You are on page 1of 39

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Tiến sĩ Nguyễn Tiến
Lực. Trong quá trình học tập và tìm hiểu về bộ môn Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
thực phẩm, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình. Với tâm
huyết và tình yêu nghề nghiệp của mình, Thầy đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức
mới lạ, và có cái nhìn khác, sâu sắc hơn về bộ môn của mình nói riêng cũng như ngành
Công nghệ thực phẩm nói chung. Từ những kiến thức đã học được, nhóm em đã áp dụng
thực tế, tiêu biểu là thông qua bài báo cáo này. Với lượng kiến thức còn hạn hẹp và kinh
nghiệm cũng như khả năng hiểu biết còn hạn chế nên có thể bài báo cáo vẫn còn có những
thiếu sót. Vì vậy, nhóm em kính mong nhận được sự đóng góp cũng như những góp ý
chân thành của Thầy. Đồng thời cũng mong Thầy châm trước, bỏ qua những khuyết điểm
của nhóm em.
Chúng em xin chúc Thầy thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con
đường sự nghiệp giảng dạy của mình.

2
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan rằng:
- Những số liệu, kết quả nghiên cứu cũng như các văn bản này là hoàn toàn trung thực và
chưa tùng được sử dụng trong các văn bản công bố trong các bài tiểu luận nào trước đây.
- Những tài liệu nhóm em đã tham khảo sẽ được trích dẫn đầy đủ theo nguồn gốc, và trình
bày theo quy định đã giao.

3
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ST HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ HOÀN THÀNH
T
1 Nguyễn Minh Cảnh 20116167 Phần 1 + phần 5 100%
2 Vũ Văn Đạt 20143318 Phần 4 + tổng hợp word 100%
3 Lê Hân Hân 20116176 Phần 3 + làm slide 100%
4 Nguyễn Minh Vương 20143411 Phần 2 100%

4
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
...........................................................................................

5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................3
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN.................................................................................................................4
PHỤ LỤC HÌNH..........................................................................................................................................5
1. Giới thiệu.............................................................................................................................................7
1.1. Tổng quan về chôm chôm.............................................................................................................7
1.2. Cấu tạo của trái chôm chôm..........................................................................................................8
1.3. Canh tác chôm chôm.....................................................................................................................9
1.4. Lý do lựa chọn chôm chôm sấy thăng hoa làm sản phẩm mới.....................................................11
1.5. Mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết.......................................................................15
2. Phân tích thị trường:...........................................................................................................................16
2.1. Tổng quan về thị trường chôm chôm sấy thăng hoa....................................................................16
2.2. Phân tích sâu về khách hàng mục tiêu, đặc điểm và nhu cầu của họ............................................17
3. Xây dựng chiến lược sản phẩm mới...................................................................................................20
3.1. Định hướng phát triển sản phẩm mới..........................................................................................20
3.2. Xây dựng giá trị độc đáo của sản phẩm.......................................................................................30
4.Tính khả thi của chiến lược sản phẩm mới..........................................................................................33
4.1 Phân tích chi phí đầu tư, vốn hóa và lợi nhuận.............................................................................33
4.2 Đánh giá khả năng vận hành và tiếp cận thị trường......................................................................34
4.3 Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm mới trong tương lai....................................................36
5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu................................................................................................................36

6
PHỤ LỤC
Hình 1. Trái chôm chôm đã bóc một phần vỏ..................................................................8
Hình 2. Hoa chôm chôm..................................................................................................9
Hình 3. Mặt cắt của trái chôm chôm..............................................................................10
Hình 4. Cây chôm chôm đang cho trái...........................................................................10
Hình 5. Trái chôm chôm trước khi chín.........................................................................11
Hình 6. Hạt chôm chôm.................................................................................................11
Hình 7. Chôm chôm được thu mua tại vườn..................................................................13
Hình 8. Món chè chôm chôm trong ẩm thực phương Đông...........................................13
Hình 9. Chôm chôm sấy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.........................................................15
Hình 10. Hình ảnh chôm chôm sấy dẻo được bày bán trên sàn thương mai điện tử
Shopee............................................................................................................................ 17
Hình 11. Lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe........................................................19

7
1. Giới thiệu
1.1. Tổng quan về chôm chôm
Cây chôm chôm khởi nguyên ở Đông Nam Á, từ Malaysia - Indonesia. Ngày nay,
chúng được trồng rộng rãi ở các khu vực Đông Nam Á khác, như Thái Lan, Myanmar,
Singapore, Philippines và khu vực Nam Á như Sri Lanka và đã lan rộng đến các vùng
khác của Châu Phi, Châu Đại Dương và Trung Mỹ.
Khoảng thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, các thương nhân Ả Rập đã đóng vai trò quan trọng
trong thương mại Ấn Độ Dương, họ đã đưa chôm chôm đến Zanzibar và Pemba ở Đông
Phi. Chôm chôm cũng được trồng hạn chế ở một số vùng của Ấn Độ. Vào thế kỷ 19,
người Hà Lan đã đưa giống chôm chôm từ thuộc địa của họ ở Đông Nam Á đến Suriname
ở Nam Mỹ. Sau đó, cây lan sang các khu vực nhiệt đới khác của châu Mỹ, được trồng ở
các vùng đất thấp ven biển Colombia, Ecuador, Honduras, Costa Rica, Trinidad và Cuba.
Năm 1912, chôm chôm được du nhập vào Philippines từ Indonesia. Vào năm 1906, đã có
một nỗ lực đưa giống chôm chôm đến Đông Nam Hoa Kỳ, với hạt giống được nhập khẩu
từ Java, nhưng việc trồng không thành công, chỉ ngoại trừ ở Puerto Rico.
Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không ngập nước. Do đó, ở Việt Nam,
chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là tỉnh Bến Tre. Chôm chôm được coi là một
trong những loại trái cây quan trọng của đất nước và thường được sử dụng trong ẩm thực
và dược liệu truyền thống.

Hình 1. Trái chôm chôm đã bóc một phần vỏ

8
Với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chôm chôm đã đóng vai trò quan trọng
trong kinh tế đất nước. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam, diện tích trồng chôm chôm trên toàn quốc đã tăng lên một cách đáng kể trong những
năm gần đây. Năm 2020, diện tích trồng chôm chôm ước tính đạt hơn 30.000 ha, với sản
lượng khoảng 270.000 tấn trái. Chôm chôm không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho
những người trồng và sản xuất mà còn góp phần quan trọng vào xuất khẩu nông sản của
Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
chôm chôm đạt
hơn 100 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

1.2. Cấu tạo của trái chôm chôm


Chôm chôm là loài cây thường xanh có thể phát triển đến chiều cao 12–20 m. Các lá
mọc so le với nhau, dài 10–30 cm, lá có hình lông chim với 3 đến 11 lá rời. Hoa có kích
thước nhỏ 2,5–5 mm.

Hình 2. Hoa chôm chôm

Cây chôm chôm có thể là cây đực (chỉ sản sinh túi phấn hoa do đó không đậu quả)
hoặc cây cái (chỉ có hoa với chức năng giống cái) hoặc lưỡng tính (sản xuất hoa cái với
một tỷ lệ nhỏ hoa đực).
Quả hình tròn hoặc hình bầu dục, dài 3–6 cm (hiếm khi đến 8 cm) và rộng 3–4 cm,
quả được kết và lớn dần trong một chùm có 10–20 quả. Vỏ có màu hơi đỏ (hiếm khi có
màu cam hoặc vàng) và được bao phủ bởi các gai thịt mềm dẻo, do đó có tên 'chôm

9
chôm'. Các gai thịt góp phần vào quá trình thoát hơi nước của quả, có thể ảnh hưởng đến
chất lượng của quả.
Phần thịt quả là vỏ mềm bao bọc hạt, trong mờ, hơi trắng hoặc hồng nhạt, có vị ngọt
và chua nhẹ.

Hình 3. Mặt cắt của trái chôm chôm


Hạt đơn dài 1–1,3 cm, có vết nứt đôi màu trắng ở đáy hạt. Hạt mềm và chứa các
phần chất béo bão hòa và không bão hòa bằng nhau, hạt có thể được nấu chín và ăn.
Quả đã bốc vỏ có thể dùng để ăn sống hoặc nấu chín.

Hình 4. Cây chôm chôm đang cho trái

1.3. Canh tác chôm chôm


Chôm chôm thích nghi với khí hậu nhiệt đới ấm áp, nhiệt độ khoảng 22–30 °C và
nhạy cảm với nhiệt độ dưới 10 °C. Được trồng cho mục đích thương mại. Cây phát triển
10
tốt ở độ cao lên đến 500 m (1.600 ft) so với mực nước biển, và phát triển tốt nhất trong
vùng đất sâu, đất sét hoặc mùn cát giàu chất hữu cơ. Chúng cũng có thể phát triển trên địa
hình đồi núi, nơi có khả năng thoát nước tốt.

Hình 5. Trái chôm chôm trước khi chín

Chôm chôm được nhân giống bằng cách chiết ghép, tách nhánh, và nảy chồi. Cây có
thể ra quả sau hai đến ba năm trồng với sản lượng trái sum sê nhất sau 8 đến 10 năm. Cây
phát triển từ hạt giống sau 5 đến 6 năm.
Hạt màu nâu nhạt, chứa nhiều chất béo và dầu nhất định (chủ yếu là axit oleic và axit
arachidic) có giá trị trong công nghiệp, và được sử dụng trong nấu ăn, sản xuất xà phòng.
Rễ, vỏ và lá cây chôm chôm có nhiều công dụng khác nhau trong y học cổ truyền và trong
sản xuất thuốc nhuộm.

Hình 6. Hạt chôm chôm

11
Ở một số vùng trồng, cây chôm chôm có thể ra quả hai lần mỗi năm, một lần vào
cuối mùa thu đầu mùa đông, một lần vào cuối mùa xuân đầu mùa hè. Các khu vực khác,
chẳng hạn như Costa Rica, chỉ có một mùa quả duy nhất, với sự bắt đầu của mùa mưa vào
tháng 4 kích thích ra hoa, quả thường chín vào tháng 8 và tháng 9. Trái phải chín trên cây,
sau đó chúng được thu hoạch trong khoảng thời gian từ bốn đến bảy tuần. Trái cây tươi rất
dễ bị dập và thời hạn sử dụng ngắn. Một cây trung bình có thể cho 5.000–6.000 quả trở
lên (60– 70 kg hoặc 130–155 lb mỗi cây). Năng suất bắt đầu ở mức 1,2 tấn mỗi ha (0,5
tấn/mẫu) trong vườn cây non và có thể đạt 20 tấn mỗi ha (8 tấn mỗi mẫu) trong vườn cây
trưởng thành. Ở Việt Nam, 24 trong số 38 ha canh tác chôm chôm đã được thu hoạch với
sản lượng
120 tấn quả vào năm 1997. Năng suất có thể được tăng lên bằng cách cải thiện quản lý
vườn cây ăn quả, bao gồm cả thụ phấn và trồng các giống cây nhỏ năng suất cao.
Hầu hết các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao là lưỡng tính; những giống cây
trồng chỉ tạo ra hoa cái đòi hỏi sự có mặt của cây đực. Cây đực hiếm khi được tìm thấy, vì
quá trình chọn lọc thực vật đã ưu tiên các dòng lưỡng tính tạo ra tỷ lệ cây hoa cái cao và
số lượng hoa tạo phấn hoa thấp hơn nhiều. Có hơn 3.000 bông hoa màu trắng lục xuất
hiện trong các chùy đực, mỗi bông có từ năm đến bảy bao phấn và một bầu nhụy không
có chức năng sinh sản. Hoa đực có các ống nhị màu vàng và năm đến bảy nhị hoa.
Khoảng 500 bông hoa màu vàng lục xuất hiện trên mỗi chùm bông lưỡng tính. Mỗi hoa có
sáu bao phấn, thường là một vòi nhụy có hai lớp, với một noãn nằm ở mỗi bao phấn. Hoa
có thể thụ phấn trong khoảng một ngày, nhưng có thể lâu hơn nếu có tác nhân thụ phấn
nhân tạo.

1.4. Lý do lựa chọn chôm chôm sấy thăng hoa làm sản phẩm mới
Chúng em chọn chôm chôm sấy thăng hoa để làm sản phẩm mới thể bao gồm một số
lý do sau đây:
● Độ phổ biến:
Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới được ưa chuộng trên khắp thế giới. Từ Trung
Quốc đến Đông Nam Á và cả tại các nước phương Tây, chôm chôm đã trở thành một
phần quan trọng trong ẩm thực và được rất nhiều người yêu thích. Cây chôm chôm có
nguồn gốc từ vùng núi cao phía nam Trung Quốc, và sau đó được trồng rộng rãi trên khắp
12
khu vực Đông Nam Á. Chôm chôm có vỏ bên ngoài màu xanh và vị ngọt, thơm ngon,
giống như hương vị của sữa đường và vani. Bên trong, trái chôm chôm có hạt lớn, nhám
có vỏ lụa, không thể ăn được. Sự phổ biến của chôm chôm cũng có thể được thấy qua sự
xuất hiện của nó trong các thực đơn của nhà hàng và cửa hàng trái cây trên khắp thế giới.
Tóm lại, chôm chôm là một loại trái cây được yêu thích trên toàn thế giới với vị ngọt,
thơm ngon và có nhiều công dụng dinh dưỡng. Sự phổ biến của chôm chôm cũng cho thấy
tầm quan trọng của nó trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia.

Hình 7. Chôm chôm được thu mua tại vườn

Hình 8. Món chè chôm chôm trong ẩm thực phương Đông


● Giá trị dinh dưỡng:
Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới, giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức
khỏe.
Dưới đây là các giá trị dinh dưỡng của chôm chôm:
- Carbohydrates: Chôm chôm chứa nhiều đường và carbohydrate, là nguồn năng lượng
cần thiết cho cơ thể.

13
- Vitamin C: Chôm chôm là nguồn giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ
trợ quá trình hấp thụ sắt và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
- Vitamin B6: Chôm chôm cũng cung cấp vitamin B6, có tác dụng hỗ trợ chức năng
thần kinh, tạo máu và cải thiện trí nhớ.
- Magiê: Chôm chôm chứa nhiều magiê, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm
nguy cơ bệnh tim.
- Kali: Chôm chôm cung cấp kali, giúp duy trì huyết áp ổn định và cải thiện chức năng
cơ bắp.
Ngoài ra, chôm chôm còn chứa các chất chống oxy hóa, chất xơ và các khoáng chất khác
như sắt, canxi và kẽm.
Thông tin dinh dưỡng
Trên 100 g thịt trái chôm chôm

Calo (kcal) 82 g
Lipid 0.2 g
Cholesterol 0 mg
Natri 11 mg
Kali 42mg
Carbohydrat 21 g
Chất xơ 0.9 g
Protein 0.7 g
Vitamin A 3 IU
Vitamin C 4.9 mg
Canxi 22 mg
Sắt 0.4 mg
Magie 7 mg
Vitamin B6 0 mg
Vitamin B12 0 ug
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm
● Tiềm năng thương mại:
14
Chôm chôm sấy thăng hoa là một sản phẩm thực phẩm đặc trưng của Việt Nam, đặc
biệt là tại các vùng nhiệt đới như miền Nam. Tuy nhiên, sản xuất chôm chôm sấy thăng
hoa
hiện nay vẫn chưa được khai thác và phát triển đầy đủ tiềm năng của nó.
Một trong những tiềm năng phát triển của chôm chôm sấy thăng hoa là trong lĩnh
vực du lịch. Việt Nam là một đất nước giàu có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn
hóa phong phú. Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có thể được quảng bá như một sản
phẩm đặc sản của miền Nam Việt Nam, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến
tham quan và trải nghiệm.
Ngoài ra, chôm chôm sấy thăng hoa còn có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực kinh
doanh. Sản phẩm này có thể được phân phối tới các siêu thị, cửa hàng, hoặc thậm chí
được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Nếu được sản xuất và quảng bá đúng cách,
chôm chôm sấy thăng hoa có thể trở thành một thương hiệu quốc gia và tạo ra nguồn thu
nhập đáng kể cho người dân và đất nước.
Điều quan trọng là phải có sự đầu tư về công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng
sản phẩm để đảm bảo chất lượng và độ tươi mới của sản phẩm. Ngoài ra, cần thiết lập các
đối tác kinh doanh và đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đến
đông đảo khách hàng tiềm năng.

Hình 9. Chôm chôm sấy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

● Khả năng bảo quản:

15
Chôm chôm sấy thăng hoa có khả năng bảo quản tốt hơn so với chôm chôm tươi,
cho phép nó có thể được lưu trữ trong thời gian dài và được vận chuyển xa hơn mà không
làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Không ngừng lại ở đó, sản phẩm sấy thăng hoa với công nghệ cấp đông và thăng hoa
tinh thể đá nhanh chóng còn giúp giữ lại giá trị dinh dưỡng vốn có của chôm chôm.
Vì những lý do này, chôm chôm sấy thăng hoa có thể là một lựa chọn tốt cho một
chủ đề nghiên cứu về sản xuất.

1.5. Mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết
Mục tiêu nghiên cứu của việc xây dựng chiến lược sản phẩm mới cho chôm chôm
sấy thăng hoa bao gồm:
− Phân tích thị trường: Tìm hiểu về thị trường chôm chôm sấy và đối thủ cạnh tranh, cả
trong và ngoài nước. Xác định tiềm năng và cơ hội của sản phẩm chôm chôm sấy thăng
hoa trên thị trường.
− Khảo sát chi phí: Tìm hiểu và nghiên cứu các khoảng chi phí cho việc thu mua nguyên
liệu, sản xuất, quảng bá sản phẩm.
− Nghiên cứu khách hàng: Điều tra và phân tích nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách hàng
đối với sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa. Điều này có thể giúp định hướng sản phẩm
và chiến lược marketing phù hợp.

− Đưa ra các ý tưởng sản phẩm mới: Dựa trên phân tích thị trường và nghiên cứu khách
hàng, đưa ra các ý tưởng sản phẩm mới cho chôm chôm sấy thăng hoa. Các ý tưởng này
có thể liên quan đến thiết kế bao bì, hương vị, chất lượng sản phẩm, v.v...

− Kiểm tra khả năng thực hiện: Đánh giá khả năng thực hiện của các ý tưởng sản phẩm mới
với các yếu tố như chi phí sản xuất, khả năng cung ứng nguyên liệu, v.v...

− Đưa ra chiến lược sản phẩm: Dựa trên các ý tưởng sản phẩm mới và khả năng thực hiện,
đưa ra chiến lược sản phẩm bao gồm định hướng sản phẩm, cách tiếp cận thị trường,
chiến lược giá cả, chiến lược quảng cáo và marketing, v.v...

− Thực hiện và đánh giá hiệu quả: Sau khi đưa ra chiến lược sản phẩm, tiến hành triển khai
sản xuất và thực hiện chiến lược marketing. Đồng thời, đánh giá hiệu quả của chiến lược
để điều chỉnh và cải tiến trong tương lai.
16
2. Phân tích thị trường:
2.1. Tổng quan về thị trường chôm chôm sấy thăng hoa
Hiện nay, thị trường chôm chôm sấy thăng hoa đang rất phát triển và thu hút được
nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Chôm chôm là loại trái cây được ưa chuộng tại
Việt Nam vì vị ngọt, thơm và mát của nó. Khi sấy khô, chôm chôm giữ được hầu hết các
giá trị dinh dưỡng của mình và dễ dàng bảo quản, vận chuyển.

Hình 10. Hình ảnh chôm chôm sấy dẻo được bày bán trên sàn thương mai điện tử Shopee

Thị trường chôm chôm sấy thăng hoa hiện nay được đánh giá là khá tiềm năng và
đang có xu hướng tăng trưởng. Người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm này bởi tính tiện
dụng, đa dạng trong cách dùng và an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm chôm chôm sấy
thăng hoa đang được bày bán trên nhiều kênh, từ cửa hàng truyền thống cho đến các trang
thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee,...
Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường cũng khá khốc liệt với sự xuất hiện của nhiều
thương hiệu khác nhau. Để tạo sự khác biệt và cạnh tranh, các doanh nghiệp đang tìm
cách đưa ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có thiết kế
bắt mắt để thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chú trọng đến việc
quảng bá thương hiệu và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

17
Tóm lại, thị trường chôm chôm sấy thăng hoa đang phát triển mạnh mẽ và tiềm
năng. Tuy nhiên, để thành công trên thị trường này, các doanh nghiệp cần đưa ra những
sản phẩm
chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

2.2. Phân tích sâu về khách hàng mục tiêu, đặc điểm và nhu cầu của họ
2.2.1 Mục tiêu của khách hàng
Chôm chôm sấy thăng hoa là một sản phẩm đặc biệt được nhiều người ưa chuộng
bởi vị ngọt thanh mát và hương vị đặc trưng của chúng. Để hiểu rõ hơn về mục tiêu của
khách hàng khi mua chôm chôm sấy thăng hoa, chúng ta có thể phân tích theo các mục
tiêu sau đây:
● Mục tiêu thưởng thức:
Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa là một loại sản phẩm thực phẩm được ưa
chuộng bởi nhiều người trên khắp thế giới. Đây là một sản phẩm được chế biến từ những
quả chôm chôm tươi ngon, được sấy khô thăng hoa bằng những phương pháp độc đáo, tạo
ra một hương vị thơm ngon và tạo cảm giác thích thú cho người thưởng thức. Mục tiêu
của khách hàng khi sử dụng sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa là tìm kiếm sự thư giãn
và tận hưởng trong thời gian rảnh rỗi. Hương vị thơm ngon của sản phẩm này kích thích
giác quan của người dùng, tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời trong mỗi lần sử dụng. Sản
phẩm chôm chôm sấy thăng hoa còn được đánh giá cao về tính tiện lợi và đa dạng trong
việc sử dụng. Khách hàng có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm này bất cứ lúc nào, ở bất kỳ
đâu mà không cần phải lo lắng về việc bảo quản sản phẩm.
● Mục tiêu sức khỏe:
Đây là một sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như chứa nhiều vitamin, khoáng
chất có lợi cho cơ thể như vitamin C, kali, magie, canxi, sắt... và chất chống oxy hóa, có
thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy khách hàng có nhu cầu
sử dụng sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa thông qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh và
tăng cường sức khỏe, có thể đạt được mục tiêu sức khỏe của mình. Sản phẩm chôm chôm
sấy thăng hoa có thể được sử dụng như một phương tiện để cung cấp dinh dưỡng cho

18
khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng sản phẩm này. Do đó, cần
phải thực hiện các cuộc khảo sát cẩn thận để đảm bảo rằng sản phẩm này phù hợp với sức
khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của khách hàng.

Hình 11. Lợi ích của chôm chôm đối với sức khỏe
● Mục tiêu làm quà tặng:
Mục đích của việc mua chôm chôm sấy thăng hoa để làm quà tặng cho người khác là
một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Việc tặng quà là một cách thể hiện sự
quan tâm và tình cảm đối với người nhận, đặc biệt trong những dịp đặc biệt như sinh nhật,
kỷ niệm, lễ hội hay những dịp quan trọng trong cuộc đời.Khách hàng sẽ cần lựa chọn
chôm chôm sấy thăng hoa chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là đối
với những người có bệnh lý và trẻ em. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến hương vị và mùi
thơm của sản phẩm, đảm bảo mang đến trải nghiệm thưởng thức tốt nhất cho người nhận.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng bị thu hút bởi bao bì đẹp mắt và phù hợp với dịp tặng quà.
Bao bì sẽ giúp cho sản phẩm trở nên sang trọng hơn và góp phần tạo nên sự ấn tượng đối
với người nhận. Khách hàng cũng sẽ muốn có thêm phụ kiện như thẻ chúc mừng hay
ribbon để tăng thêm giá trị cho món quà.
2.2.2. Đặc điểm của khách hàng:
Chôm chôm sấy thăng hoa là một loại trái cây được sấy khô và được nhiều người ưa
chuộng. Đặc điểm của khách hàng khi mua chôm chôm sấy thăng hoa có thể bao gồm:

● Sành điệu:
19
Với nhiều người, việc mua chôm chôm sấy thăng hoa không chỉ đơn thuần là một
hành động mua sắm, mà còn là một trải nghiệm thú vị và đầy hứng thú. Khách hàng
thường xem việc chọn mua chôm chôm sấy thăng hoa là một cách để thể hiện sự sành
điệu của mình trong việc chọn lựa các sản phẩm ăn uống. Khi đến các cửa hàng bán chôm
chôm sấy thăng hoa, khách hàng sẽ muốn được chào đón bởi một không gian hiện đại,
sang trọng và thu hút. Những túi chôm chôm sấy được trưng bày đầy màu sắc, đủ loại và
kích cỡ khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Đồng thời, họ cũng muốn có những
nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm và tận tình luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về
cách chọn lựa, sử dụng và bảo quản chôm chôm sấy thăng hoa một cách tối ưu nhất. Đối
với nhiều khách hàng, việc mua chôm chôm sấy thăng hoa là một cách để tìm kiếm những
trải nghiệm mới lạ, độc đáo và đầy thú vị. Họ sẵn sàng chi tiêu một khoản tiền không nhỏ
để có được những túi chôm chôm sấy thơm ngon và đầy hương vị. Tuy nhiên, đồng thời
họ cũng suy nghĩ về việc mua sắm theo một cách thông minh và bảo vệ sức khỏe của
mình.

● Chú ý đến chất lượng:


Trong thời đại hiện đại này, sự chú ý đến chất lượng sản phẩm khi mua hàng đã trở
thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quyết định mua hàng của khách hàng.
Đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc sản, như chôm chôm sấy thăng hoa, khách hàng càng
đòi hỏi sự chú ý đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Khi mua chôm chôm sấy thăng
hoa, khách hàng thường sẽ quan tâm đến những yếu tố như sự ngon miệng, hương vị, màu
sắc, kích cỡ và giá cả. Nếu sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn này, khách hàng
có thể sẽ không hài lòng và không muốn mua sản phẩm lần tiếp theo. Tuy nhiên, khi sản
phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, khách hàng thường cảm thấy rất hài lòng
và có xu hướng quay lại mua sản phẩm lần sau. Họ cũng sẽ giới thiệu bạn bè, người thân
mua sản phẩm nếu họ tìm kiếm một sản phẩm chất lượng và đáng giá tiền bạc. Ngoài ra,
khách hàng cũng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm. Họ muốn
biết sản phẩm được sản xuất từ đâu, bằng phương pháp nào và có đảm bảo an toàn thực
phẩm không. Nếu sản phẩm được sản xuất bằng cách đảm bảo chất lượng và an toàn,
khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.

20
Vì vậy, để thu hút và giữ chân khách hàng, các nhà sản xuất chôm chôm sấy thăng
hoa cần chú ý đến chất lượng sản phẩm và đảm bảo quy trình sản xuất được thực hiện đầy
đủ và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm. Nếu họ không đáp ứng được yêu cầu
này, họ có thể mất khách hàng và đánh mất uy tín của mình trên thị trường.
● Tìm kiếm sản phẩm tự nhiên:
Sản phẩm tự nhiên đang trở thành một yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn
các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày của mình. Chôm chôm sấy thăng hoa, một sản phẩm tự
nhiên đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng. Khách hàng thích sản
phẩm này vì chúng không chỉ là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, mà còn có nhiều lợi
ích cho sức khỏe. Chôm chôm được sấy khô giúp giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng và
chất chống oxy hóa, giúp cơ thể kháng lại các tác động của môi trường và giảm nguy cơ
mắc các bệnh liên quan đến oxy hóa. Hơn nữa, chôm chôm sấy thăng hoa là sản phẩm tự
nhiên hoàn toàn, không chứa bất kỳ hóa chất hay chất bảo quản nào. Điều này làm cho sản
phẩm trở nên an toàn hơn cho sức khỏe của khách hàng. Khi mua chôm chôm sấy thăng
hoa, khách hàng thường có những suy nghĩ tích cực về sự thân thiện với môi trường của
sản phẩm. Chôm chôm sấy thăng hoa được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và không gây
tác động đến môi trường, điều này khiến cho khách hàng cảm thấy đóng góp của họ cho
việc bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, khách hàng còn đánh giá cao việc sản phẩm được đóng gói bằng các vật
liệu tái chế. Điều này giúp giảm thiểu lượng rác thải và có ít tác động đến môi trường hơn.
Việc sản phẩm được đóng gói chắc chắn và tiện lợi cũng là một lợi thế với khách hàng.
Trong tổng thể, sự thích sản phẩm tự nhiên của khách hàng khi mua chôm chôm sấy thăng
hoa đến từ những lợi ích của sản phẩm về sức khỏe, tính thân thiện với môi trường và tính
tiện lợi trong việc sử dụng.

3. Xây dựng chiến lược sản phẩm mới


3.1. Định hướng phát triển sản phẩm mới
Đối với một nhà doanh nghiệp khi phát triển các dòng sản phẩm trái cây sấy thăng
hoa, điển hình cho dòng sản phẩm sấy thăng hoa ở đây là sản phẩm chôm chôm sấy thăng

21
hoa thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm rõ ràng, logic,
cụ thể và phải bám sát vào chi phí kinh tế và đặc biệt là nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng về dòng sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải quan tâm và nghiên cứu đến chất lượng sản phẩm
từ quy trình nhập liệu cho đến quy trình kết thúc hoàn thiện sản phẩm. Để đảm bảo sao
cho sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ đạt đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá như: hóa sinh, vi sinh,
hóa lý, hóa học, vật lý, .. Bên cạnh những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm thì nhà
doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đến lợi nhuận sau khi đưa sản phẩm ra thị trường để
đảm bảo sản phẩm sau khi được đưa ra thị trường sẽ thu nhiều lợi nhuận và hạn chế các
rủi ro xảy ra trong suốt quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường buồn bán (TS.
Nguyễn Tiến Lực, 2019).
Để đạt được những mục tiêu như thế nhà doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến
lược về định hướng phát triển sản phẩm một cách rõ ràng, cụ thể, logic để hạn chế được
những vấn đề về kinh phí sản xuất, lợi nhuận trong suốt quá trình phát triển, kinh doanh
sản phẩm mới. Một trong những nghiên cứu mà nhà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu
thực hiện là: Nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
đầu vào
(nguyên liệu đầu vào ở đây là chôm chôm), xây dựng quy trình sản xuất, Makerting và
bán hàng. (Brent M. Wren,Wm. E. Souder, David Berkowitz, 2013).
3.1.1. Nghiên cứu thị trường:
Để bắt đầu phát triển một sản phẩm mới nhà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và
nghiên cứu về thị trường hiện tại đang diễn ra như thế nào, thông qua việc nghiên cứu về
thị trường nhà doanh nghiệp sẽ biết và nắm rõ được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
về dòng sản phẩm trái cây sấy thăng hoa từ đó nhà doanh nghiệp sẽ biết và nắm rõ được
cách thức hoạt động kinh tế trên thị trường tiêu thụ, sẽ giúp cho sản phẩm sau khi sản xuất
sẽ được đánh giá và đạt chất lượng cao.
Việc nắm bắt, nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng sẽ giúp
cho nhà doanh nghiệp sẽ định hình được sản phẩm mới đang trong thời gian nghiên cứu
phát triển, và sẽ nắm bắt được các giá trị khác nhau giữa những sản phẩm cạnh tranh. Khi
nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nhà doanh nghiệp cần phải
22
chú trọng vào chỉ tiêu đánh giá cảm quan của người tiêu dùng về hình dạng, cấu trúc,
màu, mùi, vị,… của sản phẩm để từ đó nhà doanh nghiệp có căn cứ để đề xuất ra những
biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế các rủi ro xảy ra đối với sản phẩm và sức khỏe của
người tiêu dùng.( Atuahene-Gina, Kwaku, 1995)
Đối với doanh nghiệp, việc nghiên cứu thị trường là một trong những yếu tố thiết
yếu nhằm quyết định đến sự thành công và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu nhà doanh
nghiệp nghiên cứu và tìm hiểu càng kỹ và nắm bắt được cách thức hoạt động của thị
trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng thì nhà doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển
và xác xuất gặp rủi ro trong quá trình sản xuất sẽ được hạn chế. Như vậy việc nghiên cứu
thị trường là một trong những yếu tố sẽ quyết định đến thành công của doanh nghiệp và sẽ
tác động lớn đến sự phát triển, sự rủi ro khi doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới. (Brent
M. Wren,Wm. E. Souder, David Berkowitz, 2013).
3.1.2. Thiết kế sản phẩm:
Sau khi doanh nghiệp đã nghiên cứu và nắm rõ thông tin về thị thị trường, thì doanh
nghiệp cần phải thiết kế cho sản phẩm về hình dạng, bao bì, các thông tin liên quan đến
sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng về sản phẩm, ngoài ra sẽ giúp
cho
người tiêu dùng nắm bắt được những thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm.
Như vậy, để thu hút sự quan tâm và chú ý của người tiêu dùng thì nhà doanh nghiệp
cần phải thiết kế sản phẩm cần phải cân nhắc về màu sắc, kiểu dáng của sản phẩm, để
không mất đi sự quan tâm của người tiêu dùng về sản phẩm. Một trong những yếu tố thu
hút người tiêu dùng từ sản phẩm đó chính là yếu tố bao bì thực phẩm. Bao bì thực phẩm
thiết kế cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp, có thể bảo quản sản phẩm thực phẩm
tránh những tác nhân từ những yếu tố bên ngoài như: không khí, ánh sáng,….để đảm bảo
chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. (Song, X. Michael, Souder, Wm. E.,
and Dyer, Barbara,
1996)

23
Hình 12. Bao bì sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa

Một trong những đều phải phải lưu ý khi lựa chọn và thiết kế bao bì sản phẩm thực
phẩm là: (Song, X. Michael, Souder, Wm. E., and Dyer, Barbara, 1996)
An toàn thực phẩm: Bao bì dùng để bảo vệ thực phẩm cần phải đảm bao an toàn
thực phẩm bên trong. Phải đảm bảo rằng không có các chất độc hại hoặc các chất phòng
xạ, vi khuẩn, nấm mốc, virus, các tác nhân gây bệnh khác.
Khả năng bảo quản: Bao bì thực phẩm phải có khả năng bảo quản thực phẩm trong
thời gian dài và giữ cho sản phẩm không bị hư hỏng, oxy hóa hay giảm giá trị dinh dưỡng.
Thân thiện với môi trường: Bao bì thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về mội
trường, nên được sản xuất từ các nguyên liệu tái chế và có thể tái chế được.
Hiệu quả chi phí: Bao bì thực phẩm phù hợp với ngắn sách và đáp ứng các yêu cầu
kinh tế mà doanh nghiệp đã đặt ra mục tiêu trước đó.
Thuận tiên cho người tiêu dùng: Bao bì thực phẩm cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn
về thiết kế, bao gồm: kích cỡ, hình dạng, và dễ sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của người
tiêu dùng.
Tính thẩm mỹ: Bao bì thực phẩm cũng cần phải đẹp mắt, gây ấn tượng với khách
hàng và phù hợp với thương hiệu của nhà doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm.
Như vậy, việc thiết kế sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng
phát triển của sảm phẩm mới (sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa) vì khi sản phẩm có
thiết kế đẹp, tiện lợi sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng và sẽ làm tăng
giá trị bán sản phẩm trên thị trường. Nếu như sản phẩm thực phẩm có thiết kế bao bì
24
không đẹp mắt, không tiện lợi sẽ làm giảm đi giá trị sản xuất của doanh nghiệp và sẽ xuất
hiện các rủi ro khi sản xuất.
3.1.3. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào:
Đối với việc sản xuất thực phẩm nhà doanh nghiệ cần phải chú trọng, quan tâm thật
kỹ đến nguyên liệu đầu vào vì đây là yếu tố quyết định chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm
sau khi đã qua các quy trình sản xuất. Nếu nguyên liệu đầu vào không đạt được các chỉ
tiêu mà được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm thì khi sản phẩm được sản xuất sẽ
đòi hỏi thời gian và điều kiện bảo quản phải chặt chẽ, không các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, ngoài ra sẽ phát sinh
các rủi ro trong suốt quá trình sản xuất làm cho doanh nghiệp phải giải quyết các rủi ro
xảy ra một cách thường xuyên. (Souder, Wm. E., 1987)
Đối với nguyên liệu dùng để sản xuất trong sản phẩm sấy thăng hoa của bài nghiên
cứu là chôm chôm. Như vậy nguyên liệu chôm chôm cần phải được lựa chọn sao cho tốt
nhất có thể và có chất lượng chỉ tiêu chất lượng cao để đảm bảo cho sản phẩm sau khi sản
xuất sẽ có hương vị đặc trưng thu hút người tiêu dùng và an toàn cho người sử dụng.
(Calantone, RJ, Vickery, SK, và Droge, C., 1995).

Hình 13. Nguyên liệu đầu vào chôm chôm tươi.


Việc lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu chôm chôm rất quan trọng để đảm bảo
chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Để lựa chọn nguồn cung cấp chôm chôm một
cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải thực hiện lựa chọn ở những khía cạnh như sau:
(Souder, Wm. E., 1987)
Đánh giá độ tươi của nguyên liệu chôm chôm: Nhà doanh nghiệp cần phải lựa chọn
chôm chôm sao cho nguyên liệu có màu sắc tươi sáng và không bị vỡ hoặc bị tổn thương
25
do một số các tác nhân từ bên ngoài như: tổn thương do quá trình thu hoạch tổn thương do
quá trình vận chuyển nguyên liệu,… Nhà doanh nghiệp cần phải hạn chế mua và sử dụng
các chôm chôm đã bị lão hóa hoặc được gã đông trong suốt thời gian dông lạnh vì sẽ làm
cho kết cấu của sản phẩm không đạt được chất lượng cao.
Kiểm tra nguồn gốc: Doanh nghiệp cần phải kiểm tra thật kỹ về nguồn gốc của chôm
chôm, đảm bảo những nguyên liệu đó được chăm sóc và được sản xuất một cách đúng đắn
để đảm bảo chất lượng. Hạn chế việc sử dụng và lựa chọn những nguyên liệu chôm chôm
không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng vì đều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người
tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Kiểm tra độ sạch và an toàn vệ sinh: Doanh nghiệp cần phải lựa chọn chôm chôm
được trồng và thu hoạch một cách an toàn, không bị ô nhiệm hoặc chứa các chất độc hại.
Doanh nghiệp cần phải kiểm tra xem sản phẩm có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận về vệ
sinh an toàn thực phẩm hay không, nếu như chôm chôm không có đầy đủ các giấy tờ
chừng nhận thì doanh nghiệp phải loại bỏ và không sử dụng nững nguyên liệu không đạt
chất lượng kiểm định như thế.
Đánh giá giá cả: Doanh nghiệp khi lực chọn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản
xuất cần phải chú trọng đến giá cả của nguyên liệu, để so sánh giá cả của các nhà cung
cấp khác nhau để tìm kiếm giá cả hợp lý để không bị tổn thất về kinh phí của doanh
nghiệp mà vẫn đảm bảo vẫn lựa chọn được nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu về chất lượng
mà doanh nghiệp mong muốn.
Thực hiện các thử nghiệm đối với nguyên liệu đầu vào: Để đảm bảo cho doanh
nghiệp cảm thấy an tâm và lựa chọn nguyên liệu an toàn, đạt chất lượng thì doanh nghiệp
cần phải thử nghiệm những nguyên liệu qua một lần để đưa ra quyết định lựa chọn nguồn
cung cấp sao cho phù hợp nhất mà vẫn không tốn kinh phí sản xuất của doanh nghiệp.

Bảng 2. Chỉ tiêu TCVN 252:1996 về độ tươi của quả chôm chôm
Chỉ tiêu Yêu cầu

26
1. Hình thức Chôm chôm: Đã bóc vỏ, bỏ hạt, không sót "mày" của hạt, không
trạng thái lẫn mảnh vỏ "râu" và các tạp chất khác. Quả chôm chôm đã lấy
hạt tương đối nguyên vẹn, không rách, không lướp tướp.

Miếng dứa: Không sót mắt, không dập hoặc ủng thối.

Mỗi quả chôm chôm được nhồi một miếng dứa nằm gọn ở bên
trong. Trong một đơn vị bao gói, kích thước quả phải tương đối
đồng đều.

Trạng thái: Chôm chôm mềm, miếng dứa giòn hoặc hơi mềm.
Không nhũn nát.
2. Màu sắc Màu trắng đục, tự nhiên của chôm chôm, có ánh vàng do màu của
dứa. Cho phép màu phớt hồng. Trong một đơn vị bao gói, màu sắc
các quả tương đối đồng đều.

3. Hương và vị Hương và vị đặc trưng của sản phẩm. Hương và vị hài hoà giữa
chôm chôm và dứa ngâm trong nước đường. Không có hương và
vị lạ.

4. Dung dịch Trong, cho phép lẫn một vài mảnh thịt của dứa.

5. Tạp chất Không được có

Như vậy, nguyên liệu đầu vào quyết định rất chặt chẽ đến đến lượng sản phẩm và
sức khỏe của người tiêu dùng. Vì thế doanh nghiệp cần phải lựa chọn thật kỹ nguyên liệu
đầu vào để tăng hiệu suất, nâng suất sản xuất sản phẩm.
3.1.4. Xây dựng quy trình:
Doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình sản xuất chính xác để đảm bảo cho sản
phẩm có chất lượng và kết cấu đồng nhất trong suốt thời gian bảo quản và khi đến tận tay
người tiêu dùng. Nhà doanh nghiệp sẽ dựa trên quy trình sản xuất để đưa ra các giải pháp
thay đổi khi sản phẩm gặp rủi ro trong quá trình sản xuất. Khi xây dựng quy trình sản xuất
doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều lần để đảm bảo rằng quy trình sẽ hoạt động tốt và

27
có thể áp dụng cho sản xuất hàng loạt các sản phẩm tương tự. (Misra, S., Dongwook, K.,
and Lee, D.H., 1996)
Đối với quy trình sản xuất sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa sẽ mỗi doanh nghiệm
sẽ có các giai đoạn và thông số khác nhau, nhưng những sự khác nhau đó phải đảm bảo
được chất lượng đầu ra của sản phẩm đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng cao và được
người tiêu dụng đón nhận.

Dưới đây là quy trình sản xuất chôm chôm sấy thăng hoa trong quy mô công nghiệp,
quy trình sản xuất được thực hiện ở những giai đoạn sau:
𝑇 ≤ − 35 𝑜 𝐶
𝑇𝑖𝑚𝑒 = 24ℎ
Chuẩn bị Làm đông
nguyên liệu

Sấy thăng hoa


Sơ chế P= 0,2mmgHg

Đường, Đóng gói,


muối, phụ Phối trộn
Bảo quản
gia khác.

Chôm chôm
sấy thăng hoa

Quy trình sản xuất chôm chôm sấy thăng hoa.


Thuyết minh quy trình sản xuất chôm chôm sấy thăng hoa:
Chuẩn bị nguyên liệu: Chôm chôm sấy thăng hoa cần sử dụng chôm chôm tuơi,
chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chôm chôm được lựa chọn, tách
hạt và rửa sạch bằng nước, sau đó để ráo.
Sơ chế: Chôm chôm được phơi khô bằng máy sấy hoặc dùng năng lượng ánh nắng
mặt trời. Sau đó, tách hạt và cắt chôm chôm thành các miếng nhỏ.
28
Phối trộn: Các gia vị như: đường, muối, các gia vị khác sẽ được phối trộn với nhau
để tạo thành hỗn hợp gia vị. Tỷ lệ phối trộn của các gia vị phải được phù hợp sao cho
đồng đều với sở thích của người tiêu dùng. Miếng chôm chôm được trộn đều với hỗn hợp
gia vị để gia vị ngấm đều vào ên trong trong miếng chôm chôm.
Đông lạnh: Miếng chôm chôm sau khi đã được phối trộn nguyên liệu sẽ được làm
lạnh động ở nhiệt độ thấp hơn -35oC trong thời gian 24h. Mục đích của việc làm lạnh
động sẽ giúp giữ đực kết cấu và hương vị của chôm chôm trong suốt quá trình sấy thăng
hoa. Và việc làm lạnh động sẽ giúp tăng hiệu suất sấy cao và cho ra sản phẩm đạt chất
lượng cao.
Sấy thăng hoa: Sau khi chôm chôm đã được làm lạnh động sau 24h sẽ được tiến
hành sấy thăng hoa trong thiết bị sấy và được sấy ở P= 0,02mmgHg, thời gian sấy sẽ
không cố định vì mỗi doanh nghiệp sẽ có thời gian sấy khác nhau nhưng nhìn chung thời
gian sấy trung bình thường là 36h. Việc sấy thăng hoa nhằm loại bỏ được hết nước vá
đảm bảo cho miếng chôm chôm vẫn giữ được kết cấu, màu sắc, mùi vị, các hàm lượng
chất dinh dưỡng.
Đóng gói, bảo quản: Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa sau khi sấy thường đực
động gói trong các túi nilon hoặc các hộp carton phù hợp với các tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm. Sau đó, sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường và khô ráo, tránh ánh
sáng trực tiếp để giữ được hương vị và độ giòn, xốp của sản phẩm.
3.1.5. Marketing và bán hàng:
Cuối cùng, doanh nghiệp cần phải tìm cách để tiếp cận đến khách hàng đến sản
phẩm của mình. Và một trong những cách mà doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách
hàng là sử dụng các kênh marketing trực tuyến hoặc truyền thồng để quản bá sản phẩm
đến với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xác định các mục tiêu đối
tượng khách hàng và tìm cách để tiếp cận họ. Một trong những cách tếp cận khách hàng
phổ biến nhất hiện nay đó là cách tiếp cận trực tuyến bằng các ứng dụng như: website,
mạng xã hội, email marketing, hoặc quảng cáo trực tuyến. Việc sử dụng kênh trực tuyến
giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả: (. Hui, C. Harry, and Triandis, Harry C., 1985)

29
Website: là kênh trực tiếp quan trọng để doanh nghiệp có thể giới thiệu về sản
phẩm, dịch vụ của mình, đặc biệt là với những doanh nghiệp muốn bán hàng trực tuyến.
Trên website, doanh nghiệp có thể giới thiệu về sản phẩm, cung cấp thông tin chi tiết,
hình ảnh, video, đánh giá từ khách hàng, giá cá, chính sách đổi trả, vận chuyển, thanh
toán, và các chương trình khuyến mãi.
Mạng xã hội: là một kênh tiếp cận khách hàng rất phổ biến và hiệu quả trong thời
đại công nghệ số hiện nay. Các doanh nghiệp có thể tạo ra các trang fanpage trên các ứng
dụng như:
Facebook, Instagram, Zalo,… để giới thiệu sản phẩm, đăng ảnh, video, chia sẻ tin
tức, tương tác với khách hàng và quảng cáo sản phẩm.
Email marketing: là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất, nó cho phép doanh
nghiệp gửi email tới danh sách khách hàng đã đăng ký. Email có thể chứa các thông tin
mới nhất về sản phẩm, chương trình khuyến mãi, và các tin tức nổi bật từ doanh nghiệp.
): là một trong những cách tiếp cận khách hàng hiệu quả, các doanh nghiệp có thể chạy
quảng cáo trên các nền tảng như: Google Ads, Youtube Ads, Facebook
Ads,…

3.2. Xây dựng giá trị độc đáo của sản phẩm
3.2.1. Ưu điểm sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa:
Để xây dựng giá trị độc đáo của sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa, doanh nghiệp
cần phải so sánh với những sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường đề từ đó có thể
nghiên cứu phát triển sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa một cách triệt để, đạt được
nhiều lợi nhuận trong suốt quá trình sản xuất.
Những ưu điểm của sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa sẽ khác so với những dòng sản
phẩm cạnh tranh khác ở những khá cạnh sau: (Hurley, Robert F., and Hult, G. Tomas M.,
1998)
Sản phẩm được sản xuất từ chôm chôm tươi, không sử dụng các chất bảo quản, an
toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Qúa trình sản xuất chôm chôm sấy tăng hoa được thực hiện trong quy mô công
nghệ khép kín, tiên tiến giúp giữ lại được hương vụ và chất dinh dưỡng của chôm chôm.

30
Chôm chôm sấy thăng hoa có thể bảo quản được trong thời gian dài, giúp người tiêu
dùng thưởng thức trái cây quanh năm mà không lo lắng về việc sản phẩm bị hư hỏng.
Sản phẩm có thể được sử dụng như một loại snack, giúp bổ sung năng lượng cho cơ
thể trong những lúc cần thiết.
Chôm chôm sấy thăng hoa là một sản phẩm độc đáo và mới lạ trên thị trường, thu
hút sự chú ý của người tiêu dùng và có thể làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Sản phẩm có giá thành hợp lý so với các loại trái cây khác, giúp người tiêu dùng tiết
kiệm được chi phí khi mua sắm.
Ngoài ra, sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa còn có những tính năng khác so với
những dòng sản phẩm cạnh tranh khác như:
Dễ dàng mang theo khi đi du lịch, dã ngoại.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm thiểu cảm giác đói và mệt mỏi.
Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có thể được sử dụng để chế biến nhiều món ăn
khác nhau như: nguyên liệu cho các món tráng miệng, thức uống, salad, bánh kẹo.
Như vậy, dòng sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có nhiều các giá trị ưu điểm
khác so với những dòng sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Khi sản xuất dòng sản
phẩm chôm chôm sấy thăng hoa các doanh nghiệp cần phải tập trung nghiên cứu các giá
trị ưu điểm của sản phẩm để nâng cao hiệu suất sản xuất và tiếp cận với khách hàng một
cách triệt để và thu được nhiều lợi nhuận.
3.2.2. Xây dựng giá trị độc đáo dựa trên tính hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu
dùng:
Một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc thu hút
người tiêu dùng đólà tính hấp dẫn của sản phẩm. Ở mỗi sản phẩm sẽ có nhũng tính hấp
dẫn khác nhau, đối với sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa sẽ thu hút người tiêu dùng ở
những điểm sau: (Hurley, Robert F., and Hult, G. Tomas M., 1998)

Hương vị độc đáo: Chôm chôm sấy thăng hoa có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, chua,
mềm. thơm ngon và khó cưỡng lại.
Gía trị dinh dưỡng: Chôm chôm là một loại trái trái cây nhiều vitamin C, dường,
kali và chất xơ giúp cải thiện sức khỏe.

31
Không chứa chất bảo quản: Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa được chế biến
bằng phương pháp sấy khô tự nhiên, không sử dụng các chất bảo quản hay hóa chất độc
hại, đảm bảo an toàn cho sứ khỏe.
Tiện lợi sử dụng: Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có thể mang theo bất cứ nơi
đâu, thích hợp cho các chuyến đi dã ngoại, hoặc ăn vặt,….
Thời gian bảo quản: Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có thời gian bảo quản lâu
dài, từ 6 đến 12 tháng tùy vào cách bảo quản, giúp tiết kiệm được chi phí và thuận tiệ cho
người tiêu dùng.
Những đặc tính hấp dẫn này giúp cho sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa trở nên
độc đáo và thu hút được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng.
3.4. Đề xuất tiếp thị và quảng bá sản phẩm mới:
Để tiếp cận và quảng bá sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa đến với người tiêu
dùng, các doanh nghiệp cần phải đề xuất các kế hoạch tiếp thị và quảng bá sản phẩm mới
như sau:( Souder, Wm. E., và Moenaert, R., 1992)
Tạo các gói quà tặng đặc biệt bao gồm cà phê và chôm chôm sấy thăng hoa. Điều
nany sẽ giúp quản bá sản phẩm đến với khách hàng của những sản phẩm cà phê và đồ
uống.
Tạo các sản phẩm liên quan đến chôm chôm sấy thăng hoa, chẳng hạn như cà phê
có hương vị chôm chôm sấy thăng hoa. Ccá doanh nghiệp có thể quản bá sản phẩm của
mình thông qua cửa hàng cà phê và các quán đồ uống khác.
Tạo nội dung trên trang webb và các trang mạng xã hội của các nhà doanh nghiệp
về cách sử dụng chôm chôm sấy thăng hoa trong cà phê. Các doanh nghiệp có thể giới
thiệu cho khách hàng về các công thức và hướng dẫn các pha chế tốt nhất để sử dụng
chôm chôm sấy thăng hoa.
Tạo các bài đăng trên các trang mạng xã hội về chôm chôm sấy thăng hoa kết hợp
với cà phê và chia sẻ sản phẩm trên các trang mạng xã hội của các nhà sản xuất và bán lẻ
cà phê.
Tổ chức các sự kiện tại các quá cà phê hoặc cá sự kiện liên quan đến cà phê để giới
thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tham gia các triển lãm và
các sự kiện cà phê hoặc tổ chức cá buổi trải nghiệm thử cho khách hàng mới.
32
Tìm kiếm các đối tác kinh doanh có liên quan, chẳng hạn như các cửa hàng cà phê,
quán bar, quá trà sữa để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng tiềm năng.
Thông qua những cách tiếp thị và quảng bá trên các doanh nghiệp có thể tạo ra sự
quan tâm và thu hút khách hàng đến sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa thôn qua sản
phẩm cà phê và các đồ uống khác.

4.Tính khả thi của chiến lược sản phẩm mới


4.1 Phân tích chi phí đầu tư, vốn hóa và lợi nhuận

Để phân tích chi phí đầu tư, các bước sau đây thường được thực hiện:
Xác định các khoản chi phí liên quan đến dự án đầu tư, bao gồm các chi phí cố định và chi
phí biến động.
Ước tính số lượng và giá cả các nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, lao động và các chi phí khác
cần thiết để hoàn thành dự án.
Tính toán chi phí trực tiếp và gián tiếp của dự án, bao gồm các chi phí tiền thuê, chi phí xây
dựng, chi phí vận hành và bảo trì, chi phí quảng cáo và tiếp thị, chi phí hành chính và các chi phí
khác.
Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai dự án và tính toán chi phí cho
các biện pháp đối phó.
Tính toán tổng chi phí đầu tư, bao gồm cả chi phí vốn và chi phí hoạt động, và so sánh với
các lợi nhuận dự kiến để đưa ra quyết định về tính khả thi của dự án.
Phân tích chi phí đầu tư là một công cụ hữu ích để các nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh
lợi của dự án và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

➢ Phân tích chi phí đầu tư


Chi phí ban đầu: Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc mua sắm tài sản đầu tư, bao
gồm chi phí mua sắm, chi phí vận chuyển và lắp đặt.
Chi phí hoạt động: Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc vận hành tài sản đầu tư,
bao gồm chi phí bảo trì, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu và chi phí nhân công.
Chi phí tài chính: Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc vay tiền để đầu tư hoặc chi
phí lãi suất đối với khoản vay đó.
Chi phí khác: Đây là các khoản chi phí khác liên quan đến đầu tư như chi phí quản lý, chi
phí thuế và phí dịch vụ.
Khi tính toán chi phí đầu tư, bạn nên tính toán tổng chi phí trên một khoảng thời gian cụ
thể, ví dụ như theo năm hoặc theo tháng. Sau đó, bạn có thể tính toán lợi nhuận hoặc lỗ sau khi
trừ đi chi phí đầu tư từ doanh thu hoặc thu nhập tương ứng.
33
➢ Phân tích vốn hóa
Phân tích vốn hóa (phân tích vốn hóa thị trường) là phương pháp đánh giá trị giá của một
công ty bằng cách tính toán giá trị của tất cả các cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường. Mã
hóa thị trường được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty với giá cổ
phiếu hiện tại trên thị trường.
Phân chia vốn hóa là một phương pháp đánh giá đơn giản và phổ biến trong việc đánh giá
trị của một công ty. Nó cho phép nhà đầu tư và nhà quản lý đánh giá mức độ mạnh của một công
ty, đối thủ cạnh tranh và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, phương pháp này
cũng có nhược điểm là chỉ tính toán giá trị hiện tại của công ty mà không xem xét các yếu tố khác
như tài sản, dòng tiền và lợi nhuận. Do đó, để đánh giá một công ty một cách toàn diện, cần kết
hợp phân tích vốn hóa với các phương pháp khác nhau như phân tích tài chính, phân tích SWOT,
phân tích PESTEL và phân tích cạnh tranh.
➢ Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là số tiền dương được tính bằng cách trừ chi phí từ doanh thu. Nó thường được
sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty hoặc tổ chức. Lợi nhuận được tính
bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí, bao gồm cả chi phí vốn, chi phí hoạt động và
các khoản phí khác như Thuế và Khoản vay. Khi lợi nhuận của một công ty tăng lên, nó thường
được coi là một dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh, bởi vì nó có thể tăng giá trị cho cổ đông và có
thể đầu tư vào phát triển và mở rộng công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng có thể bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố như thị trường, đối thủ cạnh tranh và các rủi ro khác.

4.2 Đánh giá khả năng vận hành và tiếp cận thị trường.
➢ Phân tích mối nguy hiểm và khả năng vận hành
Phương pháp “Phân tích mối nguy hiểm và khả năng vận hành” (Hazard and Operability
Analysis – HAZOP) là một phương pháp có tính hệ thống để xem xét một sản phẩm mới trên thị
trường hay một công trình công nghệ và các ý tưởng thiết kế của sản phẩm mới hoặc một công
trình đó.
Phân tích HAZOP chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn cơ bản của dự án nhằm đủ thời
gian ứng dụng kiến nghị vào dự án, HAZOP có thể được tiến hành cho nhà máy trong giai đoạn
vận hành, nhưng điều này không phổ biến vì không thể ứng dụng cải biến cho nhà máy trong giai
đoạn vận hành được. Tuy nhiên việc tiến hành phân tích HAZOP trong giai đoạn vận hành rất
quan trọng mỗi khi có quá trình cải biến cụ thể. Trong trường hợp này cần phải xem xét cả ảnh
hưởng của việc cải biến này đến tất cả các hệ thống phụ trợ liên quan.
Phân tích Nguy hiểm và Khả năng vận hành (HAZOP) giúp xác định và đánh giá các vấn
đề thể hiện rủi ro cho nhân sự, thiết bị hoặc hiểu suất dự án. Nhiều team phối hợp sẽ tập trong cho
từng node thiết kết của dự án trong chuỗi các workshop liên quan. Với mỗi node, các nhóm sẽ
xem xét từ dẫn để đảm bảo rằng quy trình được xem xét về mọi mặt.
➢ Mục tiêu chính của phân tích HAZOP là:
Xác định các mối nguy hiểm liên quan đến an toàn và các vấn đề về khả năng vận hàng có
thể đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các cơ sở, nhân viên hoặc gây ra các vấn đề vận hành.

Xác định hậu quả cho các mối nguy được xác định và các vấn đề về khả năng vận hành.

34
Xác định các biện pháp bảo vệ kỹ thuật và thủ tục đã được tích hợp vào thiết kế.
Đánh giá sự đầy đủ của các biện pháp bảo vệ kỹ thuật và thủ tục hiện có; và đưa ra các
khuyến nghị để loại bỏ hoặc giảm thiểu các vấn đề đã xác định và để xác định các khu vực cần
được điều tra thêm
➢ Phân tích của sản phẩm mới tiếp cận thị trường
Chôm chôm sấy thăng hoa là sản phẩm độc đáo của Việt Nam với công nghệ hiện đại với ,
được sản xuất trái chôm chôm với công nghệ sấy thăng hoa. Với vị ngọt và thơm của trái chôm
chôm, sản phẩm này là một sản phẩm tiềm năng và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người
tiêu dùng, đặc biệt là ở các thị trường Châu Á và Châu Âu.
Tuy nhiên, để tiếp cận thị trường quốc tế, sản phẩm chôm chôm thăng hoa cần phải đáp
ứng các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của từng thị trường đó. Các công ty sản xuất và
kinh doanh sản phẩm này cần thực hiện các nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và sở thích
của khách hàng mục tiêu.
Nghiên cứu thị trường: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tìm hiểu về khách hàng
tiềm năng, cạnh tranh và xu hướng của thị trường. Bạn có thể tự nghiên cứu hoặc thuê các công
ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để giúp bạn.
Phân tích SWOT: SWOT là viết tắt của Điểm mạnh (điểm mạnh), Điểm yếu (điểm yếu),
Cơ hội (cơ hội) và Nguy cơ (đe doạ). Phân tích SWOT sẽ giúp bạn đánh giá đối thủ cạnh tranh
của mình, tìm ra những cơ hội tiềm ẩn và những điểm yếu của sản phẩm để cải thiện.
Đối tượng hóa khách hàng: Hướng tới đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp sản phẩm mới
của bạn được chào đón nhanh chóng. Bạn cần xác định các đặc điểm cơ bản của khách hàng tiềm
năng như tuổi tác, giới tính, thu nhập, sở thích, vị trí địa lý để đưa ra chiến lược quảng cáo và
tiếp thị hợp lý.
Chiến lược giá cả: Lựa chọn giá cả phù hợp sẽ giúp sản phẩm mới của bạn thu hút được
nhiều khách hàng hơn. Bạn cần phải tìm hiểu về giá cả của đối thủ cạnh tranh, chi phí sản xuất
và lợi nhuận mong muốn để đưa ra quyết định chính xác.
Chiến lược quảng cáo và tiếp thị: Để giới thiệu sản phẩm mới của bạn đến với khách hàng
tiềm năng, bạn cần xác định các kênh quảng cáo và tiếp thị phù hợp như truyền thông, mạng xã
hội, tiếp thị qua email, SEO, Google Ads ,... để tăng cường hiệu quả quảng bá và cận kề được
nhiều khách hàng hơn.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Sau khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn, công việc
chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn tạo được lòng tin và khách hàng trung thành với sản phẩm của
bạn. Bạn cần thiết lập một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt để giải quyết các vấn đề
Ngoài ra, các công ty cần xây dựng các kênh phân phối và quảng bá sản phẩm một cách
hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng. Các công ty sản xuất cần tìm kiếm đối tác phân phối
tại các thị trường đó và thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
Nếu các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm trộm cắp thăng hoa có thể đáp ứng được
các yêu cầu và nhu cầu của thị trường mục tiêu, đồng thời xây dựng được các kênh phân phối và
35
quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả quả, thì khả năng cận thị trường của chôm chôm thăng
hoa sẽ được cải thiện đáng kể.

4.3 Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm mới trong tương lai.
Cải tiến sản phẩm mới theo xu hướng thị trường, theo xu hương, cải tiến máy móc công
nghệ mới
Sử dụng công nghệ mới: Các công ty có thể sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân
tạo, Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối, thực tế ảo và thực tế tăng cường để tạo ra các sản phẩm
mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Các công ty cần tập trung vào nhu cầu của khách
hàng để phát triển sản phẩm mới. Việc khảo sát và phản hồi từ khách hàng là rất quan trọng để
hiểu nhu cầu của họ.
Điều tra thị trường: Các công ty cần điều tra thị trường để tìm hiểu về các xu hướng mới
và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp các công ty đưa ra quyết định thông minh về các sản
phẩm mới để phát triển.
Sáng tạo: Sáng tạo là yếu tố quan trọng trong việc phát triển sản phẩm mới. Các công ty
có thể sử dụng các phương pháp sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới hoặc tạo ra những cải tiến
đột phá cho các sản phẩm hiện có.
Hợp tác và đối tác: Hợp tác và đối tác có thể giúp các công ty phát triển sản phẩm mới
nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các công ty có thể hợp tác với các công ty khác để chia sẻ công nghệ
và tri thức, hoặc hợp tác với các nhà cung cấp để phát triển các sản phẩm mới.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển là cách tốt nhất
để các công ty phát triển sản phẩm mới. Các công ty cần dành ngân sách đầu tư lớn cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển để đưa ra các sản phẩm mới và đột phá.

5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu


Qua những kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa là
một sản phẩm rất xứng đáng để phát triển bởi thị trường cực lớn và nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng là rất cao, đặc biệt là ở nước ta, một nước mà cây chôm chôm được trồng rất nhiều và
được xem là một trong những cây trồng chủ lực mang lại nhiều đóng góp vào sự phát triển của
kinh tế nước nhà.

❖ Đề xuất các hướng phát triển sản phẩm mới và cải thiện chiến lược sản phẩm hiện tại
Để phát triển sản phẩm mới và cải thiện chiến lược sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa, có
thể thực hiện theo các hướng sau:
- Mở rộng đối tượng khách hàng: Ngoài việc giữ chân khách hàng hiện tại, sản phẩm
cần mở rộng đối tượng khách hàng bằng cách tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng từ các kênh
khác nhau như đối tác bán lẻ, sự kiện thương mại, quảng cáo trực tuyến...

36
- Phát triển sản phẩm liên quan: Sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa có thể được kết
hợp với các sản phẩm liên quan như mứt, kẹo, trái cây khô để tăng sự đa dạng và hấp dẫn cho
khách hàng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để thu hút khách hàng và đảm bảo sự tin tưởng của
họ, sản phẩm cần được cải thiện chất lượng bằng cách tăng độ tươi, giảm độ ẩm, đảm bảo an toàn
thực phẩm, đảm bảo sản phẩm luôn được đóng gói và vận chuyển đúng cách.
- Tăng cường quảng bá sản phẩm: Quảng bá sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa trên
các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,..., tạo ra nhiều nội dung
hấp dẫn, đưa ra những đánh giá từ khách hàng, tổ chức các chương trình khuyến mãi để thu hút
khách hàng.
- Mở rộng thị trường: Sản phẩm cần được mở rộng thị trường đến các quốc gia và vùng
lãnh thổ khác để tăng doanh số và phát triển thị trường. Để làm được điều này, sản phẩm cần phải
được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng trong khu vực đó.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Tìm kiếm các sản phẩm mới có thể phát triển
dựa trên sản phẩm chôm chôm sấy thăng hoa như bánh quy, kem, nước ép... để tăng đa dạng sản
phẩm và thu hút khách hàng.
- Tăng cường quản lý sản xuất và vận chuyển: Đảm bảo quá trình sản xuất và vận
chuyển được quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và đến tay
khách hàng đúng thời gian và đúng cách

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Nguyễn Tiến Lực. Bài giảng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Trường đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh. 2019.
[2] Chỉ tiêu QCVN 12-3:2011/BYT: Quy định tiêu chuẩn của bao bì thực phẩm.
[3] Chỉ tiêu TCVN 252:1996 về độ tươi của quả chôm chôm.
[4] "Xuất, nhập khẩu năm 2020: Nỗ lực và Thành công.," Tổng cục Thống kê, 12 2020.
[Online]. Available:
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/xuatnhap-khau-nam-2020-
no-luc-va-thanh-cong/. [Accessed 01 04 2023].
[5] Bộ Y tế. Viện Dinh dưỡng. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Trang 212.

 TÀI LIỆU TIẾNG ANH


[1] Atuahene-Gina, Kwaku: An Exploratory Analysis of the Impact of Market Orientation
on New Product Performance: A Contingency Approach. Journal of Product Innovation
Management 12, 275–293 (1995).
[2] Hurley, Robert F., and Hult, G. Tomas M.: Innovation, Market Orientation, and
Organizational Learning: An Integration and Empirical Examination. Journal of
Marketing 62, 42–54 (1998).
[3] Song, X. Michael, Souder, Wm. E., and Dyer, Barbara: A Causal Model for Studying
the Impact of Skills, Synergy, and Product Design on New
[4] Product Performance. Journal of Product and Innovation Management 14, 88–101
(1996).
[5] Souder, Wm. E.: Managing New Product Innovations. McMillan, New York, 1987.
Calantone, R. J., Vickery, S. K., and Droge, C.: Business Performance and Strategic New
Product Development Activities: An Empirical Investigation. Journal of Product and
Innovation Management 10, 214–223 (1995).

38
[6] Souder, Wm. E., and Moenaert, R.: Integrating Marketing and R&D Project Personnel
Within Innovation Projects: An Information Uncertainty Model. Journal of Management
Studies 29, 485–512 (1992).
[7] Hui, C. Harry, and Triandis, Harry C.: Measurement in Cross-Cultural Psychology: A
Review and Comparison of Strategies. Journal of Cross Cultural Psychology 16, 131–152
(1985).
[8] Morton JF. “Rambutan", in Fruits of Warm Climates”. 1987. Center for New Crops
& Plant Products, Purdue University Department of Horticulture and Landscape
Architecture, W. Lafayette, IN. tr. 262–265.
[9] LE BELLEC."The hairy cousin from the tropics," Fruitrop, 30 06 2014. [Online].
Available: https://www.fruitrop.com/en/Articles-by-subject/Agronomy/2014/Rambutan.
[Accessed 01 04 2023].
[10] Windarsih G, Muhammad E (2019). “Morphological characteristics of flower
and fruit in several rambutan (Nephelium lappaceum) cultivars in Serang City, Banten,
Indonesia”. Biodiversitas Journal of Biological Diversity.
[11] Iica's Contribution to the Agricultural Sector in Trinidad and Tobago During.
Instituto Interamericano de Cooperación para la Agricultura: p.86. 1994. ISSN 0253-4746

39

You might also like