You are on page 1of 107

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO


KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NÓI TIẾNG PHÁP CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Sinh viên thực hiện: 1. Thạch Thị Khánh Linh - Lớp K55Q1
2. Đặng Gia Phong - Lớp K55Q1
3. Đỗ Mai Phương - Lớp K55Q1

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hồng

Hà Nội - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan bài báo cáo nghiên cứu khoa học này do chính chúng tôi viết ra
và chúng tôi không sao chép bất kỳ bài viết của tổ chức và cá nhân nào.
Người thực hiện
Thạch Thị Khánh Linh
Đặng Gia Phong
Đỗ Mai Phương

i
LỜI CẢM ƠN
Để bài nghiên cứu khoa học của chúng em có được thành quả như hiện tại đều nhờ có
sự giúp đỡ, quan tâm và chỉ dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu
này từ cô Nguyễn Thị Thu Hồng. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến cô. Chúng em chúc cô thành công và luôn hạnh phúc cả trong cuộc sống và
trong sự nghiệp trồng người của mình.
Tuy chúng em đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để bài nghiên cứu khoa học này đạt kết
quả tốt nhất nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong quý
Thầy cô, Ban giám khảo và tất cả những người có sự quan tâm với đề tài này tiếp tục
đưa ra những ý kiến, nhận xét và đánh giá để đề tài này của chúng em được hoàn thiện
hơn nữa.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thạch Thị Khánh Linh
Đặng Gia Phong
Đỗ Mai Phương

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................3
2.2. Mục tiêu riêng ...........................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 4
4. Giả thiết nghiên cứu .................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài..................................................................................................5
7. Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................................5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................6
1.1. Kỹ năng diễn đạt nói trong ngoại ngữ ......................................................................6
1.1.1. Định nghĩa về diễn đạt nói.....................................................................................6
1.1.2. Những yếu tố cần có trong diễn đạt nói ................................................................ 6
1.1.2.1 - Giọng nói ..........................................................................................................7
1.1.2.2 - Phát âm .............................................................................................................7
1.1.2.3 - Lưu loát .............................................................................................................7
1.1.2.4 - Âm lượng ..........................................................................................................8
1.1.2.5 - Nhịp điệu ...........................................................................................................8
1.1.2.6 - Tính rõ ràng .......................................................................................................8
1.1.2.7 - Tính nhất quán ...................................................................................................8
1.1.2.8 - Cảm xúc.............................................................................................................9
1.1.2.9 - Từ vựng .............................................................................................................9
1.1.2.10 - Cấu trúc của thông điệp...................................................................................9
1.1.3. Vai trò của diễn đạt nói trong việc học ngôn ngữ và trong cuộc sống ..................9
1.2. Tổng quát về Công nghệ thông tin .........................................................................12
1.2.1. Khái niệm CNTT ................................................................................................ 12
1.2.2. Vai trò CNTT với giáo dục..................................................................................13
1.3. Vai trò của Công nghệ thông tin trong diễn đạt nói ngoại ngữ .............................. 15
iii
1.3.1. Vai trò của CNTT trong diễn đạt nói ngoại ngữ .................................................15
1.3.2. Ứng dụng CNTT trong diễn đạt nói ngoại ngữ ...................................................16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC
NÂNG CAO KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT NÓI TIẾNG PHÁP...........................................18
2.1. Đánh giá thực trạng về việc ứng dụng CNTT vào việc học kỹ năng diễn đạt nói
tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại trường Đại học
Thương Mại. ..................................................................................................................18
2.1.1. Điều quan tâm nhất của sinh viên khi rèn luyện các kỹ năng về tiếng Pháp ......18
2.1.2. Phương pháp giảng dạy thường được áp dụng với sinh viên .............................. 19
2.1.3. Các phương pháp học kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp ......................................21
2.1.4. Những khó khăn trong quá trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp ......27
2.1.5. Động lực học tiếng Pháp .....................................................................................30
2.2. Các hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp thông qua việc áp dụng
CNTT của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại trường Đại học Thương
Mại. ................................................................................................................................ 34
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp được sau
khi áp dụng CNTT của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại trường Đại
học Thương mại. ............................................................................................................37
2.3.1. Dựa trên kết quả học tập thực tế của sinh viên ....................................................37
2.3.2. Dựa trên bảng hỏi khảo sát ..................................................................................42
2.3.2.1. Mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói
tiếng Pháp thông qua việc áp dụng CNTT ....................................................................42
2.3.2.2. Hiệu quả của các hoạt động giảng dạy kỹ năng diễn đạt nói có tích hợp công
nghệ ............................................................................................................................... 43
2.3.2.3. Hiệu quả việc sử dụng công nghệ thông tin trong thực nghiệm.......................47
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ....................................49
3.1. Đối với nhà trường .................................................................................................49
3.2. Đối với giảng viên ..................................................................................................49
3.3. Đối với sinh viên ....................................................................................................51
KẾT LUẬN ...................................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................55
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ I
Phụ lục 1 .......................................................................................................................... I
Phụ lục 2 .................................................................................................................... XVI
Phụ lục 3 .................................................................................................................... XXI
Phụ lục 4 ..................................................................................................................XXIV
Phụ lục 5 ............................................................................................................... XXXIV

iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT : Công nghệ thông tin

v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mức độ chú trọng của sinh viên với các yếu tố trong quá trình giao tiếp tiếng
Pháp ............................................................................................................................... 19
Hình 2. Phương pháp giảng dạy thường được các giảng viên sử dụng .........................20
Hình 3. Tần suất áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy ngoại ngữ của
giảng viên ......................................................................................................................21
Hình 4. Tần suất sinh viên nói tiếng Pháp ngoài giờ trên lớp .......................................22
Hình 5. Đối tượng được sinh viên lựa chọn cùng thực hành nói tiếng Pháp ................23
Hình 6. Thể loại tài liệu tham khảo được sinh viên sử dụng khi tự rèn luyện và học tập
tiếng Pháp ......................................................................................................................24
Hình 7. Tần suất áp dụng những phương pháp hỗ trợ quá trình tự rèn luyện ngoài giờ
về kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên .........................................................25
Hình 8. Đánh giá lợi ích của làm việc nhóm mang lại khi rèn luyện kỹ năng diễn đạt
nói tiếng Pháp của sinh viên ..........................................................................................26
Hình 9. Mức độ khó khăn của sinh viên với các yếu tố sau khi tham gia hoạt động diễn
đạt nói tiếng Pháp ..........................................................................................................27
Hình 10. Những âm khó trong tiếng Pháp đối với sinh viên .........................................28
Hình 11. Những phụ âm đôi trong tiếng Pháp gây khó khăn cho sinh viên khi phát âm
.......................................................................................................................................29
Hình 12. Những điều khiến sinh viên không hứng thú trong giờ học nói .....................30
Hình 13. Tần suất sinh viên giao tiếp bằng tiếng Pháp ngoài thời gian học nói trên lớp
.......................................................................................................................................31
Hình 14. Thời gian sinh viên luyện nói tiếng Pháp ở nhà mỗi ngày ............................. 31
Hình 15. Mức độ mong muốn phát triển và hoàn thiện năng lực nói tiếng Pháp của
sinh viên .........................................................................................................................32

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Mức độ hài lòng của việc áp dụng CNTT vào phương pháp giảng dạy ..........42
Bảng 2. Hiệu quả về kiến thức ngôn ngữ ......................................................................43
Bảng 3. Hiệu quả về khả năng phát âm .........................................................................44
Bảng 4. Hiệu quả của CNTT trong học tập ...................................................................45
Bảng 5. Hiệu quả của CNTT trong thử nghiệm giảng dạy và học tập ..........................46
Bảng 6. Đánh giá về các chủ đề trong thực nghiệm ......................................................47
Bảng 7. Đánh giá hiệu quả và lợi ích của phương pháp thực nghiệm...........................48

vii
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là nền kinh tế hội
nhập toàn cầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong thời đại công nghệ số, ngoại ngữ
chính là một công cụ không thể thiếu để gia tăng khả năng hội nhập và nhắc đến ngoại
ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến tiếng Pháp - ngôn ngữ được mệnh danh “lãng
mạn nhất hành tinh”. Mỗi một yếu tố nhỏ từ phát âm đến ngữ pháp, từ tông giọng cho
đến nhịp điệu đều mang đậm nét hấp dẫn riêng để xứng đáng với cái danh ngôn ngữ của
thi ca, nhạc họa, của văn học, của nghệ thuật. Tuy đầy quyến rũ và được nhiều người ưa
thích sử dụng nhưng đây cũng là ngôn ngữ nổi tiếng với cách phát âm khó với vốn từ
vựng cực kỳ phong phú. Mặc dù vậy, người Việt Nam lại cho biết rằng họ không gặp
quá nhiều khó khăn trong phát âm tiếng Pháp bởi có đến 70 % tương đồng trong hệ
thống bảng chữ giữa tiếng Pháp với tiếng Việt.
Diễn đạt nói tiếng Pháp sao cho thu hút nhất là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu để thể hiện được nét đẹp của ngôn ngữ này. Nhưng đôi khi cách thức
tiếp thu, học tập và áp dụng thực tế nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp được
xây dựng chưa hợp lý khiến cho nhiều người học mất hứng thú, mất đi cả sự tự tin vốn
có của mình. Và rồi cuối năm 2019 - đầu năm 2020, thế giới xuất hiện một đại dịch
mang tên Covid-19 khiến vô số lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có giáo dục.
Việt Nam chắc chắn không phải ngoại lệ, học sinh từ mọi cấp, mọi độ tuổi đều mất đi
cơ hội cắp sách đến trường. Mà ngoại ngữ lại là môn học mà nếu không được thực hành
thường xuyên thì người học rất dễ quên. Nhưng “trong cái rủi có may”, nhờ vào “cơ
hội” này CNTT đã bùng nổ trong lĩnh vực giáo dục. Ứng dụng CNTT trong giáo dục đã
giúp phá bỏ bức tường khoảng cách giữa người dạy và người học trong đại dịch Covid-
19. Không chỉ dừng lại ở đó, việc ứng dụng CNTT trong quá trình học ngôn ngữ cũng
giúp sinh viên có thêm cơ hội rèn luyện các kỹ năng khác nhau, đặc biệt là kỹ năng diễn
đạt nói để từ đó khắc phục được những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và cách
biểu đạt … Ngược lại, trong giảng dạy, giảng viên phải thường xuyên cập nhật ứng dụng
tiên tiến nhất, phù hợp nhất với sinh viên để có thể khai thác mọi tài liệu giúp bài giảng
linh hoạt hơn, phong phú hơn. Hơn nữa cũng cần thật khéo léo, uyển chuyển để tăng sự
tương tác trên lớp học. Bởi vậy, nếu mong muốn hoạt động giảng dạy và học ngoại ngữ
đạt hiệu quả tối ưu thì việc khai thác Internet, khai thác các nền tảng xã hội dưới nhiều
hình thức và đa dạng từ thông tin, hình ảnh, âm thanh, video, ... là điều không thể bỏ
qua.
Tổng kết lại, một trong những cách tối ưu nhất để bắt kịp xu hướng của thời đại,
lại dễ dàng thực hiện được, đem lại nhiều lợi ích cho người học, đó chính là ứng dụng

1
công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình học tập và rèn luyện nhằm nâng cao kỹ năng
nói, từ đó lấy lại sự tự tin cho chính bản thân người nói.

1. Đặt vấn đề
Tính trung bình trên thế giới hiện nay, Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (La
Francophonie) được thống kê năm 2019 bởi Công đồng Pháp ngữ (OIF) gồm 88 quốc
gia thành viên và chính phủ trải dài khắp 5 châu lục từ châu Âu, châu Á, châu Phi, châu
Mỹ đến châu Đại Dương. Cũng theo thống kê của tổ chức này, đến năm 2018 đã có
khoảng 235.570.000 (235,57 triệu) người nói tiếng Pháp trên khắp thế giới, riêng Việt
Nam có 675 nghìn người và đến năm 2021 đã có 82 triệu người học tiếng Pháp trên khắp
thế giới (theo Ulrich Ammon, University of Dusseldorf). Như vậy có thể thấy con số
học biết nói về người học tiếng Pháp hiện nay đang tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần quan tâm đến chất lượng học tiếng Pháp của số lượng lớn này.
Tính riêng tại Việt Nam, đã có một khoảng thời gian kéo dài trong 10 năm, tiếng
Pháp gần như chuẩn bị nhận xóa sổ khỏi bản đồ ngôn ngữ được sử dụng ở nơi đây. Theo
đài phát thanh thời sự của Pháp RFI cho biết, trong suốt những năm 2006 đến năm 2016
là khoảng thời gian “khủng hoảng” của tiếng Pháp - khoảng thời gian chật vật để khẳng
định chỗ đứng của bản thân tại Việt Nam. “Từ khi chương trình lớp song ngữ được bàn
giao lại cho bộ Giáo Dục - Đào Tạo Việt Nam vào năm 2006, Pháp và các đối tác khác
giảm dần những khoản hỗ trợ này. Trong khi đó, phía Việt Nam lại chưa huy động hết
nguồn lực cần thiết để duy trì sự năng động của dự án. Trong vòng 10 năm, tiếng Pháp
mất hơn 70% học sinh ở các cấp tiểu học và phổ thông”. Tuy những năm gần đây số
lượng sinh viên theo học tiếng Pháp có tăng lên nhưng vấn đề diễn đạt nói tiếng Pháp
của người học vẫn luôn dành được sự quan tâm rất lớn.
Sinh viên là thế hệ tri thức tương lai và không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào.
Sinh viên sẽ trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề cao, tư duy sáng tạo,...
đi cùng với sự phát triển của đất nước. Hoạt động học tập tại trường đại học trở thành
hoạt động quan trọng hơn khi được tổ chức một cách đặc biệt nhằm giúp sinh viên trở
thành những chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao. Từ
đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng nhất để cống hiến cho Tổ quốc, cho đất nước.
Nhưng để có được nguồn nhân lực với trình độ cao thì nguồn nhân lực đó (là sinh viên)
cần có những kỹ năng cơ bản, trong đó có kỹ năng diễn đạt nói, đặc biệt với sinh viên
chuyên ngành tiếng Pháp, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch hiện nay nên việc thực
hành kỹ năng diễn đạt nói trực tiếp trên lớp đang gặp nhiều cản trở.
Hiện nay, việc giảng dạy và học tập tiếng Pháp đã có nhiều tiến triển triển vọng
nhờ những phương pháp đổi mới ứng dụng CNTT. Việc sử dụng CNTT để xây dựng
2
các hoạt động nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Pháp, đang là một
phương pháp làm việc vừa hiệu quả, vừa thông minh trong thời kỳ kỹ thuật số phát triển
trên toàn cầu như hiện tại. Cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng người dân được
tiếp cận với điện thoại thông minh, máy tính, mạng Internet đang tăng nhanh từng ngày.
Thay vì những phương tiện thủ công và cách dạy truyền thống, giờ đây có rất nhiều
trường học đã áp dụng cách giảng dạy mới sáng tạo hơn, sử dụng nhiều phần mềm mới
với sự hỗ trợ của CNTT giúp chất lượng giáo dục ngày càng đi lên. Thông qua quá trình
quan sát và phỏng vấn sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp Thương mại thuộc Viện Đào
tạo Quốc tế, trường Đại học Thương Mại lần nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy đa số
người học đều có kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp ở mức trung bình thấp, họ dễ dàng
mắc phải những lỗi sai cơ bản nên luôn cảm thấy không tự tin mỗi khi giao tiếp nói.
Mặc dù vậy, trong những giờ học có ứng dụng CNTT (như các trò chơi, các video, phim
ảnh, đoạn video về bài học, ...), sinh viên lại có khả năng tập trung cao, hứng thú vượt
bậc so với bình thường. Hơn nữa, họ cũng có xu hướng thích tương tác với giảng viên
cũng như các bạn trong lớp học hơn về bài giảng vào ngoài giờ học thông qua các nền
tảng CNTT.
Để nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Pháp, đặc biệt là trong kỹ năng diễn đạt
nói, việc áp dụng CNTT trong quá trình giảng dạy và học tập là điều vô cùng quan trọng
và cấp thiết. Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi tập trung vào giải quyết các vấn
đề liên quan tới kỹ năng diễn đạt nói. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài là “Ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt nói Tiếng Pháp cho sinh viên trường
Đại học Thương Mại.”

2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về ảnh hưởng của CNTT đến kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh
viên chuyên chuyên ngành tiếng Pháp Thương mại Viện Đào tạo Quốc tế. Trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng
Pháp cho sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp Thương mại Viện Đào tạo Quốc tế trường
Đại học Thương Mại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2. Mục tiêu riêng
Từ mục tiêu chung, chúng tôi nhắm tới những mục tiêu riêng cụ thể sau :

• Mục tiêu thứ nhất: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc ứng
dụng CNTT vào quá trình giảng dạy và học kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp.

3
• Mục tiêu thứ hai: Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào quá trình giảng
dạy và học kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng
Pháp thương mại tại trường Đại học Thương Mại.
• Mục tiêu thứ ba: Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy và học kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp thông qua việc ứng dụng
CNTT tại trường Đại học Thương Mại.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CNTT để nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng
Pháp
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp Thương mại Viện
Đào tạo Quốc tế trường Đại học Thương Mại.
4. Giả thiết nghiên cứu
- CNTT có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp
- Ứng dụng CNTT vào nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp cho sinh viên
đạt hiệu quả.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu áp dụng với sinh viên khoa quản trị kinh doanh chuyên ngành
tiếng Pháp thương mại trường Đại học Thương Mại, chủ yếu tập trung nghiên cứu tại
lớp học phần Văn hóa và Văn minh Pháp của K55.
❖ Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp phân tích tài liệu: tìm hiểu, thu thập, chọn lọc và phân tích các tài
liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn từ thực trạng việc giao tiếp tiếng
Pháp của sinh viên chuyên ngành cho đến những ảnh hưởng của công nghệ
thông tin đến việc nói ngoại ngữ nói chung hay tiếng Pháp nói riêng.
• Phương pháp điều tra khảo sát: khảo sát sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp:
xây dựng bảng hỏi và khảo sát online thông qua các sinh viên thuộc chuyên
ngành tiếng Pháp Thương mại, Viện Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Thương
Mại.
• Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu:
- Xử lý số liệu, dữ liệu: Bằng các phần mềm hỗ trợ như Biểu mẫu Online, Excel,
phần mềm SPSS.
- Phân tích số liệu: Dựa vào số liệu và dữ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành
phân tích kết quả, thể hiện dưới dạng bảng biểu, biểu đồ hoặc tỷ lệ %.

4
6. Đóng góp của đề tài
Từ trước đến nay, vấn đề giao tiếp bằng ngoại ngữ nói chung hay tiếng Pháp nói
riêng vẫn luôn khiến học sinh, sinh viên Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hầu hết các
người học đều nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, từ cơ bản đến nâng cao đều thành thục
nhưng khi cần dùng đến kỹ năng giao tiếp thì phần lớn họ thường cười trừ bỏ qua. Sinh
viên chuyên ngành tiếng Pháp nhưng lại thường khó khăn, bối rối trong việc trả lời
những câu hỏi đơn giản của giảng viên người Việt và giáo viên nước ngoài trong giao
tiếp dù họ có kiến thức trong đầu. Hiện tượng này khiến chúng tôi trăn trở rất nhiều và
chúng tôi đã cùng nhau đi đến quyết định thực hiện đề tài nêu trên. Thông qua bài nghiên
cứu khoa học lần này, đầu tiên là giúp các bạn sinh viên có thể nhận thức, đánh giá đúng
đắn được tình trạng giao tiếp tiếng Pháp hiện tại của bản thân, lợi ích thứ hai là sinh viên
sẽ tìm thấy được các phương pháp học tập phù hợp để giúp họ cải thiện và nâng cao
được kỹ năng nói tiếng Pháp của bản thân. Qua đó, sinh viên có cơ hội biết được thêm
các công cụ công nghệ thông tin hiện đại trợ giúp họ nhiều hơn trong việc học ngoại
ngữ nói chung và việc học tiếng Pháp nói riêng để tự tin hơn trong các buổi học trên
giảng đường và trên con đường sự nghiệp sau này.

7. Kết cấu bài nghiên cứu


Bài nghiên cứu này ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì bố cục của đề tài gồm các chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng ứng dụng CNTT vào việc nâng cao kỹ năng diễn đạt nói
tiếng Pháp
Chương 3. Đề xuất, khuyến nghị và giải pháp

5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Kỹ năng diễn đạt nói trong ngoại ngữ


1.1.1. Định nghĩa về diễn đạt nói
Theo Hélène Sorez, tác giả cuốn “Prendre la parole” về kỹ năng viết và giao tiếp,
“Diễn đạt nói là phương thức truyền đạt thông tin đến người khác chủ yếu bằng cách sử
dụng lời nói như là một công cụ để giao tiếp. Diễn đạt nói chỉ có thể hiểu được thông
qua một số mối quan hệ như sau:
- Quan hệ với ngôn ngữ
- Quan hệ với chính bản thân người nói
- Quan hệ với người khác
- Quan hệ với thế giới bên ngoài” 1
Hay nói một cách cụ thể hơn, diễn đạt nói là khả năng truyền đạt mong muốn,
nhu cầu, suy nghĩ và ý tưởng một cách có ý nghĩa bằng cách sử dụng các cấu trúc ngôn
ngữ cú pháp, ngữ dụng, ngữ nghĩa và ngữ âm thích hợp.
Lưu ý : Không nên nhầm lẫn giữa kỹ năng diễn đạt nói với việc đọc to hoặc đọc trôi
chảy.
1.1.2. Những yếu tố cần có trong diễn đạt nói
Kỹ năng diễn đạt bao gồm một số kỹ thuật đòi hỏi về mặt thể chất và nhận thức.
Điều này có nghĩa là để giao tiếp bằng miệng tồn tại, trước hết, sự tồn tại của một
số cơ quan và bộ phận cơ thể con người là cần thiết. Quan trọng nhất là thanh quản, dây
thanh quản, lưỡi và miệng và hệ thống hô hấp cung cấp cho chúng ta không khí cần thiết
để có thể phát ra âm thanh. Mặt khác, cần phải học các mã nguồn chung – thứ mà được
bắt nguồn từ ngôn ngữ.
Việc học ngôn ngữ được trau dồi bởi quá trình học và rèn luyện khả năng đọc và
viết và ở giai đoạn nâng cao hơn, nó còn phải được “làm giàu” bằng khả năng thấu hiểu
ý nghĩa của những từ này để sử dụng một cách chính xác và có ý nghĩa.
Kỹ năng diễn đạt nói là một quá trình phức tạp bắt đầu thực tế từ khi sinh ra và
được hoàn thiện qua nhiều năm tháng, thời gian. Mặc dù tất cả mọi người đều có thể

1
Bùi Thị Minh Hiếu, 2008. Những yếu tố gây khó khăn trong tiếp thu và diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên
các lớp chất lượng cao trường đại học bách khoa - Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa
học” lần thứ 6, tr 331.

6
nói, nhưng không phải tất cả đều có khả năng diễn đạt được với mức độ khéo léo hoặc
phức tạp như nhau.
Diễn đạt nói một cách thích hợp đòi hỏi các yếu tố vượt ra ngoài ngôn ngữ đơn
thuần - nơi các khía cạnh văn hóa, xã hội và tính cách được bao gồm - để có thể mang
lại ý nghĩa cho những gì được nói. Đây được gọi là tính hiệu quả trong kỹ năng diễn đạt
nói.
Trước tiên, cần phải chỉ ra những yếu tố phải tồn tại để có thể giao tiếp bằng
miệng. Các khía cạnh cần thiết trong diễn đạt nói bao gồm:
- Một cá thể âm thanh về hình thái học có thể phát ra âm thanh một cách chính
xác.
- Kiến thức tối thiểu về từ vựng và cách sử dụng đúng từ vựng trong cấu trúc ngữ
pháp cơ bản.
- Khả năng cung cấp ý nghĩa cho các từ được phát ra (ngữ nghĩa).
- Các dấu hiệu ngữ âm chung và riêng được chia sẻ với người đối thoại.
Tiếp đến là 10 yếu tố chính và chủ yếu cần phải có trong diễn đạt nói bao gồm:
1.1.2.1 - Giọng nói
Đó là khả năng có thể tạo ra âm thanh qua miệng.
Trong quá trình phát ra giọng nói, nhiều bộ phận của cơ thể được sử dụng như
thanh quản, dây thanh âm, lưỡi, cơ mặt, hàm và môi.
Đặc biệt, bộ não còn giúp kích hoạt những quá trình xử lý giúp cá nhân có thể
biến ý tưởng hoặc cảm xúc của mình thành những từ mà người đối thoại có thể nghe,
diễn giải và hiểu được.
1.1.2.2 - Phát âm
Đó là cách phát âm chính xác của các từ. Để đạt được khả năng phát âm tốt, cần
phải có một sự khớp đúng, nghĩa là sự chuyển động của môi, lưỡi, răng và vòm miệng
một cách cụ thể đối với cách phát âm của từng nguyên âm, phụ âm, âm tiết và từ.
1.1.2.3 - Lưu loát
Đó là khả năng phát âm từ mà không vấp, phải liên tục và ngắt nghỉ ở những chỗ
cần thiết để người đối thoại hiểu đúng ý diễn đạt.
Về mặt này, tốc độ nói là yếu tố cần được chú trọng. Tốc độ nói không nên quá
nhanh để chạy qua quá nhiều từ, cũng không nên quá chậm để cản trở sự hiểu biết chung
về ý tưởng hoặc làm người đối thoại khó hiểu.

7
1.1.2.4 - Âm lượng
Đó là cường độ được cung cấp cho giọng nói khi nói. Âm lượng lớn hay nhỏ của
giọng nói sẽ được xác định bởi đặc điểm của căn phòng (dựa trên chiều cao, không gian,
độ nhiễu tiếng ồn của căn phòng đó) và số lượng người mà người nói đang nhắm tới.
Tại sao lại như vậy? Bởi rõ ràng việc giao tiếp, nói chuyện với một cá nhân duy
nhất không thể giống như nói trong một khán phòng đầy người. Trong tình huống chỉ
có một số ít học sinh trong lớp học im lặng thì chúng ta không thể nói với cùng một âm
lượng như trong trường hợp ta đang nói chuyện với một nhóm đông người trong một
cuộc họp trên đường phố.
1.1.2.5 - Nhịp điệu
Như trong khiêu vũ, việc diễn đạt nói phải có nhịp điệu và ngữ điệu (nhịp, phách)
để đạt được mục tiêu giao tiếp chính xác.
Nếu bạn nói rất nhanh và không ngừng, người nghe sẽ phải cố gắng nhiều hơn
để hiểu những gì đang được nói. Trong một số trường hợp như vậy, bản thân họ và bạn
có thể gặp phải tình trạng cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn bỏ cuộc.
Ngược lại, nếu nói rất chậm, người nghe cũng có thể bị “lạc” hoặc cảm thấy nhàm
chán, khiến họ phải tốn rất nhiều công sức thống nhất các ý tưởng và hiểu được toàn bộ
câu chuyện.
Nhịp điệu phải có ngữ điệu, nhịp, phách, cách lên xuống, ngắt nghỉ phù hợp và
phải thay đổi tùy theo mục đích và nội dung của thông điệp. Những thay đổi này giúp
níu giữ được sự quan tâm của khán giả.
1.1.2.6 - Tính rõ ràng
Yếu tố này ám chỉ đến độ chính xác của những gì được nói. Không nên nói rời
rạc, quá tách ý một cách không có hệ thống, không thêm thắt những chi tiết không quan
trọng hoặc không đóng góp gì cho ý tưởng chính của bài phát biểu.
Yếu tố này cũng liên quan đến việc lựa chọn từ ngữ chính xác tùy thuộc vào đối
tượng. Ví dụ, một tiến sĩ vật lý sẽ phải điều chỉnh bài nói của mình trong việc giải thích
các thí nghiệm của mình cho học sinh tiểu học so với tình huống thuyết trình cho những
sinh viên, đồng nghiệp có kiến thức, giàu kinh nghiệm.
1.1.2.7 - Tính nhất quán
Diễn đạt nói phải có một trật tự hợp lý, trong đó phải xây dựng được một ý chính
thống nhất xoay quanh bài phát biểu, diễn đạt có trình tự từ luận điểm chính đến luận ý
phụ. Tránh nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác liên tục, hay chính xác hơn là “lạc đề”
vì bạn dễ có nguy cơ đánh mất, quên đi ý tưởng và dự định ban đầu.
8
1.1.2.8 - Cảm xúc
Đây là một trong những lợi thế to lớn mà diễn đạt nói sở hữu so với diễn đạt bằng
văn bản.
Đó là khả năng của người nói để nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc của bản thân vào
lời nói. Điều này sẽ giúp ý định truyền đạt của người nói được hiểu rõ và đạt được sự
đồng cảm.
1.1.2.9 - Từ vựng
Càng sử dụng đa dạng từ ngữ thì thông điệp của người nói sẽ càng hiệu quả. Tuy
nhiên, nên sử dụng những từ vựng ngắn gọn, dễ hiểu, cô đọng.
Sự phong phú về vốn từ vựng và cách sử dụng các từ đồng nghĩa là những kỹ
năng cần phải có và có thể được trau dồi thông qua việc luyện đọc liên tục.
1.1.2.10 - Cấu trúc của thông điệp
Trước khi bắt đầu nói, bạn phải hiểu và nắm bắt rõ ý tưởng mình muốn truyền
đạt. Việc diễn tả những lớp nghĩa quá sâu xa không được khuyến khích, ngôn ngữ và
cấu trúc thông điệp cần phải đơn giản và trực tiếp, được xây dựng một cách chính xác
để đáp ứng mục tiêu truyền đạt cụ thể khác nhau.
1.1.3. Vai trò của diễn đạt nói trong việc học ngôn ngữ và trong cuộc sống
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp. Chúng ta giao tiếp với người khác để thể hiện
ý tưởng của mình và cũng để hiểu ý tưởng của người khác. Giao tiếp diễn ra nơi có lời
nói. Không có lời nói, chúng ta không thể giao tiếp với nhau. Do đó, tầm quan trọng của
kỹ năng diễn đạt nói là rất lớn đối với người học bất kỳ ngôn ngữ nào. Nếu không có lời
nói, một ngôn ngữ sẽ là chỉ một chữ viết đơn thuần. Để vận hành trơn tru bất kỳ hệ thống
nào, con người cũng phải đặc biệt chú tâm nắm bắt và rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong thời đại của hiện đại hóa, toàn cầu hóa, đã có
những thay đổi mạnh mẽ diễn ra trên toàn thế giới. Con người đang ngày một phát triển
và toàn diện hóa bản thân, họ không ngần ngại bày tỏ những mong muốn mạnh mẽ để
đạt được được mục tiêu, mục đích của mình. Mong muốn của con người ta sẽ thành hiện
thực khi họ biết cách để bày tỏ rõ ràng ý tưởng và quan điểm của mình với người khác.
Vì vậy, việc học các kỹ năng giao tiếp để thực hiện những hoài bão, mong muốn và mục
tiêu của mình là cần thiết. Bốn kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc và viết đều được kết
nối chặt chẽ với nhau. Thông thạo từng kỹ năng là cần thiết để trở thành một người giao
tiếp toàn diện, nhưng khả năng nói khéo léo mang lại cho người nói một số lợi thế riêng
biệt. Trong thế giới hiện đại, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng và chúng ta
phải thành thạo những kỹ năng này để có được thành công trong các lĩnh vực tương ứng.
9
Vì vậy có thể nhận định rằng diễn đạt nói là kỹ năng quan trọng nhất trong cả bốn kỹ
năng ngôn ngữ để có thể giao tiếp tốt trong thế giới toàn cầu như hiện nay.
Kỹ năng diễn đạt nói, hay cụ thể hơn là khả năng kết hợp các từ lại với nhau theo
cách có ý nghĩa để phản ánh suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc mang lại cho người nói
những lợi thế quan trọng sau:
Cải thiện sự trôi chảy. Khi bạn đang nói chuyện với một người nước ngoài, tất
cả những gì bạn đã học được trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ từ trước cho đến nay
cần được thông báo trong giây lát. Về cơ bản, diễn đạt nói một ngôn ngữ giúp khơi gợi
lên toàn bộ những kiến thức về ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm của bạn từ trong
trung tâm não bộ. Theo thời gian, điều này sẽ cải thiện sự trôi chảy, lưu loát của bạn và
kích thích bộ nhớ hoạt động một cách đa tác vụ. Điều này cũng giúp cung cấp nền tảng
cho sự phát triển của các kỹ năng khác như: khả năng đọc viết, khả năng nghe hiểu...
Tạo động lực. Chúng tôi nghĩ rằng phần thú vị nhất khi học một ngôn ngữ mới
là giao tiếp - đó là lý do thực sự khiến chúng ta yêu ngôn ngữ ngay từ đầu - chúng tôi
muốn có khả năng nói chuyện với bất kỳ ai, từ bất kỳ đâu trên thế giới. Khi bạn có đủ
kỹ năng để trò chuyện và diễn đạt ý tưởng, quan điểm cá nhân với mọi người bằng cách
thực sự sử dụng ngôn ngữ đó, điều đó thực sự thú vị. Nói chuyện với mọi người bằng
ngôn ngữ của chính họ cũng là một thách thức: cố gắng bắt kịp tốc độ của các từ, những
từ vựng mới và cấu trúc câu mà bạn không quen dùng, các từ lóng và phương ngữ. Đây
quả là thách thức và sự phấn khích có thể giúp thúc đẩy động lực học một cách đáng
kinh ngạc. Không có gì đánh bại được cảm giác nắm giữ cuộc trò chuyện 10 phút đầu
tiên của bạn với ai đó bằng ngôn ngữ khác ngôn ngữ mẹ đẻ. Biết rằng bạn đã cố gắng
“tổ chức” một cuộc trò chuyện trong thời gian dài như vậy là động lực giúp bạn tự tin
hơn, kích thích nhu cầu cải thiện.
Học hỏi từ những sai lầm. Diễn đạt được, nói được ngoại ngữ thành tiếng sẽ
giúp bạn loại bỏ bất kỳ khoảng trống nào trong vốn từ vựng và ngữ pháp. Khi bạn đang
nói chuyện với ai đó và gặp khó khăn, cho dù đó là để kết thúc một câu hay để hiểu
những gì họ đang nói, nó sẽ cho bạn thấy ngay lập tức những gì bạn biết và những gì
bạn không, bạn đang làm tốt ở đâu và bạn cần làm gì để cải tiến. Bạn có thể học hỏi từ
những sai lầm của mình và thường xuyên nói chuyện với người bản ngữ là cách nhanh
nhất để sửa lỗi bởi họ có thể chỉ ra cho bạn điểm bạn sai và giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
Phần lớn những người nói tiếng Pháp bản ngữ sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn, họ sẽ không
đánh giá bạn và việc có một đối tác ngôn ngữ có thể là một lợi thế to lớn. Nói chuyện
thường xuyên với người mà bạn tin tưởng và cảm thấy thoải mái sẽ khuyến khích bạn

10
nói và tìm hiểu về cách diễn đạt ý tưởng, cảm xúc bản thân trong ngôn ngữ đó nhiều
hơn.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp và biểu đạt. Khi bạn học ở nhà một mình, có thể rất
khó để tái tạo thực sự khía cạnh giao tiếp của việc học ngoại ngữ. Ngôn ngữ là một công
cụ để giao tiếp và phần này của quá trình học rất quan trọng. Nói và nghe bằng ngoại
ngữ sẽ thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp thực tế theo cách mà việc học trong sách giáo
khoa sẽ không bao giờ làm được.
Khả năng thông báo, thuyết phục và lãnh đạo. Các nhà quản lý doanh nghiệp,
nhà giáo dục, nhà lãnh đạo quân sự, luật sư và chính trị gia, cùng những người khác,
luôn tìm cách thức để phát triển kỹ năng diễn đạt của họ đến khi đạt mức được biến
thành những nhà giao tiếp “bậc thầy”. Nói một cách rõ ràng và tự tin có thể thu hút được
sự chú ý của khán giả, tạo cơ hội vàng cho người nói để làm cho thông điệp được biết
đến. Sự khôn ngoan là người nói thể hiện ở việc thu hút được sự chú ý của khán giả
bằng những từ ngữ được chọn lọc kỹ càng trong một bài thuyết trình, khả năng truyền
tải tốt, tạo thành một thông điệp có hiệu quả, nhiều thông tin và dễ hiểu.
Khả năng nổi bật so với những người khác. Khi nghĩ về kỹ năng nói, người ta
có xu hướng nghĩ về nó như một kỹ năng thông thường. Tuy nhiên khả năng đứng trước
người khác và diễn đạt một cách hiệu quả ( diễn đạt nói) thì không phải là một khả năng
bình thường. Nhiều người rất sợ nói trước đám đông; những người khác thì lại có ít khả
năng hình thành suy nghĩ thành câu để chuyển tải những từ đó một cách đáng tin cậy.
Không phải ai cũng có tài năng diễn thuyết như Winston Churchill hay John F. Kennedy,
tuy nhiên ta có thể mài dũa và phát triển kỹ năng biểu đạt của bản thân với sự ứng dụng
liên tục và làm việc chăm chỉ.
Nâng cao sự nghiệp. Các nhà tuyển dụng luôn coi trọng khả năng diễn thuyết và
diễn đạt tốt. Nó đã, đang và sẽ luôn là một kỹ năng quan trọng và rất đáng để nỗ lực phát
triển toàn diện.
Nhiều cơ hội hơn. Ra ngoài và thể hiện được những gì bạn đã học không chỉ
quan trọng về mặt nghiên cứu ngôn ngữ của bạn mà còn mang ảnh hưởng lớn với tư
cách là một con người. Kết bạn mới và mở ra những khả năng mới để đi du lịch, triển
vọng việc làm mới, cơ hội đi du ngoạn khám phá, thậm chí là cơ hội tìm kiếm tình yêu.
Việc diễn đạt nói một ngôn ngữ mới sẽ mở ra những cánh cửa theo những cách đáng
ngạc nhiên. Ví dụ như việc đến một quốc gia nói tiếng Pháp và không nói được ngôn
ngữ đó sẽ khiến bạn bị cô lập, vì vậy đừng ngại tiếp cận và nói chuyện, thể hiện cảm
xúc, quan điểm, ý tưởng của bản thân thông qua việc giao tiếp.

11
Sự hài lòng của cá nhân. Những diễn giả đã nắm bắt tốt sự kết nối với khán giả
được đánh giá cao thông qua những bài thuyết trình được biên soạn tốt và được truyền
tải tốt. Họ cho biết rằng họ thường cảm nhận được mức độ hoàn thiện sâu sắc mà hiếm
khi đạt được trong các hình thức giao tiếp khác. Cảm giác căng thẳng thần kinh có thể
nhường chỗ cho cảm giác thành công và phấn khích khi khán giả thể hiện sự đánh giá
cao của họ với người nói. Đó là một phần thưởng cho tất cả những nỗ lực và sự chuẩn
bị chăm chỉ giúp bạn rèn giũa các kỹ năng của mình.
Kỹ năng diễn đạt nói rất quan trọng đối với sự thành công trong học tập, trong sự
nghiệp, trong cuộc sống nhưng chắc chắn không giới hạn nguyện vọng nghề nghiệp của
một người. Kỹ năng diễn đạt nói có thể nâng cao cuộc sống cá nhân của một người và
từ đó mang lại sự phát triển toàn diện mà tất cả chúng ta nên tìm kiếm và học tập.

1.2. Tổng quát về Công nghệ thông tin


1.2.1. Khái niệm CNTT
Song hành cùng sự phát triển của Công nghiệp 4.0 thì hẳn đa số mọi người đều
sẽ biết đến CNTT. Có rất nhiều nhận định khác nhau đề cập đến khái niệm về CNTT.
Sau đây là một số nhận định phổ biến được biết đến.
Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Thông tin Viện Công nghệ Massachusetts ghi
trong một bài nghiên cứu về định nghĩa của “CNTT” là “tập hợp các nguồn lực phi con
người dành riêng cho việc lưu trữ, xử lý và truyền đạt thông tin, và cách thức các nguồn
lực này được tổ chức thành một hệ thống có khả năng thực hiện một tập hợp các nhiệm
vụ.”2
Còn theo bài nghiên cứu “Áp dụng CNTT và Truyền thông trường Đại học
Maroc: Nhận thức của Sinh viên” đăng trên Tạp chí frantice.net thì “khái niệm "CNTT
và truyền thông" (ICT) dùng để chỉ các thiết bị công nghệ kỹ thuật số có thể dùng làm
công cụ giáo dục. Ví dụ: Máy tính, máy chủ, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video kỹ
thuật số, máy quét, máy chiếu, ổ đĩa CD-ROM, đầu đĩa DVD, ổ ghi, máy in, modem,
phần mềm, v.v.” 3

2
Information technology is the set of non-human resources dedicated to the storage, processing and
communication of information, and the way in which these resources are organized into a system
capable to perform a set of tasks.
3
Le concept de technologies de l’information et de la communication (TIC) fait référence aux
équipements technologiques de type numérique pouvant servir d’outils pédagogiques. Ex: Ordinateurs,
serveurs, caméras numériques, caméras vidéo numériques, numériseurs, projecteurs, lecteurs de
cédéroms, lecteurs de DVD, graveurs, imprimantes, modems, logiciels, etc.
12
Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993 định nghĩa “CNTT là
tập hợp các phương tiện khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ
yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguồn thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội.” 4
Với từ điển tiếng Việt thì cho rằng “CNTT” là “tập hợp các phương pháp khoa
học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu
trữ và trao đổi thông tin số; là ngành khoa học công nghệ chuyên nghiên cứu và đưa ra
các giải pháp, phương tiện kĩ thuật trong việc lưu trữ, xử lý thông tin, nhằm khai thác
và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh
tế, xã hội, văn hoá của con người.”
Qua một vài nhận định trên, ta có thể định nghĩa cụm từ “CNTT” là một thuật
ngữ thuộc ngành khoa học công nghệ, thông qua các phương tiện khoa học - kỹ thuật
hiện đại dùng làm công cụ giáo dục với mục đích khai thác và sử dụng dữ liệu có hiệu
quả trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội của con người. Nó còn được sử dụng để
nghiên cứu, giao tiếp và truy cập các nguồn thông tin khác nhau được lưu trữ, thao tác,
sản xuất và truyền tải thông tin dưới mọi hình thức như: văn bản, âm thanh, hình ảnh,
video và các giao diện đồ họa tương tác.
Với sự phát triển như hiện nay của công nghệ đã giúp ta có thể khai thác dữ liệu,
truy cập và sử dụng nguồn thông tin từ khắp mọi nơi trên thế giới trong suốt 24 giờ một
ngày thông qua nguồn lực này.
Khi nhắc đến CNTT ta không thể không nhắc đến phương tiện kỹ thuật hiện đại
được sử dụng trong ngành CNTT phổ biến như điện thoại thông minh, máy vi tính, máy
tính bảng, tivi thông minh, v.v. Những phương tiện này sẽ giúp mọi kết quả nhận được
là tốt nhất và nhanh nhất cho con người.
1.2.2. Vai trò CNTT với giáo dục
CNTT tuy được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội
nhưng trong bài nghiên cứu này ta sẽ chỉ tìm hiểu vai trò to lớn của nó trong lĩnh vực
giáo dục đặc biệt về vấn đề giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng CNTT là một trong những công cụ hỗ trợ thông tin tiện lợi và mang lại nhiều lợi
ích nhất trong việc tiếp thu một ngôn ngữ mới của con người.

4
Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 04/08/1993 Về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta
trong những năm 90 được ký bởi đồng chí Võ Văn Kiệt - Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
13
Vai trò của CNTT đối với giáo dục cũng được tạp chí frantice.net nhấn mạnh
“việc tích hợp CNTT-TT trong giáo dục có nghĩa là sự gắn kết hài hòa giữa CNTT-TT
và tất cả các mắt xích tham gia vào chuỗi giáo dục, nhằm tạo ra việc dạy và học dựa trên
việc sử dụng các công nghệ hiện đại này.” 5

CNTT ra đời giúp giáo dục đạt hiệu quả hơn đặc biệt trong quá trình tiếp thu tri
thức. CNTT là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự phát triển công nghệ và tổ chức, lưu trữ,
truyền đạt dữ liệu, thông tin, sự kết hợp này mang đến những ảnh hưởng cực kỳ lớn
trong xã hội đặc biệt là với giáo dục. Với khối kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú
được lưu trữ trên đó từ đó giúp người học tăng thêm vốn kiến thức ngoài sách giáo khoa,
đơn giản hóa các kiến thức phức tạp và cải thiện chất lượng học và dạy.
Thêm vào đó CNTT thúc đẩy giáo dục mở cho cả người học lẫn người dạy. Thay
vì kiến thức, từ mới, ngữ pháp, các câu thành ngữ,... đã có sẵn trong sách, trong giáo
trình và trong bài giảng của giảng viên với góc nhìn hẹp thì với CNTT có rất nhiều khía
cạnh được đào sâu chi tiết, góc nhìn rộng lớn hơn, đa chiều hơn ngoài thế giới. Nếu như
bài học quá dài và bí từ, bí ý tưởng phù hợp thì công nghệ tin sẽ giúp người học rất nhiều
trong việc học tập và tiếp thu kiến thức cô đọng nhất, đôi khi còn giúp người học phát
huy sự sáng tạo của bản thân..
Không chỉ vậy CNTT còn trở thành một kênh thông tin đưa dữ liệu đến với người
dùng nhanh nhất và mang tính thời sự cao. Phải kể đến đầu tiên đó chính là tính thời sự.
Mỗi một môn học đều gắn với những điều thực tế, cũng như vậy mỗi một ngôn ngữ đều
gắn với quốc gia đó, hiểu được quốc gia đó thì người học mới yêu về nó từ đó tạo ra sự
đam mê về ngôn ngữ, tạo hứng thú cho người học. Không chỉ vậy nếu như thông tin
được cập nhật thường xuyên và nhanh nhất thì người học cũng dễ dàng nắm bắt được
thông tin, nắm bắt một số từ thông dụng sử dụng trong ngôn ngữ đó tùy từng lĩnh vực.
Sự nắm bắt nhanh kịp thời này giúp cho người học và người dạy đi kịp thời đại, đi kịp
với sự đi lên của nền Công nghiệp 4.0, nắm bắt xu thế thời đại mới là người của thời đại
đó.
Không thể không nhắc đến một vai trò khác của CNTT là tiết kiệm thời gian nạp
kiến thức, tạo không gian và thời gian học tập cho bất kỳ ai. CNTT sử dụng các công cụ
như tivi thông minh, máy tính bảng, điện thoại thông minh,... để truyền đạt, lưu trữ và
tìm kiếm thông tin, tìm kiếm dữ liệu vậy nên người dùng chỉ cần sử dụng bất kỳ một sản
phẩm di động nào thuộc sản phẩm của Cách mạng 4.0 thì dù bạn ở đâu, bất cứ lúc nào

5
L’intégration des TIC dans l’éducation signifie une cohésion harmonieuse entre les TIC et tous les
maillons intervenants dans la chaîne éducative, afin de produire un enseignement et un apprentissage
basés sur l’usage de ces technologies modernes.
14
chỉ cần bản thân họ muốn thì đều có thể có thể tiếp thu kiến thức, đặc biệt kiến thức mở
về ngoại ngữ.
Thời kỳ đổi mới, sáng tạo, cùng phát triển của nền kinh tế, của khoa học - kỹ
thuật, của công nghệ mà vai trò của CNTT ngày càng lớn, ngày càng rõ ràng hơn và nó
hiện hữu quanh ta. Mỗi chúng ta cần biết cách tận dụng và sử dụng các công cụ hỗ trợ,
phương tiện khoa học thuộc CNTT bất cứ lúc nào để bắt kịp xu hướng không chỉ trong
nước, trong khu vực mà còn là trên thế giới.

1.3. Vai trò của Công nghệ thông tin trong diễn đạt nói ngoại ngữ
1.3.1. Vai trò của CNTT trong diễn đạt nói ngoại ngữ
Giảng dạy và học tập “kỹ năng nói” là một phần quan trọng của việc học và dạy
ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp. Song, trong nhiều năm, việc dạy kỹ năng
nói, kỹ năng giao tiếp đã được chú trọng. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều giảng viên dạy
học chỉ như một sự lặp lại các bài tập hoặc ghi nhớ các đoạn hội thoại một cách không
có chủ đích hay bản thân các sinh viên thì quá đặt nặng việc học lý thuyết, ngữ pháp mà
không hiểu được cái đích cuối cùng của học ngoại ngữ là để giao tiếp được.
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của bốn kỹ năng chính cấu tạo nên
hình dạng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng một trong
những mục tiêu cốt yếu nhất của việc học ngoại ngữ chính là để có thể sở hữu khả năng
giao tiếp ổn định. Bởi vì, chỉ bằng cách đó, sinh viên mới có thể thể hiện bản thân và
học cách tuân theo các quy tắc văn hóa xã hội phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
Để dạy người học ngôn ngữ thứ hai cách nói theo cách tốt nhất có thể, một số ứng dụng
trên di động như Duolingo, Memrise, Busuu,… có thể áp dụng cho các môi trường lớp
học cùng với các đề xuất dành cho giảng viên dạy ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp.
Sự đổi mới là điều đầu tiên có thể nhìn thấy ngay khi áp dụng CNTT vào trong
việc học ngoại ngữ hay diễn đạt nói. Sự đổi mới sẽ giúp cho việc học ngoại ngữ nói
chung và vấn đề giao tiếp nói riêng trở nên hứng thú hơn, thú vị hơn so với cách dạy và
học truyền thống.
Để diễn đạt nói một cách lưu loát, mạch lạc, người học cần có cho bản thân lượng
từ vựng phong phú, đa dạng. Muốn sở hữu vốn từ vựng phong phú, đa dạng thì chỉ áp
dụng phương pháp dạy và học truyền thống thôi là chưa đủ. Thời đại công nghệ nổ ra,
CNTT ra đời đã giúp nâng tầm nền giáo dục toàn cầu lên một cấp bậc phát triển mới và
hiệu quả. Áp dụng CNTT sẽ mở rộng nguồn kiến thức vốn đã bị hạn chế rất nhiều bởi
sách vở. Tính tiện dụng cao của CNTT được thể hiện rõ nét trong tính khả dụng khi có
thể truy cập được ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Với CNTT. việc học ngoại ngữ trở nên khả
thi ngay cả khi đang đi xe bus, ngồi chờ dịch vụ, hay bất cứ lúc nào thời gian cho phép.
15
Tận dụng vài chục phút mỗi ngày trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến chính bản
thân người học bất ngờ về vốn từ vựng của mình.
Ngày trước khi theo cách dạy và học truyền thống, hầu như chỉ có khi nào lên
lớp mới có thể được các giảng viên sửa lỗi phát âm, điều này rõ ràng rất bất tiện nhưng
với CNTT, người sửa lỗi diễn đạt nói cho bạn sẽ là những David, James hay Criss, ...và
mọi lúc bạn cần. Khả năng phát âm của bạn từ đó sẽ “Tây’’ hơn, lưu loát hơn.
Sự chính xác và phong phú về ngữ pháp cũng là một điều vô cùng quan trọng khi
diễn đạt nói. Đồng ý rằng trong những cuốn sách ngoại ngữ sẽ cung cấp cho bạn những
kiến thức về ngữ pháp một cách chi tiết nhất nhưng chẳng nhẽ bạn cứ luôn vác theo
những cuốn giáo trình dày cộm như vậy. Đây là lúc mà CNTT phát huy vai trò của mình,
và bên cạnh đó thì khi vận dụng được các cấu trúc đặc biệt, những câu thành ngữ hay sẽ
khiến cho bạn tự tin hơn khi diễn đạt ý tưởng hay lời nói của mình. Điều này cũng giúp
cho bạn được đối phương đánh giá cao hơn.
1.3.2. Ứng dụng CNTT trong diễn đạt nói ngoại ngữ
Trong bối cảnh CNTT ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ trong giảng
dạy tiếng Pháp là cần thiết và hữu ích cho cả giảng viên và sinh viên. Các công cụ công
nghệ đã được coi là cách giúp sinh viên cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ thông qua
Internet, podcast, hội nghị truyền hình, video, phần mềm, … Trong đó, kỹ năng diễn đạt
nói là một trong những kỹ năng sinh viên phải thành thạo khi học ngoại ngữ nói chung
và học tiếng Pháp nói riêng. Việc cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Pháp của sinh viên
luôn được các giảng viên quan tâm; tuy nhiên, phương pháp đối với từng giảng viên còn
khác nhau và đôi khi việc sử dụng còn lúng túng.
Đối với giảng viên, họ là những người trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng cho sinh viên. Do đó, trong công tác đổi mới phương pháp giáo
dục bộ môn ngoại ngữ thì giảng viên nắm giữ vai trò nòng cốt. Để phục vụ cho công tác
ứng dụng CNTT vào việc học ngôn ngữ, giảng viên có thể linh động sử dụng các phần
mềm hỗ trợ để thiết kế các bài giảng, phương pháp dạy và học thú vị nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng như : Youtube, Kahoot, Quizizz, Google Class,... Để ứng dụng CNTT
trong việc dạy học ngoại ngữ đạt được hiệu quả cao thì cần thiết đề ra các biện pháp rõ
ràng, cụ thể. Một số đề xuất được nhóm đưa ra như sau : áp dụng CNTT thiết kế bài
giảng kết hợp đa phương tiện như hình ảnh, video, đoạn hội thoại mẫu để tăng hiệu quả
truyền đạt; hạn chế sử dụng tiếng Việt trong lúc giảng bài để tạo môi trường học ngoại
ngữ tốt nhất; tăng cường áp dụng các hoạt động giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận và thực
hành CNTT; giảng viên có thể bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thông qua CNTT để từ

16
đó hỗ trợ sinh viên tốt hơn về cách phát âm, cấu trúc ngữ pháp, cách bộc lộ, diễn đạt ý
kiến tự nhiên,...
Đối với sinh viên, để việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ nói chung
và nâng cao kỹ năng diễn đạt nói riêng được thành công, sinh viên cần nâng cao tinh
thần tự giác học tập, luôn cố gắng trao dồi kiến thức của bản thân. Các em có thể tự học
thông qua các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ trong phát triển kỹ năng giao tiếp như :
Youtube (cung cấp video, các đoạn hội thoại mẫu, tạo hứng thú cho người học với nội
dung phong phú, tăng cường khả năng phát âm giống người bản địa), Flipgrid (ứng dụng
đăng tải video nói để người nghe hoặc giảng viên có thể đưa ra nhận xét, chỉnh sửa tốt
nhất),... Để công tác áp dụng CNTT trong việc học ngoại ngữ đạt hiệu quả, sinh viên
được khuyên : sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mở rộng vốn từ bằng cách
ghi nhớ từ mới; tăng cường khả năng phát âm, nói, nghe, ... thông qua các kênh truyền
hình dạy ngoại ngữ, Youtube, ...; rèn luyện khả năng tư duy bằng ngôn ngữ để có phản
xạ giao tiếp tốt nhất; tải và sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học ngoại ngữ,...
Ngày nay, với sự trợ giúp của các thiết bị di động thông minh như điện thoại,
máy tính bảng, máy tính và những ứng dụng hỗ trợ học tập, sinh viên có thể truy cập tài
liệu học ngôn ngữ và giao tiếp với giảng viên và bạn học của mình bất cứ lúc nào, bất
cứ nơi đâu với một kết nối thích hợp. Bằng cách sử dụng CNTT trong các lớp học, sinh
viên sẽ có cơ hội để rèn luyện và thậm chí giao tiếp, trao đổi với nhau để cải thiện tư
duy ngoại ngữ nói chung và kỹ năng diễn đạt nói riêng.

17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT
NÓI TIẾNG PHÁP

2.1. Đánh giá thực trạng về việc ứng dụng CNTT vào việc học kỹ năng diễn
đạt nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại
trường Đại học Thương Mại.
Thực trạng về ứng dụng CNTT vào việc học kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của
sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại được đánh giá dựa trên kết quả khảo
sát 104 sinh viên, bao gồm 31 sinh viên học phần Văn hóa và Văn minh Pháp năm học
2021-2022 và 73 sinh viên năm học 2021-2022 của Viện Đào tạo Quốc tế. .
Bảng hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên tổng hợp lý thuyết của vấn
đề nghiên cứu và thực tế kinh nghiệm của cá nhân thành viên nhóm. Bảng hỏi xây dựng
gồm 2 phần chính, trong đó phần 1 là thông tin chung về người học, giới tính, lý do lựa
chọn tiếng Pháp, người học đã từng học tiếng Pháp trước khi vào đại học chưa và nếu
có thì bao lâu. Phần 2 là các câu hỏi khảo sát thực trạng từ quan điểm cá nhân về vấn đề
nghiên cứu với sinh viên đến thực trạng ứng dụng CNTT trong việc rèn luyện, học tập
kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên. Thang đo Likert được áp dụng trong việc
thiết kế bảng câu hỏi. Chúng tôi phát ra và thu thập được 104 phiếu hợp lệ.
Bảng hỏi được thiết kế nhằm đánh giá thực tế ứng dụng CNTT của sinh viên,
điều quan tâm, động lực rèn luyện của họ với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng
Pháp và những khó khăn trong quá trình rèn luyện để khảo sát, so sánh với sinh viên
được áp dụng CNTT trong quá trình rèn luyện của mình. Từ đó đề xuất ra những giải
pháp giúp cải thiện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp nhờ việc ứng dụng CNTT cho sinh
viên.
2.1.1. Điều quan tâm nhất của sinh viên khi rèn luyện các kỹ năng về tiếng Pháp
Theo kết quả khảo sát, trong kỹ năng giao tiếp, Nghe hiểu được coi là quan trọng
và rất quan trọng với 93 người, bên cạnh đó diễn đạt nói cũng được nhiều người chọn ở
mức độ quan trọng và rất quan trọng với 87 người. Qua kết quả thống kê trên, ta có thể
thấy đối với sinh viên một trong những yếu tố quyết định để sở hữu kỹ năng giao tiếp
và diễn đạt nói tốt là kỹ năng nghe hiểu, sau đó mới đến kỹ năng diễn đạt nói.
Tuy nhiên khi được hỏi mức độ chú trọng của bản thân trong số các yếu tố như:
ngữ pháp của câu, nghĩa của câu, từ vựng, phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu, tốc độ nói,
ngôn ngữ hình thể được sử dụng trong quá trình giao tiếp tiếng Pháp thì phát âm được
49% sinh viên tham gia khảo sát đánh giá rất chú trọng. Điều này chứng tỏ sinh viên
18
rất quan tâm đến yếu tố diễn đạt nói trong quá trình giao tiếp của mình, đặc biệt là vấn
đề phát âm.

Hình 1. Mức độ chú trọng của sinh viên với các yếu tố trong quá trình giao tiếp
tiếng Pháp
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

2.1.2. Phương pháp giảng dạy thường được áp dụng với sinh viên
Việc sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau vào bài giảng của giảng viên
giúp cho sinh viên có thể tiếp thu bài tốt hơn. Có đến 90,4% sinh viên cho rằng việc
phương pháp giảng dạy là quan trọng và rất quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ.
Khi được hỏi về phương pháp thường được giảng viên trường Đại học Thương Mại sử
dụng trong quá trình giảng dạy, sinh viên đa phần chọn hai phương pháp chính thường
được sử dụng là phương pháp tương tác (méthode interactif) và phương pháp giới thiệu,
giải thích, làm mẫu (méthode démonstrative).

19
Hình 2. Phương pháp giảng dạy thường được các giảng viên sử dụng
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Cũng qua cuộc khảo sát này, chúng ta thu được các kết quả khác như giảng viên
sử dụng phương pháp giao tiếp là chủ yếu với 46,2%, bên cạnh đó phương pháp truyền
thống vẫn được sử dụng với dung lượng chiếm 35,6%. Phương pháp giao tiếp hỗ trợ khá
nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp ở sinh viên. Đây là một
phương pháp khá hữu ích giúp sinh viên hiểu bài hơn cũng như là giúp tăng thời gian
luyện tập trên trường lớp cho mỗi người học. Nói đến phương pháp truyền thống tức là
nhắc đến loại phương pháp rất cũ “thầy cô đọc, học trò chép”. Đây được đánh giá là
phương pháp không giúp ích nhiều cho sinh viên về vấn đề rèn luyện kỹ năng diễn đạt
nói tiếng Pháp nhưng nó vẫn là một cách để tăng vốn từ vựng và xác định ngữ pháp câu
cho sinh viên, hỗ trợ cho việc giao tiếp tiếng Pháp chuẩn và chính xác hơn.
Ngoài ra 44,2% sinh viên được khảo sát cho biết giảng viên của họ thỉnh thoảng
mới có hoạt động đổi mới phương pháp và 35,6% sinh viên cho biết giảng viên của họ
thường xuyên có hoạt động này. Như vậy có thể thấy, để nâng cao chất lượng học, cũng
có nhiều giảng viên thường xuyên sử dụng các cách dạy mới lạ nhằm hấp dẫn và tăng
trình độ cho sinh viên nhưng không phải là rất thường xuyên.
Trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ, việc áp dụng CNTT của các giảng viên rất
thường xuyên với những tỷ lệ ấn tượng như: 19,2% giảng viên rất thường xuyên áp dụng
CNTT trong giảng dạy, 56,7% ở mức độ thường xuyên, và với mức độ thỉnh thoảng lên
đến con số 20,2%.

20
Hình 3. Tần suất áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy ngoại ngữ
của giảng viên
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Như vậy trong thời kỳ bệnh dịch như hiện nay, chúng ta phải nghiêm túc chấp
hành các quy định của Nhà nước về giãn cách xã hội thì việc thường xuyên đổi mới
phương pháp giảng dạy, thường xuyên ứng dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy
và học tập ngoại ngữ là điều thật sự cần thiết lúc này. Với những sinh viên hiện nay là
những Gen Z năng động, trẻ trung và sáng tạo thì CNTT cũng là bạn đồng hành thường
xuyên của họ. Theo thống kê của bảng khảo sát, có đến 58,7% sinh viên thường ứng
dụng CNTT vào việc học ngoại ngữ, thậm chí ở mức độ rất thường xuyên còn chiếm
21,2%. Tất cả đều cho thấy rõ một sự thật: CNTT là một phần cần thiết, quan trọng trong
nhiều mặt và bổ trợ phong phú cho sinh viên trong quá trình nâng cao trình độ ngoại
ngữ nói chung của mình.
2.1.3. Các phương pháp học kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp
Để học được một kỹ năng nào đó, bất kỳ một ai trong chúng ta cũng cần tìm kiếm
cho bản thân những phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, để rèn luyện kỹ năng
diễn đạt nói tiếng Pháp cũng vậy. Chúng tôi đã khảo sát 104 sinh viên thuộc chuyên
ngành Tiếng Pháp Thương mại trường Đại học Thương Mại và nhận được nhiều lựa
chọn rất có giá trị.
Đầu tiên với kết quả khảo sát cho vấn đề chủ động của sinh viên khi tham gia các
hoạt động nói trong các giờ giao tiếp. Theo thống kê có đến 58,7% sinh viên chỉ thỉnh
thoảng mới chủ động tham gia, tỷ lệ sinh viên thường xuyên chủ động chiếm 22,1%,
trong khi đó tỷ lệ sinh viên rất thường xuyên chủ động tham gia chỉ chiếm 5,8%. Đó là
với thống kê về hoạt động trong giờ học nhưng kể cả với những hoạt động ngoài giờ

21
trên lớp sinh viên cũng không quá chủ động rèn luyện kỹ năng này. Kết quả của câu hỏi
khảo sát này có nhiều điểm giống với câu hỏi về tần suất chủ động tham gia các hoạt
động nói trong các giờ học giao tiếp trên lớp. Phần lớn sinh viên chỉ thỉnh thoảng mới
nói tiếng Pháp ngoài giờ trên lớp (lên đến 45,2%). Khác với câu hỏi trước trong khi câu
trả lời được nhiều người chọn thứ hai là thường xuyên thì ở câu này sinh viên chọn nhiều
hiếm khi mới nói tiếng Pháp ngoài giờ học (tỷ lệ này lên đến 26,8%), tổng cả hai lựa
chọn thường xuyên và rất thường xuyên chỉ chiếm 20,2% thậm chí còn không bằng lựa
chọn hiếm khi. Kết quả này không mấy khả quan thậm chí nó còn thúc đẩy chúng ta tìm
ra nguyên nhân của của kết quả này.

Hình 4. Tần suất sinh viên nói tiếng Pháp ngoài giờ trên lớp
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Ngoài điều đó khi hỏi người thực hành nói tiếng Pháp với người được khảo sát,
theo đó thì rất nhiều người lựa chọn giao tiếp với bạn bè, giảng viên cũng là đối tượng
được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh đó thực hành nói tiếng Pháp với gia đình, người
nước ngoài hoặc đồng nghiệp cũng được nhiều sinh viên chọn. Có thể thấy sinh viên
chủ yếu thực hành nói với bạn bè - những người cùng học với họ, là những người dễ
hiểu và thường làm bài tập với họ. Điều này cho thấy rõ bạn bè là người quan trọng, có
ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh
viên.

22
Hình 5. Đối tượng được sinh viên lựa chọn cùng thực hành nói tiếng Pháp
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Để hỗ trợ cho quá trình rèn luyện cũng như học tập nói tiếng Pháp của sinh viên
thì chúng ta cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của tài liệu tham khảo. Khi được hỏi
về việc thường xuyên tiếp cận với các tài liệu tiếng Pháp không, kết quả là chỉ 60,3%
sinh viên chọn có, còn lại chọn không, tức là không có quá nhiều sinh viên chủ động
trong việc học tập và tìm kiếm tài liệu học tập tiếng Pháp, điều này ảnh hưởng nhiều đến
quá trình rèn luyện của họ. Trong thời kỳ công nghệ ngày càng đi lên như hiện nay thì
việc sử dụng các mạng xã hội là một điều hiển nhiên ở giới trẻ, tốt hơn nữa là sinh viên
đã biết tận dụng chúng để có được những nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ quá trình rèn
luyện kĩ năng nói của bản thân mình. Theo kết quả khảo sát, có 61 người thuộc nhóm tỷ
lệ 60,3% sử dụng mạng xã hội để tiếp cận với tài liệu tiếng Pháp. Âm nhạc, phim, sách
truyện tiếng Pháp cũng là một trong số những thể loại tài liệu thường được sử dụng.
Phương pháp học tập kèm với giải trí đang dần trở nên quen thuộc và phổ biến hơn bao
giờ hết trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Nhiều tạp chí, bài báo khoa học đã chỉ ra
rằng giáo dục giải trí là một cách để tăng động lực học hỏi hơn và thậm chí còn tạo tính
chủ động muốn học tập của người học. Chính điều này đã lý giải tại sao những thể loại
trên là một trong những thể loại được nhiều người sử dụng để khai thác tài liệu nhất.
Bên cạnh đó, người học cũng thường xuyên tiếp cận các tài liệu tiếng Pháp thuộc các
thể loại khác nhau như: tin tức tiếng Pháp, báo chí tiếng Pháp, loa đài phát thanh, web
học tiếng Pháp và giáo trình. Tất cả những điều này cho chúng ta thấy rõ việc tiếp cận
tài liệu tham khảo tiếng Pháp của sinh viên là rất dễ dàng, tất cả đều có thể có ở bất kỳ
đâu xung quanh họ nhưng họ có tiếp cận nó hay không lại là do vấn đề của cá nhân họ.

23
Hình 6. Thể loại tài liệu tham khảo được sinh viên sử dụng khi tự rèn luyện và
học tập tiếng Pháp
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Để biết sinh viên có gặp khó khăn trong vấn đề phân bổ thời gian cho từng kỹ
năng liên quan đến tiếng Pháp, đặc biệt là sinh viên có khó khăn với kỹ năng diễn đạt
nói hay không, từ đó tìm ra phương pháp dạy và học kĩ năng này phù hợp nhất cho họ
chúng tôi cũng có một khảo sát nhỏ và thu về kết quả là: Ở mức độ rất khó khăn, sinh
viên chọn kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng diễn đạt nói đứng thứ hai; ở mức khó khăn, sinh
viên chọn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng diễn đạt nói tiếp tục đứng thứ hai; ở mức khá khó
khăn đứng đầu là kỹ năng diễn đạt viết, kỹ năng diễn đạt nói đứng thứ ba sau kỹ năng
nghe hiểu. Như vậy có thể thấy kỹ năng diễn đạt nói không phải là quá khó khăn trong
việc phân bổ thời gian với sinh viên, từ đây ta có thể nhận định rằng việc phân bổ thời
gian để rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp không quá gây khó khăn cho sinh viên
có thể là một trong những hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình này.
Với mức phân bổ thời gian như vậy, cũng có 46,2% sinh viên thường xuyên tự
rèn luyện ngoài giờ về kỹ năng diễn đạt nói. Theo như biểu đồ thống kê về phương pháp
mà họ thường sử dụng để rèn luyện giúp kỹ năng diễn đạt nói của bản thân phát triển tốt
hơn thì hai phương pháp thường xuyên và rất thường xuyên được áp dụng là rèn luyện
kỹ năng phát âm và trau dồi thêm vốn từ vựng. Sinh viên phát âm gặp nhiều khó khăn,
cũng nhận thấy phát âm và từ vựng là yếu tố mà sinh viên chú trọng trong quá trình giao
tiếp nên khi hai phương pháp này thường xuyên được áp dụng cũng là điều dễ hiểu. Bên
cạnh đó biểu đồ thống kê này cũng cho thấy rằng sinh viên cũng thường xuyên sử dụng
cách nghe lại các bài hội thoại đã học trên lớp và luyện các bài nói trên lớp một mình.
Phương pháp luyện bài nói trên lớp theo nhóm là phương pháp ít sử dụng nhất có thể là
24
do nhiều nguyên nhân gây cản trở sinh viên cũng thôi thúc ta tìm ra nguyên nhân để
giúp sinh viên sử dụng phương pháp này tốt hơn vì đây một trong những phương pháp
tốt để kỹ năng diễn đạt nói của người học phát triển hơn.

Hình 7. Tần suất áp dụng những phương pháp hỗ trợ quá trình tự rèn luyện
ngoài giờ về kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Để nắm chắc những yếu tố trong giờ học nói có ảnh hưởng đến việc sinh viên
chủ động tham gia trong giờ học nói như thế nào chúng tôi cũng đánh giá mức độ hài
lòng của sinh viên với một vài yếu tố như cơ hội trao đổi với giảng viên bằng tiếng Pháp,
các tình huống giao tiếp thực tế, được giảng viên chỉnh sửa phát âm, không khí giờ học
sôi nổi và được làm theo nhóm thì yếu tố, được giảng viên chữa bài trình bày và chỉnh
sửa phát âm được đánh giá hài lòng và rất hài lòng nhiều nhất với tổng số 83/104 người
khảo sát. Ngoài việc để đánh giá giảng viên có vai trò như thế nào trong việc rèn luyện
của sinh viên thì cũng có hai câu hỏi lần lượt được đặt ra là vai trò của giảng viên trong
các hoạt động nói trên lớp và vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn bạn tự rèn kỹ
năng nói ngoài giờ trên lớp. Với thang đo về mức độ quan trọng chúng ta nhận được kết
cả của cả hai đều khá lớn. Ở câu hỏi đầu tiên, nhận được 81,7% sinh viên chọn có mức
độ quan trọng và rất quan trọng. Câu hỏi còn lại, cũng với hai mức độ quan trọng như
trên cũng nhận được 75% ý kiến của sinh viên. Những tỷ lệ cao như vậy giúp cho ta có
thể thấy vai trò quan trọng của giảng viên đặc biệt là trong vấn đề phát âm của sinh viên
có ảnh hưởng lớn đến việc sẵn sàng nói trong giờ học nói tiếng Pháp.
Ngoài giảng viên để xem xét đối tượng nào cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao
kỹ năng nói của sinh viên và nhận được kết quả là 60,6% lựa chọn rèn luyện theo nhóm
và hội thoại với bạn cùng lớp, còn lại 39,4% chọn rèn luyện một mình và độc thoại, như

25
vậy có thể nói đa số sinh viên nói tiếng Pháp trường Đại học Thương Mại khá năng
động, hướng ngoại và thích giao tiếp hơn là độc thoại một mình và vì thế trong quá trình
rèn luyện một người bạn cũng có thể giúp đỡ cho người học rất nhiều. Vì sinh viên có
xu hướng rèn luyện theo nhóm nên khi hỏi số lượng thành viên trong nhóm để mỗi thành
viên đạt hiệu quả cao nhất để phát triển kỹ năng của mỗi người thì có đến 60 người chọn
nên có số lượng từ 3 đến 5 thành viên là tốt nhất, 36 người chọn ít hơn 3 thành viên còn
lại chọn từ 5 đến 8 thành viên. Khái quát lại với sinh viên số lượng thành viên trong
nhóm quá ít hay quá nhiều thì đều không đủ hiệu quả mà nên có nhóm từ 3 đến 5 người
để nâng cao hiệu quả việc học với mỗi thành viên.

Hình 8. Đánh giá lợi ích của làm việc nhóm mang lại khi rèn luyện kỹ năng diễn
đạt nói tiếng Pháp của sinh viên
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Theo sinh viên rèn luyện theo nhóm có hiệu quả tốt nhất, do đó chúng tôi cũng
khảo sát họ về những lợi ích khi làm việc nhóm đánh giá của họ như thế nào về việc làm
việc nhóm việc giúp họ nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp. Thống kê nhận được
là hai lợi ích lớn nhất cũng được đánh giá khá cao và đánh giá cao nhiều nhất (86 đánh
giá tất cả) là nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và cải thiện kỹ năng diễn đạt trước đám
đông, sau đó có đến 83 đánh giá tích cực về lợi ích thúc đẩy bản thân cố gắng hoàn thành
công việc. Ngoài ra những lợi ích khác như các ý kiến đa dạng, công việc sẽ được hoàn
thành tốt nhất và nhanh nhất, sinh viên giỏi có thể giúp đỡ sinh viên yếu hơn, có thể
thêm thời gian trao đổi tiếng Pháp với các bạn, có thể tiếp cận những chủ đề lớn hơn,
tính cạnh tranh giữa các nhóm khiến sinh viên hứng thú là những yếu tố được đánh giá
cao và mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên. Điều này chứng tỏ việc rèn luyện kỹ

26
năng diễn đạt nói tiếng Pháp cùng nhóm hoặc bạn bè trong lớp là một phương pháp hiệu
quả khá cao, mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên.
Tổng quát lại có rất nhiều phương pháp để học tập và giảng dạy về kỹ năng diễn
đạt nói tiếng Pháp, bên cạnh cách học thông qua các phương pháp dạy của giảng viên
cách học thông qua việc rèn luyện cùng bạn bè, làm việc nhóm cũng được sinh viên
thường xuyên áp dụng, đặc biệt có nhiều sinh viên ứng dụng CNTT vào quá trình rèn
luyện. Tất cả đều mang lại nhiều lợi ích bởi vậy có thể nói mỗi người đều có phương
pháp riêng để rèn luyện, không ai giống ai nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng
của giảng viên và bạn bè, những người đồng hành trong quá trình này.
2.1.4. Những khó khăn trong quá trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp
Kết quả của cuộc khảo sát này nhận được số lượng bình chọn của sinh viên về
mức độ rất khó nhiều nhất là ở các yếu tố : phát âm và tốc độ lời nói nhiều nhất (22 bình
chọn), cách diễn đạt và hiểu biết xã hội ở vị trí kế tiếp và đều có 21 người chọn rất khó.
Ngoài ra, từ vựng, ngữ pháp của câu và ngữ điệu cũng là một trong số những khó khăn
lớn khiến sinh viên gặp trở ngại trong quá trình nói tiếng Pháp. Bên cạnh đó, nhịp điệu
và nghĩa của câu tuy được chọn ở mức khó với số lượng lớn nhưng không là trở ngại
quá lớn trong quá trình rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên.

Hình 9. Mức độ khó khăn của sinh viên với các yếu tố sau khi tham gia hoạt động
diễn đạt nói tiếng Pháp
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Với thống kê trên đây về khó khăn của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng
diễn đạt nói tiếng Pháp, chúng ta sẽ sẽ tập trung làm rõ khó khăn lớn nhất mà sinh viên
thường gặp phải đó là phát âm. Việc phát âm đúng không chỉ giúp người đối diện trong
27
cuộc giao tiếp dễ dàng hiểu ý của người nói mà nó còn giúp chính người nói tự tin hơn
nhiều.
Sinh viên gặp khó khăn lớn trong quá trình diễn đạt nói được cho là phát âm chưa
tốt, đặc biệt trong tiếng pháp có rất nhiều âm tiết phát âm rất khó. Theo như khảo sát thì
âm như [ɛ]̃ , [ɔ̃], [œ], [r], [ɑ̃], [ɲ], [Ʒ], [ɥ], [ø], [u] là những âm khó phát âm nhất. Tỷ lệ
sinh viên tích chọn những âm đơn khó này có từ 19,1% lên đến 42,6%. Đây là những
âm không có trong tiếng Việt, cách phát âm cũng khó hơn khi dùng đường hơi lên mũi
thay vì ra miệng, còn âm họng như âm [r] thì lại có cách đọc làm rung phần cuống lưỡi
gần cổ họng nhưng không làm rung đầu lưỡi. Cách đọc khác và khá khó với nhiều sinh
viên Việt Nam.

Hình 10. Những âm khó trong tiếng Pháp đối với sinh viên
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

28
Bên cạnh những âm mũi, âm tròn môi, âm uốn lưỡi và âm rung thanh quản trên
thì cũng có một số âm đôi gây khó khăn cho sinh viên. Kết quả của cuộc khảo sát này
nhận về kết quả khá dễ hiểu khi đa số các phụ âm đôi có sự kết hợp giữa âm /r/ và một
phụ âm khác được chọn là âm đôi khó nhất. Đặc biệt có đến 51,5% sinh viên chọn phụ
âm đôi /kr/ , đối với những phụ âm đôi khác kết hợp với /r/ cũng chiếm tỷ lệ từ 22,1%
trở lên. Như đã nhắc ở trên âm /r/ là một âm khó phát âm nên khi có sự kết hợp thì càng
khó.

Hình 11. Những phụ âm đôi trong tiếng Pháp gây khó khăn cho sinh viên khi
phát âm
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Bên cạnh đó, tại trường Đại học Thương Mại trong mỗi tiết học luôn có giờ luyện
kỹ năng diễn đạt nói riêng nhằm tạo điều kiện chỉnh sửa phát âm cũng như tạo thói quen
nói cho sinh viên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều sinh viên chưa hứng thú chủ động học
tập trên trường lớp nói chung. Điều này khiến tính chủ động tham gia hoạt động nói của
sinh viên giảm xuống kéo theo đó cũng là việc phát âm của sinh viên không tốt, gây trở
ngại cho họ và quá trình thực hành giao tiếp của sinh viên. Theo như kết quả thống kê
29
của khảo sát dưới đây thì ngoài khó khăn khi phát âm của tiếng Pháp ra, còn tồn tại một
vài khó khăn khác cũng được đưa ra. Lý do chủ yếu mà có đến 81/104 sinh viên chọn là
mục không có đủ kiến thức ngôn ngữ như từ vựng cấu trúc câu. Sợ mắc lỗi khi giao tiếp
và sợ nói trước đám đông cũng là hai lý do lớn tiếp theo ảnh hưởng đến việc nói trong
giờ học của sinh khiến kỹ năng diễn đạt nói trở nên không tốt. Thêm vào đó cũng có các
lý do như cảm thấy tình huống giao tiếp không thú vị hay không thích làm việc với
người khác hoặc thiếu ăn ý với người cùng giao tiếp.

Hình 12. Những điều khiến sinh viên không hứng thú trong giờ học nói
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Qua những phân tích trên ta nhận thấy vấn đề kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp
của sinh viên gặp nhiều trở ngại nhiều nguyên nhân xuất phát từ bản thân đặc biệt liên
quan đến vấn đề phát âm và hứng thú trong các giờ học nói tiếng Pháp. Vì thế đây cũng
là vấn đề vướng mắc cần có các giải quyết càng sớm càng tốt để nhanh chóng có những
cách xử lý và giúp đỡ cho sinh viên.
2.1.5. Động lực học tiếng Pháp
Để nói đến động lực học một ngoại ngữ bất kỳ của một người thì yếu tố đầu tiên
được nhắc đến đó là niềm đam mê, sự yêu thích của sinh viên với ngôn ngữ đó. Khi
được khảo sát về niềm yêu thích với kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp thì có tới 61,6%
sinh viên thích và rất thích kỹ năng diễn đạt nói, mức độ không thích và rất không thích
chỉ chiếm 6.8%. Tuy tỷ lệ sinh viên thích kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp là khá cao
nhưng tần suất giao tiếp bằng tiếng Pháp lại không nhiều. Đa số sinh viên chọn thỉnh
30
thoảng (45,2%) và hiếm khi (35,6%), thậm chí có đến 13,5% sinh viên không bao giờ
giao tiếp bằng tiếng Pháp ngoài giờ học nói trên lớp. Điều này chứng tỏ sinh viên có
thích học nhưng chưa tích cực hoặc còn có một vài yếu tố, một vài nguyên nhân khác
gây cản trở sự yêu thích đó.

Hình 13. Tần suất sinh viên giao tiếp bằng tiếng Pháp ngoài thời gian học nói
trên lớp
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Thời gian mà sinh viên dành ra để luyện nói tại nhà lại không nhiều. Có đến
67,3% sinh viên được khảo sát dành thời gian ít hơn 1 giờ để luyện nói ở nhà, 29,8%
sinh viên chọn khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ một ngày, số ít còn lại chọn 2 đến 4 giờ
và không có một sinh viên nào chọn nhiều hơn 4 giờ đồng hồ một ngày để luyện tập kỹ
năng nói tiếng Pháp của bản thân.

Hình 14. Thời gian sinh viên luyện nói tiếng Pháp ở nhà mỗi ngày
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Bên cạnh niềm yêu thích chúng tôi cũng khảo sát cả mong muốn của sinh viên
với việc phát triển và hoàn thiện năng lực nói tiếng Pháp của bản thân. Kết quả thu về
khá giống với niềm yêu thích của sinh viên với kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp. Có đến

31
55,8% người chọn rất mong muốn, 22,1% và 18,3% lần lượt là tỷ lệ sinh viên có mức
độ mong muốn và khá mong muốn.

Hình 15. Mức độ mong muốn phát triển và hoàn thiện năng lực nói tiếng Pháp
của sinh viên
Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Ngoài ra để tìm hiểu thêm hứng thú và động lực của sinh viên trong việc rèn
luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp có tăng cao không nếu đổi mới phương pháp dạy
thì có đến 77,8% sinh viên cho là vực đổi mới này là cần thiết và rất cần thiết. Cho dù
ở mức khá cần thiết thì cũng đạt đến 18,3%. Như vậy có thể thấy việc đổi mới phương
pháp dạy là một điều khá cần thiết với sinh viên giúp tạo động lực cho mỗi sinh viên
phát triển và rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của bản thân tốt hơn nữa.
Để đảm bảo sinh viên có thêm động lực rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp
chúng tôi đã đặt ra câu hỏi để biết hơn về những mong muốn, đề xuất của sinh viên với
phương pháp giảng dạy của giảng viên và đã có rất nhiều phản hồi của sinh viên được
đưa ra về các vấn đề từ liên quan đến nghe, đến nói đến cả cách dạy học. Sau đây là một
số ý kiến mà nhóm chúng tôi đã nhận được:
- “Cho sinh viên nhiều file nghe và kiểm tra khả năng nói của sinh viên thông
qua những bài tập về nhà như ghi âm.”,
- “Bắt sinh viên ghi âm giọng đọc tiếng Pháp”,
- “Em thấy mỗi buổi các cô giáo nên gọi 1 bạn nào đó bất kỳ và hỏi bạn ấy về 1
chủ đề nào đấy, vì không có sự chuẩn bị trước nên bạn ấy phải suy nghĩ nảy số
để diễn đạt điều muốn nói, tăng sự phản xạ, và sau mỗi buổi bạn ấy sẽ ý thức
được phải rèn luyện bản thân, hơn nữa nó cũng không làm mất nhiều thời gian
vì mỗi buổi tầm 2 bạn, sau đó các bạn sẽ tự luyện thêm”,
- “Giao tiếp nhiều hơn bằng tiếng pháp”,

32
- “Nói bằng tiếng Pháp đồng thời phải giải nghĩa câu đó sang tiếng việt, thường
xuyên nhắc lại nghĩa của từ để người học nhớ lại. Cho nhiều bài tập ngữ pháp
hơn. Làm việc nhóm đôi giao tiếp nhiều hơn”,
- “Giảng viên nên cho các bạn tự nói về các chủ đề nhiều hơn”,
- “Tiếp thu ý kiến sinh viên nhiều hơn”,
- “Đối với sinh viên mới học tiếng Pháp, mong các thầy cô đừng giảng dạy toàn
bộ bằng tiếng Pháp”,
- “Em muốn có thêm nhiều bài thực hành nói và thuyết trình trên lớp hơn”,
- “Em mong muốn các giảng viên có thể phát âm mẫu một cách rõ ràng, giải
thích cách để phát âm như thế nào, mở khẩu hình miệng như thế nào để sinh
viên có thể dễ dàng làm theo. Phương pháp ghi âm phát âm của các giảng viên
lại và gửi file cho sinh viên cũng rất hữu ích để chúng em có thể nghe và ôn lại
bài. Mong muốn giảng viên có thể đưa ra nhiều nguồn học nghe và nói ở trên
mạng hơn, có thể đưa cho chúng em nhiều chủ đề giao tiếp để có thể luyện tập
ở nhà.”,
- “Dạy chậm mà chắc, phát âm trước rồi đến nghĩa từ, nghĩa câu, ngữ pháp lồng
ghép vào, dạy những câu thông dụng thành thạo trước rồi mới đến phức tạp, ít
thông dụng.”,
- “Giảng viên phân nhỏ học sinh của mình thành những nhóm nhỏ tầm 10 người
một nhóm. Giao bài tập về phát âm. Sinh viên thu âm lại giọng nói. giảng viên
làm việc với từng nhóm nhỏ sửa lỗi cho các sinh viên, các thành viên trong một
nhóm cũng sửa cho nhau, cách tranh lành mạnh giữa các nhóm học sinh sẽ giúp
cả nhóm cũng như mỗi thành viên cải thiện kỹ năng nói.”,
- “Em chỉ mong được học offline để có thể nghe rõ cách đọc các từ hơn từ đó
mới có thể phát triển kỹ năng nói còn học online hay bị tạp âm, nhất là khi đọc
từ mới giọng người nọ đè lên giọng người kia nên em hiếm khi nghe rõ cách
đọc từ”,
- “Với một số học sinh lần đầu tiếp xúc với tiếng Pháp thì em nghĩ cần có thêm
những tiết học dạy theo chủ đề về ngữ pháp cơ bản, từ vựng theo chủ đề để có
vốn từ giao tiếp và sau đó là tiết riêng để luyện nói.”,
- “Em có 1 đề xuất là bài tập về nhà thay vì những bài tập viết thì giảng viên có
thể chia lớp theo từng cặp và về quay video nói chuyện với nhau bằng tiếng
Pháp về chủ đề đã học trong ngày hôm đó. Thực hành vậy có thể vừa giúp sinh
viên tránh tình trạng ngại nói, vừa có thể tăng phản xạ, vừa có thể cải thiện phát
âm và nhớ lâu hơn những kiến thức ngày hôm đó.”,
- “Tìm ra chủ đề nói thú vị”,
- “Nên dạy theo mảng cấu trúc và thì giống tiếng anh thì sẽ dễ nhớ hơn ạ”,
33
- “Dạy ngữ pháp sâu hơn và chậm hơn, nói kỹ hơn về những trường hợp đặc biệt
trong ngữ pháp và giao tiếp, giao bài tập nói nhiều hơn ạ”,
- “Thực hành nói trên giờ học nhiều hơn”,
- “Thời gian rèn luyện nhiều hơn và nhấn mạnh chỗ khó”,
- “Giảng viên có thể cho sinh viên quay video thuyết trình đơn giản hoặc 1 đoạn
hội thoại và giúp sinh viên sửa phát âm. Khi sinh viên đã nắm được những kiến
thức căn bản có thể cho sinh viên tự chọn đề tài và thuyết trình theo nhóm”.
Tóm tắt lại những ý kiến này là trên lớp giảng viên nên tăng thời gian nói cho sinh viên,
nếu như học một đoạn hội thoại thì giảng viên nên hỗ trợ dịch nghĩa luôn, các bài hội
thoại cũng nên tăng thêm chủ đề nhằm làm phong phú vốn từ và tạo hứng thú cho sinh
viên, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần kết hợp song song cả tiếng Việt và tiếng
Pháp thay vì chỉ nói nguyên tiếng Pháp cùng với đó là giảng bài chậm và chắc từng kiến
thức. Đối với bài tập về nhà thay vì những bài tập ở dạng viết thì giảng viên nên tăng
lượng bài tập như video.
Như vậy có thể thấy sinh viên có rất nhiều mong muốn, rất nhiều nhu cầu cần
được giải quyết nhưng mà chưa được hoàn thành, đây là một trong số các nguyên nhân
khiến sinh viên không có nhiều động lực để rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp.
Điều này chứng tỏ để sinh viên học tốt hơn có động lực hơn thì không chỉ bản thân sinh
viên mà ngay cả từ phía giảng viên cũng cần có những sự thay đổi những sự đột phá
nhiều hơn nữa để tạo hứng thú cho người học.

2.2. Các hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp thông qua việc
áp dụng CNTT của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại
trường Đại học Thương Mại.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã áp dụng đan xen năm nền tảng ứng dụng
công nghệ: Powerpoint, Flipgrid, Youtube, Kahoot và Quizizz để nâng cao kỹ năng diễn
đạt nói tiếng Pháp cho sinh viên.
Ứng dụng cơ bản đầu tiên được sử dụng thông dụng và rộng rãi nhất trong môi
trường học đường chính là Powerpoint. Powerpoint nằm trong bộ công cụ Microsoft
Office, là một phần mềm trình chiếu sử dụng các slide để truyền tải thông tin. Nó cho
phép người dùng tạo ra những slide phục vụ các buổi thuyết trình để thể hiện những
thông điệp trong các lớp học hoặc buổi học. Cụ thể hơn, trong học phần Văn hóa và Văn
minh Pháp, Powerpoint được sử dụng triệt để một cách vô cùng hiệu quả với đa đối
tượng: giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, Powerpoint được sử dụng với tần
suất khá cao xuyên suốt học phần để truyền tải thông tin, nội dung các bài học trong

34
giáo trình đến với sinh viên. Ngược lại, hàng tuần sinh viên cũng sẽ phải nộp những
slide Powerpoint đồng thời thuyết trình dựa trên những slide đó về các chủ đề cụ thể.
Powerpoint rèn luyện cho giảng viên và sinh viên kỹ năng hệ thống ý, tóm tắt và
làm nổi bật những nội dung chính giúp bài học trở nên đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
Powerpoint cũng là một trong những công cụ chính được sử dụng đông đảo nhất trong
các lớp học và cả trong thực tế đời sống hiện nay giúp con người ta nâng cao kỹ năng
thuyết trình, giao tiếp và diễn đạt nói. Mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày đều có vô vàn nhà
ngoại giao, chuyên gia đàm phán, những con người thành công được sinh ra thông qua
quá trình học tập và phát triển kỹ năng thuyết trình của mình. Trong môi trường đại học,
một việc đơn giản như thuyết trình và phản biện thông qua Powerpoint cũng có thể giúp
bạn biến từ một người tự ti, kém giao tiếp thành một con người tự tin, thành công, không
ngần ngại bộc lộ quan điểm và ý kiến cá nhân của bản thân.
Đến với công cụ CNTT thứ hai, Youtube là một mạng xã hội, một nền tảng chia
sẻ video trực tuyến, là nơi người dùng có thể đăng tải hoặc xem những video của người
khác trên các thiết bị như di động, máy tính, tablet, … Youtube đã trở nên quá thông
dụng đối với người dân toàn cầu với số lượng video khổng lồ về những chủ đề không
giới hạn. Cụ thể hơn, trong học phần Văn hóa và Văn minh Pháp, Youtube được sử dụng
tập trung trong ba chủ đề “Lễ hội của Pháp” (Le festival de la France), “Các thương hiệu
cao cấp Pháp” (Les marques de luxe françaises) và “Tuần lễ thời trang” (La semaine de
la mode) ở chương một của giáo trình. Không phải ngẫu nhiên mà học tiếng Pháp giao
tiếp trên Youtube luôn là một trong những cách học được dân ngoại ngữ vô cùng ưa
chuộng. Liên quan đến mục đích nâng cao kỹ năng diễn đạt nói, chúng ta không thể
không nói đến những đặc điểm ưu việt mà Youtube đem lại cho người học. Đầu tiên,
trên Youtube có nguồn thông tin cũng như nội dung vô cùng dồi dào và phong phú. Sinh
viên có thể thoải mái tìm kiếm các video hướng dẫn học tiếng Pháp giao tiếp, các video
bản tin bằng tiếng Pháp,… để có thể luyện nghe cũng như luyện phát âm, luyện cách
xây dựng ý phát triển bài nói một cách chính xác, ngôn ngữ hiện đại và cập nhật sát thực
tế. Đa số những người sử dụng Youtube để tương tác với người học đều có kỹ năng
thuyết trình tốt, dễ hiểu và thái độ kiên nhẫn, trau chuốt. Sinh viên chưa theo kịp bài học
trên lớp có thể lên nền tảng này để trau dồi lại những phần kiến thức mình chưa hiểu,
luyện nghe và học phát âm từ vựng theo giảng viên một cách chậm rãi với độ chính xác
cao. Ngoài ra, việc ứng dụng Youtube vào quá trình giảng dạy còn đem lại lợi ích vô
cùng to lớn về mặt thích nghi với ngôn ngữ Pháp, nền văn hóa văn minh Pháp bởi trong
các video Youtube, ngôn ngữ được biểu đạt trôi chảy, tự nhiên như trong cuộc sống
hàng ngày của người bản xứ. Bởi vậy, nếu không sống trong môi trường sử dụng ngôn

35
ngữ đó, có lẽ xem video, xem phim là cách lý tưởng nhất có thể đem tới cho sinh viên
những trải nghiệm sử dụng ngôn ngữ tự nhiên như vậy.
Kahoot và Quizizz là hai nền tảng công nghệ thông tin được áp dụng thứ ba để
góp phần nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên chuyên ngành tiếng
Pháp trường Đại học Thương Mại. Vậy Kahoot và Quizizz là gì? Đây là hai công cụ học
tập dựa trên nền tảng trò chơi. Trò chơi được áp dụng ở đây là những câu hỏi trắc nghiệm
và không chỉ là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần như trong các bài kiểm tra giấy, người
dùng còn có thể tích hợp thêm hình ảnh và video vào bài. Vậy tại sao lại có thể nói rằng
“Những câu hỏi trắc nghiệm này sẽ giúp nâng cao khả năng diễn đạt nói của sinh viên”
trong khi tưởng chừng như hai thứ này không hề liên quan đến nhau? Nhà giáo dục
James Britton đã từng nói : “Reading and writing float on a sea of talk” (Dịch thô: “Đọc
và viết đều trôi nổi trên biển nói” hay ta có thể hiểu theo nghĩa bóng là: “Khả năng đọc
và viết đều được thể hiện, bộc lộ thông qua kỹ năng nói”). Quả thật là vậy, để có thể sở
hữu một khả năng giao tiếp tốt, một kỹ năng bộc lộ ý kiến cá nhân tốt thì bạn cần phải
phải có kỹ năng đọc viết tốt. Bởi nếu như không có vốn từ vựng, không biết cấu trúc
ngữ pháp thì sao bạn có thể nói, giao tiếp được bất cứ câu từ gì. Kahoot và Quizizz Được
sử dụng với tần suất liên tục xuyên suốt quá trình học tập và giảng dạy giúp sinh viên
nắm chắc những kiến thức về đọc, viết để từ đó bổ sung, hoàn thiện hơn kỹ năng biểu
đạt, làm phong phú thêm vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp giao tiếp.
Cuối cùng chúng ta có Flipgrid - một nền tảng thảo luận nhóm phù hợp với mọi
lứa tuổi cho phép sinh viên thảo luận và luyện nói theo chủ đề với các video clip có thể
quay được ngay tại nhà hoặc trong lớp học. Flipgrid tương tự như quá trình tạo video
phản hồi trên Youtube cho một chủ đề hoặc tin tức cụ thể nhằm giúp các nhà giáo dục
nhìn thấy và nghe được sản phẩm từ mọi sinh viên trong lớp và đẩy mạnh môi trường
học tập vui vẻ và hợp tác. Giảng viên sẽ tạo một “lưới” cho lớp của mình để đăng các
chủ đề thảo luận mà sinh viên sẽ chia sẻ các phản hồi ngắn bằng video. Các chủ đề này
có thể bao gồm một mô tả, video, ảnh động, các hình ảnh và liên kết, bất cứ thứ gì bạn
muốn mà không bị giới hạn số lượng. Cụ thể hơn, trong học phần Văn hóa và Văn minh
Pháp, giảng viên đã đưa ra những chủ đề dựa trên nội dung các bài học của từng chương
trong giáo trình Văn hóa và Văn minh Pháp (Culture et Civilisation Françaises) của
trường Đại học Thương Mại. Trong chương một, ba chủ đề cụ thể : “Địa lý nước Pháp”
(La France physique), “Công trình nghệ thuật” hay còn gọi là “Các công trình đẹp nhất
nước Pháp” (Les plus beaux monuments de la France) và “Ngành giáo dục tại Pháp”
(L’éducation) đã được áp dụng công cụ nền tảng công nghệ Flipgrid. Sinh viên trong
lớp phải nộp những video phản hồi về kiến thức, cảm nghĩ mà mình đã thu thập được
sau một quá trình tìm hiểu về những chủ đề trên.
36
Flipgrid kích thích sự chủ động tìm hiểu tài liệu của sinh viên, rèn luyện kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng diễn đạt nói thông qua việc thuyết trình trong video đồng thời cho
sinh viên cơ hội để thỏa sức sáng tạo cách xây dựng bài nói, cách triển khai ý, cách giao
tiếp và bộc lộ ý kiến của bản thân. Trong học phần Văn hóa và Văn minh Pháp, ứng
dụng Flipgrid nắm giữ vai trò quan trọng và chủ chốt trong quá trình xây dựng các hoạt
động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói của sinh viên. Nền tảng CNTT cuối cùng này chính
là sự diễn đạt, thực hành nói trực tiếp và rõ nét nhất sau khi đã tổng hợp tất cả các kiến
thức trong quá trình học tập với các ứng dụng nêu trên. Mọi kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm các bạn đã tiếp thu và học tập được từ bốn ứng dụng đầu tiên cũng là như mọi
lỗi nghiêm trọng nhất của cá nhân trong diễn đạt nói đều được bộc lộ và thể hiện rõ nét
nhất qua Flipgrid.

2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp
được sau khi áp dụng CNTT của sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp
thương mại trường Đại học Thương mại.
Chúng tôi thực hiện khảo sát đợt 2 vào cuối học phần với 31 sinh viên lớp Văn
hóa và Văn minh Pháp năm học 2021 – 2022 để tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên
về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp và
mức độ hài lòng của sinh viên đối với phương pháp thực nghiệm nêu trên.
2.3.1. Dựa trên kết quả học tập thực tế của sinh viên
Đầu tiên, chúng tôi đánh giá hiệu quả của hoạt động áp dụng CNTT vào quá trình
học tập và giảng dạy nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp dựa trên kết quả
học tập thực tế của sinh viên học phần Văn hóa và Văn minh Pháp năm học 2021 – 2022
với ứng dụng Flipgrid.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, không có những lớp
học trực tiếp trên lớp khiến việc diễn đạt nói của sinh viên gặp nhiều hạn chế: sinh viên
còn ngại, ít tương tác với giáo viên, dẫn đến việc chỉnh sửa kỹ năng diễn đạt nói của
sinh viên trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ Flipgrid đã giúp xóa
nhòa vấn đề đó. Sinh viên chỉ việc ngồi tại nhà, luyện nói cá nhân hoặc nói nhóm đôi
quay video và đăng tải bài nói lên Flipgrid, giảng viên sẽ lắng nghe, chỉ ra những lỗi
thiếu sót và chỉnh sửa bằng cách ghi lại các lỗi sai của sinh viên, phản hồi, chữa cho sinh
viên bằng cách quay lại video và gửi cho sinh ngay trên ứng dụng Flipgrid hoặc chỉnh
sửa trên lớp vào buổi học tiếp theo giúp bài nói được tốt hơn trong những video sau.
Hiệu quả của quá trình này được thể hiện rõ nét nhất thông qua hai bài nói đầu
tiên với chủ đề Géographie de la France và bài nói chủ đề Éducation en France sau khi
kết thúc Chapitre 1: Panorama de la France ở gần cuối học phần. Chúng tôi sẽ dựa vào

37
hai bài nói trên để so sánh và làm rõ sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ năng diễn đạt nói của
sinh viên sau khi được học tập theo phương pháp thực nghiệm trên (ứng dụng CNTT)
Ở trên, nhóm chúng tôi đã giới thiệu về 10 yếu tố chính và chủ yếu cần phải có
trong diễn đạt nói. Sau một thời gian quan sát và nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng có
3 yếu tố mà sinh viên hay mắc lỗi nhất: Phát âm, nhịp điệu và ngữ điệu, cấu trúc của
thông điệp.
❖ Phát âm
Đầu tiên, xét về yếu tố phát âm - một trong những điểm yếu trầm trọng nhất mà
bất cứ sinh viên học ngoại ngữ nào cũng dễ dàng mắc phải.
Khi chưa được ứng dụng CNTT vào trong học tập và rèn luyện, xuyên suốt bài
nói đầu tiên là những lỗi liên tục về mặt phát âm trong âm cuối, âm đuôi hay âm uốn
lưỡi, âm mũi, ... Chúng ta có thể phân tích trực tiếp kết quả của một vài sinh viên trong
lớp học để thử nghiệm hiệu quả. Trong lớp học 31 sinh viên, những bạn có số thứ tự 3,
11 và 23 là những người cho thấy rõ nét nhất hiệu quả của Flipgrid.
Đầu tiên là bạn số thứ tự 3, với bài nói của chủ đề đầu tiên bạn đã gặp nhiều khó
khăn như khi đọc những từ chứa các âm /gique, ch/ bạn chưa uốn lưỡi khiến người nghe
khó nắm bắt được nội dung bài nói và hiểu sai nghĩa bài nói; bên cạnh đó bạn cũng mắc
sai lầm trong việc phát âm các từ có chứa âm /ce/ ở cuối như từ France. Đến bài nói
sau, sau khi đã được giảng viên quay video nhận xét và hướng dẫn cách đọc đúng, tuy
cần vẫn cần chỉnh sửa thêm một số âm khác như âm mũi, âm tròn môi /on/ ở từ éducation
nhưng ta có thể thấy bạn đã sửa được những lỗi cũ và có sự tiến bộ đáng kể.
Tiếp theo với bạn số thứ tự 11, cũng tương tự như bạn số 3 nhưng bạn lại mắc rất
nhiều lỗi phát âm nghiêm trọng cần được chỉnh sửa ngay trong quá trình học như âm
mũi, âm tròn môi /on, an/, âm cuối /ce, ne/, uốn lưỡi âm /ch/, âm họng /pr, r/. Các âm
này hoặc là bạn không phát âm hoặc bạn phát âm sai cách khiến nó bị biến đổi thành âm
khác, gây khó hiểu cho người nghe. Nhưng ở bài nói sau, phát âm của bạn đã rõ ràng
hơn khá nhiều, cơ bản người nghe đều có thể hiểu và nắm bắt những từ vựng bạn nói.
Cuối cùng, trường hợp mà sở hữu lỗi phát âm nhiều nhất nhưng lại có sự tiến bộ
rõ nhất là bạn số 23 với những lỗi ban đầu về âm mũi, âm trong môi /ion, u/, âm uốn
lưỡi /g, j/, âm đuôi và ngọng /n, l/, chưa đọc được âm cuối /ce/ trong từ la France, chưa
chú trọng bật âm hơi ở những chữ /e/ ở đuôi danh từ giống cái và bị đọc âm /r/ uốn lưỡi
nhầm với /r/ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, trải qua một quá trình dài được sửa chữa, uốn
nắn với các video phản hồi trên Flipgrid kèm với sự tự ý thức và cố gắng của bản thân,
bạn đã được giảng viên trao gửi những lời khen vô cùng tích cực về sự tiến bộ vượt bậc

38
trong phát âm ở video cuối học phần: “Cô khen bài nói H đã có ý thức trong việc sửa lỗi
các âm uốn lưỡi, âm cuối và nối âm”.
Nhìn chung lỗi phát âm là một thiếu sót lớn thường xuyên gặp phải ở sinh viên
Việt Nam khi học một ngôn ngữ mới, đặc biệt là khi học tiếng Pháp với có nhiều âm tiết
khó đọc và không được sử dụng trong tiếng Việt như âm mũi, âm tròn môi /on, an, in/
hay âm uốn lưỡi /ch, g/, âm họng /pr, r/. Nhưng nếu thường xuyên luyện nói và thường
xuyên được chỉnh sửa kèm theo một chút trợ giúp của CNTT thì phát âm của mỗi sinh
viên đều sẽ có sự tiến bộ sau mỗi bài nói.
❖ Nhịp điệu và ngữ điệu

Như trong khiêu vũ, việc diễn đạt nói phải có nhịp điệu và ngữ điệu (nhịp, phách)
để đạt được mục tiêu giao tiếp chính xác.
Nếu bạn nói rất nhanh và không ngừng, người nghe sẽ phải cố gắng nhiều hơn
để hiểu những gì đang được nói. Trong một số trường hợp như vậy, bản thân họ và bạn
có thể gặp phải tình trạng cảm thấy mệt mỏi hoặc muốn bỏ cuộc.
Ngược lại, nếu nói rất chậm, người nghe cũng có thể bị “lạc” hoặc cảm thấy nhàm
chán, khiến họ phải tốn rất nhiều công sức thống nhất các ý tưởng và hiểu được toàn bộ
câu chuyện.
Nhịp điệu phải có ngữ điệu, nhịp, phách, cách lên xuống, ngắt nghỉ phù hợp và
phải thay đổi tùy theo mục đích và nội dung của thông điệp. Những thay đổi này giúp
níu giữ được sự quan tâm của khán giả.
Sai lầm trong nhịp điệu và ngữ điệu là lỗ hổng nghiêm trọng và phổ biến thứ hai
trong kỹ năng giao tiếp của người học ngoại ngữ nói chung, chỉ sau yếu tố phát âm. Biểu
đạt với nhịp điệu trúc trắc, ngắt nghỉ không đúng chỗ hay ngữ điệu quá “đều” nhau là
những lỗi dễ mắc phải nhất.
Xuyên suốt những bài nói đầu tiên của học phần, giảng viên và nhóm chúng tôi
đã nhận thấy những khuyết điểm cụ thể như sau.
Về nhịp điệu, chúng tôi nhận thấy lỗi tập trung chủ yếu ở việc người học nhấn
âm và ngắt nghỉ sai do không xác định đúng cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa biểu đạt trong
nội dung nói. Trong bài nói Flipgrid đầu tiên xuất hiện những nhận xét từ giảng viên
như:
- “Lên và xuống giọng chưa đúng quy tắc cấu trúc ngữ pháp”
- “Ngắt nghỉ chưa hợp lý nên cô và các bạn khó nắm bắt được xem nội dung em
nói dừng lại và tiếp tục ở đâu”

39
- “Bạn nói một mạch không ngắt nghỉ hơi giữa các câu nên sẽ gây khó dễ cho các
bạn khác hiểu”
- “Bạn nói còn quá chậm khiến người nghe bị “lạc” và không thống nhất được ý
tưởng”
- “Bài nói của em còn thiếu những nhấn nhá ở các từ, các âm chìa khóa trong
câu”
Về ngữ điệu, sinh viên thường có xu hướng lên giọng ở cuối câu một cách “quen miệng”,
không hề có quy tắc. Ví dụ:
- “La France est divisée en 13 régions métropolitaines et 5 régions ultramarines
françaises" (↗)
- “Ah oui, s’il vous plaît Madame” (↗)
Nguyên nhân cho tình trạng này là do người nói chưa nắm bắt được rõ sự khác
nhau về quy luật ngữ điệu khác nhau giữa tiếng Pháp và tiếng Việt. Phần lớn số lượng
sinh viên không ý thức được ngữ điệu sẽ phải thay đổi phụ thuộc vào từng loại câu riêng
biệt cụ thể: câu kể, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu ra lệnh,…
Một nguyên nhân khá phổ biến nữa cho tình trạng sai ngữ điệu này là do sinh
viên thường bỏ qua yếu tố cảm xúc và nói với ngữ điệu đều như câu trần thuật. Các biểu
đạt nghi vấn, khẳng định, ngạc nhiên, … thường bị bỏ qua và điều này làm giảm đáng
kể giá trị thông điệp cần chuyển tải, thậm chí nhiều trường hợp còn gây hiểu nhầm.
Qua những bài nói đầu tiên trên Flipgrid, chúng tôi nhận thấy rất nhiều sinh viên
diễn đạt ý kiến cá nhân của mình bằng một giọng đều đều ở mức độ 2 một cách vô hồn
nên không chuyển tải được giá trị biểu đạt cảm xúc của câu, hay nghiêm trọng hơn nữa
là khiến giảng viên, người nghe hiểu nhầm ý định hoặc cảm thấy mất hứng thú với bài
nói.
Tuy nhiên, sau mỗi bài nói, sinh viên lớp học phần Văn hóa và Văn minh Pháp
đều được giảng viên hướng dẫn quy tắc liên quan đến nhóm nhịp điệu và ngữ điệu kết
hợp với phương pháp nghe – nhắc lại thông qua ứng dụng Flipgrid. Điều này đã giúp
các bạn khắc phục được nhanh chóng và hiệu quả khiếm khuyết này. Một số lời khen
cụ thể của giảng viên đối với mảng ngữ điệu và nhịp điệu của sinh viên được bộc lộ rõ
nét qua bài nói Flipgrid cuối cùng :
- “Cô khen bạn trình bày nói có tiến bộ, nói thuộc, lưu loát ” (bạn số thứ tự 2)
- “Vài chỗ ngắt nghỉ chưa hợp lý nhưng bài nói cấu trúc rõ ràng, trình bày trôi
chảy ” (bạn số 3)
- “ D có nhiều cải thiện về phát âm, ngữ điệu tốt hơn rất nhiều ” (bạn số 12)

40
- “ Đã có sự tiến bộ về mặt ngắt nghỉ, lên xuống. H luyện ngữ điệu và giọng điệu
cho hay hơn nữa nhé ” (bạn số 15)
- “ Bạn chú ý từ la France đọc rõ âm cuối. Một số cấu trúc ngữ pháp cần phải có
thêm sự nhấn nhá từ ngữ quan trọng. Tuy nhiên, bài nói bạn trôi chảy và đã có
sự cải thiện ” (bạn số 19)

❖ Cấu trúc của thông điệp


Một trong những yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên kỹ năng diễn đạt nói là
khả năng truyền tải nội dung, thông điệp. Tại sao có thể khẳng định như vậy? Có lẽ là
bởi vì cho dù bạn có phát âm hay đến mức nào đi chăng nữa, biết nhiều từ vựng phức
tạp đến đâu đi nữa mà lại không thể biểu đạt cho người nghe hiểu được nội dung, ý
nghĩa, thông điệp mình muốn thể hiện thì việc giao tiếp sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Khi giao tiếp, việc diễn tả những lớp nghĩa quá sâu xa không được khuyến khích,
ngôn ngữ và cấu trúc thông điệp cần phải đơn giản và trực tiếp, được xây dựng một cách
chính xác để đáp ứng mục tiêu truyền đạt cụ thể khác nhau.
Tuy nhiên, qua các bài trình bày của sinh viên, chúng tôi nhận ra rằng hầu hết
các bạn đều sử dụng cách hành văn rất dài dòng, vòng vo và nhiều lúc còn ứng dụng sai
hoàn toàn cấu trúc ngữ pháp. Với một bài nói có dung lượng dài như trên Flipgrid, những
khiếm khuyết về yếu tố biểu đạt, cách truyền tải thông điệp đã hoàn toàn lộ ra rõ nét.
Những lỗi dễ gặp nhất là người học thường “tham” sử dụng quá nhiều từ vựng phức tạp,
không sát nghĩa hoặc “nhét” quá nhiều nội dung trong một câu mà không ngắt nghỉ,
không nói trúng trọng tâm. Điều này rất dễ dẫn đến tình huống “lạc đề”, “kể lể” – một
nhược điểm chí mạng khi đi thi kỹ năng nói với thời gian giới hạn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự khác biệt trong cách xây dựng câu
và văn hóa nói chuyện của người Pháp và người Việt. Ở Pháp, người dân ưa chuộng sử
dụng những câu giao tiếp ngắn gọn, vắn tắt với cấu trúc câu đơn giản, có trọng tâm. Còn
với Việt Nam, lối hành văn lại có xu hướng “bay bổng” với những cấu trúc ngữ pháp,
độ dài câu đa dạng, thậm chí là rất phức tạp để truyền tải những nội dung nhiều tầng ý
nghĩa khác nhau. Chính bởi vậy mà khi nói tiếng Pháp, các bạn Việt Nam thường mắc
phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong lối diễn đạt khiến chính người bản ngữ cũng
không thể hiểu được các bạn đang muốn nói gì. Việc “bê” văn hóa nói chuyện của nước
mình để áp dụng vào ngôn ngữ nước bạn là điều tối kỵ, không nên làm khi học ngoại
ngữ.
Yếu tố cấu trúc của thông điệp là một trong những lỗi khá khó để nhận ra được
trong tức khắc, không rõ ràng như lỗi về phát âm hay lỗi về ngữ điệu. Khi học trực tiếp
41
trên lớp, sinh viên thường không có nhiều cơ hội để trình bày một bài nói dài, đầy đủ
nên việc chỉnh sửa lỗi truyền đạt nêu trên thường gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên,
nhờ vào Flipgrid, giảng viên có cơ hội được lắng nghe kỹ hơn các bài thuyết trình với
dung lượng từ 4-10’ về các chủ đề đa dạng khiến việc nhận dạng và định hình khuyết
điểm trong truyền tải để góp ý, chỉnh sửa đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tổng kết lại qua những khảo sát và thử nghiệm chân thực trên, ta có thể khẳng
định rằng việc ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy đã đem lại cho cả người dạy
và người học những thành công nhất định mà “phấn trắng”, “bụi bảng” chưa chắc đã có
thể đạt được. Đơn cử với ví dụ thực tế về ứng dụng công nghệ Flipgrid nêu trên. Không
như những bài giảng trôi qua nhanh chóng trên lớp học trực tiếp, với Flipgrid, các bạn
sinh viên đều có thể xem lại những video nhận xét, chỉnh sửa của giảng viên ở mọi thời
điểm và ở bất cứ nơi đâu để tập luyện lại kỹ năng diễn đạt của mình. Tần suất luyện tập
kỹ năng diễn đạt nói của sinh viên được tăng lên một cách đáng kể giúp đem lại hiệu
quả tối ưu.
Đó là những kết quả thực tế nhóm chúng tôi đã thu thập và phân tích được sau
một quá trình ứng dụng phần mềm Flipgrid vào lớp học của 31 sinh viên học phần Văn
hóa và Văn minh Pháp năm học 2021 – 2022 để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động nâng
cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp được sau khi áp dụng CNTT của sinh viên chuyên
ngành Tiếng Pháp Thương mại.
2.3.2. Dựa trên bảng hỏi khảo sát
2.3.2.1. Mức độ hài lòng của sinh viên về các hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt
nói tiếng Pháp thông qua việc áp dụng CNTT
Bảng 1. Mức độ hài lòng của việc áp dụng CNTT vào phương pháp giảng dạy

N Min Max Mean Std.Dev

1. HL1. Về các phương tiện (tài liệu, máy chiếu,…) sử


31 2 5 4.00 0.816
dụng cho thực nghiệm

2. HL2. Về chất lượng công cụ sư phạm dùng cho thực


nghiệm( les outils pédagogique vidéo, Google
31 1 5 4.06 1.124
Classroom, Kahoot, Quizizz, Flip Grid, un programme
informatique,…)

42
3. HL3. Về các mục tiêu của thực nghiệm được thông
31 2 5 3.81 0.910
báo rõ ràng từ khi bắt đầu thực nghiệm

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Qua kết quả của bảng 1 cho thấy nhìn chung giá trị trung bình của các biến quan
sát được sẽ dao động trong khoảng từ 3.81 đến 4.06, điều này cho thấy rằng sinh viên
đánh giá cao về chất lượng các phương tiện, công cụ giảng dạy cũng như là môi trường
học tập chung như cơ sở vật chất trường lớp, phòng học thực nghiệm; nhất là sự hào
hứng đối với những công cụ trên nền tảng số như Kahoot hay Quizizz,…Thay vì tương
tác bằng cách cũ, dựa vào sách vở để tương tác với sinh viên thì rõ ràng những công cụ,
phương pháp đổi mới khác biệt như thế này sẽ tạo được sự hứng thú lớn cho việc học,
tiếp thu bài vở. Chỉ số của biến về tài liệu, phương tiện giảng dạy cũng đạt được sự hài
lòng khá lớn, ở mức 4.00 cho thấy sự hài lòng của sinh viên về những tài liệu được
chuẩn bị trau chuốt, tỉ mỉ, tâm huyết của giảng viên. Hầu hết các sinh viên cũng ý thức
rõ ràng, thấu hiểu được những mục tiêu của thực nghiệm khi được thông báo thể hiện ở
chỉ số của biến này ở mức 3.81. Tóm lược lại thì những điều kiện cần này đang thuận
lợi cho thực nghiệm.
2.3.2.2. Hiệu quả của các hoạt động giảng dạy kỹ năng diễn đạt nói có tích hợp
công nghệ

Bảng 2. Hiệu quả về kiến thức ngôn ngữ

Kiến thức ngôn ngữ N Min Max Mean Std.Dev

1. CT1. Cải thiện khả năng sử dụng từ vựng 31 2 5 3.97 0.836

2. CT2. Cải thiện khả năng sử dụng cấu trúc câu 31 2 5 3.77 0.762

3. CT3. Cải thiện khả năng diễn đạt 31 2 5 4.06 0.929

4. CT4. Cải thiện sự tự tin 31 1 5 3.97 1.080

5. CT5. Cải thiện ngôn ngữ hình thể 31 1 5 3.61 0.989

43
6. CT6. Cải thiện khả năng tương tác 31 1 5 3.97 0.948

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Với những dữ liệu thu thập được từ bảng trên thì có thể thấy rằng về kiến thức
ngôn ngữ nói chung, phần lớn sinh viên đều cảm thấy được sự tiến bộ đáng kể trong quá
trình học, từ khả năng sử dụng từ vựng cho đến cấu trúc câu đều ở mức cao trên thang
đo hài lòng, cụ thể là 3.77- 3.97. Khả năng diễn đạt, sự tự tin hay ngôn ngữ cơ thể theo
đó cũng trở nên hoàn thiện hơn vì suy cho cùng thì những vấn đề về giao tiếp vẫn cứ
nằm ở việc thiếu kiến thức nên khi lỗ hổng này được vá lại rồi thì rõ ràng khả năng giao
tiếp cũng từ đó mà trở nên tốt hơn.

Bảng 3. Hiệu quả về khả năng phát âm

Kỹ năng phát âm N Min Max Mean Std.Dev

1. CT1. Cải thiện cách phát âm các âm mũi 31 1 5 3.81 1.014

2. CT2. Cải thiện cách phát âm các phụ âm đôi 31 1 5 3.81 1.014

3. CT3. Cải thiện cách nối âm 31 1 5 3.94 1.063

4. CT4. Cải thiện ngữ điệu 31 2 5 3.94 0.892

5. CT5. Cải thiện nhịp điệu 31 2 5 3.90 0.790

6. CT6. Cải thiện tốc độ lời nói 31 1 5 3.87 0.957

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Theo như kết quả quan sát của bảng 3 về khả năng phát âm của sinh viên sau khi
được áp dụng thực nghiệm vào trong giảng dạy và học tập, có thể thấy khi CNTT được
đưa vào trong quá trình học để chỉnh sửa phát âm thì sinh viên sửa được nhiều nhất về
cách nối âm và ngữ điệu với giá trị của hai biến này (CT3 và CT4) đều là 3.94. Không
44
chỉ cải thiện hai yếu tố đó mà những yếu tố còn lại như cách phát âm các âm mũi, cách
phát âm các phụ âm đôi, nhịp điệu và tốc độ lời nói cũng được sinh viên công nhận được
nhiều cải liện lớn. Qua phân tích bảng 3 ta nhận thấy CNTT rất hữu ích với sinh viên
khi rèn luyện cách phát âm chỉ cần chúng ta biết tận dụng nó thật tốt.

Bảng 4. Hiệu quả của CNTT trong học tập

N Min Max Mean Std.Dev

1. HQ1. Giúp bạn làm việc độc lập, trách nhiệm


31 2 5 3.97 0.836
hơn

2. HQ2. Giúp bạn làm việc tích cực hơn 31 2 5 3.77 0.762

3. HQ3. Giúp bạn làm việc năng động hơn 31 2 5 4.06 0.929

4. HQ4. Giúp bạn hứng thú làm việc 31 1 5 3.97 1.080

5. HQ5. Giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm


31 1 5 3.61 0.989
kiếm tài liệu, thông tin liên quan đến học tập

6. HQ6. Tạo điều kiện trao đổi giữa bạn với bạn
31 1 5 3.97 0.948
bè hay giữa bạn với giảng viên

7. HQ7. Giúp bạn tập trung hơn trong học tập 31 1 5 3.81 1.014

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Việc áp dụng CNTT vào trong giảng dạy không chỉ có ảnh hưởng trong quá trình
học của một môn này mà còn góp phần tạo nên những thói quen tốt như tích cực chủ
động hơn trong việc tìm kiếm tài liệu học tập, đầu tiên là trong thực nghiệm này, sau đó
có thể là những vấn đề khác nữa; rồi tạo điều kiện trao đổi, giao tiếp giữa các sinh viên
với nhau hay với giảng viên để cởi mở hơn, tự tin hơn khi đối mặt với những vấn đề
45
chưa thể tự giải quyết trong học tập. Hầu hết các sinh viên đều đồng ý với quan điểm
này và chúng được thể hiện ở chỉ số của các biến này trong khoảng từ 3.61 – 4.06. Khi
đã cởi mở với nhau rồi thì hứng thú là thứ sẽ được tạo nên khi bắt đầu thực nghiệm hay
bắt đầu tiết học, khi đó quá trình học sẽ tự nhiên được cải thiện.

Bảng 5. Hiệu quả của CNTT trong thử nghiệm giảng dạy và học tập

N Min Max Mean Std.Dev

1. CN1. Hiệu quả của Flipgrid trong thử nghiệm dạy


31 1 5 3.81 1.014
kỹ năng nói tiếng Pháp

2. CN2. Hiệu quả của Kahoot trong thử nghiệm dạy


31 1 5 3.94 1.063
nói tiếng Pháp

3. CN3. Hiệu quả của Quizizz trong thử nghiệm dạy


31 2 5 3.94 0.892
nói tiếng Pháp

4. CN4. Hiệu quả từ các video trên Youtube trong


31 2 5 3.90 0.790
thử nghiệm dạy nói tiếng Pháp

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Việc tận dụng triệt để công cụ hỗ trợ như các video trên Youtube đã cải thiện
được đáng kể những lỗi phát âm hay sự khó khăn khi sửa âm mũi, nối âm, âm câm hay
ngữ điệu của lời nói được sinh viên đánh giá cao về tính ứng dụng của nó khi chỉ số của
biến này dao động trong khoảng từ 3.81-3.94 trên thang điểm 5 của sự hài lòng. Hiệu
quả từ những bài tập trên Kahoot hay Flip Grid là điều không cần phải bàn cãi nữa, khi
sự đổi mới trong phương pháp học tập được thể hiện rõ ràng và hiệu quả thì năng suất
là thứ tất yếu phải xảy đến khi mà ở đó phần lớn sinh viên đều đưa ra câu trả lời “Hài
lòng” thể hiện ở chỉ số của các biến này chỉ dao động từ 3.90 đến 3.94.

46
2.3.2.3. Hiệu quả việc sử dụng công nghệ thông tin trong thực nghiệm
Bảng 6. Đánh giá về các chủ đề trong thực nghiệm

Các chủ đề trong thực nghiệm N Min Max Mean Std.Dev

1. CĐ1. Sự đa dạng trong các chủ đề 31 2 5 4.39 0.803

2. CĐ2. Tính thời sự trong nội dung 31 2 5 4.06 0.964

3. CĐ3. Cuốn hút 31 2 5 4.29 0.783

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Qua bảng khảo sát cho thấy rằng các chủ đề trong thực nghiệm được sinh viên
đánh giá cao ở hầu như toàn bộ các khía cạnh và sự phù hợp, dễ hiểu cho phần lớn sinh
viên với chỉ số của các biến đều gần như tuyệt đối, cụ thể là từ 4.06 đến 4.39. Có được
sự tối ưu như vậy trong các chủ đề này là do sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tâm huyết của các
giảng viên được trau dồi, cập nhật liên tục từ những ngày còn học tập công tác bên Pháp
cho đến bây giờ. Tính cập nhật và thời sự trong các chủ đề là điểm cộng lớn làm cho
sinh viên cảm thấy thú vị và thu hút. Các chủ đề dễ hiểu, dễ khai thác cộng với phương
pháp mới thú vị đã đáp ứng được hầu hết những kỳ vọng, mục tiêu của sinh viên cũng
như của thực nghiệm.

47
Bảng 7. Đánh giá hiệu quả và lợi ích của phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm N Min Max Mean Std.Dev

1. DG1. Đáp ứng sự mong đợi của bạn 31 1 5 4.00 0.856

2. DG2. Phương pháp sư phạm thử nghiệm là một


31 1 5 4.06 0.964
phương pháp mới và tiên tiến

3. DG3. Bạn có mong muốn giảng viên sử dụng


31 1 5 3.97 0.875
phương pháp này cho những học phần tiếp theo

Valid N (listwise) 31

Nguồn: Kết quả khảo của đề tài, 2021

Những vấn đề nan giải muôn thuở trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ: từ những
khó khăn trong việc học ngữ pháp, cấu trúc câu cho đến nỗi sợ khi phải phát âm sao cho
“tròn vành rõ chữ” hay việc giao tiếp sao cho chân thật và đúng văn hóa nhất đối với
mỗi sinh viên cũng đã giảm bớt đi phần nào. Không chỉ dừng lại ở việc “trút bỏ” những
áp lực, gánh nặng cho người học, bản thân sinh viên cũng phản hồi lại những đánh giá
tích cực với thái độ thỏa mãn, hài lòng nhờ đáp ứng được sự mong đợi của họ khi tham
gia thực nghiệm này. Một phương pháp tiên tiến, khác xa so với việc dạy học truyền
thống trước kia, những trải nghiệm mới mẻ với nguồn tri thức mới lạ, hiện đại đã khơi
gợi được sự hứng thú của sinh viên, 3.97 và 4.06 trên thang điểm 5 thật sự là kết quả
vượt mong đợi đối với một phương pháp mới này. Việc đề xuất sử dụng phương pháp
thực nghiệm nêu trên cho những học phần tiếp theo cũng nhận được sự hưởng ứng từ
phần lớn sinh viên khi kết quả cho ra đều ở mức Hài lòng, cụ thể là từ 3.87 đến 4.06 cho
câu hỏi khảo sát này.

48
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Đối với nhà trường


Để sinh viên có thể làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa, nhà
trường cần xác định rõ vai trò cần thiết của kỹ năng diễn đạt nói trong mục tiêu đào tạo
chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại. Trong chương trình đào tạo các học phần như
tiếng Pháp, tiếng Pháp thương mại, Văn hóa và Văn minh Pháp, nhà trường nên tăng
thêm thời gian hoặc sắp xếp rõ cho sự kết hợp giữa việc giao tiếp bằng tiếng Pháp và
diễn đạt nói tiếng Pháp cho sinh viên, chẳng hạn như thêm giờ nói tiếng Pháp trong quá
trình học kết hợp với điều chỉnh cách diễn đạt của sinh viên để tăng thêm trình độ diễn
đạt nói của sinh viên.
Bên cạnh đó để học tốt được các môn tiếng Pháp như trên, sinh viên cũng cần
phải trau dồi vốn từ vựng phong phú, có nền tảng ngôn ngữ rõ ràng, nắm chắc ngữ pháp
cơ bản của tiếng Pháp, kỹ năng diễn đạt trôi chảy, lưu loát. Nhằm tạo động lực cho sinh
viên trong quá trình học, nhà trường nên tổ chức nhiều sân chơi năng động như các cuộc
thi hùng biện tiếng Pháp, cuộc thi lồng tiếng cho các bộ phim Pháp, ... vừa giúp sinh
viên tăng thêm vốn từ vựng trong giao tiếp, vừa tạo thêm sự sôi nổi hứng thú trong học
tập.
Hiện nay trong thư viện nhà trường thường hiếm có những đĩa nghe hay tài liệu
giới thiệu về các bộ phim Pháp hấp dẫn, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình
tìm kiếm tài liệu tham khảo chính thống và liên quan, từ đó cản trở việc học tập thêm về
kỹ năng nghe, kỹ năng diễn đạt ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình tự rèn luyện kỹ
năng này của sinh viên. Nếu có thể, nhà trường nên bổ sung thêm các tài liệu, những đĩa
phim, đĩa nhạc bổ trợ cho quá trình rèn luyện của sinh viên.
Kỹ năng diễn đạt nói tiếng là kỹ năng mà rất nhiều người Việt Nam gặp phải khi
học tập và giao tiếp hàng ngày bằng một ngôn ngữ mới không phải là quốc ngữ. Chính
vì thế nhà trường nên quan tâm nhiều hơn, tạo nhiều điều kiện hơn cho sinh viên học
tập như tổ chức thêm nhiều khóa học, lớp học về kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp, hoặc
nên chuyển môn tiếng Pháp giao tiếp thành một môn học bắt buộc thay vì tự chọn để
sinh viên phát triển được kỹ năng của bản thân.

3.2. Đối với giảng viên


Giảng viên là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện và việc
nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên. Bởi vì việc nâng cao năng lực
diễn đạt nói của sinh viên phụ thuộc nhiều vào giảng viên hướng dẫn họ phát triển bản

49
thân. Một giảng viên tốt không phải cứ nói không với sinh viên trong những giờ lên lớp
thôi là mà nên kết hợp thêm với các ứng dụng vừa để hiểu hơn sinh viên, vừa giúp sinh
viên cần phải thường xuyên thực hiện và rèn luyện kỹ năng của mình.
Trong thời gian giảng dạy, giảng viên nên thêm một vào ứng dụng hỗ trợ giảng
dạy cũng như diễn đạt nói của sinh viên. Tần suất sử dụng của những ứng dụng này nên
lớn có thể là hai đến ba ngày một lần để sinh viên được thường xuyên luyện tập, không
quên đi các kỹ năng cơ bản khi diễn đạt nói tiếng Pháp. Đặc biệt sau những bài tập giao
hoặc sau những video sinh viên nộp về vấn đề nói giảng viên nên nhận xét từng bài,
chấm điểm, nếu có thể giảng viên nên nhận xét chi tiết để sinh viên hiểu rõ vấn đề mà
sinh viên gặp phải trong quá trình viễn đạt nói.
Khi thiết kế bài giảng, giảng viên nên có sự kết hợp cả kỹ năng nghe và kỹ năng
nói giúp sinh viên vừa hiểu vừa nghe được cách diễn đạt của người khác để học tập tiến
bộ hơn, từ đó sinh viên có thể tự học được kỹ năng này một cách rõ ràng vừa tạo thêm
hứng thú trong học tập giúp sinh viên chủ động hơn trong mỗi giờ học.
Với bản thân giảng viên thì họ nên không ngừng mở mang kiến thức để tăng vốn
hiểu biết của bản thân từ đó dễ dàng hơn trong quá trình hỗ trợ sinh viên học tập và rèn
luyện hàng ngày. Không chỉ kiến thức, ngôn ngữ mà ngay cả các ứng dụng mới sử dụng
trên nền tảng internet cũng nên được giảng viên học tập, tìm hiểu nhiều hơn để ứng dụng
nhiều hơn cho sinh viên trong quá trình giảng dạy trên lớp, qua đó tạo hứng thú cho cho
sinh viên hơn. Sự am hiểu, sự chủ động của giảng viên cùng với sự tự tin, thân thiện của
họ giúp cho bầu không khí của lớp học thoải mái, dễ chịu hơn giúp sinh viên không bị
áp lực mà có tinh thần tốt hơn để học tập cũng như tiếp thu một kỹ năng, kiến thức mới.
Ngoài ra giảng viên cũng nên quan tâm nhiều đến chủ đề để luyện nói giữa các
sinh viên trong các buổi học. Thay vì chỉ là những chủ đề nói có sẵn trong sách, giảng
viên nên đưa ra các chủ đề gần gũi, thường xuyên được quan tâm xung quanh sinh viên
sự mới lạ cũng là điều thu hút, hấp dẫn sinh viên trong các giờ học nói. Bên cạnh giờ
học nói, giảng viên nên ứng dụng nhiều hơn ứng dụng Flipgrid cho sinh viên cải thiện
kỹ năng nói của mình. Flipgrid là một ứng dụng mà ở đó các sinh viên cần quay video
hoặc ghi âm lại một đoạn hội thoại để nộp bài, ứng dụng này cũng là một nơi thảo luận,
trao đổi giữa sinh viên với sinh viên, giữa giảng viên và sinh viên và ngược lại, có thể
quay video để giao lưu, trao đổi với nhau. Thông qua ứng dụng này sinh viên có thể
thoải mái trao đổi các kiến thức liên quan đến chủ đề nói hoặc kiến thức và bài học.
Đặc biệt giảng viên cần trực tiếp hướng dẫn sinh viên việc học tập và rèn luyện
kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp đúng cách như lộ trình, phương pháp, cách học hiệu quả
thông qua ứng dụng uy tín và có chất lượng, tránh để sinh viên tự học không hướng dẫn
50
cụ thể rõ ràng từ đó khiến trình độ của sinh viên không những không phát triển mà còn
bị tụt lùi. Vậy nên vai trò của giảng viên là cực kỳ quan trọng và giảng viên cần tự nhận
thức điều đó để tự trau dồi rèn luyện bản thân tốt hơn.

3.3. Đối với sinh viên


Dẫu cho việc hoàn thiện cá nhân, nâng cao trình độ học vấn, giao tiếp nói chung
nằm ở cá nhân mỗi sinh viên nhưng trong thời đại này, nếu như không nắm được những
phương pháp để lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, sâu hơn thì thật sự rất thiệt thòi, vì vậy
để áp dụng được CNTT vào trong việc diễn đạt nói tiếng Pháp một cách hiệu quả nhất,
sinh viên cần trau dồi những điều sau:
Chịu khó tìm tòi học hỏi những ứng dụng mới, những phương pháp mới trên các
nền tảng số vì công nghệ thay đổi từng ngày nên đòi hỏi sinh viên cần luôn trong tư thế
chủ động trong mọi lĩnh vực. Việc luôn chủ động tìm tòi, học hỏi đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển bản thân, rõ ràng không thể phát triển bản thân nếu như chỉ
trông chờ rằng ai đó sẽ đến chỉ dạy được nên đòi hỏi mỗi sinh viên phải luôn trong tâm
thế chủ động học tập và làm việc, việc này cần tự ý thức được từ bên trong chứ không
phải do bị tác động bất chợt bởi một vài yếu tố ngoại cảnh như những video tạo động
lực hay một vài câu nói của các vĩ nhân,…Cập nhật liên tục, nắm bắt xu thế thời đại sẽ
giúp sinh viên ít nhất không bị tụt lại phía sau ở khía cạnh kiến thức xã hội, còn muốn
bản thân có chỗ đứng trong xã hội thì cần thêm nhiều điều khác nữa.
Tôi luyện sự kiên trì với những phương pháp đã chọn, lâu dần sẽ có khả năng
chắt lọc thông tin, kiến thức nhanh chóng mỗi khi bước sang một lĩnh vực mới, phương
pháp mới. Công thức thành công thì chẳng bao giờ là một hình thù hay một điều gì đấy
bất biến nhưng để đạt được mục tiêu đã đề ra thì ắt hẳn cần phải có tính nhẫn nại cực kỳ
lớn, khi đủ kiên nhẫn đối với một lĩnh vực nào đó, việc chắt lọc thông tin liên quan sẽ
không còn là trở ngại, điều này trước hết sẽ tiết kiệm được thời gian cho bản thân để
làm nhiều điều khác hay rộng hơn nữa sẽ khiến cho người ta khó có thể phớt lờ bạn.
Thường xuyên trao đổi với thầy cô giáo về những khó khăn gặp phải mỗi khi áp
dụng phương pháp mới, … thảo luận với bạn bè để những kiến thức đọng lại lâu
hơn.Việc thường xuyên đặt câu hỏi cho giảng viên đầu tiên sẽ tạo được thiện cảm đối
với các thầy cô, thứ hai là chắc chắn những thắc mắc sẽ được giải đáp hay chí ít sẽ tìm
ra được hướng giải quyết. Thảo luận với bạn bè cũng là một cách hay khi muốn ghi nhớ
lâu một điều gì đó. Việc trao đổi với bạn bè cũng là một cách để biết mình đang ở đâu
so với bạn, có quá kém hay không và từ đó phải luôn nhắc nhở bản thân không được
lười biếng.

51
KẾT LUẬN
Đề tài của chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT vào các hoạt
động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương
Mại. Trước hết, chúng tôi tiến hành xây dựng nền tảng lý thuyết về dạy/học kĩ năng nói
như định nghĩa của diễn đạt nói, vị trí và vai trò của kỹ năng diễn đạt nói trong ngoại
ngữ và đặc biệt trong tiếng Pháp, những yếu tố cấu thành nên kỹ năng diễn đạt nói
và tổng quát khái niệm và vai trò của CNTT trong thế giới ngày nay nói chung và trong
việc học ngoại ngữ nói riêng.
Trong chương tiếp theo, chúng tôi đã đánh giá thực trạng dạy và học kỹ năng nói
của sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp Thương mại, chúng tôi đã tìm hiểu và đánh giá
những mối quan tâm, động lực của sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói
tiếng Pháp và những khó khăn trong quá trình thực hiện kĩ năng này thông qua bảng
khảo sát 104 sinh viên, bao gồm 31 sinh viên học phần Văn hóa và Văn minh Pháp năm
học 2021-2022 và 73 sinh viên năm học 2021-2022 của Viện Đào tạo Quốc tế.
Nhìn chung, sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng diễn đạt
nói trong quá trình học tập ngoại ngữ và khả năng giao tiếp của mình. Tuy tỷ lệ sinh
viên yêu thích kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp là khá cao nhưng chỉ một số lượng rất
nhỏ các bạn chủ động tham gia các hoạt động giao tiếp trong và ngoài giờ học. Rất nhiều
sinh viên vào đại học mới bắt đầu học tiếng Pháp nên trình độ giao tiếp còn chưa tốt:
khả năng phát âm kém, không biết nhấn nhá hay ngắt nghỉ cấu trúc câu hợp lý, ngữ điệu
còn “cứng” nên chưa thể hiện đúng mục đích giao tiếp, ý kiến cá nhân,... Tình trạng này
đến từ rất nhiều nguyên nhân: không có đủ kiến thức ngôn ngữ về từ vựng và cấu trúc
câu cơ bản, sợ mắc lỗi khi giao tiếp, sợ nói trước đám đông, chưa hiểu rõ sự khác nhau
về văn hóa giao tiếp giữa nước Pháp và Việt Nam, cảm thấy tình huống giao tiếp không
thú vị hay thiếu ăn ý với người cùng giao tiếp,...
Sau khi định hình được rõ thực trạng học tập và những khó khăn của sinh viên
trong quá trình rèn luyện khả năng giao tiếp thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã áp
dụng phương pháp thực nghiệm với năm nền tảng ứng dụng CNTT để nâng cao kỹ năng
diễn đạt nói tiếng Pháp cho sinh viên, bao gồm: Powerpoint, Flipgrid, Youtube, Kahoot
và Quizizz. Việc đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động nâng cao kỹ năng diễn đạt nói
tiếng Pháp được sau khi áp dụng CNTT của sinh viên được lấy từ hai nguồn là kết quả
học tập thực tế của sinh viên và bảng hỏi khảo sát.
Chúng tôi đã thực hiện đánh giá hiệu quả của phương pháp thực nghiệm dựa trên
dữ liệu là các bài nói trong suốt quá trình học tập của 31 sinh viên học phần Văn hóa
và Văn minh Pháp năm học 2021 – 2022 với ứng dụng công nghệ Flipgrid. Kết quả đem
52
lại là vô cùng khả quan: sinh viên đã có sự cải thiện vượt bậc và rõ nét trong mọi yếu tố
cấu thành lên kỹ năng giao tiếp như cách phát âm, ngữ điệu giao tiếp, cách ngắt nghỉ và
nhấn nhá câu, ngôn ngữ cơ thể và khả năng xây dựng lối biểu đạt,... và cả những kiến
thức ngôn ngữ nói chung. Tiếp đến, chúng tôi đã thực hiện khảo sát đợt 2 vào cuối học
phần với đúng 31 sinh viên đó của lớp để tìm hiểu ý kiến đánh giá và mức độ hài lòng
của sinh viên đối với phương pháp thực nghiệm. Các chỉ số đều dao động ở mức cao,
giá trị trung bình của các biến từ 3.75 - 4.39, cho thấy sự hài lòng của sinh viên về mức
độ cải thiện trong quá trình học tập, rèn luyện của bản thân và hiệu quả của các tài liệu,
cách thức và phương tiện giảng dạy của giảng viên trong quá trình thực nghiệm áp dụng
CNTT.
Tóm lại, kết quả thu được đáp ứng mong đợi của chúng tôi và có thể khẳng định
giả thuyết nghiên cứu là đúng “CNTT có ảnh hưởng tích cực đến việc nâng cao kỹ năng
diễn đạt nói tiếng Pháp và Ứng dụng CNTT vào nâng cao kỹ năng diễn đạt nói tiếng
Pháp cho sinh viên đạt hiệu quả.”
Tuy nhiên,h trong quá trình thực nghiệm vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất
định như: mạng Internet của giảng viên lẫn sinh viên đôi lúc còn gặp trục trặc, bị ngắt
quãng, không ổn định trong giờ học khiến những việc như tải video lên Flipgrid, xem
và trình chiếu video trên Youtube, Powerpoint, ... trở nên khó khăn.
Do vậy, nhóm cũng đề xuất một số khuyến nghị cho sinh viên, giảng viên và nhà
trường nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các phương pháp ứng dụng CNTT này. Đối
với sinh viên, các bạn cần nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của kỹ năng diễn đạt
nói, kỹ năng giao tiếp và những lợi ích mà nó có thể đem lại trong thời đại công nghệ
4.0 và hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay. Trong học ngôn ngữ, luyện tập thường
xuyên, nỗ lực cá nhân được coi là chìa khóa cốt yếu của thành công. Do đó, bản thân
người học cần chủ động trong việc tìm tòi, ứng dụng liên tục những nền tảng công nghệ
mới, phương pháp hiện đại mới một cách phù hợp với bản thân và không ngừng tự rèn
luyện. Đồng thời, sinh viên cần tích cực tham gia trong quá trình trao đổi với thầy cô
giáo, bạn bè trên trường lớp và người thân xung quanh để có những bài học mới, cái
nhìn mới cho bản thân. Đừng bao giờ ngại ngần đặt câu hỏi thắc mắc hay ngại nói lên
những ý kiến cá nhân của mình!
Đối với giảng viên, người “dẫn lối” quan trọng trong quá trình học tập của sinh
viên, họ cũng cần chủ động tìm hiểu và ứng dụng những phương pháp giảng dạy mới,
nền tảng công nghệ mới để nâng cao hứng thú của sinh viên. William Arthur Ward từng
nói: “Người thầy bình thường nói. Người thầy tốt giải thích. Người thầy giỏi diễn tả,
Người thầy vĩ đại truyền cảm hứng”. Do vậy, người giảng viên cần không ngừng trau

53
dồi kiến thức của bản thân nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng bằng cách đọc nhiều,
luyện nói nhiều, giao tiếp nhiều để có được nền tảng ngôn ngữ tốt nhất. Việc sát sao tìm
hiểu, cập nhật nhu cầu, sở thích của sinh viên để xây dựng lộ trình học tập, phương pháp
giảng dạy hợp lý, gần gũi, hiệu quả cũng là một trong những chú ý quan trọng nhất đối
với bất kỳ một người thầy, người cô nào.
Cuối cùng, về phía nhà trường, nhà trường cần có nhận thức đúng đắn, rõ ràng
về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt nói trong việc thiết kế chương
trình đào tạo và giáo trình giảng dạy. Đầu tiên, nhà trường nên mở thêm thêm nhiều
khóa học, lớp học về kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp, hoặc nên chuyển môn tiếng Pháp
giao tiếp thành một môn học bắt buộc thay vì tự chọn để sinh viên phát triển được kỹ
năng của bản thân. Hành động thứ hai được đề xuất là nhà trường nên thường xuyên bổ
sung và cập nhật các tài liệu sách báo, băng đĩa tiếng Pháp,...chuyên nghiệp, chính thống
dưới nhiều hình thức khác nhau để cả giảng viên lẫn sinh viên đều có cơ hội tiếp cận
những nguồn tri thức nâng cao, đảm bảo chất lượng. Về mặt tinh thần, trường có thể tổ
chức nhiều hoạt động giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên như các cuộc thi
hùng biện, cuộc thi lồng tiếng, các chương trình trao đổi với những câu lạc bộ ngoại ngữ
ở bên trường đại học khác,...
Bài nghiên cứu của nhóm vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như trong
phần xác định thực trạng giảng dạy và rèn luyện, chúng tôi mới lập được bảng khảo sát
thu thập ý kiến của sinh viên mà chưa thực hiện được những cuộc phỏng vấn, khảo sát
dành riêng cho giảng viên để nâng cao chất lượng phương pháp thực nghiệm này. Tuy
vậy, nhóm vẫn đạt được những thành công nhất định khi đã vượt qua quá trình nghiên
cứu và phân tích một cách khoa học với số liệu chính thống, kết quả rõ ràng nhờ sự giúp
đỡ của thầy cô, các bạn sinh viên và sự quan tâm của nhà trường. Nhóm cũng đã hiện
thực hóa được mọi mục tiêu nghiên cứu, đó là xác định được tầm ảnh hưởng to lớn của
CNTT đến kỹ năng diễn đạt nói tiếng Pháp của sinh viên để trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập kỹ năng diễn
đạt nói tiếng Pháp cho giảng viên lẫn sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp Thương mại
Viện Đào tạo Quốc tế trường Đại học Thương Mại trong thời kỳ cách mạng công nghiệp
4.0. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ còn được thực hiện và chứng kiến thêm nhiều
sự ra đời của các bài nghiên cứu khoa học mới, sáng tạo về chủ đề kỹ năng diễn đạt nói
tiếng Pháp để khơi gợi niềm đam mê học tập và rèn luyện ngôn ngữ được mệnh danh
“lãng mạn nhất thế giới” của người học ở mọi lứa tuổi.

54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Minh Hiếu (2008), Những yếu tố gây khó khăn trong tiếp thu và diễn đạt
nói tiếng Pháp của sinh viên các lớp chất lượng cao trường Đại học Bách Khoa -
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, tr 331.

2. Chính phủ (1993), Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP Về phát triển công nghệ
thông tin ở nước ta trong những năm 90 (Ban hành ngày 04/08/1993).

3. Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương (2017). Xây dựng xã hội học tập trong thời đại
cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 1-3.

4. Giáo dục giải trí là gì và làm sao để áp dụng phương pháp này? - Tạp chí điện tử
BenQ, ngày 1 tháng 7 năm 2021.

5. Hanaa Ait Kaikai (2014), Appropriation des Technologies de l’Information et de la


Communication au sein de l’Université marocaine : Perceptions des étudiants
- frantice.net, numéro 8, avril 2014

6. Hélène Sorez (1995), Prendre la parole, 1st ed. Paris.

7. J.A.Yannis Bakopoulos (June 1985), Toward a more precise concept of information


technology - Center for Information Systems Research Massachusetts Institute of
Technology.

8. Nguyễn Thị Thu Hồng (2019), Intégration de Kahoot, un outil de TIC, dans
l’enseignement du français commercial aux étudiants de l’Université de Commerce
du Vietnam - Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Dạy/Học tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp:
Cái nhìn giao thoa” tại Siemriep-Campuchia.

9. Nguyễn Thị Thu Hồng (2019), L'intégration des TIC dans l’enseignement de la
compréhension des textes en français commercial aux étudiants de l’Université de
Commerce du Vietnam - Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Chuyên nghiệp hóa đào tạo
ở các trường đào tạo tiếng Pháp” tại ĐHQG Hà Nội

10. Nguyễn Thị Thu Hồng (2020), Application du logiciel « Flip Grid » dans la pratique
de la production orale des étudiants de français commerciale à l’Université Thuong
Mai - Hội Thảo Khoa học Quốc Gia, … Trường Đại học Thương mại.

11. Nguyễn Thị Thu Hồng (thành viên), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Pháp - NXB Hà Nội
xb năm 2018
55
12. Nguyễn Thị Thu Hồng - Bùi Thị Quỳnh Trang (đồng chủ biên), Giáo trình Văn hóa
và Văn minh Pháp (Culture et Civilisation Françaises) - NXB Hà Bội xb năm 2021

13. Nguyễn Thị Thùy Dương - Nguyễn Thị Mị Dung (03/2021), Nâng cao kỹ năng dịch
thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng pháp thương mại của trường đại học thương
mại - Mã số đề tài: CS20-62.

14. Nguyễn Văn Long (2016), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ:
Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 2 (2016) tr 36-47

15. Nguyễn Văn Long và các tác giả (2020), Báo cáo: Đánh giá tác động của Đề án
Ngoại ngữ Quốc gia 2020 giai đoạn 2011-2015: Hợp phần ứng dụng CNTT trong
dạy-học ngoại ngữ - in press Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020: Hà Nội. p. 11-21.

16. Nguyễn Văn Long (2009), Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong việc ứng dụng
công nghệ vào giảng dạy ngoại ngữ - Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà
Nẵng, 1(30) (2009) 128.

17. Nguyễn Vũ Thu Hà (2020), Nghiên cứu tổng quan về các chiến lược học kỹ năng
nói tiếng Anh như một ngoại ngữ - Tạp chí khoa học Ngoại ngữ, Trường Đại học
Hà nội, Số 64/2020, tr21-33.

18. Phan Chí Thành (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 - xu thế phát triển của giáo
dục trực tuyến - Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 43-46.

19. Tạ Minh Châu, Giáo trình Tin học quản lý - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp Hồ
Chí Minh, 2006

20. Trần Thị Khánh Phước (2021), Nghiên cứu lỗi phát âm của người Việt học tiếng
Pháp nhìn từ góc độ ngữ âm - âm vị học - Tạp chí khoa học Ngoại ngữ và văn hóa,
tập 5, số 2.

21. Trịnh Quang Dũng - Phạm Thị Hằng (2018), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư và sự tác động đến phương pháp dạy học ở đại học hiện nay - Tạp chí Giáo dục,
Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018,tr 94-97 .

22. Trương Thị Diễm - Lê Văn Toán (2020), Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 - Tạp chí Giáo dục,
Số 472 (Kì 2 -2/2020).

23. Từ điển tiếng việt Vtudien


56
24. Từ điển tiếng việt TratuSoha

25. What and What are the Qualities of Oral Expression? - lifepersona.com

26. Wil (2015), Five reasons why speaking English is a great way to learn it - Study
Tips, Blog EF English Live

57
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC KỸ NĂNG NÓI TIẾNG PHÁP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng diễn đạt nói Tiếng
Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại
Chúng tôi là nhóm sinh viên thuộc chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của Viện Đào
tạo quốc tế, hiện chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin để
nâng cao kỹ năng diễn đạt nói Tiếng Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Phiếu điều tra này được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng diễn đạt
nói Tiếng Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại bằng việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Chúng tôi đảm bảo mọi thông tin bạn cung cấp sẽ
được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài này.
Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn.
Xin hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất với bạn và điền vào ô tương ứng,
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
I. Câu hỏi chung:

STT Câu hỏi Trả lời

Trong quá trình học và tiếp nhận một ngôn ngữ mới, đối với bạn kỹ năng nào cần chú trọng?
(Bạn hãy chọn theo thứ tự ①=không quan trọng, ②=ít quan trọng, ③=khá quan trọng,
④=quan trọng, ⑤=rất quan trọng)

Nghe hiểu ① ② ③ ④ ⑤

1
Đọc hiểu ① ② ③ ④ ⑤

Diễn đạt nói ① ② ③ ④ ⑤

Diễn đạt viết ① ② ③ ④ ⑤

Trong 4 kỹ năng (diễn đạt), kỹ năng nào khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất? (Bạn hãy chọn

I
theo thứ tự ①=không khó khăn, ②=ít khó khăn, ③=khá khó khăn, ④=khó khăn,
⑤=rất khó khăn)

Nghe hiểu ① ② ③ ④ ⑤

2 Đọc hiểu ① ② ③ ④ ⑤

Diễn đạt nói ① ② ③ ④ ⑤

Diễn đạt viết ① ② ③ ④ ⑤

Bạn hãy đánh giá mức độ chú trọng của bản thân với các yếu tố sau trong quá trình giao tiếp
Tiếng Pháp. (Bạn hãy chọn theo thứ tự ①=không chú trọng, ②=ít chú trọng, ③=khá
chú trọng, ④=chú trọng, ⑤=rất chú trọng)

Ngữ pháp của câu ① ② ③ ④ ⑤

Nghĩa của câu ① ② ③ ④ ⑤

Từ vựng ① ② ③ ④ ⑤

3
Phát âm ① ② ③ ④ ⑤

Ngữ điệu ① ② ③ ④ ⑤

Nhịp điệu ① ② ③ ④ ⑤

Tốc độ nói ① ② ③ ④ ⑤

Ngôn ngữ hình thể ① ② ③ ④ ⑤

II
II. Phương pháp giảng dạy

STT Câu hỏi Trả lời

Bạn hãy đánh giá mức độ quan trọng của phương pháp giảng dạy trong quá trình học ngoại
ngữ.

Không quan trọng ⃝

Ít quan trọng ⃝
4

Khá quan trọng ⃝

Quan trọng ⃝

Rất quan trọng ⃝

Trong giờ học, các giảng viên trường bạn thường sử dụng:

Phương pháp giới thiệu, giải thích, làm mẫu ⃞

Phương pháp thuyết trình ⃞

Phương pháp vấn đáp ⃞

5 Phương pháp trực tiếp, gián tiếp ⃞

Phương pháp tương tác ⃞

Phương pháp tự học và thực hành ⃞

Phương pháp học hỏi kinh nghiệm ⃞

Phương pháp khác, chỉ rõ:........................................................................... ⃞

Các giảng viên có thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy ngoại

III
ngữ không?

Không bao giờ ⃝

Hiếm khi ⃝

6
Thỉnh thoảng ⃝

Thường xuyên ⃝

Rất thường xuyên ⃝

Bản thân bạn có thường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học ngoại ngữ của mình
không?

Không bao giờ ⃝

Hiếm khi ⃝
7

Thỉnh thoảng ⃝

Thường xuyên ⃝

Rất thường xuyên ⃝

Các giảng viên có thường xuyên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ không?

Không bao giờ ⃝

8 Hiếm khi ⃝

Thỉnh thoảng ⃝

Thường xuyên ⃝

IV
Rất thường xuyên ⃝

III. Các phương pháp học kỹ năng nói

STT Câu hỏi Trả lời

Trong các giờ học giao tiếp, bạn có thường xuyên chủ động tham gia các hoạt động nói không?

Không bao giờ ⃝

Hiếm khi ⃝
9
Thỉnh thoảng ⃝

Thường xuyên ⃝

Rất thường xuyên ⃝

Bạn có thường xuyên nói Tiếng Pháp ngoài giờ trên lớp không?

Không bao giờ ⃝

Hiếm khi ⃝
10
Thỉnh thoảng ⃝

Thường xuyên ⃝

Rất thường xuyên ⃝

Bạn thường thực hành nói Tiếng Pháp với ai?


11
Giảng viên ⃞

V
Bạn bè ⃞

Gia đình ⃞

Người nước ngoài ⃞

Đồng Nghiệp ⃞

Bạn có thường xuyên tiếp cận với các tài liệu Tiếng Pháp không?

Có ⃝

Không ⃝

Nếu có, các tài liệu đó thuộc thể loại nào?

Báo chí Tiếng Pháp ⃞

Sách, truyện Tiếng Pháp ⃞


12
Tin tức tiếng Pháp ⃞

Loa đài phát thanh ⃞

Phim Tiếng Pháp ⃞

Âm nhạc Tiếng Pháp ⃞

Mạng xã hội ⃞

Khác, chỉ rõ:.............................................................. ⃞

Ngoài giờ học, bạn phân bổ thời gian cho từng kỹ năng sau như thế nào? (Bạn hãy chọn theo
13 thứ tự ①=không khó khăn, ②=ít khó khăn, ③=khá khó khăn, ④=khó khăn, ⑤=rất
khó khăn)

VI
Kỹ năng nghe hiểu ① ② ③ ④ ⑤

Kỹ năng đọc hiểu ① ② ③ ④ ⑤

Kỹ năng diễn đạt nói ① ② ③ ④ ⑤

Kỹ năng diễn đạt viết ① ② ③ ④ ⑤

Bạn có thường xuyên tự rèn luyện kỹ năng nói ngoài giờ học trên lớp không?

Có ⃝

Không ⃝

Nếu có, bạn hãy cho biết mức độ áp dụng những phương pháp dưới đây.

(Bạn hãy chọn theo thứ tự ①=không bao giờ, ②=hiếm khi, ③=thỉnh thoảng, ④=thường
xuyên, ⑤=luôn luôn)

Luyện các bài nói trên lớp một mình. ① ② ③ ④ ⑤

Luyện các bài nói trên lớp theo nhóm. ① ② ③ ④ ⑤


14

Luyện nói hàng ngày về bất kỳ chủ đề nào phù hợp trình
① ② ③ ④ ⑤
độ

Chủ động luyện thuyết trình theo chủ đề đã học ① ② ③ ④ ⑤

Rèn luyện kỹ năng phát âm ① ② ③ ④ ⑤

Trau dồi vốn từ vựng ① ② ③ ④ ⑤

Nghe lại các bài hội thoại đã học trên lớp ① ② ③ ④ ⑤

Thực hành biểu đạt ngôn ngữ cơ thể ① ② ③ ④ ⑤

VII
Bạn hãy cho biết mức độ hài lòng của bản thân với các yếu tố sau trong giờ học nói. (Bạn hãy
chọn theo thứ tự ①=không hài lòng, ②=ít hài lòng, ③=khá hài lòng, ④=hài lòng,
⑤=rất hài lòng)

Có cơ hội trao đổi với giảng viên bằng tiếng Pháp ① ② ③ ④ ⑤

15 Các tình huống giao tiếp thực tế ① ② ③ ④ ⑤

Được giảng viên chỉnh sửa phát âm ① ② ③ ④ ⑤

Không khí giờ học sôi nổi ① ② ③ ④ ⑤

Được luyện nói theo nhóm ① ② ③ ④ ⑤

Điều kiện nào dưới đây có thể giúp nâng cao kỹ năng nói của bạn?

16 Rèn luyện một mình và độc thoại ⃝

Rèn luyện theo nhóm và hội thoại với bạn cùng lớp ⃝

Theo bạn một nhóm nên có bao nhiêu thành viên để đạt hiệu quả tốt nhất?

Ít hơn 3 thành viên ⃝

17 3-5 thành viên ⃝

5-8 thành viên ⃝

Nhiều hơn 8 thành viên ⃝

Bạn hãy đánh giá những lợi ích dưới đây khi làm việc nhóm. (Bạn hãy chọn theo thứ tự
①=đánh giá thấp, ②=đánh giá khá thấp, ③=đánh giá trung bình, ④=đánh giá khá
18 cao, ⑤=đánh giá cao)

Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm ① ② ③ ④ ⑤

VIII
Cải thiện kỹ năng diễn đạt trước đám đông ① ② ③ ④ ⑤

Sinh viên giỏi có thể giúp đỡ sinh viên yếu hơn ① ② ③ ④ ⑤

Tính cạnh tranh giữa các nhóm khiến bạn hứng thú ① ② ③ ④ ⑤

Thúc đẩy bạn cố gắng hoàn thành công việc ① ② ③ ④ ⑤

Có thể tiếp cận những chủ đề lớn ① ② ③ ④ ⑤

Các ý kiến đa dạng ① ② ③ ④ ⑤

Công việc sẽ được hoàn thành tốt nhất và nhanh nhất ① ② ③ ④ ⑤

Có thêm thời gian thực hành Tiếng Pháp với các bạn ① ② ③ ④ ⑤

Bạn đánh giá thế nào về vai trò của giảng viên trong các hoạt động nói trên lớp?

Không quan trọng ⃝

Ít quan trọng ⃝
19
Khá quan trọng ⃝

Quan trọng ⃝

Rất quan trọng ⃝

Bạn đánh giá thế nào về vai trò của giảng viên trong việc hướng dẫn bạn tự rèn kỹ năng nói
ngoài giờ trên lớp?

20
Không quan trọng ⃝

Ít quan trọng ⃝

IX
Khá quan trọng ⃝

Quan trọng ⃝

Rất quan trọng ⃝

IV. Những khó khăn trong diễn đạt nói

STT Câu hỏi Trả lời

Bạn hãy đánh giá mức độ khó khăn của bản thân với những yếu tố sau khi tham gia hoạt động
nói Tiếng Pháp. (Bạn hãy chọn theo thứ tự ①=không khó, ②=ít khó, ③=khá khó,
④=khó, ⑤=rất khó)

Ngữ pháp của câu ① ② ③ ④ ⑤

Nghĩa của câu ① ② ③ ④ ⑤

Từ vựng ① ② ③ ④ ⑤

Phát âm ① ② ③ ④ ⑤

21
Ngữ điệu ① ② ③ ④ ⑤

Nhịp điệu ① ② ③ ④ ⑤

Tốc độ nói ① ② ③ ④ ⑤

Cách diễn đạt ① ② ③ ④ ⑤

Ngôn ngữ hình thể ① ② ③ ④ ⑤

Hiểu biết xã hội ① ② ③ ④ ⑤

X
Hãy khoanh tròn những âm khó đối với bạn

[a] [ɑ̃] [g]

[e] [ɛ]̃ [f]

[ɛ] [ɔ̃] [v]

[i] [j] [s]

[ɔ] [ɥ] [z]

22 [o] [w] [Ʒ]

[u] [p] [ʃ]

[y] [b] [l]

[œ] [t] [r]

[ø] [d] [m]

[ə] [k] [n]

[ɲ]

Hãy khoanh tròn những phụ âm đôi mà bạn gặp khó khăn khi phát âm.

/br/ /vr/
23
/pr/ /bl/

/dr/ /pl/

XI
/tr/ /gl/

/gr/ /sp/

/kr/ /st/

/fr/ /sm/

Bạn không thích điều gì trong giờ học nói?

Sợ nói trước đám đông ⃞

Cảm thấy các tình huống giao tiếp không thú vị. ⃞

24 Không có đủ kiến thức ngôn ngữ. ⃞

Sợ mắc lỗi khi giao tiếp ⃞

Không thích làm việc với người khác. ⃞

Khác:...................................................................... ⃞

V. Động lực học Tiếng Pháp

STT Câu hỏi Trả lời

Bạn có thích học kỹ năng nói không?

Rất không thích ⃝


25
Không thích ⃝

Khá thích ⃝

XII
Thích ⃝

Rất thích ⃝

Bạn dành bao nhiêu thời gian luyện nói ở nhà mỗi ngày?

Ít hơn 1 giờ ⃝

26 1-2 giờ ⃝

2-4 giờ ⃝

Nhiều hơn 4 giờ ⃝

Ngoài thời gian học nói trên lớp, bạn có hay giao tiếp bằng Tiếng Pháp không?

Không bao giờ ⃝

Hiếm khi ⃝
27
Thỉnh thoảng ⃝

Thường xuyên ⃝

Rất thường xuyên ⃝

Bạn có mong muốn phát triển và hoàn thiện năng lực nói Tiếng Pháp của bản thân không?

Hoàn toàn không mong muốn ⃝


28
Không mong muốn ⃝

Khá mong muốn ⃝

XIII
Mong muốn ⃝

Rất mong muốn ⃝

Theo bạn, để nâng cao chất lượng dạy nói Tiếng Pháp nói chung và Tiếng Pháp chuyên ngành
thương mại nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy có cần thiết hay không?

Không cần thiết ⃝

Ít cần thiết ⃝
29

Khá cần thiết ⃝

Cần thiết ⃝

Rất cần thiết ⃝

Bạn có đề xuất gì về phương pháp giảng dạy của giảng viên để cải thiện kỹ năng nói Tiếng
Pháp cho sinh viên?

30
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

VI. Thông tin cá nhân

STT Câu hỏi Trả lời

Bạn là:

31 Nam ⃝

Nữ ⃝

32 Tại sao bạn chọn Tiếng Pháp?

XIV
Vì sở thích ⃞

Vì muốn học tập ở Pháp ⃞

Vì định hướng của gia đình ⃞

Vì nghề nghiệp tương lai ⃞

Lý do khác:.................................................................................................. ⃞

Trước khi vào học ở Đại học Thương Mại, bạn đã từng học Tiếng Pháp chưa?

Đã học ⃝

Chưa học ⃝

Nếu đã học, bạn đã học tiếng Pháp được bao lâu?

Dưới ba tháng ⃝

33 Ba tháng ⃝

Sáu tháng ⃝

Một năm ⃝

Ba năm ⃝

Sáu năm ⃝

Trên mười hai năm ⃝

Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian điền phiếu khảo sát này!

XV
Phụ lục 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT
ĐỀ TÀI: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng diễn đạt nói Tiếng
Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại
Nhóm mình là nhóm sinh viên thuộc chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của Viện
Đào tạo quốc tế, hiện nhóm đang nghiên cứu đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin để
nâng cao kỹ năng diễn đạt nói Tiếng Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Phiếu điều tra này được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng diễn đạt
nói Tiếng Pháp cho sinh viên trường Đại học Thương Mại bằng việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Nhóm mình đảm bảo mọi thông tin bạn cung cấp sẽ
được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài này.
Nhóm mình rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn.
Xin hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất với bạn và điền vào ô tương ứng,

Nhóm mình xin chân thành cảm ơn 🖤

I. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM

Nhận định Mức độ đồng ý

Bạn hãy cho biết quan điểm của bản thân về các nhận định dưới đây bằng cách tích vào một trong
năm lựa chọn: ①=Hoàn toàn không đồng ý, ②=Không đồng ý, ③=Trung lập, ④=Đồng ý,
⑤=Hoàn toàn đồng ý.

Về các phương tiện (tài liệu, máy chiếu…) sử dụng trong


thực nghiệm (documentation, livrets, polycopies, ① ② ③ ④ ⑤
rétroprojecteurs, site web…) utilisés pour l’expérimentation

Về chất lượng công cụ sư phạm dùng cho thực nghiệm (les


outils pédagogiques (vidéo, google classroom, Kahoot,
① ② ③ ④ ⑤
Quizizz, Flip Grid, un programme informatique…) utilisés
pour l’expérimentation

Về các mục tiêu của thực nghiệm được thông báo rõ ràng từ
① ② ③ ④ ⑤
khi bắt đầu thực nghiệm.

XVI
II. HIỆU QUẢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT
NÓI CÓ TÍCH HỢP CNTT

STT Nhận định Mức độ đồng ý

Thông qua việc giảng dạy kỹ năng diễn đạt nói có tích hợp CNTT, bạn hãy cho biết quan điểm của
bản thân về các nhận định dưới đây bằng cách tích vào một trong năm lựa chọn: ①=Hoàn toàn không
đồng ý, ②=Không đồng ý, ③=Trung lập, ④=Đồng ý, ⑤=Hoàn toàn đồng ý.

Về kiến thức ngôn ngữ

Cải thiện khả năng sử dụng từ vựng ① ② ③ ④ ⑤


1
Cải thiện khả năng sử dụng cấu trúc câu ① ② ③ ④ ⑤

Về kỹ năng giao tiếp

Cải thiện khả năng diễn đạt ① ② ③ ④ ⑤

Cải thiện sự tự tin ① ② ③ ④ ⑤


2
Cải thiện ngôn ngữ hình thể ① ② ③ ④ ⑤

Cải thiện khả năng tương tác ① ② ③ ④ ⑤

Khả năng phát âm

Cải thiện cách phát âm các âm tròn môi ① ② ③ ④ ⑤

Cải thiện cách phát âm các âm mũi ① ② ③ ④ ⑤


3
Cải thiện cách phát âm các phụ âm đôi ① ② ③ ④ ⑤

Cải thiện cách nối âm ① ② ③ ④ ⑤

XVII
4 Cải thiện ngữ điệu ① ② ③ ④ ⑤

5 Cải thiện nhịp điệu ① ② ③ ④ ⑤

6 Cải thiện tốc độ lời nói ① ② ③ ④ ⑤

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG CNTT TRONG THỰC
NGHIỆM

STT Nhận định Mức độ đồng ý

Bạn hãy cho biết quan điểm của bản thân về các nhận định dưới đây bằng cách tích vào một trong
năm lựa chọn: ①=Hoàn toàn không đồng ý, ②=Không đồng ý, ③=Trung lập, ④=Đồng ý,
⑤=Hoàn toàn đồng ý.

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để giúp sinh viên làm
1 ① ② ③ ④ ⑤
việc sự độc lập và trách nhiệm hơn

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để giúp sinh viên làm
2 ① ② ③ ④ ⑤
việc tích cực hơn

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để giúp sinh viên làm
3 ① ② ③ ④ ⑤
việc năng động hơn

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để giúp sinh viên hứng
4 ① ② ③ ④ ⑤
thú làm việc

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để giúp sinh viên tự tìm
5 ① ② ③ ④ ⑤
kiếm tài liệu và thông tin liên quan đến học tập

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để tạo thuận lợi cho trao
đổi, giao tiếp giữa những sinh viên tham gia thực nghiệm
6 ① ② ③ ④ ⑤
với nhau và giữa những sinh viên tham gia thực nghiệm với
giảng viên

XVIII
Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để tạo thuận lợi cho sinh
7 ① ② ③ ④ ⑤
viên hợp tác với nhau trong học tập.

Hiệu quả của việc tích hợp CNTT để giúp sinh viên tập
8 ① ② ③ ④ ⑤
trung hơn trong học tập

Hiệu quả của việc ứng dụng Flip Grid trong thử nghiệm
9 ① ② ③ ④ ⑤
dạy kỹ năng nói tiếng Pháp

Hiệu quả của việc ứng dụng Kahoot trong thử nghiệm dạy
10 ① ② ③ ④ ⑤
kỹ năng nói tiếng Pháp

Hiệu quả của việc ứng dụng Quizizz trong thử nghiệm dạy
11 ① ② ③ ④ ⑤
kỹ năng nói tiếng Pháp

Hiệu quả của việc ứng dụng các video (youtube) trong thử
12 ① ② ③ ④ ⑤
nghiệm dạy kỹ năng nói tiếng Pháp

IV. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỦ ĐỀ TRONG THỰC NGHIỆM

STT Nhận định Mức độ đồng ý

Bạn hãy cho biết quan điểm của bản thân về các nhận định dưới đây bằng cách tích vào một trong
năm lựa chọn: ①=Hoàn toàn không đồng ý, ②=Không đồng ý, ③=Trung lập, ④=Đồng ý,
⑤=Hoàn toàn đồng ý.

1 Các chủ đề trong thực nghiệm đa dạng. ① ② ③ ④ ⑤

2 Nội dung của chủ đề có tính thời sự ① ② ③ ④ ⑤

3 Các chủ đề sử dụng trong thực nghiệm cuốn hút ① ② ③ ④ ⑤

XIX
V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỬ
NGHIỆM

STT Nhận định Mức độ đồng ý

Bạn hãy cho biết quan điểm của bản thân về các nhận định dưới đây bằng cách tích vào một trong
năm lựa chọn: ①=Hoàn toàn không đồng ý, ②=Không đồng ý, ③=Trung lập, ④=Đồng ý,
⑤=Hoàn toàn đồng ý.

Theo bạn, Phương pháp thử nghiệm đáp ứng tốt sự chờ đợi
1 ① ② ③ ④ ⑤
của sinh viên.

Theo bạn, Phương pháp sư phạm thử nghiệm là một


2 ① ② ③ ④ ⑤
phương pháp mới và tiên tiến

Theo bạn,có thể ứng dụng các kết quả thử nghiệm Phương
3 pháp mới này vào dạy kỹ năng nói tiếng Pháp trong các học ① ② ③ ④ ⑤
phần tiếp theo.

VI. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Bạn là: ⚪ Nam ⚪ Nữ

KẾT THÚC KHẢO SÁT

Nhóm xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian điền phiếu khảo sát này ❣ ❤

XX
Phụ lục 3
EXEMPLE DU TRAVAIL SUR FLIPGRID

XXI
XXII
XXIII
Phụ lục 4
EXEMPLE DU TRAVAIL SUR KAHOOT

XXIV
XXV
XXVI
XXVII
XXVIII
XXIX
XXX
XXXI
XXXII
XXXIII
Phụ lục 5
EXEMPLE DU TRAVAIL SUR QUIZIZZ

XXXIV
XXXV
XXXVI
XXXVII
XXXVIII
XXXIX
XL
XLI
XLII

You might also like