You are on page 1of 47

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIÓI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG
HOÀNG DIỆU................................................................................................................................2
1.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu........................................................2
1.1.1. Tư cách pháp lý của công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu......................................2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu....................................................5
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức........................................................................................................5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................................5
1.3. Nguồn nhân lực của công ty TNHH một thành viên cảng Hoàng Diệu...............................8
1.4. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Cảng Hoàng Diệu................................................................9
1.5. Hoạt động của Cảng Hoàng Diệu.......................................................................................14
1.5.1. Các hoạt động chính của Cảng....................................................................................14
1.5.2. Vị thế của Cảng Hoàng Diệu trong chuỗi cung ứng....................................................14
1.5.3. Các đối tác trong hoạt động của cảng:.....................................................................15
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU..................................................................16
2.1. Tình hình chung của công ty..............................................................................................16
2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng...............................................................................17
2.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính...........................................................................18
2.4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động và tiền lương...........................................................18
2.4.1. Lao động......................................................................................................................18
2.4.2. Tiền lương....................................................................................................................21
2.5. Tình hình chỉ tiêu ngân sách...............................................................................................22
2.6. Các mức chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng Hoàng Diệu........................22
2.6.1. Thành tựu.....................................................................................................................22
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................................23
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH XẾP DỠ VÀ BẢO QUẢN HÀNG NGÔ HẠT TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU................................................24
3.1. Tìm hiểu chung...................................................................................................................24
3.1.1. Xếp dỡ hàng hóa..........................................................................................................24
3.1.2. Hàng rời.......................................................................................................................24
3.1.3. Quy trình xếp dỡ chung cảu 1 lô hàng tại cảng...........................................................25
i
3.2. Thông tin về tàu Vien Dong 151........................................................................................27
3.3. Tính chất hàng ngô hạt.......................................................................................................27
3.3.1. Đặc điểm của ngô hạt..................................................................................................27
3.3.2. Tính chất của ngô hạt...................................................................................................28
3.3.3. Yêu cầu trong bảo quản hàng ngô hạt.........................................................................28
3.4. Công cụ xếp dỡ...................................................................................................................29
3.4.1. Phễu đóng bao.............................................................................................................29
3.4.2. Dây chuyền đóng bao (cân bàn + băng chuyền ngang + máy khâu bao)....................29
3.4.3. Băng chuyền nghiêng..................................................................................................30
3.4.4. Xe gạt...........................................................................................................................30
3.5. Phương án xếp dỡ...............................................................................................................31
3.5.1. Tàu – cẩu tàu/cẩu bờ - phễu đóng bao – xe chủ hàng..................................................31
3.5.2. Tàu – cẩu tàu/cẩu bờ - phễu đóng bao – kho bãi.........................................................32
3.5.3. Tàu – xe chủ hàng........................................................................................................34
3.6. Các chỉ tiêu khai thác..........................................................................................................34
3.7. Yêu cầu kỹ thuật an toàn....................................................................................................35
3.8. Đánh giá về quy trình xếp dỡ hàng rời tại công ty TNHH Một thành viên Cảng Hoàng
Diệu...........................................................................................................................................36
CHƯƠNG 4: THU THẬP GIẤY TỜ - CHÚNG TỪ LIÊN QUAN.............................................37
4.1. Hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng.................................................37
4.2. Cargo manifest....................................................................................................................37
4.3. Sơ đồ hầm tàu/sơ đồ xếp hàng............................................................................................38
4.4. Giấy kiểm nhận hàng với tàu (Tally Sheet)........................................................................38
4.5. Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho.................................................................................38
4.6. Biên bản giao nhận kết toán làm hàng giữa tàu và cảng....................................................39
4.7. Biên bản xác nhận hàng đổ vỡ............................................................................................39
KẾT LUẬN...................................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................41

ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1 Sơ đồ mặt bằng cảng Hoàng Diệu.......................................................................................3
Hình 2. Kho bãi tại cảng Hoàng Diệu.............................................................................................3
Hình 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính cảng Hoàng Diệu...........................................................5
Hình 4. Các thiết bị xếp dỡ hàng của cảng......................................................................................9
Hình 5. Gầu ngoạm........................................................................................................................10
Hình 6. Phễu..................................................................................................................................10
Hình 7 Công nhân thực hiện xếp dỡ..............................................................................................11
Hình 8. Cần trục chân đế...............................................................................................................13
Hình 9. Biểu đồ tổng sản lượng Cảng Hoàng Diệu 2017-2022.....................................................17
Hình 10. tàu Viendong151 tại cảng Hoàng Diệu...........................................................................27
Hình 11. Ngô hạt...........................................................................................................................28
Hình 12. Phễu đóng bao................................................................................................................29
Hình 13. Máy khâu bao.................................................................................................................29
Hình 14. Cân bàn...........................................................................................................................29
Hình 15. Băng chuyền nghiêng.....................................................................................................30
Hình 16. Xe gạt..............................................................................................................................30
Hình 17. Hình minh họa quy trình xếp dỡ dưới hầm tàu...............................................................31
Hình 18. Hình minh họa phương pháp chất xép trên cầu tàu........................................................33
Hình 19. Hình minh họa phương án chất xép tại kho bãi..............................................................33
Hình 20. Xe chủ hàng....................................................................................................................34

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...........................................16
Bảng 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2021-2022.........................................................18
Bảng 3. Đánh giá chất lượng lao động theo trình độ học vấn.......................................................19
Bảng 4. Đánh giá chất lượng lao động theo độ tuổi......................................................................19
Bảng 5. Đánh giá trình độ lành nghề của CNTT sản xuất.............................................................20
Bảng 6. Tiền lương binh quân của công ty 2021-2022.................................................................21
Bảng 7. Chỉ tiêu ngân sách của công ty 2021-2022......................................................................22
Bảng 8. Thông tin cơ bản của tàu Vendong151............................................................................27
Bảng 9. Chỉ tiêu khai thác.............................................................................................................34
Bảng 10. Chỉ tiêu về trọng lượng..................................................................................................35

iv
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mạng lưới vận tải thì cảng đóng một vai trò quan trọng vì nó là đầu mối của
mạng lưới vận tải, là điểm trung chuyển của các phương thức vận tải. Tại cảng có sự thay đổi
hàng hóa, hành khách từ phương tiện vận tải thủy sang phương tiện vận tải khác và ngược lại.
Hay nói một cách khác cảng là một mắt xích trong dây chuyền vận tải. Cảng không phải là điểm
đầu hay điểm cuối của quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách. Để
đảm bảo chức năng và vai trò to lớn đó, công tác xếp dỡ hàng hóa tại cảng cần phải được tổ chức
hợp lý, cơ giới hóa cao độ. Bởi có vậy mới nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí và
đem lại hiệu quả sản xuất cao. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Một thành viên Cảng
Hoàng Diệu, em đã có điều kiện được tiếp cận, tiếp xúc với quy trình xếp dỡ và bảo quản hàng
hóa tại cảng. Chính vì thế em chọn đề tài “Tìm hiểu về quy trình xếp dỡ và bảo quản hàng ngô
hạt tại Công ty TNHH Một thành viên cảng Hoàng Diệu” làm đề tài cho báo cáo thực tập
chuyên ngành.
Qua đợt thực tập chuyên ngành này em đã có nhiều kiến thức thực tế hơn và đồng thời
kiểm chứng những gì mình đã được học trên trường. Là một sinh viên em cảm thấy mình cần cố
gắng hơn nữa trong việc hoàn thiện bản thân về mặt kiến thức cũng như thực hành, để có thể trở
thành một người vừa có chuyên môn nghiệp vụ vừa làm việc có kỹ năng, khoa học.
Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Bùi Thanh Hải – giảng viên
hướng dẫn thực tập và các anh chị tại Công ty TNHH Một thành viên cảng Hoàng Diệu đã giúp
đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Tuy nhiên, vì thời giân có hạn và hiểu biết còn hạn
chế nên trong quá trình tìm hiểu không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự nhận
xét và đóng góp của thầy cô để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Bài báo cáo thực tập gồm bốn chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về Công ty TNHH Một thành viên cảng Hoàng Diệu.
Chương 2: Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên cảng
Hoàng Diệu.
Chương 3: Tìm hiểu về quy trình xếp dỡ và bảo quản hàng ngô hạt tại Công ty TNHH Một
thành viên cảng Hoàng Diệu.
Chương 4: Thu thập giấy tờ - chứng từ liên quan.

1
CHƯƠNG 1. GIÓI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU
1.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
1.1.1. Tư cách pháp lý của công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu được thành lập ngày 29/01/2016 theo Quyết
định số 140/QĐ-CHP ngày 18/01/2016 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng.
Chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu là Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng
nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Tên Công ty:
+ Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG
DIỆU
+ Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HOANG DIEU PORT ONE MEMBER
LIMITED COMPANY
+ Tên Công ty viết tắt: CẢNG HOÀNG DIỆU
- Mã số doanh nghiệp: 0201712790
- Ngày thành lập: 29/01/2016
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 3 đường Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô
Quyền, Thành phố Hải Phòng
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Lưu Phương – Chức danh: Giám đốc
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy
đủ, có con dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà
nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan,
hoạt động theo điều lệ của công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu và Luật Doanh nghiệp. Công
ty Công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ
của chủ sở hữu đối với các công ty có cổ phần, vốn góp của Công ty trong phạm vi số vốn do
Công ty đầu tư. Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi thương hiệu biểu tượng riên
của công ty theo quy định pháp luật.

2
Hình 1 Sơ đồ mặt bằng cảng Hoàng Diệu

Hình 2. Kho bãi tại cảng Hoàng Diệu


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Cảng Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1874 và được chuyển giao lại cho chính
quyền Cách mạng năm 1955 sau khi Hải Phòng hoàn toàn được giải phóng.
Ngày 21/03/1956, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện (Nay là Bộ Giao thông vận
tải) Nguyễn Trân đã ký Nghị định số 17/NĐ về việc đặt Cảng Hải Phòng trực thuộc ngành vận
tải thủy để phụ trách, quản lý Cảng Hải Phòng. Ngày 25/06/1965, Cục đường biển Việt Nam có
quyết định số 162/QĐ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Cảng Hải
3
Phòng. Ngày 11/03/1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 376/QĐ-BGTVT
thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Hải Phòng. Tháng 6 năm 2022, Cảng Hải Phòng
chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước theo
Quyết định số 3088/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2007 của Bộ Giao thông vận tải. Ngày 08/04/2014,
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra quyết định số 118/QĐ- HHVN về việc phê duyệt
phương án và chuyển Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng thành Công ty cổ phần.
Ngày 04/07/2014, Cảng Hải Phòng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp
giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5, hoàn tất việc chuyển đổi từ Công ty
TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng sang hình thức Công ty cổ phần. Cảng Hải Phòng được
cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 6 ngày 18/7/2014.
Ngày 12/08/2015 Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng bắt đầu niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán: PHP.Tại thời điểm chuyển mô hình hoạt động sang
công ty cổ phần, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng có 06 đơn vị trực thuộc. Tháng 2/2016 Công
ty cổ phần Cảng Hải Phòng thực hiện chuyển đổi mô hình của 03 đơn vị trực thuộc sang hình
thức Công ty TNHH một thành viên do Cảng Hải Phòng làm chủ sở hữu, gồm Công ty TNHH
một thành viên Cảng Hoàng Diệu, Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Y tế Cảng Hải
Phòng, Công ty TNHH một thành viên Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ Cảng Hải Phòng.Từ thời
điểm đó đến nay Cảng Hải Phòng còn 02 đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Cảng Tân Vũ và chi
nhánh Cảng Chùa Vẽ.
Cảng Hải Phòng được hình thành từ năm 1874, trải qua hơn 140 năm xây dựng và phát
triển đã trở thành cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc Việt Nam. Từ ngày 01/02/2016, Cảng
Hoàng Diệu chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Một thành viên với tư cách
độc lập. Cảng Hoàng Diệu là một cảng trực thuộc Cảng Hải Phòng, nằm trong vùng tam giác
kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là một khu vực có điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh
tế phát triển, Cảng Hoàng Diệu là một địa điểm tin cậy cho việc xếp dỡ hàng hóa thông qua Hải
Phòng cũng như các tỉnh và thành phố phía Bắc Việt Nam.
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu là đơn vị duy nhất của cảng Hải Phòng làm
hàng tổng hợp, phục vụ cho các công trình lớn, những mặt hàng phục vụ an ninh quốc phòng mà
không cảng tư nhân nào có thể thay thế.
Bến cảng Hoàng Diệu là 1 trong 3 bến cảng của Công ty CP Cảng Hải Phòng có vai
trò quan trọng của khu vực phía Bắc với công suất đạt khoảng 10 triệu tấn/năm. Đây cũng là
cảng duy nhất trong cả nước có hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia (Hải
Phòng - Hà Nội - Việt Trì – Lào Cai) để vận chuyển các loại hàng rời như lưu huỳnh, quặng, a-
pa-tit đến Lào Cai, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc.

4
1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức
Công ty tổ chức quản lý theo một số nguyên tắc sau: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ có
trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý kinh tế; Bảo đảm thựchiện mục tiêu, kế hoạch
mà dự án đã vạch ra; Quan hệ giữa các bộ phận lãnh đạo, điều hành quản lý phải được quy định
và thực hiện rõ ràng. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu
kinh doanh trong quá trình hoạt động. Công ty phải trình chủ sở hữu sửa đổi, bổ sung Điều lệ khi
thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo mô hình:

Hình 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính cảng Hoàng Diệu


a) Bộ máy quản lý
- Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên có 5 thành viên, gồm thành viên chuyên trách và thành viên không
chuyên trách. Nhiệm kỳ của thành viên HĐTV không quá 5 năm. Thành viên HĐTV có thể được
bổ nhiệm lại. HĐTV nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữa;
nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của
Giám đốc. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty do Công ty sở hữu
toàn bộ vốn điều lệ và đối với phần vốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác.
- Ban kiểm soát:
Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng thành viên, Giám đốc trong việc quản lý,
điều hành công ty. Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.

5
- Giám đốc:
Là người lãnh đạo cao nhất trong Doanh nghiệp. Giám đốc Doanh nghiệp xếp dỡ Hoàng
Diệu chịu trách nhiệm chung và cao nhất trước Đảng uỷ và giám đốc Cảng Hải Phòng về việc
nhận chỉ tiêu, kế hoạch của Cảng, đảm bảo đời sống cho CBCNV của Doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm trước các chính sách pháp luật của Nhà Nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các phó giám đốc
+Phó giám đốc Nội chính kiêm Kho hàng:
Quản lý, chỉ đạo các ban nghiệp vụ như Tổ chức tiền lương, kế toán tài vụ, kinh doanh,
hành chính y tế và công tác bảo vệ của Doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc xây dựng các
định mức lao động tiên tiến và tổ chức lao động kế hoạch; Theo dõi, áp dụng bảng lương, bảng
chấm công, xác định lương cơ bản, lương trách nhiệm, phụ cấp ngoài giờ, kiểm tra thực hiện
tổng quát lương; Tham gia nghiên cứu hợp đồng, tổ chức các phong trào thi đua, nghiên cứu cải
tạo hệ thống tiền lương và áp dụng hình thức khuyến khích vật chất; Phụ trách việc kết toán hàng
hoá xuất nhập khẩu đối với chủ hàng, chủ tàu; Quản lý nghiệp vụ của ban hàng hoá về công tác
lưu kho, lưu bãi hàng hoá, đảm bảo hệ thống kho bãi an toàn, hàng hoá không bị hư hỏng mất
mát.
+ Phó giám đốc khai thác:
Chỉ đạo công tác xếp dỡ hàng hoá, quản lý giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thông
qua Cảng; Quan hệ với các đợn vị nghành dọc cấp trên để giải quyết các nghiệp vụ công tác kế
hoạch; Triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế đã kí giữa Doanh nghiệp với chủ hàng, chủ tàu;
Giải quyết các vướng mắc trong qúa trình bốc xếp, giao nhận theo quy định của hợp đồng.
-Phó giám đốc kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm về việc tổ chức sử dụng các loại phương tiện, thiết bị xếp dỡ kịp thời
cho công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá; Đảm bảo nguyên liệu, máy móc thiết bị để thực hiện
công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá.
b) Các phòng nghiệp vụ
- Phòng tổ chức tiền lương
Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, sắp xếp bộ máy quản lý,
điều hành sản xuất trực tiếp và đảm bảo chính sách cho CBCNV trong Doanh nghiệp. Thanh
toán tiền lương cho CBCNV theo đơn giá của Cảng và chính sách trả lương của Nhà Nước.
- Phòng kinh doanh tiếp thị
Căn cứ vào kế hoạch của Cảng Hải Phòng đã giao cho Doanh nghiệp ban khai thác kinh
doanh nghiên cứu, phân bổ kế hoạch cho các đơn vị bộ phận trong Doanh nghiệp thực hiện, làm
cơ sở cho việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh.

6
- Phòng tài chính kế toán
Theo dõi các hoạt động tài chính của Doanh nghiệp, tập hợp, phản ánh các khoản thu –
chi trong Doanh nghiệp. Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu. Báo cáo cho giám
đốc kịp thời các trường hợp mất mát tài sản. Quản lý việc tính toán và kiểm tra chi tiêu các quỹ
tiền mặt, tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho CBCNV bằng tiền mặt đặc biệt là các
tài sản thông qua giá trị bằng tiền. Đôn đốc, thu nợ các chủ hang, theo dõi việc sử dụng TSCĐ,
TSLĐ, tính khấu hao TSCĐ theo tổng thời gian quy định. Định kỳ tiến hành phân tích hoạt động
kinh tế của đơn vị. Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Lập báo cáo về tình hình tài chính, tình
hình thu – chi.
- Phòng Hành chính y tế
Phục vụ công tác chăm lo đời sống sức khoẻ cho CBCNV trong Doanh nghiệp thông
qua việc khám chữa bệnh và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, vệ sinh môi trường, phục vụ nước uống,
sinh hoạt cho CBCNV.
- Phòng Hàng hoá
Quản lý nghiệp vụ về các đội giao nhận cầu tầu, kho bãi, đội dịch vụ nhà cầu. Thiết lập
các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá, thanh toán cước phí, xác nhận sổ lương cho
các đơn vị để làm cơ sở tính lương.
- Phòng kỹ thuật vật tư
Quản lý trên sổ sách các loại phương tiện, thiết bị, từ đó lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa định kỳ cho các phương tiện, thiết bị và nghiện cứu cái tiến công cụ xếp dỡ nhằm nâng cao
khả năng khai thác của thiết bị. Phải đảm bảo đầy đủ vật tư,nhiên liệu phục vụ cho các loại thiết
bị và việc khai thác xếp dỡ hàng hoá.
c) Các đơn vị trực tiếp sản xuất
- Đội cơ giới:
Có trách nhiệm xếp dỡ hàng hoá trong Cảng theo các phương án xếp dỡ, có chức năng,
nhiệm vụ quản lý trực tiếp các phương tiện thiết bị như: Xe hàng, xe nâng, xe cẩu… Tổ chức sản
xuất, đồng thời có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đó.
- Đội đế:
Quản lý các phương tiện thiết bị như: Cần trục chân đế, cần trục bánh lốp…đảm bảo
trạng thái kỹ thuật tốt cho các phương tiên. Từ đó tổ chức sản xuất kết hợp với kế hoạch sửa
chữa.
- Đội xếp dỡ:
Chịu trách nhiệm xếp dỡ cho các tàu chở hàng tới Cảng, quản lý các kho, bãi và các
thiết bị xếp dỡ phù hợp với công việc cơ giới hoá xếp dỡ hàng rời. Tổ chức thực hiện xếp dỡ

7
hàng hoa ở các tuyến tiền phương, hậu phương, trong kho, ngoài bãi. Đây chính là lực lượng chủ
đạo, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của Doanh nghiệp.
- Đội bảo vệ:
Có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong nội bộ Doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát
người và phương tiện ra vào Cảng nhằm đảm bảo nội quy, quy định của Doanh nghiệp.
- Đội vệ sinh công nghiệp:
Chịu trách nhiệm về việc quét dọn vệ sinh, tu sửa cầu tàu, kho bãi khi bị hư hỏng nhẹ,
đảm bảo tốt công tác vệ sinh công nghiệp để phục vụ cho công tác khai thác xếp dỡ hàng hóa.
- Đội tàu phục vụ: Chuyên chở công nhân vào khu vực chuyển tải
- Đội đóng gói: Chuyên đóng gói hàng rời và sửa chữa nhỏ các công cụ, dụng cụ
đóng gói.
- Đội hàng rời: Chuyên bốc xếp hàng rời
- Đội kho bãi, cân hàng, giao nhận, dịch vụ:
Tổ chức khai thác và đảm nhiệm nhiệm vụ giao nhận hàng hóa từ tàu hay phương tiện
vận tải bộ của chủ hàng tới, tổ chức giao hàng cho chủ hàng
- Các tổ sản xuất:
Với nhiệm vụ được các đội phân công, các tổ triển khai cụ thể các bước theo chuyên
môn, nghề nghiệp của mình để hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ được giao về chất lượng, năng
suất, hiệu quả và đảm bảo an toàn lao động. Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất được tổ chức
làm theo ca và có số lượng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng tổ sản xuất.
1.3. Nguồn nhân lực của công ty TNHH một thành viên cảng Hoàng Diệu
Tổng số lao động tại Doanh nghiệp năm 2022 giảm so với năm 2021 là 192 lao động
tương ứng tỉ lệ giảm 9.08%. Số lượng lao động giảm nằm ở nhóm lao động trực tiếp. Nguyên
nhân trong năm quan Doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, máy móc đã làm thay
phần nào công việc của người lao động. Trong khi lao nhóm lao động trực tiếp giảm 192 lao
động tương ứng tỉ lệ giảm 9.8% thì nhóm lao động gián tiếp đã tăng lên 4 người tương ứng
3.4%. Nguyên nhân là Doanh nghiệp đã tuyển dụng những người trẻ bổ sung cho đội ngũ quản
lý để phù hợp, đáp ứng với yêu cầu công việc tăng lên. Số lao động trực tiếp có số lượng lớn gấp
14.7 lần số lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp chiếm 94.4% tổng số lao động toàn Doanh
nghiệp. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ ngành nghề sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp xếp
dỡ Hoàng Diệu là xếp dỡ, vận chuyển và lưu kho hàng hoá. Số lao động gián tiếp là CBCNV làm
việc trong các phòng ban, giữ vị trí lãnh đạo và quản lý điều hành công việc.

8
1.4. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị Cảng Hoàng Diệu

Hình 4. Các thiết bị xếp dỡ hàng của cảng

Bang 1 Các thiết bị xếp dỡ và công suất

9
* Gầu ngoạm

Hình 5. Gầu ngoạm


Gầu ngoạm có gầu ngoạm 1 dây, gầu ngoạm 2 dây và gầu ngoạm thủy lực có dung tích
từ 1m3 đến 25m3 lắp dưới xe con, palang dầm đôi của cầu trục dầm đôi để ngoạm vật liệu.
* Phễu (Port Hopper)
Với dung tích chứa khá lớn, phễu hoàn toàn có thể chứa và chuyển các loại hàng rời vào
các xe vận chuyển một cách dễ dàng, giúp rút ngắn được thời gian và nâng cao được năng suất
làm việc.

Hình 6. Phễu
Những năm vừa qua, lượng hàng rời thông qua xí nghiệp ngày càng tăng lên trong đó
lượng hàng rót rời không đóng bao chiếm một tỷ lệ rất lớn. Hiện tại, để làm hàng thì nhân viên
Xí nghiệp Xếp dỡ Hoàng Diệu phải sử dụng 4 phễu rót hàng rời có dung tích chứa hàng là 19 m 3/
phễu. Lưỡi sàng phễu được lắp đặt đảm bảo độ cứng vững khi sử dụng ngoạm một chạm. Sáng
kiến này được thực hiện đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, trong quá trình khai thác, kết cấu của
phễu không bị biến dạng, khi hứng và rót hàng không xảy ra hiện tượng rung lắc, đảm bảo khai
thác phục vụ sản xuất tốt. Tổng khối lượng của phễu là 8250kg

10
* Xe nâng hàng
Hiện nay, Cảng Hoàng Diệu là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng,
thường xuyên xếp dỡ, lưu kho bãi các loại hàng tôn cuộn, tôn cuộn chất lượng cao, trong đó
lượng hàng tôn cuộn nặng có khối lượng từ 15 đến 25 tấn/cuộn chiếm tỷ trọng khá lớn. Để thực
hiện tốt thao tác xếp dỡ các loại hàng tôn cuộn này, Cảng Hoàng Diệu phải sử dụng các loại xe
nâng hàng TCM FD180, FD200, FD300 có số hiệu E68, E69, E83, E101 với sức nâng từ 18 đến
30 tấn.

Hình 7 Công nhân thực hiện xếp dỡ


* Cần trục bánh lốp
Cần trục giàn RTG là loại tự hành với hệ thống bánh lốp chạy trên mặt bãi chứa
container; dẫn động bằng lưới điện quốc gia 400V/50Hz - 10%, 3 pha. Cần trục di chuyển thay
đổi khu vực làm việc và thay đổi đường đi trong điều kiện không tải. Sức nâng lớn nhất dưới
khung cẩu 40 tấn. Cần trục vận chuyển được container qua khoảng cách của 6 hàng container
tiêu chuẩn ISO và một làn đường dành cho xe vận tải (6+1). Chiều cao nâng của cần trục đảm
bảo xếp được trên 5 container cao 9’6” chồng lên nhau (5+1), đồng thời đảm bảo cho khung cẩu
di chuyển được trên container thứ 6.
* Xe xúc gạt :

11
Hiện nay, đội Hàng rời của Công ty đang quản lý và sử dụng 4 xe xúc gạt KOBELCO
SK 135 số hiệu 19. Trong khai thác các tàu sắt phế, đơn vị thường xuyên bố trí các xe
KOBELCO SK135 tham gia vào các máng, ca sản xuất trong đó có xe số hiệu 31.
Thông số kỹ thuật
Động cơ:

Model: ISUZU BB-4BG1T


Loại: Động cơ diesel 4 kỳ, phun nhiên liệu trực tiếp, có. Turbo tăng áp và hệ thống làm
mát

 Số xilanh: 4
Đường kính và hành trình piston: 105mm * 125mm
Công suất đầu ra: 62.5 Kw/2050 min -1
Hệ thống di chuyển:

Mô tơ di chuyển: Động cơ piston hướng trục


 Phanh di chuyển: Phanh đĩa mỗi bên
Số lá xích: 44 mỗi bên -SK135SR
46 mỗi bên- SK135SRLC

Tốc độ di chuyển: 6.0/3,5 km/h


Khả năng leo dốc: 70% ( 35°)
Hệ thống thuỷ lực:

Loại: 2 bơm thay đổi lưu lượng


Lưu lượng tốt nhất: 2 * 118L/phút
Khi có áp lực:

Van xả: 34.3 Mpa(kg/cm2)


Hệ thống di chuyển: 34.3 Mpa(350kg/cm2)
Bơm điều khiển: 5.0 Mpa( 350kg/cm2)
Van điều khiển: 6 van
Hệ thống làm mát dầu: Làm máy không khí
Hệ thống quay toa:
12
Phanh: Thuỷ lực, tự đọng khoá khi cần điều khiển ở vị trí thuỷ lực
Phanh dừng: phanh đĩa thuỷ lực
Tốc độ quay toa: 11.7 vòng /phút
Khoảng cách từ quay toa tới đối trọng: 1,425mm
Bán kính quay toa nhỏ nhất: 2,380mm
Cần chính, tay cần và gầu

Xilanh cần chính: 100mm * 1,038mm


Xilanh tay cần: 115mm * 1,150mm
Xilanh gầu: 95mm* 885nn
* Cần trục chân đế

Hình 8. Cần trục chân đế

13
1.5. Hoạt động của Cảng Hoàng Diệu
1.5.1. Các hoạt động chính của Cảng
Các hoạt động chính của cảng Hoàng Diệu tập trung vào các loại hàng rời và hàng bách
hóa, các dịch vụ chính của Cảng bao gồm:
- Bốc xếp hàng hóa
- Vận tải Hàng hóa
- Kho bãi và Lưu trữ hàng hóa
- Sửa chữa và vệ sinh cont theo yêu cầu của khách hàng
- Đào tạo các kỹ năng cần thiết tại cảng ở mức độ Trung cấp và Sơ cấp
- Lai dắt và hỗ trợ tàu biển
- Thực hiện một số dịch vụ Logixtics theo yêu cầu
1.5.2. Vị thế của Cảng Hoàng Diệu trong chuỗi cung ứng
Tính đến cuối thế kỷ XX, Cảng Hoàng Diệu là một mắt xích trọng điểm của hệ thống
phân phối phía Bắc. Người Pháp xây dựng Cảng Hoàng Diệu với mục đích biến nơi này trở
thành điểm tập kết của những con tàu ở khắp nơi đổ về, đồng thời cũng là nơi khởi hành của
những chuyến hàng xuất khẩu ở khu vực phía Bắc. Đến cuối thế kỷ XX cảng Hoàng diệu được
chuyên môn hóa để xử lý các mặt hàng thuộc nhóm hàng bách hóa, hàng rời.
Với cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên dụng, Cảng Hoàng Diệu dần trở thành một
trong những cảng chuyên hàng rời lớn nhất khu vực miền Bắc. Với tuyến đường sắt chạy qua
khiến Cảng Hoàng Diệu trở thành bến cảng duy nhất có tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, trở
thành lợi thế lớn đối với cảng bới hệ thống đường sắt đã kết nối Hoàng Diệu với các khu công
nghiệp và nhà máy ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.

14
Chức năng chủ yếu của Cảng: Trong sự nghiệp xây dựng Đất nước và phát triển nên
kinh tế quốc dân theo cơ chế thị trường hiện nay thì việc xuất-nhập khẩu hàng hóa là việc làm
hết sức cần thiết và tất yếu. Thông qua các hình thức vận tải khác nhau như: vận tải đường Thủy,
đường Bộ, đường Sắt, đường hàng không,.. Vận tải bằng đường Thủy vẫn luôn giữ vai trò quan
trọng, vì:
- Cảng là khu vực thu hút và giải tỏa hàng hóa
- Cảng cung câos các dịch vụ cho tàu như một mắt xích trong dây chuyền
- Cảng là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách
- Cảng là nơi lánh nạn cho các tàu trong các trường hợp khẩn cấp
- Cảng là nơi tiếp nhận những đầu mối giao thương
Trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền Cảng
Hoàng Diệu đã đạt được rất nhiều các thành tích đáng kể như đón liên tiếp 4 siêu tàu vào làm
hàng tại cảng; là đơn vị duy nhất của cảng Hải Phòng làm hàng tổng hợp, những mặt hàng phục
vụ an ninh quốc phòng mà không có cảng tư nhân nào có thể thay thế; là 1 trong 3 bến cảng của
cảng Hải Phòng có vai trò quan trọng của khu vực phía Bắc với công suất dật khoảng 10 triệu
tấn/năm;...
Vị thế của cảng Hoàng Diệu hôm nay đạt được là nhờ vào sự chăm chỉ cống hiến và nỗ
lực từ phía công nhân, nhân viên, viên chức của cảng, từ sự quan tâm đúng mức và kịp thời của
các cấp chính quyền, các nhà đầu tư và hướng đi đúng đắn của ban quản lý, lãnh đạo.
1.5.3. Các đối tác trong hoạt động của cảng:
- Các tổ chức tham gia:
+ Thành viên sáng lập của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
+ Thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
+ Thành viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
+ Thành viên Hội Cảng đường thủy Thềm lục địa Việt Nam
+ Tham gia hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề trong nước và quốc tế khác.
Tham gia các tổ chức, hiệp hội cảng biển giúp Cảng Hoàng Diệu nhận được sự trợ giúp từ các tổ
chức, hiệp hội. Những sự giúp đỡ ấy giúp cảng có cơ hội tiếp cận với những chuyến tàu quốc tế,
tiếp cận với dịch vụ Logistics toàn cầu, hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
- Các cảng biển hợp tác:
+ Ký Thỏa thuận hợp tác với Cảng Kobe (Nhật Bản)
+ Ký Thỏa thuận hợp tác với Cảng Hakata (Nhật Bản)
+ Ký thỏa thuận hợp tác với Cảng Sài Gòn, Đà Nẵng (Việt Nam)

15
Ký thỏa thuận với các Cảng biển quốc tế giúp cho Cảng Hoàng Diệu có cơ hội mở rộng phạm vi
hoạt động, thu hút được nhiều khách hàng hơn nhờ vào mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các
Cảng bạn bè.

16
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU
2.1. Tình hình chung của công ty
Đại dịch Covid 19 đã tạo ra một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong
nước. Nhìn lại giai đoạn đầu năm 2022 khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukaine đã tác động đến
nền kinh tế toàn cầu, làm gia tăng lạm phát. Dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng đã đẩy mạnh
giá dầu tăng cao kéo theo giá nguyên vật liệu và giá cước vận tải đều tăng. Cộng thêm sự gián
đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu khi Trung Quốc vẫn đang siết chặt các biện pháp theo chính
sách “Zezo Covid” gây tắc nghẽn, thiếu tàu vận chuyển, tồn đọng các container tại cảng. Khi lạm
phát tăng cao, sẽ làm cho tiêu dùng vốn đang phục hồi yếu ớt bị thu hẹp lại, gián đoạn dòng chảy
thương mại và sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn phục hồi kinh tế
sau đại dịch. Tuy nhiên chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch với các gói hỗ
trợ thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ ở Việt Nam là cơ hội cho doanh nghiệp, người dân
phục hồi sản xuất trên diện rộng và mạnh mẽ hơn trước. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới tiếp tục mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho những hoạt động thương mại và đầu tư lớn
hơn.
Trong năm 2022, Cảng Hoàng Diệu tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng
dưới sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành đặc biệt là sự đồng lòng của toàn thể
cán bộ công nhân viên, Cảng Hoàng Diệu đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong mặt
công tác, cụ thể:
- Công ty đã triển khai các giải pháp trong công tác thị trường, tổ chức điều hành sản
xuất cơ bản đảm bảo năng suất, an toàn lao động và tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, quản
lý tốt các mặt công tác. Đặc biệt tổ chức thực hiện đảm bảo tiết kiệm, kiểm soát chặt chẽ các
hạng mục chi phí. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều có sự tăng trưởng rõ nét.
- Tình hình trật tự an ninh được giữ vững. Thu nhập, đời sống của cán bộ công nhân
viên được đảm bảo
Bảng 1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Chênh So


lệch sánh(%)
I Chỉ tiêu sản lượng Triệu tấn 5.443 6.012 569 10,4%
II Chỉ tiêu tài chính
1 Doanh thu 109 Đồng 367,757 420,080 52,323 14,23%
2 Chi phí 109 Đồng 317,971 361,957 4,98 13,83%
9
3 Lợi nhuận 10 Đồng 40,465 46,576 6,111 15,10%
III Chỉ tiêu lao động, tiền lương

17
1 Tổng lao động Người 1923 2115 192 9,98%
2 Tổng quỹ lương 103 Đồng 235.029.060 266.718.420 31.689.360 7,95%
3 Tiền lương bình 103 10.185 12.509 324 31,81%
quân đ/ng/th
IV Quan hệ ngân 109 Đồng 46,878 45, 151 -1,727 -3,68%
sách
Qua bảng số liệu trên ta thấy được doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty TNHH một
thành viên cảng Hoàng Diệu có xu hướng tăng so với năm trước. Điều này chứng tỏ các chính
sách của công ty có hiệu quả và cũng chứng minh được sự đồng lòng của cán bộ nhân viên trong
việc thực hiện các kế hoạch đặt ra.

2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng


Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hoàng Diệu đạt 6.012.486/5.680.000 tấn, hoàn
thành 105,9% kế hoạch năm 2022, tăng 10,4% so với năm 2021 (5.443.942 tấn). Sản lượng tăng
làm doanh thu của Cảng cũng tăng lên.
Năm 2020, Cảng đạt doanh thu cao nhất trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân là do việc
cải cách cơ cấu hành chính có hiệu quả, tránh được nhiều thủ thục rườm rà gây mất thời gian cho
khách hàng.
Cảng Hoàng Diệu có 9 cầu tàu với khả năng khai thác tàu lên đến 50.000 DWT; là một
đơn vị Cảng có nhiều năm kinh nghiệm trong khai thác các mặt hàng ngoài container, hàng siêu
trường, siêu trọng, hàng dự án công trình quốc gia. Hiện nay, sản lượng hàng hóa thông qua
Cảng Hoàng Diệu chiếm tỷ trọng tới trên 70% sản lượng hàng rời tại khu vực Hải Phòng.

Tổng sản lượng qua các năm


7,000
6,096 6,012
6,000 5,801
5,268 5,443
5,028
5,000
Sản lượng(Triệu tấn)

4,000

3,000

2,000

1,000

0
2017 2018 2019 2020 2021 2022

Axis Title

Tổng sản lượng qua các năm

Hình 9. Biểu đồ tổng sản lượng Cảng Hoàng Diệu 2017-2022


18
2.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính
Đơn vị: 109 Đồng
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch So sánh (%)

Doanh thu 367,757 420,080 52,323 14,23%


Chi phí 317,971 361,951 43,98 13,83%
Lợi nhuận 50,568 58,128 7,56 14,95%
trước thuế
Lợi nhuận sau 40,456 46,576 6,111 15,10%
thuế

Bảng 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2021-2022
Tổng doanh thu năm 2021 đạt khoảng 367,757 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 50,568
tỷ đồng. Trong năm qua, tổng sản lượng đạt 5.443.942 tấn giảm 10,7% so với năm 2020. Nguyên
nhân chủ yếu là do đại dịch Covid làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa. Tuy vậy, nhìn vào sản lượng hàng hóa qua các năm vẫn có thể thấy sản lượng tăng qua các
năm, đây là kết quả từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên CHD, do sự hội nhập toàn
cầu nên ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến, hơn nữa sự phục vụ chuyên nghiệp và kinh
nghiệm của Cảng đã mang đến cho khách hàng sự tin tưởng, an tâm khi sử dụng dịch vụ của
Cảng. Tuy nhiên CHD vẫn cần nỗ lực và cố gắng hơn nữa để đạt được sản lượng cao hơn trong
tương lai.
Trong năm 2022, nhờ áp dụng các biện pháp hợp lý, nỗ lực bám sát thị trường và tăng
cường chủ động trong công tác tiếp thị, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, Cảng Hoàng Diệu
đã hoàn thành chỉ tiêu doanh thu trước thời hạn 1 tháng và hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước
thời hạn 3 tháng. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 420,080 tỷ đồng, tăng 14.23% so với năm 2021. Lợi
nhuận trước thuế đạt 58,128 tỷ đồng, tăng 14,95% so với năm 2021.
Xét về chi phí giữa các năm có sự tăng lên, chi phí này tăng là do khấu hao tăng lên, chi
trả lương cho nhân viên quản lý nhiều hơn, chi phí điện nước và các khoản chi phí khác cũng
tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ tăng không đáng kể do Cảng đã làm tốt công tác quản lý, trình độ cán
bộ công nhân viên được nâng cao và máy móc được trang bị hiện đại hơn. Lợi nhuận năm 2021
đạt khoảng 50 tỷ,giảm 16,7% so với năm 2020. CHD cần phấn đấu, tạo đà để tiếp tục tăng
trưởng trong những năm tiếp theo.

19
2.4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động và tiền lương
2.4.1. Lao động
a)Trình độ học vấn của lao động

Bảng 3. Đánh giá chất lượng lao động theo trình độ học vấn

NĂM 2022 Năm 2021


Tỷ Tỷ
STT CHỈ TIÊU Số Chênh So sánh
Số lượng trọng trọng
lượng lệch (%)
(%) (%)
1 Đại học 268 12,68 285 14,82 17 106,34
2 CĐ và TC 14 0,66 14 0,73 0 0
3 Trung cấp 85 4,02 162 8,42 77 190,59
4 Lđ phổ thông 1748 82,64 1462 76,03 (-286) 83,64
5 Tổng số 2115 100 1923 100 (-192) 90,92

Trình độ lao động của Doanh nghiệp chia làm 4 loại: Đại học, Cao đẳng, Tại chức,
trung cấp và lao động phổ thông.
Trong năm 2022: Tỉ lệ lao động có trình độ Đại học chiếm 14,82%, tăng lên 17 người.
Điều này là do ban lãnh đạo đã rất quan tâm đến việc tuyển những người có trình độ cao, trọng
nhân tài để làm việc tại Doanh nghiệp, không ngừng chuẩn hóa trình độ cho các cán bộ lãnh đạo
tại Doanh nghiệp.
Trong những năm tới, Doanh nghiệp cần mở rộng thêm diện tuyển dụng để thu hút thêm
nguốn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là những người có trình độ đại học và trên đại học để
xứng đáng với một Doanh nghiệp chính, lớn nhất của Cảng Hải Phòng, hàng năm chiếm hơn
50% tổng sản lượng bốc xếp và doanh thu.
b)Tình hình độ tuổi người lao động

Bảng 4. Đánh giá chất lượng lao động theo độ tuổi

Năm 2022 Năm 2021


STT Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Chênh So sánh
Lượng (%) lượng (%) lệch (%)
1 18-30 325 15,37 398 20,7 73 122,46
2 31-40 298 14,09 305 15,86 7 102,35
3 41-50 1120 52,96 871 45,29 (-249) 77,77
20
4 51-60 372 17,58 349 18,15 (-23) 93,82
5 Tổng 2115 100 1923 100 (-192) 90,92
6 Tuổi BQ 43 41 2 95,35

Trong năm qua số lượng lao động trong độ tuổi từ 18-30 chiếm 20,7% tăng 73 người.
Số lượng lao động trong độ tuổi 31-40 chiếm 15,86%, tốc độ tăng chậm chỉ có 7 người. Qua đó
ta thấy Doanh nghiệp đang phấn đấu “Trẻ hóa đội hình” nhằm tuyển những người trẻ tuổi vào
làm việc tại công ty.
Lao dộng trong độ tuổi 41-60 đã giảm xuống 272 người phần lớn là do họ về hưu đủ
tuổi và chưa đủ tuổi.
Lao động phù hợp là những người trẻ, có sức khỏe, năng động. Còn độ tuổi 41-60 sức
làm việc về cơ bắp, trí tuệ sẽ bị giẩm phần nào làm giảm năng suất của doanh nghiệp. Trong
những năm gần đây công ty đang dần trẻ hóa đội hình, tuy nhiên năm vừa qua độ tuổi bình quân
đã giảm 2 đơn vị từ 43-41. Nguyên nhân chính là do lao động trong độ tuỏi từ 18-40 tăng và lao
động trong độ tuổi 41-60 giảm đi.
c)Trình độ tay nghề của người lao động
Trình độ tay nghề của người lao động cũng là một yếu tố không nhỏ góp phần vào sự
thành công của Doanh nghiệp. Trình độ lành nghề của người lao động được thể hiện qua bậc thợ
của họ. Do đặc thù của công ty là xếp dỡ nên lực lượng lao động chính là công nhân trực tiếp sản
xuất.
Bảng 5. Đánh giá trình độ lành nghề của CNTT sản xuất

Năm 2022 Năm 2021


STT Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Chênh So sánh
Lượng (%) lượng (%) lệch (%)
1 Bậc 1 255 15,69 193 11,52 (-62) 75,69
2 Bậc 2 361 22,22 288 17,19 (-73) 79,78
3 Bậc 3 432 26,58 289 17,25 (-143) 66,9
4 Bậc 4 415 25,55 546 32,6 131 131,57
5 Bậc 5 60 3,69 130 7,77 70 216,67
6 Bậc 6 73 4,49 127 7,58 54 173,97
7 Bậc 7 29 1,78 102 6,09 73 351,72
8 Tổng số 1625 100 1675 100 50 103,08

21
Số lao động bậc 1 giảm 62 người. Bậc 2 giảm 73 người. Bậc 3 giảm mạnh nhất 143
người. Nguyên nhân lãnh đạo Doanh nghiệp đã thường xuyên cho công nhân đi học, thi để nâng
cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Bậc 4 tăng lên 131 người, cho thấy sự phấn đấu của người
công nhân nhằm nâng cao tay nghề, phấn đấu trong lĩnh vực chuyên môn và khả năng nhận thức.
Tuy vậy, tổng số lao động ở bậc thợ 1,2,3 và 5 là 1.316 người, chiếm 78,57% toàn bộ
công nhân trực tiếp. Tỉ lệ cao cho thấy trình độ tay nghề của người công nhân còn hạn chế.
Doanh nghiệp nên tiếp tục cho người lao động cho đi đào tạo, tổ chức các cuộc thi tay nghề, đặt
ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể đê người công nhân được khẳng định và nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ. Năm qua, là một năm khủng hoảng về kinh tế nhưng lãnh đạo Cảng và Doanh nghiệp
vẫn luôn chú trọng, tậptrung vào nguồn nhân lực. Con người chính là nguồn tài nguyên quý giá
nhất của Doanh nghiệp
2.4.2. Tiền lương
Bảng 6. Tiền lương binh quân của công ty 2021-2022

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Chênh So sánh
lệch (%)
1 Tổng số CNV Người 1923 2115 192 9,98%
2 Tổng quỹ lương 103 235.029.060 266.718.420 31.689.360 13,48%
3 Tiền lương trung bình 103 đ/ng/th 10.185 10.509 324 31,81%
Công tác tổ chức tiền lương:
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh tại Phòng ban đơn vị giúp cho công tác quản lý,
làm việc có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm và được Hội đồng quản trị phê
duyệt, là căn cứ tuyển dụng, chi tả tiền lương cho người lao động.
- Nghiên cứu, xây dựng tả lương 3P cho khối gián tiếp phục vụ, hệ số đánh giá được
hiện công việc toàn công ty để trả lương cho người lao động đảm bảo cân đối, phù hợp với hao
phí, hiệu quả công việc.
- Xây dựng định biên lao động gián tiếp phục vụ để bố trí, sắp xếp lao động theo hướng
ngày càng tinh gọn.
- Thàng lập Trung tâm Điều hafnhsrn xuất góp phần thu gọn đầu mối quản lý, giúp
khách hàng giải quyết các thủ tục theo hướng nhanh gọn và “một cửa”.
- Xây dựng các phần mềm kết nối giữa PL-TOS vad MISG3 giúp giảm thiểu các thủ tục
trong thanh toán lương cho người lao động.
Chế độ lao động của người lao động tại Cảng Hoàng Diệu được thực hiện theo quy định
của Bộ luật lao động 2019 và quy chế tiền lương do cảng Hoàng Diệu ban hành.

22
Ngày 18/11/2021 công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu ban hành Quy chế
tiền lương quy định về quỹ tiền lương, hình thức trả lương, nguyên tắc chi trả lương, phụ cấp
tiền lương, quẩn lý lương và thu nhập lương đối với Công ty. Đối tượng áp dụng quy chế là
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; Người
quản lý Công ty chuyên trách và Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Đoàn thể.
Quy chế tiền lương dựa trên nguyên tắc:
- Phân phối tiền lương gắn liền với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty theo vị trí, năng lực và kết quả mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên phải căn cứ vào khối lượng công việc
và định mức đơn giá tiền lương thực hiện theo nội quy trả lương đối với từng chức danh do Công
ty ban hành, khuyến khích được những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
đóng góp quan trọng vào việc hoàn thânhf kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Người lao động được trả lương trục tiếp, đầy đủ, đúng chế độ chính sách tiền lương,
BHXH, BHYT, BHTN theo quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo công bằng, công khai, dân
chủ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao.

2.5. Tình hình chỉ tiêu ngân sách


Đơn vị:109 Đồng
Bảng 7. Chỉ tiêu ngân sách của công ty 2021-2022

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch So sánh
(%)
1 Thuế GTGT 36,775 33,606 -3,169 -8,61%
2 Thuế TNDN 10,103 11,552 1,449 14,34%
3 Tổng 46,878 45, 151 -1,727 -3,68%
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2022 nhà nước có chính sách hỗ trợ giảm
thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% nên thuế giá trị gia tăng của cảng Hoàng Diệu giảm
3,169 tỷ đồng (8,61%). Thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 1,449 tỷ đồng (14,34%) do doanh thu
năm 2022 của Cảng tăng. Cảng Hoàng Diệu luôn thực hiện tốt các chính sách của nhà nước và
nộp đầy đủ đúng hạn các khoản thuế.

2.6. Các mức chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Cảng Hoàng Diệu
2.6.1. Thành tựu
Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu của cảng Hoàng Diệu đã đạt được 157,451 tỷ
đồng tương đương 36,2% kế hoạch năm (434,52 tỷ đồng), bằng 72,9% so với cùng kì năm 2022.
Sản lượng thông qua đạt 2,421 triệu tấn tương đương 37,7% kế hoạch năm (6,42 triệu tấn), bằng
79,6% so với cùng kì năm 2022 (3,043 triệu tấn). Năm 2023 này Cảng đang phấn đấu hoàn thành
chỉ tiêu đặt ra với mức tăng 3,45% doanh thu và 6,8% sản lượng hàng hóa thông qua so với năm
23
2022. Có thể thấy, doanh thu và sản lượng của cảng trong 6 tháng đầu năm có sự sụt giảm đáng
kể so với cùng kì năm 2022.
Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đối tác lớn của Việt
Nam như Trung Quốc, EU, Mỹ… sụt giảm, sự cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực diễn ra
khốc liệt, đồng thời giá nhiên liệu trong nước liên tục tăng dẫn đến các chi phí khác đều tăng
theo làm ảnh hưởng lớn đến giá thành xếp dỡ. Để duy trì sự cạnh tranh giữa các cảng trong khu
vực, Cảng Hoàng Diệu chủ trương giữ ổn định giá cước xếp dỡ hàng hóa trong cầu, đồng thời bù
đắp các chi phí phát sinh bằng cách triển khai linh hoạt các giải pháp: tăng đơn giá xếp dỡ tại
vùng nước, mở rộng dịch vụ phụ trợ, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khai thác
đạt hiệu quả cao, giảm thiểu chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận, bố trí sản xuất và lao động hợp lý để
tăng năng suất lao động.
Hiện tại, Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hoàng Diệu là đơn vị duy nhất thuộc
Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng kết hợp đủ năng lực làm hàng tổng hợp, giữ vai trò quan trọng
trong lưu thông hàng hóa đa dạng khu vực phía Bắc với hệ thống đường sắt quốc gia kết nối Hải
Phòng - Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai, vận chuyển các loại hàng rời như lưu huỳnh, quặng, a-pa-tit
đến Lào Cai, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc (Việt Nam).
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thời gian qua, cũng như các cảng trong khu vực, các Chi nhánh Cảng và đơn vị trực
thuộc Cảng Hải Phòng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, các yếu tố
khách quan gây sụt giảm lượng hàng hóa; sự cạnh tranh thị phần gay gắt. Trước những thách
thức và nhiệm vụ đề ra, Cảng Hải Phòng đã khắc phục mọi khó khăn, năng động sáng tạo, nắm
bắt thị trường, đề ra những chủ trương và biện pháp phù hợp để duy trì hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh; nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ Kinh tế - Chính trị được giao.
Cùng với đó, thông tin về đề án di dời Cảng Hoàng Diệu cũng như việc chuẩn bị khởi
công xây dựng cầu Nguyễn Trãi trong năm 2023 cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của
khách hàng, đại lý tầu. Một số khách hàng chia hàng về các Cảng khác trong khu vực khiến công
tác tiếp thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn… đòi hỏi Công ty sẽ phải nỗ lực hơn nữa để phát triển sản
xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định thu nhập và việc làm cho người lao động, phấn đấu hoàn
thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao.

24
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH XẾP DỠ VÀ BẢO QUẢN HÀNG
NGÔ HẠT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU
3.1. Tìm hiểu chung
3.1.1. Xếp dỡ hàng hóa
a. Khái niệm xếp dỡ hàng hóa
Xếp dỡ hàng hóa là hoạt động sắp xếp, nâng hạ và di chuyển hàng hóa từ tàu thuyền, xe
tải, container và các kho bãi hoặc ngược lại. Tùy vào loại hàng hóa và điều kiện của doanh
nghiệp, việc xếp dỡ có thể tiến hành bằng sức người (khuân vác, xếp tay,..) hoặc sử dụng công
cụ (xe đẩy, xe nâng,...)
b. Vai trò của quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng
Bốc xếp hàng hóa chính là một phần quan trọng, thiết yếu trong việc vận chuyển. Và
việc xếp dỡ hàng hóa để hợp lý, an toàn, sử dụng bao bì thích hợp, dùng phương tiện phù hợp, có
các phương án xếp dỡ chuẩn sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên an toàn hơn. Từ đó,
nâng cao rõ chất lượng và hiệu quả của bộ hệ thống giao thông vận tải.
Trong làm việc, sự đối lập giữa thời gian xếp dỡ và thời gian lăn bánh tồn tại. Nếu như
thời gian xếp dỡ càng dài thì thời gian xe lăn bánh càng ngắn và ngược lại. Chính vì thế, thời
gian xếp dỡ luôn ảnh hường đến năng suất vận chuyển, cũng như là sự an toàn về hàng hóa.
3.1.2. Hàng rời
Trong vận tải hàng hóa, hàng rời được hiểu ở đây là những mặt hàng sản phẩm vận
chuyển thường không được đóng bao, đóng thùng hay đóng gói. Đối với hàng hóa loại này
thường sẽ trực tiếp chứa thông qua các khoang hàng tầu thủ, xe tải hoặc tàu hỏa.
Đối với vận tải hàng rời sẽ được chia làm 2 nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Các loại hàng rời rắn với sự kết hợp từ các hạt nhỏ, phần tử nhỏ (hàng khô).
Thông thường loại hàng rời này sẽ được chuyên chở với số lượng lớn trên tàu như: Bột mì, cà
phê, lương thực, nông sản, đá, vật liệu, hạt rời,...
- Nhóm 2: Hàng rời lỏng là các mặt hàng như dầu thô, nước, hóa chất, xăng dầu,... hầu
hết các loại hàng rời này sẽ được vận chuyển bằng tàu thủy, tầu hỏa hoặc taker để đảm bảo an
toàn.

25
3.1.3. Quy trình xếp dỡ chung cảu 1 lô hàng tại cảng

Diễn giải quy trình


Bước 1: Đại lý hãng tàu gửi thông báo tàu đến

- Bên nhận hàng chuẩn bị các chứng từ bao gồm : Thông báo tàu đến, bill, giấy chứng
minh nd photo, hoặc giấy ủy quyền.(Phí đi lấy lệnh là 600.000 vnd/Bill.)

Bước 2: Kết hợp với bộ phận khai hải quan để mở tờ khai hải quan.

Bước 3: Sau khi lấy xong lệnh

26
- Khách hàng liên hệ với bộ phận kinh doanh tại cảng , cung cấp các thông tin về lô hàng:
bao gồm tên tàu, ngày cập cảng, packing list …, (cung cấp cho cảng toàn bộ thời gian để lấy hết
lô hàng )

- Nếu đại lý hãng tàu gửi thông báo đến, chủ hàng yêu cầu Cảng gửi bảng dự kiến cước
thiết bị.Bao gồm :

+ Phí lưu kho bãi: Được tính kẻ từ khi hàng hạ xuống bãi. Có 2 biểu mức :Trước 15 ngày &
sau 15 ngày.

- Sau khi làm xong bảng dự tính cước phí, 2 bên làm hợp đồng xếp dỡ. Sau đó bên chủ hàng
chuyển tiền vào tài khoản của Cảng.Bên cảng sẽ viết giấy tạm thu ,thừa thiếu sau này 2 bên đối
chiếu với số lượng thực tế, quyết toán sau.

- Bên chủ hàng đăng ký với bộ phận điều độ, kho hàng lịch bố trí phương tiện vào cảng
lấy hàng.

- Cảng sẽ bố trí công nhân, xe nâng, cẩu để sẵn sàng làm hàng.

- Kết thúc quá trình xếp hàng lên phương tiện chủa chủ hàng, cảng sẽ cấp cho lái xe 1 biên
bản giao nhận hàng hóa.( căn cứ vào biên bản này, lái xe có thể ra khỏi cổng ).

Bước 4: Sau khi tất cả hàng hóa được lấy ra khỏi kho bãi cảng,

- Hai bên làm biên bản thanh lý hợp đồng, Cảng sẽ xuất hóa đơn cho chủ hàng và hai bên sẽ
thanh toán tiếp các khoản phát sinh còn lại.

Trong trường hợp hàng hoa có tổn thất : chủ hàng vào cảng lấy Bien bản kết toản/Biên bản
hàng hóa đổ vỡ, có xác nhận của cảng.

Bộ chứng từ cần thiết để 1 lô hàng được xếp dỡ tại cảng


- Hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng
- Cargo manifest
- Sơ đồ hầm hàng (nếu có)
- Giấy kiểm nhận hàng với tàu
- Phiếu xuất kho/phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho
- Lệnh giao hàng của Cảng
- Biên bản giao nhận kết toán làm hàng giữa tàu và cảng
- Biên bản xác nhận hàng đổ vỡ

27
3.2. Thông tin về tàu Vien Dong 151

Hình 10. tàu Viendong151 tại cảng Hoàng Diệu


Bảng 8. Thông tin cơ bản của tàu Vendong151

Số IMO 9391555
Tên tàu Vien Dong 151
Loại tàu Tàu chở hàng tổng hợp
Cờ Việt Nam
Tổng trọng tải 4124
Trọng lượng mùa hè (T) 6509
Chiều dài tổng thể (m) 103
Năm đóng 2006
3.3. Tính chất hàng ngô hạt
3.3.1. Đặc điểm của ngô hạt
Ngô hạt thuộc nhóm lương thực và là sản phẩm nông nghiệp có tính chất thời vụ nhưng
lại tiêu thụ quanh năm.
Ngô hạt là nguồn nguyên liệu thức ăn chủ yếu cho lợn, bò và gia cầm, chiếm đến 45-
70% của khẩu phần. Ngô có năng lượng cao khoảng 3300-3450 Kcall/kg, thành phần chính của
ngô là tinh bột, đường, chiếm đến 80% vật chất thô. Ngô có 8-10% protein, xơ 1,5%-3,5%,
lipide 4-4,5%, đáng kể là caroten (tiền vitamin A). Các loại gia súc, trong đó có bò sữa, bò thịt
và gia cầm tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng có trong hạt ngô (90%). Gà thích ăn ngô vì thơm,
ngon.

28
Hình 11. Ngô hạt
3.3.2. Tính chất của ngô hạt
- Tính tự phân loại: được thể hiện khi đổ ngô hạt từ trên cao xuống thì những hạt chắc
rơi nhanh hơn xuống trước ở giữa đống, những hạt lép ở xung quanh đống.
- Tính tản rời: Tính tản rời được thể hiện bằng góc nghiêng tự nhiên.
- Độ rỗng: cần thiết cho việc bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển.
- Tính dẫn nhiệt: dẫn nhiệt chậm
- Tính hấp thụ, hút ẩm biến chất, hút mùi vị các chất khác hút hơi nước nên nếu bị
nhiễm mùi và hiện tượng hô hấp tăng thì hàng ngô dễ bị biến chất.
3.3.3. Yêu cầu trong bảo quản hàng ngô hạt
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ảm, mùi vị màu sắc, sâu mọt và côn trùng.
- Thông gió kịp thời đúng lúc để giảm nhiệt độ, độ ẩm.
- Bảo quản hàng ngô hạt tại cảng bằng kho chuyên dụng hya kho thông thường với độ
cao đống hàng và thời gian bảo quản theo quy định.

29
3.4. Công cụ xếp dỡ
3.4.1. Phễu đóng bao

Hình 12. Phễu đóng bao


Phễu đóng bao hỗ trợ quá trình đóng gói hàng rời, phễu có 3 họng xả để rót hàng vào bao.
3.4.2. Dây chuyền đóng bao (cân bàn + băng chuyền ngang + máy khâu bao)

Hình 14. Cân bàn


Hình 13. Máy khâu bao

Cân bàn: Có bánh xe có thể di chuyển được, mức cân tối đa là 100kg , được đặt dưới miệng phễu
để cân trọng lượng hàng rót vào bao.

30
- Băng chuyền ngang: Chiều dài 3m, vận hàng bằng điện, dùng để chuyển bao hàng tới
máy khâu bao, công nhân sẽ tiến hàng khâu khép miệng bao và cắt chỉ.
- Máy khâu bao: Hoạt động bằmg điện dùng để khau miệng bao hàng.
3.4.3. Băng chuyền nghiêng

Hình 15. Băng chuyền nghiêng


- Quy cách: 6m
- Hoạt động bằng điện
- Dùng để vận chuyển bao hàng lên thùng xe vận tải, cây hàng
3.4.4. Xe gạt

Hình 16. Xe gạt


- Chủng loại: D2, D3, D4
- Công suất: 60 hp
- Dùng để san gạt hàng xả dưới hầm hàng, mục đích để hàng được lấp đầy diện tích hầm
hàng. Hoặc dùng để gom hàng dưới hầm hàng trong trường hợp hốt quét hàng.

31
3.5. Phương án xếp dỡ
3.5.1. Tàu – cẩu tàu/cẩu bờ - phễu đóng bao – xe chủ hàng

Dưới hầm tàu


- Cần trục hạ gầu ngoạm xuống giữa hầm hàng để ngoạm hàng, công nhân đánh tín hiệu
cho cần cẩu di chuyển đưa gầu ngoạm đến phễu đóng bao từ từ hạ hàng xuống sàn dỡ tải của
phễu.
- Dùng xe gạt gom hàng từ vách hầm hàng ra giữa sân hầm để gầu ngoạm dễ dàng thao
tác.

32
Hình 17. Hình minh họa quy trình xếp dỡ dưới hầm tàu
Trên cầu tàu:
- Sau khi hàng đã được dỡ xuống phễu, công nhân tiến hành đưa miệng bao (thường là
bao PP) vào các họng phễu và gạt cần xả hàng vào bao đặt trên cân bàn để khi đủ trọng lượng
(thường là 50kg), tiếp tực đặt bao hàng đã cân đủ trọng lượng lên băng chuyền ngang để chuyển
hàng qua máy khâu bao, để tiến hành khâu khép miệng bao cà cắt chỉ, bao hàng đã đóng bao
hoàn chỉnh sẽ tiếp tực được đưa lên băng chuyền nghiêng để công nhân xếp dỡ hàng lên thùng
xe.
Trên phương tiện vận chuyển:
- Công nhân đón bao hàng ở đầu băng chuyền di chuyển xếp trên sàn phương tiện vận
chuyển.

33
3.5.2. Tàu – cẩu tàu/cẩu bờ - phễu đóng bao – kho bãi

Trên cầu tàu:


- Tại phễu đóng bao: Công nhân đưa miệng bao vào họng phễu, gạt cần xả rót hàng vào
bao, theo dõi trọng lượng cân bàn đến khi đạt trọng lượng tiêu chuẩn thì đóng cần xả lại, chuyển
bao hàng qua băng tải ngang.
- Tại băng tải ngang: Bao hàng di chuyển trên băng tải ngang theo chiều thẳng đứng,
sao cho cạnh dài của đáy bao tiếp xúc với chiều dài băng tải, bao hàng phải được đặt ổn định để
không bị đổ, rơi vãi hàng khi băng tải di chuyển. Bao hàng di chuyển trên băng tải ngang sẽ đi
qua máy khâu bao.
- Tại máy khâu bao: Công nhân cuộn đầu bao hàng cho bao hàng đi qua máy khâu bao,
tiến hàng khâu khép miệng bao hàng và cắt chỉ. Sau khi bao hàng qua máy khâu bao sẽ chuyển
đến băng tỉa nghiêng.
- Tại băng tải nghiêng: Bao hàng đã được đóng gói hoàn chỉnh và được nằn dọc theo
chiều dài băng tải.

Hình 18.
Hình minh họa phương pháp chất xép trên cầu tàu
Trên phương tiện vận chuyển:

34
- Công nhân đón bao hàng tại đầu băng tải nghiêng và chất từ phía đầu xe theo từng lớp
cho đạt tới độ cao vách sàn rồi đi dần về phía đuôi xe. Số lượng bao hàng phù hợp với tải trọng
cho phép của xe.
Tại kho bãi:
- Xe vận chuyển di chuyển đưa đuôi xe quay vào vị trí gần sát cây hàng để công nhân
tiến hành dỡ hàng từ sàn phương tiện chất vào cây hàng tại kho, bãi.
- Sử dụng xe nâng xúc mâm hàng từ sàn phương tiện di chuyển vào kho đặt lên cây
hàng ở vị trí ổn định trên đống hàng. Khi mâm xe đã được kê ổn định, công nhân tiến hành chất
xếp hàng lên cây hàng

Hình 19. Hình minh họa phương án chất xép tại kho bãi

3.
5.3. Tàu – xe chủ hàng
- Công nhân đánh tín hiệu cho cần trục đưa gầu ngoạm xuống hầm hàng để ngoạm
hàng, công nhân đánh tín hiệu cho cần trục đưa gầu ngoạm đến gần xe chủ hàng và rót hàng trực
tiếp vào xe chủ hàng

- Dùng xe gạt gom hàng từ vách hầm hàng ra giữa sân hầm để gầu ngoạm dễ dàng thao
tác.

35
Hình 20. Xe chủ hàng
- Trong trường hợp tàu đến cảng làm hàng là tàu chung chủ, để đảm bảo quyền lợi giữa
các chủ hàng Cảng sẽ giữ lại 5% hàng hóa tại kho và giao thẳng 95% hàng còn lại. Sau khi xếp
dỡ hàng hóa nếu không có vấn đề phát sinh 5% hàng hóa tại kho sẽ được trả lại cho các chủ
hàng.

3.6. Các chỉ tiêu khai thác


Bảng 9. Chỉ tiêu khai thác

CHỈ TIÊU KHAI THÁC


Phương Phương tiện Công Công Tổng số Năng suất
án nhân nhân cơ công (tấn/máng/giờ)
giới phát nhân
tín hiệu
1 Tàu 1
Cầu tàu 1
Dây chuyền đóng bao 6 10-12 20-25
Xe vận tải giao thẳng 2-4
2 Tàu 1
Cẩu bờ 1
Dây chuyền đóng bao 6 10-12 25-30
36
Xe vận tải giao thẳng 2-4
3 Tàu 1
Cầu tàu 1
Dây chuyền đóng bao 6 13-15 20-25
Xe vận chuyển 2-4 1
Kho (bãi) 2
4 Tàu 1
Cầu tàu 1
Dây chuyền đóng bao 6 13-15 25-30
Xe vận chuyển 2-4 1
Kho (bãi) 2

Bảng 10. Chỉ tiêu về trọng lượng

CHỈ TIÊU TRỌNG LƯỢNG HÀNG


Trọng lượng bao Số họng sử dụng trong Số lượng bao trên Thời gian
Loại hàng
hàng phễu băng chuyền thực hiện
Ngô hạt 25 -50 kg 03 họng xả 03 -04 bao 4'/bao

3.7. Yêu cầu kỹ thuật an toàn


- Công nhân phải mang trang thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc.
- Luôn bố trí công nhân hốt quét hàng rơi vãi trên boong tàu, sà lan, cầu tàu trong quá
trình xếp dỡ.
- Cuối ca trực và kết thức tàu, phải kiểm tra phễu, xả hết hàng trên phễu, thu gom, hốt
quét hàng rơi vãi trước khi vệ sinh phễu và bơm rữa cầu tàu.
- Trên boong tàu, cầu tàu và mạn sà lan không đổ hàng, lùa hàng xuống sông gây ô
nhiễm môi trường.
- Kiểm tra tình trạng lỹ thuật của công cụ xếp dỡ, thiết bị nâng, phương tiện vận chuyển
trước khi đưa vào vận hàng và sử dụng. Kiểm tra các thiết bị hoạt động bằng điện, phải có dây
nối đất, để tránh rò rỉ điện, các đường dây đầu nối phải có bọc cách điện. Chấp hành quy định an
toàn điện.
- Kiểm tra băng tải trước khi vận hành, các băng tải nghiêng sau khi điều chỉnh độ cao
chân băng phải được cố định cơ cấu điều chỉnh chân. Khi băng tải hoạt động cấm người trên
băng tải, khi cần sửa chữa phải ngắt nguồn điện.
- Không chất xếp quá tải, quá chiều cao an toàn của công cụ xếp dỡ, phương tiện vận
chuyển và kho bãi.
- Không di chuyển dưới tầm hoạt động của cần cẩu.
- Không ở trên miệng phễu khi cần cẩu và gầu ngoạm đang hoạt động.
37
3.8. Đánh giá về quy trình xếp dỡ hàng rời tại công ty TNHH Một thành viên
Cảng Hoàng Diệu
a) Thuận lợi

- Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại công ty chuyên nghiệp, được lên kế hoạch cẩn thận, rõ
ràng và triển khai các bước công việc theo đúng bộ quy trình.

- Công ty đã và đang không ngừng nâng cao, đổi mới, hiện đại hóa thiết bị máy móc
phục vụ cho quá trình xếp dỡ hàng hóa để tăng năng suất và thời gian làm hàng của cảng, giảm
thời gian chờ đợi của tàu tại Cảng.

- Cán bộ nhân viên ngày càng nhiều người có trình độ cao, nghiệp vụ tốt, nguồn nhân
lực làm việc bố trí hợp lý.

b) Khó khăn

- Tuy có bộ quy trình xếp dỡ hàng hóa chuyên nghiệp nhưng so với các cảng làm hàng
rời khác trên cả nước (ví dụ như cảng Cái Lân), Cảng Hoàng Diệu có dây chuyền làm hàng chưa
đủ hiện đại. Điều này khiến cho sản lượng thông qua cũng như sản lượng xếp dỡ của cảng chưa
được cao.

- Ngoài yếu tố tự nhiên do chiều sâu của mực nước trước bến thì việc không sở hữu dây
chuyền làm hàng hiện đại cúng là một trong những lý do Hoàng Diệu ngày càng ít đón tàu hàng
rời khối lượng lớn.

38
CHƯƠNG 4: THU THẬP GIẤY TỜ - CHÚNG TỪ LIÊN QUAN

4.1. Hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng
a) Định nghĩa

Hợp đồng dịch vụ bốc xếp là thoả thuận cơ bản giữa bên cung ứng và bên sử dụng dịch
vụ bốc dỡ, bốc xếp, bốc vác hàng hoá trong các khu vực cảng, kho tập trung hay các điểm tập kết
khác. Hợp đồng sẽ là căn cứ để mỗi bên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình sao cho phù
hợp và thống nhất trên cơ sở tôn trọng và trung thực.

Hợp đồng có thể có hoặc không có công chứng bởi các tính chất thời vụ của mình, tuy
nhiên dù có hay không thì giá trị pháp lý của hợp đồng vẫn sẽ được đảm bảo.

b) Cách soạn thảo và sử dụng

Hợp đồng bốc xếp, bốc dỡ hàng hoá không khó để sử dụng, đây có thể coi là dạng hợp
đồng đơn giản nhất và được giao kết rất phổ biến. Dù là thế, trong một số trường hợp, khi giá trị
hàng hoá là rất lớn hoặc có những đặc thù dễ hư hỏng, mất mát, các bên sẽ cần phải thật cẩn
trọng trong việc giao kết hợp đồng bên cạnh những thoả thuận về giám sát, trách nhiệm và bồi
thường.

Hợp đồng có thể được ký giữa đơn vị và đơn vị, giữa đơn vị và cá nhân hoặc giữa cá
nhân với cá nhân đều được. Trước khi ký kết, các bên cần kiểm tra tình trạng pháp lý của nhau
và đảm bảo việc ký kết hợp hợp đồng là nằm trong phạm vi ngành nghề, khả năng phù hợp.

4.2. Cargo manifest


a) Khái niệm

Cargo manifest là bản kê khai dưới dạng chứng từ là một tài liệu chứa thông tin về
phương tiện vận tải và dữ liệu tổng hợp về hàng hóa được vận chuyển. Do đó, theo Tổ chức
Hàng hải quốc tế (IMO) và Hải quan thế giới (WCO) thì Manifest phải bao gồm các tiêu chí liên
quan đến hàng hóa được vận chuyển. Những thông tin có trong Manifest sẽ phục vụ cho công tác
quản lý rủi ro đối với số hàng đó trong quá trình vận chuyển.

Vậy nên, trong bản lược khai hàng hóa sẽ gồm có các tiêu chí thông quan, cụ thể:

- Thông tin về tàu vận chuyển gồm: tên tàu, quốc tịch, số hiệu, số chuyến, tên thuyền
trưởng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải và cảng đích.

39
- Thông tin về hàng hóa vận chuyển gồm: Số vận đơn, ngày phát hành vận đơn, tên
người gửi hàng, tên người nhận hàng, tên người thông báo, tên hàng, số lượng hàng,…

b) Vai trò
Cargo Manifest hay bản khai sơ lược hàng hóa là một trong những tài liệu quan trọng
phải nộp cho hải quan trước khi một lô hàng được vận chuyển bằng đường cao tốc, đường sắt,
đại dương và đường hàng không có thể đi vào hoặc ra khỏi một quốc gia cụ thể. Nó cung cấp
một bản tóm tắt chi tiết về tất cả các vận đơn do người vận chuyển phát hành cho mỗi chuyến đi,
liệt kê người gửi hàng, người nhận hàng, xuất xứ, điểm đến, số lượng, mô tả, giá trị và các thông
tin khác về hàng hóa, tàu và thủy thủ đoàn.

4.3. Sơ đồ hầm tàu/sơ đồ xếp hàng


Ðây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tầu. Nó có thể dùng các màu khác nhau đánh dấu
hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi dỡ hàng lên xuống các cảng. Khi nhận
được bản đăng ký hàng chuyên chở do chủ hàng gửi tới, thuyền trưởng cùng nhân viên điều độ
sẽ lập sơ đồ xếp hàng mục đích nhằm sử dụng một cách hợp lý các khoang, hầm chứa hàng trên
tầu cân bằng trong quá trình vận chuyển.

4.4. Giấy kiểm nhận hàng với tàu (Tally Sheet)


Là phiếu kiểm đếm hàng hóa đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu trách nhiệm
ghi chép. Chứng từ này thường được gọi là phơi kiểm đếm và ghi rõ số lượng, khối lượng từng
mã hàng. Cuối mỗi ngày, trên cơ sở số liệu phơi này, lập Daily Report.

Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lên tầu. Do đó bản
sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hoá một bản để lưu giữ, nó
còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hoá sau này.

4.5. Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho


Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về Biên bàn giao nhận hàng hóa. Tùy
thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp, cá nhân có thể tự lập mẫu văn bản phù
hợp với mình. Tuy nhiên, Biên bản giao nhận hàng hóa thường có những nội dung chính như
sau:

- Thông tin của bên bán hàng, bên nhận hàng (và bên giao hàng nếu có);

- Ngày, tháng, năm thực hiện giao hàng

- Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, đơn giá, chủng loại,…

40
- Ký tên xác nhận, đóng dấu của hai bên.

4.6. Biên bản giao nhận kết toán làm hàng giữa tàu và cảng
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số
hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.
Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực
nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận
hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm (nếu hàng hoá đã được
mua bảo hiểm). Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với
nhà nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng cho người nhập
khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người chuyên chở.
4.7. Biên bản xác nhận hàng đổ vỡ
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư
hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng). và tàu phải cùng nhau lập một
biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng
đỏ vỡ
do tàu gây nên.

41
KẾT LUẬN
Nằm trong hệ thống vận tải hàng hoá bằng đường biển, Cảng Hoàng Diệu chiếm một vị
trí quan trọng số một trong cụm Cảng phía Bắc đã và đang phát triển vai trò của mình, khẳng
định hướng phát triển trên quy mô lớn vào những năm tới. Trong đó một trong những mục tiêu
phấn đấu lớn nhất là không ngừng nâng cao chất lượng công tác xếp dỡ, tổ chức và quản lý tốt,
phù hợp thực tế, mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Đồng thời cải tiến công tác quản lý xếp dỡ, dầu
tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được đòi hỏi của kinh tế thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã được tìm hiểu và quan sát một số nghiệp vụ
cơ bản liên quan đến xếp dỡ và bảo quản hàng rời tài cảng. Điều này giúp em củng cố kiến thức
chuyên môn đã được học và bổ sung thêm kinh nghiệm thực tế cũng như làm quen với môi
trường doanh nghiệp và áp lực công việc chuyên nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc và các anh chị tại
công ty TNHH Một thành viên cảng Hoàng Diệu đã tạo điều kiện cho em có cơ hôi trải nghiệm
và thực hành tại công ty. Đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn – thầy
Bùi Thanh Hải đã giúp em hoàn thành tốt kỳ thực tập chuyên nghành này. Em mong sẽ nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!!

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hoàng Diệu
2. Báo cáo kết tài chính thường niên 2020-2121 của Cảng Hoàng Diệu
3. Quy chế tiền lương của Cảng Hoàng Diệu
4. Thể lệ bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa của Cảng Hoàng Diệu
5. Một số tài liệu tham khảo khác của Cảng Hoàng Diệu
6. Website Cảng Hải Phòng http://haiphongport.com.vn

43

You might also like