của KDQT


 KDQT là hoạt động diễn ra giữa các nước, còn KD trong nước là hoạt động KD chỉ diễn ra
trong nội bộ QG và giữa các chủ thể kinh tế của QG đó.
 KDQT được thực hiện ở nước ngoài vì vậy các DN hoạt động trong môit rường này thường
gặp phải rủi ro nhiều hơn KD nội địa
 KDQT buộc phải diễn ra trong môi trường KD mới và xa lạ, do đó các DN phải thích ứng
để hoạt động có hiệu quả
 KDQT tạo điều kiện cho DN gia tăng doanh số, lợi nhuận.
5. Cơ cấu của KDQT
5.1 Thương mại hàng hoá (XNK hàng hoá hữu hình)
 Là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất
 Phản ánh quan hệ thương mại, buôn bán giữa các QG trong phạm vi khu vực và thế giới
 Là “chìa khoá” mở ra những giao dịch KTQT cho 1 QG, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu
5.2 Thương mại dịch vụ (XNK hàng hoá vô hình)

5.2.1 Khái niệm


 Được coi là một hoạt động cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ một bên vào lãnh thổ bên kia hoặc từ
lãnh thổ một bên cho người sử dụng dịch vụ của bên kia.

 Hoạt động KD DV được thực hiện thông qua các loại hình: đại lý đặc quyền, hợp đồng quản
lý, mua bán giấy phép

Đại lý đặc quyền: là hình thức hoạt động KD mà qua đó 1 công ty trao cho 1 đối tác độc lập quyền
sử dụng nhãn hiệu, mẫu mã, phương thức quản lý, phân phối…và thu lại 1 khoản tiền từ đối tác.

Hợp đồng quản lý: là những hợp đồng thông qua đó 1 DN thực hiện sự giúp đỡ 1 DN khác bằng
việc cung cấp những nhân viên quản lý nhằm hỗ trợ thực hiện những chức năng quản lý tổng quát
hoặc chuyên môn sâu trong 1 khoảng thời gian đặc biệt để thu lại 1 khoản thù lao nhất định.

Hợp đồng mua bán giấy phép

5.2.2 Kinh doanh các dịch vụ quốc tế

a) Phân loại các hoạt động KDDVQT

Theo Liên hợp quốc: dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ kinh doanh…

Theo hình thức hoạt động: dv xuất, nhập khẩu, dv đầu tư, dv ngân hàng, dv thanh toán, dv vận tải,
dv bảo hiểm, dv tư vấn

Theo bản chất:dv hoạt động hữu hình (vận tải, sửa chữa, du lịch..) và dv hoạt động vô hình (ngân
hàng, bảo hiểm, pháp lý)

b) Vai trò hoạt động KDDVQT

1. DVQT là những hoạt động không thể thiếu được trong nền kt của mỗi QG
2. Hoạt động dịch vụ là lĩnh vực đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhanh
3. Việc gia tăng các hoạt động dịch vụ quốc tế có tác dụng lớn đối với nền kinh tế của mỗi
QG
4. Thúc đẩy lĩnh vực sx ra sp vật chất, đảm bảo cho lĩnh vực đời sống xã hội
5. Thúc đẩy phân công lao động qtế, thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp tác SXKD
6. Đảm bảo tốc độ gia tăng tổng sp quốc dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo lập cán cân thương
mại và cán cân thanh toán….
c) Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động DVQT
Sự tăng cầu về dịch vụ của người tiêu dùng
Sự tăng cầu ở các hãng về dịch vụ
Việc thiểu hóa và bảo tồn nguyên vật liệu cũng là nguyên nhân tỷ trọng các ngành DV tăng lên
Sự phát triển của các công ty đa quốc gia
Việc xóa bỏ các rào chắn, quy định cũng điều kiện cho các DV phát triển ở tầm quốc tế
Ảnh hưởng của các yếu tố trên tới hoạt động DVQT biểu hiện ở:
 Sự thay đổi về KHKT,CN làm gia tăng số lượng các DV kinh doanh, giảm giá thành các
DV với quy mô lớn
 Việc tiêu chuẩn hóa các dịch vụ được cung cấp
 Các cơ hội cho việc đặc thù hóa các DV được cải tạo
 Cuộc CM CNTT đẩy nhanh tốc độ và khối lượng chuyển đổi thông tin nhiều lần
d) Những khó khăn đối với việc kinh doanh DVQT:

Kiểm soát trực tiếp di chuyển dịch vụ qua biên giới

Hạn chế các dự án đầu tư liên quan đến dv

Không khuyến khích TMDV thông qua các thủ tục hành chính, thuế khoá và các tiêu chuẩn sở hữu

Khó khăn trong việc thu thập số liệu và thông tin

Sự không khuyến khích của CP

e) Một số dịch vụ quốc tế điển hình:

 DV liên quan đến thông tin


 DV tài chính quốc tế Ø DV bảo hiểm quốc tế Ø DV tư vấn quốc tế
 DV du lịch quốc tế
 DV vận tải quốc tế
 DV XNK sức lao động
 Đầu tư nước ngoài: dưới hình thức là một chi nhánh, một công ty con hay một liên doanh.
 Kinh doanh tài chính – tiền tệ quốc tế
II.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KDQT

Điều kiện phát triển kinh tế

Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Điều kiện chính trị, xã hội và quân sự

Sự hình thành các liên minh kinh tế

III. Các chủ thể của KDQT: ( Ôn cuối cùng-vẫn trong giới hạn nhưng 90% không vào)

a) Công ty đa quốc gia

Khái niệm:

Các công ty đa quốc gia (MNCs) thường bao gồm các công ty hay các đơn vị khác mà quyền sở
hữu chúng thuộc tư nhân, nhà nước hay hỗn hợp, được thành lập ở nhiều nước khác nhau và do đó
việc liên kết một hay nhiều công ty hay đơn vị có thể tạo ra thuận lợi lớn cho hoạt động của các
công ty khác, đặc biệt là chia sẻ kiến thức và các nguồn lực với các công ty khác.
Đặc điểm của các công ty ĐQG
Các chi nhánh của MNCs phải chịu tác động của các áp lực môi trường quan trọng như các đối thủ
cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các tổ chức tài chính, và nhà nước kể cả trong và ngoài
nước
Các chi nhánh của chúng cùng sử dụng một nguồn lực chung như các tài sản hữu hình, sáng chế,
nhãn hiệu, thông tin, và nhân lực…
Các chi nhánh của MNCs được liên kết với nhau bởi một sứ mệnh chiến lược chung

Vai trò của các công ty ĐQG trong nền kinh tế toàn cầu

Là sản phẩm của nước đi đầu tư


Tất cả các MNCs đều là những công ty lớn
Thị trường của MNCs khó có thể xâm nhập đối với các
địch thủ
Kinh doanh với các MNCs

Đầu tư trực tiếp được thực hiện bởi các MNCs có tác
động lâu dài và ít thay đổi.
Đầu tư gián tiếp thì luôn không ổn định và nó có thể chuyển đi nơi khác trong thời gian rất ngắn
b) Các loại hình DN và tổ chức kinh tế của Việt Nam tham gia vào KDQT

Các doanh nghiệp Nhà nước


Các loại hình DN khác
Chương 3: Hoạt động OUTSOURCING trong kinh doanh quốc tế

6. Khái niệm
- Outsourcing là những công việc và quy trình được ký kết để thực hiện ở bên ngoài doanh
nghiệp.
- Outsourcing là việc toàn bộ một quá trình được ủy thác cho một bên thứ ba - một tổng đài
( call center), mạng lưới quản lý ( network management) hay một hỗ trợ ứng dụng (application
support) – và đôi khi tài sản và nhân viên thực sự được di chuyển tới bên thuê ngoài.
- Outsourcing có thể được định nghĩa như sự sử dụng chiến lược các nguồn lực bên ngoài để
thực hiện những hoạt động từng được xử lý truyền thống bằng nhân sự và các nguồn lực bên trọng.
(Robert Handfield-2006).
- Outsourcing là sự chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp (bên sử dụng
dịch vụ outsourcing/bên outsource) cho một bên thứ ba (bên cung cấp dịch vụ outsourcing) nhằm
tận dụng nguồn lực bên ngoài.

7. Phân biệt Outsourcing và Offshoring


Phân biệt Outsourcing Offshoring
Đều là 1 DN hoặc 1 tổ chức thuê 1 công ty để thực hiện toàn bộ
Giống nhau
hay một phần công việc nào đó cho họ
Mqh giữa bên
Bên nhận Outsource là 1 cty khác độc lập Có thể chỉ là hoạt động chuyển giao công việc
nhận và
hoàn toàn với cty cung cấp dv Outsource cho chi nhánh của chính đơn vị đó
bên cung cấp dv
Bên nhận Outsource có thể là cty Bên nhận dịch vụ thuê ngoài là cty
Phạm vi địa lý
ở trong nước hoặc nước ngoài nước ngoài
8. Phân loại Outsourcing
Theo Liên Hợp Quốc (2008)
Outsourcing những chức năng hỗ trợ
Outsourcing một số phần trong quy trình sản xuất
Outsourcing toàn bộ quy trình sản xuất
Theo UNCTAD (2011)
Outsourcing trong sản xuất ( contract manufacturing)
Outsourcing trong lĩnh vực dịch vụ ( services outsourcing)
Hiện nay:
Thuê ngoài công nghệ thông tin- ITO Thuê ngoài quy trình kinh doanh -BPO
+ Tư vấn CNTT: các chính sách khai thác, vận + Công việc hành chính
hành, nguồn nhân lực… + Quản lý tài sản
+ Phần mềm: phát triển và bảo trì các ứng dụng, + Tài chính
tích hợp các ứng dụng, quản lý giao diện + Nguồn nhân lực
+ Hạ tầng CNTT: quản lý các ứng dụng, quản + Công việc tổng hợp
trị mạng. + Mua sắm vật tư/logistics
+ Tổng đài
+ Xử lý các yêu cầu của khách hàng
+ Quản lý dữ liệu

9. Lợi ích và hạn chế của Outsourcing


Lợi ích Hạn chế
+ Tiết kiệm và tái cơ cấu chi phí + Doanh nghiệp có thể rơi vào bị động
+ Tận dụng những thế mạnh của bên cung cấp + Chi phí có thể sẽ tăng lên
+ Tập trung vào những nhiệm vụ kinh doanh chính + Nguy cơ rò rỉ những thông tin quan trọng
+ Tăng năng suất lao động

10. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức hấp dẫn của dv Outsourcing của một quốc gia
1. Nguồn nhân lực
2. Chi phí
3. Cơ sở hạ tầng
4. Môi trường quốc gia
5. Sự hòa hợp về văn hóa
6. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo mật dữ liệu
Chương 4: Hoạt động quản trị NNL trong KDQT

1. Đặc thù của QTNNL trong KDQT


Hoạt động kinh doanh của các công ty ĐQG diễn ra ở nhiều nước khác nhau và sự khác biệt về môi
trường kinh doanh của mỗi nước sẽ tác động đến các chức năng của hoạt động QTNNL.
- Tuyển chọn phải phù hợp với luật lao động của nước sở tại
- Chương trình đào tạo & phát triển cần phải được thiết kế phù hợp với tình hình thực tiễn ở
các quốc gia khác nhau
- Cần có chính sách thu nhập sao cho giảm CPSX và KD để có lợi thế cạnh tranh
2. Chính sách nhân sự quốc tế
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách nhân sự: nền văn hóa, mức độ tham gia
hoạt động KDQT, chiến lược kinh doanh của DN và loại ngành KD
3 cách tiếp cận chủ yếu trong tuyển chọn nhân viên làm việc ở nước ngoài:
 Chính sách nhân sự VỊ CHỦNG
 Chính sách nhân sự ĐA TÂM
 Chính sách nhân sự ĐỊA TÂM
Vị chủng Đa tâm Địa tâm
Là chính sách chỉ tuyển Là chính sách nhân sự trong đó Là chính sách nhân sự trong đó
chọn người có quốc tịch từ các hoạt động ở chi nhánh nước các HĐKD ở chi nhánh nước
nước chính quốc vào các ngoài của DN do người tại ngoài của DN do các nhà quản
vị trí công việc của các chi nước sở tại điều hành lý có trình độ tốt nhất điều
nhánh ở nước ngoài hành bất kể họ thuộc quốc
Khái niệm Thường áp dụng với các nhân tịch nào.
Chỉ áp dụng với các vị trí viên làm việc trực tiếp
qlý cao nhất tại các chi Các cty ĐQG thường thực hiện Thường áp dụng tuyển cán bộ
nhánh ở nước ngoài chương trình đào tạo cấp tốc quản lý cao cấp
cho cán bộ qlý người địa
phương
-Khắc phục được sự thiếu -Tiết kiệm được chi phí -Chính sách này giúp các DN
hụt cán bộ qlý có trình độ Cán bộ qlý chi nhánh là người phát triển độ ngũ toàn cầu
cao ở các nước đang phát địa phương sẽ có những quyết -Có khả năng thích nghi dễ
triển và các nước CN mới định khinh doanh hiệu quả dàng trước bất kì một môi
-Giúp DN tái tạo các -Gần gũi với nhân viên, am hiểu trường kinh doanh nào, đặc
HĐKD ở nước ngoài theo nhu cầu khách hàng do không có biệt là đối với những khác biệt
Ưu điểm
đúng hình ảnh hoạt động rào cản về văn hóa về văn hóa.
của DN tại nước chủ nhà
-Duy trì văn hóa doanh
nghiệp
-Bảo vệ quyền lợi của cty
tốt hơn
Nhược điểm - Chi phí cao hơn -DN kiểm soát hoạt động của - Chi phí cao hơn so với việc
- Tạo khoảng cách đối chi nhánh khó khăn hơn thực hiện chính sách nhân sự
với nhân viên địa -DN theo đuổi chiến lược toàn vị chủng và đa tâm
phương trong các chi cầu không nên thực hiện chính
nhánh sách nhân sự này vì khi đó chi
nhánh của DN không có sự hội
nhập, chia sẻ hiểu biết và
khuyêch trương một hình ảnh
chung của DN
Không có DN nào chỉ thực hiện 1 chính sách nhân sự mà các DN thường thực hiện kết hợp các chính sách
nhân sự trên.

3. Nội dung cơ bản của QTNNL


3.1 Tuyển chọn và hồi hương
- Tuyển những người có đủ năng lực cho công tác ở nước ngoài
- Trong trường hợp là người chính quốc thì cần bố trí việc làm cho họ sau khi hết nhiệm kì
công tác
a. Tuyển chọn
 Kế hoạch tuyển nhân sự:
 Đánh giá số nhân lực hiện tại của DN
 Dự kiến nhu cầu nhân lực cần tăng thêm hay giảm đi trong tương lai của DN
 Nhu cầu nhânlực trong tương lai phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh của DN
 Nguồn tuyển chọn:
 Nhân viên trong công ty, những người mới tốt nghiệp đại học, những cán bộ quản
lý có trình độ là người địa phương
 Tiêu chuẩn tuyển chọn:
 Khả năng thích ứng
 Sự tự tin
 Kinh nghiệm, bằng cấp đào tạo, sức khỏe
 Động lực và khả năng lãnh đạo
 Cách thức tuyển chọn:
 Sơ tuyển hồ sơ
 Phỏng vấn
 Tổ chức kiểm tra
b. Hồi hương
Khó khăn khi hồi hương:
 Do thay đổi vị trí công tác và mức sống
 Nhân viên hồi hương cảm thấy họ không thể sử dụng những kinh nghiệm đã tích
lũy trong thời gian công tác ở nước ngoài
 Phải thay đổi lối sống văn hóa quen thuộc ( cú sốc văn hóa nghịch đảo)
 Thu nhập bị giảm
3.2 Đánh giá kết quả công việc
Khó khăn trong việc đánh giá kết quả công việc
 2 nhóm đánh giá hoạt động của cán bộ quản lý ở chi nhánh nước ngoài ( cán bộ qlý ngừoi
địa phương và cán bộ qlý của văn phòng trụ sở chính)
 Cán bộ qlý người địa phương: do sự khác nhau của các hệ thống văn hóa mà họ có cách
nhìn khác nhau
 Nhóm cán bộ qlý của văn phòng trụ sở chính: do ở xa và thiếu kinh nghiệm làm việc với
người nước ngoài nên thường dựa vào số liệu để đánh giá
3.3 Chính sách thu nhập
Lương cơ bản
Phúc lợi : bảo hiểm y tế, an ninh xã hội, trợ cấp hưu trí, chi phí nghỉ hè và nghỉ phép cho nhà quản
trị và gia đình họ.
Trợ cấp: trợ cấp chênh lệch vềmức giá cả, trợ cấp chuyển dịch công tác, trợ cấp về nhà ở, giáo dục
cho con cái, trợ cấp khó khăn
Thưởng và ưu đãi về thuế
3.4 Quan hệ lao động quốc tế
 Vấn đề mấu chốt của quan hệ lao động quốc tế là hạn chế mâu thuẫn trong quá trình thực
hiện mục tiêu giữa các tổ chức công đoàn lao động và các DN quốc tế.
 Một DN có khả năng xâu chuỗi và củng cố hoạt động kinh doanh toàn cầu để tận dụng lợi
thế kinh tế theo qui mô và giảm bớt những chi phí. Tuy nhiên công đoàn lao động có thể
làm cho DN không thực hiện được những mục tiêu đó.
 Hiểu biết và xử lý tốt các quan hệ lao động quốc tế là một nhân tố giúp DN quốc tế thực
hiện chiến lược kinh doanh của mình
3.5 Vấn đề ra quyết định trong quản lý ( Ôn cuối cùng-90% không vào)
Các quyết định liên quan đến 4 chức năng của quản trị
Hoạch định Tổ chức Thực hiện Kiểm tra
-Mục tiêu dài hạn của -Nên chọn cấu trúc tổ -Nên theo kiểu lãnh -Cần kiểm tra ở những
cty? chức nào ? đạo nào ? khâu nào, khi nào, bằng
-Nên theo CL nào để đạt -Nên tập trung thẩm -Làm thế nào để động cách nào?
đc mục tiêu? quyền đến mức nào viên nhân viên có hiệu -Ai chịu trách nhiệm kiểm
-Ai làm việc gì, ai báo quả ? tra ?
cáo cho ai ?

Giả thuyết về sự hợp lý:


Giả thuyết về sự hợp lý cho rằng các quyết định được đưa ra là kết quả của 1 sự lựa chọn có lập
trường và với mục tiêu là tối ưu một giá trị nào đó trong những điều kiện ràng buộc cụ thể.
Quá trình ra quyết định hợp lý được dựa trên các giả thuyết sau:
+ Người ra quyết định có mục tiêu cụ thể
+ Tất cả các phương án có thể có đều được xác định đầy đủ
+ Các tiêu chuẩn của các phương án cần lượng hóa và xếp hạng theo thứ tự theo đánh giá của
người ra quyết định
+Tiêu chuẩn và trọng số của tiêu chuẩn là không thay đổi trong quá trình ra quyết định.
+ Không có sự hạn chế về thời gian và chi phí, nghĩa là có đủ điều kiện để thu thập đầy đủ thông
tin trước khi ra quyết định
+Sự lựa chọn cuối cùng sẽ là tối ưu mục tiêu mong muốn
Các loại ra quyết định trong quản lý
Ra quyết định theo cấu trúc của vấn đề Ra quyết định theo tính chất của vấn đề
+ Vấn đề có cấu trúc tốt: khi mục tieu được xác định rõ
ràng, thông tin đầy đủ, tình huống quen thuộc
3 loại:
( thưởng/phạt nhân viên)  Ra qđ trong điều kiện chắc chắn
 Ra quyết định theo chương trình  Ra qđ trong điều kiện rủi ro
+ Vấn đề có cấu trúc kém: tình huống mới mẻ, thông  Ra qđ trong điều kiện không chắc chắn
tin không đầy đủ rõ ràng ( quyết định chiến lược phát
triển của DN)
 Ra qđ không theo chương trình

Quá trình ra quyết định trong quản lý:


Bước 1: Xác định rõ vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Liệt kê tất cả các phương án có thể có
Bước 3: Nhận ra các tình huống
Bước 4: Ước lượng tất cả các chi phí và lợi ích cho mỗi phương án
Bước 5: Lựa chọn 1 giải pháp ( mô hình ) để tìm lời giải tối ưu
Bước 6: Áp dụng mô hình để tìm lời giải và dựa vào đó để ra quyết định

You might also like