You are on page 1of 123

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN KIẾN TRÚC

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG


(Lưu hành nội bộ)

ThS. Kts. TRẦN ĐỨC QUANG

ThS. Kts. PHAN ÁNH NGUYÊN

Đà Nẵng, 09-2021
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ ................................................................................................................. 6

1.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ........................................................................................................ 6


1.1.1 TỰ NHIÊN ...................................................................................................................................................... 6
1.1.2 XÃ HỘI .......................................................................................................................................................... 7
1.2 CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ............................................................................................................................... 7
1.2.1 THỜI KỲ CỔ ĐẠI (ANCIENT): ............................................................................................................................... 7
1.2.2 THỜI KỲ ĐẦU TRUNG CỔ (EARLY MEDIEVAL): ........................................................................................................ 8
1.2.3 THỜI KỲ HẬU TRUNG CỔ (LATE MEDIEVAL): .......................................................................................................... 8
1.2.4 KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA (COLINIAL ARCHITECTURE) VÀ THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (MODERN): ................................................... 9
1.3 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ............................................................................................................................ 12
1.4 CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ................................................ 12
1.4.1 KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG .................................................................................................................. 12
1.4.2 KIẾN TRÚC LĂNG MỘ ...................................................................................................................................... 18
1.4.3 KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN, NHÀ Ở ......................................................................................................................... 21
1.4.4 GIẾNG NƯỚC CÓ BẬC CẤP (STEP – WELL) ........................................................................................................... 26
1.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 27

CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM Á .................................................................................................... 28

2.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ...................................................................................................... 28


2.1.1 TỰ NHIÊN .................................................................................................................................................... 28
2.1.2 XÃ HỘI ........................................................................................................................................................ 28
2.2 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA ĐÔNG NAM Á .................................................................................. 29
2.2.1 TIỀN SỬ ....................................................................................................................................................... 29
2.2.2 CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ ................................................................................................................................... 29
2.2.3 THỰC DÂN XÂM CHIẾM .................................................................................................................................. 29
2.2.4 ĐÔNG NAM Á HIỆN TẠI .................................................................................................................................. 30
2.3 CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á .............................................................................. 30
2.3.1 KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG .................................................................................................................. 30
2.3.2 NHÀ Ở DÂN GIAN .......................................................................................................................................... 33
2.4 KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á ....................................................................................... 34
2.4.1 KIẾN TRÚC SINGAPORE HIỆN ĐẠI ...................................................................................................................... 35
2.4.2 KIẾN TRÚC MALAYSIA HIỆN ĐẠI ........................................................................................................................ 35
2.4.3 KIẾN TRÚC THÁI LAN HIỆN ĐẠI ......................................................................................................................... 35
2.4.4 KIẾN TRÚC PHILIPINES HIỆN ĐẠI ....................................................................................................................... 36
2.4.5 KIẾN TRÚC CAMPUCHIA HIỆN ĐẠI ..................................................................................................................... 36
2.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 36

CHƯƠNG 3: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC .................................................................................................... 37

2
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

3.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ...................................................................................................... 37


3.1.1 TỰ NHIÊN .................................................................................................................................................... 37
3.1.2 XÃ HỘI ........................................................................................................................................................ 37
3.2 CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ............................................................................................................................. 38
3.2.1 KIẾN TRÚC THỜI CHIẾN QUỐC, TẦN - HÁN (475 TCN - 221 SCN) ........................................................................ 38
3.2.2 KIẾN TRÚC THỜI: TAM QUỐC, LƯỠNG TẤN, NAM-BẮC TRIỀU, TUỲ, ĐƯỜNG (221 - 907) ......................................... 39
3.2.3 KIẾN TRÚC THỜI NGŨ ĐẠI, LIÊU, TỐNG, KIM, NGUYÊN (970 - 1368).................................................................... 39
3.2.4 KIẾN TRÚC THỜI MINH, THANH. (1368 - 1840) ................................................................................................ 40
3.2.5 KIẾN TRÚC THỜI TRUNG HOA DÂN QUỐC ĐẾN NAY (1912-NAY)............................................................................ 40
3.3 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ............................................................................................................................ 41
3.4 CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC VÀ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ............................................. 43
3.4.1 KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ......................................................................................................................................... 43
3.4.2 KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN.................................................................................................................................... 46
3.4.3 KIẾN TRÚC ĐÀN MIẾU ..................................................................................................................................... 51
3.4.4 KIẾN TRÚC LĂNG TẨM .................................................................................................................................... 51
3.4.5 KIẾN TRÚC TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG .................................................................................................................. 51
3.4.6 KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN ........................................................................................................................... 55
3.4.7 KIẾN TRÚC VƯỜN CẢNH .................................................................................................................................. 58
3.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 60

CHƯƠNG 4: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ......................................................................................................... 62

4.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ...................................................................................................... 62


4.1.1 TỰ NHIÊN .................................................................................................................................................... 62
4.1.2 XÃ HỘI ........................................................................................................................................................ 62
4.2 CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ .............................................................................................................................. 63
4.2.1 KIẾN TRÚC THỜI KỲ TIỀN PHẬT GIÁO (TK 3 TCN-538 SCN). ................................................................................ 63
4.2.2 KIẾN TRÚC THỜI KỲ ASUKA (538-645), HAKUHO (645-710) ............................................................................... 63
4.2.3 KIẾN TRÚC THỜI NARA (710 - 794) ................................................................................................................. 64
4.2.4 KIẾN TRÚC THỜI HEIAN (794 - 1185) .............................................................................................................. 64
4.2.5 KIẾN TRÚC THỜI KAMAKURA (1185-1333), THỜI MUROMACHI (1333-1573), THỜI MOMOYAMA (1573-1600). ..... 64
4.2.6 KIẾN TRÚC THỜI EDO (1600-1868) ................................................................................................................. 64
4.2.7 KIẾN TRÚC THỜI MEIJI ĐẾN THỜI REIWA (1868-2019) – KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI ........................................................ 65
4.3 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ............................................................................................................................ 66
4.4 CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN VÀ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ................................................. 67
4.4.1 KIẾN TRÚC CUNG ĐIỆN.................................................................................................................................... 67
4.4.2 KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ..................................................................................................................................... 69
4.4.3 KIẾN TRÚC NHÀ Ở .......................................................................................................................................... 73
4.4.4 KIẾN TRÚC VƯỜN CẢNH .................................................................................................................................. 74
4.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 76

CHƯƠNG 5: KIẾN TRÚC VIỆT NAM.......................................................................................................... 77

5.1 CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ...................................................................................................... 77


5.1.1 TỰ NHIÊN .................................................................................................................................................... 77
5.1.2 XÃ HỘI ........................................................................................................................................................ 77
5.2 CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ ............................................................................................................................. 77
5.2.1 KIẾN TRÚC VIỆT NAM THỜI KỲ NGUYÊN THỦY ..................................................................................................... 77
5.2.2 KIẾN TRÚC VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN ....................................................................................................... 78
5.2.3 KIẾN TRÚC VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI ............................................................................................ 79

3
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

5.3 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC ............................................................................................................................ 81


5.4 CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU .................................................. 81
5.4.1 KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ......................................................................................................................................... 81
5.4.2 KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH. .................................................................................................................................. 82
5.4.3 KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO.................................................................................................................................... 83
5.4.4 KIẾN TRÚC NHO GIÁO .................................................................................................................................... 84
5.4.5 KIẾN TRÚC ĐẠO GIÁO..................................................................................................................................... 84
5.4.6 KIẾN TRÚC TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN .................................................................................................................. 84
5.4.7 KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG DÂN GIAN.................................................................................................................... 85
5.4.8 KIẾN TRÚC DÂN GIAN ..................................................................................................................................... 85
5.4.9 KIẾN TRÚC CHĂM PA ..................................................................................................................................... 87
5.5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 89

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................................................. 90

KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ..................................................................................................................................... 90

KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM Á .......................................................................................................................... 94

KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC .......................................................................................................................... 97

KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ............................................................................................................................. 103

KIẾN TRÚC VIỆT NAM.............................................................................................................................. 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 123

4
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

LỜI NÓI ĐẦU

Kiến trúc là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất của nhân loại. Thông qua
những công trình kiến trúc cổ xưa, chúng ta có thể hình dung một cách tương đối đầy đủ bộ
mặt xã hội thời đó từ cách thức tổ chức, quan điểm thẩm mỹ, tôn giáo tín ngưỡng đến sự phát
triển của khoa học kỹ thuật đương thời. Các công trình kiến trúc được xây dựng liên tục qua
các thời đại khác nhau không chỉ phản ánh sự liên tục về văn hóa mà còn thể hiện sự hoàn
thiện về năng lực thẩm mỹ đã để lại nhiều bài học kiến trúc có giá trị.
Môn học Lịch sử kiến trúc phương Đông bao quát lịch sử kiến trúc phương Đông và Việt
Nam không chỉ cho thấy cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của kiến trúc ở phương Đông mà
còn nêu bật lên đặc trưng kiến trúc riêng của mỗi nền văn hóa ở nơi đây. Thông qua đó, chúng
ta có thể nhận diện được những đặc trưng cũng như định vị được vị trí của nền kiến trúc nước
nhà. Đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng một nền kiến trúc Việt
Nam hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.
Tài liệu này tập trung giới thiệu những trào lưu kiến trúc và những kiến trúc sư tiêu biểu có
ảnh hưởng lan tỏa trong từng giai đoạn của từng nền văn hóa. Trong mỗi giai đoạn phát triển
của lịch sử kiến trúc đó, kiến trúc không được giới thiệu một cách riêng biệt mà trong mối liên
hệ với các điều kiện tự nhiên, xã hội... Điều này nhấn mạnh rằng kiến trúc là văn hóa, là ứng
xử của con người với môi trường tự nhiên và mội trường xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng tài
liệu này không chỉ giúp ích cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc mà còn giúp ích cho những
sinh viên trong các ngành có liên quan đến xây dựng trong việc tìm hiểu những kinh nghiệm
xây dựng trong quá khứ góp phần hình thành nên những quan điểm về nghệ thuật trong xây
dựng. Nội dung tài liệu được tập hợp, sắp xếp và biên tập lại từ các tài liệu tham khảo trong và
ngoài nước, phần phụ lục hình ảnh sử dụng nhiều hình ảnh từ các thư viện điện tử mạng
Internet cũng như các tài liệu tham khảo khác. Tài liệu được sử dụng với mục đích như tài liệu
tham khảo nội bộ tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng.

5
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Chương 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ

1.1 Các ảnh hưởng tự nhiên và xã hội


1.1.1 Tự nhiên
- Ấn Độ là một nước lớn ở châu Á và trên thế giới. Đây là quốc gia lớn thứ 7 về diện tích
và đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số trên 1,41 tỷ người (tháng 12, năm 2020).
- Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh
Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây;
với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở
phía Đông.
- Nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại sớm hình thành nên các tuyến đường mậu dịch
mang tính quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các quốc gia
trong khu vực.

Hình 1-1 Bản đồ châu Á

6
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

1.1.2 Xã hội
- Ấn Độ có nhiều dân tộc với ngôn ngữ, phong tục tập quán rất khác nhau, cùng với hệ
thống triết học và tôn giáo phát triển mạnh mẽ, lâu đời đã kiến cho nền văn hóa và tư
tưởng Ấn Độ đạt đến độ sâu sắc, đa dạng và phong phú hàng đầu thế giới.
- Trong văn hóa Ấn Độ, dấu ấn tôn giáo rất sâu đậm và ba tôn giáo có vai trò chủ đạo
trong dòng chảy văn hóa Ấn Độ đó là đạo Hinđu, đạo Phật và đạo Hồi. Nền nghệ thuật
Ấn Độ, từ kiến trúc, đến điêu khắc, hội họa, mỹ nghệ thủ công đều chịu ảnh hưởng sâu
sắc của tôn giáo.
- Trong triết học Ấn Độ, triết học Hindu chiếm vị trí quan trọng, nó làm rõ bản chất của
thế giới tối thượng, với nội dung chính là Thượng đế và sự sáng tạo của thượng đế, bên
cạnh đó, nó còn nghiên cứu về con người và sự cứu rỗi của đấng tối cao.
- Truyền thống văn hóa và ngôn ngữ Ấn Độ được trình bày rõ ràng trong hai bộ sử thi vĩ
đại là Mahabharata và Ramayana.
- Từ thế kỷ 18 trở đi, tiếng Anh dần chiếm vị trí quan trọng trong ngôn ngữ và văn hóa
Ấn Độ. Ngày nay, hai ngôn ngữ chính thức được sử dụng tại Ấn Độ là tiếng Hindi và
tiếng Anh.

1.2 Các thời kỳ lịch sử


1.2.1 Thời kỳ cổ đại (ancient):
Ấn Độ cổ đại chia làm 3 thời kỳ
- 3000 – 2000 năm trước Công nguyên là thời kỳ văn hóa sông Ấn (Indus). Ấn Độ đã có
một nền văn minh rực rỡ. Con người lúc bấy giờ biết sử dụng công cụ đồ đá lẫn đồ
đồng, biết trồng lúa, làm thủy lợi, chăn nuôi, dệt vải, là gốm và chạm khắc đá. Nghệ
thuật xây dựng thành phố vùng lưu vực sông Ấn rất tiến bộ. Đến cuối thiên niên kỷ thứ
II, nền văn minh sông Ấn bị suy tàn.
- 2000 – 500 năm trước công Nguyên là thời kỳ Veda (Vệ Đà). Sự hình thành nhà nước
nô lệ Aryan vào thời kỳ Vệ Đà dẫn đến sự phân chia tầng lớp trong xã hội. Sự ra đời tín
ngưỡng tôn giáo đạo Hindu và đạo Phật. Những di tích kiến trúc trong giai đoạn này
không còn được lưu giữ lại do sử dụng vật liệu gỗ. Tuy nhiên tư tưởng tôn giáo trong
thời kỳ này (đạo Hindu và đạo Phật) lại có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát
triển một nền kiến trúc đáng ghi nhớ của Ấn Độ sau này.
- 324 – 187 năm trước Công nguyên là thời kỳ Maurya. Đa số các công trình kiến trúc
của thời đại này được xây dựng vào những năm trị vì của vua Ashoka (264 - 227 TCN)
và đều là kiến trúc Phật giáo. Đáng chú ý là các thạch trụ hoàng gia ghi những sắc lệnh
của vua và những lời dạy của Phật. Loại hình kiến trúc thường thấy nhất là stupa và
những công trình kiến trúc ngầm trong đá.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Đầu cột ở Sarnath dưới thời vua Ashoka, Stupa ở
Sanchi, Chaitya ở Karly.
o Đầu cột ở Sarnath dưới thời vua Ashoka còn nguyên vẹn đến ngày nay. Trên
đỉnh cột là bốn con sư tử đứng đấu lưng vào nhau. Chúng là biểu tượng của
hoàng gia và Đức Phật.
o Stupa là loại lăng mộ xây dựng dưới dạng một bán cầu lớn. Stupa ở Sanchi với
đường kính lớn nhất là 32 mét, cao 12,8 mét, được đặt trên một bệ tròn cao 4,3
7
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

mét, xây dựng toàn bộ bằng gạch, bên ngoài ốp đá. Lan can bao quanh và bốn
cửa ra vào cao 10 mét đều có chạm nổi rất tinh vi.
o Chaitya là kiến trúc đục ngầm trong đá (thạch động) làm nơi tiến hoành những
nghi thức tôn giáo. Mặt bằng của đến Chaitya hình chữ nhật và ở phần trong
cùng của hang có nửa khối tròn có đặt một Stupa nhỏ.
1.2.2 Thời kỳ đầu trung cổ (early medieval):
Thời kỳ đầu trung cổ của Ấn Độ kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ cuối XII và được chia làm
làm các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chuyển tiếp từ thế kỷ I – V là thời kỳ kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc Phật
giáo Ấn Độ và ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp, La Mã, Xiri, Iran vào Ấn Độ.
- Thời kỳ Gupta, hậu Gupta và Pala – Sena kéo dài từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XII.
o Thời kỳ phong cách Gupta: Giai đoạn kiến trúc cổ điển thịnh kỳ của Ấn Độ, các
công trình đều có hình thức đơn giản, tỉ lệ hải hòa và làm bằng vật liệu bền
vững.
o Thời kỳ phong cách hậu Gupta: Vào thời kỳ này nghệ thuật kiến trúc có sự phát
triển mạnh mẽ về chạm trổ đồ gỗ và tranh tường.
o Thời kỳ Pala – Sena: Nghệ thuật Gupta tiếp tục phát triển nhưng hình thức khô
khan và có tính chất ước lệ hơn.
Kiến trúc Ấn Độ trung thế kỷ là kiến trúc của tôn giáo, chủ yếu là kiến trúc đạo Hindu.
Đạo Phật trước đây ra đời và thịnh hành ở Ấn Độ, đến thời kỳ này bị bài xích và chỉ còn lan
truyền ở các nước khác. Đạo Hindu trở thành vũ khí lợi hại trong việc duy trì địa vị của giai
cấp thống trị và phong kiến. Kiến trúc đạo Hindu thời kỳ này phát triển với quy mô lớn và để
lại khá nhiều công trình từ Bắc tới Nam Ấn Độ.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền đài Hindu tiêu biểu nhất trong giai đoan này là đền
Lingajara (thế kỷ X) ở Bhuvaneshwar (miền Đông Bắc) và đền Kandariya Mahadeva
(thế kỷ X) ở Khajuraho (miền Trung Bắc Ấn Độ), thành phố đền đài ở Madurai (thế kỷ
XII) ở Nam Ấn Độ.
1.2.3 Thời kỳ hậu trung cổ (late medieval):
Thời kỳ hậu trung cổ Ấn Độ kéo dài từ thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XVII. Từ thế kỷ XIII
cùng với việc Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ, việc xây dựng đất nước Hồi giáo, văn hóa đạo Hồi
trở thành một yếu tố quan trọng trọng đời sống xã hội Ấn Độ, dần dần, đạo Hindu bị đẩy lùi
xuống miền Nam. Đây còn gọi là kỷ nguyên của các vương quốc Hồi giáo: Hồi quốc Dehi
(1206–1526), Hồi quốc Deccan (1490–1596). Kiến trúc Hồi giáo để lại nhiều thành tựu rực rỡ
như đền Thanh trấn Kutup (năm 1193), đền Thanh trấn Jami Masjid (năm 1644 – 1658), lăng
mộ Humayun (năm 1565) ở Delhi và quần thể lăng Tai Mahal (năm 1630 – 1653) tại Agra.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: đền Thanh trấn Kutup (năm 1193), đền Thanh trấn
Jami Masjid (năm 1644 – 1658), lăng mộ Humayun (năm 1565) ở Delhi, quần thể lăng
Tai Mahal (năm 1630 – 1653) tại Agra.
o Theo tập quán của các triều đình Hồi giáo Ấn Độ, vua Hồi thường hay xây dựng
lăng mộ cho mình ngay khi còn sống, làm ly cung để phục vụ cho sinh hoạt ăn
chơi vương giả, vì vậy loại công trình này thường có vể đẹp thế tục và ít có màu
sắc tôn giáo. Taj Mahal là thuộc loại trên. Đây là một quần thể công trình lăng
rất nguy nga, đồ sộ của Hồi vương Shah Jahan xây dựng cho vợ. Đây là di sản

8
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

quý báu của văn hóa Ấn Độ, và còn được xem là công trình lịch sử đáng trân
trọng của nền kiến trúc thế giới.
1.2.4 Kiến trúc thuộc địa (Colinial Architecture) và thời kỳ hiện đại (modern):
Thời kỳ đầu hiện đại của Ấn Độ kéo dài từ giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX dưới sự
cai trị cai trị của Đế quốc Mogul (1526 – 1858), Đế quốc Maratha (1674 – 1818), Liên minh
Sikh (1716 – 1799), Đế quốc Sikh (1799 – 1849), Thời Công ty Đông Ấn của Anh cai trị
(1757 – 1858). Kiến trúc thuộc địa đã đồng hóa vào truyền thống Ấn Độ.
Ảnh hưởng của kiến trúc thuộc địa có thể được nhìn thấy trong các tòa nhà văn phòng.
Những người châu Âu bắt đầu đến từ thế kỷ XVI sau Công nguyên đã xây dựng nhiều nhà thờ
và các công trình kiến trúc khác. Người Bồ Đào Nha đã xây dựng nhiều nhà thờ tại Goa, nổi
tiếng nhất trong số này là Vương cung thánh đường Bom Jesus và nhà thờ Thánh Francis.
Người Anh cũng xây dựng các tòa nhà hành chính và dân cư phản ánh vinh quang đế quốc của
họ. Một số ảnh hưởng của Hy Lạp và La Mã có thể được quan sát thấy trong các cột hoặc các
tòa nhà có mái che. Tòa nhà Quốc hội và Connaught Place ở Delhi là những ví dụ điển hình.
Đài tưởng niệm Victoria ở Calcutta, thủ đô cũ của Ấn Độ thuộc Anh, là một công trình kiến
trúc khổng lồ bằng đá cẩm thạch. Nó hiện có một bảo tàng đầy đủ các đồ tạo tác thuộc địa.
Writers ’Building ở Calcutta, nơi nhiều thế hệ quan chức chính phủ làm việc dưới thời thuộc
Anh, vẫn là trung tâm hành chính của Bengal sau khi độc lập. Một số yếu tố Gothic có thể
được nhìn thấy trong các tòa nhà của nhà thờ như Nhà thờ St. Paul ở Calcutta. Người Anh
cũng để lại những nhà ga đường sắt ấn tượng như Victoria Terminus ở Mumbai.
Thời kỳ hiện đại của Ấn Độ kéo dài từ giữa thế kỷ XIX tới nay. Cột mốc lịch sử là sự kiện
cuộc nổi dậy của người dân Ấn Độ vào năm 1857 – 1858. Giai đoạn Ấn Độ dưới sự kiểm soát
Anh (1858 – 1947) hay còn gọi là Ấn Độ thuộc Anh. Giai đoạn Ấn Độ độc lập từ 1947 đến
nay và chia làm hai giai đoạn: Chủ quyền Ấn Độ ( 1947 – 1950) và Cộng hòa Ấn Độ (1950 –
nay). Từ năm 1947 trở về sau, đây là giai đoạn kiến trúc truyền thống Ấn Độ viết tiếp những
trang vàng chói lọi cho tương lai. Kiến trúc sư E. Luytens (người Anh), Le Corbusier (người
Pháp) và Louis Kahn (người Mỹ) là ba kiến trúc sư phương Tây có những ảnh hưởng đến kiến
trúc hiện đại Ấn Độ. Những kiến trúc sư Ấn Độ đóng vai trò rường cột trong kiến trúc hiện đại
Ấn Độ có thể kể đến là Charles Correa, B. V. Doshi, Rai Rewal, nhóm Design Group, văn
phòng Design Plus. Những vấn đề về tinh thần Ấn Độ, bản sắc địa phương, khí hậu nhiệt đới
luôn xuất hiện quanh tác phẩm của các kiến trúc sư và nhóm tác giả trên.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Quy hoạch New Dehi (KTS E. Luytens, 1911), quy
hoạch chung Chandigarh (KTS Le Corbusier, 1950-1953), tòa nhà hội đồng lập pháp ở
Chandigarh (KTS Le Corbusier, 1958) (1), Học viện quản lý Ấn Độ Ahmedabad (Louis
Kahn, 1978), Nhà tưởng niệm Mahatma Gandi (Charles Correa, 1963), Bảo tàng mỹ
nghệ quốc gia ở Delhi (Charles Correa, 1991), tòa nhà hội đồng Anh ở New Delhi
(Charles Correa, 1992), Trung tâm thiên văn và vật lý thiên văn ở Pune (Charles
Correa, 1992), Nhà trưng bày Husain – Doshi Gufa ở Ahmedabad (B. V. Doshi, 1995),
Văn phòng Wordl Bank (Rai Rewal, 1993), Đền hoa sen (Lotus temple) (Fariborz
Sahba, 1986).
o Từ năm 1950 đến 1953, Le Corbusier đã nghiên cứu quy hoạch chung cho thành
phố Chandigarh thủ phủ mới của bang Punjab. Nguyên tắc tổ chức của thành
phố Chandigarh nằm dưới chân dãy núi Hymalaya này là:
- Phân vùng với công năng rõ rệt

9
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Phân loại đường giao thông hợp lý và tỉ mỉ


- Chú ý mối liên hệ giữa các khu vực ở - lao động – làm việc – nghỉ ngơi.
o Tòa nhà hội đồng lập pháp ở Chandigarh ( Palace of assembly in Chandigarh,
KTS Le Corbusier, 1958) được đánh giá là “bản trường ca bằng bê tông” thích
hợp với kiến trúc nhiệt đới bằng cách dùng hai lớp mái cho tầng trên cùng, dùng
các hiên lớn cho tòa nhà và dùng mặt nước để trang trí cho toàn cảnh. Tư tưởng
cho kiến trúc nhiệt đới và cách xử lý chi tiết của ông vẫn được các kiến trúc sư
lớn châu Á, đặc biệt là Nam Á và Đông Nam Á sau này sử dụng.
o Kiến trúc hiện đại của Ấn Độ sau này chịu ảnh hưởng của Louis Kahn ở các vấn
đề sau: lý luận kiến trúc, ý chí tồn tại và bản chất kiến trúc, triết lý về trật tự và
về ánh sáng, quan niệm về chất thơ và về triết học kiến trúc.
o Nhà tưởng niệm Mahatma Gandi (Charles Correa, 1963) với những tư tưởng và
thủ pháp phát triển phong cách địa phương, làm cho nó trở nên sang trọng và có
địa vị chính thức trong nền kiến trúc mới của Ấn Độ.

10
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-2 Quy hoạch chung cho thành phố Chandigarh (1950-1953)

Hình 1-3 Thiết kế biệt thự tại Chardigard (Le Corbusier, 1950-1953)

Hình 1-4 Palace of assembly in Chandigarh (KTS Le Corbusier, 1958)

11
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

1.3 Đặc điểm kiến trúc


- Kiến trúc Ấn Độ phát triển trong nhiều thời đại khác nhau ở các vùng và miền khác
nhau của đất nước. Kiến trúc Ấn Độ nói chung bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện và suy
tàn của các đế chế và triều đại lớn ở tiểu lục địa. Mỗi đế chế theo cách của họ đã ảnh
hưởng đến sự phát triển và định hình sự phát triển của kiến trúc Ấn Độ. Những ảnh
hưởng từ bên ngoài cũng đã định hình bản chất của kiến trúc Ấn Độ.
- Các thành tựu lịch sử của loại hình kiến trúc đặc trưng Ấn Độ gồm có stupa (tháp chứa
hài cốt của các nhà sư theo đạo Phật), đền thờ Hindu giáo, kiến trúc đục ngầm trong đá,
kiến trúc Hồi giáo, các giếng nước có bậc cấp.
- Hình thức kiến trúc và chi tiết xây dựng: Kiến trúc đáp ứng các yêu cầu xã hội, truyền
thống văn hóa, kinh tế và tôn giáo của địa phương. Do đó, nghiên cứu về kiến trúc cho
thấy sự đa dạng về văn hóa và giúp chúng ta hiểu được những truyền thống phong phú
của Ấn Độ.
o Sự tượng trưng của trung tâm và phương hướng được thấy rõ trong kiến trúc
stupa của Phật giáo và đền thờ của Hindu giáo.
o Quan niệm chính và phụ, âm và dương được thấy rõ trong kiến trúc của Ấn Độ.
o Hình ảnh tượng trưng của nước và bậc cấp. Hồ nước và giếng nước có vị trí
quan trọng trong kiến trúc Ân Độ (trong làng quê, đền thờ, cung điện, thành
quách). Bậc cấp là một loại hình kiến trúc lộ thiên gắn bó với đời sống của người
Ấn Độ. Ở đó, người ta tắm rửa, trừ tà, nghỉ ngơi, giao lưu, hỏa tang, là một nơi
giao tiếp công cộng quan trọng.
- Kiến trúc Hiện đại và Đương đại Ấn Độ có tính hấp dẫn rất lớn đối với các kiến trúc sư
và những người quan tâm trên toàn thế giới. Thành công của kiến trúc Ấn Độ bộc lộ rõ
nét ở chỗ các tác phẩm “vừa tinh khiết” lại “vừa mộc mạc”, “vừa sang trọng” lại “vừa
dễ gần”, “vừa hiện đại” lại vẫn “phảng phất đâu đây chất truyền thống”. Sở dĩ kiến trúc
Ấn Độ hiện đại và đương đại đạt được những thành tựu to lớn xuất phát từ 2 lý do: thừa
hưởng một di sản kiến trúc to lớn và tiếp thu bài học quý báu từ kiến trúc phương Tây.

1.4 Các loại hình kiến trúc truyền thống Ấn Độ và các công trình tiêu biểu
1.4.1 Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng
1.4.1.1 Kiến trúc Hindu giáo (Hindu architecture)
Thời kì hậu Gupta (TK 6-9) Ấn Độ giáo dần thay thế Phật giáo, các đền ngoài trời thay
thế các chùa hang. Đền thờ ở Mahabalipuram, ở Ellora được đẽo từ đá núi lửa nguyên khối, đó
là bản trình bày vũ trụ luận bằng đá của Ấn Độ. Đền thờ Lingaraja ở Bhuvaneshwar xây bằng
gạch chiếm một diện tích với những tháp đồ sộ có móc hình vành khăn. Ở miền nam đền thờ
có các tháp tam quan bên các tường bao quanh. Vô số tượng phủ lên tường và lên nóc các đền
thờ đến mức gần như quá tải. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là pho tượng đồng shiva Nataraja.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: đền Lingajara (thế kỷ X) ở Bhuvaneshwar (miền Đông
Bắc) và đền Kandariya Mahadeva (thế kỷ X) ở Khajuraho (miền Trung Bắc Ấn Độ),
thành phố đền đài ở Madurai (thế kỷ XII) ở Nam Ấn Độ. cụm thánh tích
Mahabalipuram, Pandava Ratha,...

12
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

o Cụm thánh tích Mahabalipuram: Mặc dù rất đa dạng và phong phú về đề tài thể
hiện, song nghệ thuật điêu khắc đá ở Mahabalipuram vẫn toát lên một bút pháp
hoặc phong cách nghệ thuật chung là: mạnh mẽ, sống động, chuẩn xác và hoành
tráng, Mahabalipuram với nhiều ngôi đền độc đáo và những hình phù điêu
khổng lồ quả là điều kì diệu của nghệ thuật miền nam Ấn Độ. Không phải ngẫu
nhiên mà có các nhà khoa học đã ví khu đền Mahavalipuram như đỉnh Everest
của nghệ thuật cổ Trung đại của Ấn Độ.

Hình 1-5 Đền thờ Hindu giáo Mahabalipuram (hình trái) và Pandava Ratha (hình phải)

Hình 1-6 Đền thờ Hindu giáo Mahabalipuram

13
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-7 Thành phố đền đài Madurai, Nam Ấn

Hình 1-8 Đền thờ Kandariya Mahadeva (1025-1050)

14
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

1.4.1.2 Kiến trúc Phật giáo (Buddhist architecture)


Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI TCN, về mặt kiến trúc, từ thời kì này đã xuất
hiện hai loại hình chủ yếu của kiến trúc Phật giáo. Loại hình thứ nhất là thờ thánh tích, gọi là
Stupa, một hình thức mộ táng nhưng cũng đồng thời là tháp, là nơi đặt thánh tích, di tích (hay
xá lị) của Phật. Loại hình thứ 2 gọi là chùa, là nơi thờ hình tượng Phật và là chỗ ở của nhà tu
hành.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Stupa Sanchi (thế kỷ thứ 2 TCN), chùa hang Ajanta,
chùa Global Vipassana (2008)
o Chùa hang Ajanta: Nằm ở miền Trung Ấn, bao gồm 30 chùa. Hang động được
bố trí theo hình móng ngựa, khoét sâu vào trong vách núi đá thẳng đứng cao
76m. Những ngôi chùa được đục khoét sâu trong lòng hang đá, có bàn thờ Phật,
đại sảnh để làm lễ. Phía ngoài thường có khoảng 20 hàng cột đá đục liền, trang
trí công phu trước khi qua dãy hiên qua đại sảnh.
o Stupa Sanchi: Stupa (phù đồ) là loại lăng mộ có hình bán cầu lớn, tương tự như
biểu tượng nhập Niết bàn của đức Phật. Stupa gồm phần thân là hình bán cầu
trên nền thấp (Anda). Cột trụ trên đỉnh tháp gồm nhiều tầng hình tròn thu dần lên
trên, tiêu biểu cho "ngọn núi của thế giới", mô tả nhận thức của Phật về vũ trụ.

Hình 1-9 Stupa Sanchi (TK thứ 2 TCN)

Hình 1-10 Stupa Sanchi (trái) và Cổng vào Stupa Sanchi (phải)

15
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-11 Chùa hang Ajanta toàn cảnh (trái) và nội thất Chùa hang Ajanta (phải)

1.4.1.3 Kiến trúc Hồi giáo (Islamic architecture)


Tại Delhi, vào cuối thế kỷ 13, kiến trúc Hồi giáo thực sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Đặc điểm chung của hầu hết các công trình kiến trúc Hồi giáo, Thánh đường Hồi giáo
(mosque) đó là kiến trúc mái vòm và những họa tiết được trang trí cực kì công phu ở trên
tường, mái, cột trụ hay trên trần nhà, cổng vòm với nhiều chi tiết trang trí và kết hợp với các
tháp nhọn. Đặc biệt hơn là những đường diềm, họa tiết trang trí được làm lên từ những người
thợ tài hoa và những vật liệu như thủy tinh, pha lê lấp lánh nhiều màu sắc.

Hình 1-12: Một số hình thức cổng vòm trong kiến trúc hồi giáo

Mosque (n): Nhà thờ Hồi giáo

16
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Adina mosque, Bengal (1364), Ibrarim Rauza mosque
(1615), Badshashi mosque (1674), Jamia mosque (1658) Delhi.
o Nhà thờ Hồi giáo Badshahi được xây dựng bởi hoàng đế Aurangzeb của Mughal
từ năm 1671 đến năm 1673. Nhà thờ Hồi giáo là một ví dụ quan trọng của kiến
trúc Mughal, với bên ngoài được trang trí bằng đá sa thạch đỏ chạm khắc với đá
cẩm thạch. Nó là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thời Mughal.
o Nhà thờ Hồi giáo Jamia ở Ấn Độ, được xây dựng bởi hoàng đế Mughal Shah
Jahan từ 1644 – 1658. Nhà thờ bao gồm một sân có thể chứa tới 25.000 tín đồ, 3
cổng lớn, 4 tháp và 2 tháp cao 40 mét.

Hình 1-13: Các bộ phận chính của một công trình thánh đường Hồi giáo Ấn Độ (Jamia mosque)

Hình 1-14 Ibrarim Rauza mosque (1615)(hình trái), Badshashi mosque (1674) (hình phải)
17
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-15 Nhà thờ Hồi giáo Jamia ở Ấn Độ


1.4.2 Kiến trúc lăng mộ
Các loại lăng mộ tiêu biểu: Stupa: lăng mộ Phật giáo, có dạng hình bán cầu lớn. Lăng mộ
hoàng gia: nơi chôn cất cho các bậc đế vương, người thống trị các vương triều đa phần đều hết
sức nguy nga, tráng lệ. Bố cục công trình có tính đối xứng, tạo cảm giác thành kính, trang
nghiêm.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Stupa Sanchi (thế kỷ thứ 2 TCN), lăng mộ Humayun
(1562), lăng mộ Sultan Muhammad Adil Shah (1626), Lăng Taj Mahah(1648).
o Lăng mộ Humayun (1562): Lăng mộ của Hoàng đế Humayun của vương triều
Mughal được xây dựng bởi người vợ của ngài vào năm 1562 sau Công nguyên.
Tọa lạc tại Delhi, công trình cao 47m này lấy cảm hứng từ kiến trúc Ba Tư.
Ngôi đền hình bát giác với hai tầng và được bao quanh bởi các phòng nhỏ hình
bát giác đặt chéo nhau. Lăng mộ Humayun là một trong những lăng mộ đầu tiên
của Ấn Độ có kiểu cấu trúc hai mái vòm. Mái vòm phía ngoài lăng mộ
Humayun được bao phủ bằng cẩm thạch. Những sảnh đường được mở rộng ra
bằng các tháp nhọn ở tất cả các góc của tòa nhà, điểm trên mái vòm với các
đường thẳng của cấu trúc chính và tạo nên sức mạnh, sự bền vững khi thiết kế.
o Lăng mộ Sultan Muhammad Adil Shah (1626): Mohammed Adil Shah là người
cai trị thứ bảy của Bijapur, lên ngôi vào năm 1626. Ông mất năm 1656 và được
chôn cất tại Gol Gumbaz. Mái vòm của Gol Gumbaz lớn thứ hai trên thế giới,
đường kính 44 m.
o Lăng Taj Mahah (1648): là lăng mộ do vua Sagiahan làm cho người vợ của mình
đã qua đời ở tuổi thanh xuân, nó tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Kiến trúc
của khu lăng mộ là một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch
trắng và sa thạch đỏ trên nền đất cao. Trên nóc tòa lâu đài đó, ở chính giữa là 1
mái vòm tròn, lớn bằng đá cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi và cao 75m, xung
quanh còn có 4 vòm tròn nhỏ hơn. Ở 4 góc lại vươn lên 4 tháp nhọn, cao đến
40m. Tất cả đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng – một chất liệu đá cực kì
nhạy cảm với sự thay đổi cho dù là nhỏ nhất của ánh sáng, nó phản chiếu những
màu sắc biểu hiện kỳ diệu của đất trời qua từng khoảnh khắc.

18
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Lăng mộ Sultan Muhammad Adil Shah, Gol Gumbaz (1626)

Phối cảnh lăng mộ Sultan Muhammad Adil Shah S. M. Adil Shah cùng cận thần và người hầu cận

Hình 1-16 Lăng mộ Sultan Muhammad Adil Shah, Gol Gumbaz (1626)
19
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Toàn cảnh Taj Maha và bốn tiểu tháp Ngoại thất Taj Mahah và một tiểu tháp

Hình 1-17 Lăng mộ Taij Maha

Toàn cảnh lăng mộ Humayun Mái vòm của lăng mộ Humayun

Hình 1-18 Lăng mộ Humayun, thế kỷ 16

20
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-19 Lăng mộ Humayun, thế kỷ 16 (tiếp theo)


1.4.3 Kiến trúc cung điện, nhà ở
Nhà ở dân gian Ấn Độ bắt nguồn từ khi con người xây dựng nhà ở cho mình và sử dụng các
vật liệu sẵn có xung quanh. Chính vì vậy mà những cấu trúc này có tính bền vững, tiết kiệm
năng lượng và thích ứng với khí hậu. Có thể kể đến một số loại nhà ở dân gian Ấn Độ sau:
1. Nhà ở dân gian Koti Banal. Đây là những tòa nhà chống động đất cao từ 2-7 tầng. Trong
đó tầng dưới là để nuôi gia súc, các tầng trên là để ở và tầng áp mái để chứa các loại ngũ
cốc. Nhà có phần móng đá, kết cấu gỗ kết hợp với vữa xây, mái lợp đá phiến.

21
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-20 Nhà ở dân gian Koti Banal và chi tiết tường làm bằng gỗ kết hợp với vữa xây dày 50-60cm
2. Nhà ở dân gian tại Banni: Nhà đất hình tròn, lợp mái lá. Nhà xây thành cụm, có không
gian sinh hoạt chung ở giữa.

Hình 1-21 Nhà ở dân gian tại Banni

22
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

3. Nhà gỗ dân gian Ấn Độ tại Kerala

Hình 1-22 Nhà gỗ dân gian Ấn Độ tại Kerala

4. Nhà ở dân gian của Ladakh: Một ngôi nhà truyền thống của Ladakh bao gồm một căn
phòng lớn duy nhất có lò nướng ở góc được sử dụng để làm mát cũng như sưởi ấm cho
các không gian bên trong và được làm hoàn toàn bằng bùn, đôi khi được gia cố bằng các
thành viên gỗ đặt theo chiều ngang. Tầng trệt được dành cho động vật, gỗ và kho chứa
thức ăn gia súc cho mùa đông trong khi tầng trên có không gian sinh sống. Các bức
tường được làm bằng gạch phơi nắng hoặc đất nung và khoảng cách sáu inch giữa hai
bức tường được lấp đầy bằng vật liệu cách nhiệt giá rẻ: mùn cưa hoặc gỗ bào trộn với
đất và đất sét. Vì Ladakh tồn tại trong điều kiện khí hậu lạnh và khô, trần nhà chủ yếu
được xây dựng bằng bùn và gỗ do đặc tính cách nhiệt và tính sẵn có dễ tìm. Chiều cao
trần được giữ ở mức thấp để cung cấp khả năng cách nhiệt cần thiết cho tất cả các khu
vực. Nhiệt bị giữ lại và nhiệt độ được duy trì bên trong để sinh sống.

Hình 1-23 Nhà ở dân gian của Ladakh là từ bùn và gỗ

23
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Kiến trúc cung điện phản ánh được những thành tựu cao nhất trong lĩnh vực khoa học kiến
trúc của thời đại. Đây là nơi cư ngụ của vua chúa Ấn Độ là những quần thể kiến trúc quy mô
lớn, được gọi chung là kiến trúc cung điện. Đó là những kiến trúc với quy mô hùng vĩ, tráng
lệ, thể hiện khí phách và sự uy nghiêm của hoàng gia.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Cung điện Datia (hay cung điện Vir Singh Deo), cung
điện thành phố Udaipur, Nhà cho giá thành thấp tại Aranya - Aranya Low cost Housing
(B.V Doshi), Khu căn hộ Kanchanjunga, KTS Charles Correa, 1983.
o Cung điện Datia: này được được xây dựng và mất chín năm để hoàn thành nó.
Nó nằm trên một tảng đá biệt lập ở phía tây của thành phố Datia. Nó đại diện
cho kiến trúc Mughal cùng với kiến trúc Rajput. Đây là cung điện lớn nhất và
nổi tiếng nhất trong số 52 cung điện do Raja Vir Singh Deo xây dựng, và có thể
dễ dàng nhìn thấy nó từ một khoảng cách xa.
o Cung điện thành phố Udaipur: Cung điện Thành phố, Udaipur là một khu phức
hợp cung điện nằm ở thành phố Udaipur thuộc bang Rajasthan, Ấn Độ. Nó được
xây dựng trong khoảng thời gian gần 400 năm, với sự đóng góp của một số nhà
cai trị của triều đại Mewar. Việc xây dựng nó bắt đầu vào năm 1553, do
Maharana Udai Singh II của gia đình Sisodia Rajput khởi công khi ông chuyển
thủ đô của mình từ Chittor đầu tiên đến thành phố mới được thành lập là
Udaipur. Cung điện nằm trên bờ phía đông của Hồ Pichola và có một số cung
điện được xây dựng trong khu phức hợp của nó. Cung điện Thành phố ở
Udaipur được xây dựng theo phong cách lộng lẫy và được coi là cung điện lớn
nhất thuộc loại này ở bang Rajasthan. Nó được xây dựng trên đỉnh đồi, kết hợp
giữa phong cách kiến trúc Rajasthani và Mughal, mang đến một cái nhìn toàn
cảnh về thành phố và môi trường xung quanh.
o Nhà cho người giá thành thấp tại Aranya (B.V Doshi): có sức chứa 80,000 người
gồm nhiều ngôi nhà, sân trong và đường nội bộ. Đó không phải là một khu nhà
mà là một cộng đồng dân cư nhân văn và hạnh phúc. Cộng đồng dân cư này trải
dài trên 6 khu vực và gồm nhiều loại nhà ở khác nhau phù hợp với các loại quy
mô và thu nhập của hộ gia đình.

24
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-24 Cung điện Datia (hay cung điện Vir Singh Deo)

Hình 1-25 Cung điện thành phố Udaipur

25
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-26 Nhà cho người thu nhập thấp tại Aranya (B.V Doshi)

Hình 1-27 Khu căn hộ Kanchanjunga, KTS Charles Correa, 1983

1.4.4 Giếng nước có bậc cấp (step – well)


Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân Ấn Độ. Phụ nữ đến đây lấy nước. Các bậc
cấp dẫn dẫn đến giếng nước có thể có hành lang có mái che, đây là nơi nghỉ ngơi, trò chuyện
của người dân.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Adalaj Step-well (15th Century), Sabali Kund-vav
Step-well (16th Century).
26
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 1-28 Adalaj Step-well (15th Century)

Hình 1-29 Sabali Kund-vav Step-well (16th Century)

1.5 Tài liệu tham khảo


[1] Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng – Nguyễn Văn Đỉnh, Nhà xuất
bản xây dựng, 2016.
[2] The Architecture of India, Carmen Kagal, The festival of India, 1986
[3] Indian Architecture (Islam period), Percy Brown, D.B. Taraporevala Sons & Co. Pvt.
LTD.,7th print, 1981

27
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Chương 2: KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM Á

2.1 Các ảnh hưởng tự nhiên và xã hội


2.1.1 Tự nhiên
Đông Nam Á được ví như một tấm vải đa màu sắc được dệt nên bởi sự đa dạng và phong
phú của các nền văn minh lớn, của lịch sử phát triển lâu dài, của những yếu tố khí hậu và địa
hình tự nhiên.
Đông Nam Á nằm án ngữ trên con đường hang hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương. Đông Nam Á từ lâu vẫn được xem là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn
Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Do vị trí đặc biệt nên Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng cả về
kinh tế lẫn quân sự, là một bộ phận của hệ thống thương mại thế giới, nối liền hai thế giới
Đông – Tây.
Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar,
Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor với tổng diện tích trên 4
triệu km2. Các nước Đông Nam Á chia thành 2 khu vực: Đông Nam Á lục địa gồm Việt Nam,
Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Brunei và Đông Nam Á hải đảo gồm Malaysia,
Singapore, Indonesia , Philippines, Đông Timor. Đông Nam Á lục địa là một phần của châu Á,
còn Đông Nam Á hải đảo kéo dài về phía Thái Bình Dương và châu Úc.
Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, mỗi năm có hai mùa rõ rệt:
mùa khô mát và mùa mưa nóng, ẩm. Khu vực Đông Nam Á có độ ẩm cao nhất thế giới. Đối
với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những chuyển biến nhỏ hay ngoại lệ về khí hậu vì còn chịu
ảnh hưởng của địa hình.
2.1.2 Xã hội
Đông Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày đặc nên giao thông đường thủy rất phát triển. Các
sông lớn có giá trị kinh tế cao ảnh hưởng đến toàn khu vực là sông Mêkông bắt nguồn từ
Trung Quốc qua nhiều quốc gia và chảy suốt đến biển Đông, sông Hồng ở Bắc Việt Nam,
sông Salween và sông Irrawađy ở Myanmar, sông Chaophraya ở Thái Lan. Đây là những giao
thông đường thủy chính của Đông Nam Á lục địa. Lượng mưa lớn và lượng nước dồi dào từ
các con sông đã giúp cho phát triển nông nghiệp cực thịnh góp phần tạo nên nền văn minh lúa
nước đặc sắc.

28
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Đối với Đông Nam Á hải đảo thì biển là đường thủy lưu thông, giao lưu giữa các quốc gia
với nhau. Hoạt động đánh cá, đi biển, buôn bán là những hoạt động chính của cư dân vùng
biển của khu vực Đông Nam Á.
Phật giáo, Hindu giáo và Hồi giáo là ba tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống của
người dân khu vực Đông Nam Á. Từ thế kỷ thứ XVI, dưới sự ảnh hưởng của các nước phương
Tây, Kyto giáo cũng cũng dần được truyền bá rộng rãi tại các nước Đông Nam Á.

2.2 Các giai đoạn phát triển chính của Đông Nam Á
2.2.1 Tiền sử
Khoảng 3000-2000 năm TCN, trồng trọt, chăn nuôi, chế tác đồ gốm dần phổ biến, xuất hiện
các khu định cư có hào nước bao quanh cùng với kênh dẫn nước, hồ chứa nước phục vụ cho
việc trồng lúa nước.
Khoảng 2000-500 năm TCN, người dân lục địa Đông Nam Á bắt đầu sử dụng đồ đồng và
nhiều thế hệ sau sử dụng đồ sắt. Thành tựu của chế tác đồng Đông Nam Á là trống đồng Đông
Sơn. Đây là sản phẩm tinh xảo trở thành thương phẩm và gia bảo, khoảng 200 chiếc đã được
tìm thấy ở khắp Đông Nam Á.
Sự giao thương từ thời tiền sử đã rất phát triển, không bị giới hạn trong phạm vi Đông Nam
Á bắt đầu khoảng nửa sau thiên niên kỷ thứ hai TCN. Những quốc gia đầu tiên giao thương
với Đông Nam Á là Trung Quốc và Ấn Độ, và cũng từ đây, văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã du
nhập vào nhiều mặt đời sống, xã hội của khu vực Đông Nam Á.
2.2.2 Các vương quốc cổ
Các vương quốc cổ Đông Nam Á được hình thành khoảng thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên và
chia thành hai nhóm: các quốc gia lục địa và các quốc gia gần biển.
Các quốc gia lục địa lấy hoạt động nông nghiệp làm kinh tế chính, với việc điều khiển
nguồn nước và kỹ thuật trồng trọt, phát triển cây lúa nước. Ví dụ như Ayuthaya nằm ở đồng
bằng sông Chao Phraya và Đế chế Khmer ở Tonle Sap.
Các quốc gia gần biển lấy hoạt động thương mại trên biển làm kinh tế chính như Malacca
và Srivijaya.
2.2.3 Thực dân xâm chiếm
Chủ nghĩa thực dân phương Tây đã dòm ngó đến Đông Nam Á từ thế kỷ XVI do đây là khu
vực có nhiều tài nguyên, có vị trí thuận lợi về giao thương nên các nước phương Tây tìm mọi
cách xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á. Bồ Đào Nha xâm chiếm quốc gia Hồi giáo
Malaysia năm 1511. Hà Lan chiếm lại Malacca từ Bồ Đào Nha năm 1641, Tây Ban Nha

29
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

chiếm Philippine năm 1560. Tây Ban Nha xây dựng một hệ thống thương mại bằng tàu thuyền
lớn tại thành phố thủ đô Manila, từ bến cảng này học giao thương với Trung Quốc. Năm 1811,
nước Anh cũng nhảy vào thị trường thuộc địa Đông Nam Á dưới hình thức công ty Đông Ấn
Anh và phát triển nhanh chóng và trở thành cơ sở kinh tế lớn của người Anh. Giữa Anh và Hà
Lan có hiệp ước phân chia thị trường Đông Nam Á vào năm 1824, Anh đẩy mạnh giao thương
với Trung Quốc và Ấn Độ. Từ những năm 1850 trở đi, nhịp độ thực dân hóa được đẩy mạnh
với tốc độ lớn. Dần dần, các cường quốc đã xâm chiếm hầu như toàn bộ các nước Đông Nam
Á. Sự xâm chiếm của các nước đế quốc đã ảnh hưởng sâu rộng đến các nước Đông Nam Á
trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa…
Cho tới trước chiến tranh thế giới thứ hai, ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam bị đế quốc
Pháp xâm chiếm; Myanmar, Malaysia trở thành thuộc địa của Anh; Indonesia là thuộc địa của
Hà Lan; Philippines bị Tây Ban Nha và sau đó Hoa Kỳ chiếm đóng. Ngoại lệ, Thái Lan giữ
được nền độc lập nhưng lệ thuộc phương Tây nhiều mặt. Trong chiến tranh thế giới thứ hai,
hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm.
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra gay go, quyết liệt trong thời gian dài và kết quả cuối
cùng là các nước Đông Nam Á đều giành được quyền tự chủ. Năm 1984 đánh dấu mốc lịch sử
chấm dứt thời kỳ cai trị của đế quốc châu Âu trên lãnh thổ Đông Nam Á khi Anh chấm dứt
bảo hộ đối với đất nước Hồi giáo Brunei.
2.2.4 Đông Nam Á hiện tại
Hiện nay, trừ Đông Timor thì 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á còn lại đều tham gia
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm thức đẩy mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ
nhiều mặt của các nước này.
Trong tiến trình lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của rất nhiều nước, sớm nhất là văn
minh Trung Hoa, Ấn Độ, cùng với sự giao thoa văn hóa của các nước trong khu vực, rồi các
nước phương Tây. Tuy nhiên, những tác động này không làm cho Đông Nam Á bị “Trung
Quốc hóa” hay “Ấn Độ hóa” hay “Châu Âu hóa”. Như đã nói ở trên, văn hóa Đông Nam Á
như một tấm vải nhiều màu sắc được lựa chọn từ những gì thích hợp với đặc điểm của mình,
chứ không tiếp thu tất cả những thứ gì xa lạ với nó.

2.3 Các loại hình kiến trúc truyền thống Đông Nam Á
2.3.1 Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng
2.3.1.1 Kiến trúc Phật giáo
Tại Indonesia va Campuchia, kiến trúc Phật giáo to lớn và hoành tráng hơn cả kiến trúc
Phật giáo tại Ấn Độ.

30
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Công trình tiêu biểu: Đại stupa Borobudur (năm 800, Java, Indonesia), Angko Vat
(thế kỷ XII, Campuchia), Chùa Wat Arun (Bangkok, Thái Lan), Đền trắng Wat Rong
Khun (1997, Chiang Rai, Thái Lan)
o Borobudur là di tích Phật giáo đồ sộ ở miền trung Java, Indonesia, cách Yogyakarta 26
dặm (42 km) về phía Tây Bắc. Borobudur được xây dựng từ khoảng năm 778 đến năm
850 CN, dưới triều đại Shailendra. Đài tưởng niệm Borobudur kết hợp các hình thức
biểu tượng của bảo tháp (một gò đất tưởng niệm Phật giáo thường chứa các thánh tích),
núi đền (dựa trên núi Meru trong thần thoại Hindu), và mạn đà la (một biểu tượng Phật
giáo huyền bí về vũ trụ, kết hợp hình vuông như đất và vòng tròn như trời). Phong cách
Borobudur bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật Gupta và hậu Gupta của Ấn Độ. Trên địa hình
thoải dốc, người ta dựng lên những bức tường chạm trổ phù điêu với vẻ đẹp tuyệt vời
và tinh tế. Những bức tượng Phật được tạc rải rác dọc theo đó, và trên đỉnh cao nhất là
72 pho tượng Phật được đặt trong những ngọn tháp đá chạm trổ mắt cáo. Những tượng
Phật bằng đồng về sau này tiếp tục đi theo phong cách tại Boroburdur. Đài tưởng niệm
đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1991.
o Angkor Vat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế
giới, rộng 162,6 hecta. Ban đầu công trình được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của
Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua
Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura
(Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông.
Khác với truyền thống theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm,
Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi
đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong
cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất hiện
trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước. Angkor Wat là sự kết hợp
của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành
lang dài và nhỏ hẹp. Trung tâm của ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và
bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa
của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được
trang hoàng trên những bức tường đá.
2.3.1.2 Kiến trúc Hindu giáo
- Công trình tiêu biểu: Đền Pura Besakih (Bali, Indonesia), đền Prambanan
(Yogyakarta, Indonesia)
o Đền Besakih ở làng Besakih trên sườn núi Agung ở phía đông Bali, Indonesia. Đây là
ngôi đền quan trọng nhất, lớn nhất và linh thiêng nhất của Ấn Độ giáo Bali. Nằm ở độ
cao gần 1000 mét, nó là một quần thể bao gồm 23 ngôi đền riêng biệt, với ngôi đền lớn
nhất và quan trọng nhất là Pura Penataran Agung. Ngôi đền được xây dựng trên sáu
cấp, bậc thang lên dốc. Lối vào được đánh dấu bởi một candi bentar (cổng chia đôi), và
ngoài nó, Kori Agung là cổng vào sân thứ hai. Pura Besakih là một khu phức hợp bao
gồm hai mươi ba ngôi đền nằm trên những rặng núi song song. Công trình sắp xếp dọc
theo một trục duy nhất và được thiết kế để dẫn dắt con người đi lên và đến gần ngọn núi
thiêng.
o Prambanan là một tổ hợp đền thờ Hindu nằm tại tỉnh Yogyakarta, Indonesia. Đây là đền
thờ dành cho Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma,
thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Đền thờ nằm cách thành phố Yogyakarta
khoảng 17 kilômét (11 dặm) về phía đông bắc, nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Trung
31
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Java và Yogyakarta. Đền thờ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là đền
thờ Hindu lớn nhất ở Indonesia và lớn thứ hai tại Đông Nam Á. Nó đặc trưng bởi kiến
trúc tháp nhọn và cao với tháp chính giữa cao tới 47 mét nằm bên trong một quần thể
lớn của các ngôi đền.
2.3.1.3 Kiến trúc Hồi giáo
- Công trình tiêu biểu: Thánh đường Hồi giáo lớn Baiturrahman (1612, Aceh,
Indonesia), Thánh đường Sultan Omar Ali Saifuddin (1950, Brunei), Istiqlal Mosque,
(1978, Jakarta, Indonesia),
o Nhà thờ Hồi giáo lớn Baiturrahman là một Nhà thờ Hồi giáo nằm ở trung tâm thành
phố Banda Aceh, tỉnh Aceh, Indonesia, xây dựng vào năm 1612 dưới thời trị vì của
Sultan Iskandar Muda. Nhà thờ Hồi giáo lớn Baiturrahman là biểu tượng của tôn giáo,
văn hóa, tinh thần, sức mạnh, đấu tranh và chủ nghĩa dân tộc của người dân Acehnese.
Thánh đường mang phong cách phục hưng Mughal, đặc trưng bởi những mái vòm và
tháp lớn. Các mái vòm màu đen độc đáo được xây dựng từ ván lợp bằng gỗ cứng kết
hợp làm ngói. Nội thất được trang trí với những bức tường và cột trụ nhẹ nhàng, cầu
thang và sàn lát đá cẩm thạch, cửa sổ kính màu, cửa gỗ được trang trí đẹp mắt và đèn
chùm bằng đồng được trang trí công phu. Ngày nay, nhà thờ Hồi giáo có 7 mái vòm, 8
tháp và 32 cột trụ.
o Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddin do kiến trúc sư tài ba Cavalieri R Nolli,
Edwards Chartered và cộng sự thiết kế, được cho là sự kết hợp giữa kiến trúc Mughal
(nghệ thuật mang phong cách Ấn Độ) và phong cách Ý. Nhà thờ này được xem là một
biểu tượng của đức tin Hồi giáo tại Brunei, thống trị đường chân trời của thủ đô Bandr
Seri Begawan, là một ví dụ tiêu biểu về kiến trúc Hồi giáo hiện đại.
o Istiqlal Mosque, (Jakarta, Indonesia): Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal (Nhà thờ Hồi giáo Độc
lập) ở Jakarta, Indonesia là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Đông Nam Á và là nhà thờ Hồi
giáo lớn thứ sáu trên thế giới về số lượng người thờ phượng. Được xây dựng để kỷ
niệm nền độc lập của Indonesia, nhà thờ Hồi giáo quốc gia của Indonesia này được đặt
tên là "Istiqlal", một từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "độc lập". Nhà thờ Hồi giáo được mở
cửa cho công chúng vào ngày 22 tháng 2 năm 1978. Nhà thờ Hồi giáo có bảy lối vào,
và cả bảy cổng đều được đặt theo tên của Al-Asmaul-Husna, tên của Chúa trong Hồi
giáo. Số bảy đại diện cho Bảy Thiên đường trong vũ trụ học Hồi giáo. Các đài phun
nước nằm ở tầng trệt, trong khi sảnh cầu nguyện chính và sân chính ở tầng một. Tòa
nhà bao gồm hai cấu trúc hình chữ nhật được kết nối với nhau: cấu trúc chính và cấu
trúc phụ nhỏ hơn.
2.3.1.4 Kiến trúc Kyto giáo
- Công trình tiêu biểu: Các nhà thờ Baroque – Philippines
o Các nhà thờ Baroque của Philippines là một tập hợp của bốn nhà thờ baroque thời
Thuộc địa Tây Ban Nha ở Philippines, được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của
UNESCO vào năm 1993. Bốn nhà thờ này được coi là quốc bảo văn hóa của đất nước
gồm:
o San Agustin Church in Manila
o Santa Maria Church
o Paoay Church
o Miagao Church.

32
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Có một tập hợp các yếu tố dẫn đến sự hiện diện của các yếu tố Baroque trong kiến trúc
của Philippines, đặc biệt là trong kiến trúc nhà thờ. Trong thời kỳ thuộc địa Tây Ban
Nha (1521–1898), các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã đến Philippines chia sẻ không
chỉ tôn giáo mà cả kiến trúc của họ lấy cảm hứng từ quê hương xa xôi. Người Tây Ban
Nha mong muốn tạo ra các nhà thờ lâu dài, như một minh chứng cho quyền năng của
Thiên Chúa. Hầu hết các nhà truyền giáo Tây Ban Nha không được đào tạo về kiến trúc
hoặc kỹ thuật, người dân thị trấn địa phương bao gồm người Philippines và người Hoa,
cùng với các tu sĩ Tây Ban Nha sẽ tham gia thiết kế và xây dựng nhà thờ địa phương.
Sự kết hợp các ý tưởng từ các nhà truyền giáo và người dân địa phương hợp nhất một
cách hiệu quả các thiết kế Tây Ban Nha thuộc địa với phong cách phương Đông độc
đáo. Thẩm mỹ của nhà thờ cũng được định hình bởi một số vật liệu nhất định và nhu
cầu xây dựng lại, nhằm thích ứng với các thảm họa tự nhiên bao gồm hỏa hoạn và động
đất.
Bốn nhà thờ Baroque của Philippines được công nhận là di sản thế giới của UNESCO
vì chúng có ý nghĩa văn hóa quan trọng và ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc trong tương
lai ở Philippines. Các nhà thờ thể hiện những đặc điểm nhất định, như một "pháo đài
Baroque", chẳng hạn như những bức tường dày và mặt tiền cao để bảo vệ công trình
khỏi những người diễu hành và thảm họa thiên nhiên. Bốn nhà thờ còn thể hiện phong
cách baroque với hình tượng phức tạp và những cảnh chi tiết từ cuộc đời của Chúa
Kitô, hợp nhất các giá trị Công giáo truyền thống từ Tây Ban Nha với các yếu tố đảo
như lá cọ hoặc các vị thánh bảo trợ mặc trang phục truyền thống được chạm khắc bên
cạnh các cảnh trong kinh thánh.

2.3.2 Nhà ở dân gian


Nhà ở dân gian khu vực Đông Nam Á thường làm bằng các vật liệu dễ tìm, sẵn có tại
khu vực như tre (thường dùng làm khung nhà), lá dừa, lá cọ (dùng để lợp mái), gỗ (dùng để
làm khung nhà, cửa, đồ nội thất), bùn đất (dùng để làm tường bao), gạch (dùng để xây tường
bao), vôi (dùng để hoàn thiện bề mặt tường), ngói (dùng để lợp mái), đá (dùng để làm móng
nhà, tường bao). Nhà ở dân gian khu vực Đông Nam Á đa dạng về hình thức, mang bản sắc
địa phương, có giá trị văn hóa.

Hình 2-1 Một số loại nhà ở dân gian Đông Nam Á

33
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

2.3.2.1 Nhà ở dân gian Minangkabau, Indonesia


Nhà ở dân gian Minangkabau, Indonesia có hình thức mái cong vuốt lên tượng trưng cho
những cái sừng trâu bò và ở giữa có hình yên ngựa.

Hình 2-2 Mặt bằng và mặt đứng Nhà ở Minangkabau (hình trái) Cung điện hoàng gia
Minangkabau ở Pagaruyung có ba tầng mái xếp theo tầng (hình phải)
2.3.2.2 Nhà ở dân gian Javanese, Java, Indonesia
Các hình thức nhà truyền thống của người Java phù hợp với khí hậu nhiệt đới khắc
nghiệt với nắng nóng và mưa nhiều. Trong kiến trúc bản ngữ của người Java, các ngôi nhà
được phân loại theo cấu hình mái của chúng theo thứ bậc đã được thiết lập trong xã hội và
truyền thống của người Java. Từ thấp nhất đến cao nhất, có Kampung, Limasan và Joglo.

Hình 2-3 Một số kiểu mái của nhà ở dân gian Javanese (trái) và hình ảnh nhà ở dân gian Javanese (phải)

2.4 Kiến trúc hiện đại một số nước Đông Nam Á


Kiến trúc của các nước Đông Nam Á tuy cùng đi trên một con đường lớn, nhưng mức độ
nhanh chậm có khác nhau, bản thân mỗi nước lại có thể có các hướng đi song song bên nhau,
như xu hướng Hiện đại, xu hướng Hiện đại mới, Chủ nghĩa Địa phương và Chủ nghĩa Địa
phương mới.
Nhiều học giả Đông Nam Á thừa nhận rằng, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của
một số bậc thầy kiến trúc phương Đông, như Hassan Fathy (kiến trúc sư Ai Cập, 1899-1981),
Charles Correa (Ấn Độ), và Geoffrey Bawa (Sri Lanka). Đó là những tấm gương trong kiến
trúc về sử dụng vật liệu địa phương và sáng tác những tác phẩm thích ứng với điều kiện khí
hậu bản địa.

34
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

2.4.1 Kiến trúc Singapore hiện đại


Singapore có những quần thể kiến trúc mang tính chất quốc gia, tiêu biểu cho bộ mặt đất
nước. Singapore cũng có những tác phẩm kiến trúc dân dụng giàu tính lãng mạn. Đó là hai xu
hướng khác nhau, một bên là chủ nghĩa Hiện đại, một bên là chủ nghĩa Địa phương. Nhưng
cũng có nhiều tác phẩm là kết hợp cả hai xu hướng này.
William Lim là kiến trúc sư hàng đầu trong kiến trúc Hiện đại. Ông là nhà thiết kế, nhà lí
luận, nhà quy hoạch, lúc đầu theo trào lưu Hiện đại, sau này theo chủ nghĩa Địa phương mới.
Ông chủ trương xây dựng một nền Quy hoạch đô thị theo triết lý châu Á, nhấn mạnh tầm quan
trọng của môi trường và lịch sử trong sáng tác kiến trúc và quy hoạch.
Thời điểm Singapore bắt đầu được gọi là ‘‘thành phố toàn cầu’’, đó là năm 1990-1991. Từ
sau năm 1990-1991, ngoài William Lim ra, còn nhiều kiến trúc sư Singapore lớn khác như
Tay Kheny Soon và Tang Guan Bee. Các kiến trúc sư nước ngoài đến lập nghiệp và góp phần
vào sự phát triển của Singapore cũng rất nhiều.
- Các công trình tiêu biểu: Golden Mile Complex trên đại lộ Beach Road (William
Lim, 1974), Trung tâm cộng đồng Tamprine North (William Lim, 1989), Trung tâm
cộng đồng Marine Parade (William Lim, 2000), Bệnh viện Kadang Kerbau Hospital (
Tay Kheny Soon, 1988-1997), Windsor Park House (Tang Guan Bee, 1997), Camden
Medical Centre (Richard Meier, 2000), Expo MRT Station ( Norman Foster, 2001), nhà
hát Esplanade (Michael Wilford, 2002).
2.4.2 Kiến trúc Malaysia hiện đại
Malaysia là một con rồng châu Á, một đất nước có nền kiến trúc mới. Kiến trúc hiện đại và
đương đại Malaysia được đánh dấu từ năm 1981 đến nay. Malaysia đã xuất hiện một nền kiến
trúc đô thị mới tôn trọng tính truyền thống, tính bản địa, và mang các môtíp của đạo Hồi,
nhằm khẳng định bản sắc Malaysia trong kiến trúc.
Keng Yeang là một tài năng lớn của Malaysia và còn là một kiến trúc sư toàn cầu (Global
Architect), được đào tạo từ Anh Quốc về, đã phát huy những tư tưởng kiến trúc mới về kiến
trúc sinh thái.
Hiện đại nhưng không kém phần lãng mạn, giàu bản sắc địa phương, còn là xu hướng mà
những nhóm hay các kiến trúc sư riêng lẻ theo đuổi, với các tác phẩm của Group Design
Parnership, Jimmy C.S.Lim, Laurence Loh Kwong Yu, Newformation Network, ZLG Design.
- Các công trình tiêu biểu: Quần thể Bảo tàng Bang Sabah (Lim Jit Pany, 1985), tòa
nhà IBM Plaza (KTS Tr Hamzah & Yeang, 1985), tòa nhà Tabung Haji Building (KTS
Hijjas Katsturi, 1986), tòa nhà Petronas Towers (KTS Cerfar Pelli, 1998),
2.4.3 Kiến trúc Thái Lan hiện đại
Kiến trúc đương đại Thai Lan có các kiến trúc sư tiêu biểu sau đây:
• Nhóm Architects 49, với các kiến trúc Nichada House ở Bangkok (1994), cao ốc văn
phòng Lake Rachada Office, Bangkok (1989), Rimtai Saitam House, Chiangmai (1993).
• Kiến trúc sư Vira Inpuntung với Shop/House Petchburi (1986), Chan Krung House,
Bangkok (1991).
• Kiến trúc sư Sumit Jumsai với Robot House, Bangkok (1986) và Nation Building,
Bangkok (1991).
• Nhóm Plan Architural Design Goup đã thiết kế các tác phẩm Melia Hua Hin Hotel ở Hua
Hin (1993) và Plan House I, Bangkok (1994).
35
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

• Kiến trúc sư Chirakorn Prasongkit với toà nhà In-Chan House, Bangkok (1993).
• Kiến trúc sư Mathew Bunnag đã xây ở Myanmar khách sạn Bayoke- Kandawgyi (1996).
Kiến trúc đương đại Indonesia có các tác phẩm, tác giả tiêu biểu sau đây:
• Nhóm Rekmatra Konsultan với toà nhà Town House ở Bundung, Tây Java (1989).
• Kiến trúc sư Johan Silas với khu nhà ở cho người thu nhập thấp, Surabaya, Đông Java.
• Kiến trúc sư Robi Sularto, toà nhà văn phòng chính phủ ở Flores (1972).
• Kiến trúc sư Sonny Sutanto với Tường Ngân hàng STEKPI ở Jakarta (1988).
2.4.4 Kiến trúc Philipines hiện đại
Kiến trúc đương đại Philipines được đánh dấu bằng các tác phẩm nhà ở tại Manila của
bác sỹ N. Tiongson (1992) của kiến trúc sư Rosario Encarnacion-Tan và toà nhà ở Headfort
(1992) của KTS. Emmanuel A. Mirana, đều được xây dựng ở Manila, (trên đây là những tìm
tòi mang tính chất địa phương chủ nghĩa, không kể đến các trung tâm của chính quyền hay
doanh nghiệp lớn).
2.4.5 Kiến trúc Campuchia hiện đại
Nói đến kiến trúc mới của Campuchia, không thể không đề cập đến vai trò của kiến trúc
sư Vann Molyvann với các tác phẩm Khách sạn Campodiana, Pnom Penh (1992) và quần thể
ở Sihanouk City Housing, cũng ở Pnom Penh.

2.5 Tài liệu tham khảo


[1] Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng – Nguyễn Văn Đỉnh, Nhà xuất
bản xây dựng, 2016.

36
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Chương 3: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC

3.1 Các ảnh hưởng tự nhiên và xã hội


3.1.1 Tự nhiên
Trung Quốc ở phía Đông Châu Á, là một trong những nước lớn nhất trên thế giới. Cảnh
quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng, rồi đến các sa
mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn, rồi đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam
có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự
nhiên của Trung Quốc với Nam Á và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông
dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy
hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc.
Trên lãnh thổ rộng lớn này, ruộng đất bao la màu mỡ phì nhiêu, có những dãy núi lớn nhỏ
chạy ngang dọc khắp toàn quốc, có nhiều hồ ao sông ngoài, có một dải bờ biển dài, thuận tiện
cho việc giao lưu với nước ngoài. Từ thời thượng cổ, tổ tiên của dân tộc Trung Hoa đã sinh
sống trên dải đất rộng lớn này và sáng tạo một nền văn hoá huy hoàng.
3.1.2 Xã hội
- Khoảng 5 vạn năm trước đây các công xã Thị tộc nguyên thuỷ ở Trung Quốc chẳng những
phát triển phồn vinh ở lưu vực sông Hoàng Hà, mà ở cả các nơi khác như lưu vực sông
Trường Giang, miền duyên hải phía Đông Nam, vùng thảo nguyên Tây Nam, Đông Bắc Tân
Cương và cao nguyên Thanh Tạng. Thế kỷ 21 TCN, do sức sản xuất xã hội và phân công xã
hội phát triển, dẫn tới sự tan rã của chế độ Công xã nguyên thuỷ. Chế độ Nô lệ hình thành dần
vào thời Hạ. Đến cuối thời Chu, tức là thế kỷ 5 TCN, Trung Quốc bước vào Chế độ Phong
kiến. Cuối thế kỷ thứ 5 TCN, lịch sử Trung Quốc bước vào thời đại Chiến quốc. Năm 221
TCN, nhà Tần thống nhất Trung Hoa. Đến giữa thế kỷ thứ 19 thì bước vào xã hội nửa phong
kiến, nửa thực dân. Trung Hoa Dân Quốc thành lập năm 1912. Năm 1949, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa thành lập và tồn tại đến bây giờ dưới Trung Quốc là quốc gia đơn đảng
do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.
- Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát
triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000
năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành một trong số nền văn minh rực rỡ nhất thế
giới trong thời cổ đại và trung cổ, đặc trưng bởi hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là
Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành), các thành tựu khoa học kỹ thuật nổi bật
(phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn...), hoạt động giao thương

37
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

xuyên châu Á với nhiều quốc gia (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và
trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ.
- Trung Quốc là 1 trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Ai Cập cổ đại,
văn minh Lưỡng Hà và văn minh Ấn Độ). Kiến trúc cổ đại Trung Quốc trải qua mấy nghìn
năm lịch sử phát triển, trong những hoàn cảnh thiên nhiên và những điều kiện lịch sử - xã hội
nhất định, đã kế thừa và cải cách không ngừng hình thành nên một truyền thống độc đáo có
sức ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia trong khu vực.
- Từ thời nhà Chu (1046 TCN-256TCN) đến thời nhà Thanh (1616-1911), Trung Quốc đều
thành lập một Bộ Kiến trúc chuyên trách và đội ngũ quan lại chuyên trách công việc thiết kế,
thi công và điều phối vật liệu xây dựng cho công trình kiến trúc. Chính nhờ có sự vận hành
của bộ máy này mà hiệu suất lao động và quá trình vận chuyển sản xuất vật liệu đều đạt đến
một trình độ cao, một trong số những nội dung trọng tâm của nền kiến trúc cổ điển Trung
Quốc.
- Đến giữa thế kỷ 19 thì chế độ phong kiến dần tan rã, nền văn hoá phương Tây dần dần
xâm lấn, sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự thay đổi về xu hướng thẩm mỹ và
tâm lý văn hoá của con người hiện đại đã khiến cho nền Kiến trúc Trung quốc ở thế kỷ 20 có
những thay đổi tương đối lớn, xuất hiện nhiều công trình công cộng theo kiểu kết hợp hài hoà
kiến trúc Đông – Tây. Nhất là sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa vào thập niên
80, diện mạo thành thị thay đổi nhanh chóng, phong cách kiến trúc ngày càng đa dạng và
phong phú. Và hiện nay, việc tìm kiếm sự kết hợp giữa phong cách thời đại và phong cách dân
tộc sẽ là một đề tài quan trọng của nền kiến trúc hiện đại Trung Quốc.

3.2 Các thời kỳ lịch sử


3.2.1 Kiến trúc thời Chiến Quốc, Tần - Hán (475 TCN - 221 SCN)
- Chế độ phong kiến thay thế cho chế độ nô lệ giải phóng người sản xuất, làm cho kinh
tế xã hội phong kiến phát triển nhanh chóng. Bước phát triển từ nhà nước phong kiến cát cứ
sang nhà nước chuyên chế phong kiến thống nhất, một mặt làm cho nhà nước phong kiến
khống chế được nhiều tài nguyên, nhân lực, vật lực, mặt khác làm nghề thủ công có khả năng
thống nhất, điều chỉnh nhân lực, vật lực; đồng thời cũng thúc đẩy việc giao lưu và phối hợp kỹ
thuật kiến trúc các nơi. Thời kỳ này, nền văn hoá và kỹ thuật tiên tiến của dân tộc Hán tiếp tục
truyền bá lên phương Bắc, Tây Bắc, Tây Nam và các khu vực dân tộc ít người ở phương Nam
tạo nên cục diện rực rỡ cho nền văn hoá thời Hán.

38
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Hệ thống kiến trúc Trung Quốc thời thượng cổ đến thời Hán đã hình thành về cơ bản.
Gạch và gỗ được phát triển hoàn chỉnh thành những loại vật liệu kiến trúc quan trọng về bố
cục và kỹ thuật.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Thành Trường An, Vạn lý Trường thành, Lăng mộ Tần
Thuỷ Hoàng.
3.2.2 Kiến trúc thời: Tam quốc, Lưỡng Tấn, Nam-Bắc triều, Tuỳ, Đường (221 - 907)
- Từ sau Đông Hán đến thời Tuỳ kéo dài trên 300 năm, mâu thuẫn xã hội rất nghiêm
trọng, đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, và tranh giành quyền lợi trong nội bộ giai cấp
thống trị mục nát, làm cho cục diện chính trị hỗn loạn triền miên. Xu thế chung về kinh tế xã
hội tuy vẫn phát triển đi lên, song sản xuất ở vùng lưu vực sông Trường Giang và sông Hoàng
Hà bị tổn thất nghiêm trọng, nhân dân phải sống trong cảnh loạn lạc.
- Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, đạo Phật truyền bá rộng rãi. Thời gian này, kiến trúc
chùa, tháp phát triển rộng khắp. Sự lao động cần cù của nhân dân đã sản sinh ra một nền kiến
trúc và nghệ thuật đạo Phật thật là rực rỡ. Gạch, đá và kỹ thuật kết cấu được phát triển.
- Thời Đường trở thành thời kỳ phồn vinh của xã hội phong kiến Trung Quốc; nông
nghiệp và thủ công nghiệp chẳng những phát triển mạnh mẽ, mà văn hoá khoa học cũng đạt
tới đỉnh cao chưa từng có. Trung Quốc trở thành trung tâm trao đổi kinh tế văn hoá với các
nước châu Á. Quy mô kiến trúc trong thời gian này rất hùng vĩ; kỹ thuật kết cấu gỗ và gạch đá
đã đạt được nhiều thành tựu; vật liệu bằng thuỷ tinh đã ứng dụng trong kiến trúc; hình thức
kiến trúc và nghệ thuật bích họa tiếp tục phát huy những thành quả của thời Nam Bắc triều và
càng phong phú rực rỡ hơn nhiều. Đô thành Trường An là đô thị lớn trong những thành thị của
thế giới cổ đại. Kiến trúc lúc bấy giờ; từ kết cấu, quy hoạch thành thị và hình thức kiến trúc
đều thể hiện sự thành đạt cao của nền kiến trúc Trung Quốc đồng thời còn có ảnh hưởng tới
nền kiến trúc châu Á khác.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Chùa Phật Quang, Tháp Tiểu Nhạn, Hang đá Đôn
Hoàng, Hang đá Long Môn.
3.2.3 Kiến trúc thời Ngũ Đại, Liêu, Tống, Kim, Nguyên (970 - 1368)
- Về cuối thời Đường, cuộc chiến tranh cát cứ liên miên của phương Bắc làm cho sản
xuất vùng Trung Nguyên tổn thất nghiêm trọng; còn ở phía Nam và phía Tây Nam lại giữ
được cục diện hoà bình tương đối, kinh tế xã hội có phát triển nhất định. Cuộc khởi nghĩa lớn
của Hoàng Sào đánh mạnh vào chế độ thống trị phong kiến làm cho quan hệ giai cấp dưới nền
thống trị phong kiến có một số điều hoà nào đó; kinh tế xã hội được khôi phục và phát triển
nhanh chóng. Thời Tống thương nghiệp phồn vinh, buôn bán với nước ngoài phát đạt, thúc

39
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

đẩy đời sống thành thị biến đổi sâu sắc, quy hoạch thành thị cũng có những đặc điểm mới.
Cuộc sống được nâng cao, nghệ thuật tạo hình phong phú, vật liệu kiến trúc sản xuất phát
triển, kỹ thuật thủ công nghiệp nâng cao rõ rệt, làm cho phong cách kiến trúc đi vào xu thế tỉa
gọt tinh vi. Đồng thời, lúc này đã tổng kết những thành tựu về kiến trúc của đời Đường, đề ra
được chế độ định mức cho thiết kế, nguyên liệu và xây dựng, thể hiện trong sách "Doanh tạo
pháp thức" là một trong những trước tác kiến trúc có nội dung hoàn chỉnh của thế giới thượng
cổ. Đến thời Nguyên, sự trao đổi văn hóa giữa các dân tộc trong phạm vi lớn hơn càng thúc
đẩy nền kiến trúc thượng cổ Trung Quốc thêm phong phú.
Công trình tiêu biểu: Tháp Sắt Chùa Hữu quốc, Thành Đại Đô.
Lý luận kiến trúc: Doanh tạo pháp thức.
3.2.4 Kiến trúc thời Minh, Thanh. (1368 - 1840)
- Thời gian này, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã phát triển rất mạnh, làm
cho kiến trúc thành thị và nông thôn phát triển và nâng cao, đồng thời cũng cung cấp nhân lực,
vật lực cho kiến trúc cung đình với quy mô lớn. Thời gian này, quy mô thành thị và kiến trúc
cung điện, tháp chùa, trang viên tập trung những truyền thống tốt đẹp của thời trước. Những
kinh nghiệm phong phú trong nhân dân về kỹ thuật công trình và sản xuất vật liệu kiến trúc
cũng đạt được trình độ cao; do đó lại một lần nữa hình thành cao trào phát triển kiến trúc cổ
đại Trung Quốc. Thời Thanh là thời đại vững vàng chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc,
thống nhất được một Nhà nước có nhiều dân tộc. Các dân tộc ít người đã có nhiều thành tựu
độc đáo về mặt kiến trúc; đã xuất hiện những thủ pháp và hình thức kiến trúc hoà hợp các dân
tộc khác nhau lại thành một phong cách mới.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Quần thể cung điện Tử Cấm Thành, Thiên đàn, Thập Tam
Lăng, Di Hoà Viên.
3.2.5 Kiến trúc thời Trung Hoa dân quốc đến nay (1912-nay)
- Đến giữa thế kỷ 19 thì chế độ phong kiến dần tan rã, nền văn hoá phương Tây dần dần
xâm lấn, sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự thay đổi về xu hướng thẩm mỹ và
tâm lý văn hoá của con người hiện đại đã khiến cho nền Kiến trúc Trung quốc ở thế kỷ 20 có
những thay đổi tương đối lớn, xuất hiện nhiều công trình công cộng theo kiểu kết hợp hài hoà
kiến trúc Đông – Tây. Nhất là sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa vào thập niên
80, diện mạo thành thị thay đổi nhanh chóng, phong cách kiến trúc ngày càng đa dạng và
phong phú. [1]

40
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Công trình kiến trúc tiêu biểu: Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh), Toà nhà Kim Mậu
(Thượng Hải), Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc (Bắc Kinh), Trụ sở mới của Đài truyền hình
trung ương Trung Quốc CCTV (Bắc Kinh).
Các kiến trúc sư tiêu biểu: Liang Sicheng (1901-1972), Wang Shu (1963-nay).

3.3 Đặc điểm kiến trúc


Các đặc điểm của kiến trúc Trung Quốc:
- Hệ thống khung gỗ hoàn chỉnh, phương thức kết cấu vật liệu phong phú.
- Hình thức độc đáo của từng quần thể kiến trúc.
- Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc đại để rung động lòng người.
- Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc.
- Bố cục thành thị đạt tính nghiêm chỉnh và linh hoạt. Bố cục công trình kiến trúc nhấn
mạnh tính tầng bậc và quy cũ.
- Phong cách độc đáo và trình độ nghệ thuật cao của vườn cây.
- Kỹ thuật thi công và phương pháp thiết kế tiên tiến của thời cổ đại.
Kiến trúc cổ Trung Hoa chủ yếu dùng gỗ làm kết cấu chính kết hợp vật liệu bao che như
gạch, ngói, và đá. Về loại hình kiến trúc, kiến trúc cổ Trung quốc bao gồm cung điện hoàng
gia, tự miếu điện đường, nhà ở, lăng tẩm, mộ táng và kiến trúc sân vườn. Trong đó kiến trúc
cung điện, tự miếu, lăng tẩm đều ứng dụng lối kiến trúc và hình thức bố cục tương tự nhau;
tức là đối xứng ngay ngắn, theo đúng trật tự, sử dụng đường trục giữa để kết nối không gian,
thể hiện khí chất dân tộc hàm súc, nghiêm ngặt và khép kín; hoặc thể hiện phong thái Nho gia
chính thống. Duy chỉ có kiến trúc vườn tược lại có phong cách khác hẳn, bố cục linh hoạt, tự
do, biến hoá khôn lường, theo đuổi phong cách tự nhiên và mang hơi hướng của Đạo gia nhiều
hơn. [1]
Mỗi một công trình kiến trúc đều được cấu thành bởi ba bộ phận là thượng, trung, hạ. Phía
trên cùng là mái nhà, phía dưới là phần mong, giữa là các trụ, cửa ra vào, cửa sổ và tường. Bộ
phận quan trọng nhất trong kiến trúc cổ Trung Quốc chính là mái nhà. Mái nhà được tạo bởi
những đường nét uyền chuyển. Thiết kế mái nhà có thể chia thành những cấp bậc khác nhau
như Vũ Điện (cấp cao nhất trong thiết kế về mái nhà, chuyên dùng cho cung điện nhà vua);
Hiết Sơn (cấp thấp hơn một bậc so với Vũ Điện, bốn mái dốc); Huyền Sơn (hai mái dốc);
Toản Tiêm (mái hình nón)…

41
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Kết cấu khung gỗ của kiến trúc cổ Trung Quốc chủ yếu cấu thành bởi các cấu kiện chính
như trụ đứng, xà ngang và đòn tay. Các bộ phận được kết nối bằng kết cấu mộng, tạo thành
những khung gỗ có tính đàn hồi cao. Phía dưới nóc nhà và phía trên trụ còn có một bộ phận
được gọi là đấu củng, được làm bằng các thanh gỗ xếp ngang dọc xen kẽ thành nhiều lớp. Đây
là cấu kiến đặc trung tiêu biểu cho lối kiến trúc phương Đông, nó vừa có tác dụng nâng đỡ
khung nhà vừa mang lại hiệu quả trang trí. Hệ đấu củng thường được sử dụng trong những
công trình có yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ cao.
Đấu củng là cấu trúc đặc biệt của kiến trúc Trung Quốc. Đấu là miếng gỗ đỡ có hình cái
đấu, củng là đoạn gỗ nhở hình cung. Củng gối lên đấu, vươn ra ngoài, phía trên củng lại kê
thêm đấu, cứ như vậy, xếp thành từng chồng, đè lên nhau, hình thành hệ đỡ trên dưới. Chức
năng của nó là đỡ phần mái nhô ra phía trên, đồng thời có tính trang trí cao, là tiêu chí để phân
biệt đẳng cấp của công trình. Thường thì những công trình cực kỳ quan trọng hoặc có tính chất
kỷ niệm với có thiết kế dạng đấu củng.
Trang trí kiến trúc truyền thống trung quống đa phần đều có giá trị sử dụng thực tế, và được
kết hợp chặt chẽ với toàn bộ kết cấu, cũng có thể nói rằng, bản thân việc trang trí chính là quá
gia công nghệ thuật trên các cấu kiện, chứ không phải là những phụ kiện đính thêm vào. Bên
cạnh đó, nghệ thuật truyền thống Trung Quốc như hội hoạ, điêu khắc, thư pháp, màu sắc, hình
vẽ, hoa văn đều được ứng dụng trong việc trang trí, làm tăng thêm tính nghệ thuật của kiến
trúc.
Kiến trúc sư Liang Sicheng (1901-1972) được biết đến như là cha đẻ của Kiến trúc hiện đại
Trung quốc đã có những nhận xét về hình thức, kiểu dáng của kiến trúc Trung Quốc như sau:
- Mái đua, mái của công trình kiến trúc Trung Quốc như cánh chim bay.
- Công trình có thể đứng vững nhờ phần móng và phần nền vững chắc.
- Vỏ bọc công trình được điêu khắc cầu kỳ gồm: lan can trước nhà, cửa sổ và cửa đi, bình
phong đặt trước cửa đi chính.
- Công trình kiến trúc Trung Quốc có rất nhiều sân trong được tổ chức liên tục nhau.
- Màu sắc trong công trình kiến trúc Trung Quốc: Nền màu trắng, mái màu vàng, hệ đấu
củng được sơn màu sặc sở (để bảo vệ gỗ, tạo không gian lộng lẫy bên trong, vẻ đẹp bên
ngoài, sự phân chia rõ ràng giữa phần cột và mái).
- Có hai loại bố cục thường được được sử dụng và kết hợp trong thiết kế: gọn gàng, đối
xứng hoặc linh hoạt, phi đối xứng.
Có rất nhiều lý thuyết trong kiến trúc Trung Quốc nhưng có thể kể đến hai thuyết lớn có
ảnh hưởng rộng khắp không chỉ trong kiến trúc mà cả trong đời sống đó là thuyết Âm
Dương và thuật Phong Thuỷ. Cả hai thuyết này đều bắt nguồn từ thời Trung quốc cổ đại.
42
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Thuyết Âm Dương và thuật Phong Thuỷ có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời.
Người xưa cho rằng phong thuỷ trong kiến trúc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng thịnh
của gia tộc, vì vậy khi họ xây dựng nhà cửa, điều đầu tiên cân nhắc là sự tốt, xấu về phong
thuỷ, lấy thuyết phong thuỷ để hướng dẫn lựa chọn địa điểm đất đai, bố cục mặt bằng và
kết cấu không gian…

3.4 Các loại hình kiến trúc truyền thống Trung Quốc và công trình tiêu biểu
3.4.1 Kiến trúc đô thị
Thành thị đầu tiên của Trung Quốc được ra đời vào cuối thời kỳ xã hội nguyên thuỷ
(3000TCN-2000TCN) với quy mô nhỏ. Mãi đến thời nhà Chu, thành thị Trung Quốc không
chỉ phát triển nhanh, xây dựng thành còn dựa trên quan niệm tôn ti trật tự của chế độ phòng
kiến với các quy định khá chi tiết về bố cục thành thị, chiều rộng của đường phố các cấp.
Bố cục không gian hình lưới ô vuông của các thành phố cổ đại Trung Quốc khởi nguồn từ
chế độ “Tỉnh điền” (Chế độ Tỉnh điền là chế độ quốc hữu hoá đất đai của xã hội nô lệ Trung
Quốc, thịnh hành vào thời Tây Chu. Vào thời này, đường sá và hệ thống cống rãnh ngang dọc
xen kẽ nhau tạo thành những khối đất vuông, hình dạng giống như chữ “tỉnh” ). Các công trình
kiến trúc đều hướng mặt về phía Nam quay lưng về hướng Bắc, đón nắng từ hướng Nam tránh
gió lạnh hướng Bắc, từ đó hình thành hệ thống đường sá thành thị lấy hướng Nam-Bắc làm
tuyến chính.
Trung Quốc cổ đại tôn sùng đạo Trung Dung, xây thành, lập đô đều xét đến chữ “Trung”.
Điển hình như thành nhà Chu, được quy hoạch vuông vức, chỉnh tề, mỗi mặt thành đều có 3
cổng thành, cung thành nằm ở giữa trung tâm, trở thành tiêu chuẩn cho việc quy hoạch và xây
dựng đô thành của Trung Quốc cổ đại.
a. Kinh thành
Kinh thành được xây dựng với mục đích bảo vệ an toàn cho giai cấp thống trị. Tục ngữ
Trung Quốc có câu “Xây thành để vệ quân, dựng quách để an dân” cho thấy thành (cung thành
và hoàng thành) là dùng để bảo vệ vua, quách (ngoại thành) là để bảo vệ người dân. Thường
thì kinh thành có 3 lớp tường thành là cung thành, hoàng thành (hay còn gọi là nội thành) và
ngoại thành. Đây là cách mà giai cấp thống trị thời kỳ cổ đại và thời kỳ phong kiến thực hiện
để đảm bảo cho sự an toàn của mình.
Công trình tiêu biểu: Thành Trường An đời Tuỳ - Đường, Thành Bắc Kinh đời Nguyên –
Minh – Thanh.
b. Thành thị địa phương

43
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Thành thị địa phương vừa là nơi nhà nước thực thi quản lý chính trị và quân sự, vừa là trung
tâm kinh tế và văn hoá, trong đó có một số là đầu mối giao thông, một số là trung tâm thủ
công nghiệp, một số là cảng mậu dịch đối ngoại hoặc bao hàm tất cả các chức năng trên.
Những thành thị này phân bố rộng khắp, việc quy hoạch và xây dựng dựa trên đặc điểm về
điều kiện khí hậu, địa hình, giao thông, phòng vệ của từng địa phương.
Miền Bắc Trung Quốc nhìn chung có địa hình bằng phẳng, thịnh hành kiểu nhà tứ hợp viên,
do đó bố cục thành thị vuông vức, ngay ngắn, thường là hình vuông hoặc hình chữ nhật,
đường phố rộng rãi, bằng phẳng.
Ở những vùng có nhiều sông núi, địa hình phức tạp, đa dạng, bố cục của thành thị tương đối
tự do, hệ thống đường sá cũng tuỳ theo địa hình mà có hình dạng khác nhau, không theo quy
luật nhất định. Nếu thành xây gần sông thì thành thị có dạng dải uốn lượn, như thành Lan
Châu xây ở thung lũng sông Hoàng Hà. Nếu xây thành trên đồi núi, những con đường chính
chạy men theo vách núi, điển hình như thành phố núi Trùng Khánh nổi tiến.
Thành thị miền sông nước đi lại bằng đường thuỷ là chính, nhà cửa xây dọc theo hai bờ
sông. Trong thành, các con đường uốn lượn theo sông, được nối với nhau bởi những cây cầu
nhỏ, tường đỏ, ngói xám tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Thành phố Tô Châu đại diện
tiêu biểu cho loại hình kiến trúc này.
Công trình tiêu biểu: Thành cổ Bình Dao, thành Tô Châu

Hình 3-1 Thành cổ Bình Dao [2] Hình 3-2 Sông nước thành Tô Châu [3]

c. Phòng ngự quân sự


Chiến sự liên miên dưới thời Trung Quốc cổ đại làm nảy sinh nhu cầu xây dựng các công
trình phòng ngự như tường thành, trường thành, hào nước, và hình thành một số thành thị thu
nhỏ. Các đoạn tường thành là bộ phận quan trọng, ghép lại với nhau tạo nên thành hoặc trường
thành.

44
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Tường thành là công trình phòng ngự quan trọng nhất thời cổ đại. Tường thành ban đầu
được xây bằng các hình thức như: dùng gỗ dựng thành hàng rào, hoặc dùng đá chồng lên. hoặc
đắp bằng đất. Sau khi phát minh ra thuốc nổ và dùng để công phá thành, một số thành thị bắt
đầu ốp gạch lên những đoạn tường thành quan trọng và dần phổ biến về sau. Độ cao và bề dày
tường thành phụ thuộc vào quy mô, tầm quan trọng về phòng ngự. Ụ và lầu trên tường thành
có kích thước và số lượng tuỳ thuộc vào cấp bậc thành thị. Trên tường thành có hệ thống thoát
nước bằng cách đưa ống nhô dài ra để nhỏ nước hoặc bố trí bên trong tường thành một hệ
thống thoát nước dọc theo tường.
Đặc điểm kiến trúc:
Chức năng: Phòng thủ, ngăn chặn ngoại xâm. Kiểm soát, quản lý thương mại.
Hình thức: Trên các đoạn tường thành có các ụ, lầu canh gác. Mặt thành có độ rộng đủ
để binh sĩ và ngựa di chuyển. Mặt tường thành hình răng cưa.
Kết cấu: trong là đất, ngoài lát đá phiến dài và các viên gạch nung khổ lớn.
Kỹ thuật: Trên tường thành còn bố trí các rãnh thoát nước và các vòi xả nước.
Công trình tiên biểu: Tường thành cổ Bình Dao, Vạn lý Trường Thành.

Hình 3-3 Tường thành Bình Dao [4] Hình 3-4 Mặt thành Bình Dao [5]

Hình 3-5 Vạn Lý Trường Thành đoạn Mộ Hình 3-6 Mặt thành và lầu thành của Trường
Điền Dục, gần Bắc Kinh [6] Thành đoạn Mộ Điền Dục, gần Bắc Kinh [6]

45
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Trường Thành là công trình kiến trúc hùng vĩ nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là công
trình quốc phòng lớn nhaats của Trung Quốc cổ đại. Mục đích của Trường Thành là để ngăn
cản các bộ tộc du mục phương Bắc tiến về phương Nam. Ngay từ thời kỳ Chiến Quốc, phía
Bắc của ba nước Tần, Triệu, Yến là địa phận có tộc người du mục Hung Nô. Để ngăn không
cho kỵ binh Hung Nô xâm lấn xuống phía Nam, các nước đều tự xây trường thành ngay phía
Bắc biên giới của mình. Tần Thuỷ Hoàng (tại vị 221 TCN – 210 TCN) sau khi thống nhất đất
nước, để phòng chống người Hung Nô xâm lấn, đã điều động đại quân, dân quân, nô lệ chiến
tranh và phạm nhân xây nối liền trường thành của ba nước Tần, Triệu, Yến, và là hình mẫu thu
nhỏ của Vạn Lý Trường Thành sau này. Các vương triều nhà Hán, Bắc Nguỵ, Bắc Tề, Tuỳ,
Kim đều tu sửa, mở rộng Trường Thành. Đến thời Minh, giai cấp thống trị dân tộc Hán muốn
phòng chống dân tộc Mông Cổ ở phương Bắc và tộc Nữ Chân ở Đông Bắc xâm lấn, tiếp tục
tiến hành tu sửa toàn bộ Trường Thành trên quy mô lớn.
Triều đình nhà Minh chia Trường Thành làm 9 khu phòng tuyến, mỗi khu là một trấn do
tổng binh điều hành. 9 trấn có hơn 1000 quan ải (nơi đóng quân trọng điểm). Quan ải thường
do tường thành, cổng thành, lầu thành và ung thành tổ hợp nên, có khi còn có thêm la thành và
hào nước hộ thành.
Tường thành là bộ phận quan trọng nhất của Trường Thành. Điển hình là đoạn thành từ Sơn
Tây đến Sơn Hải Quan, mặt cắt thành có phần dưới rộng, trên hẹp (6m – 5m), cao 6,6 m, lớp
trong là đất, ngoài lát đá phiến dài và các viên gạch nung khổ lớn một cách ngay ngắn. Phía
trên tường thành có thể cho 5 con ngựa và 10 người cùng đi trên một hàng. Nền thành phủ 3-4
lớp gạch, lớp trên cùng là gạch vuông, dùng vôi làm mạch vữa, kiên cố, ngay ngắn. Trên
tường thành còn bố trí các rãnh thoát nước và các vòi xả nước.
3.4.2 Kiến trúc cung điện
Hoàng đế Trung Hoa cổ đại được tôn xưng là “thiên tử”, nắm trong tay quyền lực chí cao
vô thượng. Kiến trúc cung điện là biểu tượng cho sự thống trị và uy quyền của bậc đế vương,
mang đậm màu sắc chính trị, lễ chế của chế độ phong kiến truyền thống. Các triều đại đều đầu
tư nhân lực, vật tư, tiền của, sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất trong thời đó để xây
dựng nên những công trình kiến trúc này. Kiến trúc cung điện phản ánh được những thành tựu
cao nhất trong lĩnh vực khoa học kiến trúc của thời đại. Đây là nơi cư ngụ của vua chúa thời
Trung Quốc cổ đại là những quần thể kiến trúc quy mô lớn, được gọi chung là kiến trúc cung
điện. Đó là những kiến trúc với quy mô hùng vĩ, tráng lệ, thể hiện khí phách và sự uy nghiêm
của hoàng gia.
Đặc điểm kiến trúc:

46
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Vị trí: Các công trình kiến trúc cung điện được đặt tại vị trí trung tâm của kinh đô, trên
nền đất cao ráo, có thể thấy rõ toàn cảnh đô thành. Người xưa có câu “Lựa chọn vị trí trung
tâm của thiên hạ để dựng nước, lựa chọn vị trí trung tâm của nước để xây dựng cung”
Bố cục: kiến trúc cung điện mặt bằng đa số có bố cục cân xứng. Trục Bắc Nam thường
được lấy làm trục đối xứng (Tử Cấm Thành, Bắc Kinh).
Mặt bằng: mặt bằng thường có hình chữ nhật. Kiến trúc công trình cân xứng, tôn
nghiêm, có tầng bậc quy cũ. Quy mô, độ cao đài bệ của kiến trúc Tiền triều đều lớn hơn và cao
hơn so với kiến trúc Hậu cung. Kiến trúc sân vườn có tính linh hoạt với cây xanh, mặt nước,
đường dạo, non bộ... cùng với kiến trúc công trình đã tạo nên một quần thể kiến trúc nghiêm
chỉnh nhưng vẫn làm nổi bật trung tâm.
Kết cấu: sử dụng kết cấu gỗ là chính, sử dụng vật liệu chính là tường đỏ ngói lưu ly
vàng. Ngói lưu ly vàng tạo nên sự đối lập mãnh liệt với ngói nâu của các căn nhà dân, làm cho
cung điện càng trở nên nguy nga, tráng lệ và làm nổi bật tổng thể của công trình.
Điêu khắc trang trí: điêu khắc trên các kết cấu đá và gỗ đạt trình độ cao.
Công trình tiêu biểu: cung điện Minh – Thanh ở Bắc Kinh, cung điện Thẩm Dương
nhà Thanh
Cung điện Minh – Thanh ở Bắc Kinh được gọi là “Tử Cấm Thành” hay còn gọi là Cố Cung,
là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Có tổng
cộng 24 vị hoàng đế đã đăng cơ ở đây. UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng
gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987. Nay
Tử Cấm Thành là bảo tàng cung điện lưu dữ các bộ sưu tập cung đình và là một trong năm bảo
tàng lớn nhất thế giới.
Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm thứ tư Vĩnh Lạc đời nhà Minh (1406), hoàn thành
vào năm thứ 18 Vĩnh Lạc (1420), tổng cộng có 24 vị hoàng đế đã đăng cơ tại nơi này.Tử Cấm
Thành toạ lạc ngay tại vị trí trung tâm của thành Bắc Kinh. Kiến trúc bên trong Tử Cấm Thành
sử dụng kết cấu gỗ là chính, sử dụng vật liệu chính là tường đỏ ngói lưu ly vàng. Ngói lưu ly
vàng tạo nên sự đối lập mãnh liệt với ngói nâu của các căn nhà dân ở thành Bắc Kinh, làm cho
cung điện càng trở nên nguy nga, tráng lệ và làm nổi bật tổng thể của công trình.
Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Diện
tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8700 gian phòng, được bao bọc bởi
tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp (E) với kiểu mái phức
tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu. Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ
môn (A); Thần Vũ môn (B); Đông Hoa môn (D) và Tây Hoa môn (C). Hình 3.7.

47
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (còn gọi là Tiền triều) phía Nam dành
cho các lễ nghi, thiết triều để họp bàn chính sự một cách trọng thể, là nơi vua thực thi quyền
lực của mình và Nội đình (tức Hậu cung) ở phía Bắc là nơi ở của vua và hoàng thất sinh sống
và xử lý các công việc thường ngày. Để thích nghi với chức năng của từng bộ phận, kiến trúc
ngoại triều chủ yếu đề cao tính trang nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ, tượng trưng cho sự chí cao vô
thượng của hoàng đế. Còn nội đình thì mang đậm phong cách đời sống sinh hoạt, với các kiến
trúc sân vườn, được tô điểm bởi các thư trai (phòng đọc sách), đình tạ (nhà xây trên mặt
nước), hoa cỏ, cây cối, hòn non bộ… Theo thể chế, kiến trúc hậu cung phải thấp một bậc so
với tiền triều, vì vậy, đài bệ ở đây chỉ có một tầng, kích cỡ cung điện cũng nhỏ hơn, nhưng
tràn trề sức sống.
Tiền triều: Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm
cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là
bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện là Thái Hòa điện, Trung Hòa
điện và Bảo Hòa điện.
Nội Đình: Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là nơi ở của
Hoàng đế và Hoàng thất. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn
Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng. Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung
lớn, gọi là cụm Hậu tam cung bao gồm: Càn Thanh Cung, Giao Thái điện và Khôn Ninh cung.
Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và
Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm -
Dương.

48
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 3-7 Sơ đồ Tử Cấm Thành [7]


- – - Đường phân chia Hậu Cung phía Bắc và Tiền Triều phía Nam. A. Ngọ môn B. Thần Vũ môn C. Tây Hoa môn D.
Đông Hoa môn E. Các tòa tháp ở góc F. Thái Hòa môn G. Thái Hòa điện H. Võ Anh điện J. Văn Hoa điện K. Nam tam
sở L. Càn Thanh cung-Giao Thái điện-Khôn Ninh cung M. Ngự Hoa viên N. Dưỡng Tâm điện O. Ninh Thọ cung

49
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 3-8 Thái Hoà Điện – Tiền triều [8] Hình 3-9 Cung Càn Thanh – Nội đình [9]

Hình 3-10 Cổng Ngọ Môn tử cấm thành [1]

Cung điện Thẩm Dương hay còn được biết đến là Cố cung Thẩm Dương (Shenyang
Imperial Palace) là một cung điện hoàng gia cũ nằm ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc
Trung Quốc. Nó được xây dựng vào năm 1625 trong khoảng thời gian đầu của người Mãn và
nhà Thanh bởi ba vị hoàng đế đầu tiên và họ sống ở đó từ năm 1625 đến 1644. Ngày nay, nó
đã được chuyển đổi thành một bảo tàng nằm ở trung tâm thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu
Ninh.
Trải hơn 150 năm lịch sử của mình, cố cung Thẩm Dương đã hấp thụ tinh hoa văn hoá của
dân tộc Hán, Mãn, Mông Cổ, Hồi và Tạng là kết tinh văn hoá Trung Hoa, là mốc son quan
trọng của Trung Quốc với tư cách là một nước thống nhất và nhiều dân tộc và hiện nay là
điểm tham quan hấp dẫn cho du khách.

50
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 3-11 Đại chính điện tại cung điện Hình 3-12 Cung điện Thẩm Dương nhìn từ trên cao
Thẩm Dương [10] [11]

3.4.3 Kiến trúc đàn miếu


Kiến trúc đàn miếu của Trung Quốc có chủ yếu 3 loại: Loại thứ nhất là để tế các vị thần tự
nhiên, bắt nguồn từ sự sùng bái đối với non nước tự nhiên, bao gồm trời, đất, nhật, nguyệt,
phong vân lôi vũ, xã tắc (thổ địa), sơn thần, thuỷ thần…; loại thứ hai là để thờ phụng tổ tiên,
tông miếu dành cho các bậc đế vương thờ phụng tổ tiên gọi là Thái Miếu; loại thứ ba là miếu
thờ các bậc hiền nhân. Có ba loại hình cúng tế quan trong nhất mà các bậc đế vương Trung
Quốc phải đích thân tham gia đó là tế Trời Đất, tế Xã Tắc, tế Tông Miếu. Vì vậy kiến trúc đàn
miếu ở đây chủ yếu chỉ Thiên Đàn, Xã Tắc Đàn, và Thái Miếu.
Công trình tiêu biểu: Thiên Đàn ở phía Nam thành Bắc Kinh, Xã Tắc Đàn nằm ở phía Tây
Ngọ Môn Tử Cấm Thành, Thái Miếu ở Bắc Kinh
3.4.4 Kiến trúc lăng tẩm
Kiến trúc lăng tẩm của Trung Quốc cho các bậc đế vương, người thống trị các vương triều
đa phần đều hết sức nguy nga, tráng lệ. Có rất nhiều bậc đế vương khi lên ngôi đã bắt đầu tiến
hành xây lăng tẩm cho chính mình. Lăng tẩm thương chia làm phần dưới mặt đất và trên mặt
đất. Lòng đất là nơi đặt cổ quan tài. Phía trên mặt đất, kiến trúc được xây quanh khu vực lăng
tẩm, bao lấy toàn bộ lăng tẩm tạo thành một quần thể kiến trúc đặc trưng.
Công trình tiêu biểu: Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, Minh Hiếu Lăng – đứng đầu trong khối
lăng tẩm nhà Minh, Đông Tây Lăng nhà Thanh – hệ thống lăng tẩm hoàng đế, hậu phi hoàn
chỉnh nhất.
3.4.5 Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng
Tôn giáo cổ đại Trung Quốc lấy “Nho”, “Thích”, và “Đạo” làm tư tưởng chủ đạo, tức khái
niệm “lấy Nho trị thế, lấy Phật tu tâm, lấy Đạo tu thân”. Từ tư tưởng đó mà kiến trúc Nho
giáo, kiến trúc Phật giáo và kiến trúc Đạo giáo là ba mục kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng nổi bật
trong kiến trúc Trung Quốc cổ đại.
51
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

a. Kiến trúc Nho giáo


Đạo Nho trước đây chỉ tồn tại như một quan niệm đơn thuần. Đến thời Vũ Hán Đế (tại vị
140 TCN-87TCN), học thuyết Nho gia đã trở thành học thuyết chính thống của quốc gia dùng
để thống nhất tư tưởng, và củng cố trật tự quốc gia. Người sáng lập Nho giáo là Khổng Tử ,
được người đời tôn là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời), nơi nơi đều lập văn miếu để
thờ ông, được gọi là Khổng Miếu hoặc Phu Tử Miếu. Ngoài văn miếu ra, còn có một loại kiến
trúc khác cũng được liệt vào kiến trúc Nho gia, đó là kiến trúc thư viện.
Đặc điểm kiến trúc: Công trình có bố cục ngay ngắn, trang nghiêm kết hợp với sân vườn
cảnh quan có tính đa dạng, linh hoạt. Văn Miếu đa phần theo kiểu: Bên trái là miếu, bên phải
dành cho việc dạy học. Thư viện thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh hữu tình
là nơi học tập và dạy học của các văn nhân.l
Công trình tiêu biểu: Khổng Miếu ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, Khổng Miếu ở Nam Kinh,
Nhạc Lộc thư viện.
Bố cục Văn Miếu đa phần theo kiểu: Bên trái là miếu, bên phải dành cho việc dạy học.
Khổng Tử được người đời thần thánh hóa qua nhiều triều đại, các hoạt động tôn thờ Khổng Tử
không ngừng được nâng cấp, Văn Miếu khắp nơi lần lượt trở thành kiến trúc quan trọng của
địa phương.
Khổng Miếu ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông (Temple of Confucius, Qufu) được hoàn chỉnh lần
cuối vào thời kỳ vua Ung Chính đời nhà Thanh. Mặt bằng tổng thể của Khổng Miếu dài và
hẹp, từ Nam sang Bắc dài khoảng 600 m nhưng chiều rộng Đông sang Tây chỉ hơn 140 m.
Khổng Miếu có cả thảy 9 không gian sân vườn, lấy trục Bắc Nam làm trục, có điện, đường,
đàn, các (lầu) tất cả hơn 400 gian và có 54 cổng bia, ngoài ra còn có 13 tòa “Ngự Bi Đình”.
Kiến trúc chính của Khổng Miếu là Đại Thành Điện (Dacheng Hall) tọa lạc trên nền đá cẩm
thạch trắng, rộng 9 gian, đỉnh mái ngói trùng thiềm có phủ lớp lưu ly vàng, 10 trụ bằng đá
trước mặt có chạm nổi hình rồng uốn lượn. Phía trước điện có nguyệt đài rộng lớn là nơi hành
lễ.

52
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Apricot Platform

Plan of the Temple of Confucius Hall of Great Perfection (Dacheng Hall)

Hình 3-13 Khổng Miếu ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông [12]

Thư viện xưa nay vốn là nơi tụ tập, dạy học cảu các văn nhân, đa phần do các danh sĩ
chỉ trì khâu thiết kế, xây dựng, vì vậy mà kiến trúc thư viện phần nhiều phản ánh tâm tư, suy
nghĩ, thú vui, cuộc sống và quan điểm thẩm mỹ của tầng lớp trí thức Trung Quốc xưa. Khái
niệm “thiên nhân hợp nhất” là sự thống nhất hòa hợp giữa con người và thiên nhiên được sử
dụng trong kiến trúc thư viện. Khâu thiết kế thư viện coi trọng việc tôn trọng môi trường xung
quanh, tận dụng điều kiện tự nhiên và những ưu điểm có sẵn. Thư viện thường được xây dựng
ở những nơi thắng cảnh non xanh nước biết. Bố cục không gian kiến trúc công trình cân xứng,
nghiêm chỉnh kết hợp với không gian sân vườn, hành lang có linh hoạt, tự do. Công trình cao
thấp tùy theo địa hình phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa con người và kiến trúc, giữa con
người với thiên nhiên. Thư viện gồm giảng đường để dạy học, tàng thư lầu để lưu trữ và đọc
sách, điện đường hoặc tưn đường để cúng tế và thờ phụng tông sư của các học phái. Giảng

53
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

đường thường được bố trí ở trung tâm thư viện, phía trước có vườn rộng. Tàng thư lầu cao hai,
ba tầng bố trí ở phía sau một khoảng sân riêng biệt có không gian yên tĩnh. Ngoài ra, bên trong
thư viện còn có sân vườn, hồ nước, non bộ.
Nhạc Lộc thư viện (Yuelu Academy) là một trong bốn học viện lớn ở Trung Quốc cổ đại,
nằm ở chân núi Nhạc Lộc trong khuôn viên của Đại học Hồ Nam, được xây dựng vào năm
976 sau Công Nguyên. Tại đây, Khổng Tử đã truyền bá tư tưởng học tập để giúp đỡ mọi người
thay vì học tập để thăng quan tiến chức. Đây là nơi đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước
Trung Hoa, trong đó phải kể đến cố Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Hình 3-14 Lối vào Nhạc Lộc thư viện [13] Hình 3-15 Tàng thư lầu Nhạc Lộc thư viện [1]

b. Kiến trúc Phật giáo


Thế kỷ V trước công nguyên, Siddhattha Gotama của nước Ấn Độ cổ đại đã sáng lập ra
Phật giáo. Trong khoảng thời gian trước và sau Công nguyên, Phật giáo được lưu truyền vào
Trung Quốc theo con đường tơ lụa thông qua sự giao lưu văn hoá và thương nghiệp. Sau thời
kỳ Đông Hán, Phật giáo dần hoà nhập vào nền văn hoá địa phưng Trung Quốc, và các chùa
chiền, tháp, động thờ của Phật giáo cũng từng bước trở thành một bộ phận rất quan trọng trong
kiến trúc cổ đại Trung Quốc.
Kiến trúc Phật giáo tại Trung Quốc đã tiếp diên gần 2000 năm, là một trong những loại hình
kiến trúc chủ đạo trong xã hội phong kiến Trung Quốc, trong đó thường gặp nhất là chùa
chiền.
Chùa chiền là loại hình kiến trúc chính trong kiến trúc tôn giáo Trung Quốc, dùng để thờ
phụng chư phật, cử hành các nghi lễ Phật giáo, và là nơi ở của các tăng nhân.
Đặc điểm kiến trúc:
Bố cục: Kiến trúc tứ hợp viện của Trung Quốc kết hợp với chùa chiền Phật giáo hình thành
nên mô hình cơ bản của chùa chiền Trung Quốc. Sử dụng bố cục đối xứng.

54
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Mặt bằng: Điện đường là trung tâm của chùa, tháp lùi về phía sau. Dọc theo trục chính bố
trí các công trình Sơn Môn, Chung Cổ Lâu, Thiên Vương Điện, Đại Hùng Điện, Tàng Kinh
Lầu… Hai bên là phòng sinh hoạt cho khách hành hương và tăng nhân cư trú.
Kết cấu: sử dụng kết cấu gỗ cùng với hệ đấu củng lớn đỡ mái hiên.
Công trình tiêu biểu: Bạch Mã Tự ở Lạc Dương (ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc), Phật
Quang Tự (Đại điện là công trình kiến trúc bằng gỗ đầu tiên của Trung Quốc được bảo tồn đến
ngày nay), Huyền Không Tự ở tỉnh Sơn Tây.
Huyền Không Tự ở tỉnh Sơn Tây được xây dựng vào thế kỷ VI là quần thể kiến trúc hợp
thành bởi các điện đường treo lơ lửng trên những vách đá dựng đứng ở Bắc Nhạc Hằng Sơn.
Bên trong Huyền Không Tự chủ yếu thờ các tượng Phật giáo, ngoài ta còn thờ thêm tượng các
vị thánh của Nho giáo và Đạo giáo, là minh chứng cụ thể cho sự giao thoa tư tưởng và ảnh
hưởng lẫn nhau của ba giáo phái lớn nhất Trung Quốc cổ đại.
c. Kiến trúc đạo giáo
Đạo giáo là tôn giáo bản xứ của Trung Quốc thời cổ đại, nghiên cứu con người làm sao để
tồn tại trên thế giới này; làm thế nào để xây dựng mối quan hệ với tự nhiên xã hội; và làm thế
nào để sống khoẻ mạnh, thậm chí là trường sinh bất lão. Tư tưởng của người sáng lập ra Đạo
giáo là Lão Tử có những ảnh hưởng nhất định tới trường phái kiến trúc Hữu cơ sau này. Các
công trình kiến trúc chủ yếu của Đạo giáo là đạo cung, đạo quán, là nơi để tế thần, tu đạo và
cử hành các nghi thức tôn giáo của Đạo giáo.
Đặc điểm kiến trúc: Kiến trúc Đạo giáo trong hơn 2000 năm qua phần lớn được xây dựng
trên núi, xu hướng kiến trúc của Đạo giáo hoàn toàn dựa trên cơ sở, tư tưởng độc đáo riêng
của mình. Kiến trúc tôn sùng tự nhiên, công trình kết hợp với thế núi, tương thích với môi
trường xung quanh. Việc lựa chọn địa điểm công trình phù hợp với quy luật âm dương ngủ
hành. Tam Thanh Điện là điện chính của các đạo quán thờ phụng Tôn Thần của Đạo giáo. Bài
vị của Lão Tử được thờ phụng tại vị trí cao nhất và trung tâm của chính điện.
Công trình tiêu biểu: Thượng Thanh Cung ở núi Thanh Thành tỉnh Tứ Xuyên, Nhị Vương
Miếu núi Thanh Thành tỉnh Tứ Xuyên.
3.4.6 Kiến trúc nhà ở dân gian
Đất nước Trung Quốc rộng lớn, dân số đông đúc, môi trường địa lý tự nhiên và phong tục
tập quán mỗi dân tộc khác nhau nên kiến trúc nhà ở dân gian Trung Quốc bên cạnh tuân thủ
các quy luật cơ bản của kiến trúc truyền thống Trung Quốc, mà còn mang đậm nét đặc sắc của
khu vực và phong tục tập quán dân tộc. Kiến trúc nhà ở dân gian Trung Quốc có liên quan mật
thiết đến sinh hoạt của người dân, nó phản ánh tình hình sản xuất, phong tục tập quán, sự khác
55
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

biệt dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Nhà ở đan gian Trung Quốc rất đa dạng, tiêu
biểu nhất phải kể đến: tứ hợp viện Bắc Kinh, nhà hang Tây Bắc, nhà lầu đất Phúc Kiến.
a. Tứ hợp viện Bắc Kinh
Nhà ở truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc có đặc điểm lấy sân vườn hoặc giếng trời làm
trung tâm, áp dụng bố cục đôi xứng qua trục chính để bài trí, thiết kế các loại phòng ốc. Tứ
hợp viện Bắc Kinh đã ứng dụng kiến trúc cung đình một cách tự nhiên, phù hợp với nhu cầu
của gia đình trong xã hội Trung Quốc cổ đại.
Tứ hợp viện Trung Quốc thường áp dụng bố cục đối xứng qua trục chính hướng từ Nam
đến Bắc để thiết kế phòng ốc và sân vườn, cổng chính đặt tại góc hướng Đông Nam. Sau khi
vào cửa sẽ gặp bức tường gọi là ảnh bích, được chạm trổ tinh tế dùng để trừ tà và để che chắn,
cách biệt với thế giới bên ngoài, đáp ứng nhu cầu yên tĩnh và riêng tư của nhà ở gia đình. Một
điểm đặc biệt của tứ hợp viện là khả năng mở rộng không gian, tuỳ theo nhu cầu sinh hoạt
hoặc tăng nhân khẩu trong gia đình bằng cách sử dụng các hành lang và các bức tường kết nối,
che chắn.
Ngoài tứ hợp viện Bắc Kinh, tứ hợp viện ở các vùng khác nhau có các đặc điểm khác nhau
thích ứng với môi trường khí hậu ở từng nơi. Tứ hợp viện ở Bắc Kinh, Sơn Tây, Hà Nam…
với mùa hè nắng nóng, nhà trải dài theo hướng Đông Tây nhằm tránh cái nắng nóng của Mặt
trời. Vùng Tây Bắc như Cam Túc, Thanh Hải, để phòng chống bão cát và gió lạnh, tường nhà
thường cao và dày gọi là “Trang Khoa”. Vùng Đông Bắc đất rộng người thưa, khí hậu lạnh,
khuôn viên nhà thường rất rộng để có thể đón được nhiều ánh nắng Mặt trời hơn.

Hình 3-16 Phối cảnh tứ hợp viện [1] Hình 3-17 Cổng chính tứ hợp viện Bắc Kinh [1]

b. Nhà hang Tây Bắc (Tây Bắc diêu động)


Vùng trung du sông Hoàng Hà của Trung Quốc có một lớp đất vàng đễ đào khoét, đồng
thời có tính năng tránh rét, giữ ấm, vì vậy người ta đã đào hang động để xây dựng kiểu nhà ở
rất đặc biệt với cái tên dao động.

56
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Diêu động là một kiểu kiến trúc giữ gìn sinh thái tự nhiên, nó dựa và địa hình, không giống
như kiến trúc khác có hình dáng cụ thể, phong cách kiến trúc này được biểu hiện qua màu sắc,
chất liệu của hoàng thổ và tính tinh xảo trong cấu trúc không gian, mang nét thô sơ, đôn hậu
của không khí làng quê. Tập hợp những ngôi nhà được xây kề nhau hoặc thậm chí chồng lên
nhau để cùng tạo thành một ngôi làng theo từng cấp, thường là nơi ở của nguyên một gia tộc
hoặc của một vài gia đình.

Hình 3-18 Nhà hang diêu động, Thiểm Tây, Trung Quốc [14]

c. Nhà lầu đất Phúc Kiến (Thổ Lâu)


Vùng ngoại ô phía Đông Nam Phúc Kiến là nơi sinh sống của tộc người Khách Gia với các
căn Thổ Lâu. Được tạo bởi đất và các cột gỗ dày, những diện tường hình trụ có chiều cao lên
đến nhiều tầng có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ các phòng ốc bên trong khỏi sự tấn
công của kẻ thù – yếu tố sống còn trước đây. Các diện tường mặt ngoài chỉ có duy nhất một
lối vào và gần như không có cửa sổ, tất cả các ban công, cửa đi và các khoảng mở đều hướng
vào phía sân trong, bảo vệ người dân ở các mối hiểm họa bên ngoài. Mỗi đơn nguyên có thể
chứa gần như trọn vẹn một gia tộc lên đến hàng trăm người, và có đủ các chức năng như một
ngôi làng nhỏ, với một không gian mở bên trong cho các sinh hoạt cộng đồng.
Không giống như cấu trúc phân cấp của Tứ Mã Viện, các gian ở trong Thổ Lâu được chia
đều nhau: Phản ánh sự bình đẳng và tính xã hội cao, có thể dễ thấy ngay từ hình dạng tròn đều
của công trình. Năm 2008, 46 căn Thổ Lâu đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
nhờ sự dung hòa độc đáo giữa kiến trúc “phòng thủ” với nhà ở, và chắc chắn sẽ được bảo tồn
mặc cho làn sóng đô thị hóa đang lan nhanh tại Phúc Kiến.

57
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 3-19 Quần thể kiến trúc Thổ Lâu ở Sở Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc [14]

3.4.7 Kiến trúc vườn cảnh


Kiến túc vườn cảnh Trung Quốc, là nơi du ngoạn kết hợp giữa thiên nhiên và những hòn
non bộ, những vườn cây thực vật và những kiến trúc do con người tạo ra. Những khu vườn
này là sự kết hợp giữa những tinh hoa nghệ thuật như vườn cảnh, văn học, hội hoạ và kiến
trúc, là một loại hình mang tính nghệ thuật cao và tính tổng hợp rõ ràng trong kiến trúc Trung
Quốc. Kiến trúc vườn cảnh Trung Quốc có thể chia làm hai loại là vườn cảnh hoàng gia và
vườn cảnh tư nhân.
a. Vườn cảnh hoàng gia
Vườn cảnh hoàng gia còn tồn tại đến ngày nay đều được xây dựng hoặc trùng tu lại từ đời
nhà Thanh. Vườn cảnh hoàng gia thuộc sở hữu của vua và hoàng thất, được xây dựng dựa trên
những cảnh đẹp thiên nhiên có sẵn, vừa tạo hiệu quả cảnh quan, vừa thể hiện khí phách của
hoàng gia. Vườn cảnh hoàng gia trong bố cục tổng thể có sông, có núi, rất chú trọng đến vai
trò chủ thể và sự khống chế trong kiến trúc vườn tược.
Công trình tiêu biểu: Sơn Trang nghỉ mát Thừa Đức và Viên Minh Viên, Di Hoà Viên ở
ngoại ô phía Tây thành Bắc Kinh.
Di Hoà Viên là cung uyển hoàng gia đời Thanh, là một ví dụ điển hình được bảo tồn
nguyện vẹn nhất trong số các khu vườn cổ hiện còn tồn tại của Trung Quốc. Khu vườn này có
phong cảnh thiên nhiên sông nước với diện tích 290 ha.
Đối với kiến trúc vườn cảnh, nước là yếu tốt quan trọng nhất. Người ta thường nói “Vô thuỷ
bất thành viên” tức là không có nước không thành vườn. “Khô sơn thuỷ” của vườn cảnh Nhật
Bản cũng là hình thức nghệ thuật sáng tạo mô phỏng theo hình tượng của nước.
Di Hoà Viên lấy hồ Côn Minh làm trung tâm để xây dựng vườn, ba hòn đảo là Nam Hồ
Đảo, Tảo Giám Đường, Trị Kính Cát trong hồ Côn Minh chính là bố cục “một hồ ba đảo” của
kiến trúc truyền thống cung uyển hoàng gia. Việc xây dựng chùa, miếu, quán, từ đường trong
58
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

vườn là nét đặc trưng của cung uyển hoàng gia, đặc biệt là chùa. Phật Hương Các nằm sừng
sững trên những đài cao được xây từ những tảng đá, nguy nga, tráng lệ, trở thành biểu tượng
của Di Hoà Viên, cũng là trung tâm bố cục của toàn bộ khu vườn.
Di Hoà Viên cũng tái hiện rất nhiều phong cảnh tao nhã vùng Giang Nam. Đường Tô Châu
ở sau hồ là mô phỏng khu buôn bán ven sông của thành phố Tô Châu, Nam Kinh… khiến ta
có cảm giác đang đặt chân đến khu phố nhộn nhịp của vùng sông nước Giang Nam. Nghệ
thuật xây vườn dân gian này đã làm phong phú nội dung các khu vườn hoàng gia, trở thành
một trong những đặc điểm quan trọng của kiến trúc vườn cảnh hoàng gia.
Di Hoà viên tập hợp những nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo vườn qua các triều đại của
Trung Quốc, thu lượm những nét đặc sắc của các kiến trúc lâm viên của từng vùng miền, vừa
mang vẻ nguy nga tráng lệ của cung đình đế vương, có tính trang nghiêm của chùa chiền tôn
giáo, sáng tạo và xây dựng nên không gian vườn hài hoà, trở thành kho báu trong nghệ thuật
kiến trúc lâm viên của Trung Quốc.

Hình 3-20 Phật Hương Các ở Di Hoà Hình 3-21 Phố Tô Châu trong Di Hoà Viên, Bắc Kinh
Viên, Bắc Kinh [1] [1]

b. Vườn cảnh tư nhân


Vườn cảnh tư nhân Trung Quốc bắc đầu hung thịnh vào thời kỳ Nguỵ Tấn, Nam Bắc Triều.
Thời kỳ này, văn nhân, nho sĩ chán ghé cảnh chiến tranh chết chóc, gửi gắm cảm xúc vào thiên
nhiên, cuộc sống phong nha, và đã khơi nguồn cho sự thiết kế vườn tược của các văn nhân thi
sĩ sau này. Vườn cảnh tư nhân Trung Quốc là một môn hội hoạ, là một bức tranh thiên nhiên
mang đậm chất thơ. Tác phẩm “Viên dã” của Kế Thành xuất bản năm 1631 là cuốn sách bàn
về nghệ thuật xây dựng vườn cảnh.
Vườn tư nhân đa phần được xây dựng theo sở thích và ý tưởng của chủ nhân. “Viên dã” cảu
Kế Thành khái quát cách làm vườn: “Ba phần thợ, bảy phần chủ nhân” để nhấn mạnh vai trò

59
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

của người thiết kế vườn. Sở thích của chủ vườn khác nhau, phong cách của mỗi khu vườn
cũng khác nhau.

Hình 3-22 Vườn cảnh tư nhân Trung Quốc [1]

Vườn tư nhân chiếm diện tích không lớn nên để đạt được hiệu quả thì phải sáng tạo ra hiệu
quả biến hoá phong phú trong một không gian có hạn, phải uyển chuyển tạo nên cảnh quan hư
hư thực thực, người di chuyển thì cảnh cũng chuyển bến theo, làm tăng nội dung và thời gian
thưởng ngoạn của du khách. Nổi bật nhất phải kể đến Lưu Viên ở Tô Châu. Bước vào Lưu
Viên, ngỏ vào nhỏ hẹp, lúc sáng, lúc tối, quanh co uốn khúc, đi đến chỗ giao nhau giữa các
cây cổ thụ mới thấy một dãy tường, nhìn qua khe cửa sổ hoa gió trên tường có thể mập mờ
nhìn thấy sông, hồ, đình đài trong vườn, đi vòng qua Minh Điếu Lâu, bất giác đã ở trong vườn.
Mượn cảnh cũng là một thủ pháp quan trọng nhất khi xây vườn tư nhân, kết hợp các cảnh
quan gần xa lại với nhau, khiến cho không gian trong vườn phát triển theo chiều sâu, như
trong Chuyết Chính Viên ở Tô Châu có thể mượn bóng tháp chùa ở phía Bắc thành phố. Thủ
pháp mượn cảnh của khu vườn Thương Lăng Đình ở Tô Châu lại càng độc đáo hơn, bên ngoài
vườn có một dòng sông uốn lượn, vì thế ngay tại cổng vào, người ta đã cho xây một cây cầu
bắt qua sông này, và men theo dòng sông ấy là hành lang với nhiều cửa sổ được điêu khắc
rỗng chứ không xây tường, dẫn sông vào trong vườn khiến cho không gian trong khu vườn
bỗng trở nên thoáng đãng, rộng rãi và nó cũng là điểm khác biệt của Thương Lăng Đình so với
những khu vườn thư nhân khác có phong cách khép kín.

3.5 Tài liệu tham khảo


[1] Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng – Nguyễn Văn Đỉnh, Nhà xuất
bản xây dựng, 2016.
[2] Kiến trúc Trung Quốc, Thái Yến Hâm, Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
2015.
60
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

61
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Chương 4: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN

4.1 Các ảnh hưởng tự nhiên và xã hội


4.1.1 Tự nhiên
Nhật Bản là quốc gia ở Đông Bắc Châu Á, là tập hợp gồm nhiều đảo lớn nhỏ. Đây là một
vùng đất thường xuyên bị ảnh hưởng của những thảm họa thiên nhiên như núi lửa, động đất,
sóng thần… Tuy nhiên, trên mảnh đất này, người Nhật đã xây dựng được một nền văn hóa và
kiến trúc độc đáo nhất thế giới.
4.1.2 Xã hội
- Vào thời Tiền sử, các dân tộc tới Nhật Bản từ các vùng khác nhau của châu Á. Khởi đầu
họ sống dựa vào săn bắt và hái lượm, rồi sau đó phát triển nông nghiệp, nghề gốm, định cư lâu
dài và ngày càng phát triển về nghệ thuật kiến trúc. Họ được tổ chức thành các thị tộc, một
trong những thị tộc dần dần thống trị và thiết lập nhà nước Yamato và dòng dõi hoàng gia ấy
còn trị vì đến ngày nay.
- Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ VI từ Triều Tiên. Tôn giáo mới mẻ và tinh
tế này được triều đình Yamato đón nhận như một cách để giúp gia tăng sự đoàn kết dân tộc.
Tiếp theo là sự nở rộ của kiến trúc đình chùa lộng lẫy, tượng và các tác phẩm nghệ thuật khác,
đua nhau xuất hiện bởi cả người trong nước và ngoài.
- Thời Heian, được bắt đầu khi kinh đô được dời từ Nara tới Kyoto, phần nào thoát khỏi ảnh
hưởng của Phật giáo ở kinh đô cũ. Văn hóa Trung Hoa thời Đường tiếp tục thống trị một thời
gian, nhưng cuối cùng Nhật Bản đã giảm bớt sự tiếp xúc với lục địa và đã đồng hóa những gì
đã học được, để sản sinh một nền văn hóa riêng. Cuối thời Heian, một loạt các uộc nội chiến
xảy ra giữa các thị tộc, hình thành nên chế độ mạc phủ quân sự và đặt nền tảng cho xã hội
phong kiến dưới sự chi phối của các nguyên tắc Võ sĩ đạo.
- Vào thời Edo, Nhật Bản hoàn toàn được thống nhất, hệ thống phong kiến tập quyền được
thành lập khởi đầu một thời gian dài hòa bình và cô lập. Các samurai đứng đầu về thứ bậc xã
hội nhưng các thương nhân cũng được coi trọng và dần trở thành những người đưa đến những
phát triển văn hóa mới.
- Vào thời Meiji, các nước phương Tây gây áp lực đòi Nhật Bản phải thông thương. Nhật
Bản đã quyết định cách tân toàn diện, học hỏi phương Tây, phái người sang phương Tây học
tập. Nhân dân được tự do buôn bán và đi lại. Tiền tệ thống nhất: đồng Yên. Cơ sở hạ tầng
được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tuyến đường sắt. Giáo dục được cải cách, 80% giáo trình

62
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

được biên soạn theo mẫu phương Tây. Năm 1889, hiến pháp mới ban hành Nhật Bản là quốc
gia quân chủ lập hiện và được duy trì cho đến ngày nay.
Văn hóa trà đạo cũng giúp uốn nắn mỹ quan Nhật Bản khiến người Nhật Bản chuộng nét
mộc mạc, gọn ghẽ. Lớp quý tộc thì thích nét tinh vi, trau chuốt nhưng vẫn giữ vẻ thanh tú.

Các triều đại Nhật Bản Thời gian


Thời kỳ Nara 710 - 794
Thời kỳ Heian 794 - 1185

Thời kỳ Kamakura 1185 - 1333

Thời kỳ cải cách Kenmu 1333 - 1336

Thời kỳ Muromachi 1336 - 1573

Thời kỳ Azuchi–Momoyama 1573 - 1603


Thời kỳ Edo 1603 - 1868
Thời Meiji 1868 - 1912

Thời Taisho 1912 - 1926

Thời Showa 1926 - 1989

Thời Heisei 1989 - 2019

Thời Reiwa 2019 -

4.2 Các thời kì lịch sử


4.2.1 Kiến trúc thời kỳ Tiền Phật giáo (Tk 3 TCN-538 SCN).
Vào nửa sau thế kỷ thứ IV, ở Nhật Bản bắt đầu hình thành quốc gia Tiền phong kiến. Đặc
điểm khu dân cư thời đó là chưa có cơ cấu đô thị phát triển. Những công trình xây dựng đáng
kể là các đền miếu của Thần đạo và nhà cửa của quan lại. Các công trình được xây dựng toàn
bằng gỗ.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Điện thờ Thần đạo ở Ise.
4.2.2 Kiến trúc thời kỳ Asuka (538-645), Hakuho (645-710)
- Lịch sử còn ghi năm 552, từ Trung Quốc, qua bán đảo Triều Tiên, đạo Phật xâm nhập vào
Nhật Bản và dần dần được các thị tộc chấp nhận vì giúp đoàn kết dân tộc. Năm 512, đạo Phật
được chính thức công nhận và trở thành đạo chính thống. Năm 557, từ Triều Tiên và sau đó là
Trung Quốc, nhiều nhà sư kiêm kiến trúc, điêu khắc, hội họa giúp xây chùa ở Nhật.
63
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Trong kiến trúc và nghệ thuật thời đó, chịu ảnh hưởng rõ rệt của nền văn hoá Trung Quốc
đã nhập vào nước Nhật cùng với đạo Phật, qua Triều Tiên. Ảnh hưởng kiến trúc Trung Quốc
không phải chỉ tác động đến kiến trúc tôn giáo mà cả đến kiến trúc dân dụng. Các chùa thờ
Phật đã phát triển rộng rãi vào thế kỷ VII với bố cục mặt bằng chịu ảnh hưởng của những
quần thể kiến trúc Triều Tiên và Trung Quốc.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Horyuji dưới thời Asuka.
4.2.3 Kiến trúc thời Nara (710 - 794)
Sự hình thành nhà nước Phong kiến tạo điều kiện thuận lợi phát triển lực lượng sản xuất.
Ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị cũng như về văn hoá ở Nhật Bản được tăng cường.
Ngôn ngữ Trung Quốc đã trở thành ngôn ngữ chính thống. Thời Nara kiến trúc phát triển
mạnh mẽ, thủ đô được xây dựng nhiều công trình lớn. Quy hoạch đô thị thực hiện theo những
nguyên lý Trung Quốc về đô thị. Quy hoạch làm mẫu mực cho Nhật Bản là thành Trường An
thủ đô Trung Quốc đời Tần với cung vua ở phía Bắc và hệ thống đường phố ô cờ.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Todaiji dưới thời Nara.
4.2.4 Kiến trúc thời Heian (794 - 1185)
Thời Heian là thời đấu tranh giữa các thế lực phong kiến để chiếm quyền thống trị đất nước.
Kinh đô dời từ Nara về Kyoto. Kiến trúc Trung Quốc vẫn còn là mẫu mực cho việc xây dựng.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Muroji, chùa Byodoin dưới thời Heian.
4.2.5 Kiến trúc thời Kamakura (1185-1333), thời Muromachi (1333-1573), thời
Momoyama (1573-1600).
- Trong thời kỳ này sự phát triển kiến trúc Nhật Bản tạm thời ngừng trệ do cuộc chiến tranh
cướp quyền cai trị giữa hai bộ tộc Taira và Minamoto. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của
bộ tộc Minamoto, quyền lực đất nước rơi vào tay tầng lớp quân sự phong kiến. Những lãnh tụ
quân sự xa lạ với nghệ thuật tinh tế cung đình thời Heian. Kiến trúc thời bấy giờ đáp ứng thẩm
mỹ khắt khe của nhà quân sự, thể hiện ở tính chất đơn giản gọn gàng, hình thức nghiêm chỉnh,
trang trí nội thất khiêm tốn.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: kim đình Kinkakuji, lâu đài Himeji.
4.2.6 Kiến trúc thời Edo (1600-1868)
- Đầu thế kỷ XVII thời kỳ nội chiến chấm dứt nhờ thắng lợi của thế lực phong kiến quân sự
Tokugawa, dời thủ đô về Edo, là Tokyo ngày nay. Chính thể chuyên chính phong kiến nhờ
phát triển thủ công nghiệp đã đẩy mạnh nền kinh tế hàng hoá. Ở các thành phố ảnh hưởng của
các nhà thương nghiệp được tăng cường trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc và các nước

64
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

châu Âu. Edo trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nước. Trong quy hoạch thủ đô đã
không thấy ảnh hưởng của đô thị Trung Quốc.
- Với phương tiện mới phong phú cho kiến trúc, sự kết hợp giữa hình thức kết cấu chặt chẽ
với các biện pháp trang trí đã đưa những nguyên tắc thẩm mỹ mới thâm nhập đó nhập vào kiến
trúc của các lâu đài, nhà cửa. Thay cho những công trình tôn giáo đơn giản và trang nghiêm
thời trước đã xuất hiện những cung điện trang trí phong phú đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: cung điện Katsura.
4.2.7 Kiến trúc thời Meiji đến thời Reiwa (1868-2019) – Kiến trúc hiện đại
- Sang thời kỳ Minh Trị Duy Tân bắt đầu vào năm 1868 thì xã hội Nhật Bản hóa thân toàn
diện dưới cao trào cách tân. Ngành kiến trúc cũng thay đổi sâu sắc. Về mặt quốc nội thì vua
Nhật xuống chiếu bắt chùa miếu toàn quốc phải phân rõ là thờ thần hay thờ Phật. Chủ ý của
sắc chỉ là củng cố địa vị của vua Nhật là vị giáo tể của Thần đạo, đưa Phật giáo ra khỏi hệ
thống đền miếu có sắc chỉ của triều đình. Về mặt kiến trúc thì đây là ngã rẽ lớn giữa hai tôn
giáo đã kết hợp hơn một nghìn năm qua khiến đền thờ thần và chùa thờ Phật bắt đầu có hai
phong cách riêng.
- Về mặt quốc ngoại thì phong cách Tây phương ồ ạt tràn vào Nhật Bản. Triều đình Nhật
cấp tốc mướn kỹ sư ngoại quốc để xây dựng công ốc, dinh thự họa theo lối kiến trúc Âu châu.
Nhưng không lâu sau đó một lớp kiến trúc sư người Nhật cũng góp sức, mô phỏng theo. Kiến
trúc hiện đại và quốc tế cũng theo chân vào Nhật Bản dù hơi chậm. Mãi đến sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, ngành kiến trúc Nhật Bản mới khẳng định tạo ra nét riêng biệt trên thao
trường quốc tế qua những công trình của Tange Kenzo.
- Kiến trúc nhật bản hiện đại được chia làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ thời kỳ 1955 đến 1964 Tokyo Olympic Games, khi xã hội và tổ chức
quốc gia được thay đổi mới. Đây là thời điểm mà xã hội bắt đầu xây dựng bền vững, đầy thách
thức không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc mà còn ở mọi lĩnh vực khác.
Giai đoạn thứ hai từ 1965 đến 1973. Sau giai đoạn Olympics, Nhật Bản đã có danh tiếng
như một trung tâm quyền lực kinh tế, và cũng đã xây dựng được tầm cao mới trong kiến trúc
hiện đại. Thời điểm này, có hai lĩnh vực được thể hiện ra đó là cuộc sống và việc giải trí của
người dân Nhật Bản, và những mâu thuẫn xung đột cúa chúng. Điều quan trọng thay trong đổi
xã hội thời điểm này là khi ứng dụng công nghệ đường sắt cao tốc đầu tiên Shinkansen phục
vụ cho Thế vận hội. Kết quả, sự di chuyển và phân phối trong nền kinh tế đã thúc đẩy Nhật
Bản dần dần và trở thành một trung tâm quyền lực thế giới. Nói rộng ra, sự phát triển của

65
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

những dự án qui hoạch khu ngoại ô và những ngôi nhà mới đã tăng chất lượng cuộc sống của
người dân lên tầm mới.
Giai đoạn thứ ba từ 1974 đến 1985, được gọi là "giai đoạn trưởng thành". Những dự án xây
dựng qui mô lớn và rộng khắp được xây dựng trong giai đoạn 1 và 2 đã gây ra nhiều vấn đề ô
nhiễm môi trường, rác thải công nghiệp và giảm giá trị môi trường sinh sống khu ngoại ô.
Năm 1974, lại xảy ra những vấn đề liên quan đến khủng hoảng dầu mỏ, kinh tế suy giảm, môi
trường sống. Đã có những thay đổi về kết cấu công nghiệp và sản xuất, thay đổi trong công
nghiệp dịch vụ và phân phối hàng hóa, và thay đổi trong nội tại của cơ cấu xã hội dẫn đến sự
định hình và trưởng thành về mặt cấu trúc xã hội.
Cuối cùng, giai đoạn thứ 4 là những năm sau 1986, khi xã hội đã mang những đặc tính
riêng biệt, lại muốn theo đuổi tính toàn cầu. Đây là giai đoạn nhận thức và xem xét giá trị
truyền thống và đồng thời trải nghiệm sự thịnh vượng kinh tế cũng như bong bóng tài chính đổ
vỡ tại Nhật Bản. Đây cũng được xem là lúc được yêu cầu xem xét để nhận ra những khả năng
mới và ôn lại những điều xảy ra trong quá khứ.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Nhà ga Tokyo (1911), Silk Mill - Nhà máy dệt tại Tomioka
(1872), Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima, Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi (1964,
Yoshikatsu Tsuboi), St. Mary Cathedral (1964, Kenzo Tange), nhà tháp Nagakin Capsule
(1972, Kisho Kurokawwa), Spiral building (1985, Fumihiko Maki), Tepia building (1989,
Fumihiko Maki), Tòa thị chính Tokyo (1991, Kenzo Tange), Shinjuku Park Tower (1994,
Kenzo Tange),
Kiến trúc sư tiêu biểu: Kenzo Tange (1913-2005), Fumihiko Maki (1928 – nay), Arata
Isozaki (1931-nay), Kisho Kurokawa (1934–2007), Tadao Ando (1941-nay), Toyo Ito (1941 –
nay), Shin Takamatsu (1948 – nay), Shigeru Ban (1957-nay).

4.3 Đặc điểm kiến trúc


Kiến trúc Nhật Bản đã hòa nhập tính chất thực dụng với nguyên lý thẩm mỹ thành một thể
thống nhất. Nguyên lý mỹ học của nghệ thuật Nhật Bản "thẩm mỹ và giản dị” đã đạt những
thành quả cao trong kiến trúc với sự giản dị tột bậc trong hình khối và nội thất. Hệ thống
modun đã sớm đưa kiến trúc Nhật Bản phát triển trên cơ sở các nguyên tố điển hình, nhích dần
kiến trúc thời xa xưa với kiến trúc đương đại. Kiến trúc Nhật Bản mang các đặc điểm nổi bật
sau:
- Giản dị và thẩm mỹ.
- Yêu thích các vật liệu và khung cảnh tự nhiên.

66
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Có tinh thần hợp tác với thiên nhiên, thích ứng với thiên nhiên và đồng cảm với môi
trường.
- Quan tâm đến chi tiết.
- Dung hòa ảnh hưởng bản địa và nước ngoài.
- Bảo tồn quá khứ.
- Kiến trúc thể hiện chức năng.
- Kỹ thuật thi công và kết cấu độc đáo.
- Việc chọn vật liệu xây dựng do khí hậu quyết định, gỗ được chuộng hơn cả vì gỗ nhạy
cảm với khí hậu. Nhà gỗ mát, tuy dễ bị ẩm, nhưng mùa đông không bị lạnh, kết cấu gỗ cùng
với các tấm panen trượt phủ giấy mờ có trọng lượng nhẹ tạo ra cách bố cục linh hoạt trong nhà
ở.
- Khái niệm không gian trong kiến trúc, nhà và vườn mang tính chất liên tục, kiến trúc nội
thất và ngoại thất không có sự ngăn chia rõ rệt nội thất và ngoại thất, chính vì vậy, người Nhật
coi trọng Engawa (hiên nhà).
- Quy thức xây dựng truyền thống của Nhật Bản có một số đặc điểm: nhà cửa chủ yếu làm
bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp ngói hoặc tranh. Thiết kế bên trong không
xây tường vách mà ngăn buồng bằng cửa lùa (fusuma) nên có thể tùy biện điều chỉnh không
gian lớn nhỏ. Sàn nhà bằng gỗ, lát chiếu, không kê bàn ghế gì cả mà quỳ hay ngồi bệt trên sàn.
Khi cần thì trải nệm nằm ngủ hoặc dùng bàn thấp. Dựa theo quy tắc thước đo đạc khiến diện
tích nhà cửa được tính bằng số "chiếu". Giường ghế thì mãi đến thế kỷ 20 mới phổ biến. Dù
vậy từ thế kỷ 19, kiến trúc phương Tây đã du nhập Nhật Bản, tiếp theo là các kiểu hiện đại, và
hậu hiện đại khiến Nhật Bản ngày nay có vai trò tiên tiến trong các ngành thiết kế, kiến trúc và
công nghệ xây cất.

4.4 Các loại hình kiến trúc truyền thống Nhật Bản và công trình tiêu biểu
4.4.1 Kiến trúc cung điện
Kiến trúc cung điện đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Azuchi–Momoyama (1573-1600). Trong
thời kỳ Edo kế tiếp (1600-1868) các lâu đài được chỉnh đốn nghiêm ngặt, và trong thời Minh
Trị (1868-1912), nhiều lâu đài bị phá hủy. Thế chiến thứ II, càng có nhiều lâu đài bị phá hủy.
Ngày nay, chỉ còn tồn tại khoảng 12 lâi đài gốc.
Lâu đài cổ ở Nhật được chia làm 4 loại dựa trên địa hình nơi xây dựng chúng. Mỗi loại đều
khác biệt về mặt cấu trúc và có những đặc điểm tượng trưng cho thời đại.

67
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

4.4.1.1 Lâu đài trên đỉnh núi (Yamashiro)


Lâu đài Yamashiro là một loại lâu đài được xây dựng trên núi. Chúng còn được gọi là “Lâu
đài Trung cổ”. Yamashiro được coi như một pháo đài tự nhiên vì người đã biến cả một ngọn
núi thành tòa lâu đài bằng cách đào núi để xây thành và đào hào xung quanh. Nhiều lâu đài
trên núi chủ yếu được đắp từ đất và kiến trúc bên trong được thiết kế đơn giản bằng gỗ. Đây
có thể xem là một cơ sở quân sự vững chắc.
- Công trình tiêu biểu: Kururi Castle, Chiba Japan (1456) Maruoka Castle, Fukui, Japan
(1576)
4.4.1.2 Lâu đài trên khu đất bằng của núi (Hirayamajiro)
Lâu đài Hirayama được xây dựng bằng cách tận dụng các ngọn núi thấp, đồi nhỏ và vùng
đồng bằng xung quanh. Lâu đài Hirayama đầu tiên là lâu đài Azuchi do Oda Nobunaga xây
dựng. Cấu trúc cơ bản bao gồm một tòa nhà chính nằm trên ngọn núi thấp hay ngọn đồi nhỏ;
các cung điện và dinh thự khác nằm trên vùng đồng bằng xung quanh; những bức tường đá và
hào nước thì nằm ở chu vi bên ngoài của lâu đài. Dạng lâu đài này vừa có chức năng phòng
thủ, vừa đóng vai trò văn phòng chính phủ, đồng thời còn là trung tâm kinh tế - chính trị, kiểm
soát lãnh thổ. Các lâu đài Hirayama cũng được xem như biểu tượng quyền lực, khi xây dựng
lâu đài chính ở nơi cao hơn những tòa nhà khác và đặt một cái tháp canh trên đỉnh. Những
cung điện, dinh thự xây dựng trên đồng bằng và sườn núi là nơi các chư hầu và gia đình của
họ sinh sống.
- Công trình tiêu biểu: Lâu đài Tsuyama (tỉnh Okayama), lâu dài Himeji (tỉnh Hyogo)
và lâu dài Matsuyama (tỉnh Ehime)
4.4.1.3 Lâu đài trên bình nguyên (Hirajiro)
Lâu đài Hirajiro: Bằng cách xây dựng một lâu đài trên vùng đất bằng phẳng, các lãnh chúa
có thể nuôi quân nhiều hơn trong lãnh thổ của họ. Heijo là một trong những kiểu lâu đài hiện
đại được xây dựng từ cuối thời Chiến quốc đến thời Edo. Xung quanh tòa lâu đài chính là nơi
ở của các chư hầu. Với sự phát triển trên lĩnh vực xây dựng, người ta đã có thể đào những con
hào lớn và xây dựng những bức tường đá cao lớn, vững chãi có khả năng phòng thủ tốt.
- Công trình tiêu biểu: Lâu đài Nijo (tỉnh Kyoto), lâu đài Matsumoto (tỉnh Nagano), lâu
đài Hiroshima (tỉnh Hiroshima)
4.4.1.4 Lâu đài nước (Mizushiro)
Lâu đài Mizushiro là lâu đài được xây dựng ở gần những nơi có nước như biển, sông và hồ.
Con hào bảo vệ được xây dựng nối liền với những nguồn nước tự nhiên không chỉ đảm bảo về
mặt quốc phòng mà còn hỗ trợ giao thương bằng đường thủy. Khác với các loại lâu đài khác,

68
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

lâu đài Mizushiro còn có thêm một bộ phận bến tàu gọi là “Funairi”. Tuy nhiên, những khó
khăn khi lấp hồ, lấp biển và tình trạng hư hỏng do lũ lụt khiến số lượng lâu đài Mizuki không
nhiều. Vào thời Trung cổ và đầu thời cận đại, giao thông đường thủy là phương thức vận
chuyển hàng hóa chủ yếu nên lâu đài Mizuki có lợi thế lớn trong việc phát triển thương mại.
Ngoài ra, việc trang bị thuyền giúp các lãnh chúa dễ dàng mua sắm các vật liệu cần thiết cho
trận chiến và đảm bảo đường thoát hiểm.
Công trình tiêu biểu: Lâu đài Imabari (tỉnh Ehime), lâu đài Takamatsu (tỉnh Kagawa) và
lâu đài Nakatsu (tỉnh Oita)
4.4.2 Kiến trúc tôn giáo
Điền thờ Thần đạo và chùa chiền Phật giáo là hai thể loại công trình kiến trúc tôn giáo tiêu
biểu tại Nhật Bản.
4.4.2.1 Đền thờ Thần đạo
Tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản là Thần đạo, chủ yếu thờ cúng các lực lượng siêu nhiên
vô hình, được gọi là Kami (thần thánh), chẳng hạn như mặt trăng, mặt trời, cỏ cây sông núi.
Sau này, dưới sự bảo trợ của giai cấp thống trị, nó trở thành tôn giáo có thiết chế, có tổ chức
và được nâng lên thành tôn giáo chính thống gọi là Shinto (Thần đạo).
Đặc điểm kiến trúc:
- Vị trí: thường được xây trên đồi núi, từ dưới leo lên đến nơi rất mỏi chân và mệt,
nhưng đó là cách để tỏ lòng thành kính.
- Bố cục: đối xứng, ngay ngắn, cân đối.
- Mặt bằng: Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ.
Con đường từ cổng torii đến ngôi đền được gọi là sando (参道 – tham đạo), thường là
một con đường đất có lèn cát và được rắc sỏi, nhằm tạo nên không khí thiên nhiên. Khu
vực linh thiêng nhất trong chính điện là chính sảnh (本殿 honden) chỉ có các thần chủ
(神主 kannushi) mới được phép vào làm lễ. Khu vực sân bên ngoài cho phép người
ngoài đến viếng đền, uống nước, mua sắm hay đi tham quan. Xung quanh điện thờ
chính còn có các điện thờ nhỏ bố trí xung quanh.
- Trang trí: Đền thờ được xây dựng và trang hoàng đơn giản.
Công trình tiêu biểu: Điện thờ ở Ise, điện thờ Itsukushima, điện thờ Fushimi Inari.

69
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 4-1 Phồi cảnh tổng thể điện thờ thần đạo Ise Jingu [15]

Hình 4-2 Bản điện Itsukushima nằm trên nước Hình 4-3 Cổng Torri của đền Itsukushima

Thần xã Ise Jingu là điện thờ cổ nhất và quan trọng nhất ở Nhật Bản với những nguyên tắc
cơ bản về kiến trúc Nhật Bản như mái lợp tranh, gỗ không sơn màu, kết cấu gỗ và tường bao
che bằng gỗ. Đặc biệt có thần xã Itsukushima nổi tiếng nằm trên nước. Thần xã Itsukushima
được xem là di sản văn hóa quốc gia và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại xã
Fushimi Inari có đến hàng ngàn cổng torii nối tiếp dẫn từ ngoài vào đến tận đền.

70
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Torii là cổng không có cánh cửa, đánh dấu lối vào điền thờ Thần đạo. Chức năng chính là
phân chia tuyến đường giữa thế giới trần tục bên ngoài và không gian linh thiên bên trong nơi
thần (kami) ngự trị. Torii được làm bằng gỗ, đá hay kim loại và thường được sơn màu đỏ.
Bản điện hay là điện thờ chính chỉ cần đủ rộng để thần chủ làm lễ bên trong, những người
khác sẽ đứng bên ngoài cầu khấn. Bên trong bản điện là một bệ thờ chính và thần điện, nơi
linh thiêng nhất, chứa vật biểu tượng cho vị thần của ngôi đền.
Điện thờ Thần Đạo được phân làm hai loại dựa vào Chính sảnh (honden). Loại thứ nhất là
ngôi đền không có chính sảnh nào cả. Thần ở loại đền này cư ngụ ở các sự vật tự nhiên nên
không cần nơi ở nhân tạo. Loại thứ hai là loại có Chính sảnh, là nơi thần cư ngụ và người
phàm không vào được.
4.4.2.2 Chùa chiền Phật giáo
Thế kỉ VI đánh dấu cho sự du nhập văn hoá Trung Hoa chính thức vào Nhật Bản, mở đầu là
Phật giáo và Hán học. Ban đầu họ coi trọng các yếu tố tinh thần của Phật giáo, đặc biệt là
trong tình cảm đối với gia đình. Đến cuối thế kỉ VI, đạo Phật đã trở thành quốc giáo. Các nghi
lễ Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng của nghi lễ triều đình. Nhiều chùa chiền được
xây dựng theo lệnh của nhà nước.
Đặc điểm kiến trúc:
- Vị trí: thường được xây trên đồi núi, từ dưới leo lên đến nơi rất mỏi chân và mệt,
nhưng đó là cách để tỏ lòng thành kính.
- Bố cục: đối xứng, cân đối.
- Mặt bằng: Có tường bao quanh và lối vào có cổng. Các công trình chính gồm: chính
điện, giảng đường và tháp.
- Trang trí: Đền thờ được xây dựng và trang hoàng tỉ mỉ.
Có ba loại tháp chính là một tầng có vòm, hai tầng có vòm, và ba là ba, năm, bảy tầng hoặc
nhiều hơn nhưng không có vòm. Tháp được chia làm 3 phần chính là nền, chân/thân, và chóp.
Công trình tiêu biểu: chùa gỗ Hōryūji (Pháp Long Tự) cổ nhất Nhật Bản (thế kỷ thứ 7),
chùa Todaiji dưới thời Nara, chùa Muroji, chùa Byodoin dưới thời Heian.

71
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 4-4: Hình thức các loại mái thông dụng được sử dụng ở Nhật Bản [15]

Các điện thờ thời tiền Phật giáo thường sử dụng mái có đầu hồi, trong khi loại mái mép bờ
và đầu hồi đã trở nên thông dụng sau khi kiến trúc Phật giáo du nhập vào Nhật Bản hồi thế
kỷ thứ 6.

Hình 4-5 Tháp trong kiến trúc Phật giáo Nhật Bản [15]

72
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Hình 4-6 Tổng thể chùa Hōryūji – Bảo vật quốc gia Nhật Bản [16]

Cổng chính ở phía Nam. Chính điện nằm ở phía Đông. Giảng đường ở phía Bắc Cổng
chính, Chính Điện, và Giảng đường sử dụng hình thức mái kiểu mép bờ và đầu hồi. Tháp 5
tầng ở phía Tây sử dụng hình thức mái chóp kim tháp.

4.4.3 Kiến trúc nhà ở


Nhà ở dân gian Nhật Bản có cách bố cục không gian và tổ chức mặt bằng linh hoạt thể hiện
mối liên hệ chặt chẽ giữa con người, ngôi nhà và thiên nhiên. Nhà Nhật Bản có hai cửa: một
cửa hướng ra phố và một cửa hướng ra vườn. Phần nhà hướng về phía Nam thường là cửa
hướng ra phố, gắn với không gian phòng khách. Phần nhà dùng trong sinh hoạt gia đình
thường nằm ở phía Bắc. Để đảm bảo mối liên hệ giữa trong nhà và ngoài nhà, hệ thống hành
lang và cửa sổ, cửa đi mở rộng ra vườn khá phát triển. Một số nhà có vườn cảnh rất ngoạn
mục, làm cho ngôn ngữ kiến trúc thêm đa dạng.
Kiến trúc gỗ Nhật Bản có truyền thống lâu đời và đạt đến trình độ điêu luyện. Chính vì vậy,
việc đơn giản hóa mặt bằng và tiêu chuẩn hóa các cấu kiện xây dựng được áp dụng vào loại
73
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

hình nhà ở và cả các công trình công cộng khác như cung điện, đền chùa. Chiếu tatami bện
bằng rơm rạ có chiều dài gần 2m và chiều rộng bằng nửa chiều dài đã trở thành đơn vị đo điển
hình. Kích thước phòng được xác định bằng số tatami. Mỗi phòng có thể có diện tích bằng 3;
4; 4,5; 6; 8; cho đến 10; 12 tatami.
Nhà ở dân gian Nhật Bản thường dùng khung gỗ nhẹ và linh hoạt, có thể chống lại được
động đất. Việc xây dựng ngôi nhà ở giân gian Nhật Bản thường được tiến hành rất nhanh.
Người thợ mộc như là một kiến trúc sư thực thụ. Thời gian chuẩn bị vật liệu mất khoảng một
tháng và xây dựng mất khoảng hai tuần. Ngôi nhà ở dân gian Nhật Bản thường rất thoáng
đãng, có ít đồ gỗ và nhiều tủ tường (chăn nệm, gối ban ngày được cho vào tủ tường).
4.4.3.1 Nhà ở Tateana-shiki
Nhà ở Tateana-shiki là loại nhà có một phần ngầm trong đất. Nhà ở Tateana-shiki được xây
dựng trước tiên bằng cách đào một chỗ lõm hình tròn hoặc hình tứ giác, sau đó tạo khung
trong chỗ lõm bằng cách lắp một số cột, tiếp theo là kết nối khung với các thanh và dầm, và
cuối cùng lợp mái bằng đất và cây sậy hoặc các loại cây khác.
4.4.3.2 Nhà ở Minka (ngôi nhà nông trang)
Nhà ở Minka là những ngôi nhà bản địa được xây dựng một vài phong cách xây dựng
truyền thống của Nhật Bản. Trong bối cảnh xã hội phân chia, Minka là nơi ở của nông dân,
nghệ nhân và thương gia. Ý nghĩa này không còn tồn tại trong kiến trúc Nhật Bản hiện đại.
Ngôi nhà nông trang Minka được đặc trưng bởi cấu trúc cơ bản, cấu trúc mái và hình dạng
mái của chúng. Ngôi nhà nông trang Minka phát triển qua lịch sử với phong cách đặc biệt nổi
lên trong thời kỳ Edo.
Những ngôi nhà nông trang Minka trên khắp nước Nhật đều có một cấu trúc cơ bản tương
tự nhau. Tuy nhiên, những phong cách độc đáo đã phát triển trên những vùng khác nhau của
Nhật, đôi khi là thích ứng với điều kiện khí hậu và sinh sống của vùng. Ví dụ, những ngôi nhà
nông trang theo phong cách Gassho có mái rất dốc, thích hợp cho những vùng có nhiều tuyết.
4.4.4 Kiến trúc vườn cảnh
Một khu vườn Nhật cơ bản thường bao gồm các yếu tố: hồ nước, đá, cây và những thực vật
nhỏ hơn. Theo những nghệ nhân làm vườn, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính
xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên. Thậm chí nhìn
vào khu vườn Nhật, bạn còn có thể thấy được cả 4 mùa trong đó. Phong cách thiết kế khu
vườn Nhật Bản có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu nhất vẫn là 3 phong cách truyền thống:
Karesansui, Chaniwa và Tsukiyama.
4.4.4.1 Kiểu vườn cảnh Karesansui( Khô Sơn Thủy)
Sân vườn Karesansui là loại sân vườn đá, hay sân vườn khô, hay còn gọi là sân vườn thiền
định (Zen garden). Đây là loại sân vườn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo thiền phái, và
được sử dụng trong các ngôi đền Nhật Bản. Là phong cách duy nhất chỉ có ở Nhật, nên cũng
có nơi gọi là vườn Thiền.
Vườn Karesansui bị ảnh hưởng mạnh từ Phật giáo thiền phái, thường được áp dụng tại các
khuôn viên đền, chùa. Loại sân vườn Karesansui đã xuất hiện từ thời Muromachi (1392-1568).
74
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Trong kiểu thiết kế này, vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả theo quan niệm trừu tượng bằng
cách sử dụng đá, cát, sỏi và những miếng rêu. Rất ít cây cỏ, thậm chí có nơi không hề có. Khu
vườn được thiết kế trông như những hòn đảo hay ngọn núi nổi lên trên giữa mặt nước mênh
mông trong khi không hề sử dụng một chút nước nào.
Nước ở đây chính là cát trắng được cào thành những vòng tròn gợn sóng xung quanh những
hòn đá – tượng trưng cho những hòn đảo và núi non của Nhật Bản. Những viên sỏi hay phiến
đá phẳng sẽ tượng trưng cho những cây cầu. Và một điều đặc biệt là, khu vườn luôn được thay
đổi theo một thời gian nhất định. Những hòn đá, những làn sóng cát được sắp xếp lại theo chủ
ý của chủ nhân khu vườn, nhưng những hòn sỏi hay phiến đá thì rất ít khi được sắp xếp lại,
chúng chỉ được xếp lại theo một trật tự mới mỗi khi có sự can thiệp của thời tiết hoặc do sự vô
tình của con người. Trong thiết kế sân vườn Karesansui, việc sắp đặt đá (stone) là quan trọng.
Do vậy, phải đặt đá đúng chỗ để cho được góc nhìn đẹp nhất. Nếu một viên đá có phẩn đỉnh
trông xấu, bạn đừng đặt nó ngay giữa vườn, hãy đặt nó vào một bên sân vườn. Nên chú ý sắp
đặt đá theo chiều ngang hơn là chiều đứng. Nếu các viên đá được sắp đặt càng ra xa, hãy bố trí
cho chúng chạy nối tiếp nhau. Nếu các viên đá dựa vào nhau, bạn nên sắp đặt cho chúng hỗ trợ
nhau.
Sắp xếp đá trong phong cách vườn Karesansui là vô cùng quan trọng. Vì Karesansui tập
trung nhấn mạnh vào một không gian trống trải, tạo ra một vẻ đẹp tĩnh tại mà huyền bí, nên
các chùa chiền, miếu mạo theo Thiền phái mới sử dụng nó. Theo kiểu thiết kế của Karesansui
thì cách tốt nhất để ngắm khu vườn chính là khi bạn ngồi một mình, và theo đúng tư thế trang
trọng nhất của Thiền phái. . Cũng vì mang vẻ đẹp huyền bí mà bản thân mỗi người, từ khách
du lịch cho đến các vị tăng lữ khi ngắm Karesansui đều có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa
và có những cách nhìn khác nhau như thế.
4.4.4.2 Kiểu vườn cảnh Chaniwa( Trà Đình)
Chaniwa (茶庭), được ghép từ chữ Trà (Cha – 茶) và chữ Viên (Niwa –庭 ), dịch nghĩa ra
sẽ là Vườn Trà. Sở dĩ có tên như vậy là bởi khu vườn có liên hệ mật thiết với Trà Đạo. Khi
tham gia vào nghi lễ thưởng trà (Chanoyu) của người Nhật, bạn sẽ phải vào Trà thất
(Chashitsu), và Trà thất thì lại nằm trong Chaniwa. Nói cách khác, Chaniwa là khu vườn được
thiết kế để dành cho những nơi có tổ chức Chanoyu.
Xuất hiện từ thế kỷ 14, thời đó Chaniwa không phải là khu vườn mà ai cũng có thể hiểu hết
được vẻ đẹp của nó. Khu vườn đơn thuần chỉ là những bụi hoa hoặc cây nhỏ xanh mướt,
xuyên qua chúng là những lối đi hẹp được làm một cách cẩn thận, có lát những bậc đá để bước
lên, dẫn đến Trà thất. Con đường này gọi là nobedan, và những bậc đá đó được gọi là tobi-ishi,
hoặc nori-no-ishi. Trong những bậc đá ấy, có 3 bậc đá có tên riêng: Yaku ishi – hòn đá lớn nhô
lên nhằm nhấn mạnh khung cảnh nổi bật của khu vườn, fumi ishi – hòn đá cuối cùng để khách
bước lên vào Trà thất, và fumiwake ishi – cao hơn và to hơn những hòn đá khác, thường đặt ở
chỗ giao nhau của những nobedan.
4.4.4.3 Kiểu vườn cảnh Tsukiyama( Trúc Sơn)
Trúc Sơn nghĩa là “hòn non bộ”, được dựng lên với yếu tố chủ đạo là những ngọn núi nhân
tạo, do đó nó còn được gọi là Vườn Đồi. Vườn Đồi được thiết kế để mang lại ấn tượng về một
vùng đất rộng lớn, mặc dù hầu hết các khu vườn như thế này thực sự không lớn lắm, thậm chí
là nhỏ. Đặc trưng của khu vườn kiểu này là những ngọn đồi, dòng suối, con thác nhỏ, những
ao hồ trong veo, bên cạnh là cây cầu bắc ngang, điểm xuyết vào đó những bụi cây xanh tươi
hay những bông hoa khoe sắc, những con đường nhỏ quanh co, y hệt như một bức tranh thu

75
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

nhỏ của thiên nhiên rộng lớn. Có thể nói, Tsukiyama là khu vườn được thiết kế mô phỏng theo
thế giới thiên nhiên chỉ bằng những yếu tố cơ bản của tự nhiên.
Loại vườn Tsukiyama biểu trưng cho những cái đẹp to lớn của thiên nhiên như núi, đồi,
sông, suối…thông qua những vật thể thu nhỏ. Tsukiyama trở nên nổi tiếng kể từ thời Edo, với
tên gọi cũ là Kasan – 1 khu vườn với những ngọn đồi nhân tạo, được thiết kế trái ngược hẳn
với Hiraniwa – Vườn phẳng – là những khu vườn bình thường như những khu vườn phổ biến
trong mọi ngôi nhà. Vườn Đồi được thiết kế chủ yếu dựa trên yếu tố Đồi núi và những đường
viền quanh chân đồi, đây là kiểu thiết kế phổ biến nhất. Ngoài ra, những yếu tố như suối, ao
hồ, bụi cây hay cây nhỏ các loại sẽ được dùng để làm nổi bật lên yếu tố chủ đạo đó.

4.5 Tài liệu tham khảo


[1] Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng – Nguyễn Văn Đỉnh, Nhà xuất
bản xây dựng, 2016.
[2] Nghệ thuật Kiến trúc Nhật Bản, David & Michiko Young, Nhà xuất bản Mỹ thuật,
2007.

76
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Chương 5: KIẾN TRÚC VIỆT NAM

5.1 Các ảnh hưởng tự nhiên và xã hội


5.1.1 Tự nhiên
- Cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm khí hậu khác nhau đã ảnh hưởng đến phong cách kiến
trúc của mỗi miền đất nước, hình thành kiểu kiến trúc nhà khung bền chắc, thoáng mát theo lối
kiến trúc mở, hòa lẫn với cây xanh, mặt nước.
- Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, là nơi tập trung phần lớn các
công trình kiến trúc phản ánh truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc Việt.
- Với 3/4 diện tích là rừng núi nên vật liệu xây dựng chủ yếu của kiến trúc truyền thống là
gỗ, đá và gạch. Trong đó gỗ đóng vai trò bộ khung chịu lực chính, đá dùng trang trí, làm móng
và gạch dùng làm vật liệu bao che.
5.1.2 Xã hội
- Các nhà khảo cổ đã chứng minh sự sống của người nguyên thủy tại Việt Nam vào buổi
đầu thời kỳ đồ đá cũ, và phát hiện nhiều di tích về những thời kỳ muộn hơn.
- Việt Nam có vị trí đặc biệt nằm trên đường giao lưu giữa hai nền văn minh cổ đại của
Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc.
- Việt Nam là đất nước có nhiều dân tộc, trong đó nhóm dân tộc Việt chiếm vị trí chủ yếu.
Người Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, đó là nền văn hóa Đông Sơn rất nổi tiếng từ 2000
năm trước công nguyên, tạo dựng những nét cơ bản của văn hóa Việt Nam sau này và đóng
vai trò chủ đạo trong nền văn hóa của đất nước.
- Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam phát triển chủ yếu trong thời kỳ phong kiến trước
thế kỷ XIX. Nền kinh tế hoàn toàn dựa vào nông nghiệp, sức sản xuất thấp, đời sống của xã
hội nói chung là nghèo nàn và lạc hậu. Do đó kiến trúc ít có điều kiện phát triển, chỉ có một
phần cung điện lâu đài, dinh thự của giai cấp phong kiến và một số công trình tôn giáo tín
ngưỡng do huy động được sức người, sức của nên có quy mô đáng kể và tồn tại lâu dài. Song
do thiên nhiên khắc nghiệt lại thêm các cuộc chiến tranh giữ nước và nội chiến liên miên khiến
nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá.

5.2 Các thời kỳ lịch sử


5.2.1 Kiến trúc Việt Nam thời kỳ nguyên thủy
Nền kiến trúc Việt nam được hình thành từ thời kỳ Vua Hùng dựng nước (trước năm 207
trước công nguyên) với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, hay còn gọi là nền văn minh lúa
nước, với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng – thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này, có
77
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

thể thấy hai loại hình kiến trúc cổ phổ biến là trống đồng và loại hình nhà ở, nhà sàn. Nhà ở
được trang trí với hình tượng chim thú và hình người tuy còn khá thô sơ nhưng cũng cho
chúng ta biết được ông cha cũng đã thể hiện được nét đẹp nghệ thuật trên chính ngôi nhà của
mình. Đó là những kiến trúc truyền thống lâu đời phù hợp với môi trường thiên nhiên của đất
nước, phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới nóng ẩm.
- Công trình tiêu biểu: trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ
5.2.2 Kiến trúc Việt Nam thời kỳ phong kiến
Đến thời Bắc thuộc (từ 207 đến 906 trước công nguyên) bao gồm các loại hình thành
quách, mộ tang, dinh lũy, nhà ở dân gian. Khi Phật giáo vào Việt nam thì có thêm kiến trúc
chùa.
Trải qua các triều đại phong kiến khác nhau thì đặc điểm kiến trúc cũng có nhiều nét khác
biệt rõ rệt. Vào thời Lý – Trần – Lê – Nguyễn thì kiến trúc tiêu biểu với những cung điện nguy
nga, tráng lệ, đường nét chạm trổ hoa văn tinh xảo hơn so với thời Bắc thuộc.
Kiến trúc Việt nam đời nhà Lý (Thế kỷ 11-12):
Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời nhà Lý và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm.
Cung điện, lâu đài, thành quách, chùa tháp và đền thờ được xây dựng với quy mô lớn. Thành
Thăng Long là một công trình xây dựng lớn trong các triều đại phong kiến. Thành gồm hai
vòng dài khoảng 25km. Đồng thời, thành có 1 quần thể cung điện, nhiều điện gác cao 3-4
tầng.
Nhìn chung kiến trúc thời Lý có những đặc điểm cơ bản như: tính quần thể cao, hình thức
kiến trúc và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện (thể hiện ở các bộ phận kiến trúc mái, bộ cửa,
bậc cấp, lan can và các tượng tròn, các hình thức hoa văn trang trí gạch, ngói). Tất cả những
lối kiến trúc ấy đều mang phong cách nhẹ nhàng, khiêm tốn và phù hợp với khí hậu, tập quán
Việt Nam. Riêng phường phố, chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian
phát triển song song với kiến trúc cung đình.
- Công trình tiêu biểu: Hoàng thành Thăng Long (năm 1010, dưới thời vua Lý Thái Tổ,
Hà Nội), chùa một cột (năm 1049, dưới vua Lý Thái Tông, Hà Nội), chùa Phật tích
(1057, dưới vua Lý Thánh Tông, Bắc Ninh)
Kiến trúc Việt nam đời nhà Trần:
Đến thời nhà Trần, kiến trúc chủ yếu là cung điện, chùa tháp, nhà ở, một số đền và thành
quách với một số điểm nổi bật như tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam
Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên). Tháp Bình Sơn là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng
tuy hiện chỉ còn lại 11 tầng, được xây dựng từ thời Trần và là ngọn tháp đất nung cao nhất còn
lại đến ngày nay. Tháp Phổ Minh cao gần 22m gồm có 14 tầng nối tiếp nhau tạo nên một kiến
trúc đặc sắc.

Ngoài ra, kiến trúc cung điện thời đó thường có “các” (gác) và hệ thống hành lang nối các
nhà tạo nên một hệ thống không gian mở cần thiết cho sinh hoạt của con người xứ nóng. Phố
xá lúc bấy giờ tuy đông vui nhưng nhà cửa vẫn dùng vật liệu tre gỗ là chính.
- Công trình tiêu biểu: Khu di tích đền Trần - hành cung Thiên Trường (Tức Mặc, Nam
Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), chùa và tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc
(Hưng Yên).
Kiến trúc Việt nam đời nhà Lê:

78
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Đến thế kỷ 15 khi nhà Lê trị vì, kiến trúc chính thống ghi nhận có 2 loại hình phát triển
chính là cung điện và lăng mộ. Công trình kiến trúc độc đáo phải kể đến vào TK 15 là ngôi
đình thờ Đức thánh Dương Tự Minh nằm ở xã Xuân Phương, huyện Phú Bình. Đây là một di
tích mang đặc trưng kiến trúc thời Lê với mái đình được làm bằng ngói mũi, bốn góc cong vút
ẩn hiện dưới tán cây đa cổ thụ. Gác chuông được xây 3 tầng, đình được dựng lên bởi 48 cột
lim, trên mái đình được trang trí theo kiểu “Lưỡng long chầu nguyệt”. Ở trong đình, trên dưới
các đầu trụ, các xà ngang, xà dọc đều được trang trí hoa văn, chạm trổ các bộ “Tứ linh” rất
khéo léo và công phu.
Sang thế kỷ 16 và 17 kiến trúc tôn giáo và kiến trúc thế tục như đền, chùa, đình có những
thành tựu mới. Đáng chú ý là chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) với kiến trúc chùa, kỹ thuật xây dựng
tháp và trang trí tượng. Còn vào thế kỷ 18, nghệ thuật xây dựng chùa tháp và đình làng tiếp tục
được đẩy mạnh lên một mức cao mới. Hai viên ngọc quý của kiến trúc bấy giờ là Đình Bảng
và chùa Tây Phương.
- Công trình tiêu biểu: đình thờ Đức thánh Dương Tự Minh, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).
Kiến trúc Việt nam đời nhà Nguyễn:
Bước sang thế kỷ 19 hoạt động xây dựng ở Bắc Hà có lắng xuống do Kinh đô được nhà
Nguyễn chuyển vào Huế. Ở phía Bắc (Thăng Long) chủ yếu xây dựng lại thành quách, một số
công trình văn hóa nổi bật như Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn. Khuê Văn Các là công trình nổi
tiếng đề cao học vấn, văn chương thơ phú được xây dựng nhờ công của một vị quan võ – Tổng
trấn Bắc thành Nguyễn Bá Thành vào năm 1805. Đây là công trình có kiến trúc dạng cổ lầu,
tầng gác bên trên kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng
bởi những giá gỗ đơn giãn, vững chắc mà thanh thoát. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo
một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ Khuê văn các. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối
chữ Hán thiếp vàng rất có ý nghĩa.
Tuy nhiên, trung tâm xây dựng kiến trúc mạnh mẽ nhất lúc bấy giờ là Huế bao gồm các
loại hình chủ yếu là thành quách, cung điện và lăng tẩm như kiến trúc cung đình Huế, phủ
chúa Nguyễn, Thành Huế… Nền văn hóa Việt nam ở Huế đã phong phú thêm với kiến trúc
nhà vườn, khác hẳn với kiến trúc nhà ống ở Hà nội. Có thể nói rằng kiến trúc Huế được coi là
tổng kết những giá trị kiến trúc truyền thống, những tinh hoa sắc xảo về các mặt công năng
mặt phẳng, kết cấu, quy hoạch thành quách và đô thị, trang trí nội thất và cấu trúc phong cảnh.
- Công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, đền Ngọc Sơn, kiến trúc cung đình Huế.
5.2.3 Kiến trúc Việt Nam thời kỳ cận đại và hiện đại
Cuối thế kỷ 19, kiến trúc Việt nam chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển theo trào lưu du nhập
phong cách xây dựng và quy hoạch đô thị châu Âu và sự giao lưu văn hóa Pháp và văn hóa Á
Đông. Từ thời kỳ này nền kiến trúc phát triển với những bước tiến nhảy vọt về nhiều mặt. Đặc
biệt từ sau ngày đất nước thống nhất (1975) kiến trúc Việt nam phát triển khá mạnh mẽ với sự
ra đời của nhiều đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, làng xóm mới trong đó có những công
trình kiến trúc lớn và có giá trị cao về nghệ thuật.
Kiến trúc cận đại và hiện đại Việt Nam tiếp thu phương pháp sáng tạo của nền kiến trúc
hiện đại phương Tây, tức là kiến trúc có bản vẽ đã mở ra giai đoạn mới của kiến trúc Việt
Nam với tư duy sáng tạo mới, phương pháp thiết kế mới và đã làm nên những tác phẩm kiến
trúc mới. Gắn với sự hình thành nền kiến trúc cận đại và hiện đại Viên Nam là những kiến trúc
sư được đào tạo theo phương pháp của phương Tây đại trường Mỹ Thuật Đông Dương (thành
lập năm 1925).

79
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Vào thời kỳ những năm 1930, phải kể đến bộ ba kiến trúc sư đã mở “Văn phòng Kiến trúc
Luyện – Tiếp – Đức” và đã đóng góp cho xã hội nhiều công trình đáng ghi nhận. Kiến trúc sư
Nguyễn Cao Luyện học rất giỏi, đỗ đầu khóa 1928-1933 được học bổng đi tu nghiệp tại Pháp
(thực tập tại nơi có những tài năng lớn của kiến trúc Pháp như Le Corbusier, Auguste Perret).
Ra nghề không làm việc cho chính quyền thực dân mà mở phòng tư với các bạn cùng học,
kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp cùng khóa và kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức học khóa sau. Mỗi
người đều đã có sáng tác để lại nhiều ấn tượng tốt (Nguyễn Cao Luyện có các công trình 65
Lý Thường Kiệt, 77 Nguyễn Thái Học, 14 Phạm Đình Hồ, 7 Thuyền Quang… Hoàng Như
Tiếp có biệt thự đường Ngọc Hà, Nguyễn Gia Đức có biệt thự phố Nguyễn Thái Học…)
nhưng công trình mang tính khoa học của bộ ba này mang tên “nhà ánh sáng” (kiểu nhà ở bình
dân không đắt tiền nhưng có môi trường ở tiện nghi, nhiều ánh sáng…) đã làm cho các ông
được cảm phục nhờ tính nhân văn của người nghệ sĩ, hướng nghề nghiệp vào việc phục vụ đời
sống nhân dân.
Trong số các gương mặt nghệ sĩ – KTS có nhiều hoạt động nghề nghiệp đóng góp vào sự
phát triển nền kiến trúc mới Việt Nam trên địa bàn phương nam và chủ yếu là ở đô thành Sài
Gòn thì phải nói đến KTS Huỳnh Tấn Phát và KTS Ngô Viết Thụ. Góp sức nhiều trong việc
sáng tạo một phong cách hiện đại ở phía Nam là nhóm Văn phòng kiến trúc của 3 KTS
Nguyễn Văn Hoa – Phạm Văn Thâng – Nguyễn Quang Nhạc
- Các kiến trúc sư tiêu biểu thời kỳ đầu: KTS Huỳnh Tấn Phát, KTS Nguyễn Văn
Ninh, KTS Ngô Viết Thụ
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu: Nhà sàn Bác Hồ (1957, KTS Nguyễn Văn Ninh),
Dinh độc lập (1961-1966, KTS Ngô Viết Thụ), quy hoạch thủ đô Hà Nội (1970, KTS
Huỳnh Tấn Phát), Cầu Thê Húc (1950, KTS Nguyễn Ngọc Diệm)…
Năm 1986 bắt đầu thời kỳ Đổi mới ở Việt Nam, tuy nhiên những hệ quả tích cực của chính
sách Đổi mới chỉ bắt đầu ảnh hưởng mạnh tới nền kiến trúc nước ta vào khoảng cuối những
năm 1980. Xu thế hiện đại mới nhấn mạnh phương cách biểu hiện hình thái kiến trúc bằng
những giải pháp công nghệ hiện đại, khả năng biểu hiện của các kỹ thuật mới nhất trong lĩnh
vực kết cấu thép, kính, bê tông…được tận dụng triệt để tạo ra những bộ mặt kiến trúc hoàn
toàn mới mang tính ấn tượng mạnh. Nói chung kiến trúc từ cận đến ngày nay tập trung ở
những mảng lớn như thiết kế nội thất, thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch đô thị, thiết kế môi
trường và quy hoạch vùng.
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu: Nhà Quốc hội Việt Nam, Ba Đình, Hà Nội ( GS.
TS. KTS Meinhard Von Gerkan, KTS Nikolaus Goetze, KTS Dirk Heller và KTS Joem
Ortmann), Bảo tàng Hà Nội – (KTS M. von Gerkan và N. Goetze), Bitexco Financial
Tower (KTS C. Zapata), Đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn (KTS Lê Hiệp), Trung tâm
Văn hóa Kinh Bắc (KTS Nguyễn Thế Thảo và Nguyễn Việt Châu), Trường học xanh
Bình Dương (KTS Võ Trọng Nghĩa), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Thiết
kế kiến trúc TT-As, Tư vấn công trình xanh: VILANDCO).
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập (1948-2018), Hội KTS Việt Nam trao tặng Bằng Cống
hiến cho 10 KTS Trẻ tiêu biểu Vì đã có những thành tích xuất sắc trong sáng tạo kiến trúc, đạt
nhiều giải thưởng Quốc gia – quốc tế và hoạt động tích cực trong công tác Hội cũng như hội
nhập quốc tế. 10 KTS trẻ tiêu biểu vinh dự nhận bằng cống hiến gồm có: Nguyễn Thu
Phong (CLB KTS Trẻ toàn quốc), Hoàng Thúc Hào (VP Kiến trúc 1+1>2), Võ Trọng Nghĩa
(Công ty Võ Trọng Nghĩa), Nguyễn Hoàng Mạnh (MIA Design Studio), Nguyễn Xuân Minh
(Công ty Kiến trúc BHA), Nguyễn Tuấn Anh (A+G), Nguyễn Hòa Hiệp (A21 Studio), Đoàn
80
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Thanh Hà (HP Architects), Trần Ngọc Phương (HP Architects), Lê Nguyễn Hương Giang
(Công ty GK Archi)
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu: Nhà cộng đồng Suối Rè (KTS. Hoàng Thúc Hào),
Nhà cộng đồng Nậm Đăm, Hà Giang (KTS. Hoàng Thúc Hào), Nhà hiệu bộ Đại học
FPT (KTS Võ Trọng Nghĩa), Wind and Water Café (KTS Võ Trọng Nghĩa). 9 spa
(KTS Nguyễn Hòa Hiệp), I resort (KTS Nguyễn Hòa Hiệp). Naman Retreat Pure Spa
(MIA Design Studio)
- Triết lý kiến trúc: Kiến trúc hạnh phúc (KTS Hoàng Thúc Hào)
Có thể nói, nền kiến trúc Việt nam trải qua rất nhiều cung bậc thăng trầm khác nhau nhưng
đều gắn liền chặt chẽ với các giai đoạn của tiến trình lịch sử. Đáng chú ý là thiết kế kiến trúc
qua các thời đại luôn phát triển, luôn đổi mới với những đúc kết tinh hoa từ nền kiến trúc đi
trước nhưng đồng thời luôn sáng tạo, đổi mới không ngừng bằng những tài năng, khối óc của
những con người sáng tạo ra cái đẹp nói riêng cũng như con người Việt nam nói chung.

5.3 Đặc điểm kiến trúc


- Kiến trúc Việt Nam có tính chất dân tộc và tính địa phương phong phú, có bản sắc riêng
biệt.
- Phong cách kiến trúc giản dị, khiêm tốn, nhẹ nhàng và khoáng đạt, phù hợp phong tục tập
quán dân tộc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
- Vị trí địa hình của công trình kiến trúc kết hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên Việt
Nam.
- Bố cục tạo hình nghệ thuật kiến trúc thường là cân xứng hài hòa và có tỷ lệ tương xứng
với tầm vóc người Việt Nam.
- Màu sắc trang trí và điêu khắc phối kết hòa hợp đẹp mắt và giàu tính dân gian Việt Nam.
- Biết khai thác và sử dụng vật liệu địa phương là chủ yếu, hệ thống cấu trúc vững vàng có
tính khoa học.

5.4 Các loại hình kiến trúc truyền thống Việt Nam và công trình tiêu biểu
5.4.1 Kiến trúc đô thị
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa chưa phát triển tính chất chính trị quân sự chi
phối và trội hơn tính chất kinh tế thương nghiệp. Các tòa thành phục vụ cho mục đích phòng
thủ và là nơi đồn trú của các thế lực phong kiến. Để đảm bảo cuộc sống của gia cấp thống trị
bên cạnh phần "đô" còn tồn tại phần "thị"; đây là nơi tập trung các thợ thủ công sản xuất ra các
hàng hóa tiêu dùng và những cư dân làm nghề buôn bán trao đổi hàng hóa cần thiết, đó là
những người không sản xuất nông nghiệp. Các trung tâm này đóng vai trò chủ đạo của cả
nước hoặc trung tâm ở các địa phương. Đó là các kinh đô của các triều đại phong kiến như Cổ
Loa, Thăng Long, Phú Xuân, Huế... và các lỵ sở của quan lại địa phương như Nam Định, Sơn
Tây, Bắc Ninh... Đến thế kỷ XVI – XVII, do ngoại thương phát triển mạnh làm xuất hiện một
số đô thị mang tính chất kinh tế thương mại thuần túy như Phố Hiến, Hội An, Gia Định.. và có
cấu trúc đô thị tương đối hoàn chỉnh.
81
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Đặc điểm kiến trúc.


. Địa điểm và vật liệu:
Tùy thuộc vào tính chất tầm vóc của đô thị mà các trung tâm này có thể nằm ở vùng đồi
núi, trung du hay đồng bằng, ven sông hay ven biển. Nếu đó là kinh đô thì phải có vị trí chiến
lược về quân sự; có núi, sông che chắn như những chiến lũy tự nhiên ngăn cản quân thù từ xa
đồng thời thuận tiện cho việc chỉ đạo hành chính. Nếu đó là thư phủ của địa phương thì phải
nằm trên các trục lộ giao thông thủy bộ đều thuận tiện. Bên cạnh đó, việc chọn địa điểm đô thị
còn chịu ảnh hưởng của các quan niệm về thuật phong thủy.
. Bố cục:
Các đô thị cổ Việt Nam thường có hai kiểu bố cục cơ bản: (1) loại có bố cục theo kiểu tự do
triệt để lợi dụng các yếu tố địa hình thiên nhiên như sông, núi…(2) loại có bố cục hình học
như vuông, chữ nhật, đa giác... là những công trình được xây dựng từ thế kỉ XI trở đi, khi mà
nền độc lập tự chủ của đất nước khá vững bền.
Cấu trúc của các đô thị truyền thống thường có ba vòng thành: vòng ngoài gọi là kinh thành
vòng giữa là hoàng thành vòng trong là cấm thành. Phù hợp với quan niệm nho giáo của nền
quân chủ phong kiến phương Đông phần ngoài cùng của đô thị dành cho lớp thị dân, thợ thủ
công ở, phần giữa dành cho tầng lớp quan lại phong kiến triều đình và trong cùng là nơi giành
cho vua và hoàng tộc. Thành phố luôn có hướng Nam. Trong cấu trúc chiến lũy phòng thủ này
nguyên tắc chung bố trí các tuyến phòng ngự là HÀO - THÀNH - PHÁO ĐÀI. Còn các khu ở
thì được chia ra làm thành nhiều ô, các đường đi kẻ hình bàn cờ, hoặc bám theo các trục giao
thông chính ngoại thành.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Huế.
5.4.2 Kiến trúc cung đình.
Ngày nay tất cả các cung điện, dinh thự của các thời kỳ mở đầu đều bị tàn phá bởi
chiến tranh và thời gian, chỉ còn lại trên sử sách và một vài dấu tích ít ỏi. Các kiến trúc cung
điện còn lại duy nhất đến ngày nay và cho ta một hình ảnh cụ thể về mảng kiến trúc này là các
cung điện, dinh thự nhà Nguyễn ở Huế.
Đặc điểm kiến trúc.
- Bố cục đối xứng trong toàn bộ tổng thể qua trục chính Bắc - Nam xuất phát từ quan niệm
của Nho giáo như tả nam, hữu nữ, tả văn, hữu võ ... gây được cảm giác các lớp kiến trúc trùng
trùng điệp điệp, từng khu nhỏ cũng theo lối đối xứng này.

82
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Mặt bằng công trình hình chữ nhật và thường được phát triển theo chiều sâu nhờ hai nhà
nối tiếp liền mái nhau theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Mái nhà cấu tạo theo kiểu “chồng
diêm” gồm hai tầng mái nối chồng lên nhau.
- Nội thất nửa ngoài không đóng trần để tận dụng chiều cao cho nơi hành lễ cần, nửa trong
có trần là chốn thâm nghiêm nơi Vua ngự hay thờ tự. Trang trí phong phú, đạt trình độ thẩm
mỹ cao.
- Phong cách kiến trúc nói chung mang tính khiêm tốn, chừng mực, hài hòa của kiến trúc
dân gian Việt nam, không quá đồ sộ, nguy nga lộng lẫy tạo nên ấn tượng sâu sắc về sự hòa
hợp giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: điện Thái Hòa, điện Long An…
5.4.3 Kiến trúc Phật giáo
Đặc điểm kiến trúc.
Vị trí: Các công trình Phật giáo thường được xây dựng ở những nơi có phong cảnh
đẹp, gắn bó với núi đồi, sông hồ... Vào thời Lý, các chùa tháp đều xây dựng trên các triền núi,
lấy núi làm chổ dự, trước mặt là một không gian rộng mở, có dòng sông uốn quanh.
Bố cục: kiến trúc mặt bằng đa số có bố cục cân xứng, theo cách gọi của ông cha ta
ngày xưa là bố cục theo kiểu chữ đinh (T), chữ công (I) hay nội công ngoại quốc ( ), cũng có
nội đinh ngoại quốc, chữ tam (≡≡ )…
Mặt bằng: Trong tổng thể ngôi chùa từ ngoài vào ta thấy có cổng tam quan hay tứ trụ
tiếp đến là gác chuông, sân rộng, dãy hành lang bao quanh ba mặt và cuối cùng là điện thờ hay
còn gọi là tòa Tam bảo thường gồm có 3 ngôi nhà nằm kế nhau: tòa Tiền đường là nơidâng
hương hành, tòa Thiêu hương là nơi đốt hương, gõ mõ, tụng kinh và tòa Thượng điện là nơi
đặt tượng Phật trên bệ gọi là tòa "Tam bảo" tượng trưng cho sự tu hành đắc đạo của đức Phật.
Trong khu vực chùa còn có Tháp mang tính chất chế ngự và nhấn mạnh bố cục của công trình
theo phương đứng. Trên trục chính của quần thể kiến trúc chùa phía trước đặt Tháp tích phật
còn phía sau chùa đặt Tháp mộ theo thể tự do.
Kết cấu: Kết cấu ngôi thượng điện mang giá trị truyền thống của kiến trúc cổ Việt
Nam. Trong đó ta thấy biểu hiện đặc trưng của kiến trúc khung gỗ Việt Nam khác với khung
gỗ chịu lực của Trung Quốc và các nước Đông Á ở thức kiến trúc Việt Nam là CỘT-XÀ-KẺ.
Điêu khắc trang trí: Trong chùa các bộ phận cấu tạo bằng gỗ của công trình như cột,
xà, kẻ hoặc bẩy đều được chạm khắc tinh vi. Các tháp được trang trí trên mặt đứng, diềm mái
khung của... với các đề tài tôn giáo như tứ linh hay rồng mây hoa lá, cảnh sông nước bằng đất
nung. Màu sắc chủ đạo trong chùa thường là màu vàng - màu của lý tưởng và cao quý.
83
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Pháp Vân (chùa Dâu), chùa Diên Hựu, chùa Phổ
Minh, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ…
5.4.4 Kiến trúc Nho giáo
Kiến trúc Nho giáo bao gồm: Văn miếu ở kinh đô và Trấn thành, Văn chí ở huyệnvà
tổng và Tự Chí ở xã. Văn Miếu có qui mô và điển hình hơn cả là Văn miếu xây dựng ở Thăng
Long vào thời nhà Lý và rải rác ở một số địa phương khác.
Đặc điểm kiến trúc: Công trình mô phỏng theo Văn miếu tại Khúc Phụ - Sơn Đông
(Trung Quốc). Các công trình được bố trí trên trục chính, ngăn cách với nhau bằng các sân có
trường bao.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
5.4.5 Kiến trúc Đạo giáo
Đền đài, miếu mạo thường được xây dựng ở vị trí liên quan đến những truyền thuyết hoặc
sự tích cuộc sống của các vị thần siêu nhiên hay nhân vật được tôn thờ.
Đặc điểm kiến trúc: Bố cục công trình thường theo lối truyền thống đối xứng, có các
dạng hình chữ nhật hoặc tổ hợp một số nhà hình chữ nhật song song hoặc nối nhau. Đa số có
sân trước điện thờ để tiến hành nghi lễ, xung quanh có tường vây hoặc hai bên có hành lang,
phía trước có cổng lớn tứ trụ.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: đền Quan Thánh, đền Ngọc Sơn…
5.4.6 Kiến trúc tín ngưỡng dân gian
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà là một trong những tín ngưỡng dân gian quan trọng trong đời
sống tâm linh người Việt. Từ đó, người ta cho rằng ngôi nhà là nơi ở của người sống và ngôi
mộ là nơi ở của người đã chết. Xây mồ mả là tỏ lòng thương kính người đã khuất, nhưng cũng
để cầu mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong số các lăng mộ còn tồn tại đến ngày nay, lăng
mộ của các vua triều Nguyễn là có giá trị về mặt kiến trúc hơn cả. Đa số các lăng mộ được xây
dựng khi vua còn tại vị, nằm tập trung phía Tây-Nam Huế dọc theo bờ sông Hương. Vùng xây
dựng lăng có nhiều đồi núi, suối khe rất hợp với luật phong thủy.
Đặc điểm kiến trúc:
- Xung quanh lăng có khu vực bảo vệ rộng lớn với tường cao bao bọc, bên trong là các công
trình kiến trúc, hồ sen, cây cảnh... Tổng thể lăng chia làm hai phần Lăng và Tẩm. Từ ngoài có
cổng, sân chầu, hai bên có tưọng quan hầu, tượng thú, nhà bia, sân tế lễ, điện thờ… cuối cùng
là Bửu thành xây hình tròn, bao quanh gò đất lớn có đặt phần mộ nhà vua.

84
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

- Đa số các lăng thời Nguyễn đều biết khai thác sử dụng thiên nhiên khéo léo, dùng thiên
nhiên làm ngoại cảnh tô điểm cho các công trình. Bên cạnh những nét chung, mỗi lăng mang
một số đặt điểm riêng tùy theo bối cảnh lịch sử của từng triều đại, cá tính, phong cách của
từng ông vua.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng
Khải Định…
5.4.7 Kiến trúc công cộng dân gian
Đặc điểm kiến trúc.
Đình làng là thể loại kiến trúc còn bảo tồn được khá trọn vẹn những nét nghệ thuật đậm
đà tính dân tộc và sắc thái dân gian. Đình vừa là công trình tôn giáo, là nơi thờ thành hoàng
làng đồng thời là kiến trúc công cộng, nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của làng. Địa điểm xây
dựng gắn liền với khu dân cư làng xã, thế đất cần có tầm nhìn thoáng, tạo cảm giác thiêng
liêng. Trước đình thường có sân rộng, hồ nước, cây xanh cổ thụ tạo cảnh. Tổng thể kiến trúc
được nhấn mạnh tính trang nghiêm theo lối bố cục trung tâm kết hợp với bố cục chiều sâu đối
xứng qua trục chính.
Hệ thống kết cấu gỗ : cột xà, kẻ hoặc bẩy liên kết chủ yếu bằng mộng mẹo nên rất vững
chắc. Hệ kết cấu đứng trên đá chân cột bằng sức nặng của mái và ngôi nhà mà không cần
móng. Mái chiếm 2/3 chiều cao với 4 góc xòe rộng và uốn cong theo kiểu “tàu đao, lá mái”.
Bên trong đình, trên các kết cấu và bao che thường được chạm khắc các chủ đề tứ linh, cảnh
sinh hoạt nông thôn… có giá trị nghệ thuật cao.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Bảng…
5.4.8 Kiến trúc dân gian
a. Làng xóm
Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Việt Nam và mang tính chất độc lập nhất định của nó.
Đối với Nhà nước, Làng chỉ cần làm tròn nhiệm vụ quốc gia qui định như thuế, binh lính…
ngoài ra Làng có thể tự do xử trí công việc của mình theo lệ làng. Làng không do luật pháp tổ
chức, trái lại luật pháp công nhận là có làng với luật lệ riêng. Đây là một đặc điểm rất đặc biệt
của làng Việt Nam xưa.
Làng là một đơn vị dân cư hợp thành trong quá trình lao động sinh sống và đấu tranh
tồn tại. Ở đây duy trì một lối sống mang tính cộng đồng cao, thương yêu, giúp đỡ nhau trong
lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên và kẻ thù, đoàn kết bảo vệ cho nhau, đồng thời
cũng là nơi gìn giữ những truyền thống dân tộc.

85
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Làng cũng là nơi bảo tồn những nét sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng
thờ cúng lễ giáo. Mỗi làng thường có Chùa để thờ Phật, có đền thờ các vị anh hùng hay vị thần
có công với dân với nước. Đình làng là nơi thờ Thành hoàng, vị thần linh được coi như che
chở cho dân làng được bình yên, thịnh vượng. Đình làng còn làm nơi hội họp giải quyết mọi
việc trong làng.
Đặc điểm không gian làng mang tính chất khép kín, thường có luỹ tre dày bao bọc, vừa
bảo vệ thôn xóm, vừa chống trộm cướp. Làng có cổng chính nhìn ra đường cái quan, với chòi
canh và cánh cửa chắc chắn. Ở đồng bằng sông Hồng, địa bàn sinh sống lâu đời của người
Việt, các làng xóm và những tụ điểm dân cư có cấu trúc thành cụm lớn nhỏ tuỳ thuộc vào
quan hệ huyết thống, điều kiện kinh tế, địa hình cho phép.
Càng vào phía Nam, các làng tập trung dọc theo đường cái quan hoặc theo kênh rạch.
Việc phân bố dân cư và lao động theo đường sông và đường cái đã từ bỏ truyền thống quy tụ
người cùng dòng họ trong vùng lũy tre xanh. Các khu dân cư mới hình thành một kiểu làng ấp
với quy hoạch không khép kín phù hợp với tiến trình của việc di dân từng bước vào Nam,
đồng thời phù hợp với điều kiện khí hậu ấm áp ôn hoà của phương Nam.
Do đặc điểm khí hậu các vùng khác nhau nên nhà ở đồng bằng sông Hồng có hướng
Nam hay Đông - Nam vùng có gió Lào (Nghệ Tĩnh) hướng Đông còn vùng đồng bằng sông
Cửu Long tương đối tự do, trừ hướng Tây. Việc chọn hướng nhà còn liên quan đến tín ngưỡng
dân gian và giữ gìn sự chung sống thân thiện với hàng xóm.
b. Nhà ở
Nhà ở của người Việt là những ngôi nhà nền đất, có xuất xứ từ nhà sàn. Tổ tiên của
người Việt, từ thời các Vua Hùng, đã tiến ra cư trú ở những vùng đất rộng lớn từ trung du tới
đồng bằng. Và để thích ứng với điều kiện thiên nhiên khí hậu và chống thú dữ... người ta đã
xây dựng những ngôi nhà sàn - một kiểu nhà rất thích hợp với những triền đất đốc cũng như
vùng đất còn lầy lội. Hai hình ảnh những ngôi nhà sàn thường được thấy trên trống đồng: (1)
kiểu mái cong hình mui thuyền, sàn thấp, đuôi mái gối sát sàn nhà và làm nhiệm vụ của tường
ngoài; (2) Một loại khác là mái võng ở giữa, hai mái đổ xuống hai bên và đâm thẳng xuống
sàn, của được trổ ở hai đầu. Trong tiến trình lịch sử ông cha ta từ vùng núi, qua trung du rồi về
đồng bằng cư trú và trồng lúa nước. Ngôi nhà sàn cũng chuyển dần thành ngôi nhà nền đất
ngày nay. Nhà nền đất vùng xuôi có kết cấu khung tre lợp tranh rạ, hoặc kết cấu khung gỗ lợp
ngói. Nhà miền xuôi thường bao gồm: nhà chính, nhà phụ, nhà bếp và chuồng gia súc cùng
sân vườn, ao, giếng nước và hàng rào quây quanh. Nhà chính là nơi cư trú của cả gia đình, có
bố cục gian lẽ: 1,3,5 hay 7 và có chái.

86
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Bố cục và tính chất kiến trúc các loại nhà rất phong phú, tuỳ thuộc điều kiện địa lý, khí
hậu, và vật liệu khác nhau. Đặc điểm nổi bật là ngôi nhà ở nông thôn luôn luôn gắn bó sân
vườn với thiên nhiên cây cỏ, ngôi nhà nằm lọt giữa vườn cây ăn quả, ao cá… Sân gạch hay
sân đất trải rộng phía trước nhà là trung tâm bố cục của khu đất mang nhiều chức năng như
sinh hoạt, kinh tế, tạo không gian thoáng mát… Điều kiện kinh tế, cuộc sống tự cấp tự túc đã
gắn liền người nông dân Việt Nam với mảnh vườn, ao cá… như một tập tục lâu đời. Không
gian cư trú và hoạt động không còn bó hẹp ở trong ngôi nhà còn kéo dài ra ngoài hiên, sân
phơi, dưới dàn cây, trong góc vườn...
Bố trí không gian trong nhà chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo phong kiến và chế
độ gia trưởng phụ quyền. Trong nhà chính có không gian lớn chính giữa giành cho bàn thờ,
chỗ tiếp khách phía trước, hai bên là nơi nghỉ của khách, chồng, ông nội; nơi sinh hoạt gia
đình; nơi học hành của con cái… Bên trái làm buồng ngủ của vợ, bên phải là buồng ngủ của
bà già, cháu nhỏ hoặc làm kho.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: Nhà ở dân gian các vùng miền.
5.4.9 Kiến trúc Chăm Pa
Từ thế kỷ II - XVII trên dãi đất Miền Trung từ Quảng Bình đến Thuận Hải đã tồn tại
vương quốc Chămpa với một nền văn hoá rực rỡ, trong đó nghệ thuật kiến trúc chiếm vị trí
quan trọng. Các kiến trúc này thuộc dòng kiến trúc Ấn giáo với các di tích kiến trúc rất phong
phú nằm rải rác khắp cả vùng, tập trung thành ba nhóm chính:
1. Nhóm Quảng Nam: Bao gồm các di tích chính ở Mỹ Sơn, Đồng Dương, Trà Kiệu chiếm
một vùng rộng lớn trong phạm vi sông Thu Bồn.
2. Nhóm Bình Định: Tập trung chủ yếu chung quanh thành Bình Định cũ, trên bờ sông
Côn.
3. Nhóm Thuận Hải: Tập trung chủ yếu chung quanh thị trấn Phan Rang.
Đặc điểm kiến trúc.
Tháp Chăm còn gọi là Kalăng, thực chất là Đền tháp, nơi thờ các vị thần thể hiện hình
tượng núi Meru nơi ngự trị của các thần thánh, theo quan điểm của nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ.
Tháp Chăm thường có những đặc điểm chung như sau:
- Mặt bằng tổng thể: Các tháp Chăm được xây dựng trên những quả đồi cao có vị trí chế
ngự cả một vùng. Trong bố cục tổng thể đa số theo kiểu bố cục tập trung, các tháp phụ bố trí
xung quanh các tháp chính, các tháp không cùng chung một bệ mà gần như mọc thẳng từ dưới
đất lên. Hoặc bố trí theo bộ ba đứng thẳng hàng theo trục Bắc - Nam, cửa chính mở hướng
Đông. Trong đó, tháp giữa thờ thần Siva, tháp phía Bắc thờ thần Visnu và pháp phía Nam thờ
87
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

thần Brahma. Trong quần thể thường có 4 loại kiến trúc chính sau đây: Tháp cổng - Sân hành
lễ - Đền tháp - Nhà khách thập phương.
- Đền tháp: Có mặt bằng hình vuông, tường dày, đa số có cửa chính mở hướng Đông còn
lại các mặt bên là cửa giả. Trong tháp có bệ, đặt tượng thờ thần, các nghi lễ chủ yếu tiến hành
bên ngoài. Trước đền tháp có sảnh là khối kiến trúc thấp và nhỏ hơn khối kiến trúc chính. Kiến
trúc tháp chia làm 3 phần rõ rệt: Phần bệ - Phần thân tháp - Phần mái. Phần thân tháp được
phân vị đứng với các dãy cột nổi, trên có diềm mái. Trên mặt được khắc chạm các hình trang
trí và các khoảng lõm tạo cảm giác nhẹ nhàng, sinh động, vươn cao. Cửa có trụ đỡ và xà bằng
đá, đế và đầu cột to khoẻ mang dáng dấp của kết cấu gỗ. Phần mái tổ chức dật cấp, thường có
3 - 4 tầng mái, càng lên trên càng nhỏ và thấp dần. Trên cùng kết thúc bằng một chỏm nhọn
hình búp sen. Nhìn chung kiến trúc tháp có tỉ lệ hài hoà dáng cân đối mặt đứng sinh động và
mang tính hoành tráng cao. Nội thất ít trang trí, trên tường có những hốc đặt tượng thờ.
Hầu hết các tháp đều xây dựng bằng gạch nung để trần, kết hợp với một số bộ phận chịu lực
làm bằng đá có trang trí. Kỹ thuật xây dựng rất độc đáo: trên các bức tường của tháp không có
mạnh vữa mà liên kết bằng những chất keo thực vật rất bền chắc. Sau khi xây dựng việc trang
trí mới được tiến hành.
- Sân hành lễ: Trước cửa một số tháp như Ponaga (Nha Trang), tháp Chợ (Mỹ Sơn)... có
xây dựng một sân lớn với các dãy cột mập khoẻ ở xung quanh là nơi các tín đồ tập hợp để tế
lễ. Sân thường có mặt bằng hình chữ nhật nằm dọc theo trục chính của tháp. Đây là một kiểu
không gian mở hoàn toàn song vẫn không kém phần trang nghiêm, bề thế phù hợp với dạng tế
tự ngoài trời của Ấn giáo.
- Nhà khách thập phương: Nhà khách có mặt bằng hình chữ nhật, các cửa chính nằm ở
hai đầu và trên tường còn lại chừa cửa sổ nhỏ, vừa đủ để ánh sáng lọt vào. Mặt tường phía
trong phẳng, không trang trí, bên ngoài trang trí tinh vi. Nội thất bên trong để thoáng cả một
không gian lớn hoặc ngăn thành những phòng nhỏ. Mái hình vòm bán nguyệt trên có trang trí
hoa lá. Trong một số trường hợp mái dật cấp hình vòm, phần trên lặp lại kiến trúc tháp phía
dưới nhưng nhỏ và thấp hơn.
- Tháp cổng: Tháp cổng đặt trên trục chính của quần thể. Loại đơn giản có mặt bằng hình
vuông, hai cửa trước và sau đối xứng nhau, loại phức tạp có mặt bằng bằng gồm 3 hình vuông
nối nhau giữa lớn hai bên nhỏ tạo thành ba cửa phía ngoài và một cửa chính mở ra phía trong.
Công trình kiến trúc tiêu biểu: quần thể tháp Chăm Mỹ Sơn, quần thể Dồng Dương,
quần thể Ponagar - Nha Trang…

88
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

5.5 Tài liệu tham khảo


[1] Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng – Nguyễn Văn Đỉnh, Nhà xuất
bản xây dựng, 2016.
[2] Kiến trúc Việt Nam – Các dòng tiêu biểu, Nguyễn Khởi, Trường Đại học Kiến trúc
Tp. Hồ Chí Minh, 1991.
[3] Kiến trúc cổ Việt Nam, Vũ Tam Lang, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1991.
[4] Kiến trúc Việt Nam, Ngô Huy Quỳnh, Nhà xuất bản Tp. Hồ CHí Minh, 1986.
[5] Kiến trúc Dân gian truyền thống Việt Nam, Chu Quang Trứ, Nhà xuất bản Mỹ thuật,
1999.
[6] Tìm hiểu Lịch sử Kiến trúc Việt Nam, Ngô Huy Quỳnh, Nhà xuất bản Xây dựng,
2000.
[7] Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên, Đoàn Đức Thành, Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội, 2008

89
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Kiến trúc Ấn Độ

……..……………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

90
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
91
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

92
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
93
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Kiến trúc Đông Nam Á

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

94
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

95
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
96
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Kiến trúc Trung Quốc

…………………………………………………………………………………………….

97
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

98
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

99
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

100
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

101
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

102
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

Kiến trúc Nhật Bản

…………………………………………………………………………………………….

103
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

104
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

105
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

106
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

107
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

108
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

Kiến trúc Việt Nam

109
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

110
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

111
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

112
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

113
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

114
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

115
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

116
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

117
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

118
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

119
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

120
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

121
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

122
Bộ môn Kiến trúc - Khoa Kiến trúc - Trường ĐHBK, ĐHĐN Lịch sử kiến trúc phương Đông

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn hóa và kiến trúc phương Đông, Đặng Thái Hoàng – Nguyễn Văn Đỉnh, Nhà xuất
bản xây dựng, 2016.
2. Kiến trúc Việt Nam – Các dòng tiêu biểu, Nguyễn Khởi, Trường Đại học Kiến trúc Tp.
Hồ Chí Minh, 1991.
3. Kiến trúc Dân gian truyền thống Việt Nam, Chu Quang Trứ, Nhà xuất bản Mỹ thuật,
1999.
4. Kiến trúc cổ Việt Nam, Vũ Tam Lang, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1991.
5. Kiến trúc Việt Nam, Ngô Huy Quỳnh, Nhà xuất bản Tp. Hồ CHí Minh, 1986.
6. Kiến trúc Cổ đại Châu Á, Ngô Huy Quỳnh, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1999.
7. Tìm hiểu Lịch sử Kiến trúc Việt Nam, Ngô Huy Quỳnh, Nhà xuất bản Xây dựng,
2000.
8. The Architecture of India, Carmen Kagal, The festival of India, 1986
9. Indian Architecture (Islam period), Percy Brown, D.B. Taraporevala Sons & Co. Pvt.
LTD.,7th print, 1981
10. Kiến trúc Trung Quốc, Thái Yến Hâm, Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
2015.
11. Nghệ thuật Kiến trúc Nhật Bản, David & Michiko Young, Nhà xuất bản Mỹ thuật,
2007.
12. Thế hệ Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên, Đoàn Đức Thành, Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội, 2008

123

You might also like