You are on page 1of 75

MỤC LỤC

Chương 1 GIỚI THIỆU ................................ ................................ .........Trang 1


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ .......................... Trang 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ................................ ......................... Trang1
1.1.2 Căn cứ nghiên cứu ................................ ................................ .........Trang 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................ ................................ Trang 3
1.2.1 Mục tiêu chung ................................ ................................ ..............Trang 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................ ................................ ..............Trang 3
1.3 CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU................................ ................. Trang 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................ ................................ ...Trang 3
1.4.1 Không gian ................................ ................................ .................... Trang 3
1.4.2 Thời gian ................................ ................................ ....................... Trang 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ ....Trang 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................... Trang 4
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LU ẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU .....
................................ ................................ ................................ .................Trang 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................ ................................ ...............Trang 6
2.1.1 Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ................... Trang 6
2.1.2 Nội dung của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .................. Trang 6
2.1.3 Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ...................... Trang 7
2.1.4 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận................................ .........Trang 8
2.1.4.1 Khái niệm doanh thu................................ .............................. Trang 8
2.1.4.2 Khái niệm chi phí ................................ ................................ ..Trang 9
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận ................................ .............................. Trang 9
2.1.5 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh ........................ Trang 10
2.1.5.1 Khả năng thanh toán ................................ ............................ Trang 10
2.1.5.2 Phân tích tình hình đầu tư và nguồn vốn kinh doanh ............ Trang 11
2.1.5.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh .......... Trang 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU................................ ...................... Trang 12
2.2.1 Phương pháp thu th ập thông tin ................................ ................... Trang 12
2.2.2 Phương pháp phân tích thông t in................................ .................. Trang 12

vi
Chương 3 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT
NHẬP KHẨU THUỶ SẢN THI ÊN MÃ................................ ..............Trang 16
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CÔNG TY ..Trang 16
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty ................................ Trang 17
3.1.1.1 Chức năng ................................ ................................ ........... Trang 17
3.1.1.2 Nhiệm vụ................................ ................................ ............. Trang 17
3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban .................. Trang 17
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức................................ ............................ Trang 17
3.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban ................................ ............... Trang 19
3.1.3 Sản phẩm của công ty ................................ ................................ ..Trang 19
3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ................................ ......................... Trang 19
3.2.1 Thuận lợi ................................ ................................ ..................... Trang 19
3.2.2 Khó khăn ................................ ................................ ..................... Trang 20
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ....................... Trang 20
Chương 4 PHÂN TÍCH TH ỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN THI ÊN
MÃ QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ................................ ........................... Trang 21
4.1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ................................ .............................. Trang 21
4.1.1 Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty .....Trang 21
4.1.2 Tình hình tổng doanh thu của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) ...Trang 24
4.1.2.1 Phân tích doanh th u theo tỷ trọng các thành phần ................ Trang 24
4.1.2.2 Phân tích các thành ph ần doanh thu theo kỳ kế hoạch .......... Trang 26
4.1.2.3 Phân tích doanh thu t ừ hoạt động tài chính .......................... Trang 28
4.1.2.4 Phân tích doanh thu theo th ị trường ................................ .....Trang 29
4.1.3 Phân tích tình hình tổng chi phí của công ty ................................ .Trang 35
4.1.3.1 Phân tích tổng chi phí theo các thành phần .......................... Trang 35
4.1.3.2 Phân tích tổng chi phí theo kỳ kế hoạch ............................... Trang 39
4.1.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ................................ .....Trang 42
4.1.4.1 Phân tích lợi nhuận theo doanh thu và chi phí ...................... Trang 42
4.1.4.2 Phân tích lợi nhuận so với kỳ kế hoạch ................................ Trang 43
4.1.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ ti êu tài chính .............. Trang 45

vii
4.1.5.1 Phân tích tình hình ph ải thu và hàng tồn kho ....................... Trang 46
4.1.5.2 Phân tích khả năng thanh khoản................................ ........... Trang 46
4.1.5.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh .......... Trang 47
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY................................ ................................ ............................... Trang 49
4.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm .............................. Trang 52
4.2.2 Nhân tố giá bán trung bình và giá vốn hàng bán........................... Trang 53
4.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán h àng và chi phí quản lý doanh nghiệp .
................................ ................................ ................................ ................ Trang 56
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XNH THUỶ SẢN THI ÊN
MÃ ................................ ................................ ................................ ........Trang 62
5.1 NHỮNG MẶT MẠNH CỦA CÔNG TY ................................ .......... Trang 62
5.2 NHỮNG TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN T ỒN TẠI CỦA NÓ ........................... Trang 62
5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY................................ ................................ ............................... Trang 64
5.3.1 Giải pháp làm giảm chi phí ................................ .......................... Trang 64
5.3.2 Giải pháp nâng cao doanh thu ................................ ...................... Trang 66
5.3.3 Giải pháp nâng cao lợi nhuận ................................ ....................... Trang 67
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................ .............Trang 68
6.1 KẾT LUẬN................................ ................................ ....................... Trang 68
6.2 KIẾN NGHỊ ................................ ................................ ...................... Trang 69
6.2.1 Kiến nghị đối với công ty ................................ ............................. Trang 69
6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước ................................ ......................... Trang 70

viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thi ên Mã qua 3 năm
(2006 – 2008) ................................ ................................ .......................... Trang 23
Bảng 2: Tỷ trọng các loại doanh thu của công ty Thiên Mã qua 3 năm (2006 –
2008)................................ ................................ ................................ .......Trang 24
Bảng 3: Doanh thu theo kỳ kế hoạch ................................ ...................... Trang 27
Bảng 4: Doanh thu hoạt động t ài chính qua 3 năm của công ty (2006 – 2008) .......
................................ ................................ ................................ ................ Trang 29
Bảng 5: Doanh thu theo thị tr ường ................................ .......................... Trang 30
Bảng 6: Doanh thu theo thị tr ường xuất khẩu của công ty Thi ên Mã qua 3 năm
(2006 – 2008) ................................ ................................ .......................... Trang 31
Bảng 7: Tổng chi phí của công ty qua 3 năm (2006 – 2008) .................... Trang 37
Bảng 8: Tổng chi phí thro kỳ kế hoạch ................................ ................... Trang 41
Bảng 9: Lợi nhuận theo kỳ kế hoạch ................................ ....................... Trang 44
Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính ................................ ................................ Trang 45
Bảng 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của công ty ..Trang 51
Bảng 12: Tình hình chi phí giá vốn hàng bán của công ty........................ Trang 54
Bảng 13: Tình hình chi phí bán hàng c ủa công ty ................................ ....Trang 57
Bảng 14: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty ................. Trang 60

ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XN K thuỷ sản Thiên Mã...........
................................ ................................ ................................ ................ Trang 18
Hình 2: Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm (2006 – 2008) ................ Trang 25
Hình 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006 ................................ .......Trang 34
Hình 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007 ................................ .......Trang 34
Hình 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 ................................ .......Trang 34
Hình 6: Doanh thu thị trường nội địa qua 3 năm ................................ ......Trang 35

x
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Hoà cùng nhịp độ phát triển của các nước bạn trên thế giới bằng chứng là
Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị APEC, trở thành thành viên chính thức
của WTO. Khi đó Việt Nam sẽ tham gia vào thương trường thế giới bên cạnh
những cơ hội là thu hút vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, học
hỏi cách làm việc, kinh nghiệm kinh doanh, quản lý của nước ngoài, và có cơ hội
quãng bá sản phẩm của nước mình đến các nước trên thế giới. Bên cạnh những
thuận lợi các doanh nghiệp sẽ gặp vô vàng những khó khăn, thách thức là phải
chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
Do do, để việc hội nhập có hiệu quả thì buộc các doanh nghiệp phải luôn tự
kiểm tra, đánh giá lại cách làm việc của mình để hoạt động ngày càng có hiệu
quả nhằm nâng cao vị thế trên thương trường thế giới và phải tập trung khắc
phục các mặt hạn chế để tồn tại, phát triển và hội nhập thắng lợi. Ngoài ra, các
doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, điều đó đồng nghĩa với
việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh. Hiện nay, thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp không chỉ
làm sao để tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà phải làm sao để tăng hiệu quả kinh
doanh. Chính vì thế nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp là phải thường
xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thông
qua việc phân tích đó không những chỉ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn
diện về kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất
lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Qua đó, sẽ giúp cho
nhà quản lý nắm được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phát
hiện ra những nguyên nhân và ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu và lợi
nhuận để từ đó chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


1
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

tiêu cực phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình để huy động tối đa nguồn
lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Chính vì lý do đó, nên trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, được tiếp
cận với thực tế hoạt động tại doanh nghiệp kinh doanh ngành thuỷ sản tôi đã
chọn đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất
nhập khẩu thuỷ sản Thiên Mã” làm đề tài tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ nghiên cứu
- Căn cứ khoa học
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cho chúng ta biết
phương hướng hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty nhằm cung cấp thông
tin cho nhà quản trị để họ đề ra phương pháp quản lý hữu hiệu và hiệu quả đem
lại lợi nhuận cho công ty.
- Căn cứ thực tiễn
Đề tài: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH
XNK thuỷ sản Thiên Mã” sẽ được thực hiện bằng phương pháp phóng vấn. Qua
việc phỏng vấn công ty cho biết về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua
3 năm về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăng nhanh. Đặc biệt sự biến động
của tổng chi phí của công ty khá cao qua các năm đã làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty. Vì vậy yêu cầu cấp thiết của công ty là tìm ra nguyên nhân
làm cho chi phí tăng nhanh để hạn chế đến mức thấp nhất, và có giải pháp thích
hợp thu hút khách hàng nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho công ty mình.
Do yêu cầu thực tế của công ty nên đề tài chủ yếu phân tích tình hình biến động
của chi phí, doanh thu, lợi nhuận để tìm ra những nhân tố làm ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm
hạn chế chi phí đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm
tiêu thụ của công ty đồng thời nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho công ty để công
ty ngày càng hoạt động có hiệu quả. Vì những yêu cầu cấp thiết mà công ty đã
đặt ra nên em chọn đề tài này với mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ về
chiến lược sản xuất trong tương lai của công ty ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu
quả kinh doanh cao hơn trong những năm tiếp theo.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


2
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giúp
cho công ty có định hướng và quản lý ngày càng có hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích quả hoạt động của công ty đạt được qua 3 năm (2006 - 2008)
qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận để thấy được những biến động
của công ty.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính để thấy được hiệu quả kinh doanh của
công ty.
- Thông qua việc phân tích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
1.3 CÁC CÂU HỎI CẦN NGHIÊN CỨU
- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty biến động trong 3 năm (2006 -
2008) thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận như thế nào?
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá bằng những chỉ
số tài chính nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH xuất nhập khẩu thuỷ sản Thiên Mã.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài chủ yếu thu thập số liệu tại công ty TNHH xuất nhập khẩu thuỷ
sản Thiên Mã Thành phố Cần Thơ.
Số liệu được thu thập tại Phòng Tài chính - Kế toán của công ty TNHH
xuất nhập khẩu thuỷ sản Thiên Mã Thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
Các thông tin sử dụng trong bài viết là những số liệu phản ánh quá trình
hoạt động của công ty TNHH xuất nhập khẩu thuỷ sản Thiên Mã qua 3 năm
(2006 - 2008).

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


3
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu


Đề tài này tôi chủ yếu đi sâu vào đánh giá hoạt động kinh doanh của
công ty qua 3 năm (2006 - 2008) thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu. Tìm ra
những mặt mạnh và những tồn tại. Từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đề tài 1: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần
Dược Hậu Giang”, Nguyễn Thị Đan Thuỳ, năm 2008. Đề tài đánh giá tình hình
doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 3 năm, đề tài tìm ra nguyên nhân
sự ảnh hưởng của chi phí đến tình hình lợi nhuận của công ty, và sự biến động
của doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ đó đề ra một số giải pháp nhằm làm tăng
doanh thu và giảm chi phí cho công ty. Đề tài chỉ đánh giá tính kịp thời giúp cho
nhà quản lý thấy được ưu và nhược điểm của công ty mình để có thể có những
biện pháp nâng cao hay hạn chế nó.Thông qua việc đánh giá tình hình hiệu quả
hoạt động của công ty và phân tích các tỷ số tài chính nó chính là cơ sở để cho
doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn cho mục tiêu chiến lược kinh
doanh ngày càng có hiệu quả cao. Việc phân tích này cho phép nhà quản lý nhận
thức đúng đắn về khả năng làm được của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có
thể tìm ra nhưng mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế cần phải khắc phục.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối và
phương pháp hình vẽ trong những nội dung phân tích.
Khi nghiên cứu đề tài em tiếp thu và sử dụng các phương pháp so sánh
tương đối, tuyệt đối giữa năm trước và sau xem nó có biến động bất thường như
thế nào vào đề tài của mình. Mặc khác em còn được kế thừa về nội dung phân
tích tình hình doanh thu, chi phí qua 3 năm của đề tài.
Đề tài 2: “Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Dược Hậu
Giang”, Đặng Thị Thuý Hằng, năm 2008. Đề tài chủ yếu phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh, phân tích tình hình lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận, và phân tích các tỷ số tài chính để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm làm
tăng lợi nhuận cho công ty.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


4
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Những nội dung trong đề tài được tác giả sử dụng phương pháp so sánh,
thay thế liên hoàn và phương pháp hình vẽ.
Qua việc tham khảo đề tài em đã kế thừa về nội dung phân tích tình hình lợi
nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, và phân tích các chỉ tiêu tài chính
để từ đó có những giải pháp thật thiết thực cho doanh nghiệp mà mình thực tập.
Ngoài việc kế thừa nội dung của đề tài em còn tiếp thu được các phương pháp
phân tích của đề tài này.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


5
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau
và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có
nhiều loại hình phân tích hoạt động kinh doanh nhưng chúng đều có một cơ sở
chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích.
Vậy phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là như thế nào?
Theo thạc sĩ kinh tế Phạm Văn Được - Phân tích hoạt động kinh doanh -
NXB Thống kê năm 1996. Cho rằng: “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá
trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn
tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện
các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu,
rút ra những tồn tại, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp
khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp”.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của
doanh nghiệp và có tác dụng giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt
động kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và
với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh
doanh cao hơn
2.1.2 Nội dung của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều
hành hoạt động kinh doanh cho các quản trị doanh nghiệp. Những thông tin này

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


6
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

thường không có sẵn trong các báo cáo kế toán tài chính hoặc trong bất cứ tài
liệu nào của doanh nghiệp.
Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình
hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh
hưởng và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu kinh tế.
Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh,
kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết
quả của các mục tiêu trong tưong lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạt
động kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích. Kết quả của hoạt động kinh
doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng
biệt và trong từng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung.
Các kết quả kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường mở, cần phải
định hướng theo mục tiêu dự toán. Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh
được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các
kết quả của các chỉ tiêu đánh giá.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động
của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các
nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ
tiêu là biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ở những trị số xác
định cùng với độ biến động xác định.
Muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân
tố tác động đến các chỉ tiêu. Xây dựng mối liên hệ khác nhau để phản ánh được
tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích.
2.1.3 Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàn trong hoạt động kinh doanh và còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau
như thế nào đi nữa, cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàn chưa được phát

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


7
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai
thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh
nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có
giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mình,
đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới nhằm vạch ra
chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Về việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao
động, vật tư,… doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động
ở bên ngoài thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…trên cơ sở phân tích
trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa
trước khi xảy ra.
2.1.4 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận
2.1.4.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập doanh nghiệp đó là toàn bộ số tiền
sẽ thu được qua do tiêu thụ sản phẩm, doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm
hàng hoá cung ứng dịch vụ sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán,
không cần biết đã trả hay chưa. Doanh thu gồm hai bộ phận:
Doanh thu về bán hàng: là loại doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá
thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


8
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

cho khách hàng theo các chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của doanh
nghiệp.
Doanh thu từ hoạt động tiêu thu khác:
Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về
tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ
đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.
Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
Thu nhập từ các hoạt động khác như thu về nhượng bán, thanh lý tài
sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát
minh, sang chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.
Thu nhập bất thường như từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi…
Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ
gồm: giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại.
Doanh thu thuần: là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng
cho các khoản hoàn nhập như: dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khó
đòi, không phát sinh trong kỳ báo cáo.
2.1.4.2 Khái niệm chi phí
Chi phí có thể được hiểu là giá trị của các nguồn lực chi ra tiêu dùng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào
đó. Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong
muốn mang về một sản phẩm đã hoàn thành. Chi phí phát sinh trong các hoạt
động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh
thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Việc phân loại chi phí là ý muốn chủ quan của con người nhằm vào
việc được phục vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tuỳ vào mục đích sử
dụng, chi phí được phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Chi phí có nhiều
loại như: chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả
biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội...
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận: Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần tuý
của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Có thể nói lợi nhuận là khoản

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


9
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

tiền chênh lệch giữa doanh thu với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và
thuế theo quy định của pháp luật.
Lợi nhuận chính là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất
kỳ cá nhân hay tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế điều hướng mục đích
vào lợi nhuận, có được lợi nhuận thì doanh nghiệp mới tồn tại được. Nếu lợi
nhuận là số dương chỉ cần xem là cao hay thấp để tiếp tục phát huy hơn nữa,
nhưng nếu là âm thỉ phải có biện pháp bù lỗ kịp thời để doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả.
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: có hai phần chủ yếu
+ Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: đây là khoản chênh lệch
giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản
phẩm (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp).
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phán ánh hiệu quả hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động
tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận của doanh nghiệp không
được dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những
khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách hàng đưa đến.
2.1.5 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.1.5.1 Khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn (K)
K = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản
lưu động với nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn có giá trị càng cao càng chứng tỏ khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ
số thanh toán ngắn hạn quá cao thì cũng không tốt vì nó phản ánh sự việc doanh
nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp.
Và, tài sản lưu động thừa thường không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh
nghiệp đầu tư quá đáng vốn của mình vào tài sản lưu động, số vốn đó sẽ không

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


10
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

được sử dụng có hiệu quả. Để đánh giá hệ số K cần quan tâm đến lĩnh vực kinh
doanh của công ty vì từng lĩnh vực thì hệ số này khác nhau.
Hệ số thanh toán nhanh (K n)
Kn = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động
có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn với nợ ngắn hạn.
Hệ số quay vòng của hàng tồn kho (Hk)
Hk = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Hệ số quay vòng hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng
hàng hoá đã bán với hàng hoá dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà
hàng hoá tồn kho bình quân được bán trong kỳ.
Hàng hoá tồn kho bình quân = (Số dư đầu kỳ + Số dư cuối kỳ)/2
Nói chung hệ số quay vòng hàng tồn kho càng cao thì doanh nghiệp hoạt
động càng có hiệu quả.
2.1.5.2 Phân tích tình hình đầu tư và nguồn vốn kinh doanh
Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất nợ = Nợ phải trả / Nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Nguồn vốn
Tổng của hai chỉ tiêu là 100%, vì nợ phải trả và vốn sở hữu là hai yếu tố
cấu thành nguồn vốn.
Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định/Tổng tài sản

Tỷ suất này phải luôn luôn nhỏ hơn 1. Tỷ suất này có giá trị càng lớn
càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh
nghiệp. Tuy nhiên để kết luận là tỷ suất tính được là tốt hay xấu thì còn phải tuỳ
thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp.
2.1.5.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh

Mức lợi nhuận trên doanh thu: là chỉ tiêu dùng để phản ánh doanh
thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mức lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết nếu có một đồng doanh
thu thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nếu mức lợi nhuận trên doanh thu quá
GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy
11
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

thấp thì sẽ không tốt cho doanh nghiệp điều đó cho thấy rằng doanh thu quá thấp,
chi phí quá cao hoặc cả hai.

Mức lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Lợi nhuận trên tài sản có (ROA)
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản có
Tỷ số ROA đo lường khả năng sinh lời ròng tài sản có của công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có là tỷ số phản ánh khả năng thu thập cơ
bản và tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp. Nếu tỷ số này của doanh nghiệp thấp hơn
so với các công ty khác trong ngành thì đây là hậu quả của khả năng thu nhập cơ
bản thấp và tỷ lệ nợ cao.
Lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
Tỷ số ROE cho ta biết khả năng sinh lợi của vốn tự có chung, nó đo
lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các chủ đầu tư. Tỷ số này được tính
bằng cách chia lợi nhuận ròng cho vốn tự có chung.
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khả năng thu
thập mà các doanh nghiệp có thể nhận được nếu các nhà doanh nghiệp quyết định
đầu tư vào chính công ty của mình.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu thu thập là do công ty cung cấp đó là các Bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và một số tài liệu khác từ công ty.
2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin
Số liệu sau khi thu thập được thống kê, phân tích, đánh giá phù hợp với
nội dung đề tài. Bài viết sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích chi tiết và phương pháp hình, như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận sử dụng phương pháp
so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối, vẽ hình.
- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên
việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ
tiêu cần phân tích.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


12
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

+ So sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ sau với
kỳ trước. Để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ
tiêu kinh tế.
∆Y = Y1 – Y0
Ghi chú:
Y0: Chỉ tiêu năm trước
Y1: Chỉ têu năm sau
∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Từ đó so sánh kết quả kinh doanh kỳ này với kỳ trước để thấy được
quy mô và tốc độ tăng, giảm của lợi nhuận.
Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế (tt)/ số kế hoạch (kh)
Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch
- Phương pháp hình: phương pháp này chủ yếu là phân tích mối quan hệ,
mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi
nhuận.
Mục tiêu 2: Phân tích các tỷ số tài chính cơ bản để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phương pháp tỷ số dùng để nghiên cứu, đánh giá các chỉ tiêu tài chính
về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
- Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối
- Vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp
này được làm như sau:
Xác định đối tượng phân tích:
∆L = L1 – L0
L1: Lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích)
L0: Lợi nhuận năm trước (kỳ gốc)
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận
∆Q = LNnăm trước * % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm trước – LNnăm trước
∆Q là mức biến động khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


13
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

% hoàn thành SP tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm
Ta có công thức:
n
∆K =  (QTT i - Qnăm trước i)(Pnăm trước i- Znăm trước i – CBH&QL năm trước i - Tnăm trước i) - ∆Q
i 1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán trung bình (∆P)
Ta có công thức: ∆P = Qthực tế(Pnăm thực tế - Pnăm trước)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Giá mua nguyên liệu
Z0 = a0b0, Z1 = a1+b1, Z2 = a2b2
Z = Z1 – Z0 = a1b 1- a0b0
Z = Z2 – Z0 = a2b 2 – a0b0
Trong đó:
Z Là giá vốn hàng bán, Z0 là giá vốn hàng bán năm 2006, Z1 là giá vốn
hàng bán năm 2007, Z2 là giá vốn hàng bán năm 2008.
a là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, a0 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ
năm 2006, a1 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007, a2 là khối lượng sản
phẩm năm 2008.
b là giá nguyên vật liệu bình quân, b0 là giá mua nguyên liệu bình quân
năm 2006, b1 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2007, b2 là giá mua nguyên
liệu bình quân năm 2008.
So sánh năm 2007/2006:
So sánh chênh lệch tuyệt đối:
Z2007/2006 = a1b1 – a0b 0 = (a1b1 – a1b 0) + (a1b0 – a0b0)
So sánh tương đối năm 2007/2006:
(a1b1/a0b0) = (a1b1/a1b0) * (a1b 0/a0b0)
So sánh năm 2008/2007:
So sánh chênh lệch tuyệt đối:
Z2008/2007 = a2b2 – a1b1 = (a2b 2 – a2b1) + (a2b1 – a1b1)
So sánh tương đối năm 2008/2007:
(a2b2/a1b1) = (a2b2/a2b1) * (a2b 1/a1b1)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


14
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Áp dụng phương pháp loại trừ để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả.
Mục tiêu 4: Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty.
Tổng hợp kết quả của các phương pháp so sánh, phân tích, thu thập các
thông tin có liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để đề ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh từ tình hình phân
tích của công ty.
+ So sánh tương đối: Là tỉ lệ phần trăm % giữa số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
%Y = 100% x ∆Y/Y0

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


15
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chương 3
MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT
NHẬP KHẨU THUỶ SẢN THIÊN MÃ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY


Xuất nhập khẩu thuỷ sản trong thời gian qua đã đem lại nhiều lợi nhuận cho
các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,
thuỷ sản là một ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội, hiện nay
có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu mới mọc lên ngày
càng nhiều, trong đó có sự xuất hiện của công ty TNHH xuất nhập khẩu thuỷ sản
Thiện Mã.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu thuỷ sản Thiên Mã được thành lập và đưa
vào sử dụng tháng 7 năm 2005.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thuỷ sản Thiên Mã được sáng lập bởi hai
thành viên là ông Phan Bá Tòng và Bà Trần Thị Kim Yến, người đại diện theo
pháp luật của công ty là Ông Phan Bá Tòng giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV kiêm
Giám đốc.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập
khẩu thuỷ sản Thiên Mã.
Tên giao dịch của công ty: THIEN MA SEAFOODS CO.,LTD
Tên viết tắt của công ty: THIMACO
Tổng vốn đầu tư: 70.000.000.000 VNĐ
Vốn điều lệ :3.000.000.000 VNĐ
Trụ sở chính: 75/35, Trần Phú, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP.Cần
Thơ.
Điện thoại: 0710.3766064 – 3764060
Mã số thuế: 1800594668
Công ty đã được sở Kế hoạch và Đầu Tư Thành phố Cần Thơ cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5702000872 ngày 27/6/2005. Đăng ký thay
đổi lần 7 ngày 21/8/2008.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


16
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Công ty có mã số Code vào EU và được chính thức công nhận xuất khẩu
vào thị trường Châu Âu vào quý 4/2005.
Công ty đã tăng vốn điều lệ năm 2006 từ 3 tỷ VNĐ lên 70 tỷ VNĐ năm
2008.
Công ty có mã số Code vào EU là DL 499 đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm quy định về GMP, SSOP, HACCP của Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược
phẩm Hoa Kỳ.
Ngành nghề kinh doanh của công ty được cấp giấy phép kinh doanh là: Sản
xuất kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng: Nông, thuỷ hải sản,
thực phẩm đông lạnh, nguyên phụ liệu chế biến thuỷ hải sản.
Tuy mới hình thành không lâu nhưng công ty đã chế biến được rất nhiều
mặt hàng từ cá tra,… đưa vào thị trường tiêu thụ.
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty
3.1.1.1 Chức năng
- Mua bán hàng nông, thuỷ hải sản.
- Chế biến nông, thuỷ hải sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.
3.1.1.2 Nhiệm vụ
Công ty sản xuất các loại sản phẩm như mực, cá basa, cá tra,… xuất khẩu.
Công ty hướng đến việc đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản
phẩm để thu hút khách hàng trong và ngoài nước.
3.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty có cơ cấu tổ chức với bộ máy gọn nhẹ đứng đầu là Giám đốc
chỉ huy các Phó giám đốc, Các Phó giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty và làm tham mưu cho Giám đốc, các phòng ban vừa làm tham
mưu cho Ban Giám đốc vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ được giao. Với cơ cấu
hợp lý đó đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và nề
nếp hơn.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


17
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
THƯỜNG TRỰC SẢN XUẤT TÀI CHÍNH KINH DOANH

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


NHÂN SỰ KỸ THUẬT TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN KINH DOANH

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


18
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

3.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban


- Giám đốc: là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về mọi hoạt động của công ty.
- Phòng Tài chính kế toán:
+ Dự báo nhu cầu thị trường và mức sản lượng cần sản xuất hàng
năm.
+ Lên kế hoạch thu mua nguồn nguyên liệu và nguồn nguyên liệu
sản xuất, trực tiếp tham gia vào việc trao đổi với khách hàng.
+ Hoạch định mô hình tổ chức và nhân sự cho hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Phòng kỹ thuật:
+ Quản lý mọi hoạt động của nhân viên thuộc phòng kỹ thuật.
+ Lập kế hoạch và triển khai hoạt động của từng nhân viên theo
từng tháng năm.
+ Báo cáo trực tiếp cho phó giám đốc sản xuất.
+ Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng sản phẩm và
an toàn thực phẩm của lô hàng xuất khẩu.
- Phòng nhân sự:
+ Điều hành nhân sự và có kế hoạch thu nhận lao động.
+ Báo cáo trực tiếp về tình hình nhân sự của công ty.
- Phòng kinh doanh:
+ Điều hành và trực tiếp quản lý toàn bộ phân xưởng sản xuất.
+ Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể.
+ Báo cáo trực tiếp cho phó giám đốc kinh doanh về tình hình kinh
doanh của công ty.
3.1.3 Sản phẩm của công ty
Sản phẩm của công ty phần lớn là dưới dạng đông lạnh Block, đông lạnh khay
hoặc đóng gói hút chân không. Sản phẩm mà công ty chế biến là phi lê, tỉa hoa
cắt miếng…
3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.2.1 Thuận lợi

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


19
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Công ty có các nhà máy chế biến nằm ở nơi thuận lợi cả đường thuỷ và
đường bộ thuận lợi cho việc nhập và xuất hàng hoá.
TP.Cần Thơ là nơi có nguồn lao động dồi dào
Công ty có trang thiết bị phụ vụ sản xuất tương đối hiện đại ít xảy ra sự
cố bất thường đem lại hiệu quả tối ưu cho công ty đây chính là điểm mạnh của
công ty.
Ngoài ra công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý rất năng động, nhạy bén
và có tinh thần trách nhiệm cao. Điều đó được thực tiễn chứng minh là trong suốt
thời gian hoạt động đã mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp đó là nhờ công ty
đi đúng hướng làm cho lợi nhuận ngày càng tăng.
Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, GMP nên đã tạo
được những sản phẩm có chất lượng cao, tạo được uy tín và chiếm lĩnh được
nhiều thị trường trên thế giới.
3.2.2 Khó khăn
Công ty còn gặp nhiều khó khăn vì nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn
định là do công ty mới thành lập nên chưa tạo được nguồn nguyên liệu của riêng
mình, việc thu mua cũng gặp không ít khó khăn nó đã làm ảnh hưởng đến doanh
thu của công ty.
Tuy là nơi có nguồn lao động dồi dào nhưng đội ngũ công nhân lành
nghề còn thiếu nhiều cần phải qua đào tạo.
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Công ty đang hướng đến việc đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm để mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới và trong tương lai
sản phẩm của công ty sẽ xâm nhập vào thị trường nội địa, nhằm quảng bá thương
hiệu của công ty ngày càng vững mạnh.
Tập chung vào việc kiểm tra nguồn gốc của nguồn nguyên liệu chính sản
xuất ra sản phẩm đảm bảo an toàn và sức khoẻ của người tiêu dùng trong và
ngoài nước.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


20
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chương 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN THIÊN MÃ
QUA 3 NĂM (2006 - 2008)

4.1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008)
4.1.1 Đánh giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Mục đích của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là để
làm rõ ý nghĩa của công thức sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một
công ty. Công thức này chủ yếu phản ánh tình hình thu nhập của công ty thông
qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2006 – 2008)
ta có thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó ta so sánh
hiệu quả hoạt động giữa các năm của công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung có bước chuyển biến theo
chiều hướng tăng như sau:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 đã có
bước chuyển biến tích cực hơn so với năm 2006, cụ thể là doanh thu năm 2006
chỉ có 191.053,80 (triệu đồng) nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 293.564,30 (triệu
đồng), doanh thu tăng 53,66% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu lại tiếp
tục tăng với tốc độ thật đáng kinh ngạc 112,63% với doanh thu 653.558,08 (triệu
đồng).
Công ty thành lập vào tháng 7/2005 đó là thời kỳ suy thoái về lượng
hàng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU. Bước sang năm 2006, 2007 là giai
đoạn phục hồi thị trường xuất khẩu thuỷ sản nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty, công ty đã được giảm tương đối về mức thuế chống bán phá giá nó đã
tác động làm cho doanh thu của công ty tăng đáng kể. Nhìn vào doanh thu của
công ty ta thấy tốc độ tăng của doanh thu thật ngạc nhiên với một con số không
nhỏ đủ thấy công ty đã tích cực trong chiến lược bán hàng và tìm kiếm đối tác

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


21
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

làm ăn làm cho một công ty chỉ mới hoạt động có thật nhiều đơn đặt hàng và có
nhiều lượng sản phẩm bán ra từ đó làm cho tổng doanh thu của công ty tăng
mạnh.
Đến năm 2008 doanh thu của công ty tăng lên đáng kể do thu hút được
nhiều khách hàng và chiến lược sản xuất và quản lý của nhà quản trị hiệu quả nên
công ty đi đúng hướng. Tuy năm 2008 nước ta lạm phát kinh tế nhưng không làm
cho doanh thu của công ty bị giảm sút mà ngược lại thương hiệu của công ty
càng vững mạnh sự năng động và tích cực của đội ngũ nhân viên của công ty
trong việc tìm kiếm thi trường để khẳng định thương hiệu.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


22
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIÊN MÃ QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 191.053,80 293.564,30 653.558,08 102.510,50 53,66 359.999,78 122,63
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2.300,93 3.816,34 9.149,81 1.515,41 65,86 5.333,47 139,75
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 188.752,87 289.747,96 644.408,27 100.995,09 53,51 354.660,31 122,40
4. Giá vốn hàng bán 159.124,52 244.503,27 544.334,20 85.378,75 53,65 299.830,93 121,62
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29.628,35 45.244,69 100.074,07 15.616,34 52,71 54.829,38 121,18
6. Doanh thu hoạt động tài chính 205,04 440,35 914,98 235,31 114,76 474,63 107,78
7. Chi phí tài chính 746,36 1.321,04 1.503,18 574,68 77,00 182,14 13,79
8. Chi phí bán hàng 12.356,83 18.986,92 47.177,89 6.630,09 52,65 28.190,97 148,48
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.208,14 2.054,95 4.640,26 846,81 70,10 2.585,31 125,81
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15.522,06 23.322,12 47.667,71 7.800,06 50,25 24.345,59 104,39
11. Thu nhập khác 0 33,25 45,65 33,25 12,40 37,29
12. Chi phí khác 1,26 2,04 3,56 0,78 61,90 1,52 74,51
13. Lợi nhuận khác (1,26) 31,21 42,09 32,47 (257,7) 10,88 34,86
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15.520,80 23.353,33 47.709,80 7.832,53 50,46 24.356,47 104,30
15. Lợi nhuận sau thuế 15.520,80 23.353,33 47.709,80 7.832,53 50,46 24.356,47 104,30
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


23
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

4.1.2 Tình hình tổng doanh thu của công ty qua 3 năm (2006 - 2008)
4.1.2.1 Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần
Tổng doanh thu của công ty bao gồm 3 thành phần chính là: Doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu
nhập khác. Tổng doanh thu của công ty Thiên Mã qua 3 năm (2006 -2008) được
thể hiện trong bảng sau đây:
Bảng 2: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI DOANH THU CỦA CÔNG TY THIÊN MÃ
QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 2007 2008

Tỷ Tỷ Tỷ
Chỉ tiêu Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)

1. Doanh 188.752,86 99,89 289.747,96 99,84 653.558,08 99,85


thu từ hoạt
động chính
2. Doanh 205,04 0,11 440,35 0,15 914,98 0,14
thu hoạt
động tài
chính
3. Thu 0 0,00 33,25 0,01 45,65 0,01
nhập khác
Tổng 191.258,84 100 294.037,90 100 654.518,08 100
doanh thu
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)
Qua bảng 2 ta thấy, tổng doanh thu của công ty tăng dần qua 3 năm, doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh
thu của công ty, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập tài
chính qua 3 năm lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Điều đó cho
thấy nguồn thu nhập chính của công ty phần lớn là từ việc bán hàng và cung cấp
dịch vụ.
GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy
24
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Năm 2006 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,89%
trong tổng doanh thu tức 191.053,80 (triệu đồng).
Năm 2007 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ là 293.564,30
(triệu đồng) với tỷ trọng 99,84% trong tổng doanh thu.
Năm 2008 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng
99,85% tổng doanh thu về tiền là 653.558,08 (triệu đồng). Ta thấy mức doanh
thu của công ty tăng điều theo các năm mà chủ yếu là sự tăng nhanh của doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguyên nhân chính làm cho tổng doanh thu
tăng nhanh qua các năm. Để làm rõ thêm cho phần phân tích này ta có thể nhìn
vào Hình 2:
ĐVT: Triệu đồng

700.000,00 654.518,71
600.000,00
500.000,00
Số tiền

400.000,00 294.037,90
300.000,00 191.258,84 Doanh thu
200.000,00
100.000,00
0,00
Năm Năm Năm
2006 2007 2008
Thời gian

Hình 2: Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm (2006 – 2008)
Nhìn vào Hình 2 ta thấy, doanh thu của công ty năm 2007 so với năm 2006
tăng khoảng 1,5 lần và năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 2,2 lần. Sự tăng
nhanh của tổng doanh thu là do công ty đã tích cực tìm kiếm khách hàng ở nhiều
thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng cao làm cho sản phẩm bán ra ngày càng
nhiều chính vì thế mà doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh chóng
qua các năm.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


25
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

4.1.2.2 Phân tích các thành phần doanh thu theo kỳ kế hoạch
Qua việc báo cáo tổng hợp doanh thu hoạt động thực tế và doanh thu kế
hoạch đề ra của công ty qua 3 năm (2006-2008) ở bảng 3 ta có thể so sánh được
doanh thu giữa các năm và đánh giá chung về tình hình biến động doanh thu của
công ty giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện như sau:
Năm 2006
Nhìn vào bảng 3 ta thấy tổng doanh thu thực hiện được là 188.753,07( triệu
đồng), kế hoạch đề ra là 185.939,50 (triệu đồng). Nhìn chung tổng doanh thu của
năm 2006 đã hoàn thành cao hơn so với kế hoạch đề ra với mức chênh lệch
3.02,32 (triệu đồng).
Trong năm 2006 mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính thấp hơn so với
kỳ kế hoạch 5,45 (triệu đồng), nhưng bù lại phần doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ có sự chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch đề ra là 3.023,86
(triệu đồng). Đó chính là nguyên nhân quan trọng làm cho tổng doanh thu của
công ty tăng hơn so với kỳ kế hoạch.
Năm 2007
Từ số liệu ở bảng 3 ta thấy, năm 2007 tổng doanh thu thực hiện là
294.037,90 (triệu đồng) kế hoạch đề ra là 288.819,82 (triệu đồng), công ty có
tổng doanh thu của kỳ thực hiện cao hơn so với kế hoạch với mức chênh lệch
1.351,74 (triệu đồng) . Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty đã tích cực
trong vấn đề cải thiện chất lượng sản phẩm nhờ vậy mà sản lượng tiêu thụ của
công ty tăng làm cho tổng doanh thu của kỳ thực hiện cao hơn so với kế hoạch.
Nhìn chung trong năm 2007 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
thực hiện tăng so với kế hoạch là 5.205,30 (triệu đồng) và thu nhập khác cũng đã
hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra một khoảng 22,58 (triệu đồng) so với kế hoạch.
Trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính thì không hoàn thành được chỉ tiêu
nguyên nhân của sự chênh lệch này là do môi trường khách quan tác động vào sự
chênh lệch về tỷ giá hối đoái nên công ty phải chịu mức chênh lệch thấp hơn so
với kế hoạch là 9,80 (triệu đồng) nhưng nó ảnh hưởng không nhiều đến tổng
doanh thu của kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


26
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 3: DOANH THU THEO KỲ KẾ HOẠCH


ĐVT:triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Năm
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 2006 2007 2008
1.Doanh thu từ 185.729,00 188.752,86 288.359,00 289.747,96 675.850,00 644.408,26 3.023,86 1.388,96 (64.373,24)
hoạt động chính
2.Doanh thu hoạt 210,5 205,04 450,15 440,35 850,46 914,98 (5,45) (9,80) 64,52
động tài chính
3.Thu nhập khác 0 0 10,67 33,25 30,27 45,65 0 22,58 15,39

Tổng doanh thu 185.939,50 188.753,07 288.819,82 290.221,55 676.730,73 645.368,89 3.029,32 1.351,74 (64.293,33)

(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


27
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Năm 2008
Qua Bảng 3 ta thấy tổng doanh thu của công ty không hoàn thành tốt so với kế
hoạch đề ra với doanh thu thực hiện 645.368,89 (triệu đồng), kế hoạch là 676.730,73
(triệu đồng) với mức chênh lệch là 64.293,33 (triệu đồng).
Ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác đã thực hiện tốt và
cao hơn so với kế hoạch đề ra. Cụ thể với doanh thu từ hoạt động tài chính là 64,52
(triệu đồng) và thu nhập khác là 15,39 (triệu đồng).
Trong năm này đối với doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty
chưa hoàn thành tốt kế hoạch như 2 năm vừa qua. Nguyên nhân chủ yếu là do trong
năm này nền kinh tế nước ta bị lạm phát làm cho giá nguyên liệu đầu vào có sự biến
động bất thường làm cho doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ không hoàn
thành kế hoạch đề ra. Chính vì vậy đã làm cho tổng doanh thu thực hiện thấp hơn so
với kế hoạch đề ra với 22.212,02 (triệu đồng).
Qua đó ta thấy công ty đã thực hiên khá tốt phần thu nhập khác, công ty chưa
thực hiện tốt phần doanh thu từ hoạt động tài chính vào năm 2006, 2007. Về doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tuy không hoàn thành kế hoạch đặt ra vào
năm 2008 nhưng nhìn chung tính về tỷ trọng thực hiện qua các năm thì phần doanh
thu này luôn chiếm tỷ trọng từ 90% trở lên.
4.1.2.3 Phân tích doanh thu từ hoạt động tài chính
Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty qua 3 năm
có sự thay đổi đáng kể. Năm 2006 do sự thay đổi khách quan của của thị trường về
chênh lệch tỷ giá hoái đối, nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu hoạt
động tài chính là do công ty đã sớm đầu tư vào việc nuôi cá bè tức là đầu tư vào
nguồn nguyên liệu đầu vào. Đến năm 2007, 2008 nhìn chung doanh thu từ hoạt động
tài chính của công ty cũng tăng đáng kể phần lớn là thu từ tiền gửi ngân hàng . Đặc
biệt trong năm 2008 do sự gia tăng mạnh của đồng đôla nên khoảng thu từ chênh
lệch tỷ giá tăng hơn nhiều so với năm 2006, 2007.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


28
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 4: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH QUA 3 NĂM CỦA CÔNG TY
(2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008
Giá trị % Giá trị %
1. Thu lãi 50,36 67,55 80,78 17,02 33,80 13,23 19,59
từ việc
nuôi cá bè
2. Thu lãi 187,91 301,73 628,60 113,82 60,57 326,87 108,33
tiền gửi
3. Chênh (33,40) 71,07 205,60 141,47 (423,56) 134,53 189,29
lệch tỷ giá
Doanh thu 205,04 440,35 914,98 235,30 114,76 474,63 107,78
từ hoạt
động tài
chính
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)
4.1.2.4 Phân tích doanh thu theo thị trường
Công ty có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài. Phần doanh
thu của công ty được chia ra thành hai phần: doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội
địa. Được thể hiện dưới bảng 5 như sau: Nhìn chung tổng doanh thu của công ty có
sự biến đổi qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 tăng 53,51% so với năm 2006, đến năm
2008 mức độ tăng thật chóng mặt là 156,92% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự
gia tăng này là do doanh thu thị trường nội địa và xuất khẩu đều tăng qua 3 năm. Do
sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty năm sau cao hơn năm trước nên làm cho
doanh thu tăng nhanh. Có được thành công này là do công ty đã không ngừng cải
tiến sản phẩm, và thoả mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng về chất lượng và
cả giá cả, về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc khác công ty đã tích cực trong việc mở
rộng thị trường xuất khẩu và có định hướng vào thị trường tiềm năng. Sau đây chúng
ta đi vào phân tích chi tiết từng thị trường thông qua tỷ trọng của công ty qua 3 năm.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


29
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 5: DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG


ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ
2007/2006 2008/2007
tiêu
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
Xuất 179.789,11 279.224,17 629.158,84 99.435,06 55,31 349.934,67 125,32
khẩu
Nội địa 8.963,75 10.523,80 15.249,43 1.560,05 17,40 4.725,67 44,90
Tổng 188.752,86 289.747,96 644.408,26 100.995,1 53,51 454.660,30 156,92
doanh
thu
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)
a. Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu qua 3 năm
Tuy là công ty mới thành lập nhưng đã có những thành công vượt bậc trên
thị trường xuất khẩu. Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình qua nhiều nước được cụ
thể như sau:
Thị trường EU: Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Nga.
Bắc Mỹ: Canada, Mỹ, mexico .
Thị trường Úc: NewZealand, Úc.
Châu Á + khác: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Hồng kông,…

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


30
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 6: DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY THIÊN MÃ QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
Thị trường 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
EU 51.752,04 28,78 81.765,05 29,29 193.128,71 30,70 30.013,01 0,51 57.363,67 1,41
Úc 26.562,23 14,77 35.943,28 12,87 58.531,47 9,30 9.381,04 (1,90) 22.588,20 (3,57)
Châu Á và khác 35.947,28 20,00 54.951,47 19,68 89.694,25 14,26 19.004,19 (0,32) 34.742,78 (5,42)
Bắc Mỹ 65.527,56 36,45 106.564,38 38,16 287.804,40 45,74 41.036,80 1,71 181.240,03 7,58
Tổng doanh thu xuất khẩu 179.789,11 100 279.224,17 100 629.158,84 100 99.435,03 295.934,68

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp thị trường xuất khẩu của công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


31
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Qua số liệu được tính toán bảng 6 ta thấy tổng doanh thu của thị trường xuất
khẩu tăng dần qua 3 năm. Đó là do công ty định hướng được thị trường nào là quan
trọng nhất đối với thị trường xuất khẩu của công ty. Chính vì vậy mà hầu hết các thị
trường lớn trên thế giới đều có mặt của công ty Thiên Mã. Ta đi vào phân tích từng
thị trường cụ thể sau:
Thị trường EU
Đây là thị trường nhập khẩu lớn của ngành thuỷ sản nước ta, thị trường EU
được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư. Đây là thị trường không thuần nhất, thị
trưòng này là một thị trường khó tính nhất trong tất cả các thị trường nhập khẩu trên
thế giới vì vậy công ty cần phải có biện pháp thích hợp để không bị mất khách hàng.
Nhìn vào số liệu trong bảng trên ta thấy doanh thu từ thị trường này tăng dần qua 3
năm. Cụ thể năm 2006 là 51.752,04 (triệu đồng) tương đương 28,78% so với tổng
doanh thu của thị trường xuất khẩu, năm 2007 khoản doanh thu của thị trường này
tăng 30.013,01(triệu đồng) so với năm 2006, chiếm 29,29% so với tổng doanh thu
xuất khẩu đến năm 2008 tốc độ tăng của thị trường EU lại tiếp tục tăng lên
193.128,71 (triệu đồng), chênh lệch 57.363,67 (triệu đồng) so với năm 2007. Doanh
thu thị trường xuất khẩu EU của công ty chiếm 30,70% so với tổng doanh thu xuất
khẩu. Đây là thành công đáng được khích lệ vì đây là một thị trường khó tính, có
được thành sự tăng trưởng này là do công ty luôn đáp ứng những quy định về chất
lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường này
đặt ra. Ngoài ra công ty thường xuyên cập nhật về tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải
tiến công nghệ ngày càng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắc khe mà EU đề ra
trong ngành thuỷ sản. Đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty có thể mở rộng thị
trường tiêu thụ của mình sang các nước thành viên của EU trong tương lai.
Thị trường Bắc Mỹ
Nhìn vào bảng 6 ta thấy đây là thị trường có doanh thu cao nhất trong tổng
doanh thu xuất khẩu của công ty qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 chiếm 36,45% trong
tổng doanh thu xuất khẩu tương đương với 65.527,56 (triệu đồng), đến năm 2007
khoảng doanh thu này tiếp tục tăng 41.036,80 (triệu đồng) so với năm 2006, khoảng
doanh thu này chiếm 38,16% so với tổng doanh thu xuất khẩu. Đến năm 2008 doanh
thu của thị trường này tiếp tục tăng cao chiếm 45,74% so với tổng doanh thu xuất

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


32
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

khẩu với 287.804,40 (triệu đồng), chênh lệch 181.240,03 (triệu đồng) so với năm
2007. Có được sự tăng trưởng như vậy là do:
Công ty thường xuyên theo dõi thông tin về tình hình mua bán và sự biến động
giá cả của thị trường này để có phương pháp kinh doanh phù hợp. Đây chính là thị
trường tiềm năng của công ty vì thị trường này có sức tiêu thụ mạnh, có khối lượng
và giá trị mua hàng rất lớn trong đó mạnh nhất là nước Mỹ.
Công ty đặc biệt chú ý đến những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và những yêu
cầu mà các nước này đặt ra, để hạn chế đến mức tối đa hàng không đủ chất lượng bị
gửi trả lại nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Thị trường Châu Á và thị trường khác
Nhìn chung doanh thu của thị trường này có tăng qua 3 năm nhưng tỷ trọng của
nó thì lại giảm xuống đáng kể, cụ thể năm 2006 chiếm 20,00% trong tổng doanh thu
xuất khẩu, năm 2007 chỉ chiếm 19,86% và đến năm 2008 chỉ chiếm 14,26%. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt một số doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong cùng ngành. Thị trường này tương đối dể tính hơn so với hai thị trường vừa
nêu trên nhưng nó cò phụ thuộc rất nhiều vào đơn đặt hàng của khách hàng. Đây là
thị trường tương đối rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu của thị trường cũng tương đối
lớn nhưng do có nhiều đối thủ nên thị trường này chưa là thị trường lớn của công ty.
Thị trường Úc
Đây là thị trường chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu qua
3 năm. Tuy doanh thu của thị trường này tăng dần qua 3 năm nhưng tỷ trọng của nó
lại giảm dần, cụ thể năm 2006 chiếm 14,77%, năm 2007 chiếm 12,87% và đến năm
2008 chỉ chiếm 9,30%. Do công ty chưa đa dạng về sản phẩm và công nghệ của công
ty chưa được cải thiện so với những tiêu chuẩn mà thị trường này đặt ra.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


33
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

EU

Úc 14,77%
EU 28,78%
Bắc Mỹ

Châu Á và Khác Châu Á và


20,00%
Khác
Úc
Bắc M ỹ 36,45%

Hình 3: Thị trường xuất khẩu năm 2006

EU

Úc 12,87% EU 29,29%
Bắc Mỹ
Châu Á và Khác
19,68%
Châu Á và
Khác
Bắc M ỹ 38,16%
Úc

Hình 4: Thị trường xuất khẩu năm 2007

EU

Úc 9,30% EU 30,70%
Châu Á và Khác Bắc Mỹ
14,26%

Châu Á và
Bắc M ỹ 45,74% Khác
Úc

Hình 5: Thị trường xuất khẩu năm 2008

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


34
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

b. Đánh giá doanh thu thị trường nội địa


Doanh thu thị trên trường nội địa tăng dần qua 3 năm, nhưng tỷ trọng của thị
trường này rất nhỏ so với tổng doanh thu. Phần lớn sản phẩm tiêu thụ của công ty là
xuất khẩu sang các nước trên thế giới nên doanh thu của công ty ở trong nước không
nhiều. Trong nước có nhiều doanh nghiệp nhưng công ty chỉ nhận được đơn dăt
hàng của một vài doanh nghiệp như: Công ty xuất khẩu Nam Hải, công ty Cafatex …
sản phẩm từ cá tra Fillet đông lạnh. Năm 2006 là 8.963,75 (triệu đồng), năm 2007
thu được 10.523,80 (triệu đồng)và đến năm 2008 là 15.249,43 (triệu đồng). Nhìn
chung sản phẩm tiêu thụ của công ty chủ yếu là từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp,
công ty chưa có hình thức tiêu thụ từ công ty đến tay người tiêu dùng đó là mặt hạn
chế của công ty nên làm cho doanh thu thị trường nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tổng doanh thu. Qua đó công ty cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao doanh
thu từ thị trường nội địa càng cao càng tốt vì nó sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh
nghiệp. Công ty muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ rông trên thị trường thì phải
đầu tư vào dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã bao bì, và sản phẩm phù hợp với
người tiêu dùng trong nước.
ĐVT: Triệu đồng

20.000,00
15.249,43
15.000,00 Năm 2006
10.523,80
10.000,00
8.963,75
Năm 2007

5.000,00 Năm 2008

0,00

Hình 6: Doanh thu thị trường nội địa qua 3 năm


4.1.3 Phân tích tình hình tổng chi phí của công ty
4.1.3.1 Phân tích tổng chi phí theo các thành phần
Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Chính vì vậy chung ta phải hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng của chi phí đến

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


35
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

mức thấp nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty, vì
mỗi sự tăng giảm của chi phí sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng, giảm của lợi nhuận.
Nhìn vào bảng 7 ta thấy tổng chi phí qua 3 năm có tăng. Năm 2007 tổng chi phí
thực hiên là 266.868,23 (triệu đồng) tăng so với năm 2006 là 93.432,37 (triệu đồng)
tương đương 53,87% . Đến năm 2008 tổng chi phí lại tiếp tục tăng cao hơn năm
2007 một khoảng 324.381,14 (triệu đồng) tương đương với 121,55%. Ta thấy giá
vốn hàng bán là khoảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty qua
các năm. Nó được phân tích cụ thể như sau:
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là khoảng chi phí lớn nhất của công ty qua các năm. Năm 2007 giá
vốn hàng bán là 244.503,27 (triệu đồng) tăng hơn so với năm 2006 một khoảng là
85.378,75 (triệu đồng) tương đương với 53,66% và đến năm 2008 khoảng giá vốn
hàng bán này cũng tăng hơn so với năm 2007 một khoảng 299.830,93 (triệu đồng)
tương đương 122,63%. Nguyên nhân của việc tăng giá vốn hàng bán là do khách
hàng đặt hàng nhiều hay ít, khoảng này tuỳ thuộc vào số lượng đặt hàng của khách
hàng. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào khoảng chi phí dùng để mua nguyên liệu đầu
vào và chi phí vận chuyển. Đây là những khoảng thường xuyên xảy ra biến động bất
thường mà làm cho giá vốn hàng bán tăng.
Giá vốn hàng bán từ bán hàng hoá là giá vốn từ bán thành phẩm gia công, giá
vốn từ bán hàng xuất khẩu, giá vốn từ bán hàng khác. Cò giá vốn hàng bán từ bán
thành phẩm của công ty gồm: bán thành phẩm từ hàng đông lạnh, giá vốn từ bán phụ
phẩm. Qua bảng trên ta thấy giá vốn hàng bán từ bán thành phẩm luôn chiếm tỷ
trọng cao trong giá vốn hàng bán, giá vốn hàng bán tăng qua các năm đặc biệt tăng
mạnh nhất vào năm 2008 nguyên nhân là do trong năm này cả giá vốn hàng hoá và
thàh phẩm đều tăng và sản lượng sản xuất ra cũng nhiều hơn so với năm 2006, 2007
mà nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu đầu vào tăng làm cho giá vốn hàng
bán tăng.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


36
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 7: TỔNG CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM


ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Chênh lệch
Năm Năm Năm
2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
1. Giá vốn hàng bán 159.124,52 244.503,27 544.334,20 85.378,75 53,66 299.830,93 122,63
- Giá vốn của hàng hoá 7.399,11 27.801,75 62.969,36 20.402,64 275,74 35.167,61 126,49
- Giá vốn của thành phẩm 151.725,41 216.701,52 481.364,84 64.976,11 42,82 264.663,32 122,13
2. Chi phí tài chính 746,36 1.321,03 1.503,18 574,67 76,99 182,15 13,79
3. Chi phí bán hàng 12.356,83 18.986,92 42.270,32 6.630,10 53,66 28.190,96 148,48

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.208,14 2.054,95 4.640,26 846,81 70,92 2.585,31 125,81

5. Chi phí khác 1,26 2,04 3,56 0,78 62,93 2,52 74,22
6. Thuế
7. Tổng chi phí 173.437,11 266.868,21 592.751,52 93.432,10 53,87 325.881,31 121,55
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


37
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chi phí bán hàng


Nhìn chung cũng tăng qua các năm. Chi phí bán hàng năm 2007 tăng 6.630,10
(triệu đồng) tương đương 53,66% so với năm 2006. Đặc biệt đến năm 2008 chi phí
này tăng đến 148,48% với 28.190,96 (triệu đồng) so với năm 2007. Nguyên nhân là
do trong khoảng thời gian này các loại chi phí vận chuyển, bốc xếp, phí bán hàng
tăng cao vì do tại thời điểm này giá xăng, dầu tăng mạnh mà công ty bán hàng phần
lớn là xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nên làm cho chi phí vận chuyển vượt qua
mức bình thường.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng 846,81 (triệu đồng) tương đương
với 70,92% so với năm 2006 và đến năm 2008 khoảng chi phí này tăng đến 125,81%
với số tiền 2.585,31 (triệu đồng) so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền
lương, bảo hiểm, chi phí cho việc ăn uống đều tăng qua các năm làm cho chi phí
tăng, một nguyên nhân quan trọng nữa là do sự phát triển của nước ta nên mọi người
đều đòi hỏi phải được ăn ngon, mặc đẹp và môi trường làm việc phải tốt thì mới thu
hút được nguồn lao động, có như thế thì mới kích thích được tinh thần lao động của
hầu hết công nhân viên tích cực trong công việc làm tăng hiệu quả cho công ty.
Chính vì lý do đó nên đã làm cho khoảng chi phí này này tăng mạnh qua các năm.
Chi phí tài chính
Loại chi phí này cũng tăng qua các năm là do công ty mới thành lập nhiều chi
phí phát sinh nên công ty phải vay ngân hàng nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Chi phí lãi vay cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm
2006 công ty phải trả lãi vay 659,25 (triệu đồng), năm 2007 là 1.175,73 (triệu đồng)
khoảng chi phí để chi trả cho lãi vay tăng khá cao so với năm 2006 với số tiền
574,67 (triệu đồng) tương đương 76,99% và đến năm 2008 khoảng này tăng lên ở
mức thấp so với năm 2007 là 1.352,87 (triệu đồng) tương đương 13,79%.
Chi phí khác
Chi phí khác chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí nhưng nó cũng làm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của công ty. Sự tăng, giảm của nó cũng làm cho lợi nhuận biến
động theo. Nhìn chung chi phí khác đều tăng qua các năm nhưng khoảng chi phí này

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


38
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

chiếm phần rất nhỏ trong tổng chi phí nên sự biến động của nó đến lợi nhuận không
lớn lắm.
Tóm lại, qua 3 năm tình hình tổng chi phí của công ty tăng dần qua các năm,
vào năm 2008 chi phí tăng với tốc độ quá nhanh như vậy là điều đáng lo ngại nó sẽ
ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Cụ thể, doanh thu của năm 2008 so với năm
2007 tăng với tốc độ 122,60% trong khi đó chi phí lãi tăng với tốc độ 121,55%. Vì
vậy công ty cần có những biện pháp tiết kiệm đối với các khoản như: chi phí tiếp
khách, chi phí văn phòng phẩm, công tác phí…. Ngoài ra, công ty phải hạn chế tối đa
tốc độ tăng của chi phí sao cho tốc độ tăng của doanh thu phải cao hơn tốc độ tăng
của chi phí thì mới đảm bảo được cho công ty hoạt động có hiệu quả mang lại lợi
nhuận cho công ty mình.
4.1.3.2 Phân tích tổng chi phí theo kỳ kế hoạch
Việc thực hiện chi phí giữa kỳ kế hoạch và thực hiện của công ty Thiên mã
được thể hiện qua bảng 8 như sau:
Năm 2006
Nhìn chung tổng chi phí của kỳ thực hiện năm 2006 đã vượt mức so với kỳ kế
hoạch là 4.135,57 (triệu đồng) nguyên nhân của sự chênh lệch này là do:
- Giá vốn hàng bán thực hiện tăng 3.582,52 (triệu đồng) so với kỳ kế hoạch là
do công ty chưa chủ động được nguồn liệu đầu vào làm cho nguồn nguyên liệu đầu
vào tăng dẫn đến sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Công ty phải có kế hoạch về
nguồn nguyên liệu đầu vào để hạn chế chi phí.
- Trong khi đó các khoản chi phí hoạt động kỳ thực hiện của công ty cũng tăng
hơn so với kỳ kế hoạch một khoảng chênh lệch 553,05 (triệu đồng) bởi vì công ty
mới thành lập không lâu nên cần phải chi cho hoạt động kinh doanh nhiều nên làm
cho khoản chi phí này vượt mức so với kế hoạch, công ty cần hạn chế tối đa khoản
chi này vì nó là nhân tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Năm 2007
Năm 2007 công ty đã hạn chế được tổng chi phí của kỳ thực hiện giảm
4.871,77 (triệu đồng) so với kế hoạch nguyên nhân là do:
Công ty đã tiết kiệm được chi phí trong thực hiện, cụ thể là giá vốn hàng bán
của ký thực hiện chỉ có 244.503,27 (triệu đồng) giảm một khoảng 5.886,73 (triệu

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


39
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

đồng) so với kỳ kế hoạch là do công ty đã có kế hoạch thích hợp cho nguồn nguyên
liệu đầu vào nên trong năm 2007 công ty đã giảm được khoảng chi phí đầu vào trong
khi mức sản lượng tiêu thu của công ty cao.
Trong khi đó thì chi phí hoạt động của kỳ thực hiện lại vượt kế hoạch một
khoản là 1.014,96 (triệu đồng). Việc tăng chi phí này là do sự biến động của chi phí
bán hàng tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí cho việc đào tạo tay nghề cho
công nhân. Tuy là khoản chi phí hoạt động tăng nhưng trong năm 2007 tổng chi phí
cũng đã hoàn thành so với kế hoạch đề ra là do công ty đã biết tiết kiệm được giá
vốn hàng bán.
Năm 2008
Năm 2008 công ty đã hoàn thành kế hoạch cả giá vốn hàng bán lẫn chi phí hoạt
động. Công ty đã tiết kiệm được 7.242,91 (triệu đồng) trên tổng chi phí. Nguyên
nhân cụ thể là do:
Giá vốn hàng bán kỳ thực hiện của công ty giảm so với kế hoạch 6.207.80
(triệu đồng) và chi phí hoạt động kỳ thực hiện của công ty cũng giảm so với kế
hoạch 1.035,11 (triệu đồng).

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


40
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 8: TỔNG CHI PHÍ THEO KỲ KẾ HOẠCH


ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch TH/KH
2006 2007 2008 Năm
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 2006 2007 2008
1. Giá vốn hàng 155.542,00 159.124,52 250.390,00 244.503,27 550.542,00 544.334,20 3.582,52 (5.886,73) (6.207,80)
bán
2. Các loại chi phí 13.759,54 14.312,58 21.350,00 22.364,96 54.360,00 53.324,89 553,05 1.014,96 (1.035,11)
hoạt động
Tổng chi phí 169.301,54 173.435,86 271.740,00 266.868,23 604.902,00 597.659,10 4.135,57 (4.871,77) (7.242,91)

(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


41
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

4.1.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty


4.1.4.1 Phân tích lợi nhuận theo doanh thu và chi phí
Như đã phân tích ở phần trên về ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến
lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Như ta biết lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng
này đến tình hình lợi nhuận của công ty ta tiếp tục đi vào phân tích lợi nhuận của
công ty theo doanh thu và chi phí. Nhìn chung lợi nhuận của công ty qua 3 có sự
thay đổi như sau:
Nhìn vào Bảng 1 ở trang 23 ta thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty năm
2006 là 15.520,80 (triệu đồng). Tuy là công ty mới thành lập nguồn chi phí ban đầu
cho công ty cao nhưng trong năm đầu công ty vẫn tạo được lợi nhuận cho công ty
mình là do sự tích cực trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng cũng như tìm kiếm thị
trường cho sản phẩm của công ty để khẳng định thương hiệu. Đến năm 2007 lợi
nhuận sau thuế của công ty là 23.353,33 (triệu đồng) tăng 7.832,53(triệu đồng). Đó
là nhờ sự nhạy bén và tích cực của bộ phận bán hàng của công ty trong việc tìm kiếm
thị trường nhằm tăng lượng tiêu thụ nhờ vậy mà công ty bán được số lượng sản
phẩm lớn làm cho doanh thu của công ty tăng , trong năm 2007 công ty đã chủ động
trong nguồn nguyên liệu đầu vào nên đã tiết kiệm được tối đa chi phí cho công ty.
Bước sang năm 2008 lợi nhuận từ hoạt kinh doanh của công ty lại không ngừng tăng
cao gấp đôi so với năm 2007 một khoản 24.356,47(triệu đồng). Sở dĩ có sự biến
động như vậy là do công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, sản lượng
tiêu thụ của công ty tăng làm cho doanh thu tăng mạnh, tuy trong năm 2008 chi phí
của công ty tăng cao do sự biến động của giá xăng, dầu và sản lượng tăng làm cho
khoản chi phí của công ty tăng. Cụ thể, là tổng chi phí của công ty năm 2008/2007
tăng 121,55% và tổng doanh thu năm 2008/2007 là 122,60%. Chính vì vậy đã làm
cho lợi nhuận sau thuế tăng.
Kết luận: Lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng qua các năm. Công ty phải
giữ vững tốc độ tăng lợi nhuận và phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm thị trường,
tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng có nhiều lợi nhuận
hơn.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


42
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

4.1.4.2 Phân tích lợi nhuận so với kỳ kế hoạch


Năm 2006
Nhìn vào bảng 9 ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty đã không hoàn thành
so với kế hoạch, nó chiếm 8,12% trên tổng doanh thu trong khi đó lợi nhuận kế
hoạch đề ra 8,84% nó không hoàn thành so với kế hoạch là 0,72% Nguyên nhân làm
cho lợi nhuận không đạt là do:
Giá vốn hàng bán của kỳ thực hiện tăng cao hơn so với kỳ kế hoạch nó chênh
lệch là 3.582,52 (triệu đồng) là do công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nên số
lượng nguyên vật liệu tiêu hao nhiều. Nguồn nguyên liệu đầu vào thì thường xuyên
biến động là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng hơn so với kế
hoạch.
Cùng với sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động trong năm
2006 cũng tăng lên 553,05 (triệu đồng) so với kỳ kế hoạch là do công ty mới đi vào
hoạt động phải vay vốn ngân hàng để mua sắm trang thiết bị hiên đại phục vụ sản
xuất nên khoản chi phí tài chính nhiều, cụ thể là 659,25( triệu đồng) cho chi phí lãi
vay. Một nguyên nhân nữa là do trong năm 2006 công ty có sản lượng sản phẩm tiêu
thụ nhiều làm cho chi phí bán hàng cũng tăng lên.
Năm 2007
Năm 2007 nhìn chung lợi nhuận trước thuế của công ty đã vượt kế hoạch
6.734.330,26 (ngàn đồng) tương đương 2,2% so với kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân
của việc tăng lợi nhuân là do:
Giá vốn hàng bán hàng bán giảm 5.886,73 (triệu đồng) so với kỳ kế hoạch là do
trong năm 2007 công ty đã chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào làm cho giá cả
của nguồn nguyên liệu ổn định làm cho giá vốn giảm so với kỳ kế hoạch.
Còn chi phí hoạt động năm 2007 tăng 1.014,96 (triệu đồng) so với kỳ kế hoạch
là do sự biến động của chi phí bán hàng tăng do công ty bán được nhiều hàng hoá,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí cho việc đào tạo tay nghề cho công nhân cao.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


43
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 9: LỢI NHUẬN THEO KỲ KẾ HOẠCH


ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 Năm
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 2006 2007 2008

1. Doanh thu từ hoạt 185.729,00 191.053,80 288.359,00 293.564,30 675.850,00 653.558,08 5.324,80 5.205,30 (22.291,92)
động chính
2. Giá vốn hàng bán 155.542,00 159.124,52 250.390,00 244.503,27 550.542,00 544.334,20 3.582,52 (5.886,73) (6.207.80)
Tỷ suất giá vốn hàng bán 83,75 83,29 86,83 83,27 81,46 83,25 67,28 (113,09) (27,85)
(%)
3. Chi phí hoạt động 13.759,54 14.312,58 21.350,00 22.364,96 54.360,00 53.324,89 553,05 1.014,96 (1.035.11)

Tỷ suất chi phí hoạt động 7,41 7,50 7,40 7,62 8,04 8,16 10,39 19,50 (4,64)
(%)
4. Lợi nhuận trước thuế 16.427,46 15.520,80 16.619,00 23.353,33 70.589,00 47.709,80 (906,66) 6.734,33 (22.879,20)

Tỷ suất lợi nhuận trước 8,84 8,12 (17,03) 7,96 10,44 7,30 (17,03) 129,37 (102,63)
thuế (%)
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


44
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Năm 2008
Năm 2008 lợi nhuận trước thuế của công ty không hoàn thành so với kế
hoạch đặt ra là 22.879,20 (triệu đồng) nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ sản
phẩm của công ty giảm 22.291,92(triệu đồng) so với kế hoạch đặt ra. Doanh thu
của công ty giảm là do trong năm 2008 giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào có sự
biến động bất thường công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào
nên tuy có nhiều đơn đặt hàng nhưng sản lượng sản xuất không đủ làm cho
khoản lợi nhuận trước thuế giảm so với kế hoạch vả năm 2008 giá vốn hàng bán
và chi phí hoạt động cũng giảm so với kế hoạch là do sản lượng tiêu thụ trong
năm giảm so với kế hoạch đặt ra. Mặc dù không hoàn thành kế hoạch nhưng lợi
nhuân trước thuế của công ty cũng tăng so với lợi nhuận trước thuế của năm
2007. Đây cũng là điều đáng khích lệ đối với một công ty chỉ mới thành lập
không lâu.
4.1.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh qua các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty, trong các chỉ tiêu tài chính thì các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà phân
phối tài chính đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời. Các tỷ số về
hiệu quả sinh lời là cơ sở để họ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 10: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Năm
Chỉ tiêu ĐVT
2006 2007 2008
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn (K) Lần 1,47 2,15 2,26
2. Hệ số thanh toán nhanh (Kn) Lần 1,05 1,82 2,03
3. Hệ số quay vòng các khoản phải thu (H) vòng 6,87 7,69 9,19
4. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho (Hk) vòng 18,54 19,87 32,49
5. Tỷ suất nợ % 65,10 43,13 61,79
6. Hệ số vòng quay của tài sản Lần 3,57 3,71 4,40
7. Lơi nhuận/Doanh thu (ROS) % 8,12 8,05 7,40
8. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) % 50,00 29,90 32,60
9. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) % 74.49 60,44 54,28

4.1.5.1 Phân tích tình hình phải thu và hàng tồn kho
GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy
45
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

- Hệ số vòng quay các khoản phải thu


Ta có công thức:
Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Nợ phải thu bình quân (*)
Ta lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập qua 3 năm thay
vào công thức (*) ta được số liệu tính toán ở bảng 10.
Nhìn chung hệ số vòng quay các khoản phải thu ở bảng 10 tăng dần qua các
năm cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu cũng tăng dần qua 3 năm.Ta thấy
năm 2006 số quay vòng các khoản phải thu là 6,87 lần, nghĩa là cứ 1 đồng các
khoản phải thu trong năm thì ta thu được 6,87 đồng doanh thu. Đến năm 2007 hệ
số này là 7,69 lần tăng 0,82 lần so với năm 2006 và năm 2008 hệ số này lại tiếp
tục tăng 9,19 lần cao hơn 1,5 lần so với năm 2007. Hệ số này cho thấy tốc độ thu
hồi các khoản phải thu của công ty có chiều hướng tốt. Tuy hệ số này tương đối
tốt nhưng công ty cũng phải quan tâm đến chính sách bán hàng và kỳ hạn thanh
toán tiền để công ty không bị mất khách hàng.
- Hệ số quay vòng của hàng tồn kho
Căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của công ty
qua 3 năm và công thức sau:
Hk = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Thay số liệu vào công thức ta được số liệu ở bảng 10. Theo kết quả tính
toán ở bảng 10 ta thấy, hệ số quay vòng của hàng tồn kho tăng dần qua 3 năm,
năm 2006 hệ số này là 18,54 lần và đến năm 2007 lại tăng 19,87 lần cao hơn 1,33
lần so với năm 2006. Năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng 32,49 lần cao hơn 12,62
lần so với năm 2008. Qua hệ số này cho ta thấy công ty đã có chính sách hiệu
quả trong việc quản lý hàng tồn kho làm giảm được đáng kể chi phí trong việc
bảo quản, hao hụt , hư hỏng và tồn động vốn của hàng tồn kho. Đây là điểm
mạnh của công ty cần được phát huy để lượng hàng tồn kho của công ty ngày
càng hợp lý và cũng cần phải đảm bảo mức tồn kho hợp lý để đề phòng những
lúc thiếu hàng khi cần.
4.1.5.2 Phân tích khả năng thanh khoản
- Hệ số thanh toán ngắn hạn (K)
Ta có:

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


46
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

K = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn


Thay thế số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập vào (K) ta
được hệ số (K) ở bảng 10.
Nhìn chung hệ số thanh toán ngắn hạn (K) của công ty ở bảng 10 tăng dần
qua 3 năm. Năm 2006 hệ số này là 1,47 lần, năm 2007 là 2,15 lần hệ số này tăng
0.68 lần so với năm 2006 điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty
tốt vì 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2,15 đồng tài sản lưu động của công ty đảm bảo.
Qua đó cho thấy trong năm 2007 vốn lưu động của công ty tăng, cụ thể là tiền
mặt và các khoản phải thu tăng so với năm 2006. Đến năm 2008 2,26 lần, nhìn
chung khả năng thanh toán của công ty có xu hướng tốt qua các năm.
- Hệ số thanh toán nhanh
Kn = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn
Thay số liệu ở bảng cân đối kế toán vào Kn ta được hệ số thanh toán nhanh
của công ty qua 3 năm ở bảng 10.
Bảng 10 cho ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng qua các năm
ta thấy năm 2006 hệ số này là 1.05 lần chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản
cao vì mức độ an toàn của hệ số này là 0,5 lần, hệ số này cho biết công ty đã đủ
khả năng thanh toán nợ tức thời cho khách hàng của mình. Năm 2007 hệ số này
là 1,82 lần cao hơn 0,77 lần và đến năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng 2,03 lần cao
hơn 0,21 lần so với năm 2007. Với sự tăng nhanh của hệ số này qua 3 năm cho
thấy tình hình thanh toán của công ty tốt ngày càng tạo được uy tín đối với nhà
cung cấp vốn và nó là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn mở
rộng sản xuất kinh doanh.
4.1.5.3 Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh
- Hệ số quay vòng của tài sản
Căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập ta có hệ số
vòng quay của tài sản như ở bảng 10.
Nhìn vào bảng 10 ta thấy, hệ số vòng quay vòng của tài sản tăng dần qua 3
năm, cụ thể năm 2006 là 3,57 lần, đến năm 2007 hệ số này là 3,71 lần tăng 0,18
lần so với năm 2006 , tiếp tục đến năm 2008 là 4,40 tăng 0,69 lần so với năm

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


47
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

2007. Hệ số này cho chúng ta biết là năm 2006, 1đồng tài sản cố định đem lại
cho ta 3,75 đồng doanh thu. Năm 2007, 1 đồng tài sản cố định sẽ cho ta 3,71
đồng doanh thu. Tương tự năm 2008, 1 đồng tài sản cố định sẽ mang lại cho ta
4,40 đồng doanh thu. Nhìn chung công ty sử dụng ngày càng có hiệu quả tài sản
cố định cho thấy công ty có chính sách đầu tư vốn hợp lý vào tài sản cố định.
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
ROS= Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
Thay số liệu ở bảng cân đối kế toán qua 3 năm của công ty vào công thức ta
được tỷ số ROS ở bảng 10. Nhìn chung tỷ số này ở bảng 10 giảm dần qua các
năm, cụ thể năm 2006 tỷ số này là 8,12% nhưng đến năm 2007 tỷ số này chỉ có
8,05 % và tiếp đến năm 2008 tỷ số này là 7,40%. Tỷ số này cho biết trong năm
2006, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 8,12 đồng lợi nhuận.Và tương tự cho năm
2007, 2008, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 8,05 đồng lợi nhuận năm 2007 và 7,40
đồng lợi nhuận năm 2008. Mặc dù doanh thu của công ty tăng cao qua 3 năm
nhưng do chi phí của công ty tăng cao nên làm cho lợi nhuận của năm 2007,
2008 giảm xuống. Sự giảm xuống của tỷ số này cho thấy công ty cần xem xét
tình hình sử dụng chi phí của công ty để từ đó đề ra những chính sách tiết kiệm
chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
ROA= Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có
Thay số liệu có được trong bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của
công ty qua 3 năm vào công thức tính ROA ta được hệ số ROA ở bảng 10.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi
ròng của tổng tài sản của công ty. Nhìn vào bảng 10 ta thấy, năm 2006 tỷ số này
của công ty là 50,00%, năm 2007 là 29,90%. Tỷ số này cho thấy năm 2007 công
ty hoạt động không có hiệu quả so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này là
32,06% tăng cao hơn so với năm 2007. Tỷ số này cho ta biết cứ 100 đồng tài sản
công ty sẽ thu được 32,06 đồng lợi nhuận. Trong năm 2008 tốc độ tăng của lội
nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản. Kết quả hoạt động của công ty có
mức tăng trưởng khá tốt nhưng phải cố gắng hơn nữa để tỷ số này tăng hơn năm
2006, công ty cần phát huy hơn nữa.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


48
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)


ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Ta lấy số liệu ở bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập 3 năm của công
ty thay vào công thức ROE ta được tỷ số ROE ở bảng 10. Ta biết tỷ số lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nhìn vào
bảng 10 ta thấy tỷ số ROE giảm dần qua các năm nhưng tỷ số này của công ty
cao hơn tỷ số ROA điều này cho thấy vốn tự có thấp và công ty chủ yếu hoạt
động bằng các khoản nợ vay. Năm 2006 tỷ số này là 74,49% tức là trong 100
đồng vốn tự có sẽ thu được 74,49 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007 tỷ số này là
60,44% và đến năm 2008 là 54,28% . Điều này cho thấy qua các năm tuy có tăng
khối lượng sản phẩm tiêu thu và lợi nhuận nhưng lợi nhuận thu được vào năm
2007, 2008 không nhiều như năm 2006. Qua phân tích tỷ số trên có thể nói công
ty hoạt động không có hiệu quả trong năm 2007, 2008. Trong năm 2007, 2008
công ty chủ yếu sử dụng nhiều vốn tự có hơn là vốn vay.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY
Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
nhưng trong đó chỉ có một số nhân tố ta có thể định lượng được mức độ tác động
của nó vào lợi nhuận của công ty đó là về: khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu
thụ, giá bán trung bình, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Ta có công thức sau đây:
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – chi phí quản lý
doanh nghiệp - Thuế (1)
Hay Lợi nhuận = Q*(P – Z – CBH – CQL – T)
Trong đó Q là khối lượng hàng hoá
P là giá bán sản phẩm
CBH là chi phí bán hàng
CQL là chi phí quản lý
T là thuế của sản phẩm, hàng hoá
Nhìn vào công thức trên ta thấy lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố : Doanh thu, giá bán sản phẩm, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


49
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

chi phí quản lý doanh nghiệp. Do công ty trong thời gian này được miễn thuế nên
không tính đến yếu tố thuế và trong 3 năm đầu công ty chỉ sản xuất một loại sản
phẩm là cá tra phi lê đông lạnh nên không tính đến yếu tố kết cấu sản phẩm.
Căn cứ vào số liệu của bảng 11 và vận dụng công thức (1) ta có lợi nhuận
thực hiện năm 2006,2007 như sau :
So sánh lợi nhuận năm 2007/2006 :
LN2006 = 188.752,92 – 159.124,52 – 13.564,96 – 0
= 16.063,44 (triệu đồng)
LN2007 = 289.747,88 – 244.503,27 – 21.041,87 – 0
= 24.202,74 (triệu đồng)
Mức độ biến động của lợi nhuận:
∆LN2007/2006= LN2007 –LN2006
= 24.202,74 – 16.063,44
= 8.139,30 (triệu đồng)
Qua số liệu trên ta thấy nhìn chung công ty làm ăn có hiệu quả. Năm 2007
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng 8.139,30 (triệu đồng) so với
năm 2006. Sở dĩ có mức biến động này là do trong năm 2007 công ty có thêm
nhiều khách hàng nên đơn đặt hàng nhiều làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm
của công ty tăng kéo theo doanh thu tăng lên. Doanh thu là nhân tố thay đổi cùng
chiều với lợi nhuận. Chính vì thế làm cho lợi nhuận của công ty tăng.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


50
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Giá trị % Giá trị %
Khối lượng tiêu thụ(tấn) 10.366,42 17.762,42 34.982,92 7360 70,99 17.220,50 96,95
Đơn giá bán trung bình 18,21 16,31 18,42 (1,90) 10,41 2.108,25 12,92
Doanh thu 188.752,92 289.747,88 644.408,48 100.994,96 53,51 354.660,60 122,40
Giá vốn hàng bán 159.124,52 244.503,27 544.334,20 85.378,75 53,66 299.830,93 122,63
Chi phí bán hàng và quản 13.564,96 21.041,87 51.818,15 7.476,91 55,12 30.776,27 146,26
lý doanh nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán của công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


51
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Tương tự như năm 2007/2006 ta căn cứ vào bảng 11 và vận dụng công thức
(1) ta có lợi nhuận thực hiện 2007,2008 như sau:
So sánh lợi nhuận năm 2007/2008:
LN2007 = 289.747,88 – 244.503,27 – 21.041,87 – 0
= 24.202,74 (triệu đồng)
LN2008 = 644.408,48 – 544.334,20 – 51.818,15 – 0
= 48.256,13 (ngàn đồng)
Mức độ biến động của lợi nhuận:
∆LN2007/2006= LN2007 –LN2006
= 48.256,13 – 24.202,74
= 14.053,39 (triệu đồng)
Qua số liệu được tính toán trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
của công ty năm 2008 tăng 14.053,39 (triệu đồng) so với năm 2007. Do trong
năm 2008 công ty có nhiều khách hàng và điều kiện xuất khẩu tương đối ổn định
làm tăng doanh thu đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
4.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm
Nhân tố khối lượng sản phẩm là nhân tố mà công ty khó có thể tính toán
trước được vì nó là nhân tố chủ quan của công ty. Như ta biết khối lượng sản
phẩm tiêu thụ tỷ lệ thuận với mức lợi nhuận của công ty. Vì vậy nhân tố khối
lượng có ảnh hưởng quan trọng đến việc lãi hay lỗ của công ty.
Ta có công thức xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng như sau:
∆Q = LNnăm trước * % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm trước – LNnăm trước
∆Q:là mức biến động khối lượng tiêu thụ đến lợi nhuận
% hoàn thành PS tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước)
Căn cứ vào số liệu của bảng 11 và vận dụng công thức trên ta xác định mức ảnh
hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ như sau:
So sánh năm 2007/2006:
Ta có: % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2006 = (Q2007*P2006)/ (Q2006* P2006)
= (17.762,42*18,21)/(10.366,42*18,21) = 171,35%
∆Q = 16.063,44*1,71 – 16.063,44
= 11.405,04 (triệu đồng)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


52
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Qua số liệu tính toán trên ta thấy, do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của năm
2007 tăng 71,35% nên làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 11.405,04 (triệu
đồng).
So sánh năm 2008/2007:
Tưong tự như năm 2007/2006 ta có:
% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm 2007 = (Q2008*P2007)/ (Q2007* P2007)
= (34.982,92*16,31)/(17.762,42 *16,31) = 196,95%
∆Q = 24.202,74*1,97 – 24.202,74
= 23.476,66 (triệu đồng)
Qua số liệu tính toán trên ta thấy, do khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm
2008 tăng 96,95% so với năm 2007 nên đã làm cho lợi nhuận tăng một khoảng
23.476,66 (triệu đồng).
Nói tóm lại, nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng quan trọng
đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của công ty. Do vậy công ty phải có chiến
lược ngày càng nâng cao chất lượng và mẫu mã sao cho ngày càng thu hút được
niều khách hàng trong và ngoài nước nhằm nâmg cao chất lượng sản phẩm tiêu
thụ.
4.2.2 Nhân tố giá bán trung bình và giá vốn hàng bán
a. Nhân tố giá bán trung bình
Công thức : ∆P= QThực tế *(Pnăm thực tế – Pnăm trước)
Căn cứ vào số liệu của bảng 11 và vận dung công thức trên đây ta có giá
bán trung bình của năm 2007/2006 như sau:
Ta so sánh năm 2007/2006
∆P = Q2007(P2007 – P 2006) = 17.762,42*(16,31– 18,21)
= (33.748,60) (triệu đồng)
Qua tính toán ta thấy do giá bán của năm 2007 giảm 1,90 (triệu đồng) đã
làm cho lợi nhuận của năm 2007/2006 giảm 33.748,60 (triệu đồng).
Tương tự như trên ta căn cứ vào số liệu của bảng 11 và công thức trên ta
có giá bán trung bình năm 2008/2007 như sau:
So sánh năm 2008/2007
∆P = Q2008(P2008 – P2007) = 34.982,92*(18,42 – 16,31)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


53
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

= 73.813,96 (triệu đồng)


Trong năm 2008 do giá vốn hàng bán tăng 2,11 (triệu đồng) so với năm
2007 đã làm cho lợi nhuận của năm 2008/2007 tăng một khoảng là 73.813,96
(triệu đồng).
b. Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
Ta có công thức sau:
Giá vốn hàng bán = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Giá mua nguyên liệu
Bảng 12 : TÌNH HÌNH CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN CỦA CÔNG TY
ĐVT: Triệu đồng
Năm Chênh lệch
Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008
Giá trị % Giá trị %
Khối 10.366,42 17.762,42 34.982,92 7360 70,99 17.220,50 96,95
lượng
SP tiêu
thụ (tấn)
Giá mua 15,35 13,77 15,56 (1,58) (10,32) 1,79 13,39
trung
bình
Giá vốn 159.124,52 244.503,27 544.334,2 85.378,75 53,66 299.830,93 122,63
hàng
bán
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)
vận dụng công thức trang 14 và căn cứ vào số liệu của bảng 12 ta có
So sánh năm 2007/2006
So sánh chênh lệch tuyệt đối:
Z2007/2006 = a1b1 – a0b 0 = (a1b1 – a1b 0) + (a1b0 – a0b0)
Mà a1b0 = 17.762,42*15,35 = 272.653,15 (triệu đồng)
Z2007/2006 = (244.503,27 – 272.653,15) + (272.635,15 – 159.124,52)
= - 28.149,88+ 113.510,63
= 85.360,78 (triệu đồng)
So sánh tương đối năm 2007/2006
(a1b1/a0b0) = (a1b1/a1b0) * (a1b 0/a0b0)
(244.503,27/159.124,52) = (244.503,27/272.653,15)*(272.653,15/159.124,52)
153,66 = 89,68 * 171,35
GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy
54
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

tăng 53,66 % giảm 10.32% tăng 71,35%


So sánh chênh lệch tương đối
[(a1b1 - a0b0)/ a0b0] = [(a1b 1 - a1b0)/ a0b0]+[(a1b0 - a0b 0)/ a0b 0]
(85.378,75/159.124,52)= (28.149,87/159.124,52)+(113.510,62/159.124,52)
53,66% = -17,69% + 71,33%
Từ số liệu được tính toán trên ta thấy khi giá vốn hàng bán của năm 2007
tăng 53,66% so với năm 2006 tương đương với số tiền 85.360.78(triệu đồng)
nguyên nhân là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty năm 2007 tăng
71,33% so với năm 2006. Qua số liệu tính toán ta thấy trong 53,66% tăng lên của
giá vốn hàng bán thì có 17,69% giảm xuống từ giá mua đã làm cho giá vốn hàng
bán giảm xuống. Nhưng do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng lên đã
làm tăng giá vốn hàng bán lên 71,33%. Do giá vốn hàng bán và lợi nhuận là hai
đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau nên khi giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho lợi
nhuận giảm. Tuy nhiên vào năm 2007 giá vốn hàng bán tăng nhưng bù lại khối
lượng sản phẩm tiêu thụ cũng tăng theo và giá mua bình quân của nguồn nguyên
liệu đầu vào giảm xuống nên đã làm cho lợi nhuận của công ty cũng tăng cao hơn
so với năm 2006.
So sánh năm 2008/2007
So sánh chênh lệch tuyệt đối:
Z2008/2007 = a2b2 – a1b 1 = (a2b2 – a2b1) + (a2b1 – a1b1)
Mà a2b1= 34.982,92*13,77 = 481.714,81 (triệu đồng)
Z2008/2007=(544.334,20 - 481.714,81)+( 481.546,89 - 244.503,27)
= 62.619,39 + 237.043,62
= 299.663,01 (triệu đồng)
So sánh tương đối năm 2008/2007
(a2b2/a1b 1) = (a2b2/a2b1) * (a2b1/a1b1)
(544.334,20/244.503,27)=(544.334,20/481.546,89)*(481.546,89/244.503,27)
222,63% = 113,04% * 196,95%
tăng 122,63% tăng 13,04% tăng 96,95%
So sánh chênh lệch tương đối
[(a2b2 – a1b1)/ a1b1] = [(a2b2 – a2b1)/ a1b1]+[(a2b1 – a1b1)/ a1b 1]

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


55
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

299.830,93/244.503,27= 62.787,31/244.503,27+237.043,62/244.503,27
122,63% = 25,68% 96,95%
Tương tự như phần giải thích trên từ số liệu tính toán ta thấy giá vốn
hàng bán năm 2008 tăng một khoảng 299.663,01 (triệu đồng) tương đương với
122,63% so với năm 2007 nguyên nhân là do giá mua bình quân của năm 2008
tăng 25,68% so với năm 2007, nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc tăng
lên của giá vốn hàng bán là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trng
năm 2008 tăng lên so với năm 2007. Ta thấy trong 122,63% tăng lên của giá vốn
hàng bán thì có 25,68% tăng lên là do giá mua trung bình tăng. Ngoài ra còn có
sư tăng lên của 96,95% là nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng
lên. Năm 2008 giá mua nguyên liệu đầu vào tăng lên là do sự biến động của giá
xăng dầu.
Kết luận: Qua phân tích ta thấy nhân tố giá vốn hàng bán của công ty
tăng qua các năm nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự giảm lợi nhuận
công ty. Do đó công ty cần có biện pháp thật thiết thực để hạn chế sự tăng lên
của giá vốn hàng bán nhằm đem lại thật nhiều lợi nhuận cho công ty.
4.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp
Giá vốn hàng bán là khoảng chi phí đáng quan tâm vì nó chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí. Ngoài ra ta cũng cần quan tâm đến chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của công ty.
Trong đó chi phí bán hàng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng của chi phí
quản lý doanh nghiệp và bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty
trong tổng của hai loại chi phí này.Ta sẽ đi vào phân tích chi tiết chi phí bán bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để thấy rõ nguyên nhân của sự biến động
tăng hay giảm của các khoản chi phí này.
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: Chi phí bao bì, chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí bốc xếp, chi phí hoa hồng…Mỗi một chi phí nói trên có ảnh
hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nhìn bảng 13 ta thấy tình hình chi phí bán
hàng của công ty qua 3 năm như sau:

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


56
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Chi phí bán hàng 12.356,83 91,16 18.986,92 90,23 42.270,32 90,11 6.630,10 53,66 28.190,96 148,48
Chi phí dịch vụ mua 10.183,21 75,07 15.448,50 73,42 36.364,65 77,51 5.265,29 51,71 20.916,16 135,39
ngoài
Chi phí bao bì 646,09 4,76 1.163,79 5,53 2.362,40 5,04 517,71 80,13 1.198,60 102,99
Chi phí khác 1.527,53 11,26 2.374,63 11,28 3.543,27 7,56 847,10 55,46 1.168,64 49,21
2.Chi phí quản lý 1.208, 14 8,84 2.054,95 8,77 4.640,26 9,89 846,81 70,92 2.585,31 125,81
doanh nghiệp
Tổng chi phí 13.564,97 100 21.041,87 100 46.910,58 100 7.476,91 55,12 25.868,71 122,94
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


57
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chi phí dịch vụ mua ngoài


Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoảng chi phí sau: Chi phí vận
chuyển, chi phí thuê kho, chi phí bốc xếp, chi phí xuất khẩu,…. Theo số liệu của
bảng 13 ta thấy, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bán
hàng. Có thể nói đây là loại chi phí tác động mạnh đến chi phí bán hàng của công
ty. Ta thấy khoản chi phí này tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2006 công ty có
chi phí dịch vụ mua ngoài là 10.183,21 (triệu đồng), năm 2007 là 15.448,50
(triệu đồng) và đến năm 2008 khoản chi phí này là 36.364,65(triệu đồng).
Nguyên nhân của việc tăng này là do khoản này nó gồm chi phí vận chuyển chủ
yếu là thuê dịch vụ bên ngoài và tự vận chuyển ra nước ngoài bằng xe, tàu và
máy bay cho nên chi phí này tăng dần qua 3 năm.
Nhìn vào bảng 13 ta thấy vào năm 2007 chi phí dịch vụ mua ngoài của
công ty tăng 5.265,29 (triệu đồng) tương đương với 51,71% so với năm 2006,
đến năm 2008 khoảng chi phí này tiếp tục tăng cao hơn năm 2007 một khoảng
20.916,16 (triệu đồng) tương đương với 135,39% mức chi phí này tăng khá cao
so với năm 2006, 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của giá xăng
dầu mà phần lớn sản phẩm tiêu thụ của công ty là xuất khẩu sang các thị trường
nước ngoài như Mỹ, Canada,... làm cho phần chi phí này tăng dần qua các năm
đã làm giảm lợi nhuận của công ty. Chính vì thế công ty cần phải có biện pháp
thích hợp để giảm tối đa phần chi phí này nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Chi phí bao bì
Nhìn vào bảng 13 ta thấy, chi phí bao bì của công ty cũng tăng dần qua
các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 517,71 (triệu đồng) tương đương với 80,13% so
với năm 2006. Đến năm 2008 chi phí bao bì tiếp tục tăng 1.198,60 (triệu đồng)
so với năm 2007 tương đương với 102,99%. Nguyên nhân chi phí bao bì tăng là
do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty tăng khoản tăng này rất hợp lý.
Chi phí khác
Chi phí khác của công ty bao gồm: Phí ngân hàng, chi phí hoa hồng, chi
phí tiếp thị quảng cáo, chi phí khấu hao tài sản cố định…. Đây là khoảng chi phí
chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng chi phí bán hàng của công ty. Qua số liệu
phân tích trong bảng 13 ta thấy chi phí khác của công ty tăng dần qua các năm,

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


58
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

cụ thể năm 2007 tăng 847,10(triệu đồng) so với năm 2006 tương đương với
55,46%, đến năm 2008 khoản chi phí này tiếp tục tăng 1.168,64 (triệu đồng) so
với năm 2007 tương đương với 49,21%. Sự biến động của chi phí này là do trong
những năm đầu công ty phần lớn chú trọng đến việc tiếp thị và quảng cáo sản
phẩm trên các thị trường thế giới nên làm cho chi phí tăng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
chi phí quản bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh
nghiệp của công ty bao gồm các khoản chi phí sau: Lương nhân viên, tiền cơm,
các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, chi phí khấu hao,
sữa chữa máy móc, mua sắm văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách, chi phí điện
thoại…
Tiền lương nhân viên và bảo hiểm: Nhìn vào bảng 14 ta thấy khoảng chi
phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoảng chi
phí này tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 là 728,49(triệu đồng) chiếm tỷ
trọng 5,37%, năm 2006 là 1.045,28 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 4,97%. Đến năm
2008 là 3.206,67(ngàn đồng) chiếm tỷ trọng 6,84% trong tổng chi phí quản lý
doanh nghiệp, còn đối với khoản chi phí cho bảo hiểm cũng tăng dần qua 3
năm,cụ thể năm 2006 là 27,62 (triệu đồng), năm 2007 là 65,49 (triệu đồng)và đến
năm 2008 là 101,28 (triệu đồng). Điều này chứng tỏ công ty có sự thay đổi về số
lượng cán bộ nên tiền lương và bảo hiểm tăng dần qua 3 năm. Ngoài ra ta thấy
công ty ngày càng quan tâm nhiều đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Nó
có tác động rất lớn đến tình thần làm việc của từng nhân viên, làm cho hoạt động
của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Các khoản chi phí như: tiền cơm, chi phí khấu hao , sữa chữa TSCĐ, chi
phí mua văn phòng phẩm, Chi phí tiếp khách, và các loại chi phí khác cũng tăng
dần qua các năm. Các khoản chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi
phí quản lý doanh nghiệp nhưng nó cũng là nhân tố góp phần làm tăng chi phí và
giảm lợi nhuận của công ty. Do đó công ty cần có biện pháp hạn chế khoản chi
phí này nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


59
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Bảng 14: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 2007 2008
Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1. Chi phí bán 12.356,83 91,16 18.986,92 90,23 42.270,32 90,11
hàng
2. Chi phí 1.208,14 8,84 2.054,95 8,77 4.640,26 9,89
quản lý doanh
nghiệp
Lương nhân 728,49 5,37 1.045,28 4,97 3.206,67 6,84
viên
Tiền cơm 259,52 1,91 395,00 1,88 593.99 1,27
BHYT, 27,62 0,20 65,49 0,31 101,28 0,22
BHXH,
KPCĐ
Chi phí khấu 5,87 0,04 14,67 0,07 39,61 0,08
hao TSCĐ
Chi phí sữa 8,52 0,06 15,55 0,07 75,62 0,16
chữa TSCĐ
Chi phí văn 78,56 0,58 84,45 0,40 95,38 0,20
phòng phẩm
Điện thoại, 245,53 1,81 384,45 1,83 454,72 0,97
photo, công
chứng, đào
tạo, thuế, phí ,
lệ phí
Chi phí tiếp 11,15 0,08 50,061 0,24 73,00 0,16
khách
Tổng chi phí 13.564,96 100,00 21.041,87 100,00 46.910,58 100,00
(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty TNHH XNK thuỷ sản Thiên Mã)

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


60
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Kết luận: Nhìn chung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chính vì lẽ đó nên công ty cần có
những giải pháp thiết thực để có thể tiết kiệm các khoảng này nhằm đem lại lợi
nhuận ngày càng nhiều hơn cho công ty nhằm nâng cao hơn nữa các hoạt động
kinh doanh của công ty.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


61
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XNH THUỶ SẢN
THIÊN MÃ

5.1 NHỮNG MẶT MẠNH CỦA CÔNG TY


Tuy là công ty mới thành lập đi vào hoạt động không lâu nhưng qua quá
trình tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta nhân thấy
công ty có được những thành công nổi bật là:
Lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2006 là 15.520,80
(triệu đồng), năm 2007 lợi nhuận là 23.353,33 (triệu đồng). Đến năm 2008 là
47.709,80 (triệu đồng). Điều này nói lên trong 3 năm qua công ty hoạt động có
hiệu quả.
Sản lượng tiêu thụ của công ty cũng tăng dần qua 3 năm làm cho doanh thu
của công ty cũng tăng cao qua 3 năm điều này chứng tỏ công ty đã tích cực trong
việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới trong
môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đến năm 2008 số lượng khách hàng
của công ty tăng lện đáng kể.
Công ty đầu tư nhiều vào các tài sản cố định nâng cao chất lượng sản phẩm
và công ty đã đáp ứng đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng: GMP, HACCP...Về an
toàn thực phẩm.
Công ty đã biết đầu tư vào khâu tiếp thị, quãng cáo và giới thiệu sản phẩm
của mình trên thị trường. Công ty đã xây dựng website riêng của công ty để giới
thiệu sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng. Công ty đã có phòng
Marketing thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng.
5.2 NHỮNG TỒN TẠI VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI CỦA NÓ
Doanh thu của công ty
Tình hình doanh thu của công ty có tăng qua 3 năm nhưng tỷ lệ tăng còn
hạn chế so với những công ty cùng ngành. Công ty chưa thu hút được nhiều
khách hàng từ thị trường nội địa làm cho phần doanh thu từ thị trường này thấp

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


62
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

vì thị trường nội địa sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc
xuất khẩu. Ngoài ra công ty chưa đủ chi phí và nguồn nhân lực để đưa sản phẩm
đến những khách hàng trong nước. Đây chính là thị trường tiềm năng để nâng
cao doanh thu cho công ty.
Tuy phần lớn doanh thu của công ty là thu từ việc xuất khẩu nhưng thị
trường xuất khẩu còn hạn chế so với những công ty cùng ngành. Công ty chưa
thu hút được khách hàng từ các nước Hồi giáo vì chưa được cấp giấy chứng nhận
nên mất phần lớn doanh thu từ thị trường này.
Công ty chưa có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng mua hàng
với số lượng lớn.
Chi phí của công ty
Phần tổng chi phí của công ty tăng dần qua các năm. Trong đó phần giá
vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là do số lượng tiêu thụ
sản phẩm của công ty tăng cộng với sự tăng giá của nguồn nguyên liệu đầu vào.
Công ty chưa có nguồn nguyên liệu đầu vào của riêng mình việc thu mua chủ yếu
thông qua thương lái nên dễ bị ép giá.
Ngoài ra phần chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí. Sự biến động của chi phí này là do sự
tăng về số lượng cán bộ công nhân viên và nhu cầu của công việc đòi hỏi công
nhân phải có sức khoẻ tốt và có tay nghề giỏi mà đa phần công nhân mới vào ít
có tay nghề nên phải qua đào tạo vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí cho việc đào
tạo cho phù hớp với công việc. Mặc khác do sự phát triển của đất nước mọi
người đều muốn ăn ngon, mặc đẹp thì mới thu hút được nhiều lao động có tay
nghề. Chính vì vậy đã làm cho khoản chi phí này tăng cao qua 3 năm.
Nguồn vốn tự có của công ty ban đầu ít nên công ty phải vay ngân hàng
làm cho phần trả lãi ngân hàng cũng tăng qua các năm làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của công ty.
Tình hình tài chính của công ty
Qua phân tích ta thấy tỷ số lợi nhuận trên doanh thu giảm dần qua 3 năm.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn hơn tỷ lệ tăng của doanh

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


63
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

thu. Do đó công ty cần phải xem xét cẩn thận về việc này và có biện pháp giảm
chi phí một cách phù hợp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm vì vậy công ty
phải có biện pháp tăng tốc độ tăng này sao cho năm sau cao hơn năm trước.
5.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY
5.3.1 Giải pháp làm giảm chi phí
Giảm giá vốn hàng bán
Nhìn chung giá vốn hàng bán của công ty tăng dần qua 3 năm, năm 2006
là 159.124,52 (triệu đồng) nguyên nhân chính là do công ty mới đi vào hoạt động
chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và sản lượng tiêu thụ tăng nên
làm cho giá vốn hàng bán cao hơn so với kế hoạch đề ra một khoảng 3.582,52
(triệu đồng). Đến năm 2007 giá vốn hàng bán là 244.503,27 (triệu đồng) nguyên
nhân là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng. Trong năm 2008 giá
vốn hàng bán của công ty tiếp tục tăng là 544.334,20 (triệu đồng) nguyên nhân
do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng và sự biến động của giá xăng dầu làm cho
giá vốn hàng bán tăng.
Chính vì lý do trên nên công ty phải lên kế hoạch cụ thể về nguồn nguyên
liệu đầu vào và phải thiết lập mạng lưới thu mua đa dạng hoá trên nhiều vùng thu
mua để tránh được tình trạng bị động trong sản xuất ảnh hưởng đến uy tín cũng
như đên đơn đặt hàng của khách hàng vì nếu không có hàng kịp thời chúng ta sẽ
bị mất khách hàng đồng nghĩa với mất lợi nhuận, công ty phải chủ động trong
nguồn nguyên liệu đầu vào thì chi phí sẽ không cao. Mặc khác công ty phải có
đội ngũ thu mua để có thể đến tận nơi để lấy hàng nhằm hạn chế lượng nguyên
không còn tươi làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty.
Nếu có điều kiện công ty có thể tư tạo ra nguồn nguyên liệu đầu vào cho riêng
mình. Ngoài ra công ty nên liên kết với những hộ nuôi cá và tư vấn họ cách nuôi
cá để hạn chế tối đa những bệnh thường gặp, lượng hoá chất cho phép trong cá,
Nếu cần vốn công ty có thể cho hộ nuôi cá vay vốn để họ nuôi sau đó bán
cá cho công ty, giữa công ty và hộ nuôi cá phải có sự hổ trợ lẫn nhau, để đảm bảo
cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào lúc giá tăng, công ty cũng không được

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


64
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

bỏ họ lúc giá thấp. Nếu tạo được mối quan hệ đó thì công ty và nhà cung cấp
không bị thương lái ép giá, giảm được tiền hoa hồng cho người môi giới.
Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối với chi phí bán hàng
Nhìn vào bảng 7 ta thấy chi phí bán hàng của công ty tăng dần qua 3 năm,
cụ thể năm 2006 12.356,83 (triệu đồng), năm 2007 là 18.986,92 (triệu đồng), và
đến năm 2008 là 42.270,32 (triệu đồng) nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự
biến động của giá xăng, dầu đã làm cho chi phí vận chuyển, chi phí bốc xếp tăng
và phần lớn công ty sản phẩm tiêu thụ của công ty là xuất khẩu làm do khoảng
chi phí này tăng của. Đó là nhân tố khách quan mà công ty không thể điều khiển,
chính vì vậy công ty muốn tiết kiệm được chi phí bán hàng thì phải:
Công ty phải tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và
trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng.
Ngoài ra công ty phải tự trang bị thêm cho mình những phương tiện vận
chuyển của riêng mình thì sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí thuê ngoài. Đối với
phương tiện cho việc bán hàng xuất khẩu thì ta nên tiếp tục tìm kiếm những đơn
vị vận chuyển có chi phí phù hợp và uy tín để có thể tiết kiệm được tối đa cho
khoảng chi này.
Công ty phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ máy móc và thiết bị phục vụ sản
xuất để tránh việc hư hỏng nặng gây tốn kém nhiều cho chi phí sữa chữa và phải
đổi thiết bị mới.
Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp
Như đã phân tích ở phần trên ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của công
ty tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2006 khoảng chi phí này là 1.208,14 (triệu
đồng), đến năm 2007 là 2.054,95 (triệu đồng) gấp 1,7 lần so với năm 2006
nguyên nhân do công nhân tăng ca và số lượng tăng lên nên làm khoảng chi phí
phải chi cho tiền lương, tiền ăn và chi phí điện, điện thoại tăng. Đến năm 2008 là
3.206,67 (triệu đồng) tăng 1.151,72 (triệu đồng) so với năm 2007 nguyên nhân
do số lượng công nhân viên tăng và kinh tế bị lạm phát nên các khoản chi phí
tiền lương và tiền cơm tăng để đảm bảo cuộc sống người lao động.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


65
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chính vì thế công ty cần có biện pháp thích hợp trong việc điều hành và
tăng ca trong sản xuất sao cho có hiệu qua để giảm tối đa khoảng chi phí trả cho
nhân viên nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất. Muốn vậy công ty phải
giảm thời gian lao động hao phí đồng thời nâng cao năng suất lao động nhưng
vẫn đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân. Công ty phải đảm bảo
đầy đủ các chế độ tiền thưởng, bảo hiểm cho công nhân, muốn vậy công ty phải
bố trí sắp xếp giờ lao động phù hợp với trình độ, tay nghề và yêu cầu của họ.
Mặc khác bộ phận điều hành sản xuất phải có kế hoạch sản xuất thật khoa
học nhằm giảm số giờ tiêu hao tránh tình trạng công việc làm ít nhưng lại tăng ca
nhiều làm cho công nhân mệt mỏi giảm hiệu quả công việc.
Ngoài ra công ty phải xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại
một cách phù hợp và thuận tiện cho việc quản lý.
5.3.2 Giải pháp nâng cao doanh thu
Qua phân tích về tình hình tổng doanh thu của công ty ta thấy tăng dần qua
3 năm, cụ thể năm 2006 là 188.753,07 (triệu đồng). Đến năm 2007 tổng doanh
thu của công ty là 290.221,55 (triệu đồng) và năm 2008 là 645.368,89 (triệu
đồng) nguyên nhân do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh
qua 3 năm. Tuy tổng doanh thu của công ty tăng dần qua 3 năm nhưng tốc độ
tăng còn thấp so với những công ty cùng ngành là do công ty chưa tạo ra nhiều
mặt hàng và chưa thu được nhiều doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trên
thị trường nội địa phần lớn doanh thu này của công ty chủ yếu là thu từ xuất khẩu
và sản phẩm của công ty chưa đa đạng so với các công ty trong cùng một ngành
nên biện pháp hiệu quả để nâng cao doanh thu cho công ty là:
Mở rộng thị trường, thị phần nước ngoài, định hướng của công ty là đưa sản
phẩm vào các nước hồi giáo vì các nước này sử dụng thực phẩm chủ yếu từ cá
điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
đa dạng hoá sản phẩm. Muốn vậy, công ty cần đầu tư vào công nghệ dây chuyền
sản xuất hiện đại đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao
động, sản xuất được nhiều hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Công ty cần có chính sách hoa hồng cho những khách hàng mua với số lượng lớn
và đề ra định mức mua hàng được giảm giá, với chính sách đó sẽ tạo ra nhiều

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


66
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

điều kiện thuận lợi để công ty tăng sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu của
công ty.
Công ty cũng cần phải mở rộng thêm thị phần trong nước vì đây là thị
trường có thể giảm được mức chi phí vận chuyển. Muốn vậy công ty cần phải
đầu tư vào công nghệ cải tiến bao bì, nâng cao chất lượng và tạo ra nhiều mặt
hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công ty nên bán
hàng với giá cả thật hợp lý vì người Việt Nam ngoài chất lượng họ rất quan tâm
đến giá cả.
5.3.3 Giải pháp nâng cao lợi nhuận
Nhìn chung lợi nhuận của công ty tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2006 là
15.520,80 (triệu đồng), năm 2007 là 23.353,33 (triệu đồng) và đến năm 2008 là
47.709,80 (triệu đồng) nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng là do sản lượng sản
phẩm tiêu thụ tăng qua 3 năm dẫn đến tổng doanh thu của công ty tăng. Do lợi
nhuận và doanh thu tỷ lệ thuận với nhau nên đã làm cho lợi nhuận tăng, nhưng
tốc độ tăng của lợi nhuận vẫn còn thấp hơn kế hoạch đề ra cụ thể năm 2006 chưa
hoàn thành kế hoạch là 906,66 (triệu đồng), năm 2008 là 22.879,20 (triệu đồng)
là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng.
Vì vậy, để tăng lợi nhuận công ty cần phải tiết kiệm chi phí và phải nâng cao
doanh thu nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận phải nhanh hơn tốc độ tăng của doanh
thu. Ngoài ra, công ty nên tận dụng nguồn phụ phẩm để bán trực tiếp cho các cơ
sở nuôi cá, thức ăn gia súc. Còn đối với hàng tồn kho công ty cần có biện pháp
và chính sách bán hàng thích hợp nhằm giảm được chi phí lưu kho và làm tăng
doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


67
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN


Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH XNK thuỷ
sản Thiên Mã ta thấy tình hình doanh thu thực tế phần lớn đều hoàn thành cao
hơn so với kế hoạch đề ra, cụ thể trong năm 2006 tổng doanh thu vượt 3.029,32
(triệu đồng) so với kế hoạch đề ra, năm 2007 vượt 1.351,74 (triệu đồng) so với kế
hoạch nhưng đến năm 2008 thì tổng doanh thu đạt được không hoàn thành tốt kế
hoạch đề ra.
Nhìn chung tổng doanh thu của công ty tăng dần qua 3 năm trong đó doanh
thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh
thu. Cụ thể năm 2006 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,89%,
năm 2007 là 99,84% và đến năm 2008 là 99,85% trong tổng doanh thu.
Về lợi nhuận của công ty cũng biến động theo chiều hướng tăng dần, cụ thể
năm 2006 là 15.520,80 (triệu đồng), năm 2007 là 23.353,33 (triệu đồng) và năm
2008 là 47.709,80 (triệu đồng).
Về các chỉ tiêu tài chính nhìn vào bảng 10 ta thấy, hệ số vòng quay của
khoản phải thu tăng dần qua 3 năm điều này chứng tỏ rằng tốc độ thu hồi các
khoản nợ của công ty tốt. Hệ số quay vòng của hàng tồn cũng tăng dần qua 3
năm cho thấy công ty có chính sách hữu hiệu trong việc quản lý hàng tồn kho
hạn chế được chi phí bảo quản và hư hỏng. Ngoài ra ta thấy hệ số thanh toán
ngắn hản và hệ số thanh toán nhanh của công ty cung tăng dần qua 3 năm đều
này là tốt vì công ty có khả năng thu thanh toán nợ tốt. Hệ số vòng của tài sản
cung tăng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty qua 3 năm. Các
tỷ số ROA, ROS, ROE biến động tăng giảm bất thường qua 3 năm cho thấy kết
quả kinh doanh của công ty có mức tang trưởng khá tốt nhưng cần phải phát huy
hơn nữa.
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Thiên Mã ta
thấy công ty có nhiều nổ lực đáng được khích lệ.Tuy mới đi vào hoạt động không
bao lâu nhưng phần doanh thu của công ty đều tăng qua các năm. Đặc biệt năm

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


68
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

2008 phần doanh thu của công ty tăng gấp đôi so với năm 2007 mà doanh thu từ
xuất khẩu là phần lớn trong tổng doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty cũng
tăng đều qua 3 năm. Mặc khác công ty còn là nơi tạo ra công ăn việc làm cho
phần lớn những ngưòi lao động phổ thông bằng cách đào tạo tay nghề miển phí
cho họ có việc làm ổn định. Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp không
ích những khó khăn thách thức về sự không ổn định của nguồn nguyên liệu đầu
vào, vì không chủ động được nên thường bị thương lái ép giá, do không chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vào nên thị trường tiêu thụ còn khiêm tốn so với
những công ty trong cùng một ngành. Ngoài ra phần chi phí cho bán hàng và
quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Do đó công ty
cần có biện pháp hợp lý nhằn ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng có nhiều sản phẩm mới nhằm nâng
cao vị thế của công ty trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty cũng phải quan tâm
đến việc đào tạo tay nghề cho công nhân để giảm chi phí trong sản xuất. Có kế
hoạch sản xuất phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuân cho doanh nghiệp thúc đẩy sản
xuất phát triển khẳng định thương hiệu của công ty trên thương trường thế giới.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với công ty
Công ty cần có kế hoạch thu hồi nợ thích hợp nhưng phải đảm bảo được
các khoản nợ này thu đủ, an toàn và không bị mất khách hàng, tránh tình trạng
thanh toán không đủ hay từ chối thanh toán.
Thường xuyên theo dõi các khoản vay nợ đến hạn của ngân hàng để có
kế hoạch trả lãi đúng hẹn, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Phải thường xuyên mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân và
tăng cường kiểm tra chặt chẽ tính tự giác của công nhân trong việc vệ sinh và
mang bảo hộ lao động trước khi vào xưởng làm việc để không làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm của công ty.
Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của công nhân định kỳ.
Công ty cần xây dựng một đội chuyên môn kiểm tra chất lượng nguồn
nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của công ty nhằm tạo uy tín về chất

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


69
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại C.ty TNHH XNK Thuỷ sản Thiên Mã

lượng sản phẩm tiêu thụ tránh hàng bị trả lại do kém chất lượng làm ảnh hưởng
đến thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới.
Có chính sách khen thưởng hợp lý nhằm thúc đẩy tinh thần hăng sai lao
động của công nhân.
6.2.2 Đối với Nhà nước
Nhà nước cần quy hoạch và hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thuỷ sản để tạo
nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp.
Cần đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu để doanh nghiệp thuận lợi trong quá
trình xuất khẩu, đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác nước ngoài. Xây dựng
khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi
trường kinh doanh.
Thường xuyên triển khai, cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn hiện có sớm
ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.
Nhà nước nên tích cực can thiệp vào những sự việc liên quan đến ngành
xuất khẩu thuỷ sản như: cáo kiện chống bán phá giá,…
Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam thường xuyên tổ chức các diễn đàn, giao
lưu, triển lãm và các buổi hội trợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh
nghiệp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

GVHD:TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Cái Thị Ngân Duy


70

You might also like