You are on page 1of 97

LỜI CẢM ƠN

Luận văn “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG HỢP MỰC
NƯỚC RÚT NHANH TỚI ỔN ĐỊNH MÁI NGOÀI ĐÊ SÔNG” được hoàn
thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy, cô, cơ quan, bạn bè và gia đình.

Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo: PGS.TS. Mai Văn Công đã
tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết để tác
giả hoàn thiện luận văn.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng đào tạo đại học và Sau
đại học, khoa Công trình - Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện luận văn này.
Để hoàn thành luận văn, tác giả còn được sự cổ vũ, động viên khích lệ thường
xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè.
Tuy đã có những cố gắng nhất định, nhưng do thời gian có hạn và trình độ còn
nhiều hạn chế, vì vậy cuốn luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính
mong Thầy giáo, Cô giáo, Bạn bè và đồng nghiệp góp ý để tác giả có thể tiếp tục
học tập và nghiên cứu hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2014


Tác giả luận văn

Lê Duy Hùng
LỜI CAM KẾT

Tên tôi là: LÊ DUY HÙNG


Học viên lớp: 19C11
+ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
+ Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tác giả

LÊ DUY HÙNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích của đề tài ...............................................................................................1
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu...............................................2
4. Kết quả dự kiến đạt được .....................................................................................2
5. Bố cục của luận văn...............................................................................................2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐÊ SÔNG VÀ ỔN ĐỊNH ĐÊ SÔNG ..............3
1.1. Tình hình đê sông trên thế giới và ở Việt Nam ..............................................3
1.1.1. Tình hình đê sông trên thế giới .........................................................................3

1.1.2. Tình hình đê sông ở Việt Nam ...........................................................................3

1.2. Vấn đề ổn định đê khi mực nước rút................................................................6


1.2.1. Một số sự cố sạt lở bờ sông trong thời gian gần đây ........................................6

1.2.2. Các nghiên cứu về ổn định của đê sông trên thế giới .......................................9

1.2.3. Các nghiên cứu về ổn định của đê sông ở Việt Nam hiện nay ........................10

1.3. Kết luận chương 1 ............................................................................................12


CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THẤM VÀ ỔN ĐỊNH .......13
2.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................13
2.2. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu thấm .........................................................13
2.2.1. Định luật Darcy...............................................................................................13

2.2.2. Phương trình dòng chảy ổn định trong môi trường đất bão hòa nước ..........14

2.2.3. Phương trình dòng chảy không ổn định trong môi trường đất bão hòa nước 14

2.2.4. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu thấm trong trường hợp lũ rút [9] .............15

2.3. Cơ sở khoa học phân tích ổn định theo phương pháp mặt trượt trụ tròn [9]
...................................................................................................................................16
2.3.1 Sơ đồ tính toán ................................................................................................16

2.3.2. Phương pháp tính toán ....................................................................................16

2.4. Phân tích áp lực kẽ rỗng trong trường hợp mực nước rút nhanh [9] .........18
2.4.1. Phân bố áp lực nước kẽ rỗng ..........................................................................18

2.4.2. Đặc điểm làm việc mái thượng lưu khi mực nước thượng lưu rút nhanh .......19

2.4.3. Ảnh hưởng của tốc độ rút nước.......................................................................20

2.4.4. Giải bài toán thấm bằng phương pháp phần tử hữu hạn ...............................21

2.4.5. Tính toán áp lực kẽ rỗng theo phương pháp Bishop .......................................22

2.5. Các trường hợp tính ổn định mái dốc khi mực nước trên mái rút nhanh[9]
...................................................................................................................................24
2.5.1. Rút nước trong và cuối giai đoạn thi công ......................................................24

2.5.2. Rút nước trong quá trình vận hành .................................................................24

2.6. Các phương pháp tính toán ổn định mái dốc khi mực nước rút nhanh[9] 25
2.6.1. Tính toán theo phương pháp ứng suất hiệu quả .............................................25

2.6.2. Tính toán theo phương pháp tổng ứng suất ....................................................26

2.6.3. Tính toán cố kết ...............................................................................................35

2.7. Kết luận chương 2 ............................................................................................37


CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH MÁI PHÍA SÔNG ĐÊ BỜ
HỮU SÔNG CẦU TRONG TRƯỜNG HỢP MỰC NƯỚC RÚT NHANH ......38
3.1. Giới thiệu về đê bờ hữu Sông Cầu ..................................................................38
3.1.1. Thông số thiết kế đê bờ hữu Sông Cầu ...........................................................38

3.1.2. Điều kiện địa chất xung quanh tuyến đê Sông Cầu .......................................39

3.1.3. Đặc điểm lũ Sông Cầu....................................................................................40

3.2. Tính toán thấm, ổn định, ứng suất đê Sông Cầu...........................................40


3.2.1. Mặt cắt tính toán .............................................................................................40

3.2.2. Phần mềm tính toán ........................................................................................40

3.2.3. Mô hình tính toán ............................................................................................41

3.2.4. Thông số mặt cắt, địa chất, vật liệu tính toán .................................................41

3.2.5. Các trường hợp tính toán ................................................................................43

3.2.6. Điều kiện biên trong bài toán .........................................................................43

3.2.7. Các mô hình đê mô phỏng trong Geostudio 2004 ..........................................44

3.2.8. Tổng hợp kết quả 5 bước rút ...........................................................................45

3.2.9. Một số kết quả 5 bước rút đại diện .................................................................45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................58


Kết luận ....................................................................................................................58
Kiến nghị ..................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .........................................................................................63
PHỤ LỤC 1 ..............................................................................................................64
PHỤ LỤC 2 ..............................................................................................................70
PHỤ LỤC 3 ..............................................................................................................75
PHỤ LỤC 4 ..............................................................................................................80
PHỤ LỤC 5 ..............................................................................................................85
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đê Edogawa, Nhật Bản Hình 1.2: Đê Sông Cầu, Thái Nguyên ........5
Hình 1.3: Sạt lở bờ sông Hồng Hình 1.4: Sạt lở bờ sông Đà .................8
Hình 2.1 : Các phương pháp tính toán ổn định mái dốc khi mực nước rút nhanh ....13
Hình 2.2 : Sơ đồ tính toán ổn định chống trượt theo phương pháp mặt trượt trụ tròn
...................................................................................................................................16
Hình 2.3 : Phân bố áp lực kẽ rỗng khi dòng thấm ổn định .......................................18
Hình 2.4 : Áp lực kẽ rỗng trong thân đập khi mực nước thượng lưu rút nhanh .......19
Hình 2.5 : Thoát nước trong thân đập khi nước rút đột ngột (Reinus, năm 1983) ...21
Hình 2.6: Áp lực kẽ rỗng khi mực nước rút đột ngột, đất nén được (Theo Bishop) 22
Hình 2.7 : So sánh áp lực nước kẽ rỗng khi nước rút nhanh giữa phương pháp
Bishop và phương pháp vẽ lưới ................................................................................24
Hình 2.8 : Đường bao cường độ chống cắt sử dụng cho USACE 1970 ...................29
Hình 2.9: Đường bao cường độ chống cắt tổng hợp sử dụng cho USACE 1970 ....30
Hình 2.10 : Mái và tính chất đất trong một ví dụ ......................................................31
Hình 2.11 : Bề mặt cung trượt và các dải dùng để tính toán ....................................31
Hình 2.12 : Quan hệ τff - σ΄fc của đường bao cường độ chống cắt ............................34
Hình 3.1: Toàn cảnh đê hữu sông Cầu hoàn thiện ...................................................38
Hình 3.2: Mặt bằng và cắt ngang đại diện đê Sông Cầu (đê đất) .............................39
Hình 3.3: Sơ đồ hóa mặt cắt đê Sông Cầu mô phỏng trong Geostudio ....................41
Hình 3.4: Mô hình trong Geostudio 2004 .................................................................44
Hình 3.5: Mô hình phần tử hữu hạn trong Modul Seep ............................................44
Hình 3.6: Mô hình phần tử hữu hạn trong Modul Sigma .........................................44
Hình 3.7: Mô hình mực nước rút ..............................................................................45
Hình 3.8: Đường bão hòa ứng với 5 bước rút (TH1) ................................................45
Hình 3.9: Đường bão hòa ứng với 5 bước rút (TH4) ................................................46
Hình 3.10: Kết quả tính toán ổn định khi MNLTK : 27,50 m (TH1) .......................46
Hình 3.11: Kết quả tính toán ổn định bước rút 1(TH1) ............................................46
Hình 3.12: Kết quả tính toán ổn định bước rút 1(TH4) ............................................47
Hình 3.13: Kết quả tính áp lực kẽ rỗng khi MNLTK : 27,50 m (TH1) ....................47
Hình 3.14: Kết quả tính áp lực kẽ rỗng bước rút 1 (TH1) ........................................47
Hình 3.15: Kết quả tính áp lực kẽ rỗng bước rút 1 (TH4) ........................................48
Hình 3.16: Kết quả tính ứng suất hiệu quả khi MNLTK : 27,50 m (TH1) ...............48
Hình 3.17: Kết quả tính ứng suất hiệu quả bước rút 1 (TH1) ...................................48
Hình 3.18: Kết quả tính ứng suất hiệu quả bước rút 1 (TH4) ...................................49
Hình 3.19: Biểu đồ quan hệ K ~ L/H (5 TH) ............................................................52
Hình 3.20: Biểu đồ quan hệ U ~ L/H (5 TH) ............................................................53

Hình 3.21: Biểu đồ quan hệ σ’ ~ L/H (5 TH) ...........................................................54

Hình 3.22: Biểu đồ quan hệ K ~ t (5 TH) ................................................................55

Hình 3.23: Biểu đồ quan hệ U ~ t tại điểm A (25;,25,50) (5 TH)............................56

Hình 3.24: Biểu đồ quan hệ σ’ ~ t tại điểm A (25;25,50) (5 TH) ............................57


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Hình học mặt cắt đê .................................................................................41
Bảng 3.2 : Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp ........................................................................42
Bảng 3.3 : Chỉ tiêu vật liệu của đất nền ....................................................................42
Bảng 3.4 : Mực nước tính toán..................................................................................42
Bảng 3.5 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH1) ....................................................49

Bảng 3.6 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’(TH1) .............49
Bảng 3.7 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH2) ....................................................49

Bảng 3.8 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’ (TH2) ............50
Bảng 3.9 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH3) ....................................................50

Bảng 3.10 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’ (TH3) ..........50
Bảng 3.11 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH4) ..................................................50

Bảng 3.12 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’(TH4) ...........51
Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH5) ..................................................51

Bảng 3.14 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’(TH5) ...........51
Bảng 3.15 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (5 TH) .................................................51
Bảng 3.16 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U (5 TH)................................................52

Bảng 3.17 : Bảng tổng hợp ứng suất hiệu quả σ’ (5 TH) .........................................53
Bảng 3.18 : Bảng so sánh hệ số ổn định K (5 TH) ...................................................54
Bảng 3.19 : Bảng so sánh áp lực kẽ rỗng U tại điểm A(25;25,50) (5 TH) ...............55

Bảng 3.20 : Bảng so sánh áp lực kẽ rỗng σ’ tại điểm A(25;25,50) (5 TH) ..............56
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào mùa mưu lũ có rất nhiều đê, kè thủy lợi bảo vệ khi mực nước sông dâng
cao và vận tốc dòng chảy tăng nhanh đã xảy ra hiện tượng sạt lở mái thượng lưu
nghiêm trọng, nhất là trong trường hợp mực nước rút sau lũ. Hiện tượng này là sự
cố xuất hiện thường xuyên trong hệ thống đê điều của Việt Nam.
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở Việt Nam với lượng mưa trung bình năm
tương đối lớn. Trong mùa khô hầu như không có mưa, độ ẩm không khí tương đối
thấp, kết hợp đặc trưng vật liệu dùng để xây dựng đập thông thường có tính co ngót
trương nở cao nên trong mùa khô này rất dễ gây nứt nẻ tạo điều kiện cho dòng thấm
phát triển. Trái ngược với mùa khô, mùa mưa kéo dài và liên tục trong một thời
gian dài với cường độ lớn. Hơn nữa, đây là nơi hứng chịu nhiều cơn bão với cường
độ mưa sau bão rất lớn, gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế và xã hội, đặc biệt là
các hư hỏng về công trình nói chung cũng như công trình thủy lợi nói riêng. Trong
những năm gần đây đã cho thấy rõ tình hình biến đổi khí hậu diễn ra hết sức phức
tạp đã dẫn đến hiện tượng mưa kéo dài trong thời gian ngắn đã có ảnh hưởng đến an
toàn ổn định của hệ thống đập, đê, kè. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu về an toàn
ổn định cục bộ của đập, đê, kè cũng như ảnh hưởng của nó tới ổn định tổng thể và
đặc trưng ở đây là ổn định mái thượng lưu sau khi lũ rút dưới tác dụng của mưa lớn
là một vấn đề mang tính thời sự, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài thực hiện với mục tiêu tổng quát là phân tích ổn định mái đê phía sông
trong trường hợp mực nước rút nhanh. Nội dung chính gồm:
Nghiên cứu dòng thấm không ổn định trong thân đê vật liệu địa phương khi mực
nước lũ rút nhanh. Sự thay đổi đường bão hòa trong thân đê với các trường hợp rút
khác nhau.
Nghiên cứu sự thay đổi của hệ số ổn định mái thượng lưu khi mực nước lũ rút
nhanh.
2

Nghiên cứu sự thay đổi của áp lực nước kẽ rỗng và ứng suất hiệu quả trong thân
đê khi mực nước lũ rút nhanh.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đê, kè thủy lợi.
Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích ảnh hưởng của mực nước rút nhanh đến sự thay đổi áp lực nước kẽ
rỗng và ổn định mái đê thượng lưu trong một số sơ đồ tính, trong đó có xét đến sự
thay đổi thời gian rút nước trên mái thượng lưu.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu của các công trình thực tế.
- Tiếp cận lý thuyết về áp lực kẽ rỗng, ổn định mái dốc, phân tích sự thay đổi các
yếu tố trên khi mực nước rút.
- Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn và mô hình hóa có sẵn để phân tích các
vấn đề đặt ra.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Làm rõ được sự thay đổi áp lực nước kẽ rỗng trong thân đê và ảnh hưởng của nó
tới ổn định mái thượng lưu khi mực nước rút nhanh.
- Phân tích và thể hiện các kết quả dạng số của áp lực kẽ rỗng và hệ số ổn định
mái khi thay đổi tốc độ rút nước.
- Ứng dụng tính toán, phân tích cho trường hợp đê bờ hữu sông Cầu, đoạn qua
thành phố Thái Nguyên.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương và 5 phụ lục.
Trong đó:
Chương 1: Tổng quan về đê sông và ổn định đê sông.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết phân tích thấm và ổn định.
Chương 3: Ứng dụng phân tích ổn định mái phía sông đê bờ hữu sông Cầu
trong trường hợp mực nước rút nhanh.
3

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐÊ SÔNG VÀ ỔN ĐỊNH ĐÊ SÔNG


1.1. Tình hình đê sông trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình đê sông trên thế giới
Trên thế giới, ngay từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, cư dân văn
minh thung lũng Indus đã đắp những con đê đầu tiên rồi. Mỗi vùng đất, tùy theo địa
hình và tập quán dân tộc, khả năng và điều kiện khoa học kỹ thuật riêng biệt mà
người ta xây dựng đê bằng nhiều hình thức khác nhau.
Ở Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựng nâng cấp các đê sông thành đê an toàn
cao, lợi dụng tổng hợp và thân thiện với môi trường. Khái niệm đê an toàn cao
được người Nhật áp dụng là đê sông với bề rộng đủ lớn để ngăn chặn được sự cố vỡ
đê và hậu quả của nó.
Chân đê phía trong có thể mở rộng ra tới 20 đến 30 lần chiều cao đê (tương
đương hệ số mái dốc 1/30 đến 1/20). Đê sông an toàn cao làm giảm nguy cơ vỡ đê
và mất ổn định mái trong do dòng thấm. Ngay cả khi bị nước lũ tràn qua thì dòng
chảy cũng bị chậm lại dọc theo mái đê, giảm khả năng gây xói và vỡ đê. Với mặt
cắt ngang rộng và mái thoải thì cơ sở hạ tầng và đường giao thông phục vụ dân sinh
có thể kết hợp xây dựng trên đỉnh đê và dọc theo mái trong của đê. Tuy nhiên thân
đê và nền đê phải được gia cố và xử lý tốt để có đảm bảo ổn định ngay cả trong điều
kiện bị nước lũ tràn qua.
1.1.2. Tình hình đê sông ở Việt Nam
Nước ta có 14 hệ thống sông chính là : Sông Bằng Giang và Kỳ Cùng, Sông
Hồng và Thái Bình, Sông Vu Gia - Thu Bồn, Sông Trà Khúc, Sông Kôn, Sông Ba,
Sông Sêsan, Sông Srepok, Sông Đồng Nai, Sông Cửu Long. Hàng năm, chúng ta đã
khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước vô cùng lớn từ các hệ thống sông để phục
vụ cho đời sống và phát triển nền kinh tế. Bên cạnh những mặt có lợi, thì lũ lụt hàng
năm đã gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Nhà nước đã cho xây
dựng rất nhiều các công trình phòng chống lũ nhằm khắc phục, giảm nhẹ thiên tai
do lũ lụt gây ra.
4

Với miền Bắc nước ta, hầu hết các sông đều có đê, hệ thống đê sông Hồng là
lớn nhất cả về quy mô và kỹ thuật xây dựng, tổng chiều dài toàn hệ thống lên tới
1.314km. Đây cũng là một trong những hệ thống đê lớn nhất, dài nhất thế giới. Nó
xứng đáng được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và quốc tế.
Đê có hai dạng được hình thành là do tự nhiên và nhân tạo. Đê tự nhiên được
hình thành bởi sự lắng đọng của các trầm tích trong sông, khi dòng nước này tràn
qua bờ sông. Khi tràn qua bờ, vận tốc dòng nước giảm làm các vật liệu trong dòng
nước lắng đọng theo thời gian mà cao dần, cao đến mức hơn bề mặt của vùng đất bị
lụt. Còn đê nhân tạo là do con người xây dựng lên cốt để ngăn nước tràn gây ngập
lụt. Đê nhân tạo có đê là loại vĩnh cửu, nhưng cũng có đê là loại tạm thời ở các vùng
đất đối với những trường hợp khẩn cấp.
Đối với Việt Nam bởi địa hình đặc biệt có bờ biển dài dọc theo lãnh thổ, sông
suối rất nhiều, trong đó có những con sông quốc tế đến Việt Nam là điểm hạ lưu
cuối cùng như sông Hồng, sông Đà, sông Cửu Long... nên việc phải xây dựng đê để
ngăn nước ngập lụt là điều tất yếu và đương nhiên cũng phải bền vững, quy mô hơn
so với đê của các nước trên thế giới.
Đê ở Việt Nam phổ biến nhất là ở miền Bắc và chủ yếu là dọc hai bên bờ sông
Hồng, sông Mã, sông Lam... Ngoài con đê chính thường lui sâu hơn vào trong đất
liền, có khi còn đắp thêm những con đê phụ gọi là đê quai hoặc con trạch để phòng
khi đê chính bị vỡ thì còn cứu được phần ruộng đất nơi xa sông khỏi bị ngập lụt.
Lịch sử xây dựng đê ở nước ta : dưới thời nhà Lý, tháng 3 năm Mậu Tý (1108), con
đê đầu tiên được đắp ở phường Cơ Xá với mục đích bảo về thành Thăng Long khỏi
bị nước sông Hồng tràn ngập. Đến đời nhà Trần, đê được đắp ở nhiều nơi cất giữ
không cho nước sông tràn vào để kịp làm vụ chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch
xong thì lại cho nước tự do tràn vào đồng ruộng.
1.1.2.1. Hệ thống đê sông đồng bằng sông Hồng
Đê sông ở đồng bằng sông Hồng bao gồm hệ thống đê sông Hồng, sông Thái
Bình với chiều dài gần 2400 km; trong đó đê thuộc hệ thống sông Hồng 1580 km,
5

đê hệ thống sông Thái Bình 750 km, nhìn chung đến nay hệ thống đê có chiều cao
phổ biến từ 6 - 8 mét, có nơi chiều cao tới 11 mét.
1.1.2.2. Hệ thống đê sông miền Trung
Tổng chiều dài đê sông khu vực Bắc trung bộ là 381,47km, trong đó chiều dài
đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu là 316,1km; chiều dài đê thuộc hệ thống
sông Cả, sông La là 65,4km. Đặc biệt quan trọng là các tuyến đê thuộc hệ thống
sông Mã, sông Cả, là hai hệ thống sông lớn ở Bắc trung bộ nhưng hiện tại thượng
nguồn của hai hệ thống sông này chưa có hồ chứa để tham gia điều tiết lũ, vì vậy
đê là biện pháp công trình duy nhất và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chống
lũ. Hiện tại trên hai hệ thống sông này khá cao, mái dốc chưa có cơ, thân đê còn
nhiều khuyết tật, nền đê nhiều đoạn là nền cát hoặc bùn, nhiều đoạn đê sát sông, lũ
lên nhanh và xuống nhanh là yếu tố bất lợi đối với đê điều.
Với tổng chiều dài 1.314km, thuộc loại lớn nhất, dài nhất thế giới, hệ thống đê
sông Hồng được xây dựng với mục đích để chứa nước và tưới tiêu cho vùng châu
thổ giàu lúa gạo, đồng thời cũng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống đê này sau nhiều
thế hệ dã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng bằng và làm tăng gấp đôi diện
tích có thể canh tác lúa nước ở đây. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt qua hệ thống
đê đã trở thành một công việc gắn liền với văn hóa và kinh tế của dân tộc.

Hình 1.1: Đê Edogawa, Nhật Bản Hình 1.2: Đê Sông Cầu, Thái Nguyên
6

1.2. Vấn đề ổn định đê khi mực nước rút


1.2.1. Một số sự cố sạt lở bờ sông trong thời gian gần đây
Các thiết kế hiện nay chưa đề cập nhiều đến vấn đề này, đặc biệt là cách xác
định chỉ tiêu cơ lý của đất. Khi xác định độ dốc mái thượng lưu chủ yếu theo định
tính lấy độ dốc thoải hơn mái hạ lưu. Việc đánh giá một cách chi tiết các khả năng
rút nước có thể xảy ra, tốc độ rút nước tối đa để sử dụng trong tính toán ổn định
mái thượng lưu chưa được quan tâm đúng mức. Ít có các nghiên cứu đánh giá các
hiện tượng hư hỏng mà nguyên nhân là do mực nước rút gây ra.
Trong những năm gần đây, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, lũ lớn ở miền
Bắc năm 1996; mưa bão tập trung ở miền Trung năm 1999; thể hiện rõ tính bất
thường của thời tiết. Mặt khác, việc khai thác gỗ của rừng đầu nguồn đã làm lũ tập
trung trên các sông nhanh hơn, đường mực nước cũng dâng cao hơn cùng một cấp
lưu lượng. Các nghiên cứu gần đây, tại Hà Nội mực nước tương ứng đều nâng lên
khoảng 60-70 cm, vùng cửa sông được nối dài và bồi lắng đã làm thay đổi lớn ảnh
hưởng đến mực nước lũ vùng cửa sông ngày càng nâng cao. Hồ Hoà Bình từ khi
đưa vào vận hành cắt lũ đã phát huy tác dụng rõ rệt nhưng cũng mới ở mức cắt lũ
thường xuyên, chưa gặp tình thế cắt lũ lớn. Việc thay đổi dòng chảy do tác động của
điều tiết hồ Hoà Bình cũng kéo theo sự thay đổi lớn các động thái dòng chảy.
Trên hệ thống đê sông Đuống thuộc địa bàn Hà Nội tại vị trí cầu Đuống đã có
hiện tượng sạt lở đê nghiêm trọng vào ngày 13/08/2005 làm sập nhiều nhà dân.
Đặc biệt hiện tượng sạt lở chân đê Đà Giang trên sông Đà từ đoạn K0 đến
K0+905 đã diễn ra hết sức nghiêm trọng.
Nguyên nhân sạt lở như sau:
Do xây dựng cầu phao qua sông Đà, mố cầu lấn sâu xuống sông đã tạo thành
mỏ hàn lớn khi xả lũ có lưu tốc lớn đã sinh ra dòng xoáy quẩn phía hạ lưu mố cầu
phao.
Do việc điều tiết xả lũ hồ Hoà bình thất thường làm cho mực nước ở hạ lưu nhà
máy khu vực thị xã Hoà Bình thay đổi đột ngột. Trên hệ thống sông Hồng, sông
7

Thái Bình hiện trạng xói lở bờ và các kè trọng điểm uy hiếp đến an toàn của đê là
vấn đề cần đặc biệt quan tâm, quá trình diễn biến xói bờ tại khu vực kè Hợp Hải,
Thanh Miếu, Tiên Cát thuộc bờ tả sông Thao, xói gây sạt lở bờ khu vực Tu Vũ
thuộc bờ tả sông Đà tỉnh Phú Thọ; xói lở nghiêm trọng vùng bãi Trung Hà, Thạch
Đà - Hoàng Kim và bắt đầu diễn biến xói lở khu vực đầu kè Thanh Điềm thuộc bờ
tả sông Hồng tỉnh Vĩnh Phúc; Sạt lở tại kè Tình Quang hữu sông Đuống, xói mạnh
kè Đổng Viên, kè Tri Phương tả sông Đuống thuộc địa phận Hà Nội, sạt kè Đức
Tái, kè Ngăm Lương, kè Á Lữ hữu sông Đuống tỉnh Bắc Ninh; xói lở với qui mô
lớn gây sạt kè Hàm Tử tại khu vực bờ cong lõm sát đê tả Hồng tỉnh Hưng yên; xói
kè Nhật Tảo thuộc tuyến đê tả sông Hồng huyện Hưng Hà - Thái Bình; xói bờ gây
sạt kè Chu Minh, kè Phương Độ, kè Cẩm Đình, kè Xâm Thị, kè Quán các thuộc
tuyến đê hữu sông Hồng tỉnh Hà Tây; xói lở nghiêm trọng tại các kè Yên Ninh,
Chương Xá, Như Trác thuộc tuyến đê hữu sông.
a) Sạt lở bờ hữu sông Hồng thuộc xã Phong Vân, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
Bãi sông khu vực xã Phong Vân, huyện Ba Vì tương ứng từ K0+050 đến
k3+500 đê hữu sông Hồng bắt đầu có hiện tượng sạt lở từ đầu tháng 9/2003. Sạt lở
tiếp tục diễn biến mạnh trong tháng 10 và cung trượt cách chân đê chỉ còn 5m, các
vết nứt rộng từ 30cm đến 50cm, dài từ 70m đến 100m. Chênh cao giữa bờ và đáy
sông gần bờ khoảng 16m, mái dốc lở bờ thẳng đứng với tốc độ cao đe doạ truợt và
vỡ đê.
Nguyên nhân: Trong suốt mùa lũ, mực nước sông ở mực nước cao, mực nước
cao nhất vào mùa lũ năm 2003 ở báo động I (+15m); vào thời điểm bờ bị sạt trượt,
mực nước sông khoảng +8,5m. Do mực nước sông hạ thấp nhanh; vùng thấm bão
hoà được hình thành trong thân đê khi mực nước cao chảy về lòng sông, dưới tác
dụng của trọng lực mái, lực thấm, mái đê bị mất ổn định.
8

Hình 1.3: Sạt lở bờ sông Hồng Hình 1.4: Sạt lở bờ sông Đà

b) Sạt lở bờ hữu sông Hồng thuộc địa phận xã Phú Châu-Vân Tập
Vị trí sạt lở gần nhất chỉ còn cách chân đê hữu Hồng là 40m, bờ dốc sạt lở, nhiều
đoạn có vách thẳng đứng.
Nguyên nhân: Những năm gần đây vào mùa nước thấp, do vận hành nhà máy
thuỷ điện Hoà Bình khi giảm lưu lượng điều tiết ngày làm hạ mực nước sông một
cách đột ngột, dẫn đến dòng thấm thoát ra chân bãi, xảy ra sạt lở chân bãi, dẫn đến
bờ sông bị mất ổn định, sạt lở từng mảng lớn hoặc sạt trượt vòng cung vào bờ. Hiện
tượng này thấy khi quan sát thực tế nhiều vùng vị sạt lở trên hệ thống sông Hồng
trong các năm trước đây như đoạn đê Phú Cường, Triểu Dương, Tân Đức…và phía
hạ lưu như Trung Hà, Cảm Đình…
Các sông thuộc 3 tỉnh bắc miền trung như sông Mã, sông Chu, sông Cả và sông
La diễn biến sạt lở cũng xảy ra rất phức tạp, hàng năm đều phải tập trung xử lý
những trọng điểm để đảm bảo an toàn cho đê điều.
Nguyên nhân: Hiện tượng sạt lở mạnh bờ sông thường xảy ra sau khi lũ rút, đặc
biệt ở hạ lưu hồ Hoà bình, vùng hạ du của hợp lưu sông Thao, Đà, Lô; tình trạng
xói lở bờ xảy ra mãnh liệt và rất phức tạp. Do quá trình điều tiết hồ Hoà Bình làm
mực nước vùng hạ du thay đổi đột ngột không theo quy luật tự nhiên, vấn đề thoát
lũ của lòng sông và bồi vùng cửa sông làm thay đổi đường quá trình mực nước trên
các tuyến sông; một nguyên nhân khác tác động đến quá trình sạt lở bờ là nắng hạn
9

kéo dài, nước các sông bị cạn kiệt đã làm mực ngầm hạ thấp đáng kể cũng tác động
đến xói lở bờ sông.
1.2.2. Các nghiên cứu về ổn định của đê sông trên thế giới
Việc nhận biết và đánh giá sự nguy hiểm của quá trình rút nước phía thượng
lưu đến ổn định mái dốc đã được biết đến từ lâu. Trên thế giới đã có nhiều tác giả
đi sâu vào nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định mái dốc khi mực
nước trên mái rút nhanh. Việc đánh giá ổn định mái dốc có liên quan đến việc
xác định dòng thấm và áp lực kẽ rỗng trong thân đê, đập cũng như xác định các
chỉ tiêu chống cắt của đất tương ứng.
Morgentern đã sử dụng phương pháp xác định áp lực kẽ rỗng do Bishop đề ra
để xác định áp lực kẽ rỗng của đất nén được trong quá trình mực nước trên mái
đập rút nhanh và tính toán ổn định theo ứng suất hiệu quả. Dựa trên kết quả tính
toán Morgentern đã thiết lập một số bảng biểu giúp nguời thiết kế tra cứu nhanh
khi xét đến ổn định mái dốc có mực nước trên mái rút nhanh. Các đồ thị này tuy rất
hữu ích nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do các giả thiết được đưa ra, chưa xét đến tỷ
mực nước hồ trước khi nước rút, chưa xét đến tốc độ rút nước cũng như hệ số thấm
của đập. Phương pháp tính toán ổn định khi mực nước trên mái rút nhanh có xét
đến tính ép co của đất (Bishop- Morgenstern) đã được đưa vào quy phạm thiết kế
của một số nước như Ấn độ, Trung quốc.
Tezaghi và Peck đã kiến nghị áp lực kẽ rỗng trong quá trình rút nước của đất
cát được đầm nện tốt có thể xác định bởi vẽ lưới thấm. Nhiều tác giả sử dụng
phương pháp lý thuyết để tính toán áp lực kẽ rỗng trong bài toán thấm không ổn
định khi mực nước thượng lưu rút xuống.
Desai đã sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán bài toán thấm
không ổn định sau đó tính toán ổn định mái dốc bằng phương pháp cân bằng giới
hạn. Hàng loạt các tốc độ rút nước tương ứng với hệ số thấm của đất được tính
toán, dựa vào kết quả tính toán, Desai cho rằng ảnh hưởng của dòng thấm là nhỏ.
Lane và Griffiths sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để tính thấm và kết
10

hợp sử dụng phương pháp suy giảm cường độ chống cắt để tính toán ổn định bằng
phương pháp phần tử hữu hạn. Các phương pháp trên có hạn chế là các là không
xét đến sự tăng thể tích trong quá trình cắt.
Wright và Duncan đã dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán sự thay
đổi ứng suất và hệ số áp lực kẽ rỗng Skemton được áp dụng để xác định áp lực kẽ
rỗng. Các nghiên cứu trên cho thấy có thể xác định áp lực kẽ rỗng để tính toán ổn
định theo phương pháp ứng suất hiệu quả.
Do hướng nghiên cứu tính toán ổn định mái dốc sử dụng ứng suất hiệu quả
gặp nhiều khó khăn trong việc xác định áp lực kẽ rỗng một cách chính xác nên
có một xu hướng thứ hai là tính toán ổn định theo phương pháp tổng ứng suất,
phương pháp này được nhiều người áp dụng vì tránh được các vấn đề phức tạp liên
quan đến việc xác định áp lực kẽ rỗng như đã trình bày ở trên.
Phương pháp đầu tiên là phương pháp đã được trình bày trong tiêu chuẩn thiết
kế của Công binh mỹ được gọi là “Qui trình năm 1970 của Công binh Mỹ”.
Phương pháp đầu tiên có thể cho kết quả quá thiên nhỏ một cách không thực tế đối
với các loại đất có xu hướng tăng thể tích trong quá trình cắt dẫn đến có thể làm
cho thiết kế không hiệu quả về kinh tế.
Phương pháp thứ hai là phương pháp do Lowe và Karafiath xây dựng, và được
Wright và Duncan chỉnh sửa năm 1987, Duncan, Wright và Wong (1990) kết hợp
các ưu điểm của “Qui trình năm 1970 của Công binh Mỹ” và phương pháp của
Lowe và Karafiath để đề xuất ra một phương pháp mới, phương pháp này đã được
đưa vào tiêu chuẩn thiết kế của công binh Mỹ EM1110-2-1902 năm 2003. Mục
đích của những chỉnh sửa này là để đơn giản hoá phương pháp, và để tính toán
chính xác hơn về cường độ chống cắt trong những vùng mà cường độ chống cắt
thoát nước nhỏ hơn cường độ chống cắt không thoát nước.
1.2.3. Các nghiên cứu về ổn định của đê sông ở Việt Nam hiện nay
Chương trình nâng cấp đê (CTNCĐ) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
với tổng kinh phí thực hiện khoảng 19.559 tỷ đồng. Giai đoạn đến hết năm 2010 sẽ
11

tập trung đầu tư một số dự án tu bổ đê cấp bách xung yếu với kinh phí 2.000 tỷ
đồng. Từ năm 2011-2015 thực hiện việc hoàn chỉnh mặt đê, trồng cây chống sóng,...
với kinh phí khoảng 10.000 tỷ đồng. Giai đoạn cuối từ năm 2016-2020, dành
khoảng 7.559 tỷ đồng cho việc hoàn chỉnh toàn bộ CTNCĐ.
Mục tiêu cốt lõi của CTNCĐ là củng cố, nâng cấp các tuyến đê nhằm đảm bảo
an toàn chống lũ thiết kế và phấn đấu chống được lũ cao hơn. Bên cạnh đó, cũng cải
tạo mặt đê, cơ đê thành những đường giao thông phục vụ dân sinh...
Hoàn chỉnh hệ thống đê bằng chất lượng và quy hoạch hợp lý.
Hệ thống đê của 18 tỉnh sẽ được hoàn chỉnh các mặt cắt thân đê theo tiêu chuẩn
thiết kế trong quy hoạch phòng, chống lũ bằng cách đắp tôn cao, áp trúc, mở rộng
mặt cắt, đắp cơ đê thượng và hạ lưu; trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống sạt lở,
chống xói mòn mái đê. Việc làm này cũng đồng thời tạo cảnh quan, môi trường
trong khu vực tuyến đê đi qua.
CTNCĐ cũng nêu các biện pháp cứng hóa mặt đê, làm đường hành lang chân đê
tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng cứu hộ đê trong tình huống khẩn cấp và kết hợp
làm đường giao thông nông thôn. Quan trọng nhất vẫn là có biện pháp chống lấn
chiếm thân đê như tự ý làm nhà ở, nuôi trồng cây cối, súc vật trên thân đê.
Hiện nay, tại nhiều địa phương có hiện tượng dòng chảy sông làm sạt lở đất hai
bên bờ, ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân, làm diện tích đất nông nghiệp
thu hẹp lại, CTNCĐ cũng tính toán tới việc xử lý tình trạng này bằng cách xây dựng
các kè mỏ hàn, kè lát mái, hệ thống công trình lái dòng. Công việc này sẽ được ưu
tiên trước hết là cho những vùng bờ sông sát đê dễ bị xói lở và những kè là điểm
chốt của tuyến chỉnh trị sông.
Cũng nhằm đảm bảo an toàn thân đê và đáp ứng nhu cầu lấy nước phục vụ tưới
tiêu. Chương trình bao gồm nội dung xây dựng lại các cống dưới đê bị hư hỏng
hoặc các cống không đảm bảo an toàn khi vận hành.
Các quy định, hướng dẫn tính toán: Cho đến nay, ngành Thủy lợi mới chỉ có
hướng dẫn tính toán ổn định mái thượng lưu đập đất trong trường hợp nước rút đột
12

ngột trong Quy phạm Thiết kế đập đất đầm nén trước đây. Tuy nhiên phương pháp
đề ra phức tạp, không thuận tiện trong tính toán; chưa xét được các yếu tố ảnh
hưởng như chiều cao nước rút, tốc độ nước rút, hệ số thấm, hệ số trữ nước... Tiêu
chuẩn Thiết kế đập đất đầm nén hiện nay không nêu phương pháp tính.
Các quy trình vận hành: Hiện nay, trong thiết kế cũng như các Quy trình vận
hành hồ chứa của hầu hết các hồ chứa đều chưa đề cập đến tốc độ hạ thấp mực nước
thượng lưu giới hạn; làm cho các đơn vị quản lý vận hành gặp nhiều khó khăn trong
việc vận hành công trình bảo đảm an toàn.
Do vậy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định của mái dốc khi mực
nước trên mái rút nhanh là rất cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế cũng như
quản lý vận hành công trình đất bảo đảm an toàn.
1.3. Kết luận chương 1
Chương 1 trình bày khái quát được tình hình xây dựng đê ở trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.
Các vấn đề liên quan đến ổn định mái dốc, các sự cố và nguyên nhân sạt mái do
mực nước rút nhanh đã được thảo luận. Ngoài ra, tình hình nghiên cứu ở trong nước
và nước ngoài về các phương pháp tính toán ổn định mái dốc, các tiêu chuẩn, quy
trình tính toán, quy trình vận hành để đảm bảo an toàn cho công trình. Hiện nay ở
Việt Nam chưa có quy phạm tính cụ thể nào xét đến ổn định của mái dốc khi mực
nước trên mái rút nhanh, các tiêu chuẩn kỹ thuật chưa đề cập và đưa ra các chỉ dẫn
một cách rõ ràng về các trường hợp tính toán như chiều cao rút nước, tốc độ rút
nước ảnh hưởng đến ổn định mái đê như thế nào... Từ đó tác giả thấy việc nghiên
cứu ổn định mái dốc khi mực nước rút nhanh là một vấn đề cấp thiết có tính thực
tiễn cao và cần phải nghiên cứu một cách chi tiết.
13

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH THẤM VÀ ỔN ĐỊNH


2.1. Đặt vấn đề
Mực nước trên mái của các công trình đất (đập vật liệu địa phương, đê, bờ kênh,
bờ sông...) rút xuống trong quá trình vận hành là một trong những nguyên nhân chủ
yếu làm mất ổn định mái phía ngoài. Đã có nhiều trường hợp công trình bị hư hỏng
được ghi lại cho thấy việc nghiên cứu ổn định mái dốc công trình đất khi mực nước
trên mái rút nhanh là một vấn đề quan trọng và được các nhà khoa học quan tâm.
Khái quát chung về các nhóm phương pháp phân tích ổn định mái dốc được trình
bày tại sơ đồ hình 2.1.

Hình 2.1 : Các phương pháp tính toán ổn định mái dốc khi mực nước rút nhanh
2.2. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu thấm
2.2.1. Định luật Darcy
Việc tính toán thấm cho đất bảo hòa và đất không bão hòa đều tuân theo định
luật thấm của Darcy gọi là định luật Darcy:

Q = k.J.ω
trong đó :
14

Q : lượng nước thấm qua đất trong một đơn vị thời gian hay gọi là lưu lượng thấm
(m3/s)
K : hệ số thấm (m/s)

∆h
J= : gradient thấm
l

ω : diện tích tiết diện thấm (m2)


2.2.2. Phương trình dòng chảy ổn định trong môi trường đất bão hòa nước
Phương trình của dòng nước ngầm chảy ổn định trong môi trường thấm bão hòa
trong mặt phẳng hai chiều được viết như sau:

∂  ∂h  ∂  ∂h 
Kx  +  K y +q =0 (2.1)
∂x  ∂x  ∂y  ∂y 

trong đó :
Kx, Ky : hệ số thấm của tầng thấm theo các hướng của trục toạ độ x, y
h : cột áp thủy lực
q : lưu lượng tại điểm nguồn hoặc điểm rò, q có giá trị (-) nếu lưu lượng lấy ra
khỏi miền, q có giá trị (+) khi có lưu lượng bổ sung vào miền
2.2.3. Phương trình dòng chảy không ổn định trong môi trường đất bão hòa nước
Phương trình của dòng nước ngầm thấm không ổn định trong môi trường bão
hòa nước trong mặt phẳng được viết như sau:

∂  ∂h  ∂  ∂h  ∂h
Kx  +  K y  + q = S0 (2.2)
∂x  ∂x  ∂y  ∂y  ∂t

trong đó :
t : thời gian
S0 : độ trữ nước riêng của tầng thấm nước với S0 = mw. γ w

γ w : trọng lượng riêng của nước


15

∂Θ
mw : độ dốc của đường cong trữ nước; mw =
uw

uw : áp lực nước kẽ rỗng


Vw
Θ= ; Vw : thể tích nước trong lỗ rỗng của đất; V: tổng thể tích
V
Như vậy để tính thấm qua đập đất, cần giải hai phương trình: Thấm ổn định (2-
1) và thấm không ổn định (2-2).
2.2.4. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu thấm trong trường hợp lũ rút [9]
Đối với mái thượng lưu công trình đất (đê, đập, kè), khi mực nước dâng cao, áp
lực thấm có tác dụng tăng thêm ổn định. Sau khi đạt trạng thái thấm ổn định, nếu
mực nước sông, hồ hạ thấp đột ngột hoặc hạ rất nhanh làm cho việc thoát nước
từ bộ phận phía trên của mái thượng lưu đê, đập không theo kịp. Trong điều kiện
này đất trong đê, đập vẫn ở trạng thái bão hoà. Trong khi đó áp lực thủy tĩnh phía
thượng lưu không còn nữa, dòng thấm hình thành từ khu bão hoà chảy cả về hai
phía thượng, hạ lưu. Đối với mái hạ lưu trường hợp này ít nguy hiểm hơn so với
trường hợp thấm ổn định do áp lực phía thượng lưu giảm tuy nhiên trường hợp này
sẽ gây nguy hiểm cho mái thượng lưu do dòng thấm ở mái thượng lưu đột ngột đổi
chiều ở khối đất phía trên. Việc rút nước hoàn toàn thường không xảy ra vì nước
trong sông, hồ không thể hạ thấp hơn mực nước tối thiểu. Đối với đập đá đổ tường
lõi lớp vỏ có hệ số thấm tương đối lớn trường hợp nguy hiểm nhất có thể không
phải là trường hợp mực nước hạ hoàn toàn mà có thể là mực nước hạ đến một giá
trị trung gian nào đó.
Dựa vào tốc độ hạ thấp của mực nước sông, hồ, người ta phân ra hai trường
hợp: nước rút từ từ và nước rút đột ngột. Mỗi trường hợp có tác dụng khác nhau đối
với ổn định của mái đê, đập.
Nếu mực nước sông, hồ hạ thấp từ từ, đường bão hoà cũng xuống theo. Khi đất
mà nước vừa thoát còn ở trạng thái ướt có trọng lượng riêng lớn. Trong công thức
tính ổn định, ta thấy có một phần đất trước kia chịu lực đẩy nổi, giờ đây ở trạng
16

thái ướt. Bộ phận đất ướt này lại nằm ở phần trên cao trong những dải tính toán
có góc nghiêng tại đáy dải α0 lớn hơn góc ma sát trong φ. Vì vậy sẽ làm tăng
mômen trượt nhanh hơn so với mô men chống trượt và do đó tác dụng làm giảm ổn
định của mái đê, đập thượng lưu.
Khi mực nước sông, hồ rút nhanh, nước trong những kẽ rỗng của đất thoát
không kịp, dòng thấm hình thành từ khu bão hòa chảy về cả phía thượng lưu, hạ
lưu. Trong trường hợp này lực thấm sẽ có tác hại, làm mất ổn định mái.
2.3. Cơ sở khoa học phân tích ổn định theo phương pháp mặt trượt trụ tròn
[9]
2.3.1 Sơ đồ tính toán

Hình 2.2 : Sơ đồ tính toán ổn định chống trượt theo phương pháp mặt trượt trụ tròn
2.3.2. Phương pháp tính toán
Hệ số an toàn ổn định chống trượt ký hiệu là K, xác định theo các phương pháp
sau :
* Phương pháp tổng ứng suất áp dụng cho hai trường hợp làm việc sau đây :
1) Trong thời kỳ thi công :

K =
∑ (C .b. sin β + G. cos β .thϕ )
u u

∑ G. sin β
17

2) Trong thời kỳ mực nước hạ xuống thấp đột ngột:

K =
∑ [C cu .b. sin β + (S . cos β − u i .b. sin β ).tgϕ cu ]
∑ G. sin β
* Phương pháp ứng suất hiệu quả (Bishop) áp dụng cho thời kỳ thấm ổn định:

K =
∑ {C '.b. sin β + [(G 1 + G2 ). cos β − (u − Z .γ n ).b. sin β ].tgϕ '}
∑ (G 1 + G2 ). sin β

trong đó:
b : chiều rộng của dải (m)
G : trọng lực của dải (KN)

G = G1 + G2 + γn.Z.b
G1 : trọng lực của dải ở phần trên mực nước ngoài mái đê (KN)
G2 : trọng lực của dải ở phần bên dưới mực nước ngoài mái đê (KN)
Z : khoảng cách cao hơn từ mực nước ngoài mái đê đến mặt đáy dải (m)
u : áp lực kẽ rỗng trong thân đê và nền đê trong thời kỳ thấm ổn định (KN/m2)
u1 : áp lực kẽ rỗng thân đê trước khi mực nước hạ xuống (KN)

β : góc kẹp giữa véc tơ trọng lực của dải với bán kính đi qua trung điểm mặt đáy
dải đó (o)

γn : trọng lượng riêng của nước (KN/m3)


C : lực dính hay cường độ chống của đất KN/m2: trong thời kỳ thi công ký hiệu là
Cu, trong thời kỳ mực nước hạ xuống ký hiệu là Ccu, trong thời kỳ thấm ổn định ký
hiệu là C’

ϕ : góc ma sát trong của đất (o) : trong thời kỳ thi công ký hiệu là ϕu, trong thời kỳ
mực nước hạ xuống ký hiệu là ϕcu, trong thời kỳ thấm ổn định ký hiệu là ϕ’
18

2.4. Phân tích áp lực kẽ rỗng trong trường hợp mực nước rút nhanh [9]
2.4.1. Phân bố áp lực nước kẽ rỗng
Sau khi xây dựng đê, đập xong, trong quá trình mực nước sông dâng đối với đê
hay tích nước vào hồ chứa đối với đập thì dòng thấm từ thượng lưu sẽ dần dần
làm bão hoà đ ê , đập cho đến khi đường bão hoà đạt trạng thái ổn định. Thời
gian dòng thấm đạt tới trạng thái ổn định phụ thuộc vào hệ số thấm của vật liệu đắp
và thời gian duy trì mực nước thượng lưu. Trong một vài trường hợp mực nước ổn
định đạt được sau một mùa, trong nhiều trường hợp phải mất rất nhiều năm dòng
thấm mới đạt trạng thái ổn định. Tuy nhiên cuối cùng thì dòng thấm cũng đạt đến
trạng thái ổn định nên ta phải sử dụng trạng thái ổn định của dòng thấm để tính toán
ổn định mái hạ lưu.

Hình 2.3 : Phân bố áp lực kẽ rỗng khi dòng thấm ổn định


Sự phân bố áp lực thấm trong thân đê, đập do dòng thấm gây ra được biểu diễn
chính xác bằng lưới thấm. Lưới thấm có các đường thế, dựa vào các đường thế ta
có thể xác định áp lực kẽ rỗng ở bất cứ điểm nào (hình 2.4). Trong thực tế mực
nước sông, hồ luôn thay đổi dẫn đến rất lâu mới đạt đến trạng thái ổn định, một
số nghiên cứu về sự phát triển của áp lực kẽ rỗng trong giai đoạn mực nước sông
dâng hay hồ chứa tích nước của rất nhiều đê, hồ cho thấy không có đê, đập nào
đường bão hoà đạt tới giá trị lý thuyết, mặc dù đã qua rất nhiều năm làm việc, tuy
nhiên vẫn có những đê, đập mà áp lực kẽ rỗng tăng gần như tức thời với việc dâng
nước trong sông và hồ chứa. Người ta tin rằng trừ trường hợp đất được sử dụng là
19

bụi, cát hoặc đất bụi, hoặc có các vết nứt nhỏ hình thành trong đất sét, nhìn chung
khả năng hình thành dòng thấm ổn định là thấp.
Trường hợp nước rút đột ngột xảy ra khi mực nước sông, hồ hạ thấp nhanh làm
cho nước trong thân đê, đập không kịp thoát ra ngoài. Đê, đập giữ nguyên trạng
thái bão hoà và dòng thấm bắt đầu chảy về phía thượng lưu. Trong trường hợp đê,
đập có nhiều miền vật liệu, nếu lớp vỏ có hệ số thấm lớn, nước thoát ra tự do, thì
lực thấm có hại chỉ phát triển trong khu vực ít thấm hơn ở bên trong.

Hình 2.4 : Áp lực kẽ rỗng trong thân đập khi mực nước thượng lưu rút nhanh
2.4.2. Đặc điểm làm việc mái thượng lưu khi mực nước thượng lưu rút nhanh
Đối với mái thượng lưu, khi mực nước dâng cao, áp lực gia tăng do mực nước
tăng thêm ổn định. Sau khi đạt trạng thái thấm ổn định, nếu mực nước đê, hồ hạ
thấp đột ngột hoặc hạ rất nhanh làm cho việc thoát nước từ bộ phận phía trên của
mái thượng lưu đê, đập không theo kịp.
Dựa vào tốc độ hạ thấp của mực nước hồ, phân ra hai trường hợp: nước rút từ
từ và nước rút đột ngột. Mỗi trường hợp có tác dụng khác nhau đối với ổn định của
mái đập.
Cơ sở để xác định nước rút nhanh hay chậm là tính thấm của đất và tốc độ rút
nước. Việc xem xét đất có thoát nước hay không có thể đánh giá thông qua việc xác
định hệ số không thứ nguyên:
20

Theo Duncan, Wright nếu giá trị T ≥3 , hầu hết áp lực kẽ rỗng tăng thêm sinh ra
trong quá trình rút nước sẽ tiêu tán hết . Trong trường hợp đó có thể coi vật liệu

thoát nước. Đối với hầu hết các loại đất có hệ số thấm ≥ 10 -4cm/s ở tốc độ rút
nước bình thường (0,1m/ ngđ) có thể coi là thoát nước. Khi đó cường độ chống cắt
thoát nước có thể sử dụng để tính toán cho loại đất này.
2.4.3. Ảnh hưởng của tốc độ rút nước
Khi tính toán ổn định mái đê, đập, các lực chủ yếu bất lợi gây mất ổn định của
trọng lực và lực thấm. Trọng lực là hằng số trừ trường hợp động đất. Trong điều
kiện tĩnh các trạng thái nguy hiểm phát sinh từ lực thấm và áp lực kẽ rỗng. Vì khả
năng chống cắt của vật liệu là một hàm của ứng suất hiệu quả, trong đó ứng suất
hiệu quả lại phụ thuộc vào áp lực kẽ rỗng tại từng điểm, cường độ chống cắt giảm
xuống khi áp lực kẽ rỗng tăng nên cần phải xác định áp lực kẽ rỗng với độ chính
xác cao có thể trong các giai đoạn khác nhau để việc tính toán ổn định đáng tin
cậy. Khi áp lực kẽ rỗng tăng thêm được tạo ra do tăng tải trọng phải mất một thời
gian dài để tiêu tán hết thì bài toán được gọi là bài toán không thoát nước, ngược lại
khi áp lực kẽ rỗng tăng thêm tiêu tán trong một thời gian ngắn thì gọi là bài toán thoát
nước.
Để xác định áp lực kẽ rỗng trong thân đê, đập nguời ta chia bài toán làm 2 loại:
1) Đất không nén được: với bài toán này coi cốt đất không bị biến dạng trong
quá trình nước rút, áp lực kẽ rỗng được xác định dựa vào việc vẽ lưới thấm bằng
các phương pháp tính thấm khác nhau.
2) Đất nén được: Đối với các loại đất mềm yếu, do tính ép co của vật liệu tương
đối lớn, trong quá trình rút nước, trạng thái ứng suất thay đổi, đất bị ép co lại làm
tăng áp lực kẽ rỗng.
Trong thực tế việc rút nước tức thời là không thể xảy ra do vậy một phần
nước sẽ thoát ra ngoài trong quá trình rút nước.
21

Bằng cách vẽ lưới thấm cho nhiều mái thượng lưu khác nhau và nước rút với
nhiều mức độ khác nhau, Reinus đã chỉ ra rằng đối với đất có hệ số thấm nhỏ và
độ nén lún nhỏ, sự tiêu tán áp lực kẽ rỗng trong quá trình rút nước là hàm của
một hệ số không thứ nguyên: K/V.NS
trong đó:
K: là hệ số thấm của vật liệu
NS: khả năng thoát nước, nghĩa là thể tích nước thoát ra từ thể tích đơn vị
đất bão hoà dưới tác dụng của trọng lực.
V: vận tốc rút nước
Nghiên cứu của Reinus dựa vào mặt cắt tam giác. Kết quả cho thấy khi K/V.NS
< 0,25 thì hầu như không thoát nước còn K/V.NS > 0,25 thì nước sẽ tiêu thoát hết.

Hình 2.5 : Thoát nước trong thân đập khi nước rút đột ngột (Reinus, năm 1983)
2.4.4. Giải bài toán thấm bằng phương pháp phần tử hữu hạn
Nhìn chung trong trường hợp nước rút, sự thay đổi của dòng thấm rất phức tạp,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như hệ số thấm của đất, độ rỗng, cấp phối hạt, tốc độ
nước rút, sự phân bố của các miền vật liệu. Trong những trường hợp như vậy việc
vẽ lưới thấm sẽ trở nên rất phức tạp cần giải quyết bằng các chương trình tính toán
sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn hiện nay có một số phần mềm thương mại
được sử dụng rộng rãi như Geostudio modun SEEP/W, Plaxflow, Seep2d, hoặc một
số phần mềm khác.
22

Hiện nay ở nước ta sử dụng một số phần mềm trong tính toán ổn định đê, đập,
trong đó có 2 phần mềm phổ biến nhất là GeoStudio của hãng Geoslope
International Ltd. Canada và phần mềm Plaxis của Hà lan.
Trước khi tính ổn định bằng phương pháp cân bằng giới hạn sử dụng module
SLOPE/W cần sử dụng module SEEP/W để tính toán thấm không ổn định, module
này cho phép tính toán bài toán thấm không ổn định với các điều kiện nước rút
khác nhau. Kết quả tính toán thấm được lưu giữ theo các bước thời gian.
Khi tính toán ổn định bằng module SLOPE/W tại bước thời gian nào đó cần
khai báo mực nước thượng lưu tương ứng tại thời điểm đó và tích hợp với module
SEEP/W để lấy kết quả áp lực nước kẽ rỗng tại thời điểm tương ứng.
Trong luận văn này khi xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng của hệ số thấm, tốc
độ nước rút, cao trình nước rút đến ổn định mái dốc, tác giả đã sử dụng module
SEEP/W trong bộ phần mềm Geostudio để tính.
2.4.5. Tính toán áp lực kẽ rỗng theo phương pháp Bishop

Hình 2.6: Áp lực kẽ rỗng khi mực nước rút đột ngột, đất nén được (Theo Bishop)
Phương pháp thường dùng để tính toán áp lực kẽ rỗng trong trường hợp
nước rút đột ngột cho đất nén được do Bishop đề ra. Morgrnstern đã ứng dụng
phương pháp Bishop vào tính toán ổn định đập đất khi nước rút. Xét một điểm
nằm trong tường lõi và trên mặt cung trượt (hình 2.6), trong đó :
hc: là chiều cao của đất của tường lõi (đất nén được)

hr: là chiều cao lớp vỏ phía trên vị trí đang xét (đất không nén được)

hw: chiều cao của nước phía trên mái tại mặt cắt thẳng đứng đang xét
23

h’: là thế năng bị giảm trong điều kiện thấm ổn định


Áp lực kẽ rỗng ban đầu tại điểm đang xét khi dòng thấm đạt trạng thái ổn định
:

Uo = γw (hc + hr + hw – h’)

Tổng ứng suất chính σ1 giả thiết bằng trọng lượng cột đất thẳng đứng phía

trên điểm đang xét

σ1o = γchc + γrhr + γwhw

trong đó :

γc, γr : là trọng lượng bão hoà của đất tưòng lõi và lớp vỏ thoát nước tự do.

Sau khi nước rút ứng suất chính sẽ là :

σ1 = γchc + γrdhr

trong đó :

γrd: là trọng lưọng của lớp vỏ (đá) có kể đến một phần nước đã thoát ra ngoài
:

γrd = γr – NSγw
Sự thay đổi ứng suất chính :

∆σ1 = σ1 - σ1o = - (γr - γrd )hr - γwhw

Phương trình của Bishop đươc thiết lập dựa trên khái niệm thay đổi thể tích của
đất do ứng suất thay đổi. Áp lực kẽ rỗng xác định bằng phương pháp vẽ lưới thấm
không ổn định so với kết quả tính toán bằng phương pháp Bishop được thể hiện
trong hình 2.7.
24

Hình 2.7 : So sánh áp lực nước kẽ rỗng khi nước rút nhanh giữa phương pháp
Bishop và phương pháp vẽ lưới
2.5. Các trường hợp tính ổn định mái dốc khi mực nước trên mái rút nhanh[9]
Hiện tượng rút nước nhanh có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào bao gồm cả
trong giai đoạn thi công. Do đó cần tính toán ổn định mái trong điều kiện nước
rút trong và cuối giai đoạn thi công cũng như trong giai đoạn vận hành sau này.
Phương pháp tiếp cận và cường độ chống cắt trong hai trường hợp (thi công và
vận hành) này khác nhau.
2.5.1. Rút nước trong và cuối giai đoạn thi công
Nếu việc rút nước xảy ra ở ngay cuối giai đoạn thi công, cường độ chống cắt
thích hợp được sử dụng trong tính toán ổn định giống như khi không có hiện tượng
nước rút. Đối với loại đất thoát nước tự do, cường độ chống cắt được thể hiện
dưới dạng ứng suất hiệu quả và áp lực kẽ rỗng tương ứng được sử dụng. Đối với đất
không thoát nước tự do, cường độ chống cắt không thoát nước xác định từ thí
nghiệm cắt không thoát nước, không cố kết. Tính toán ổn định theo phương pháp
tổng ứng suất được sử dụng cho đất không thoát nước và dùng phương pháp ứng
suất hiệu quả cho đất thoát nước.
2.5.2. Rút nước trong quá trình vận hành
Nếu việc rút nước xảy ra tại thời điểm sau khi thi công khá dài sẽ hình thành
dòng thấm ổn định trong thân đê, đập. Đất trong đê, đập sẽ đạt tới trạng thái cân
bằng của trạng thái ứng suất hiệu quả mới. Cường độ chống cắt không thoát nước
của đất có hệ số thấm nhỏ được khống chế bởi ứng suất cố kết ở trạng thái cân bằng
trước khi rút nước. Cường độ chống cắt thoát nước của đất có hệ số thấm cao
không chế bởi áp lực nước kẽ rỗng sau khi rút nước.
25

Ổn định tại cuối thời điểm rút nước được tính toán theo hai phương pháp khác
nhau:
(1) Sử dụng phương pháp ứng suất hiệu quả
(2) Sử dụng phương pháp tổng ứng suất
Trong đó cường độ chống cắt không thoát nước của đất có hệ thấm nhỏ có
liên hệ với với áp lực cố kết hiệu quả trong đất trước khi rút nước. Cả 2 phương
pháp đều xử lý đất thoát nước tự do như nhau.
2.6. Các phương pháp tính toán ổn định mái dốc khi mực nước rút nhanh[9]
2.6.1. Tính toán theo phương pháp ứng suất hiệu quả
Ưu điểm của phương pháp ứng suất hiệu quả: có thể xác định cường độ chống
cắt tương đối đơn giản. Cường độ chống cắt hiệu quả của đất có thể xác định một
cách dễ dàng thông qua thí nghiệm nén 3 trục không thoát nước kết hợp với đo áp
lực kẽ rỗng của mẫu đất đã được cố kết đẳng hướng. Loại thí nghiệm này có thể
thực hiện được tại hầu hết các phòng thí nghiệm cơ học đất.
Nhược điểm của phương pháp ứng suất hiệu quả: việc xác định áp lực kẽ rỗng
trong các miền vật liệu có hệ số thấm nhỏ trong quá trình rút nước gặp nhiều
khó khăn. Sự thay đổi áp lực kẽ rỗng trong quá trình nước rút phụ thuộc vào thay
đổi ứng suất do tải trọng nước bên ngoài thay đổi và ứng xử không thoát nước của
đất đối với sự thay đổi tải trọng bên ngoài. Nếu sự thay đổi về ứng suất có thể xác
định với độ chính xác tương đối cao, thì xác định ứng xử không thoát nước của đất
phức tạp hơn rất nhiều. Thay đổi về áp lực kẽ rỗng khác nhau rất nhiều giữa các
loại đất bị tăng thể tích trong quá trình cắt (dilatancy) và các loại đất không tăng
thể tích trong quá trình cắt.
Về mặt nguyên tắc có thể xác định áp lực kẽ rỗng (ví dụ phương pháp
Skempton), tuy nhiên trong thực tế việc xác định này phức tạp và độ tin cậy không
cao.
Phần lớn các tính toán ổn định sử dụng phương pháp ứng suất hiệu quả trong
quá trình rút nước sử dụng các giả thiết liên quan đến áp lực kẽ rỗng do
26

Bishop và sau này là Morgenstern đề ra. Bishop và Morgenstern đã xác định áp lực
kẽ rỗng dựa vào mực nước tự do trong hồ, bỏ qua quá trình thấm đồng thời coi
nước không thoát ra ngoài trong quá trình mực nước hồ rút xuống. Những giả
thiết này chấp nhận được trên cơ sở là trong hầu hết các trường hợp các kết quả
tính toán đều thiên nhỏ. Kết quả tính toán bằng phương pháp Bishop–
Morgenstern đối với 2 đập Pilarcitos có F=1.2 và đập Walter Boudin có F=1.0, cả 2
đập này trong thực tế đều bị trượt mái (Wong, Duncan 1983).
Tezaghi và Peck đã kiến nghị áp lực kẽ rỗng trong quá trình rút nước của đất cát
được đầm nện tốt có thể xác định bởi vẽ lưới thấm. Nhiều tác giả sử dụng phương
pháp lý thuyết để tính toán áp lực kẽ rỗng trong bài toán thấm không ổn định khi
mực nước thượng lưu rút xuống. Desai đã sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để
tính toán bài toán thấm không ổn định sau đó tính toán ổn định mái dốc bằng
phương pháp cung tròn. Hàng loạt các giá trị tốc độ rút nước tương ứng với hệ số
thấm của đất được tính toán, dựa vào kết quả tính toán, Desai cho rằng ảnh hưởng
của dòng thấm là nhỏ. Lane và Griffith, Borja sử dụng phương pháp phần tử hữu
hạn để tính thấm và kết hợp sử dụng phương pháp suy giảm cường độ chống cắt để
tính toán ổn định bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Các phương pháp trên có
hạn chế là các là không xét đến sự tăng thể tích trong quá trình cắt. Wright và
Duncan (1987) đã dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán sự thay đổi ứng
suất và hệ số áp lực kẽ rỗng Skemton được áp dụng để xác định áp lực kẽ rỗng. Các
nghiên cứu trên cho thấy có thể xác định áp lực kẽ rỗng để tính toán ổn định theo
phương pháp ứng suất hiệu quả.
2.6.2. Tính toán theo phương pháp tổng ứng suất
Như đã đề cập ở trên, phương pháp ứng suất hiệu quả đòi hỏi phải xác định áp
lực kẽ rỗng chính xác trong quá trình rút nước. Đó là một vấn đề rất phức tạp. Bằng
cách sử dụng cường độ chống cắt không thoát nước ở vùng vật liệu có hệ số thấm
nhỏ có thể tránh được hàng loạt các vấn đề phức tạp liên quan đến việc xác định áp
lực kẽ rỗng trong tính toán ổn định theo phương pháp ứng suất hiệu quả.
27

Phương pháp tổng ứng suất dựa trên cường độ chống cắt không thoát nước ở
những vùng vật liệu có hệ số thấm nhỏ. Cường độ chống cắt không thoát nước
được xác định dựa trên ứng suất hiệu quả tồn tại trong mái dốc trước khi nước rút.
Một vài miền vật liệu sẽ cố kết trong quá trình rút nước dẫn đến cường độ
chống cắt không thoát nước tăng theo thời gian. Một số phần tại nơi có ứng suất
thấp (ở gần mái) có thể nở ra trong quá trình rút nước dẫn đến giảm cường độ
chống cắt không thoát nước theo thời gian.
Đê, đập có thể bão hoà do dòng thấm trong khi sông hoặc hồ chứa, sông tích
nước cao kéo dài. Nếu sau đó, nước trong hồ, sông rút xuống nhanh hơn nước trong
kẽ rỗng thoát ra thì sẽ xảy ra áp lực nước kẽ rỗng dư và giảm khả năng ổn định. Để
phân tích, cần giả sử rằng nước rút rất nhanh và nước không thoát ra khỏi các vật
liệu ít thấm. Trong thuyết minh này sẽ trình bày hai quy trình riêng để tính ổn định
mái trong trường hợp rút nước nhanh.
a. Phương pháp đầu tiên là phương pháp đã mô tả trong Tiêu chuẩn thiết kế của
Công binh Mỹ EM 1110-2-1902 năm 1970 [12]. Tài liệu này được gọi là “Quy
trình USACE 1970”.
b. Phương pháp thứ hai là phương pháp do Lowe và Karafiath phát triển năm
1960, và được Wright và Duncan chỉnh sửa năm 1987. Duncan, Wright và Wong
chỉnh sửa lần nữa vào năm 1990, phương pháp này được đưa vào Tiêu chuẩn
thiết kế của công binh Mỹ EM1110-2-1902 năm 2003 [12]. Mục đích của những
chỉnh sửa này là để đơn giản hoá phương pháp, và tính toán chính xác hơn về
cường độ chống cắt trong những vùng mà cường độ chống cắt thoát nước nhỏ hơn
cường độ chống cắt không thoát nước.
Phương pháp thứ hai được coi là hoàn thiện hơn phương pháp thứ nhất, trong
Tiêu chuẩn thiết kế của công binh Mỹ EM 1110-2-1902 năm 2003 [12] kiến nghị
dùng phương pháp hai. Phương pháp đầu tiên có thể cho kết quả thiên nhỏ quá mức
đối với các loại đất có xu hướng tăng thể tích trong quá trình cắt dẫn đến có thể làm
cho thiết kế không hiệu quả về kinh tế.
28

2.6.2.1. Quy trình năm 1970 của công binh Mỹ


a. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp này đã trình bày trong tiêu chuẩn tính toán ổn định của công
binh Mỹ xuất bản năm 1970 (USACE 1970). Phương pháp này gồm hai giai đoạn
tính toán ổn định hoàn chỉnh cho mỗi cung trượt. Thực hiện giai đoạn tính toán đầu
tiên với các điều kiện trước khi rút nước, kết quả này được dùng để tính ứng suất
hiệu quả mà đất đã chịu cố kết trong trước khi nước rút. Mặc dù tính toán yếu tố ổn
định ngay trong giai đoạn tính toán đầu tiên này, mục đích của giai đoạn tính toán
đầu tiên là để tính ứng suất cố kết. Khi đó sẽ dùng ứng suất hiệu quả trước khi
nước rút để xác định cường độ chống cắt của đất trong quá trình rút nước. Các giá
trị cường độ chống cắt này được sử dụng để tính toán ổn định lần thứ hai với các
điều kiện ngay sau khi rút nước. Hệ số an toàn tính toán được trong giai đoạn tính
toán thứ hai là hệ số ổn định cho điều kiện rút nước nhanh.
b. Tính toán giai đoạn đầu
Các phép tính trong giai đoạn đầu được thực hiện để tính toán các ứng suất hiệu
quả trong đó đất được cố kết trước khi rút nước. Cường độ chống cắt của đất và áp
lực kẽ rỗng dùng trong phân tích cũng giống như đã dùng trong phân tích điều kiện
thấm ổn định trong thời gian dài. Nên sử dụng các thông số về độ bền chống cắt
hiệu quả được xác định ở các thí nghiệm cố kết – không thoát nước (CU hoặc R)
kết hợp với đo áp lực nước kẽ rỗng, hoặc ở các thí nghiệm cố kết – thoát nước (CD
hoặc S). Tính toán các áp lực nước kẽ rỗng có các điều kiện thuỷ tĩnh hoặc có phân
tích thấm phù hợp. Áp lực nước bên ngoài hồ chứa hoặc các vùng nước lân cận tác
động như tải trọng tải lên bề mặt mái. Mục tiêu tính toán là để đánh giá ứng suất
hiệu quả trên cơ sở từng dải dọc theo mặt trượt giả định. Các ứng suất hiệu quả
được tính toán bằng cách chia lực pháp tuyến toàn phần (N) trên từng dải cho độ
dài của đáy dải và trừ đi áp lực nước kẽ rỗng, nghĩa là:
29

trong đó :
σ΄c : ứng suất pháp tuyến hiệu quả, hoặc ứng suất cố kết, trên mặt trượt
trước khi rút nước.
c. Cường độ chống cắt giai đoạn hai
Khi đã xác định được các ứng suất cố kết hiệu quả với các phép tính giai đoạn
đầu thì sẽ tính được cường độ chống cắt cho giai đoạn hai. Cường độ chống cắt
được tính toán từ “tổ hợp” đường bao cường độ chống cắt gồm 2 đoạn tuyến tính.
Đường bao đại diện cho giới hạn dưới của các đường bao cường độ R và S.
1) Đường bao R được xác định bằng cách vẽ đường tròn với ứng suất chính hiệu
quả nhỏ nhất xuất hiện khi cố kết σ΄3c, và hiệu số ứng suất chính tại điểm phá
hoại(σ1- σ3)f, như đã nêu trong Hình 2.9, và với đường bao R tương ứng.

Hình 2.8 : Đường bao cường độ chống cắt sử dụng cho USACE 1970
30

Hình 2.9: Đường bao cường độ chống cắt tổng hợp sử dụng cho USACE 1970
2) Đường bao tổ hợp dùng để xác định các cường độ chống cắt trong các phép
tính giai đoạn hai thể hiện trong hình 2.10. Đường bao giới hạn dưới của đường
bao R như đã nêu trên và đường bao S ứng suất hiệu quả. Cường độ chống cắt được
xác định cho các phép tính trong giai đoạn hai dùng ứng suất pháp tuyến hiệu quả
đã tính toán trong giai đoạn đầu.
d. Các phép tính trong giai đoạn hai
Tiến hành các tính toán giai đoạn hai để tính toán ổn định ngay sau khi rút
nước. Đối với những vật liệu không thoát nước tự do, cường độ chống cắt được
xác định theo cách đã trình bày ở trên. Những cường độ này được gán như các trị
số kết dính, c, có ø =0. Đối với những vật liệu thoát nước tự do, sử dụng thông
số cường độ chống cắt ứng suất hiệu quả, c’ và ø’, và xác định các áp lực kẽ rỗng
tương ứng tại đáy dải. Các áp lực kẽ rỗng đối với vật liệu thoát nước tự do cần đại
diện cho các trị số sau khi xảy ra rút nước và có thấm ổn định ở mực nước mới thấp
hơn. Áp lực nước kẽ rỗng đối với các vật liệu không thoát nước tự do được gán giá
trị 0. Nếu một phần của mái vẫn bị ngập sau khi thoát nước nhanh, thì sẽ tính toán
áp lực nước bên ngoài lên phần mái bị ngập và tác dụng như tải trọng ngoài lên bề
mặt mái.
31

Hình 2.10 : Mái và tính chất đất trong một ví dụ

Hình 2.11 : Bề mặt cung trượt và các dải dùng để tính toán
2.6.2.2. Quy trình do DunCan, Wright, Wrong đề xuất
a. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp này do Lowe và Karafiath phát triển và được Wright và Duncan
chỉnh sửa năm 1987, sau đó Duncan, Wright và Wong chỉnh sửa lần nữa năm
1990. Phương pháp này gồm hai hoặc ba giai đoạn tính toán ổn định mái cho mỗi
cung trượt. Tính toán đầu tiên cũng giống như tính toán của Qui trình 1970 của
Công binh Mỹ và được dùng để tính toán ứng suất hiệu quả trong đó đất được cố
kết trước khi rút nước. Giai đoạn tính toán thứ hai được thực hiện sử dụng cường
32

độ chống cắt không thoát n ước ứng với các ứng suất cố kết hiệu quả đã tính được
trong giai đoạn đầu. Nếu cường độ chống cắt thoát nước nhỏ hơn cường độ chống
cắt không thoát n ước ở các dải thì sẽ tiến thành thực hiện giai đoạn tính toán thứ
ba, với các cường độ chống cắt thoát nước cho dải này. Hệ số an toàn trong giai
đoạn cuối cùng (giai đoạn hai hoặc ba) là hệ số an toàn sau khi rút nước nhanh.
a. Các phép tính giai đoạn đầu: Các phép tính giai đoạn đầu cũng giống như các
phép tính theo phương pháp năm 1970 của Công binh Mỹ. Tuy nhiên, cùng với việc
tính toán ứng suất pháp tuyến cố kết trên đáy mỗi dải, σ΄c, cũng tính toán ứng suất
tiếp tại nơi cố kết, τc, cho từng dải. Ứng suất cắt tại nơi cố kết được tính toán bằng
lấy lực cắt (S) trên đáy của dải chia cho độ d ài đáy, nghĩa là :

b. Các cường độ chống cắt giai đoạn hai


Sử dụng hai mối quan hệ về cường độ chống cắt để đánh giá cường độ
chống cắt cho các phép tính trong giai đoạn hai.
(1) Đường quan hệ cường độ chống cắt thứ nhất
Đầu tiên là mối quan hệ giữa cường độ chống cắt không thoát nước (ứng suất
cắt trên mặt phẳng trượt tại thời điểm phá hoại), τff, và ứng suất pháp tuyến hiệu
quả trên mặt phẳng phá hoại trong khi cố kết, σ΄fc. Mối quan hệ này có thể xác
định trực tiếp từ kết quả thí nghiệm cố kết không thoát nước (CU hoặc R) đẳng
hướng, hoặc có thể tính toán với các thông số về cường độ, c Rvà øR, đã được xác
định từ đường bao R nêu trong hình 2.9.
(a) Để xác định mối quan hệ giữa τff và σ΄fc trực tiếp từ các kết quả thí nghiệm nén
ba trục không thoát nước của mẫu đất đ ã cố kết đẳng hướng, ứng suất cắt tr ên mặt
phẳng phá hoại tại điểm phá hoại, τff, được vẽ qua ứng suất hiệu quả trên mặt phẳng

phá hoại tại điểm cố kết, σ΄fc. T ính toán các trị số của τff và σ΄fc bằng các
phương trình sau:
33

trong đó :
(σ1- σ3)f : hiệu số ứng suất chính tại điểm phá hoại

ø' : góc ma sát trong theo ứng suất hiệu quả


σ΄3c : ứng suất cố kết ở thí nghiệm CU

σ΄fc = σ΄3c vì ứng suất cố kết giống nhau trên mọi mặt phẳng trong thí nghiệp
ba trục không thoát nước đã cố kết đẳng hướng
(2) Đường qua hệ cường độ chống cắt thứ 2
Mối quan hệ cường độ chống cắt khác cần cho tính toán giai đoạn 2 là đường
bao ứng suất hiệu quả. Mặc dù đường bao này là dành cho cường độ chống cắt
thoát nước nhưng nó cũng được coi là đường bao đại diện cho cường độ chống cắt
không thoát nước của đất đã cố kết tới các ứng suất có thể làm cho đất bị phá hoại
trước khi có tải trọng không thoát nước. Trong trường hợp này, không thể tăng
thêm tải trong thí nghiệm cắt không thoát nước trước khi đất bị phá hoại. Trong
những thí nghiệm như thế, các ứng suất tại nơi phá hoại cũng giống như các ứng
suất tại nơi cố kết.
(a) Hai đường bao cường độ chống chống cắt được dùng để xác định các c ường độ
chống cắt không thoát n ước cho tính toán ổn định giai đoạn hai đã nêu trong hình
2.13. Cả hai đường bao đều thể hiện mối quan hệ giữa cường độ chống cắt không
thoát nước, τff, và áp suất cố kết hiệu quả trên mặt phẳng phá hoại, σ΄fc.
34

Hình 2.12 : Quan hệ τff - σ΄fc của đường bao cường độ chống cắt
(dùng cho qui trình của Duncan, Wright, Wong trong tính toán rút nước nhanh)
(b) Hai đường bao đã nêu trong hình 2.13. Ứng với các giá trị cực đại có thể xảy
ra của hệ số σ’1c/ σ’3c = Kc. Như đã thảo luận ở trên, một trong những đ ường bao
ứng với cố kết đẳng h ướng (Kc=1), và đường bao còn lại ứng với tỷ số cố kết lớn
nhất có thể xảy ra (Kc= σ’1f /σ’3f = Kf). Các cường độ chống cắt không thoát nước
cần cho phân tích ổn định giai đoạn hai đ ược nội suy từ những đường bao này,
dùng trị số của Kc cho từng dải đã xác định trong giai đoạn tính toán ban đầu làm
cơ sở nội suy giữa các đường bao.
(c) Các trị số của K c dao động từ 1.0 tới K f. Nếu c’ = 0, trị số của Kf được đưa ra
trong phương trình sau :

Nếu c’ > 0, trị số của Kf biến thiên theo áp lực cố kết hiệu quả σ’fc, được thể hiện
trong phương trình sau:
35

2.6.3. Tính toán cố kết


Trong thực tế công trình khi mực nước thượng lưu rút xuống là một bài toán
phụ thuộc vào thời gian, có rất nhiều yếu tố liên quan như: sự thay đổi thể tích
do một phần nước trong đất thoát ra ngoài, đất bị ép co do trạng thái ứng suất
thay đổi, hệ số thấm thay đổi do đất cố kết ... Đây là bài toán phức tạp có sự
tương tác của các môi trường khác nhau. Nhằm mục đích xét đến quá trình thay
đổi của biến dạng và áp lực kẽ rỗng theo thời gian của môi trường đất cần phải
kết hợp giải phương trình biến dạng của cốt đất và phương trình dòng thấm
qua các kẽ rỗng trong đất, đây được gọi là bài toán cố kết. Bài toán này đã được
nhiều tác giả nghiên cứu để giải. Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) là một
phương pháp tính dùng để giải hệ phương trình vi phân, phương pháp này được sử
dụng rộng rãi trong các bài toán cơ học, đặc biệt là các bài toán kết cấu và bài toán
địa cơ học vi khả năng mô tả các điều kiện biên phức tạp của nó. Phương pháp
phần tử được dùng ở đây để xây dựng thuật toán giải bài toán cố kết.
2.6.3.1. Các giả thiết
Một cách tổng quát đất là một môi trường 3 pha, gồm có cốt đất, nước trong kẽ
rỗng và không khí trong kẽ rỗng. Tuy nhiên với bài toán đập vật liệu địa phương,
đất đắp đập thường có độ bão hòa 85-90%, sau khi hồ tích nước phần lớn vật liệu
thân và nền đập ở trạng thái bão hòa vì vậy có thể coi bài toán cố kết trong thân
và nền đập là bài toán 2 pha. Để xây dựng hệ phương trình giải bài toán cố kết giả
thiết một số điều kiện như sau:
- Bài toán là bài toán phẳng
- Trạng thái biến dạng nhỏ
- Môi trường bão hoà hoàn toàn
- Thấm tuân theo định luật Dacxi
- Nước trong kẽ rỗng không nén được
2.6.3.2. Các phương trình cơ bản
a. Phương trình cân bằng
36

Trong môi trường liên tục, phương trình cân bằng được thể hiện như sau

LT σ + b = 0
trong đó

σ là tensor ứng suất tổng, σT = (σxx, σyy , σzz ,σxy, σyz , σzx),

b là vector lực bản thân, bT = (X,Y,Z),

LT là ma trận đảo của toán tử vi phân được định nghĩa là :

b. Quan hệ ứng suất – biến dạng

ε = Lu
trong đó :

σ là tensor ứng suất tổng, σT = (σxx, σyy , σzz ,σxy, σyz , σzx),

b là vector lực bản thân, bT = (X,Y,Z),

LT là ma trận đảo của toán tử vi phân


c. Ứng suất hiệu quả
Tất cả các sự thay đổi về trạng thái ứng suất trong đất (ví dụ nén hay sự thay
đổi về cường độ chống cắt) đều do sự thay đổi của ứng suất hiệu quả.
Bởi vậy nếu áp lực kẽ rỗng và tổng ứng suất cùng thay đổi một giá trị như
nhau thì không gây nên biến dạng. Tensor ứng suất hiệu quả của cốt đất σ ′ được
định nghĩa như sau :
37

σ ′ = σ - m.pw

trong đó :

m =[1, 1, 1, 0, 0, 0]T, và pw là áp lực kẽ rỗng

2.7. Kết luận chương 2


Trong chương 2, tác giả đã khái quát được các nội dung về phương pháp tính
toán thấm và ổn định, áp lực kẽ rỗng trong môi trường đất.
Tác giả đã trình bày lại được các phương pháp tính toán thấm, ổn định, áp lực kẽ
rỗng của các tác giả khác nhau. Các phần mềm tính toán thấm, ổn định, ứng suất
trong môi trường đất, qua đó tác giả lựa chọn phần mềm Geostudio 2004 của
Canada để tính toán trong luận văn.
Về phân tích ổn định mái dốc theo phương pháp mặt trượt trụ tròn, tác giả dùng
phương pháp ứng suất hiệu quả.
38

CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH MÁI PHÍA SÔNG


ĐÊ BỜ HỮU SÔNG CẦU TRONG TRƯỜNG HỢP MỰC NƯỚC RÚT
NHANH
3.1. Giới thiệu về đê bờ hữu Sông Cầu
3.1.1. Thông số thiết kế đê bờ hữu Sông Cầu

Hình 3.1: Toàn cảnh đê hữu sông Cầu hoàn thiện


Đê chống lũ bờ hữu Sông Cầu nằm ở Thành Phố Thái Nguyên (Đoạn từ cầu
Phao Bến Oánh đến Núi Tiện tỉnh Thái Nguyên).
Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án :
+ Chống lũ cho khu vực Thái Nguyên.
+ Chống xói lở bờ Sông Cầu khu vực Thành phố Thái Nguyên, bảo vệ khu trung
tâm văn hóa kinh tế và chính trị tỉnh Thái Nguyên.
+ Kết hợp chỉnh trang bờ sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên, cải tạo cảnh
quan môi trường tạo tiền đề để phát triển du lịch.
Các thông số kỹ thuật công trình đê chống lũ :
Tổng chiều dài tuyến đê L = 3.705,00 m. Trong đó :
* Đê đắp bằng đất có chiều dài : L1 = 1.977,00 m. Gồm các đoạn sau :
+ Đoạn 1: từ cọc C1 đến C6 dài 455,70 m
+ Đoạn 2: từ cọc C16 đến C20 + 25 m dài 490,10 m
+ Đoạn 3 : từ cọc C38 đến C53 dài 1.030,8 m
39

Cao trình đỉnh đê từ 28,30 đến 28,00 m


* Đê đắp bằng đất kết hợp tường BTCT chống lũ có chiều dài : L2 = 1.728,0 m.
Gồm các đoạn sau :
+ Đoạn 4: từ cọc C6 đến C16 dài 280,2 m
+ Đoạn 5: từ C20 + 25 m đến C38 dài 1.447,80 m
Chiều rộng đỉnh đê B = 6 m, mái đê phía đồng m = 3,0; phía sông m = 2,0. Riêng
những đoạn đi qua khu dân cư thì tập trung xây dựng tường chống lũ trên đỉnh đê
bằng BTCT M200.

Hình 3.2: Mặt bằng và cắt ngang đại diện đê Sông Cầu (đê đất)
3.1.2. Điều kiện địa chất xung quanh tuyến đê Sông Cầu
Điều kiện địa chất
Khu vực khảo sát có cấu trúc địa hình bồi tụ sông tuổi đệ tứ (Q). Bao gồm các
lớp đất :
+ Lớp 1 : đất thổ nhưỡng, đất san lấp.
+ Lớp 2a : Đất bụi nặng lẫn cát màu nâu xám, xám vàng, trạng thái dẻo chảy.
40

+ Lớp 2 : Đất bụi nặng lẫn cát màu xám vàng, đốm nâu xẫm, trạng thái dẻo cứng.
+ Lớp 3 : Đất bụi bình thường, pha cát, dẻo thấp, màu xám vàng, xám nâu, trạng
thái dẻo mềm.
+ Lớp 4 : Đất bụi bình thường, pha cát, dẻo thấp, trạng thái dẻo chảy.
3.1.3. Đặc điểm lũ Sông Cầu
Mùa lũ ở Thái Nguyên bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, mặc dù mùa lũ chỉ kéo
dài 4 tháng trong năm nhưng chiếm tới 70 -:- 75 % lượng dòng chảy cả năm.
Theo số liệu điều tra thu thập từ địa phương cho biết tương ứng với các cấp báo
động nêu trên tình trạng ngập lụt ở Thái Nguyên như sau :
+ Báo động cấp 1: Mực nước ở cao trình +25,0 m; mực nước ngập chưa đáng kể.
+ Báo động cấp 2: Mực nước ở cao trình +26,0 m; mực nước ngập ở các bãi thấp.
+ Báo động cấp 3: Mực nước ở cao trình +27,0 m; ngập nhiều, ở mực nước này
thì hầu hết các đường ở Thái Nguyên đã bị ngập lụt.
3.2. Tính toán thấm, ổn định, ứng suất đê Sông Cầu
3.2.1. Mặt cắt tính toán
Lấy mặt cắt sâu nhất của đê : MC – C46
3.2.2. Phần mềm tính toán
Tác giả sử dụng phần mềm Geostudio 2004 với 3 module Seep, Slope, Sigma.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu trong luận văn cần liên kết hợp lý giữa 3 modul,
các bước xây dựng bài toán bằng phần mềm Geostudio 2004 :
3.2.2.1. Trong Seep/w : Mô hình mặt cắt ngang đê. Khai báo: hệ số thấm đất đắp và
đất nền, chia lưới phần tử hữu hạn, các điều kiện biên ở thượng lưu và hạ lưu, hai
bên nền và đáy nền, khai báo thời gian nước rút ứng với các trường hợp 1-:-5, sau
đó chạy bài toán và kiểm tra vị trí các đường bão hòa ứng với 5 bước nước rút.
3.2.2.2. Liên kết Seep/w và Slope/w để tính toán ảnh hưởng của dòng thấm tới ổn
định trượt sâu. Khái báo: các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp và đất nền, sau đó giả thiết
41

tâm trượt và cung trượt trên mặt thượng lưu, chạy bài toán và xác định hệ số ổn
định mái thượng lưu ở các bước ứng với các trường hợp nước rút khác nhau.
.2.2.3. Liên kết Seep/w và Sigma/w để giải quyết bài toán cố kết thấm nhằm mô
hình hóa sự tiêu tan áp lực kẽ rỗng theo thời gian khi mực nước lũ rút nhanh. Khai
báo: các chỉ tiêu đất đắp và đất nền trong Sigma, các điều kiện biên của nền, trọng
lượng bản thân đất đắp và đất nền, chạy bài toán ứng với mỗi bước rút và trường
hợp rút để xác định trường áp lực kẽ rỗng, ứng suất hiệu quả, qua đó theo dõi quá
trình biến đổi áp lực kẽ rỗng và ứng suất hiệu quả tại điểm A(25;25,5)
3.2.3. Mô hình tính toán
IX (25,28) VIII (31,28)

A (25;25,5)

XI (0,23) VI (61,23)

X (15,23) IX (25,23) VIII (31,23) VII (46,23)

I (0,13) II (15,13) III (25,13) IV (31,13) IV (46,13) V (61,13)

Hình 3.3: Sơ đồ hóa mặt cắt đê Sông Cầu mô phỏng trong Geostudio
3.2.4. Thông số mặt cắt, địa chất, vật liệu tính toán
Bảng 3.1 : Hình học mặt cắt đê

Thông số Đơn vị Mặt cắt tính toán

Cao trình nền móng m 23,00

Cao trình đỉnh m 28,00

Chiều rộng đáy m 31,00

Chiều rộng đỉnh m 6

Mái hạ lưu m = 3,0

Mái thượng lưu m = 2,0


42

Bảng 3.2 : Chỉ tiêu cơ lý của đất đắp

Thông số Đơn vị Đất đắp

Hệ số thấm m/s 1,1E-7

Trọng lượng riêng KN/m3 19,80

Lực dính KN/m2 22,00

Góc ma sát trong Độ 19,80

Mô đun đàn hồi KN/m2 2200

Hệ số Poisson 0,35

Bảng 3.3 : Chỉ tiêu vật liệu của đất nền

Thông số Đơn vị Lớp 2

Đặc trưng vật liệu Đàn hồi tuyến tính

Hệ số thấm m/s 2,4E-6

Trọng lượng riêng KN/m3 18,30

Lực dính KN/m2 10,00

Góc ma sát trong Độ 9,50

Mô đun đàn hồi KN/m2 3000

Hệ số Poisson (IIA) 0,30

Bảng 3.4 : Mực nước tính toán

Thông số Đơn vị Mực nước

Mực nước lũ thiết kế m 27,50

Mực nước hạ lưu m Không có nước


43

3.2.5. Các trường hợp tính toán


Khi mực nước thượng lưu là mực nước lũ thiết kế, mực nước hạ lưu không có
nước, mực nước rút từ MNLTK đến đáy đê : từ cao trình 27,50 m đến 23,00 m,
được chia thành 5 bước rút (Bước 1: từ cao trình 27,50 m -:- 26,50 m; bước 2 : từ
cao trình 26,50 m -:- 25,50 m, bước 3 :từ cao trình 25,50 m -:- 24,50 m; bước 4 : từ
cao trình 24,50 m -:- 23,50 m; bước 5 : từ cao trình 23,50 m -:- 23,00 m), mỗi bước
rút được 1m ứng và kiểm tra vị trí đường bão hòa, hệ số ổn định mái thượng lưu, sự
thay đổi áp lực kẽ rỗng và ứng suất hiệu quả với các trường hợp sau :
+ Trường hợp 1: Rút với thời gian 1h/1m
+ Trường hợp 2: Rút với thời gian 3h/1m
+ Trường hợp 3: Rút với thời gian 6h/1m
+ Trường hợp 4: Rút với thời gian 9h/1m
+ Trường hợp 5: Rút với thời gian 12h/1m
Mỗi trường hợp: lấy kết quả tính áp lực kẽ rỗng và ứng suất hiệu quả tại điểm
A(25;25,5)
3.2.6. Điều kiện biên trong bài toán
3.2.6.1. Điều kiện biên của nền
1) Điều kiện biên trong Seep/w : Khai báo biên không thấm 2 bên nền và đáy
nền của đê.
2) Điều kiện biên trong Sigma/w : Khống chế chuyển vị ngang theo phương x
hai bên nền và chuyển vị ngang, đứng ở đáy nền.
44

3.2.7. Các mô hình đê mô phỏng trong Geostudio 2004


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
Líp 1
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.4: Mô hình trong Geostudio 2004


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
Líp 1
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.5: Mô hình phần tử hữu hạn trong Modul Seep


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.6: Mô hình phần tử hữu hạn trong Modul Sigma


45

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
Líp 1
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.7: Mô hình mực nước rút


3.2.8. Tổng hợp kết quả 5 bước rút
3.2.8.1. Trường hợp 1 : Rút với thời gian 1h/1m (Phụ lục 1)
3.2.8.2. Trường hợp 2 : Rút với thời gian 3h/1m (Phụ lục 2)
3.2.8.3. Trường hợp 3 : Rút với thời gian 6h/1m (Phụ lục 3)
3.2.8.4. Trường hợp 4 : Rút với thời gian 9h/1m (Phụ lục 4)
3.2.8.5. Trường hợp 5 : Rút với thời gian 12h/1m (Phụ lục 5)
3.2.9. Một số kết quả 5 bước rút đại diện
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.8: Đường bão hòa ứng với 5 bước rút (TH1)
46

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.9: Đường bão hòa ứng với 5 bước rút (TH4)

2.448

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.10: Kết quả tính toán ổn định khi MNLTK : 27,50 m (TH1)

1.946
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.11: Kết quả tính toán ổn định bước rút 1(TH1)
47

1.972
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.12: Kết quả tính toán ổn định bước rút 1(TH4)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25 0
24
Líp 1
23
Cao ®é (m)

22 20
21 40
20
19 60
18
Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.13: Kết quả tính áp lực kẽ rỗng khi MNLTK : 27,50 m (TH1)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 0 1
25 Líp 1
24 20
23
Cao ®é (m)

22 40
21
20 60
19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14 120
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.14: Kết quả tính áp lực kẽ rỗng bước rút 1 (TH1)
48

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
0 1
25
24 20
23
Cao ®é (m)

22 40
21
20 60 Líp 2
19
18
80
17
16
100
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.15: Kết quả tính áp lực kẽ rỗng bước rút 1 (TH4)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25 0 Líp 1
20 40
24
23
Cao ®é (m)

22
21 -20
20
60

19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.16: Kết quả tính ứng suất hiệu quả khi MNLTK : 27,50 m (TH1)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25 Líp 1 40
20

24
23
Cao ®é (m)

22 -20
21
20
60

19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.17: Kết quả tính ứng suất hiệu quả bước rút 1 (TH1)
49

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 40 1
25
24 60
23
Cao ®é (m)

22
21 -20 80
20 20
19 Líp 2
0 100
18
17
16 20
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Hình 3.18: Kết quả tính ứng suất hiệu quả bước rút 1 (TH4)

Bảng 3.5 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH1)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

K 2,448 1,946 1,597 1,360 1,215 1,173

Bảng 3.6 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’(TH1)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

U (KN/m2) 9,90 5,54 2,69 0,82 - 0,48 -1,04

σ’(KN/m2) 33,28 37,64 40,49 42,36 43,66 44,22

Bảng 3.7 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH2)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

K 2,448 1,959 1,629 1,404 1,268 1,228


50

Bảng 3.8 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’ (TH2)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

U (KN/m2) 9,90 5,02 1,14 -1,63 -3,91 -4,86

σ’(KN/m2) 33,28 38,16 42,04 44,81 47,09 48,04

Bảng 3.9 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH3)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

K 2,448 1,967 1,649 1,436 1,307 1,272

Bảng 3.10 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’ (TH3)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

U (KN/m2) 9,90 4,78 0,04 -3,76 -7,17 -8,88

σ’(KN/m2) 33,28 38,40 43,14 46,94 50,35 52,06

Bảng 3.11 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH4)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

K 2,448 1,972 1,661 1,445 1,331 1,299


51

Bảng 3.12 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’(TH4)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

U (KN/m2) 9,90 4,65 -0,71 -5,27 -9,55 -11,73

σ’(KN/m2) 33,28 38,53 43,89 48,45 52,73 54,91

Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (TH5)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

K 2,448 1,975 1,670 1,469 1,349 1,319

Bảng 3.14 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U và ứng suất hiệu quả σ’(TH5)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

U (KN/m2) 9,90 4,55 -1,28 -6,46 -11,37 -13,86

σ’(KN/m2) 33,28 38,63 44,46 49,64 54,55 57,04

Bảng 3.15 : Bảng tổng hợp hệ số ổn định K (5 TH)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

K (TH1) 2,448 1,946 1,597 1,360 1,215 1,173

K (TH2) 2,448 1,959 1,629 1,404 1,268 1,228

K (TH3) 2,448 1,967 1,649 1,436 1,307 1,272


52

K (TH4) 2,448 1,972 1,661 1,445 1,331 1,299

K (TH5) 2,448 1,975 1,670 1,469 1,349 1,319

Hình 3.19: Biểu đồ quan hệ K ~ L/H (5 TH)


Nhận xét kết quả bảng 3.15 và hình 3.19 : Từ kết quả trên có thể thấy ứng với
mỗi trường hợp nước rút, khi thời gian rút nước càng chậm thì hệ số ổn định mái
càng tăng, qua đồ thị hình 3.19 cho thấy hệ số an toàn đạt cao nhất khi mực nước rút
ở TH5, và thấp nhất ở TH1. So sánh các hệ số ổn định trượt mái của các trường hợp
với hệ số ổn định mái đê cho phép trong tiêu chuẩn thiết kế đê [1], đối với công
trình cấp 3 : [K] = 1,25, như vậy chỉ có TH3, TH4, TH5 thì mái đê thượng lưu đảm
bảo ổn định, còn TH1, TH2 thì mái thượng lưu đang bị mất ổn định.
Bảng 3.16 : Bảng tổng hợp áp lực kẽ rỗng U (5 TH)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

U(TH1)(KN/m2) 9,90 5,54 2,69 0,82 - 0,48 -1,04

U(TH2)(KN/m2) 9,90 5,02 1,14 -1,63 -3,91 -4,86

U(TH3)(KN/m2) 9,90 4,78 0,04 -3,76 -7,17 -8,88

U(TH4)(KN/m2) 9,90 4,65 -0,71 -5,27 -9,55 -11,73


53

U(TH5)(KN/m2) 9,90 4,55 -1,28 -6,46 -11,37 -13,86

Hình 3.20: Biểu đồ quan hệ U ~ L/H (5 TH)


Nhận xét kết quả bảng 3.16 và hình 3.20 : Từ kết quả trên có thể thấy ứng với
mỗi trường hợp nước rút, khi thời gian rút nước càng chậm thì áp lực nước kẽ rỗng
càng giảm, qua đồ thị hình 3.20 cho thấy đối với TH1 khi mực nước rút 1h/1m,
đường quan hệ U ~ L/H thoải hơn TH5 khi mực nước rút 12h/1m. Từ các đường
quan hệ có thể thấy, khi thời gian rút càng tăng thì khoảng cách giữa các đường
quan hệ của các trường hợp càng bị thu hẹp và đến một thời gian rút nào đấy thì
đường quan hệ U ~ L/H sẽ không đổi.

Bảng 3.17 : Bảng tổng hợp ứng suất hiệu quả σ’ (5 TH)

Bước rút MNLTK Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

L/H 0,1 0,3 0,5 0,7 0,9 1

σ’(TH1)(KN/m2) 33,28 37,64 40,49 42,36 43,66 44,22

σ’(TH2)(KN/m2) 33,28 38,16 42,04 44,81 47,09 48,04

σ’(TH3)(KN/m2) 33,28 38,40 43,14 46,94 50,35 52,06

σ’(TH4)(KN/m2) 33,28 38,53 43,89 48,45 52,73 54,91

σ’(TH5)(KN/m2) 33,28 38,63 44,46 49,64 54,55 57,04


54

Hình 3.21: Biểu đồ quan hệ σ’ ~ L/H (5 TH)


Nhận xét kết quả bảng 3.17 và hình 3.21 : Từ kết quả trên có thể thấy ứng với
mỗi trường hợp nước rút, khi thời gian rút nước càng chậm thì ứng suất hiệu quả
càng tăng, qua đồ thị hình 3.21 cho thấy đối với TH1 khi mực nước rút 1h/1m,
đường quan hệ σ’ ~ L/H thoải hơn TH5 khi mực nước rút 12h/1m. Từ các đường
quan hệ có thể thấy, khi thời gian rút càng tăng thì khoảng cách giữa các đường
quan hệ của các trường hợp càng bị thu hẹp và đến một thời gian rút nào đấy thì
đường quan hệ σ’ ~ L/H sẽ không đổi.
Bảng 3.18 : Bảng so sánh hệ số ổn định K (5 TH)

Bước rút TH1(1h/1m) TH2(3h/1m) TH3(6h/1m) TH4(9h/1m) TH5(12h/1m)

Rút bước 1 1,946 1,959 1,967 1,972 1,975

% K tăng 0,66% 0,41% 0,25% 0,15%

Rút bước 2 1,597 1,629 1,649 1,661 1,670

% K tăng 2,00% 2,00% 0,73% 0,54%

Rút bước 3 1,360 1,404 1,436 1,445 1,469

% K tăng 3,24% 2,28% 1,32% 0,96%

Rút bước 4 1,215 1,268 1,307 1,331 1,349

% K tăng 4,36% 3,08% 1,84% 1,35%


55

Rút bước 5 1,173 1,228 1,272 1,299 1,319

% K tăng 4,68% 3,58% 2,12% 1,54%

Hình 3.22: Biểu đồ quan hệ K ~ t (5 TH)


Nhận xét kết quả bảng 3.18 và hình 3.22 : Từ kết quả trên có thể thấy ứng với
mỗi bước nước rút, so sánh sự thay đổi giá trị hệ số ổn định trong mỗi trường hợp
thời gian rút khác nhau cho thấy : ở bước rút thứ nhất giá trị K không thay đổi
nhiều, đồ thị quan hệ K ~ t có dạng tuyến tính, sang đến bước rút 2,3,4,5 đồ thị quan
hệ K ~ t chuyển dần sang dạng cong parabol, giá trị hệ số ổn định thay đổi nhiều
nhất từ bước rút 1 đến bước rút 4, từ bước rút 4 sang bước rút 5 sự thay đổi này
không đáng kể và 2 đường xem như trùng nhau.
Bảng 3.19 : Bảng so sánh áp lực kẽ rỗng U tại điểm A(25;25,50) (5 TH)

Bước rút TH1(1h/1m) TH2(3h/1m) TH3(6h/1m) TH4(9h/1m) TH5(12h/1m)

Rút bước 1 5,54 5,02 4,78 4,65 4,55

% U giảm 9,39% 4,78% 2,72% 2,15%

Rút bước 2 2,69 1,14 0,04 -0,71 -1,28

% U giảm 57,62% 96,49% 1.875% 80,28%

Rút bước 3 0,82 -1,63 -3,76 -5,27 -6,46


56

% U giảm 298,78% 130,67% 40,15% 22,58%

Rút bước 4 - 0,48 -3,91 -7,17 -9,55 -11,37

% U giảm 714,58% 83,38% 33,19% 19,08%

Rút bước 5 -1,04 -4,86 -8,88 -11,73 -13,86

% U giảm 367,30% 82,71% 32,09% 18,16%

Hình 3.23: Biểu đồ quan hệ U ~ t tại điểm A (25;,25,50) (5 TH)


Nhận xét kết quả bảng 3.19 và hình 3.23 : Từ kết quả trên có thể thấy ứng với
mỗi bước rút, so sánh sự thay đổi giá trị áp lực kẽ rỗng trong mỗi trường hợp thời
gian rút khác nhau cho thấy : ở bước rút thứ nhất gía trị U không thay đổi nhiều, đồ
thị quan hệ U ~ t có dạng tuyến tính, sang đến bước rút 2,3,4,5 đồ thị quan hệ U ~ t
chuyển dần sang dạng cong parabol, giá trị hệ số ổn định thay đổi nhiều nhất từ
bước rút 1 đến bước rút 4, từ bước rút 4 sang bước rút 5 sự thay đổi này giảm dần
và có xu hướng sát lại gần nhau nếu tăng thời gian rút.

Bảng 3.20 : Bảng so sánh ứng suất hiệu quả σ’ tại điểm A(25;25,50) (5 TH)

Bước rút TH1(1h/1m) TH2(3h/1m) TH3(6h/1m) TH4(9h/1m) TH5(12h/1m)

Rút bước 1 37,64 38,16 38,40 38,53 38,63

% σ’ tăng 1,38% 0,63% 0,34% 0,26%


57

Rút bước 2 40,49 42,04 43,14 43,89 44,46

% σ’ tăng 3,83% 2,62% 1,74% 1,30%

Rút bước 3 42,36 44,81 46,94 48,45 49,64

% σ’ tăng 5,78% 4,75% 3,21% 2,62%

Rút bước 4 43,66 47,09 50,35 52,73 54,55

% σ’ tăng 10,14% 6,92% 4,72% 3,45%

Rút bước 5 44,22 48,04 52,06 54,91 57,04

% σ’ tăng 8,64% 8,37% 5,47% 3,88%

Hình 3.24: Biểu đồ quan hệ σ’ ~ t tại điểm A (25;25,50) (5 TH)


Nhận xét kết quả bảng 3.20 và hình 3.24 : Từ kết quả trên có thể thấy ứng với
mỗi bước rút, so sánh sự thay đổi giá trị ứng suất hiệu quả trong mỗi trường hợp
thời gian rút khác nhau cho thấy: ở bước rút thứ nhất gía trị σ’ không thay đổi
nhiều, đồ thị quan hệ σ’ ~ t có dạng tuyến tính, sang đến bước rút 2,3,4,5 đồ thị
quan hệ σ’ ~ t chuyển dần sang dạng cong parabol, giá trị hệ số ổn định thay đổi
nhiều nhất từ bước rút 1 đến bước rút 4, từ bước rút 4 sang bước rút 5 sự thay đổi
này giảm dần và có xu hướng sát lại gần nhau nếu tăng thời gian rút.
58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
Luận văn đã làm rõ được sự cần thiết nghiên cứu ảnh hưởng của áp lực kẽ rỗng
tới ổn định mái thượng lưu đê trong trường hợp mực nước rút nhanh, lựa chọn được
phương pháp, phần mềm phù hợp để phân tích trạng thái ứng suất của đê và ứng
dụng vào tính toán đê chống lũ Sông Cầu bảo vệ thành phố Thái Nguyên, từ đó tác
giả đã rút ra được một số nhận xét và kết luận sau :
1. Quan sát qua trình biến đổi của đường bão hòa với các trường hợp thời gian rút
khác nhau ở PL1 -:- PL5 cho thấy khi thời gian rút nước càng chậm thì đường bão
hòa hầu như hạ thấp tương ứng với sự thay đổi của mực nước thượng lưu.
2. Quan sát hệ số ổn định trượt mái với các trường hợp thời gian rút khác nhau ở
PL1 -:- PL5 cho thấy khi thời gian rút nước càng nhanh thì khối trượt càng có xu
hướng xảy ra hơn là rút chậm.
3. So sánh hệ số ổn định trong các bước rút khác nhau và các trường hợp rút khác
nhau cho thấy :
Theo bảng 3.15, 3.18 và hình 3.19, 3.22 : Ứng với MNLTK thì hệ số an toàn trượt
mái thượng lưu của đê K = 2,448; trong quá trình lũ rút được thể hiện qua 5 bước
rút thì hệ số K giảm dần và làm cho đê có xu hướng bị mất ổn định. Quan sát các
bước rút và xét các thời gian rút khác nhau cho thấy khi thời gian ứng với mỗi bước
nước rút càng chậm thì hệ số ổn định càng tăng và K tăng nhiều hơn khi mực nước
càng rút đến đáy. Theo bảng 3.18 và hình 3.22 thì trong bước rút thứ nhất ứng với 5
trường hợp thời gian rút khác nhau thì K tăng từ 0,66 % đến 0,15 %, trong bước rút
thứ 5 thì K tăng nhiều nhất từ 4,68 % đến 1,54 %.
4. So sánh áp lực kẽ rỗng U tại điểm điển hình A (25; 25,50) trong các bước rút
khác nhau và các trường hợp rút khác nhau cho thấy :
Theo bảng 3.16, 3.19 và hình 3.20, 3.23 : Ứng với MNLTK thì áp lực kẽ rỗng của
đê, xét tại điểm điển hình A: UA = 9,9 KN/m2; trong quá trình lũ rút thì UA giảm
dần và xuất hiện áp lực kẽ rỗng âm. Khi áp lực kẽ rỗng tăng sẽ làm giảm ứng suất
59

hiệu quả và đê bị mất ổn định. Quan sát mực nước rút và xét các thời gian rút khác
nhau cho thấy khi mực nước rút càng chậm thì sự tiêu tán áp lực kẽ rỗng càng tăng,
áp lực kẽ rỗng âm xuất hiện sớm hơn, làm tăng ứng suất hiệu quả và U giảm nhiều
hơn khi mực nước càng rút đến đáy. Theo bảng 3.19 và hình 3.23 thì trong bước rút
thứ nhất ứng với 5 trường hợp thời gian rút khác nhau thì UA giảm từ 9,39 % đến
2,15 %, trong bước rút thứ 4 thì U giảm nhiều nhất từ 714,58 % đến 19,08 %.

5. So sánh ứng suất hiệu quả σ’ tại điểm điển hình A (25; 25,50) trong các bước
rút khác nhau và các trường hợp rút khác nhau cho thấy :
Theo bảng 3.17, 3.20 và hình 3.21, 3.24 : Ứng với MNLTK thì áp lực kẽ rỗng của
đê, xét tại điểm điển hình A : σ’A = 33,28 KN/m2; trong quá trình lũ rút thì σ’A tăng
dần. Khi ứng suất hiệu quả tăng thì áp lực kẽ rỗng giảm và đê ổn định. Quan sát
mực nước rút và xét các thời gian rút khác nhau cho thấy khi mực nước rút càng
chậm thì ứng suất hiệu quả càng tăng, σ’A tăng nhiều hơn khi mực nước càng rút
đến đáy. Theo bảng 3.20 và hình 3.24 thì trong bước rút thứ nhất ứng với 5 trường
hợp thời gian rút khác nhau thì σ’A tăng từ 1,38 % đến 0,26 %, trong bước rút thứ 4
thì σ’A tăng nhiều nhất từ 10,14 % đến 3,45 %.
6. Từ các tính toán trong luận văn bằng phần mềm Geostudio 2004 và đối chiếu với
lý thuyết thấm, ổn định, ứng suất trong thân đê cho thấy kết quả tính toán là đáng
tin cậy.
Kiến nghị
1. Hạn chế của luận văn
- Trong luận văn tác giả chỉ tính thấm, ổn định, ứng suất với phần mềm
Geostudio 2004 và tác giả cũng chưa có điều kiện để kiểm tra kết quả tính toán qua
lý thuyết và các phần mềm khác, cũng như thông qua thí nghiệm và quan trắc thực
nghiệm.
2. Do thời gian có hạn nên có nhiều vấn đề tác giả chưa nghiên cứu thấu đáo được,
các nghiên cứu cần được đi sâu bao gồm:
60

- Nghiên cứu thêm các phần mềm tính thấm, ổn định, ứng suất khác để kiểm tra
kết quả tính toán trong luận văn.
- Nghiên cứu thêm các biện pháp làm tăng hệ số ổn định cho đê Sông Cầu khi
mực nước lũ rút nhanh.
- Ảnh hưởng của động đất tới toàn bộ tuyến đê Sông Cầu, với mô hình phẳng và
không gian của toàn tuyến.
- Các tổ hợp làm việc khác nhau của đê Sông Cầu.
61

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bộ NN & PTNT (2013). Tiêu chuẩn Việt Nam (bản dự thảo) – Yêu cầu kỹ thuật
thiết kế đê sông
2. Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ thủy lợi – Viện khoa học thủy lợi –
2007. Hồ sơ thiết kế dự án “Đê chống lũ bờ hữu Sông Cầu bảo vệ thành phố Thái
Nguyên (Đoạn từ Cầu Treo Bến Oánh đến Núi Tiện)”
3. Trịnh Văn Cường (2002). Bài giảng cao học “Địa kỹ thuật công trình”
4. Phạm Ngọc Khánh (1998). “Phương pháp phần tử hữu hạn”
5. Phan Sỹ Kỳ (2002). “Sự cố một số công trình thủy lợi ở Việt Nam và biện pháp
phòng tránh”. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội
6. Nguyễn Công Mẫn, Nguyễn Trường Tiến, Trịnh Minh Thụ, Nguyễn Uyên
(2000). “Cơ học đất cho đất không bão hòa”. Nhà xuất bản giáo dục (bản dịch)
7. Nguyễn Công Mẫn (2000), SEEP/W.V5 – Phân tích thấm theo phần tử hữu hạn,
SLOPE/W.V5, SIGMA/W.V5 – Tính toán thấm, ổn định, ứng suất theo phương
pháp phần tử hữu hạn, bản dịch
8. Nguyễn Cảnh Thái, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Hạnh, (2006). Bài giảng
“Nghiên cứu các phương pháp tính toán ổn định mái đê đập khi mực nước trên mái
rút nhanh”
9. Nguyễn Cảnh Thái (2007). “Nghiên cứu ổn định mái đê, đập đất khi mực nước
trên mái rút nhanh”
10. Ngô Trí Viềng, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn Mạo, Nguyễn Chiến, Nguyễn Văn
Hạnh, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Cảnh Thái (2004), Giáo trình thủy công tập I, II,
III, Trường Đại Học Thủy Lợi, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội
Tiếng Anh
11. Bishop A.W.1954. “The used of pore pressure coeficient in practice”
geotechnique, 4 : 4 : 148 – 152
62

12. Dam and Development ( The report of the world commision on dam), 09/2002
13. Ducan, J. M. An Wright, S.G. (2005). Soil Strength and slope stability, Wiley,
New Jersey
14. Tiêu chuẩn thiết kế của Công binh Mỹ EM 1110-2-1902 năm 1970
63

PHỤ LỤC TÍNH TOÁN


64

PHỤ LỤC 1
Trường hợp 1: Mực nước rút 1h/1m
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Đường bão hòa 5 bước rút : CT 27,50 m -:- CT 23,00 m (TH1)

2.448

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu : CT 27,50 m

1.946
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH1)
65

1.597
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH1)

1.360
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)


Ổn định mái thượng lưu bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH1)

1.215
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH1)
66

1.173
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 5 : CT 23,50 m -:- CT 23,00 m (TH1)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25 0
24
Líp 1
23
Cao ®é (m)

22 20
21 40
20
19 60
18
Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng : CT 27,50 m


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25 0 Líp 1
20 40
24
23
Cao ®é (m)

22
21 -20
20
60

19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả : CT 27,50 m


67

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 0 1
25 Líp 1
24 20
23
Cao ®é (m)

22 40
21
20 60
19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14 120
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH1)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25 Líp 1 40
20

24
23
Cao ®é (m)

22
-20
21
20
60

19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH1)

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 0 1
25 Líp 1
24 20
23
Cao ®é (m)

22 40
21
20 60
19 Líp 2
18 80
17
16 100
15
14 120
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH1)


68

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22 -20
80

0
21 20

20
20
19 Líp 2
18 100
17
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH1)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20
3
26 1 1
25 0
Líp 1
24
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
Líp 2
18
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH1)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22
0

21 80
20
20

20
19 Líp 2
18 100
17
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH1)
69

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
24
Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18
Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m ( TH1)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40
1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22 80
21 0 20
20

20
19 Líp 2
18 100
17
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH1)
70

PHỤ LỤC 2
Trường hơp 2: Mực nước rút 3h/1m
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Đường bão hòa 5 bước rút : CT 27,50 m -:- CT 23,00 m (TH2)

1.959
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH2)

1.629
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)


Ổn định mái thượng lưu bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH2)
71

1.404
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH2)

1.268
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH2)

1.228
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 1
25
24 Líp 1
23
Cao ®é (m)

22
21
20
19
18
Líp 2
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 5 : CT 23,50 m -:- CT 23,00 m (TH2)
72

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 -20
2 3
26 1 1
25 0
Líp 1
24
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
Líp 2
18
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH2)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25
24
Líp 1
60
23
Cao ®é (m)

22
-20 80 20
21 0
20
20

19
18
Líp 2 100
17
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH2)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20
3
26 1 1
25 0
24
Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18
Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH2)


73

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25
24
Líp 1 60
23
Cao ®é (m)

22 -20
80

0
21 20

20
20
19
18
Líp 2 100
17
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH2)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
24
Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18
Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH2)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 40 3
26 1 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22 80
20

21
20 20
19 Líp 2
18 100
17
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH2)
74

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
Líp 1
24
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
Líp 2
18
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH2)

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 40 3
26 1 1
25
Líp 1
60
24
23
Cao ®é (m)

22 80
21
20
19
Líp 2
100
18
17
16 120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH2)
75

PHỤ LỤC 3
Trường hơp 2: Mực nước rút 6h/1m
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Đường bão hòa 5 bước rút : CT 27,50 m -:- CT 23,00 m (TH3)

1.967
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH3)

1.649
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH3)
76

1.436
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH3)

1.307
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH3)

1.272
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 5 : CT 23,50 m -:- CT 23,00 m (TH3)
77

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
1 Líp 1
26 0 1
25
24 20
23
Cao ®é (m)

22 40
21
Líp 2
20 60
19
18 80
17
16 100
15
14 120
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH3)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22
21 -20 80
20 20
19
Líp 2
18 0 100
17
16 20
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH3)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
24 Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18 Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH3)


78

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
1 40
26 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22 -20
80
21
20 20
0 Líp 2
19 100
18
17
16 20
120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH3)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
24 Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18 Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH3)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 40 3
26 1 1
25
Líp 1
60
24
23
Cao ®é (m)

22 80
21
0 20
20 Líp 2
19 100
18
17 20
16 120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH3)
79

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 Líp 1 1
25 0
24
23
Cao ®é (m)

20
22
21
40
20 Líp 2
19
60
18
17
80
16
15
100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH3)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 40 3
26 1 Líp 1 1
25 60
24
23
Cao ®é (m)

22 0 80
21
20
Líp 2 20
19 100
20
18
17
16 120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH3)
80

PHỤ LỤC 4
Trường hơp 1: Mực nước rút 9h/1m
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Đường bão hòa 5 bước rút : CT 27,50 m -:- CT 23,00 m (TH4)

1.972
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH4)

1.661
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)


Ổn định mái thượng lưu bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH4)
81

1.455
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH4)

1.331
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH4)

1.299
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21
20 Líp 2
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 5 : CT 23,50 m -:- CT 23,00 m (TH4)
82

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 Líp 1
0 1
25
24 20
23
Cao ®é (m)

22 40
21
20 60 Líp 2
19
18
80
17
16
100
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH4)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 40 1
25
24 60
23
Cao ®é (m)

22
21 -20 80
20 20
19 Líp 2
0 100
18
17
16 20
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH4)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
24
Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
Líp 2
19 60
18
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH4)


83

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 40 3
26 1 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22 -20
80
21
20 20
19 0 Líp 2
100
18
17 20
16 120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH4)

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 1
25 0
24 Líp 1
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20 Líp 2
19 60
18
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH4)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25
24 Líp 1 60
23
Cao ®é (m)

22 80
21 0
20
Líp 2 20
19 100
18 20
17
16 120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH4)
84

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 -20 1
25
24 Líp 1 0
23
Cao ®é (m)

22 20
21 Líp 2
20 40
19
18 60
17
16 80
15
14 100
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH4)

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2
40
3
26 1 1
25 60
24 Líp 1
23 80
Cao ®é (m)

22 0
21 Líp 2
20 20
100
19 20
18
17 120
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH4)
85

PHỤ LỤC 5
Trường hơp 1: Mực nước rút 12h/1m
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21 Líp 2
20
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Đường bão hòa 5 bước rút : CT 27,50 m -:- CT 23,00 m (TH5)

1.975
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21 Líp 2
20
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH5)

1.670
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21 Líp 2
20
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 (TH5)
86

1.469
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21 Líp 2
20
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH5)

1.349
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21 Líp 2
20
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH5)

1.319
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25
24
23
Cao ®é (m)

22
21 Líp 2
20
19
18
17
16
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ổn định mái thượng lưu bước rút 5 : CT 23,50 m -:- CT 23,00 m (TH5)
87

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
0
25
24
20
23
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18 Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH5)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 40 1
25
24 60
23
Cao ®é (m)

22
21 -20 80
20 20
19
18
0 Líp 2 100
17
16 20
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 1 : CT 27,50 m -:- CT 26,50 m (TH5)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20
3
26 1 Líp 1 1
25 0
24
23 20
Cao ®é (m)

22
21 40
20
19 60
18 Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH5)


88

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 3
26 1 40 1
25 Líp 1
24 60
23
Cao ®é (m)

22 -20
21 80
20 20
0
19
18 100
17 Líp 2
16
15 120
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 2 : CT 26,50 m -:- CT 25,50 m (TH5)
29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 -20 3
26 1 Líp 1 1
25 0
24
23
Cao ®é (m)

20
22
21 40
20
19 60
18 Líp 2
17 80
16
15 100
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH5)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 40 3
26 1 Líp 1 1
25 60
24
23
Cao ®é (m)

22 80
21 0
20 20
19 100
18 20 Líp 2
17
16 120
15
14
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 3 : CT 25,50 m -:- CT 24,50 m (TH5)
89

29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 -20 1
25
24 0
23
Cao ®é (m)

22 20
21
20 40
19
18 60
17 Líp 2
16 80
15
14 100
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Áp lực nước kẽ rỗng bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH5)


29 + 28.00
28 MNLTK : + 27.50
27 2 Líp 1 3
26 1 1
25 60
24
23 80
Cao ®é (m)

22 0
21
20 20
100
19 20
18 Líp 2 40
17 40 120
16
15
14 140
13
0 10 20 30 40 50 60

Kho¶ng c¸ch (m)

Ứng suất hiệu quả bước rút 4 : CT 24,50 m -:- CT 23,50 m (TH5)

You might also like