You are on page 1of 69

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG


------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG FENTON DỊ THỂ XỬ LÝ
CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI LÀNG BÚN PHÚ ĐÔ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Người thực hiện : PHẠM HƯƠNG GIANG


Khóa : 57
Ngành : Môi trường
Giáo viên hướng dẫn : ThS. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG FENTON DỊ THỂ XỬ LÝ
CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI LÀNG BÚN PHÚ ĐÔ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Người thực hiện : PHẠM HƯƠNG GIANG


Khóa : 57
Ngành : Môi trường
Giáo viên hướng dẫn : ThS. ĐOÀN THỊ THÚY ÁI
Địa điểm thực tập : Phường Xuân Phương,
quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật và những
trích dẫn, tài liệu sử dụng trong báo cáo đã được trích dẫn và cám ơn đầy đủ.
Nếu có vấn đề gì xảy ra, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội ngày 16 tháng 05 năm 2016


Sinh viên

Phạm Hương Giang

v
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi
trường và các thầy, cô giáo Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô Đoàn Thị Thúy Ái cùng
các thầy cô trong Bộ môn Hóa đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân quận Nam Từ Liêm,
phòng Tài nguyên môi trường cùng một số đơn vị khác đã giúp tôi thực hiện
đề tài này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người
đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội ngày 16 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Phạm Hương Giang

vi
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i


LỜI CẢM ƠN..................................................................................................iv
MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................viii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ix
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................3
2.1 Cơ sở lý thuyết......................................................................................3
2.1.1 Quá trình Fenton...................................................................................3
2.1.2 Ứng dụng của phản ứng Fenton..........................................................15
2.2 Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại một số làng nghề tại
Việt Nam.............................................................................................22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................27
3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................27
3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................27
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................27
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.................................................27
3.3.2. Phương pháp thống kê.........................................................................27
3.3.3. Phương pháp so sánh...........................................................................27
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................28
3.3.5. Phương pháp đánh giá hiện trạng nước thải........................................28
3.4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................28
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng phát sinh, xử lý
nước thải tại làng bún Phú Đô, Hà Nội...............................................28

vii
3.4.2. Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phương
pháp Fenton dị thể...............................................................................28
3.4.3. Xây dựng mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton dị
thể quy mô hộ gia đình........................................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng phát sinh, xử
nước thải tại làng bún Phú Đô, Hà Nội...............................................31
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội......................................................31
4.1.2 Hiện trạng phát sinh, xử nước thải tại làng bún Phú Đô, Hà Nội.......34
4.2. Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phương
pháp Fenton dị thể...............................................................................40
4.2.1 Khảo sát điều kiện xử lý nước thải của phản ứng Fenton dị thể.........40
4.2.2 Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phản
ứng Fenton dị thể................................................................................46
4.3. Xây dựng mô hình xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phản
ứng Fenton dị thể quy mô hộ gia đình.................................................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................53
5.1. Kết luận...............................................................................................53
5.2. Đề xuất, kiến nghị...............................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................55

viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical oxygen Demand)


COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
DO Lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật trong nước (Dessolved Oxygen)
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
UBND Ủy ban nhân dân

ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Quá trình Fenton.................................................................................5


Hình 2: Quá trình Fenton điện hóa...................................................................8
Hình 3: Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước rác tại bãi chôn lấp rác
Song Nguyên áp dụng phương pháp Fenton...................................17
Hình 4: Biểu đồ phần trăm phân hủy DOC ở pH = 3, 5 và 7.........................20
Hình 5: Vị trí làng bún Phú Đô......................................................................31
Hình 6: Sơ đồ sản xuất bún............................................................................33
Hình 7: Nước sau khi ngâm bún được nối vòi chảy trực tiếp ra đường ống
nước thải của làng...........................................................................35
Hình 8: Bể biogas tại cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn..............................36
Hình 9: Trạm xử lý đã hoàn toàn ngưng hoạt động........................................37
Hình 10: Hệ thống xử lý bị bỏ hoang.............................................................37
Hình 11: Nước thải từ quá trình ép bún..........................................................38
Hình 12: Mương chung cuối làng bị ô nhiễm................................................39
Hình 13: Ao làng trở thành nơi chứa rác và bị ô nhiễm nặng nề....................39
Hình 14: Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu Fe3O4 tới hiệu suất xử lý COD
.........................................................................................................41
Hình 15:Ảnh hưởng của thể tích H2O2 tới hiệu quả xử lý COD....................43
Hình 16: Ảnh hưởng của môi trường pH.......................................................44
Hình 17: Hiệu quả xử lý của vật liệu thu hồi sau khi xử lý............................45
Hình 18: Ứng dụng phản ứng Fenton vào xử lý mẫu nước thải.....................47
Hình 19: Mẫu nước thải MN2 được xử lý bằng vật liệu được thu hồi...........48
Hình 20: Mô hình xử lý nước thải đề xuất.....................................................49
Hình 21: Bể lắng............................................................................................51
Hình 22: Bể phản ứng....................................................................................52

x
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Vị trí lấy mẫu.....................................................................................38


Bảng 2: Đặc trưng của nước thải làng bún Phú Đô.........................................38
Bảng 3: Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu Fe3O4 tới hiệu suất xử lý COD.......40
Bảng 4: Ảnh hưởng của thể tích H2O2 tới hiệu quả xử lý COD......................42
Bảng 5: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường pH............................................44
Bảng 6: Hiệu quả xử lý của vật liệu thu hồi sau khi xử lý..............................45
Bảng 7: Ứng dụng phản ứng Fenton dị thể vào xử lý mẫu nước thải thực tế
.............................................................................................................46
Bảng 8: Hiệu suất xử lý COD của vật liệu được thu hồi.................................48

xi
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Làng nghề là một nét đẹp trong nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên theo
thời gian, công nghệ phát triển nhưng người dân vẫn giữ những tập tục sản
xuất xưa cũ, lạc hậu đã dẫn đến hệ quả nghiêm trọng. Các làng nghề dần trở
thành điểm nóng môi trường với các vấn đề tồn tại như: nước thải sản xuất
chưa được xử lý, chất thải rắn còn tồn đọng chiếm diện tích, ảnh hưởng tới
môi trường và sức khỏe con người, khí thải …
Phú Đô là một làng sản xuất bún thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội cũng
là một điểm nóng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay Phú Đô có khoảng
hơn 200 hộ làm bún với sản lượng khá cao, trung bình mỗi hộ sản xuất 1,5 tạ
bún mỗi ngày, thậm chí có hộ lên tới 1 tấn bún/ngày. Do vậy, lượng nước thải
do hoạt động sản xuất tạo ra là vô cùng lớn, tuy nhiên cả làng lại không hề áp
dụng biện pháp xử lý nước thải nào. Cho đến nay đã có một vài công trình
nghiên cứu về nước thải ở Phú Đô đồng thời ở cuối làng cũng có một hệ
thống xử lý nước thải tại hồ chứa ở cuối làng nhưng hiện nay hệ thống này
cũng đã tạm dừng hoạt động. Như vậy, nước thải sản xuất bún (với nồng độ
chất hữu cơ rất cao lại chủ yếu là tinh bột) trong quá trình đi từ các hộ gia
đình đến hồ chứa và cuối cùng là đổ ra sông Nhuệ đã bị lên men ôi chua và
bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, người dân trong thôn
chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường nên họ cho rằng nếu xử lý như vậy
rồi đổ ra Sông Nhuệ thì dân ở khu vực bên cạnh không phải chịu nước thải ô
nhiễm chứ họ không được gì cả. Chính vì lý do đó mà dù đã được đầu tư hệ
thống xử lý nước thải và thường xuyên bị kiểm tra về vấn đề môi trường nhưng
hiện trạng xử lý nước thải của làng bún Phú Đô vẫn chưa được cải thiện.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về xử lý nước thải, tôi nhận
thấy quá trình Fenton đồng thể có hiệu quả cao trong khoảng pH 2-4, cao nhất
ở pH khoảng 2,8. Do đó trong điều kiện xử lý nước thường gặp (pH 5-9) quá
trình xảy ra không hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu về các dạng cải tiến của
1
phương pháp Fenton để tránh được pH thấp như quá trình photon-Fenton,
Fenton điện hóa … Nhược điểm quan trọng nhất của quá trình Fenton đồng
thể là phải thực hiện ở pH thấp, sau khi xử lý phải nâng pH lên > 7 để tách
các ion Fe3+ ra khỏi nước thải sau xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm
nhằm chuyển sang dạng keo Fe(OH)3 kết tủa, sau đó phải qua thiết bị lắng
hoặc lọc ép để tách bã keo Fe(OH) 3, tạo ra một lượng bùn kết tủa chứa rất
nhiều sắt. Vì vậy để khắc phục nhược điểm trên nguồn sắt được sử dụng làm
xúc tác đã có nhiều công trình nghiên cứu thay thế bằng quặng sắt goethite
(-FeOOH), cát có chứa sắt, hoặc sắt trên chất mang Fe/SiO 2, Fe/TiO2,
Fe/than hoạt tính, Fe/Zeolit… quá trình này xảy ra cũng giống như quá trình
Fenton đã khảo sát ở trên nên gọi là quá trình kiểu Fenton hệ dị thể.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phản ứng Fenton dị
thể xử lý chất hữu cơ trong nước thải làng bún Phú Đô, thành phố Hà
Nội” nhằm nghiên cứu và đưa ra mô hình xử lý nước thải sản xuất bún quy
mô hộ gia đình để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải tại làng nghề Phú Đô.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


- Hiện trạng phát sinh nước thải tại làng bún Phú Đô, thành phố Hà Nội
- Phản ứng Fenton dị thể xử lý chất hữu cơ trong nước thải làng bún
Phú Đô, Hà Nội.
- Xây dựng mô hình xử lý nước thải sản xuất quy mô hộ gia đình tại làng
bún Phú Đô

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Quá trình Fenton

2.1.1.1. Quá trình Fenton đồng thể


Quá trình sản xuất ngày một phát triển, kèm theo đó lượng nước thải
sinh ra cùng ngày càng nhiều, nồng độ các chất ô nhiễm ngày càng gia tăng.
Việc ứng dụng ngày càng cao các công nghệ sản xuất mới, sử dụng các hóa
chất mới có hiệu quả cao, đã làm nồng độ ô nhiễm trong nước thải phức tạp
thêm, gia tăng các chất bẩn khó xử lý đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học. Các phương pháp xử lý nước thải phổ biến như hiện nay bao
gồm xử lý hóa lý, xử lý sinh học…, có hiệu quả cao trong việc làm giảm nồng
độ các chất bẩn như cặn lơ lửng, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Tuy
nhiên đối với các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học các các công nghệ trên
chưa đảm bảo được hiệu quả xử lý.
Giải pháp oxy hóa các chất khó phân hủy sinh học được tính đến trong
xử lý nước thải được đặt tên là oxy hóa bậc cao (AOPs- Advanced Oxidation
Processes). Giải pháp này đòi hỏi tạo ra một chất trung gian có hoạt tính cao,
có khả năng oxy hóa hiệu quả các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, trong
xứ lý nước thải đó là các gốc hydroxyl tự do ( •OH). Trong việc áp dụng giải
pháp này (AOPs), quá trình Fenton và các quá trình kiểu Fentom ( Fenton –
like processes) được cho là giải pháp có hiệu quả cao. Công trình nghiên cứu này
được J.H. Fenton công bố vào năm 1894 trong tạp chí hội hóa học ở Mỹ. Quá
trình này dùng tác nhân là tổ hợp H2O2 và muối sắt Fe2+ làm tác nhân oxy hóa,
thực tế đã chứng minh hiệu quả xử lý và kinh tế của phương pháp này khá cao.
Từ đầu những năm 70 người ta đã đưa ra một quy trình áp dụng nguyên
tắc phản ứng Fenton để xử lý ô nhiễm nước thải mà theo đó hydro peroxit
phản ứng với sắt (II) sunfat sẽ tạo ra gốc tự do hydroxyl có khả năng phá hủy
các chất hữu cơ. Trong một số trường hợp nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn,
một số chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và nước.

3
Hệ tác nhân Fenton cổ điển là một hỗn hợp gồm các ion sắt hóa trị 2 và
hydro peroxit H2O2, chúng tác dụng với nhau sinh ra gốc tự do •OH, còn Fe 2+
bị oxi hóa thành Fe3+ theo phản ứng:
Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + •OH + OH-
Phản ứng Fenton đã tiếp tục được nghiên cứu bởi rất nhiều tác giả sau
này. Các nghiên cứu đã cho thấy ngoài phản ứng trên là phản ứng chính thì
trong quá trình Fenton còn có xảy ra các phản ứng khác. Tổng hợp lại bao
gồm những phản ứng sau:
Fe2+ + H2O2 → Fe3+ + •OH + OH- (1)
Fe3+ + H2O2 → Fe2+ + •OH 2 + H+ (2)
•OH + Fe2+ → OH- + Fe3+ (3)
•OH + H2O2 → H2O + •OH 2 (4)
Fe2+ + •OH2 → Fe3+ + HO2- (5)
Fe3+ + •OH2 → Fe2+ + O2 + H+ (6)
•OH 2 + •OH2 → H2O2 + O2 (7)

Theo các tác giả trên thì gốc tự do •OH sinh ra có khả năng phản ứng
với Fe2+ và H2O2 theo các phản ứng (3) và (4) nhưng quan trọng nhất là khả
năng phản ứng với nhiều chất hữu cơ (RH) tạo thành các gốc hữu cơ có khả
năng phản ứng cao, từ đó sẽ phát triển tiếp tục theo kiểu dây chuỗi:
•OH + RH → H2O + •R → oxy hóa tiếp các chất khác (8)
Tuy cơ chế hình thành gốc hydroxyl vẫn còn nhiều tranh cãi, tuyệt đại
đa số đều nhất trí cao với cơ chế quá trình Fenton xảy ra theo các phản ứng
(1) - (7) nêu trên và thừa nhận vai trò của gốc hydroxyl tạo ra trong quá trình
này (Neyens và Baeyens, 2003).

4
Hình 1: Quá trình Fenton
Thông thường quy trình oxi hóa Fenton đồng thể gồm 4 giai đoạn:
 Điều chỉnh pH phù hợp: Trong các phản ứng Fenton, độ pH ảnh hưởng
tới tốc độ phản ứng và nồng độ Fe 2+, từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phân
hủy các chất hữu cơ, pH thích hợp cho quá trình là từ 2 – 4, tối ưu nhất là ở
mức 2,8. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm giảm thiểu khó khăn khi
đưa pH về mức thấp rồi sau đó lại nâng pH lên mức trung tính để tách khử Fe,
H2O2 dư.
 Phản ứng oxi hóa: Trong giai đoạn phản ứng oxi hóa xảy ra sự hình

thành gốc •OH hoạt tính và phản ứng oxi hóa chất hữu cơ. Cơ chế hình thành
gốc •OH hiện nay chưa thống nhất, theo Fenton thì sẻ có phản ứng:
Fe2+ + H2O2  Fe3+ + •OH- + OH-
Gốc •OH sau khi hình thành sẽ tham gia vào phản ứng oxi hóa các hợp
chất hữu cơ có trong nước cần xử lý, chuyển chất hữu cơ từ dạng cao phân tử
thành các chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp.
CHC (cao phân tử) + •HO  CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-
 Trung hòa và keo tụ: Sau khi xảy ra quá trình oxi hóa cần nâng pH
dung dịch lên lớn hơn 7 để thực hiện kết tủa Fe3+ mới hình thành:
Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3.
Kết tủa Fe(OH)3 mới hình thành sẽ thực hiện các cơ chế keo tụ, đông
tụ, hấp phụ một phần các chất hữu cơ chủ yếu là các chất hữu cơ cao phân tử

5
 Quá trình lắng: Các bông keo sau khi hình thành sẽ lắng xuống làm
giảm nồng độ COD, màu, mùi có trong nước thải. Sau quá trình lắng các chất
hữu cơ còn lại (nếu có) trong nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có
khối lượng phân tử thấp sẽ được xử lý bổ sung bằng phương pháp sinh học
hoặc bằng các phương pháp khác.
2.1.1.2 Quá trình Fenton dị thể
Nhược điểm chủ yếu của quá trình Fenton đồng thể là phải thực hiện ở
pH thấp, sau đó phải nâng pH của nước thải sau xử lý lên trên 7 bằng nước
vôi hoặc dung dịch kiềm nhằm chuyển các ion Fe 3+ vừa hình thành từ chuỗi
phản ứng trên sang dạng keo Fe(OH)3 kết tủa để tách chúng ra khỏi dung dịch
nhờ quá trình lắng hoặc lọc, tạo ra một lượng bùn sắt khá lớn.
Để khắc phục nhược điểm trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu thay
thế xúc tác sắt dạng dung dịch (muối sắt) bằng quặng sắt goethite (-FeOOH),
cát có chứa sắt hoặc sắt trên các loại chất mang khác nhau như Fe/SiO 2,
Fe/TiO2, Fe/than hoạt tính, Fe/Zeolite (Lin và Gurol, 1996; Ravikumar và
Gurol, 1994). Quá trình này xảy ra cũng giống như quá trình Fenton đã đề cập
ở trên nên gọi là quá trình kiểu Fenton hệ dị thể.
Cơ chế quá trình dị thể kiểu như Fenton xảy ra với H 2O2 trên quặng sắt
loại goethite (α-FeOOH) có thể xảy ra theo cơ chế đơn giản nhất như sau (Lu,
2000):
- Phản ứng Fenton được khởi đầu bằng việc sinh ra Fe 2+ nhờ sự có mặt
của H2O2 xảy ra hiện tượng khử - hòa tan goethite:
-FeOOH(r) + 2H+ + ½ H2O2  Fe2+ + 1/2O2 + 2H2O (9)
- Sau đó, xảy ra sự tái kết tủa Fe3+ về goethite:
Fe2+ + H2O2  Fe3+ + •OH + OH- (1)
Fe3+ + H2O + OH-  α-FeOOH(r) + 2H+ (10)
Theo cơ chế trên, trên khía cạnh nào đó thì quá trình dị thể cũng tương
tự như quá trình Fenton đồng thể với khởi đầu là xảy ra sự khử và hòa tan
Fe2+ vào dung dịch.

6
Một số ưu điểm đáng chú ý của quá trình Fenton dị thể trên goethite
theo Lin và Gurol, 1996:
- Chất xúc tác này có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần
phải hoàn nguyên hoặc thay thế, đồng thời có thể tách ra dễ dàng khỏi khối
phản ứng. Trong quá trình Fenton đồng thể, ion sắt hòa tan không thể tách ra
khỏi khối phản ứng một cách đơn giản bằng quá trình lắng lọc, chỉ có cách
dùng kiềm để keo tụ và kết tủa, sau đó lắng và lọc, sinh ra một khối lượng lớn
bùn keo tụ chứa nhiều sắt.
- Tốc độ hình thành gốc hydroxyl tăng theo độ tăng pH trong khoảng từ
5-9, trong khi đó Fenton đồng thể tốc độ giảm mạnh khi pH tăng.
- Hiệu quả oxi hóa xúc tác của goethite không bị ảnh hưởng đáng kể
bởi nồng độ cacbonat vô cơ.
2.1.1.3 Quá trình Fenton cải tiến
Từ phản ứng Fenton ban đầu, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã
có các công trình nghiên cứu và tìm ra những cải tiến giúp phản ứng Fenton
trở nên ưu việt hơn. Do đó, quá trình Fenton cải tiến và đang thu hút sự quan
tâm lớn trong ngành xử lý nước từ những năm 1990
 Quá trình Fenton điện hóa:
Cho tới nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về phản ứng Fenton
điện hóa như: Nguyễn Thị Lê Hiền, Phạm Thị Minh nghiên cứu về: Xử lý
metyl đỏ bằng phương pháp điện hóa năm 2009; Phạm Thị Minh, Nguyễn Thị
Lê Hiền, Đinh Thị Mai Thanh nghiên cứu về: Xử lý công gô đỏ bằng hiệu
ứng Fenton điện hóa năm 2010; Phạm Thị Minh, Nguyễn Thị Lê Hiền có
công trình nghiên cứu về sử dụng catot graphit/Ppy(oxit)/Ppy xử lý nước thải
bằng phương pháp Fenton điện hóa năm 2012.
Quá trình Fenton điện hóa (E.Fenton) là quá trình Fenton sử dụng các
tác nhân phản ứng sinh ra trong quá trình điện hóa.
H2O2 được tạo ra trong quá trình điện hóa theo cơ chế sau:
Ở anot xảy ra sự oxi hóa nước tạo ra oxi phân tử theo phương trình:
2H2O - 4e  O2 + 4H+

7
Chính oxi phân tử này lại bị khử ở catot để tạo thành H 2O2 theo
phương trình:
O2 + 2H+ + 2e  H2O2
Ion Fe2+ có thể bổ sung vào hệ hoặc có thể tự tạo ra khi điện phân nếu
sử dụng điện cực anot hòa tan điện hóa (anot hoạt động) là sắt, khi nhường
điện tử, sắt sẽ hòa tan tạo ra các ion Fe 2+ vào dung dịch, làm điện cực hy sinh
trong quá trình điện phân. Theo Trần Mạnh Trí và Trần Mạnh Trung (2006)
đặc điểm quan trọng của qúa trình Fenton điện hóa chính là ở chỗ khi phản
ứng Fenton xảy ra giữa Fe2+ và H2O2 theo phương trình (1) sẽ tạo ra Fe3+, chính
Fe3+ này tiếp tục bị khử thành Fe2+ trực tiếp trên catot theo phương trình sau:
Fe3+ + e  Fe2+
Do đó quá trình Fenton được liên tục tiếp diễn nhờ các quá trình điện
cực xảy ra như đã mô tả trên.

Hình 2: Quá trình Fenton điện hóa


Hình trên cho thấy quá trình Fenton điện hóa bao gồm 2 chu trình: chu
trình oxi hóa – khử các ion sắt và chu trình oxi hóa nước và khử oxi trên các
điện cực. Trong quá trình Fenton điện hóa tùy theo cách đưa nguồn ion Fe 2+
vào hệ còn phân biệt 2 quá trình: quá trình Fenton catot và quá trình Fenton
anot (Rodgers và cộng sự, 1999).

8
Quá trình Fenton anot:
Trong quá trình này, nguồn ion Fe2+ không phải đưa vào hệ, điện cực
sắt được sử dụng làm anot và là nguồn cung cấp Fe 2+, vì vậy cực anot bị mòn
dần và trở thành điện cực hy sinh trong quá trình điện hóa. Điện cực graphit
dùng làm catot để thực hiện quá trình khử oxi thành H2O2. Vì vậy trong quá
trình này, tác nhân Fenton (Fe2+/H2O2) được sinh ra bằng con đường điện hóa
ở trên điện cực anot và catot. Trong quá trình Fenton anot thiết bị phản ứng
điện hóa gồm 2 ngăn riêng biệt, giữa 2 ngăn nối bằng cầu nối là muối điện ly.
Quá trình Fenton anot ưu việt hơn Fenton cổ điển vì:
Quá trình Fenton anot thực hiện trong điều kiện trung tính. Độ pH của
nước xử lý khi đi ra cũng có thể được trung hòa bằng cách kết hợp các dung
dịch anot và catot ở 2 ngăn của thùng điện phân.
Không cần thêm Fe2+ vào hệ xử lý vì chúng được sinh ra liên tục nhờ sử
dụng điện cực hy sinh là sắt. Điều này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng vì nếu
sử dụng muối Fe2+ như quá trình Fenton cổ điển sẽ gặp nhiều vấn do chúng rất
dễ hút nước và dễ bị oxi hóa khi bảo quản, hoặc nếu dùng muối Fe 3+ chúng có
tính ăn mòn và oxi hóa rất mạnh.
Quá trình Fenton catot:
Trong quá trình này Fe2+ được đưa vào hệ từ đầu và H 2O2 được sinh ra
ngay trong hệ. Tuy nhiên về sau không cần bổ sung Fe 2+ vì Fe3+ sinh ra trong
phản ứng Fenton sẽ được khử ngay trên catot trong quá trình điện phân. Sự
khử Fe3+ để tạo ra Fe2+ và sự khử O2 để tạo H2O2 xảy ra đồng thời ở catot với
tốc độ gần như nhau. Trong quá trình Fenton catot thiết bị phản ứng điện hóa
là một khối không có vách ngăn cách. Điện cực anot được chế tạo bằng các
vật liệu trơ như platin, titan phủ màng mỏng platin, trong khi đó điện cực làm
catot là vật liện chứa cacbon (Rodgers và cộng sự, 1999)
Vì Fe2+ và H2O2 liên tục được sinh ra trong quá trình điện hóa với một
tốc độ kiểm soát được nên so với quá trình Fenton cổ điển thì Fenton catot
hiệu quả cao hơn, mức độ phân hủy các chất hữu cơ cũng hoàn toàn hơn.

9
Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy cơ chế quá trình oxi hóa
điện hóa phụ thuộc vào đặc tính điện hóa hoặc đặc tính hóa học của điện cực
anot sử dụng. Theo Rodgers và cộng sự (1999) nếu sử dụng dioxit chì, quá
trình oxi hóa xảy ra bằng cách chuyển e trực tiếp vào điện cực, không thông
qua gốc •OH trong khi đó quá trình oxi hóa xảy ra gián tiếp thông qua gốc
hydroxyl khi sử dụng anot là dioxit thiếc hoặc dioxit iridi.
 Quá trình quang Fenton
Trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về ứng
dụng quá trình quang Fenton xử lý nước thải như A.N. Módenes và cộng sự
(2012) đã tiến hành xử lý nước thải dệt nhuộm dựa trên quá trình quang
Fenton sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời và đèn UV. T.M. Elmorsi và cộng sự
(2010) đã tiến hành xử lý thuốc nhuộm Mordant red 73. Nghiên cứu của B.X.
Vững, so sánh hoạt tính oxy hóa của các hệ oxy hóa nâng cao Fe 3+/C2O42-,
H2O2/VIS, Fe2+/ H2O2, Fe2+/ H2O2/UV, UV/ H2O2 trên thuốc nhuộm Indantren
Red FBB (IRF)
Theo phản ứng (2): Fe3+ sau khi được tạo ra sẽ tiếp tục phản ứng với
H2O2 tạo thành Fe2+, lại tiếp tục tham gia phản ứng (1). Tuy nhiên vì hằng số
tốc độ của phản ứng (2) rất thấp (k=3,1*10-3 M-1s-1) so với phản ứng (1), k=63
M-1s-1 nên quá trình phân hủy H2O2 chủ yếu do phản ứng (1) thực hiện. Vì thế
trong thực tế phản ứng xảy ra với tốc độ chậm dần lại sau khi toàn bộ Fe 2+ đã
sử dụng hết cho phản ứng (1) và chuyển thành Fe 3+ (Trần Mạnh Trí và Trần
Mạnh Trung, 2006)
Các nghiên cứu gần đây cho thấy phản ứng (1) thậm chí cả phản ứng
(2) nếu đặt dưới bức xạ của ánh sáng UV hoặc lân cận UV và ánh sáng khả
kiến đều được nâng cao rõ rệt và nhờ đó có thể khoáng hóa dễ dàng các chất ô
nhiễm hữu cơ, ngay cả những chất hữu cơ khó phân hủy như các loại thuốc
trừ sâu, diệt cỏ dại. Quá trình này được gọi là quá trình quang Fenton, thực
chất là quá trình Fenton được nâng cao nhờ bức xạ của các photon ánh sáng.

10
Bản chất quá trình quang Fenton:
Theo Trần Mạnh Trí và Trần Mạnh Trung (2006) trong những điều kiện
tối ưu của quá trình Fenton tức khi pH thấp (pH<4), ion Fe 3+ phần lớn nằm
dưới dạng phức Fe3+ (OH)-2+. Chính dạng này hấp thụ ánh sáng UV trong
miền 250< <400 nm rất mạnh, hơn hẳn so với ion Fe3+. Phản ứng khử Fe3+
(OH)-2+ trong dung dịch bằng quá trình quang hóa học cho phép tạo ra một số
gốc •HO phụ thêm theo phương trình sau:
Fe3+ + H2 O  Fe3+ (OH)-2+ + H +
Fe3+ (OH)-2+ + h  Fe2+ + •HO
Tổng hợp 2 phương trình trên sẽ được:
Fe3+ + H2 O + h  Fe2+ + H+ + •HO
Phản ứng này là phản ứng đặc trưng của quá trình quang Fenton. Tiếp
theo sau phản ứng trên sẽ là phản ứng Fenton thông thường. Do đó nhờ tác
dụng bức xạ của UV, ion sắt được chuyển hóa trạng thái Fe 3+ sang Fe2+ và sau
đó ngược lại Fe2+ sang Fe3+ bằng quá trình Fenton thông thường tạo thành một
chu kỳ không dừng, đây chính là điểm khác biệt giữa quá trình Fenton thông
thường và quang Fenton.
So với quá trình Fenton thông thường, quá trình quang Fenton xảy ra
tạo gốc •HO được phát triển rất thuận lợi. Nếu tổ hợp 2 phương trình (1) và
(7) sẽ được 2 gốc •HO tại thành từ một phân tử H2O2. Đó chính là lợi thế ưu
việt của quá trình quang Fenton. Tốc độ khử quang hóa Fe3+ tạo ra gốc •HO và
Fe2+ phụ thuộc vào chiều dài của bước sóng ánh sáng bức xạ. Bước sóng càng
dài, hiệu suất lượng tử tạo gốc •HO càng giảm
 Fenton – axit humic
Những quá trình oxy hóa liên quan đến việc sản xuất gốc hydroxyl nói
chung và quá trình Fenton nói chung cho hiệu quả rất cao trong việc phân hủy
các hợp chất hữu cơ trong nước bề mặt nước ngầm hay nước thải công
nghiệp. Tuy nhiên, pH tối ưu của quá trình nằm trong khoảng 3 nên làm hạn
chế ứng dụng của nó trong lĩnh vực công nghệ môi trường. Nguyên nhân
chính của quá trình này là do sự kết tủa của Fe 3+ ở pH cao làm hạn chế quá
11
trình tuần hoàn Fe3+/ Fe2+. Để giữ Fe ở trạng thái hòa tan, các nhà khoa học đã
và đang nghiên cứu sử dụng các chelat nhân tạo nhằm đẩy pH tối ưu của quá
trình lên vùng trung tính. Hợp chất humic là một trong các tác nhân được sử
dụng nhiều trong các hệ thống Fenton cải tiến hiện nay.
Hợp chất humic thường gặp trong tự nhiên có phân tử lượng lớn do kết
quả của sự biến đổi sinh học và hoá học của các vụn hữu cơ. Hợp chất humic
được phân loại là axit humic (HA), axit fulvic (FA) cũng như humin theo tính
tan của chúng. Axit humic có thể được sử dụng với chi phí tương đối thấp nhờ
sự điều chế kiềm từ than bùn hay than non, vì vậy nó rất sẵn có ở khắp mọi
nơi. Bên cạnh chức năng là chelat sắt, tác dụng khác của các hợp chất humic
trong hệ thống Fenton là khả năng là một chất hấp phụ các hợp chất hữu cơ
hydrophobic và là một chất khử.
Theo các nhà khoa học phản ứng ban đầu trong hệ thống là của Fe(III)
và H2O2 với nồng độ ban đầu của Fe(III) nhỏ hơn rất nhiều so với nồng độ của
H2O2. Bởi vậy, sự biến đổi của Fe(III) đã được cho rằng chính là yếu tố giới
hạn của bước phản ứng tạo ra OH• trong toàn bộ quá trình. Trong hệ thống
Fenton không có HA, tốc độ của phản ứng đã giảm một cách đáng kể khi tăng
dần pH, giá trị pH tối ưu của quá trình Fenton oxy hoá các hợp chất hữu cơ
phần lớn chúng nằm trong khoảng pH=2.5 - 3.5, khi dung dịch có pH=5-7 sẽ
xuất hiện sự kết tủa của Fe (III) dưới dạng Fe 2O3.nH2O tuy nhiên điều này
không còn xảy ra ở các dung dịch có Fe(III) và chứa HA nồng độ khoảng 10-
100 mg/l.
Hiệu quả xử lý của hệ thống Fenton cải tiến trong môi trường trung tính
đã được nghiên cứu với nhiều chất ô nhiễm khác nhau cho kết quả tương tự
nhau và khá khả quan so với hệ thống Fenton thông thường. Tại pH=3 tốc độ
của phản ứng chịu ảnh hưởng không đáng kể với sự có mặt của HA. Phản ứng
phân huỷ benzene tiến hành trong dung dịch không HA và có HA ở pH=3 có
hằng số tốc độ khác nhau không đáng kể, trường hợp không HA là K= (9.0 ±
0.9).10-3 min-1 và trong trường hợp có HA, K = (12 ± 2.0)10 -3min-1. Kết quả
này phù hợp với những tác động chậm do thêm HA và FA trong quá trình

12
phân huỷ trinitrotoluen trong hệ thống Fenton ở pH=3 đã được công bố năm
1998. Tuy nhiên, quá trình phân huỷ các chất ô nhiễm ở pH=5-7 được tăng
tốc đáng kể nhờ sự có mặt của HA, đó là do HA đã tạo các phức hòa tan với
sắt, các phức này có khả năng hoạt hoá H 2O2. Hiệu quả phân huỷ benzen sau
thời gian phản ứng là 5 giờ tại pH=5 của hệ thống Fenton thường chỉ khoảng
35%, còn hệ thống Fenton-HA là 95%, còn tại pH=6 hệ thống Fenton thường
là 30% trong khi đó của hệ thống Fenton cải tiến là 70%.
Trong nghiên cứu của Voelker và Sulzberger (1996) tốc độ phân huỷ
H2O2 bởi phản ứng Fenton khi thêm FA ở pH=5 xảy ra rất tốt, trong khi hiệu
quả không đáng kể ở pH=3. Tác giả cho rằng hợp chất Fe(II) - fulvate được
tạo nên ở pH=5 có khả năng phản ứng nhanh hơn với H 2O2 so với các hợp
Fe(II)-aquo dẫn tới tốc độ sản xuất gốc OH• nhanh hơn và làm hiệu quả của
toàn bộ quá trình được tăng lên. Hệ thống Fenton điều chỉnh cũng có thể áp
dụng được cho các hợp chất có xu hướng thấm ướt tốt HA.
Nồng độ ban đầu của Fe(III), HA và H 2O2 có ảnh hưởng lớn đến tốc độ
phản ứng trong hệ thống Fenton cải tiến. Các tác động này trong điều kiện có
mặt của HA với nồng độ là 50 mg/l, tốc độ phản ứng trong các hệ thống khác
nhau được so sánh dựa trên thời gian phản ứng cần thiết để phân huỷ 95%
benzen. Khi chỉ có HA và H2O2 hoặc Fe(III) và HA được thêm vào dung dịch
phản ứng thì tốc độ phân huỷ benzen không dáng kể sau trong khoảng 24h,
tốc độ phản ứng tăng lên cùng với sự tăng nồng độ của Fe(III) và H 2O2.
Nhưng do bản thân H2O2 hoạt động như là một chất phá huỷ gốc OH•, nên
cần chọn nồng độ H2O2 hợp lý cho quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ
trong phản ứng Fenton.
Tác động của nồng độ HA lên tốc độ phân hủy benzen được thể hiện
trong đồ thị. Tại nồng độ HA=10mg/l, sau một giai đoạn chậm, phản ứng trở
nên nhanh hơn mà không cần HA. Nồng độ HA=10 mg/l đủ để giữ cho sắt tồn
tại trong dung dịch. Mặt khác, tác động tích cực của HA lên phản ứng oxy hóa
cũng tăng khi tăng nồng độ HA. Nếu cho nồng độ HA là 50 hoặc 100 mg/l,
giai đoạn phản ứng chậm sẽ ngắn lại và 95% benzen bị phân hủy sau thời gian
phản ứng là 5h so với 35% trong dung dịch không có HA. Có kết quả này là

13
vì nhờ sự có mặt cả HA nên Fe(III) không bị kết tủa, không gây ảnh hưởng
đến chu trình tuần hoàn Fe3+/Fe2+
2.1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình Fenton
Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng Fenton đã được rất nhiều nhà
khoa học đề cập đến trong công trình nghiên cứu của họ. Tổng hợp lại, các
yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến phản ứng là: pH, ảnh hưởng của tỉ lệ
Fe2+/H2O2 và loại ion Fe (Fe2+ hay Fe3+), ảnh hưởng của các anion vô cơ.

 Ảnh hưởng của độ pH


Trong phản ứng Fenton hệ đồng thể và quang Fenton, độ pH ảnh hưởng
rất lớn đến tốc độ phản ứng và hiệu quả phân hủy các chất hữu cơ. Nhìn
chung, môi trường axit rất thuận lợi cho quá trình tạo gốc hydroxyl tự do •OH
theo phản ứng (1), trong khi ở môi trường pH cao, quá trình kết tủa Fe 3+ xảy ra
nhanh hơn quá trình khử của phản ứng (2), làm giảm nguồn tạo ra Fe 2+, trở thành
yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng (Trần Mạnh Trí và Trần Mạnh Trung, 2006).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy phản ứng Fenton xảy ra thuận lợi khi pH
nằm trong khoảng 3 - 4, đạt được tốc độ cao nhất khi pH nằm trong khoảng
hẹp trên dưới 3. Một số thực nghiệm biểu hiện khi pH lớn hơn 4, tốc độ phản
ứng oxi hóa chất hữu cơ chậm lại. Theo các tác giả, nguyên nhân có thể là ở
khoảng pH lớn hơn 4, các chất trung gian hoạt động kém hơn gốc hydroxyl
hoặc chất trung gian không giải phóng ra gốc hydroxyl hoạt động (các phức
hydroxo của sắt III) đã hình thành thay vì gốc hydroxyl.
 Ảnh hưởng của tỉ lệ Fe2+/H2O2 và loại ion Fe (Fe2+ hay Fe3+)
Tốc độ phản ứng Fenton tăng khi nồng độ H2O2 tăng, đồng thời nồng
độ H2O2 cần thiết lại phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm cần xử lý, đặc trưng
bằng tải lượng COD. Thường thì hiệu quả xử lý sẽ tăng khi nồng độ H 2O2 và
Fe tăng, tuy nhiên khi nồng độ các tác nhân Fenton quá cao có thể phát sinh
các vấn đề như lượng sắt hydroxyl kết tủa quá nhiều, và bản thân H 2O2 là yếu
tố ức chế vi sinh vật. Theo kinh nghiệm, tỷ lệ mol/mol H 2O2:COD dao động
khá lớn, trong khoảng 0,5-3 : 1 đối với từng loại nước thải khác nhau (Trần
Mạnh Trí và Trần Mạnh Trung, 2006).

14
Ngoài ra, tỷ lệ Fe2+ : H2O2 có ảnh hưởng đến sự tạo thành và sự tiêu hao
gốc hydroxyl theo các phương trình (1), (3) và (4), vì thế tồn tại một tỷ lệ
Fe2+: H2O2 tối ưu khi sử dụng. Tỷ lệ tối ưu này nằm trong khoảng rộng,
khoảng 0,5-14:10 (mol/mol), tùy theo đối tượng chất cần xử lý và do đó cần
phải xác định bằng thực nghiệm khi áp dụng vào từng đối tượng cụ thể.
 Ảnh hưởng của các anion vô cơ
Một số anion vô cơ thường có mặt trong nước thải cũng có thể làm
giảm hiệu quả của quá trình Fenton hệ đồng thể, đặc biệt trong nước thải dệt
nhuộm vì quá trình nhuộm sử dụng rất nhiều hóa chất phụ trợ có nguồn gốc
vô cơ. Những anion thường gặp nhất bao gồm cacbonat (CO 32-), bicacbonat
(HCO3- ), Clorit (Cl- ) do chúng có khả năng “tóm bắt” các gốc hydroxyl •OH
làm tiêu hao số lượng gốc hydroxyl, giảm khả năng tiến hành phản ứng oxy
hóa. Một số anion khác thể tạo thành những phức chất không hoạt động với
Fe3+ như các gốc sunfat (SO42-), nitrat (NO3-), hydrophotphat (H2PO4-) do vậy
cũng khiến hiệu quả của quá trình Fenton giảm đi (Trần Mạnh Trí và Trần
Mạnh Trung, 2006). Ảnh hưởng trên có thể coi là không đáng kể đối với quá
trình Fenton hệ dị thể.

2.1.2 Ứng dụng của phản ứng Fenton

Ứng dụng quá trình trong xử lý nước thải hiện nay ứng dụng quá trình
phenton chủ yếu xứ lý nước thải độc hại, chứa nhiều chất độc, chất hữu cơ
khó phân hủy như nước rỉ rác, nước thải bề mặt nhiễm thuốc trừ sâu, nước
thải dệt nhuộm.
2.1.2.1 Ứng dụng trong xử lý nước rỉ rác
Nước thải rỉ rác từ bãi chôn lấp rác có thành phần ô nhiễm nặng,
lượng BOD, COD, Nitơ cao, ngoài ra còn nhiều chất độc hại, khó phân hủy
sinh học sinh ra từ rác thải. Phương pháp xử lý sinh học có thể loại trừ các
thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, nhưng không thể xử lý xử
lý được lượng lớn các chất khó phân hủy sinh học. Phản ứng Fenton có khả
năng phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ trong các loại nước rác khó xử lý. Nó
có thể tiến hành ở nhiệt độ bình thường và không có yêu cầu nào về ánh sáng.
Do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phản ứng Fenton xử lý nước
15
rỉ rác như : Nguyễn Văn Phước, Võ Chí Cường Trường Đại học Bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh có công trình: ‘‘nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý
COD khó phân hủy sinh học trong nước rác bằng phản ứng Fenton’’ hay Văn
Hữu Tập và cộng sự năm 2008 có nghiên cứu về ‘‘kết hợp keo tụ và Fenton
xử lý các thành phần hữu cơ trong nước rỉ rác bãi chôn lấp chất thải rắn’’ với
hiệu suất xử lý COD nghiên cứu được lên đến 90%.

Hình 3: Sơ đồ công nghệ nhà máy xử lý nước rác tại bãi chôn lấp rác
Song Nguyên áp dụng phương pháp Fenton
2.1.2.2 Ứng dụng trong xử lý nước thải dệt nhuộm

16
Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải khó xử lý, nhiệt độ cao, lượng
BOD lớn, đặc biệt là COD (lượng chất hữu cơ khó phân hủy sinh học cao) và
độ màu, do sử dụng các loại phẩm nhuộm trong quá trình sản xuất. Có rất
nhiều cách để xử lý nước thải dệt nhuộm ví dụ như đông tụ, keo tụ, lọc màng
hay hấp phụ bằng than hoạt tính tuy nhiên trong nhiều trường, các chất độc
hại, chỉ chuyển từ dạng ô nhiễm này sang dạng ô nhiễm khác, không được xử
lý triệt để.
Quá trình Fenton là phương pháp oxy hóa các chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học đã được nghiên cứu trong trường hợp này. Phương pháp Fenton
là một công cụ khử màu hiệu quả. Phương pháp Fenton cổ điển cho kết quả
rất nhanh với khử màu, vừa phải với COD nhưng rất chậm với khử TOC và
khử độc trong nước thải dệt nhuộm. Hiện nay người ta đã nâng cao hiệu quả
của phương pháp bằng nhiều cách: H2O2/than đá, H2O2 và xúc tác cùng với
kim loại chuyển tiếp, phương pháp Fenton có vòng chelat trung gian và
Cu(II)/axit hữu cơ/H2O2. Trong suốt quá trình xử lý bằng photo-Fenton chúng
ta chỉ có thể quan sát được sự biến đổi màu chứ không nhìn thấy sự phân hủy
sinh học. Chúng ta có thể kết hợp giữa phương pháp oxy hóa bằng Fenton với
xử lý sinh học để khử triệt để màu và COD trong nước thải công nghiệp dệt.
Phương pháp Fenton có thể xử lý axit blue 74 (nhóm thuốc nhuộm
indigoid), axit orange 10 (hợp chất màu azo) và axit violet 19 (thuốc nhuộm
triarylmetan). Quá trình khử màu diễn ra trong suốt quá trình oxy hóa. Chỉ với
tỉ lệ khối lượng thuốc nhuộm : H 2O2 là 1:0.5 mà sự khử màu có thể lên đến
96,95% và 99% đối với axit blue 74, axit orange 10 và axit violet 19. Sự loại
màu thì dễ dàng hơn so với sự khử COD
Như đã nêu ở phần trước, phản ứng quang Fenton được ứng dụng rất
nhiều vào xử lý nước thải dệt nhuộm. Một số nghiên cứu đó là : A.N.
Módenes và cộng sự (2012), đã tiến hành xử lý nước thải dệt nhuộm dựa trên
quá trình quang Fenton sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời và đèn UV. Kết quả
cho thấy tại các điều kiện tối ưu pH=3, nồng độ H 2O2 và Fe2+ tối ưu lần lượt là
6g/l và 0,05g/l cho hiệu quả loại bỏ COD và độ màu đạt giá trị cao nhất trong

17
khoảng 88–98% trong 90 phút phản ứng. Chi phí tính toán để xử lý cho 1m 3
nước thải là 6,85$ và 17,95$ đối với nguồn sáng là ánh sáng mặt trời và đèn
UV. Ngoài ra, T.M. Elmorsi và cộng sự (2010) đã tiến hành xử lý thuốc
nhuộm Mordant red 73, kết quả cho thấy hiệu quả xử lý màu của thuốc
nhuộm đạt 99% chỉ trong 15 phút phản ứng. Nghiên cứu của B.X. Vững là So
sánh hoạt tính oxy hóa của các hệ oxy hóa nâng cao Fe3+/C2O42-, H2O2/VIS,
Fe2+/H2O2, Fe2+/H2O2/UV, UV/ H2O2 trên thuốc nhuộm Indantren Red FBB
(IRF) cho thấy ở điều kiện thực nghiệm tối ưu, hiệu suất chuyển hóa và hiệu
suất loại bỏ COD của hệ Fenton/UV là 100% và 86,3% sau 21 phút xử lý
dung dịch IRF 50ppm.
2.1.2.3 Ứng dụng trong xử lý nước bề mặt nhiễm thuốc trừ sâu
Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu áp dụng phản ứng Fenton để xử
lý nước bề mặt nhiêm thuốc trừ sâu như Trung tâm công nghệ hóa học và môi
trường (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã nghiên cứu và áp
dụng thành công công nghệ ECHEMTECH ( kết hợp phản ứng Fenton và
phương pháp sinh học) xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu tại Công ty
thuốc trừ sâu Sài Gòn, Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm
ứng dụng công nghệ sử dụng hoạt chất C1, C2 với tác nhân Fenton để làm
sạch nước sông Tô Lịch.
Loại thuốc trừ sâu trong nước bề mặt mà Fenton có thể xử lý được chia
thành 3 nhóm: MCPA, mecoprop và 2,4D. Một loạt các thử nghiệm đã diễn ra
trong phòng thí nghiệm để xác định điều kiện tối ưu của phản ứng: liều lượng,
pH và thời gian phản ứng với nước thô có nồng độ thuốc trừ sâu là 1.5
microgam/l. Phương pháp Fenton đã xử lý rất thành công atrazine, 2,4- D và
alachlor. Điều kiện tối ưu để xảy ra phản ứng là pH=3 và tỉ lệ thuốc trừ sâu :
Fe(II) : H2O2 từ 1: 10: 10 đến 1:10:1000.
Ảnh hưởng của Fenton đến chất lượng nước đã được thể hiện trên đồ
thị dưới đây. Ảnh hưởng của pH đối với sự chuyển hóa DOC là hoàn toàn dễ
dàng ở pH=3 có 85% chuyển hóa cho đến pH=7 là 8%.

18
Hình 4: Biểu đồ phần trăm phân hủy DOC ở pH = 3, 5 và 7
Như vậy, trong quá trình xử lý bằng Fenton, tỉ lệ thuốc trừ sâu: Fe(II):
H2O2 là rất quan trọng. Khi tăng hàm lượng Fe(II) lên 10 lần thì sẽ làm tăng
tốc độ phản ứng và kết thúc sự chuyển hóa thuốc trừ sâu chỉ trong 5 phút.
Sự chuyển hóa thuốc trừ sâu trong nước bề mặt còn phụ thuộc vào pH
(pH=3 và pH=7). Ở pH=7 chuyển hóa được 16% mecoprop và 34% MCPA.
Sự chuyển hóa DOC cao hơn ở pH thấp, từ 50-87%.
2.1.2.4 Ứng dụng công nghệ Fenton vào xử lý nước thải ở Việt Nam
Với tình trạng ô nhiễm nước như ở Việt Nam hiện nay, phương pháp
Fenton đã được một số cơ sở ứng dụng trong xử lý nước thải. Có thể đưa ra
một số dẫn chứng cụ thể sau:
Trung tâm công nghệ hóa học và môi trường (Liên hiệp các Hội khoa
học kỹ thuật Việt Nam) đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ
ECHEMTECH xử lý nước thải sản xuất thuốc trừ sâu tại Công ty thuốc trừ
sâu Sài Gòn. ECHEMTECH là công nghệ áp dụng quá trình Fenton vào xử lý
nước thải kết hợp với phương pháp sinh học, hiệu quả phân hủy các loại thuốc
bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, gốc clo hữu cơ, photpho hữu cơ...
đạt trên 97-99%. Công nghệ này cũng có thể áp dụng xử lý các loại nước thải
ô nhiễm bởi các chất hữu cơ bền vững, khó hoặc không thể phân hủy sinh học
như nước thải dệt nhuộm, hóa chất...

19
Trần Mạnh Trí và các đồng tác giả (2005) đã nghiên và đưa vào áp
dụng hệ O3/H2O2 để xử lý nước thải sản xuất bột giấy từ gỗ cây keo lai. Kết
quả đã có thể xử lý giảm được 98-99% so với độ màu ban đầu.
GS.TS Trần Mạnh Trí đã sử dụng quá trình Peroxon kết hợp với lọc
trên giá thể FLOCOR, hấp thụ trên than hoạt tính, lọc qua cát để xử lý thuốc
bảo vệ thực vật tồn đọng. Bằng phương pháp này, các chất hữu cơ độc hại,
khó phân hủy sẽ bị phân hủy thành các chất vô hại như CO 2, H2O hoặc các
axit vô cơ phân tử thấp. Sau khi xử lý loại bỏ hết thuốc bảo vệ thực vật được
quay trở lại tiếp tục tái sử dụng để pha loãng lượng thuốc bảo vệ thực vật cần
tiêu hủy tạo thành một chu trình khép kín, không có nước thải ra ngoài. Hiện
nay, công nghệ này đang được triển khai áp dụng tại Trạm môi trường xanh
Bến Lức - Long An với chi phí 14.600 đồng/kg thuốc bảo vệ thực vật.
Năm 2006, nhóm nghiên cứu của Viện Môi trường Tài nguyên phối
hợp với Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh đã thử nghiệm và đưa ra một mô
hình xử lý mới (PGS.TS. Nguyễn Văn Phước và cộng sự, 2006) bằng cách
đưa nước thải qua bể lọc sinh học kị khí với vật liệu đệm là xơ dừa. Sau đó
nước thải được tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt tính và cuối cùng là bể oxy hóa.
Tại đây tiếp tục dùng hệ chất Fenton để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước
thải. Kết quả cho thấy nước thải qua bể lọc kỵ khí, COD giảm dần. Quá trình
kiềm hóa giảm 30-50% COD, quá trình sinh học xử lý 94,8% COD còn lại.
Tiếp đến quá trình hóa học xử lý triệt để các chất ô nhiễm, nước sau xử lý đạt
tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Kết quả nghiên cứu oxy hóa cấp tiến nước thải giấy nhà máy giấy Bãi
Bằng sau xử lý sinh học của Đào Sỹ Đức và cộng sự năm 2009 cho thấy quá
trình Fenton có khả năng loại bỏ đến 92% màu ở nồng độ Fe 2+ là 0,1-0,15 g/l,
nồng độ H2O2 là 0,13g/l ở pH = 3 sau thời gian 30 phút. Thêm vào đó, nếu
tiến hành thử nghiệm trên khi chiếu ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn sợi đốt
thì có thể cải thiện đáng kể hiệu quả xử lý màu, lên tới 99% sau thời gian 40
phút. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của ánh sáng trong việc tái tạo

20
Fe2+ từ Fe3+ và tạo ra các gốc tự do hydroxyl mới do đó hiệu suất xử lý đã tăng
cao.
Trong một nghiên cứu khác về xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chất
thải rắn Thủy Phương (Thừa Thiên Huế) là loại nước rỉ rác cũ do bãi chôn lấp
đã hoạt động từ năm 1999 (Trương Quý Tùng và cộng sự, 2009). Nguồn nước
rỉ rác phát sinh ở đây có hàm lượng lớn chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (tỷ
lệ BOD5/COD < 0,13) nên việc xử lý nguồn nước rỉ rác này chỉ dựa vào hệ
thống ao sinh học đơn thuần như hệ thống hiện hữu thì chưa thể đáp ứng được
các tiêu chuẩn xả thải. Với mức độ ô nhiễm như trên, nếu xử lý nước rỉ rác bãi
rác Thủy Phương bằng phản ứng Fenton hệ đồng thể thì có thể loại bỏ được
58% lượng chất hữu cơ nhưng hiệu quả này chỉ đạt được ở ngưỡng nồng độ
Fe2+ và H2O2 đưa vào khá cao (tương ứng là 350mg/l và 1050mg/l), do đó quá
trình UV – Fenton gián đoạn đã được áp dụng thử nghiệm. Ảnh hưởng của
các yếu tố vận hành về thời gian lưu, pH, nồng độ tác chất Fenton và COD
ban đầu đến hiệu quả xử lý COD và màu của nước rỉ rác cũng đã được chỉ ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình UV – Fenton có thể loại bỏ đến 71%
COD (COD đầu vào lên tới 2000mg/L) và 90% màu của nước rỉ rác ban đầu
ở pH khoảng 3 với nồng độ H2O2 = 125 mg/l, nồng độ Fe2+ = 50 mg/l (thấp
hơn rất nhiều so với khi áp dụng hệ Fenton truyền thống) sau thời gian 60
phút. Một điểm đáng lưu ý là khả năng phân hủy sinh học của nước thải sau
quá trình xử lý đã tăng lên đáng kể, tỉ lệ BOD 5/COD tăng từ 0,15mg/l lên
0,46mg/l. Nghiên cứu này tiến hành vào năm 2009, khi mà nước rỉ rác ở bãi
rác Thủy Phương đã trở nên già hóa và chứa nhiều chất hữu cơ bền vững, đã
mở ra một hướng đi còn chưa phổ biến cho cách giải quyết triệt để vấn đề môi
trường gây ra bởi nước rỉ rác cũ tại Việt Nam.

2.2 Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại một số làng nghề tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê gần đây nhất, Việt Nam có 1450 làng nghề, phân
bố tại 54 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, số làng nghề tái chế nông sản tại
miền bắc là 134, tại miền trung là 42 và tại miền nam là 21. Đặc điểm chung
của hầu hết các làng nghề là chưa tự xử lý được lượng nước thải phát sinh
21
trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và
đời sống người dân.
Các làng nghề này thường kết hợp với chăn nuôi để tận dụng phụ phẩm
trong nông nghiệp. Vì vậy, không chỉ nước thải từ hoạt động sản xuất mà
nước thải, chất thải từ chăn nuôi cũng đang tác động đến môi trường sống.
Tại Hà Nội, qua phân tích nước thải cho thấy, các làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm có chỉ tiêu quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất
đến 9.200 lần so với quy chuẩn.
Theo Việt Anh (2016) và báo cáo môi trường các làng nghề (2016) ta
thấy được thông số về chất lượng nước ở một số làng nghề như sau:
Làng bún Phú Đô (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) hiện trung
bình sản xuất 50 tấn bún/ngày, cung cấp cho gần một nửa thị trường Hà Nội.
Cả thôn có 205 hộ sản xuất và trên 250 hộ kinh doanh bún. Hàng ngày bụi
bẩn, dầu rửa bát, xà phòng, nước thải sản xuất bún… thải ra cống tiêu nước
đổ thẳng ra sông Nhuệ. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công
nghệ môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội, thì mẫu nước thải tại hệ thống
cống chung cuối làng có chứa hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3
– 4 lần, cặn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao gây ô
nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Làng nghề sản xuất bún, bánh và dịch vụ xóm Chùa (xã Phú Nham,
huyện Phù Ninh, Phú Thọ) có 70 hộ làm nghề, trong đó có 24 hộ làm bún,
bánh. Số hộ tham gia sản xuất không nhiều nhưng do quy trình sản xuất còn
lạc hậu, nước thải với hàm lượng tinh bột lớn không được xử lý triệt để khiến
môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số ít hộ tự xử lý
bằng cách xây hầm biogas, xây bể lắng còn đa phần thải trực tiếp ra kênh
mương nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ô nhiễm do nước thải, chất thải từ làm
nghề thải ra.
Tại làng nghề nấu rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng, Hải Dương), toàn bộ
nước thải của gần 200 hộ làm nghề nấu rượu, bánh đa và chất thải chăn nuôi
được xả thẳng xuống ao, rồi đổ ra kênh trung thủy nông chảy ngang qua thôn,

22
không qua bất cứ công đoạn xử lý nào. Nước của hệ thống kênh mương luôn
có màu trắng đục. Nhiều ao trong làng trở thành nơi chứa nước thải, rác thải
cùng với bùn, cỏ dại và bèo tây ken dày đặc, mùi hôi thối nồng nặc.
Còn ở làng nghề làm bánh đa Tống Buồng (Kinh Môn, Hải Dương), từ
nhiều năm nay, toàn bộ nước thải sau khi sản xuất bánh đa không qua xử lý
mà được thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung của làng. Qua phân tích
môi trường nước mặt của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh
cho thấy hàm lượng COD vượt từ 12-15 lần, TSS vượt từ 2-3 lần, Coliform
vượt từ 11-19 lần, Amoni vượt từ 12-16 lần, Photphat vượt từ 26-31 lần tiêu
chuẩn cho phép. Các hộ sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công truyền
thống, chất thải qua ngâm gạo và sản xuất bánh đa được thải trực tiếp ra môi
trường tự nhiên.
Làng nghề bánh, bún Huỳnh Dương (Diễn Châu, Nghệ An), từ nhiều
năm nay tình trạng nước thải chưa qua xử lí của những hộ làm bún, được thải
trực tiếp ra môi trường, khiến cả làng phải hứng chịu mùi hôi thối, nhất là vào
mùa hè oi bức như hiện nay. Ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe cũng như hoạt
động sản xuất của hàng nghìn hộ dân xung quanh. Không chỉ ảnh hưởng tới
sức khỏe, cuộc sống của người dân, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm
đã làm cho hơn 2.500 m2 lúa không gieo cấy được, hoặc gieo cấy thì chậm
phát triển, thu hoạch năng suất thấp.
Tại làng bún Khắc Niệm (Bắc Ninh) theo thống kê hiện có hơn 300 hộ
làm bún. Mỗi ngày có hàng nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý xả ra hệ
thống cống, rãnh đang khiến môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng. Toàn bộ
đoạn kênh dài 7km đổ vào sông Sào Khê đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không
những vậy, hệ thống mương xuống cấp, khiến các chất thải ứ đọng, tắc nghẽn
và tràn ra đường bốc mùi hôi thối. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại
đây của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh cho thấy, các chỉ tiêu COD,
BOD, hàm lượng coliform đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 20 - 30 lần.
Hiện tại, cả xã mới có khoảng hơn 100 trong số hơn 300 hộ chăn nuôi xây
dựng bể biogas nên lượng chất thải chăn nuôi thải xuống cống rãnh vẫn rất

23
lớn. Năm 2007 Khắc Niệm đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
chế biến và sinh hoạt với quy mô 450m 3/ngày đêm. Dự án áp dụng công nghệ
xử lý nước thải phi tập trung DEWATS với tổng kinh phí xây dựng công trình
gần 7 tỉ đồng, hoàn thành vào năm 2009. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ hoạt
động được một thời gian và đến nay hoàn toàn ngưng vận hành.
Làng nghề bánh, bún Huỳnh Dương (Nghệ An) là làng nghề truyền
thống có từ lâu đời, chuyên sản xuất bún và một số loại bánh như bánh mướt,
bánh đa... Hiện nay, làng nghề có 148 hộ gia đình làm bún và tất cả nước thải
từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt đều thải ra mương nước chung của làng rồi
từ đó không qua xử lý mà đổ thẳng vào sông Đáy và sông Nhuệ. Theo số liệu
quan trắc từ địa phương, năm 2008, lượng nước thải trung bình của làng từ
hoạt động sản xuất bún là 47,25 nghìn m 3. Hàm lượng COD, BOD vượt quá
TCCP từ 60 đến 133 lần, hàm lượng SS gấp từ 2 đến 4 lần, hàm lượng N, P
tổng số gấp từ 2 đến 5 lần. Đặc biệt, hàm lượng coliform gấp từ 50 đến 180
lần. Trong 2 năm (2012 - 2013), làng đã có 5 người chết vì bệnh ung thư.
Điều này khiến cho người dân đang hoang mang, lo lắng. Nguy hại hơn, vấn
đề ô nhiễm đã làm cho hơn 2.500m2 lúa không gieo cấy được, hoặc gieo cấy
thì chậm phát triển, thu hoạch năng suất thấp. Để tiêu thoát nước ô nhiễm,
làng đã cho xây dựng hệ thống mương bê tông, tuy nhiên hệ thống mương lại
không có nắp đậy, nhiều chỗ rác thải tắc nghẽn, không thể thoát nước được
khiến vấn đề ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.
Làng bún Linh Chiểu và Thượng Trạch (Triệu Sơn, Quảng Trị) có
khoảng 160 hộ làm bún, sản lượng mỗi năm ước đạt khoảng 4.000 tấn. Trong
quá trình sản xuất, trung bình mỗi ngày, gần 160 hộ dân làm bún thải ra môi
trường khoảng 250 khối nước thải, do không có hệ thống xử lý nên toàn bộ
nước thải của 160 hộ nói trên đều thải ra vườn và ruộng, gây ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống của những hộ dân sống xung quanh. Do ảnh hưởng từ
nguồn nước, gần 10ha đất trồng lúa phải chuyển sang trồng loại cây trồng
khác giá trị kinh tế thấp và một số diện tích phải bỏ hoang. Năm 2014, UBND
tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt đầu tư trên 7 tỷ đồng cho “Điểm công nghiệp

24
làng nghề sản xuất bún Thượng Trạch, xã Triệu Sơn”. Theo quy hoạch sẽ có
24 hộ dân sản xuất được chuyển đến đây. Khi thấy dự án được phê duyệt,
huyện Triệu Phong đã đầu tư 900 triệu đồng làm đường bê tông, mặt bằng.
Tuy nhiên, dự án sau đó đã bị ngưng.
Nhìn chung, hiện các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm cơ bản
vẫn mang tính tự nhỏ lẻ, công nghệ chưa được cải tiến, thiết bị thủ công, mặt
bằng sản xuất nhỏ hẹp, xưởng sản xuất lẫn vào khu dân cư. Trong khi đó, để
đầu tư một hệ thống chuyên xử lý nước thải làng nghề rất khó vì các hộ sản
xuất không tập trung, địa phương cũng chưa có kinh phí để làm.
Để giải quyết tình trạng này, những năm qua, chính quyền các cấp đã
tập trung thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề, trong đó có việc di dời các cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư tập trung, chuyển tới các cụm công
nghiệp, làng nghề. Cùng với đó, mở rộng và đa dạng các hình thức tuyên
truyền phù hợp với từng đối tượng trong làng nghề, góp phần tạo nên sự nhất
trí trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền
vững. Đồng thời, triển khai các mô hình công nghệ, các biện pháp kỹ thuật
nhằm định hướng cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Tuy nhiên, hiện
trạng môi trường tại hầu hết các làng nghề vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại làng bún Phú Đô
- Hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải làng nghề bằng phản ứng
Fenton dị thể
- Khảo sát hiệu quả xử lý và xây dựng mô hình xử lý nước thải quy mô
hộ gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: làng bún Phú Đô, thành phố Hà Nội


- Thời gian: 01/1/2015 – 30/05/2015
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp có sẵn tại Ủy ban nhân dân quận Nam Từ
Liêm cùng với các tài liệu có sẵn như các bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu,
tài liệu về các công trình xử lý nước thải..... về các nội dung:
- Phản ứng Fenton và Fenton nâng cao
- Xúc tác cho phản ứng Fenton dị thể
- Hiện trạng phát sinh và xử lý nước thải tại làng bún Phú Đô, thành
phố Hà Nội
3.3.2. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng trong tổng hợp và phân tích các số
liệu có được từ việc thực nghiệm, điều tra. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử
dụng phương pháp này nhằm thu thập một số tài liệu và thông tin liên quan khác.
3.3.3. Phương pháp so sánh

Các kết quả nghiên cứu của đề tài được so sánh với quy chuẩn sau:
QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được xử lý và thống kê bằng phần mềm excell

26
3.3.5. Phương pháp đánh giá hiện trạng nước thải

Sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập được so sánh với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn hiện hành để biết được hiện trạng nước thải
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng phát sinh, xử lý nước thải tại làng bún Phú
Đô, Hà Nội

Thu thập số liệu thứ cấp từ các bài báo khoa học, các báo cáo quan
trắc,... kết hợp quan sát thực tế và phỏng vấn bằng phiếu điều tra để hiểu và
đánh giá được hiện trạng sản xuất bún và phát sinh nước thải tại làng bún Phú
Đô, Hà Nội
3.4.2. Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phương pháp Fenton dị thể

Xây dựng thí nghiệm để khảo sát điều kiện tối ưu của phản ứng Fenton
dị thể xử lý nước thải làng bún Phú Đô. Vật liệu xúc tác được sử dụng là oxit
Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa từ hỗn hợp muối Fe 3+,
Fe2+ bằng dung dịch NH4OH.
 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lắc và khối lượng vật liệu Fe3O4
Lấy vào 3 bình tam giác mỗi bình: 100ml nước thải, 1ml H 2O2 30%.
Cho lần lượt vào mỗi bình 1,7g; 1,9g; 2,1g Fe3O4
Cho 3 bình tam giác lên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút. Sau 1h,
1h30’, 2h, lấy chính xác mỗi bình 3ml mẫu đem đi xác định COD.
Thực hiện xác định COD dung dịch bằng phương pháp bicromat
 Khảo sát ảnh hưởng của thể tích H2O2
- Lấy vào 3 bình tam giác mỗi bình: 100ml nước thải, 1,9mg Fe 3O4.
Cho lần lượt vào mỗi bình 0,5ml, 1ml, 1,5ml, 2ml H2O2 30%.
- Cho 3 bình tam giác lên máy lắc lắc với tốc độ 120 vòng/phút trong
2h. Sau 2h lấy chính xác mỗi bình 3ml mẫu đem xác định COD.
- Thực hiện xác định COD dung dịch bằng phương pháp bicromat
 Khảo sát ảnh hưởng pH dung dịch
- Lấy vào 3 bình tam giác mỗi bình: 100ml nước thải, 1,9mg Fe 3O4 và
1ml H2O2 30%.
- Dùng máy đo pH kiểm tra pH của dung dịch. Dùng dung dịch HCl
1M và NaOH 1M, nhỏ từng giọt để điều chỉnh pH của dung dịch.
27
- Cho 3 bình tam giác lên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút trong 2h.
Sau 2h lấy chính xác mỗi bình 3ml mẫu đem xác định COD.
- Thực hiện xác định COD dung dịch bằng phương pháp bicromat
 Khảo sát khả năng tái sử dụng của vật liệu Fe3O4
-
Lấy vào 3 bình tam giác mỗi bình: nước thải, 1ml H 2O2 30% và
1,9mg Fe3O4 đã sử dụng 1 lần, 2 lần và 3 lần.
-
Các vật liệu sau khi sử dụng xong chỉ rửa bằng nước trắng rồi đem
sấy ở nhiệt độ 80oC trong 15’ sau đó tái sử dụng luôn.
-
Mục đích: kiểm tra khả năng xử lý liên tiếp của vật liệu
-
Thao tác thực hiện giống các thí nghiệm trên, tính COD của dung
dịch để biết hiệu quả xử lý của vật liệu thu hồi sau xử lý.
 Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phản ứng

Fenton dị thể
- Mẫu nước thải sau khi lấy về được để lắng 6h sau đó đem đi thực
hiện xử lý bằng phản ứng Fenton dị thể
- Lấy vào 2 bình tam giác mỗi bình: 100ml mẫu nước thải, 1,9mg
Fe3O4 và 1ml H2O2 30%
- Cho 2 bình tam giác lên máy lắc với tốc độ 120 vòng/phút trong 2h.
- Lấy chính xác 3ml mẫu từ mỗi bình đem đi xác định COD.
 Khảo sát khả năng tái sử dụng của vật liệu Fe 3O4 trên mẫu nước thải

của làng bún Phú Đô


-
Lấy vào 3 bình tam giác mỗi bình: nước thải, 1ml H 2O2 30% và
1,9mg Fe3O4 đã sử dụng 1 lần, 2 lần và 3 lần.
-
Các vật liệu sau khi sử dụng xong chỉ rửa bằng nước trắng rồi đem
sấy ở nhiệt độ 80oC trong 15’ sau đó tái sử dụng luôn.
-
Mục đích: kiểm tra khả năng xử lý liên tiếp của vật liệu
-
Thao tác thực hiện giống các thí nghiệm trên, tính COD của dung
dịch để biết hiệu quả xử lý của vật liệu thu hồi sau xử lý.
3.4.3. Xây dựng mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp Fenton dị thể quy mô hộ gia đình

Từ số liệu sơ cấp về tình hình kinh tế xã hội làng bún Phú Đô, số liệu
thực nghiệm về phản ứng Fenton, đề xuất quy trình xử lý nước thải quy mô
hộ gia đình rẻ tiền và dễ sử dụng.

28
29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng phát sinh, xử nước thải tại làng bún Phú Đô, Hà
Nội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Làng bún Phú Đô thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, ở cách trung tâm
thành phố Hà Nội khoảng 10 km về phía Tây Nam. Vị trí ranh giới cụ thể của
làng bún Phú Đô như sau:
- Phía Bắc giáp xã Mỹ Đình;
- Phía Nam giáp đường cao tốc Láng -Hoà lạc;
- Phía Đông giáp thôn Mễ Trì Thượng (thuộc xã Mễ Trì);
- Phía Tây giáp với sông Nhuệ.
Tổng diện tích tự nhiên của làng nghề là 258,6 ha. Bao quanh phía Bắc
của làng là con mương tiêu nước chảy qua và chảy vào sông Nhuệ.

Hình 5: Vị trí làng bún Phú Đô


Theo số liệu thống kê năm 2004, làng Phú Đô có khoảng 5.600 người,
với 1.068 hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ có khoảng 4 - 5 người. Mật độ dân
số khoảng 202 người/ha. Cho đến năm 2013, cả làng có 13.856 nhân khẩu với
mật độ dân số khoảng 5797 người/km2 .

30
Trong làng, số hộ làm bún chiếm khoảng 50%, còn lại 10% số hộ sản
xuất phục vụ làng nghề như: sản xuất công cụ làm bún (cơ khí), xay xát gạo,
cung cấp than củi, 20% số hộ làm dịch vụ thương mại cho nhân dân trong
thôn và các khách nơi khác đến, 20% số hộ còn lại làm các nghề khác. Tuy
nhiên, những năm gần đây số gia đình làm bún đã giảm nhiều do phần lớn
chuyển sang buôn bán, kinh doanh. Từ gần ngàn hộ gia đình, nay chỉ còn
khoảng vài trăm hộ vẫn còn theo nghề làm bún.
Trình độ văn hóa của người dân trong làng không cao. Trong số lao
động chuyên nghiệp làm bún ở Phú Đô hiện nay, chỉ có khoảng 30% tốt
nghiệp phổ thông trung học, còn lại chỉ đạt trình độ văn hoá phổ thông cơ sở .
Hiện nay, do vấn đề về môi trường càng ngày càng được chú trọng nên
chi hội nghề nghiệp và tổ công tác chuyên trách của xã cũng đã xuống kiểm
tra, nhắc nhở các hộ sản xuất bún hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống cống
mà cho lại vào bể lắng lấy cặn (bún, gạo thừa) để đưa ra bên ngoài. Ngoài ra,
thôn cũng thành lập câu lạc bộ nghề bún để tự kiểm tra, hỗ trợ, nhắc nhở lẫn
nhau sản xuất vệ sinh, an toàn, tiết kiệm nước và hạn chế tác động đến môi
trường. Tuy nhiên tần suất cấc hoạt động này diễn ra khá thưa, khoảng 3
tháng diễn ra 1 lần.
Ngoài ra, với tần suất 3 tháng 1 lần, phòng môi trường quận Nam Từ
Liêm lại tổ chức lấy mẫu, quan trắc chất lượng nước thải của làng. Khi được
hỏi, hầu hết người dân đều biết về ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường. Họ cũng ý thức được rằng hoạt động sản xuất bún là một
trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, theo quan
điểm của họ, việc xây dựng và vận hành các công trình xử lý nước thải quá
tốn kém và rắc rối trong khâu vận hành nên vấn đề xử lý nước thải đối với
làng Phú Đô vẫn là vấn đề xa vời.

31
Công nghệ sản xuất bún tại làng bún Phú Đô

Hình 6: Sơ đồ sản xuất bún


Nguyên liệu sản xuất bún là gạo. Công đoạn đầu tiên trong quy trình
sản xuất bún là gạo được sát trắng. Sau đó, gạo được vo kỹ và được ngâm
trong nước. Sau khi ngâm trong nước khoảng 10 giờ, gạo được xóc sạch và
đưa vào cối xay nhuyễn tạo thành bột gạo dẻo, trắng mịn.
Công đoạn tiếp theo là ủ bột và chắt bỏ nước chua và tiến hành nhào bột.
Bột sau khi được nhào và đưa qua màn lọc sạn sẽ được đưa vào khuôn để vắt bột.
Khuôn bún được làm bằng chất liệu dạng ống dài, phía đầu khuôn có
một miếng kim loại đục các lỗ tròn. Để tiến hành vắt bột phải chuẩn bị một
nồi nước khá lớn, rộng miệng đặt trên bếp than hồng để đun sôi. Bột bún
được cho vào chiếc khăn vải thô rộng, ở giữa khăn có khoét một khoảng hình
tròn để khâu vào miệng khuôn bún có nhiều lỗ nhỏ. Bột bún sau đó được vắt
mạnh cho chảy thành dòng qua khuôn xuống nồi nước đang sôi tạo thành sợi
bún. Sau khi luộc khoảng vài ba phút, sợi bún trong nồi sẽ được vớt ra và đem

32
tráng qua nước lạnh cho khỏi bết dính và trở nên săn chắc. Công đoạn cuối
cùng là vớt bún trong nồi nước tráng. Sau khi vớt ra khỏi nồi nước tráng, bún
thành phẩm được đặt trên các thúng bằng tre có lót sẵn lá chuối xanh rồi mới
được đem ra chợ bán.
Như vậy, quy trình sản xuất bún tiêu thụ một lượng nước khá lớn. Hầu
hết các công đoạn như vo gạo, ngâm gạo, vắt bột, luộc bột…đều thải ra một
lượng nước thải giàu tinh bột đáng kể. Chính vì vậy, đặc thù của nước thải sản
xuất bún là giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
Ngoài ra, trong quá trình làm bún còn sử dụng một số phụ gia:
-
Hàn the: có tính sát khuẩn nhẹ, sử dụng để làm dai và kéo dài thời
gian sử dụng của bún
-
Phụ gia STD-M1: tăng độ dẻo dai cho sợi bún
-
Phụ gia: ANTI – PRO01: bảo quản và làm trắng sợi bún
Từ sơ đồ sản xuất bún tôi nhận thấy, trong quá trình sản xuất bún, công
đoạn vo gạo, ngâm gạo, nghiền ướt, nhào trộn và làm nguội là những công
đoạn tiêu thụ nhiều nước nhất. Còn các công đoạn: vo gạo, ngâm gạo và làm
nguội là những công đoạn thải ra môi trường nhiều nước thải nhất.
4.1.2 Hiện trạng phát sinh, xử nước thải tại làng bún Phú Đô, Hà Nội

Hiện nay, cả làng có 205 hộ sản xuất và trên 250 hộ kinh doanh bún,
trung bình mỗi ngày sản xuất 50 tấn bún, cung cấp cho gần một nửa thị
trường Hà Nội. Trong thời đại công nghiệp hóa với sự phát triển mạnh mẽ của
nhiều phương tiện sản xuất hiện đại, nghề làm bún ngày nay đã được cơ giới
hoá với các máy xay bột, đánh bột, góp phần nâng cao sản lượng sản xuất bún
trong làng.
Trước đây nước thải từ sản xuất bún ít bỏ đi vì được tận dụng để chăn
nuôi lợn, gà. Từ khi áp dụng máy móc hiện đại vào sản xuất bún, lượng nước
sử dụng cũng giảm đi đáng kể, qua đó lượng nước thải từ làm bún cũng giảm
khoảng 70% so với trước. Theo kết quả điều tra cho thấy, trung bình một hộ
sản xuất khoảng 300kg bún một ngày, cứ 100kg gạo sản xuất được 150kg
bún, tiêu tốn 600 lít nước thải và thải ra 550 lít nước ra môi trường.

33
Qua quá trình quan sát thực tế tại làng bún Phú Đô, tôi nhận thấy nước
thải sản xuất bún của từng hộ gia đình ở làng được chảy vào hệ thống cống
chung sau đó nước thải được đổ vào con mương chung cuối làng. Trên thực
tế, nước thải sản xuất bún đã được pha trộn với nước thải sinh hoạt và nước
thải chăn nuôi từ các hộ gia đình trong làng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy nghiêm trọng ra hơn khi vào mùa
mưa, lưu lượng nước lớn gây ra tình trạng ngập úng do nước thải sản xuất bún
hòa trộn cùng toàn bộ nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ các chuồng trại của
các hộ gia đình đều đổ ra kênh dẫn. Lượng nước này đều chưa qua xử lý mà
xả thải trực tiếp vào hệ thống cống chung cuối làng. Sau đó, nước được thải
trực tiếp xuống con mương chảy ra sông Nhuệ.

Hình 7: Nước sau khi ngâm bún được nối vòi chảy trực tiếp ra đường
ống nước thải của làng
Trong làng có một số hộ gia đình xây dựng bể biogas chứa nước thải
trước khi đổ ra cống chung nhưng những bể biogas này hầu hết không đạt
chất lượng hoặc không đáp ứng đủ công suất của cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó

34
cũng có những cơ sở sản xuất đổ thẳng nước thải ra ngoài đường khiến không
chỉ môi trường nước mà cả môi trường không khí cũng bị ảnh hưởng.

Hình 8: Bể biogas tại cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn


Hiện nay, hệ thống thoát nước đã được bê tông hóa, các đường cống
được xây bê tông, có nắp đậy kín, không còn nhiều hộ chăn nuôi nên hiện
tượng nước thải gây ô nhiễm chỉ có thể nhìn thấy khi tới điểm tiếp nhận xả
thải hoặc vào trong các cơ sở sản xuất nơi nước thải trước khi đi vào đường
cống chung.
Năm 2005 phường Phú Đô đã được đầu tư xây dựng một trạm xử lý
nước thải rộng 6 ha nằm tại phường. Trạm xử lý nước thải công suất 84.000
m3/ngày đêm này nằm trong chương trình cải thiện môi trường Hà Nội nhưng
cho tới nay, trạm xử lý đã hoàn toàn ngưng hoạt động.

35
Hình 9: Trạm xử lý đã hoàn toàn ngưng hoạt động

Hình 10: Hệ thống xử lý bị bỏ hoang


Theo quan sát, nước thải tại cống thải của các hộ gia đình và cống thải
chung đều có đặc điểm: màu trắng, bọt tinh bột nổi lên trắng xóa tại vùng của
cống, nước đục và bốc mùi hôi thối. Như vậy có thể thấy nước thải sản xuất

36
bún dù đã được pha trộn với nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi vẫn
mang đặc trưng của nước thải giàu tinh bột.

Hình 11: Nước thải từ quá trình ép bún


Thực hiện lấy mẫu nước thải tại 3 cơ sở sản xuất bún:
Bảng 1: Vị trí lấy mẫu
STT Kí hiệu Địa điểm
1 NM1 Cống xả gia đình bà Phạm Thị Phượng xóm 4
2 NM2 Cống xả gia đình ông Đinh Văn Cần xóm 4
3 NM3 Cống xả gia đình bà Nguyễn Thị Du xóm 4
Nước thải sau khi lấy về được phân tích các thông số pH, COD, BOD 5, DO,
TSS. Kết quả phân tích được thể hiển ở bảng:
Bảng 2: Đặc trưng của nước thải làng bún Phú Đô
Chỉ tiêu
Số hiệu TSS BOD5 COD DO
pH Mùi
(mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
Mùi hôi
NM1 6.51 428 4213 6500 0,29
thối
Mùi hôi
NM2 6.94 494 5656 9100 1,16
thối
Mùi hôi
NM3 6.82 529 5148 7400 0,56
thối
QCVN 08: 2015/BTNMT Không có
5,5 – 9 50 15 30 ≥4
(cột B1) mùi

37
Kết quả thu được cho thấy, ngoài chỉ tiêu về pH, các tiêu chí khác của
nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng TSS gấp từ 4,5 – 8
lần, BOD5 gấp từ 280 – 377 lần, COD cao gấp 216 – 303 lần. Như vậy có thể
kết luận nước thải làng bún Phú Đô bị ô nhiễm nặng và mang đặc trưng của
nước thải giàu tinh bột và tại cả 3 điểm lấy mẫu pH đều đạt mức trung tính.
Như vậy, khi thực hiện phản ứng Fenton dị thể không cần phải điều chỉnh pH.

Hình 12: Mương chung cuối làng bị ô nhiễm

Hình 13: Ao làng trở thành nơi chứa rác và bị ô nhiễm nặng nề
4.2. Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phương pháp Fenton dị thể
4.2.1 Khảo sát điều kiện xử lý nước thải của phản ứng Fenton dị thể

Thực hiện phản ứng Fenton dị thể đã được mô tả trong phần 2.1.1.2 và
bố trí các thí nghiệm được miêu tả trong mục 3.4.2. Dưới đây là kết quả sau

38
khi thực nghiệm về khảo sát điều kiện tối ưu xử lý mẫu MN1 của phản ứng
Fenton dị thể. Kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:
 Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu Fe3O4 tới hiệu suất xử lý COD
Thực hiện phản ứng Fenton dị thể với 100ml nước thải đã được pha
loãng 10 lần, COD đầu vào là 650mg/l, 1ml H2O2 30%, thử nghiệm với khối
lượng vật liệu xúc tác lần lượt là 1,7g; 1,9g; 2,1g và đưa lên máy lắc từ 1-
2h30’. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau, trong bảng, COD đầu
vào và COD còn lại sau xử lý đã được nhân lên 10 lần.
Bảng 3: Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu Fe3O4 tới hiệu suất xử
lý COD
Khối
Thời gian COD còn lại của dung Hiệu quả xử lý
lượng vật
(giờ) dịch (mg/l) (%)
liệu (g)
Trung
Lần1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 bình
(%)
1h 1,7 2426 2373 2373 62,68 63,49 63,49 63,22
1,9 1320 1293 1320 79,69 80,11 79,69 79,83
2,1 1293 1293 1226 80,11 80,11 81,14 80,45
1h30 1,7 1673 1673 1747 74,26 74,26 73,12 73,88
1,9 940 940 886 85,53 85,53 86,36 85,81
2,1 1050 990 1096 83,84 84,76 83,14 83,91
2h 1,7 893 893 885 86,26 86,26 86,38 86,30
1,9 425 417 417 93,46 93,58 93,58 93,54
2,1 506 518 523 92,21 92,03 91,95 92,06
2h30 1,7 825 825 738 87,30 87,30 88,65 87,75
1,9 433 406 406 93,34 93,75 93,75 93,61
2,1 456 488 453 92,98 92,49 93,03 92,83
QCVN: 30
08 –
2008/BT
NMT

39
Hình 14: Ảnh hưởng của khối lượng vật liệu Fe3O4 tới hiệu suất xử lý
COD (mg/l)
Khi tăng thời gian xử lý thì hiệu suất xử lý tăng. Tuy nhiên, khi thời
gian vượt quá 2h, hiệu quả xử lý tăng không đáng kể. Như vậy ta chọn thời
gian tối ưu cho phản ứng là 2h để tránh lãng phí khi áp dụng vào thực tế.
Từ kết quả trên ta thấy, khối lượng vật liệu Fe 3O4 tăng thì hiệu suất xử
lý tăng. Tuy nhiên, khi tăng đến khối lượng 2,1g thì hiệu suất xử lý bắt đầu
giảm. Với khối lượng vật liệu là 1,9g thì hiệu suất xử lý hữu cơ trong nước
của phản ứng Fenton dị thể là cao nhất.
Điều này có thể giải thích do khi tăng khối lượng vật liệu quá cao thì sẽ
xảy ra các quá trình sau đây:
Fe3+ + H2O2 → Fe(OOH)2+ + H+
Fe(OOH)2+ → Fe2+ + HO•2
Fe3+ + H2O2 → Fe2+ + •HO2 + H+
Fe2+ + •HO2 → Fe3+ + HO2-
Fe3+ + •HO2 → Fe2+ + O2 + H+
Các gốc hydroxyl tạo thành từ H2O2 sẽ bị tiêu tốn trong quá trình tạo
Fe3+ thay cho việc xử lý chất hữu cơ trong nước. Từ đó hiệu suất xử lý hữu cơ
trong nước sẽ giảm. Như vậy, có thể kết luận chỉ tồn tại một khối lượng chất
xúc tác tối ưu nhất định, khi vượt quá khối lượng đó, hiệu suất xử lý chất hữu
cơ trong nước sẽ giảm đồng thời việc tăng khối lượng chất xúc tác cũng làm
tăng kinh phí xử lý khi áp dụng vào thực tế.

40
Với những kết quả trên có thể kết luận hàm lượng xúc tác phù hợp là
1,9g Fe3O4 thời gian xử lý phù hợp là 2h, khi đó hiệu suất phân hủy chất hữu
cơ trong nước đạt xấp xỉ 93%.
Tuy hiệu suất xử lý của phản ứng khá cao, đạt 93,54% nhưng nếu so
sánh với QCVN: 08 – 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt, thì tiêu chuẩn COD đầu ra của sản phẩm vẫn cao hơn nhiều
lần. Do vậy, khi áp dụng thực tế cần phải có biện pháp kết hợp xử lý trước khi
đưa nước thải ra môi trường.
 Ảnh hưởng của thể tích H2O2 tới hiệu quả xử lý COD
Kết quả của quá trình được trình bày ở bảng:
Bảng 4: Ảnh hưởng của thể tích H2O2 tới hiệu quả xử lý COD
Số ml H2O2 COD còn lại của dung Hiệu quả xử lý
30% dịch (mg/l) (%)
Trung
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 bình
(%)
0.5 1547 1320 1320 76,20 79,69 79,69 78,53
1 425 447 417 93,46 93,12 93,58 93,39
1,5 433 406 433 93,34 93,75 93,34 93,47
2 536 548 548 91,75 91,57 91,57 91,63
QCVN: 08 –
30
2008/BTNMT

Hình 15: Ảnh hưởng của thể tích H2O2 tới hiệu quả xử lý COD (mg/l)

41
Từ bảng trên có thể thấy, khi tăng thể tích H2O2 thì hiệu suất xử lý tăng,
với 1,5ml H2O2 30%, hiệu quả xử lý cao nhất. Tuy nhiên, khi tăng thể tích lên
gấp đôi, từ 0.5ml lên 1,0ml thì hiệu suất xử lý tăng nhanh, cụ thể tăng từ 78,53%
lên 93,39%,. Khi tăng thể tích từ 1ml lên 1,5ml hiệu suất xử lý tăng không đáng
kể, tăng từ 93,39% lên 93,47%. Khi tăng thể tích từ 1,5ml lên 2ml hiệu suất xử
lý không những không tăng mà còn giảm từ 93,47% xuống còn 91,63%.
Theo các công trình nghiên cứu của các tác giả trác đây (Đào Sĩ Đức và
Vũ Thế Vinh, 2013; Lưu Minh Loan, 2009), việc giảm hiệu suất khi hàm
lượng hydro peoxit lớn có thể giải thích là do gốc tự do hydroxyl bị tiêu thụ
một phần theo phương trình
•OH + H2O2 → H2O + •HO2 (4)
Từ kết quả phân tích ta thấy thể tích H2O2 phù hợp là 1ml.
 Khảo sát ảnh hưởng của môi trường pH

pH là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu suất phân
hủy chất hữu cơ của các kỹ thuật oxy hóa tiên tiến, phản ứng Fenton cũng
không ngoại lệ, pH tối ưu nhất cho phản ứng nằm trong khoảng PH trung
tính, từ 7,5 - 8,5 (Đào Sĩ Đức và cộng sự, 2013). Thông thường, các quá trình
Fenton đồng thể, dị thể đều diễn ra thuận lợi trong môi trường axit. Nghiên
cứu ảnh hưởng của pH được tiến hành tại các giá trị 3,5; 4,5; 7 và 8, kết quả
thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Khảo sát ảnh hưởng của môi trường pH
COD còn lại của Hiệu quả
pH
dung dịch (mg/l) xử lý (%)
3,5 1953 69,95
4,5 1726 73,44
7 425 93,46
8 560 91,38
QCVN: 08 – 2008/BTNMT 30

42
Hình 16: Ảnh hưởng của môi trường pH (mg/l)
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, với môi trường càng thể hiện tính
axit, hiệu suất phản ứng Fenton dị thể càng giảm. Ở điều kiện pH = 3,5, hiệu
suất phản ứng đạt 69,95% trong khi với pH=7, hiệu suất phản ứng đạt
93,46%. Điều này có thể giải thích do khi ở trong môi trường axit, các gốc tự
do hydroxyl có thể bị tiêu thụ bởi chính các ion H+
H2O2 + H+  H3O2+
OH• + H+ + e-  H2O
Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó (Trần Mạnh Trí
và Trần Mạnh Trung, 2006), theo đó, phản ứng Fenton dị thể có tốc độ hình
thành gốc hydroxyl tăng theo độ tăng pH trong khoảng từ 5-9, kết hợp với kết
quả thực nghiệm, ta chọn điều kiện pH để phản ứng xảy ra tối ưu nằm trong
khoảng 7-8
 Khảo sát khả năng tái sử dụng của vật liệu Fe3O4
Phản ứng Fenton dị thể sử dụng vật liệu xúc tác Fe3O4 có thể dễ dàng
thu hồi được sau phản ứng bằng cách dùng nam châm vĩnh cửu. Tiến hành
khảo sát khả năng tái sử dụng của vật liệu sau khi sử dụng 1 lần, 2 lần, 3 lần
với 3 lần nhắc lại với 3 mẫu M1, M2, M3, kết quả thực nghiệm được trình
bày ở bảng sau:
Bảng 6: Hiệu quả xử lý của vật liệu thu hồi sau khi xử lý
Vật liệu Lần thí COD của dung Hiệu quả xử lý Trung bình

43
sau thu
nghiệm dịch (mg/l) (%) (%)
hồi
Nhắc lại 1 M1 493 92,41
M2 440 93,23 92.71
M3 486 92,50
Nhắc lại 2 M1 523 91,95
M2 526 91,90 91,83
M3 544 91,63
Nhắc lại 3 M1 553 91,49
M2 573 91,18 91,19
M3 590 90,92
QCVN: 08 –
30
2008/BTNMT

Hình 17: Hiệu quả xử lý của vật liệu thu hồi sau khi xử lý (mg/l)
Trong quá trình thực nghiệm, vật liệu Fe3O4 sau thí nghiệm được thu
hồi lại chỉ được rửa bằng nước sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 105oC trong 30’
rồi được sử dụng làm xúc tác tiếp.
Từ kết quả thí nghiệm ta thấy, càng sử dụng nhiều lần, hiệu quả xử lý
của vật liệu Fe3O4 càng giảm nhưng giảm không nhiều, từ 92,17% xuống còn
91,19%. So với mẫu ban đầu hiệu quả xử lý khoảng 93% thì hiệu quả xử lý
không có sự chênh lệch nhiều. Như vậy, với khả năng tái sử dụng, dễ thu hồi,
dễ hoàn nguyên vật liệu, phản ứng Fenton dị thể đã thể hiện ưu điểm vượt trội
so với phản ứng Fenton đồng thể.
Để hoàn nguyên vật liệu một cách tối ưu nhất, có thể làm sạch vật liệu
bằng cách dùng một lượng H2O2 hợp lý để rửa.

44
4.2.2 Đánh giá khả năng xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phản ứng Fenton dị thể

 Ứng dụng phản ứng Fenton dị thể vào xử lý mẫu nước thải thực tế
Thực hiện phản ứng Fenton dị thể xử lý mẫu nước thải MN1, MN2 và
MN3 với 100ml mỗi mẫu nước thải được pha loãng 10 lần, 1ml H 2O2 30%,
1,9g vật liệu xúc tác Fe3O4 lắc trong 2 giờ. Kết quả thí nghiệm được trình bày
ở bảng sau, trong bảng, COD đầu vào và COD còn lại sau xử lý đã được nhân
lên 10 lần.
Bảng 7: Ứng dụng phản ứng Fenton dị thể vào xử lý mẫu nước
thải thực tế
COD còn lại của
Mẫu nước Hiệu quả xử lý (%)
dung dịch (mg/l)
thải
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Trung bình (%)
MN1 417 425 93,58 93,46 93,52
MN2 418 484 95,40 94,68 95,04
MN3 460 396 93,78 94,46 94,12

Hình 18: Ứng dụng phản ứng Fenton vào xử lý mẫu nước thải (mg/l)
Kết quả sau thực nghiệm cho thấy: COD của mẫu nước thải tại các
cống thải giảm mạnh, cụ thể: tại cống 1 từ 6500mg/l giảm xuống còn 417mg/l
cho lần thí nghiệm 1 và 425mg/l cho lần thí nghiệm 2, tại cống 2 từ 9100mg/l
giảm xuống còn 418mg/l cho lần thí nghiệm 1 và 484mg/l cho lần thí nghiệm
2, tại cống 3 từ 7400mg/l giảm xuống còn 460mg/l cho lần thí nghiệm 1 và
396mg/l cho lần thí nghiệm 2. Như vậy, sau khi thực hiện phản ứng Fenton dị

45
thể xử lý nước thải, COD đã giảm 93,52% - 95,04%. Tuy nhiên vẫn cao hơn
quy chuẩn cho phép.
Sau khi xử lý, nước thải không còn mùi hôi thối khó chịu như ban đầu.
 Hiệu suất xử lý COD của vật liệu được thu hồi
Phản ứng Fenton dị thể sử dụng vật liệu xúc tác Fe3O4 có thể dễ dàng
thu hồi được sau phản ứng bằng cách dùng nam châm vĩnh cửu. Tiến hành
khảo sát khả năng tái sử dụng của vật liệu sau khi sử dụng 1 lần, 2 lần, 3 lần
với 3 lần nhắc lại với 3 mẫu M4, M5, M6 được lấy từ mẫu nước thải MN2,
kết quả thực nghiệm được trình bày ở bảng sau

46
Bảng 8: Hiệu suất xử lý COD của vật liệu được thu hồi
COD của
Vật liệu sau Lần thí Hiệu quả Trung bình
dung dịch
thu hồi nghiệm xử lý (%) (%)
(mg/l)
M4 625 93,13
Nhắc lại 1 M5 650 92,85 92,83
M6 680 92,52
M4 748 91,78
Nhắc lại 2 M5 746 91,80 91,85
M6 730 91,98
M4 798 91,23
Nhắc lại 3 M5 752 91,74 91,47
M6 780 91,43

Hình 19: Mẫu nước thải MN2 được xử lý bằng vật liệu được thu hồi
(mg/l)
Từ kết quả thực nghiệm trên mẫu nước thải ta thấy, sau khi tái sử dụng
vật liệu nhiều lần, hiệu quả xử lý của vật liệu xúc tác có giảm nhưng giảm
không đáng kể.
4.3. Xây dựng mô hình xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng phản ứng Fenton dị thể quy mô hộ
gia đình

Trên cơ sở nghiên cứu về phản ứng Fenton dị thể xử lý chất hữu cơ


trong nước, chúng tôi đề xuất mô hình xử lý nước thải sản xuất bún quy mô
hộ gia đình trên cơ sở:

47
-
Trung bình mỗi gia đình sản xuất khoảng 300kg bún/ngày, lượng
nước thải một ngày trung bình 1m3
-
Điều kiện lựa chọn cho phản ứng Fenton dị thể là: 1,9g vật liệu xúc
tác Fe3O4, 1ml H2O2 30%, pH trung tính và thời gian xử lý là 2h.
-
Nước thải trước khi ra môi trường tiếp nhận được so sánh với QCVN
08-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Song chắn rác

Bể lắng

Bể phản ứng

Nguồn tiếp nhận

Hình 20: Mô hình xử lý nước thải đề xuất

Thuyết minh quy trình


Đầu tiên, nước thải đi qua song chắn rác. Tại đây, các rác thải rắn kích
thước lớn như: bao bì nilong, vỏ chai, vỏ trái cây,... sẽ được giữ lại và thu gom.
Nước thải đi qua bể lắng 1, tại đây nước thải sẽ lưu lại trong 6h với
mục đích loại bỏ các hạt rắn lơ lửng, hạt cát sỏi trong nước thải, tránh làm
hỏng các máy móc và hệ thống phía sau (Lưu Minh Loan, 2009).
Sau bể lắng nước thải sẽ được xử lý bằng phản ứng Fenton dị thể. Tại
bể này, nước thải được hòa trộn với H 2O2 sau đó đi qua các tấm lưới lọc
48
Fe3O4. Vật liệu Fe3O4 được ép thành miếng, bỏ vào các tấm lưới lọc cho nước
thải đi qua. Lớp vật liệu này vừa có tác dụng xúc tác quá trình xử lý hữu cơ
của H2O2, vừa có tác dụng khử màu nước thải. Ưu điểm của phản ứng Fenton
dị thể không chỉ ở việc không phải thay đổi pH của nước thải, mà còn ưu
điểm ở chỗ vật liệu xúc tác rất dễ thu hồi và có thể làm sạch tái sử dụng cho
nhiều lần tiếp theo, giúp giảm chi phí xử lý và áp lực kinh tế cho cơ quan chịu
trách nhiệm.
Nước thải sau khi được xử lý hữu cơ bằng phản ứng Fenton dị thể sẽ
được tiếp tục qua bể phản ứng một lần nữa trước khi ra nguồn tiếp nhận bởi
dù hiệu suất xử lý của phản ứng Fenton dị thể cao nhưng so với QCVN 08-
MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì
COD trong nước thải sau khi xử lý vẫn cao hơn nhiều lần.
Bể lắng 1
Bể lắng 1 được thiết kế với các thông số như sau:
Chiều dài lòng bể: 2m
Chiều rộng: 0,5m
Chiều sâu: 1m
Độ dày lớp bê tông nắp: 0,1m
Tường phủ bì: 0,11m
Dung tích bể: 1m3
Thời gian lưu nước: 6h

49
Hình 21: Bể lắng
Bể phản ứng
Bể phản ứng được thiết kế với các thông số như sau:
Chiều dài lòng bể: 1m
Chiều rộng lòng bể: 1m
Chiều sâu: 1m
Tường phủ bì: 0,11m
Dung tích bể: 1m3
Thời gian lưu nước: 2h

50
Hình 22: Bể phản ứng
Đáy bể được thiết kế trũng cong tạo độ xoáy cho cột nước, sử dụng
máy khuấy tăng khả năng phản ứng của quá trình oxy hóa
Máy khuấy đặt theo trục chính tâm của bể, cách đáy 30cm
Các đường ống dẫn vào bể đều có van khóa ngoài
Với dung tích bể là 1m3, lượng hóa chất tương ứng sử dụng là: 10ml
H2O2 30%, 20g Fe3O4
Vật liệu Fe3O4 được ép thành miếng và bỏ vào cấc tấm lưới lọc nên dễ
dàng thu hồi và tái sử dụng cho những lần sau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

51
Sau một thời gian nghiên cứu thực tế tại làng bún Phú Đô và thực
nghiệm trên phòng thí nghiệm, tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
Làng bún Phú Đô có truyền thống sản xuất lâu đời, hiện nay, tuy số hộ
sản xuất bún đã giảm đi đáng kể nhưng cả làng vẫn có trên 200 hộ sản xuất và
trên 250 hộ kinh doanh về bún. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày, mỗi hộ
sản xuất khoảng 300kg bún và thải ra khoảng 1m 3 nước thải. Nước thải từ các
hộ sản xuất đều được xả trực tiếp ra cống thải chung của làng mà không qua
bất kì quy trình xử lý nào. Trong làng chỉ có vài hộ có bể biogas chưa nước
thải trước khi đổ ra cống chung nhưng hầu hết các bể này đều không đạt yêu
cầu về chất lượng. Năm 2005, làng bún Phú Đô được đầu tư xây dựng nhà
máy xử lý nước thải công suất 84000m 3 nhưng cho đến nay, nhà máy này đã
hoàn toàn ngưng hoạt động.
Qua quá trình quan sát thực tế và phân tích mẫu nước thải của làng bún
Phú Đô chúng tôi nhận thấy: ngoài chỉ tiêu về PH, các tiêu chí khác của nước
thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng TSS gấp từ 4,5 – 8 lần,
BOD5 gấp từ 280 – 377 lần, COD cao gấp 216 – 303 lần. Ngoài ra, nước thải
tại cống thải của các hộ gia đình và cống thải chung đều có chung đặc điểm là
nước thải có màu trắng, bọt tinh bột nổi lên trắng xóa tại vùng của cống, nước
đục và bốc mùi hôi thối. Như vậy có thể kết luận nước thải làng bún Phú Đô
bị ô nhiễm nặng và mang đặc trưng của nước thải giàu chất hữu cơ.
Thực hiện khảo sát điều kiện xử lý nước thải làng bún Phú Đô bằng
phương pháp Fenton dị thể chỉ ra một số điều kiện phù hợp cho quá trình
phân hủy chất hữu cơ, cụ thể về hàm lượng xúc tác là 1,9g Fe 3O4, thể tích
hydro peoxit 30% là 1ml , pH trong khoảng từ 7-8 và thời gian phản ứng
tương ứng là 2h. Ở điều kiện phù hợp, hiệu suất của phản ứng xử lý có thể
trên 93%. Tuy nhiên, dù hiệu suất phản ứng cao nhưng COD vẫn vượt nhiều
lần so với quy chuẩn cho phép.
Từ quá trình thu thập tài liệu, quan sát thực tế và công tác thực nghiệm
tại phòng thí nghiệm Bộ môn Hóa, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, chúng tôi
đã xây dựng được mô hình xử lý nước thải sản xuất bún quy mô hộ gia đình.
5.2. Đề xuất, kiến nghị
Nếu đề tài còn tiếp tục, tôi đề nghị nghiên cứu thêm về những vấn đề sau:
52
-
Đánh giá hiệu quả của mô hình xử lý thực tế
-
Đánh giá tuổi thọ của vật liệu xúc tác
-
Nghiên cứu mô hình xử lý cho dòng chảy động

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Việt Anh - Báo động ô nhiễm môi trường tại các làng nghề - Điểm nóng,
môi trường. Tạp chí Hội nông dân Việt Nam ngày 29/03/2016
2. Đào Sĩ Đức - Phân hủy phẩm nhuộm Reactive blue 182 bằng kỹ thuật
Fenton dị thể sử dụng tro bay biến tính/H2O2 - Tạp chí phát triển khoa
học và công nghệ, tập 16, số T3 – 2013
3. Nguyễn Phương Hải - Nghiên cứu điều chế oxit sắt từ (Fe3O4) dạng nano
- Luận văn thạc sĩ hoá học, Đại Học Cần Thơ. (2008)
4. Nguyễn Thị Lê Hiền, Phạm Thị Minh - Xử lý metyl đỏ bằng phương pháp
điện hóa - Tạp chí Hóa học, T.47(5A), tr.199-203, 200
5. Nguyễn Thị Hiển - Ứng dụng công nghệ Fenton để xử lý nước thải tại làng
nghề Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội – mã đề tài: T2014-04-10-VB, 2015
6. Nguyễn Quốc Hòa, Lê Hồng Thắm, Trần Phi Hùng, Trần Thị Thùy Trang,
Nguyễn Thị Quế, Phạm Đình Dũ, Hoàng Bắc (2014) - Nghiên cứu hấp
phụ metylen xanh bằng sản phẩm thải từ ngành công nghiệp nhôm-Bùn
đỏ - Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 1(14), tr. 44-51.
7. Lưu Minh Loan - Nghiên cứu bước đầu xây dựng quy trình xử lý nước
thải sản xuất bún quy mô hộ gia đình tại làng nghề Phú Đô, Từ Liêm,
Hà Nội - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ 25 (2009) 219-227
8. Phạm Quốc Nhiên - Nghiên cứu tổng hợp Zeolite FeAlPO – 5 và khảo sát
hoạt tính xúc tác trong phản ứng phân huỷ Phenol - Luận văn thạc sĩ
hoá học, Đại Học Cần Thơ. (2009).
9. Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung - Các quá trình oxy hoá nâng cao trong
xử lý nước và nước thải. Cơ sở khoa học và ứng dụng - Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật- 2005
Tài liệu nước ngoài
10. A. K. Dutta, S. K. Maji, B. Adhikary - Ɣ-Fe2O3 nanoparticles: An easily
recoverable effective photo-catalyst for the degradation of rose bengal
and methylene blue dyes in the waste-water treatment plant - Mater. Res.
Bull. 49 (2014) 28–34
11. A. Georgi, A. Schierz, F-D. Kopinke- Activation of hydrogen peroxide by
complexes of iron (III) with humic acid for chemical degradation of

54
organic compounds in water- UFZ Centre for Environmental Research
Leipzig- Halle GmbH, Department of Environmental Technology-2000
12. S. Guo, G. Zhang, J. Wang - Photo-Fenton degradation of rhodamine B
using Fe2O3–Kaolin as heterogeneous catalyst: Characterization,
process optimization and mechanism, J. Colloid Interf. Sci. 433 (2014)
13. Y. Huang, C. Cui, D. Zhang, L. Li, D. Pan - Heterogeneous catalytic
ozonation of dibutyl phthalate in aqueous solution in the presence of
iron-loaded activated carbon - Chemosphere 119 (2015) 295–301.
14. N. Kitajima, S. I. Fukuzumi and Y. Ono (1978) - Formation of superoxide
ion during the decomposition of hydrogen peroxide on supported metal
oxides - J. Phys. Chem. 82, 1505–1509
15. P. G. Krutikov, A. V. Cheshum. And V. V Ragulin (1984) - Catalytic
activity of iron oxides in the decompposition of hydrogen peroxide - J.
Appl. Chem. 57, 723–727.
16. N. Kulik, Y. Panova, M. Trapido - The Fenton chemistry and its
combination with coagulation for treatment of dye solutions -
Department of Chemical Engineering, Technical University of
Technology-2004
17. W. Li, Y. Wang, A. Irini - Effect of pH and H2O2 dosage on catechol
oxidation in nano-Fe3O4 catalyzing UV–Fenton and identification of
reactive oxygen species - Chem. Eng. J. 244 (2014) 1–8
18. Lin và Gurol - eterogeneous catalytic oxidation of phenanthrene by hydrogen
peroxide in soil slurry: kinetics, mechanism, and implication - 1996
19. J. MacAdam, S.A. Parsons, P. Hillis- Treatment of a pesticide
contaminated surface water with Fenton’s – School of Water Sciences,
Cranfield University-2006
20. C. M. Mille and R. L. Valentine (1999) - Mechanistic studies of surface
catalyzed H2O2 decomposition and contaminant degradation in the
presence of sand - Water Res. 33, 2805–2816
21. Neyens và Baeyens - A review of classic Fenton's peroxidation as an
advanced oxidation technique - 2003
22. A. Papadopoulos, D. Fatta2, A. Mentzis1- Study on the use of Fenton’s
Reagent for the treatment of refractory organics contained in the textile

55
wastewater- School of Chemical Engineering, National Technical
University of Athens- 2006
23. O. Primo, M.J. Rivero, I. Ortiz- Fenton Process for the treatment of
landfill leachate-Department of Chemical Engineering, University of
Cantabria, Avda.de los Castros s/n, 39005 Santander Spain-2005
24. J. Prousek, E. Palackova, S. Priesolova, L. Markova, A. Alevova- Fenton
and Fenton- like AOPs for wastewater treatment: From laboratory- to-
plant- scale application- Department of Environment Engineering -
Faculty of Chemical and Food Technology, Slovak Technical
University-2004
25. J. X Ravikumar. and M. D. Gurol (1994) - Chemical oxidation of
chlorinated organics by hydrogen peroxide in the presence of sand -
Environ. Sci. Technol. 28, 394–400

56
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHIẾU ĐIỀU TRA
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT SINH NƯỚC THẢI
LÀNG BÚN PHÚ ĐÔ, TỪ LIÊM, HÀ NỘI
Phiếu số:..............
Ý kiến của ông (bà) góp phần vô cùng quan trọng, vào sự thành công trong
nghiên cứu của chúng tôi. Xin ông (bà) vui lòng cung cấp một số thông tin
bằng cách trả lời cụ thể những câu hỏi dưới đây. Xin chân thành cảm ơn!
Tuổi: ………….. Giới tính: ………………
Trình độ học vấn: ……………..
Anh/chị đã tham gia vào lớp/ khóa đào tạo, tập huấn về xử lý nước thải chưa?
Có Không
Nếu có, đó là gì ?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nhà anh/chị có sản xuất bún không?
…………………………………………………………………………………
(Nếu không, anh/chị không phải trả lời câu hỏi 1, 3)
1. Trung bình một ngày nhà anh/chị sản xuất bao nhiêu kg bún?
…………………………………………………………………………………
Một tháng nhà anh chị dùng hết bao nhiêu khối nước?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Anh/chị có ước lượng được lượng nước thải sản xuất 1 ngày của nhà mình
không? Nếu có thì là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Anh/chị có biết về xử lý nước thải không?
…………………………………………………………………………………
Hiện nay nhà anh/chị có áp dụng quy trình xử lý nước thải nào không?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

57
3. Hiện nay trong làng có áp dụng quy trình xử lý nước thải không? Nếu
có đó là gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Trong làng có tổ chức nào giám sát, quản lý về nước thải của các hộ
sản xuất bún không? Nếu có, tổ chức đó tên là gì?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Tổ chức đó có thường xuyên đi kiểm tra các hộ sản xuất không? Tần
suất là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Anh/chị có được tuyên truyền về xử lý nước thải và bảo vệ môi trường
không?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Anh/chị đánh giá thế nào về môi trường của làng, đặc biệt là môi
trường nước?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
8. Theo anh/chị, đài báo hiện nay đưa tin làng nghề Phú Đô bị ô nhiễm do
nước thải sản xuất bún có đúng không? Nếu không nguyên nhân là do
đâu?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cám ơn sự giúp đỡ của anh/chị

58

You might also like