You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Huy Hùng Lớp: 11 Pháp 2

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ

NỘI DUNG: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ


LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1917 – 1941)

Đề bài: Hãy sử dụng các thuật ngữ dưới đây để viết về sự kiện: Cách mạng Tháng
Mười Nga và nước Nga xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)

Lưu ý : HS gạch chân thuật ngữ khi sử dụng lần đầu trong bài viết của mình. HS viết
thành bài, không gạch đầu dòng để viết câu độc lập.

Hơn một thế kỷ trước, khi cách mạng nước ta còn đang ở thế bế tắc, chưa tìm được đường ra,
thì ở đất nước Nga xa xôi, dưới tài lãnh đạo của V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế độ Nga hoàng, mở ra thời đại mới
trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Trước cách mạng, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế với sự dẫn dắt của Nga
hoàng Ni-cô-lai II. Tuy nhiên vào năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến
vớicác nước đế quốc, gây nên hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Cụ thể thì, kinh tế xa
xút, kiệt quệ trầm trọng vì chiến tranh còn đời sống nhân dân thì vô cùng khổ cực với nạn đói
hoành hành. Từ đây, phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoành diễn ra khắp nơi.
Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một
bên là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xô-viết đại
biểu công nhân và binh sĩ (chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn chính trị và kinh tế sâu sắc
ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận gốc đời
sống chính trị nước này.

Ngày 16 tháng 4 năm 1917, từ nước ngoài, Lê-nin về tới Pê-tơ-rô-grat. Trong một cuộc họp
của những người bôn-sê-vich được triệu tập ngay ngày hôm sau đó, Lê-nin đã trình bày luận
cương nổi tiếng về những nhiệm vụ của giai cấp vô sản cách mạng. Sau này, luận cương đi
vào lịch sử với tên gọi: Luận cương Tháng Tư.

Sau đó, với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên khát vọng
của nhân loại về một xã hội tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ đã “trở thành một hiện thực
trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách
mạng, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga không chỉ mở ra con đường giải phóng dân tộc cho tất cả các dân tộc thuộc
địa, mà còn thức tỉnh, cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đứng
lên đấu tranh tự giải phóng và lựa chọn con đường giành tự do, dân chủ. Sau Cách mạng
Tháng Mười, đã có nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ la-tinh vùng lên đấu tranh đánh đổ
ách thống trị của thực dân và giành được độc lập, tự do cho dân tộc, đưa nhân dân từ thân phận
nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Sau đó thì vào ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng
lớn. Chế độ phong kiến đã bị lật đổ và Nga trở thành nước Cộng hòa. Ngay trong đêm ngày
25/10/1971, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin, chính quyền Xô viết được thành lập. Lúc này, nhiệm
vụ hàng đầu của chính quyền là đập tan bộ máy Nhà nước cũ và xây dựng bộ máy Nhà nước
mới

Kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vũ trang quần chúng, bảo
vệ thành quả cách mạng và kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của Công xã Pa-ri năm 1871 (chỉ
tồn tại 72 ngày do giai cấp công nhân “chưa trưởng thành về chính trị”, khi bảo vệ chính
quyền chưa triệt để dẫn đến thất bại), vì vậy, ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của Cách mạng
Tháng Mười, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã thông qua Sắc lệnh hòa bình, tuyên bố rút
khỏi cuộc Thế chiến thứ Nhất và đề nghị các nước tham chiến nhanh chóng chấm dứt các
hoạt động quân sự, tiến hành đàm phán để đi tới ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng.
Nhưng các nước đế quốc thuộc phe Hiệp ước đều bỏ qua đề nghị đó, buộc nước Nga Xô viết
phải tiến hành đàm phán riêng rẽ và ký Hiệp định đình chiến với Đức, ngày 02/12/1917. Song,
lợi dụng tình trạng còn non yếu của nước Nga Xô viết, tại bàn thương lượng, phái đoàn Đức đã
đưa ra yêu sách có tính xâm lược và nô dịch: Nga phải chuyển giao cho Đức một vùng lãnh
thổ rộng tới 150 nghìn ki-lô-mét vuông (gồm Ba Lan, Lít-va và một phần Bê-la-rút; tách U-
crai-na khỏi Nga). Tuy nhiên, Trốt-ky - người dẫn đầu phái đoàn Nga đã không chấp hành chỉ
thị của V.I. Lênin là phải ký ngay hòa ước theo những điều kiện của Đức và tuyên bố bác bỏ
yêu sách của nước này. Chỉ chờ có vậy, Quân đội Đức mở đợt tấn công vào hướng thủ đô
Petrograd nhằm lật đổ Chính quyền Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.

Trước tình thế đó, Lênin gửi điện cho Beclin để chấp nhận những yêu sách của Đức, nhưng họ
im lặng và tiếp tục tấn công. Cùng lúc đó, nội bộ Đảng Bôn-sê-vích xuất hiện hai nhóm đối
lập: đa số Ban Chấp hành Trung ương cùng hai Đảng bộ chủ chốt là Pê-tơ-rô-grát và Mát-xcơ-
va đều không đồng ý với chủ trương ký hòa ước của Lênin. Chỉ sau nhiều lần kiên trì giải thích
trên các diễn đàn, Lênin mới nhận được sự chấp nhận có tính ủy thác: được toàn quyền giải
quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình, nhưng không có nghĩa Ban Chấp hành Trung ương
đồng ý ký hòa ước. Theo đó, lệnh tổng động viên được công bố, thanh niên nhập ngũ, tiến
ngay ra mặt trận; chỉ sau khi bị chặn đứng trước thành Petrograd, Đức mới đồng ý trở lại bàn
đàm phán. Ngày 03/3/1918, Hòa ước Brest - Litov được ký kết với những điều kiện nặng nề
hơn trước (Nga phải cắt đi một lãnh thổ rộng tới 750 nghìn ki-lô-mét vuông; phải giải ngũ
quân đội và bồi thường cho Đức 06 tỉ Mác). Theo Lênin, đây là một “hòa ước bất hạnh”,
nhưng hết sức cần thiết để giữ vững Chính quyền Xô viết và có được một thời gian hòa bình
quý báu để củng cố, chuẩn bị lực lượng. Đúng như dự đoán của Lênin, đầu tháng 11/1918,
cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra ở Đức và giành thắng lợi, nước Nga Xô viết ngay lập tức
tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Brest - Litov, quyết tâm khôi phục lại lãnh thổ và dân cư của đất
nước theo kịch bản đã dự định. Từ đây, nước Nga và những người Bôn-sê-vích bước vào cuộc
chiến chống can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc cùng với những cuộc bạo loạn của các
tướng tá Bạch vệ. Chỉ sau ba năm (1918 - 1920) chiến đấu ngoan cường dưới sự lãnh đạo tài
tình của lãnh tụ Lênin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân các dân tộc Nga lần lượt đánh bại các
cuộc nổi loạn và can thiệp vũ trang của kẻ thù.

Tới đầu năm 1921, mặc dù cuộc nội chiến đã kết thúc, nhưng đất nước Nga lâm vào khủng
hoảng chính trị, kinh tế - xã hội trầm trọng. Hầu hết các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế
bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Khủng hoảng chính trị xuất hiện với những biểu hiện rõ nét:
bất bình xã hội, âm mưu bạo loạn lật đổ, liên minh công nông suy yếu... Hiểu rõ những vấn đề
nóng bỏng đang được đặt ra thời điểm ấy, lãnh tụ vĩ đại V.I. Lê-nin thấy rõ những biểu hiện
khủng hoảng trầm trọng có nguyên nhân do chính sách Cộng sản thời chiến trong giai đoạn
trước. Từ những nhận định này, ông đã đưa ra những phương thức chuyển đổi một cách cơ bản
những chính sách cũ không còn phù hợp bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) với những luận
điểm nổi bật mang tính cách mạng, bước ngoặt và đột phá trong tư duy. Và có thể nói rằng,
Chính sách kinh tế mới của Lênin là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô
vượt qua khó khăn thử thách, tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, thể hiện
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích và V.I.Lênin.

You might also like