You are on page 1of 4

BÀI GDĐP – HOÀNG HẢI MINH LONG LỚP 6D

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã h ội m ới t ốt. Ý th ức đ ược đi ều
này, nhiều năm qua, gia đình ông Võ Minh Đức và bà Lê Th ị H ồng Th ắm, ấp Phú
Hưng, xã Phú Qúy luôn tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi d ạy con cái
nên người.
Tìm đến nhà ông Võ Minh Đức, bà Lê Thị Hồng Thắm trong nh ững ngày
đầu năm mới, từ ngoài ngõ chúng tôi đã cảm nh ận đ ược ni ềm h ạnh phúc trong
ngôi nhà đầy ắp tiếng cười này. Và chào đón chúng tôi là n ụ c ười hi ền lành,
thân thiện của từng thành viên trong gia đình, và s ự ti ếp đãi n ồng h ậu v ới
những đặc sản do chính tay ông Đức bà Thắm tự làm chuẩn b ị cho nh ững ngày
Tết cổ truyền vừa qua. Trong đó đặc biệt có món m ứt chanh, món m ứt truy ền
thống ngọt ngào bình dị, nhưng lại có sức mạnh vô cùng to l ớn đã t ạo nên m ối
nhân duyên cho cô gái vốn người làng Định Yên, huy ện L ấp Vò, t ỉnh Đồng Tháp
một lòng một dạ về làm vợ chàng trai vốn người quê Phú Quý, huy ện Cai L ậy,
tỉnh Tiền Giang xa lắc xa lơ.

Được nghe ông bà kể về mối thiên duyên tiền đ ịnh c ủa mình chúng tôi
có cảm nhận như đang nghe một câu chuyện tình lãng m ạn trong ti ểu thuy ết.
Gặp nhau vào 1976 vì yêu thích món mứt chanh dân giã mà ông Đức đã th ương
luôn cả người làm ra mứt chanh, tức bà Thắm. Nói đùa đ ể có chuy ện vui trong
những ngày đầu năm chứ thật ra ông Đức chia sẻ ông yêu v ợ ngay t ừ l ần đ ầu
gặp gỡ, bởi nét đằm thắm dịu dàng, và cả tài t ề gia n ội tr ợ khéo léo c ủa bà. B ởi
bà Thắm vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, t ừ nh ỏ đã đ ược h ọc công dung
ngôn hạnh, vì thế bà rất giỏi chuyện bếp núc, quán xuyến nhà cửa.

Hơn 40 năm về làm dâu, làm vợ cùng những mối quan hệ gia đình trên,
dưới nhưng với bà Thắm, nếu được lựa chọn lại bà v ẫn ch ọn cu ộc s ống nh ư hi ện
tại, không mong cuộc sống giàu sang chỉ mong sum v ầy đ ầm ấm và m ỗi ngày
được nhìn thấy nụ cười của từng thành viên trong gia đình, v ới bà đó là h ạnh
phúc. Bao nhiêu năm gắn bó với ông là bấy nhiêu năm bà c ố g ắng vun vén xây
dựng tổ ấm của mình, ngược lại ông cũng thế, ra s ức cùng bà nuôi d ạy các con
nên người và sống có ích cho xã hội. Ông Đức, bà Thắm có 4 người con hiện tại
đều có nghề nghiệp ổn định. Ông bà cũng đã vui mừng đ ược b ế nh ững đ ứa cháu
đầu tiên. Chia sẻ bí quyết để gìn giữ sự ấm êm d ưới mái nhà chung, ông Đức bà
Thắm bày tỏ rằng: Ông bà ta có câu “chén trong sóng còn khua” nên trong đ ời
sống gia đình, vợ chồng tôi ít nhiều cũng có những lúc cãi vã. Tuy nhiên, vào
ngày cưới các cặp vợ chồng luôn được trao nhẫn, “nhẫn” ở đây nh ắc nh ở chúng
ta phải biết nhẫn nhịn. Vì vậy, chúng tôi luôn lấy chữ “Nhẫn” để cư xử với nhau,
cũng như dạy bảo các con sau này. Ngoài ra, để giữ gìn h ạnh phúc gia đình
ngoài tình yêu thương, sự hy sinh thì chúng ta còn phải dành cho nhau sự
thấu hiểu và chấp nhận.
Gia đình ông Võ Minh Đức, bà Lê Thị Hồng Thắm

Không chỉ nổi tiếng là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, gia đình ông Đức
bà Thắm còn được người dân địa phương biết đến bởi sự gương mẫu đi đầu trong
việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà n ước,
tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát tri ển c ủa quê
hương. Khi phong trào xây dựng nông thôn m ới đ ược tri ển khai t ại xã Phú Qúy,
gia đình ông là một trong những gia đình tiên phong trong vi ệc ủng h ộ đ ịa
phương thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. N ăm nay dù
đã bước qua tuổi 70 nhưng ông Đức bà Thắm vẫn còn r ất kh ỏe, vì v ậy ông bà r ất
tích cực tham gia phong trào xây dựng cảnh quan môi tr ường, ch ỉnh trang
đường giao thông trục liên ấp liên xã. Từ việc làm c ủa gia đình ông, nhi ều ng ười
dân trên địa bàn xã đã nhận thức và hiểu rõ vấn đề, từ đó th ực hi ện theo, đ ưa
phong trào lan tỏa rộng khắp.

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đ ời s ống v ăn hóa”,
gia đình ông Đức luôn chấp hành nghiêm việc thực hiện pháp lu ật, tham gia hòa
giải nhiều vụ việc mâu thuẫn tại địa phương, nhằm giữ v ững m ối đoàn k ết v ới bà
con nhân dân, cùng nhân dân địa phương đ ẩy lùi các hi ện t ượng mê tín, d ị
đoan, tệ nạn xã hội… Bên cạnh đó, gia đình th ường xuyên h ưởng ứng và tham
gia đóng góp ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, lũ l ụt, ủng h ộ n ạn nhân ch ất đ ộc da
cam/điôxin, xây dựng quỹ nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ các đối t ượng đau y ếu,
hoạn nạn, rủi ro trên địa bàn xã.

* Chị Nguyễn Thị Bích Quyền, Công chức Văn hóa – Xã H ội xã Phú Qúy
cho biết: Gia đình ông Võ Minh Đức, bà Lê Thị Hồng Th ắm là m ột trong nh ững
gia đình văn hóa tiêu biểu nổi bật của xã Phú Qúy. Luôn s ống thu ận hòa và g ần
gũi với mọi người xung quanh. Đặc biệt gia đình ông bà rất tích c ực tham gia
các phong trào của địa phương, và nhiệt tình trong công tác xã h ội, đ ược các
ngành, các cấp tuyên dương, khen tưởng.
Với những nỗ lực trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình no ấm,
hạnh phúc, nhiều năm liền gia đình ông Võ Minh Đức và bà Lê Th ị H ồng Th ắm
được UBND xã Phú Qúy bình xét là gia đình v ăn hóa tiêu bi ểu xu ất s ắc, đ ược
nhận nhiều Giấy khen, Bằng khen của các Cấp. Năm 2019, gia đình ông vinh d ự
là 1 trong 40 gia đình được Sở Văn hóa, Th ể thao và Du l ịch t ỉnh Ti ền Giang m ời
tham dự hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu toàn t ỉnh nhân ngày Gia
đình Việt Nam 28/6. Đây thật sự là gia đình v ăn hóa tiêu bi ểu góp thêm nhi ều
bông hoa tươi đẹp cho vườn hoa văn hóa./.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-

Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp
sống cho con người; đồng thời, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh. Đây cũng chính là mục tiêu hướng đến trong xây dựng gia đình văn
hóa và là nền tảng hình thành con người văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê
hương, đất nước.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hướng đến xây dựng đồng bộ môi
trường văn hóa lành mạnh, trong đó, xây dựng gia đình văn hóa được xác định là một nội dung nòng
cốt và luôn được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh quan tâm, dành nguồn lực để triển
khai thực hiện. Nhờ đó, xây dựng gia đình văn hóa đã và đang trở thành phong trào sâu rộng và có
sức lan tỏa đến từng gia đình, dòng họ, làng, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, ý thức
tự giác của các gia đình trong xây dựng gia đình văn hóa được thể hiện qua nhiều phong trào ý
nghĩa, như “Nuôi con khỏe dạy con ngoan”; “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Gia
đình hiếu học”, “Gia đình nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói,
giảm nghèo”...

Theo đánh giá của ngành văn hóa, thể thao và du lịch khi tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thì các gia đình văn hóa tiêu biểu đã trở thành
những tấm gương sáng ở cộng đồng dân cư trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận,
tiến bộ, hạnh phúc. Đồng thời, trở thành những nhân tố tích cực, quan trọng trong việc bảo vệ, giữ
gìn các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước các tác
động của mặt trái cơ chế thị trường. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây
dựng đời sống văn hóa và đời sống kinh tế - xã hội địa phương. Công tác bình xét, công nhận danh
hiệu gia đình văn hóa hàng năm được triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định, với tỷ
lệ gia đình văn hóa tăng qua từng năm. Năm 2018, toàn tỉnh có 758.120/947.205 gia đình đạt danh
hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 80%; năm 2019, có 776.759/957.825 số hộ gia đình được công nhận danh
hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 81,1%; năm 2020, có 862.043/957.825 hộ gia đình tham gia đăng ký
phấn đấu để xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 90%.

Mặc dù vậy, chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung, xây
dựng gia đình văn hóa nói riêng, ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đi vào chiều
sâu. Đặc biệt, các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ tại các làng, bản, tổ dân phố
chưa được phát huy và duy trì thường xuyên. Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, ảnh
hưởng đến việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho các thành viên cũng như tác
động tiêu cực đến các giá trị truyền thống của gia đình... Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, nhấn mạnh: “Phát
triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp,
với các đặc tính cơ bản yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Như
vậy, để hình thành con người văn hóa cần xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó gia đình
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Muốn vậy, trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, bên cạnh việc khắc phục những hạn chế, thiết
nghĩ cần hướng phong trào đi vào chiều sâu hay hướng đến những mục tiêu cao hơn. Đó là hướng
các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học,
hướng tới chân - thiện - mỹ. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu của
nền kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đặc biệt, cần xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi
người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật. Chú trọng nâng cao thể lực, tầm vóc, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri
thức, đạo đức, kỹ năng sống. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống
các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con
người...

Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã nhấn mạnh: Gia
đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách,
bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, công tác gia đình cũng đang đứng trước
nhiều thách thức không hề nhỏ. Đó là sự xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống,
thuần phong, mỹ tục tốt đẹp với việc tiếp thu những yếu tố mới của xã hội hiện đại trong gia đình; đó
là tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên dẫn đến gia đình thiếu ổn định,
bền vững; đó là tình trạng bạo lực gia đình, ly hôn, ly thân, xâm hại trẻ em, bất bình đẳng giới...
Chính vì lẽ đó, bản thân gia đình cần có được “tấm lá chắn” - từ các quy định của pháp luật, từ cơ
chế, chính sách có liên quan và từ chính trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn
xã hội - để tự bảo vệ mình trước các yếu tố nguy cơ, hay giảm các yếu tố rủi ro.

You might also like