You are on page 1of 117

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
CÁC LỤC ĐỊA

(Dành cho sinh viên Đại học Địa lý học


chuyên ngành Địa lý du lịch, hệ chính quy)

Tác giả: Nguyễn Hữu Duy Viễn

Năm 2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.............................................................. 1
1.1. VỊ TRÍ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC ............................................. 1
1.1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC ........... 1
1.1.1.1. Thời Cổ đại (trước thế kỷ V) ............................................................ 1
1.1.1.2. Thời Trung đại (thế kỷ V – XV) ....................................................... 1
1.1.1.3. Giai đoạn thế kỷ XV – XVII ............................................................ 2
1.1.1.4. Thời hiện đại .................................................................................... 3
1.1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC.. 3
1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
1.1.2.2. Nhiệm vụ của địa lý khu vực ............................................................ 3
1.1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ........................................................................ 3
1.1.3.1. Phương pháp luận phổ biến .............................................................. 3
1.1.3.2. Phương pháp luận cụ thể .................................................................. 4
1.1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC ....... 4
1.1.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................... 4
1.1.4.2. Phương pháp địa vật lý..................................................................... 4
1.1.4.3. Phương pháp địa hóa học ................................................................. 4
1.1.4.4. Phương pháp toán học ...................................................................... 4
1.1.4.5. Phương pháp cổ địa lý...................................................................... 5
1.1.4.6. Phương pháp bản đồ......................................................................... 5
1.1.4.7. Phương pháp ảnh viễn thám ............................................................. 5
1.1.4.8. Phương pháp phân tích hệ thống ...................................................... 5
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC LỤC ĐỊA TRÊN TRÁI ĐẤT................................... 5
1.2.1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC LỤC ĐỊA ....................................................... 5
1.2.1.1. Các thuật ngữ liên quan.................................................................... 5
1.2.1.2. Sự thay đổi các phần đất nổi trên bề mặt Trái Đất ............................ 6
1.2.1.3. Các chu kỳ tạo núi chính ................................................................ 10
1.2.2. SỰ PHÂN CHIA VÀ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA ................................ 11
1.2.2.1. Sự phân chia các lục địa ................................................................. 11
1.2.2.2. Sự phân bố các lục địa ................................................................... 12
1.2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN .................... 12
CHƯƠNG 2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á – ÂU ......................................... 15
2.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU ................... 15
2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP ....................................... 15
2.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn .................................................................. 15
2.1.1.2. Tiếp giáp ........................................................................................ 15
2.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ........................................................ 16
2.1.2.1. Về hình dạng.................................................................................. 16
2.1.2.2. Kích thước ..................................................................................... 16
2.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN ................................................... 16
2.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri ...................................................................... 16
2.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz............................................................................ 16
2.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz.......................................................................... 18
2.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz ......................................................................... 18
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU ................................................ 18
2.2.1. ĐỊA HÌNH ........................................................................................... 18
2.2.1.1. Địa hình bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh ....................................... 18
2.2.1.2. Các dạng địa hình phân bố không đều ............................................ 19
2.2.1.3. Hướng núi gồm hai hướng chính .................................................... 19
2.2.2. KHOÁNG SẢN.................................................................................... 19
2.1.2.1. Các mỏ mạch ................................................................................. 19
2.1.2.2. Các mỏ trầm tích ............................................................................ 20
2.2.3. KHÍ HẬU ............................................................................................. 20
2.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu ........................................................ 20
2.2.3.2. Đặc điểm khí hậu ........................................................................... 21
2.1.4.3. Các đới khí hậu .............................................................................. 24
2.2.4. THỦY VĂN ......................................................................................... 27
2.2.4.1. Sông ngòi ....................................................................................... 27
2.2.4.2. Hồ .................................................................................................. 29
2.2.4.3. Băng hà .......................................................................................... 29
2.2.5. SINH VẬT ........................................................................................... 30
2.2.5.1. Giới thiệu khái quát........................................................................ 30
2.2.5.2. Các đới sinh vật ............................................................................. 30
2.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU .......................... 34
2.3.1. BẮC Á ................................................................................................. 34
2.3.1.1. Tây Siberia..................................................................................... 34
2.3.1.2. Trung Siberia ................................................................................. 34
2.3.1.3. Đông Siberia và Nam Siberia ......................................................... 34
2.3.2. TÂY Á - ÂU ........................................................................................ 35
2.3.2.1. Bắc Âu ........................................................................................... 35
2.3.2.2. Đông Âu ........................................................................................ 35
2.3.2.3. Tây và Trung Âu ............................................................................ 36
2.3.2.4. Nam Âu ......................................................................................... 36
2.3.3. TRUNG Á VÀ NỘI Á .......................................................................... 37
2.3.3.1. Đồng bằng Trung Á ....................................................................... 37
2.3.3.2. Miền núi Thiên Sơn và Pamia -Antai ............................................. 37
2.3.3.3. Đồng bằng Nội Á ........................................................................... 38
2.3.3.4. Sơn nguyên Tây Tạng .................................................................... 38
2.3.4. ĐÔNG Á .............................................................................................. 38
2.3.4.1. Kamchatka ..................................................................................... 38
2.3.4.2. Amua - Triều Tiên ......................................................................... 39
2.3.4.3. Quần đảo Nhật Bản ........................................................................ 39
2.3.4.4. Đông Trung Hoa ............................................................................ 39
2.3.5. TÂY NAM Á - ÂU .............................................................................. 40
2.3.5.1. Caucasus - Crum ............................................................................ 40
2.3.5.2. Tiền Á............................................................................................ 40
2.3.5.3. Tây Nam Á .................................................................................... 41
2.3.6. NAM Á VÀ ĐÔNG NAM Á ................................................................ 41
2.3.6.1. Miền núi Hymalaya........................................................................ 41
2.3.6.2. Đồng bằng Ấn - Hằng ................................................................... 41

ii
2.3.6.3. Bán đảo Ấn Độ và Srilanca ............................................................ 42
2.3.6.4. Bán đảo Trung Ấn .......................................................................... 42
2.3.6.5. Quần đảo Mã Lai ........................................................................... 43
CHƯƠNG 3. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI ................................................ 44
3.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI ........................ 44
3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP ....................................... 44
3.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn .................................................................. 44
3.1.1.2. Tiếp giáp ........................................................................................ 44
3.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ........................................................ 44
3.1.2.1. Về hình dạng.................................................................................. 44
3.1.2.2. Kích thước ..................................................................................... 44
3.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN ................................................... 45
3.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri ...................................................................... 45
3.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz............................................................................ 45
3.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz.......................................................................... 45
3.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz ......................................................................... 46
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI ..................................................... 46
3.2.1. ĐỊA HÌNH ........................................................................................... 46
3.2.1.1. Địa hình bề mặt đơn giản, ít bị cắt xẻ ............................................. 46
3.2.1.2. Địa hình phân hóa thành hai khu vực rõ rệt .................................... 46
3.2.2. KHOÁNG SẢN.................................................................................... 47
3.2.2.1. Các mỏ mạch ................................................................................. 47
3.2.2.2. Các mỏ trầm tích ............................................................................ 48
3.2.3. KHÍ HẬU ............................................................................................. 48
3.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu ........................................................ 48
3.2.3.2. Đặc điểm khí hậu ........................................................................... 48
3.2.3.3. Các đới khí hậu .............................................................................. 51
3.2.4. THỦY VĂN ......................................................................................... 53
3.2.4.1. Sông ngòi ....................................................................................... 53
3.2.4.2. Hồ .................................................................................................. 54
3.2.5. SINH VẬT ........................................................................................... 54
3.2.5.1. Giới thiệu khái quát........................................................................ 54
3.2.5.2. Các đới sinh vật ............................................................................. 55
3.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI ................................ 57
3.3.1. BẮC PHI .............................................................................................. 57
3.3.1.1. Miền núi Atlas ............................................................................... 57
3.3.1.2. Hoang mạc Sahara ......................................................................... 57
3.3.1.3. Xứ Sudan ....................................................................................... 58
3.3.2. ĐÔNG PHI........................................................................................... 58
3.3.2.1. Sơn nguyên Somalia ...................................................................... 58
3.3.2.2. Sơn nguyên Ethiopia ...................................................................... 58
3.3.2.3. Sơn nguyên Đông Phi .................................................................... 58
3.2.3. TRUNG VÀ NAM PHI ........................................................................ 59
3.2.3.1. Guinea Thượng .............................................................................. 59
3.2.3.2. Congo ............................................................................................ 59
3.2.3.3. Nam Phi ......................................................................................... 59
3.2.3.4. Madagascar .................................................................................... 59

iii
CHƯƠNG 4. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ ...................................... 60
4.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ ............... 60
4.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP ....................................... 60
4.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn .................................................................. 60
2.1.1.2. Tiếp giáp ........................................................................................ 60
4.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ........................................................ 60
4.1.2.1. Về hình dạng.................................................................................. 60
4.1.2.2. Kích thước ..................................................................................... 60
4.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN ................................................... 61
4.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri ...................................................................... 61
4.1.3.2. Đại Paleozoi (Pz) ........................................................................... 61
4.1.3.3. Đại Mesozoi (Mz) .......................................................................... 62
4.1.3.4. Đại Kainozoi (Kz) .......................................................................... 62
4.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ ............................................ 62
4.2.1. ĐỊA HÌNH ........................................................................................... 62
4.2.1.1. Các dạng địa hình cao chiếm ưu thế ............................................... 62
4.2.1.2. Địa hình phân hóa rõ nét hướng tây - đông..................................... 62
4.2.1.3. Hướng núi chính là bắc - nam ........................................................ 63
4.2.2. KHOÁNG SẢN.................................................................................... 63
4.2.2.1. Các mỏ mạch ................................................................................. 63
4.2.2.2. Các mỏ trầm tích ............................................................................ 63
4.2.3. KHÍ HẬU ............................................................................................. 64
4.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu ........................................................ 64
4.2.3.2. Đặc điểm khí hậu ........................................................................... 64
4.2.3.3. Các đới khí hậu .............................................................................. 67
4.2.4. THỦY VĂN ......................................................................................... 69
4.2.4.1. Sông ngòi ....................................................................................... 69
4.2.4.2. Hồ .................................................................................................. 70
4.2.5. SINH VẬT ........................................................................................... 70
4.2.5.1. Giới thiệu khái quát........................................................................ 70
4.2.5.2. Các đới sinh vật ............................................................................. 70
4.2. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ ....................... 72
4.2.1. BẮC BẮC MỸ ..................................................................................... 72
4.2.1.1. Đảo Greenland ............................................................................... 72
4.2.1.2. Quần đảo Bắc Cực Canađa ............................................................. 73
4.2.1.3. Sơn nguyên Laurensia .................................................................... 73
4.2.2. ĐÔNG BẮC MỸ .................................................................................. 73
4.2.2.1. Đồng bằng Trung Tâm ................................................................... 73
4.2.2.2. Đồng bằng Lớn .............................................................................. 73
4.2.2.3. Núi Appalachian ............................................................................ 73
4.2.2.4. Đồng bằng Duyên Hải .................................................................... 73
4.2.3. TÂY BẮC MỸ ..................................................................................... 73
4.2.3.1. Coocdiee Alaska ............................................................................ 73
4.2.3.2. Coocdiee Canađa ........................................................................... 73
4.2.3.3. Coocdiee Hoa Kỳ ........................................................................... 73
4.2.3.4. Sơn nguyên Mêhicô ....................................................................... 74
4.2.3.5. Trung Mỹ và Caribe ....................................................................... 74

iv
CHƯƠNG 5. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ ...................................... 75
5.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ .............. 75
5.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP ....................................... 75
5.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn .................................................................. 75
5.1.1.2. Tiếp giáp ........................................................................................ 75
5.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ........................................................ 75
5.1.2.1. Về hình dạng.................................................................................. 75
5.1.2.2. Kích thước ..................................................................................... 75
5.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN ................................................... 75
5.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri ...................................................................... 75
5.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz............................................................................ 76
5.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz.......................................................................... 76
5.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz ......................................................................... 77
5.2.1. ĐỊA HÌNH ........................................................................................... 77
5.2.1.1. Địa hình phân hóa rõ nét hướng tây - đông..................................... 77
5.2.1.2. Các dạy địa hình theo một hướng chung gần với hướng bắc - nam . 77
5.2.2. KHOÁNG SẢN.................................................................................... 78
5.2.3. KHÍ HẬU ............................................................................................. 78
5.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu ........................................................ 78
5.2.3.2. Đặc điểm khí hậu ........................................................................... 79
5.2.3.3. Các đới khí hậu .............................................................................. 81
5.2.4. THỦY VĂN ......................................................................................... 83
5.2.4.1. Sông ngòi ....................................................................................... 83
5.2.4.2. Hồ .................................................................................................. 84
5.2.5. SINH VẬT ........................................................................................... 84
5.2.5.1. Giới thiệu khái quát........................................................................ 84
5.2.5.2. Các vành đai sinh vật ..................................................................... 84
5.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ ...................... 86
5.3.1. ĐÔNG NAM MỸ ................................................................................. 86
5.3.1.1. Guyana - Orinoco........................................................................... 86
5.3.1.2. Đồng bằng Amazon ....................................................................... 86
5.3.1.3. Sơn nguyên Brazin ......................................................................... 86
5.3.1.4. Đồng bằng Nội Địa ........................................................................ 86
5.3.1.5. Patagonia ....................................................................................... 86
5.3.2. TÂY NAM MỸ .................................................................................... 87
5.3.2.1. Bắc Andes ...................................................................................... 87
5.3.2.2. Trung Andes .................................................................................. 87
5.3.2.3. Nam Andes .................................................................................... 87
CHƯƠNG 6. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA ÚC VÀ CÁC ĐẢO THUỘC THÁI
BÌNH DƯƠNG ..................................................................................................... 88
6.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ................................................ 88
6.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP ....................................... 88
6.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn .................................................................. 88
6.1.1.2. Tiếp giáp ........................................................................................ 88
6.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ........................................................ 88
6.1.2.1. Về hình dạng.................................................................................. 88
6.1.2.2. Kích thước ..................................................................................... 88

v
6.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN ................................................... 88
6.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri ...................................................................... 88
6.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz............................................................................ 89
6.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz.......................................................................... 89
6.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz ......................................................................... 89
6.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA............................................................. 90
6.2.1. ĐỊA HÌNH ........................................................................................... 90
6.2.1.1. Địa hình lục địa Úc ........................................................................ 90
6.2.1.2. Địa hình các khu vực đảo ............................................................... 90
6.2.2. KHOÁNG SẢN.................................................................................... 91
6.2.3. KHÍ HẬU ............................................................................................. 91
6.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu ........................................................ 91
6.2.3.2. Đặc điểm khí hậu ........................................................................... 92
6.2.3.3. Các đới khí hậu .............................................................................. 94
6.2.4. THỦY VĂN ......................................................................................... 95
6.2.4.1. Sông ngòi ....................................................................................... 95
6.2.4.2. Hồ .................................................................................................. 96
6.2.5. SINH VẬT ........................................................................................... 96
6.2.5.1. Giới thiệu khái quát........................................................................ 96
6.2.5.2. Các vành đai sinh vật ..................................................................... 96
6.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN........................................................ 98
6.3.1. ÚC........................................................................................................ 98
6.3.1.1. Miền núi Trường Sơn Úc ............................................................... 98
6.3.1.2. Đồng bằng Trung Tâm ................................................................... 99
6.3.1.3. Sơn nguyên Tây Úc........................................................................ 99
6.3.1.4. Đảo Tasmania ................................................................................ 99
6.3.2. MELANESIA ....................................................................................... 99
6.3.3. MICRONESIA ................................................................................... 101
6.3.4. POLYNESIA...................................................................................... 102
CHƯƠNG 7. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC ................................. 103
7.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC .......... 103
7.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP ..................................... 103
7.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn ................................................................ 103
7.1.1.2. Tiếp giáp ...................................................................................... 103
7.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC ...................................................... 103
7.1.2.1. Về hình dạng................................................................................ 103
7.1.2.2. Kích thước ................................................................................... 103
7.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN ................................................. 103
7.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri .................................................................... 103
7.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz.......................................................................... 104
7.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz........................................................................ 104
7.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz ....................................................................... 104
7.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC ....................................... 104
7.2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN......................................................... 104
7.2.1.1. Địa hình ....................................................................................... 104
7.2.1.2. Khoáng sản .................................................................................. 104
7.2.2. KHÍ HẬU ........................................................................................... 105

vi
7.2.2.1. Các yếu tố hình thành khí hậu ...................................................... 105
7.2.2.2. Đặc điểm khí hậu ......................................................................... 105
7.2.3. BĂNG HÀ ......................................................................................... 106
7.2.4. THỰC – ĐỘNG VẬT ........................................................................ 107
7.2.4.1. Thực vật ....................................................................................... 107
7.2.4.2. Động vật ...................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .......................................................................... 0

vii
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Địa lý tự nhiên các lục địa” được biên soạn trên cơ sở
những giáo trình đã có trước đây, những giáo trình có liên quan của các
trường bạn và các bài giảng nhiều năm giảng dạy cho sinh viên ngành Địa lý
học, chuyên ngành Địa lý du lịch.
Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về địa lý tự nhiên khu vực,
khái quát về các lục địa trên Trái Đất và nội dung chi tiết về các lục địa (các
yếu tố hình thành tự nhiên, đặc điểm tự nhiên và các khu vực địa lý tự nhiên)
của các lục địa: Á – Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc và các đảo thuộc Thái
Bình Dương, Nam Cực) cho sinh viên ngành Địa lý học, chuyên ngành Địa lý
du lịch được đào tạo tại Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quảng Bình.
Qua học phần, sinh viên biết vận dụng các kiến thức về địa lý tự nhiên chung
và đặc trưng riêng của từng khu vực để giải thích được sự phân bố của các đối
tượng tự nhiên ở một khu vực cụ thể thuộc các lục địa Âu - Á, Phi, Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Úc, Nam Cực.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để nội dung giáo trình đáp ứng được yêu
cầu của chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo, song chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo của các
nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp , cùng sự góp ý của các bạn sinh viên khi
sử dụng giáo trình này.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến tập thể Bộ môn Địa lý – Việt Nam học –
Công tác xã hội, Trường Đại học Quảng Bình đã đọc và góp nhiều ý kiến bổ
ích.

TÁC GIẢ

viii
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. VỊ TRÍ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC
1.1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC
1.1.1.1. Thời Cổ đại (trước thế kỷ V)
Kiến thức được truyền miệng là chính cho tới thế kỷ V Tr. CN. Các lò văn minh
Trung Hoa, India, ven Địa Trung Hải (đến thế kỷ V): các đặc tính riêng lẻ của một vài
yếu tố trong không gian được thu thập sau nhưng chuyến đi dài ven biển hay trên đất liền.
Những nghiên cứu về hình dạng và kích thước Trái Đất đã được thực hiện.
Aristotel (thế kỷ IV Tr. CN) đã đưa ra các bằng chứng về dạng cầu của Trái Đất dựa vào
các hiện tượng: bóng Trái Đất khi nguyệt thực, bầu trời sao thay đổi khi đi theo hướng
bắc – nam, chân trời mở rộng khi người quan sát đứng càng cao, con tàu càng đi xa, ống
khói càng thấp dần. Erastothen (thế kỷ III – IV Tr. CN) đã đo được chu vi Trái Đất là
39.500km (chính xác nhất cho đến TK VIII) và đưa ra được khái niệm Địa lý học cho
môn học nghiên cứu Trái Đất. Ptoleme (thế kỷ II) đã tìm ra hệ thống địa tâm biểu diễn vũ
trụ và Trái Đất và thành lập bản đồ thế giới đầu tiên.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tự nhiên một khu vực cụ thể cũng đã được hình
thành. Herodote (thế kỷ V Tr. CN) đã mô tả các vùng đất và biển khu vực biển Đen, Tiểu
Á, Lưỡng Hà, Ai Cập, ven Địa Trung Hải. Straborn (thế kỷ I Tr. CN – I) đã xuất bản hai
bộ sách Tự nhiên đại cương và 15 bộ Tự nhiên khu vực. Ngoài ra, còn có nhiều nhà khoa
học khác cũng đã tích luỹ nhiều tài liệu về địa lý tự nhiên khu vực xung quanh các lò văn
minh và nhận thực được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hướng nghiên cứu trên.
Như vậy, ngay từ cổ đại các nghiên cứu địa lý tự nhiên khu vực đã xuất hiện. Nó
được nghiên cứu trong mối tương quan với địa lý tự nhiên đại cương. Tuy nhiên, trong
thời kỳ này, việc nghiên cứu địa lý khu vực chỉ mới ở giai đoạn sơ khai, chủ yếu là các
dạng ghi chép ở những khu vực lân cận chứ chưa được nghiên cứu một cách quy mô, trên
một diện rộng.
1.1.1.2. Thời Trung đại (thế kỷ V – XV)
Sự phát triển của khoa học nói chung và địa lý học nói riêng bị các quan niệm tôn
giáo cổ hủ kìm hãm. Nhiều thành tựu trước đây bị phủ nhận. Trái Đất được cho là phẳng
dạng đĩa, bản đồ định hướng về phương đông, bầu trời thuỷ tinh, thời tiết do các vị thần
điều khiển. Tuy nhiên, tại những khu vực nằm ngoài ảnh hưởng của nhà thờ, địa lý học
vẫn tiếp tục phát triển. Người Ả Rập đo lại chu vi Trái Đất = 40.680km, mô tả nhiều
vùng đất họ đánh chiếm được. Buruni (thế kỷ XI) đo kích thước Trái Đất và đưa ra ý
niệm nhật tâm (trước cả Copecnic). Người Normandi và các cuộc vượt biển táo bạo tới
biển Trắng, biển Đen, Địa Trung Hải, Iceland, bán đảo Labrado dọc theo bờ biển phía
đông Mỹ. Gia đình Marco Polo đến Trung Hoa, Mông Cổ bằng đường bộ sau đó vòng
quanh Nam Á và Tiểu Á bằng đường biển để lại nhiều tài liệu quý giá.
Nhưng về sau, uy tín của nhà thờ bị giảm sút, quan hệ buôn bán được mở rộng, tiền
tệ xuất hiện, các cuộc săn lùng hàng hoá và thị trường ngày một ráo riết. Đế quốc Thổ
xuất hiện ở Tiểu Á cắt đứt con đường thuỷ bộ sang phương đông. Nhu cầu có con đường
buôn bán mới thúc đẩy sự phát triển của địa lý học. Quá trình thăm dò thám hiểm này vô
tình tìm ra nhiều kết luận và quy luật địa lý mới.
Các công cuộc phát kiến chính ra đời mà khởi đầu là cuộc phát kiến của Cristoforo
Colombo và cuộc hành trình sang châu Mỹ năm 1492 – 1502. Sau đó là của người Bồ
Đào Nha sang Ấn Độ bằng cách vòng quanh Phi và từ Ấn Độ đến Indonesia, ngược lên
Trung Hoa và Nhật Bản sang Brasil; của người Tây Ban Nha vượt eo đất Panama sang
Thái Bình Dương, dọc bờ đông Mỹ để đi xuống Nam Mỹ; cuộc thám hiểm vòng quanh

1
Trái Đất của Magellan đã phát hiện ra rằng: đại dương nối liền nhau đồng thời tìm ra các
miền đất mới ở phương nam (châu Đại Dương).
Như vậy, trong giai đoạn này đã có những tiến bộ vượt bậc. Việc khảo sát địa lý tự
nhiên khu vực đã thoát ra khỏi những không gian chật hẹp, bắt đầu đã có những nghiên
cứu trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, địa lý tự nhiên khu vực giai đoạn này vẫn chưa
được nghiên cứu quy mô với phương pháp hoàn chỉnh.
1.1.1.3. Giai đoạn thế kỷ XV – XVII
Điều kiện hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển, cách mạng khoa học kỹ
thuật và nhiều thành tựu trong công nghệ ra đời đã làm cho nhu cầu thị trường, nguồn
nguyên liệu, nhân công ngày càng cao. Các cuộc thám hiểm đòi hỏi quy mô, nguồn tài trợ
lớn. Sự ra đời của các hiệp hội, các cơ quan chức năng ở nhiều nước.
Giáo lý của nhà thờ dần bị phủ định. Thuyết tiến hoá (Darwin), các định luật
Newton và giả thuyết về nguồn gốc của Trái Đất (Kant–Laplace) ra đời.
Địa lý học bước đầu có sự phân dị thành các nhóm địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế
– xã hội. Trong đó các ngành địa lý tự nhiên phân hoá thành các ngành khí hậu, địa lý
thủy văn, địa mạo, địa lý thổ nhưỡng, địa sinh vật, địa sinh thái, ... Địa lý khu vực cũng
có nhiều chuyển biến, hình thành nên các hướng nghiên cứu chính:
* Nghiên cứu các đại dương
J. Cook đi vòng quanh Trái Đất ba lần, tìm ra châu Đại Dương, một số đảo Nam
Cực. Belinhauxen, Lazarev tìm ra châu Nam Cực (1820). Hoạ đồ ranh giới biển, đại
dương, đảo, quần đảo chính được xây dựng. Đặc tính đáy biển một số khu vực được
nghiên cứu.
* Nghiên cứu các lục địa
Lục địa Phi, Mỹ được quan tâm đặc biệt do giàu tài nguyên. Trong đó: Alexander
von Humboldt đã thực hiện cuộc thám hiểm đến Nam Mỹ và Trung Mỹ (1799 – 1804).
Ông là người đầu tiên tìm hiểu và mô tả vùng đất “mới” này theo quan điểm khoa học
thực sự. Ông cũng là một trong những người đầu tiên đề ra giả thuyết cho rằng hai bờ Đại
Tây Dương (ở phía Mỹ Latinh và phía Phi) đã từng gắn liền với nhau. Đến 1829,
Humboldt lại tiếp tục thực hiện chuyến thám hiểm tại vùng nội địa nước Nga (Ural,
Altai). Về cuối đời, Von Humboldt đã xuất bản bộ sách 5 tập Kosmos trong nỗ lực thống
nhất các nhánh kiến thức khác nhau của Trái Đất.
David Livingstone đã thực hiện cuộc thám hiểm đến Nam Phi và Trung Phi, tiến
sâu vào nội địa Phi và hành trình nối hai bờ biển của lục địa, khởi hành từ Luanda tại
cửa sông Zambezi và kết thúc ở bờ biển phía đông (1852 – 1856), mở đường cho người
Anh xâm nhập vào Phi. G.Stanley đã thực hiện việc thám hiểm đến khu vực xích đạo Phi.
Nhiều hội địa lý lớn ra đời, tài trợ cho các cuộc thám hiểm trung tâm các lục địa lớn
(Siberia).
* Nghiên cứu các xứ ở cực
Đoàn Nordensen (Nga) đã đi vòng quanh rìa bắc lục địa Á – Âu theo con đường
hàng hải Đông Bắc (1878 – 1879). Đoàn của Amunxen (Anh) quay lại mở đường hàng
hải Tây Bắc từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương (1906). Trong khi đó, việc thám
hiểm Nam Cực đã được tiến hành nhiều lần nhưng kết quả không được như ý (chỉ đến
được vĩ độ 86o14’Nam) nhưng các tài liệu thu thập được lại có giá trị cao. Việc thám
hiểm Nam Cực chỉ thật sự rầm rộ sau chuyến đi của Bellingshausen.
Như vậy, trong giai đoạn này, địa lý khu vực đã có những bước tiến vượt trội theo
hướng chuyên môn rõ rệt. Vấn đề nghiên cứu về các lục địa đã được tách thành một
mảng riêng và có những đầu tư bài bản hơn so với trước đây.

2
1.1.1.4. Thời hiện đại
Hiện nay, việc nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý khu vực nói riêng đã được tiến
hành trên quy mô rộng lớn với mức độ chuyên môn cao. Địa lý hiện đại mang tính liên
ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về Trái Đất và tất cả những mối quan hệ
phức tạp giữa các yếu tố đó.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu địa lý khu vực ngày càng có ý nghĩa trong việc
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên theo từng khu vực, là cơ sở cho việc phát triển bền vững
trước áp lực dân số ngày càng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia nghèo như hiện nay.
1.1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC
1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Địa lý tự nhiên khu vực được xem là một bộ phận của địa lý tự nhiên, nghiên cứu
về các đặc điểm, phân bố và tổ chức không gian của các vấn đề về tự nhiên tại một khu
vực được giới hạn cụ thể.
Sự khác biệt cơ bản giữa địa lý tự nhiên khu vực và địa lý tự nhiên đại cương ở
chỗ: Địa lý tự nhiên đại cương phân tích và nghiên cứu quy luật phân bố không gian của
các vấn đề tự nhiên ở góc độ tổng thể. Trong khi đó, địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
về một khu vực cụ thể trên Trái Đất. Do đó, địa lý tự nhiên khu vực chú ý đến đặc điểm
độc đáo về các vấn đề tự nhiên của một vùng cụ thể mà trong địa lý tự nhiên đại cương
không phản ánh được. Các vấn đề về tự nhiên thuộc về nhóm địa lý tự nhiên bao gồm:
Địa mạo học, Khí tượng và khí hậu học, Địa lý thuỷ văn, Địa lý thổ nhưỡng, Địa lý sinh
vật, Địa lý cảnh quan học và Cổ địa lý.
Từ những nhận thức trên, có thể xác định được đối tượng nghiên cứu của địa lý tự
nhiên khu vực chính là hệ thống lãnh thổ tự nhiên trong một khu vực cụ thể. Hệ thống
này bao gồm nhiều bộ phận có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau như những cơ quan
chức năng. Các yếu tố tự nhiên trong hệ thống bao gồm: vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ,
địa chất, khoáng sản, địa hình, khí hậu, sinh vật, … Giữa các yếu tố này có sự gắn kết với
nhau theo những quy luật tự nhiên nhất định. Sự thay đổi của một yếu tố này sẽ kéo theo
sự thay đổi của các yếu tố khác trong hệ thống.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của địa lý khu vực
Nhiệm vụ của địa lý tự nhiên khu vực được xác định bao gồm:
– Nghiên cứu các hệ thống sinh thái khu vực và kiểm soát quá trình phát triển của
chúng.
– Phân bố tài nguyên và vấn đề sử dụng tài nguyên tại một khu vực cụ thể
– Phát triển bền vững khu vực trong mối liên hệ với toàn cầu.
– Xây dựng các mô hình tối ưu cho các hoạt động sản xuất kinh tế – xã hội tại một
khu vực.
1.1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế
giới. Phương pháp luận bao gồm nhiều mức độ khác nhau: phương pháp luận phổ biến,
phương pháp luận cụ thể, quan điểm, hệ phương pháp.
Vì địa lý tự nhiên khu vực là một bộ phận của địa lý tự nhiên nên địa lý tự nhiên
khu vực cũng sử dụng các phương pháp luận chung của địa lý tự nhiên.
1.1.3.1. Phương pháp luận phổ biến
Cũng như các ngành khoa học khác, phương pháp luận phổ biến là chủ nghĩa duy
vật biện chứng. Phương pháp luận phổ biến trong Địa lý học nói chung và Địa lý tự nhiên
khu vực nói riêng được thể hiện như sau:
– Các sự vật hiện tượng không riêng rẽ mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.
– Thiên nhiên và lớp vỏ địa lý luôn vận động.

3
– Quá trình phát triển của vật chất là sự phát triển tiến lên từ đơn giản đến phức tạp,
không đơn thuần là sự chồng chất về số lượng. Sự biến đổi về lượng sau khi vượt qua
những ngưỡng nhất định sẽ chuyển thành biến đổi về chất.
– Mọi quá trình phát triển mang tính thời gian và không gian.
1.1.3.2. Phương pháp luận cụ thể
Gắn liền với các giai đoạn, các điều kiện lịch sử nhất định và có các ngưỡng cần
vượt qua dẫn đến cơ hội thay đổi phương pháp luận chủ đạo:
– Thời cổ đại: Yếu tố – không gian, sự khác biệt (ngưỡng: tính bất biến của thế giới
theo thời gian, sự cô lập của các hiện tượng).
– Thế kỷ XV – XVI: Xác lập được các thành phần của tự nhiên và xã hội (ngưỡng:
Thế giới được coi là tổng hỗn độn của các hiện tượng).
– Thế kỷ XIX – XX: Nhận thức ở mức độ tổng hợp – động lực (ngưỡng: tách rời
các hiện tượng tự nhiên và xã hội, giữa thế giới vĩ mô và vi mô).
– Hiện nay: phát hiện, cắt nghĩa các quy luật của Trái Đất cũng như hệ Mặt Trời và
vũ trụ xa hơn.
1.1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU VỰC
1.1.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là phương pháp cổ điển, không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý
tự nhiên khu vực. Phương pháp khảo sát thực địa thường được kết hợp với phương pháp
mô tả, so sánh. Vì đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên khu vực là hệ thống lãnh thổ
tự nhiên trong một khu vực cụ thể, muốn nắm rõ đặc tính phân bố của các thành phần, xác
định chính xác mối quan hệ giữa các thành phần với nhau cần phải khảo sát thực địa.
Trong các giai đoạn lịch sử phát kiến địa lý, các nhà thám hiểm đã thực hiện rất nhiều
chuyến khảo sát thực địa khác nhau. Phương pháp khảo sát thực địa giúp bổ sung các dữ
liệu trống về địa bàn khu vực cụ thể mà các phương pháp nội nghiệp không thể giải quyết
được. Khảo sát thực địa còn có ý nghĩa kiểm chứng, loại bỏ các lập luận chưa chuẩn xác
về khu vực nghiên cứu.
1.1.4.2. Phương pháp địa vật lý
Địa vật lý là một nhóm các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu về cấu trúc,
tính chất và môi trường địa chất của Trái Đất, giúp xây dựng công trình và tìm kiếm thăm
dò khoáng sản, nghiên cứu môi trường tự nhiên. Các phương pháp địa vật lý rất phong
phú, đa dạng: địa chấn, trọng trường, từ trường, điện trường, phóng xạ, địa nhiệt, địa vật
lý giếng khoan, …
1.1.4.3. Phương pháp địa hóa học
Các phương pháp địa hóa học được sử dụng để nghiên cứu địa chất như tính hoạt
động của đứt gãy kiến tạo hiện đại, tốc độ xói mòn, bồi lắng, tìm kiếm khoáng sản;
nghiên cứu đặc điểm môi trường, …
– Địa hoá các quá trình địa chất: bao gồm địa hoá các quá trình nội sinh (magma,
biến chất, các quá trình quặng hoá nội sinh); địa hoá các quá trình ngoại sinh và các quá
trình quặng hóa ngoại sinh.
– Địa hoá đồng vị: sử dụng đồng vị phóng xạ trong xác đinh tuổi tuyệt đối của các
đối tượng địa chất, sử dụng đồng vị để nghiên cứu nguồn gốc và bản chất các quá trình
thành tạo các đối tượng địa chất.
1.1.4.4. Phương pháp toán học
Phương pháp toán học được sử dụng để nghiên cứu các hệ thống động lực phức tạp
– sự thay đổi trạng thái của các sự vật theo thời gian và không gian trên cơ sở các quan hệ
thuận và các quan hệ nghịch.

4
1.1.4.5. Phương pháp cổ địa lý
Nhằm giải quyết vấn đề về tuổi, xác định các giai đoạn trong lịch sử phát triển của
yếu tố địa lý. Trên cơ sở đó để dựng lại địa lý cổ và xác định các điều kiện tồn tại, phát
triển của các yếu tố địa lý của khu vực nghiên cứu trong quá khứ.
1.1.4.6. Phương pháp bản đồ
Phương pháp này được sử dụng để ghi nhận, mô tả, phân tích, tổng hợp và nhận
thức các hiện tượng thực tại)cũng như dự báo sự phát triển của chúng thông qua việc
thành lập và sử dụng bản đồ. Đây là một phương pháp nhận thức, thể hiện ở ba hình thái:
– Thành lập bản đồ cơ sở như những mô hình không gian của thế giới vật chất;
– Thành lập bản đồ dẫn xuất từ các bản đồ cơ sở với quá trình biến đổi hình biểu thị
của bản đồ và tổng quát hoá bản đồ;
– Sử dụng bản đồ để mô tả, phân tích tổng hợp và nhận thức thực tại.
Dựa theo phương pháp sử dụng, nguồn tài liệu và mục đích sử dụng, hình thành các
hướng sử dụng bản đồ sau: nghiên cứu bản đồ ở dạng nguyên bản; biến đổi hình biểu thị
bản đồ; tách hình biểu thị trên bản đồ thành các hình biểu thị thành phần; đối sánh bản đồ
phản ánh đối tượng ở các thời điểm khác nhau; nghiên cứu kết hợp các bản đồ có các chủ
đề hoặc đối tượng khác nhau; nghiên cứu, đối sánh các bản đồ – tương đương (cùng chủ
đề), được thành lập cho các vùng khác nhau; phân tích kết hợp bản đồ cùng chủ đề, cùng
lãnh thổ nhưng ở tỷ lệ khác nhau.
1.1.4.7. Phương pháp ảnh viễn thám
Viễn thám cho phép nghiên cứu việc đo đạc, thu thập thông tin về một đối tượng, sự
vật bằng cách sử dụng thiết bị đo qua tác động một cách gián tiếp (ví dụ như qua các
bước sóng ánh sáng) với đối tượng nghiên cứu. Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của
Trái Đất hay các hành tinh mà nó còn có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong
các hành tinh. Trên Trái Đất, người ta có thể sử dụng máy bay dân dụng, chuyên dụng
hay các vệ tinh nhân tạo để thu phát các ảnh viễn thám. Trong nghiên cứu địa lý tự nhiên
khu vực, việc sử dụng viễn thám giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực địa cũng như công
sức đi lại, đặc biệt tại các khu vực địa hình hiểm trở. Đặc biệt có ý nghĩa trong trường
hợp cần quan sát tổng quát một khu vực mà việc khảo sát thực địa tỏ ra kém hiệu quả.
1.1.4.8. Phương pháp phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống là việc tách rời các thành phần trong hệ thống ra thành những bộ
phận riêng biệt. Trong nghiên cứu địa lý khu vực, phương pháp này có ý nghĩa trong việc
loại trừ bớt các yếu tố tác động gây nhiễu. Từ đó, ta có thể dễ dàng xem xét được sự thay
đổi theo không gian của đối tượng mà ta cần khảo sát. Coi vỏ Trái Đất bao gồm những
tổng thể địa lý tự nhiên, hoạt động như nhưng cơ quan chức năng, duy trì những quá trình
trao đổi vật chất năng lượng (Ví dụ: chu trình đá, chu trình nước).
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC LỤC ĐỊA TRÊN TRÁI ĐẤT
1.2.1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC LỤC ĐỊA
1.2.1.1. Các thuật ngữ liên quan
Các thuật ngữ châu lục, lục địa, đảo có mối quan hệ với nhau, tuy nhiên giữa chúng
vẫn có những sự khác biệt nhất định. Hiện nay, các thuật ngữ này còn chưa được hiểu và
sử dụng một cách thống nhất.
Lục địa, đại lục và đảo là các khái niệm của địa lý tự nhiên. Tùy theo các quan niệm
khác nhau mà ngoại diên của các khái niệm này cũng không giống nhau.
- Quan niệm thứ nhất dựa vào yếu tố diện tích để phân biệt lục địa và đảo. Lục địa
và đảo nói chung là những mảng đất nổi tự nhiên nằm trên bề mặt lớp vỏ của Trái Đất, bị
nước bao quanh. Như vậy, đường bờ biển được xem là giới hạn của các lục địa và đảo.
Lục địa (đôi khi thường được thay thế bởi thuật ngữ đại lục) thường được xem là các

5
vùng đất nổi có diện tích lớn hơn so với các đảo. Tuy nhiên, nếu theo diện tích thì lục địa
và đảo lại không có chuẩn phân biệt rõ ràng.
- Quan niệm thứ hai dựa vào vị trí so với thềm lục địa để phân biệt lục địa vào đảo.
Lục địa gắn với một mảng nền riêng biệt nhưng đảo chỉ là một bộ phận nổi nằm trên cùng
một mảng với lục địa. Theo đó, lục địa không dừng lại ở đường bờ biển, nó có thể kéo dài
liên tục ra bên ngoài đường bờ biển đến khu vực nước nông gần kề (gọi là thềm lục địa).
Như vậy, rìa của thềm lục địa mới là rìa thực sự của lục địa. Và các bộ phận đất nổi trên
thềm lục địa sẽ được gọi là các đảo thuộc về lục địa chính đó. Ví dụ: Greenland với diện
tích 2.166.086km² hay Madagascar với diện tích 587.040km² chỉ được gọi là các đảo (dù
có diện tích rất lớn) vì Greenland chỉ là một bộ phận của lục địa Bắc Mỹ còn Madagascar
là bộ phận của lục địa Phi.
Trong khi đó, châu lục là khái niệm được sử dụng chủ yếu trong địa chính trị, dựa
vào quá trình phát kiến đất đai. Châu lục là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc
gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh.
1.2.1.2. Sự thay đổi các phần đất nổi trên bề mặt Trái Đất
Hình dạng và sự phân bố các châu lục đã trải qua lịch sử hình thành lâu dài. Từ khi
vỏ Trái Đất mới hình thành vào cách đây 3,5 tỷ năm trên bề mặt Trái Đất, nước bao phủ
phần lớn diện tích. Các vật liệu phân hủy của đất đá lắng đọng dần dưới những lớp nước
sâu, qua hàng triệu năm tạo nên những tầng đá trầm tích dày hàng nghìn mét. Do nội lực
(sức ép của các lực bên trong Trái Đất) các lớp đá trầm đó uốn nếp rồi nổi dần lên trên
mặt nước, tạo thành vùng núi uốn nếp. Nhưng rồi do tác động của ngoại lực (nhiệt độ,
mưa, gió, sông ngòi, băng hà, …) những vùng núi cao đó bị phá hủy, bào mòn dần qua
hàng triệu năm và cuối cùng biến thành những mặt bằng. Các quá trình tạo núi sau này
không thể làm cho các mặt bằng rắn chắc đó tiếp tục uốn nếp nữa mà chỉ có thể nâng
chúng lên hoặc hạ xuống, đứt gãy, đổ vỡ. Đó là những vùng tương đối ổn định nhất của
vỏ Trái Đất mà được gọi là nền lục địa. Trên các biển ở rìa các nền lục địa đó lại tiếp tục
hình thành những hệ thống núi trẻ và những lục địa mới lại xuất hiện.
Bên cạnh những vùng nền lục địa vững chắc, tương đối ổn định lại có những vùng
bất ổn, vận động tạo núi còn đang tiếp diễn, với những trận động đất và núi lửa phun trào
đang xảy ra. Nhiều vùng trước kia là đất liền thì nay là biển (vùng biển Manchess ở châu
Âu, vùng biển Đông Nam Á). Ngược lại có những vùng biển trước kia giờ lại là đất liền
(đồng bằng Tây Siberia, đồng bằng Đông Âu).
Ngay cả khí hậu cũng có những biến đổi lớn. Ngày nay, người ta tìm thấy những
mẫu thực vật nhiệt đới đã hóa thạch và những san hô ở đồng bằng châu Âu, ở Anh, ở bán
đảo Scandinavia. Điều đó chứng tỏ trước kia ở đây là những vùng có khí hậu nóng.
Những lòng sông cạn ở hoang mạc Sahara chứng tỏ trước đây là vùng khí hậu ẩm.
Ngày nay, trên các lục địa vẫn có những vùng đang được nâng lên và có những
vùng đang tiếp tục hạ xuống, có những đồng bằng hàng năm lấn ra biển hàng trăm mét,
và có những vùng đang bị biển nhấn chìm dần. Có những dòng sông vẫn tiếp tục đào sâu
thêm và mở rộng các thung lũng, trong khi đó có nhiều dòng sông đang bị bồi lấp mà cạn
dòng. Nói tóm lại, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên vẫn đang thay đổi, và đó cũng là
quy luật của tự nhiên.
Theo thuyết kiến tạo mảng do các nhà địa vật lý: J. Morgan, Z. Le. Pichon, B.
Issack, J. Oliver, … đưa ra (1968) thì bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo,
chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Khoảng 71% bề
mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các phần đất nổi
bao gồm các lục địa và các đảo.
Dựa vào vị trí hiện tại của các mảng, vị trí cực quay, phương hướng và tốc độ dịch
chuyển của các mảng trong quá khứ cũng như trong tương lai. Từ đó đưa ra sự thay đổi

6
về các phần đất nổi trên Trái Đất qua các niên đại địa chất khác nhau. Từ khi Trái Đất
hình thành đến nay, các phần đất nổi trên bề mặt Trái Đất đã liên tục thay đổi hình dạng
của chính nó dưới dạng các lục địa hình thành và phân rã. Các lục địa di chuyển trên bề
mặt, đôi khi kết hợp với nhau để tạo thành một siêu lục địa.
Khoảng 1,1 tỷ năm trước, siêu lục địa Rodinia đã ra đời. Hiện nay, siêu lục địa
Rodinia được coi là siêu lục địa xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất. Tuy nhiên, đây cũng chỉ
là giả thuyết và hiện nay vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Khoảng 750 triệu
năm trước, siêu lục địa Rodinia đã bắt đầu chia tách thành các lục địa: Đông
Gondwanaland (EG), Laurentia (LA), Tây Gondwanaland (WG), Khối Niger (NI),
Baltica (BA), Craton Siberian (SB), Khối Baikal (BK), Cordilleran (CO), Tây Ả Rập
(WA), Craton Rio De La Plata (RP).

Hình 1: Các lục địa được tách ra từ Rodinia (750 triệu năm trước)
Ar – Ả Rập In – Ấn Độ Rp – Craton Rio De Sc – Nam Trung Hoa
Au – Úc Ir – Iran La Plata (bắc Se – Đông Nam Á
Bk – Khối Baikal It – Italy (các mảng Argentina) Sp – Tây Ban Nha
Br – Dải Brooks nhỏ tạo nên Balkans) Sa – Nam Mỹ (Craton Tu – Thổ Nhĩ Kỳ
Co – Cordilleran Ko – Khối Kolyma Guyana, bắc và tây Wa – Tây Ả Rập (Ai
Ea – Đông Nam Cực (đông bắc Siberia) Brazil phụ cận) Cập, tiếp giáp Biển Đỏ)
Eg – Đông La – Laurentia Sb – Craton Siberian Waf – Craton Tây Phi
Gondwanaland Mz – Mozambique Sb – Spitzbergen (một Wg – Tây
Fl – Florida Nc – Bắc Trung Hoa phần của Laurentia) Gondwanaland
Gon – Gondwanaland Ni – Niger (đông Sc – Scotland (một
Gr – Greenland Brazil, bắc-trung Phi) phần của Laurentia)
Khoảng 10 lục địa bị chia tách từ Rodinia sau đó đã liên kết lại thành một siêu lục
địa gọi là Pannotia vào cách đây 600 triệu năm.

Hình 2: Siêu lục địa Pannotia (600 triệu năm trước)

7
Đến cách đây 540 triệu năm thì siêu lục địa Pannotia lại bắt đầu chia tách thành các
lục địa: Gondwanaland (GON), Laurentia (LA), Baltica (BA), Craton Siberian (SB),
Cordilleran (CO), Khối Baikal (BK).

Hình 3: Các lục địa được tách ra từ Pannotia (500 triệu năm trước)
Af – Phi Ea – Đông Nam Cực It – Italy (các mảng Sa – Nam Mỹ
Ar – Ả Rập Eg – Đông nhỏ tạo nên Sb – Craton Siberian
Au – Úc Gondwana Balkans) Sb – Spitzbergen
Av – Avalonia, gồm: En – Anh Ko – Khối Kolyma Sc – Scotland
Đảo Anh (en), En – Á – Âu (đông bắc Siberia) Sc – Nam Trung Hoa
Newfoundland (nf), Fl – Florida Lau – Laurasia Se – Đông Nam Á
Nova Scotia (ns) và Fr – Pháp La – Laurentia Sp – Tây Ban Nha
Maine (me) Gon – Gondwana Ma – Madagascar St – Bắc Terranes
Ba – Baltica Gr – Greenland Nc – Bắc Trung Hoa Tu – Thổ Nhĩ Kỳ
Bk – Khối Baikal In – Ấn Độ Nt – Bắc Terranes Wa – Tây Nam Cực
Br – Dải Brooks Ir – Iran Nz – New Zealand Wg – Tây Gondwana
Co – Cordilleran
Và sau đó các lục địa bị chia tách từ Pannotia lại liên kết thành một siêu lục địa
là Pangaea (cách đây 300 triệu năm). Bên cạnh siêu lục địa là các tiểu lục địa như: Iran,
Bắc Trung Hoa, Nam Trung Hoa, Đông Nam Á, Bắc Terranes, Khối Baikal phân bố
thành cách dải nằm dọc theo bờ biển Tethys.

Hình 4: Siêu lục địa Pangaea (cách đây 250 triệu năm)

8
Af – Phi Gr – Greenland Ma – Madagascar Sc – Nam Trung
Ar – Ả Rập In – Ấn Độ Na – Bắc Mỹ Hoa
Au – Úc Ir – Iran Nc – Bắc Trung Hoa Se – Đông Nam Á
Bk – Khối Baikal It – Italy (các mảng Nt – Bắc Terranes Sp – Tây Ban Nha
Br – dải Brooks nhỏ tạo nên Balkans Nz – New Zealand St – Nam Terranes
Co – Cordilleran hiện nay) Sa – Nam Mỹ Tu – Thổ Nhĩ Kỳ
Ea – Đông Nam Cực Ko – Khối Kolyma Sb – Spitzbergen Wa – Tây Nam Cực
Eu – Á – Âu (đông bắc Siberia) Sc – Scotland Xi – Xinjiang
Siêu lục địa Pangaea lại tách thành hai siêu lục địa là Laurasia (LAU) và Gondwana
(GON) vào 200 triệu năm trước. Laurasia nằm ở phía bắc, bao gồm lục địa Laurentia
(phần lớn lục địa Bắc Mỹ hiện nay), Eurasia (phần lớn lục địa Á – Âu hiện nay).
Gondwana nằm ở phía nam bao gồm phần lớn các lục địa ngày nay của bán cầu Nam:
Nam Cực, Nam Mỹ, Phi, Madagasca, Ấn Độ, Ả Rập, Úc – New Guinea và New Zealand.

Hình 5: Các lục địa trên Trái Đất (cách đây 150 triệu năm)
Siêu lục địa Gondwana bắt đầu tách thành hai phần từ kỷ Jura sớm (khoảng 184
triệu năm trước): Đông Gondwana (gồm Nam Cực, Úc, New Guinea, New Zealand,
Madagascar, Ấn Độ ngày nay); Tây Gondwana (gồm Phi và Nam Mỹ ngày nay). Trong
khoảng thời gian này, tiểu lục địa Baikal, Bắc Trung Hoa, Nam Trung Hoa đang dần tiếp
xúc với nhau. Các tiểu lục địa Đông Nam Á, Bắc Terranes, Iran chuyển động dần dần về
phía tây bắc.
Siêu lục địa Laurasia bắt đầu tách thành hai phần vào đầu kỷ Creta (khoảng 140
triệu năm trước): Laurentia (phần lớn lục địa Bắc Mỹ ngày nay) và Eurasia (phần lớn lục
địa Á – Âu ngày nay).
Tây Gondwana cũng bắt đầu chia tách ra thành lục địa Phi và lục địa Nam Mỹ vào
đầu kỷ Creta (khoảng 130 triệu năm trước). Lục địa Nam Mỹ dần tách ra xa và bắt đầu
trôi chậm về phía tây, còn lục địa Phi trôi chậm về phía bắc và xoay góc ngược chiều kim
đồng hồ. Tuy nhiên, sau đó phần cực nam của Nam Mỹ lại kết nối trở lại với phần phía
tây Nam Cực ngày nay.
Sau đó, Đông Gondwana cũng bắt đầu chia tách vào giai đoạn đầu của kỷ Creta
(khoảng 120 triệu năm trước) với sự kiện tiểu lục địa Madagascar – Ấn Độ tách ra khỏi
Đông Gondwana và di chuyển dần về phía bắc. Sau đó, tiểu lục địa Madagascar – Ấn Độ
phân rã ra thành hai phần riêng biệt. Trong thời gian này, tiểu lục địa Trung Hoa (Bắc
Trung Hoa và Nam Trung Hoa) tiếp xúc với lục địa Á – Âu. Các tiểu lục địa Đông Nam
Á, Bắc Terranes, Iran tiếp tục chuyển động dần dần về phía tây bắc hướng về phía lục địa
Á – Âu.

9
Hình 6: Các lục địa trên Trái Đất (cách đây 80 triệu năm)
Vào thế Eocen thuộc kỷ Paleogen (55 triệu năm trước), lục địa Úc – New Guinea
cũng bắt đầu từ từ tách ra khỏi Đông Gondwana và chuyển động về phía bắc. Trong thời
gian này, tiểu lục địa Ấn Độ tiếp tục di chuyển về phía bắc và gần tiếp xúc với lục địa Á
– Âu.
Sau đó, vào thế Eocen thuộc kỷ Paleogen (45 triệu năm trước), New Zealand và
Tasmania (phần cực nam của Úc ngày nay) cũng đã tách ra khỏi Đông Gondwana. Các
tiểu lục địa Đông Nam Á, Bắc Terranes, Iran và Ấn Độ từ phía nam trôi lên đã tiếp xúc
với lục địa Á – Âu. Sự tiếp xúc của tiểu lục địa Ấn Độ đã làm cho lớp vỏ Trái Đất lồi lên,
tạo ra dãy núi Hymalaya.
Vào thế Miocen (khoảng 15 triệu năm trước), New Guinea bắt đầu va chạm với
phần phía nam của lục địa Á – Âu, một lần nữa làm cao lên các ngọn núi, và Nam Mỹ bắt
đầu kết nối với Bắc Mỹ qua khu vực bây giờ là eo đất Panama. Diện mạo các lục địa và
các đảo tại thời điểm về cơ bản đã gần giống với hiện nay. Tuy nhiên, các vận động của
các lục địa vẫn tiếp tục diễn ra.

Hình 7: Các lục địa trên Trái Đất (hiện nay)


1.2.1.3. Các chu kỳ tạo núi chính
Chu kỳ tạo núi đã được nhà địa chất học người Pháp là M. Bertrand (1887, 1894)
đưa ra lần đầu tiên. M. Bertrand cho rằng sự tiến hóa của vỏ Trái Đất trải qua 4 chu kỳ
kiến tạo quan trọng: Huroni, Caledonia, Hercynia, Alpide. Trong đó, ngày nay 3 chu kỳ
10
Caledonia, Hercynia, Alpide được sử dụng phổ biến hơn cả trong khi chu kỳ Huroni ngày
nay hầu như không được sử dụng nhiều. Các nhà nghiên cứu sau này bổ sung nhiều chu
kỳ kiến tạo mang tính chất địa phương: Belomori, Careli, Baicali, Indosini, Kimmeri, ...
Các chu kỳ kiến tạo (theo Bertrand) biểu thị sự mở và đóng các bể đại dương nhỏ, các
quá trình sụt lún – nâng hoặc địa máng – uốn nếp. Sau này, học giả người Đức WH Shi
Dile đã xác định thời gian cụ thể xảy ra của mỗi chu kỳ kiến tạo: Huroni (Tân Nguyên
sinh), Caledonia (đầu Paleozoi), Hercynia (cuối Paleozoi), Alpide (cuối Mesozoi, đầu
Kainozoi).
– Chu kỳ tạo núi Caledonia
Đây là một thời kỳ tạo núi đã xảy ra ở phần phía bắc đảo Anh, tây Scandinavia,
Svalbard, đông Greenland, các phần thuộc phía bắc khu vực trung tâm châu Âu, bắc và
đông châu Á, phía đông lục địa Úc. Vận động tạo núi Caledonia bao gồm các sự kiện xảy
ra từ kỷ Ordovic đến kỷ Devon (cách đây khoảng 390 – 490 triệu năm). Nó là nguyên
nhân làm khép lại đại dương Iapetus khi các lục địa và địa thể thuộc Laurentia, Baltica và
Avalonia va chạm vào nhau.
– Chu kỳ tạo núi Hercynia (Variscan)
Đây là một thời kỳ tạo núi đã xảy ra ở Nam Ireland, Anh khu vực phía nam của Tây
và Trung Âu, bắc và đông Á, phía đông Bắc Mỹ, cực nam Nam Mỹ, phía đông lục địa
Úc, … xảy ra ở giữa và cuối Paleozoi (khoảng kỷ Carbon đến kỷ Pecmi).
– Chu kỳ tạo núi Alpide
Đây là một thời kỳ tạo núi đã xảy ra ở Nam Âu, Tây và Trung Âu, Bắc Phi, Tây Á,
Nam Á, hình thành nên các dãi núi: Atlas, Pyrenees, Alp, Dinaric Alps, Hellenides,
Carpathians, Balkan, Taurus, Caucasus, Alborz, Zagros, Hindu Kush, Pamir, Karakoram
và Hymalaya. Vận động tạo núi Alpide bao gồm các sự kiện xảy ra từ kỷ Creta đến kỷ
Paleogen, cách đây khoảng 25 – 146 triệu năm, tuy nhiên các chính tạo núi bắt đầu từ thế
Paleocen đến thế Eocen. Hiện tại, quá trình này vẫn đang tiếp diễn ở một vài nơi trong
dãi núi Alps.
1.2.2. SỰ PHÂN CHIA VÀ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA
1.2.2.1. Sự phân chia các lục địa
Trải qua lịch sử hình thành phức tạp, nhiều biến động nên có nhiều quan điểm khác
nhau về phân loại lục địa. Mô hình 7 lục địa (Phi, Âu, Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực,
Úc) thường được giảng dạy ở Trung Hoa, Ấn Độ, một vài phần ở Tây Âu và hầu hết các
nước nói tiếng Anh, bao gồm cả Úc và Anh. Mô hình 6 lục địa (Phi, Á – Âu, Bắc Mỹ,
Nam Mỹ, Nam Cực, Úc) được các cộng đồng địa lý học, Nga, Đông Âu, và Nhật Bản đề
cập. Do ảnh hưởng từ Nga và Đông Âu, hiện nay Việt Nam cũng áp dung mô hình 6 lục
địa này. Trong khi đó, một kiểu mô hình 6 lục địa khác (Phi, Âu, Á, Mỹ, Nam Cực, Úc)
được dùng ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và một vài phần của châu Âu bao gồm
Hy Lạp.
Ngoài ra còn có mô hình 5 (Phi, Á – Âu, Mỹ, Nam Cực, Úc) và 4 lục địa (Phi -Á –
Âu, Mỹ, Nam Cực, Úc) được sử dụng tại một số quốc gia khác. Tuy nhiên, các mô hình
này ít phổ biến.
Tổng diện tích toàn bộ đất nổi trên Trái Đất là 149.420.000km², chiếm khoảng
29,1% diện tích bề mặt Trái Đất. Với quan điểm phân chia thành 6 lục địa thì: lớn nhất là
Á - Âu (54.363.000km2), thứ hai là Phi (30.370.000 km2), kế tiếp là Bắc Mỹ
(24.130.000km2), Nam Mỹ (18.200.000km2), Nam Cực (13.720.000km2) và nhỏ nhất là
Úc (7.010.000km2). Ngoài ra, còn có các đảo trong Thái Bình Dương với diện tích
khoảng 2.000.000km2.

11
Hình 8: Các quan điểm phân chia lục địa
1.2.2.2. Sự phân bố các lục địa
Nếu lấy xích đạo để phân chia bề mặt Trái Đất thành hai nửa cầu thì ta có: bán cầu
Bắc và bán cầu Nam. Mặt khác, nếu lấy kinh tuyến 0o (Greenwich – đi ngang qua Đài
thiên văn Hoàng gia Anh) và kinh tuyến 180o chia bề mặt Trái Đất thành hai nửa cầu thì
ta có bán cầu Tây và bán cầu Đông. Có thể hình dung sự phân bố của các lục địa trên Trái
Đất như sau:
Á - Âu nằm phần lớn ở bán cầu Bắc (chỉ có một phần nhỏ các đảo ở Đông Nam Á
nằm ở bán cầu Nam) và chủ yếu thuộc về bán cầu Đông (chỉ có 1 phần bán đảo Iberich
thuộc về bán cầu Tây).
Phi nằm ở phía tây nam Á – Âu, trải đều trên hai nửa cầu: bán cầu Bắc và bán cầu
Nam (đường xích đạo đi qua khoảng giữa của Phi) và phần lớn Phi nằm ở bán cầu Đông,
một bộ phận nhỏ hơn nằm ở bán cầu Tây.
Úc nằm ở bán cầu Nam và bán cầu Đông, phía đông lục địa Úc là các đảo thuộc
Thái Bình Dương.
Bắc Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây bán cầu Bắc, trong khi đó Nam Mỹ nằm ở
chủ yếu ở bán cầu Nam (có đường xích đạo đi qua ở phía bắc của lục địa Nam Mỹ).
Nam Cực nằm ở vùng cực của bán cầu Nam, trải toàn bộ trên cả bán cầu Đông và
bán cầu Tây. Điểm cực Nam của Trái Đất nằm trên Nam Cực.
Bao quanh các lục địa là năm đại dương: Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây
Dương, Nam Đại Dương và Thái Bình Dương. Trong đó Thái Bình Dương là đại dương
lớn nhất Trái Đất.
1.2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN
Các lục địa có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, địa chất, khoáng sản, địa hình,
khí hậu, sông ngòi – hồ, thực và động vật. Những yếu tố này kết hợp lại với nhau, tác
động và quyết định lẫn nhau, tạo nên bộ mặt độc đáo cho mỗi châu lục.

12
Hình 9: Hệ thống dòng biển trên Trái Đất
Ví dụ trường hợp phần phía tây của lục địa Á - Âu là một lãnh thổ nhỏ, nằm gần
như hoàn toàn ở các vĩ độ ôn đới, lại có bờ biển cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền.
Những đặc điểm đó làm cho khu vực này có khí hậu ôn hòa, không lạnh lắm và cũng
không nóng lắm. Các dãy núi phần lớn lại chạy theo hướng tây – đông nên gió Tây ôn
đới dễ dàng vào sâu nội địa, mang theo khí ấm và hơi ẩm từ Đại Tây Dương làm cho mùa
đông đỡ lạnh, mùa hạ bớt nóng, phân bố mưa đều hơn. Chế độ nước của sông ngòi ít thay
đổi. Cũng nhờ điều kiện khí hậu như vậy mà khu vực này có nhiều rừng, trong khi đó lại
ít hoang mạc, đài nguyên. Trong khi đó lục địa Nam Cực nằm hoàn toàn ở vùng cực Nam
của Trái Đất, bao xung quanh là hệ thống dòng biển lạnh, bờ biển lại ít chia cắt. Những
đặc điểm đó làm cho Nam Cực có khí hậu cực, bề mặt luôn luôn bị bao phủ bởi lớp băng
dày. Với đặc điểm đó, thực – động vật của Nam Cực rất nghèo nàn.

Hình 10: Các khu áp cao, áp thấp vào tháng 1

13
Hình 11: Các khu áp cao, áp thấp vào tháng 7
Rõ ràng là vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, … của một lục địa không hề tách rời nhau
mà phải được xem xét trong mối quan hệ với nhau và chính các mối quan hệ đó đã tạo
nên tổng thể tự nhiên lục địa.

14
CHƯƠNG 2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á – ÂU
2.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU
2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP
2.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn
Lục địa Á - Âu nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc. Điểm cực bắc: mũi Sêliuxkin (trên
bán đảo Taimưa): 77o44’B. Điểm cực nam: mũi Piai (trên bán đảo Malacca): 1o16’B. Nếu
tính cả đảo thì điểm cực bắc nằm trên quần đảo Phranxa Iosip: 82oB và điểm cực nam là
mũi Pamana trên đảo Rôti (Nam Indonesia): 11oN. Như vậy, từ cực bắc đến nam dài hơn
76o vĩ tuyến, tương đương 8.500km.
Theo phương đông – tây, điểm cực đông: mũi Diegionep (trên bán đảo Chucot):
169 40’T; điểm cực tây: mũi Roca (trên bán đảo Pirênê): 9o34’T. Như vậy, từ cực đông
o

đến cực tây: 180o kinh tuyến. Bộ phận lục địa mở rộng nhất nằm trên các vĩ độ cận nhiệt
và ôn đới (từ 35oB đến 50oB): hơn 12.000km.
2.1.1.2. Tiếp giáp
* Tiếp giáp với 3 lục địa
- Phía tây nam, Á - Âu tiếp giáp với lục địa Phi, phân cách với nhau bởi Địa Trung
Hải và biển Đỏ.
- Phía đông bắc, Á - Âu phân cách với Bắc Mỹ bởi một eo biển hẹp - eo Bering:
rộng 34km, sâu 42m, mới được hình thành vào cuối Kainozoi.
- Phía đông nam, Á - Âu tuy cách xa lục địa Úc nhưng lại có mối liên hệ chuyển tiếp
nhờ quần đảo Mã Lai với các biển hẹp.
* Tiếp giáp với 4 đại dương
- Phía bắc, Á - Âu tiếp giáp với các biển của Bắc Băng Dương: Nauy, Baren, Cara,
Laptep, Đông Siberia và Chucot. Trừ biển Nauy là biển sâu (>3.000m), các biển khác đều
nằm trên thềm lục địa, sâu dưới 300m. Các biển được phân cách bởi các quần đảo:
Spitberghen, Đất Phransa Iosip, Novaia Demlia, Severonaia Demlia và Novosiberia. Phía
bắc các biển là các vực biển sâu.
- Phía đông, Á - Âu tiếp giáp Thái Bình Dương. Dọc theo bờ lục địa, đáy đại dương
có cấu tạo phức tạp, tạo nên nhiều bán đảo, nhiều đảo và chuỗi đảo vòng cung, nhiều biển
nhỏ (Bering, Okhot, Nhật Bản, Hoàng Hải, Hoa Đông, …) và nhiều vực biển sâu.
- Phía đông nam, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có các bán
đảo, đảo, quần đảo, biển và vịnh biển phức tạp, đó là khu vực Đông Nam Á, gồm bán
đảo Trung Ấn và các quần đảo (Philippines, Sunda Lớn, Sunda Nhỏ và Molucca, gọi
chung là quần đảo Mã Lai). Nằm giữa các bán đảo và quần đảo có nhiều biển lớn như:
Đông, Java, Sulu, Sulavedi, Banda. Biển Đông là biển lớn nhất trong các biển này, có tên
quốc tế là Nam Trung Hoa.
- Phía nam, Á - Âu tiếp giáp với Ấn Độ Dương. Bờ lục địa bị chia cắt, tạo thành ba
bán đảo lớn là Trung Ấn, Ấn Độ và Ả Rập. Nằm giữa các bán đảo này là các biển và vịnh
biển mở rộng ra đại dương (Anđaman, Ả Rập, Pecxích, ...).
- Phía tây, Á - Âu tiếp giáp với Đại Tây Dương, có các biển Baltica, biển Bắc và Địa
Trung Hải. Trong đó, Địa Trung Hải là một biển kín (chỉ nối liền với Đại Tây Dương qua
eo Gibranta ở phía tây) nhưng lớn, đáy biển sâu, cấu tạo phức tạp, đường bờ biển bị chia
cắt mạnh tạo thành nhiều biển nhỏ như Tirênê, Adriatic, Ioni, Egie, biển Đen và biển
Azop; các bán đảo Apennin, Bankan, Tiểu Á; các đảo Cooc, Sacdenher, Xixilia, Creat, ...
Như vậy, các biển và đại dương bao quanh lục địa Á - Âu không những làm giới hạn
tự nhiên của lục địa, mà còn có ảnh hưởng lớn tới điều kiện tự nhiên. Đặc biệt, khối lục
địa rộng nằm bên cạnh các đại dương lớn tạo nên sự tương phản giữa biển và lục địa, là

15
nhân tố hình thành hoàn lưu không khí giữa biển và lục địa theo mùa, làm cho hoàn lưu
gió mùa ở lục địa Á - Âu phân bố rộng hơn các lục địa khác.
2.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
2.1.2.1. Về hình dạng
Á - Âu là lục địa có bề mặt dạng khối vĩ đại nhất, có dạng khối khổng lồ. So với các
lục địa khác thì Á - Âu bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo (Tây Âu, Ấn Độ, Ả Rập,
…), vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền (Địa Trung Hải, vịnh Bengan, vịnh Pexich, ...).
Trong đó, Tây Á - Âu là một bán đảo khổng lồ của lục địa Á – Âu với đường bờ biển dài
khoảng 117.000km.
Tuy bờ biển bị chia cắt khá mạnh, nhưng do diện tích lục địa rộng, vịnh và biển
không ăn quá sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt theo chiều ngang vẫn không đáng
kể. Các vùng trung tâm lục địa vẫn nằm cách bờ biển rất xa, có nơi tới 2.500 km.
2.1.2.2. Kích thước
Á - Âu là lục địa rộng nhất Trái Đất, có diện tích lục địa chính là 50,7 triệu km2.
Xung quanh lục địa chính có nhiều đảo và quần đảo lớn. Diện tích các đảo và quần đảo
với diện tích gần 2,8 triệu km2. Tổng diện tích lục địa gần 53,5 triệu km2.
Lục địa Á - Âu được chia thành hai phần: Á và Âu. Ranh giới bắt đầu từ dãy Ural
(Nga), đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ
đó ranh giới này kéo đến hồ Caspian (thường gọi là biển Caspian), sông Kuma và
Manych hoặc dãy Caucasus rồi kéo đến biển Đen, biển Marmara và Địa Trung Hải. Theo
ranh giới này, Á rộng 43,5 triệu km2, Âu rộng trên 10 triệu km2.
Tóm lại, Á - Âu là lục địa có vị trí kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, có kích
thước lớn, có bề mặt dạng khối. Đó là những điều kiện cơ bản đầu tiên quyết sự hình
thành khí hậu của lục địa. Do vậy, lục địa Á - Âu có đủ tất cả các đới, các kiểu khí hậu
nên thiên nhiên lục địa Á - Âu rất phong phú, đa dạng.
2.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
2.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri
Cơ sở cấu thành nên lục địa Á – Âu hiện nay bao gồm khoảng 6 nền cổ chính:
- Nền Siberia: nằm trên khu vực giữa 2 sông Lena và Enitxay. Hiện nay, lộ ra hai
khiên tuổi Archean: Anabar và Aldan (thứ tự bắc xuống nam).
- Nền Baltica: còn gọi là nền Đông Âu hay nền Nga, chiếm toàn bộ đồng bằng Đông
Âu, vùng biển Baltica và phần lớn bán đảo Scandinavia hiện nay. Trên nền Âu, thấy được
4 khiên lớn tuổi Archean: Kola, Karelia,Volga – Uralia và Ukraina.
- Nền Bắc Trung Hoa: nằm trên vị trí của bắc Trung Hoa và Triều Tiên hiện nay, là
vùng nền kém ổn định nhất.
- Nền Nam Trung Hoa: nằm trên vị trí của nam Trung Hoa hiện nay, cũng là vùng
nền kém ổn định.
- Nền Tây Ả Rập: Bộ phận của nền Phi, tách ra khỏi nền Phi vào cuối Mesozoi và
thành một bộ phận của lục địa Á - Âu.
- Nền Ấn Độ: Có quá trình phát triển tương tự như nền Tây Ả Rập.
Trong thời kỳ Tiền Cambri, do vận động kiến tạo, các nền trên đã trải qua nhiều lần
hợp nhất thành siêu lục địa (Rodinia – 1,1 tỷ, Pannotia – 600 triệu năm trước) và chia
tách (750 triệu, 540 triệu năm trước). Vào lần chia tách cuối Proterozoi, nền Baltica và
Siberia tách ra nhau, trong khi đó, các nền Bắc Trung Hoa, Ấn Độ, Tây Ả Rập vẫn còn
dính vào một khối trong lục địa Gondwana.
2.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz
Sau sự phân rã của lục địa Pannotia, trong đại Paleozoi, các nền cổ tiếp tục di
chuyển, xô húc và tách giãn, làm xảy ra 2 vận động tạo núi lớn: Caledonia (cuối kỷ Silua,
đầu Devon) và Hercynia (kỷ Carbon). Các vận động này bao gồm uốn nếp, vận động

16
thẳng đứng và đứt gãy. Vận động uốn nếp đã hình thành miền núi Scandinavia, quần đảo
Anh - Ireland, tây Spitsbergen (Na Uy), Zemlya Frantsa–Iosifa (Nga), các khối núi Trung
Âu, các dãy núi: Sajan, Alatau, ven Baikan (phía bắc); Thiên Sơn, Altay, Đại Hưng An
(phía nam); Ural (tây bắc) bao quanh nền cổ Siberia kéo dài từ bắc Tây Tạng đến đông
bắc Baikan. Những dãy núi này đã bị bào mòn nhiều nhưng phần lớn được nâng lên trong
các đại sau.

Hình 12: Địa chất lục địa Á - Âu

17
Sự xô húc đã nối liền nền cổ Batica với Siberia và nối với các nền khác (Tây Ả Rập,
Ấn Độ) hình thành siêu lục địa Pangea (Toàn lục) cách đây 300 triệu năm. Từ khi hình
thành Pangea, giới sinh vật phát triển mạnh, đặc biệt xuất hiện thực vật lộ trần rồi đến hạt
kín. Lúc này Bắc Trung Hoa, Nam Trung Hoa, Đông Nam Á là các nền nhỏ tách rời.
2.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz
Vào cuối kỷ Trias, lục địa Pangea bắt đầu bị nứt vỡ, hình thành nên 2 lục địa:
Laurasia và Gondwana do sự tách vỡ dọc bờ biển Caribe và mở rộng biển Tethys (từ biển
Caribe qua Địa Trung Hải, sang Nam Á và kéo về phía đông). Hiện tượng nứt vỡ và tách
dãn đầu tiên là sự hình thành eo Môdămbich, tách Madagasca, Ấn Độ, Úc và Phi rời
nhau. Nền Ấn Độ trôi dần về phía bắc để gắn với Á - Âu ở cuối đại Kainozoi.
Vào kỷ Kreta, Bắc Trung Hoa và Nam Trung Hoa tiếp xúc với lục địa Á – Âu. Cũng
trong thời gian này bắt đầu có hiện tượng biển tiến tràn ngập nhiều vùng rộng như Đông
Âu, Siberia, Trung Hoa, …
Bên cạnh đó, sự xô húc giữa Á – Âu (ở phía đông) với nền Bắc Mỹ đã sinh ra vận
động tạo núi Mesozoi (Kimeri) kéo dài suốt 3 kỷ nhưng chủ yếu ở kỷ Jura và kỷ Kreta
hình thành các cấu trúc uốn nếp phát triển trên một diện rộng lớn, bao gồm vùng Đông
Siberia, sau đó tiếp tục kéo dài sang Alaska, miền núi Coocdie (Bắc Mỹ), duyên hải Viễn
Đông, cận Amua (Nga) và Đông Dương.
2.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz
Trong đại Kainozoi, Á – Âu, Phi, Ả Rập, Ấn Độ xô húc với nhau sinh ra vận động
tạo núi Anpide - Hymalaya. Vận động này hình thành hai hệ thống núi trẻ ở Á – Âu:
- Hệ thống núi thứ nhất từ Nam Âu qua Tiểu Á, sơn nguyên Iran, Hymalaya, Aracan
cho tới Indonesia. Trong đó, nền Phi xô húc với Á - Âu làm cho trầm tích biển Tethys bị
uốn nếp, tạo nên các núi ở Nam Âu. Nền Ả Rập xô húc với Á – Âu về phía bắc và đông
bắc hình thành dãy các dãy núi ở Tiểu Á và Iran. Nền Ấn Độ xô húc với Á - Âu, hình
thành các núi cao ở vùng trung tâm lục địa, …
- Hệ thống núi thứ hai kéo dài từ Kamchatka, Viễn Đông (Nga) qua Nhật Bản, Đài
Loan, Philippines tới Indonesia gồm hệ thống núi đảo, các máng đại dương rất sâu như
các máng Aleut - Kuril, Nhật Bản, Philippines, Marian và Xonda ở tây Thái Bình Dương
thuộc phía đông Á - Âu là do sự xô húc của nền Thái Bình Dương và Ấn Độ với Á - Âu.
Bên cạnh sự hình thành các núi uốn nếp do sự xô húc của các mảng, ở rìa các mảng
tiếp giáp với đới uốn nếp bị lún xuống, được bồi trầm tích và hình thành các đồng bằng:
trung và hạ lưu sông Đanuyp, Lưỡng Hà và vịnh Pecxich, Ấn - Hằng, …
Cuối Kainozoi, khí hậu bắc Á - Âu bị hoá lạnh, băng hà phủ một diện tích rộng ở
Bắc Âu và Bắc Á, tiêu diệt toàn bộ động - thực vật, phá huỷ thổ nhưỡng, thay đổi địa
hình và mạng lưới sông ngòi. Sự tồn tại của băng hà Neogen suốt thời kỳ Pleitoxen với
nhiều băng kỳ khác nhau. Trong các kỳ băng hà phát triển, mực nước biển giảm, lục địa
mở rộng, nhiều đảo, quần đảo và lục địa nối liền nhau. Sau thời kỳ băng hà Neogen, mực
nước biển dâng lên, lục địa có hình dạng và kích thước như hiện nay. Trên các lãnh thổ
trước đây bị băng hà phủ, địa hình, sông hồ, thổ nhưỡng, động - thực vật phát triển trở lại.
Tóm lại, trong giai đoạn Kainozoi, vận động tạo núi Anpide - Hymalaya và hiện
tượng băng hà Neogen có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển tự nhiên, từ đó
quyết định các đặc điểm tự nhiên ngày nay trên lục địa.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU
2.2.1. ĐỊA HÌNH
2.2.1.1. Địa hình bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Trên lục địa Á - Âu có đầy đủ các kiểu địa hình trên bề mặt Trái Đất: núi cao, sơn
nguyên và cao nguyên, đồng bằng, bồn địa, … với quy mô lớn. Các kiểu địa hình đó xen
kẽ nhau làm bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh.

18
- Các hệ thống núi và sơn nguyên cao thường nằm bên cạnh các đồng bằng rộng và
phẳng, cao trung bình không quá 300m như: dãy Ural nằm cạnh đồng bằng Đông Âu, sơn
nguyên Trung Siberia nằm cạnh đồng bằng Tây Siberia, khối núi Pamir trên 7.000m được
coi là “nóc nhà của Trái Đất” nằm cạnh đồng bằng Turan, Mêdôpôtami, dãy Hymalaya:
“xứ sở của Chúa Tuyết” với đỉnh Chomolungma cao nhất Trái Đất (8.848m) nằm cạnh
đồng bằng Ấn - Hằng, …
- Trong các vùng núi và sơn nguyên cao có các bồn địa thấp xen giữa làm tính chất
chia cắt của bề mặt rõ hơn. Các bồn địa này thường có dạng bầu dục nằm trên những độ
cao khác nhau. Đặc biệt ở trung tâm lục địa, các bồn địa sâu và hẹp kẹp giữa các dãy núi
rất cao, tạo thành kiểu địa hình “cấu trúc tổ ong”. Ví dụ: bồn địa Tarim cao trung bình
800m nằm giữa các dãy Thiên Sơn và Côn Luân cao 5.000 - 7.000m; bồn địa Dungari
cao 400 - 600m nằm giữa Thiên Sơn và Antai; bồn địa Tuocphan là bồn địa hẹp và sâu
nhất lục địa, có đáy sâu -154m, kẹp giữa các nhánh núi phía đông Thiên Sơn.
2.2.1.2. Các dạng địa hình phân bố không đều
- Các hệ thống núi trung bình và núi cao rải ra trên các bộ phận của lãnh thổ: dãy
Pirene, Alps, Carpatha, Bankan (Trung và Nam Âu); Caucasus, Enbuoc (Tây Nam Á);
Scandinavi (Bắc Âu); Veckhoian, Columa, Antai (Đông Bắc Á); Xkhote Alin, Đại Hưng
An, Tần Lĩnh, … (Đông Á). Các hệ thống này cao trung bình 2.000 - 3.000m.
- Các núi và sơn nguyên cao nhất (5.000 - 7.000m) tập trung gần trung tâm, tạo
thành một miền núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất Trái Đất. Ở đây, khối Pamir là điểm nút,
từ đó toả ra ba cánh cung lớn. Cánh đông bắc: hệ thống Thiên Sơn, Antai, Xaian và tiếp
tục tới đông bắc Siberia. Cánh tây: Hinđu Cúc và các núi trên sơn nguyên Iran, Tiểu Á và
Nam Âu. Cánh đông nam: các núi thuộc khối Tây Tạng, Hymalaya và ở Đông Nam Á.
- Ba cánh núi này chia bề mặt lục địa thành ba phần: phần bắc ưu thế gồm đồng
bằng, sơn nguyên và núi thấp. Bộ phận này hình thành chủ yếu trên nền Tiền Cambri và
Paleozoi nên thấp nhất lục địa. Phần đông gồm núi cao, sơn nguyên, cao nguyên cao và
núi trung bình xen đồng bằng thấp. Đây là bộ phận hình thành chủ yếu trên nền Trung
Hoa, các đới uốn nếp Paleozoi, Mesozoi được nâng mạnh nên cao, hiểm trở, đồ sộ nhất.
Các núi và sơn nguyên thấp dần từ vùng nội địa ra biển. Phần nam và tây nam gồm núi
uốn nếp trẻ, sơn nguyên, đồng bằng xen kẽ. Địa hình bị chia cắt mạnh hơn phần bắc.
2.2.1.3. Hướng núi gồm hai hướng chính
- Hướng đông - tây hoặc gần với đông - tây: bao gồm các hệ thống núi kéo dài từ
Nam Âu qua Tiểu Á đến Hymalaya và các núi vùng Trung Á và Nội Á.
- Hướng bắc - nam hoặc gần với bắc - nam: gồm các núi chạy theo bờ Đông Á,
Đông Nam Á, Nam Á, Nam Âu và các dãy Uran, Scandinavi ở phía bắc.
2.2.2. KHOÁNG SẢN
Nguồn khoáng sản của lục địa Á - Âu rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các loại
giàu nhất là dầu mỏ, than đá, sắt và các kim loại màu như đồng, chì, kẽm thiếc và bôxít.
Nguồn gốc hình thành và sự phân bố các mỏ quặng tuy phức tạp, nhưng trong mỗi đới
kiến tạo cũng như trong từng khu vực đều có tập trung một số loại chính có liên quan mật
thiết đối với các quá trình địa chất.
2.1.2.1. Các mỏ mạch
Các mỏ mạch thường phân bố trên các nền cổ và các khu vực có vận động kiến tạo,
tân kiến tạo chiếm ưu thế.
Các khu vực nền cổ là những nơi có khá nhiều loại khoáng sản quan trọng, phổ biến
nhất là sắt, mangan, bôxit, vàng và một số kim loại quý hiếm. Ví dụ: các mỏ sắt lớn ở Ấn
Độ, Đông Bắc Trung Hoa, Triều Tiên, Trung Siberia và vùng nền Nga. Ở Ấn Độ ngoài
sắt còn có mangan với hàm lượng cao và trữ lượng đứng đầu thế giới, vàng, kim cương;
Ở Trung Hoa và Trung Siberia có nhiều vônfram, kim cương, vàng, bôxit...

19
Trong đới uốn nếp Paleozoi có nhiều kim loại màu như đồng, chì, thiếc, kẽm. Các
loại này có nhiều ở Kazakhstan và vùng núi Nam Siberia.
Trong đới uốn nếp Mesozoi, thiếc là kim khoáng quan trọng nhất. Ở đây, thiếc
thường kèm vônphram hoặc chì, kẽm, vàng. Các vùng nhiều thiếc nhất là vùng núi Đông
Siberia và Đông Nam Á. Thiếc Đông Nam Á tập trung trong một dải kéo dài từ cao
nguyên Vân Quý qua bán đảo Trung Ấn đến các đảo Bangka và Billiton thuộc Indonesia,
chiếm tới 70% trữ lượng Trái Đất.
Trong đới uốn nếp Kainozoi, có nhiều kim loại khác nhau như đồng, chì, kẽm,
bauxit và sau đó là sắt, mangan và thuỷ ngân. Ngoài ra, ở Tiểu Á và Iran còn có nhiều
crom và molopden.
2.1.2.2. Các mỏ trầm tích
Các mỏ trầm tích nằm trong các vỉa trầm tích, các miền võng trên nền, võng trước
và giữa núi. Các vùng than có trữ lượng lớn gọi là bồn địa than có nhiều ở Trung Hoa, Ấn
Độ, Mông Cổ, Trung Siberia (Nga) và Rua (Đức).
Các mỏ dầu và khí đốt tập trung nhiều ở đồng bằng Tây Siberia, Trung Á, thềm lục
địa phía Nam Biển Đông, ở Indonesia, Myanma và đồng bằng Ấn – Hằng, vùng đồng
bằng Lưỡng Hà và ven vịnh Ba Tư, đảo Sakhalin, Nhật Bản, bồn địa Tarim, Xaidam,
Dungari, Tứ Xuyên và cao nguyên Gobi... (Trung Hoa).
2.2.3. KHÍ HẬU
2.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu
* Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước
Lục địa Á – Âu kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, trải ra trên tất cả các đới địa lý
khác nhau. Do đó, lượng bức xạ Mặt Trời phân bố trên lục địa không đồng đều, giảm dần
từ nam lên bắc. Mặt khác, tuỳ theo vị trí gần hay xa biển, tổng bức xạ năm có khác nhau.
Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt
nói riêng, điều kiện khí hậu nói chung, thay đổi từ nam lên bắc và khác nhau giữa vùng
nội địa với các miền duyên hải.
Diện tích rất rộng lớn của lục địa cùng với dạng khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội
địa bị khối khí lục địa khô quanh năm thống trị, dễ bị sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa.
Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa.
Khối lục địa Á - Âu rộng lớn nằm bên cạnh các đại dương nên xuất hiện sự tương
phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất
mạnh, đặc biệt dọc theo duyên hải phía đông và phía nam lục địa.
* Địa hình
- Địa hình chi phối sự phân bố nhiệt trên lục địa khá rõ. Các mạch núi đông - tây
ngăn các khối khí khô, lạnh phía bắc không xâm nhập xuống phía nam và các khối khí
nóng ẩm phía nam không lan xa về phía bắc. Các bồn địa xen vào giữa các dãy núi và sơn
nguyên cao sinh ra các giá trị nhiệt độ biến động nhạy theo mùa. Về mùa đông, không khí
bồn địa hoá lạnh nhanh hơn và nằm yên tại chỗ vì thế nhiệt độ thấp hơn xung quanh. Về
mùa hạ, không khí trong bồn địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ cao hơn lân cận. Ở các
vùng núi và sơn nguyên cao: Alps, Caucasus, Pamir, Hymalaya, Tây Tạng, … càng lên
cao nhiệt độ càng giảm và đến độ cao 3.000 - 5.000m bắt đầu đới băng tuyết vĩnh viễn.
- Địa hình làm cho sự phân bố mưa trên lục địa không đồng đều. Các núi chạy theo
hướng bắc – nam: có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía đông và tây đi sâu vào lục
địa nên trên sườn đón gió có mưa nhiều. Các núi chạy hướng đông - tây: có tác dụng
ngăn các khối khí ẩm từ phía nam lên, làm cho sườn nam các núi có mưa khá lớn.
* Các dòng biển
Dòng biển cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến khí hậu các vùng lân cận. Trong
số các dòng biển chảy gần bờ lục địa Á- Âu, quan trọng nhất là dòng nóng Bắc Đại Tây

20
Dương (chảy ven bờ Tây Âu và Bắc Âu) và dòng lạnh Kuril-Kamchatka (chảy ven bờ
phía đông bắc lục địa Á – Âu).
2.2.3.2. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ - khí áp và gió
+ Tháng 1

Hình 13: Phân bố nhiệt độ lục địa Á – Âu tháng 1


- Nhiệt độ
Ở các vùng Trung Á và Nội Á, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ -100C đến -400C. Đặc
21
biệt, ở Veckhoian và Oiamicon nhiệt độ còn xuống gần - 700C.
- Khí áp
Do sự hoá lạnh của không khí như vậy, trên lục địa hình thành một vùng áp cao gọi
là áp cao Siberia, nó nối liền với áp cao Azores tạo thành một dải, phân cách với áp cao
Bắc Phi bởi khu áp thấp Địa Trung Hải. Áp thấp Iceland phát triển mạnh, trùm lên phần
bắc và tây bắc lục địa, áp thấp Aleut cũng phát triển mạnh, bao phủ gần toàn bộ phần bắc
của đại dương và lan sang bờ đông Á. Ở phía nam lục địa là áp thấp xích đạo. Trên bắc
Thái Bình Dương, áp cao Hawaii vẫn tồn tại và thường tác động tới vùng đông nam
Trung Hoa, bán đảo Trung Ấn.
- Gió
Toàn bộ phần nam lục địa về mùa đông có gió Đông Bắc từ lục địa thổi xuống. Ở
các bán đảo phía nam, do ảnh hưởng của địa hình, gió Đông Bắc ở các khu vực này thực
chất là gió Mậu Dịch từ áp cao cận nhiệt thổi về xích đạo. Gió Đông Bắc mang theo khối
khí nhiệt đới lục địa khô nên không có mưa, thời tiết trong sáng, ổn định và tương đối
nóng.
Ngoài ra, về mùa đông dọc theo đới cận nhiệt (từ Địa Trung Hải tới đông Trung
Hoa) thường xuyên có gió Tây và khí xoáy nên thời tiết thường bị nhiễu loạn, có mưa.
Ở phía bắc lục địa có gió Tây Nam thổi từ nội địa về phía bắc, gây ra thời tiết khô và
rất lạnh. Miền duyên hải Đông Á có sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và biển rất lớn,
tạo thành gió mùa Tây Bắc khô và rất lạnh.
+ Tháng 7
- Nhiệt độ
Toàn bộ lục địa được sưởi nóng và có nhiệt độ dương. Càng về phía nam, nhiệt độ
càng tăng dần. Nhiệt độ trung bình từ 240C - 300C. Ở các vùng hoang mạc Trung Á và Tây
Nam Á, nhiệt độ trung bình trên 300C.
- Khí áp
Áp cao Siberia yếu đi, ở Nam Á hình thành áp thấp Iran. Áp thấp Iran còn phối hợp
với áp thấp Bắc Phi và đới áp thấp xích đạo, tạo thành một đới áp thấp liên tục bao phủ
phần lớn lục địa Phi và Nam Á.
Ở phía tây, áp cao Azores phát triển và dịch lên phía bắc, bao trùm vùng Trung Âu
và Địa Trung Hải.
Ở phía đông, áp hạ Aleut suy yếu và áp cao Hawaii phát triển, chiếm phần bắc Thái
Bình Dương lan sang tận bờ Đông Á.
Ở bán cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam Ấn Độ Dương và Úc cũng phát triển
thành một đới áp cao liên tục.
- Gió
Tây Âu vẫn nằm trong phạm vi đới gió Tây, song khác với mùa đông, hoạt động của
khí xoáy yếu đi.
Đông Âu do ảnh hưởng của áp thấp Iran, gió Tây Nam chuyển hướng Tây Bắc, đồng
thời khối khí ôn đới hải dương bị biến tính mạnh nên mưa giảm nhanh.
Ở Bắc Á và Nội Á có gió Bắc hoặc Đông Bắc. Gió này đem theo không khí cực và
ôn đới xuống phía nam nhưng bị biến tính.
Địa Trung Hải nằm dưới áp cao cận nhiệt và gió Mậu Dịch nên thời tiết ổn định, khô
nóng và mưa rất ít.
Tây Nam Á thống trị bởi gió Tây Bắc, thực chất là gió Mậu Dịch, gây nên thời tiết
khô và nóng. Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, có gió Tây Nam và Đông Nam từ biển
thổi vào lục địa.

22
Hình 14: Phân bố nhiệt độ lục địa Á - Âu tháng 7
* Mưa
Sự phân bố mưa trên lục địa nhìn chung không đồng đều. Nam Á và Đông Nam Á là
các vùng mưa nhiều nhất. Lượng mưa trung bình ở đây từ 1.500 - 2.000mm/năm (ở đồng
bằng) và từ 2.000 - 3.000mm/năm (ở miền núi). Các vùng Tây Âu và Đông Á lượng mưa
tuy có giảm nhưng vẫn còn khá lớn, trung bình từ 500 - 1.000mm/năm. Các vùng Trung
Á, Nội Á và Bắc Á có lượng mưa thấp, trung bình < 300mm/năm. Khu vực Tây Nam Á
là nơi mưa ít nhất, dưới 100mm/năm.
23
Hình 15: Phân bố lượng mưa lục địa Á - Âu
2.1.4.3. Các đới khí hậu
* Đới khí hậu xích đạo
Đới khí hậu xích đạo bao gồm phần nam đảo Sri Lanka, nam bán đảo Malacca và
phần lớn quần đảo Sunda Lớn và Sunda Nhỏ (Indonesia).
Trong đới này, đa phần là kiểu khí hậu xích đạo ẩm. Ở đây nhiệt độ trung bình trên
o
25 C, biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn và lượng mưa cao hơn so với vùng xích đạo
của lục địa Phi. Biên độ nhiệt hàng năm ở đây từ 1 – 2oC. Lượng mưa trung bình đạt từ
2.000 - 4.000mm/năm. Riêng khu vực từ nửa đảo Java về phía đông thuộc kiểu phụ khí hậu
xích đạo gió mùa bán cầu Nam nên có đặc điểm khí hậu mang tính chất mùa rõ rệt.
24
* Đới khí hậu nhiệt đới
Đới khí hậu nhiệt đới từ vĩ tuyến 5o đến hai chí tuyến Bắc và Nam. Khí hậu nhiệt
đới có đặc trưng là nhiệt độ cao quanh năm và có một thời kỳ khô hạn, chia làm 2 kiểu:
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa còn được gọi là cận xích đạo gió mùa. Đới này bao
gồm khu vực Nam Á, bán đảo Trung Ấn, Nam Trung Hoa và quần đảo Philippines.
Trong kiểu khí hậu này, mùa hạ có gió mùa từ biển vào, nóng, ẩm và có mưa nhiều,
thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn gây mưa lớn. Do ảnh hưởng của địa
hình nên sự phân bố mưa không đồng đều: trên các sườn đón gió mưa trung bình từ
2.000 - 4.000mm/năm, còn ở đồng bằng từ 1.000 - 2.000mm/năm. Đây là nơi có mưa
nhiều nhất lục địa. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc từ lục địa thổi ra, thời tiết khô ráo.
Ngoại trừ bắc Ấn Độ, phía bắc và đông bắc bán đảo Trung Ấn thời tiết tương đối lạnh và có
mưa do ảnh hưởng của khí xoáy.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: kiểu này không tạo thành một dải liên tục, mà chỉ
chiếm phần Tây Nam Á, gồm bán đảo Ả Rập, nam sơn nguyên Iran đến vùng tây bắc Ấn
Độ. Các khu vực này quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới lục địa và gió Mậu
Dịch. Vì thế, mùa hạ rất khô nóng, mùa đông khô và hơi lạnh. Lượng mưa thấp, trung
bình dưới 100mm/năm (ở đồng bằng) và từ 300 - 400mm/năm (ở miền núi). Do không
khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần lượng mưa nên thiếu ẩm gay gắt. Nhiệt
độ trung bình tháng 7 từ 28 – 32oC, và tháng 1 từ 12 – 20oC. Biên độ nhiệt giữa các mùa
và giữa ngày đêm rất lớn.
* Đới khí hậu cận nhiệt
Chiếm một dải rộng từ bờ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, có 4 kiểu:
- Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Hình thành trong khu vực Địa Trung Hải và
các vùng lân cận. Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là mùa hạ khô nóng, thời tiết ổn
định, trong sáng. Mùa đông, do ảnh hưởng của gió Tây và hoạt động của khí xoáy nên
thời tiết hay thay đổi, mát và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 4 – 12oC, tháng 7 từ
25 – 28oC. Lượng mưa trung bình từ 500 - 600mm/năm.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: Hình thành trong các miền nội địa như phần nam
đồng bằng Trung Á, Nội Á, sơn nguyên Iran. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt
đới lục địa khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 tới 30oC, độ ẩm tương đối thấp, mưa rất
hiếm. Mùa đông, chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới lục địa, thời tiết lạnh, do hoạt động
của khí xoáy trên frông ôn đới nên có mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 0 đến -1oC.
Lượng mưa không đáng kể, từ 100 - 300mm/năm.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao: Là một biến dạng đặc biệt của kiểu khí hậu cận
nhiệt lục địa. Hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 3.500 - 4.000m trở lên, chủ yếu
ở Pamir và Tây Tạng. Khí hậu vẫn mang tính lục địa: mùa đông rất lạnh và khô, mùa hạ
mát. Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn thay đổi. Lượng mưa trung
bình thấp nên xuất hiện hoang mạc núi cao.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa: Nằm ở phía đông lục địa như đông Trung Hoa, nam
Triều Tiên và Nhật Bản. Ở đây, mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết
nóng và mưa nhiều. Lượng mưa mùa hạ chiếm tới 60% - 75% lượng mưa cả năm. Về mùa
đông, gió mùa Tây Bắc từ lục địa thổi ra, khô và lạnh. Lượng mưa trung bình từ 1.000 -
1.500mm/năm. Đây là miền ẩm nhất của đới khí hậu cận nhiệt.
* Đới khí hậu ôn đới
Trên lục địa Á - Âu, vòng đai ôn đới chiếm một dải rộng lớn nhất, diện tích khoảng
27,6 triệu km2, tức khoảng hơn 70% diện tích toàn bộ vòng đai ôn đới của các lục địa
gồm một dải rộng lớn nhất. Đường ranh giới phía nam từ 45oB ở Tây Âu đến 40oB ở
Trung Á và 35oB ở Triều Tiên và Nhật Bản. Trên toàn đới tuy quanh năm chịu ảnh hưởng
của khối khí ôn đới, nhưng khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa nên được chia thành 4

25
kiểu sau:
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: Hình thành một dải hẹp dọc theo duyên hải phía
tây lục địa. Ở khu vực này quanh năm có gió Tây từ Đại Tây Dương thổi vào, mang theo
khối khí ôn đới hải dương ấm ẩm nên khí hậu rất điều hoà. Mùa đông thời tiết ấm dịu,
không có băng giá, nhưng thường có mưa nhiều, gió mạnh và thỉnh thoảng có sương mù
dày đặc. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 1 – 6oC. Mùa hạ mát, mưa nhiều và ít khi nóng
bức. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 12 – 18oC. Mưa phân bố tương đối đều trong năm và
lượng mưa trung bình từ 500 - 600mm/năm.

Hình 16: Các đới khí hậu lục địa Á – Âu

26
+ Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp: Nằm tương đối sâu trong nội địa, bao gồm phần
châu Âu ôn đới cho tới dãy Ural. Trong khu vực này, không khí hải dương dần dần bị biến
tính nên càng đi sâu vào nội địa mùa đông càng lạnh, mùa hạ càng nóng, dao động nhiệt
độ giữa hai mùa càng lớn, lượng mưa càng giảm, thời gian băng giá càng dài. Nhiệt độ
trung bình tháng 1 từ 0 đến – 15oC còn tháng 7 từ 12 – 24oC theo hướng tây - đông. Lượng
mưa cũng giảm từ tây sang đông, 600 - 300mm/năm.
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: nằm ở vùng trung tâm lục địa, bao gồm khu vực từ dãy
Ural cho tới dãy Đại Hưng An. Quanh năm thống trị bởi khối khí ôn đới lục địa nên mùa
đông rất khô và lạnh; mùa hạ ấm ẩm ở phía bắc, khô nóng ở phía nam. Nhiệt độ trung bình
tháng 1 từ - 4 đến – 40oC; còn tháng 7 từ 15 – 28oC. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ. Lượng
mưa giảm dần từ bắc xuống nam, phía nam lượng mưa dưới 250mm/năm.
+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa: Hình thành trong miền duyên hải phía đông. Mùa
đông, gió Tây Bắc từ lục địa thổi ra rất khô lạnh. Mùa hạ có gió Đông Nam từ biển thổi vào
ấm ẩm. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ, chiếm 60% - 70% lượng mưa cả năm. Về mùa hạ
thỉnh thoảng có bão từ phía Đông Nam lên, làm thời tiết nhiễu loạn.
* Đới khí hậu cận cực
Gồm một dải hẹp nằm phía nam đới khí hậu cực. Giới hạn nam của đới ở phía tây gần
trùng với đường vòng cực, còn ở phía đông xuống tới vĩ tuyến 60oB.
Trong đới này có sự thay đổi các khối khí theo mùa: mùa đông là khối khí cực lục
địa, còn mùa hạ là khối khí ôn đới ấm ẩm. Thời tiết giữa hai mùa phân biệt khá rõ. Mùa
đông rất lạnh, nhất là ở các vùng nằm sâu trong lục địa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ - 30
đến – 50oC. Mùa hạ ấm, nhiệt độ trung bình tháng VI từ 8 – 10oC.
Đới khí hậu cận cực được chia thành 3 kiểu:
+ Kiểu khí hậu cận cực hải dương phía tây: có mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát
và ẩm.
+ Kiểu khí hậu cận cực lục địa: có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa
lớn nhất Trái Đất.
+ Kiểu khí hậu cận cực hải dương phía đông: tương tự như kiểu phía tây, nhưng có
mùa đông lạnh hơn và thường có gió Bắc hoặc Đông Bắc; mùa hạ có gió Đông Nam.
* Đới khí hậu cực đới
Gồm các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc lục địa. Giới hạn
phía nam của đới gần trùng với vĩ tuyến 71oB.
Do nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô lạnh. Về
mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài nên nhiệt độ rất thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1
từ - 22 đến – 34oC. Mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết rất giá buốt. Mùa
hạ có ngày liên tục kéo dài, độ nắng phong phú, song do cường độ bức xạ rất yếu nên
nhiệt độ mùa hạ vẫn thấp. Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn không vượt 5oC,
thường có gió Bắc, thời tiết lạnh, hay có sương mù và mưa tuyết. Lượng mưa trung bình
từ 100 - 200mm/năm.
2.2.4. THỦY VĂN
2.2.4.1. Sông ngòi
* Đặc điểm của sông ngòi lục địa Á - Âu
- Lục địa Á - Âu có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất Trái Đất
Hàng năm, các sông đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ: 15.694 km3 (tức 2/3
khối lượng dòng chảy của tất cả các lục địa). Sự phát triển các hệ thống sông lớn là do lục
địa rộng, các sơn nguyên và cao nguyên cao tập trung ở gần trung tâm lục địa. Trên các
núi và sơn nguyên cao có băng hà tạo nguồn cung cấp nước quan trọng. Đây là nơi bắt
nguồn của tất cả các sông lớn. Các sông lại chảy qua nhiều sơn nguyên và đồng bằng
rộng, phẳng, có khí hậu ẩm nên phát triển thuận lợi.
27
- Do ảnh hưởng của khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông không đều
Các vùng có mưa nhiều như Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á; các khu vực có khí
hậu ôn đới ẩm như tây Bắc Âu, Bắc Á mạng lưới sông rất phát triển, các sông có nhiều
nước quanh năm. Các vùng khí hậu khô hạn, lượng mưa hàng năm ít, lượng bốc hơi cao
như Ả Rập, Iran, Trung Á, Nội Á, ... thì mạng lưới sông rất thưa, thậm chí nhiều khu vực
hoàn toàn không có dòng chảy.
- Chế độ sông phụ thuộc vào chế độ mưa và nguồn cung cấp nước
Theo chế độ sông, có thể phân thành 5 kiểu chính sau: Sông chảy trong các miền khí
hậu xích đạo và ôn đới hải dương: có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Lượng mưa
phân bố đều trong năm nên sông có nhiều nước và đầy nước thường xuyên; Sông chảy trong
các miền khí hậu gió mùa: có mưa chủ yếu về mùa hạ nên nước sông lớn vào hạ - thu; cạn
vào đông – xuân; Sông chảy trong miền khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: có mưa mùa
đông nên nước sông lớn vào mùa đông, khô cạn vào mùa hạ; Sông chảy trong các miền khí
hậu cận cực, ôn đới và nhiệt đới lục địa: có nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và
mưa nên có nước lớn vào cuối xuân và đầu hạ. Mùa đông các sông đóng băng một thời
gian dài; Sông chảy trong miền khí hậu khô hạn: nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết
và băng tan nên có nước lớn vào cuối xuân.
* Các lưu vực sông ở lục địa Á - Âu
- Lưu vực Bắc Băng Dương
Gồm các sông chảy trên vùng đông bắc đồng bằng Nga và miền Siberia. Các sông
chính là Dvina Bắc, Petsora, Obi-Ietuso, Enitxay, Lena, Indigisca và Columa.
Các sông thuộc lưu vực này có đặc điểm chung là bắt nguồn từ các vùng núi hoặc
đất cao ở phía nam và chảy về phía bắc, qua các miền khí hậu ngày càng lạnh dần. Nguồn
cung cấp nước chủ yếu của các sông là tuyết tan và mưa mùa hạ. Mạng lưới sông khá dày
thể hiện ở mật độ sông ở phần bắc đồng bằng Nga từ 0,4 - 0,8 km/km2; đồng bằng Tây
Siberia và Trung Siberia từ 0,35 - 0,5 km/km2. Tất cả các sông có thời kỳ nước lớn vào
cuối xuân và đầu hè. Đặc biệt, các sông lớn phần trung và thượng lưu vào cuối xuân hay
có lũ lớn do tuyết và băng vùng thượng nguồn tan sớm hơn các vùng hạ lưu. Mùa đông,
các sông bị đóng băng một thời gian dài. Sang mùa hạ, nhờ có mưa và nước ngầm nên sông
vẫn đầy nước.
- Lưu vực Thái Bình Dương
Gồm các sông chảy trên miền Đông Á, bán đảo Đông Dương, quần đảo Mã Lai và
các đảo dọc theo bờ đông lục địa. Các con sông lớn là Amua, Hoàng Hà, Trường Giang,
Mê Công, Mê Nam.
Phần lớn các sông chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên có nước lớn về mùa
hạ và cạn về mùa đông. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và nguồn cung cấp nước của từng
miền, từng sông có khác nhau nên chế độ các sông không đồng nhất trên toàn bộ lưu vực.
+ Các sông miền duyên hải bắc Viễn Đông và Kamchatka: có nước lớn nhất vào cuối
xuân do tuyết tan từ trên núi.
+ Các sông vùng Đông Á: có chế độ nước không giống nhau nhưng đa số các sông
nhiều nước vào cuối hạ và cạn vào cuối đông - xuân.
+ Các sông trên bán đảo Trung Ấn: mực nước lớn nhất thường vào cuối hạ và cạn
nhất vào cuối đông, đầu xuân.
+ Các sông trên quần đảo Mã Lai: sông nhiều nước quanh năm, chế độ nước sông rất
điều hòa.
- Lưu vực Ấn Độ Dương
Gồm các sông thuộc vùng Tây Nam Á, Nam Á và phần tây bán đảo Trung Ấn.
Ở Tây Nam Á, mạng lưới sông rất thưa. Trong đó, nhiều vùng rộng không có dòng
chảy thường xuyên. Có 2 sông lớn nhất khu vực là Tigro và Ophrat chảy từ sơn nguyên

28
Acmeni xuống. Nguồn cung cấp nước là tuyết và mưa. Các sông ở đây có 2 thời kỳ nước
lớn, một vào mùa xuân do tuyết tan trên núi, một vào mùa đông do mưa trên đồng bằng.
Mùa hạ khô và nóng, nước bốc hơi mạnh nên mực nước rất thấp và lưu lượng càng về hạ
lưu càng giảm.
Các sông thuộc những khu vực còn lại đều chịu ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa
nên có những đặc điểm chung tương tự như các sông của bán đảo Đông Dương. Các sông
đáng chú ý là Ấn, Hằng, Bramaput, Saluen và Iraoadi.
- Lưu vực Đại Tây Dương
Gồm các sông chảy trên phần Âu đổ vào Địa Trung Hải, biển Bắc Hải và Baltica.
Mạng lưới sông thuộc lưu vực này khá phát triển, nhưng do kích thước lục địa nhỏ và bị
chia cắt, đa số các sông đều ngắn và có diện tích lưu vực không đáng kể.
Sông của lưu vực này được phân thành 3 nhóm:
+ Các sông Bắc Âu: Phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Scandinavi và đổ vào biển
Baltica theo hướng tây bắc – đông nam. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết và băng
tan, còn mùa đông bị đóng băng từ 6 - 7 tháng.
+ Các sông ở Trung Âu và quần đảo Anh: Đa số chảy trên các miền đồi núi thấp và
đồng bằng bằng phẳng. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa (đối với các sông miền
duyên hải phía tây) và do mưa cùng với tuyết (đối với các sông vùng nội địa).
+ Các sông thuộc lưu vực Địa Trung Hải: Phần lớn là những sông ngắn, lòng sông
dốc, có nhiều thác ghềnh. Nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa, vì thế sông đầy nước về
mùa đông và cạn về mùa hạ.
- Lưu vực nội lưu
Chiếm một diện tích rộng lớn, gồm các vùng trung tâm bán đảo Ả Rập, sơn nguyên
Iran, đồng bằng Trung Á và Nội Á.
+ Vùng trung tâm bán đảo Ả Rập hoàn toàn không có dòng chảy thường xuyên mà chỉ
có các thung lũng khô, tương tự như các uađi ở Sahara. Các uađi có thể dài tới hàng trăm
km nhưng chỉ có nước vào thời kỳ mưa lớn.
+ Các vùng còn lại, các sông tồn tại được là nhờ có nước tuyết và băng tan từ trên núi
cao xuống. Một số sông tương đối lớn chảy vào các hồ như Vonga, Uran; còn một số nhỏ
thường bị mất dần trong các hoang mạc cát.
2.2.4.2. Hồ
Lục địa Á - Âu có khá nhiều hồ, nhưng phân bố không đồng đều. Đa số các hồ lớn
không nằm trong vùng ẩm ướt mà lại ở trong các vùng khô hạn: Tiểu Á, Trung Á và Nội Á.
Về nguồn gốc phát sinh, các hồ có nhiều loại khác nhau, nhưng đa số các hồ lớn đều
do kiến tạo hoặc kiến tạo - băng hà phối hợp tạo thành. Các hồ thuộc nguồn gốc khác
phân bố rải rác ở nhiều nơi, nhưng diện tích không đáng kể. Lục địa Á - Âu có 2 khu vực
tập trung nhiều hồ nhất là:
+ Khu vực Bắc Âu: các hồ trong khu vực này có nguồn gốc kiến tạo và băng hà
phối hợp nên có độ sâu khá lớn. Đáng chú ý là các hồ Ladoga, Onega và Vanen.
+ Khu vực khô hạn Tiểu Á, Trung Á và Nội Á: có nhiều hồ lớn và đa số có nguồn
gốc kiến tạo như: Caspian, Aral, Balkhash, ... Các hồ khu vực này là rất sâu, mực nước
một số hồ nằm thấp hơn mực đại dương, một số hồ có nồng độ muối cao tạo thành các hồ
mặn, tiêu biểu nhất là hồ Chết.
Ngoài ra, khu vực Bắc Á còn có hồ Baikan là hồ nước ngọt sâu nhất Trái Đất cũng do
nguồn gốc kiến tạo (đứt gãy) mà thành.
2.2.4.3. Băng hà
Lục địa Á - Âu có nhiều núi và sơn nguyên cao nằm trên các vĩ độ cận nhiệt và ôn
đới, đó là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các băng hà núi hiện đại. Nhiều vùng núi
cao của lục địa hiện nay vẫn là những trung tâm băng hà núi lớn nhất Trái Đất như

29
Hymalaya, Tây Tạng, Thiên Sơn, Pamir,  Tuy nhiên, các vùng núi này do nằm sâu trong lục
địa, có khí hậu khô hạn nên sự phát triển của băng hà bị hạn chế so với điều kiện khí hậu
ẩm của các núi gần biển. Đường giới hạn tuyết vĩnh viễn trên các núi này thường ở độ cao
trên 5.000m, các sườn phía bắc còn cao hơn nữa. Đa số các băng hà có chiều dài vài km.
Các băng hà núi có vai trò lớn trong việc cung cấp nước cho các sông, nhất là các sông
thuộc lưu vực nội lưu.
- Các đảo ở phía bắc, do nằm trong đới khí hậu cực và cận cực, có băng hà kiểu lục
địa, tạo thành các lớp phủ băng dày và rộng. Đáng chú ý là băng hà trên các đảo Novaia
Demlia, Sevecnaia Demlia, Spitsbergen và Iceland.
2.2.5. SINH VẬT
2.2.5.1. Giới thiệu khái quát
Sự phân hóa về điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu đã tạo ra sự phân hóa đa
dạng về sinh vật cho lục địa Á – Âu từ các loài thực vật lá kim ở phía bắc (Bắc Á) đến
các cách rừng cận nhiệt đới ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là
các loại rừng giàu nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, cũng như loài động vật
quý hiếm. Trong khi đó, nhiều khu vực nằm sâu trong nội địa, lượng mưa thấp, nhiệt độ
cao đã dẫn đến sự khô hạn, hình thành các hoang mạc, bán hoang mạc với hệ động – thực
vật nghèo nàn.
Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các loại rừng khác và savan, thảo nguyên đã bị con
người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp. Các khu
rừng tự nhiên còn lại rất ít.
2.2.5.2. Các đới sinh vật
* Rừng xích đạo ẩm thường xanh
Còn được gọi là rừng mưa nhiệt đới, phát triển trong điều kiện khí hậu xích đạo
(nhiệt độ trung bình 25 – 27oC, lượng mưa lớn: 2.000 – 2.500mm) và chịu ảnh hưởng sâu
sắc của biển nên rừng xích đạo ẩm thường xanh chỉ chiếm diện tích nhỏ, gồm phần nam
bán đảo Malacca và các đảo Sumatra, Calimantan, Sulavedi và phần tây đảo Java.
Rừng xích đạo ẩm thường xanh ở Á - Âu có diện mạo và cấu trúc như ở Phi, nhưng
thành phần loài phong phú hơn và có nhiều loài địa phương hơn. Rừng thường có 5 tầng:
vượt tán, tán, dưới tán, bụi và cỏ quyết. Ngoài các loài cây gỗ lớn và quý, còn có rất nhiều
cây họ dừa, tre nứa và dương xỉ thân gỗ. Động vật cũng rất phong phú, gồm cả loài sống
trên cây và dưới đất, loài ăn thực vật và ăn thịt.
* Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
Phát triển trong các khu vực có lượng mưa và độ ẩm cao. Ở các khu vực này, có
lượng mưa trên 1.500 mm/năm, lại nằm gần biển nên độ ẩm không khí quanh năm cao
trên 80%. Rừng mọc rất rậm, có nhiều loài, phân thành nhiều tầng tán nhưng không bằng
rừng xích đạo ẩm thường xanh. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như chò nâu, sao đen,
lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây họ dừa, nhiều dây leo, phong lan, chuối, dương xỉ và các
cây khác. Dưới rừng hình thành đất feralit đỏ vàng. Đất tuy ít mùn, nhưng giàu các
khoáng dinh dưỡng.
* Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thưa, savan và savan - cây bụi
Phân bố trong các đồng bằng, thung lũng nội địa có lượng mưa dưới 1.500mm/năm.
Ở những nơi có mưa trên 1.000mm/năm, hình thành rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng
gió mùa, cấu trúc rừng cũng nhiều tầng tán nhưng phần lớn các cây rụng lá vào mùa khô.
Ở những nơi mưa ít hơn (600 - 1.000mm/năm), rừng gió mùa chuyển thành rừng thưa và
savan. Những nơi lượng mưa ít hơn (dưới 600mm/năm), phát triển kiểu savan - cây bụi.
Dưới rừng gió mùa là đất feralit đỏ, dưới rừng thưa là đất nâu đỏ, còn ở savan và
savan cây bụi là đất nâu xám. Giới động vật nói chung phong phú và đa dạng. Trong rừng
nhiệt đới ẩm thường xanh và rừng gió mùa có nhiều loài ăn lá, ăn hoa quả. Trong các

30
rừng thưa và savan, savan - cây bụi có nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt. Các loài chim, rắn,
côn trùng phân bố trong tất cả các đới.
* Bán hoang mạc, hoang mạc nhiệt đới
Chiếm toàn bộ bán đảo Ả Rập, phần nam sơn nguyên Iran và đồng bằng sông Ấn. Ở
đây có tổng bức xạ năm lớn nhất lục địa, nhưng lượng mưa lại thấp nhất lục địa. Sự thừa
nhiệt và thiếu ẩm gay gắt là nguyên nhân hình thành nên đới bán hoang mạc và hoang
mạc nhiệt đới.
Trong các đới này, phổ biến là những cánh đồng cát hoặc các bãi đá rộng. Thực vật
phổ biến là các loài cỏ hoà thảo cứng và các loài cây bụi gai. Chỉ có các thung lũng hoặc
những nơi thấp có nước ngầm lộ ra mới có thực vật phong phú. Thực vật phổ biến là chà
là. Trên các sườn núi phía tây và nam của Ả Rập và Iran, nhờ có lượng mưa khá lớn, tới
500mm/năm, phát triển rừng thưa, cây bụi. Động vật trong các đới này cũng rất nghèo,
các loài thường gặp là các loài bò sát, một vài loài ăn cỏ và ăn thịt.
* Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
Phân bố chủ yếu ở các vùng ven bờ Địa Trung Hải. Trong đới này, mùa mưa và mùa
nhiệt không trùng nhau. Về mùa đông, thời tiết ấm và ẩm, có mưa nhiều; nhưng đến mùa
hạ lại nóng và ít mưa nên bốc hơi mạnh, gây thiếu ẩm gay gắt. Thổ nhưỡng dưới tán rừng
và cây bụi lá cứng cận nhiệt là đất nâu và nâu xám.
Thực vật ở đây thường có lá cứng và xanh bóng, có lớp lông hoặc lớp sáp che phủ,
thân cây có lớp vỏ xốp và dày hoặc có gai. Lớp phủ thực vật ở đây được chia thành 2 kiểu
chính: Rừng phát triển trên các sườn phía tây, có lượng mưa tương đối nhiều, tạo thành
kiểu rừng lá cứng thường xanh. Truông cây bụi phát triển trên các sườn phía đông hoặc ở
những nơi khuất gió, lượng mưa thấp. Động vật phổ biến là các loài bò sát, chim, …
* Bán hoang mạc, hoang mạc cận nhiệt
Phân bố ở khu vực Trung Á, Nội Á và các sơn nguyên Tiểu Á, Iran. Đây là nhưng
nơi có lượng mưa hàng năm ít. Mùa đông lạnh, khô; mùa hạ nóng, khô. Bồn địa là những
nơi khô hạn nhất, phát triển cảnh quan hoang mạc.
Trong hoang mạc cận nhiệt, lớp phủ thực vật rất nghèo. Mặt đất trơ trụi và buồn tẻ.
Các vùng chân núi và các sườn núi quanh các bồn địa có độ ẩm khá hơn, phát triển bán
hoang mạc và thảo nguyên núi. Thực vật phổ biến là các loài cỏ hoà thảo, tập đoàn cây
bụi, bán cây bụi chịu hạn. Trên sơn nguyên Tây Tạng và các vùng núi cao khác, khí hậu
khô và lạnh, phát triển thảo nguyên và hoang mạc núi cao.
* Rừng hỗn hợp cận nhiệt gió mùa
Hình thành trong khu vực khí hậu cận nhiệt gió mùa ở phía đông lục địa, gồm các
vùng đông Trung Hoa, nam Triều Tiên và Nhật Bản. Nhờ điều kiện khí hậu nóng ẩm về
mùa hạ, hơi lạnh về mùa đông nên thực vật ở đây phát triển thuận lợi. Rừng gồm các loại
cây lá rộng, lá kim mọc xen nhau. Động vật có các đại diện là khỉ, báo, gấu Hymalaya,
lợn rừng. Dưới tán rừng là đất feralit.
* Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng ôn đới
Điều kiện khí hậu trong các đới này ấm, ẩm và ôn dịu. Về mùa đông, nhiệt độ trung
bình khoảng 0oC, còn mùa hạ dưới 20oC. Mưa hàng năm 500 - 1.000mm/năm và phân bố
tương đối đều trong năm.
Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng tuy là 2 đới, nhưng ranh giới giữa chúng không rõ rệt.
Các đới này phát triển trong điều kiện khí hậu ôn đới hải dương và chuyển tiếp nên chỉ
thấy phân bố ở Trung Âu và vùng duyên hải Đông Á. Trong đới rừng hỗn hợp, thực vật
gồm các cây lá nhọn mọc hỗn hợp với cây lá rộng. Rừng hỗn hợp là nơi có động vật
phong phú. Các cây lá rộng càng xuống phía nam càng tăng dần, và sau đó chiếm ưu thế
hoàn toàn, tạo thành đới rừng lá rộng.

31
Hình 17: Các vành đai sinh vật lục địa Á - Âu
* Thảo nguyên - rừng và thảo nguyên
Đây là 2 đới nằm kề nhau thành một dải rộng kéo dài từ dãy Cartpath đến dãy Antai.
Trong đó dải phía bắc là thảo nguyên - rừng, còn phía nam là thảo nguyên. Trong các đới
này, điều kiện khí hậu mang tính lục địa khá rõ: mùa đông lạnh và dài, nhiệt độ trung bình
32
tháng 1 từ - 50C đến - 200C. Mùa hạ tương đối nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 170C -
230C. Lượng mưa trung bình từ 250 - 400mm/năm.
Sự thiếu ẩm làm cho thực vật cỏ ưa khô phát triển hơn cây thân gỗ. Vì thế, càng đi
về phía nam, đồng cỏ dần dần thay thế rừng. Trong thảo nguyên rừng thường có sồi, dẻ
rừng, phong và bạch dương. Còn trong thảo nguyên, thống trị là cỏ hoà thảo. Thổ nhưỡng
của 2 đới này là đất rừng xám, đất đen rửa trôi, đất đen và đất hạt dẻ. Giới động vật của 2
đới có sự khác nhau khá rõ: ở đới thảo nguyên - rừng có các động vật rừng như chồn, sóc,
thỏ nâu và các loại chim. Ở thảo nguyên, có nhiều loài gậm nhấm và loài ăn cỏ; đáng chú
ý là sơn dương, chuột và dê.
* Bán hoang mạc và hoang mạc ôn đới
Phân bố trong các vùng Trung Á, Nội Á và đông nam đồng bằng Nga. Đây là những
vùng khí hậu khô hạn và mang tính lục địa gay gắt nhất. Trong đới bán hoang mạc, lượng
mưa từ 150 - 250mm/năm; còn trong đới hoang mạc giảm xuống dưới 150mm/năm. Độ
bốc hơi rất lớn, gấp từ 4 - 9 lần lượng mưa. Do bốc hơi mạnh, dòng chảy trên mặt trong
các đới này rất hiếm. Thổ nhưỡng điển hình của đới bán hoang mạc là đất hạt dẻ sáng và
đất xôlônhét, còn ở đới hoang mạc là đất xám, đất tacưa và đất xôlônsác.
Lớp phủ thực vật của bán hoang mạc và hoang mạc rất nghèo. Trong bán hoang mạc
và hoang mạc thường gặp quần hệ hoà thảo - ngải cứu, ngải cứu - cỏ muối. Giới động vật
ở đây rất nghèo; phổ biến là các loài gậm nhấm và bò sát.
* Rừng lá kim (rừng taiga)
Chiếm một dải rộng, kéo dài từ tây sang đông tới hàng vạn km, từ bắc xuống nam
tới hàng nghìn km. Đới này phát triển trong các vùng khí hậu ôn đới lục địa lạnh với mùa
đông băng giá kéo dài và băng kết vĩnh cửu còn phổ biến.
Rừng taiga Á - Âu nghèo về thành phần và có cấu trúc đơn, phổ biến là vân sam,
thông, tùng rụng lá, phân biệt thành 2 kiểu: taiga tối và taiga sáng. Đới rừng lá kim có
đầm lầy phát triển, chiếm tới gần 50% diện tích của đới. Dưới rừng, phát triển đất đầm lầy
và đất pôtdôn. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, trong rừng lá kim có nhiều động vật khác
nhau như nai sừng dẹt, gấu nâu, mèo rừng, sóc, chồn đen và nhiều loài chim như gà rừng,
gà thông, chim gõ kiến, cú và quạ biển.
Càng đi về phía bắc, điều kiện khí hậu lạnh hơn (nhiệt độ trung bình tháng 7 là
o
14 C), rêu phát triển xen kẽ với cây lá kim gọi là kiểu rừng lá kim – đồng rêu. Dưới rừng
lá kim là các đồng cỏ, còn ở những chỗ thấp phát triển đầm lầy. Ở đới này, trong đất đã
bắt đầu xuất hiện quá trình rửa trôi, tạo thành đất pôtdôn glây. Động vật mang tính
chuyển tiếp giữa đới đồng rêu và rừng lá kim.
* Đồng rêu
Chiếm một dải hẹp ven bờ phía bắc lục địa, từ bán đảo Scandinavi ở phía tây đến
bán đảo Trucôtxki ở phía đông. Trong đới đồng rêu, về mùa hạ ấm nhưng nhiệt độ trung
bình tháng 7 không quá 11oC. Ở đây, nhiệt độ quanh năm thấp, thời gian tuyết phủ dài (từ
200 – 260 ngày), băng kết vĩnh cửu phát triển và bốc hơi rất yếu.
Trong điều kiện đó, chỉ có rêu và địa y là 2 loài thực vật chủ yếu. Đất đồng rêu bị
glây mạnh, nghèo chất dinh dưỡng và rất chua. Giới động vật cũng nghèo và có nhiều loài
sống ở đới hoang mạc cực, đại diện là tuần lộc, chó sói đỏ, cú trắng. Về mùa hạ có nhiều
chim nước từ phương nam di cư lên.
* Hoang mạc cực
Phát triển trên các đảo và quần đảo phía bắc như Spitsbergen, Phran Ioxip, Novaia
Demlia, Sevecnaia Demlia và một dải hẹp ven bờ phía bắc lục địa. Trong đới này, các
tháng mùa hạ nhiệt độ trung bình vẫn không vượt quá 50C. Thời tiết thường xuyên u ám,
có gió mạnh, nhất là vào thời kỳ đêm địa cực. Phần lớn bề mặt bị băng và tuyết phủ
quanh năm.

33
Giới sinh vật nghèo, nhưng động vật vẫn phong phú hơn thực vật, điển hình như
chuột lemmút, chồn bắc cực và gấu trắng. Dọc theo bờ biển và trên các băng trôi có nhiều
thú chân vịt. Trên sườn núi đá ven bờ, về mùa hạ có nhiều chim biển.
2.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU
2.3.1. BẮC Á
2.3.1.1. Tây Siberia
Xứ Tây Siberia chiếm toàn bộ đồng bằng Tây Siberia. Đây là miền đồng bằng bồi tụ
thấp, rộng và bằng phẳng vào bậc nhất thế giới. Đồng bằng rộng trên 3 triệu km2, hình
thành trên nền uốn nếp Hercynia bị lún và phủ trầm tích nằm ngang rất dày. Sự chênh
lệch về độ cao trên đồng bằng không đáng kể: vùng trung tâm cao trung bình: 50 - 150m,
còn rìa có nơi tới 250m.
Về điều kiện khí hậu, tuy nằm trong ô Bắc Á, song do chịu ảnh hưởng của gió Tây
nên Tây Siberia là xứ ấm và ẩm hơn các xứ khác của ô.
Tây Siberia là xứ có nguồn nước ngầm và nước trên mặt rất phong phú. Toàn bộ
lãnh thổ là một bồn nước phun. Mạng lưới sông và đặc biệt là đầm lầy rất phát triển. Sông
lớn và quan trọng nhất là sông Obi.
Cảnh quan tự nhiên đồng bằng Tây Siberia phân hoá theo đới rất rõ. Từ bắc xuống
nam: đồng rêu, đồng rêu rừng, rừng lá kim, thảo nguyên rừng và thảo nguyên.
Đồng bằng Tây Siberia là xứ có tài nguyên phong phú: đất secnôdiom tốt, đồng cỏ
tốt, rừng giàu, nhiều khoáng sản, sông có giá trị về giao thông và thuỷ điện.
2.3.1.2. Trung Siberia
Xứ Trung Siberia là khu vực nằm giữa 2 sông lớn: Enitxay và Lena. Phần lớn lãnh
thổ được hình thành trên nền Siberia với nền đá kết tinh và biến chất tuổi Tiền Cambri ở
dưới và các lớp đá trầm tích tuổi Paleozoi, Mesozoi. Địa hình bề mặt toàn xứ không cao,
phổ biến là các cao nguyên, đồng bằng đồi và các núi thấp nhưng có nhiều thung lũng
chia cắt sâu.
Tuy Trung Siberia nằm trên cùng vĩ độ với Tây Siberia, song mức độ giá buốt và
tính lục địa gay gắt hơn. Mùa đông lạnh hơn Tây Siberia, còn mùa hạ lại ấm hơn.
Hệ thống sông ở Trung Siberia rất phát triển, có nhiều sông lớn và trên các sông
thường có nhiều thác ghềnh. Sông lớn nhất là sông Lena.
Các đới cảnh quan tự nhiên của Trung Siberia tuy thay đổi từ bắc xuống nam (từ đới
hoang mạc cực đến đới rừng lá kim), song đặc điểm của các đới không hoàn toàn giống
với các đới ở Tây Siberia, nhất là đới rừng lá kim. Đới rừng lá kim ở Trung Siberia thuộc
kiểu rừng lá kim sáng. Đầm lầy kém phát triển. Giới động vật của Trung Siberia phong
phú hơn Tây Siberia.
Nguồn tài nguyên của Trung Siberia phong phú nhất ô Bắc Á: có nhiều loại khoáng
sản quý và có trữ lượng lớn; nguồn thuỷ năng dồi dào; diện tích rừng lớn.
2.3.1.3. Đông Siberia và Nam Siberia
* Đông Siberia
Vùng núi Đông Siberia được hình thành trong chu kỳ tạo núi Mesozoi, với các dãy
núi vòng cung quay lưng về phía nam. Độ cao trung bình của các núi từ 1.500 - 2.000m.
Xứ Đông Siberia nằm hoàn toàn trong các đới khí hậu cực và cận cực; đồng thời
cũng là xứ có điều kiện khí hậu giá lạnh gay gắt nhất Bắc Á.
Ở Đông Siberia, do điều kiện khí hậu giá lạnh và băng kết vĩnh cửu phát triển nên
khắp nơi chỉ thấy đồng rêu và đồng rêu rừng.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Đông Siberia là khoáng sản. Các đồng rêu và
đồng rêu rừng có thể sử dụng để chăn nuôi tuần lộc.
* Nam Siberia
Nam Siberia là vùng núi được hình thành trong giai đoạn tạo núi Paleozoi hạ trở về

34
trước, sau được nâng lên và bị đứt gãy.
Cấu tạo địa hình của Nam Siberia có đặc điểm là các dãy núi xen kẽ với các thung
lũng rộng và chạy song song theo hướng đông đông bắc – nam tây nam. Độ cao trung
bình từ 2.000 - 3.000m.
Do ảnh hưởng của địa hình và vị trí nằm sâu trong lục địa, khí hậu xứ Nam
Siberia thay đổi phức tạp và mang tính lục địa gay gắt.
Về hệ thống sông hồ, Nam Siberia có hồ Baical là hồ lớn và có độ sâu lớn nhất thế
giới (1.620m).
Cảnh quan tự nhiên của Nam Siberia phân hoá phức tạp, nhưng có thể phân thành 2
kiểu chính: thảo nguyên và thảo nguyên - rừng phát triển trong các thung lũng và các
sườn đông nam; rừng lá kim phát triển trên các sườn phía tây, tây bắc và tây nam.
Nam Siberia có nhiều khoáng sản quan trọng. Các sông có nguồn dự trữ về thuỷ
năng tương đối lớn. Rừng có nhiều gỗ. Các thảo nguyên và các đồng cỏ núi có giá trị về
chăn nuôi.
2.3.2. TÂY Á - ÂU
2.3.2.1. Bắc Âu
Xứ Bắc Âu là một xứ tự nhiên bao gồm lãnh thổ các nước Na Uy, Thuỵ Điển, Phần
Lan và Cộng hoà tự trị Karêli (thuộc Nga).
Lãnh thổ Bắc Âu được hình thành trên cơ sở khiên Baltica và các uốn nếp
Caledonia. Hai bộ phận này gắn liền với nhau thành một khối vững chắc và chịu quá trình
san bằng lâu dài. Sau giai đoạn băng hà, toàn bộ lãnh thổ được nâng lên mạnh nhưng
không đều, vì thế có thể phân chia địa hình thành 2 miền:
+ Miền đồng bằng phía đông và đông nam: là bộ phận nằm trên khiên Baltica, được
nâng lên yếu nên thực chất là một miền đồi lượn sóng, gồm các đất cao xen các đất thấp,
cao trung bình từ 200 - 600m.
+ Miền núi Scandinavi: là các nếp uốn Hercynia, được nâng lên mạnh, nên có độ cao
trung bình từ 1.200 - 1.400m. Trên núi còn để lại các bề mặt san bằng rộng (người địa
phương gọi là các phenđơ).
Bắc Âu nằm ở phía bắc đới khí hậu ôn đới và tiếp giáp với các biển và đại dương,
Bắc Âu thuộc miền khí hậu ôn đới lạnh và ẩm nhất của Tây Á - Âu.
Mạng lưới sông hồ phức tạp. Mật độ các hồ ở đây dày bậc nhất thế giới. Các hồ
được nối liền với các sông. Các sông mới được hình thành nên còn rất trẻ, có nhiều thác
ghềnh. Đầm lầy phát triển.
Phần lớn lãnh thổ Bắc Âu phát triển rừng lá kim. Rừng ở đây mọc rất tốt, rậm và tối.
Nguồn tài nguyên phong phú nhất của Bắc Âu là khoáng sản, gỗ và nguồn thuỷ
năng. Đồng bằng là những nơi để trồng trọt và chăn nuôi.
2.3.2.2. Đông Âu
Đông Âu bao gồm toàn bộ đồng bằng Nga và miền núi Ural ở phía đông, tạo thành
một xứ tự nhiên rộng lớn nhất Âu.
Nền móng chung của đồng bằng Nga chính là nền Đông Âu, vì thế địa hình của
đồng bằng có đặc điểm khá đồng nhất. Toàn bộ đồng bằng thực chất là một miền đồi lượn
sóng thoải, độ cao trung bình từ 100 đến 300 - 400m. Miền núi Uran được hình thành trên
các uốn nếp Hercynia và bị san bằng lâu dài, trở thành miền núi già với độ cao thường
không quá 1.000m.
Xứ Đông Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn đới chuyển tiếp nhưng do kích thước
rộng lớn nên có sự khác nhau giữa các vùng. Nhìn chung, trên toàn bộ xứ, càng về phía
nam khí hậu càng ấm, càng về phía đông và đông nam tính lục địa càng tăng dần, còn đi
về phía tây tính hải dương càng rõ.
Mạng lưới sông ngòi của Đông Âu khá dày đặc, có nhiều sông lớn và nhiều

35
nước bậc nhất châu Âu. Các sông đáng chú ý nhất là Vônga, sông Đôn, sông Đniép.
Phụ thuộc vào điều kiện nhiệt ẩm khác nhau, cảnh quan tự nhiên trên đồng bằng thay
đổi từ bắc xuống nam, tạo thành một hệ thống các đới: đồng rêu - rừng (đài nguyên -
rừng), rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên.
Đồng bằng Nga là xứ có nhiều khoáng sản quan trọng. Nguồn tài nguyên đất và rừng
phong phú. Các sông trên đồng bằng thuận lợi cho việc phát triển giao thông, tưới tiêu,
đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ điện.
2.3.2.3. Tây và Trung Âu
Tây - Trung Âu là một xứ tự nhiên rộng lớn nhưng trong sự phân hoá thiên nhiên, có
thể phân chia thành hai miền khác nhau.
* Đồng bằng - núi thấp Tây và Trung Âu
Miền này bao gồm các nước Anh, Ailen, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ba Lan và Séc.
Toàn miền được hình thành trên đới uốn nếp Paleozoi, chịu quá trình san bằng lâu dài nên
có bề mặt tương đối bằng phẳng. Đến cuối Kainozoi, toàn miền được nâng lên và bị đứt
gãy, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.
Các khu vực nâng mạnh nhất tạo thành các núi trung bình và núi thấp; các vùng
nâng lên yếu tạo thành các vùng đất cao. Các chỗ lún xuống được bồi trầm tích biển, tạo
thành nhiều đồng bằng có dạng bồn địa.
Miền đồng bằng và núi thấp Trung - Tây Âu nằm tiếp cận với Đại Tây Dương nên
khí hậu quanh năm ấm và ẩm ướt.
Điều kiện khí hậu mát và ẩm, rất thuận lợi cho rừng và đồng cỏ phát triển. Dưới
rừng và đồng cỏ hình thành đất rừng xám nâu rửa trôi.
Xứ này có nguồn khoáng sản giàu có. Ở các đồng bằng ven biển và đồng cỏ là
những nơi thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
* Miền núi cao Alps - Carparth - Bankan
Là một xứ tự nhiên rộng lớn, gồm các dãy núi cao và các đồng bằng bồi tụ nằm xen
kẽ với nhau như: dãy Alps, đồng bằng sông Pô, dãy Carparth, dãy Bankan, đồng bằng
trung và hạ lưu sông Danuyp.
Tất cả các đơn vị trên đều được hình thành trong giai đoạn tạo núi Kainozoi nên các
dãy núi là bộ phận được nâng lên mạnh, còn các đồng bằng là những miền võng trước và
giữa núi, được bồi trầm tích dày với nguồn gốc và tuổi khác nhau.
Xứ Alps - Carparth - Bankan nằm hoàn toàn trong đới khí hậu ôn đới, với cảnh quan
rừng lá rộng trên các sườn núi và trên các đồng bằng ở phía tây; thảo nguyên rừng và thảo
nguyên ở phía đông và đông bắc. Cảnh quan còn phân hoá theo đai cao. Xứ này gồm 2
miền: miền Alps và miền Carparth.
Nhờ có mưa nhiều và nguồn nước băng tuyết, mạng lưới sông của xứ khá phát triển
và có nhiều nước. Sông có nhiều thác ghềnh nên nguồn dự trữ thuỷ năng tương đối lớn,
tiêu biểu có sông Danuyp.
Nguồn tài nguyên rất phong phú, đất đai phì nhiêu, nguồn gỗ giàu có và thuỷ năng
khá lớn. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản quan trọng.
2.3.2.4. Nam Âu
Xứ Nam Âu gồm 3 bán đảo lớn ở phía nam Âu là Pirene (hay Iberich), Apennin (hay
Italia) và Bankan. Xứ này cũng được hình thành trong giai đoạn tạo núi Kainozoi như xứ
Alps - Carparth nói trên, song về mặt cấu trúc lại phức tạp hơn nhiều.
Ở Nam Âu, địa hình núi chiếm đại bộ phận diện tích, còn các đồng bằng rất nhỏ bé
và phân bố dọc theo các miền duyên hải. Trong các vùng núi, các dạng địa hình caxtơ
phát triển ở khắp nơi, tạo thành nhiều phong cảnh đẹp.
Nam Âu nằm trong đới khí hậu cận nhiệt địa trung hải, với mùa đông ấm và ẩm; còn
mùa hạ khô và khá nóng.

36
Cảnh quan cũng có sự phân hoá tương ứng: các vùng phía B, thực vật rừng gồm
nhiều loài ôn đới rụng lá theo mùa; còn ở phía N có nhiều loài nhiệt đới thuộc loại xanh
quanh năm. Trên các sườn phía tây và tây bắc, mưa nhiều nên phát triển rừng cận nhiệt
thường xanh; còn các vùng mưa ít và nóng, phát triển cảnh quan truông cây bụi.
Nhờ có khí hậu ấm áp và đất đai tốt, xứ Nam Âu có lợi thế để phát triển trồng trọt và
chăn nuôi, có nguồn khoáng sản phong phú, có nhiều phong cảnh đẹp, thuận lợi để tổ
chức các khu nghỉ mát và du lịch.
2.3.3. TRUNG Á VÀ NỘI Á
2.3.3.1. Đồng bằng Trung Á
Là xứ đồng bằng và đất cao nằm giữa hồ Caspian ở phía tây và các hệ thống núi cao
Antai, Thiên Sơn, Pamir ở phía đông. Phía bắc giáp với đồng bằng Tây Siberia; phía nam
là các dãy núi cao thuộc sơn nguyên Iran.
Toàn xứ gồm hai bộ phận chính: Phần bắc gồm các cao nguyên, vùng đất cao, có độ
cao trung bình từ 300 - 500m. Phần nam địa hình thấp và bằng phẳng hơn, cao trung bình
từ 150 - 300m.
Điều kiện khí hậu và cảnh quan của đồng bằng Trung Á có phân biệt giữa bắc và
nam rõ rệt. Phần bắc nằm trong đới khí hậu ôn đới có mùa đông lạnh, lượng mưa từ 200 -
350mm/năm; phát triển thảo nguyên và bán hoang mạc. Phần nam thuộc đới khí hậu cận
nhiệt có mùa hạ nóng và lượng mưa rất thấp (dưới 150mm/năm) nên thống trị bởi cảnh
quan hoang mạc.
Ở đồng bằng Trung Á, tuy khí hậu khô hạn nhưng có một số sông và hồ lớn. Các
sông tồn tại được nhờ nguồn nước tuyết và băng cung cấp. Các sông lớn nhất là
Amudaria, Xuadaria, Ili, … Các sông có nước lớn vào cuối xuân và hạ.
Xứ này có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là các khoáng sản. Đới thảo nguyên
là nơi thuận lợi cho nông nghiệp.
2.3.3.2. Miền núi Thiên Sơn và Pamia -Antai
Miền này gồm 2 hệ thống núi lớn nằm ở trung tâm lục địa là Thiên Sơn và Pamir,
cùng các núi phụ cận của chúng. Các hệ thống núi cao này nổi lên giữa các đồng bằng
hoang mạc rộng lớn, gây nên sự tương phản sâu sắc trong thiên nhiên của khu vực này.
*Hệ thống núi Thiên Sơn
Địa hình gồm nhiều dãy song song với nhau theo hướng tây- đông, kéo dài trên
2.500km. Độ cao trung bình của toàn hệ thống khoảng 5.000m.
Núi Thiên Sơn nằm hoàn toàn trong miền khí hậu ôn đới. Tuy nhiên có sự khác nhau
theo độ cao và hướng sườn. Ở đây có nhiều sông và hồ khá lớn.
Cảnh quan tự nhiên ở đây cũng thay đổi theo đai cao: Dưới 900m là bán hoang mạc
và thảo nguyên khô. Từ 900 - 1.200m là vành đai thảo nguyên núi. Từ 1.200 -1.700m là
vành đai thảo nguyên rừng. Trên 1.700m là đai rừng lá kim, rồi đến đồng cỏ núi cao anpi
và sau đó là đới tuyết và băng vĩnh viễn.
Nguồn tài nguyên của núi Thiên Sơn khá phong phú: có nhiều loại khoáng sản,
nguồn thuỷ năng cũng tương đối khá, rừng và đồng cỏ rộng lớn, tươi tốt.
* Hệ thống núi Pamir - Antai
Hai núi này làm thành một hệ thống nằm giữa thung lũng Phécgana ở phía bắc và
thung lũng thượng nguồn Amuđaria ở phía nam. Toàn bộ hệ thống gồm nhiều khối núi
xen với các thung lũng theo nhiều hướng khác nhau. Độ cao trung bình vùng núi trung
tâm Pamir khoảng 5.000 - 6.000m.
Pamir và Antai nằm trong miền khí hậu cận nhiệt lục địa. Khí hậu và cảnh quan ở
đây cũng thay đổi theo đai cao và theo hướng sườn. Ở phía tây và tây bắc: Từ chân núi tới
độ cao 1.500m: khí hậu khô và nóng tương tự như các vùng bán hoang mạc lân cận. Từ
1.500 - 3.800m: do khí hậu mát và ẩm, lượng mưa khá nhiều, trung bình từ 1.000 -

37
1.500mm/năm nên lần lượt phát triển các đai thảo nguyên, thảo nguyên rừng, rừng lá rộng
rồi đến đồng cỏ núi cao. Lên cao hơn là đới tuyết vĩnh viễn. Phía đông: điều kiện khí hậu
khô và lục địa hơn, lượng mưa < 100mm/năm nên phát triển cảnh quan hoang mạc núi.
Đai này phát triển tới độ cao 4.200m. Lên cao hơn là đai thảo nguyên núi và đồng cỏ tạp
núi cao. Từ 5.000m trở lên là đai băng tuyết vĩnh viễn.
Vùng núi Pamir là một trong những trung tâm băng hà núi lớn nhất trên thế giới. Ở
đây có hơn 1.000 băng hà lớn nhỏ, chiếm khoảng 10% diện tích toàn bộ lãnh thổ. Các
băng hà là nguồn cung cấp nước cho các sông và hồ.
Vùng núi Pamir - Antai có nhiều khoáng sản, có nhiều suối nước khoáng, các đồng
cỏ núi có diện tích lớn và tươi tốt để phục vụ chăn nuôi.
2.3.3.3. Đồng bằng Nội Á
Là miền đồng bằng cao, bao gồm các bồn địa (Tarim, Dungari, Hồ Lớn) và các đồng
bằng đồi lượn sóng phía nam Mông Cổ và bắc Trung Hoa.
Đồng bằng nằm ở độ cao từ 800 - 1.200m, xung quanh có các dãy núi cao thuộc Tây
Tạng, Pamir, Thiên Sơn, N Siberia và Đại Hưng An bao bọc.
Khí hậu của đồng bằng Nội Á mang tính chất lục địa gay gắt. Về mùa đông, toàn xứ
nằm dưới trung tâm áp cao Siberia, thời tiết rất khô và lạnh.
Do khí hậu khô hạn như vậy, lớp phủ thực vật rất nghèo, chỉ gặp một số cỏ gai và
cây muối. Mạng lưới sông ở Nội Á cũng rất nghèo nàn.
Vùng đồng bằng Nội Á có nhiều khoáng sản quan trọng, như dầu mỏ, than đá và sắt.
Dân cư rất thưa thớt.
2.3.3.4. Sơn nguyên Tây Tạng
Là khối sơn nguyên rộng lớn và đồ sộ nhất thế giới, được nâng mạnh vào cuối
Kainozoi. Tây Tạng được bao bọc bởi các hệ thống núi cao: dãy Côn Luân và Nam Sơn ở
phía bắc; hệ thống Alps Tứ Xuyên ở phía đông, dãy Caracorum và Hymalaya ở phía nam
và tây nam.
Về cấu tạo địa hình, có độ cao trung bình 4.500m, gồm có nhiều dãy núi chạy song
song theo hướng đông - tây, cách nhau bới các thung lũng rộng và phẳng. Phần đông Tây
Tạng là nơi bắt nguồn các nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, …
Điều kiện khí hậu của Tây Tạng mang tính chất lục địa gay gắt; do ảnh hưởng của
độ cao và địa hình lòng chảo, nên thời tiết quanh năm khô và lạnh. Lượng mưa trung bình
từ 100 - 300mm/năm.
Phần lớn Tây Tạng có khí hậu khô và lạnh nên phát triển thảo nguyên và hoang mạc
núi. Lớp phủ thực vật rất nghèo. Giới động vật của Tây Tạng chỉ có một số loài thích nghi
với điều kiện khí hậu lạnh núi cao như bò Iắc, gấu đen Hymalaya…
2.3.4. ĐÔNG Á
2.3.4.1. Kamchatka
Xứ Kamchatka nằm ở cực bắc của Đông Á, bao gồm bán đảo Kamchatka, vùng
đồng bằng Anađưa, vùng núi Coriăc và quần đảo Kuril.
Địa hình núi là chủ yếu, còn đồng bằng rất hẹp. Hai đồng bằng tương đối lớn là đồng
bằng Anađưa và đồng bằng trung tâm Kamchatka đều hình thành trên các miền võng giữa
và trước núi, được lấp đầy trầm tích vụn bở tuổi Neogen, có bề mặt tương đối bằng
phẳng.
Nằm trên các vĩ độ của rìa đông lục địa, lại tiếp cận với các biển và các dòng biển
lạnh, khí hậu xứ Kamchatka vừa giá lạnh, vừa ẩm ướt quanh năm.
Nhiệt độ thấp, mưa nhiều và độ ẩm cao là những điều kiện thuận lợi cho băng hà
phát triển. Ở Kamchatka suối nước nóng và suối phun hoạt động mạnh.
Phần lớn lãnh thổ Kamchatka phát triển đồng rêu và đồng rêu rừng. Rừng lá kim chỉ
thấy trên đồng bằng và các sườn núi thấp. Các đảo phía nam do ấm hơn, nên rừng hỗn

38
hợp và rừng lá rộng phát triển rất rậm rạp.
Xứ Kamchatka có một số mỏ khoáng sản quan trọng. Các vùng đồng rêu, đồng rêu
rừng và đồng cỏ ẩm có thể sử dụng để chăn nuôi tuần lộc và săn thú lấy lông. Các vùng
biển xung quanh có nhiều cá, có giá trị về khai thác hải sản.
2.3.4.2. Amua - Triều Tiên
Các vùng Nam Viễn Đông (Nga), đông bắc Trung Hoa, bán đảo Triều Tiên và đảo
Sakhalin gộp lại, tạo thành một xứ tự nhiên rộng lớn, gọi chung là xứ Amua - Triều Tiên.
Trừ đảo Sakhalin là bộ phận mới được hình thành trong đới uốn nếp Kainozoi, toàn
bộ lãnh thổ phần lục địa được hình thành trên nền Trung Hoa và các nếp uốn Mesozoi.
Các dạng địa hình phổ biến ở đây là núi thấp, núi trung bình xen với các đồng bằng bồi tụ
thấp và bằng phẳng.
Xứ Amua - Triều Tiên nằm trong 2 đới khí hậu: khí hậu ôn đới chiếm phần lớn lãnh
thổ phía bắc và khí hậu cận nhiệt đới chiếm phần nam bán đảo Triều Tiên.
Mạng lưới sông ở đây khá dày, các sông có nhiều nước, nhưng chế độ sông thay đổi
theo mùa. Amua là con sông lớn nhất.
Cảnh quan tự nhiên có phân hoá phức tạp. Trên các các vùng đồng bằng và sườn núi
phía đông, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. Các vùng phía bắc phổ biến rừng lá
kim; phía nam phát triển rừng lá rộng cận nhiệt đới. Trên các vùng mưa ít hơn, phát triển
thảo nguyên rừng và thảo nguyên.
Xứ Amua - Triều Tiên có nguồn tài nguyên khá phong phú: khí hậu, đất đai,
đồng cỏ thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, rừng có nhiều gỗ và các sông có nguồn
thuỷ năng tương đối dồi dào, nguồn khoáng sản có trữ lượng khá lớn.
2.3.4.3. Quần đảo Nhật Bản
Quần đảo Nhật Bản nằm trong hệ thống các chuỗi đảo vòng cung ở Đông Á, với
khoảng > 1.040 đảo lớn nhỏ, tạo thành một vòng cung lớn kéo dài từ bắc xuống nam dài >
3.500km. Có 4 đảo chính là Hocaido, Honsu, Sicocu và Kiuxiu.
Quần đảo Nhật Bản được nổi lên trong giai đoạn tạo núi Kainozoi, là khu vực mà
các hoạt động kiến tạo vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Các sản phẩm phun trào của
núi lửa tạo nên các khối núi cao, các cao nguyên rộng.
Quần đảo Nhật Bản nằm kéo dài từ bắc xuống nam khoảng hơn 21o vĩ tuyến dọc
theo bờ đông lục địa. Do đó, điều kiện khí hậu và cảnh quan thiên nhiên của Nhật Bản
phân hoá từ bắc xuống nam. Phía bắc cho tới khoảng 36oB thuộc đới khí hậu ôn đới. Còn
phần phía nam thuộc đới khí hậu cận nhiệt. Lượng mưa trung bình từ 1.000 -
3.000mm/năm.
Ở Nhật Bản, mạng lưới sông cũng khá phát triển nhưng do địa thế hẹp và núi cao
nên các sông ngắn và có nhiều thác ghềnh.
Cảnh quan tự nhiên phân hoá rất phức tạp, từ bắc – nam có thể phân biệt thành các
đới: rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng ôn đới và rừng hỗn hợp cận nhiệt ẩm.
Nhờ khí hậu tương đối ôn dịu, đất đai tốt nên hầu hết các miền đồng bằng cũng như
các vùng núi thấp đều được khai phá để trồng trọt và chăn nuôi. Nhật Bản còn có nhiều
khoáng sản quan trọng và suối nước nóng.
2.3.4.4. Đông Trung Hoa
Xứ Đông Trung Hoa là một bậc chuyển tiếp giữa sơn nguyên Tây Tạng và
đồng bằng Nội Á với các thềm lục địa của Thái Bình Dương. Toàn bộ lãnh thổ nằm trong
phạm vi của nền Trung Hoa: phía bắc đến 41o Bắc, phía nam đến phía bắc Việt Nam.
Nền Trung Hoa là vùng nền kém ổn định, bị biến đổi mạnh trong giai đoạn tạo núi
Mesozoi. Vì vậy ngày nay trong cấu tạo địa chất và địa hình có thành phần và nguồn gốc
khá phức tạp. Tuy nhiên, địa hình Đông Trung Hoa có thể phân thành 2 bộ phận chính:
miền đồng bằng thấp Hoa Bắc và miền núi trung bình, núi thấp ở phía tây và tây nam.

39
Xứ Đông Trung Hoa nằm trong 2 đới khí hậu chính là cận nhiệt và cận xích đạo, chỉ
có một phần nhỏ phía B thuộc đới ôn đới.
Mạng lưới sông ngòi ở Đông Trung Hoa khá phát triển. Sông lớn có Hoàng Hà,
Trường Giang. Trong đó, Hoàng Hà là sông có chế độ kém điều hoà nhất.
Lãnh thổ Đông Trung Hoa gồm 3 đới cảnh quan chính: đới thảo nguyên rừng ở
phía B, đới rừng cận nhiệt ở miền trung và đới rừng nhiệt đới ẩm ở phía nam.
Đông Trung Hoa có nhiều khoáng sản. Các đồng bằng và phần lớn các miền
đất cao đều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Các sông có nguồn thuỷ năng phong
phú và phần lớn thuận lợi cho giao thông.
2.3.5. TÂY NAM Á - ÂU
2.3.5.1. Caucasus - Crum
Dãy Caucasus cùng với vùng núi Crum làm thành một xứ tự nhiên được gọi là xứ
Caucasus - Crum. Được hình thành trong giai đoạn tạo núi Kainozoi, Cápca là một xứ núi
uốn nếp trẻ cao và khá đồ sộ. Độ cao trung bình của dãy Caucasus từ 4.000 - 5.000m.
Thuộc xứ Caucasus còn có các đồng bằng Cubang và đồng bằng Cherech - Cuma ở phía
bắc, đồng bằng Cônkhít và đồng bằng Cura ở phía nam.
Các núi của xứ Caucasus- Crum chạy theo hướng gần với tây – đông trở thành ranh
giới khí hậu quan trọng. Các đồng bằng và sườn núi phía bắc thuộc đới khí hậu ôn đới, có
mùa đông hơi lạnh, còn mùa hạ hơi nóng.
Do lượng mưa khá lớn, lại có nước của các băng hà cung cấp, mạng lưới sông của
xứ Cápca khá phát triển. Các sông tuy ngắn nhưng có nhiều nước và chảy rất xiết.
Là một xứ miền núi, lại nằm trên ranh giới của các đới khí hậu, thiên nhiên của
Cápca thay đổi khá phức tạp. Trên các đồng bằng và chân núi phía bắc: phát triển thảo
nguyên và thảo nguyên rừng. Trên các đồng bằng và vùng chân núi phía nam: phát triển
rừng cận nhiệt ẩm, sau đó lên cao là rừng lá rộng kiểu ôn đới rồi đến rừng lá kim.
Xứ Caucasus – Crum có nguồn khoáng sản phong phú. Nguồn thuỷ năng và nguồn
gỗ cũng rất lớn. Ở đây đất đai tốt, khí hậu ấm thuận lợi cho nông nghiệp. Ngoài ra, còn có
nhiều phong cảnh đẹp là điều kiện thuận lợi cho du lịch.
2.3.5.2. Tiền Á
Xứ Tiền Á gồm 3 sơn nguyên rộng: Tiểu Á, Acmenia và Iran. Toàn xứ kéo dài theo
hướng tây bắc – đông nam, từ bờ biển Egie phía tây tới đồng bằng sông Ấn phía đông.
Cấu tạo địa hình của Tiền Á có đặc điểm là: các núi cao bao quanh các sơn nguyên
thấp ở giữa, tạo thành kiểu địa hình bồn địa. Có 2 sơn nguyên kiểu bồn địa lớn là Tiểu Á
và Iran, xen vào giữa là sơn nguyên Acmeni.
Tiền Á tuy nằm trong hai đới khí hậu khác nhau (cận nhiệt và nhiệt đới), nhưng đều
có một đặc điểm chung là khí hậu lục địa gay gắt: mùa hạ khô nóng kéo dài, còn mùa
đông tuy mát và ẩm hơn nhưng lại rất ngắn ngủi.
Đặc điểm địa hình và vị trí địa lý của 3 bộ phận nói trên là cơ sở phân hoá thiên
nhiên toàn xứ thành 3 miền khác nhau:
+ Sơn nguyên Tiểu Á là bộ phận nằm ở phía tây, ba mặt tiếp giáp với Địa Trung Hải
và biển Đen nên có nhiều nét giống với các miền Địa Trung Hải. Vì thế phát triển rừng lá
rộng cận nhiệt ẩm rất rậm. Lên cao hơn là rừng hỗn hợp, rồi đến rừng lá kim. Từ 2.000m
trở lên bắt đầu đới rừng cây lùn, rồi đến đồng cỏ cận Alps và Alps.
+ Sơn nguyên Acmeni là miền có khí hậu lạnh nhất của Tiểu Á. Các cảnh quan tự
nhiên của Acmeni cũng thay đổi theo hướng sườn và độ cao. Trên các sườn đón gió phía
tây bắc, nhờ có mưa nhiều nên rừng mọc rất rậm. Trên các sườn khuất gió phía đông, ở
dưới thấp phát triển rừng thưa cây bụi hoặc thảo nguyên khô. Lên cao hơn, chuyển thành
thảo nguyên núi và đồng cỏ tạp núi cao. Cuối cùng là đới băng tuyết vĩnh viễn.
+ Sơn nguyên Iran là bộ phận phía đông của Tiền Á, do chịu ảnh hưởng của khối khí

40
lục địa Trung Á nên khô hạn gay gắt nhất nên ở đây cảnh quan hoang mạc chiếm ưu thế.
Mạng lưới sông ngòi của xứ kém phát triển: ít sông và sông ít nước.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở xứ Tiền Á là khoáng sản, sau đó là các
đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, cuối cùng là rừng.
2.3.5.3. Tây Nam Á
Xứ Tây Nam Á bao gồm bán đảo Ả Rập, đồng bằng Medopotami (Lưỡng Hà) và
miền núi Xiri – Palextin.
Hình thành trên một vùng nền cổ, Tây Nam Á có cấu tạo địa chất kiên cố, gồm các
đá kết tinh và biến chất rắn chắc. Vào khoảng cuối Kainozoi, do ảnh hưởng của các vận
động Tân kiến tạo, phần tây Tây Nam Á được nâng lên và bị đứt gãy mạnh. Đồng bằng
Medopotami là một bộ phận của xứ, được phát sinh trên một dải sụt võng, được phù sa
các sông bồi đắp để tạo thành miền đồng bằng thấp và bằng phẳng.
Tây Nam Á nằm trong miền khí hậu khô hạn và nóng nhất của Tây Nam Á - Âu.
Lượng mưa trung bình không đáng kể (200mm/năm), nhiều nơi chỉ 50 - 100mm/năm.
Tây Nam Á là vùng có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất. Hai con sông Tigro
và Ophrat là những con sông lớn nhất xứ.
Phần lớn Tây Nam Á phổ biến cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. Các vùng
núi cao từ 1.000m trở lên, nhờ có lượng mưa lớn và khí hậu mát hơn nên phát triển rừng
thưa và cây bụi.
Xứ Tây Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mặt rất nghèo nàn, nhưng
nguồn khoáng sản dưới đất khá giàu có, nhất là dầu mỏ và khí đốt.
2.3.6. NAM Á VÀ ĐÔNG NAM Á
2.3.6.1. Miền núi Hymalaya
Hymalaya là hệ thống núi uốn nếp trẻ, cao và đồ sộ nhất thế giới; nằm ở phía nam
sơn nguyên Tây Tạng.
Hệ thống Hymalaya được hình thành trong giai đoạn tạo núi Kainozoi. Các nếp uốn
xuất hiện trong các pha uốn nếp kéo dài từ Oligocen đến Neogen, hình thành nhiều dãy
song song với nhau.
Dãy Hymalaya là đường ranh giới khí hậu lớn của Á. Giữa sườn bắc và sườn nam,
khí hậu phân biệt với nhau rất rõ ràng. Các sườn núi phía nam nằm trong đới khí hậu
nóng ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.000 - 3.000mm/năm. Trên các sườn phía bắc, khí
hậu khô và lạnh hơn sườn nam, với lượng mưa trung bình nhiều nơi dưới 100mm/năm.
Hymalaya là một trong những trung tâm băng hà lớn nhất của Á - Âu. Diện tích các
băng hà chiếm tới 33.000km2. Mạng lưới sông của xứ Hymalaya rất phát triển. Nhiều
thung lũng sông sâu và hẹp, lòng sông có nhiều thác ghềnh.
Các cảnh quan tự nhiên của Hymalaya phân hoá theo chiều cao và hướng sườn. Trên
các sườn phía nam, sự phân hoá của các đai cao từ thấp lên cao tương tự như sự phân hoá
của các đới ngang từ miền nhiệt đới cho đến cận cực trong vùng khí hậu ẩm. Trên các
sườn phía bắc, do khí hậu khô và tiếp giáp với hoang mạc núi của Tây Tạng, sự phân hoá
của cảnh quan theo chiều cao không biểu hiện rõ rệt.
Nguồn tài nguyên của Hymalaya nhìn chung khá phong phú, nhất là các dự trữ về
gỗ, thuỷ năng, đất trồng và các động vật quý. Ngoài ra, ở đây có nhiều khoáng sản quan
trọng. Các đồng cỏ núi cao được sử dụng để chăn nuôi cừu, bò và bò Iắc.
2.3.6.2. Đồng bằng Ấn - Hằng
Đồng bằng Ấn - Hằng là một trong những đồng bằng bồi tụ thấp và rộng lớn nhất
của lục địa Á - Âu. Đồng bằng nằm ở phía nam chân núi Hymalaya, kéo dài từ bờ biển
Aráp đến bờ vịnh Bengan.
Trong giai đoạn cuối Kainozoi, vùng đồng bằng này còn là một eo biển rộng. Đến
Neogen mới dần dần nổi lên khỏi mặt nước. Bề mặt các đồng bằng cao hơn mực nước

41
biển khoảng 100m và rất bằng phẳng.
Đồng bằng Ấn - Hằng nằm hoàn toàn trong miền khí hậu nhiệt đới. Về mùa
đông, thời tiết khô và tương đối lạnh. Mùa hạ, thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều. Lượng
mưa trung bình phía đông 2.000 - 2.500mm/năm, phía tây dưới 200mm/năm.
Sự khác nhau về điều kiện khí hậu làm chế độ sông ngòi giữa hai đồng bằng không
giống nhau. Trong hai sông lớn chảy trên đồng bằng, sông Hằng nhiều nước nhất.
Phần phía đông đồng bằng sông Hằng phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh và
nửa rụng lá theo mùa. Phần đồng bằng gần hạ lưu sông Hằng, phát triển rừng gió mùa.
Vùng trung lưu sông Hằng và đồng bằng sông Ấn phát triển savan và savan khô.
Đồng bằng Ấn - Hằng là vùng nông nghiệp quan trọng của Ấn Độ và Pakixtan.
Ngoài ra, ở đây còn có dầu mỏ, khí đốt và muối khoáng.
2.3.6.3. Bán đảo Ấn Độ và Srilanca
Bán đảo Ấn Độ là một bộ phận của lục địa giả thuyết Gondwana tách ra, có dạng
một tam giác khổng lồ nằm ở phía nam đồng bằng Ấn - Hằng.
Địa hình Ấn Độ thành 2 phần: phần bắc Ấn Độ là vùng núi và phần nam Ấn Độ là
sơn nguyên Decan. Vào đầu Kainozoi, sơn nguyên Decan được nâng lên không đều và bị
đứt gãy mạnh. Rìa phía tây và phía đông sơn nguyên được nâng lên mạnh tạo thành dãy
Gát Tây và Gát Đông. Đảo Srilanca là một bộ phận nền Ấn Độ tách ra.
Xứ Ấn Độ nằm trong đới khí hậu gió mùa xích đạo điển hình. Về mùa đông, gió
mùa đông bắc khô và nóng. Về mùa hạ, thời tiết nóng và có mưa nhiều. Lượng mưa trung
bình ở đây từ 2.500 - 5.000mm/năm. Phần nam đảo Srilanca thuộc đới xích đạo.
Đa số các sông của Ấn Độ đều bắt nguồn từ dãy Gát Tây chảy về phía đông và đổ
vào vịnh Bengan. Các sông chảy trong các thung lũng rất sâu và hẹp, lưu lượng dao động
theo mùa rất mạnh.
Cảnh quan tự nhiên của Ấn Độ không phân hoá theo đới, mà phân hoá theo các
vùng. Ở phần bắc và đông bắc phát triển rừng gió mùa điển hình, còn vùng trung tâm sơn
nguyên phổ biến xavan, rừng thưa và cây bụi rụng lá theo mùa. Dọc theo sườn đông dãy
Gát Tây phát triển savan khô. Dọc theo sườn tây dãy Gát Tây, vùng cực nam Ấn Độ và
nam Srilanca phát triển rừng nhiệt đới ẩm và rừng xích đạo rậm rạp.
Ở bán đảo Ấn Độ có nhiều khoáng sản quan trọng và giới động thực vật vô cùng
phong phú.
2.3.6.4. Bán đảo Trung Ấn
Bán đảo Trung Ấn là cái mốc trên ranh giới giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Ở phía bắc, tiếp giáp với xứ Đông Trung Hoa, Tây Tạng và đồng bằng Ấn -
Hằng; còn các mặt khác tiếp giáp với biển.
Về cấu tạo địa chất, lãnh thổ Trung Ấn gồm một nền cổ Tiền Cambri, tức là địa khối
Indoxini cấu tạo bằng đá kết tinh và biến chất. Xung quanh địa khối Indoxini là các nếp
uốn trẻ hơn.
Địa hình bán đảo Trung Ấn có đặc điểm: các dãy núi có hướng gần với hướng bắc -
nam hoặc tây bắc – đông nam và xen vào giữa là các đồng bằng hoặc các thung lũng rộng,
làm cho bề mặt bị chia cắt rất mạnh. Có thể phân biệt: dãy Aracan, đồng bằng Trung tâm
Mianma, sơn nguyên San, đồng bằng Mê Nam, cao nguyên Cò Rạt và đồng bằng Mê
Công.
Bán đảo Trung Ấn nằm chủ yếu trong đới cận xích đạo. Mùa hạ, thời tiết nóng, ẩm
và có mưa nhiều; còn mùa đông, thời tiết nói chung khô và tương đối nóng. Trừ vùng rìa
đông bắc bán đảo có mùa đông lạnh. Lượng mưa trung bình từ 2.000 - 3.000mm/năm.
Mạng lưới sông khá phát triển, phần lớn các sông chảy theo hướng bắc - nam, tiêu
biểu có các con sông như Iraoadi, Saluen, Mê Nam, Mê Công, sông Đà, sông Hồng, ...
Cảnh quan tự nhiên trên Trung Ấn cũng phân hoá theo điều kiện khí hậu và địa hình:

42
Trên các sườn núi ven biển phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. Trong các vùng nội
địa phát triển rừng gió mùa, rừng thưa cây bụi rụng lá theo mùa và savan. Trên các núi
cao phát triển rừng cận nhiệt ẩm, rồi đến rừng hỗn hợp.
Bán đảo Trung Ấn có nguồn tài nguyên phong phú: Khí hậu, đất đai thuận lợi để
phát triển một nền nông nghiệp, rừng có nhiều gỗ quý, các sông có giá trị về giao thông,
tưới ruộng và có dự trữ về thuỷ năng khá lớn, nguồn khoáng sản phong phú.
2.3.6.5. Quần đảo Mã Lai
Quần đảo Mã Lai là một trong những quần đảo lớn nhất thế giới, nằm giữa bán đảo
Trung Ấn và lục địa Úc.
Về cấu tạo địa chất, toàn xứ gồm hai đơn vị khác nhau: Vùng nền Mesozoi gồm
phần nam bán đảo Malacca, phần lớn đảo Calimantan và phần đông đảo Sumatra. Đới
uốn nếp Kainozoi hình thành trong giai đoạn tạo núi Alpide - Hymalaya, ngày nay được
nâng lên thành các đảo núi khá cao.
Quần đảo Mã Lai nằm trong 2 đới khí hậu khác nhau: xích đạo và cận xích đạo.
Phần lớn các đảo của Indonesia nằm trong đới xích đạo với thời tiết nóng ẩm quanh năm
nên phát triển rừng xích đạo ẩm thường xanh rất rậm rạp; lên cao hơn là rừng hỗn hợp; rồi
đến rừng lá kim.
Nửa phía đông đảo Java và quần đảo Tiểu Sunda lại thuộc đới khí hậu gió mùa xích
đạo của bán cầu Nam. Cảnh quan tự nhiên trên các đảo này là rừng gió mùa và savan
hoặc xavan cây bụi.
Quần đảo Philippines nằm chủ yếu trong đới khí hậu gió mùa xích đạo của Bán Cầu
Bắc. Lượng mưa trung bình ở Philippines từ 1.000 - 4.500mm/năm. Trên các sườn phía
đông lượng mưa tuy kém hơn các sườn phía tây nhưng lại phân bố đều trong năm nên
phát triển rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, khác với các sườn phía tây chỉ phát triển xavan
và rừng gió mùa rụng lá theo mùa.
Quần đảo Mã Lai là xứ có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nông nghiệp phát
triển. Nguồn lợi về rừng cũng rất phong phú. Các sông có giá trị về tưới ruộng và thuỷ
điện. Về khoáng sản, có nhiều loại quan trọng.

43
CHƯƠNG 3. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI
3.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI
3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP
3.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn
Phi là lục địa nằm tương đối cân đối giữa hai bán cầu Bắc và Nam. Điểm cực bắc
của Phi là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21’B (cách
xích đạo 4.144km). Điểm cực nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51’15”N (cách xích
đạo 3.868km).
Theo phương đông – tây, phần lớn lục địa Phi nằm ở bán cầu Đông. Điểm cực tây là
Cabo Verde, 17°33’22”T, điểm cực đông là Ras Hafun ở Somalia, 51°27’52”Đ. Như vậy,
khoảng cách từ bắc đến nam khoảng 8.012km và khoảng cách đông – tây khoảng
7.400km.
3.1.1.2. Tiếp giáp
* Tiếp giáp với 1 lục địa duy nhất (lục địa Á – Âu)
Về tiếp giáp, lục địa Phi bị ngăn cách với lục địa Á - Âu bởi Địa Trung Hải ở phía
bắc, có một bộ phận nhỏ nối liền với Á – Âu về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez
(bị cắt ngang bởi kênh đào Suez dài 160km, được đào từ thế kỷ XIX).
* Tiếp giáp với 2 đại dương
- Phía bắc, tây và tây nam, lục địa Phi giáp với một số biển, vịnh thuộc Đại Tây
Dương: Địa Trung Hải, vịnh Guinea, ... Địa Trung Hải nằm ở phía bắc Phi, phần bờ biển
thuộc lục địa Phi khá thẳng, chỉ có vài vịnh nhỏ: vịnh Gabo, Syrte Lớn và một vài mũi
đất như: Blang, Bon, Anmila, ... Vịnh Guinea nằm ở phía tây nam Phi nơi có giao điểm
giữa xích đạo và kinh tuyến gốc.
- Phía đông và đông nam, lục địa Phi giáp với Ấn Độ Dương với một số biển, vịnh
biển phụ thuộc: biển Đỏ, vịnh Aden. Khu vực mũi Kim ở cực nam Phi là phân giới giữa
Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Bán đảo Somalia, (Sừng lục địa Phi) có diện tích lớn
nhất lục địa, lấn ra biển Ả Rập vài trăm cây số và nằm dọc theo bờ nam vịnh Aden. Biển
Đỏ, một biển kín dài và hẹp, hình thành do sự tách giãn lục địa, có thể coi là một vịnh
nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa lục địa Phi và phần Á.
3.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
3.1.2.1. Về hình dạng
Phi là lục địa có bề mặt dạng khối hình nêm khổng lồ, trong đó mở rộng ở phía bắc
và thu hẹp ở phía nam thành một mũi đất (Hảo Vọng). Đặc điểm nổi bật của bờ biển lục
địa Phi là cao, thẳng, ít bị chia xẻ do không có nhiều bán đảo lớn, trừ bán đảo Somalia và
cũng ít có các vịnh ăn sâu vào nội địa, trừ vịnh Guinea. Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu
dọc theo bờ biển Phi có thể so sánh qua tương quan diện tích và chiều dài của bờ biển Phi
(26.000km) so với bán đảo Tây Á - Âu (32.000km).
Do diện tích lục địa rộng, bờ biển ít khúc khuỷa, không có nhiều vịnh và biển không
ăn quá sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt không đáng kể nhất là Bắc Phi.
3.1.2.2. Kích thước
Với diện tích khoảng 30 triệu km², lục địa Phi có diện tích lớn thứ hai Trái Đất sau
lục địa Á - Âu. Quanh lục địa Phi có rất ít đảo và quần đảo. Tổng diện tích cáo đảo: 1,1
triệu km2, trong đó lớn nhất: Madagasca (590.000km2), mũi đất đáng kể là mũi Hảo Vọng
(Nam Phi). “Mũi Hảo Vọng”: có sự lạc quan lớn nhờ mở ra một hành trình trên đại
dương để đi về phía đông.
Tóm lại, Phi là lục địa có vị trí đối xứng nhau qua xích đạo, nằm đa phần giữa hai
chí tuyến, lại có kích thước lớn, có bề mặt dạng khối hình nêm, mở rộng phía bắc và thu

44
hẹp phía nam, bờ biển thẳng. Đó là những điều kiện cơ bản đầu tiên quyết sự hình thành
khí hậu của lục địa. Do vậy, khí hậu lục địa Phi mang đậm tính chất nóng và khô.
3.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
3.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri
Vào thời kỳ Tiền Cambri, một số nền cổ là tiền thân của lục địa Phi hiện nay đã xuất
hiện: Kalahari, Congo, Tây Phi và Sahara (theo thứ tự từ nam lên bắc). Các nền cổ này là
bộ phận cấu thành gần như toàn bộ lục địa Phi (bao gồm cả đảo Madagasca), chỉ trừ phần
nhỏ ở bắc Phi và nam Phi hình thành trong các vận động tạo núi ở Paleozoi đến Kainozoi.
Sau sự phân rã của lục địa Pannotia vào khoảng 540 triệu năm trước, các nền trên vẫn
còn dính với nhau và với một số nền khác, tạo thành lục địa Gondwana.

Hình 18: Địa chất lục địa Phi


3.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz
Trong đại này, quá trình di chuyển của Gondwana hầu như không gây ra vận động
tạo núi nào đáng kể xảy ra trên lục địa, trừ một vài hiện tượng uốn nếp xảy ra vào cuối
Paleozoi, trong đó chủ yếu là vận động tạo núi Hercynia ở cực bắc và cực nam Phi. Các
dãy núi này thường chạy song song với bờ biển, đặc biệt là ở Nam Phi. Quá trình bào
mòn đã xảy ra trong đại này. Các thung lũng nằm trong những dãy núi uốn nếp đã bị hủy
hoại đều có lớp trầm tích biển bao phủ (bồn địa Congo, Angola). Có nhiều lớp chiếm một
diện tích rất rộng, chủ yếu là đá vôi, phiến thạch sét có thể dày tới hàng nghìn mét.
Quá trình xô húc của Gondwana với các nền khác ở phía bắc đã hình thành nên siêu
lục địa Pangea vào kỷ Carbon (cách đây 300 triệu năm).
3.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz
Quá trình xô húc ở bộ phận phía nam Pangea (Nam Phi hiện nay) đã sinh ra một số
vận động uốn nếp quan trọng, chủ yếu là vận động tạo núi ở đầu đại Mesozoi. Chính các
vận động Mesozoi đã làm xuất hiện các uốn nếp ở cực Nam Phi. Hiện nay, những uốn
nếp này là những dãy núi thấp ở miền đất Keep.

45
Sau thời kỳ hợp nhất thành, Pangea đã nứt vỡ và Gondwana một lần nữa lại được
tách rời ra kỷ Jura. Quá trình tách dãn này tiếp tục diễn ra và đã tách Gondwana thành hai
phần: Đông Gondwana và Tây Gondwana. Tây Gondwana lại tiếp tục tách ra thành nền
Phi và Nam Mỹ vào đầu Kreta. Nền Phi trôi chậm về phía bắc và xoay góc ngược chiều
kim đồng hồ. Quá trình tách giãn cũng xảy ra ở Đông Gondwana, tách Madagasca rời
khỏi Đông Gondwana.
Quá trình tách giãn tiếp tục xảy ra ở Đông Phi, hình thành nên các vận động theo
phương ngang, dọc có tính chất tạo lục, tạo nên địa hình núi khối và núi khối uốn nếp dọc
theo các đứt gãy. Các vận động này diễn ra từ giữa kỷ Kreta và kéo dài về sau, cường độ
vận động rất mạnh ở đại Kainozoi.
3.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz
Trong đại Kainozoi đã xảy ra sự xô húc giữa nền Phi với Á – Âu, gây ra vận động
uốn nếp Anpide xảy ra ở rìa lục địa: các mép của lục địa được nâng lên làm cho các khu
vực đáy biển sát cạnh bị sụt xuống, do đó mà ta thấy có nhiều vực sâu nằm tiếp giáp ngay
với thềm lục địa nông và hẹp. Vận động uốn nếp quan trọng ở Bắc Phi đã tạo nên dãy núi
trẻ Atlas ở tây bắc Phi và nối liền với những dãy núi trẻ Alps và Hymalaya. Ở nam Phi
cũng có uốn nếp Anpide không đối xứng, tạo nên dãy Drakenspes với sườn dựng đứng
phía đông và thoải bậc thang về phía tây.
Bên cạnh đó, do tách giãn, đứt gãy đã gây ra vận động thẳng đứng mạnh ở Đông
Phi, kéo dài từ Tây Á đến sông Zambia, tạo ra vết nứt lớn dài hơn 6.000km, hình thành
những biển hẹp, dài (biển Đỏ), hồ dài, hẹp, sâu (Tanzania, Niasa), địa hình khum mai rùa
ở trung tâm lục địa Phi, chia lục địa thành nhiều bồn địa sâu và bằng phẳng hay thung
lũng thoải về phía trung tâm: Trung Nile, hồ ở thung lũng Thượng Nile (Đông Sudan),
thung lũng bồn địa Congo và Kalahari. Núi lửa cũng hoạt động dữ dội, phủ một lớp dung
nham khá dày, có nơi 2.000m lên các cao nguyên ở Đông Phi.
Như vậy, có thể nói lục địa Phi phần lớn có kiến trúc mặt bàn. Trải qua các đại địa
chất, mặt bàn này đã bị chịu tác động của các vận động nâng lên, hạ xuống. Đồng thời,
quá trình bào mòn và hủy hoại cũng đã tác động mạnh mẽ lên bề mặt địa hình. Kết quả là
địa hình hiện tại của lục địa Phi tương đối bằng phẳng so với các lục địa khác và bao gồm
những đồng bằng, bồn địa xen kẽ nhau.
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI
3.2.1. ĐỊA HÌNH
3.2.1.1. Địa hình bề mặt đơn giản, ít bị cắt xẻ
Địa hình lục địa Phi khá đơn giản, ít bị cắt xẻ, có thể coi toàn bộ lục địa là một khối
cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
Trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp. Lục địa Phi có rất ít núi cao và
đồng bằng thấp. Kiểu địa hình phổ biến ở lục địa Phi là địa hình lòng chảo nằm nối tiếp
và liền kề. Phần đông lục địa được nâng lên mạnh, nền đá nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành
nhiều thung lũng sâu, hồ hẹp và dài.
Địa hình lục địa Phi không thuận tiện cho giao thông vận tải: những dãy núi cao đều
nằm rải rác xung quanh bờ biển. Làm trở ngại rất lớn cho việc tiến sâu vào nội địa, còn
những chỗ không có cao nguyên dựng đứng trên bờ biển như ở Nam Phi thì lại có những
dải cát ngầm làm cho tàu bè khó cập bến.
3.2.1.2. Địa hình phân hóa thành hai khu vực rõ rệt
Khu vực địa hình thấp ở phía tây bắc và khu vực địa hình cao phía đông nam. Ranh
giới giữa hai khu vực này là một đường thẳng kéo dài theo hướng tây nam – đông bắc từ
Benghela (Angola) đến Masaua (nam biển Đỏ).
* Miền địa hình thấp phía tây bắc

46
Đây là một miền tương đối thấp so với miền đông nam. Tuy nhiên, độ cao trung
bình cũng trên 200m. Nếu đi từ bắc xuống nam, ta sẽ lần lượt thấy các dạng địa hình:
– Miền núi Atlas, kéo dài từ Maroc sang bắc Algérie và Tunisia, là một phần của hệ
thống núi chạy dọc theo khu vực Nam Âu. Các đỉnh núi hạ dần độ cao ở phía nam và
phía đông, trở thành vùng đồng bằng trước khi gặp hoang mạc Sahara.
– Hoang mạc Sahara che phủ với diện tích hơn 9.000.000 km², xấp xỉ diện tích của
Hoa Kỳ và Trung Hoa. Cát của Sahara phủ lên một đồng bằng đá hoa cương cổ có tuổi
hơn 4 tỷ năm.
– Phía nam Sahara là miền đất tương đối thấp, gồm một số bồn địa và thung lũng
lớn: bồn địa Congo, thung lũng Niger, thung lũng hồ Tchad. Ven biển có một số dãy núi
nhỏ: Futajalong, Cameroon, ...
* Miền địa hình cao phía đông nam
Là một miền đất cao gồm các sơn nguyên phía đông, miền núi Nam Phi và một số
cao nguyên, bồn địa phía tây.
– Các sơn nguyên phía đông: Somalia, Ethiopia, Đông Phi, Nyasa, … cao khoảng
2.000m, hình khum mai rùa, sườn đông tương đối dốc, sườn tây thoải dần vào nội địa,
chạy theo hướng tây bắc – đông nam từ bán đảo Somalia đến hạ lưu sông Zambedo. Trên
sơn nguyên Đông Phi có đỉnh núi lửa đã tắt Kilimanjaro (5.895m) cao nhất lục địa Phi,
quanh năm tuyết phủ. Khu vực này hiện nay vẫn còn xảy ra động đất và núi lửa.
– Miền núi Nam Phi: dãy Drakensberg, một hệ thống núi tương đối cao chạy song
song miền ven biển đông Nam Phi, dốc phía đông, thoải phía tây. Dãy núi này nằm chủ
yếu ở Nam Phi và có độ dài khoảng 1.125km.
– Cao nguyên, bồn địa: Phía tây dãy Drakensberg là bồn địa Kalahari nằm lọt giữa
Nam Phi. Giữa bồn địa Congo và bồn địa Kalahari là cao nguyên Luanđa và Katanga
rộng lớn cao hơn 1.000m.
Phía đông nam là đảo Madagasca, hòn đảo lớn nhất lục địa Phi và thứ tư trên Trái
Đất. Địa hình núi ăn sát biển phía đông và thoải về phía các cao nguyên ở phía tây đảo.
3.2.2. KHOÁNG SẢN
Lục địa Phi có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, trong đó có một số khoáng
sản có trữ lượng lớn: đồng, vàng, kim cương, uranium, sắt, phốt phát... Ngoài ra, còn có
nhiều dầu mỏ và khí đốt.
3.2.2.1. Các mỏ mạch
– Đồng: tập trung nhiều ở Trung Nam Phi, tạo thành “Vành đai đồng Trung Phi”
kéo dài từ vùng Cantanga thuộc miền đông nam CHDC Congo qua Zambia đến
Zimbabwe. Cùng với quặng đồng còn có coban, kẽm, thiếc, vonfram và urannium. Tại
CHDC Congo, mỏ Sincolopve với hàm lượng uranium chứa trong quặng rất cao (0,3 –
0,5%), là một trong các mỏ uranium lớn nhất Trái Đất.
– Vàng: ở lục địa Phi rất phong phú, phân bố rải rác ở nhiều nơi khác nhau, nhưng
tập trung chủ yếu ở Ghana, Tanzania, Kenia, CH Nam Phi, Zimbabwe, Namibia, Mali, ...
Một trong những mỏ vàng lớn nhất là Johannesburg ngày nay đã trở thành thành phố lớn
nhất lục địa Phi.
– Kim cương: Sự hình thành kim cương gắn với hoạt động núi lửa cổ. Kim cương
thường tập trung trong một loại đá xanh đó là Kimbeslis – một loại dăm kết núi lửa lấp
đầy trong miệng các núi lửa cổ. Các nước có nhiều kim cương nhất là CH Nam Phi,
Namibia, Angola, CHDC Congo và Guinea.
– Phosphoric: tập trung nhiều trong đới uốn nếp Kainozoi, chủ yếu là Morocco
(đứng thứ 3 thế giới về khai thác phosphoric).

47
3.2.2.2. Các mỏ trầm tích
– Than đá được hình thành chủ yếu trong trầm tích, tập trung nhiều nhất ở CH Nam
Phi, Zimbabwe, Mozambque.
– Dầu mỏ và khí đốt thường phân bố trong các trầm tích miền võng trên nền, tập
trung nhiều nhất ở Nigernia, Algeria, Libi, Ai Cập.
3.2.3. KHÍ HẬU
3.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu
* Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước
Lục địa Phi nằm gần đối xứng nhau qua xích đạo với đại bộ phận diện tích nằm giữa
chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên nhận một lượng bức xạ lớn (100 –
200kcalo/cm2/năm). Vì vậy, lục địa Phi có các đới khí hậu đối xứng nhau và khí hậu có
tính chất nóng quanh năm.
Diện tích phần lục địa Phi ở bắc xích đạo lớn hơn 2 lần phần lục địa Phi nam xích
đạo. Bền ngang của phần bắc xích đạo rộng 7.000km từ điểm cực tây: mũi Xanh (Cap
Vert): 17º33’Tây đến điểm cực đông: mũi Haphun: 51º27’Ðông. Trong khi đó, bề ngang
phần lục địa Phi nam xích đạo: từ đông sang tây: 3.000km. Kích thước rộng lớn và dạng
khối của lục địa nên khí hậu các vùng nội địa nhất là ở Bắc Phi mang tính lục địa gay gắt,
hình thành các trung tâm khí áp theo mùa, hoàn lưu gió mùa.
Các đường cấu trúc chính được thể hiện theo cả hai hướng tây – đông ở phần phía
bắc và hướng bắc – nam ở phía nam. Lục địa Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần
vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam
chạy theo hướng bắc – nam. Do đó, đặc điểm khí hậu Bắc Phi có những nét khác biệt với
Nam Phi.
* Địa hình
Địa hình Phí giống như một cao nguyên hình khối rộng lớn, bờ biển ít bị chia cắt
không có những biển và vịnh ăn sâu vào nội địa, ven biển lại có một số núi cao, đã ngăn
chặn gió Mậu Dịch từ Ấn Độ Dương thổi tới và gió mùa Tây Nam từ vịnh Guinea thổi
vào nên mặc dù quanh lục địa Phi đều là đại dương và biển lớn song ảnh hưởng của biển
đối với lục địa lục địa Phi rất ít.
* Dòng biển
Sự hoạt động của các dòng biển có tác động ít nhiều đến khí hậu lục địa Phi. Do ảnh
hưởng dòng biển lạnh: Benghela (tây nam Phi), Canari (tây bắc lục địa Phi), Somali
(đông bắc lục địa Phi) nên các khu vực ven biển có khí hậu khô hạn, thậm chí cảnh quan
hoang mạc phát triển tận bờ biển. Trong khi đó, những khu vực có dòng biển nóng:
Guinea (vịnh Guinea), Mozambique, Mũi Kim (đông nam Phi) thì khí hậu ở khu vực ven
biển trở nên ấm, độ ẩm cao và mưa nhiều.
3.2.3.2. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ - khí áp và gió
+ Tháng 1
- Nhiệt độ: Nửa cầu Nam của Trái Đất ngả về phía Mặt Trời nên phía nam lục địa
Phi là mùa hạ và nội địa Nam Phi được sưởi ấm nhiều nhất. Đường đẳng nhiệt 20oC nằm
ở cực Nam lục địa Phi nên hầu như toàn bộ khu vực phía nam lục địa Phi có nhiệt độ cao
trên 20oC. Ngược lại, khu vực phía bắc lục địa Phi trong thời gian này là mùa đông, nhiệt
độ thấp hơn, thay đổi từ 15 – 25oC. Miền tây bắc lục địa Phi nằm trong đường đẳng nhiệt
10oC, khu vực xích đạo có nhiệt độ 20 – 25oC.
- Khí áp: Ở Bắc Phi hình thành một áp cao phối hợp với áp cao Azores bao trùm
toàn bộ phần bắc lục địa Phi. Ở Nam Phi hình thành một áp thấp phối hợp với áp thấp
xích đạo phủ toàn bộ Trung và Nam Phi, trên các đại dương áp cao Azores, các áp cao
Nam Đại Tây Dương và cao Nam Ấn Độ Dương vẫn tồn tại.

48
- Gió: một dải hẹp ở phía bắc lục địa Phi chịu ảnh hưởng của gió tây và khí hậu
xoáy, thời tiết thường có gió lạnh và mưa nhiều. Ở Nam Phi, khu vực từ 17 – 18o Nam có
gió mùa bắc hoặc đông bắc, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Phần còn lại của Nam Phi và
phần Madagascar nằm trong đới gió Mậu dịch ven biển. Dọc theo bờ Ðông thời tiết nóng
và có mưa nhiều, càng vào sâu nội địa lượng mưa giảm dần. Bờ phía tây do ảnh hưởng
của dòng biển lạnh thời tiết mát, ổn định, không mưa.

Hình 19: Nhiệt độ lục địa Phi vào tháng 1


+ Tháng 7
- Nhiệt độ: nửa cầu Bắc của Trái Đất ngả về phía Mặt Trời nên phía bắc lục địa Phi
là mùa hạ. Do diện tích rộng lớn, nội địa Bắc Phi bị đốt nóng nhiều nhất. Đường đẳng
nhiệt 30oC bao quanh một khu vực rộng lớn, từ cực bắc Biển Đỏ qua miền núi Atlas,
xuống tây và nam hoang mạc Sahara, qua miền Tumbustu rồi chạy sang phía đông đi
ngang qua Khatum kéo đến Biển Đỏ. Một số điểm có nhiệt độ cao hơn (35 – 40oC) cũng
nằm trong phạm vi của đường đẳng nhiệt này. Các miền khác còn lại có nhiệt độ trên
20oC. Ngược lại, khu vực phía nam lục địa Phi trong thời gian này là mùa đông, nhiệt độ
thấp hơn, trong đó vĩ tuyến 0 – 10º Nam có nhiệt độ 20oC. Cực nam lục địa Phi nằm
trong đường đẳng nhiệt 10oC.
Như vậy, có thể thấy rằng nhiệt độ lục địa Phi quanh năm luôn cao, trung bình trên
o
20 C. Đây là chế độ nhiệt của miền nhiệt đới. Tuy nhiên, phía bắc lục địa Phi nhiệt độ
khắc nghiệt hơn. Một số nơi trong hoang mạc Sahara sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày
vào đêm là rất lớn (ban ngày lớp không khí gần mặt đất 45oC, còn ở mặt đất có thể tới
70oC, ban đêm có thể giảm đột ngột xuống 0oC). Sự chênh lệch về nhiệt độ còn xảy ra ở
các đỉnh núi cao như Kilimanjero và Kenia.
- Khí áp: Bắc Phi hình thành một áp thấp phối hợp với áp thấp xích đạo, áp thấp
Nam Á bao phủ phần lớn Bắc Phi và Trung Phi. Ở Nam Phi hình thành một trung tâm áp

49
cao và cùng với áp cao Nam Ðại Tây Dương và Nam Ấn Độ Dương thành một áp cao
liên tục.
- Gió: ở Bắc Phi, khu vực 17 – 18o Bắc trở lên có gió Mậu dịch đông bắc, thời tiết
ổn định, rất khô và nóng. Phía nam của Bắc Phi gió mùa Tây Nam (chí tuyến Nam lên
xích đạo) thời tiết nóng ẩm ướt và có mưa nhiều. Đặc biệt vùng ven biển vịnh Guinea gió
từ biển thổi vào gặp các sườn núi chắn gió nên mưa rất lớn, càng đi sâu vào nội địa và lên
các vĩ độ cao lượng mưa giảm đi rõ rệt. Riêng sườn tây sơn nguyên Ethiopia có mưa
nhiều do ảnh hưởng sườn núi cao chắn gió. Miền đông bán đảo Somali chịu ảnh hưởng
của gió mùa tây nam nhưng song song với hướng núi nên rất ít mưa.
Ở Nam Phi chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch đông nam. Vùng ven biển ở phía
đông mưa nhiều. Càng vào sâu trong nội địa, mưa càng ít, thời tiết khô và trong sáng.
Miền ven biển phía tây (cho tới gần xích đạo) chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch lục địa
và dòng biển lạnh, thời tiết ổn định, hầu như không mưa. Một bộ phận nhỏ ở rìa phía
Nnam chịu ảnh hưởng của gió Tây thời tiết ẩm, mưa nhiều.

Hình 20: Nhiệt độ lục địa Phi vào tháng 7


* Mưa
Sự phân bố mưa là kết quả của hoàn lưu khí quyển và địa hình. Lượng mưa trên lục
địa Phi phân bố không đều. Các vùng thuộc đới xích đạo và cận xích đạo có mưa nhiều
nhất, lượng mua thường giảm từ vùng xích đạo về hai chí tuyến. Vùng xích đạo và các
sườn đón gió như sườn tây sơn nguyên Ethiopia, sườn đông Madagasca, sườn nam sơn
nguyên Guinea Thượng có lượng mưa trung bình từ 2.000– 3.000mm. Các vùng gió mùa
có lượng mưa trung bình 1.500 – 2.000mm. Các vùng thống trị gió Mậu Dịch quanh năm
lượng mưa trung bình rất thấp thường thấp hơn hoặc bằng 250mm.

50
Hình 21: Phân bố lượng mưa lục địa Phi
3.2.3.3. Các đới khí hậu
Căn cứ vào nhiệt độ và lượng mưa, chia thành bảy đới khí hậu đối xứng xích đạo:
* Đới khí hậu xích đạo
Đới này kéo dài từ 5 – 6oBắc đến 5 – 6oNam, gồm vùng ven biển thuộc vịnh
Guinea, miền Cameroon, một phần lưu vực sông Congo đến vùng hồ lớn ở Đông Phi.
Đặc điểm khí hậu đới này là sự thống trị của khối khí xích đạo nóng và rất ẩm quanh
năm, nhiệt độ trung bình năm 25 –28oC, biên độ nhiệt 4 – 5oC, lượng mưa hơn
2.000mm/năm, nhiều nhất vào các tháng 3, 4 và 9, 10 nên cảnh quan rừng xích đạo ẩm
thường xanh/ rừng mưa nhiệt đới phát triển.
* Đới khí hậu nhiệt đới
Đới này có diện tích rộng lớn nhất ở lục địa Phi, trải dài từ 5oBắc đến 32oBắc ở bán
cầu Bắc và 5oNam đến 30oNam ở bán cầu Nam, chia thành 2 kiểu.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa
Ở bán cầu Bắc, kiểu này nằm trong khu vực gió mùa xích đạo: 5 – 17oBắc, phía
đông xuống thấp hơn, đến phần nam bán đảo Somalia.
Trong năm có sự thay đổi về các khối khí và hướng gió. Về mùa hạ, chịu ảnh
hưởng của khối khí xích đạo với gió mùa từ xích đạo thổi về làm thời tiết nóng, ẩm, mưa
nhiều, nhất là các tháng 6, 7, 8. Trong khi đó, mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí
nhiệt đới với gió Mậu Dịch khô, nóng nên ít mưa, độ ẩm giảm, nhiệt độ giảm (nhưng
không xuống dưới 20oC – tháng 1) nhất là các tháng 12, 1, 2.
Khu vực phía tây nằm ở ven Đại Tây Dương, có đặc điểm là mưa nhiều. Ví dụ:
Sierra Leone (8o30’Bắc – 12oTây), nhiệt độ trung bình năm 25,9oC, lượng mưa 4.000mm,
tập trung các tháng 6, 7, 8, 9. Khu vực nằm sâu trong nội địa, khí hậu khô và nóng. Khu
vực ven Ấn Độ Dương có mưa nhưng ít hơn phía tây.
51
Ở bán cầu Nam: gồm Đông Phi, nửa phía bắc Modambique, Rodedi. Đặc điểm:
mưa nhiều tháng 12, 1, 2 chủ yếu do gió Mậu Dịch mang hơi ẩm từ đại dương đến. Còn
gió mùa Tây Bắc khô khan gây ít mưa vào tháng 6, 7, 8... Nhiệt độ thấp hơn so với bán
cầu Bắc, ven biển Ấn Độ Dương mưa nhiều, miền nội địa mưa giảm. Ví dụ: Daessalam
(6o47’Nam – 39o18’Tây), nhiệt độ trung bình năm 25,5oC, lượng mưa hơn 1.100mm.

Hình 22: Các đới khí hậu lục địa Phi


+ Kiểu khí hậu nhiệt đới khô
Ở bán cầu Bắc, đới khí hậu nhiệt đới phần rộng lớn từ bờ Ðại Tây Dương đến biển
Đỏ, gồm toàn bộ hoang mạc Sahara, giới hạn phía bắc đến 31 – 32o Bắc.
Khí hậu mang tính lục địa sâu sắc, rất nóng và khô, biên độ nhiệt ngày đêm và năm
rất lớn. Khu vực ven biển phía tây có dòng biển lạnh Canari đi qua, gió từ lục địa thổi ra
biển nên dù sát biển nhưng vẫn rất khô hạn. Lượng mưa trung bình năm dưới 250mm, có
nơi nhiều năm liền không mưa. Ở đây có những luồng gió cuốn địa phương rất nóng và
khô có tên: Simun hay Hacmatan gây nên những trận bão cát khủng khiếp làm nhiệt độ
lên 50oC, độ ẩm xuống 5%. Về đêm bầu trời rất trong, nhiệt độ xuống 0oC hay thấp hơn.
Ở bán cầu Nam, kiểu khí hậu này gồm có hoang mạc Namip và Kalahari. Khí hậu ở
đây cũng giống hoang mạc Sahara nhưng dịu hơn.
* Đới khí hậu cận nhiệt đới
Bao gồm miền núi Atlas, miền ven biển Ðịa Trung Hải ở bán cầu Bắc và miền cực
Nam Phi ở bán cầu Nam. Có thể chia thành các kiểu sau:
– Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Chịu ảnh hưởng của biển rõ rệt. Ở mỗi đới
về mùa hạ chịu sự thống trị khối khí nhiệt đới lục địa, thời tiết ổn định, nóng và không
mưa. Về mùa đông chịu thống trị khối khí ôn đới và gió Tây, thời tiết ấm, ẩm, mưa khá
nhiều trung bình lượng mưa từ 500 – 1.000mm/năm.

52
– Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa: hình thành một dải hẹp dọc theo ven biển đông
nam Phi. Về mùa hạ, ở đây có gió đông nam với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, còn mùa
đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch tây bắc khô và hơi lạnh. Lượng mưa trung bình
năm từ 1.000 – 1.500mm.
3.2.4. THỦY VĂN
3.2.4.1. Sông ngòi
* Đặc điểm của sông ngòi lục địa Phi
Sông ngòi lục địa Phi chịu tác động của điều kiện địa chất, địa hình, khí hậu khá
lớn, do đó đã tạo ra những đặc điểm:
– Mạng lưới sông ngòi phát triển và phân bố không đều
Các khu vực có mưa nhiều (Guinea, bồn địa Congo) thì mạng lưới sông ngòi dày
đặc. Trong khi đó, tại các khu vực khô hạn (Sahara, Kalahari) mạng lưới sông ngòi thưa
thớt. Nhiều vùng rộng lớn hầu như không có dòng chảy. Diện tích các lưu vực nội lưu
(dòng chảy trong nội địa, không đổ ra đại dương) chiếm tới 9 triệu km2 bằng hơn 1/3
diện tích lục địa Phi.
– Nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa, và một phần là nước ngầm
Do vị trí địa lý nằm hoàn toàn ở các đới khí hậu nóng nên nước mưa là nguồn chính
(trừ các khu vực núi cao). Do đó, chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ chế độ mưa. Dựa vào
điều kiện khí hậu có thể chia chế độ sông thành 4 kiểu: Các sông thuộc miền khí hậu xích
đạo có nước quanh năm, nhưng thời kỳ nước tương đối lớn vào xuân – hạ và thu – đông;
Các sông miền khí hậu gió mùa có nước quanh năm nhưng nước lớn vào hạ – thu, cạn
vào đông – xuân; Các sông miền khí hậu hoang mạc thường không có nước thường
xuyên, chỉ có nước sau khi có mưa xảy ra; Các sông miền khí hậu cận nhiệt đới khô (Địa
Trung Hải) có nước nhiều vào mùa đông, cạn vào mùa hạ.
– Đa số sông lục địa Phi có nhiều thác ghềnh do có liên quan đến cấu tạo địa chất
và địa hình
Các thác ghềnh này không những ở vùng thượng lưu và còn có cả ở vùng trung lưu
và hạ lưu. Ví dụ: hệ thống thác Livingston trên sông Congo gồm 32 thác lớn nhỏ, phân
bố trên một đoạn dài gần 350km, khi chày qua miền đất cao Guinea Hạ cách bờ biển
khoảng 130km.
* Các lưu vực sông ở lục địa Phi
– Lưu vực Địa Trung Hải
Lưu vực này có diện tích 4.351.000km2 (15% diện tích lục địa Phi), chỉ có duy nhất
sông Nile. Đây là con sông dài nhất trên Trái Đất (6.650km) và đổ vào Địa Trung Hải.
Sông Nile có hai nhánh chính: Nile Trắng bắt nguồn từ hồ Victoria (Đông Phi), và Nile
Xanh bắt nguồn từ hồ Tana (Ethiopia). Nile Xanh chảy được khoảng 1.400 km thì hợp
lưu với Nile Trắng tại Khartoum thành sông Nile. Phần lớn nguồn nước của sông Nile do
mưa cung cấp (80–85% lưu lượng).
– Lưu vực Đại Tây Dương
Lưu vực này rộng 10.541.000km2 (36% diện tích lục địa), có nhiều sông lớn, quan
trọng nhất là sông Niger, sông Congo, Senegan, ...
Trong đó, sông Congo là sông dài thứ hai ở lục địa Phi, có lưu vực, lưu lượng nước
lớn và sâu trên Trái Đất. Sông chính và các nhánh của nó chảy qua rừng nhiệt đới Congo,
rừng lớn thứ hai Trái Đất, có giá trị về giao thông để tiếp cận vào bên trong lục địa Phi.
– Lưu vực Ấn Độ Dương
Lưu vực này rộng 5.403.000km2 (18,5% diện tích lục địa). Phần lớn các sông thuộc
lưu vực này đều là các sông nhỏ chảy từ sườn đông các cao nguyên đổ ra biển. Đáng kể
nhất là sông Zambezi, Juba, Limpopo, ... Sông Zambezi là sông lớn nhất đổ vào Ấn Độ
Dương từ lục địa Phi, là sông có nhiều ghềnh thác: Victoria, Chavuma, Ngonye, ...

53
– Lưu vực nội lưu
Lưu vực này rộng 9.000.000km2, gồm các vùng khí hậu khô khan như Sahara,
Calahari và các thung lũng địa hào Đông Phi. Đa số sông thuộc lưu vực này là những
dòng chảy tạm thời. Bên cạnh đó còn có một số dòng chảy thường xuyên nhưng chiều dài
không đáng kể. Đáng chú ý nhất là sông Sari (1.500km) đổ vào hồ Tchad, sông
Ocavanho (1.600km) đổ vào vùng đầm lầy Ocavanho, ...
3.2.4.2. Hồ
Hầu hết các hồ lớn của lục địa Phi có nguồn gốc kiến tạo và phân bố chủ yếu ở
Đông Phi. Các hồ này hình thành trên những chỗ sâu nhất của thung lũng địa hào vì thế
có dạng kéo dài, hẹp và rất sâu. Tiêu biểu là hồ Tangania có diện tích 32.900km², là hồ
nước ngọt lớn thứ nhì lục địa Phi. Đây là hồ tách giãn lớn nhất lục địa Phi, trải dài 673km
theo hướng bắc – nam và rộng trung bình 50km.
Riêng hồ Victoria nằm trên một vùng trũng lún sụt nên có đường bờ bị chia cắt
mạnh và trong hồ có nhiều đảo nhỏ. Hồ Victoria có diện tích 69.000km², là hồ nước ngọt
lớn nhất lục địa Phi, hình thành cách đây 400.000 năm khi các dòng sông chảy về phía
tây bị ngăn bởi các khối nâng lên của vỏ.
Ngoài ra, lục địa Phi còn có một số hồ tàn tích nằm trong các miền khí hậu khô hạn
phân bố ở đông bắc Sahara, vùng núi Atlas. Đây là các hồ nước mặn, về mùa khô để lại
một lớp muối dày trên mặt. Tiêu biểu là hồ Tchad, là tàn tích của một biển nội địa.
3.2.5. SINH VẬT
3.2.5.1. Giới thiệu khái quát
* Thực vật
Với vị trí nằm đối xứng qua xích đạo, đa phần diện tích nằm trong hai đường chí
tuyến nên thực vật ở lục địa Phi nhìn chung rất phong phú và đa dạng, chủ yếu là các
thực vật xứ nóng.
Khu vực xích đạo là nơi có lượng nhiệt cao, lượng mưa lớn, nguồn nước phong
phú, là điều kiện thuận lợi cho rừng rậm nhiệt đới, là một loại rừng có mức độ đa dạng
sinh học rất cao (80%) phát triển. Rừng mưa nhiệt đới được chia làm 5 tầng khác nhau
với hệ thực vật khác nhau, thích ứng với sự sống trong từng khu vực riêng biệt. Chúng
bao gồm: tầng cỏ và quyết, tầng cây bụi, tầng dưới tán, tầng tán, tầng trội.
Từ xích đạo đi về hai phía bắc và nam, càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm,
rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và savanna cây bụi. Tiếp tục đi về phía bắc và nam
là các khu vực hoang mạc và bán hoang mạc. Các khu vực này do điều kiện khí hậu khắc
nghiệp, khôn hạn, mưa rất hiếm, độ ẩm thấp, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn nên
thực vật cũng rất nghèo nàn. Ở phần cực bắc và phần cực nam lục địa Phi mùa đông mát
mẻ và có mưa, mùa hạ nóng, khô là điều kiện thích hợp cho thảm thực vật là rừng câu bụi
lá cứng phát triển.
* Động vật
Sự đa dạng của hệ động vật lục địa Phi phụ thuộc rất lớn yếu tố môi trường sống
của chúng. Trong các hoang mạc Sahara, Namip, do điều kiện hệ khí hậu khắc nghiệt nên
thực vật kém phát triển đã kéo theo động vật ở đây cũng kém phát triển. Trong khu vực
này chỉ có một số động vật có khả năng thích nghi với điều kiện nóng, khô, thiếu nước
(lạc đà, đà điểu, ...) thì mới phát triển được. Trong khi đó, ở các khu vực thảo nguyên nhờ
nguồn thức ăn phong phú, savanna là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn
dương, hươu cao cổ, ...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm,...). Tại các khu vực khí hậu
xích đạo với độ ẩm cao, lượng nước dồi dào thì động vật đa dạng hơn. Tầng vượt tán là
nơi sinh sống của đại bàng, buớm, dơi và một số loài khỉ. Tầng tán là nơi các loài động
vật như ếch rừng, khỉ, chim, đười ươi, và côn trùng sinh sống.

54
3.2.5.2. Các đới sinh vật
Do ảnh hưởng khí hậu sâu sắc, các vành đai sinh vật lục địa Phi cũng có sự phân
hóa đối xứng qua xích đạo. Tuy nhiên, các vành đai phía bắc chiếm diện tích lớn và có
nhiều ô hơn phía nam. Sinh vật hầu như chỉ có các loài của xứ nóng (trừ một số vùng núi
cao). Từ xích đạo về hai phía cực, có các đới:

Hình 23: Các vành đai sinh vật lục địa Phi
* Rừng xích đạo ẩm thường xanh
Miền này còn gọi là miền rừng mưa nhiệt đới, chiếm 8% diện tích lục địa Phi, nằm
dọc theo xích đạo, gồm phần lớn lưu vực sông Congo (vĩ độ 5º Bắc – 5º Nam), ven bờ
biển vịnh Guine, một phần nhỏ ven biển Đông Phi và phía đông đảo Madagasca.
Khu vực này có lượng mưa lớn: trên 2.000mm/năm và phân bố tương đối đều trong
năm, nhiệt độ lại khá cao nên đất feralit đỏ vàng phát triển rộng. Các vùng ngập nước, đất
đầm lầy chiếm diện tích khá lớn. Tự nhiên thuận lợi cho cây phát triển thành nhiều tầng,
hầu hết là cây xanh quanh năm. Nhiều nơi ánh sáng Mặt Trời không lọt qua được nên
rừng thường tối và ẩm. Trong rừng có khoảng 40.000 loại cây khác nhau, trong đó nhiều
cây cao 50 – 60m, nhiều cây gỗ quý như: mun, lim, acaju, ocume. Trên thân có nhiều dây
leo, cây ký sinh bám chằng chịt và vắt từ cây này qua cây khác. Ở Tây Phi có loại cọ ép
được dầu. Trên đảo Madagascar, ven vịnh Guinea có nhiều dừa, chuối, cà phê, ca cao,
canhkina.
Động vật rừng rất phong phú, nhiều nhất là những loài leo trèo: khỉ, đười ươi, khỉ
dộc, những loại sâu bọ, kiến, bướm, những loại trăn, rết, rắn. Trên các đầm lầy có trâu
nước, cá sấu. Chim phần lớn bay kém, có bộ lông sặc sỡ, nhiều nhất là vẹt. Ở các rừng
thưa, người ta còn thấy những động vật tương đối lớn như voi, tê giác trắng, nai okapi.
* Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
Phát triển trong các khu vực có lượng mưa lớn: trên 1.500mm/năm và độ ẩm cao:
55
trên 80%. Vành đai này bao quanh lấy các khu vực rừng xích đạo ẩm thường xanh. Rừng
mọc rất rậm, có nhiều loài, phân thành nhiều tầng tán nhưng không bằng rừng xích đạo
ẩm thường xanh. Dưới rừng hình thành đất feralit đỏ vàng. Đất tuy ít mùn, nhưng giàu
các khoáng dinh dưỡng.
* Rừng thưa, savan và savan - cây bụi
Đây là miền nối tiếp của miền rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. Các đồng cỏ chiếm
diện tích lớn nhất lục địa Phi, phủ gần 50% bề mặt đất đai của lục địa, bao gồm hầu hết
đất đai của Nam Phi (vĩ độ 8 – 40º Nam), trải dài từ vĩ độ 8 – 18º Bắc bao phủ miền
Sudan vào làm thành vành đai bao quanh rừng nhiệt ẩm thường xanh. Miền này có nhiệt
độ cao, nhưng mưa ít hơn so với rừng nhiệt đới ẩm thường xanh (1.000mm/năm). Mưa
nhiều vào mùa hạ, trong khi mùa đông khô hạn.
Các loại thực vật chủ yếu là các loại cỏ cao. Về mùa mưa, cỏ mọc cao quá đầu
người thành một thảm cỏ mênh mông nhưng mùa khô thì tàn lui, khô héo. Rải rác còn có
các cây rụng lá một mùa, có vỏ dày, chịu đựng được những trận cháy rừng, phổ biến: cây
acasia, bao báp, hoặc chứa nhiều nước (Madagascar). Trên đồng lầy, các loại cói, lau, sậy
mọc rậm rạp. Càng đi về phía bắc và nam lượng mưa càng ít, cỏ càng thưa, thấp, cằn cỗi.
Cỏ cao được thay thế bằng cỏ gai bán hoang mạc.
So với các savan khác thì savan Phi có thực vật đa dạng nhất. Do đó, động vật cũng
rất phong phú, nhiều nhất là động vật ăn cỏ: linh dương, hươu, nai, ngựa vằn, hươu cao
cổ. Động vật ăn thịt: báo, sói vằn, sư tử. Đây cũng là miền nhiều sâu bọ, mối, kiến, châu
chấu, ruồi sese thường truyền bệnh ngủ cho người và gia súc. Miền gần hoang mạc có
nhiều loài chim lớn: đại bàng, đà điểu. Các hồ chứa nước và lưu vực sông nhất là Nile
Thượng có nhiều chim di trú từ Âu đến vào mùa lạnh.
Hiện nay, miền này được khai thác để chăn nuôi gia súc, trồng trọt (ngô, đỗ, sắn).
* Bán hoang mạc, hoang mạc nhiệt đới
Tiếp tục đi về phía bắc và nam là miền hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới.
Những miền này nằm hai bên đường chí tuyến và chiếm hầu hết phần còn lại của lục địa
Phi. Ở Bắc Phi có hoang mạc Sahara lớn nhất Trái Đất và Nam Phi có hoang mạc
Kalahari va Namip nhỏ hơn nhiều. Khí hậu rất khắc nghiệt, đặc biệt là ở hoang mạc cát
Sahara. Vào mùa hạ, ban ngày nhiệt độ có thể đến 50ºC trong bóng râm, 70ºC trên cát.
Đến tối, nhiệt độ lại giảm rất nhanh, có khi xuống 0oC. Biên độ nhiệt lớn trong ngày đã
làm cho đất đá bị nát vụn thành cát. Lượng mưa rất thấp, dưới 200mm/năm, nhiều nơi
hầu như không mưa nhiều năm liên tục. Gió địa phương thổi liên tục là tung bụi cát mịt
mù, đôi khi di chuyển cả đụn cát khổng lồ. Thực vật chủ yếu là các đám cỏ thấp hoặc bụi
gai. Nhiều loài chỉ phát triển và hoàn thành vòng đời từ lúc nảy mầm, ra hoa, kết trái
trong thời gian rất ngắn khi có mưa. Thực vật ở Kalahari phong phú hơn Sahara: bụi gai
thấp, xương rồng, dưa đỏ dại, ...
Động vật rất nghèo nhất là Sahara, chủ yếu là bò sát có khả năng nhịn uống rất lâu:
rắn, rết, bò cạp. Dọc các mạch nước, hoặc trên các miền bán hoang mạc thuộc Sahara còn
có động vật lớn: sư tử, chó rừng, đà điểu. Ở Kalahari có cả linh dương, ngựa vằn Nam
Phi. Riêng Sahara, một số khu vực hoàn toàn không có sinh vật. Trong khi đó, các ốc đảo
và một số miền núi (Ahaga) do có nước mưa nên thực vật phong phú. Ở đây người ta
trồng cây ăn quả nhất là chà là và chăn nuôi la, lạc đà một bướu, ...
* Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
Ven bờ Địa Trung Hải và miền Cap (Nam Phi) là hai miền có khí hậu Địa Trung
Hải. Ở đây có mùa hạ nóng, khô, mùa đông tương đối ấm, có mưa. Miền cực Bắc Phi đôi
khi chịu ảnh hưởng của gió siroco thổi từ Sahara tới làm nhiệt độ lên rất cao và khô khan.
So với miền bán hoang mạc, thực vật ở đây phong phú hơn nhiều cây xanh quanh năm

56
xem kẽ cây rụng lá như sồi, dẻ. Ở một số nơi đất xấu hoặc xa biển, thực vật kém phát
triển, thường chỉ có những bụi gai thấp.
Miền Địa Trung Hải được cải tạo, nhất là tưới nước thì có thể trở thành miền trồng
cây ăn quả: đào, nho, oliu, cam rất tốt.
3.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA PHI
Phân tích các điều kiện tự nhiên Lục địa Phi cho thấy rằng: sự phân hóa tự nhiên ở
lục địa Phi chủ yếu theo qui luật địa đới, riêng ở Đông Phi, do ảnh hưởng của các vận
động nâng lên và hạ xuống mạnh, bị đứt gãy sâu và núi lửa hoạt động tích cực, địa hình
bị chia cắt mạnh. Vì thế sự thay đổi tự nhiên chủ yếu theo chiều kinh tuyến và đai cao.
Dựa vào vị trí, địa lý, lịch sử phát triển và đặc điểm từ nhiên có thể phân chia thành
3 ô lớn: Bắc Phi, Đông Phi, Trung Nam Phi.
3.3.1. BẮC PHI
Là bộ phận rộng lớn của lục địa, đại bộ phận lãnh thổ thuộc miền nền cổ, bị biển
tràn ngập nhiều lần và được bồi trầm tích dày nên địa hình nói chung bằng phẳng, cao
trung bình 200 - 500m. Nằm chủ yếu trong vành đai chí tuyến và tiếp cận với lục địa Á -
Âu, khí hậu Bắc Phi mang tính lục địa gay gắt và cảnh quan khô hạn chiếm ưu thế. Có
thể chia Bắc Phi thành 3 xứ lớn:
3.3.1.1. Miền núi Atlas
Núi Atlas là xứ tự nhiên nằm ở tây bắc của Bắc Phi gồm hệ thống núi trẻ kéo dài
khoảng 2.500km, gồm nhiều dãy núi song song, cao trung bình 1.200 - 1.500m. Đỉnh cao
nhất là Toubkal (4.167m) qua Maroc, Algeria và Tunisia. Phía bắc xứ này giáp với Địa
Trung Hải, phía nam giáp với hoang mạc Sahara.
Xứ này nằm hoàn toàn trong đới khí hậu cận nhiệt. Trên các đồng bằng ven biển và
các sườn núi phía tây chịu ảnh hưởng của biển nên mùa đông ấm, ẩm ướt và có nhiều
mưa.
Cảnh quan phổ biến là rừng và cây bụi lá cứng Ðịa Trung Hải. Trên các sườn núi
cảnh quan thay đổi theo độ cao. Sườn khuất gió: khí hậu khô hạn, phát triển cảnh quan
savan cây bụi gai. Trên các cao nguyên và thung lũng rộng giữa núi phát triển savan cỏ
hòa thảo, trong đó có cỏ anpha là một loại nguyên liệu để sản xuất giấy rất tốt.
Miền núi Atlas có nhiều khoáng sản đáng chú ý là sắt và photpho.
3.3.1.2. Hoang mạc Sahara
Sahara là xứ tự nhiên có diện tích rộng lớn nhất của Bắc Phi (9,4 triệu km2) bao gồm
toàn bộ hoang mạc Sahara. Phía bắc, Sahara giáp với miền núi Atlas ở phía tây bắc, giáp
với Địa Trung Hải ở phía đông bắc. Phía nam, Sahara giáp với xứ Sudane.
Được hình thành trên khu vực nền Phi, trong quá trình phát triển nhiều lần bị lún
xuống, biển tràn ngập và bồi trầm tích dày. Ngày nay toàn bộ lãnh thổ được nâng lên tạo
thành các đồng bằng cao hoặc các cao nguyên rộng, chỉ còn một vài vùng ở phía Bắc do
nâng lên yếu nên tồn tại các hồ trũng thấp như chott Metri (-30m), chott Dgierit (-15m),
hố trũng Kattara (-133m). Phần trung tâm Sahara vào cuối Kainozoi có núi lửa hoạt động
tích cực, ngày nay trở thành các sơn nguyên như Ahacga, Tibesti, Daphua.
Sahara nằm hoàn toàn trong miền khí hậu nhiệt đới khô, mùa hạ thời tiết nóng và
khô, nhiệt độ trung bình: 30 - 35oC, tối đa có thể đến 55 - 56oC, mùa đông thời tiết khô và
hơi lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1:10 - 20oC.
Do khí hậu nóng, khô nên dòng chảy kém phát triển, chỉ có sông Nile lớn nhất chảy
qua phía đông khu vực. Thực vật, động vật nghèo nàn, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá,
cồn cát mênh mông, các khối núi trơ trọi.
Sahara có nguồn khoáng sản trong lòng đất rất phong phú: than đá, sắt, photpho,
muối ăn, dầu mỏ và khí đốt.

57
3.3.1.3. Xứ Sudan
Chữ Sudan theo tiếng Ả Rập nghĩa là “vùng đất người da đen” để chỉ phần đất ở
phía nam Sahara. Sudane giới hạn với Sahara ở phía bắc bởi khu vực Sahel, kéo dài theo
chiều tây – đông từ Mali đến phía tây sơn nguyên Ethiopia. Sudan được hình thành trên
nền Phi và phần lớn bị phủ trầm tích từ Paleozoi đến Kainozoi là một miền đồng bằng
cao lượn sóng, gồm các cao nguyên xen kẻ các đồng bằng bồn địa.
Do nằm hoàn toàn nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới khô nên cảnh quan savan khô
cằn thống trị, tiêu biểu là cây keo. Riêng khu vực lưu vực sông Nile, do thừa nước nên
hình thành nên vùng đồng cỏ ngập lụt Sudd với các loài sậy, cói phát triển mạnh.
Lượng mưa lớn hơn vùng Sahel nên mạng lưới sông ngòi tương đối phát triển (Nile
Xanh, Nile Trắng, Niger, Senegal, …). Cũng do lượng mưa tương đối cao, ở đây phát
triển mạnh việc chăn nuôi bò, cừu và trồng cây nông nghiệp chủ yếu là kê, lạc.
3.3.2. ĐÔNG PHI
Bao gồm ba sơn nguyên lớn là Ethiopia, Somalia và Đông Phi. Trong quá trình phát
triển, đây là bộ phận được nâng lên mạnh, bị đứt gãy và sụp đổ lớn nên có sự xen kẻ các
bề mặt san bằng, các cao nguyên núi lửa, các đỉnh núi lửa cao với các thung lũng sâu, sự
phân hóa thiên nhiên rất phức tạp.
3.3.2.1. Sơn nguyên Somalia
Phần lớn sơn nguyên Somalia, các vùng ven bờ vịnh Ađen, Hồng Hải và thung lũng
Apha, do nằm khuất gió mùa Tây Nam nên lượng mưa hàng năm rất thấp, thường không
quá 250mm, khô nóng nên khắp nơi thống trị cảnh quan savan khô và savan cây bụi gai
khô khan, cằn cỗi kiểu bán hoang mạc.
3.3.2.2. Sơn nguyên Ethiopia
Sơn nguyên Ethiopia nằm ở phía bắc Đông Phi. Xứ này có hệ thống địa hào Eritore
kéo dài từ hồ Chết qua vịnh Acaba, biển Đỏ, vịnh Ađen đến hồ Cana.
Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân hóa cảnh quan cũng khá phức tạp. Các cảnh
quan thay đổi theo đai cao: Vành đai nóng: từ 0m – 1.800m xuất hiện rừng nhiệt đới ẩm,
rừng thưa và savan. Đây là quê hương của cây cà phê nên là nơi trồng nhiều cà phê nhât
lục địa Phi. Vành đai ôn hoà: từ 1.800 - 3.000m thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiệp
và đời sống nên là nơi tập trung dân cư cao nhất. Vành đai lạnh: trên 3.000m quanh năm
có nhiệt độ thấp và gió lạnh, chỉ có các đồng cỏ núi cao thuận lợi cho chăn thả vào mùa
hạ.
3.3.2.3. Sơn nguyên Đông Phi
Sơn nguyên Đông Phi là bộ phận được nâng lên mạnh trong Tân kiến tạo, dẫn đến
đứt gãy, sụt lút, tạo thành hệ thống địa hào lớn là địa hào Đông Phi kéo dài từ hồ Cana
xuống phía nam. Do hoạt động đứt gãy xảy ra mạnh làm xuất hiện các động đất, núi lửa.
Kalimangiaro là đỉnh núi cao nhất sơn nguyên Đông Phi vốn là một núi lửa tắt.
Xứ này có nhiều hồ lớn như hồ Victoria, Tanganica, Niaxa, … Đây là nguồn dự trữ
nước ngọt phong phú nhất Trái Đất. Ngoài ra, các hồ còn có giá trị giao thông, nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản và có khả năng phát triển du lịch.
Do bề mặt bị chia cắt mạnh nên cảnh quan cũng thay đổi theo hướng sườn và độ
cao. Các sườn phía tây, rừng nhiệt đới ẩm phát triển đến độ cao 1.200m. Trên các sơn
nguyên và thung lũng phía đông phát triển rừng thưa và savan. Đặc biệt cảnh quan kiểu
“rừng công viên” phổ biến ở đây. Động vật phong phú với các loài ăn cỏ: sơn dương,
hươu cao cổ, ngựa vằn, voi) và ăn thịt (sư tử, báo đốm, linh cẩu, mèo rừng). Trong các hồ
có cá sấu.
Đông Phi là vùng có giới động vật rất phong phú nên đây cũng là nơi được xây
dựng nhiều rừng cấm và công viên quốc gia nổi tiếng thế giới, đang bảo vệ hàng loạt các
động vật quí hiếm của lục địa Phi.

58
3.2.3. TRUNG VÀ NAM PHI
Được phân biệt với các ô Bắc Phi và Đông Phi ở chỗ, nó được hình thành trên bộ
phận nền tương đối ổn định. Trừ hai bồn địa Congo và Kalahari là những bộ phận nền bị
lún xuống được bồi trầm tích dày, các bộ phận còn lại là những vùng nền được nâng lên
có bề mặt tương đối bằng phẳng, trung bình 600m, có thể chia Trung và Nam Phi thành 4
xứ lớn.
3.2.3.1. Guinea Thượng
Xứ Guinea Thượng nằm ở phía bắc vịnh Guinea. Do nằm hoàn toàn trong đới khí
hậu xích đạo nên mạng lưới sông hồ rất phát triển. Các sông lớn nhất chảy qua là sông
Niger, Volta, ... Điều kiện khí hậu nóng ẩm nên cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo ẩm
thường xanh. Ngoài ra, trên các bờ biển thấp, ven các cửa sông có rừng ngập mặn. Rừng
xích đạo đang bị thu hẹp nhanh do khai thác diện tích trồng trọt hoặc do khai thác lâu đời
nên rừng được thay thế bởi các savan.
Hiện nay, ở đồng bằng duyên hải và trên các sơn nguyên đều có dân cư đông đúc,
nông nghiệp phát triển, ở đây trồng nhiều cây nhiệt đới có giá trị xuất khẩu như ca cao,
cọ dầu, cao su và cà phê.
3.2.3.2. Congo
Xứ Congo bao gồm bồn địa Congo và các sơn nguyên bao quanh. Đồng bằng bồn
địa nằm ở độ cao 300 - 500m, các sơn nguyên bao quanh cao trung bình: 900 – 1.000m.
Phần lớn diện tích trong đới khí hậu xích đạo, sông ngòi rất phát triển, có diện tích phủ
rừng lớn nhất lục địa, nguồn thủy năng phong phú. Ngoài ra, ở đây có một số khoáng sản
quan trọng (kim cương, u ran, dầu mỏ, ...) chưa được khai thác nhiều.
3.2.3.3. Nam Phi
Chiếm toàn bộ phần còn lại của phía nam lục địa Phi với trung tâm là bồn địa
Kalahari cao khoảng 700 - 900m. Bao quanh bồn địa là các sơn nguyên cao trung bình từ
1.200 – 2.000m ở phía nam và đông nam các sơn nguyên được nâng lên tạo thành vùng
núi cao, nơi cao nhất tạo thành dãy Drakensbeg (3.657m) có sườn dốc về phía biển, ở cực
nam là dãy núi Cap cao trung bình 1.000 - 1.200m.
Xứ Nam Phi nằm trong đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, do ảnh hưởng của
đại dương nên khí hậu và cảnh quan có sự phân hóa theo chiều đông - tây. Dọc duyên hải
phía đông mưa nhiều, phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm. Các vùng nội địa lượng
mua tương đối ít, phát triển rừng thưa savan và savan khô. Một dãy hẹp ở phía tây có
lượng mưa thấp nhất, phát triển cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc. Vùng cực nam
phát triển rừng cận nhiệt đới ẩm và rừng cây bụi Địa Trung Hải.
Xứ Nam Phi giàu khoáng sản, nhiều nhất là vàng, kim cương, uran, đồng, chì, kẽm,
thiếc. Đất đai được sử dụng để chăn nuôi, vùng duyên hải đông nam trồng ngô, mía,
thuốc lá, chè và cây ăn quả.
3.2.3.4. Madagascar
Madagascar có diện tích 593km2 là hòn đảo lớn nhất lục địa Phi và thứ tư trên Trái
Đất. Dọc theo chiều dài bờ biển phía đông là một vách đứng hẹp và dốc. Ở phía tây của
dãy này một cao nguyên nằm ở trung tâm của đảo với cao độ 750 - 1.500m.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự phân hóa của địa hình nên
trên các sườn phía đông lượng mưa nhiều, rừng nhiệt đới gió mùa, trên sơn nguyên và
sườn phía tây phát triển rừng thưa, savan cây bụi, sườn tây nam phát triển cảnh quan bán
hoang mạc. Ở đây trồng các loại cây nhiệt đới khác nhau như lúa, cà phê, chuối đào lộn
hột, mía, lạc. Sự phân tách của lục địa Gondwana cách đây 135 và 88 triệu năm trước đã
dẫn đến sự tiến hóa cô lập của các loài thực và động vật. 90% các loài thực vật và động
vật được phát hiện được tại Madagascar là loài đặc hữu, bao gồm: vượn cáo, fossa ăn thịt
và nhiều loài chim.

59
CHƯƠNG 4. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ
4.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ
4.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP
4.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn
Điểm cực bắc trên lục địa Bắc Mỹ là mũi Mochison (71o59’Bắc) nằm trên bán đảo
Boothia, cũng là điểm cực bắc trên lục địa của Trái Đất. Nếu tính cả đảo thì cực Bắc của
đảo Greenland là điểm có vĩ độ cao nhất (83o03’Bắc). Điểm cực nam mũi Marianto (7012'
Bắc) ở phía nam Panama.
Điểm cực tây của phần lục địa là mũi Prince Wales (168o40’Tây) nằm trên bán đảo
Seward tại Alaska; đảo Attu, xa hơn về phía tây bờ biển Alaska, được coi là cực tây của
Bắc Mỹ. Điểm cực đông là mũi Xanh Chaler (55039’Tây), nếu tính cả đảo thì
Nordostrundingen tại Greenland là điểm cực đông của lục địa. Nơi rộng nhất theo chiều
đông - tây khoảng 5.000km ở trong phạm vi 50 – 60oBắc.
2.1.1.2. Tiếp giáp
* Tiếp giáp với 2 lục địa
- Phía đông nam, Bắc Mỹ tiếp giáp với lục địa Nam Mỹ, phân cách với nhau ở kênh
đào Panama nằm trên eo đất Trung Mỹ.
- Phía tây bắc, Bắc Mỹ phân cách với Á - Âu bởi một eo biển hẹp - eo Bering: rộng
34km, sâu 42m, mới được hình thành vào cuối Kainozoi.
* Tiếp giáp với 3 đại dương
- Phía bắc giáp Bắc Băng Dương: có nhiều biển và vũng vịnh (Beaufort, vịnh
Hudson đảo, quần đảo với vịnh lớn nhất là vịnh Hudson, đảo lớn nhất là đảo Greenland.
Nằm gần lục địa là một quần đảo lớn (quần đảo Bắc Cực Canada) với nhiều đảo lớn như:
Baphil, Victoria, Ensomia, …
- Phía tây giáp Thái Bình Dương: có hai bán đảo lớn là Alaska và California. Bán
đảo Alaska là một bán đảo kéo dài khoảng 800km ra phía tây nam từ đại lục Alaska và
kết thúc tại quần đảo Aleut. Bán đảo California chạy dọc theo bờ biển và tạo thành vịnh
California dài và hẹp. Từ 45 – 60oBắc, bờ biển có nhiều fior ăn sâu vào nội địa giống bờ
biển Bắc Âu.
- Phía đông giáp Đại Tây Dương: so với vùng biển phía bắc thì ít bị chia cắt hơn.
Quần đảo lớn nhất của Bắc Mỹ trong Đại Tây Dương là quần đảo Caribe. Một số khu
vực, đường bờ bị chia cắt tạo thành các bán đảo (Florida, Yucatán), một số vịnh (Mexico,
Saint Lawrence, ...), biển (Labrador, Caribe).
4.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
4.1.2.1. Về hình dạng
Bắc Mỹ là lục địa có bề mặt dạng khối lớn, hình cái nêm, mở rộng phía bắc và thu
hẹp lại tại eo đất Trung Mỹ ở phía nam. Bờ biển phía bắc giáp với Bắc Băng Dương bị
cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, quần đảo, vịnh và biển ăn sâu vào đất liền. Trong
khi đó, bờ phía tây và đông ít bị chia cắt, chỉ có một số quần đảo, vịnh và biển.
Do diện tích rộng, vịnh và biển không ăn quá sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt
theo chiều ngang vẫn không đáng kể, tính địa ô thể hiện rõ nhất ở khu vực Hoa Kỳ.
4.1.2.2. Kích thước
Bắc Mỹ có diện tích 20,4 triệu km², nếu tính cả các đảo thì khoảng 24,3 triệu km²,
chiếm 28,3% diện tích đất nổi trên Trái Đất, là lục địa rộng thứ 3 Trái Đất sau Á – Âu và
Phi. Nơi hẹp nhất của Bắc Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50km. Kênh đào Panama
đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

60
Tóm lại, Bắc Mỹ là lục địa có vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc cho tới cận xích đạo, có
kích thước lớn, có bề mặt dạng khối hình nêm, thu hẹp dần phía nam. Đó là những điều
kiện cơ bản đầu tiên quyết sự hình thành khí hậu của lục địa. Do vậy, lục địa Bắc Mỹ có
sự phân hóa về khí hậu cận cực đến nhiệt đới khá đa dạng.
4.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
4.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri
Bắc Mỹ có cơ sở là nền cổ Laurentia, gồm toàn bộ phía bắc lục địa từ Alaska đến
Labrado, có phần lộ ra lớp đá kết tinh trên mặt tạo thành một bề mặt bằng phẳng như mặt
bàn, đó là khiên Canada (Laurentia) gồm toàn bộ vịnh Hudson, các quần đảo phía bắc và
phần lớn đảo Greenland. Trải qua các đại địa chất, khiên đã bị bào mòn nên hiện nay có
bề mặt gợn sóng hình lưng cừu, chênh nhau dưới 10m, hơi lõm phía trung tâm vịnh
Hudson, còn bờ khiên được nâng lên từ 200 – 1.500 m.
Trong thời kỳ Tiền Cambri, do vận động kiến tạo, các nền trên đã trải qua nhiều lần
hợp nhất thành siêu lục địa (Rodinia – 1,1 tỷ, Pannotia – 600 triệu năm trước) và chia
tách (750 triệu, 540 triệu năm trước). Vào lần chia tách cuối Proterozoi, nền Laurentia
nằm gần xích đạo và tách rời với lục địa Gondwana.
4.1.3.2. Đại Paleozoi (Pz)
Trong Paleozoi, sau sự phân rã của Pannotia, các nền cổ tiếp tục di chuyển, xô húc
làm xảy ra 2 vận động tạo núi lớn: Caledonia (Silur) và Hercynia (Carbon). Vận động
Caledonia diễn ra ở rìa đông Greenland, New Foundland kéo đến giữa New England, bắc
Appalachian. Đến Carbon, Bắc Mỹ lại được nâng lên, nhất là phía đông. Trong khi đó,
khu vực trung tâm có xu hướng lắng đọng vật chất trầm tích biển nông tạo thành một tầng
than dày. Đây là một trong những miền giàu nhiên liệu của Hoa Kỳ hiện nay.
Kết quả của sự xô húc đã nối liền nền cổ Laurentia với các nền khác hình thành siêu
lục địa là Pangea (Toàn lục) vào cách đây 300 triệu năm. Thời điểm này, Bắc Mỹ đã hoàn
chỉnh, thậm chí còn vượt qua cả eo biển Bering nối với lục địa Á – Âu.

Hình 24: Địa chất lục địa Bắc Mỹ

61
4.1.3.3. Đại Mesozoi (Mz)
Sang Mesozoi, các núi cao trước kia đã trải qua thời kỳ xâm thực lâu dài nên bị thấp
đi nhiều và bị biển ở phía tây lục địa xâm nhập dần.
Vào Jura, siêu lục địa Pangea lại tách thành hai lục địa: Laurasia và Gondwana. Sự
xô húc giữa Laurasia với nền Thái Bình Dương ở phía tây tạo ra vận động uốn nếp, hình
thành các dãy núi Sierra Nevada, Cascade.
Đến kỷ Kreta, Laurasia lại tiếp tục tách thành Laurentia và Á – Âu. Ở phía tây
Laurentia, quá trình xô húc tiếp tục tạo ra uốn nếp thành dãy Rocky kéo dài từ tây
Mexico đến bờ biển Alaska vào cuối Kreta. Hai dãy núi uốn nếp này được gọi chung là
hệ thống Cordillera bao quanh các cao nguyên phía tây nam Laurentia: Bồn Địa Lớn,
Arizona và Mexico. Đến đây, Laurentia đã có hình dạng gần như Bắc Mỹ hiện nay.
4.1.3.4. Đại Kainozoi (Kz)
Đến đại Kainozoi, quá trình xô húc giữa Bắc Mỹ với Thái Bình Dương đã sinh ra
vận động tạo núi với cường độ rất mạnh đã xảy ra làm nâng cao thêm các dãy Cascade,
Nevada, Rocky. Miền núi Alaska được nâng lên mạnh nhất. Ngay cả phía đông miền núi
già Appalachian đã bị bào mòn rồi cũng được nâng cao thêm khá nhiều. Hiện tượng đó
còn kéo dài cho đến ngày nay, làm phát sinh các hiện tượng động đất và núi lửa ở ven bờ
Thái Bình Dương. Dung nham đã trào ra các bang Washington, Origen tạo thành những
cao nguyên bazan nổi tiếng.
Bắc Mỹ tiếp xúc với Nam Mỹ và dính liền vào nhau tại eo đất Trung Mỹ từ kỷ
Neogen (cách đây 15 triệu năm).
Vào thế Pleistocen thuộc kỷ Neogen (cách đây 2 triệu năm), băng hà đã bao phủ
toàn bộ miền Bắc Mỹ, xuống đến tận vĩ độ 40o Bắc. Băng hà đã san bằng bề mặt nền cổ
phía bắc, tạo thành nhiều hồ lớn và nhiều dạng địa hình băng hà khác mà ngày nay vẫn
còn dấu vết.
4.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ
4.2.1. ĐỊA HÌNH
4.2.1.1. Các dạng địa hình cao chiếm ưu thế
Các dạng địa hình cao bao gồm: núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên và
đồng bằng cao chiếm ưu thế. Độ cao trung bình của lục địa khoảng 700m, đứng hàng thứ
tư Trái Đất sau Nam Cực, Phi và Á - Âu. Trong khi đó, đồng bằng thấp giữ một tỷ lệ
không đáng kể.
4.2.1.2. Địa hình phân hóa rõ nét hướng tây - đông
Phía tây là dạng địa hình cao với các hệ thống núi trẻ (Cordillera ở Bắc Mỹ, Andes
ở Nam Mỹ), cao nguyên, đồng bằng ở giữa và các dãy núi thấp ở bờ phía đông.
* Hệ thống núi trẻ phía tây
- Hệ thống núi Cordillera là một trong những hệ thống núi lớn của Trái Đất, kéo dài
theo hướng bắc – nam khoảng 8.000km. Hệ thống này hình thành trong giai đoạn tạo núi
Mesozoi cách nay 55 – 80 triệu năm. Do xói mòn bởi nước và băng đã hình thành nên các
thung lũng trên núi và các đỉnh kỳ thú và được trẻ lại trong vận động tạo núi Kainozoi.
Đây hệ thống có cấu tạo phức tạp gồm nhiều mạch núi song song, xen giữa là các cao
nguyên nối nhau thành một chuỗi.
Mạch núi phía tây cao nhất hệ thống (trung bình trên 3.000m) từ Alaska đến phía
tây sơn nguyên Mexico, gồm nhiều dãy khác nhau: Alaska, Duyên Hải (tây Canada),
Cascade (tây Hoa Kỳ) và Nevada. Đặc điểm: sườn dốc, chia cắt mạnh, nhiều núi lửa đang
hoạt động.
Mạch núi phía đông gồm các dãy: Selwyn (Yukon), dãy núi Brooks (Alaska),
Rocky (cực bắc British Columbia - Canada) đến New Mexico (Hoa Kỳ) và Sierra Madre
(Mexico). Trong đó đáng chú ý là dãy Rocky rộng 110 – 480km, dài hơn 4.800km. Rìa

62
phía đông của mạch núi này là các cao nguyên trước núi. Hiện nay vẫn còn tàn dư của núi
lửa với biểu hiện là các suối nước nóng.
Các cao nguyên giữa hai mạch núi cao: Yucon, Columbia, Bồn Địa Lớn,
Colorado, Mexico. Đây là các mảng nền cổ hoặc các khối batolic hình thành trước kia,
sau đó bị lún xuống và bị phủ trầm tích hoặc dung nham. Độ cao trung bình: 700 –
1.500m. Bề mặt một số cao nguyên bị chia cắt mạnh tạo thành các hẻm vực sâu (sâu
nhất là hẻm vực Colorado dài 350km, sâu trên 1.700m.
* Các cao nguyên và đồng bằng ở giữa
Nằm lọt giữa hệ thống núi trẻ ở phía tây và núi thấp ở phía đông là một khu vực
bằng phẳng, bao gồm các cao nguyên và đồng bằng: sơn nguyên Laurensia (đồng bằng
Canada), đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mexico.
Đồng bằng Canadia nằm trên khiên Canada, chiếm 5 triệu km² nói chung là khá
bằng phẳng. Đồng bằng Lớn thực chất là một cao nguyên trước núi có độ cao từ 500 –
1.700m, thấp dần từ tây sang đông, kéo dài từ hồ Nô Lệ Lớn đến thung lũng sông Rio
Grande. Các đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mexico có độ cao nhỏ hơn, nằm
trải dài từ bắc xuống nam giữa Cordillera ở phía tây và Appalachian ở phía đông.
* Các núi thấp phía đông
Phía đông là các dãy núi thấp, lớn nhất là dãy Appalachian. Đây là một hệ thống núi
Paleozoi, được trẻ lại bởi các vận động Tân kiến tạo, có bề ngang khá rộng ở Bắc Mỹ
(150 – 500km), kéo dài 2.600km hướng đông bắc – tây nam từ đảo Newfoundland
(Canada) đến Trung Alabama (Hoa Kỳ). Dãy núi cao dần về phía nam, độ cao trung bình:
900m, đỉnh cao nhất: Mitchell ở Bắc Carolina (2.037m). Phía bắc dãy Appalachian là dãy
Bắc Cực chạy dọc bờ biển phía đông của Canada.
4.2.1.3. Hướng núi chính là bắc - nam
Bắc – nam hoặc gần bắc - nam là hướng chung của các hệ thống núi ở Bắc Mỹ. Hệ
thống Cordillera ở phía tây bao gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng tây bắc –
đông nam. Trong khi đó, dãy Appalachian ở phía đông theo hướng đông bắc – tây nam.
4.2.2. KHOÁNG SẢN
Bắc Mỹ là nơi giàu khoáng sản, tuy nhiên sự phân bố các khoáng sản không đều.
4.2.2.1. Các mỏ mạch
Bắc Mỹ có các loại khoáng sản chủ yếu: sắt, đồng, vàng, niken, chì, kẽm, bạc,
uranium, titan, ... Trong đó:
– Sắt: phân bố chủ yếu quanh vùng Hồ Lớn, phần lớn thuộc lãnh thổ Canada, một
số ít trên lãnh thổ Hoa Kỳ, bán đảo Labrado. Ngoài ra sắt còn có ở sơn nguyên Mexico và
Cuba.
– Đồng: có trữ lượng lớn ở khiên Canada, phần lớn thuộc lãnh thổ Canada, Hoa Kỳ
(một mỏ đồng ở Nevada có sản lượng 8 triệu tấn/năm).
– Vàng: có ở nhiều nơi. Trong dãy Cordillera, vàng thường gặp thấy trên suốt chiều
dài từ Alaska đến Mexico. Canada là nước có trữ lượng vàng đứng thứ hai Trái Đất sau
Nam Phi. Các mỏ vàng phân bố ở vùng hồ Huron, hồ Nô Lệ Lớn, và vùng Cordillera. Ở
Hoa Kỳ vàng có nhiều ở các bang Oaiomin, Nam Apalas, Alaska và nhiều nơi trong dãy
Cordillera.
4.2.2.2. Các mỏ trầm tích
Bắc Mỹ có các mỏ mạch gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt, ... trong đó:
– Than đá: phần lớn tập trung ở lãnh thổ Hoa Kỳ thuộc miền võng trước núi Apalas.
Than còn tập trung nhiều ở phía nam Hồ Lớn, trong dãy Cordillera (dãy Rocky, cao
nguyên Bồn Địa Lớn). Than cũng có ở đông nam Canada. Bắc Mỹ chiếm tới 38% trữ
lượng than Trái Đất, chủ yếu là Hoa Kỳ.

63
– Dầu mỏ, khí đốt: là một trong những loại khoáng sản chủ yếu của Bắc Mỹ. Gần
như tất các các bể than lớn nhất trong phạm vi nền bằng cũng là nơi phân bố các mỏ dầu
và khí đốt.
4.2.3. KHÍ HẬU
4.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu
* Vị trí địa lý, hình dạng, kích thước
Do kéo dài từ cận cực Bắc đến gần xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố
không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực. Ở xích đạo và vĩ độ thấp, lượng bức xạ Mặt
Trời cao, càng về hai cực càng giảm. Về mùa đông từ 40º Bắc trở lên, cán cân bức xạ âm
nên nhiệt độ không khí thấp hơn 0oC. Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên
nhân chủ yếu làm khí hậu thay đổi từ nam lên bắc.
Do hình dạng mở rộng phía bắc, thu hẹp phía nam (eo đất Trung Mỹ) nên lượng bức
xạ nhận được và khả năng điều tiết lượng nhiệt nhận được cũng khác nhau. Lãnh thổ ở
phía bắc mở rộng nên các vùng sâu trong lục địa khí hậu khắc nghiệt, biên độ nhiệt lớn
hơn. Về mùa hạ, nhiệt độ các vùng này thường cao hơn ven biển 2 – 8ºC, trái lại về mùa
đông lại thấp hơn 8 – 12ºC.
* Địa hình
Hướng bắc – nam và dạng địa hình lòng máng của Bắc Mỹ tạo điều kiện cho các
khối khí lạnh xâm nhập từ bắc xuống. Các khối khí này đôi khi xuống tới tận đồng bằng
Trung Tâm và đồng bằng ven vịnh Mexico tạo nên sự tranh chấp đối với các khối khí ấm,
ẩm từ phía nam lên làm cho thời tiết vùng này về mùa đông thường nhiễu loạn.
Trong khi đó, ở phía tây, dãy Cordillera như bức tường ngăn sự xâm nhập của các
khối khí từ Thái Bình Dương vào. Do đó sườn tây dãy núi nhiều mưa, sườn đông và các
cao nguyên nội địa mưa rất ít. Tình hình cũng như vậy đối với gió Đông Bắc ở vùng
Trung Mỹ. Địa hình còn ảnh hưởng đến phân bố nhiệt, mưa, độ ẩm theo chiều cao.
* Dòng biển
Dòng biển nóng Alaska làm vùng ven biển tây bắc Bắc Mỹ từ vĩ tuyến 40º Bắc trở
lên có thời tiết ấm hơn và ẩm ướt. Dòng biển nóng Gulf Stream chảy từ phía nam lên đi
qua ven biển đông và đông nam Bắc Mỹ làm cho các khu vực này ấm hơn.
Trong khi đó, dòng biển lạnh California qua phía tây Bắc Mỹ làm không khí khu
vực nó đi qua khô khan, không thể gây mưa dù nằm sát biển. Dòng biển lạnh Labrado từ
cực Bắc đi về phía đông bắc Bắc Mỹ mang theo các khối băng trôi ở trên mặt đến tận vĩ
tuyến 43º Bắc. Khối nước này làm nhiệt độ của vùng ven biển đông bắc Hoa Kỳ đông
nam Canada giảm xuống khá nhiều.
4.2.3.2. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ - khí áp và gió
+ Tháng 1
- Nhiệt độ: ở bán cầu Bắc là mùa đông, đường đẳng nhiệt 0oC võng xuống quá 45º
Bắc. Như vậy, mùa đông Bắc Mỹ khá lạnh, phần lớn dưới 0oC, trong đó khoảng một nửa
diện tích dưới 20ºC. Các đường đẳng nhiệt –10ºC và – 20ºC cũng đều võng xuống khu
vực đồng bằng ở giữa. Điều này cho thấy ảnh hưởng của khối khí lạnh từ Bắc Băng
Dương tràn xuống kết hợp với hướng địa hình bắc – nam, vị trị nằm sâu trong nội địa nên
ảnh hưởng của đại dương cũng yếu đã tạo điều kiện cho khối khí lạnh này tràn sâu xuống
phía nam.
- Khí áp: Tháng 1, Bắc Mỹ là mùa đông, nhiệt độ lạnh nên hình thành một trung tâm
áp cao gọi là áp cao Bắc Mỹ. Các áp thấp ngoài Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
(Iceland) cũng lan rộng.

64
Hình 25: Nhiệt độ lục địa Bắc Mỹ vào tháng 1
- Gió: Do sự phân bố các trung tâm khí áp, miền ven biển Thái Bình Dương có gió
Tây, Tây Bắc thổi vào và gây mưa. Miền cao nguyên và đồng bằng ở giữa có khối khí
lạnh từ phương bắc tràn về rất mạnh, lan xuống rất xa, có khi đến miền nam, ven vịnh
Mexico gây ra những đợt lạnh đột ngột, nhiệt độ giảm xuống một cách nhanh chóng,
trong 24 giờ có thể giảm xuống tới 10º C hay hơn nữa và thường gây ra bão tuyết. Miền
Mexico và eo đất Trung Mỹ có gió Mậu Dịch đông bắc mang mưa đến.
+ Tháng 7
- Nhiệt độ: ở bán cầu Bắc, đường đẳng nhiệt 10ºC chạy men theo bờ biển Bắc
Băng Dương. Miền núi phía tây và nửa lục địa phía nam có nhiệt độ trên 20ºC. Đường
đẳng nhiệt 20ºC chạy vượt quá vĩ tuyến 45º Bắc và gần trùng với đường –10ºC về mùa
đông. Như vậy, thời gian này, phần lớn Bắc Mỹ có nhiệt độ khá nóng. Rõ ràng là mùa hạ
nơi đây có nhiệt độ khá gay gắt và chênh lệch lớn về nhiệt độ so với mùa đông.
- Khí áp: Vào tháng 7, bán cầu Bắc là mùa hạ, Bắc Mỹ được sưởi ấm nhiều, một khu
áp thấp được hình thành ở phía tây Bắc Mỹ. Ngoài đại dương hai áp thấp thu hẹp,
nhường chỗ cho áp cao California và Azores. Hai áp cao này trong tháng 7 có ảnh hưởng
lớn đến Bắc Mỹ.
- Gió: Ở phía tây, miền ven biển Alaska vẫn có gió tây, tây bắc và đổ mưa. Miền
ven biển California có gió Mậu Dịch đông bắc từ áp cao California thổi xuống phía nam
đã làm tăng thêm vận tốc và diện chảy của dòng biển lạnh California rất nhiều. Gió từ
biển thổi vào, khi đi qua dòng biển lạnh, hơi nước bị ngưng tụ và đổ mưa gần hết. Vì vậy
miền này về mùa hạ khí hậu khô khan, ít mưa. Miền đồng bằng Lớn mùa hạ có khối khí
nhiệt đới nóng và ẩm từ phương nam tràn lên cũng rất mạnh, có khi thổi lên tận miền bắc
của đồng bằng. Khối khí nóng và ẩm làm nhiệt độ tăng vọt lên và thường có mưa. Càng
vào sâu trong nội địa, lượng mưa càng giảm. Miền ven vịnh Mexico và eo đất Trung Mỹ
có gió Đông Nam ẩm ướt. Gió này càng vào sâu trong nội địa càng khô khan.

65
Hình 26: Nhiệt độ lục địa Bắc Mỹ vào tháng 7
* Mưa
Ở Bắc Mỹ, sự phân bố lượng mưa có sự tương phản giữa miền đông và miền tây.
Phía đông kinh tuyến 100º Tây, lượng mưa tương đối phong phú: trên 1.000mm/năm.
Phía tây kinh tuyến 100º Tây, lượng mưa rất thấp, dưới 500mm/năm, nhiều nơi dưới
300mm/năm (trừ miền ven biển Nam Alaska mưa nhiều hơn: trên 2.000mm/năm). Đồng
thời cũng thấy lượng mưa giảm dần từ đông nam lên tây bắc.
Mưa nhiều do gió Tây ôn đới ngoài đại dương thổi vào, lại qua dòng biển nóng
Alaska. Khi vào lục địa, gió bị núi Cordillera cản lại và đổ mưa. Từ vĩ tuyến 40º Bắc trở
xuống, ven biển California chịu ảnh hưởng dòng biển lạnh California, mưa ít hơn.
Cao nguyên Bồn Địa Lớn vì khuất gió nên lượng mưa hàng năm rất thấp, chỉ từ 200
– 250mm/năm, khí hậu có tính chất hoang mạc.
Miền đông có gió Đông Nam từ áp cao ngoài đại dương thổi vào và khi đi qua dòng
biển nóng Gulf Stream được tăng cường thêm độ ẩm, khi vào lục địa thì gặp sườn đông
dãy Appalachian thì đổ mưa rất lớn, trên 2.000mm/năm. Nhưng càng vào sâu lục địa
lượng mưa càng giảm. Từ đông nam lên tây bắc, lượng mưa từ 1.000 giảm xuống
300mm/năm. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ. Mùa đông do ảnh hưởng gió Đông Bắc tràn
về, ven vịnh Mexico đôi khi có tuyết rơi. Sự phân bố giữa miền đông cũng đã biểu hiện
được phần nào tính chất thất thường của khí hậu đồng bằng Trung Tâm.
Trung Mỹ ở vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởng của biển và dòng biển nóng Gulf Stream
nên mưa lớn, sườn đông mưa trung bình trên 2.000mm, có nơi 6.000mm/năm. Đây là nơi
mưa nhiều nhất Bắc Mỹ.

66
Hình 27: Phân bố lượng mưa lục địa Bắc Mỹ
4.2.3.3. Các đới khí hậu
* Đới khí hậu nhiệt đới
Đới này chiếm toàn bộ lãnh thổ Mexico, phần lớn eo đất Trung Mỹ và quần đảo
Caribe. Trong năm có sự thay đổi về các khối khí và hướng gió.
Về mùa hạ, chịu ảnh hưởng của khối khí xích đạo với gió mùa từ xích đạo thổi về
làm thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8. Trong khi đó, mùa
đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch khô, hơi nóng, ít mưa. Độ ẩm, nhiệt độ giảm
(nhưng không xuống dưới 20oC – tháng 1). Thời tiết rất ổn định, biên độ nhiệt trong năm
rất nhỏ, chỉ khoảng 5 – 6ºC. Riêng phần phía tây do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh
California nên ít mưa hơn phía đông.
* Đới khí hậu cận nhiệt
Đới khí hậu cận nhiệt trải rộng từ bờ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương. Điều
kiện khí hậu khá phức tạp do tác động của nhiều khối khí, sự thay đổi giữa chúng, ảnh
hưởng của địa hình. Có thể chia thành các kiểu sau:
– Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Ở bán cầu Bắc, hình thành ở vùng ven
biển phía tây và các cao nguyên giữa núi. Mùa hạ vùng này nằm dưới ảnh hưởng của áp
cao Hawai nên thời tiết ổn định, ít mây và mưa không đáng kể. Nhiệt độ có thể lên đến
20 – 22ºC (trừ dải ven biển ven dòng biển lạnh). Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió tây và
hoạt động của khí xoáy với khối không khí biển ôn đới, thời tiết không ổn định, nhiều
mây và có mưa đáng kể. Lượng mưa từ 500 – 700mm/năm. Nhiệt độ trung bình thay đổi
từ 7 – 10ºC.
– Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: tạo thành một dải từ 98º Tây tới trước sau kinh
tuyến 110º Tây. Lượng mưa khá nhỏ (không quá 500mm), chủ yếu vào mùa hạ. Biên độ
nhiệt lớn, mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ +2 đến –2ºC. Mùa hạ hơi nóng, nhiệt độ 25
– 26ºC.

67
– Kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm: Từ 98º Tây sang phía đông. Mùa đông có gió Mậu
Dịch Đông Bắc khô và hơi lạnh. Nhiệt độ có thể tới 0oC, tuy nhiên mức trung bình: 9 –
10oC. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam từ Đại Tây Dương thổi vào với thời
tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ 24 – 25ºC. Lượng mưa 800 – 1.500mm, càng về phía
đông lượng mưa càng lớn.

Hình 28: Các đới khí hậu lục địa Bắc Mỹ


* Đới khí hậu ôn đới
Đới này rất rộng, ranh giới phía nam ở phía tây chạy qua gần cửa sông Columbia
khoảng 46º Bắc, còn phía đông xuống thấp hơn, khoảng 40º Bắc, được chia thành các
kiểu:
– Kiểu khí hậu ôn đới hải dương phía tây: Chịu ảnh hưởng của khối khí đại dương
từ Thái Bình Dương vào, khối khí này không ấm bằng ở Tây Âu do dòng biển nóng Bắc
Thái Bình Dương nhỏ hơn dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương. Các tháng lạnh nhất có
nhiệt độ khoảng 0oC. Mùa hạ tương đối mát. Nhiệt độ tháng 7: 13 – 15ºC, ít thay đổi theo
vĩ tuyến. Lượng mưa cả năm trung bình 2.000 – 6.000mm tùy nơi.
– Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp: hình thành trong vùng núi thấp và các thung lũng
thuộc hệ thống Cordillera. Khu vực này cũng chịu ảnh hưởng của gió tây từ Thái Bình
Dương vào nên có lượng mưa vừa phải là 500 – 700mm/năm và biên độ nhiệt giữa các
mùa không lớn lắm.
– Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: Nằm dưới ảnh hưởng của áp cao về mùa đông, nhiệt
độ rất thấp. Thường xuyên có gió mạnh, bão tuyết do sự xâm nhập của khôi khí cực theo
sau khí xoáy. Vì vậy lớp tuyết phủ ở đây rất dày nhất là phía đông Canada. Về mùa hạ,
nhiệt độ trung bình không quá 20ºC. Tuy nhiên, đôi khi có sự xâm nhập của các khối khí
nhiệt đời từ phía nam lên làm nhiệt độ tăng cao, cá biệt có thể tới 40ºC kèm theo khô hạn.
Nét nổi bật ở đây là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột do các khối khí từ phía bắc xuống và từ
phía nam lên. Lượng mưa 300 – 500mm/năm.

68
– Kiểu khí hậu ôn đới hải dương phía đông: mùa đông ở đây thống trị bởi khối khí
lục địa với nhiệt độ khá thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1 khoảng –5 đến –10ºC. Mùa
đông có tuyết rất dày, còn mùa hạ mưa nhiều do gió Tây. Tổng lượng mưa cả năm 500 –
1.000mm/năm, nhiệt độ không cao do ảnh hưởng dòng biển lạnh, phần lớn khu vực
không quá 20ºC ở rìa nam. Dòng biển lạnh cũng gây ra nhiều sương mù trong mùa hạ.
* Đới khí hậu cận cực
Bao gồm phần lớn đất Alaska (trừ phần ven biển phía nam), phần lớn vịnh Hudson,
phần lớn bán đảo Labrado. Mùa đông ở đây lạnh, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10. Mùa
hạ ngắn và mát, trời luôn có mây và mưa nhỏ. Nhiệt độ ấm hơn vành đai cực một chút
nhưng vẫn thấp (nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 5 đến 12ºC). Lượng mưa khoảng
1000mm ở ven biển, khoảng 400mm ở nội địa. Vành đai này chia thành hai kiểu. Phần
tiếp giáp với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương là kiểu đại dương, còn phần còn lại là
kiểu lục địa. Sự khác nhau của hai kiểu là ở chỗ kiểu lục địa về mùa đông nhiệt độ trung
bình: –30ºC, còn kiểu đại dương chỉ –15, –20ºC.
* Đới khí hậu cực
Vùng ven biển xa nhất về phía bắc của lục địa, quần đảo Bắc Cực Canada và đảo
Greenland có khí hậu cực, được đặc trưng bằng sự thiếu vắng mùa hạ ấm áp, nghĩa là
không có các tháng với nhiệt độ trung bình là 10°C hay cao hơn (nhiệt độ xấp xỉ điểm
đóng băng 0°C hoặc thấp hơn). Mùa đông ở đây kéo dài khoảng 10 – 11 tháng, lạnh lẽo,
nhiệt độ rất thấp (trung bình –35, –40ºC), hay có bão tuyết. Lượng mưa năm là 200 – 250
mm, có đông kết vĩnh cửu.
4.2.4. THỦY VĂN
4.2.4.1. Sông ngòi
* Đặc điểm sông ngòi lục địa Bắc Mỹ
– Bắc Mỹ có hệ thống sông ngòi rất phát triển
Mạng lưới sông ngòi khá dày và phân bố tương đối đồng đều. Vùng đất không có
dòng chảy chỉ chiếm một diện tích không đáng kể.
– Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương, chỉ có một số ít đổ ra Thái Bình Dương
và Bắc Băng Dương.
– Nguồn cung cấp nước cho các sông có sự thay đổi từ hai phía cực về xích đạo.
Khu vực vĩ độ cao, nguồn cung cấp thường do băng tuyết tan và do mưa. Trong khi đó
các sông ở vĩ độ thấp thì nguồn cung cấp chủ yếu là do mưa.
* Các lưu vực sông ở lục địa Bắc Mỹ
– Lưu vực Thái Bình Dương
Bao gồm các sông chảy từ sườn tây hệ thống Cordillera và hệ thống Andes xuống
biển. Do các hệ thống núi này cao, nằm sát biển nên sông ở lưu vực này rất ngắn, chảy
xiết, có nhiều thung lũng sâu và nhiều thác ghềnh. Ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ, các dòng
sông chính bao gồm sông Colorado, sông Columbia, sông Yukon, và sông Sacramento.
– Lưu vực Bắc Băng Dương
Đa số là các sông trẻ, mới hình thành sau băng hà Neogen, các sông thường có
nước lớn và cuối xuân, đầu hạ. Do ảnh hưởng của tầng đông kết vĩnh cửu nên trong thời
gian tuyết tan, nước dồn xuống sông rất nhanh gây ngập lụt, đặc biệt là với dòng chảy
theo hướng nam – bắc. Các sông thường nối với các hồ tạo thành một hệ thống sông – hồ
phức tạp. Hai sông lớn nhất là Sascacheoan – Nenson (2.600km) và sông Mackendi
(4.600km).
– Lưu vực Đại Tây Dương
Lưu vực rộng lớn nhất và có nhiều sông lớn do chỗ có địa thế rộng và lượng mưa
khá phong phú. Các sông lớn nhất gồm: Mississippi, Saint Lawrence, Rio Grande....
Mississippi là sông lớn nhất ở Bắc Mỹ, có chiều dài là 3.733km.

69
4.2.4.2. Hồ
Các hồ ở Bắc Mỹ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong đó, các hồ phía bắc thuộc
Canada có nguồn gốc kiến tạo - băng hà (Gấu Lớn, Nô Lệ Lớn, Atabasca, ...).
Các hồ trên các vùng núi Cordillera và vùng núi Andes có nguồn gốc kiến tạo, là
các miệng núi lửa đã tắt (Nicaragoa – 8.400km2, Titicaca – 8.300km2).
Các hồ trong vùng khô hạn thì có nguồn gốc tàn tích (hồ Muối Lớn – 5.900km2).
Hồ nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ và lớn nhất Trái Đất là Ngũ Đại hồ nằm ở giữa Hoa
Kỳ và Canada, gồm 5 hồ hợp lại: hồ Superior, hồ Michigan, hồ Huron, hồ Erie và hồ
Ontario.
4.2.5. SINH VẬT
4.2.5.1. Giới thiệu khái quát
* Thực vật
Sự phân hóa các đới khí hậu đã dẫn đến sự phân hóa theo các đới sinh vật. Các khu
vực phía bắc Canada và đảo Greenland và quần đảo Bắc Cực Canada có khí hậu cực và
cận cực, thảm thực vật rất nghèo nàn, chủ yếu là đồng rêu, thậm chí là không có. Khu vực
phía nam Canada chủ yếu là rừng lá kim. Đó là những loài cây có khả năng thích nghi với
trời lạnh. Đi về trung tâm Bắc Mỹ thực vật chủ yếu gồm rất nhiều rừng lá rộng, nhất là ở
các khu vực phía Đông Hoa Kỳ. Những khu vực thuộc bang California thường bao gồm
chủ yếu là các khu rừng cận nhiệt đới. Khu vực thuộc vùng phía bắc nước Mexico vì
thuộc khí hậu bán hoang mạc nên chủ yếu thực vật tồn tại dưới dạng savan hoặc đồng cỏ
hoang.
Ngược lại, tại các khu vực thuộc phía nam Mexico, vùng Caribe lại bao gồm chủ
yếu rừng cận xích đạo ẩm thường xanh. Cây cối ở những nơi này thường rậm rạp và ẩm
tuy nhiên bên cạnh cây thường xanh còn có cây rụng là một mùa.
* Động vật
Động vật phân hóa từ cực bắc xuống xích đạo do trải dài trên nhiều vĩ độ; phân hóa
từ tây sang đông do ảnh hưởng của địa hình.
Alaska và Canada là một khu vực chủ yếu với các kiểu khí hậu các loài động vật ở
đây thường là động vật xứ lạnh như: hải âu cổ rụt, mòng biển, gấu Bắc cực, cú tuyết,
chuột Lemmut, tuần lộc, kỳ lân biển, cá hồi. Hoa Kỳ có khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới nên
là một quốc gia lý tưởng cho sự sinh sống của các loài động vật như: nai, cá sấu Mỹ, rắn
đuôi chuông, chó sói, bò rừng, bồ nông trắng, đại bàng đầu trắng, sóc xám, nhím Bắc Mỹ,
chuột opossum, cáo, hải ly, sư tử núi, gấu. Mexico và khu vực đông nam Nam Mỹ chủ
yếu gồm sa mạc nên ở đây gồm các loài động vật sa mạc như Tatu,...
4.2.5.2. Các đới sinh vật
* Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
Phát triển trong các khu vực có lượng mưa lớn: trên 1.500mm/năm và độ ẩm cao:
trên 80% thuộc eo đất Trung Mỹ và một số phần thuộc quần đảo Caribe. Rừng mọc tương
đối rậm, có nhiều loài, phân thành nhiều tầng tán nhưng không bằng rừng xích đạo ẩm
thường xanh.
* Rừng thưa, savan và savan - cây bụi
Phân bố tại khu vực ven vịnh Mexico, vùng Caribe. Đất đai ở khu vực này chủ yếu
là feralit đỏ vàng. Thực vật ở đây nói chung là cỏ cao, mùa hạ cỏ mọc xanh tốt, mùa đông
cỏ tàn lụi. Những nơi có khí hậu khô khan, các loài cây mọc thành từng cụm riêng lẻ, chủ
yếu làm một vài giống sim, hổ ngươi, xương rồng.
Động vật ở miền này có chó sói, chó sống ở bụi, hươu pudu và các loại gặm nhấm.
Các loài chim và dơi rất nhiều, nổi tiếng là loài vẹt ara, cra catoe và đặc biệt trên đồng cỏ
nhiệt đới Nam Mỹ có rất nhiều loài bướm đẹp.

70
Miền này đã được khai phá, trở thành khu vực trồng mía, chuối, dứa (Trung Mỹ,
quần đào Anti), trồng cam, chanh (phía bắc vịnh Mexico).
* Hoang mạc và bán hoang mạc nhiệt đới
Ở Bắc Mỹ, hoang mạc tập trung trên cao nguyên nội địa, cao nguyên Mexico, bán
đảo California. Khu vực miền này rất khô hạn nên thực vật chủ yếu là các cây ngải,
xương rồng cao, nhiều nhánh, không có lá, rễ ăn sâu xuống đất, cây dứa dại tích trữ các
chất dinh dưỡng để nở hoa một lần rồi chết. Đất chủ yếu là đất xám. Động vật gồm nhiều
loài dã thú, ngoài một số bò sát, còn thấy các loài dê rừng, cáo hoang mạc và một số loài
gặm nhấm như chuột. Trên các đỉnh núi cao có loài đại bàng California rất lớn.

Hình 29: Các đới sinh vật lục địa Bắc Mỹ


* Thảo nguyên
Miền này bao gồm phần nằm trải dài từ chân núi Rocky sang thung lũng sông
Mississippi, bao gồm lưu vực sông Mississippi và phần thuộc miền trung Canada đến
khoảng vĩ tuyến 54º Bắc. Do vào cuối hạ, sang thu, cỏ trên đồng bắt đầu khô héo và để lại
trên mặt đất một lớp xác thực vật rất dày, sau đó bị phân hủy nên đất có màu đen, độ phì
cao. Thực vật chủ yếu ở đây là các loại cỏ cao (150cm), rễ dài, đâm sâu xuống đất. Đi về
phía đông có một ít cây cao, nhưng phía tây chỉ có các cây ngắn, không cao quá 60cm.
Phía bắc thực vật có sự chuyển tiếp dần sang thực vật hoang mạc.
Động vật ở Bắc Mỹ có nhiều động vật đào đất như chuột chũi, chó đồng cỏ. Loài ăn
thịt có sói thảo nguyên và nhiều loài ăn cỏ khác. Miền này đã được khai phá để trồng lúa
mì và chăn nuôi.
* Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng ôn đới
Miền rừng hỗn hợp và cây lá rộng chiếm phần lớn phía đông Hoa Kỳ, kéo dài từ
bắc xuống nam. Thực vật có nhiều loại cây giống như châu Âu: sồi, dẻ, bồ đề, ... Phía
nam rừng phát triển mạnh hơn. Đất dưới rừng rất giàu mùn, tạo thành loại đất rừng nâu
hoặc vàng nâu khá phì nhiêu. Động vật miền này, ngoài các động vật như ở rừng châu
Âu, còn có các loài đặc trưng của châu Mỹ như: chồn xám, mèo rừng, vẹt Bắc Mỹ.
71
Miền này đã bị khai phá và trở thành vùng trồng ngũ cốc quan trọng của Hoa Kỳ và
Canada.
* Rừng lá kim (rừng taigar)
Miền này phát triển trên một diện tích lớn, kéo dài từ Thái Bình Dương ở phía tây
sang Đại Tây Dương ở phía đông. Miền này nằm ở phía nam miền đồng rêu. Miền này có
mùa đông rất lạnh, nhiệt độ, lượng mưa cao hơn so với miền đài nguyên. Đất ẩm thường
xuyên, phát triển trong môi trường yếm khí nên hình thành đất potzon nghèo mùn, độ
chua khá cao. Cây lá kim phát triển mạnh, điển hình là thông, tùng, bách. Thông, tùng,
bách mọc trên các vùng đất khô ráo, còn ở các rìa đầm lầy thì có lạc diệp tùng, phong
liễu. Về phía đông và nam, miền rừng này bắt đầu có sự chuyển tiếp giữa rừng lá kim và
rừng rụng lá mùa đông.
Do đặc điểm về khí hậu và thực vật, miền này có động vật tương tự như miền đài
nguyên ở phía bắc, có một số động vật lớn như gấu Alaska, gấu đen Bắc Mỹ. Miền này
đã được khai quá, trở thành miền trồng trọt.
* Đồng rêu
Miền đồng rêu bao gồm một phần đảo Greenland và các quần đảo ở phía bắc ven
Bắc Băng Dương, nẳm ở phía bắc miền rừng lá kim. Với điều kiện khí hậu lạnh lẽo, mùa
đông kéo dài, mùa hạ ngắn, nhiệt độ trung bình tháng 7 không quá 10oC, băng tuyết phủ
dày, có nơi tới 1,5m, đất đai biến thành đầm lầy nên chỉ mọc được rêu, địa y. Trên các
khu đất dễ thoát nước dọc theo thung lũng các sông lớn như Mackendi, Nenxơn rừng
mọc thành các dải dài và khá liên tục. Mùa hạ tuy ngắn ngủi, nhưng khi băng tuyết tan đi
thì cỏ mọc rất nhanh, điểm một số loại hoa sặc sỡ và hoàn thành vòng đời trong thời gian
ngắn (dưới 60 ngày), đó là các loại cây nhỏ như phong, liễu lùn.
Động vật ở đây hầu hết là tuần lộc, chuột nhảy, bò ovibot, chồn, cáo, thỏ Bắc Cực,
chim cánh cụt, ... Ven biển có voi biển, cá tuyết, chó biển.
Hiện nay, miền này vẫn còn hoang vắng, việc khai phá chưa có gì ngoài các căn cứ
quân sự. Người Eskimo cư trú vàn săn bắn ở khu vực này.
* Hoang mạc cực
Bao gồm phần lớn đảo Greenland và một số đảo trong quần đảo Bắc Cực Canada
nằm xa nhất về phía bắc của lục địa Bắc Mỹ. Trong đới này, các tháng mùa hạ nhiệt độ
trung bình vẫn không vượt quá 50C. Thời tiết thường xuyên u ám, có gió mạnh, nhất là
vào thời kỳ đêm địa cực. Phần lớn bề mặt bị băng và tuyết phủ quanh năm.
Giới sinh vật nghèo, nhưng động vật vẫn phong phú hơn thực vật, điển hình như
chồn bắc cực và gấu trắng. Dọc theo bờ biển và trên các băng trôi có nhiều thú chân vịt.
Trên sườn núi đá ven bờ, về mùa hạ có nhiều chim biển.
4.2. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ
4.2.1. BẮC BẮC MỸ
4.2.1.1. Đảo Greenland
Grơnlen là hòn đảo lớn nhất thế giới, diện tích 2.176.000 km2, bề mặt tương đối
bằng phẳng. Phần trung tâm đảo hơi lõm xuống, còn rìa phía T và phía B được nâng cao
hơn, tạo thành các dãy đồi và núi thấp. Riêng bờ Đ nhô lên thành các dãy núi cao trung
bình > 2.000m. Trên nền đá kết tinh là lớp băng phủ chiếm > 84% diện tích bề mặt đảo
(khoảng 1.800.000 km2). Lớp băng phủ có dạng một khiên thoải, cao ở trung tâm và thấp
dần ra các vùng ven bờ, bề dày trung bình khoảng 1.600m, nơi dày nhất đạt tới 3.400m.
Thể tích lớp băng ước tính khoảng 2,7 triệu km3 (chiếm gần 1/10 thể tích băng hà hiện
đại trên Trái Đất, nếu bị tan hết, mực nước các đại dương sẽ dâng lên cao hơn 7m). Đây
là khu vực băng hà lục địa lớn nhất Bán Cầu Bắc).

72
4.2.1.2. Quần đảo Bắc Cực Canađa
Toàn bộ quần đảo Bắc Cực Canađa cùng 2 bán đảo Buthia và Menvin làm thành
một xứ tự nhiên chung rộng khoảng 1.500.000 km2. Các đảo lờn nhất là Bapphin
(512.000 km2), Victôria (208.000 km2) và Endơmia (200.000 km2).
4.2.1.3. Sơn nguyên Laurensia
Sơn nguyên Laurensia hay là đồng bằng Canađa là một xứ tự nhiên rộng lớn, được
thành tạo trên khiên Laurensia của nền Bắc Mỹ. Sơn nguyên chiếm đại bộ phận lãnh thổ
Canađa. Giới hạn phía N men theo thung lũng sông Mackendi qua các hồ ở phía N cho
đến thung lũng sông Xanh Lôrăng.
4.2.2. ĐÔNG BẮC MỸ
4.2.2.1. Đồng bằng Trung Tâm
Đồng bằng Trung Tâm có dạng một tam giác nằm ở phía N vùng Hồ Lớn và được
giới hạn bởi dãy Apalat ở phía Đ và Đồng bằng Lớn ở phía T. Ranh giới phân biệt giữa
Đồng bằng Lớn với Đồng bằng Trung Tâm phần lớn chạy theo thung lũng sông
Mississippi.
4.2.2.2. Đồng bằng Lớn
Gọi là đồng bằng nhưng xứ này thực chất là một cao nguyên trước núi, chạy dọc
theo chân núi phía Đ dãy Coocđiê, kéo dài > 3.600 km, từ hồ Nô Lệ Lớn đến thung lũng
sông Riô Granđê (khoảng từ vĩ tuyến 620B đến 290B).
4.2.2.3. Núi Appalachian
Hệ thống núi Apalat là một xứ tự nhiên phân biệt rõ rệt với các xứ đồng bằng xung
quanh.
Bắc Apalat là bộ phận được hình thành trong đới uốn nếp Caledonia, chịu quá trình
san bằng lâu dài nên ngày nay trở thành một sơn nguyên thấp với độ cao trung bình
500m.
Nam Apalat được hình thành trên cơ sở các nếp uốn Caledonia – Hercyni và có cấu
tạo phức tạp hơn Bắc Apalat. Có thể phân biệt Nam Apalat thành 3 đới:
4.2.2.4. Đồng bằng Duyên Hải
Đồng bằng Duyên Hải thuộc loại đồng bằng thấp, nằm ven theo bờ Đại Tây Dương
và vịnh Mêhicô. Đồng bằng bắt đầu từ thành phố Niu Iooc cho đến cửa sông Riô Granđê,
dài > 4.000 km. Đây là xứ tự nhiên trẻ nhất của Bắc Mỹ.
4.2.3. TÂY BẮC MỸ
4.2.3.1. Coocdiee Alaska
Xứ Coocđiê Alaxca chiếm phần cực B của hệ thống núi, bao gồm dãy Brucxơ ở rìa
phía B, sơn nguyên Yucôn ở trung tâm và dãy Alaxca ở phía N. Trong số các dãy núi kể
trên, dãy Alaxca được nâng lên mạnh nhất và có nhiều núi lửa hoạt động. Nhiều đỉnh núi
cao > 5.000m, trong đó đỉnh Mackinli đạt tới 6.177m, là đỉnh cao nhất toàn xứ, đồng thời
cao nhất toàn lục địa. Trên các núi cao có băng hà bao phủ.
4.2.3.2. Coocdiee Canađa
Xứ Coocđiê Canađa là một bộ phận của hệ thống núi Coocđiê nằm chủ yếu trên
lãnh thổ Canađa và một phần nhỏ thuộc Hoa Kỳ. Giới hạn phía N tới khoảng vĩ tuyến
480B. Đây là xứ núi điển hình của hệ thống Coocđiê.
4.2.3.3. Coocdiee Hoa Kỳ
Xứ Coocđiê Hoa Kỳ nằm chủ yếu trong phạm vi lãnh thổ của Hoa Kỳ, kéo dài từ B
xuống N > 2.500 km. Tương tự như Coocđiê Canađa, xứ Coocđiê Hoa Kỳ cũng có cấu
tạo sơn văn và quy luật phân hoá tự nhiên thống nhất chung với toàn bộ hệ thống núi.
Điểm khác với Coocđiê Canađa chỉ ở chỗ hệ thống các cao nguyên nội địa ở đây rất rộng,
đồng thời điều kiện khí hậu của chúng khô khan và mang tính chất lục địa gay gắt hơn.

73
4.2.3.4. Sơn nguyên Mêhicô
Sơn nguyên Mêhicô là xứ tự nhiên nằm ở phần cuối của các dãy Coocđiê Bắc Mỹ,
chiếm gần toàn bộ lãnh thổ Mêhicô (kể cả bán đảo Caliphoocnia), kéo dài cho tới eo
Têhuantêpêch. Eo đất này rộng gần 200 km, nằm trên dải sụt kiến tạo phân cách phần B
lục địa với eo đất Trung Mĩ.
Là một bộ phận của hệ thống Coocđiê Bắc Mỹ, xứ sơn nguyên Mêhicô có cấu tạo
sơn văn tương tự như các xứ thuộc hệ thống Coocđiê đã trình bày ở trên, gồm một sơn
nguyên ở giữa và xung quanh có các dãy núi cao bao bọc.
4.2.3.5. Trung Mỹ và Caribe
Xứ Trung Mỹ và Caribe bao gồm eo đất Trung Mỹ (tức là dải đất hẹp từ eo
Têhuantêpêch đến eo đất Đarien) và quần đảo Caribe nằm trong biển Caribe. Xứ này
như chiếc cầu nối liền hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ, vì thế thiên nhiên ở đây có nhiều
nét chung cho cả hai lục địa.

74
CHƯƠNG 5. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ
5.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ
5.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP
5.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn
Theo phương bắc – nam, điểm cực bắc của lục địa Nam Mỹ là mũi Galinat
(12o25’Bắc) nằm ở phía bắc Colombia. Điểm cực nam là mũi Froward trong eo biển
Majenland (535o54’Nam). Nếu tính cả các đảo thì cực nam là mũi Hooc, nằm trên quần
đảo Đất Lửa (55o59’Nam).
Theo phương đông – tây, điểm cực đông là mũi Branco (34o48’Tây), điểm cực tây
là mũi Pariniat (81o19’Tây). Nơi rộng nhất theo chiều ngang khoảng 5.000km.
5.1.1.2. Tiếp giáp
* Tiếp giáp với 2 lục địa
- Phía tây bắc, Nam Mỹ tiếp giáp với lục địa Bắc Mỹ, phân cách với nhau ở kênh
đào Panama nằm trên eo đất Trung Mỹ.
- Phía nam, Nam Mỹ phân cách với lục địa Nam Cực bởi eo biển Drayke. Tuy
nhiên, khoảng cách này tương đối xa.
* Tiếp giáp với 3 đại dương
Bốn phía của Nam Mỹ đều tiếp giáp với các đại dương:
- Phía tây giáp Thái Bình Dương: bờ biển khá thẳng, khu vực ven bờ phía tây nam
bị chia cách khá mạnh với nhiều quần đảo, đảo, vũng vịnh.
- Phía bắc và đông giáp Đại Tây Dương: tương tự như phía tây nhưng tạo thành một
số biển, vịnh, đảo đáng kể: biển Caribe (phía bắc), vịnh Sant Matias, vịnh Sant Hoxe, đảo
Đất Lửa, quần đảo Faukland (phía đông nam).
- Phía nam là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đi về phía
Nam đến vĩ độ 60oNam là Nam Đại Dương.
5.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
5.1.2.1. Về hình dạng
Nam Mỹ là lục địa có bề mặt dạng khối tương đối lớn, hình cái nêm tương tự như
Bắc Mỹ, trong đó mở rộng phía bắc và thu hẹp lại tại cực nam bán đảo Patagonia. Bờ
biển phía nam bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, quần đảo, vịnh biển. Trong khi
đó, bờ phía bắc, tây và đông ít bị chia cắt, chỉ có một số vịnh biển nhỏ.
Do diện tích rộng, các vịnh biển không ăn sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt
theo chiều ngang không đáng kể.
5.1.2.2. Kích thước
Nam Mỹ có diện tích 17,9 triệu km², trong đó các đảo xung quanh khoảng 150.000
km². Đây là lục địa rộng thứ 3 Trái Đất sau Á – Âu, Phi và Bắc Mỹ.
Tóm lại, Nam Mỹ là lục địa nằm chủ yếu ở bán cầu Nam, chỉ có một phần thuộc bán
cầu Bắc với vị trí trải từ khu vực xích đạo đến cận cực đới, có kích thước lớn, bề mặt
dạng khối hình nêm, thu hẹp dần phía nam. Do vậy, lục địa Bắc Mỹ có sự phân hóa về
khí hậu cận cực đới đến nhiệt đới.
5.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
5.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri
Nam Mỹ có cơ sở là 2 nền cổ hình thành từ giai đoạn Tiền Cambri: nền Amazonia
và Rio de la Plata theo thứ tự bắc xuống nam. Quá trình xô húc đã sinh ra uốn nếp ở
Proterozoi (uốn nếp Brasilis) làm hình thành các dãy núi cao hơn 2.000 m, hiện nay vẫn
còn ở bên phải bờ sông San Francisco và nối liền với dãy Serra do Espinhaço. Vận động
uốn nếp đã gắn liền các bộ phận riêng lẻ lại thành một khối. Sau đó, các nền này còn chịu
75
tác động nâng lên và hạ xuống rất nhanh, hình thành nên lục hướng tà Amazon, chia Nam
Mỹ thành cao nguyên Guyana và cao nguyên Brasil.
Sau sự phân rã của lục địa Pannotia vào khoảng 540 triệu năm trước, lục địa Nam
Mỹ là một bộ phận của lục địa cổ Gondwana. Hiện nay, nền Nam Mỹ có đá kết tinh lộ ra
ở phía đông của Nam Mỹ là 2 khiên nằm liên tiếp nhau: Guyana ở phía bắc, Brasil ở phía
nam.

Hình 30: Địa chất lục địa Nam Mỹ


5.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz
Vào đầu Paleozoi, Nam Mỹ không còn bị uốn nếp mạnh nhưng lại hình thành
những khu vực nâng lên và sụt xuống rất lớn. Lục hướng tà Amazon lúc này bị uốn cong
xuống, được mở rộng về phía tây và thu hẹp về phía đông.
Từ kỷ Carbon đến kỷ Pecmi, băng hà đã bao phủ đông nam Nam Mỹ với tâm điểm
ở phía bắc vùng đông nam Brasil vì ở đó còn thấy nhiều trầm tích đồi thạch.
Sự xô húc giữa phần nam của Gondwana với nền lân cận sinh ra vận động tạo núi
Hercynia (kỷ Pecmi) tạo thành các dãy núi hướng đông nam – tây bắc ở vùng Patagonia,
kéo dài ra tận ngoài biển mà di tích là quần đảo Falkland. Sau đó, các dãy núi này đã trải
qua quá trình xâm thực dữ dội và san phẳng, đồng thời lại chịu tác động mạnh mẽ của
những vận động thẳng đứng tạo thành những khối nâng lên và sụt xuống.
5.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz
Ở Nam Mỹ, các vận động thẳng đứng tiếp theo sau vận động tạo núi Hercynia đã
tạo ra những đứt gãy lớn ở Nam Mỹ. Ở kỷ Trias, khu vực phía nam khối Brasil đã có
dung nham phun trào ra rất dữ dội, bao phủ một diện tích rất lớn (trên 800.000 km2 và tạo
nên miền có đá phún xuất lớn nhất Trái Đất).
Sau thời kỳ hợp nhất, Pangea đã nứt vỡ và lần lượt tách ra thành Gondwana (kỷ
Jura), rồi tiếp tục tách Tây Gondwana ra. Tây Gondwana lại tiếp tục tách ra thành nền
Phi và Nam Mỹ vào đầu Kreta. Trong thời gian này, sự xô húc với nền Nazca ở phía tây
và Nam Cực ở phía tây nam đã dẫn đến sự hút chìm Nazca và Nam Cực xuống dưới nền
76
Nam Mỹ. Điều này đã sinh ra vận động uốn nếp, tạo nên những bộ phận căn bản và chủ
yếu của núi Andes. Vận động nâng lên ở phía tây Andes đã bù lại bởi một khu vực bị
trũng xuống và lan dần tới ngoại vi của nền Nam Mỹ.
Đến cuối kỷ Kreta, ở khu vực Patagonia đã hình thành nên dãy núi Patagonic và bề
mặt lục địa Nam Mỹ cơ bản tương tự như ngày nay.
5.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz
Đến đại Kainozoi, quá trình hút chìm vẫn tiếp tục diễn ra, tạo ra vận động uốn nếp
làm nâng cao thêm dãy Andes. Sự nâng lên của Andes diễn ra không liên tục và các khu
vực khác nhau chịu lực kiến tạo khác nhau, có tốc độ nâng và bóc mòn khác nhau. Quá
trình kiến tạo núi này vẫn đang tiếp diễn nên gây ra nhiều trận động đất lớn nhỏ và hoạt
động núi lửa ngày nay.
Nam Mỹ tiếp xúc với Bắc Mỹ và dính liền vào nhau tại eo đất Trung Mỹ từ kỷ
Neogen (cách đây khoảng 15 triệu năm).
5.2.1. ĐỊA HÌNH
5.2.1.1. Địa hình phân hóa rõ nét hướng tây - đông
* Hệ thống núi cao ở phía tây
Hệ thống núi Andes ở phía tây: còn gọi là dãy Coodiee Nam Mỹ, là miền núi uốn
nếp trẻ, cao và đồ sộ bậc nhất thế giới. Các dãy núi kéo dài từ bắc xuống nam tới gần
9.000 km, cao trung bình 3.000 - 5.000m. Về cấu tạo, hệ thống núi Andes gồm các dãy
chạy song song và có thể chia làm 2 hệ thống nhỏ:
- Hệ thống Coodiee Duyên Hải: gồm các dãy núi thấp chạy sát ven bờ Thái Bình
Dương. Coodiee Duyên Hải không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đoạn và phân
cách với dãy Coodiee chính bởi một thung lũng kiến tạo hẹp. Ở phần cực nam, Coodiee
Duyên Hải bị đổ vỡ, tạo thành quần đảo Chile.
- Hệ thống Coodiee chính (hay Andes): là hệ thống cao và đồ sộ nhất, chia thành
nhiều dãy chạy song song với nhau, trong đó có nhiều khối núi và núi lửa cao từ 6.000 -
7.000m như khối núi Iliampô (6.550m), các núi lửa Lulalaicô (6.725m), Simborado
(6.272m) và khối Acongcagua (6.960m) là đỉnh núi cao nhất hệ thống Andes và toàn bộ
lục địa Nam Mỹ.
* Các sơn nguyên và đồng bằng ở phía đông
Các sơn nguyên và đồng bằng phía đông là những đơn vị được hình thành trên vùng
nền cổ gồm:
- Sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Brazin: những bộ phận nền được nổi lên khỏi
mực biển từ thời Tiền Cambri, được cấu tạo bởi các đá kết tinh, biến chất và chịu quá
trình san bằng lâu dài. Bề mặt các sơn nguyên nhìn chung tương đối bằng phẳng, phổ
biến nhất là các dạng địa hình đồi và núi thấp, cao trung bình 300 - 800m. Bên cạnh đó,
có các cao nguyên bậc thang hình thành trong các khu vực phủ dung nham hoặc các khối
núi tảng, tức là các bộ phận nền mới được nâng lên mạnh; nhưng bề mặt ít bị cắt xẻ, như
núi Roraima (2.771m) ở sơn nguyên Guyan, dãy Siera de Ma, dãy Siera de Manticaira...ở
phía đông sơn nguyên Brazin cao trung bình trên 2.000m.
- Cao nguyên Patagonia: nằm ở đông nam lục địa. Nền đá kết tinh ở đây bị phủ các
lớp trầm tích nằm ngang hoặc dung nham rất dày, rồi bị nâng lên và hạ xuống nhiều lần,
bị đứt gãy nên ngày nay tạo thành nhiều cao nguyên nhỏ có độ cao khác nhau.
- Các đồng bằng Amazon, Orinoco và La Plata: là những đồng bằng thấp, hình
thành trên các máng nền được bồi trầm tích dày nên có bề mặt bằng phẳng.
5.2.1.2. Các dạy địa hình theo một hướng chung gần với hướng bắc - nam
Phía tây là hệ thống núi Andes cao và đồ sộ. Các đồng bằng Orinoco, Amazon và
đồng bằng La Plata nối liền với nhau, tạo thành một dải đồng bằng thấp ở giữa. Phía đông

77
là sơn nguyên Brazin với bờ phía đông được nâng lên khá cao và chạy theo hướng đông
bắc – tây nam.
Đặc biệt, cấu tạo hướng bắc - nam được thể hiện rõ nhất ở phần nam lục địa, trong
đó đồng bằng La Plata tựa như một lòng máng khổng lồ chạy theo hướng bắc - nam, nằm
giữa dãy Andes ở phía tây với sơn nguyên Brazin ở phía đông.
5.2.2. KHOÁNG SẢN
Nam Mỹ là nơi giàu khoáng sản, tuy nhiên khoáng sản phân bố không đồng đều.
5.2.2.1. Các mỏ mạch
Ở Nam Mỹ, các loại khoáng sản nội sinh chủ yếu: sắt, đồng, chì, kẽm, bạc, ... trong
đó:
– Sắt: phân bố chủ yếu ở phía bắc sơn nguyên Guyan, đông nam sơn nguyên Brasil.
– Vàng: Ở Nam Mỹ, vàng có trong các đá xâm nhập và biến chất cổ ở rìa đông nam
sơn nguyên Brasil và đông bắc sơn nguyên Guyan.
– Đồng: phân bố chủ yếu ở khu vực núi trẻ Andes (Chile), chì, kẽm, bạc tập trung ở
Achentina, Peru.
5.2.2.2. Các mỏ trầm tích
Các mỏ trầm tích ở Nam Mỹ gồm dầu mỏ, khí đốt phân bố ở các khu vực địa hình
trũng, xảy ra quá trình bồi trầm tích ở phía đông bắc lục địa hoặc các vùng trũng trước
núi. Đây là một trong những loại khoáng sản chủ yếu của Nam Mỹ. Ở Nam Mỹ, dầu mỏ,
khí đốt tập trung ở Venezuela, ven biển Caribe, Columbia và đồng bằng Amazon.
5.2.3. KHÍ HẬU
5.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu
Sự hình thành khí hậu Nam Mỹ chịu tác động bởi các yếu tố sau:
* Vị trí địa lý, hình dạng, kích thước
Do kéo dài từ xích đạo cho đến cận cực Nam nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố
không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực. Ở xích đạo vào các vĩ độ thấp, lượng bức xạ
Mặt Trời nhận được cao. Càng đi về phía cực Nam lượng bức xạ Mặt Trời càng giảm. Về
mùa đông từ 40ºNam trở lên, cán cân bức xạ âm nên nhiệt độ không khí thấp hơn 0oC.
Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt
nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ bắc đến nam.
Do hình dạng Nam Mỹ mở rộng về phía bắc, thu hẹp lại ở cận cực Nam nên lượng
bức xạ nhận được cũng có sự khác nhau, khả năng điều tiết lượng nhiệt nhận được cũng
khác nhau. Hình dạng lãnh thổ mở rộng nên ảnh hưởng của biển đến nội địa cũng có sự
phân hóa nhất định.
* Địa hình
Hướng bắc – nam và dạng địa hình lòng máng của địa hình nên ở Nam Mỹ nó tạo
điều kiện cho sự xâm nhập của gió Mậu Dịch Đông Bắc và Đông Nam từ đại dương xâm
nhập vào nội địa một cách dễ dàng.
Trong khi đó, ở phía tây, dãy Andes như một bức tường thành ngăn cản sự xâm
nhập của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Do đó sườn tây của dãy núi có nhiều
mưa, trái lại sườn đông và các cao nguyên nội địa mưa rất ít. Địa hình còn ảnh hưởng đến
việc phân bố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm theo chiều cao.
* Dòng biển
Dòng biển có ảnh hưởng quan trọng đến các miền lân cận. Dòng biển nóng làm cho
vùng ven biển có thời tiết ấm hơn và ẩm ướt. Trong khi đó, các dòng biển lạnh làm cho
không khí khu vực nó đi qua trở nên khô khan, không thể gây mưa dù nằm sát bờ biển.
Khu vực ven bờ Nam Mỹ có các dòng biển hoạt động: dòng biển lạnh Peru chạy từ Nam
Đại Dương lên, đi sát bờ biển Nam Mỹ tới xích đạo thì tách ra xa Nam Mỹ, dòng biển

78
lạnh Faukland chảy từ Nam Cực lên vĩ tuyến 40ºNam. Các dòng biển nóng có: dòng biển
nóng Guyan chảy từ xích đạo, men theo bờ lục địa Nam Mỹ lên phía bắc.
5.2.3.2. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ, khí áp và gió
+ Tháng 1
- Nhiệt độ: Thời kỳ này là mùa hạ, Nam Mỹ được sưởi ấm nhiều, đường đẳng nhiệt
20ºC chạy ngang qua vĩ tuyến 40ºNam. Đại bộ phận Nam Mỹ có nhiệt độ trên 20ºC, chỉ
trừ miền cực nam và núi cao có nhiệt độ thấp.
- Khí áp: Thời kỳ này Nam Mỹ hình thành một áp thấp bao phủ phần lớn lục địa.
Ngoài đại dương, hai áp cao vĩnh cữu là Nam Đại Tây Dương (ở phía đông) và Nam Thái
Bình Dương (ở phía tây) phát triển lan rộng. Ở Bắc Đại Tây Dương, áp cao Azores hoạt
động mạnh.
- Gió: Do sự phân bố khi áp như trên nên có gió Mậu Dịch Đông Bắc vượt qua xích
đạo tới phía nam thổi đến đồng bằng Amazon, Parana và chân núi Andes. Đến đây gió rất
nóng, ẩm nên có mưa rào lớn xảy ra. Ở đông nam sơn nguyên Brasil, có gió Đông Nam
từ áp cao Nam Đại Tây Dương thổi vào và gây mưa. Bờ tây Nam Mỹ từ 5 – 37º Nam do
ảnh hưởng của áp cao Nam Thái Bình Dương nên mùa hạ không ráo, trời trong. Từ 37º
Nam trở xuống lại chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Peru nên khí hậu khô khan, ít mưa.
Từ 30º Nam trở xuống do nằm trong phạm vi hoạt động của gió Tây nên có mưa lớn.

Hình 31: Nhiệt độ lục địa Nam Mỹ vào tháng 1


+ Tháng 7
- Nhiệt độ: Ở Nam Mỹ, thời gian này là mùa đông, đường đẳng nhiệt 20ºC đi lên
phía bắc chạy ngang qua 20º Nam. Phía nam vĩ tuyến này có nhiệt độ từ 10 – 0oC. Như
vậy, có thể thấy rằng Nam Mỹ có biên độ nhiệt năm thấp hơn so với Bắc Mỹ.
- Khí áp: Trong thời gian này, Nam Mỹ là mùa đông, phần bắc Nam Mỹ chịu ảnh
hưởng của áp thấp xích đạo. Phía đông lục địa là áp cao Nam Đại Tây Dương. Phía tây là
áp cao Nam Thái Bình Dương.

79
Hình 32: Nhiệt độ lục địa Nam Mỹ vào tháng 7
Gió: Gió Mậu dịch từ áp cao Azores thổi đến rìa bắc lục địa Nam Mỹ mang đến
lượng mưa vừa phải cho phần bắc sơn nguyên Guyan và dải đồng bằng lân cận. Vùng
đồng bằng Orinocao và nam sơn nguyên Guyan có mưa do khối khí xích đọa nóng ẩm
theo gió mùa tây nam xâm nhập lên. Phía đông Nam Mỹ , gió Mậu Dịch từ áp cao Nam
Đại Tây Dương thổi vào theo hướng đông, đông bắc, đông nam, đi ngang qua dòng biển
nóng Brasil nên khi vào lục địa gây mưa tương đối nhiều ở sườn đón gió. Vùng ven biển
tây Nam Mỹ từ 4 – 30º Nam do ảnh hưởng bởi áp cao Nam Thái Bình Dương với gió
Nam, Tây Nam đồng thời ảnh hưởng bởi dòng biển lạnh nên thời tiết khô và hơi lạnh.
Vùng ven biển Equado và Columbia nằm trong đới áp thấp xích đạo và gió mùa Tây Nam
nên có mưa nhiều.
* Mưa
Ở Nam Mỹ, lượng mưa rất lớn ở miền xích đạo (trên 2.000mm/năm). Ở đây mưa
quanh năm do gió Mậu Dịch đi qua Đại Tây Dương mang theo lượng ẩm lớn, ngoài ra
còn do sự bốc hơi của thực vật miền rừng mưa nhiệt đới. Nơi nhiều mưa nhất là phía tây
cao nguyên Columbia (5.000 – 8.000mm/năm).
Miền ven biển phía đông cũng mưa nhiều và mưa quanh năm do gió đông nam từ áp
cao Nam Đại Tây Dương thường xuyên thổi tới, lượng mưa 2.000mm/năm. Miền ven
biển phía tây từ vĩ tuyến 37º Nam trở xuống do ảnh hưởng của gió tây và hoạt động của
khí xoáy nên cũng mưa nhiều (2.000 – 5.000mm/năm).
Miền mưa ít chiếm một diện tích nhỏ, chủ yếu là miền bờ biển phía tây từ 5 – 37º
Nam (hoang mạc Atacama) và đông Chile (cao nguyên Patagonia) lượng mưa dưới
300mm/năm.

80
Hình 33: Phân bố lượng mưa lục địa Nam Mỹ
5.2.3.3. Các đới khí hậu
* Đới khí hậu xích đạo
Đới này kéo dài từ 5 – 6o Bắc đến 9 – 10o Nam, gồm phần phía tây lưu vực sông
Amazon, một phần sơn nguyên Guyan, ven biển phía tây Equado, Columbia.
Đặc điểm đới khí hậu này là sự thống trị của khối khí xích đạo nóng và rất ẩm
quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 25oC, biên độ nhiệt hàng năm rất nhỏ 4 – 5 oC,
lượng mưa lớn: hơn 2.000mm/năm, mưa đều trong năm. Vùng ven biển tây Columbia có
thể mưa đến 5.000mm/năm. Trong một năm có trên 170 ngày có mưa rào vì mặt đất
quanh năm được sưởi nóng, không khí bốc lên tạo ra các luồng khí lưu thẳng đứng, gió
đông bắc và đông nam từ ngoài đại dương thổi vào nên miền này luôn có mưa. Mưa
thường rơi vào các buổi chiều mùa hạ là lúc nhiệt độ bắt đầu hạ xuống. Điều kiện mưa
nhiều nên cảnh quan rừng mưa nhiệt đới phát triển.
* Đới khí hậu nhiệt đới
Đới khí hậu này gồm toàn bộ phần phía bắc Nam Mỹ, phía đông và đông nam
Brasil, Paraguay, bắc Achentia, ven biển bắc Chile và Peru. Có thể chia thành 5 kiểu:
– Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: ở Nam Mỹ kiểu khí hậu này chiếm một dải hẹp ven
bờ Thái Bình Dương từ vĩ tuyến 4º Nam đến 28º Nam, ở bán cầu Bắc, kiểu khí hậu này
nằm ở bán đảo California. Do ảnh hưởng của gió Mậu dịch đi qua vùng lục địa và dòng
biển lạnh Peru (ở bán cầu Nam), dòng biển lạnh California (bán cầu Bắc) nên thời tiết rất
ổn định. Biên độ nhiệt trong năm rất nhỏ, chỉ khoảng 5 – 6ºC. Kiểu khí hậu này tương tự
ở Tây Nam Phi.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới núi cao: Hình thành trên vùng núi Trung Andes, ở độ cao
từ 3.000m trở lên. Trong khu vực này, phần lớn thời gian trong năm thống trị áp cao và
không khí nhiệt đới khô. Về mùa hè, thỉnh thoảng có mưa do các khối khí nhiệt đới và
xích đạo tràn lên. Lượng mưa trung bình từ 150 đến 300mm/năm; nhưng biên độ nhiệt
trong ngày rất lớn, có lúc đạt tới 30oC. Mùa đông thường khô khan và rất lạnh.

81
– Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: bao gồm đồng bằng Grang Saco và vùng chân núi
Andes. Mùa hạ ở đây có mưa do khối khí xích đạo từ phía bắc và khối khí nhiệt đới từ
Đại Tây Dương xâm nhập vào. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn lắm, trung bình 500 –
1.000mm. Mùa đông khô và lạnh, thỉnh thoảng có các khối khí lạnh từ phía nam xâm
nhập lên làm nhiệt độ giảm xuống đột ngột. Mùa hạ nhiều khi nhiệt độ tăng lên 40ºC.
– Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: bao bọc lấy đới khí hậu xích đạo ở ba phía: bắc,
nam và đông. Phần phía bắc bao gồm toàn bộ phần phía bắc của Nam Mỹ. Trong năm có
sự thay đổi về các khối khí và hướng gió. Về mùa hạ, chịu ảnh hưởng của khối khí xích
đạo với gió mùa từ xích đạo thổi về làm thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiều nhất vào
các tháng 6, 7, 8. Trong khi đó, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch khô, nóng
nên ít mưa. Độ ẩm giảm, nhiệt độ giảm (nhưng không xuống dưới 20oC – tháng 1). Ở
phần nam xích đạo bao gồm phần lớn sơn nguyên Brasil, phần nam của miền Amazon,
châu thổ Amazon mưa nhiều vào tháng 12, 1, 2 chủ yếu do gió Mậu Dịch mang hơi ẩm từ
đại dương đến. Còn gió mùa Tây Bắc khô khan gây ít mưa vào các tháng 6, 7, 8... nhiệt
độ tháng cao nhất có thể tới 29 – 30ºC.
– Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: bao gồm phần ven biển phía đông và đông nam sơn
nguyên Brasil đến thung lũng sông Parana. Đặc điểm của kiểu khí hậu này là quanh năm
có gió Mậu Dịch hướng đông nam và đông bắc thổi vào, do đi qua Đại Tây Dương nên
mang nhiều ẩm gây ra nhiều mưa, đặc biệt là mùa hạ. Phầm phía nam về mùa đông có
mưa nhiều do hoạt động của khí xoáy trên front ôn đới. Lượng mưa trung bình từ 1.000 –
2.000mm, vài nơi có thể mưa nhiều hơn (các sườn đón gió: 2.000 – 3.000mm).

Hình 34: Các vành đai khí hậu Nam Mỹ


* Đới khí hậu cận nhiệt đới
Ở Nam Mỹ, đới này chỉ chiếm một dải hẹp ở phía nam vành đai khí hậu nhiệt đới
đến vĩ tuyến 41º Nam. Điều kiện khí hậu khá phức tạp do tác động của nhiều khối khí, sự
thay đổi giữa chúng, ảnh hưởng của địa hình. Có thể chia thành các kiểu sau:
82
– Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: Ở Nam Mỹ nằm ven Thái Bình Dương (từ
30 – 37ºNam). Mùa hạ thời tiết ổn định, ít mây và mưa không đáng kể. Nhiệt độ có thể
lên đến 20 – 22ºC (trừ dải ven biển ven dòng biển lạnh). Mùa đông chịu ảnh hưởng của
gió Tây và hoạt động của khí xoáy với khối không khí biển ôn đới, thời tiết không ổn
định, nhiều mây và có mưa đáng kể. Lượng mưa từ 500 – 700mm/năm. Nhiệt độ trung
bình thay đổi từ 7 – 10ºC.
– Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa: tạo thành một dải ở vùng nội địa phía tây đồng
bằng Pampa. Lượng mưa khá nhỏ (không quá 500mm), chủ yếu vào mùa hạ. Biên độ
nhiệt lớn, mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ +2 đến –2ºC. Mùa hạ hơi nóng, nhiệt độ 25
– 26ºC.
– Kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm: phần phía đông, bao gồm rìa nam sơn nguyên Brasil,
phần đông đồng bằng Pampa thuộc lãnh thổ Uruguay, miền giữa hai sông Parana –
Uruguay ở bán cầu Nam. Mùa đông hơi lạnh có gió Đông Nam, nhiệt độ có thể tới 0oC ,
tuy nhiên mức trung bình: 9 – 10oC. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam từ Đại
Tây Dương thổi vào, nhiệt độ 24 – 25ºC. Lượng mưa 800 – 1.200mm.
* Đới khí hậu ôn đới
Ở bán cầu Nam, đới này chiếm một diện tích nhỏ phía nam của lục địa, từ vĩ tuyến
41º Nam trở về phía nam.
Trong đới này, quanh năm thống trị khối khí ôn đới và hoạt động của gió Tây. Dãy
Andes phân chia vành đai này thành hai kiểu khí hậu: khí hậu ôn đới hải dương ẩm ướt ở
phía tây và khí hậu ôn đới khô ở phía đông. Lượng mưa trung bình trên cao nguyên
Patagonia là 250mm/năm, còn phía tây dãy Andes tới 2.000 đến 3.000mm/năm.
5.2.4. THỦY VĂN
5.2.4.1. Sông ngòi
* Đặc điểm hệ thống sông ngòi Nam Mỹ
- Hệ thống sông của lục địa Nam Mỹ khá phát triển: thể hiện ở chỗ mạng lưới sông
dày và phân bố đều trên lục địa; có nhiều sông lớn và dài vào bậc nhất Trái Đất.
- Đường phân thuỷ chính của lục địa chạy dọc theo dãy Andes, phân chia lục địa
thành 2 phần không cân đối: phần phía T thuộc lưu vực Thái Bình Dương chỉ rộng
1.344.000 km2; còn phần phía Đ thuộc lưu vực Đại Tây Dương rộng 15.616.000 km2. Tất
cả các sông lớn và trung bình đều đổ vào lưu vực này.
- Nguồn cung cấp nước của các sông Nam Mỹ chủ yếu do mưa; vì thế chế độ các
sông phụ thuộc vào chế độ mưa là chính. Chỉ có các sông nhỏ ở phần N lục địa có nguồn
cung cấp nước vừa do mưa vừa do tuyết và băng tan từ trên núi xuống.
* Các sông chính của châu Mỹ
– Lưu vực Thái Bình Dương: bao gồm các sông chảy từ sườn tây hệ thống Andes
xuống biển. Do các hệ thống núi này cao, nằm sát biển nên sông ở lưu vực này rất ngắn,
chảy xiết, có nhiều thung lũng sâu và nhiều thác ghềnh.
– Lưu vực Đại Tây Dương: lưu vực rộng chiếm diện tích rộng lớn nhất và có nhiều
sông lớn do chỗ có địa thế rộng và lượng mưa khá phong phú. Các sông lớn nhất gồm:
Amazon, Parana, ... Amazon là sông dài thứ hai trên Trái Đất (sau sông Nile ở lục địa
Phi) và là sông có lưu vực lớn nhất Trái Đất. Lượng nước từ sông Amazon đổ ra Đại Tây
Dương rất lớn, lên đến 300.000m3/s trong mùa mưa. Sông Amazon chiếm khoảng 20%
tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa
khô khoảng 11km, lên đến 40km vào mùa mưa và khu vực cửa sông có thể rộng tới
325km. Lưu vực Amazon chiếm khoảng 40% tổng diện tích đại lục Nam Mỹ, lớn gấp đôi
diện tích lưu vực sông Congo ở lục địa Phi.

83
5.2.4.2. Hồ
Hồ ở Nam Mỹ rất ít, tập trung chủ yếu ở dãy Andes và có nguồn gốc là các miệng
núi lửa. Các hồ đáng kể nhất: Nicaragoa – 8.400km2, Titicaca – 8.300km2.
5.2.5. SINH VẬT
5.2.5.1. Giới thiệu khái quát
* Thực vật
Nam Mỹ do nằm trải dài từ xích đạo đến cận cực Nam nên có nhiều vành đai khí
hậu, do đó thực vật cũng có sự phân hóa theo các vành đai. Khu vực xích đạo với kiểu
rừng xích đạo ẩm, cây cối mọc rậm rạp, nhiều tầng tán. Tại các khu vực thuộc phía đông
đồng bằng Amazon lại bao gồm chủ yếu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. Cây cối ở
những nơi này thường rậm rạp và ẩm. Bên cạnh các cây thường xanh là cây rụng là một
mùa. Tiếp tục đi về phía nam là sự xuất hiện của thảo nguyên ôn đới. Trong khi đó, phía
tây nam Andes lại là các hoang mạc với thực vật nghèo nàn.
* Động vật
Khu vực đồng bằng Amazon và đông nam sơn nguyên Brasil, sơn nguyên Guyan có
các động vật sinh sống ở rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm bao gồm nhiều loài bò sát, lưỡng
cư, các loài chim, thú, trong đó có nhiều loại đặc hữu. Đây là khu vực có mức độ đa dạng
sinh học rất cao. Đi dần về phía nam, cảnh quan tự nhiên thay đổi nên động vật cũng có
sự thay đổi theo. Bên cạnh đó, tại miền núi Andes, do cảnh quan thay đổi theo độ cao nên
động vật cũng có sự thay đổi.
5.2.5.2. Các vành đai sinh vật
* Rừng xích đạo ẩm thường xanh
Miền này còn gọi là miền rừng mưa nhiệt đới, có diện tích 5,5 triệu km², nằm trong
lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (60%), Peru (13%) và phần còn lại thuộc
Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana (Pháp). Đất của
đới rừng này chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đỏ nâu hoặc vàng đỏ.
Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất, là một quần xã
sinh vật phong phú nhất về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở lục địa Phi và Á. Khu vực này
có lượng mưa lớn (trên 2.000mm/năm) và phân bố tương đối đều trong năm, nhiệt độ lại
khá cao nên các vùng ngập nước, đất đầm lầy chiếm diện tích khá lớn. Tự nhiên ở đây
thuận lợi cho cây phát triển. Cây cối mọc chem chúc thành nhiều tầng (5 – 6 tầng, có nơi
đến 11 tầng), hầu hết là những cây có lá xanh quanh năm. Tán lá xanh trải rộng trong
mùa khô khi ánh nắng Mặt Trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại trong mùa ẩm nhiều
mây. Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên Trái Đất sống tại rừng mưa Amazon. Đây là
nơi sinh sống của 50.000 loài thực vật, trong đó có hàng nghìn loài cây gỗ. Ở đây có thể
gặp cây bông gòn, hồ đào Brasil, cao su hevea. Tầng dưới rừng có nhiều cây họ dừa,
trong đó có câu dừa rượu.
Về động vật, khu vực này có 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài
động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học. Khoảng 20% loài chim
trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả
khoảng 100.000 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil. Các loài động vật
độc đáo ở rừng Amazon: khỉ sóc, khỉ hú, khỉ nhện, thú ăn kiến, tatu, trăn anaconda, rắn,
cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ, cá chình điện (có thể phóng ra dòng điện 800V), cá
pirana (loài cá ăn thịt rất dữ).
* Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
Phát triển trong các khu vực có lượng mưa lớn: trên 1.500mm/năm và độ ẩm cao:
trên 80%. Vành đai này bao quanh lấy các khu vực rừng xích đạo ẩm thường xanh. Rừng
mọc rất rậm, có nhiều loài, phân thành nhiều tầng tán nhưng không bằng rừng xích đạo
ẩm thường xanh. Dưới rừng hình thành đất feralit đỏ vàng. Đất tuy ít mùn, nhưng giàu

84
các khoáng dinh dưỡng.
* Savan và cây bụi
Phía nam và một phần phía bắc miền rừng nhiệt đới ẩm thường xanh là miền savan,
bao gồm lưu vực sông Orinoco, một phần sơn nguyên Guyan, toàn bộ sơn nguyên Brasil.
Đất đai ở khu vực này chủ yếu là feralit đỏ vàng.
Thực vật ở đây nói chung là cỏ cao, mùa hạ cỏ mọc xanh tốt, mùa đông cỏ tàn lụi.
Những nơi có khí hậu khô khan, các loài cây mọc thành từng cụm riêng lẻ, chủ yếu làm
một vài giống sim, hổ ngươi, xương rồng. Miền đông bắc mùa khô kéo dài, thực vật
nghèo nàn hơn, ở đây chỉ có nhiều loại cây chứa nước như xương rồng, bao báp giống ở
lục địa Phi. Quá xuống vĩ tuyến 20º Nam là miền rừng hỗn hợp, ở đây bắt đầu xuất hiện
thông và cây bụi xanh quanh năm. Miền này người ta trồng nhiều cao su, cà phê (cà phê
Brasil nổi tiếng thế giới).
Động vật ở miền này có chó sói, chó sống ở bụi, hươu pudu và các loại gặm nhấm.
Các loài chim và dơi rất nhiều, nổi tiếng là loài vẹt ara, cra catoe và đặc biệt trên đồng cỏ
nhiệt đới Nam Mỹ có rất nhiều loài bướm đẹp.
Miền này đã được khai phá, trở thành khu vực trồng cà phê nhiều nhất thế giới.

Hình 35: Các vành đại sinh vật Nam Mỹ


* Bán hoang mạc, hoang mạc nhiệt đới
Ỏ Nam Mỹ, miền nay bao gồm cao nguyên Patagonia, miền ven biển phía tây dãy
Andes (5 – 30º Nam). Đất chủ yếu là đất nâu xám, đất hạt dẻ, có nơi là đất mặn. Thực vật
nghèo nàn, chỉ có các cây lá cứng, nhiều gai hoặc cây bụi, xương rồng.
Động vật rất hiếm, chỉ có một số loài bò sát, chuột, chó sói, tatu. Đặc biệt có loài đà
điểu cánh ngắn Nam Mỹ chạy rất khỏe.
* Thảo nguyên
Ở Nam Mỹ, miền này nằm trên lưu vực sông Parana, từ chí tuyến Nam đến quá vĩ
tuyến 40ºNam. Do vào cuối hạ, sang thu, cỏ trên đồng bắt đầu khô héo và để lại trên mặt
đất một lớp xác thực vật rất dày, sau đó bị phân hủy nên đất có màu đen, độ phì cao.

85
Thực vật chủ yếu ở đây là các loại cỏ cao (150cm), rễ dài, đâm sâu xuống đất. Đi về phía
đông có một ít cây cao, nhưng phía tây chỉ có các cây ngắn, không cao quá 60cm. Phía
nam thực vật có sự chuyển tiếp dần sang thực vật hoang mạc.
Động vật ở Nam Mỹ chủ yếu là nai pampa, mèo pampa, báo buma có lông màu nâu
nhạt, các loại chim ruồi như ở miền nhiệt đới. Ngoài ra còn có các loài di cư từ nơi khác
đến: gấu đeo kính, hươu, sơn dương. Miền này đã được khai phá để trồng lúa mì và chăn
nuôi.
* Miền núi cao
Ở miền núi Andes, thực vật phân hóa theo đai cao. Động vật ở đây tương đối ít.
Trên các đồng cỏ ven sườn núi có các loại lạc đà lama, mèo núi. Miền núi cao có đại
bàng congdo (đại bàng núi Andes) là một trong những loài chim lớn và bay cao nhất.
Gia súc ở Nam Mỹ cũng như ở Bắc Mỹ là do người châu Á mang đến. Hiện nay,
bò, ngựa vẫn là những động vật chăn nuôi chính của Nam Mỹ (Chile, Argentina,
Uruguay).
5.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM MỸ
5.3.1. ĐÔNG NAM MỸ
5.3.1.1. Guyana - Orinoco
Xứ Guyana – Orinoco nằm ở cực bắc của lục địa. Phía bắc và đông bắc tiếp giáp
với Đại Tây Dương, phía tây giáp núi Andes và phía nam giáp đồng bằng Amazon.
Đường ranh giới phía nam chạy gần song song với vĩ tuyến 2oNam.
5.3.1.2. Đồng bằng Amazon
Đồng bằng Amazon là một xứ tự nhiên rộng lớn, phía bắc tiếp giáp với sơn
nguyên Guyana, phía nam với sơn nguyên Brazin và kéo dài theo hướng tây - đông, từ
chân núi Andes cho đến bờ Đại Tây Dương.
5.3.1.3. Sơn nguyên Brazin
Sơn nguyên Brazin là xứ tự nhiên nằm ở phía đông bắc lục địa, kéo dài từ vĩ tuyến
4 Nam đến 35oNam.
o

Toàn xứ được hình thành trên khu vực nền cổ, được nâng lên cao và chịu quá trình
san bằng lâu dài, tạo thành các bán bình nguyên, các cao nguyên khá bằng phẳng.
5.3.1.4. Đồng bằng Nội Địa
Các đồng bằng Mamore, Pangtanan, Grang Saco và Pampa nằm kéo dài từ vĩ
tuyến 10oNam đến vĩ tuyến 39oNam ở phần giữa lục địa nên được gọi chung là đồng bằng
Nội địa. Các đồng bằng này lại thuộc lưu vực sông La Plata nên cũng được gọi là đồng
bằng La Plata.
Đồng bằng Nội địa là một xứ tự nhiên hình thành trên miền võng rìa nằm giữa
miền núi Andes ở phía tây và sơn nguyên Brazin ở phía đông. Là miền đất bồi tụ, địa
hình đồng bằng Nội địa khá bằng phẳng, song do vị trí nằm kéo dài theo hướng kinh
tuyến nên có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng.
5.3.1.5. Patagonia
Xứ Patagonia bao gồm toàn bộ cao nguyên Patagonia, phần bắc đảo Đất Lửa và
quần đảo Manvinat.
Toàn xứ là một cao nguyên rộng, được hình thành trên địa đài Patagonia bị phủ
trầm tích dầy. Các lớp trầm tích về sau được nâng lên mạnh, bị nứt vỡ, dung nham trào ra
bao phủ một số vùng.
Ngày nay tạo thành các cao nguyên riêng lẻ nằm trên nhiều bậc khác nhau (từ 100
đến 1.000m). Phía đông, bờ cao nguyên đổ xuống Đại Tây Dương, tạo thành các bậc cao
từ 100 đến 200m. Bởi vậy, phía đông tuy có một số vịnh biển nhưng vẫn không thuận lợi
cho việc xây dựng các cảng. Phía tây, cao nguyên phân cách với núi Andes bởi các hố
trũng thấp. Bề mặt cao nguyên bị chia cắt bởi các hẻm vực sâu.

86
Xứ Patagonia tuy nằm trên các vĩ độ ôn đới và tiếp giáp với đại dương, nhưng điều
kiện khí hậu khô hạn và mang tính lục địa gay gắt. Nguyên nhân chính của hiện tượng
này là do ảnh hưởng của sơn văn. Nếu như không có núi Andes chắn ở phía tâu thì toàn
bộ Patagonia sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây và khí hậu chắc chắn sẽ ẩm ướt
hơn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của núi chắn, lượng mưa trung bình hàng năm ở đây chỉ
còn từ 100 đến 200mm/năm. Mùa hè ấm (từ 12 đến 20oC), còn mùa đông tuy không lạnh
lắm (từ 2 đến 8oC); song thời tiết hay thay đổi, thường có gió lớn và thỉnh thoảng có băng
giá mạnh, có khi tới – 30oC. Ở phía nam, gió mạnh nhiều lúc như bão tố. Ven bờ Đại Tây
Dương thường có sương mù dày đặc. Điều kiện khí hậu khô hạn và gió mạnh là 2 nhân tố
rất bất lợi cho đời sống của con người, sự phát triển của thực vật và sản xuất nông
nghiệp.
Lớp phủ thực vật rất nghèo nàn. Trên lớp đất mỏng và thô vụn chỉ gặp các cây bụi
dạng gối, lá cứng, các loài hoà thảo mọc thưa thớt và lác đác các bụi xương rồng. Do điều
kiện khí hậu không thuận lợi, thiếu nước và đất đai xấu nên dân cư rất thưa thớt. Trên các
cao nguyên bằng phẳng hầu như không có nước, nên cũng trở thành các vùng hoang
vắng. Do dân cư ít nên nhiều loài động vật như chó hoang, sư tử mĩ, đà điểu mĩ, kền
kền...vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Phần lớn cao nguyên chỉ sử dụng để chăn thả lạc đà
lama, cừu và dê.
5.3.2. TÂY NAM MỸ
5.3.2.1. Bắc Andes
Xứ Bắc Andes bao gồm các dãy núi và các đồng bằng thung lũng, nằm kéo dài từ
duyên hải biển Caribe đến vĩ tuyến 4o30’Nam. Toàn xứ nằm trong phạm vi lãnh thổ ba n-
ước Venezuela, Colombia và Equado.
5.3.2.2. Trung Andes
Xứ Trung Andes là bộ phận núi cao và đồ sộ nhất của cả hệ thống, kéo dài từ
4 30’ đến 28oNam.
0

Trong phần này, núi Andes chia thành 2 dãy chính: Coocdiee Đông và Coocdiee
Tây. Nằm giữa 2 dãy núi chính đó là các cao nguyên nằm trên độ cao từ 3.000 đến
4.500m. Bề ngang nơi rộng nhất của xứ đạt tới 750 – 800km. Các núi cao trung bình từ
4.000 đến 5.000m, nhưng có nhiều đỉnh đạt > 6.000m, ví dụ: Coropuna (6.613m),
Huacaran (6.768m) ở Coocdiee Tây; hoặc núi Iliampu (6.550m), Ilimani (6.462m) thuộc
Coocđiee Đông. Dãy Coocdiee Đông không có núi lửa hoạt động.
5.3.2.3. Nam Andes
Xứ Nam Anđet là bộ phận nằm từ vĩ tuyến 28oNam cho đến cực nam. Trong phần này,
núi Anđet thu hẹp lại, dãy phía đông mất đi, chỉ còn lại các núi thấp lẻ tẻ của dãy Siera
Pampa. Dãy Tây Andes vẫn cao và làm thành biên giới giữa hai nước Achentina và
Chilê, với nhiều đỉnh cao > 6.000m, trong đó núi Aconcagoa cao 6.960m là đỉnh cao
nhất lục địa. Trong khu vực này còn có nhiều núi lửa cao và thường có động đất mạnh.
Từ vĩ tuyến 40oNam trở xuống, núi Anđet thấp dần xuống, băng hà phát triển mạnh nên
các sườn phía tây bị băng hà chia cắt, tạo thành các fior sâu và hẹp.

87
CHƯƠNG 6. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA ÚC
VÀ CÁC ĐẢO THUỘC THÁI BÌNH DƯƠNG
6.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN
6.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP
6.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn
Theo phương bắc – nam, điểm cực bắc của lục địa Úc và các đảo trong Thái Bình
Dương nằm ở phía bắc quần đảo Hawaii (35ºBắc). Điểm cực nam thuộc đảo Nam của
New Zealand (47º17’Nam).
Theo phương đông – tây, điểm cực tây là mũi Stip của lục địa Úc (113º9’Đông),
điểm cực đông nằm trên đảo Phục Sinh (109º20’Tây)
6.1.1.2. Tiếp giáp
Phần tây bắc, lục địa Úc tiếp giáp với lục địa Á - Âu qua quần đảo Mã Lai. Ranh
giới của lục địa Úc với lục địa Á – Âu có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau.
Trong đó, có quan điểm coi một phần nhất định của quần đảo Mã Lai thuộc lục địa Úc.
Bốn phía của Nam Mỹ đều tiếp giáp với các đại dương:
- Phía tây và nam giáp Ấn Độ Dương, đi về phía Nam đến vĩ độ 60oNam là Nam
Đại Dương. Bờ biển khá thẳng, khu vực ven bờ phía tây nam bị chia cắt khá mạnh với
nhiều quần đảo, đảo, vũng vịnh đáng kể là vịnh Úc Lớn, các biển: Timor, Arafura, …
- Phía bắc và đông giáp Thái Bình Dương với các biển, vịnh biển ven bờ: vịnh
Carpentaria, biển San Hô, biển Tasman, …Ven các quần đảo chính của Thái Bình Dương
là các biển: Philippines, Solomon, ...
6.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
6.1.2.1. Về hình dạng
Úc là lục địa có bề mặt dạng khối chữ nhật có kích thước tương đối nhỏ. Bờ biển lục
địa Úc dài 25.760km, bị chia cắt yếu, chỉ tạo thành hai vịnh lớn là vịnh Carpentaria ở
phía bắc Úc và vịnh Úc Lớn ở phía nam. Đảo Tasmania đã bị tách rời khỏi lục địa. Bờ
biển phía đông có một hệ thống đảo san hô ngầm Dải Chắn Lớn, chạy dài trên 2.000km.
Càng xuống phía nam, bờ biển vũng, vịnh càng mở rộng. Do diện tích rộng, các vịnh biển
không ăn sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt theo chiều ngang không đáng kể.
Về các đảo trong Thái Bình Dương, ngoại trừ các đảo lớn: New Guinea, đảo Bắc,
đảo Nam (New Zealand) có bờ biển bị chia cắt nhiều, còn lại là các đảo có diện tích nhỏ,
đường bờ biển nhìn chung ít bị chia cắt.
6.1.2.2. Kích thước
Tổng diện tích khoảng 9,01 triệu km2, chiếm 6,0% diện tích đất nổi trên Trái Đất.
Trong đó, lục địa Úc là lục địa nhỏ nhất Trái Đất, có diện tích 7,7 triệu km², các đảo
trong Thái Bình Dương là các quần đảo nằm ở phía đông lục địa (New Zealand,
Melanesia, Micronesia và Polynesia) có diện tích khoảng 1,3 triệu km².
6.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
6.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri
Lục địa Úc có cơ sở là 3 nền cổ hình thành từ giai đoạn Tiền Cambri: nền Bắc Úc,
Tây Úc và Nam Úc (theo thứ tự bắc xuống nam). Vận động uốn nếp đã gắn liền các bộ
phận riêng lẻ lại thành một khối, chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn lục địa Úc hiện nay và
được cấu tạo bởi các đá kết tinh và biến chất.
Sau sự phân rã của lục địa Pannotia vào 540 triệu năm trước, lục địa Úc là một bộ
phận của lục địa Gondwana. Sau này, đã được nâng lên, xâm thực, bóc mòn mạnh nên lộ

88
ra trên mặt: khiên Yilgarn, nơi đá có tuổi già nhất Trái Đất (4,4 tỷ năm) thuộc sơn nguyên
Darling ở phía tây nam và vùng cao nguyên Trung Úc.
6.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz
Trong đại này, sự xô húc giữa các nền trong quá trình hình thành siêu lục địa
Pangea đã dẫn đến hiện tượng uốn nếp Caledonia và Hercynia. Các uốn nếp này bao lấy
phần phía đông nền Úc và lan về phía đông, chiếm toàn bộ biển San Hô và biển Tasman,
tạo thành một lục địa rộng, được gọi là lục địa Tasmasic.
6.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz
Sau thời kỳ hợp nhất, Pangea đã nứt vỡ và lần lượt tách ra thành Gondwana (kỷ
Jura), rồi tiếp tục tách thành Đông Gondwana và Tây Gondwana và đầu Kreta. Úc là một
bộ phận của lục địa Đông Gondwana.
6.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz
Vào kỷ Paleogen, Úc tách ra khỏi Đông Gondwana. Sau đó, tiếp tục bị tách giãn
dẫn đến đảo Tasmania và New Zealand tách ra khỏi lục địa Úc sau đó.
Sự xô húc giữa nền Úc với nền Thái Bình Dương đã tạo ra vận động uốn nếp nâng
rìa lục địa Tasmania lên. Do nâng mạnh nên dẫn đến sự đổ gãy làm cho phần lớn lục địa
Tasmainia bị sụp đổ xuống biển, chỉ để lại một bộ phận nhỏ ở phía tây, tức là dãy Trường
Sơn Úc hiện nay. Sự xô húc vào nền Thái Bình Dương ở phía bắc dẫn đến vận động uốn
nếp làm hình thành nên vòng cung đảo Melanesia kéo dài từ đảo New Guinea đến New
Zealand.
Trong khi đó, hai nhóm đảo Micronesia và Polynesia được hình thành liên quan đến
đặc điểm kiến tạo của đáy Thái Bình Dương. Ở đây, đáy biển bị nhiều đứt gãy chia cắt,
dọc theo các đứt gãy có hoạt động núi lửa mạnh, hình thành các núi lửa tuổi Kainozoi và
Neogen. Một số núi lửa nhô cao khỏi mực nước biển, tạo thành cách đảo núi cao. Một số
khác là các đảo san hô hình thành trên nền đáy cạn của đại dương và phân bố ở khu vực
có khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Riêng quần đảo Hawaii được tạo thành do nằm ở
vị trí của một điểm nóng cố định trên Thái Bình Dương.

Hình 36: Địa chất lục địa Úc

89
6.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA
6.2.1. ĐỊA HÌNH
Địa hình lục địa Úc và các đảo trong Thái Bình Dương nhìn chung khá đơn giản.
Lục địa Úc cao trung bình 350m, với 95% lãnh thổ là đồng bằng, sơn nguyên rộng và
tương đối bằng phẳng, nằm trên độ cao 300 – 350m, địa hình núi chỉ chiếm 5% điện tích
lục địa. Vùng đảo được cấu tạo gồm hai dạng địa hình: đảo núi lửa với địa hình cao và
đảo san hô với địa hình thấp.
6.2.1.1. Địa hình lục địa Úc
Về địa hình, Úc là lục địa bằng phẳng nhất, với đất đai cổ nhất và kém phì nhiêu
nhất. Địa hình lục địa Úc có thể chia thành ba bộ phận khác nhau:
- Phía đông Úc là dãy Trường Sơn Úc trải dài song song với bờ biển của
Queensland, New South Wales và phần lớn Victoria. Với độ cao 2.229m, núi Kosciuszko
thuộc dãy Trường Sơn Úc là núi cao nhất tại lục địa Úc. Nhiều phần của dãy núi gồm các
đồi thấp, và các vùng đất cao khoảng 1.600m. Rạn san hô Great Barrier nằm ven biển
phía đông bắc Úc, trải dài trên 2.000km là ám tiêu san hô lớn nhất thế giới. Phía đông
nam là các khối đá vôi tàn dư Twelve Apostles nằm ngoài khơi bờ biển, gần bên con
đường di sản Great Ocean tại Victoria. Đỉnh cực bắc của vùng bờ biển phía đông là bán
đảo Cape York.
- Phía tây là sơn nguyên Tây Úc: Tây bắc của lục địa là các vách đá và hẻm núi cát
kết của vùng Kimberley và Pilbara. Núi Augustus tại Tây Úc được tuyên bố là đá nguyên
khối lớn nhất thế giới. Phía nam khu vực này là vùng nội địa với đồng bằng Ord Victoria.
- Phần trung tâm là các cao nguyên, đồng bằng thấp: Cao nguyên Trung Úc với các
hoang mạc như: Simpson, Tirari và Sturt, Gibson, Great Sandy – Tanami và Đại Victoria.
Khu vực phía nam là bình nguyên Nullarbor. Điểm thấp nhất Úc là hồ Eyre (-15m).
6.2.1.2. Địa hình các khu vực đảo
* Các đảo có nguồn gốc lục địa
Vùng đảo Melanesia và New Zealand là những đảo được hình thành trong đới uốn
nếp Kainozoi. Do ảnh hưởng của vận động kiến tạo mạnh, các núi được nâng lên rất cao,
trở thành đới uốn nếp trẻ và có hoạt động núi lửa mạnh. Trên đảo New Guinea có đỉnh
núi Puncak Jaya (5.030m) thuộc lãnh thổ Indonesia, là đỉnh núi cao nhất châu Đại
Dương. Vùng đảo này vốn là một bộ phận của lục địa Úc và Tasmania bị tách ra.
* Các đảo có nguồn gốc đại dương
Vùng đảo Micronesia và Polynesia là các đảo có nguồn gốc đại dương, với hai dạng
địa hình chính:
- Các đảo núi lửa: là những hòn đảo được hình thành do sự hoạt động của núi lửa,
phun trào ra dung nham, sau đó nguội dần, tạo thành đảo. Các đảo này thường có địa hình
núi cao, lớn nhất là quần đảo Hawaii, trong đó có đỉnh núi lửa cao nhất là Mauna Loa
(4.170m) nằm trên đảo Hawaii. Các đảo núi lửa ở châu Đại Dương có thể hình thành từ
các núi lửa khi mảng địa chất bị hút chìm xuống dưới một mảng khác (quần đảo Mariana,
quần đảo Aleut và phần lớn quần đảo Tonga) hoặc hình thành ngay trên các điểm nóng
núi lửa (quần đảo Hawaii và quần đảo Australes).
- Các đảo san hô: còn được gọi là đảo rạn san hô. Đây là một loại đảo nhiệt đới cấu
tạo bởi vật liệu hữu cơ từ khung xương san hô, tảo san hô, động vật thân mềm và trùng lỗ,
... Các đảo san hô hình thành do tích tụ trầm tích hoặc do thực vật ngập mặn xâm chiếm
các vùng nước nông thường có diện tích nhỏ và chỉ cao từ 3m trở xuống. Trong khi đó,
các đảo hình thành do rạn san hô được nâng (đảo đá vôi) có diện tích lớn và cao trên 3m
như: đảo Banaba thuộc quần đảo Kiribati (rộng 6,0 km2, cao 81m), đảo Nauru (rộng
21km2, cao 71m), đảo Niue (rộng 269km², cao 60m). Tuy nhiên, các đảo dạng này chỉ có
khoảng 8% tổng số đảo san hô châu Đại Dương. Ở châu Đại Dương có dạng đảo san hô

90
dạng vành khăn rất phổ biến, do một rạn san hô vòng, ám tiêu san hô vòng (atoll) rào lấy
một vụng biển ở giữa. Theo Charles Darwin, loại cấu tạo này thành hình khi một đảo núi
lửa bị xói mòn và chìm xuống nước, để lại vành san hô có dạng vòng đã phát triển xung
quanh đảo núi lửa từ trước đó. Có nhiều rạn vòng chìm ngập dưới mặt biển khi thuỷ triều
lên; tại những chỗ cao trên vành san hô, có thể nổi lên một hoặc nhiều đảo thấp và phẳng.
6.2.2. KHOÁNG SẢN
Lục địa Úc có nguồn khoáng sản khá phong phú. Tuy nhiên, do lớp trầm tích mỏng,
nên khoáng sản chủ yếu mỏ mạch nhiều hơn là nguồn gốc trầm tích. Các loại có trữ
lượng lớn: vàng, đồng, sắt, than đá và uranium.
Vàng là khoáng sản chính ở châu Đại Dương. Những khu vực có mỏ vàng và khai
thác tập trung ở phía tây nam và vùng núi phía đông lục địa Úc, tây nam đảo Tasmania.
Trong đó, khu vực có trữ lượng lớn nhất là ở tây nam Úc. Mỏ đồng nằm trên đảo
Tasmania và ở vùng Queenland. Mỏ đa kim hỗn hợp đồng – chì – kẽm phân bố ở phía tây
bang Queenland, bang New South Wales, trên đảo Tasmania. Quặng sắt và uranium phân
bố ở vùng nền phía tây.
Về trữ lượng than đá, châu Đại Dương đứng hàng đầu các nước bán cầu Nam. Than
đá tập trung nhiều ở vùng núi phía đông: New South Wales, Queenland. Ngoài ra còn có
mỏ than nâu ở Victoria.
Vùng đảo chỉ có các đảo lớn mới có nhiều khoáng sản. Đồng, vàng, bạc ở đảo New
Guinea, mỏ đa kim ở đảo New Caledonia.
6.2.3. KHÍ HẬU
6.2.3.1. Các yếu tố hình thành khí hậu
* Vị trí địa lý và hình thể
Lục địa Úc và các đảo Thái Bình Dương nằm chủ yếu trong vành đai nhiệt đới nên
lượng bức xạ Mặt Trời nhận được hàng năm lớn (140kcalo/cm2). Vị trí đó kết hợp với
hình thể dạng tấm của lục địa là điều kiện để hình thành các trung tâm khí áp thay đổi
theo mùa nằm trên lục địa và tạo ra sự phân hóa về tính chất đại dương – lục địa của khí
hậu. Trong khi đó, các khu vực đảo, do đa số có diện tích nhỏ nên khí hậu hầu như không
có sự phân hóa về tính chất đại dương - lục địa.
* Địa hình
Địa hình lục địa Úc với bờ biển ít bị chia cắt không có những biển và vịnh ăn sâu
vào nội địa, ven biển lại có một số núi cao (dãy Trường Sơn Úc ở phía đông, một số dãy
núi, khối núi ở phía bắc và tây lục địa) đã ngăn ảnh hưởng từ biển vào sâu nội địa.
Trong khi đó, các khu vực đảo trong Thái Bình Dương đa số có diện tích nhỏ, độ
cao thấp nên ảnh hưởng của biển đến các đảo rất sâu sắc và ít có sự phân hóa về khí hậu
giữa các khu vực trên đảo (ngoại trừ các đảo thuộc Melanesia và New Zealand là các đảo
lớn, có nhiều dãy núi cao nên có tác dụng tạo ra sự phân hóa mưa giữa các sườn).
* Dòng biển
Các dòng biển cũng có ảnh hưởng đến khí hậu nói chung và đặc biệt vùng duyên
hải nói riêng. Do ảnh hưởng dòng biển lạnh Tây Úc ở ven bờ phía tây lục địa nên khu
vực này có khí hậu khô hạn. Trong khi đó, khu vực phía đông lục địa có dòng biển nóng
Đông Úc đi qua nên khí hậu ở khu vực ven biển phía đông dãy Trường Sơn Úc trở nên
ấm, độ ẩm cao và mưa nhiều.
Ở khu vực các đảo Polynesia và Micronesia có nhiều dòng biển nóng đi qua như:
dòng biển nóng theo Mậu Dịch Nam, dòng biển nóng theo Mậu Dịch Bắc, dòng biển
nóng ngược chiều Mậu Dịch nên các đảo có độ ẩm cao, mưa nhiều. Khu vực phía bắc đảo
New Guinea thuộc Melanesia cũng có dòng biển nóng theo Mậu Dịch Nam đi qua ở phía
bắc nên gây mưa nhiều ở sườn bắc dãy núi Trung Tâm đảo New Guinea. Khu vực phía

91
tây và nam khu vực New Zealand có dòng biển lạnh theo gió Tây đi qua nên gây khô hạn
ở khu vực ven biển.
Sự phối hợp của các nguyên tố hình thành khí hậu nói trên sẽ quyết định sự phân bố
hoàn lưu khí quyển. Nhân tố hoàn lưu sẽ quyết định chế độ thời tiết và đặc điểm khí hậu
trên toàn lục địa cũng như của từng vùng riêng biệt.
6.2.3.2. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ, khí áp và gió
+ Tháng 1
- Nhiệt độ: Vào tháng 1, bán cầu Nam là mùa hạ nên lục địa Úc được sưởi nóng
mạnh mẽ, nhiệt độ trung bình trên phần lớn lãnh thổ đạt tới 28 – 30ºC.
- Khí áp: Về khí áp, trong thời gian này, trên lục địa Úc hình thành một trung tâm
áp thấp: áp thấp Úc (1.006mb). Áp thấp này phối hợp với áp thấp xích đạo tạo thành một
đới áp thấp bao phủ phần lớn lục địa Úc (khoảng vĩ tuyển 30º Nam trở lên) và vùng
Melanesia. Trong khi đó, phần nam lục địa nằm trong áp cao cận nhiệt đới.

Hình 37: Phân bố nhiệt độ lục địa Úc tháng 1


- Gió: Do sự phân bố khí áp như vậy nên phần bắc của lục địa và khu vực
Melanesia nằm trong vùng hoạt động của gió mùa tây bắc. Hoạt động của gió mùa làm
cho thời tiết nóng, ấm và có mưa nhiều. Trên lục địa, gió mùa thổi ra làm cho thời tiết
nóng, ấm và có mưa nhiều. Trên lục địa, gió mùa thổi tới vĩ tuyến 19 – 20º Nam nhưng
càng đi về phía nam không khí bị biến tính nên mưa càng giảm dần. Phần trung và nam
lục địa, thời gian này bị thống trị bơie gió Mậu Dịch đông nam. Dọc theo bờ đông lục
địa, gió Mậu Dịch từ biển thổi vào lại gặp các sườn đón gió nên có mưa nhiều, thời tiết
nóng và ẩm ướt. Vùng đồng bằng Trung Tâm và sơn nguyên Tây Úc, gió Mậu Dịch
mang theo khối khí lục địa khô và nóng, thời tiết ổn định và không có mưa. Trên đảo
Tasmania và phần nam New Zealand chịu ảnh hưởng của gió tây, thời tiết mát dịu và có
mưa. Phần lớn các đảo mùa này nằm trong đới gió Mậu Dịch đông nam.
+ Tháng 7

92
- Nhiệt độ: Vào tháng 7, bán cầu Nam là mùa đông nên lục địa bị hóa lạnh, phần
lớn lục địa có nhiệt độ trung bình dưới 16º C.
- Khí áp: Trong thời gian này, bán cầu Nam là mùa đông, trên lục địa hình thành
một vùng áp cao Úc (1.020mb). Áp cao này nối liền với áp cao Nam Ấn Độ Dương và
Nam Thái Bình Dương thành một dải áp cao bao phủ phần lớn lục địa, chỉ có rìa phía bắc
chịu ảnh hưởng của áp thấp xích đạo, rìa nam ảnh hưởng bởi áp thấp ôn đới bán cầu
Nam.
- Gió: Do sự phân bố khí áp như vậy, nên phần lớn lục địa (32 – 33º Nam) trở về
phía bắc chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch nên thời tiết khắp nơi khô và không có mưa.
Riêng vùng ven biển phía đông và các đảo châu Đại Dương từ khoảng chí tuyến Nam về
phía bắc có mưa nhiều do gió Mậu Dịch đi qua biển. Phần cực nam lục địa, đảo
Tasmania, New Zealand thời kỳ này có gió tây là hoạt động của khí xoáy nên thời tiết
thường âm u, có gió lạnh và mưa nhiều.

Hình 38: Phân bố nhiệt độ lục địa Úc tháng 7


* Mưa
Sự phân bố mưa là kết quả của hoàn lưu khí quyển và địa hình. Lượng mưa trên
châu Đại Dương phân bố không đều. Tại lục địa Úc, trên các sườn phía tây dãy Darling,
cao nguyên Achem, cao nguyên Kimberley và sườn đông, đông bắc dãy Trường Sơn Úc
là những nơi có mưa nhiều (1.000mm trở lên).
Trái lại, các vùng cao nguyên và đồng bằng nội địa là những nơi mưa ít, lượng nưa
trung bình năm không vượt quá 250mm. Trên các đảo, lượng mưa rất phong phú do ảnh
hưởng sâu sắc bởi yếu tố biển.

93
Hình 39: Phân bố lượng mưa lục địa Úc
6.2.3.3. Các đới khí hậu
* Đới khí hậu xích đạo
Đới này gồm vùng đảo Melanesia và vùng đảo Micronesia, phần bắc lục địa Úc cho
đến vĩ tuyến 19 – 20º Nam và phần giữa các đảo Melanesia. Về mùa hạ, ở đây chịu tác
động của gió mùa tây bắc với thời tiết nóng ẩm, có mưa nhiều. Trong khi đó, mùa đông
chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch đông nam, thời tiết ổn định, khô ráo. Lượng mưa trung
bình: 1.000 – 2.000mm.
* Vành đai khí hậu nhiệt đới
Vành đai khí hậu nhiệt đới có thể chia thành hai kiểu:
- Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: chiếm một dải hẹp dọc theo bờ đông lục địa Úc. Ở
đây, nhờ gió Mậu Dịch từ biển thổi vào nên màu hạ nhiều mưa. Còn về mùa đông, gió
yếu hơn và không khí tương đối khô nên mưa ít. Đối với các vùng đảo, do ảnh hưởng của
biển nên mưa rất lớn (2.000 – 4.000mm) tuy nhiên có sự phân hóa về lượng mưa giữa hai
mùa: mùa hạ mưa nhiều hơn mùa đông.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: chiếm toàn bộ khu vực từ sườn tây dãy Trường
Sơn Úc cho đến bờ tây lục địa. Độ ẩm tương đối thấp, thường từ 30 – 40%, lượng mưa
trung bình năm không quá 250mm.
* Vành đai khí hậu cận nhiệt đới
Vành đai này nằm ở phía nam lục địa Úc, tuy nhiên có sự phân hóa từ tây sang
đông:
- Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải: chiếm phần phía tây. Mùa hạ, khu vực này
khô nóng do ảnh hưởng của áp cao. Mùa đông ấm, có mưa nhiều do ảnh hưởng của gió
tây.
- Kiểu khí hậu cận nhiệt đới lục địa: chiếm phần giữa của đới, do chịu ảnh hưởng
của khối khí lục địa nên lượng mưa hàng năm không đáng kể.

94
- Kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm: chiếm phần phía đông, có mưa nhiều vào mùa hạ do
gió đông và đông bắc thổi từ biển vào. Mùa đông hơi lạnh, mưa giảm xuống do gió từ lục
địa thổi ra.
* Vành đai khí hậu ôn đới
Vành đai này nằm chiếm phần nam đảo Tasmania và đảo Nam của khu vực New
Zealand. Vành đai này quanh năm chịu ảnh hưởng của gió tây nên có mưa nhiều và phân
bố đều cả năm.

Hình 40: Các vành đai khí hậu lục địa Úc


6.2.4. THỦY VĂN
6.2.4.1. Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi nhìn chung rất kém phát triển. Trên lục địa Úc chỉ có khoảng
40% diện tích có dòng chảy thường xuyên, còn 60% diện tích thuộc lưu vực nội lưu
không có dòng chảy hoặc chỉ có dòng chảy tạm thời. Vùng đảo châu Đại Dương đa số là
các đảo có diện tích nhỏ nên sông ngòi tuy phát triển nhưng rất ngắn, diện tích lưu vực
không đáng kể.
Các sông ở lục địa Úc chảy vào 3 lưu vực chính:
- Lưu vực Thái Bình Dương chỉ chiếm 7% diện tích lục địa. Các sông thuộc lưu vực
này đều là những dòng chảy ngắn chảy từ sườn đông dãy Trường Sơn Úc xuống biển.
Các sông nhiều nước và có nước lớn vào mùa hạ. Các sông chủ yếu có giá trị về thủy
điện.
- Lưu vực Ấn Độ Dương chiếm khoảng 33% diện tích toàn lục địa, đa số là các sông
ngắn, chỉ có hệ thống sông Murray – Darling là quan trọng nhất. Sông Murray là sông dài
nhất Úc (2.375km) và khởi nguồn từ dãy Alps Úc cuối cùng đổ ra Ấn Độ Dương. Sông
Darling là sông dài thứ ba tại Úc với chiều dài 1.472km.
- Lưu vực nội lưu chiếm 60% diện tích lục địa, phần lớn không có dòng chảy, chỉ có
bộ phận thuộc bồn địa hồ Eyre có dòng chảy tạm đổ vào các hồ.

95
6.2.4.2. Hồ
Ở lục địa Úc có khoảng 800 hồ lớn nhỏ, trong đó có khoảng 40 hồ có diện tích trên
1.000km2. Về mùa khô, hầu hết các hồ đều cạn, đáy hồ được phủ một lớp muối hoặc
thạch cao dày.
Hồ lớn nhất là hồ Eyre, có chu kỳ nước đầy-cạn: 3 năm. Diện tích không cố định:
0–8.200km², phụ thuộc vào nước mưa. Trong những lúc không có nước, hồ Eyre có vị trí
thấp nhất ở Úc, có cao độ vào khoảng -15m. Khi mưa nhiều, mặt nước hồ cao so với mặt
biển 15m.
6.2.5. SINH VẬT
6.2.5.1. Giới thiệu khái quát
* Thực vật
Do bị cách ly với các lục địa khác trong thời gian dài nên thực vật nghèo về thành
phần loài nhưng lại mang tính đặc hữu rất cao. Trong tổng số 12.000 loài thực vật trên
lục địa Úc thì có đến 9.000 loài (75%) mang tính đặc hữu. Các thực vật đặc hữu điển hình
như: bạch đàn với 600 loài khác nhau. Từ dạng cây gỗ lớn đến cây trung bình, cây bụi,
gai thấp; cây keo với 280 loài (chiếm 50% loài keo trên toàn Trái Đất), phi lao với 25
loài, santhorrhoea preissii (một loài thực vật có hoa trong họ Thích diệp thụ), nhiều loài
họ dừa, dương xỉ, ...
Ngoài ra, do lục địa Úc là một bộ phận của lục địa Gonvana cổ, chỉ mới thực sự
tách ra và độc lập từ kỷ Phấn trắng nên hệ thực vật cũng còn tồn tại một số loài của hệ
thực vật Nam Cực: dẻ phương Nam, các loài cây lá nhọn, các loài thuộc họ Cơm vàng
(đại diện của thực vật miền Cáp).
* Động vật
Hệ động vật cũng tương tự như hệ thực vật: nghèo về thành phần loài, duy trì được
nhiều loài cổ xưa và mang tính đặc hữu rất cao. Trên lục địa Úc, các loài đơn huyệt (thú
đẻ trứng), các loài thú có túi, chim rất phong phú, nhưng hầu như vắng bóng các loài thú
sinh con bằng bào thai. Các loài đơn huyệt điển hình: thú mỏ vịt, thú lông nhím. Các loài
thú có túi rất phong phú với 130 loài, đại diện cho nhiều nhóm khác nhau: gặm nhấm, ăn
cỏ, ăn thịt, trong đó nổi bật là kangaroo (chuột túi), koala (gấu không đuôi), chó sói túi,
vombatidae (gấu túi), thú ăn kiến có túi, chuột nhảy có túi.
Chim rất đa dạng với 666 loài (450 loài bản địa), trong đó điển hình là chim đuôi
đàn, đà điểu Úc, chim bói cá kookaburra, vẹt, … Úc cũng là nơi có nhiều loại động vật
nguy hiểm, bao gồm một số loài rắn độc nhất trên thế giới. Người Nam Đảo đưa chó
Dingo đến Úc giống người này trao đổi mậu dịch với thổ dân Úc – khoảng năm 3.000
Tr. CN. Nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng ngay sau khi những người đầu tiên đến
định cư, bao gồm quần thể động vật cỡ lớn Úc; nhiều loài khác biến mất sau khi người
châu Âu đến định cư, trong số đó có thylacinus cynocephalus (sói túi).
6.2.5.2. Các vành đai sinh vật
* Rừng xích đạo ẩm thường xanh
Miền này phát triển ở vùng đảo Melanesia, nơi có khí hậu nóng và ẩm ướt quanh
năm. Lượng mưa trung bình hàng năm lớn (1.500 – 4.000mm). Diện mạo rừng nói chung
tương tự rừng xích đạo ẩm ở Á - Âu, song có nhiều nét gần với lục địa Úc. Trên các đồng
bằng ven bờ thường có các rừng dừa, rừng chuối. Dọc theo các bờ biển thấp phát triển
rừng ngập mặn.
* Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh
Miền này phát triển trên các sườn đông của dãy Trường Sơn Úc, là nơi có nhiều
mưa và độ ẩm cao đều quanh năm. Trong rừng, cây mọc rậm rạp, có nhiều loài từ các loài
gỗ quý, các cây họ dừa, họ sung vả đến các loại dương xỉ thân gỗ và dây leo như song,
mây. Đi xuống phía nam, bạch đàn chiếm ưu thế. Thổ nhưỡng dưới tán rừng là đất feralit

96
đỏ vàng. Động vật phổ biến trong miền này là sóc, chim đuôi đàn, chim thiên đường, gấu
túi.
Trên các sườn núi lửa đã tắt của khu vực đảo Polynesia và Micronesia do nằm rải
rác trên một vùng biển rộng lớn, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi biển nên thời tiết luôn
thoáng gió, ấm, mưa nhiều nhất là các sườn đón gió, lượng mưa từ 2.000 – 4.000m nên
rừng nhiệt đới ẩm thường xanh phát triển. Trong khi đó, ở các vùng đảo san hô thì rừng
dừa phát triển. Động vật ở khu vực này rất nghèo nàn, chủ yếu là các loài động vật nhỏ:
dơi, chó, sóc, thằn lằn, chim én, chim bồ câu.

Hình 41: Phân bố vành đai sinh vật lục địa Úc


* Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thưa, savan và cây bụi
Rừng gió mùa phân bố thành một dải ven bờ biển phía bắc lục địa Úc, nơi có mưa
nhiều, độ ẩm trong năm khá cao. Trong rừng gồm nhiều loại cây rụng lá về mùa khô.
Trên các cồn cát ven biển thường gặp rừng phi lao, trên các bãi phù sa ven biển thường
phát triển rừng ngập mặn.
Ở các khu vực có lượng mưa ít và mùa khô kéo dài hơn đới rừng gió mùa xuất hiện
kiểu rừng thưa, savanna và cây bụi. Đó là các khu vực thuộc các sườn thấp, thung lũng
phía tây dãy Trường Sơn Úc và phần đông vùng đồng bằng trung tâm Úc. Ở đây thường
gặp các cánh đồng có cao xen các cây bụi như keo, bạch đàn hoawch cây bụi gai. Ở phía
tây bắc, có một số cây bao báp, cây hình chai. Thổ nhưỡng trong vùng này là đất feralit
đỏ hoặc nâu đỏ.
Về động vật, trong miền này phổ biến là các động vật ăn cỏ: canguru, thỏ hoang,
các loài gặm nhấm như chuột túi, chuột chũi, các loài ăn thịt như chó dingo, chó sói có
túi. Ngoài ra còn gặp đà điểu emu, vẹt đồng cỏ, rắn, kỳ đà Úc.
* Bán hoang mạc, hoang mạc nhiệt đới
Miền này chiếm một vùng rộng lớn từ đồng bằng Trung tâm đến bờ tây lục địa Úc.
Trong đới này, ở những nơi có độ ẩm cao nhất thì phát triển các loại cây bụi gai, phổ biến
là keo gai cao từ 2 – 4m, được gọi là “mulga scrab”. Các khu vực khô khan nhất thì phát
97
triển các loài cỏ cứng, điển hình là cỏ chông và cỏ gai. Các loài cỏ thường mọc thành
cụm lớn. Những nơi cỏ gai mọc dày việc đi lại rất khó khăn.
Ở phía tây, trên những vùng đá kết tinh lộ ra phát triển các hoang mạc cát và hoang
mạc đá rộng lớn. Khu vực này hết sức đơn điệu và hoang vu.
* Miền rừng hỗn hợp cận nhiệt ẩm
Miền này phát triển ở khu vực phía đông nam lục địa Úc. Trong rừng thống trị các
loài bạch đàn lớn, trong đó các bạch đàn khổng lồ cao tới 150m, đường kính thân cây
10m. Trong rừng còn có dẻ phương Nam, dương xỉ thân gỗ. Về động vật, trong miền này
thường gặp canguru, gấu túi, chó sói túi. Trong các thung lũng sông có thú mỏ vịt và
nhiều loại chim nước.
* Miền rừng lá cứng cận nhiệt khô
Miền này tạo thành một dải hẹp ở bờ tây nam lục địa. Trong rừng phổ biến các loài
bạch đàn lá cứng, thường xanh, có thân cao, lớn. Tầng dưới rừng có nhiều cây bụi và cỏ.
* Miền rừng lá rộng và rừng lá kim
Đi về phía nam thuộc khu vực quần đảo New Zealand, có khí hậu cận nhiệt đới và
ôn đới với lượng mưa lớn (trên 2.000mm), nhiệt độ mát về mùa hạ, hơi lạnh về mùa đông
nên rừng lá rộng và rừng lá kim phát triển phổ biến. Ở các khu vực núi cao từ 2.000m trở
lên thường có tuyết và băng hà bao phủ.
6.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Dựa vào sự khác nhau về cảnh quan, có thể phân chia thành 4 khu vực: Úc,
Melanesia, Micronesia và Polynesia.

Hình 42: Các khu vực thuộc lục địa Úc và các đảo Thái Bình Dương
6.3.1. ÚC
Khu vực Úc bao gồm đại lục Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ lân cận. Úc có
diện tích là 7.741.220km², nằm trên mảng Úc, chia thành 4 xứ:
6.3.1.1. Miền núi Trường Sơn Úc
Miền núi này có tên chung là dãy Trường Sơn Úc. Đây là khu vực có độ cao trung
bình 800 – 1.000m. Sườn đông dốc, đổ xuống biển tạo thành cách vách núi có độ dốc
cao. Sườn tây thoải dần vào nội địa. Đỉnh núi Kosciuszko cao nhất lục địa Úc nằm ở
đông nam lục địa với độ cao 2.228m.
98
Phần phía bắc có khí hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn, mưa nhiều vào mùa hạ.
6.3.1.2. Đồng bằng Trung Tâm
Miền này hình thành trên một nền máng lớn, được bồi trầm tích dày tạo thành các
đồng bằng khác nhau: đồng bằng ven vịnh Carpentaria (phía bắc lục địa Úc), đồng bằng
lưu vực hồ Eyre (trung tâm lục địa Úc), đồng bằng Nullabor (phía nam lục địa, ven bờ
vịnh Úc Lớn) và đồng bằng lưu vực sông Murray – Darling (đông nam lục địa).
Trừ phần phía bắc sát biển, nằm trong đới khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều,
các phần phía nam do nằm xa biển, lại bị dãy Trường Sơn Úc che chắn ở phía đông nên
khu vực này có khí hậu khô hạn, hình thành các hoang mạc và bán hoang mạc, savanna,
cây bụi, ...
6.3.1.3. Sơn nguyên Tây Úc
Miền này hình thành trên nền đá kết tinh và bị san bằng lâu dài. Phần lớn sơn
nguyên nằm trong đới khí hậu nhiệt đới khô hạn nên phát triển các hoang mạc đá và
hoang mạc cát. Các hoang mạc đáng chú ý: hoang mạc Tahami, hoang mạc cát Lớn,
hoang mạc đá Gibson, hoang mạc cát sỏi Victoria Lớn, hoang mạc Simson. Trong đó lớn
nhất về diện tích là hoang mạc Victoria Lớn (có diện tích 424.400km2, kéo dài trên
700km từ tây sang đông). Phía bắc và tây bắc sơn nguyên là các cao nguyên tương đối
rộng như Kimberley, Achem, Backly.
Phần phía bắc sơn nguyên Tây Úc có khí hậu khô hạn, hình thành nên các hoang
mạc và bán hoang mạc. Trong khi đó, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt đới khô Địa
Trung Hải mưa ít và chủ yếu vào mùa đông.
6.3.1.4. Đảo Tasmania
Đảo Tasmania là bộ phận tách ra khỏi lục địa Úc. Khu vực này có khí hậu ôn hòa lại
có dòng biển nóng Đông Úc đi qua ở phía đông nên lượng mưa tương đối lớn. Điều kiện
này đã phát triển cảnh quan rừng lá rộng và lá kim.
6.3.2. MELANESIA
Melanesia là tiểu vùng của châu Đại Dương, nằm phía đông bắc lục địa Úc, nằm ở
khoảng từ xích đạo về vĩ tuyến 23o Nam. Melanesia trải dài từ Tây Thái Bình Dương
(130o Đông) đến biển Arafura, phía đông đến Fiji (170o45’ Tây) với chiều dài hơn
5.000km. Melanesia có diện tích là 1.040.707km2, bao gồm đảo New Guinea, quần đảo
Bismarck, quần đảo Bougainville, quần đảo Louisiades, quần đảo Solomons, quần đảo
Santa Cruz, quần đảo Vanuatu, đảo New Caledonia, quần đảo Loyautes, quần đảo
Norfolk, quần đảo Fiji. Melanesia có đường bờ biển dài khoảng 71.000km.
Về địa chất, các đảo và quần đảo thuộc vùng Melanesia đều nằm trong vùng địa
máng Alps và được tạo thành bởi quá trình tạo sơn trong thời kỳ Neogen. Thành phần
thạch học ở các vùng núi chủ yếu là các khối xâm nhập kết tinh và trầm tích bị uốn nếp.
Khu vực dãy núi phía tây và khu vực giữa đảo New Guinea được bao phủ bởi cát kết và
đá vôi với quá trình karst đang diễn ra mạnh mẽ. Phía nam của đảo New Guinea là một
bộ phận của khối nhô rộng của nền Úc, cấu tạo từ đá kết tinh và được bao phủ lên trên là
lớp trầm tích biển thời kỳ Meozozoi, Paleozoi và Neogen và trầm tích phù sa Neogen.
Khu vực này từng nằm chung một mảng kiến tạo với lục địa Úc. Khi mực nước biển Trái
Đất hạ xuống thấp thì hai khu vực có chung đường bờ biển. Hai khu vực này bị tách biệt
khi eo biển Torres bị ngập (100 – 140m dưới mực nước biển) sau khi kết thúc thời kỳ
băng hà cuối cùng.
Về khoáng sản, khu vực này chủ yếu là các mỏ mạch nằm trên các đảo núi lửa:
niken, crom, sắt, coban, mangan, bạc, vàng, chì, đồng (New Caledonia), vàng, đồng, bạc,
quặng sắt, crom (New Guinea), vàng, bauxite, phốt phát, chì, kẽm, niken (Solomons),
mangan (Vanuatu), vàng, đồng (Fiji). Tuy nhiên, trữ lượng các mỏ không lớn, đáng kể

99
nhất là các mỏ trên đảo New Guinea. Ở đây, ngoài các mỏ mạch, còn các các mỏ trầm
tích (than đá, dầu khí).
Về địa hình, Melanesia là khu vực có địa hình cao, đa số là núi với nguồn gốc núi
lửa. Trên đảo lớn nhất của Melanesia là đảo New Guinea (829.300km2), lớn thứ hai Trái
Đất sau đảo Greenland (châu Mỹ) có dãy núi Trung Tâm với độ cao trung bình: 3.500m,
kéo dài theo chiều dài của đảo với khoảng 2.400km, thấp về phía đông và cao dần về phía
tây, với đỉnh cao nhất là đỉnh Puncak Jaya (4.884m), Wilhelm (4.509m). Khu vực này
nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, ở điểm va chạm của nhiều đĩa kiến tạo nên
có một số núi lửa đang hoạt động và những vụ phun trào thường xuyên xảy ra. Phía bắc
là thung lũng hẹp, nằm dọc theo dãy núi Trung Tâm và một dãy núi nhỏ ven biển. Thung
lũng này là một miền trũng kiến tạo đã được bao phủ bởi một lớp phù sa của sông và
đang biến dần thành đầm lầy. Vùng này bị tách rời với dãy núi ven biển bởi các đường
đoạn tầng ngang chi cắt dãy núi thành các khối núi tảng và có sườn dốc đứng về phía đại
dương. Khu vực phía nam, dưới chân dãy núi là đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.
New Caledonia có đảo chính là Grande Terre (16.372km2) với địa hình chính là núi
gồm một rặng núi chạy dọc theo chiều dài của đảo, cao nhất là đỉnh: Panie 1.628m. New
Caledonia là phần cực bắc của lục địa lớn chìm dưới biển, mang tên Zealandia (chỉ có 7%
diện tích của lục địa này lộ trên mặt biển). Zealandia tách rời khỏi lục địa Úc khoảng 60 –
85 triệu năm trước và trôi dạt về hướng bắc.
Trên các đảo và quần đảo nhỏ còn lại (Solomons, Vanuatu, Fiji, New Caledonia) đa
số có địa hình núi cao khoảng 2.000m. Một số đỉnh núi cao đáng kể: Popomanaseu
2,310m (Solomons), Tabwemasana 1,877m (Vanuatu), (New Caledonia), Tomanivi
1324m (Fiji). Hiện nay, các quá trình kiến tạo ở vùng Melanesia vẫn đang tiếp diễn.
Nhiều ngọn núi lửa thuộc quần đảo này nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương hiện
vẫn còn hoạt động như ở đảo Tanna, Ambrym, Aoba, Gaua, Manam và Vanuatu. Núi lửa
Tinakula và Kavachi là những núi lửa hoạt động mạnh nhất. Ven biển các đảo núi lửa này
là một số đồng bằng nhỏ, hẹp. với địa hình mấp mô. Xen kẽ các đảo núi lửa này là các
đảo san hô thấp.
Về khí hậu, phía bắc Melanesia có khí hậu xích đạo và cận xích đạo với nhiệt độ
cao trung bình 27o C, lượng mưa lớn (3.000 – 4.000m) và khá đồng đều trong năm. Trong
khi đó, tại đồng bằng phía nam dãy núi Trung Tâm của đảo New Guinea, đặc biệt là các
vùng phía nam đồng bằng do nằm ở vùng khuất gió nên rất nóng, khô, lượng mưa không
đáng kể. Bên cạnh đó, khí hậu có sự phân hóa ở các vùng núi có độ cao lớn: trên các
sườn của dãy núi Trung Tâm tập trung một lượng ẩm rất lớn do gió Mậu Dịch đông nam
và mùa đông và gió mùa tây bắc vào mùa hạ mang đến, do đó có lượng mưa lớn (4.000 –
5.000mm). Mưa cực lớn thường xảy ra ở vùng núi khi có sự xâm nhập của các xoáy
thuận front nhiệt đới. Từ độ cao 4.420m trở lên có khí hậu lạnh lẽo là khu vực xuất hiện
băng tuyết. New Guinea là một trong số ít khu vực gần xích đạo có tuyết rơi ở những nơi
có độ cao lớn trong lục địa.
Phía nam Melanesia bao gồm Vanuatu, New Caledonia, Fiji nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm, có sự phân hóa mùa. Thời tiết mát nhờ gió Mậu Dịch đi ngang qua biển thổi
theo hướng đông nam. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng
4, lượng mưa trung bình tương đối cao (2.360mm) nhưng có năm lên đến 4.000mm ở
những đảo miền bắc.
Về thực – động vật, do trước đây, khu vực này nối liền với lục địa Úc và các đảo
thuộc quần đảo Mã Lai, New Zealand bằng những cầu đất, do đó sinh vật Melanesia
ngoài những loài đặc hữu còn có một số loài di cư từ các vùng lân cận đến. Đặc biệt ở
khu vực New Guinea, quần đảo Bismarck, quần đảo Solomons do nằm gần lục địa Úc

100
nên thực – động vật Úc, tạo thành miền động vật “Papua” của miền động vật Úc với các
loài thú có túi, cúc đốm, dơi ăn quả, một số loài thú lông nhím, chim Cazua, gà cỏ Papua.
Tương ứng với sự phân hóa về khí hậu, phần phía bắc Melanesia chủ yếu là rừng
nhiệt đới ẩm xanh quanh năm bao phủ cả ở đồng bằng lẫn vùng núi. Trong khi đó, phía
nam thực vật mang tính chất savanna, có các đám cỏ cứng: ulan – alanga, andropogon
serrating và một số các loại cây Úc như: banksias, bạch đàn và keo. Ở các bãi bồi đầm
lầy có nhiều lau sậy đầm lầy. Bao bọc xung quanh là rừng dừa. Ở các cửa sông và dọc
ven bờ đồng bằng ven biển có các rừng nước mặn. Trong khi đó, ở các sườn núi nằm thấp
hơn vòng đai tuyết là các đồng cò cao và cây bụi đỗ quyên. Xuống thấp hơn (3.500 –
3.800m) là vòng đai ghilay núi với dương xỉ, các loài quế xanh quanh năm, sim, thông
Agathis và Podocarpus, bao quanh là các bụi tre rậm rạp. Ghilay núi phát triển xuống tới
độ cao 900m thì chuyển thành ghilay thực thụ bao gồm các loại cây có thân cao. Rừng
ghilay phát triển mạnh ở các vùng ẩm trước núi ở phần nam và phần bắc đảo New
Guinea.
6.3.3. MICRONESIA
Micronesia là một tiểu vùng của châu Đại Dương, gồm hàng nghìn đảo nhỏ ở tây
Thái Bình Dương trải rộng từ 22o Bắc đến 5o Nam và trải dài từ 130o Đông đến 175o
Đông, nhưng diện tích chỉ có 3.201km2. Các đảo và quần đảo chính thuộc nhóm
Micronesia gồm có: Marianas, Guam, Carolines, Truk, Palau, Marshall, Kiribati, Wake,
Marcus, … Micronesia phân biệt với Melanesia ở phía nam và Polynesia ở phía đông. Từ
Micronesia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp nghĩa là “đảo nhỏ”. Phần lớn các đảo thuộc
Micronesia có nguồn gốc san hô, một số là các đảo núi lửa tiêu biểu như:
- Quần đảo Micronesia gồm 600 đảo lớn nhỏ trong đó có bốn đảo lớn: Chuuk,
Kosrae, Pohnpei và Yap. Về mặt địa chất, các nhóm đảo này thay đổi từ các đảo có núi
cao đến các đảo san hô vòng tương đối thấp với những phần núi lửa lộ thiên ở đảo
Pohnpei, Kosrae, Chuuk.
- Đảo Guam nằm có diện tích là 544 km², là đảo cực nam của quần đảo Mariana và
là đảo lớn nhất trong hệ thống đảo Micronesia. Chuỗi đảo này được hình thành bởi các
mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines. Rãnh Mariana, một vùng bị quằn sâu,
nằm bên cạnh chuỗi đảo về phía đông có độ sâu khoảng 11.034m. Điểm cao nhất tại
Guam là núi Lamlam, chỉ cao 406m. Thỉnh thoảng, đảo bị động đất vì nó ở rìa phía tây
của mảng Thái Bình Dương và gần mảng Philippines. Trong những năm vừa qua, các
trận động đất có trung tâm chấn động gần Guam có cường độ từ 5,0 đến 8,7. Không như
núi lửa Anatåhan tại Quần đảo Bắc Mariana, Guam không phải là vùng núi lửa còn hoạt
động. Tuy nhiên, vì hướng gió và gần Anatahan, các hoạt động núi lửa nhất là tàn tro đôi
khi ảnh hưởng đến Guam.
Phần phía bắc của đảo có bình nguyên rừng với đất đá vôi và bờ đá san hô trong khi
phía nam có những đỉnh núi lửa có thảo nguyên và rừng. Một bờ đá san hô bao quanh
phần lớn đảo, trừ những nơi có vịnh cung cấp lối ra cho các con sông nhỏ và suối nước
chảy từ các ngọn đồi xuống Thái Bình Dương và biển Philippines. Dân số của đảo tập
trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc và miền trung.
Khí hậu có nét nhiệt đới duyên hải. Thời tiết thường nóng và rất ẩm với ít thay đổi
nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ cao trung bình là 30°C và nhiệt độ thấp trung bình là 24°C
với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.180mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng
sáu. Những tháng còn lại là mùa mưa. Tháng 1 và tháng 2 được xem là tháng mát nhất
trong năm và thông thường có độ ẩm thấp hơn. Tháng dễ có bão nhất là tháng 10 và
tháng 11. Tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra quanh năm.
Trung bình có ba cơn bão nhiệt đới và một cơn bão lớn đi qua Guam trong vòng
330km mỗi năm. Cơn bão có cường độ mạnh nhất đi qua Guam mới vừa qua là Siêu bão

101
Pongsona với sức gió gần trung tâm là 125 dặm một giờ đập vào Guam ngày 8 tháng 12
năm 2002 để lại sự tàn phá khủng khiếp. Từ sau Siêu bão Pamela năm 1976 các cấu trúc
nhà cửa bằng gỗ đã được thay thế bằng các cấu trúc bê tông. Trong thập niên 1980, các
cột điện bằng gỗ bắt đầu được thay thế bằng các cột chống bão bằng bê tông cốt thép.
Trong thập niên 1990, nhiều chủ nhà và cơ sở thương mại đã lắp đặt các cửa chóp chống
bão.
6.3.4. POLYNESIA
Polynesia gồm khoảng trên 1.000 đảo ở phía trung và nam Thái Bình Dương, nằm
giữa các vĩ tuyến 35o Bắc đến 25o Nam và giữa các kinh tuyến 170o Đông và 109o20’
Tây. Polynesia có diện tích 308.680km2, bao gồm: quần đảo New Zealand, quần đảo
Austral, quần đảo Cook, đảo Easter (đảo Phục Sinh), quần đảo Gambier, quần đảo
Hawaii, quần đảo Loyalty, Marquesas, quần đảo Pitcairn, Sala y Gómez, quần đảo
Samoa, quần đảo Society, Tokelau, Tonga, Tuamotus, Tuvalu, quần đảo Wallis và
Futuna. Tên gọi Polynesia xuất phát từ tiếng Hy Lạp nghĩa là “nhiều đảo”. Thuật ngữ này
được Charles de Brosses, một nhà văn người Pháp, sử dụng lần đầu tiên vào năm 1756,
và ban đầu dùng để chỉ tất cả các đảo trên Thái Bình Dương.
Trong đó, quần đảo New Zealand nằm ở phía nam của chuỗi đảo, có diện tích rộng
lớn nhất (268.680 km²), trải dài 1.550km, cách lục địa Úc 2.000km về hướng đông nam.
Lãnh thổ gồm hai đảo chính tách rời nhau bởi eo biển Cook: đảo Bắc và đảo Nam. Đảo
Bắc là đảo núi lửa (Ruhapehu cao 2.797m; Egomont cao 2.518m). Đảo Nam phần lớn là
núi và cao nguyên (đỉnh Cook cao 3.764m, dãy Kaikura ở phía Đông Bắc, đỉnh Eyre ở
phía Tây Nam). New Zealand có đường bờ biển dài 15.134km.
Cấu tạo địa chất của các đảo trong Polynesia gắn liền với cấu tạo địa chất đáy đại
dương. Đa số các đảo có nguồn gốc từ đại dương hoặc núi lửa với nhiều đảo là đỉnh của
các dãy núi lửa ngầm nhô cao lên trên mặt đại dương. Các đảo là các đỉnh của các núi lửa
bazan, đa số bị mất phần đỉnh núi do phong hóa và bào mòn hoàn toàn hay một phần nào
đã bị boa phủ lên trên các ám tiêu đá vôi. Các đảo san hô là sản phẩm của san hô đại
dương và rong tảo vôi. Địa hình các đảo san hô thường thấp. Riêng New Zealand có
nguồn gốc lục địa, là một phần không bị ngập xuống đại dương của lục địa cổ Tasmantic
nên có độ cao lớn.
Về khí hậu, đa số các đảo thuộc Polynesia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới và
chịu tác động của gió Tín Phong. Trên các đảo có lượng mưa rất lớn ở các sườn đón gió
trên các đảo núi lửa (4.000 – 10.000mm), trong đó mưa lớn nhất ở đảo Cauai với lượng
mưa 12.500mm. Riêng New Zealand có khí hậu chủ yếu là cận nhiệt đới và ôn đới, ẩm về
mùa đông trong khi mùa hạ có mưa nhỏ.
Hệ động – thực vật trên các đảo là các thực vật ưa sống trên các đá ngầm dưới nước và
động vật lưỡng thê. Trong đó chủ yếu là rừng nước mặn bao bọc quanh các vũng vịnh
với các loài động vật: xương vôi, hải miêu, soang tràng, sao biển, cua, tôm. Trên bờ các
đảo là các khóm dừa và rừng dừa với các loài cua sống trên cạn. Một số loài cá như cá
Periophthalmus có khả năng dung vây để leo lên cây và ở trên cạn từ 10 – 20 phút để săn
bắt sâu bọ. Trong khi đó, ở New Zealand, ngoài các rừng dừa, còn có các loài địa
phương tiêu biểu: dương xỉ thân gỗ, thông. Động với tiêu biểu với các loài cổ xưa: dơi,
chuột, thằn lằn Hatteria Sphenodon punetatum.

102
CHƯƠNG 7. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA
NAM CỰC
7.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC
7.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN VÀ TIẾP GIÁP
7.1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn
Lục địa Nam Cực nằm xung quanh cực Nam của Trái Đất, gần như nằm chủ yếu
trong vòng cực Nam, chỉ có một số đảo nhỏ và phần bán đảo Nam Cực hay còn gọi là Đất
Graham kéo xa về phía bắc tới khoảng vĩ tuyến 63º Nam.
7.1.1.2. Tiếp giáp
Nam Cực làm lục địa nằm cô lập về phía nam, cách xa với các lục địa còn lại. Xung
quanh Nam Cực là Nam Đại Dương với các biển, vịnh biển như: Mawson, Amundsen,
Bellingshausen, Davis, Ross, Scotia, Weddel. Trong đó, Biển Ross là một vịnh sâu của
Nam Đại Dương vào Nam Cực, giữa đảo Victoria và đảo Marie Byrd.
7.1.2. HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC
7.1.2.1. Về hình dạng
Nam Cực là lục địa có bề mặt dạng khối tương đối lớn. Bờ biển ít bị chia cắt nên sự
chia cắt bề mặt theo chiều ngang vẫn không đáng kể. Các vùng trung tâm lục địa vẫn nằm
cách bờ biển rất xa. Trung tâm của lục địa, điểm cách xa bờ biển nhất (khoảng 1.700km),
nơi khó tới nhất là điểm bất khả tiếp cận có tọa độ 85°50’ Nam, 65°47’ Đông. Chỉ có
phần phía tây bị chia cắt mạnh, hình thành nên các vịnh biển và bán đảo Nam Cực.
Bán đảo Nam Cực là một phần cực bắc của lục địa Nam Cực. Tại bề mặt, nó là bán
đảo lớn nhất và nổi bật nhất, ở Nam Cực vì nó kéo dài 1.300km từ một tuyến giữa mũi
Adams (biển Weddell) và một điểm trên đất liền phía nam của quần đảo Eklund. Bên
dưới lớp băng bao phủ nó, bán đảo Nam Cực bao gồm một chuỗi các đảo đá ngầm được
phân cách bởi các eo biển sâu đáy nằm ở độ sâu đáng kể dưới mực nước biển hiện tại và
được nối với nhau bởi một tấm băng đá trên mặt. Tierra del Fuego, mũi cực nam của
Nam Mỹ, nằm chỉ có khoảng 1.000km.
7.1.2.2. Kích thước
Nam Cực là lục địa rộng thứ 5 Trái Đất (sau Á – Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ) có
diện tích lục địa chính là 13,7 triệu km2. Xung quanh lục địa chính có một số đảo nhỏ chủ
yếu ở khu vực ven bán đảo Nam Cực.
Tóm lại, Nam Cực là lục địa có vị trí nằm gần hoàn toàn trong vòng cực Nam, có
kích thước tương đối lớn, có bề mặt dạng khối với 98% bị băng phủ. Đó là những điều
kiện cơ bản đầu tiên quyết sự hình thành khí hậu của lục địa. Do vậy, khí hậu lục địa
Nam Cực đa phần nằm ở trạng thái băng giá.
7.1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN
7.1.3.1. Thời kỳ Tiền Cambri
Nam Cực có cơ sở là nền cổ Đông Nam Cực hình thành từ giai đoạn Tiền Cambri.
Nền co tầng dưới được cấu tạo bởi các đá kết tinh như granit, gnai, còn tầng trên phủ
trầm tích đá vôi, cuội kết, cát kết với các tuổi khác nhau. Khu vực nền bị đứt gãy mạnh,
nhiều chỗ được nâng lên tạo thành các dãy núi cao và có núi lửa hoạt động. Hiện tại còn
bốn miệng núi lửa lớn trong lục địa: Melbourne (2.732m), Berlin (3.500m), Kauffman
(2.365m) và Hampton (3.325m).
Sau sự phân rã của lục địa Pannotia vào khoảng 540 triệu năm trước, nền Đông
Nam Cực là một bộ phận của lục địa cổ Gondwana.

103
7.1.3.2. Đại Paleozoi - Pz
Trong đại này, quá trình di chuyển của Gondwana hầu như không gây ra vận động
tạo núi nào đáng kể xảy ra trên lục địa Nam Cực.Quá trình xô húc của Gondwana với các
nền khác ở phía bắc đã hình thành nên siêu lục địa Pangea vào kỷ Carbon (cách đây 300
triệu năm).
7.1.3.3. Đại Mesozoi – Mz
Sau thời kỳ hợp nhất, Pangea đã nứt vỡ và lần lượt tách ra thành Gondwana (kỷ
Jura), rồi tiếp tục tách Đông Gondwana ra. Trong thời gian này, sự xô húc của nền Nam
Cực với nền Nam Mỹ đã dẫn đến sự hút chìm Nam Cực xuống dưới nền Nam Mỹ. Điều
này đã sinh ra vận động uốn nếp, tạo ra dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Vận động uốn nếp này
còn kéo dài xuống phía tây lục địa Nam Cực.
7.1.3.4. Đại Kainozoi – Kz
Đông Gondwana lại tiếp tục tách Nam Cực ra vào Paleogen. Trong khi đó, sự xô
húc ở rìa phía tây nền Đông Nam Cực đã hình thành nên vận động uốn nếp tạo thành các
dãy núi cao – Tây Nam Cực. Dãy núi xuyên Nam Cực, chạy dọc theo bờ biển và băng
thềm Ross là một địa lũy được nâng lên rất cao (3.000 – 4.000m). Đây là sự tiếp nối của
đới uốn nếp Andes của Nam Mỹ. Trong các trầm tích thuộc đới uốn nếp này, người ta
phát hiện thấy thông, dẻ phương Nam là các loài hiện nay vẫn còn tồn tại ở Nam Mỹ và
và đông nam Úc.
7.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC
7.2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
7.2.1.1. Địa hình
Nam Cực có độ cao trung bình bề mặt lục địa khoảng 2.300m, cao nhất trong các
lục địa. Lớp phủ băng làm cho bề mặt lục địa trở nên bằng phẳng, tạo thành các bình
nguyên băng rộng lớn với phần trung tâm cao, càng đi ra rìa càng thấp dần. Phần phía
đông Nam Cực là cao nguyên Soviet có độ cao trung bình 3.000m, trong đó đỉnh cao nhất
đạt 3.997m. Phần phía tây lớp băng phủ chia thành nhiều vòm khác nhau.
Khoảng 1% mặt lục địa không có băng phủ, hình thành những ốc đảo. Nam Cực có
nhiều ốc đảo rộng từ vài km² đến vài trăm km² (ốc đảo Banghera rộng 952km²).
Về cơ bản, châu Nam Cực được chia làm hai bởi dải núi xuyên Nam Cực chạy giữa
biển Ross và biển Weddell, tạo thành miền Đông Nam Cực và Tây Nam Cực.
- Miền Đông Nam Cực nằm trên nền cổ, là một sơn nguyên khổng lồ, có độ cao
trung bình trên 3.000m, chỉ có rìa phía đông và phía tây nổi lên một số núi cao với độ cao
cao nhất là 4.300m (nằm ven biển ở khoảng kinh tuyến 20º Đông). Các núi cao nhô khỏi
lớp băng phủ được gọi là “nunataki” với độ cao trên 3.000m. Khu vực này bao gồm: Đất
Hoàng hậu Maud, Đất Enderby, Đất Hoa Kỳ, Đất Wikes, Đất Adelje.
- Miền Tây Nam Cực có diện tích hẹp, song có độ cao trung bình thấp hơn miền
Đông Nam Cực, nhưng địa hình có nhiều thay đổi, bị chia cắt nhiều với các khối núi xen
kẽ các thung lũng sâu. Đỉnh Vinson cao nhất dãy núi Ellsworth với độ cao 5.140m nằm
cách điểm cực Nam 1.200km là đỉnh núi cao nhất Nam Cực. Khu vực này bao gồm: Đất
Ellsworth, Đất Marie Byrd.
7.2.1.2. Khoáng sản
Nam Cực là nơi khá giàu khoáng sản, đáng chú ý nhất là: than đá, dầu mỏ, sắt,
vàng, ... Trong đó, than đá phân bố ở dãy núi Xuyên Nam Cực, ven bờ biển Ross. Dầu
mỏ nằm tập trung ở biển Ross. Nam Cực có nhiều mỏ sắt nằm ven bờ biển phần thuộc
bán cầu Đông và khu vực dãy núi Xuyên Nam Cực. Hiện nay, các nguồn tài nguyên ở
Nam Cực vẫn chưa được điều tra đầy đủ. Các nguồn khoáng sản này hiện nay vẫn được
bảo vệ, cấm khai thác và sử dụng dưới mục đích riêng.

104
7.2.2. KHÍ HẬU
7.2.2.1. Các yếu tố hình thành khí hậu
Nam Cực có khí hậu lạnh nhất thế giới. Đặc trưng này là do sự tác động của nhiều
yếu tố khác nhau:
Nam Cực có vị trí phần lớn nằm trong vòng cực Nam nên những ngày trời quang
(không mây) vào mùa hạ, lượng bức xạ Mặt Trời đến bề mặt nhiều hơn so với xích đạo.
Do không khí khô và trong nên lượng bức xạ Mặt Trời nhận được rất lớn, gấp 1,5 lần so
với lượng bức xạ nhận được ở Bắc Cực, thậm chí còn cao hơn các vùng vĩ độ ôn đới của
bán cầu Bắc. Tuy nhiên, do phản xạ của mặt tuyết nên hết 90% lượng bức xạ nhận được
bị phản xạ trở lại khí quyển. Do đó cán cân bức xạ âm. Trong khi đó, về mùa đông, Nam
Cực có 6 tháng liên tục (giảm dần khi đi về phía bắc) trong bóng tối. Do đó, lượng bức xạ
Mặt Trời nhận được rất ít. Do sự cân bằng bức xạ như vậy nên nhiệt độ không bao giờ
quá 0oC.
Bên cạnh đó, do kích thước lớn với diện tích lục địa Nam Cực lớn, hình dạng lục địa
với đường bờ biển ít bị chia cắt nên tác động của biển đối với các vùng nội địa càng yếu.
Khí hậu do đó càng khắc nghiệt khi đi vào sâu trong nội địa.
Nam Cực có khí hậu lạnh nhất do phần lục địa Nam Cực có độ cao trung bình cao
nhất Trái Đất (2.300m) làm cho nền nhiệt độ của Nam Cực thấp hơn hẳn vùng Bắc Cực –
một khu vực nằm giữa đại dương và những đại dương này hoạt động như một túi giữ
nhiệt do nhiệt dung của nước cao hơn đất liền. Tuy nhiên, nhiệt độ tại Nam Cực cũng có
sự phân hóa giữa phần phía đông và phía tây. Phần phía đông Nam Cực lạnh hơn phần
phía tây do nó có độ cao lớn hơn.
Dòng biển cũng có ảnh hưởng quan trọng đến các miền lân cận. Bao quanh Nam
Cực là dòng biển lạnh theo gió Tây. Hoạt động của dòng biển lạnh này càng làm cho khí
hậu Nam Cực khắt nghiệt hơn.
7.2.2.2. Đặc điểm khí hậu
* Nhiệt độ
Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ tự nhiên lạnh nhất ghi nhận
được trên Trái Đất là −94,5°C ở trạm Vostok (trạm Đông Phương, trạm cao nhất có con
người làm việc ở Nam Cực) – Nga vào ngày 21/07/1983.
Vào tháng 1, thời kỳ mùa hạ ở bán cầu Nam, Mặt Trời luôn nằm ở đường chân trời.
Phần lớn ánh Mặt Trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng
xóa. Trong thời kỳ này, nhiệt độ Nam Cực trung bình: −25°C. Nhiệt độ cao nhất đã từng
được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6°C vào ngày 27/12/1978.
Nhiệt độ cao nhất có thể đạt đến −4°C và 0°C ở gần bờ biển. Nhiệt độ thấp nhất ở nội địa:
−30°C đến −35°C. Riêng một số ốc đảo (nơi đá gốc lộ ra mà không bị băng phủ) thì về
mùa hạ nhiệt độ có thể lên đến 30ºC ở tầng không khí sát mặt đất. Tuy nhiên, khi đi lên
cao khoảng 1,5 – 2m thì nhiệt độ lại giảm rất nhanh. Đối với các đảo xung quanh lục địa
Nam Cực, trong thời kỳ này vẫn lạnh nhưng nhiệt độ cao hơn lục địa Nam Cực (dưới
10ºC).
Vào tháng 7, thời kỳ mùa đông ở bán cầu Nam, Nam Cực không nhận được ánh
sáng Mặt Trời nào trong 6 tháng. Giai đoạn này, khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với
nhiệt độ khoảng −65°C. Các khu vực ấm nhất nằm ở ven biển nhiệt độ cũng ở mức:
−15°C đến −20°C Nhiệt độ thấp nhất đã từng được ghi nhận tại Trạm Amundsen-Scott
South Pole là −82,8°C vào ngày 23/05/1982. Nhiệt độ thấp nhất có thể đạt đến −90°C
trong nội địa. Nhiệt độ trên bình nguyên Nam Cực khoảng –60°C trong suốt nửa năm
liền. Đối với các đảo xung quanh lục địa Nam Cực, trong thời kỳ này nhiệt độ trung bình
dưới 0ºC.

105
Hình 43: Nhiệt độ Nam Cực mùa đông và mùa hạ
* Khí áp và gió
Trên lục địa, không khí thường xuyên lạnh, hình thành khu áp cao Nam Cực trong
khi đó, vùng biển xung quanh có nhiệt độ cao hơn nên hình thành vòng đai áp thấp. Khối
không khí lạnh từ cao nguyên trung tâm di chuyển xuống các vùng biển, tạo thành gió
Nam thổi từ lục địa Nam Cực ra biển.
Trong nội địa chỉ có gió thổi đi, gió yếu nhưng ra gần bờ biển gió càng mạnh, đạt
cực đại ở cách bờ biển 200 – 300km (43km/h, có khi 144 – 320km/h, lớn nhất: 360km/h)
tạo thành các trận bão tuyết lớn. Có những nơi bão tuyết xuất hiện thường xuyên, chiếm
310 ngày/năm. Đi ra ven biển Nam Cực, tốc độ gió: 61 – 65km/h. Khu vực bán đảo Nam
Cực và các đảo ven lục địa có gió Tây ôn đới thổi quanh năm rất mạnh (260km/h). Do
đó, trên mặt biển thường xuyên có sóng lớn (10 – 15m), thời tiết u ám và tuyết rơi nhiều.
Trong khi đó, ở các tầng khí trên cao của lục địa quanh năm tồn tại áp thấp, còn ở
các tầng khí trên cao của rìa lục địa lại có các các dòng khí đi lên, hình thành nên áp cao.
Do đó, gió từ biển thổi vào lục địa, gây ra hiện tượng tuyết rơi trong lục địa.
* Lượng giáng thủy
Nam Cực là hoang mạc lạnh với lượng giáng thủy rất thấp, trung bình năm 55mm.
Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0% tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra
những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20cm. Ở các phần ven
biển khác của lục địa, lượng giáng thủy khoảng 300 – 600mm/năm. Tuyết rơi nặng phổ
biến, có nơi tuyết rơi lên đến 1,22m trong 48 giờ.
Càng xuống dần các vĩ độ cao hơn (vào sâu lục địa Nam Cực) thì lượng giáng thủy
càng giảm đi. Tại những điểm gần sát cực Nam, lượng giáng thủy hàng năm chưa tới
25mm. Khu vực chính giữa lục địa lượng giáng thủy chỉ 5mm, ít hơn cả Sahara.
Đối với phần bán đảo Nam Cực và các đảo xung quanh lục địa Nam Cực, do chịu
tác động của gió Tây ôn đới nên thường có lượng tuyết rơi nhiều. Lượng giáng thủy lớn
nhất là ở bán đảo Nam Cực: 900mm/năm.
7.2.3. BĂNG HÀ
Lục địa Nam Cực là nơi có băng hà lục địa lớn nhất Trái Đất (24 triệu km3, - 90%
băng hà hiện nay trên Trái Đất). Băng phủ gần hết bề mặt, chỉ có 2.500km2 (0,2% bề mặt)
không có băng phủ. Bề dày khoảng 1.720m, nhiều nơi 3.000 – 4.000m. Với lớp băng phủ
này, độ cao trung bình Nam Cực đạt 2.040m, trở thành lục địa cao nhất Trái Đất. Nguồn
cho lớp băng phủ tồn tại: tuyết rơi và ngưng tụ trên mặt băng.
106
Bề mặt tầng băng lục địa được phủ một lớp tuyết và tuyết hạt khá dày, đồng thời bị
chia cắt bởi các khe nứt rộng và sâu.
Ngoài ra, còn có các băng thềm lục địa - lớp phủ băng hình thành trên thềm lục địa,
chủ yếu trong vịnh biển và vùng biển nông. Độ dày từ vài chục mét đến 300 – 350m. Có
hai băng thềm lục địa lớn nhất Nam Cực: Ronne (356.000km2) và Ross (522.000km2).
Phía ngoài băng thềm Ross là vách băng dài hơn 950km, cao 75m.
Như vậy, toàn bộ lục địa Nam Cực được coi như một khối băng khổng lồ. Sự tồn tại
của khối băng này là yếu tố quyết định đến khí hậu và thực – động vật Nam Cực.
7.2.4. THỰC – ĐỘNG VẬT
Do điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và lạnh giá khiến cho các loài sinh vật nơi
đây trở nên khan hiếm.
7.2.4.1. Thực vật
Ở Nam Cực, thực vật chỉ có những loài bậc thấp như rêu, địa y, tảo, nấm phân bố ở
ven rìa lục địa. Trong số các loài trên, địa y là phổ biến hơn cả. Ở châu Nam Cực có
khoảng 300 loài, phân bố trong tất cả những nơi không bị băng bao phủ. Rêu cũng phân
bố khá rộng với khoảng 75 loài khác nhau. Tảo thường phát triển trên mặt các đầm nước
hoặc trên mặt tuyết về mùa hạ nhờ có ánh sáng Mặt Trời phong phú.
Ở cuối bán đảo Nam Cực, phần nhô về phía bắc nhiều nhất có một số thực vật bậc
cao: 10 loài có hoa, cây mọc thấp và bé, lá thường có màu xanh óng ánh, thỉnh thoảng có
chỗ tạo thành từng đám cỏ nhỏ.
Trên các đảo, lớp phủ thực vật phong phú hơn. Ngoài rêu, địa y còn các nhiều loài
hoa, trong đó có loại cải bắp Kerguelen là một loại rau ăn rất ngon. Ngoài ra còn có một
vài loài hòa thảo.
7.2.4.2. Động vật
Động vật sống trên lục địa Nam Cực cũng rất nghèo nàn về thành phần loài, song lại
khá phong phú về số lượng cá thể. Các động vật chỉ sống ở ven bờ, gồm ba nhóm chính:
thú chân vịt, chim, ... thích ứng được trong môi trường tự nhiên và hệ sinh thái khắc
nghiệt này. Thú chân vịt gồm các loài chó biển, đáng chú ý nhất là chó biển Weddel, báo
biển chuyên ăn thịt chim cánh cụt và voi biển. Về chim có chim cánh cụt và hải âu. Chim
cánh cụt là chim không biết bay đặc trưng cho vùng Nam Cực, trong đó có loài chim
cánh cụt hoàng đế là loài lớn nhất, con lớn cao 1,15m và nặng 45kg. Chim cánh cụt
thường tập trung thành các sân chim lớn trên vùng ven bờ.
Trong Nam Đại Dương có nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú. Nhờ môi trường
nước lạnh giàu O2, đây là nơi tập trung khối sinh vật phù du rất lớn. Chúng là nguồn nuôi
dưỡng cho nhiêu loài sinh vật khác nhau theo mối quan hệ của một chuỗi thức ăn: tôm,
cá mực, các loài cá, hải cẩu, chim biển, chim cánh cụt, báo biển,… Xung quanh châu
Nam Cực là nơi tập trung nhiều cá voi nhất thế giới. Trong các loài cá voi, có cá voi
xanh là loài lớn nhất, dài tới 33m, nặng 160 tấn và cho tới 20 tấn mỡ. Do lượng mỡ lớn
nên cá voi xanh trở thành đối tượng săn bắt của nhiều nước, nên số lượng chúng ngày
càng giảm xuống rõ rệt. Ngày nay, cá voi xanh đã được đưa vào danh mục cần được bảo
vệ.

107
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Địa lý 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] European Centre for Medium-Range Weather Forecasts (2005). Surface
temperature of Antarctica in winter and summer, truy cập ngày 21/12/2016, đường dẫn:
<https://en.wikipedia.org/wiki/Climate_of_Antarctica#/media/File:Antarctic_surface_te
mperature.png>.
[3]. Nguyễn Phi Hạnh (2010). Địa lý tự nhiên các lục địa – Tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Phi Hạnh (2011). Địa lý tự nhiên các lục địa – Tập 2, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Phi Hạnh, Ông Thị Đan Thanh, Nguyễn Đình Giang (2007). Giáo
trình Địa lý các châu lục – Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Phi Hạnh, Ông Thị Đan Thanh (2007). Giáo trình Địa lý các châu
lục – Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[7]. World Atlas (2016), truy cập ngày 21/12/2016, đường dẫn:
<http://www.worldatlas.com/>.

You might also like