You are on page 1of 68

TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Thuyết trình:

ĐẠI ĐẠO
TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Môn học: Thần Học Kitô Giáo Về Các Tôn Giáo


Giáo sư: Linh mục Phanxicô Xaviê Bảo Lộc

Khóa XX – Tổ 3

2023
DÀN BÀI

DẪN NHẬP

1. LỊCH SỬ:

1.1. Bối cảnh

1.2. Hình thành

2. GIÁO LÝ VÀ THỰC HÀNH:

2.1. Giáo Lý: Vũ trụ quan – Nhân sinh quan – Tôn chỉ – Cứu cánh

2.2. Thực Hành: Minh thệ – Trai tịnh – Thiên bàn – Tam công

3. ĐỐI CHIẾU VỚI KITÔ GIÁO:

3.1. Giáo Lý: Vũ trụ quan – Nhân sinh quan – Tôn chỉ – Cứu cánh

3.2. Thực Hành: Minh thệ – Trai tịnh – Thiên bàn – Tam công

NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

I
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... II
DẪN NHẬP ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 1
1. LỊCH SỬ: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2
1.1. Bối cảnh .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 2
1.2. Hình thành ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 21
2. GIÁO LÝ VÀ THỰC HÀNH: .................................................................................................................................................................................................................................................................. 23
2.1. Giáo Lý: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 23
2.1.1. Vũ trụ quan ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 23
2.1.2. Nhân sinh quan ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 26
2.1.3. Tôn chỉ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 28
2.1.4. Cứu cánh ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 32
2.2. Thực Hành: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 34
2.2.1. Minh thệ .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 34
2.2.2. Trai tịnh ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 35
2.2.3. Thiên bàn ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 36
2.2.4. Tam công ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 37
3. ĐỐI CHIẾU VỚI KITÔ GIÁO: ...................................................................................................................................................................................................................................................... 44
3.1. Giáo Lý: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 44
3.1.1. Vũ trụ quan ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 44
3.1.2. Nhân sinh quan ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 46
3.1.3. Tôn chỉ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 51
3.1.4. Cứu cánh ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 51
3.2. Thực Hành: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 54
3.2.1. Minh thệ .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 54
3.2.2. Trai tịnh ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 56
3.2.3. Thiên bàn ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 58
3.2.4. Tam công ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 60
NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 61
II
DẪN NHẬP
“Sinh ra đời, ai chẳng ước mơ hạnh phúc? Ông Trời đã đặt sẵn trong tâm hồn
mỗi người ước vọng hạnh phúc. Ai sẽ chỉ cho ta con đường tốt nhất để đạt hạnh
phúc?”1 Đó hẳn là những đắn đo suy tư của những con người đang lúng túng và bế
tắc trên con đường tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân và thế giới xung quanh. Biết
được nhân loại đang lần mò trong những câu hỏi không có câu trả lời. Thì Đức
Thượng Đế vì lòng yêu thương nhơn loại mới khai mở Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ:
“Thầy lấy đức háo sanh mở đạo lần ba mà vớt kẻ hữu phần, tránh khỏi nơi buộc ràng
khổ phạt. Ai hữu phước đặng để chân vào, kẻ vô phần phải bị tà yêu cám dỗ.”2
Không dừng ở đó, Đức Thượng Đế vì muốn kết thân tình với nhơn loại nên đã nhận
bản thân là Thầy và kêu nhơn loại bằng môn đệ: “Nếu muốn Ta tận tâm truyền đạo,
thảy đều phải kỉnh Ta bằng Thầy cho tiện bề đối đãi.”3 Trước hạnh phúc to lớn của
nhân loại, Đức Thượng Đế đã giáng mừng cho các môn đệ đầu tiên bằng bài thơ sau:
“Mừng thay gặp gở Đạo Cao Đài

Bởi đức ngày xưa có buổi nay;

Rộng mở cửa răn, năng cứu chuộc,

Gìn lòng tu tánh chớ đơn sai”

Còn mặt lịch sử, không giống với Phật Giáo và Kitô giáo “đều bị khước từ
trong quốc gia nguyên quán, nhưng lại lan rộng và phát triển trên khắp thế giới, do
đặc tính phổ quát và khả năng thích nghi với các nên văn hóa khác nhau.”4 Nhưng
với Đạo Cao Đài lại ngược lại, bên cạnh việc “thu hút sự quan tâm của vài nhà trí
thức Pháp tại ngay thủ đô Paris”5 thì vào năm 1932 con số tín đồ Cao Đài tại Nam
Kỳ “hơn một triệu người trong lúc đó số dân là ba triệu rưỡi.”6 Theo Sergei Blagov,
ông liệt kê Đạo Cao Đài (1926) vào danh sách các Tôn giáo mới. Do ông dựa theo sự
biến chuyển của tình hình chính trị quốc gia khởi đi từ thế kỷ XIX cho đến nay, rồi
điểm lại những giai đoạn phát triển Tôn giáo mới.7
Vì Đạo Cao Đài được xem là một Tôn giáo mới, với giới hạn của chúng con,
trong bài thuyết trình này, chúng con không muốn nhắm đến việc nắm bắt trọn vẹn
mọi điều từ Đạo Cao Đài cho bằng chúng con chỉ ước mong rằng bản thân nhờ vào

1
Lm. Đỗ Văn Lực O.P, “Sống Đạo Thời WTO”, Chia Sẻ, số 53. năm (2007): 134-144.
2
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1-2 Hợp Nhứt, B59
3
Đồng Tâm, Lịch sử cao đài Q2 (1972), 61; Huệ Chương, Đại Đạo Truy Nguyên, 21-22.
4
Lm. Phanxicô Xaviê Bảo Lộc, Thần Học Kitô Giáo Về Các Tôn Giáo (Lưu hành nội bộ, 2023),142.
5
Lm. Phan Tấn Thành O.P, “Các Tôn Giáo Mới Ở Việt Nam,” Thời Sự Thần Học, số 98. năm (2022):
79-115.
Gabriel Gobron, History and Philosophy of Caodaism, trans. Phạm Xuân Thái, 103; Huệ Khải, Đất
6

Nam Kỳ Tiền Đề Văn Hóa Mở Đạo Cao Đài (Hà Nội: Tôn Giáo, 2012), 8.
7
x. Sergei Blagov, Vietnamese New Religious Movement: An Introduction (Boston: Brill, 2015), 550-
561.
1
việc có dịp tìm hiểu về Đạo Cao Đài thì nảy sinh sự đáp trả thân thiện hơn về Đạo
Cao Đài chứ không phải chỉ dừng lại ở việc hộ giáo, tìm cách đưa ra những luận cứ
chứng tỏ Kitô giáo đứng trên tất cả như Marsilio Ficino đã từng nhắm đến trong
cuốn De Christiana Religione (1474).
“Không lạ gì các sách báo của Kitô giáo viết về các Tôn giáo mới khá dồi dào,
thường là tố giác những nguy hại của chúng, tuy đôi khi cũng có người coi thường
vì cho rằng hiện tượng này sẽ qua đi mà chẳng để lại dấu vết gì đáng kể. Sự đáp
trả thông thường đối với các Tôn giáo mới là hộ giáo, cách riêng nơi các Kitô hữu
Tin lành và bảo căn, nhằm bảo vệ niềm tin của mình trước một khung cảnh văn
hóa bị coi là nguy hiểm. Vì thế, người ta nhấn mạnh đến sự đối chiếu các niềm tin,
giá trị và thực hành của các phong trào ấy để vạch ra sự trái nghịch với đạo lý Kitô
giáo và vì thế cần phải tẩy chay triệt để. Những tác phẩm cực đoan đi theo chiều
hướng này dẫn đến việc kết án các Tôn giáo mới.”8

1. LỊCH SỬ:
1.1 Bối Cảnh9
Bước đầu tìm hiểu tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài ở Nam Kỳ, chuyên khảo
này chỉ mới tạm xét đến năm khía cạnh sau:
A. Tính mở của địa lý thiên nhiên Nam Kỳ
B. Tính mở và động của làng Nam Kỳ
C. Tính đa dân tộc và đa tín ngưỡng của đất Nam Kỳ
D. Cá tính người Nam Kỳ
E. Nhu cầu tâm linh10 người Nam Kỳ
Trình bày năm khía cạnh trên, nhằm thử chắt lọc, vận dụng, khai thác kết quả
các công trình nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học xã hội trong và ngoài
nước. Các tác giả ấy đều ở ngoài cộng đồng Cao Đài và vì thế những ý kiến của họ
đúc kết nơi đây sẽ giúp hiểu thêm một cách khách quan về sự ra đời của đạo Cao
Đài ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ 20.

8
John A. Saliba, “Nghiên Cứu Các Tôn Giáo Mới – Khoa Học Nhân Văn Và Khoa Học Tôn Giáo,”
Thời Sự Thần Học, số 98. năm (2022): 37-78.
9
Huệ Khải, Đất Nam Kỳ Tiền Đề Văn Hóa Mở Đạo Cao Đài (Hà Nội: Tôn Giáo, 2012), 12-45.
10
Hồng y Francis Arinze, “Các Tôn Giáo Mới Trong Các Văn Kiện Tòa Thánh,” Thời Sự Thần Học,
số 98. năm (2022): 116-149. Hồng y Francis Arinze nhận xét về việc này: “Các tôn giáo mới cho thấy rằng có
những nhu cầu tâm linh chưa được định hình, hoặc chưa được nhận ra và đáp ứng về phía các Giáo Hội và các
tôn giáo khác. Đó là biểu hiện của một tình trạng khủng hoảng, cách riêng nơi những người mỏng dòn, tựa
như các bạn trẻ đang đi tìm lý tưởng tuyệt đối, hoặc những người lớn đang gặp khủng hoảng với tôn giáo của
mình hay với xã hội.”
2
Nói cách khác, theo nguyên tắc “thuật nhi bất tác” của Khổng Tử, tôi mong
sao mấy lý lẽ trình bày trong chuyên khảo này có thể thoát ra ngoài tư ý và định kiến
chủ quan để may ra góp được phần nào nhận thức về tiền đề văn hóa của việc mở
đạo Cao Đài, một tôn giáo trẻ đã thực sự hiện diện trong đời sống tâm linh dân tộc
qua hơn ba phần tư thế kỷ.
A. Tính mở của địa lý thiên nhiên Nam Kỳ
Nam Kỳ gồm miền Đông Nam Kỳ rộng 27.920km2 và miền đồng bằng châu
thổ sông Cửu Long rộng 39.950km2, hình thành hai vùng thiên nhiên rõ rệt. Với diện
tích 67.870km2, Nam Kỳ là châu thổ lớn nhất của vùng Đông Nam Á và là đồng bằng
lớn nhất của Việt Nam. Ở vào vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Nam Kỳ từ lâu đã
được xem là “địa bàn thuận tiện nhất trong việc nối liền và giao lưu mọi mặt với các
nước láng giềng trong khu vực”.
1. Vị trí mở của nam kỳ trong khu vực Đông Nam Á
Có người xem Nam Kỳ là vị trí ngã tư đường của các cư dân và các nền văn
hóa, văn minh.Do đó Nam Kỳ đã sớm là vị trí hội tụ các luồng văn hóa Đông Tây,
một giao điểm động, thoáng, và mở.Tinh thần bao dung tôn giáo ở Nam Kỳ cũng là
đặc điểm chung của các tôn giáo ở Đông Nam Á, chấp nhận cùng hiện hữu, không
kỳ thị và không có xung đột, chiến tranh tôn giáo.
2. Hệ thống sông nước Nam Kỳ là ưu thế mở để nối liền văn hóa đông tây
Sông ngòi, kênh rạch của Nam Kỳ nhiều và chằng chịt. Có sách cho rằng tổng
số chiều dài sông và kênh rạch lớn lên tới trên 5.000km.
Đồng bằng sông Cửu Long hai mặt giáp biển. Trên cùng một châu thổ có
những con sông chảy ngược chiều nhau: có sông đổ ra biển Đông, có sông đổ ra vịnh
Thái Lan ở phía Tây. Hơn nữa, những con sông đó lại được các con kênh nối với
nhau, như thể nối nước chảy về bên Đông với nước chảy về bên Tây.
Tại đồng bằng miền Tây Nam Kỳ, theo Vũ Tự Lập, “Ngoài hệ thống Cửu Long,
(...) còn rất nhiều sông nhỏ và kênh đào. Ở phía Tây Nam châu thổ, các sông ngòi nối
với nhau chằng chịt và chảy ra cả biển Đông và vịnh Thái Lan do chịu ảnh hưởng
mạnh của thủy triều. Theo nhịp điệu thủy triều, khi thì nước chảy từ Đông sang Tây,
khi thì chảy ngược lại, giao thông thủy thật tiện lợi.”
Đinh Văn Hạnh cho rằng đặc trưng độc đáo này của sông nước Nam Kỳ là
một “ưu thế nổi trội (...) khiến cho vùng đất này như ‘mở được mọi cửa’ để tiếp cận
với xung quanh”.
Tóm lại, từ những ý kiến trên đây, có thể rút ra điều gì? Đất Nam Kỳ ở vào vị
trí mở trong khu vực Đông Nam Á, và có hệ thống sông nước mang tính mở và nối
kết Đông Tây. Với hai đặc điểm như thế, cuộc đất ấy sẽ sản sinh ra những tâm hồn

3
mở, thoáng với xu hướng tổng hợp Đông Tây. Địa lý Nam Kỳ có thể xem là một tiền
đề thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao Đài – một tôn giáo “tổng hợp các nền đạo lý
theo phương châm kết tinh kim cổ, dung hòa Đông Tây.”
B. Tính mở và động của làng Nam Kỳ
1. Tính mở của làng Nam Kỳ
1.1. Địa hình mở
Theo Huỳnh Lứa, làng ở Nam Kỳ, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long,
“thường được hình thành dọc theo sông rạch. Thôn xóm thường được trải dài theo
hai bên bờ sông, bờ kênh rạch, không có lũy tre bao quanh, nhà cửa nằm ở giữa vườn
cây trái, đằng trước nhà là dòng nước, nơi ghe thuyền qua lại, phía sau là đồng
ruộng.”
Một cách tỉ mỉ hơn, Thạch Phương phân chia làng Nam Kỳ ra bốn dạng quần
cư chính:
– “Phổ biến nhất là loại hình làng xóm thiết lập dọc theo các tuyến sông rạch;
vườn nhà này nối tiếp vườn nhà khác, hoặc cách quãng bởi ruộng lúa.”
– “Khi đường bộ phát triển thì lại xuất hiện loại hình làng xóm chạy dài theo
trục lộ, nhưng thường thường nhà cửa, vườn tược không liên tục như ở tuyến sông
rạch.”
– “Một loại hình làng nữa được thiết lập ở nơi vàm sông, ở chỗ giáp nước (nơi
hai dòng nước do chịu sự tácđộng của thủy triều gặp nhau). Những tụ điểm dân cư
này thường có xu hướng phát triển thành thị tứ (hay thị trấn) vì là nơi tập trung quán
xá, cơ sở dịch vụ sửa chữa, cửa hàng, chành vựa và có khi cả chợ búa.”
– Ở miền đông Nam Kỳ: “Làng xóm nằm trên các đồi, gò, hay trên những
giồng đất cao...”
Làng Nam Kỳ không có lũy tre bao quanh, không tạo thành một quần thể riêng
biệt, không cách bức với các làng khác như ở Bắc Kỳ.
Nói về tính mở của làng Nam Kỳ, và so sánh sự tương phản với làng Bắc Kỳ,
đáng lưu ý tới ý kiến của Trần Đình Hượu, một tác giả miền Bắc. Ông nhìn thấy mỗi
một làng miền Bắc giống như một hòn đảo tách biệt, có lũy tre bao quanh, với lối độc
đạo vào làng, đi qua một cổng kiên cố bằng gạch, có cánh cửa gỗ lim. Do đó, làng
Bắc Kỳ mang ý nghĩa bố phòng, không thân thiện, ít hiếu khách.
Cũng vậy, trong Nông dân đồng bằng Bắc Kỳ, P. Gourou nhận xét rằng mỗi
làng ở Bắc Kỳ là một quần thể khép kín, với lũy tre bao bọc quanh làng, với rào hay
tường bao quanh từng nhà.

4
1.2. Thiết chế mở
Ngoài mặt địa hình mở, làng Nam Kỳ còn mang tính mở về mặt thiết chế.
Giải thích lý do hình thành thiết chế mở ở làng Nam Kỳ, điều mà làng Trung
Kỳ và Bắc Kỳ không có, Thạch Phương lập luận rằng Nam Kỳ là đất mới do lưu dân
khai phá, “nên làng xóm ở đây có một lịch sử hình thành và phát triển ngắnhơn làng
xóm ở Bắc và Trung. Các sinh hoạt của cộng đồng thôn xã cũng lỏng lẻo hơn, không
bị ràng buộc bởi hệ thống quy tắc chặt chẽ và những nghi thức rườm rà, phiền phức
như ở nơi đất cũ.”
Làng Nam Kỳ không có hương ước, thần tích, thần phả cho nên, nói theo
Thạch Phương, “kể cả những làng tương đối lâu đời, thường khá lỏng lẻo về mặt
thiết chế. (...) Dân làng nói chung không bị những quy ước, những lệ làng ràng buộc,
câu thúc chặt chẽ như ở Bắc và Trung.”
Đồng quan điểm như trên, Huỳnh Lứa lập luận rằng làng ở đất mới “chưa bị
ràng buộc bởi luật lệ, quy chế nghiêm ngặt với những lệ làng, hương ước phức tạp.
Và cũng không có sự phân biệt giữa người đã ở lâu với người mới đến, giữa dân
chính gốc và người ngụ cư. Từ sau khi nhà Nguyễn thiết lập và củng cố bộ máy quản
lý hành chánh, tình hình có thay đổi khác hơn, nhưng nhìn chung thiết chế làng xã ở
đây vẫn lỏng lẻo hơn so với làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ.”
2. Tính động của làng Nam Kỳ
Làng Bắc Kỳ hầu hết là làng cổ. Mỗi làng thường có một truyền thống và dân
làng tự hào được bảo thủ cái truyền thống xưa cũ đó. Làng Bắc Kỳ vì thế thường là
cộng đồng của một số dòng họ. Trái lại, Nam Kỳ là đất mới, thu hút lưu dân tứ xứ
tụ về. Làng Nam Kỳ vì thế cũng mang tính động, như là một thuộc tính của vùng
đất mới. Tác nhân chủ yếu tạo thành tính động này chính là những cuộc di dân.
Sử liệu có một bằng chứng cụ thể về tính động này. Thựvậy, sau khi đàn áp
cuộc khởi nghĩa ở làng An Định (tỉnh Châu Đốc), để kiểm soát dân làng, năm 1887
Pháp lập thống kê. Kết quả cho thấy 407 gia đình có gốc gác từ 13 tỉnh khác nhau ở
Nam Kỳ, và truy ngược nữa, thì họ lại từ miền Trung vào.
Do tính tứ chiếng này mà ở Nam Kỳ hầu như không có gia phả của dòng họ,
và Sơn Nam giải thích: “Về gia phả gần như không có, người khẩn hoang ở Nam Bộ
[Nam Kỳ] không ghi chép lại để che giấu lý lịch, đề phòng trường hợp tru di tam tộc,
theo luật phong kiến.”
Tính động của làng Nam Kỳ về mặt nông nghiệp còn thấy ở hình thức ruộng
phụ canh, điều hầu như hiếm có ở Bắc Kỳ. Thế nào là ruộng phụ canh? Trần Thị Thu
Lương giải thích: “Ruộng đất phụ canh là loại ruộng đất có chủ sở hữu không phải
là người bản thôn (xã).”

5
Nguyễn Công Bình viết: “Nếu ở đồng bằng sông Hồng chỉ có đôi làng có ruộng
phụ canh của người làng bên cạnh, thì ở đồng bằng sông Cửu Long phổ biến các
thôn xã có ruộng đất phụ canh, có nhiều hộ có ruộng phụ canh ở làng khác, xã khác,
tổng khác, huyện khác, thậm chí tỉnh khác. Lại có những hộ có ruộng đất phụ canh
ở nhiều thôn xã khác, tổng khác, huyện khác.”
Khi khảo sát địa bạ của 92 thôn xã có ruộng đất tư nằm rải đều trong 8 tổng
thuộc Nam Kỳ Lục Tỉnh ở đầu thế kỷ 19, Trần Thị Thu Lương phát hiện 76/92 thôn
xã đã có ruộng đất phụ canh. Số chủ phụ canh là 1.159 người, chiếm 24,2% sốlượng
chủ (4.793 người). Diện tích phụ canh là 17.635 mẫu 6 sào, chiếm 28,35% diện tích
ruộng tư (62.202 mẫu 3 sào).
Từ kết quả khảo sát ruộng đất Nam Kỳ thế kỷ 19, Trần Thị Thu Lương nhận
định: “Tình hình phụ canh ruộng đất ở đây đã thể hiện tính chất mở của nó trên
phương diện giao lưu sở hữu ruộng đất giữa các xã thôn. Nó đồng thời còn thể hiện
tính di động cao của nông dân Nam Bộ [Nam Kỳ].”
Tóm lại, làng Nam Kỳ mang tính mở và tính động. Đây cũng là tính chất của
người Nam Kỳ. Hệ quả tất nhiên là người Nam Kỳ có đầu óc cởi mở và sẵn sàng tiếp
thu cái mới. Nhờ thế, khi tiếp xúc với cái mới, người Nam Kỳ dễ dàng bao dung,
chấp nhận, rồi tích cực ủng hộ. Tình cảm, thái độ ứng xử này rất thuận lợi cho sự ra
đời của một tôn giáo mới như đạo Cao Đài.
Thực vậy, thay vì dị ứng với cái mới, người Nam Kỳ đã mau lẹ, nhiệt thành và
đông đảo đi theo một tôn giáo mới như Cao Đài. Họ đã nhanh chóng tạo thành một
hiện tượng khác thường trong lịch sử, khiến cho về sau này các học giả phương Tây
phải gọi đó là một “làn sóng”, hay một “phong trào”. Hai từ ngữ này có thể không
thích hợp khi nói tới một tôn giáo, nhưng nó lại phản ánh được phần nào cái hiện
tượng đông đảo tín đồ Cao Đài nhanh chóng phát triển rộng khắp Nam Kỳ.
C. Tính đa dân tộc và đa tín ngưỡng của đất Nam Kỳ
1. Tính đa dân tộc
Theo Huỳnh Lứa: “Nam Bộ [Nam Kỳ] nói chung, vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng, ngay trong buổi đầu khai phá, đã có nhiều dân tộc sống chung, xen
kẽ với nhau. Đó là một điểm đáng chú ý so với bất cứ vùng nào trên đất nước Việt
Nam.”
Thực vậy, tính luôn người Việt (còn gọi là người Kinh), trên toàn lãnh thổ Việt
Nam có năm mươi bốn dân tộc khác nhau. Riêng ở Nam Kỳ, ngoài người Việt (Kinh)
và Hoa (Hán) ra, có bảy dân tộc khác như sau: Khơ-me (Khmer), Cơ Ho (K’Ho),
Chăm (Chàm), Mnông, Xtiêng (Stieng), Mạ và Chu Ru.

6
Dân tộc Việt. Người Việt vào khai phá và định cư ở Nam Kỳ từ thế kỷ 17. Quá
trình di dân liên tục của người Việt diễn ra đồng thời với chiến tranh Trịnh-Nguyễn.
Cuộc di dân càng ồ ạt khi các chúa Nguyễn thi hành chính sách Nam tiến.
Dân tộc Hoa. Cuối thế kỷ 17, theo Huỳnh Lứa, người Hoa từ các tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam đã đến lập nghiệp ở Nam Kỳ
(Mỹ Tho, Biên Hòa, Hà Tiên, đồng bằng sông Cửu Long).
Dân tộc Khơ-me. Trước thế kỷ 17, theo Đinh Văn Hạnh, khi chưa có những
đợt di cư của người Việt, người Hoa và người Chăm tới Nam Kỳ thì người Khơ-me
và văn hóa Khơ-me giữ vai trò chủ thể ở miền đất này.
Theo Đinh Văn Liên, dân số người Việt, Hoa và Khơ-me ở Nam Kỳ cuối thế
kỷ 19 như sau:
VIỆT HOA KHƠ-ME
Năm 1862-1888 1.629.224 56.000 151.367
Năm 1895 1.967.000 88.000 170.488
Dân tộc Chăm. Vào thế kỷ 17, 18 một số người Chăm ở miền nam Trung Kỳ
đã sang Cao Miên và Xiêm (Thái Lan), đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nhóm
dân cư gốc Mã Lai và Ấn Độ. Đầu thế kỷ 19, trở về định cư ở Châu Đốc và một số
tỉnh khác ở Nam Kỳ, họ đã mang theo ít nhiều ảnh hưởng văn hóa của người Miên,
Xiêm, Mã, Ấn.
Năm 1880, dân tộc Chăm ở Châu Đốc có khoảng 13.200 người. Các dân tộc
khác. Ngoài các dân tộc đã có mặt sẵn ở Nam Kỳ trước khi người Việt đặt chân tới,
còn có các giống dân từ nước ngoài cũng sớm tìm đến. Sự kiện này được ghi nhận
trong vài tác phẩm viết vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Chẳng hạn:
– Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) ghi nhận điều ấy
như sau: “Gia Định là đất phương nam của nước Việt. Khi mới khai thác, lưu dân
nước ta [Việt] cùng người kiều ngụ như người Đường [Hoa], người Cao Miên [Khơ-
me], người Tây phương, người Phú-lang-sa [Pháp], người Hồng mao [Anh], người
Mã-cao [Macao], người Đồ-bà [Java] ở lẫn lộn nhưng về y phục, khí cụ thì người
nước nào theo tục nước ấy.”
– Cổ Gia Định phong cảnh vịnh, tương truyền của Ngô Nhơn Tịnh (?-1813), kể
rằng khi người châu Âu da trắng, người Chà-và (Java) da đen với mớ tóc quăn xoăn
tít xuất hiện ở Nam Kỳ, bề ngoài khác lạ của họ đã từng khiến cho con gái đi chợ bỏ
chạy, còn bọn trai chèo ghe thì tò mò nhìn theo:
Lũ Tây dương da trắng bạc, Mồm giột giạt, miệng xếch xác, hình vóc khác,
Giống thần quỷ, thần ma, thần sát. Con bưng rổ te te chạy vát. Quân Ô Rồ mặt đen

7
thui, Thể lọ nồi, đầu quăn riết, miệng trớt môi. In thiên bồng, thiên tướng, thiên lôi,
Thằng cầm chèo hất hất đứng coi.
Các dân tộc cư trú ở Nam Kỳ đến và bắt đầu có mặt ở miền đất này vào những
thời điểm không giống nhau, trình độ kinh tế, tổ chức xã hội, tôn giáo có nhiều điểm
khác biệt. Chẳng hạn, cách thức tổ chức làng xã không chặt chẽ như Trung Kỳ và Bắc
Kỳ. Làng Nam Kỳ được tạo lập trong quá trình người Việt cùng khẩn hoang và cộng
cư với nhiều dân tộc khác (Khơ-me, Chăm, Hoa).
“Điều đó có ý nghĩa trong việc giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngưỡng giữa các dân tộc.”
Thạch Phương cho rằng: “Nhiều yếu tố văn hóa thực tiễn của bà con người
Hoa, người Khơ-me, người Chăm đã được lưu dân Việt chọn lọc, tiếp nhận một cách
hồn nhiên, không dị ứng, không định kiến.”
Nhờ vị trí thuận lợi của Nam Kỳ, sự giao lưu văn hóa không chỉ diễn ra giữa
các dân tộc đang sinh sống trên miền đất này mà còn với cả các dân tộc ở bên ngoài
như Mã Lai,Xiêm (Thái Lan), Java... và có liên hệ với nền văn minh Nam Á đã lâu
đời.
Đinh Văn Hạnh thấy rằng: “… sống giữa cộng đồng các dân tộc Khơ-me, Hoa,
Chăm vốn sẵn tinh thần bao dung về mặt tín ngưỡng, nên tín ngưỡng, tôn giáo của
người Việt ở Nam Bộ [Nam Kỳ] cũng hết sức độc đáo và đa dạng. Nam Bộ [Nam Kỳ]
là mảnh đất có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo nhất nước ta, với những nét đặc thù mà
nơi khác không có. Quá trình hình thành, du nhập và phát triển của tôn giáo, tín
ngưỡng Nam Bộ [Nam Kỳ] gắn liền với lịch sử thăng trầm và đặc điểm kinh tế, văn
hóa-xã hội riêng biệt của vùng đất này.”
Tóm lại, trước khi đạo Cao Đài ra đời, hoàn cảnh sinh sống vừa quần cư vừa
xen kẽ giữa dân tộc Việt với nhiều dân tộc khác trên mảnh đất Nam Kỳ trải qua hơn
hai trăm năm đã tạo ra cho miền đất mới một điều kiện văn hóa mở và thoáng, dễ
dàng cho những cơ hội giao lưu, hội nhập. Có thể nói ngay từ buổi đầu hình thành
miền đất mới, Nam Kỳ đã sớm có xu thế văn hóa đa hệ, cho nên Nam Kỳ không hề
dị ứng với một tín ngưỡng tổng hợp như Cao Đài. Đó là lý do khi hạt giống đạo Cao
Đài gieo xuống đất Nam Kỳ, dù trong lịch sử không tránh khỏi có nhiều lúc thời tiết
quá khắc nghiệt, hạt giống ấy vẫn mau lẹ nảy mầm và trổi lớn thành tàn lá sum suê
cho đến ngày nay.
2. Tính đa tín ngưỡng
Tính đa dân tộc của Nam Kỳ tất yếu đưa đến tính đa tín ngưỡng. Giải thích lý
do đa tín ngưỡng, Hồ Lê viết: “Thời gian dài hơn hai trăm năm, bắt đầu từ thế kỷ 17
sang nửacuối thế kỷ 19 này, cũng là thời gian lắm chinh chiến, loạn ly. Bao nhiêu
người bị nạn dưới làn tên mũi giáo. Bao nhiêu gia đình tan tác, cha lìa con, vợ xa
8
chồng... Đi khai hoang nơi ‘biên địa’ đã là một sự đánh cuộc với đời, phải chấp nhận
rủi ro nhiều hơn nữa. Trong khung cảnh như vậy, người dân Nam Bộ [Nam Kỳ] tự
nhiên phải tin tưởng nhiều vào sự hên, xui, may, rủi. Và để khỏi bị xui, bị rủi thì họ
phải khấn vái, cầu xin sự phò hộ độ trì của Trời Phật, thần linh, tổ tiên ông bà và cả
những người ‘khuất mặt’. Nam Bộ [Nam Kỳ] là mảnh đất của nhiều tôn giáo, nhiều
tín ngưỡng một phần là vì thế.”
Đinh Văn Hạnh xác nhận: “So với các nơi khác, Nam Bộ [Nam Kỳ] là vùng đất
có nhiều loại hình tôn giáo và số lượng tín đồ chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn quốc.”
Tuy khảo sát chưa đầy đủ, về mặt tín ngưỡng của các dân tộc cùng sống xen
kẽ với người Việt ở Nam Kỳ, có thể nói vắn tắt rằng ngoài Tam giáo (Nho, Thích,
Lão) và Thiên Chúa giáo ra, đất Nam Kỳ có nhiều sắc thái tín ngưỡng như sau: –
Người Khơ-me theo Phật giáo tiểu thừa, cũng gọi Phật giáo nguyên thủy
(Theravada).
Vì tin có kiếp sau, có luân hồi nên họ sống hiền lành, không đua chen giành
giựt. Khi dành dụm được nhiều tiền, họ thường lập chùa, nuôi sư để tích phước cho
kiếp sau.
Con trai Khơ-me lớn lên phải vào chùa để học chữ và giáo lý trong ba năm.
Sau đó hoặc tu luôn hoặc hoàn tục.
– Người Chăm (Chàm) theo chế độ mẫu hệ, chịu nhiều ảnh hưởng Hồi giáo
(Islam), Ấn giáo (Bà la môn giáo).
Họ tin có ngày tận thế, tin có cuộc phán xét cuối cùng, có sự tái sinh ở kiếp
sau.
– Người Xtiêng thờ đa thần, trong đó quan trọng nhất là thần mặt trời.
– Người Chu Ru theo chế độ mẫu hệ, nơi thờ cúng thường là một cổ thụ gần
làng. Nói khác đi, họ theo tín ngưỡng vật linh (animism).
– Người Hoa đến Nam Kỳ từ nửa sau thế kỷ 17, đưa vào miền đất mới những
tập quán tín ngưỡng riêng của họ. Hơn thế, họ còn mang vào Nam Kỳ xu hướng
truyền thống là lập hội kín, pha trộn chính trị và đạo giáo.
Mặc dù đa tín ngưỡng, Nam Kỳ không phải chịu xung đột về tôn giáo. Huỳnh
Lứa viết: “Sự hỗn hợp dân cư thuộc nhiều nguồn gốc địa phương, nhiều tôn giáo, tín
ngưỡng khác biệt, nhiều trình độ phát triển về mặt xã hội trong nhiều thế kỷ qua đã
không hề là yếu tố cản trở sự đoàn kết gắn bó nhau giữa các tộc người cùng chung
sống trên địa bàn Nam Bộ [Nam Kỳ].”
Huỳnh Lứa nhận xét: “Điều đáng lưu ý trong đời sống vănhóa tinh thần ở nơi
đây là trong quá trình cộng cư giữa người Việt, người Khơ-me, người Hoa, người

9
Chăm đã diễn ra hiện tượng tồn tại đan xen nhiều tôn giáo khác nhau, trong khi giữa
các dân tộc ấy vẫn giữ được tinh thần bao dung về mặt tín ngưỡng.”
“Không thể kể hết sự giao lưu văn hóa người Việt với các dân tộc khác trong
vùng trên tất cả các lãnh vực (...). Trong sự giao lưu đó, trên cơ sở kế thừa, tiếp thu
có chọn lọc, nền văn hóa của người Việt trong vùng đã được nâng lên, được làm
phong phú thêm với nhiều nét đặc sắc.”
Như vậy, với tinh thần tín ngưỡng hòa đồng, bao dung, người Nam Kỳ đã
hoàn toàn không thấy có điều gì ngăn ngại khi tiếp cận và chấp nhận đạo Cao Đài.
Về phần mình, đạo Cao Đài không chỏi nghịch với các tín ngưỡng sẵn có ở Nam Kỳ.
Điều đó giải thích vì sao Nam Kỳ đã là xuất phát điểm thành công của đạo Cao Đài
vào đầu thế kỷ 20.
D. Cá tính người Nam Kỳ
Một hạt giống gieo trên đất màu mỡ sẽ lớn lên nhanh và tươi tốt hơn so với
khi nó được gieo ở đất cằn. Một thân cây trồng trong chậu gốm nhỏ sẽ bị thúc ép, gò
bó hơn nhiều so với một cây trồng thẳng xuống đất vườn rộng rãi và có phân nước
đầy đủ. Một vùng đất với thổ nghi đặc trưng thường cho một sản vật ngon ngọt đặc
trưng. Sơn Nam viết: “Người ta là hoa của đất, đất nào sanh ra hoa lá của đất ấy. Đại
khái, có thứ đất sinh ra trái cam chua, có thứ đất sinh ra trái cam ngọt, khó thay
đổi.”.Không phải vô lý mà từ lâu đời dân gian đã thừa nhận giá trị những đặc sản
địa phương như: bưởi Biên Hòa, cam Cái Bè, sầu riêng Cái Mơn, xoài cát Hòa Lộc,
măng cụt Lái Thiêu...
Con người cũng thế. Cá tính con người không thể không chịu sự chi phối của
môi trường thiên nhiên, của vùng đất người đó sinh sống. Do đó, khi nói đến cá tính
Nam Kỳ thì cũng cần biết qua về thiên nhiên Nam Kỳ.
1. Nam Kỳ: thiên nhiên khắc nghiệt
Khi Nam Kỳ còn là đất hoang, chưa được khai phá, thiênnhiên miền đất mới
này cực kỳ khắc nghiệt. Huỳnh Lứa viết: “Nam Bộ [Nam Kỳ] là một vùng đất có môi
trường thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, vừa có nhiều thuận lợi, nhưng cũng
không ít khó khăn đối với cuộc sống con người.”
Theo Sơn Nam, đất Nam Kỳ là “thiên đường của cọp, sấu, rắn độc, muỗi mòng
với bệnh sốt rét, ẩm thấp, mặt đất lè tè, sông rạch khá nhiều với nhiều ao vũng, đầy
chim cò vùng ngập nước. Đồng cỏ vàng lườm, cháy khô vào mùa nắng nhưng mưa
đến là mọc nhanh, cao khỏi đầu.”
Nhiều thế hệ lưu dân đã nối tiếp nhau tìm đến Nam Kỳ khai khẩn rừng hoang,
cải tạo các trũng thấp sình lầy để trồng cấy và sinh sống. Phong trào khẩn hoang này
phát khởi từ thời Chúa Nguyễn (thế kỷ 17).

10
Trong quá trình Nam tiến, các lưu dân phải liên tục chống chỏi với các loài thú
dữ, cá sấu, rắn rết, muỗi mòng, sơn lam chướng khí, và bệnh tật. Thiên nhiên Nam
Kỳ buổi ấy đã làm giàu cho tiếng Việt những câu nói và ca dao của một thời phá
rừng dựng nước:
– Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tợ bánh canh.
– Cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy.
– Tới đây nước mặn đồng chua,
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng.
– Chèo ghe sợ sấu cắn chưn,
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma.
– Đồng Nai xứ sở lạ lùng,
Dưới sông cá lội trên rừng cọp um.
– Tới đây xứ sở lạ lùng,
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh.
Năm 1753, Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) đặt chân đến Nam Kỳ sau khi miền
đất này đã có hơn một trăm năm được khai phá, thế mà ông vẫn còn phải buồn bã
ghi nhận rằng: 殘荷帶濕, 折柳霑泥. Tàn hà đái thấp, chiết liễu triêm nê. (Sen tàn hơi
ẩm thấp; khí hậu độc địa, nhánh cây bần gãy rụng đẫm bùn.)
Ông cũng ghi nhận: 千家流到蠻夷土. 水多鱷魚陸蛇虎. Thiên gia lưu đáo man
di thổ. Thủy đa ngạc ngư, lục xà hổ. (Ngàn nhà đi tới đất hoang dã. Dưới nước nhiều
cá sấu; trên đất lắm rắn, cọp.)
Sang thế kỷ 19, sau hai trăm năm đã được lưu dân khai phá, thiên nhiên Nam
Kỳ vẫn còn làm cho thực dân Pháp kinh sợ. Theo Sơn Nam, khi mới cướp được Nam
Kỳ, thực dân Pháp rất bi quan, nhận định rằng không thể nào định cư ở đây được.
Họ sợ muỗi mòng rắn rết, sợ nắng chói chang oi bức và những cơn mưa sấm chớp
liên hồi.
Thiên nhiên khắc nghiệt đó góp phần hình thành cá tính người Nam Kỳ ra
sao? Huỳnh Lứa trả lời: “... môi trường thiên nhiên Nam Bộ [Nam Kỳ] với những
đặc điểm riêng biệt của nó, cũng đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn
hóa vật chất và tinh thần cũng như trong việc hình thành tính cách của con người
sinh sống ở đây.”
Những đặc trưng của lưu dân ở Nam Kỳ qua nhiều đời đã dần dần kết tụ
thành cá tính Nam Kỳ. Cá tính này bộc lộ rất mạnh vào nửa cuối thế kỷ 19, mà theo
Hồ Lê, đó là “tính cáchnăng động, ít thủ cựu, dám tiếp cận cái mới”.
11
2. Cá tính người Nam Kỳ: Khái quát một số đặc trưng
2.1. Tính cởi mở, phóng khoáng
Nói về cá tính Nam Kỳ, Sơn Nam nhận xét: “Nét lớn trong tính cách người đi
khẩn hoang vẫn là chuộng sự phóng khoáng...”
Thạch Phương viết: “Dừng chân trên vùng đất mới, cộng đồng lưu dân – thông
qua giao lưu và sáng tạo – dần dần vươn tới một tầm nhìn, một cách nghĩ khoáng
đạt và năng động hơn. Hiện thực bày ra trước mắt người nông dân rộng mở hơn.
Tầm mắt không còn bị lũy tre làng và bờ đê che chắn nữa.”
Đinh Văn Hạnh giải thích: “Nơi đất mới rộng rãi con người không cần sự bon
chen như ở nơi đất hẹp người đông. Họ sống rộng rãi, cởi mở và hào hiệp hơn. Sự
gò bó, cứng ngắc, hẹp hòi được họ cởi bỏ lại đằng sau [trên đường Nam tiến] để sáng
tạo ra một phong cách sống tự do, phóng khoáng hơn...”
Nguyễn Văn Xuân khẳng định: “Cái lợi lớn nhất của miền Nam là được thu
nhận một nền giáo dục Khổng Mạnh như miền Trung, song ít khắt khe hơn mà đồng
thời, nhờ sinh hoạt xa triều đình, lại ở vào khu vực cây ngọt, trái lành, vườn rộng,
đồng xanh thênh thang nên tình cảm cũng nảy nở, phong phú hơn nhiều lắm.”
“... nhân tâm còn chất phác, hình như càng về miền cực Nam chừng nào lại
càng chất phác chừng ấy...”
“... miền Nam không đứng yên một chỗ mà luôn luôn di động. Dân chúng cứ
phải phiêu lưu, phiêu lưu mãi, nhưng phiêu lưu để đạt được đời sống càng ngày
càng phong phú hơn. Một đặc điểm đáng chú ý là các chúa cũng như quan lại, được
sinh ra và lớn lên ở một miền đất mới, chỉ thấy có hoạt động và hoạt động nên rất ít
thành kiến.”
Có lẽ do tính cởi mở này mà người Nam Kỳ dễ dàng chấp nhận một tôn giáo
mở như Cao Đài, với một bàn thờ có nhiều đấng giáo chủ của các tôn giáo khác.
2.2. Tính dân chủ, bình đẳng
Thạch Phương viết: “Càng đi về phương Nam, chất phong kiến nhạt dần, thay
vào đó là tinh thần dân chủ, bình đẳng thể hiện ngay trong đời sống cộng đồng thôn
xã cũng như trong đời thường của mỗi gia đình.”
Người làng liên kết với nhau do nghĩa tình gắn bó, và đó cũng là cội nguồn
sâu xa của tính dân chủ, bình đẳng trong cá tính người Nam Kỳ.
Có lẽ tính dân chủ và bình đẳng đó đã khiến người dân Nam Kỳ đã gặp ở Cao
Đài một sự hòa điệu. Bởi vì trong Cao Đài, chức sắc cấp cao và tín đồ bình thường
đều đối với nhau là anh em. Thậm chí các đấng tiên thánh cũng gọi tín đồ là hiền đệ,
hiền muội.

12
2.3. Lòng hiếu khách, bao dung, và hào sảng
Một tác giả cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 là Trịnh Hoài Đức khi viết về phong
tục ở Nam Kỳ (Gia Định thành thông chí, Phong tục chí) ghi nhận rằng: “Có khách
đến nhà, đầu tiên gia chủ dâng trầu cau, sau đó dâng cơm bánh, tiếp đãi trọng hậu
không kể người thân sơ, quen lạ, tông tích ở đâu ắt đều thâu nạp khoản đãi...”
Cho đến ngày nay, nhiều nơi ở miền Nam vẫn còn giữ tập quán để lu nước
mát và cái gáo trước hiên nhà, mà nhà lại không có hàng rào, nếu có thì khách bộ
hành vẫn có thể dễ dàng đẩy cánh cổng khép hờ, và cứ tự nhiên múc nước uống giải
khát, đỡ cơn nắng trưa.
Sơn Nam giải thích: “Nơi hẻo lánh, khách tha phương lập nghiệp luôn luôn
thấy cô độc, vì vậy rất hiếu khách. (...) Gặp khách quen thân [cùng] một quê xứ, cần
tiếp đón để có lượng thông tin về quê cũ của mình. Gặp khách lạ lại càng thú vị, họ
sẽ kể lại bao chuyện mà chủ nhà chẳng bao giờ nghe được lần nào.”
Thạch Phương viết: “Thêm vào đó cuộc sống nơi đất mới có nhiều thuận lợi,
ưu đãi hơn, con người không phải vất vả, bon chen như ở nơi đất hẹp người đông.
Có nhiều nhân tố để con người sống rộng rãi, cởi mở, hào hiệp hơn.”
Tóm lại, thiên nhiên tuy khắc nghiệt, nhưng được ưu đãi với nguồn sản vật
phong phú, con người Nam Kỳ rất hiếu khách, không so đo vật chất. Nhờ thế, trong
vòng vài năm sau khi đạo Cao Đài được thành lập, các thánh thất Cao Đài đã mau
chóng mọc lên khắp Nam Kỳ bằng sự tự nguyện đóng góp tiền bạc của tín đồ phần
đông không phải là nhà giàu.Không ít thánh thất chỉ là một mái nhà khiêm tốn do
chủ nhà nhiệt thành hiến tặng cho Hội thánh mới thành lập.
2.4. Tính nhân ái, trọng nghĩa khinh tài
Có tác giả thấy rằng tính mở của của làng Nam Kỳ khiến người Nam Kỳ thiếu
mối liên kết cộng đồng kiểu cũ ở Bắc Kỳ.
Nguyễn Phương Thảo cho rằng làng Nam Kỳ là làng khai phá, người làng
không có sự phân biệt giữa dân chính cư và dân ngụ cư như ở Bắc Kỳ. Do không có
tâm lý phân biệt như thế, dân làng sẵn sàng bỏ đi nơi khác, nếu ở nơi cũ họ thấy
không còn sống được nữa, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
“Trong hoàn cảnh chung ấy, mối gắn bó giữa người và người trong cùng một
làng không phải là quan hệ dòng họ, thậm chí cũng không phải là quan hệ láng giềng
lâu đời nữa. Cùng chung cảnh ngộ, cùng rời bỏ quê hương đến làm ăn nơi đất lạ, khi
quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, dây liên kết gắn bó con người với con
người chỉ còn là nghĩa tình giữa họ với nhau.”
“Con người gắn bó với nhau thành một cộng đồng mà chất [kết] dính là nghĩa,
sống với nhau vì nghĩa.”

13
Là lưu dân tứ chiếng quy tụ nơi đất rộng người thưa, tìm sự sống trong muôn
vàn gian nguy chết chóc, không trọng nghĩa, không hào hiệp, không nhân ái thương
người sa cơ lỡbước thì không dễ sống còn. Ca dao Nam Kỳ có câu:
Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế Đồng Nai.
Nước sông trong sao cứ đục hoài,
Thương người xa xứ lạc loài đến đây.
Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây thì về.
2.5. Tính bất khuất
Những lưu dân đi về phương Nam khác nhau về nguồn gốc địa phương,
phong tục tập quán, cách thức làm ăn, thân phận giàu nghèo, dân tộc và tôn giáo.Tuy
nhiên, điểm chung của lớp người dám bỏ quê hương ra đi vào Nam Kỳ phá rừng
dựng nước là dũng khí, tính bất khuất.
Trần Thị Thu Lương và Võ Thành Phương cho rằng: “Về cơ bản cư dân ở đây
là [dân] ‘tứ chiếng’, cuộc đời của họ, của họ hàng cha mẹ anh em họ đã trải qua nhiều
sóng gió và bất ổn định nên đã tạo trong họ bản sắc ngang tàng.”
Thạch Phương viết: “Họ không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng cứu
khốn phò nguy, sống cái đạo làm người ‘kiến nghĩa bất vi vô dũng dã’, dám đứng
lên dẹp bất công, bênh vực người yếu đuối, thế cô, sẵn sàng bảo bọc kẻ thất cơ lỡ
vận.”.
Nói như Huỳnh Lứa, “chính công việc mở mang vùng đất mới đầy rẫy khó
khăn, hiểm nguy cũng đã góp phần tôi luyện họ thành những con người can trường,
gan góc, không chịulùi bước trước trở ngại thiên nhiên, cũng như không chịu luồn
cúi trước mọi sức mạnh phi nghĩa.”
Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả người dân Nam Kỳ như
sau: “... sĩ khí hiên ngang... con người hay chuộng tiết nghĩa, nhiều người trung dũng,
khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, dù hàng phụ nữ cũng thế.”
Một học giả miền Trung là Nguyễn Văn Xuân viết về cá tính người Nam Kỳ
như sau: “... dân miền Nam, trực tiếp tiếp xúc với Tây học vẫn còn những người
ngang nhiên mang cái búi tó khá lớn để lái chiếc xe hơi kiểu mới nhất (...), và các bà
thì nói đạo nghĩa vanh vách, các ông thì nhắc những lời Khổng Mạnh như lưu. (...)
Điểm tâm lý đó gắn liền với tình yêu nước, yêu dân tộc. Cho nên trước kia khi Phan
Bội Châu vào tìm vị quân sư ở phủ Thăng Bình [là] ông Nguyễn Thành Tiểu La, mưu
định phương kế phục quốc thì được chỉ dẫn là hãy vào Nam tạo tài lực (...). Khi Phan
14
Châu Trinh về nước, cái bến ông dừng lại đầu tiên trước khi về Trung, quê ông, là
Sài Gòn. (...) Ông không kịp gặp lại quê hương, đã thở hơi cuối cùng tại Sài Gòn. Dân
miền Nam dành cho ông cái đám ma vĩ đại như chưa thấy từ trước...”
Có lẽ tính cách Nam Kỳ như nói trên đã góp phần làm lớn nhanh tôn giáo mới
ra đời như đạo Cao Đài. Tuy đạo bị thực dân Pháp coi là “hội kín” (sic), tuy luật pháp
thuộc địa buộc rằng hội họp từ hai mươi người trở lên phải xin phép chánh quyền,
đông đảo dân chúng Nam Kỳ vẫn mạnh dạn tìm đến các đàn cơ hay lễ cúng Cao Đài.
Rất nhiều người đã không tiếc tài sản, điền thổ, đem hiếnnhà, hiến đất để làm
thánh thất. Nhờ thế, đạo Cao Đài ra đời mới vài năm mà tín đồ đông đảo khắp nơi,
thánh thất rải khắp Nam Kỳ.
Những hồ sơ từ thời Thống đốc Nam Kỳ hiện còn lưu trữ được ở Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia 2 là bằng chứng cho thấy dân Nam Kỳ ngang tàng, bất khuất, trọng
đạo nghĩa khinh tiền tài như thế nào.
Chẳng hạn, trong Tờ khai đạo ngày 07-10-1926 gởi Quyền thống đốc Nam Kỳ
Le Fol, tiền bối Lê Văn Trung đã thay mặt đồng đạo, bằng cái giọng lịch sự mà vẫn
ngầm chứa đầy khí phách ngang tàng của Nam Kỳ viết rằng:
“Nhân danh đông đảo những người Việt Nam (...), những người ký tên dưới
đây hân hạnh tuyên bố cho ông biết là chúng tôi sẽ truyền bá cho toàn thể nhân loại
giáo lý thiêng liêng này.
“... những người ký tên dưới đây yêu cầu ông hãy chính thức tiếp nhận tuyên
ngôn của chúng tôi.”
Đinh Văn Hạnh cho rằng cá tính của người dân Nam Kỳ “là điều kiện để họ
cũng như các tộc người khác dễ dàng giao lưu văn hóa (acculturation), ảnh hưởng
lẫn nhau”.
Nói tóm lại, cá tính Nam Kỳ là tính cởi mở, phóng khoáng, dân chủ, bình đẳng,
hiếu khách, bất khuất... Những tính ấy “không phải bỗng nhiên một lúc có được, mà
phải trải qua hàng thế kỷ hun đúc, tôi luyện trong suốt quá trình lập nghiệp”.Cá tính
Nam Kỳ có thể xem là một tiền đề tích cực cho sự ra đời của đạo Cao Đài ở Nam Kỳ.
E. Nhu cầu tâm linh người Nam Kỳ
Sơn Nam cho rằng người Nam Kỳ chịu ảnh hưởng Tam giáo (Phật, Lão,
Khổng), và họ đã “xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp, bình đẳng, lấy tình
nghĩa huynh đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí lúc khó khăn,
hiếu động. Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh đạo Phật, Lão, Khổng.”
Điều đó hoàn toàn không sai. Nhưng phân tích hoàn cảnh Nam Kỳ thời khai
hoang mở đất thì phải nói rõ rằng ảnh hưởng Tam giáo thời ấy chỉ bàng bạc, rất

15
mỏng. Tam giáo bấy giờ không thực sự là tư tưởng chủ đạo chi phối trọn vẹn đời
sống tâm linh của những lưu dân ở Nam Kỳ.
1. Nho Giáo
Theo Sơn Nam, ở đất mới Nam Kỳ, “Khổng Tử là vị thánh mà dân gian ít ai
biết, nếu biết thì cũng chẳng được trọng vọng cho lắm.” Nho giáo tuy vậy “vẫn còn
bàng bạc trong dân gian”. Ảnh hưởng Nho giáo tuy có trong nếp sống, nếp nghĩ của
người Nam Kỳ, nhưng lại thoáng hơn Trung Kỳ và Bắc Kỳ, do lối sống ngang tàng
của lưu dân xa xứ, muốn phá bỏ mọi lề thói ràng buộc cũ.
2. Phật Giáo
Giáo lý nhà Phật cao siêu và thâm thúy, nhưng càng lúc càng suy thoái từ thế
kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20. Sống ở miềnđất mới đầy khổ ải, thiếu các bậc chân tu dìu
dắt, những tâm hồn khuấy nước chọc trời dễ có xu hướng trút bỏ luôn chút ít vốn
liếng đạo Phật còn sót lại trên con đường Nam tiến. Đinh Văn Hạnh nhận xét: “Do
đó, Phật giáo ít có điều kiện ăn sâu vào đời sống tinh thần của đại đa số nông dân.”
Sơn Nam khái quát tình hình Phật giáo ở miền đất mới như sau: “Đạo Phật
phải phù hợp với dân ít biết chữ nghĩa. Cốt lõi là đạo Phật nhưng pha trộn tín ngưỡng
dân gian và vài ảnh hưởng của đạo Lão, với bùa chú” “… nhiều chùa Phật vẫn thờ
bà chúa Xứ, thờ Quan Vân Trường”; “Về tổ chức, thời xưa nhà chùa không theo hệ
phái nào với hệ thống chặt chẽ”; “Các chùa ở vùng đất mới, nói chung ít chú trọng
đào tạo tăng tài mà nặng về phần dùng nghi thức để phổ biến việc làm lành lánh dữ,
nhân nào quả nấy, với niết bàn, Tây phương cực lạc và cõi âm phủ! Nghi thức càng
dân dã càng tốt.”
Sơn Nam đã viết nhiều về cuộc sống lưu dân trong tập truyện Hương rừng Cà
Mau, về những người xưa Vạch một chân trời, dấn mình vào Hai cõi U Minh...
Những trang văn sống động ấy cho thấy cuộc sống bất trắc và khắc nghiệt của lưu
dân ở Nam Kỳ: có rắn ăn rắn, có rùa ăn rùa, phải đấu tranh sinh tồn với mãng xà, cá
sấu, cọp, heo rừng... Bên đống lửa hun khói xua muỗi mòng, chai rượu đế cay nồng
cũng là cách đơn giản giúp lưu dân giải phiền, tạm quên đi nỗi trơ trọi giữa chốn
hoang vu sơn lam chướng khí nghiệt ngã. Trong hoàn cảnh ấy, với môi trường sống
và tâm trạng ấy, thử hỏi làm sao có thể khuyên nhau tu hành giữ giới (chay lạt, cấm
sát sinh) được?
3. Lão Giáo
Lão giáo ở Nam Kỳ cũng cùng tình trạng như triết học hình nhi thượng của
đạo Nho, và giáo lý đại thừa của nhà Phật. Triết lý vô vi thanh tĩnh của các Đạo gia
quá cao siêu và không thể thích nghi với tâm hồn lưu dân Nam Kỳ trong buổi đầu
phá rừng dựng nước. Nam Kỳ là miền đất màu mỡ cho

16
Đạo giáo dân gian với muôn vẻ biến thái. Theo Sơn Nam, “trong dân gian,
không nghe ai gọi đích danh đạo Lão. Không có trường phái nào rõ rệt, chỉ gọi nôm
na là tu tiên.”
Đạo giáo dân gian lại có sức quyến rũ cố kết nông dân lại để chống ngoại xâm
và cường hào ác bá. Những di dân người Hoa quy tụ về Nam Kỳ lại mang thêm cho
miền đất này xu hướng lập hội kín để tự bảo vệ bang, phái hay mưu đồ đại sự. Thiên
địa hội là một thí dụ.
Cuối thế kỷ 19, Đạo giáo dân gian và những biến thái của tín ngưỡng này đã
là dòng sinh hoạt tâm linh mạnh mẽ ở Nam Kỳ và gắn liền với phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp.
4. Thiên Chúa Giáo
Theo Huỳnh Lứa, “đầu thế kỷ 19, một bộ phận lưu dân người Việt trong đó
phần lớn là tín đồ Thiên Chúa giáo lánh nạn cấm đạo đến sinh sống ở khu Cái Mơn,
Cái Nhum. Họ cũng đến sinh sống ở vùng đất giồng như Sóc Sãi, Ba Vác, Pang Tra
Thom, Mỏ Cày vào thời gian muộn hơn sau khi cư dân người Khơ-me rời khỏi vùng
này.”
Cái Mơn trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre. Có tài liệu cho rằng đạo Thiên Chúa có mặt ở Cái Nhum (nay
thuộc xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) từ năm 1731
(www.bentre.gov.vn).
Theo Hall, vào nửa sau thế kỷ 18, tại Hòn Đất (tỉnh Hà Tiên) đã có nhà tu nhỏ
của Thiên Chúa giáo, dựng bằng tre, với khoảng bốn mươi tu sinh Việt Nam, Trung
Quốc, Xiêm (Thái Lan). Một giáo sĩ Pháp là Pierre Joseph Georges Pigneau đã tới đó
năm 1765.
Sơn Nam cho biết thêm: ở vùng sông Hậu, tín đồ đạo Thiên Chúa đã đến tỵ
nạn tại Cái Đôi, Cù Lao Giêng (1778), Bò Ót (1779), Năng Gù (1845).
Cù Lao Giêng nằm ở giữa sông Tiền, thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang. Ở đây có nhà thờ Cù Lao Giêng do Pháp cất, là nơi đào tạo linh mục cho
đến 1946. Trên Cù Lao Giêng còn có nữ tu viện dòng Providence, cũng do Pháp lập,
là nơi thu nhận trẻ em mồ côi và người già bệnh tật.
Văn thư ngày 14-12-1934 của Thống đốc Nam Kỳ Pagès gởi Toàn quyền Đông
Dương, cho biết năm 1596 các thừa sai Bồ Đào Nha dòng Đa Minh (Dominican) đã
đưa đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, tiếp theo là các thừa sai Pháp dòng Tên (Jesuit).
Năm 1924, Nam Kỳ có khoảng 80.000 tín đồ Thiên Chúa, 156 giáo xứ, 38 thừa sai
Pháp và 28 linh mục người Việt.

17
Tuy nhiên, như Trần Thị Thu Lương và Võ Thành Phương ghi nhận, “mặc dù
đến thế kỷ 19 Thiên Chúa giáo đã có khá nhiều ở nước ta và một số giáo dân trốn
tránh việc cấm đạo của nhà Nguyễn đã chạy vào đồng bằng sông Cửu Long cư trú,
nhưng ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo không mạnh.”
Đinh Văn Hạnh đánh giá: “Như vậy, suốt một thời gian dài, trong cộng đồng
cư dân người Việt ở đất mới Nam Bộ [Nam Kỳ] đã không có một hệ tư tưởng hay
tôn giáo chủ đạo nào chi phối, mà trái lại, bị nhiều hệ tư tưởng, tôn giáo khác nhau
(mới và cũ) cùng tác động.”
Như Đinh Văn Hạnh nhấn mạnh, những người tha phương, khẩn hoang ở
Nam Kỳ có nhu cầu rất lớn về tín ngưỡng, tâm linh; tuy nhiên, vì nhiều lý do khác
nhau, những tư tưởng, tôn giáo sẵn có bấy giờ đã không đáp ứng được nhu cầu của
họ.
5. Khoảng trống ý thức hệ
Ý kiến trên đây của Đinh Văn Hạnh cũng là quan điểm của không ít nhà
nghiên cứu khác. Sơn Nam viết: “Lúc thực dân đang thắng thế, người ở Nam Bộ
[Nam Kỳ] nói chung đã tùy thời mà sống, hệ ý thức cũ đã mất sinh lực.”
Nói về những biểu hiện nhu cầu tâm linh của người Nam Kỳ ở cuối thế kỷ 19,
có người chỉ coi đó là “tâm lý hẫng hụt”, do hẫng hụt mà cần đi tìm một tôn giáo
mới. Nhưng Jayne Susan Werner xác định rõ rằng đó là khoảng trống lớn về ý thức
hệ ở Nam Kỳ trước thế kỷ 20: “Đạo Phật và Khổng suythoái, để lại một khoảng trống
văn hóa thuận lợi cho việc sáng lập các giáo thuyết mới nhắm vào mục đích khôi
phục nền văn hóa Việt Nam.”
Khoảng trống đó là hậu quả của đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến
Nam Kỳ thành thuộc địa. Werner viết: “... sau khi Pháp xâm chiếm, đạo Khổng và
Phật đã suy thoái. Các thầy tu có học thức của Phật và Lão thực tế đã không có mặt
ở Nam Kỳ trong những năm 1920. Đạo Khổng không còn sức mạnh là một học thuyết
chính trị và xã hội, mặc dù đạo Khổng vẫn còn là căn bản cho đạo đức gia đình trong
những thập niên 1920 và 1930.”
6. Đạo Cao Đài ra đời đã đáp ứng nhu cầu tâm linh Nam Kỳ
Khi chỉ ra khoảng trống ý thức hệ ở Nam Kỳ ở đầu thế kỷ 20, Werner lý giải vì
sao đạo Cao Đài có sức thu hút mạnh mẽ người dân Nam Kỳ: “Quả thật, trong một
mức độ nào đó, đạo Cao Đài có thể được coi là một nỗ lực nhằm trả lại sinh lực cho
đạo Phật – các thầy tu đứng đầu trong đạo Phật, Lão và các chi Minh [Minh Sư, Minh
Đường, Minh Lý, Minh Tân, Minh Thiện] đã quy tụ về đạo Cao Đài khi đạo này mới
được thành lập. Trước khi các thánh thất được xây dựng, những người khai đạo Cao
Đài cũng dùng các chùa Phật để hành lễ khắp cả Nam Kỳ, và một số các nhà sư đứng

18
đầu các chùa ấy đã theo đạo Cao Đài. Trong các vùng ảnh hưởng của đạo Cao Đài,
người ta biết rằng đông đảo Phật tử các chùa ấy đã nhập môn tập thể theo Cao Đài.”
Tóm lại, trên miền đất mới Nam Kỳ − tuy có sẵn tín ngưỡng bản địa của các
dân tộc khác, tuy có sẵn những tôn giáo cổ truyền lưu dân mang theo trên đường về
phương Nam, tuy đã có thêm cả dòng tín ngưỡng do phương Tây mang tới − trong
tâm hồn của người Nam Kỳ rốt lại vẫn là nỗi trống vắng của một nhu cầu tâm linh
chưa được đáp ứng.
Người Nam Kỳ đầu thế kỷ 20 thật sự cần có một sắc thái tâm linh khác hơn,
mới hơn, mà không hoàn toàn xa lạ để họ khỏi dị ứng, khỏi lạc lõng. Để lấp kín
khoảng trống11 tâm linh ấy, người Nam Kỳ đã tìm thấy ở đạo Cao Đài những giá trị
mới mẻ mà thân quen, huyền bí mà gần gũi, giản đơn bình dị mà lại đầy tính tổ chức
trong một hình tướng nhiều màu sắc.
Đó là lý do người Nam Kỳ đã đông đảo đi theo Cao Đài rất sớm, cho dù đạo
ra đời chỉ trong một thời gian rất ngắn, cho dù những người mở đạo vốn không phải
là các nhà truyền giáo chuyên nghiệp. Thực vậy, hầu hết lớp tiền nhân mở đạo Cao
Đài xuất thân từ nhiều giai tầng xã hội khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, và họ
đều chưa hề trải qua bất kỳ một trường lớp đào tạo giáo sĩ nào trước khi đem cả nhiệt
tâm chân thành ra truyền đạo.
Kết luận:
Khảo sát khái quát trên đây chắc chắn chưa có thể nói được hết những mối
liên quan giữa các yếu tố thiên nhiên, nhân văn Nam Kỳ với sự ra đời của đạo Cao
Đài trên đất Nam Kỳ. Trong khuôn khổ giới hạn của một chuyên khảo nhỏ, có thể
tạm đúc kết mấy nét chủ yếu như sau:
– Nam Kỳ là đất mới, có vị trí mở, thoáng và động; là giao điểm hội tụ các
luồng văn hóa Đông Tây; cũng là đất giao lưu, hội nhập của nhiều dân tộc, nhiều tôn
giáo và tín ngưỡng khác nhau.
– Sống trong môi trường đa văn hóa, con người Nam Kỳcó cá tính riêng. Cá
tính đó là bình đẳng, dân chủ, cởi mở, và nhạy bén với cái mới.
– Do đó đất nước và con người Nam Kỳ sẵn sàng tiếp thu, nhiệt tình ủng hộ
cái mới, nhất là khi cái mới đó chẳng những không xa lạ với tâm hồn Nam Kỳ, mà
còn đáp ứng được sự trống vắng tâm linh của người Nam Kỳ buổi đầu thế kỷ 20.

11
Hồng y Francis Arinze, “Các Tôn Giáo Mới Trong Các Văn Kiện Tòa Thánh,” Thời Sự Thần Học,
số 98. năm (2022): 116-149. Hồng y Francis Arinze lưu ý: “Không ít người Kitô hữu gia nhập các Tôn giáo
mới bởi vì họ thấy các nhóm này đáp ứng lòng khao khát học hỏi Kinh Thánh, ca hát, múa nhảy, thỏa mãn tình
cảm; hoặc tìm được những câu trả lời ngắn gọn cho các thắc mắc nhân sinh. Các Tôn giáo mới lấp đầy lòng
ước ao được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh và đạo lý tâm linh. Người Công giáo sống đạo hời hợt sẽ không thể
hiểu biết gì về Lời Chúa, và dễ bị tấn công bởi những cuộc chiêu dụ của các nhóm Tin lành. Dù sao, cần thêm
rằng có nhiều giáo phái đã lên án thế giới sa đọa, và không tin rằng có thể xây dựng một thế giới công bằng.”
19
Chính vì đạo Cao Đài ra đời ở Nam Kỳ trong bối cảnh lịch sử, thiên nhiên và
xã hội như thế, nên đã mau lẹ thu hút đông đảo dân chúng Nam Kỳ theo đạo trong
một thời gian ngắn chỉ vài năm.
Cũng nên thấy rằng, sự đông đảo và nhiệt tình của người dân Nam Kỳ hướng
về một tôn giáo mới như Cao Đài dường như phản ảnh cái vô thức muốn thoát ra
khỏi những khuôn mẫu của các dòng văn hóa cũ để hướng tới một chân trời mới.
Nhưng ở tôn giáo Cao Đài, đã không cổ xúy cho sự dứt bỏ truyền thống để hướng
về hiện đại.
Nói cách khác, Cao Đài mang đến sự cách tân đặt trên nền tảng giá trị truyền
thống đã gạn lọc:
Chính mình Thầy đến chốn Nam bang,
Mượn đất đem gieo mối Đạo vàng.
Tưới nước vun phân Nho, Thích, Lão,
Nâng cành sửa lá Pháp hòa Tăng.
Là một tôn giáo trẻ sinh ra trên miền đất sẵn có những tôn giáo lớn đã định
hình từ xa xưa, mà những tôn giáo ấy đã gieo ảnh hưởng rễ sâu gốc bền trong lịch
sử, văn hóa, tâm lý dân tộc, đạo Cao Đài đã chọn một giải pháp khác, là xây dựng
hiện đại trên nền truyền thống và Việt hóa các dòng văn hóa khác để phù hợp với
tâm lý của người Việt:
Cao Đài bao quát rộng sâu,
Đạo xưa ý mới, cốt sao vững vàng.
Để Nam Kỳ trở thành miền đất giàu đẹp như ngày nay, tiền nhân Việt Nam
đã phải qua 300 năm phá rừng dựng nước gian khổ. Đã bao lớp tiền nhân Nam Kỳ
phải chịu cảnh xuống sông sấu bắt lên bờ cọp tha để cho ngày nay cháu con có được
nước ngọt quả lành, ruộng đồng mênh mông bát ngát.
Đạo Cao Đài ra đời chưa đầy 100 năm trong dòng lịch sử hơn 300 năm Nam
Kỳ. Những gian khổ nguy nan của lớp tiền bối khai Đạo xét ra cũng không khác gì
những hy sinh mất mát của lớp lưu dân ngày trước trên giải đất phương Nam. Tất
cả đều chung một ước vọng vạch một chân trời tươi sáng cho mai hậu.
Tìm hiểu đất Nam Kỳ giúp hiểu thêm phần nào về buổi bình minh của đạo
Cao Đài, một tín ngưỡng gắn bó thắm thiết với tình dân tộc.

20
1.2. Hình thành12
A. Sự xuất hiện của Đức Cao Đài (Cao Đài do Đức Ngọc Hoàng Thượng đế tá
danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát mở ra tại Việt Nam vào đầu thế kỷ
XX)
Năm 1920 Đức Thượng Đế xưng danh hiệu Cao Đài lần đầu tiên trong buổi
giáng đàn tại nhà ngài Ngô Văn Chiêu. Ngài Ngô Minh Chiêu thế danh là Ngô Văn
Chiêu (sinh 1878) là một nhà trí thức, biết được phương pháp thông linh gọi là cầu
tiên bằng đồng tử, qua những lần cầu xin chữa bệnh cho mẹ. Vào đầu năm 1920,
trong một buổi cầu tại nhà ngài ngô, có một vị tiên xưng là cao đài tiên ông dạy ngàu
sửa một chữ trong bài cầu cơ cho đúng nghĩa. Sau khi vâng lịnh Tiên Ông ăn chay
trường, ngài ngô được tiên ông cho thấy Thiên Nhãn hiện lên hai lần để Ngài y theo
đó vẽ thành Thánh Tượng tôn thờ. Ngài được tiên ông cho biết rõ hồng danh là Cao
Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát và dạy ngài gọi tiên ông bằng thầy.
Năm 1921, “Cao Đài Tiên Ông” xuất hiện lần đầu tiên để truyền đạo tại nước
Việt Nam và Đức Cao Đài thâu nhận Ngài Ngô Văn Chiêu – tức Ngô Minh Chiêu –
người đệ tử đầu tiên được ban trao bí pháp tu luyện thiền định, đứng đầu cơ vô vi.
Năm 1925, Đức Cao Đài thâu nhận các Ngài Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang,
Phạm Công Tắc và ngày 18.01.1926 thâu nhận Ngài Lê Văn Trung làm đệ tử mở đầu
cơ phổ độ.
Thứ bảy, 25.07.1925 (05.06 Ất Sửu), lúc 9 giờ tối13: “Bốn ông: Cao Quỳnh Cư,
Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu họp nhau tại nhà ông Sang ở phố
hàng dừa, Sài Gòn, để thí nghiệm xây bàn theo lối Thần Linh học Tây phương. Bốn
ông ngồi quanh một cái bàn tròn một trụ ba chân đặt nơi hàng ba, trụ giữa của bàn
được kê lên cho bàn gập ghình, hai bàn tay xòe ra úp lên mặt bàn, im lặng định thần.
Lát sau, cái bàn rung động, nghiêng qua lại gõ nhẹ lên gạch. Các ông biết là có vong
linh nhập vào bàn, tuy nhiên khi ghi lại các tín hiệu nhận được thì không đọc được
ra câu gì hết, có chữ Việt, có chữ Pháp lộn xộn, dường như các vong linh tranh nhau
nói. Đến quá khuya mà chưa có được kết quả cụ thể nào, các ông mệt quá, đành dọn
dẹp đi nghỉ, hẹn đêm mai thử nữa.”
B. Sự xuất hiện của tôn giáo Cao Đài (lập đạo và khai đạo)
Đêm mùng 24.12.1925 (09.11 Ất Sửu)14: Đêm Noel 1925. Nhân Lễ Chúa Giáng
Sinh, ba ông tập hợp lại nhà ông Cư để cầu cơ. Đấng AĂÂ giáng cơ xác nhận: AĂÂ
chính là Cao Đài Thượng Đế, tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát để

12
x. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tìm Hiểu Tôn Giáo Cao Đài (Lưu hành nội bộ, 1994), 5-
56.
13
Hiền tài Nguyễn Văn Hồng, Bước Đầu Học Đạo (2004), 227.
14
Ibid., 232.
21
dạy đạo tại nước Việt Nam, và Đức Chí Tôn ban lịnh cho ba ông: “Chẳng bao lâu
đây, các con phải ra giúp Thầy khai đạo.”
Ngày 12.02.1926 (giao thừa năm Bính Dần) mười hai vị đệ tử đầu tiên qui tụ
theo mạng lịnh Đức Cao Đài. Và 20.02.1926 Đức Chí Tôn Cao Đài ban trao sứ mạng
cho mỗi người. (vừa phổ độ thâu nạp tín đồ làm hậu thuẫn cho cơ đạo vừa qui
nguyên các chi đạo để lập thành nền tảng chánh pháp và xây dựng cơ bút Cao Đài)
Ngày 29.09.1926 tức 23.08 bính dần lập tờ Khai Tịch Đạo gởi lên chính quyền
lúc bấy giờ. (234 vị đạo tâm)
Nội dung tờ khai đạo nêu lên các điểm sau đây:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn giáo sùng Tam Giáo: Thích Giáo, Lão
Giáo, Khổng Giáo.
Xác định Tam Giáo đồng nguyên.
Xác định tôn chỉ quy nguyên Tam Giáo của Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ.
Xác định mục đích nhân loại đại đồng hạnh phúc của tín đồ Cao Đài.
Tuyên bố Khai Đạo kể từ ngày 07.10.1926: “Nhân danh rất nhiều người An
Nam đã hoàn toàn công nhận những đường lối trên và có danh sách đính kèm, chúng
tôi ký tên dưới đây hân hạnh trân trọng báo với ông rằng, chúng tôi sẽ truyền bá
nhan nhân loại nền Chơn Đạo nầy”
Ngày 19.11.1926 tức 15.10 Bính Dần làm lễ Khai Minh Đạo tấn phong các vị
chức sắc Cao Đài đầu tiên. Nội dung và hình thức cuộc lễ có những ý nghĩa lịch sử
và đạo lý rất sâu sắc: đó là cuộc tấn phong hàng giáo phẩm cao cấp đầu tiên của Đạo
Cao Đài; là cuộc ra mắt long trọng của tôn giáo Cao Đài trước bá tánh nhơn sanh; là
một cuộc thể hiện thực tướng Tam Giáo đồng nguyên và tôn chỉ qui nguyên Tam
Giáo của cao đài; cuộc lễ đã có sức cảm hóa hàng vạn người nhập môn cầu đạo.
C. Sự thành lập cơ cấu tôn giáo Cao Đài (hoạch định cơ cấu tổ chức của nền
đạo có một giá trị vĩnh viễn để xây dựng và duy trì Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ. Sự hình thành Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và xây dựng Tòa Thánh là nền tảng
tổ chức Đạo)
Ngày 20.11.1926 tức ngày 16.10 Bính Dần, Đức Cao Đài (giáng cơ ban bố pháp
chánh truyền để quy định việc tổ chức hội thánh Cửu Trùng Đài) ban Pháp Chánh
Truyền (hiến pháp đạo) Cửu Trùng Đài. Pháp Chánh Truyền này cho thầy sự hình
thành một cơ cấu tôn giáo qui mô, trong đó thiết lập các cấp chức sắc đồng thời qui
định quyền hành và chức năng của từng cấp liên quan đến việc lập luật đạo, thi hành
luật, hướng đạo và quản trị tín đồ. Pháp Chánh Truyền là nền tảng của Hội Thánh
vậy.
22
Ngày 16.01.1926 tức ngày 13.12 Bính Dần lập xong Tân Luật Cao Đài gồm đạo
pháp, thế luật và tịnh thất (phần luật pháp đạo do chư vị Tiền Khai: Lê Văn Trung,
Nguyễn Ngọc Thơ, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc,… vâng lịnh Ơn Trên dựa trên
thành ngôn của Đức Cao Đài và các luật tôn giáo xưa mà soạn ra, rồi dâng lên để Ơn
Trên giáng cơ phê chuẩn)
Ngày 13.02.1927 tức ngày 12.01 Đinh Mão, Đức Cao Đài ban Pháp Chánh
Truyền Hiệp Thiên Đài
Ngày 12.03.1927 tức ngày 09.02 Đinh Mão Hội Thánh dời từ Lâm Tự Gò Kén
về làng Lòng Thành, tỉnh Tây Ninh (đây là thánh y của đức chí tôn dạy vào 02.1927)
và xây cất Tòa Thánh tại đây đến năm 1953 thì hoàn thành
Ngày 03.04.1930 tức ngày 05.03 Canh Ngọ, Ngài Ngô Minh Chiêu thành đạo
tại thế (Ngài đang thiên định tại nhà ở Sài Gòn thì xuất thần cùng với Vân Trung Tử
Đại Tiên giáng cơ tại Đàn Hiệp Minh ở Cái Khế, Cần Thơ. Chính ngài đã xác nhận
cuộc xuất thần giáng cơ nói trên. Về sau chư đệ tử của ngài lấy ngày mùng 5 tháng 3
âm lịch làm ngày kỷ niệm thành đạo tại thế của Ngài)
Ngày 18.04.1932 tức ngày 13.03 Nhâm Thân, Ngài Ngô liễu đạo lúc 15h trong
khi ngồi trên đò qua sông Tiền Giang (vào 3h chiều, ngài liễu đạo lúc đang ngồi trên
đò qua sông Tiền Giang. Khi thoát xác, Ngài ngồi kiết già, bắt ấn tam muội, mắt trái
mở to có đủ tinh thần, còn mắt phải khép kín. Từ đó, mở mắt trái khi liễu đạo được
xem là ấn chứng thành đạo của những người tu theo pháp môn của Ngài)
Năm 1936 tức năm Bính Tý, Đức Cao Đài ban Đại Thừa Tâm Pháp qua kinh
Đại Thừa Chơn Giáo
2. GIÁO LÝ VÀ THỰC HÀNH:15
2.1. Giáo Lý:
2.1.1. Vũ trụ quan:
Có thể nói Vũ Trụ Quan Cao Đài bao hàm hai khái niệm quan trọng là cơ chế
biến sanh vũ trụ và qui luật tiến hóa tâm linh
– Cơ chế biến sanh vụ trụ
Từ cơ chế biến sanh vụ trụ, Vũ Trụ Quan Cao Đài sẽ dẫn đến các thuyết vụ trụ
nhất thể, thuyết phóng phát, thuyết vận hành châu lưu.
Trước hết, đoạn kinh văn sau đây nêu ra một ý niệm tổng quát về cơ chế biến
sanh vũ trụ:

15
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tìm Hiểu Tôn Giáo Cao Đài (Lưu hành nội bộ, 1994), 85-
107.
23
“Trước khi chưa định ngôi Thái Cực (chưa có trời đất) thì trong khoảng không
gian ấy (hư vô) còn đang mịt mịt mờ mờ với khi hồng mông…
… “Không gian ấy là Vô Cực. Trong Vô Cực ấy lại có một cái lý thiên nhiên
tuyệt diệu tuyệt huyền, còn lại có thêm một nguyên khí tự nhiên nữa. Lý với Khí ấy
là Âm với Dương trong buổi hồng nguyên thời đại.Lý Khí ấy lần lần ngưng kết nhau
mà đông tụ lâu dời nhiều kiếp mới thành ra một khối đại linh quang rất đầy đủ các
sự tốt đẹp.
…“Ấy chính là ngôi Chúa Tể Càn Khôn Vũ Trụ biến hóa ra vậy.”
“Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành trọn tốt, toàn tri, toàn
năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành thống chưởng cả càn
khôn vũ trụ và lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh
để gom tụ cái Khí hư vô đặng hóa sanh muôn loài vật.”
Theo đoàn trên, cơ chế biến sanh vũ trụ là một hệ thống “Âm Dương – Thái
Cực và Thái Cực – Âm Dương” vận hành trong bản thể Vô Cực. Như thế vạn vật vốn
nhất thể từ một Khí Hư Vô lại có nhất nguyên (một gốc) từ một động năng Thái Cực
sanh ra. Khái niệm nhất thể nhất nguyên đó được Kinh Đại Thừa Chơn Giáo xác
nhận rõ ràng hơn nữa bằng thuyết phóng phát qua phạm trù “Đại linh quang – Tiểu
linh quang”
Điểm linh quang là gì? Là cái yến sáng mà thôi. Thái Cực là một khối Đại Linh
Quang, chia ra, ban cho mỗi người một điểm linh quang
“Chia ra, ban cho “tức là phóng phát” (émanation), khác hơn “tạo dựng”
(création). Phóng phát biến sanh là sự sanh hóa vạn vật bằng chính bản thể của
nguyên nhân đầu tiên chớ không phải được tạo dựng bởi một Hóa Công tách biệt,
hàm ý nhân cách hóa như một ngượi là đồ vật.
Sau khái niệm nhất thể nhất nguyên và phóng phát biến sanh, vụ trụ quan Cao
Đài còn có nguyên lý vận hành châu lưu của vũ trụ. Nguyên lý này có nghĩa là vạn
vật được sanh ra và có tiến hóa, lại tiến hóa theo một vòng tròn để trở về nguồn gốc,
trở nên hoàn hảo hoàn thiện tuyệt đối. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo viết:
“Khí Âm Dương bắt đầu sanh hóa ra muôn loài vạn vật, muôn loài vạn vật cứ
hóa sinh mãi mãi. Đó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật, nhưng vạn vật
cũng phải quay đầu về Một. Là vì “nhất bổn tán vạn thù, vạn thụ qui nhất bổn”
“Cơ siêu phàm nhập thánh là lẽ tự nhiên pháp nhiệm nó luôn vận hành châu
lưu trong càn khôn thế giới mà dưỡng dục muôn loài, bảo tồn vạn vật.”
“Siêu phàm nhập thánh” tức là sự tiến hóa, vượt từ chỗ không hoàn thiện
(phàm) đến chỗ hoàn thiện (thánh). “Châu Lưu” là luân chuyển theo một vòng tròn,

24
từ đó có ý niệm “phản bổn hoàn nguyên” quy trở vể gốc Thái Cực Đại Linh Quang
chính là cứu cánh của vạn vật.
Như thế, qua cơ chế biến sanh vụ trụ, vũ trụ quan Cao Đài cho thấy con người
có cùng một bản thể với Trời, con người có thể tiến hóa đến mức tuyệt đối như Trời
theo một luật tắc, theo “lẽ tự nhiên pháp nhiệm” tức là theo lẽ Đạo.
Nói rộng ra, con người có mối tương quan mật thiết với vũ trụ vạn vật, bởi
bản thể lẫn bởi qui luật sinh thành tiến hóa.
Do đó, vu trụ quan Cao Đài, ngoài ý niệm về cơ chế biến sanh vũ trụ, còn phải
nêu lên qui luật tiến hóa tâm linh là cuộc tiến hóa có chiều kích vũ trụ.
– Quy luật tiến hóa tâm linh
Cơ chế biến sanh vũ trụ được khởi đầu bằng Thái Cực thì cuộc tiến hóa tâm
linh khởi từ Chơn Thần Thượng Đế. Đức Chí Tôn gọi sự biến sanh vũ trụ là “khai
Thiên Địa” và cuộc tiến hóa tâm linh là “sanh Tiên Phật.” Ngài dạy:
“Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một Chơn
Thần Thầy mà biến càn khôn thế giới và cả nhân loại… Thầy khai bát quái mà tác
thành càn khôn thế giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có mới sanh ra càn khôn vạn vật
rồi mới có người, nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các
đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.”
Quá trình tiến hóa để “hiệp một cùng Thầy” tức là quá trình mà chúng sanh
vạn vật học hỏi rèn luyện để Chơn Thần tăng tiến, thăng hoa vượt khỏi cơ thể vật
chất, hiệp một với Chơn Thần Thượng Đế như lời xác minh của Ngài trong Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển:
“Bậc chân tu tỉ như hạt giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông
rồi sanh trái mà biến biến sanh sanh cùng tăng số”(*)
“Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần mà bông trái thiêng liêng ấy các con sanh
hóa Chơn Thần (**), lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài (***). Ấy là Đạo.”
Đoạn Thánh Ngôn trên, có thể được phân tích như sau:
– Câu đầu (*): Xác định con người có thể tu tập để tiến hóa và chắc chắn sẽ
tiến hóa.
– Câu kế (**): Cuộc tiến hóa đó là tiến hóa từ chỗ giải thoát khỏi thể xác đến
chỗ phát triển Chơn Thần.
– Câu thứ ba (***): Chơn Thần cần tiếp tục con đường tiến hóa trong vũ trụ
tâm linh.

25
– Câu cuối (ấy là Đạo): Quá trình tiến hóa đó là một qui luật tự nhiên và tất
nhiên, nên gọi là Đạo.
Vậy trong Vũ trụ tâm linh có cuộc tiến hóa phát triển Chơn Thần (do Thượng
Đế phóng phát) từ các vật hạ đẳng cho đến con người và sau cùng là hiệp nhất với
Thượng Đế. Tức là “có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần Thánh
Tiên Phật. Các con là chư Phật, chư Phật là các con…Thầy là chư Phật, chư Phật là
Thầy… các con là thầy, thầy là các con…”
Tóm lại, vũ trụ quan Cao Đài từ cơ nguyên biến sanh vạn vật đến qui luật tiến
hóa tâm linh đã nêu lên các nguyên lý nhất nguyên, nguyên lý nhất thể và nguyên
lý hoàn nguyên cho thấy sự nhất thể và nguyên lý hoàn nguyên cho thấy sự vận
hành của Đạo tư hư vô hóa sanh ra vạn vật hữu hình rồi vạn vật hữu hình tiến hóa
trở về hư vô để đạt thành cứu cánh là Đại Linh Quang toàn năng toàn tri, chí trơn
chí mỹ chí thiên vậy.
2.1.2. Nhân sinh quan
Vũ trụ quan nói trên đã cho một khái niệm bao hàm nguồn gốc và cùng đích
con người. Con người là tiểu vũ trụ có cùng một bản thể với đại vũ trụ và được sinh
thành bởi cùng một nguyên nhân đầu tiên của toàn vũ trụ. Cuộc sống của con người
là công cuộc hoàn thành những nấc thang tiến hóa cao nhất của vạn vật. Nhưng trong
chiều kích của vũ trụ chính con người còn phải nhằm mục tiêu tiến hóa tối hậu là sự
hòa hợp của Tiểu linh quang vào Đại Linh Quang.
Nêu lên quan điểm về nhân sinh ở giữa nguồn gốc và cùng đích con người
như thế là nhân sinh quan Cao Đài gồm có:
– Quan niệm về công dụng cõi đời
Đức chí tôn dạy: “Con người đã sẵn có cái Thiên tánh đặc biệt của Trời ban
phú cho từ lúc mới đi đầu thai, rồi xuống thế gian này lại cần phải mượn lấy xác
phàm mà kinh nghiệm mọi lẽ của cõi trần để cho lần lần trở về uyên bác, hầu tấn hóa
mãi trên con đường đạo đức vậy. Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính
thế gian là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn
loài vạn vật mới mở mang tiến hóa, sáng suốt tinh thần để tấn bộ trên nấc thang cao
thượng.”
“Một trường thử Thần Thánh Tiên Phật, vì vậy mà phải nơi thế gian này…
Thầy hằng nói cùng các con rằng: một trường thi công quả, các con muốn đặng đến
cực lạc thì phải đi tại cửa này mà thôi.”
– Quan niệm về nghĩa vụ làm người
Đức chí tôn dạy:

26
“Làm người cần phải học hỏi, có học hỏi mới thông đạt, minh mẫn, mới biết lẽ
dữ điều lành, mới tường đường quấy sự phải, mà tránh cho khỏi tội tình. Chớ nếu
không học hỏi thì điểm Tiểu linh quang phải trở nên mê muội mà người cam dốt dát
ngu hèn.”
Làm người phải xả thân giúp đời như Kinh Đại Thừa Chơn Giáo có viết:
“Người xả thân mưu cầu lợi chúng,
Làm ích chung quốc chúng an hòa;
Giống nói ta thể một Cha,
Thú cầm nhơn loại cũng bà con chung.
Người tâm chí vẫy vùng cơ hội,
Đem đạo mầu dẫn lối chúng sanh;
Dạy dời dữ hóa nên lành,
Mở mang trí óc lập thành quốc gia.
Gieo tư tưởng cộng hòa đoàn thể,
Chỉ phương tu đoạt hóa thánh tiên;
Mỗi người có một tánh hiền,
Ấy là nước trị, nhà yên thái bình.”
Đó là những nghĩa vụ nhằm:
+ Ích nước lợi dân
+ Hoàn thiện con người
+ Gieo tư tưởng thương yêu hòa hợp đại đồng trong cuộc sống thế giới hiện
tại
+ Dẫn đường tu giải thoát cho tâm linh tiến hóa
– Quan niệm về lý tưởng của cuộc sống con người
Cao Đài Giáo nêu một xã hội loài người lý tưởng là xã hội “thánh đức” bao
gồm đời sống an lạc, xây dựng trên tinh thần nhân bản và có hiệu năng tiến bộ.
Đức chí tôn có dạy: “Ngày nào các con còn trông thấy một điều bất bình ở đời
thì Đạo chưa thành vậy.”
Như thế bằng chứng thực tiễn và trước tiên về thành quả của Đạo chính là sự
an lạc của cõi đời. Cao Đài phải là một tôn giáo vị nhân sinh. Đức Chí Tôn dạy:

27
“Các con biết Thầy là trọng thì biết trọng đạo, mà hễ trọng đạo thì cũng phải
trọng cả chúng sanh.”
Và Đức Lý Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng dạy: “…Tôn giáo
và chúng sanh là Một. Chúng sanh được hoàn thiện thì tôn giáo mới phát khởi nguồn
Đạo, nhược bằng chúng sanh sai lạc thì tôn giáo chịu suy đồi.” Tính chất thực tiễn
của nhân sinh quan Cao Đài còn thấy rõ qua Thánh giáo sau đây của Đức Quan Thế
Âm Bồ Tát, Nhị Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
“Giáo lý cao đài không đi xa thực tế với đời sống con người thực tại… Sự mở
Đạo của Thượng Đế là muốn cho tất cả nhơn sanh, dầu trong thời kỳ trả quả cũ,
không gây nghiệp mới, mọi chỗ đều hướng thiện, ăn ở đối xử nhau cho phải tình
phải nghĩa, phải đức phải nhân để trong cõi đời này có một xã hội đại đồng đạo đức.”
“Đó là mục đích Thượng Đế muốn cho loài người hiểu tận ý và hành tận sự,
chớ giáo lý Cao Đài không nhất thiết chỉ bảo người đời đi tim hạnh phúc trong cõi
hư vô vĩnh cửu, chốn niết bàn cực lạc trong khi nhân sanh còn nghèo đói bệnh tật,
dốt nát, kỳ thị, rẽ chia, người bóc lột người trong cảnh mạnh được yếu thua, bất công
xã hội. Nếu phần thân sanh hiện hữu như thế, chắc gì phần tâm linh được mẫn tuệ
siêu thoát đâu.”
Tóm lại, Cao Đài quan niệm Đạo lập ra là để cứu rỗi nhơn sinh, nghĩa là
Thượng Đế mở ra con đường cho nhân loại trở về với Thượng Đế. Nhưng con đường
ấy được mở đầu ở ngay tự thân con người và kết quả sẽ nhận được ngay trong cõi
đời. Bởi vì, “Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái
Đạo, tức là người phải ra Người để tự cứu cánh và ảnh hưởng đến vạn vật.”
Như thế, nhân sinh quan Cao Đài nhất trí với vũ trụ quan Cao Đài ở điểm
nhân bản. Nhân bản là bản chất chơn ngã của con người. Nhân Bản là tình cảm thiêng
liêng mà Thượng Đế Chí Tôn đã dành cho mỗi con người thể hiện ra bằng nhân tính
hay là tình thương.
“Hiểu biết, hành động, phục vụ, phụng sự, mà không nằm trong Nhân Bản sẽ
đưa đến nhựng hậu quả khốc liệt nhất cho xã hội. Nhân Bản có sáng chói con người
mới cảm thấy mình là con người. Dầu ở bất cứ lãnh vực hay hoàn cảnh quốc thổ nào
đời sống tâm linh cũng phải tựa vào Nhân Bản. Có như vậy đạo lý tôn giáo mới
không rơi vào chỗ mông lung huyền ngã.”
2.1.3. Tôn chỉ
Đức chí tôn đã dạy trong phẩm Trung Thừa Chơn giáo như sau: “Hôm nay,
Thầy chuyển lập tam Kỳ Phổ Độ đến chấn hưng chánh lý đồng nguyên, để xóa bỏ
những khía cạnh ngã chấp, sắc màu, mà dung hiệp phần tinh ba cổ kim Âu Á trên
lập trường duy nhất. Nghĩa là xóa bỏ cái dị mà đem cái đồng giữa các sắc giáo để
làm phương định cứu thế kỳ ba, độ hồn cho đẳng chúng sanh thoát vòng mê tân khổ
28
hải… Tuy nhiên, để minh định cho cơ khai triển tinh thần, danh từ tôn giáo cũng
được để cao trong sử độ. Nhưng điều đáng quí là tinh thần đạo đức được thực dụng
rõ ràng trong mỗi hiện thân sanh chúng, mới bảo tồn cho thể thống trang nghiêm.
Vậy, tôn chỉ lập giáo của Thầy là sứ mạng của mỗi con…”
Lời dạy trên, cho thấy Cao Đài giáo ra đời với tôn chỉ “Tam Giáo Qui Nguyên,
Ngũ Chi Phục Nhất” là để hoàn thành sứ mạng đặc biệt trong Tam Kỳ Phổ Độ: phục
hưng chân truyền, tổng hợp giáo lý Đại Đạo, làm chứng lối căn bản cho nhân sanh
tu hành hầu tiến hóa và giải thoát.
– Tam giáo quy nguyên
Tam giáo là ba mối đạo lớn ở phương Đông với khuynh hướng nội tỉnh. Đó
là: Nho, Lão, Thích tiêu biểu cho Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo. Chỉ đích danh
Nho Lão Thích tượng trương cho Tam Giáo có nghĩa là giáo lý của ba tôn giáo này
làm căn bản cho nền giáo lý tổng hợp của Đại Đạo, đúng theo lời Đức Chí Tôn đã
dạy trong Đại Thừa Chơn Giáo:
“Ngày nay, Thầy đến đây đem ba nền tôn giáo hiệp nhất lại, tạo một tòa lớn
lao đời đời kiếp kiếp cho nhân sanh nương vào đó mà lánh cơn khổ nạn thảm sầu…”
Hiệp nhất ba nền tôn giáo là sự tổng hợp Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Sự
tổng hợp này khống có ý nghĩa phủ nhận Tam Giáo để lập nên Cao Đài giáo, mà là
thống nhất lại chơn truyền thành một cơ cấu nhất quán, trong đó mỗi thành phần có
một giá trị trọng yếu của nền Đại Đạo, như Đức Chí Tôn đã dạy trong phẩm Trung
Thừa Chơn giáo như sau:
“Phần Thánh Đạo sáng ngời nhân phẩm,
Định canh thường trí phẩm thiên lương;
Hiếu trung tín nghĩa lập trường,
Dựng xây nền tảng trên đường tu thân.
Cơ nhập thế nếu không trọn trả,
Mà vội cầu điểm họa kim thân;
Khác nào lầu cất chín từng,
Móng khơi bãi cát bao lần tốn công.
Nhưng trái lại nếu không Phật pháp
Không đoạt cơ linh tháp Tiên gia;
Thì dâu chứng hưởng bửu tòa,
Vô vi nhi hiện vượt qua lý đời.
29
Bởi thế nên đồng thời sứ mạng,
Phật Thánh Tiên nhất bản cơ vi.”
Vả lại, Nhất Kỳ và Nhị Kỳ phổ độ là thời kỳ “đại đạo phát xuất ra Tam giáo
đạo” (nhất tán vạn). Nay theo luật tuần hoàn “châu nhi phục thỉ” thì Tam Kỳ Phổ
Độ là thời kỳ “Tam Giáo Đạo trở về Đại Đạo” (vạn qui nhất) nên trong tôn chỉ “Tam
Giáo qui nguyên” chữ Qui có nghĩa trở về; Nguyên là nguồn, cũng là gốc, mà gốc thì
chỉ có một.
Một là lý duy nhất bất di bất dịch, là Đạo, là Hư Vô, là nguồn gốc của con
người, là Nhân Bản.
Cho nên qui nguyên còn có nghĩa là tìm về Nhân Bản như Đức Lê Đại Tiên đã
dạy: “Người sinh ra bởi Đạo thì Đạo tức là người, người phải làm sáng cái Đạo, tức
là người phải ra Người để tự cứu cánh và ảnh hưởng đến vạn vật.”
Vì nguyên là hư vô nhất thể qui Nguyên là chiều từ “hữu qui vô” tức là người
hành giả phải từ hữu vi bước sang vô vi; hay nói cách khác là phải từ bỏ mọi hình
dang sắc tướng để trở về chỗ vô vi thanh tịnh.
Theo lời dạy của Đức Đông Phương Chưởng Quản thì qui Nguyên cũng là qui
Tâm, là con đường hướng nội, quay vào nội tâm để tìm Đạo, tìm lại bản tánh thiện
lương xa cưa mà con người đánh mất từ lâu.
Ngoài ra, các yêu tố đạo lý căn bản của tam giáo là: Công bình – bác ái – từ bi
+ Công bình: tôn chỉ của Thánh Đạo
+ Bác ái: tôn chỉ của Tiên Đạo
+ Từ bi: tôn chỉ của Phật Đạo
Vậy “Tam Giáo Qui Nguyên” là tôn chỉ đề cao tự tổng hợp Tam giáo để làm
thế nào thể hiện được đầy đủ ba cái đức lớn ấy nơi con người. Đó là con người có
đạo đức toàn diện. Do đó, “công bình, bác ái, từ bi” hay “Tam Giáo qui Nguyên” đã
trở thành tôn chỉ để mọi người tín hữu Cao Đài noi theo đó tu hành hầu trở nên con
người thánh thiện và xây dựng xã hội đại đồng thánh đức. Như vậy, cái chân giá trị
của tôn chỉ là Nguyên, là thể hiện chân lý duy nhất, là Đại Đạo, nói dễ hiễu hơn, là
làm thế nào để “tinh thần đạo đức được phục hưng rõ ràng trong mỗi hiện thân sanh
chúng” thì lúc bấy giờ mới nhận chân được Thượng Đế và trở về với Ngài. Vì Thượng
Đế chính là Đại Đạo như Ngài đã dạy:
“Đạo là con đường duy nhất của vạn linh sanh chúng từ Thầy ban phát đến
thế gian và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư vô chi khí thì Đạo cũng
đồng nghĩa đó thôi.”

30
Vậy “Tam Giáo Qui Nguyên” là một công cuộc phục hưng chân truyền để bổ
túc và hoàn bị hệ thống giáo lý Đại Đạo, đồng thời cũng là đạo pháp của Đức Chí
Tôn lập ra giữa thời kỳ hạ nguồn để thực hiện cùng kết thúc cuộc hoằng hóa của
Ngài sau ba thời kỳ phổ độ theo đúng định luật tuần hoàn.
Hư vô sanh ra vạn hữu (nhất tán vạn), rồi từ “hưu qui vô” để trở cái căn bản
nguyên sơ tức là Hư vô nhất thể (vạn qui nhất)
– Ngũ chi phục nhất
“Ngũ chi phục nhất” là hệ quả của tiền đề “Tam Giáo Qui Nguyên”. Khi Tam
Giáo trở nên một thực thể nhất quán tức là Đại Đạo, thì Ngũ Chi là Nhơn Đạo – Thần
Đạo – Thánh Đạo – Tiên Đạo – Phật Đạo phải phục nhất nghĩa là chịu sự dẫn đạo
của một lý duy nhất, để đồng loạt trở nên năm pháp môn tu tiến, cái trước làm nền
tảng cho cái sau hầu đưa người hành giả đến chỗ đắc đạo. Hay nói dễ hiểu hơn Ngũ
Chi là chương trình năm lớp để thực hiện giáo lý thuần nhất của Đại Đạo mà bất cứ
người tu nào trong Tam kỳ phổ độ muốn phản bổn hoàn nguyên đều phải trải qua
từng lớp một. Đức Chí Tôn đã dạy trong Phẩm Trung Thừa Chơn Giáo:
“Khi thay Thầy dạy các con lo xây dựng phần tôn giáo để phản ảnh các lãnh
vực tinh thần đạo đức của năm lớp học là Nhơn Đạo – Thần Đạo – Thánh Đạo – Tiên
Đạo – Phật Đạo. Các con sẽ có những chương trình đối chiếu và cảnh minh những
nguyên do lầm lạc, những di truyền thủ lệ… Các con sẽ toại nguyện là ngày nhân
loại biết hồi đầu hướng thiện, biết sùng tu chánh đạo, để cứu rỗi phần chơn hồn thì
không còn thiên lệnh cái danh từ tôn giáo và chi phái nữa, mà chỉ trực nhìn ở chỗ
chính yếu là chánh pháp siêu nhiên, mới đủ hiệu lực để đem lại cuộc thanh bình
hạnh phúc giữa lớp sóng đời người và mới là nơi định lập vĩnh viễn cho linh hồn; ấy
là ngày Đại Đạo hoằng khai, là kết quả của nền Chơn Đạo vận hành từ chỗ hữu đến
chỗ vô vậy.”
Ngoài ra, danh từ Ngũ Chi cũng làm biểu tượng cho năm phương thức hành
đạo: Tùng khổ – Thắng khổ – Thọ khổ – Thoát khổ – Giải khổ của các bậc Hiền –
Thần – Thánh – Tiên – Phật để làm thánh đường lối hành đạo tuyệt khổ của Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ.
Thế thì “Ngũ Chi Phục Nhất” là năm trình độ chuyển hóa liên hợp nhất quán
trên cứu cánh giải thoát con người một cách toàn diện. Qua Nhơn Đạo – Thần Đạo –
Thánh Đạo để tạo lập cảnh thiên hạ đại đồng, thế gian thánh đức, cho các bậc hiền
nhân thánh triết tạm dừng chân ngơi nghỉ. Qua Tiên Đạo – Phật Đạo để các nguyên
căn “hiệp nhất hư vô” đắc thành chánh quả, trở về hiệp nhất cùng khối Đại Linh
Quang, đó mới là cứu cánh sau cùng của Đại đạo. Hình đồ sau đây thể hiện phần
nào các ý nghĩa của tôn chỉ “Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất.”

31
1. Nhơn Đạo
2. Thần Đạo
3. Thánh Đạo
4. Tiên Đạo
5. Phật Đạo
0. Đại Đạo
Ba mũi tên: Nho – Thích – Lão
Hơn nữa, theo Đạo pháp thì “Qui Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi” tương ứng với
“Qui Tam bửu hiệp Ngũ Hành” hay “Qui Căn hiệp thần” tức là phục hồi chơn thần
để trở về nguồn cội. Đó là phương pháp luyện đạo của người tu giải thoát.
Thế nên, Đức Lê Đại Tiên đã dạy: “Đến thời kỳ phải thống nhất lại chơn truyền
đạo pháp. Hạ nguồn này, Đức Thượng Đế đem chơn thần đến mỗi linh căn, như
ngọn đèn mồi, mà Chơn Đạo gọi rằng lấy lửa mồi lửa là “Tâm tâm tương ứng” đó
vậy.
Tóm lại, trước khi kết thúc một chi trình tiến hóa của nhân loại, Thượng Đế vì
lòng háo sanh mới khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ngài dùng tôn chỉ “Tam Giáo
Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất” dung hợp triết lý cổ kim Âu Á, lập thành đường
lối chuẩn thằng của nền Đại Đạo để tất cả nhân sinh, dù ở trình độ căn cơ nào cũng
có thể tu học một cách dễ dàng, hầu tái lập đời Thượng nguồn thánh đức và lần hồi
tìm đến chỗ giải thoát toàn diện.
Tôn chỉ này làm sáng tỏ sứ mạng của cao đài giáo như sau:
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp.
Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực
thể đạo cứu thế trong Tam Kỳ Phổ Độ cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy.”
2.1.4. Cứu cánh
Nguyên lý nhất nguyên và nhất thể của vũ trụ quan Cao Đài cho thấy:
Con người và vụ trụ đều từ một động năng Thái Cực sinh ra (nhất bổn tán vạn
thù), lại được sinh hóa bằng chính bản thể của nguyên nhân đầu tiên, nên con người
và vạn vật có cùng một bản thế với Trời (Thiên địa vạn vật đồng nhất thể) hay nói
cách khác, trong mỗi con người đều có Thiên lương, bản tánh của Trời.
Do đó, trong thời sơ khai con người rất là thuần hậu chất phác sống tự nhiên
và tự do giữa đất trời. Dần dần vì bản năng dục vọng của xác thân, con người bắt
đầu hướng ngoại, xa lần bản tánh chơn như. Trong khi chạy theo vật chất, sự dụng
nhiều trí năng, nâng cao ngã mạn thì càng ngày càng đi sâu vào vòng tranh chấp,
32
phân hóa và tội lỗi. Xã hội ngày càng tiến bộ trên phương diện kỹ thuật nhưng tinh
thần đạo đức con người ngày càng sa sút thoái hóa đến độ sắp đưa nhau đến chỗ
diệt vong.
Đức Chí Tôn dạy:
“Các con ơi, thế giới nhận loại hiện giờ đã xa Thầy, đã tách rời nguồn cội mà
không hề trở lại. Tách rời nguồn cội, thì cành rơi lá đổ, không còn nhựa thì làm sao
mà sống dù kết nụ bao nhiêu mà nhựa sống không còn thì một lúc nào đó sẽ khô
khan úa xào.”
Đời loạn thì Đạo khai, Khai Đạo để ổn định càn khôn, an bài vũ trụ, để đưa
con người về chỗ thuần lương thiện mỹ. Đó là qui luật tự nhiên. Hơn nữa, nguyên
lý vận hành châu lưu theo vũ trụ quan Cao Đài cũng cho thấy rằng:
Vạn vật được sinh ra để tiến hóa. Tiến hóa theo một vòng trò (châu lưu) để sau
cùng trở về nguồn gốc với một sự hoàn hảo, hoàn thiện, tuyệt đối như Trời (vạn thù
qui nhất bổn).
Chứ con người không phải sinh ra để sống tạm bợ đoạn tháng qua ngày,
hưởng thụ vô lý, hy sinh vô nghĩa, mà chính là để thi hành một nhiệm vụ, thực hiện
một lý tưởng, đó tức là khai trí, khai tâm, khai thần cố gắng tu luyện để rũ bỏ phàm
tính, tiến tới sự thanh cao, kết tụ tinh hoa để thực hiện trong tương lai một giống
người siêu đẳng như Thần Thánh Tiên Phật, hoặc hoàn hảo như Trời để hội nhập
cùng khối Đại Linh Quang.
Đức lê đại tiên dạy:
“Tu là học để làm Trời,
Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian”
Đó là thiên ý, là định mệnh cao đẹp của con người, là cứu cánh của Đại Đạo,
là đích điểm của cuộc tiến hóa tâm linh.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho nhân sinh đạt đến đích điểm của cuộc tiến hóa
tâm linh, đồng thời để giải quyết mọi tranh chấp phân hóa trong cuộc sống hiện tại,
điểm nhắm quan trọng đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là lập đời thánh đức
hay xây dựng một xã hội đại đồng với ba tiêu chuẩn: Nhân Bản – An Lạc – Tiến Bộ.
Thế thì cứu cánh Đại Đạo nhằm giải quyết toàn diện vấn đề nhân sinh và tâm
linh cho con người qua tiêu đề “Thế Đạo Đại Đồng, Thiên Đạo Giải Thoát.” Chủ
trương đường lối của Đại Đạo rất thực tiễn, không tách rời cuộc đời; chẳng duy vật
mà cũng không duy tâm; mà là tâm vật bình hành, là con đường dung thông cả tâm
lẫn vật, cả đạo với đời, khoa học và đạo lý. Cho nên đời đạo, khoa học và đạo lý phải
hỗ tương bổ túc lẫn nhau để giúp cuộc tiến hóa con người tiến đến chỗ toàn bích.

33
“Khoa học sẽ giúp con người đạt địa, đạo lý sẽ giúp con người thông thiên.
Thế gian không còn là sông mê, là bể khổ.”
Tóm lại, con đường Đại Đạo được vạch ra là để xây dựng lại cuộc đời, vun vén
lại tình nhân loại là một giá trị cao quí nhất của kiếp người, đã bị mất mát từ bất lâu
nay, và cũng là để viên thành những con người thánh đức cho xã hội thánh đức mai
sau. Một xã hội mới trọn lành sẽ do chính con người tự đắp xây cho mình, tạo điều
kiện cần để tiến tới “Thiên Đạo Giải Thoát.”
“Thế Đạo Đại Đồng” là cứu cánh hạnh phúc của cuộc sống thế gian. “Thiên
Đạo Giải Thoát” là cứu cánh tuyệt đối, là tuyệt đích của tâm linh. Cứu cánh toàn diện
của Đại Đạo là một cuộc tiến hóa liên tục nhằm thúc đẩy con người luôn luôn hoàn
hảo hóa mình, góp phần vào công cuộc hoàn hảo hóa xã hội và cuối cùng đạt được
lý tưởng chân thiệt mỹ tức là Thượng Đế vậy.
2.2. Thực Hành:
2.2.1. Minh thệ16
Lời Minh Thệ nầy do Đức Chí Tôn giáng cơ lập ra, chớ không phải do một
người phàm nào đặt để, nên có tính cách thiêng liêng huyền bí. Câu Minh Thệ gồm
36 chữ, số 36 là bội số của 12, mà số 12 là số riêng của Đức Chí Tôn.
Tên gì? . . . . . . . . . Họ gì? . . . . . . . .
“Thề (1) rằng (2): Từ (3) đây (4) biết (5) một (6) Ðạo (7) Cao (8) Ðài (9) Ngọc
(10) Ðế (11), chẳng (12) đổi (13) dạ (14) đổi (15) lòng (16), hiệp (17) đồng (18) chư (19)
môn (20) đệ (21), gìn (22) luật (23) lệ (24) Cao (25) Ðài (26), như (27) sau (28) có (29)
lòng (30) hai (31) thì (32) Thiên (33) tru (34) Ðịa (35) lục (36).”
Việc lập minh thệ này có ích lợi hai phương diện:
– Về phần người: Minh thệ cốt để người tín đồ dứt khoát tư tưởng mà thủ tín
với lời thề, không dám làm điều gì trái với lời thề tức là trái với luật đạo, để hết lòng
lo lập công bồi đức, trau tâm luyện tánh mà đạt đến phẩm vị cao trọng nơi cõi thiêng
liêng.
– Về phần thiêng liêng: Người có lập Minh thệ thì các Đấng thiêng liêng mới
nhìn nhận là môn đệ của Đức Chí Tôn, tức là tín đồ của Đại Đạo, mới hộ trì không
cho tà ma khuấy phá, gây trở ngại bước đường tu tiến.
Khi lập Minh thệ rồi mới được làm môn đệ của Đức Chí Tôn, mới hưởng được
hồng ân của Chí Tôn ban cho:

16
Hiền tài Nguyễn Văn Hồng, Bước Đầu Học Đạo (2004), 5-25.
34
– Thứ nhứt, môn đệ giữ tròn luật đạo, ăn chay 10 ngày trong một tháng thì vào
hàng Đạo hữu, đối phẩm Địa Thần trong Cửu phẩm Thần Tiên.
– Thứ nhì, môn đệ giữ tròn luật đạo, ăn chay 10 ngày mỗi tháng thì khi qui
liễu được làm Phép Xác, Phép Đoạn Căn, Độ Thăng, làm Tuần Cửu, Đại Tường, Tiểu
Tường, để đưa chơn hồn đi lên qua 12 từng Trời, bái kiến các Đấng Tiên Phật, bái
kiến Đức Phật Mẫu và Đức Chí Tôn, sau đó được Tòa Tam Giáo Ngọc Hư Cung định
phận.
Thất Thệ? Thất Thệ là làm mất lời thề, tức là không giữ được lời thề, không
thực thi đúng lời thề, là vi phạm lời thề. Trong phần II của bài nầy (đã trình bày ở
các trang trước): Giải thích lời Minh Thệ của Hội Thánh có ba mục: 1*, 2*, 3*, nếu
không giữ đúng theo ba mục nầy thì phạm vào tội Thất Thệ.
Như Thất Thệ có bị Thiên tru Địa lục (luật công bình: Trời Đất giết chết)
không?
Đáp: Theo nguyên tắc thì phải bị Thiên tru Địa lục đúng theo lời thề, nhưng
đối với một ông Cha hiền từ là Đại Từ Phụ, chỉ biết hăm he phạt nặng cho con cái sợ
sệt mà lo tu hành, chớ có bao giờ Ngài giết chết con cái của Ngài. Những người thất
thệ chỉ bị đọa vào Phong Đô, tức Cõi Âm Quang17, để học đạo, nơi đó có Thất Nương
Diêu Trì Cung giáo hóa nữ phái và Địa Tạng Vương Bồ Tát dạy nam phái cho biết rõ
lẽ đạo, đâu là phước, đâu là tội. Khi đã thức tỉnh biết rõ thì các Đấng nơi ấy cho đi
đầu thai chuyển kiếp để trả quả theo đúng luật công bình thiêng liêng, đồng thời lo
tu hành để được Đức Chí Tôn cứu vớt.
2.2.2. Trai tịnh18
Ăn chay là ăn các loại thực phẩm phát xuất từ thảo mộc hay được chế biến từ
thảo mộc.
Chữ “chay” do chữ Hán là “trai” nói trại ra. Trai có nghĩa là trong sạch, thanh
tịnh.
Trai kỳ là ăn chay kỳ, tức là ăn chay một số ngày nhứt định trong mỗi tháng
âm lịch, những ngày còn lại thì được ăn mặn.
Có hai loại trai kỳ: Lục trai và Thập trai.

17
Đây là cõi giữa Thiên đường và Địa ngục, được Đức Chí Tôn lập ra, sau khi đóng Địa Ngục mở
tầng Thiên vào thời ĐĐTKPĐ trong Đại Ân Xá của Ngài. Thời trước, các linh hồn phạm tội bị giam vào Địa
ngục để quỉ sứ hành hình như đã nói trong Kinh Sám Hối, nhưng khi Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài cũng là
Đại Ân Xá kỳ ba, Đức Chí Tôn phế bỏ Địa ngục, lập ra một cảnh mới là cõi Âm quang, để đưa các linh hồn
tội lỗi đến đó học đạo. Thất Nương Diêu Trì Cung dạy dỗ các nữ tội hồn, Địa Tạng Vương Bồ Tát giáo hóa
các nam tội hồn. Ở cõi Âm quang chỉ có giáo hóa chớ không có trừng phạt. Khi các tội hồn thức tỉnh, biết lẽ
thiện ác thì được cho đi đầu kiếp nơi cõi trần để trả quả và tu hành, để được siêu thăng về cõi thiêng liêng.
18
Hiền tài Nguyễn Văn Hồng, Bước Đầu Học Đạo (2004), 41-57.
35
– Lục trai là ăn chay mỗi tháng 6 ngày, đạo Tiên gọi là Nguơn Thủy Lục trai,
do Đức Nguơn Thủy lập ra. Sáu ngày chay qui định trong tháng âm lịch là: 1, 8, 14,
15, 23, 30. Nếu tháng âm lịch thiếu, không có ngày 30 thì ăn chay ngày 29 thế vào cho
đủ 6 ngày chay.
– Thập trai là ăn chay mỗi tháng 10 ngày, đạo Phật gọi là Chuẩn Đề Thập trai,
do Đức Phật Chuẩn Đề lập ra. Mười ngày chay qui định trong tháng âm lịch là: 1, 8,
14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30. Nếu tháng âm lịch thiếu, không có ngày 30 thì ăn chay
ngày 27 thế vào cho đủ số 10 ngày chay.
– Trường trai là ăn chay trường, tức là ăn chay hoài từ ngày nầy qua ngày khác
(không có ngày nào ăn mặn). Theo Tân Luật, các tín đồ còn trong cấp Hạ thừa thì ăn
chay kỳ tức là ăn 6 ngày hoặc 10 ngày trong tháng; còn các tín đồ trong bực Thượng
thừa thì ăn chay trường. Trong bực Hạ thừa, ăn chay 6 ngày trong một tháng là giai
đoạn tập sự để cho quen dần với việc ăn chay, không nên giữ hoài như vậy, mà sau
đó phải ráng tiến lên ăn chay 10 ngày trong một tháng thì mới được nhìn nhận là tín
đồ thiệt thọ chánh thức của Đạo Cao Đài, mới thọ hưởng được các bửu pháp khi qui
liễu, tức là các phép bí tích19 độ hồn trong cơ tận độ của Đức Chí Tôn; nếu còn ăn
chay 6 ngày trong một tháng thì không hưởng được những điều nầy và tang lễ chỉ
làm bạt tiến mà thôi.
2.2.3. Thiên bàn20
Nguyên lý để đạt Đạo là Tâm Người Phối Kết Với Tầm Trời. Nhưng vì trình
độ căn cơ của đại chúng còn thấp chưa thấu đến chỗ diệu dụng của tâm, nên phải
mượn nghi lễ để làm điểm tựa cho đức tin của đại chúng. Khi đức tin đã có rồi, con
người sẽ hiểu ra chỗ nhiệm mầu của Trời, của Đạo và tự mỗi người thực nghiệm đạo
pháp để đạt Đạo.
Thiên Bàn là bàn thờ Thượng Đế và các đấng Thiêng Liêng. Trên Thiên Bàn,
dưới Thánh tượng Thiên Nhãn ở hàng thứ nhất, thờ Tam Giáo Đạo Tổ từ trái sang
phải như sau:
+ Thái Thượng Đạo Tổ: Giáo Chủ Lão Giáo (đạo Tiên)
+ Thích Ca Mâu Ni: Giáo Chủ Phật Giáo
+ Không Thánh Tiên Sư: Giáo Chủ Nho Giáo (Đức Khổng Tử)
Hàng thứ hai thờ Tam Trấn Oai Nghiêm từ trái sang phải như sau:
+ Quan Thế Âm Bồ Tát: Nhị Trấn Oai Nghiêm

19
Gồm: phép xác, phép đoạn căn, phép độ thăng, được hành lễ tế điện có bài thài, được làm Tuần cửu,
Tiểu tường, Đại tường.
20
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tìm Hiểu Tôn Giáo Cao Đài (Lưu hành nội bộ, 1994), 74-
76.
36
+ Thái Bạch Kinh Tinh: Nhất Trấn Oai Nghiêm
+ Quan Thánh Đế Quan: Tam Trấn Oai Nghiêm
Tam Trấn Oai Nghiêm lãnh sứ mạng thay mặt Tam Giáo Đạo Tổ trong Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Ngoài ra còn thờ Đức Gia Tô Giáo Chủ (Thánh Đạo) và Đức Khương Thái
Công (Thần Đạo)
Kể theo hàng dọc ở giữa từ trên xuống có năm ngôi:
+ Đức Thích Ca Mâu Ni: Phật Đạo
+ Đức Thái Bạch Kim Tinh: Tiên Đạo
+ Đức Gia Tô Giáo Chủ: Thánh Đạo
+ Đức Khương Thái Công: Thần Đạo
+ Ngôi Giáo Tông tượng trưng cho: Nhơn Đạo
Sự thờ phượng trên đây vừa bày tỏ lòng sùng tín với các bậc Giáo Tổ Thánh
Nhân vừa thể hiện tôn chỉ “Tam Giáo Qui Nguyên (hàng ngang tam giáo, Tam Trấn)
Ngũ Chi Phục Nhất (hàng dọc: Phật, Tiên, Thánh, Thần Nhơn Đạo) của Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ.
Nhưng người Cao Đài quan niệm các thánh tượng là phương tiện biểu thị giáo
lý. Con đường qui nguyên rốt ráo vẫn đi từ hữu hình đạt đến vô vi. Cho nên lý tưởng
cao trội nhất chỉ có Thiên Nhãn, Thiên Nhãn là trung tâm “Chơn Thần” nơi con người
và trong Thượng Đế.
Đó là điều mà Thánh Giáo đã dạy rõ:
“Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri mà trái lại Thượng Đế ngự trong
tâm tháp ngà của tâm hồn nhơn loại… Thượng Đế không là hình bóng của thần
tượng, nhơn tượng hay vật tượng. Chính biểu tượng Thiên Nhãn cũng chỉ là tạm
mượn để gởi gấm chơn lý trong một cụ thể chủ quan mà thôi. Chính vì vậy kiến tạo
hình thể đạo có giá trị cùng chăng là phải có nhơn tâm làm chứng thị.”
2.2.4. Tam công
Phương pháp tu hành của đạo cao đài là tam công. Tam công là ba mặt tu
tiến nhằm hành đạo giúp đời rèn luyện bản thân và tiến hóa tâm linh:
+ Hành đạo giúp đời bằng công quả
+ Rèn luyện bản thân bằng công trình (luyện kỷ)
+ Tiến hóa tâm linh bằng công phu

37
1. Công quả
Người bắt đầu giác ngộ biết tu hành đều ý thức luật nhân quả, đồng thời phát
sinh niềm trắc ẩn thương người trong lòng. Từ đó, tự nguyện lập công quả. Công
quả là những hành vi thiết thực giúp người, giúp đời, giúp đạo. Theo giáo lý Cao
Đài, công quả tạo ra âm đức (âm chất) là sự nghiệp vô hình giải trừ nghiệp chướng
và xây dựng công đức giúp con người tu tiến hóa hơn. Đức Chí tôn dạy từ năm 1926:
“Người dưới thế này muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. ấy
là về phần xác thịt. Còn Thần Thánh Tiên Phật muốn cho đắc đạo phải có công quả”
Trong suốt đời hành đạo, hằng ngày phải rèn luyện Tam Công, phần này hộ
trợ phần kia, tạo điều kiện cho nhau cùng đạt kết quả. Nhưng ở bước đầu tu tập, có
thế nói công quả dễ thực hiện trước đồng thời cũng là điều kiện để tiến hành công
trình, công phu. Lòng vị tha, thương người, giúp đời giúp đạo sẽ khiến người tu dứt
bỏ lần lần tách ích kỷ, tham lam; không ích kỷ tham lam mới không phiền não vọng
cầu, tâm hồn mới thanh tịnh an nhiên để thiện định
Công quả có nhiều hình thức, nhiều mức độ, túy khả năng mỗi người, nhưng
gồm đủ ba điều sau đây mới toàn diện:
“Điều thứ nhất: Chia cơm sẻ áo, an ủi vỗ về người bất hạnh. Đó là một nghĩa
cử đạo đức, một hạnh phúc trong vạn hạnh.
Điều thức hai: Đem lời đạo đức tùy trường hợp khuyến thiện, cảnh tỉnh giác
ngộ người đời cải tà qui chánh. Đó là mợt nghĩa cử, một hành quí hơn nghĩa cử và
hạnh ở điều thứ nhất.
Điều thức ba: Tạo điều kiện và truyền ba pháp môn giúp người tu siêu phàm
nhập thánh thoát kiếp luân hồi. Đó là một nghĩa cử, một hành lại càng quí nhất.
Nhưng đừng vì chỗ khinh trọng mà làm điều nọ bỏ điều kia, ấy là thiếu sót lắm.”
Đã biết công quả là điều kiện để tu tiến, là công đức sẽ hưởng nhờ trong cõi
vô hình nhưng phải làm công quả không vọng tâm, vọng ý, mới thực sự có giá trị.
Ngay trong phẩm Tiểu Thừa Kinh Tam Thừa Chơn Giáo Đức Chí Tôn Cao Đài đã
dạy:
“Việc công quả tuy phần hình thức,
Nhưng cũng đồng lãnh vực linh thông;
Dặn con nhớ giữ không không,
Đừng lên tiếng cả, đừng mong tôn vì”
“Việc làm công quả không phải chỉ phô trương trên hình thức rườm ra, hoặc
vì muốn có danh vị, hoặc làm theo dư luận, hoặc vì nể nhau, hoặc vì một quyền hành
nào đó gây áp lực, hay hoặc vì muốn làm cho xong để khỏi phải tai tiếng người đời
38
rằng tu sao nở điềm nhiên tọa thị trước cái khổ của người khác… Công quả muốn
được chánh danh và đúng nghĩa của nó, đúng giá trị của nó và đáng được ghi phần
âm chất là công quả xuất phát từ lòng tự giác tự nguyện và thiết tha với nó, xem nó
là nguồn sống của đời người, như cơm ăn, nước uống, hơi thở, áo mặc và như lương
dược tri bịnh.”
Công quả rất hệ trọng nhất là trong thời Tam Kỳ Phổ Độ này. Từ khi mới lập
Đạo Kỳ Ba (1926), Đức Chí Tôn đã dạy:
“Thầy hằng nói cùng các con rằng một trường thi công quả, các con muốn đến
đặng nơi cực lạc thì phải đi tại cửa này mà thôi.”
Một năm sau Thầy lại dạy:
“Trong các con có nhiều đứa lầm tưởng hễ vào đạo thì phải phế hết nhơn sự
nên chúng nó ngày đêm mơ tưởng có một điều rất thấp thỏi là vào chỗ u nhàn mà
ẩn thân luyện đạo. Thầy nói cho các con biết, nếu công quả chưa đủ, nhơn sự chưa
xong thì không thể nào các con luyện thành đặng đâu mà mong.”
Vậy công quả trong đại đạo tam kỳ phổ độ là một hạnh, một đức, lại là một
điều kiện tu chứng của tín đồ. Nó là một tiến trình hành đạo giúp đời từ vật chất đến
tâm linh. Người tu trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhập thế tích cực trong tinh thần
công quả, lấy thế gian làm môi trường sống đạo; đồng thời cũng tiến đến giải thoát
nhờ công quả làm nền tảng cho công phu. Ấy là song hành tự độ độ tha.
2. Công trình
Công trình có nghĩa tổng quát là một chuỗi cố gắng, một tập hợp nỗ lực để
thực hiện mục đích nào đó. Công trình cũng có thể hiểu là thành quả của nhiều công
sức và ý chí. Đối với người tu trong Đạo Cao Đài, công trình là rèn luyện bản thân,
là chuyên nhất hoàn thiện hóa chính mình. Công trình là những cố gắng dứt bỏ phàm
tâm và phát triển thánh tâm. ở bậc Tiểu Thừa công trình đã phải khởi đầu với những
tính chất ấy:
“Theo lối thẳng góp vào chương sự,
Bước công trình hội đủ nữ nam;
Thì giờ rỗi rãnh con làm,
Dạy nhau lập chí lần đem con hiền.
Bỏ thói xấu tư riêng tật đố,
Dạy cho nhau yếu tố yêu thương;
Bỏ đi những nỗi can cường,
Dạy nhau hóa nhẫn nêu gương thuận tùng
39

Bỏ khi lêu lỏng chiều mai,
Dạy nên cần mẫn giồi mài điểm linh”
Phương châm thực hiện công trình có thể tóm tắt trong những chữ: Khắc kỷ –
Tự kiểm – Kiên nhẫn – Trì thủ – Hy sinh.
Khắc kỷ là tự kiềm chế bản thân không để cho cái ta kiêu căng, sân hận, si mê
dục vọng nổi lên. Chính mình phải làm chủ con người mình, biết phần nào là bản
năng phàm ngã, phần nào là Thiên tánh của chơn nhơn. Thánh ngôn dạy:
“Lòng người giữ đạo đối với tha nhân luôn luôn khoan dung thông cảm, tha
thứ, chín bỏ làm mười cho tình thương yêu đoàn kết càng ngày càng tăng trưởng.
Nhưng đối với nội bộ và nhất là đối với bản thân cần khắt khe từ chút, từ giờ, từ lời
nói đến việc làm. Nếu tự mình dễ dãi, thiếu sự kiểm soát và đặt qui luật cho mình,
những thói hư tật xấu được dễ dãi nuông chiều một đôi lần sẽ vịn vào đó để đi đến
lúc phóng túng trở thành thói quen, rồi không thấy chỗ tự khuyết nữa.”
Thế nên, ngoài khắc kỷ răn dè bản thân, bản thân, bản ý, hằng ngày người tu
phải tự kiểm điểm một cách vô tư vô ngã, nói gọn là vô ngã kiểm. Có làm vô ngã
kiểm mới đánh giá được mình tiến bộ hay chưa tiến bộ, nhưng với điều kiện là phải
chân thành, không từ dối mình, dám nhìn thẳng vào thói hư tật xấu của mình. Đây
là một công trình mà Ơn Trên vẫn hằng nhắc nhở.
“Mỗi ngày, mỗi người có những ngôn ngữ cùng hành động của Thần Thánh
Tiên Phật mấy lần, cũng chính mình có những ngôn ngữ, hành động của ma quỉ mấy
lần mà không hay. Chư đệ muội có giựt mình chưa? Nếu vậy câu “Nhật nhật tân,
hựu nhật tân” cần phải gắn bó trong nếp sống đạo lý. Hằng ngày phải xem mình là
một đơn vị cá nhân trong tập thể, phải trở thành hiền nhân quân tử và thánh thiện
tại thế gian. Có đặt mình ở cương vị ấy mới không thể nói một lời vô bổ và tổn đức
thất nhân tâm. Có đặt mình là mục tiêu để thiên hạ trong vào mà chỉ trích phê phán
những hành động ngôn ngữ tầm thường của mình mà dám làm dám nói. Có tưởng
như vậy mới có tinh thần hướng thượng liên tục, nuôi dưỡng thường xuyên một
ngày một ngày qua, tháng một tháng qua, năm một năm qua, dần dần trở thành thói
quen là người chí thiện chí mỹ vậy. Đó là bậc thánh nhận tại trần rồi chớ còn gì nữa.”
Phương pháp làm vô ngã kiểm là sau một ngày sinh hoạt, đề ra những phút
ngồi yêu lặng hồi tưởng những việc mình đã làm đã nói, những suy nghĩ hay ý tưởng
của mình đã có và phán đoán xét xem điều nào tốt điều nào xấu để ghi vào tự kiểm
của mình. Nhờ đó mỗi người mỗi ngày đều tự phản tỉnh để tự sửa chữa con người
mình hầu hoàn thiện hóa mình hiện tại.

40
Nhưng khắc kỷ - tự kiểm mới là bước tự hoàn hảo con người mình dần dần
trong khi thực hiện công trình này còn phải tự lập tính kiên nhẫn, trì thù và hy sinh
mới hoàn thành được sứ mạng hành đạo cứu đời.
Nếu người tu đã nhận sứ mạng ấy là mặc nhiên hy sinh chấp nhận mọi bão tố
gian truân của cuộc đời cũng như mọi phản lực cay nghiệt của nhân tâm.
Trước đối tượng muôn trùng bão tố,
Vững niềm tin củng cố nội tâm;
Càng gian khổ càng cao thâm,
Sắt nên kim phải nhiều năm giủa mài.
“Có ai suốt dời không hoạt động không tiến thủ, có thăng trầm bỉ thới thành
bại thạnh suy. Nhưng nếu biết đặt mình làm một nhân sanh của thế gian, của Thượng
Đế về đạo lý nhân nghĩa để hoạt động và tiến thủ thì mọi chướng ngại nơi thế gian
là những món khí cụ rèn luyện un đúc cho tay thợ tạo chấp định để đưa người đời
trở nên bậc thánh hiền Thiên Phật. Bằng không, ngược lại vẫn lầm lủi đi trên đường
gió bụi mịt mờ, tìm những ánh sáng trong mộng tưởng hoặc chịu trong điều thành
bại thạnh suy vinh nhục ấy. Nhưng đó là những khoen sắt của quỉ vô thường đang
đặt trong cõi vô thường mà người thế gian tự tròng tay chơn mình vào từng khoen
một.”
Muốn tháo gỡ những mắc xích tham vọng trói buộc tự thân, người tu trước
hết phải nhận định thật chính xác giá trị con người và địa vị loài người. Muốn vượt
quan trở ngại lớn lao của mọi loài hoàn cảnh phức tạp người tu phải tự tin nơi khả
năng vĩ đại của Nhân Bản. Thánh ngôn dạy:
“Đừng, đừng nên xao tâm rủn chí trước ngọn núi Thái Sơn. Hãy nhớ rằng núi
Thái Sơn cũng do nhiều gộp đá chất chồng, rừng thiên nhiên vạn khoảnh cũng do
nhiều loại cây chen chúc, đồi cát to lớn cũng do sự tổ hợp của cát hằng sa. Như vậy,
bổn phận làm người to như đồi cát, to như Thái Sơn, to như vũ trụ, như vòm trời có
thể bình định cho quả địa cầu này được an ổn ngày mai… Chư đệ muội là hàng Tam
Tài tất phải được Thượng Đế dành cho một giá trị xứng đáng ở cõi trần gian này
cũng như ở cõi Thiên thượng, hãy bảo trọng giá trị đó để làm sự sống vĩnh cửu.”
Chính nhờ niềm tự tin nơi Nhân Bản, nhân vị nói trên mà người tu khăng
khăng gắn bó với mục đích tối thượng của chính mình mà cũng là của cơ đạo. Vậy
trì thủ, khắc kỷ, kiên nhẫn, hy sinh là những phương pháp xây đắp công trình. Công
trình được đánh giá bằng mức độ tinh tấn. Công trình càng dày, càng sáng suốt thì
học đạo hành đạo càng tinh thông.

41
3. Công phu
Công phu là thực hành phương pháp tu luyện để tâm linh tiến hóa. Công phu
có nhiều hình thức, nhiều mức độ, mà cuối cùng thì công phu là phép huyền công,
là đạo pháp, tức là công phu thiền định thuộc về nội giáo tâm truyền.
+ Trước tiên, tập trung tinh thần học kinh cúng tứ thời, hướng về các Đấng
Thiên Liêng là phép công phu đơn giản nhất:
Công phu vốn nguồn sanh mạch cả,
Đức trí nhơn tiếp họa nên hình;
Tứ thời luyện giữ cao minh,
Nuôi hồn theo nhịp câu kinh tiếng lành.
+ Giữ tâm thanh tịnh cũng là công phu. Có thể nói bản chất của công phu là
thanh tịnh hay bí quyết của công phu là sự yên lặng như Đức Chí Tôn đã dạy:
“Con ôi! Sự yên lặng để thần giao cách cảm, để các con tìm thấy con trong
Thầy và Thầy hằng ngự trị với đức háo sanh trong vạn vật.
“Yên lặng tức là quán triệt tất cả những gì mà trần gian không nói được, không
sờ mó được, không nghe thấy được.
“Yên lặng để tìm thấy cương vị của các con trong sứ mạng tot tát giữa thời Phổ
Độ Kỳ Tam.
“Yên lặng để điều ngự khỏi truân chuyên. Yên lặng để chuyển phong ba trở
thành bình địa.
“Sự yên lặng rất cần dùng ấy con phải biết đến giá trị của phút giây yên lặng
đó.”
Như thế với sự yên lặng hay tâm thanh tịnh công phu là thể nghiệm huyền
nhiệm tâm linh, trong đó người tu thấy mình với Thượng Đế là một, và cảm nhận
được an định hoàn toàn.
Nhưng điều kiện để đạt được sự yên lặng là tình trạng sinh lý của cơ thể phải
quân bình, các cơ năng phải điều hòa. Nên công phu lại là phương pháp làm chủ
toàn thân, để các bắp thịt nghỉ ngơi, mắt không nhìn, tai không nghe, hơi thở nhẹ
nhàng mã hữu hiệu.
“Ngồi bán già ban sơ tu tập
Định tâm trung thu thập giác quan

Mắt nhắm nơi huỳnh đình khiếu huyệt
42
Tai nghe mà chẳng biết rằng nghe
Mũi thờ hô hấp dặt dè,
Nhẹ nhàng phay pháy hướng về nội tâm”
Tóm lại, công phu là chủ động thực hiện trạng thái tinh thần và thể xác hoàn
hảo. Tuy nhiên đây không phải là một tình trạng sinh lý tiêu cực. Trong cơ nguyên
hành công, chỗ tuyệt đích của nó là sự kết tụ tinh hoa con người (Tinh Khí Thần) để
phát triển và bảo tồn sinh lực, thần lực. Đức Chí Tôn dạy:
“Như con người lo lắng vọng tưởng điều này sự nọ thì lao Thần; còn ham
muốn mơ mộng phú quí vinh hoa thì tán khí, bằng say đắm tính trường dục hải thì
tổn tinh.”
Về những điều kiện cần có trước khi học công phu và phải có trong khi thực
hành công phu, Đức Di Lạc Thiên Tôn dạy:
“Trước khi vào sơ cơ thừa thụ pháp môn không phải theo khẩu quyết nhất
định mà phải soát lại tâm nguyện, giới hạnh và sức khỏe. Ba điều ấy thiếu một không
sao làm được thánh. Nếu trước hết là tâm nguyện có đủ mà sức khỏe không bảo đảm
làm sao đeo đuổi hành trì mãn đời. Dầu có làm cũng không đúng pháp. Nên trước
hết là dạy về phương dưỡng sanh tiêu trừ tật bịnh. Phải quân bình cho được bộ phận
trong cơ thể về ngũ tạng lục phủ, khí huyết tứ chi, quân bình để cho cơ thể điều hòa,
sức khỏe trợ lực cho tinh thần thì tu không chán, ngồi không mỏi, học không thôi.
“Quân bình thể chất là quan bình tinh thần, quân bình giữa ý niệm tập quán
từ xưa còn lưu ứ nơi lòng, giữa thể xác, giữa tinh thần phải tương trợ lẫn nhau, điều
hòa giữa pháp môn, và căn quả từng người.
“Nếu muốn làm giáo sĩ phải biết chuyên môn về tu sĩ và y sĩ. Y sĩ để trị bịnh
thể chất về ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt. Phải ý thức cho được bịnh thể nơi mình,
phải vệ sinh, tập làm lao động cho xương gân mạnh khỏe, cho khí huyết lưu thông,
phải thổ cố nạp tân cho bịnh tình chấm dứt, phải có giờ giấc, chú xả cân, buông cởi
gân guốc, tập “chết” để thân thể vô tư hoàn phục chơn dương lẽ sống, đó là dưỡng
sanh.”
Thực hiện được các điều quan trọng trên đây rồi người tu mới bước vào đạo
pháp công phu. Mà tác dụng của đạo pháp cũng rất thực tiễn trước khi kể đến kết
quả vô vi của nó, như lời dạy của Đức Đông Phương Chưởng Quản:
“Chư hiền đệ muội! Bần đạo nhắc lại về tác dụng của đạo pháp.
“Trước nhất là điều hòa thần khí, an định thân tâm. Thần Khí thân tâm có được
điều hòa an định thì con người luôn luôn tươi nhuận, khỏe mạnh…

43
“Thứ hai là cho tâm linh được mẫn huệ tuệ minh linh sáng suốt tự chọn đường
đi lối về, nẻo tắt đường quanh của đời cũng như đạo và am hiểu sự tủi may tốt xấu
sẽ xảy đến cho mình.
“Ba là hội tụ điển lành từ nội tâm phát ra lời êm ấm dịu dàng tại thế. Còn việc
thành Tiên tác Phật đó là thứ yếu mà thôi. Hễ công viên quả mãn đương nhiên kết
thành quả vị, nhưng đó là giai đoạn ở cõi siêu linh.”
Nhìn một cách nhất quán, mỗi một công trong tam công đều có công năng,
công dụng riêng, nhưng một công này đều hỗ tương qua lại chặt chẽ cho hai công
kia. Nói cách khác: Tam công tuy ba mà một. Người tu theo Đạo Cao Đài vì thế luôn
hiểu và ghi nhớ rằng tam công là cái vạc ba chân vững vàng, không thể thiếu một
mặt thực hành nào cả. Tam công chính là phương pháp tu hành diệu dụng của mọi
người, không phân biệt thời đại, nam nữ, như lời dặn dò của Đức Chí Tôn Đại Từ
Phụ:
“Lộc trời dành sẳn để chớ con,
Nam nữ rán lo phận sự tròn;
Tròn đủ tam công; tam cửu hiệp,
Tam tài giả đắc, tạc đền son.”
3. ĐỐI CHIẾU VỚI KITÔ GIÁO:
3.1. Giáo lý
3.1.1. Vũ trụ quan

Cao đài Kitô Giáo


Giống Trong giáo lý căn bản về vũ trụ vạn vật, chúng ta nhận thấy giữa Cao
nhau Đài và Công giáo có điểm tương đồng về Nhất Nguyên hay còn gọi là một
Hóa Công.

Cao đài Kitô Giáo


– “Quan điểm về vũ trụ của tín đồ – Đối với Công Giáo, cái
Cao Đài dựa trên tư tưởng của Nho giáo. nhìn về nguồn gốc của vũ trụ
Nhưng điểm chính yếu là mọi vật trong cũng được nhìn nhận là được tạo
vũ trụ đều phát xuất từ Đấng Chí Tôn. dựng bởi Thiên Chúa. Thiên
Khác
Đấng Chí Tôn chính là Thái Cực. Thái Chúa có thể được nhận biết như
nhau
Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh là nguồn gốc và cùng đích của vũ
Tứ Tượng và Tứ Tượng sinh Bát Quái. trụ, căn cứ vào sự vận hành và
Như thế, vạn vật vốn nhất thể từ một chuyển biến của vũ trụ, vào tính
Khí Hư Vô lại có nhất nguyên (một gốc) cách bất tất, vào trật tự và vẻ đẹp
từ một động năng Thái Cực sanh ra. của vũ trụ (GLCG 32). Khi đọc lại
44
Khái niệm nhất thể nhất nguyên đó trình thuật tạo dựng, người ta
được Kinh Đại Thừa Chơn Giáo xác ghi nhận 1 chi tiết khác không
nhận rõ ràng hơn bằng thuyết phóng kém phần gợi ý, đó là câu "Thiên
phát qua phạm trù “Đại linh quang – Chúa phán" được vang lên
Tiểu linh quang”. Thái Cực là một khối những 10 lần, như điểm nhịp cho
Đại Linh Quang, chia ra, ban cho mỗi cả bản văn. Nhịp điệu này quan
người một điểm linh quang; tức là trọng hơn cả nhịp điệu "ngày"
phóng phát (émanation), khác hơn “tạo trong 1 tuần lễ và nhịp điệu
dựng” (création). Phóng phát biến sanh "phân rẽ" chiến thắng trên cõi
là sự sanh hóa vạn vật bằng chính bản hỗn mang. Đối với tác giả, xác
thể của nguyên nhân đầu tiên chớ không quyết Thiên Chúa tạo dựng bằng
phải được tạo dựng bởi một Hóa Công Lời của Ngài là hóa giải tất cả
tách biệt.”21 những hình ảnh thần thoại của
Bên cạnh đó, vũ trụ quan còn đề việc tạo dựng. Lời làm cho hiện
cập đến nguyên lý vận hành châu lưu hữu, sống động.22
của vũ trụ. Nguyên lý này có nghĩa là Thần học Công Giáo cho
vạn vật được sanh ra và có tiến hóa, lại biết: vũ trụ được tạo dựng làm
tiến hóa theo một vòng tròn để trở về tạo vật có nghĩa là phụ thuộc vào
nguồn gốc, trở nên hoàn hảo hoàn thiện Thiên Chúa, phụ thuộc từ trong
tuyệt đối, quay trở về với gốc Thái Cực bản thể cho đến trong cuộc hiện
Đại Linh Quang chính là cứu cánh của hữu cũng như trong đà tiến phát.
vạn vật. Như thế, con người có cùng một Tạo dựng là thiết đặt mối quan
bản thể với Trời, con người có thể tiến hệ phụ thuộc bẩm sinh của tạo
hóa đến mức tuyệt đối như Trời theo vật đối với Đấng Tạo Hoá. Với
một luật tắc. Do đó, vũ trụ quan Cao đất sét sẵn có, không do ông tạo
Đài, ngoài ý niệm về cơ chế biến sanh vũ dựng nên, người thợ gốm nắn
trụ, còn phải nêu lên qui luật tiến hóa nên một chiếc bình; sau đó chiếc
tâm linh là cuộc tiến hóa có chiều kích bình tiếp tục hiện hữu mà không
vũ trụ đã nêu lên các nguyên lý nhất cần chi đến ông thợ gốm. Ngược
nguyên, nguyên lý nhất thể và nguyên lý lại, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ
hoàn nguyên cho thấy sự vận hành của từ không không (ex nihilo), đặt
Đạo từ hư vô hóa sanh ra vạn vật hữu vũ trụ vào trong tình trạng hiện
hình rồi vạn vật hữu hình tiến hóa trở về hữu, và tiếp tục gìn giữ vũ trụ lại
hư vô để đạt thành cứu cánh là Đại Linh trong tình trạng ấy.23
Quang toàn năng toàn tri, chí chơn chí
mỹ chí thiện.

21
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tìm Hiểu Tôn Giáo Cao Đài (Lưu hành nội bộ, 1994), 86-
87.
22
Gm. Giuse Vũ Duy Thống, Tạo Dựng (Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, 2001), 130.
23
Ibid., 145.
45
Những bản văn của thánh Phaolô (Rm 8, 19-23, Cl 1, 15-20 và Ep 1, 9-23) nói về
Đức Kitô của vũ trụ, nghĩa là trung tâm của vũ trụ, mục đích của sự năng động của
thế giới vật chất và là Đấng giao hòa mọi thứ trong thế giới và trên trời. Chúa của vũ
trụ, Đấng hiện diện trong thế giới, đang nâng lên và lôi kéo tất cả để cuối cùng đi
đến chỗ kết hợp với chính Ngài. Tinh thần của Chúa Kitô Phục Sinh cho chúng ta có
quyền chia sẻ nhiệm vụ vĩ đại này trong việc xây dựng thế giới và mở rộng vương
quốc. Thật vậy, sẽ có một trời mới và đất mới, được xây dựng trong và nhờ Đức Kitô
của vũ trụ.24

Bổ sung: Trong góc nhìn vũ trụ quan của Cao Đài, vạn vật đều theo quy luật
tiến hóa và sự tiến hóa tâm linh là cuộc tiến hóa có chiều kích vũ trụ giúp cho Kitô
hữu, cách riêng là người Chủng sinh – Linh mục, ý thức lại tầm quan trọng về mối
tương quan của con người với vũ trụ vạn vật nhằm bảo vệ môi sinh và ý thức sự linh
thánh của Thiên Chúa nơi vạn vật. Con người được Thiên Chúa tạo dựng để tiếp tục
công trình tạo dựng của Ngài nơi vạn vật. Con người không thể tách rời khỏi vũ trụ
vật chất. Sự vươn lên của vũ trụ là nhờ trung gian của con người. Giá trị của vũ trụ
được thực hiện và biểu lộ trong bí tích Thánh Thể. Ở đó bánh rượu là “hoa màu
ruộng đất và công lao của con người” biến thành máu thịt của Đức Kitô phục sinh,
tức là được đi vào cõi thần linh vĩnh cửu. Bí tích Thánh Thể báo trước điều mà ngày
kia sẽ trở thành hiện thực trọn vẹn đối với vũ trụ này.
3.1.2. Nhân sinh quan

Cao đài Kitô Giáo


Quan điểm về con người trong Cao Đài được nhìn trên khía cạnh
của thuyết tiến hóa. Do đó, niềm tin của các tín đồ Cao Đài tin rằng rằng
con người là khởi đi từ vật chất, tiến hóa lên con vật và sự tiến hóa cuối
cùng chính là con người. Trong Giáo lý của Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn dạy
các tín đồ biết rằng, con người có ba Thể:
- Thể xác, thuộc về vật chất hữu hình
Giống
- Linh hồn, thuộc về vô vi vô hình
nhau
- Chơn thần, thuộc về bán hữu hình, làm trung gian cho Linh hồn
và Thể xác25
Mỗi một Đối với đạo Công Giáo mọi thụ tạo đều có một nét
người nơi cõi nào đó giống Thiên Chúa, đặc biệt là con người được tạo
trần gian đều dựng theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài. Nhiều điều
có tam thể xác hoàn hảo của các thụ tạo (tính chân, thiện, mỹ của
thân: chơn linh,

24
Cao Viết Tuấn, “Pierre Teilhard De Chardin (1881-1955) Và Cảnh Vực Thần Linh – 2021”, Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam, truy cập ngày 01 tháng Tư, 2023, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/pierre-teilhard-
de-chardin-1881-1955-va-canh-vuc-than-linh-42544.
25
Hiền tài Nguyễn Văn Hồng, Bước Đầu Học Đạo (2004), 348.
46
chơn thần và chúng) phản chiếu sự hoàn hảo vô biên của Thiên Chúa
xác phàm; (GLCG 41).
trong đó, chơn Con người được nhìn trong kế hoạch tạo dựng,
linh do Đức nghĩa là hướng về Thiên Chúa, được ban cho trí tuệ và ý
Chí Tôn trực chí tự do; con người không phải chỉ có hồn thiêng nhưng
tiếp ban cho đểcòn có thân xác; con người không sống cô độc lẻ loi
tạo nên sự sốngnhưng hợp quần trong xã hội; nhờ hành động tự do và
và làm chủ con nhờ thân xác mà con người hợp tác với tha nhân cũng
người như tiếp xúc với thế giới vật chất. Con người được Thiên
Chúa uỷ thác cho việc quản trị vũ trụ: đây là chỗ bàn về
giá trị của lao động, cũng như những nghĩa vụ đối với
môi sinh.26
Trong cùng góc nhìn về Thiên Chúa – Thượng Đế Chí Tôn là Đấng Từ Phụ. Cả
Cao Đài và Công Giáo đều đón nhận quan điểm Thiên Chúa – Đấng Chí Tôn là vị
cha chung của tất cả mọi người. Thượng Đế Chí Tôn (Cao Đài) luôn dành tình cảm
cho mỗi con người được thể hiện ra bằng nhân tính hay là tình thương ngay trong
bản chất chơn ngã cuaủ con người. và Thiên Chúa (Công Giáo) là Đấng nhân hậu và
yêu thương chăm sóc mọi con cái của Ngài. Tình phụ tử của Thiên Chúa cũng có thể
được diễn tả qua hình ảnh tình mẫu tử (x. Is 66,13; Tv 131,2). Hình ảnh tình mẫu tử
nói lên rõ hơn sự gần gũi của Thiên Chúa và sự thân mật giữa Thiên Chúa với thụ
tạo của Ngài (GLCG 239). Bên cạnh đó. Thiên Chúa là Cha không những vì Ngài là
Đấng Tạo Hóa, nhưng từ đời đời Ngài là Cha trong tương quan với Con duy nhất
của Ngài, Đấng từ đời đời là Con trong tương quan với Cha của Người (x. Mt 11,27)
(GLCG 240).
Công việc của chúng ta trong thế giới không đơn thuần là một trò chơi giải trí,
mà là một nỗ lực để giải phóng tiềm năng thiêng liêng của vật chất. Nhập Thể sẽ
hoàn tất chỉ khi toàn bộ sức mạnh sáng tạo ở trong vật chất được giải phóng và được
kết hợp với Đức Kitô vũ trụ. Tất cả mọi hoạt động của chúng ta, gồm cả những công
việc tay chân thầm lặng nhất, đều góp phần xây dựng Thân Thể Đức Kitô, công việc
xây dựng này sẽ đạt tới đỉnh điểm viên mãn của nó vào lúc tận thế. Có một sự kết
nối hữu cơ giữa lao động của chúng ta với việc xây dựng vương quốc Thiên Chúa
mà Lời Nhập Thể đã đến để thiết lập. các Kitô hữu cần phải xem việc phục vụ Giáo
hội, cũng như cuộc sống trong thế giới, là những cơ hội liên tục để được chìm đắm
trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Một đời sống cầu nguyện lành mạnh tạo điều
kiện cho mỗi tín hữu có được những nối kết rõ ràng giữa công việc lao động hằng

26
Giuse Phan Tấn Thành O.P, “Nhân Sinh Quan Kitô Giáo – 2018”, catechesis, truy cập ngày 01
tháng Tư, 2023, https://catechesis.net/nhan-sinh-quan-kito-giao/.
47
ngày của họ với công trình cứu độ của Đức Kitô. Đời sống bí tích của Giáo hội giúp
thần hóa người tín hữu, đồng thời cũng sai phái họ đi thần hóa thế giới.27

Cao đài Kitô Giáo


Nhơn sanh quan (Nhân sinh Con người được tạo dựng theo
quan) là một hệ thống tư tưởng hình ảnh Thiên Chúa, con người là một
triết học xem xét về nguồn gốc của hữu thể vừa có yếu tố thể xác lại vừa có
con người, sự sống sự chết, mục yếu tố tinh thần. Trình thuật Thánh
đích và ý nghĩa của đời sống con Kinh diễn tả thực tại đó bằng một ngôn
người. ngữ biểu tượng khi khẳng định rằng
Nhân sinh quan của Đạo “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con
Cao Đài thuộc về triết học Duy người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con
Linh Duy Nhất, vượt lên trên triết người trở nên một sinh vật” (St 2,7).
học Duy Tâm và Duy Vật, mà còn Như vậy con người toàn diện được
dung hợp được hai quan niệm dựng nên do ý muốn của Thiên Chúa
nầy. 28 (GLCG 362).
Đạo Cao Đài xác nhận rằng, Tất cả mọi người, được tạo dựng
loài người nguyên thủy có được là theo hình ảnh của Thiên Chúa duy
do sự tiến hoá của loài khỉ vượn nhất, được phú ban một linh hồn có lý
Khác
thuộc lớp động vật cao cấp mà trí như nhau, nên có cùng một bản tính
nhau
thành. Điều nầy được chứng minh và cùng một nguồn gốc. Được cứu
bằng Định luật Tiến hóa của chuộc nhờ hy lễ của Đức Kitô, mọi
chúng sanh và của Bát hồn. người đều được mời gọi tham dự cùng
Nhơn loại được chia làm ba một vinh phúc thần linh: vì vậy mọi
hạng người, căn cứ theo nguồn người đều được hưởng cùng một
gốc: đó là Nguyên nhơn, Hóa phẩm giá (GLCG 1934)
nhơn, Quỉ nhơn. Vì cùng xuất phát từ một nguồn
- Hóa nhơn là những gốc chung, tất cả mọi người làm thành
người do sự tiến hóa đi một loài người duy nhất (x. Cv 17,26)
lên từ loài Thú cầm. Đa số (GLCG 360). Vì thế, quy luật “của sự
trong nhơn loại đều là con người cần đến nhau và của đức
Hóa nhơn. Tuy Hóa nhơn mến,”30 bảo đảm cho chúng ta rằng mọi
có đủ Tam hồn, nhưng ý người thật sự đều là anh em, tuy không
thức còn rất ngu khờ, lại loại trừ sự khác biết rất nhiều giữa các
mới thoát ra từ Thú cầm, cá nhân, các nền văn hóa, và các dân
nên tánh tình còn hung tộc (GLCG 361).

27
Cao Viết Tuấn, “Pierre Teilhard De Chardin (1881-1955) Và Cảnh Vực Thần Linh – 2021”, Hội
Đồng Giám Mục Việt Nam, truy cập ngày 1 tháng Tư, 2023, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/pierre-teilhard-
de-chardin-1881-1955-va-canh-vuc-than-linh-42544.
28
Nguyễn Văn Hồng, “Nhân sinh quan của Đạo Cao Đài”, caodai-online, truy cập ngày 1 tháng Tư,
2023, http://www.caodai-online.com/pageDisDesc.php?id=26674
30
ĐTC Piô XX, Thông Điệp Summi Pontificatus, số 26.
48
dữ thô lỗ, hình dáng còn Việc tạo dựng thấm nhuần trong
thô kệch xấu xí, chưa đủ Lời Chúa hiện diện khắp Thánh Kinh:
khôn ngoan và kinh Thiên Chúa tự vén mở như Đấng đi
nghiệm để xây dựng đời bước trước ngỏ lời với con người. Nói
sống tiện nghi tốt đẹp. Đó cách khác, con người được tạo dựng,
là loài người nguyên "được đứng dậy" bằng lời của Chúa.
thủy, còn trong tình trạng "Ta hãy dựng nên": Thiên Chúa nói với
ăn lông ở lỗ. Thời gian chính Ngài, số nhiều cho biết Thiên
nầy kéo dài khá lâu. Chúa là Đấng duy nhất nhưng không
Thượng Đế thấy vậy mới đơn độc. "Giống hình ảnh Ta": Đây là
cho các Nguyên nhơn sứ điệp chính yếu của bản văn, 1 sứ
khôn ngoan và tốt đẹp điệp nền tảng bao nghìn năm nơi Israel
giáng trần để khai hóa các về phẩm giá con người.31 Có thể coi
Hóa nhơn. đây như là chân lý nền tảng của Kitô
- Thượng Đế cho các giáo về phẩm giá con người. Thánh
Nguyên nhơn đầu kiếp Augustinô giải thích rằng con người
xuống trần, nhập vào bào phản ánh sự thông hiệp của Ba ngôi
thai của các Nữ Hóa Thiên Chúa nơi ba quan năng nội tại:
nhơn, để được sanh ra ký ức, trí tuệ và ý chí (hoặc: mens,
làm người, gọi là Nguyên notitia, amor). Còn thánh Irênêô và ông
nhơn. Các Nguyên nhơn Tertullianô chủ trương rằng con người
lớn lên có hình dáng tốt là hình ảnh của Thiên Chúa xét vì nó
đẹp, giữ được Thiên tánh, giống với Đức Kitô, hình ảnh của Thiên
chưa nhiễm trược trần, trí Chúa, Ngôi Lời làm người. Đức Kitô
não thông minh sáng mạc khải con người cho con người,
suốt, đứng ra lãnh đạo và theo nghĩa là Người đã giúp cho con
giáo hóa các Hóa nhơn người sống cho ra người, sống xứng
cho được hiểu biết, tiến đáng với phẩm giá con người hơn.
bộ, thoát khỏi đời sống dã Như thế, Kitô giáo không phải là cái gì
man ăn lông ở lỗ, xây áp đặt lên con người hoặc làm nó bị tha
dựng một xã hội trật tự hóa; trái lại, Kitô giáo đáp lại những
tiến bộ. khát vọng sâu xa nhất trong con tim
Những Hóa nhơn và những con người.32 Qua đó, thần học Công
Nguyên nhơn ác hành, phạm Giáo cho thấy việc tạo dựng hướng đến
Thiên điều, linh hồn bị đọa vào cánh chung là ơn cứu độ cho con người
Quỉ vị, thành ra các Quỉ hồn. Các và vũ trụ vạn vật. Điều nối kết giữa hai
Quỉ hồn đầu kiếp lên làm người cực này chính là mầu nhiệm Chúa Ki
nơi cõi trần để trả quả, được gọi là tô. Tựa như Thiên Chúa đã tạo dựng

31
Gm. Giuse Vũ Duy Thống, Tạo Dựng (Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, 2001), 131.
32
Giuse Phan Tấn Thành O.P, “Nhân Sinh Quan Kitô Giáo – 2018”, catechesis, truy cập ngày 01
tháng Tư, 2023, https://catechesis.net/nhan-sinh-quan-kito-giao/.
49
Quỉ nhơn. Vậy, nhơn loại đến Địa "trong" và "nhờ" Lời vĩnh cửu, thì Ngài
cầu nầy có 2 nguồn gốc: Một là cũng cứu chuộc và mang đến sự toàn
Thú cầm tiến hóa lên làm Người, thiện cuối cùng nhờ sự nhập thể và sự
gọi là Hóa nhơn, đó là người tôn vinh của cũng một Ngôi Lời hóa
nguyên thủy, Thủy tổ loài người. thân trong Đức Giêsu Nazareth. Ngôi
Hai là từ cõi Trời, được Thượng Lời hóa thân trong Đức Giêsu là trung
Đế cho giáng sanh xuống làm gian, mà trong và nhờ Ngài, Thiên
Người nơi cõi trần, gọi là Nguyên Chúa luôn đến với thế giới. Ngài sáng
nhơn.29 tạo, làm biến đổi bằng ân sủng và làm
hoàn thiện trong mầu nhiệm cánh
chung.33
Con người được nhìn trong kế hoạch tạo dựng, nghĩa là hướng về Thiên Chúa,
được ban cho trí tuệ và ý chí tự do; con người không phải chỉ có hồn thiêng nhưng
còn có thân xác; con người không sống cô độc lẻ loi nhưng hợp quần trong xã hội;
nhờ hành động tự do và nhờ thân xác mà con người hợp tác với tha nhân cũng như
tiếp xúc với thế giới vật chất. Con người được Thiên Chúa uỷ thác cho việc quản trị
vũ trụ: đây là chỗ bàn về giá trị của lao động, cũng như những nghĩa vụ đối với môi
sinh.34 Trong Đức Kitô con người trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu
thương con người, kêu mời con người chia sẻ đời sống hạnh phúc với mình. Tình
yêu ấy không chịu bó tay trước sự khước từ của con người; nhưng sau khi con người
sa ngã, Thiên Chúa lại càng tăng thêm tình thương đối với con người qua việc trao
ban Đức Kitô cho nhân loại. Nhờ Đức Kitô và trong Thánh Linh, con người được ơn
làm nghĩa tử và chia sẻ sự sống thần linh. Tình yêu của Thiên Chúa đã đến gặp gỡ
con người trong điều kiện lịch sử, nghĩa là con người đã sa ngã, bị thương tích. Vì
thế con người cần được chữa lành và tha thứ. Trên thực tế tình yêu ấy đã thanh tẩy
con người, ban khả năng cho nó đạt được sự tự do của con cái, vượt thắng tính ích
kỷ ngõ hầu có thể dùng tự do để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.35

Bổ sung: Cao Đài vẫn luôn nhắc nhở nhau đối với một ông Cha hiền từ là Đại
Từ Phụ, chỉ biết hăm he phạt nặng cho con cái sợ sệt mà lo tu tâm dưỡng tánh. Đó là
lời nhắc nhở với mỗi Kitô hữu về xác tín mạnh mẽ rằng chúng ta có “Thiên Chúa là
Cha” (GLCG 238) của mình. Qua sứ điệp của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa, chúng
ta đã có thể thấy được phần nào gương mặt của Thiên Chúa mà Người muốn giới
thiệu: Đó là một Người Cha. Sứ điệp của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa bắt nguồn
từ trong kinh nghiệm thân ái với Chúa Cha. Người đã kinh nghiệm là Thiên Chúa

29
Nguyễn Văn Hồng, “Nhân sinh quan của Đạo Cao Đài”, caodai-online, truy cập ngày 1 tháng Tư,
2023, http://www.caodai-online.com/pageDisDesc.php?id=26675
33
Gm. Giuse Vũ Duy Thống, Tạo Dựng (Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, 2001), 106.
34
Giuse Phan Tấn Thành O.P, “Nhân Sinh Quan Kitô Giáo – 2018”, catechesis, truy cập ngày 01
tháng Tư, 2023, https://catechesis.net/nhan-sinh-quan-kito-giao/
35
Ibid.
50
đã đến với một tình yêu vô điều kiện. Thiên Chúa đã có sáng kiến đi vào lịch sử loài
người bằng tình yêu vĩ đại đặc biệt hướng về “những gì đã hư mất” để đưa lại sự
sống cho “những gì đã chết” (Lc 15,24). Đó cũng là lời nhắc nhở cho người Chủng
sinh – Linh mục, luôn mang trong mình đức ái mục tử, luôn là người Cha thiêng
liêng với tất cả các linh hồn, là mục tử nhân lành để luôn là họa ảnh của Đức Kitô
mục tử, Đấng Nhân Lành luôn yêu thương chăm sóc từng người trong tình yêu Hiền
Phụ của Người.
3.1.3. Tôn chỉ và Cứu cánh

Cao đài Kitô Giáo


Chúng ta nhận thấy rằng Giáo lý về sự sống đời sau giữa Cao Đài
và Công Giáo vẫn có niềm tin rằng nếu sống tốt lành thánh thiện thì sẽ
được lên Thiên Đàng. Con người và vũ trụ đều từ một động năng Thái
Cực sinh ra (nhất bổn tán vạn thù), lại được sinh hóa bằng chính bản thể
Giống của nguyên nhân đầu tiên, nên con người và vạn vật có cùng một bản thể
nhau với Trời (Thiên địa vạn vật đồng nhất thể) hay nói cách khác, trong mỗi
con người đều có Thiên lương, bản tánh của Trời. Đó là lương tâm của mỗi
con người được Thiên Chúa đặt để trong mỗi người mà Công đồng
Vatican II gọi là “cung thánh của Thiên Chúa”. Lương tâm là nơi thẳm sâu
thầm kín, là cung thánh của lòng người, nơi đây chỉ còn một mình con
người với Thiên Chúa, Đấng đang lên tiếng trong thâm tâm con người.36

Cao đài Kitô Giáo


Cao Đài có thuyết luân hồi, có Đối với giáo lý của Công Giáo,
Thiên Đàng và cõi Âm Quang những ai chết trong ân sủng và tình
nhưng không còn có Địa Ngục. bằng hữu của Thiên Chúa, và những
Mục đích của đạo Cao Đài: ai đã được thanh luyện trọn vẹn, thì
Thiên đạo giải thoát, thế đạo đại được sống muôn đời với Đức Kitô
đồng. (GLCG 1023). Bên cạnh đó là tín điều
- Thiên đạo giải thoát: Về của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XII đã
Khác
phần tâm linh vô hình, đạo tuyên tín rằng: “Theo sự an bài chung
nhau
Cao Đài hướng dẫn con của Thiên Chúa, từ sau cuộc Thăng
người tu tập tìm phương giải thiên của Đấng Cứu Độ chúng ta là
thoát, siêu phàm nhập thánh, Chúa Giêsu Kitô, linh hồn của tất cả
trở về với nguồn cội thiêng các Thánh … và của mọi Kitô hữu đã
liêng là Thượng Đế Chí Tôn. chết sau khi lãnh nhận Phép Rửa
- Thế đạo đại đồng: Về phần thánh thiêng của Đức Kitô, nếu họ
đời sống thế gian, đạo Cao không có gì phải thanh luyện, sau khi
Đài hướng con người tới lý họ chết, … hoặc nếu lúc đó nơi họ đã

36
Cđ Vat II, Hiến Chế Gaudium Et Spes, số 16.
51
tưởng xây dựng một thế giới hoặc sẽ có gì phải thanh luyện, mà đã
đại đồng, thế gian là trường thanh luyện xong sau khi chết … thì
lập công, “trường thi công ngay cả trước khi họ đảm nhận lại
quả”, mọi người chung sống thân xác của mình và trước cuộc phán
hòa ái, yêu thương, tương xét chung, các linh hồn này đã, đang
quan giúp đỡ, chia sẻ với và sẽ được ở trên trời, trên Nước Trời
nhau trong tình huynh đệ, và trên Thiên Đàng cùng với Đức
con chung một Cha là Kitô, được nhập đoàn các thánh Thiên
Thượng Đế cao cả. thần, và sau cuộc khổ nạn và cái chết
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức của Chúa Giêsu Kitô, các linh hồn này
Chí Tôn không cứu loài người theo đã và đang được xem thấy bản tính
nghĩa “phổ tế” (mặc dù Đức Chí thần linh bằng sự hưởng kiến trực
Tôn có đủ quyền năng để làm như tiếp và giáp mặt, không qua trung
thế), mà là truyền bửu pháp (tức là gian một thụ tạo nào.”37
dạy cho loài người cách thức tu Ngôn ngữ biểu tượng cánh
tập) để con người tự mình trở về chung có mục đích mở ra một hiểu
với Đức Chí Tôn nơi cảnh thiêng biết về tương lai, dù tương lai ấy vẫn
liêng hằng sống. còn mờ tối, nhưng trong ánh sáng hy
Một điểm quan trọng nữa là, vọng, người tín hữu sẽ chấp nhận
theo những bài thuyết đạo của Đức hiện tại của mình như một nhân tố
Hộ Pháp Phạm Công Tắc về Con thật sự hiện thực hóa những khả năng
Đường Thiêng Liêng Hằng Sống vốn bắt nguồn từ sáng kiến của Thiên
thì mọi chơn linh đều phải theo con Chúa trong tạo dựng. Tương quan
đường luân hồi để tiến hóa. Tức là, giữa thần học sáng tạo và cánh chung
sau một lần đầu kiếp, tinh thần có thể được diễn tả theo cách sau đây:
người đó phải cao thượng hơn lên; Cánh chung đề cập đến sự hoàn
và cứ thế càng nhiều lần đầu kiếp thành điều mà Thiên Chúa đã khởi
chơn linh đó càng tiến hóa cho đến đầu trong tạo dựng. Nhìn chung,
khi nào về được Bạch Ngọc Kinh là sáng tạo là sắp đặt một khả năng đi
nơi Đức Chí Tôn ngự. Dĩ nhiên đến hoàn thành. Cũng như sự hoàn
cũng có trường hợp chỉ một lần thành được thực hiện trong sự sống
đầu kiếp thôi, nhờ tu tập thành lại của Chúa Giêsu Kitô, cánh chung
công mà chơn linh có thể tiến hóa Kitô giáo hệ tại lời xác tín cơ bản tích
nhiều đến mức vượt cấp lên thẳng cực này: Chúa Giêsu Kitô đang sống
Bạch Ngọc Kinh. nơi Thiên Chúa. Và cũng như sự sống
Vạn vật được sinh ra để tiến lại của Chúa Giêsu Kitô là tiền đề cho
hóa. Tiến hóa theo một vòng tròn số mệnh con người, thần học Kitô
(châu lưu) để sau cùng trở về giáo xác tín rằng: chúng ta cũng có
nguồn gốc với một sự hoàn hảo, một tương lai trong Thiên Chúa.
37
ĐTC Bênêđictô XII, Hiến chế Benedictus Deus: DS 1000; x. Cđ Vat II, Hiến Chế Lumen Gentium,
số 49.
52
hoàn thiện, tuyệt đối như Trời (vạnChính trong tương lai đó mà mầu
thù qui nhất bổn). nhiệm về sự hiện hữu của chúng ta,
Con người sinh ra để thi hành xét như thụ tạo, cuối cùng cũng được
một nhiệm vụ, thực hiện một lý làm sáng tỏ. Cánh chung chỉ ra sự
tưởng, đó tức là khai trí, khai tâm,
hoàn thành toàn vẹn của thụ tạo.38
khai thần cố gắng tu luyện để rủ bỏ Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô là
phàm tính, tiến tới sự thanh cao, chìa khóa để nối kết ơn cứu độ và sự
kết tụ tinh hoa để thực hiện trong sống đời sau của Kitô giáo. Thật vậy,
tương lại một giống ngời siêu đẳng tựa như Thiên Chúa đã tạo dựng
như Thần Thánh Tiên Phật, hoặc "trong" và "nhờ" Lời vĩnh cửu, thì
hoàn hảo như Trời để hội nhập Ngài cũng cứu chuộc và mang đến sự
cùng khối Đại Linh Quang. toàn thiện cuối cùng nhờ sự nhập thể
Đó là Thiên ý, là định mệnh và sự tôn vinh của cũng một Ngôi Lời
cao đẹp của con người, là cứu cánh hóa thân trong Đức Giêsu Nazareth.
của Đại Đạo, là đích điểm của cuộc Ngôi Lời hóa thân trong Đức Giêsu là
tiến hóa tâm linh. trung gian, mà trong và nhờ Ngài,
Nói tóm lại, cứu cánh của một Thiên Chúa luôn đến với thế giới.
tín đồ Cao Đài là trở về với Đức Chí
Ngài sáng tạo, làm biến đổi bằng ân
Tôn để tiến hóa đến chỗ tận thiện sủng và làm hoàn thiện trong mầu
tận mỹ. Theo lời Đức Hộ Pháp nhiệm cánh chung. Sự tạo dựng khởi
Phạm Công Tắc thì sự tiến hóa này đi từ Thiên Chúa, đồng thời cũng là
vô cùng tận, thậm chí một chơn bước đầu tiên quay về với Thiên
linh có thể tiến hóa đến mức tự Chúa; bước quay về này là sự hoàn tất
mình tạo ra một vũ trụ mới để làm tiến trình đã khởi đầu trong tạo dựng.
một “Đức Chí Tôn” khác trong Thiên Chúa sáng tạo thế giới cho một
chính vũ trụ đó. mục đích sẽ tỏ hiện như tương lai của
thế giới trong sự sống lại của Đức Kitô
Giêsu.39
Bổ sung: Chúng ta nhận thấy rằng Giáo lý về sự sống đời sau giữa Cao Đài
và Công Giáo vẫn có niềm tin rằng nếu sống tốt lành thánh thiện thì sẽ được lên
Thiên Đàng, nơi đó mỗi người sẽ gặp Thiên Chúa của mình. Điều đó gợi lên cho
người Kitô hữu, cách riêng là người Chủng sinh – Linh mục một niềm tin nồng nàn
rằng: nhân loại có một tương lai. Và tương lai đó là sự hoàn thiện trật tự của thụ tạo
theo nhãn giới nhập thể, nhờ đó Thiên Chúa trở nên vĩnh cửu với thụ tạo, và sáng
tạo là được biến đổi thành hình ảnh cá vị của Thiên Chúa, bằng sức mạnh của sự
hiện diện thánh thiện và yêu thương, trong lịch sử tăng trường thiêng liêng nhờ vào
việc thao luyện của tự do con người. Tương lai của thế giới mà người Kitô hữu đặt
trong viễn tượng hy vọng là một tương lai - dẫu trải ra trong lịch sử - vẫn tìm thấy
sự trọn hảo cuối cùng của nó trong một tình trạng vượt quá kinh nghiệm lịch sử của
38
Gm. Giuse Vũ Duy Thống, Tạo Dựng (Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, 2001), 105 – 106.
39
Ibid., 107 – 108.
53
con người. Nó sẽ là một tình trạng hiện hữu chung cuộc với Thiên Chúa, trong đó
năng lực sáng tạo của tình yêu tự hiến của Ngài sẽ lan tràn tất cả mọi tương quan
thuộc thụ tạo, làm biến đổi mọi sự trong sự hoàn thiện cuối cùng của tình yêu và
lòng tương trợ. Lúc đó “Thiên Chúa sẽ trở nên mọi sự cho mọi người” (lCr 15, 28).
3.2. Thực Hành:
3.2.1. Minh thệ40

Cao đài Kitô Giáo


Qua lời Minh Thệ và việc Thất Thệ, chúng ta bắt gặp quan niệm về Người
Cha Nhân Từ của Thiên Chúa (Kitô giáo) và Đại Từ Phụ (Cao Đài). Khởi
đi từ một điểm tương đồng là phần linh hồn (chơn linh) của con người do
Thiên Chúa – Đức Chí Tôn trực tiếp phú ban.
Mỗi một người Con người được dựng nên theo “hình ảnh
nơi cõi trần gian đều Thiên Chúa” (St 1,1-2,4a; 2,4b-25), là một hữu thể
có tam thể xác thân: vừa thể xác, vừa tinh thần. Nhờ có linh hồn do
chơn linh, chơn thần Thiên Chúa ban mà con người có sự sống và là
và xác phàm; trong hữu thể toàn diện; con người toàn diện được dựng
đó, chơn linh do Đức nên do ý muốn của Thiên Chúa. Cũng nhờ có linh
Chí Tôn trực tiếp ban hồn mà con người là “hình ảnh thiên chúa” cách
cho41 để tạo nên sự đặc biệt: “linh hồn” là nguyên lý thuần linh nôi
sống và làm chủ con con người (GLCG 362-363). Chính linh hồn thiêng
Giống
người liêng làm cho thân xác trở nên sinh động và được
nhau
dự phần vào phẩm giá của con người là “hình ảnh
của Thiên Chúa” (GLCG 364). Khi khẳng định con
người là “một thực thể đơn nhất gồm hồn và xác”
(GS 14), giáo lý đức tin Công Giáo Roma khẳng
định rằng: linh hồn thiêng liêng và bất tử, được
Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo. Sự thống nhất xác
hồn thâm sâu đến độ ta phải coi linh hồn như là
“mô thể” của thân xác (DS 902), nghĩa là, nhờ linh
hồn thiêng liêng mà thân xác được cấu tạo từ vật
chất, thành một thân xác của con người sống động.
Trong con người, tinh thần và vật chất không phải
là hai bản tính được nối kết lại, nhưng sự kết hợp
của chúng tạo thánh một bản tính suy nhất (GLCG
364-365, 382)

40
Lm. Lucianê Nguyễn Thành Tiến, Bài Luận ra trường: Thiên Chúa – Đấng Từ Phụ, Điểm Gặp Gỡ
giữa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và Đạo Thiên Chúa (Lưu hành nội bộ, 2014), 61-63.
41
x. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thánh ngôn Hiệp Tuyển Q2 (1963), 66; x. Đỗ Quang Dũng S.J, Cái
Nhìn Về Quan Niệm Thần Linh của Cao Đài Giáo (Sài Gòn, 2008), 73-76.
54
Từ quan điểm tương đồng nơi con người như trên, dẫn đến việc tương đồng
trong quan điểm về Thiên Chúa – Đấng Chí Tôn là Đấng Từ Phụ. Cao Đài và Kitô
giáo đều đón nhận quan điểm Thiên Chúa – Đấng Chí Tôn là vị cha chung của tất cả
mọi người, của nhân loại. Đó là một Người Cha Nhân Từ, vì yêu thương con người
mà ngài đã phú ban cho con người sự sống thân linh của ngài là linh hồn (chơn linh)
nơi con người, để nhờ đó con người được sống, được tự do và được yêu thương.
Đồng thời, cũng vì yêu thương con người mà Ngài luôn mong muốn và tạo điều kiện
thuận lời để cho linh hồn (chơn linh) con người trở về hiệp nhất với Ngài, là nguồn
sống, nguồn hạnh phúc vĩnh cửu của con người.

Cao đài Kitô Giáo


Thiên chúa – Đức Chí Tôn thương yêu con người và mong muốn con
người được hiệp nhất với Ngài trong tình yêu. Tuy nhiên, cách thức yêu
thương con người, cách thức cứu độ con người, hay nói cách khác, phương
thế để đưa linh hồn (chơn linh) của con người về hiệp nhất trong tình yêu
với Ngài thì lại khác nhau.
Đối với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để Trong Kitô giáo, Thiên
được hiếp nhất với Đấng Từ Phụ, con Chúa, Đấng Từ Phụ là Đấng
người (chơn linh) phải sống và thực hành trực tiếp cứu độ con người:
Khác những điều đã được Ngài truyền. Đây là + Thiên chúa, người cha
nhau hành trình tu luyện gian khổ và lâu dài của luôn sẵn sàng tha thứ cho con
chơn linh. Chơn linh đi đến hiệp nhất với người
Đấng Từ Phụ theo Luật Tiến hoá Của Càn + Thiên chúa, người cha
Khôn Vũ Trụ, để chơn linh học hỏi và tiến luôn khắc khoải đi tìm con
hoá, dần dần lên các phẩm thần, Thánh, người
Tiên, Phật và cuối cùng tiến hoá lên hiệp + Thiên chúa, người cha
nhất trọn vẹn vào Ngài trong tình yêu. Hay yêu thương tất cã mọi người,
nói cách khác, hành trình này là hành trình yêu thương từng con người
đi lên, con người tự minh tu luyện để được riêng biệt
cứu độ, được hiệp nhất với Đấng Từ Phụ
Thiên chúa – Đấng Chí Tôn luôn mãi là Đấng Từ Phụ của nhân loại. Ngài yêu
thương tất cả mọi người và yêu thương từng người một, không phân biệt một ai, cho
dù là tội lỗi hay công chính. Tuy tên gọi có khác nhau, Thiên Chúa (Kitô Giáo) hay
Đức Chí Tôn (Cao Đài) nhưng chỉ có một Thiên Chúa, một Đấng Từ Phụ của nhân
loại, đồng thời, khi chúng ta có chung tương quan phụ tử với Thiên Chúa, thì lúc ấy
chúng ta cũng có tương quan anh em với nhau, là con cùng một cha: Thiên Chúa –
Đức Chí Tôn – Đấng Từ Phụ.
Bổ sung: Đóng góp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Dù là Thất Thệ nhưng Cao
Đài vẫn luôn nhắc nhở nhau đối với một ông Cha hiền từ là Đại Từ Phụ, chỉ biết hăm
he phạt nặng cho con cái sợ sệt mà lo tu hành, chớ có bao giờ Ngài giết chết con cái
của Ngài. Một lời nhắc nhở đối với từng Kitô hữu có xác tín mạnh mẽ “Thiên Chúa
55
là Cha” (GLCG 238) của mình hay không? Bởi trong cuộc sống, các Kitô hữu sẽ gặp
không ít những khó khăn, thử thách trong đời sống đời và đạo. Lúc nào đó nếu
không xác tín Thiên Chúa là Cha Nhân Hậu của mình, thì tín hữu sẽ rất dễ giống với
người con cả trong Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu (Lc 15, 11-32): “Hình ảnh người
cha được mô tả như một người không chỉ ích kỷ mà con không công bằng, vì đã
không tưởng thưởng xứng đáng cho đứa con công chính… Hình ảnh người cha được
người con cả vẽ ra không khác gì một ông chủ hà khắc và bất công. Người con cả
nhìn thấy mình như nạn nhân tội nghiệp của sự hà khắc và bất công ấy.”42
3.2.2. Trai tịnh: (ăn chay nhưng cần phân biệt giữa bắt buộc và khuyến khích)

Cao đài Kitô Giáo


Trong Tân Luật, về người giữ đạo (tín đồ): Giáo luật buộc ăn
Giống
tín đồ hạ thừa phải giữ lục trai (6 ngày) hay thập chay vào hai ngày thứ
nhau
trai (10 ngày) trong tháng và tín đồ thượng thừa Tư Lễ Tro và thứ Sáu
phải giữ trường trai Tuần Thánh

Cao đài Kitô Giáo


Cách thức: Ăn Tiếng “ăn chay kiêng thịt” gợi lên cho chúng
chay là ăn các loại ta hai điều: một điều cấm (kiêng) và một điều
thực phẩm phát xuất khuyến khích. Điều cấm là kiêng thịt; điều khuyến
từ thảo mộc hay được khích là ăn chay. Ở Việt Nam có vài tôn giáo đã hiểu
chế biến từ thảo mộc như vậy: ăn chay có nghĩa là ăn đồ chay, những đồ
(Như: Ăn các loại rau lạt, không mặn. Còn đối với Kitô giáo, ăn chay có
cải, hoa quả, củ đậu, nghĩa là kiêng ăn. Như thế, ngoài chuyện kiêng thịt
tàu hủ, tương chao, lại còn thêm chuyện kiêng ăn nữa. Vì vậy nếu muốn
các loại nấm, v.v...). diễn tả cho đúng tư tưởng thì thay vì nói “ăn chay
Khác Trái với Ăn chay kiêng thịt”, chúng ta phải nói “kiêng ăn kiêng thịt”
nhau là Ăn mặn. Ăn mặn là hoặc là “chay ăn chay thịt”.
ăn các loại thực phẩm Với lý do vì đã quá quen với thành ngữ “ăn
phát xuất từ động vật chay kiêng thịt”, cho nên chúng ta chỉ giới hạn sự
hay được chế biến từ kiêng vào chuyện ăn thịt. Vấn đề kiêng cữ bao hàm
động vật. Động vật là việc kiềm chế hết những gì đem lại thỏa mãn thích
nói chung các loài vật thú, nhằm giúp cho ý chí chế ngự được bản năng.
cử động: bò, bay,
máy, cựa.
Thí dụ: Ăn thịt
heo, gà vịt, bò, cá,
tôm, cua, ba tê, lạp

42
Cao Gia An, “Hòa Giải: Hoa Trái Của Lòng Thương Xót”, Hợp Tyển Thần Học, số 53. năm (2022):
35-76.
56
xưởng, hột vịt lộn, cá
mòi hộp, v.v....
Lợi ích: giữ Tinh thần đó có thể tóm lại 3 điểm này:43
được Ngũ Giới cấm 1. Tiên vàn là phải kiêng những gì xấu xa, tức
dễ dàng; luyện tập Bi, là kiêng phạm tội; nói khác đi việc chay ăn chay thịt
Trí, Dũng; để thanh phải được lồng trong tinh thần thống hối cải hoán;
lọc bản thể, tinh khiết 2. Ngoài sự kiêng cái xấu, chúng ta hãy gắng
chơn thần; để tránh tiến thêm một bước để kiêng cả cái tốt: sự kiêng cái
quả báo luân hồi; để tốt cũng nằm trong tinh thần đền tội và tu đức, để
kiềm chế Lục dục tập kiềm chế những đòi hỏi của bản năng dục vọng.
Thất tình Dưới khía cạnh này, lãnh vực kiêng khem rất là
rộng: từ kiêng ăn uống có tới tới kiêng thuốc lá tivi,
các thứ tiêu khiển giải trí, các thứ tiêu pha hoang
phí;
3. Bước thứ ba nữa là ngoài tính cách tiêu cực
(kiêng lánh) cần thêm tích cách tích cực: nhịn ăn
nhịn mặc để lấy tiền giúp đỡ người nghèo, tỏ tình
tương trợ với người thiếu ăn thiếu mặc. Đó là động
lực của việc kiêng khem.
Lưu ý: Các Hội Đồng Giám Mục sẽ tùy theo
hoàn cảnh của mỗi địa phương mà đề ra những
hình thái cụ thể trong việc áp dụng luật ăn chay
kiêng thịt chiếu theo điều 1251 và 125344 của Bộ
Giáo Luật
Ăn chay là một hành vi nhân đức giúp chúng
ta đạt tới sự tốt lành. Để hiểu rõ điều này, chúng ta
có thể xét 3 lý do của việc ăn chay:45
1. Một hành động được thực hiện vì điều tốt
lành
2. Giúp chúng ta hướng đến việc cầu nguyện
và chiêm niệm
3. Phương thế giúp chúng ta đền tội

43
Giuse Phan Tấn Thành O.P, “Tại Sao Khi Ăn Chay Theo Giáo Luật Lại Kiêng Thịt Mà Không
Kiêng Cá?,” catechesis, truy cập ngày 20 tháng Ba, 2023, https://catechesis.net/hieu-song-duc-tin-tai-sao-khi-
an-chay-theo-giao-luat-lai-kieng-thit-ma-khong-kieng-ca/
44
Còn riêng các ngày thứ sáu khác, nếu không trùng với ngày lễ trọng thì hoặc phải kiêng thịt hoặc
phải làm thêm một việc đạo đức hay từ thiện để thay thế, như nghe đọc một đoạn Lời Chúa, làm một việc hãm
mình đền tội, bố thí cho người nghèo, làm một việc công ích… (Thông cáo HĐGMVN ngày 01. 01. 1992).
45
Pachomius Walker O.P, “Ba Lý Do Để Ăn Chay,” Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, truy cập ngày
20 tháng Ba, 2023, https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/ba-ly-do-de-an-chay-44849
57
Bổ sung: Đóng góp của Cao Đài: Về số ngày ăn chay và cách ăn chay có phần
kỷ luật hơn đối với Kitô giáo. Ở đây chúng ta cần phải phân biệt hai khía cạnh:46
+ Một bên là kỷ luật. Xét về kỷ luật, thì khi so sánh với Cao Đài, quả thật việc
ăn chay của Kitô giáo ngày nay chỉ còn là chuyện ăn chơi
+ Một bên là tinh thần. Khi xét về mặt tinh thần, thì việc phê bình đối chiếu thật
không đơn giản. Cách nào đó, với Kitô giáo việc giữ chay chỉ là một phương tiện khổ
chế đền tội cũng như là một phương tiện bày tỏ ý chí cải hoán
Nhưng việc nhìn lại cách ăn chay của Cao Đài, giúp cho các Kitô hữu cần dung
hòa cả hai khía cạnh: kỷ luật và tinh thần. Kỷ luật nghiêm khắc mà không có tinh
thần thì dễ rơi vào thái độ bôi bác giả hình. Tinh thần mà không có kỷ luật thì có
nguy cơ tan biến ra khói!
3.2.3. Thiên bàn

Cao đài Kitô Giáo


Theo niềm tin của Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ, Đức Niềm tin
Gia Tô (Giêsu) đã dùng cơ bút để dạy dỗ các đạo hữu Chúa Giêsu Kitô
mình tại đây. Người được Đức Ngọc Hoàng Thượng vừa là Thiên Chúa
Giống
Đế hay Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát cử vừa là người
nhau
đến trần gian lập Gia Tô giáo ở nhị kỳ phổ độ. Vì thế, Học giáo lý
“Đức Gia Tô giáo chủ được tôn kính tại Tòa Thánh về Kitô giáo
Tây Ninh và trong chương trình đào tạo giáo sĩ của
Đại Đạo, có môn học về Kitô giáo.”47

Cao đài Kitô Giáo


“Đức Cao Đài đã dùng lại hình “Xác nhận ơn cứu độ đến từ
ảnh và mẫu gương của Đức Giêsu, Chúa Giêsu, dù tín đồ các tôn giáo
người đã khai nguyên Kitô giáo và là khác chỉ có thể chấp nhận Ngài là
hình ảnh đại diện cho Đức Cao Đài một trong những vị thần linh đến
đến trần gian để yêu thương, dạy dỗ từ trời, không phải Đấng Cứu Thế
Khác
rồi chịu đau khổ và chịu chết cho loài duy nhất, vì họ tin rằng còn có
nhau
người bằng cái chết trên trên thập tự. những con đường khác dẫn đến sự
Nhắc lại hình ảnh này, Đức Cao Đài cứu rỗi. Giáo hội, trong khi tôn
như nhắc nhớ con người về tình trọng các tôn giáo khác, không hề
thương của Người dành cho loài
người. Một tình yêu lớn lao khôn
sánh! Một tình yêu hiến thân cho

46
x. Giuse Phan Tấn Thành O.P, “Ăn Chay Hay Ăn Chơi?,” catechesis, truy cập ngày 20 tháng Ba,
2023, https://catechesis.net/an-chay-hay-an-choi/
47
Huệ Tâm, “Kinh Nghiệm Gặp Gỡ Các Đạo Hữu Cao Đài,” tgp Sài Gòn, truy cập ngày 23 tháng Ba,
2023, https://tgpsaigon.net/bai-viet/kinh-nghiem-gap-go-cac-dao-huu-cao-dai-44735
58
người mình yêu! Một tình yêu vĩ đại lay chuyển niềm tin nơi Chúa
vì Đức Giêsu đã trao tặng sự sống choKitô.”49
con người bằng cái chết của chính Khác với quan điểm của các
mình! Với tình yêu diệu ngọt đó, Đức khoa học nhân văn về tôn giáo, về
Cao Đài đã tiếp tục thương ban khía cạnh thần thần học thì cần
những lời dạy vàng son như là cứu nhắc đến Mầu nhiệm Nhập thể và
cánh để con người có thể tiếp tục conMầu nhiệm Cứu chuộc. “Đức Kitô
đường tu đạo trên hành trình tiến về đã nhập thể, đã hòa đồng với ngôn
làm Một với Đấng mà từ đó mình đã ngữ phong tục của người dân Do
được sinh ra.”48 Thái đương thời, nhưng Ngài cũng
Ngũ Chi là chương trình năm không ngần ngại chỉ trích những
lớp để thực hiện giáo lý thuần nhất sai lệch về tôn giáo, phong tục xã
của Đại Đạo mà bất cứ người tu nào hội của họ. Và chúng ta đừng nên
trong Tam kỳ phổ độ muốn phản bổn quên rằng chính dân tộc Do thái
hoàn nguyên đều phải trải qua từng cho đến ngày hôm nay vẫn chưa
lớp một. Trong đó có Thánh đạo là chấp nhận sứ điệp của Ngài. Còn
đường lối tu hành tuần tự như lên Mầu nhiệm Cứu chuộc cũng nói
năm lớp (nấc thang) lên một chiều kích khác nữa của
Phúc âm, tức là khả năng hòa giải
hòa đồng vượt lên trên biên cương
của các dân tộc.”50
Bổ sung: Qua quan niệm về Đức Giêsu của Cao đài, người Kitô hữu ngày càng
xác tín mạnh mẽ hơn nơi Chúa Giêsu Kitô, Người là “trung gian và sự sung mãn của
mặc khải”51. Bên cạnh đó, nhờ vào việc so sánh này, Kitô hữu cần ý thức Thiên Chúa
dù “đã tự mặc khải trọn vẹn nơi Đức Kitô, nhưng cách thức mà các Kitô hữu hiểu
biết và sống mối tương quan đôi khi cần đến cuộc thanh luyện.”52 Theo cha René
Latourelle: “Đức Kitô vừa là Đấng mặc khải vừa là Mầu nhiệm mặc khải, vì thế
Người giữ một vị trí độc nhất trong đức tin Kitô giáo, khác biệt với các tôn giáo khác,
kể cả đạo Do Thái. Kitô giáo là tôn giáo duy nhất trong đó mặc khải được nhập thể
nơi một nhân vật tự giới thiệu là chân lý sống động và tuyệt đối. Các tôn giáo khác
có những vị sáng lập nhưng không vị nào đặt mình làm đối tượng đức tin của các
mộn đệ. Tin vào Đức Giêsu là tin vào Thiên Chúa. Đức Kitô không chỉ là một vị sáng

48
Kỳ Sơn, “Đôi Điều Suy Nghĩ Qua Lời Thánh Giáo Giữ Đạo Hiếu Của Đức Cao Đài,” Nhịp cầu tâm
giao, số 2. năm (2010): 12-14.
49
Mặc Giao, “Hội Nhập Văn Hóa Theo Tông Huấn ‘Giáo Hội Tại Á Châu’ – Ecclesia In Asia,” Thời
Sự Thần Học, số 21. năm (2000): 89-101.
50
Phương Nam, “Phúc Âm Với Các Nền Văn Hóa,” Thời Sự Thần Học, số 18. năm (1999): 48-57.
51
Cđ Vat II, Hiến Chế Dei Verbum, số 2.
52
Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách Đối thoại Liên tôn – Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc, Đối
Thoại Và Loan Truyền (18.05.1991), số 32.
59
lập tôn giáo; Người vừa ở trong lịch sử vừa là Đấng Siêu Việt; Người là Đấng độc
nhất vô nhị.”53
3.2.4. Tam công

Cao đài Kitô Giáo


Tam Công là con đường dễ đạt đạo Mười điều răn, Bài
giải thoát. Như đường lối tu hành của giảng trên núi, Giáo lý của các
Giống
Thánh thất Bàu Sen (số 59/46 Trần Phú, tông đồ con đường dẫn đến
nhau
Phường 4 - Quận 5, Tp. HCM) là thực Nước Thiên Chúa. (GLCG
hành Tam Công (Công Quả, Công Trình, 1724)
Công Phu)54

Cao đài Kitô Giáo


Tu Tam lập là phương pháp tu cốt yếu của Đạo Chúng ta tiến
Cao Đài trong thời kỳ Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn. từng bước trên
Khi chúng ta tụng Ngũ Nguyện trong mỗi thời những con đường
cúng Đức Chí Tôn là chúng ta nguyện tu Tam lập:55 này qua những
+ Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai: Muốn hành vi hằng ngày,
hoằng khai Đại Đạo thì phải thuyết giảng giáo lý, viết được nâng đỡ bởi ân
sách truyền bá cho mọi người biết, đó là Lập ngôn. sủng của Chúa
+ Nhì nguyện phổ độ chúng sanh: đó là Công Thánh Thần. (GLCG
quả. 1724)
Khác
+ Tam nguyện xá tội đệ tử: Muốn được Đức
nhau
Chí Tôn xá tội thì phải lập hạnh gìn giữ giới luật tu
hành nghiêm chỉnh để không gây thêm tội lỗi mới,
đó là Công trình.
+ Tứ nguyện thiên hạ thái bình: Chúng ta
thành tâm cầu khẩn Đức Chí Tôn và Phật Mẫu ban
ơn cho thế giới được hòa bình, nhơn sanh an lạc, đó
là Công phu.
+ Ngũ nguyện Thánh Thất an ninh: Muốn
được an ninh thì chúng ta phải hành động thế nào
cho hợp lòng người, thuận đạo Trời, đó là Lập đức.
Bổ sung: Qua quan niệm về Tam công để hướng đến việc cố gắng để giải thoát
được gọi là tự lực, nhưng đạo hữu Cao Đài cũng không phủ nhận tha lực: Làm sao

53
x. R. Latourelle, Revelación, trong: R. Latourelle – R. Flslchella – S. Plé-Nlnot (chủ biên),
Diccionario de Teología fundanmental (Madrid: Paulinas, 1992), 1268; Gm. Francisco Conesa, “Thế nào là
‘đạo thật’?,” Thời Sự Thần Học, số 98. năm (2022): 150-206.
54
x. Huệ Tâm, “Kinh Nghiệm Gặp Gỡ Các Đạo Hữu Cao Đài,” tgp Sài Gòn, truy cập ngày 23 tháng
Ba, 2023, https://tgpsaigon.net/bai-viet/kinh-nghiem-gap-go-cac-dao-huu-cao-dai-44735
55
Hiền tài Nguyễn Văn Hồng, Bước Đầu Học Đạo (2004), 296.
60
không tiếp tục nguyện cầu và thực hành Cúng Cửu khi cha mẹ qua đời, bằng việc
xin huynh đệ đồng đạo nguyện tụng Kinh Tận Độ và Di Lạc Chơn Kinh, nhờ đó vong
linh các ngài sớm được siêu thoát và tận độ.56 Điều này gợi cho Kitô giáo đến ân sủng
của Thiên Chúa. Nhiều khi Kitô hữu hay đề cao ân sủng bằng lời nói nhưng trong
thực hành thì phủ nhận và thậm chí ngăn chặn ân sủng. Nếu không tỉnh táo, Kitô
hữu rất dễ ở trong thuyết Pêlagio đặt nặng cố gắng cá nhân và ý chí57, còn người
sống đạo với những quy tắc luật lệ của Tân Pêlagiô58. Không phủ nhận sự nỗ lực cố
gắng của con người nhưng GLCG 1724 còn nhắc nhở về việc mỗi ngày liên tục được
nâng đỡ bởi ân sủng của Chúa Thánh Thần. Nhìn về bản thân, là người Chủng Sinh
– Linh Mục cần biết mỗi ngày mở lòng ra để đón nhận ơn sủng của Chúa. Bởi “ưu
thế tuyệt đối của ân sủng trong ơn gọi được khẳng định một cách rõ rệt nhất trong
lời của Đức Giêsu”59: “Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn
anh em và cắt đặt anh em để anh em ra đi và mang lại hoa trái và để hoa trái của anh
em tồn tại” (Ga 15,16). Như Thánh Josemaria, ngài mở rộng đối tượng không chỉ là
chủng sinh nhưng còn với tất cả mọi người: “Với ân sủng của Chúa, mọi người đều
có thể nên thánh qua đời sống và công việc thường nhật.”60
NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN
Chúng con nghĩ rằng trên đây chỉ là những “nội dung cơ bản khi bắt đầu tìm
hiểu Đạo Cao Đài.”61 Còn chúng con nhận ra được điểm đặc biệt của giáo thuyết của
Cao Đài là “đặt nền tảng trên niềm tin về sự hiện hữu của Đấng Tối Cao duy nhất.
Ngài là nguyên cớ của các nguyên cớ, nguyên tắc của mọi sự thể hiện. Danh xưng
‘Cao Đài’ chỉ một Đài cao nhất, trên đó Đấng tối cao ngự trị, mà loài người không có
một danh từ nào để chỉ cho đúng. Ngài là Đấng vô cùng vô cực. Có thể dùng nhiều
tên để chỉ về Ngài, nhưng mỗi tên cũng chỉ thể hiện lên một bình diện nào đó về
Ngài thôi. Khi tỏ hiện tại Việt Nam qua một cuộc cầu đồng nào đó của nhóm cầu
đồng, danh hiệu Cao Đài đã được dùng thay tên của Đấng Tối Cao đó. Vì là Đấng
Tối Cao nên Ngài phải là Đấng duy nhất. Cho dù Ngài có tỏ hiện dưới nhiều danh
hiệu khác nhau tại những thời gian và nơi chốn khác nhau, nhưng Ngài vẫn là
Ngài.”62 Điều này làm cho chúng con xác tín hơn nữa vào việc chúng con cần “khám
phá nơi các tôn giáo khác những yếu tố của sự quan phòng và tình yêu của Thiên

56
x. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo (Tây Ninh, 1992), 3-4; x. Đỗ Quang Dũng
S.J, Cái Nhìn Về Quan Niệm Thần Linh của Cao Đài Giáo (Sài Gòn, 2008), 100-101.
57
Ivan Salvadori, “Khuôn Mẫu Thánh Thiện Theo Đức Thánh Cha Phanxicô,” Thời Sự Thần Học, số
93. năm (2021): 122-144.
58
ĐTC Phanxicô, Tông Huấn Gaudete Et Exsultate, số 58.
59
ĐTC Gioan Phaolô II, Tông Huấn Pastores Dabo Vobis, số 36.
60
Eric Sammons, Holiness for Everyone: The Practical Spirituality of St. Josemaría Escrivá (Our
Sunday Visitor, 2012), Lời Ngỏ.
61
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Tìm Hiểu Tôn Giáo Cao Đài (Lưu hành nội bộ, 1994), Lời
giới thiệu.
62
Gioakim Nguyễn Đăng Chí, Thần Học Căn Bản – Phần Về Tôn Giáo (Lưu hành nội bộ), 225.
61
Chúa dành cho nhân loại.”63 Hẳn những điều này không chỉ giúp cho chúng con là
tôn trọng và hiểu biết các tôn giáo khác mà còn làm cho chúng con khám phá ra
những Semina Verbi chứa đựng trong đó và những giá trị tích cực của việc con người
tìm kiếm Thiên Chúa.64
Tựu trung lại, chúng con ý thức “ngay từ thời cổ đại cho đến cả thời hiện đại
ngày nay, nơi nhiều dân tộc khác nhau, vẫn có một cảm nhận nào đó về một quyền
lực tàng ẩn trong những biến chuyển của vạn vật và trong các biến cố của đời người,
hơn nữa, đôi khi cũng thấy xuất hiện quan niệm về một Đấng Thượng Đế tối cao
hoặc ngay cả nhân thức về một người Cha. Cảm nhận và quan niệm đó đã đi vào
cuộc sống các dân tộc qua cảm thức sâu xa về tôn giáo.”65 Là một người chủng sinh,
chúng con cần “nhận bết điều tốt lành và chân thật mà Thiên Chúa đã ban, bác bỏ
những sai lầm và thông truyền ánh sáng trọn vẹn của chân lý cho những người còn
thiếu thốn.”66

63
Gm. Francisco Conesa, “Thế nào là ‘đạo thật’?,” Thời Sự Thần Học, số 98. năm (2022): 150-206.
64
x. Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách Đối thoại Liên tôn – Bộ Loan Báo Tin Mừng cho các Dân tộc,
Đối Thoại và loan truyền (18.05.1991), số 82.
65
Cđ Vat II, Tuyên Ngôn Nostra Aetate, số 2.
66
Cđ Vat II, Sắc Lệnh Optatam Totius, số 16.
62
THƯ MỤC THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU NGUỒN


1. Kinh Thánh Tân Ước. Bản dịch có hiệu đính của Nhóm Phiên Dịch CGKPV.
Hà Nội: Tôn giáo, 2008.
2. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo. Bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin,
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Hà Nội: Tôn Giáo, 2010.
II. TÀI LIỆU CỦA HUẤN QUYỀN
1. Bênêđictô XII, Hiến chế Benedictus Deus. 1336.
2. Cđ Vat II. Hiến Chế Lumen Gentium. 1963.
3. Cđ Vat II, Hiến Chế Dei Verbum. 1963.
4. Cđ Vat II. Hiến Chế Gaudium Et Spes. 1963.
5. Cđ Vat II, Sắc Lệnh Optatam Totius. 1963
6. Cđ Vat II, Tuyên Ngôn Nostra Aetate. 1963.
7. Piô XX. Thông Điệp Summi Pontificatus. 20.10.1939.
8. Gioan Phaolô II. Tông Huấn Pastores Dabo Vobis. 25.03.1992.
9. Phanxicô, Tông Huấn Gaudete Et Exsultate. 19.03.2018.
III. TÀI LIỆU THẦN HỌC
1. Lm Gioakim Nguyễn Đăng Chí. Thần Học Căn Bản – Phần Về Tôn Giáo. Đại
Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn.
2. Lm Phanxicô Xaviê Bảo Lộc. Thần Học Kitô Giáo Về Các Tôn Giáo. Lưu hành
nội bộ, 2023.
3. Lm. Phan Tấn Thành O.P. “Các Tôn Giáo Mới Ở Việt Nam.” Thời Sự Thần
Học. Số 98. Năm (2022): 79-115.
4. John A. Saliba. “Nghiên Cứu Các Tôn Giáo Mới – Khoa Học Nhân Văn Và
Khoa Học Tôn Giáo.” Thời Sự Thần Học. Số 98. Năm (2022): 37-78.
5. Hồng y Francis Arinze. “Các Tôn Giáo Mới Trong Các Văn Kiện Tòa Thánh.”
Thời Sự Thần Học. Số 98. Năm (2022): 116-149.
6. Lm. Đỗ Văn Lực O.P. “Sống Đạo Thời WTO.” Chia Sẻ. Số 53. Năm (2007):
134-144.
7. Sergei Blagov. Vietnamese New Religious Movement: An Introduction. Boston:
Brill, 2015.

63
8. Gm. Giuse Vũ Duy Thống. Tạo Dựng. Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn,
2001.
9. Lm. Lucianê Nguyễn Thành Tiến. Bài Luận ra trường: Thiên Chúa – Đấng Từ
Phụ, Điểm Gặp Gỡ giữa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và Đạo Thiên Chúa. Lưu
hành nội bộ, 2014.
10. Đỗ Quang Dũng S.J. Cái Nhìn Về Quan Niệm Thần Linh của Cao Đài Giáo. Sài
Gòn, 2008.
11. Cao Gia An. “Hòa Giải: Hoa Trái Của Lòng Thương Xót.” Hợp Tyển Thần
Học. Số 53. Năm (2022): 35-76.
12. Mặc Giao. “Hội Nhập Văn Hóa Theo Tông Huấn ‘Giáo Hội Tại Á Châu’ –
Ecclesia In Asia.” Thời Sự Thần Học. Số 21. Năm (2000): 89-101.
13. Phương Nam. “Phúc Âm Với Các Nền Văn Hóa.” Thời Sự Thần Học. Số 18.
Năm (1999): 48-57.
14. Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách Đối thoại Liên tôn – Bộ Loan Báo Tin Mừng
cho các Dân tộc. Đối Thoại Và Loan Truyền, 18.05.1991.
15. Ivan Salvadori. “Khuôn Mẫu Thánh Thiện Theo Đức Thánh Cha
Phanxicô.” Thời Sự Thần Học. Số 93. Năm (2021): 122-144.
16. Eric Sammons. Holiness for Everyone: The Practical Spirituality of St. Josemaría
Escrivá. Our Sunday Visitor, 2012.
17. Gm. Francisco Conesa. “Thế nào là ‘đạo thật’?.” Thời Sự Thần Học. Số 98.
Năm (2022): 150-206.
IV. TÀI LIỆU NGOÀI CÔNG GIÁO
1. Huệ Khải. Đất Nam Kỳ Tiền Đề Văn Hóa Mở Đạo Cao Đài. Hà Nội: Tôn Giáo,
2012.
2. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Tìm Hiểu Tôn Giáo Cao Đài. Lưu hành
nội bộ, 1994.
3. Hiền tài Nguyễn Văn Hồng. Khảo Luận Xây Bàn và Cơ Bút Trong Đạo Cao Đài.
Ất Dậu 2005.
4. Hiền tài Nguyễn Văn Hồng. Bước Đầu Học Đạo-Dành cho Tân Tín Đồ Cao Đài,
2004.
5. Đồng Tân. Tìm Hiểu Đạo Cao Đài. Cao Hiên tái bản lần thứ nhất- năm Mậu
Dần.
6. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Tòa Thánh Tây Ninh. Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Ấn bản năm Ất Mão 1975. Tài liệu sưu tầm 2015.
7. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ –Tòa Thánh Tây Ninh. Tân Luật. Ấn Bản 1972.
64
8. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – Tòa Thánh Tây Ninh. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1-2
Hợp Nhứt. Thủ Đức, 1972.
9. Đồng Tâm. Lịch sử cao đài Q2, 1972.
10. Huệ Chương. Đại Đạo Truy Nguyên.
11. Hiền tài Nguyễn Văn Hồng. Bước Đầu Học Đạo, 2004.
12. Gabriel Gobron. History and Philosophy of Caodaism. Translated by Phạm
Xuân Thái.
13. Kỳ Sơn. “Đôi Điều Suy Nghĩ Qua Lời Thánh Giáo Giữ Đạo Hiếu Của Đức
Cao Đài.” Nhịp cầu tâm giao. Số 2. Năm (2010): 12-14.
V. WEBSITE
1. Giuse Phan Tấn Thành O.P. “Nhân Sinh Quan Kitô Giáo – 2018.” Catechesis.
Truy cập ngày 01 tháng Tư, 2023. https://catechesis.net/nhan-sinh-
quan-kito-giao/.
2. Cao Viết Tuấn. “Pierre Teilhard De Chardin (1881-1955) Và Cảnh Vực Thần
Linh – 2021.” Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng Tư,
2023. https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/pierre-teilhard-de-chardin-
1881-1955-va-canh-vuc-than-linh-42544.
3. Nguyễn Văn Hồng. “Nhân sinh quan của Đạo Cao Đài.” caodai-online. Truy
cập ngày 1 tháng Tư, 2023. http://www.caodai-
online.com/pageDisDesc.php?id=26674
4. Giuse Phan Tấn Thành O.P. “Tại Sao Khi Ăn Chay Theo Giáo Luật Lại Kiêng
Thịt Mà Không Kiêng Cá?.” Catechesis. Truy cập ngày 20 tháng Ba, 2023.
https://catechesis.net/hieu-song-duc-tin-tai-sao-khi-an-chay-theo-
giao-luat-lai-kieng-thit-ma-khong-kieng-ca/
5. Giuse Phan Tấn Thành O.P. “Ăn Chay Hay Ăn Chơi?.” Catechesis. Truy cập
ngày 20 tháng Ba, 2023. https://catechesis.net/an-chay-hay-an-choi/
6. Pachomius Walker O.P. “Ba Lý Do Để Ăn Chay.” Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam. Truy cập ngày 20 tháng Ba, 2023. https://hdgmvietnam.com/chi-
tiet/ba-ly-do-de-an-chay-44849
7. Huệ Tâm. “Kinh Nghiệm Gặp Gỡ Các Đạo Hữu Cao Đài.” tgp Sài Gòn. Truy
cập ngày 23 tháng Ba, 2023. https://tgpsaigon.net/bai-viet/kinh-
nghiem-gap-go-cac-dao-huu-cao-dai-44735

65

You might also like