You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

TỔ: HÓA – SINH – THỂ DỤC

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VÀ BÀI TẬP HÓA 8 (CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ)
TRONG ĐỢT NGHỈ DỊCH COVID-19

A. LÝ THUYẾT

* Một số nội dung khác:


1) Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất (chất đó có thể là đơn chất hoặc hợp chất).
2) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ
hai hay nhiều chất ban đầu.
3) Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
4) Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Trong đó phần trăm thể tích: 78% N 2, 21% O2, 1% các khí
khác.
5) Trong phòng thí nghiệm có 2 cách thu khí:
- Đẩy nước (chỉ áp dụng đối với các khí rất ít hoặc không tan trong nước).
- Đẩy không khí (áp dụng có hầu hết các chất khí).
6) Oxit (MxOy)
- Là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Được chia thành 2 loại chính là
+ Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại và có một bazơ tương ứng (trừ Mn2O7, CrO3,...).
Cách gọi tên: Tên kim loại + oxit
(kèm theo hóa trị nếu có nhiều hóa trị)
Ví dụ: Na2O: Natri oxit; Fe2O3: Sắt (III) oxit; FeO: Sắt (II) oxit; MgO: Magie oxit
Mn2O7: Mangan (VII) oxit
+ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và có một axit tương ứng (trừ CO, NO,...).
Cách gọi tên: Tên phi kim + oxit
(kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử) (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử)
Các tiền tố: mono: 1 (thường không ghi),
đi: 2, tetra: 4,
tri: 3, penta: 5,...
1
Ví dụ: P2O5: điphotpho pentaoxit; CO2: cacbon đioxit; Cl2O3: điclo trioxit; NO: nitơ oxit
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào câu trả lời A, B, C, D mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Oxi là chất khí
A. tan vô hạn trong nước C. tan ít trong nước
B. không tan trong nước D. phản ứng được với nước
Câu 2: Khi đốt lưu huỳnh ngoài không khí, sau đó đưa vào bình đựng oxi. Lưu huỳnh cháy sáng hơn là do
A. trong bình có nhiệt độ cao hơn
B. lương oxi trong bình nhiều hơn ngoài không khí
C. lương oxi trong bình ít hơn ngoài không khí
D. trong bình chỉ có khí oxi, không có khí nitơ như ngoài không khí
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là do oxi
A. nặng hơn nước B. tan ít và không phản ứng với nước
C. nhẹ hơn nước D. tan nhiều và phản ứng với nước
Câu 4: Một mol XO2 có khối lượng bằng hai lần khối lượng mol phân tử oxi. Nguyên tố X là
A. S (lưu huỳnh) B. C (cacbon) C. N (nitơ) D. Si (silic)
Câu 5: Trong bể nuôi cá cảnh, người ta lắp thêm máy sục khí là để
A. làm đẹp B. cung cấp thêm khí nitơ cho cá
C. cung cấp thêm khí oxi cho cá D. cung cấp thêm khí cacbon đioxit cho cá
Câu 6: Tỉ khối của chất khí A so với khí oxi là 1,375. Vậy A là chất khí nào sau đây?
A. NO B. NO2 C. SO2 D. CO2
Câu 7: Tính chất hóa học nào sau đây không đúng khi nói về khí oxi?
A. Oxi là một phi kim, tác dụng hầu hết với các kim loại trừ vàng, bạc, bạch kim.
B. Oxi là một phi kim tác dụng hầu hết với kim loại
C. Oxi là một phi kim tác dụng hầu hết với phi kim
D. Oxi là một phi kim hoạt động hóa học mạnh
Câu 8: Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí (đktc) cần để đốt cháy hết 1,2 g cacbon là
A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 8,96 lít D. 13,44 lít
Câu 9: Vì sao càng lên cao tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí càng giảm?
A. Do lực hút của Trái Đất B. Càng lên cao không khí càng loãng
C. Khí oxi nặng hơn không khí D. Câu A và C đúng
Câu 10: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là do oxi
A. nhẹ hơn không khí B. nặng hơn không khí C. dễ trộn lẫn với không khí D. ít tan trong nước
Câu 11: Phản ứng hóa học nào cho dưới đây là phản ứng hóa hợp?
A. CuO + H2   Cu + H2O B. CaO + H2O  Ca(OH)2
o
t

C. 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2  D. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O


o
t

Câu 12: Đốt 12,4 gam photpho trong bình chứa khí oxi tạo thành một chất rắn màu trắng là điphotpho
pentaoxit. Khối lượng hợp chất sau phản ứng thu được là
A. 24,8 gam B. 28,4 gam C. 14,2 gam D. 42,1 gam
Câu 13: Định nghĩa nào sau đây là đúng khi nói về sự oxi hóa?
A. Sự tác dụng của đơn chất với hợp chất B. Sự tác dụng của oxi với đơn chất
C. Sự tác dụng của oxi với một chất D. Sự tác dụng của oxi với hợp chất
Câu 14: Để điều chế được 48 gam khí oxi, thì cần bao nhiêu gam kali clorat (KClO 3) để phân hủy?
A. 12,25 (g) B. 122,5 (g) C. 22,5 (g) D. 245 (g)
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ (Fe 3O4) bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cho thí nghiệm trên?
A. Fe3O4 + 2C   3Fe + 2CO2  B. Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
o
t

2
C. 3Fe + 2O2   Fe3O4 D. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 
o
t

II. TỰ LUẬN
Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C, P.
Bài 2: Cho các chất có công thức hóa học như sau: K 2O; KCl; FeO; Fe2O3; N2O5; SO3; H2SO4; CO2; CaO;
Ba(OH)2. Hãy cho biết đâu là oxit axit, đâu là oxit bazơ và gọi tên.
Bài 3: Lập công thức hoá học của các oxit có thành phần như sau :
a) Tỉ lệ số nguyên tử cacbon và oxi là 1: 2.
b) Tỉ lệ về khối lượng giữa nguyên tố Fe và nguyên tố O là 2,625.
c) Nguyên tố N chiếm 30,43%. Khối lượng mol phân tử của oxit là 46 g/mol.
d) Một oxit sắt trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 21/8.
e) Một oxit của photpho có thành phần: 43,66%P và 56,34%O. Biết khối lượng mol phân tử của oxit là
142g/mol.
Bài 4: Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a) 46,5 gam photpho b) 67,5 gam nhôm c) 33,6 lít hiđro (đktc)
Bài 5: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2).
a) Tính số gam lưu huỳnh đã cháy.
b) Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.
Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm.
a) Tính thể tích oxi cần dùng ở đktc.
b) Tính số gam KMnO4 cần dùng để điều chế lượng oxi trên.
Bài 7: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi.
a) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
b) Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được.
Bài 8: Bình đựng gaz dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 13,05 butan (C 4H10) ở thể lỏng do được nén
dưới áp suất cao. Tính thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy hết lượng butan có trong bình. Biết oxi
chiếm 20% về thể tích của không khí.
Bài 9: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 7,84 lít khí oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy:
a) Photpho hay oxi, chất nào còn thừa và khối lượng là bao nhiêu?
b) Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu?
Bài 10: Đốt cháy một hỗn hợp gồm bột Fe và Mg, trong đó Mg có khối lượng là 0,48 gam cần dùng 672 ml
khí oxi ở đktc. Hãy tính khối lượng kim loại Fe.
Bài 11: Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị III thu được 10,2 gam oxit. Xác
định tên kim loại.

* Yêu cầu: HS hoàn thành vào vở bài tập.


Vĩnh Thạnh, ngày 09 tháng 3 năm 2020
Duyệt của chuyên môn Tổ trưởng
Nhóm trưởng

You might also like