You are on page 1of 3

PHÒNG GD ĐT NHA TRANG

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG 8

A.LÝ THUYẾT:

BÀI: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI


1. Tôn trọng lẽ phải

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận , ủng hộ , tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều
chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những
việc sai trái.
3. Ý nghĩa

Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp góp phần xây dựng các mối
quan hệ xã hội lành mạnh tốt đẹp

B. VẬN DỤNG:
Câu 1 :Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Lẽ phải là những điều phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của dân tộc.
2. Lẽ phải là tất cả những gì xưa kia ông bà đã công nhận và tuân theo.
3. Tôn trọng lẽ phải là biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp hoàn cảnh đôi khi
đi ngược lại với đạo lý
4. Tôn trọng lẽ phải sẽ gây ra mâu thuẫn, mất đoàn kết
5. Lẽ phải cần được con người tôn trọng dù sống ở bất cứ xã hội nào
Câu2. Trong quá trình tranh luận trên lớp, để thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, em nên thế
nào?
a. Phê phán những ý kiến sai trái
b. Đồng ý với ý kiến được nhiều người đưa ra
c. Không bao giờ đưa ra ý kiến của mình.
d. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng mà không quan tâm đến ý kiến của người khác.

Câu 3. Khi bạn thân của em mắc khuyết điểm, để thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, em nên
thế nào?
a. Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
b. Xa lánh, không chơi với bạn.
c. Chỉ rõ cái sai cho bạn
d. Phân tích cái sai và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
Câu 4:Con ông Nam vi phạm pháp luật nhưng không dám ra đầu thú với chính quyền lại
sống lén lút trong nhà. Nhìn ánh mắt lo sợ của con, ông Nam vừa thương vừa, vừa giận.
Ông không biết nên làm thế nào cho trọn lý vẹn tình.
Theo em, ông Nam nên giải quyết sự việc như thế nào cho đúng ?

BÀI: GIỮ CHỮ TÍN

A.LÝ THUYẾT:
1. Thế nào là giữ chữ tín
- Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết coi trọng lời hứa và biết tin tưởng
nhau
2. Ý nghĩa
- Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác
- Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm
B. VẬN DỤNG:
Câu 1:Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Khi có khuyết điểm thì chỉ quan tâm đến việc hứa sửa chữa cũng đã đã
là giữ chữ tín.
2. Chỉ cần thất hứa một lần đã bị xem là người không giữ chữ tín.
3. Giữ chữ tín không phải chỉ thể hiện ở lời hứa mà còn phải thể hiện ở
hành động thực hiện lời hứa đó
4. Để giữ chữ tín cần suy nghĩa kỹ lướng trước khi đưa ra lời hứa.
5. Việc không giữ chữ tín không gây thiệt hại gì cho mình cả
Câu 2: Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ
tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?
Tình huống 1: Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ
sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga
quên mất.
Tình huống 2: Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì
phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
Tình huống 3:Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa
sữa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

Tình huống4:Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc
xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
Câu 3: Hùng đã hứa là sẽ đi sinh nhật Huy- bạn cùng lớp. Đến ngày sinh nhật Huy, Hùng
nói với cha mẹ là đi học thêm để đến nhà Huy dự sinh nhật”.
Theo em, Hùng có phải là người giữ chữ tín hay không? Tại sao?

You might also like