You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ MINH TRÍ

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHĂM SÓC


NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Luận văn tốt nghiệp


Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp


Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


PGS. TS. Võ Văn Sơn Lê Minh Trí
MSSV: 3072616
Lớp: CN K33 (CN0712)

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp


Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG VÀ CHĂM SÓC
NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010 Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT CỦA BỘ MÔN

PGS. TS. Võ Văn Sơn

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010


DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

LỜI CẢM ƠN

Qua hơn ba năm học tập và những tháng ngày thực hiện luận văn tốt nghiệp tại
trường Đại Học Cần Thơ, tôi xin chân thành biết ơn:
– Gia đình là chổ dựa vững chắc về tinh thần và nghị lực để tôi theo đuổi ước
mơ học tập và đã cung cấp kinh phí cho tôi trong thời gian qua.
– Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung, quý thầy cô bộ môn chăn
nuôi, bộ môn di truyền giống nông nghiệp và bộ môn thú y nói riêng đã truyền thụ
cho tôi những kiến thức quý báu.
– Thầy Võ Văn Sơn đã nhiệt tình để trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
– Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân cùng tập thể lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 32, 33 và
liên thông 35 đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
– Các bạn thành viên trong nhóm “Hoang Dã” đặc biệt là bạn Lê Thị Kim Thoa
đã cùng tôi trao đổi kinh nghiệm học tập và chia sẽ những niềm vui, nổi buồn trong
suốt thời gian theo học tại trường.

SVTH: Lê Minh Trí Trang i


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. i


MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ .................................................................................. v
TÓM LƯỢC ......................................................................................................................... vi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
Chương 2: NỘI DUNG............................................................................................... 2
2.1. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO..........................................................................2
2.1.1. Giống heo .................................................................................................. 2
2.1.2. Công tác giống heo .................................................................................... 6
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở HEO NÁI ..............................................................................7
2.2.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản ở heo ........................................ 7
2.2.2. Sinh lý động dục và phối giống ở heo nái ................................................. 8
2.2.3. Tỷ lệ phối giống đậu thai......................................................................... 10
2.2.4. Thời gian mang thai và khoảng cách giữa hai lứa đẻ .............................. 10
2.2.5. Năng suất theo lứa đẻ của heo nái ........................................................... 10
2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI ....11
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI...12
2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH
SẢN CỦA HEO NÁI ...............................................................................................................16
2.5.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái hậu bị ................................................. 16
2.5.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai ........................................... 26
2.5.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con ............................................. 36
2.5.4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái chờ phối (nái khô) ............................. 42
2.6. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI....................................................................................................................................46
2.6.1. Ảnh hưởng của mùa đến năng suất sinh sản của heo nái ........................ 46
2.6.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sinh sản của heo nái ............. 47
2.6.3. Ảnh hưởng của không gian tử cung ........................................................ 47
2.6.4. Ảnh hưởng của phôi thai bị chết ............................................................. 48
2.6.5. Ảnh hưởng của sẩy thai ........................................................................... 49
2.6.6. Ảnh hưởng tuổi heo nái ........................................................................... 49
2.6.7. Phương pháp kích thích nái ..................................................................... 49
2.6.8. Ảnh hưởng của thời điểm phối giống và số lần phối/đợt ........................ 50
2.6.9. Chất lượng tinh và kỹ thuật phối ............................................................. 50
2.6.10. Thời gian chờ phối sau cai sữa quá dài ................................................. 51
2.6.11. Lốc (tẫng) .............................................................................................. 51
2.6.12. Mang thai giả ......................................................................................... 51
2.6.13. Nái sinh sản bị chết và loại.................................................................... 51
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 53
3.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................53
3.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 55

SVTH: Lê Minh Trí Trang ii


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BW ........................................ Biological Weigh (khối lượng cơ thể sinh lý)


D ........................................... Giống heo Duroc
DE ......................................... Digestible Energy (năng lượng tiêu hóa)
ĐB......................................... Giống heo Đại Bạch (Yorkshire Large White)
ĐTT ...........................................Điểm thể trạng
ĐV ........................................ Đơn vị
H hoặc Ham .......................... Giống heo Hampshire
KL ......................................... Khối lượng
KLCT .................................... Khối lượng cơ thể
KLCS .................................... Khối lượng heo con cai sữa
KLSS .................................... Khối lượng heo con sơ sinh
TL21 ..................................... Khối lượng heo con 21 ngày tuổi
L ............................................ Giống heo Landrace
LY hoặc YL .......................... Heo lai Landrace × Yorkshire hoặc ngược lại
ME ........................................ Metabolism Energy (năng lượng trao đổi)
MEm ...................................... Nhu cầu năng lượng duy trì
NE ......................................... Net Energy (năng lượng thuần)
NL ......................................... Năng lượng
NXB ...................................... Nhà xuất bản
P hoặc Pie ............................. Giống heo Pietrain
PiDu ..........................................Heo lai Pietrain × Duroc
Pro......................................... Protein
SCCS .................................... Số heo con cai sữa
SCSS ..................................... Số heo con sơ sinh
SC21 ..................................... Số heo con 21 ngày tuổi
TĂ ......................................... Thức ăn
ƯTL ...................................... Ưu thế lai
VTM ..................................... Vitamin
Y ........................................... Giống heo Yorkshire

SVTH: Lê Minh Trí Trang iii


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Heo Yorkshire ............................................................................................. 2


Hình 2.2. Heo Landrace .............................................................................................. 3
Hình 2.3. Heo Duroc ................................................................................................... 3
Hình 2.4. Heo Pietrain ................................................................................................ 4
Hình 2.5. Heo Hampshire ........................................................................................... 4
Hình 2.6. Phép lai ưa chuộng...................................................................................... 5
Hình 2.7. Thể trạng của heo nái theo các thang điểm khác nhau ............................. 45
Sơ đồ 2.1. Sử dụng năng lượng ở heo ...................................................................... 17
Sơ đồ 2.2. Protein tham gia chu chuyển ở heo nái hậu bị qua các giai đoạn ........... 19
Sơ đồ 2.3. Tương quan giữa số con đẻ ra/lứa với KLSS của heo con ...................... 36

SVTH: Lê Minh Trí Trang iv


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1. Năng suất sinh sản ở các giống heo thuần và heo lai ............................... 14
Bảng 2.2. Tỷ lệ heo con còn sống qua các giai đoạn theo giống thuần và lai .......... 15
Bảng 2.3. Kết quả sinh sản của nhóm nái thuần Y, L và nái lai LY, YL ................. 15
Bảng 2.4. Ưu thế lai về khả năng sinh sản của hai tổ hợp lai: đực Y × nái L
và ngược lại............................................................................................................... 16
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản cùa VCN01 và VCN02 ....... 17
Bảng 2.6. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản của ba giống heo lai
Hampshire, lai Large White và lai Pietrain .............................................................. 17
Bảng 2.7. Protein tham gia chu chuyển ở heo nái hậu bị qua các giai đoạn ............ 21
Bảng 2.8. Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái hậu bị ngoại/1 ngày đêm ..................... 21
Bảng 2.9. Tiêu chuẩn ăn của heo nái hậu bị tính theo NRC, 1998........................... 23
Bảng 2.10. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái hậu bị nội, ngoại .......................................... 23
Bảng 2.11. Tiêu chuẩn ăn cho nái hậu bị ở nước ta ................................................. 24
Bảng 2.12. Định mức ăn cho heo nái hậu bị (con/ngày) .......................................... 24
Bảng 2.13. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái nội có chửa .................................................. 31
Bảng 2.14. Mức ăn cho heo nái mang thai (kg/nái/ngày)......................................... 32
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng trứng rụng .. 35
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của ngày ăn cao trước động dục tới số lượng tế bào
trứng rụng .................................................................................................... 35
Bảng 2.17. Ảnh hưởng của mức ăn ở tháng chửa đầu tới tỷ lệ phôi sống................ 35
Bảng 2.18. Tương quan giữa số con đẻ ra/lứa với trọng lượng sơ sinh của heo con ... 37
Bảng 2.19. Ảnh hưởng của số heo con/ổ tới sản lượng sữa của heo mẹ .................. 40
Bảng 2.20. Sản lượng sữa ở các cặp vú của heo Yorkshire ..................................... 41
Bảng 2.21. Ảnh hưởng của mức ăn đến các chỉ tiêu của sữa và hao mòn
cơ thể heo nái ............................................................................................................ 41
Bảng 2.22. Thời gian lên giống lại và tỷ lệ phối giống đậu thai heo nái sau cai sữa ....44
Bảng 2.20. Kết quả so sánh giửa cai sữa ở 21 ngày tuổi và 28 ngày tuổi ................ 44
Bảng 2.24. Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua hai mùa .................................. 46
Bảng 2.25. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất sinh sản của heo nái ................. 47
Bảng 2.26. Số lần phối và thời điểm phối thích hợp ở heo nái ................................ 50

SVTH: Lê Minh Trí Trang v


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

TÓM LƯỢC

Đề tài được tiến hành tại trường Đại Học Cần Thơ dựa trên các số liệu nghiên
cứu thực tế của nhiều tác giả. Thời gian thực hiện từ 10/2010 – 12/2010. Kết quả
ghi nhận như sau:

– Các giống Yorkshire, Landrace và con lai của chúng đều cho kết quả tương
đương nhau về các chỉ tiêu năng suất sinh sản. Heo Landrace có khối lượng toàn ổ
21 ngày tuổi cao hơn các giống còn lại, chứng tỏ khả năng tiết sữa, nuôi con tốt hơn
nhưng đến cai sữa thì khối lượng heo Yorkshire cao hơn heo Landrace (59,9 kg so
với 56,3 kg), chứng tỏ heo này thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở trại so với
các giống khác.

– Số ngày lên giống lại sau cai sữa, tuổi phối giống lần đầu của nhóm nái lai LY,
YL thấp hơn nhóm nái thuần L, Y.

– Giống heo Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu
điều kiện môi trường kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace.
– Sự khác biệt về số con/ổ và khối lượng/con giữa các tổ hợp lai 3 và 4 máu là
không rõ ràng. Các con lai có sự tham gia của đực lai PiDu có sức sinh trưởng cao.
– Thời điểm cai sữa thì heo con Landrace và Yorkshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế
đến là Duroc, Pietrain và sau cùng là Hampshire.

– Kiểu di truyền không tác động đến tỷ lệ sinh trưởng trong 3 tuần đầu. Nhưng ở
tuần thứ 3, heo con lai Hampshire và Yorkshire Large White lớn nhanh hơn heo con
lai Pietrain.

– Không nên cai sữa heo con trước 18 ngày hoặc sau 28 ngày. Tuổi cai sữa heo
con càng sớm thì thời gian lên giống lại càng kéo dài và tỷ lệ phối giống đậu thai
càng thấp.

– Năng suất sinh sản của heo nái rạ (lứa 3 – 6) cao hơn nái tơ (lứa 1 – 2) và nái
già (trên 7 lứa).

– Tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ
tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa. Tăng mức ăn trong giai đoạn đầu của thời
kỳ có chửa sẽ giảm tỷ lệ số phôi sống.

– Sản lượng sữa của heo mẹ lứa đầu thấp sau đó tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ
3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa đẻ thứ 8, thứ 9 trở đi

– Năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố chính
như: con giống, di truyền, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, chăm sóc
nuôi dưỡng, mùa vụ...

SVTH: Lê Minh Trí Trang vi


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi heo là một nghề phổ biến và chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn
nuôi ở nước ta. Gần 90% gia đình nông dân và nhân dân vùng ven đô thị đều chăn
nuôi heo. Thịt heo chiếm 70 – 80% so với các loại thịt khác trong nhu cầu thực
phẩm cho con người. Do đó, con heo vừa là nguồn cung cấp một lượng lớn chất
dinh dưỡng cho con người vừa là nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân.
Mục tiêu phát triển chăn nuôi heo theo định hướng kế hoạch của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đến năm 2010, cả nước sẽ đạt 30 triệu con, bình
quân trên đầu người là 35 kg thịt hơi (Lê Hồng Mận, 2002). Trong những năm gần
đây, ngành chăn nuôi heo ở nước ta dần chuyển sang phương thức chăn nuôi tập
trung và thâm canh cao. Để nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi nói chung
và nuôi heo nói riêng là mục tiêu cao nhất. Do đó, công tác giống ngày càng được
chú trọng để tạo ra những giống heo có tốc độ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng thấp, chất lượng quầy thịt thơm ngon… heo nái sinh sản phải có
nhiều con trong năm, heo con đồng đều, khỏe mạnh tạo tiền đề cho heo con và heo
thịt tăng trưởng nhanh và phát triển tốt để cung cấp sản lượng thịt cao và chất lượng
thịt tốt cho thị trường.
Muốn đạt được những mục tiêu trên, người chăn nuôi heo phải hiểu biết về đặc
điểm sinh lý sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi heo, phòng trừ dịch bệnh, các yếu tố môi
trường và tiếp cận thị trường tốt… bên cạnh các yếu tố này thì “ảnh hưởng giống
và chăm sóc nuôi dưỡng đến năng suất sinh sản của heo nái” là điều đặc biệt
quan trọng cần phải chú ý đến.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu năng suất sinh sản của các giống heo cao sản nuôi
phổ biến ở Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho
từng loại heo nái. Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất sinh
sản của heo nái nói chung, để làm cơ sở khoa học áp dụng trong thực tế chăn nuôi
heo nái sinh sản mang lại năng suất cao, góp phần hạ giá thành sản xuất, mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 1


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Chương 2: NỘI DUNG

2.1. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO

2.1.1. Giống heo


2.1.1.1. Khái niệm chung về giống gia súc
Giống là phương tiện sản xuất nông nghiệp. Sự hình thành và phát triển của
giống gia súc, xuất phát từ nhu cầu con người. Do đó, giống là một sản phẩm thông
qua quá trình thuần dưỡng và chọn lọc. Giống phải có sự đồng dạng về kiểu hình,
có cùng hướng sản xuất, cùng tầm vóc, hình dáng và tính năng sản xuất. Giống phải
có tính di truyền ổn định qua các thế hệ về ngoại hình và tính năng sản xuất.
2.1.1.2. Các giống heo ngoại nhập
Ø Heo Yorkshire:
Heo Yorkshire có nguồn gốc từ Anh,
được nôi phổ biến ở nhiều nước, thích nghi
tốt. Nước ta đã nhập giống heo này từ nhiều
nước: Cuba, Nhật, Bỉ, Đức… là giống heo
hướng nạc – mỡ và nạc, lông da trắng tuyền
(có thể có đốm đen nhỏ trên da), lưng thẳng,
đầu thanh, tai đứng hơi nghiêng về phía
trước, mông nở, đùi to, vai lớn, có từ 12 – Hình 2.1. Heo Yorkshire
14 vú. (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, Nguồn: National Swine Registry, West
Lafayette (2005)
2002).
Heo Yorkshire có 3 loại hình: kích thước lớn gọi là Đại bạch, Trung bạch và cỡ
nhỏ. Ở Miền Nam giống heo Yorkshire nhập nội thuộc hai loại: Đại bạch và Trung
Bạch. (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Hiệu suất thịt 74%, khối lượng trưởng thành 300 – 400 kg, có thể đạt 112 kg lúc
7,5 – 8 tháng tuổi. Heo nái đẻ sai và tốt sữa, bình quân mỗi lứa có 10 – 12 heo con
còn sống. Khối lượng heo con sơ sinh và cai sữa không đồng đều lắm. Heo
Yorkshire được dùng làm heo nái nền trong hầu hết công thức lai sản xuất heo con
thương phẩm (Võ Ái Quốc, 1996).
Ø Heo Landrace:
Heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Giống heo này được nuôi phổ biến
khắp nơi trên thế giới và được xem như giống heo hướng nạc. Heo có lông da trắng
tuyền, mình dài hơn heo Yorkshire, vì tầm vóc to và bốn chân nhỏ nên thường bị
bệnh về chân và móng.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 2


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Đặc điểm của heo Landrace là tai to và


cúp, hướng về phía trước, sườn tròn, bụng
gọn, phần sau thân phát triển theo hướng
nhiều nạc. Heo nái trưởng thành trên 200
kg, heo đực trên 300 kg, heo thịt nuôi 6
tháng tuổi trên 100 kg. Heo nái có 14 vú trở
lên, đẻ 10 – 12 con/ổ, heo sơ sinh nặng 1,2
– 1,4 kg, nuôi 2 tháng tuổi được 15 – 18 Hình 2.2. Heo Landrace
kg/con. Tỷ lệ nạc cao trên 56%, tiêu tốn Nguồn: MnM –The Milkin' Machine (2007)
thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,9 – 3,5 kg
(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 – 2,2 lứa, nếu chăm sóc và nuôi dưỡng tốt có thể đạt
2,5 lứa. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa, sai con và nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi
sống cao (Võ Văn Ninh, 1999).
Các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản nuôi ở nước ta thấp hơn so với giống gốc 10 –
15%. Heo được dùng trong lai kinh tế với các giống heo nội để tăng khối lượng và
tỷ lệ nạc (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Ø Heo Duroc:
Theo Lê Hồng Mận (2006), heo Duroc
xuất xứ từ vùng Đông Bắc nước Mỹ, còn
gọi là heo bò vì lông da có màu nâu sẫm
giống như lông da bò, được nhập vào nước
ta từ năm 1967. Đây là giống heo siêu nạc,
phẩm chất thịt tốt.
Heo Duroc có đầu tương đối nhỏ, mặt
hơi cong, tai ngắn và cụp về phía trước. Hình 2.3. Heo Duroc
Thân hình cân đối, ngực sâu và nở nang, đùi Nguồn: Indiana State Fair (2007)
to và rắn chắc, bụng thon, chân khoẻ. Chính
nhờ vào những ưu điểm trên nên heo này được nhiều người chọn nuôi. Đực giống
trưởng thành 250 – 280 kg, heo nái 200 – 230 kg, năng suất vừa phải: 9 con/ổ.
Thường sử dụng heo Duroc cho lai kinh tế được đời con có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng
nhanh (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2005).
Heo được sử dụng trong công thức lai ba máu, để tăng tỷ lệ thịt, tầm vóc và năng
suất sinh trưởng cùng với Yorkshire và Landrace (Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến,
2000).

SVTH: Lê Minh Trí Trang 3


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Ø Heo Pietrain:
Giống heo này xuất xứ ở Bỉ. Heo
Pietrain được dùng trong lai kinh tế ở nhiều
nước trên thế giới. Đặc điểm của giống heo
là trên da có những đốm đỏ và đen không
đồng đều. Heo có tuổi đẻ lứa đầu là 418
ngày, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165,1
ngày, cai sữa ở 35,2 ngày, đẻ 10 con/lứa, số
con cai sữa là 8,3 con, số con cai
Hình 2.4. Heo Pietrain
sữa/nái/năm là 18,3 con. Khả năng tăng
trọng ở giai đoạn 35 – 90 kg là 770 g/ngày, Nguồn: Jonathan Long (2009)
tiêu tốn 2,58 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, tỉ lệ thịt xẻ là 75,9%. Tỷ lệ nạc/thịt xẻ
là 61,35%. Heo Pietrain có năng suất rất ổn định, mẫn cảm với stress, tăng trọng
chậm, tim yếu, khó nuôi, chất lượng thịt thường gặp là PSE liên quan đến Halothan
chiếm tỷ lệ cao (Lê Hồng Mận, 2006).
Ø Heo Hampshire:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009),
giống heo này có nguồn gốc từ Anh Quốc,
vùng Hampshire, Scotland, Northumberland.
Khoảng giữa năm 1825 và 1835, giống heo
Hampshire được xuất sang Mỹ và từ đó
giống heo này được phát triển khá phổ biến
ở châu Mỹ.
Heo có màu lông đen toàn thân và có Hình 2.5. Heo Hampshire
vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả Nguồn: JacksonShowPigs (2009)
chân trước và ngực. Heo có đầu nhỏ thanh,
cổ dài và hẹp thân. Toàn thân trông rắn chắn và vận động tốt, thích hợp với hệ
thống chăn nuôi chăn thả trên đồng cỏ. Heo Hampshire có khả năng sinh sản tương
đối tốt, heo đẻ từ 10 – 12 con/lứa, mỗi năm đẻ 1,8 – 2 lứa. Khối lượng sơ sinh heo
con trung bình đạt 1,1 – 1,2 kg. Sức tiết sữa của heo 5 – 7 kg/ngày. Khả năng sinh
trưởng của heo tương đối nhanh, tăng trọng 700 g/ngày. Heo có tỷ lệ thịt xẻ cao và
đây là một giống heo hướng nạc.
2.1.1.3. Các giống heo nội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Heo có tầm vóc nhỏ, đã có từ lâu đời ở đồng bằng Nam Bộ, nhưng do năng suất
thấp nên số đầu con không nhiều. Trước đây các giống heo Ba Xuyên và Thuộc
Nhiêu… được người nuôi nuôi nhiều (Võ Văn Ninh, 1999).

SVTH: Lê Minh Trí Trang 4


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.1.1.4. Nhóm heo lai


Ø Heo lai làm giống:
Những công thức lai có khả năng sinh sản tốt như: Landrace × Yorkshire,
Yorkshire × Landrace (Võ Văn Ninh, 2006).
Heo lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân
và đầu thanh. Con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6 – 7 tháng tuổi đạt 100 kg, tiêu tốn 2,8 –
3,2 kg thức ăn cho 1 kg đơn vị tăng trọng. Tỷ lệ nạc 52 – 57%. Con lai nếu nuôi
dưỡng tốt và đúng kỷ thuật, có thể đạt được yêu cầu về chất lượng sản phẩm đáp
ứng thị hiếu tiêu dùng và xuất khẩu (Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 2004).
Heo lai YL (Yorkshire × Landrace) được lai từ hai giống: cái Yorkshire và đực
Landrace. Heo lai LY (Landrace × Yorkshire) được lai từ hai giống: cái Landrace
và đực Yorkshire. Heo lai thường dùng làm cái nền, sinh sản tốt, đẻ sai, nuôi con
khéo. (Lê Hồng Mận, 2002).
† Heo lai nuôi thịt:
Những công thức lai đạt năng suất và chất lượng thịt cao hiện nay rất rất phổ
biến như: Duroc × (Yorkshire × Landrace), Duroc × (Landrace × Yorkshire),
(Pietrain × Duroc) × (Yorkshire × Landrace)… (Võ Văn Ninh 2006).
Lai 2 giống: ở các tỉnh phía Nam, sản xuất heo F1 giữa heo đực Yorkshire và nái
Thuộc Nhiêu đạt tăng trọng 500 – 520 g/ngày. Heo đạt 90 – 100 kg ở 8 – 9 tháng
tuổi với mức tiêu tốn thức ăn 3,1 – 3,5 kg, tỷ lệ nạc trung bình 51%. Heo lai
(Landrace × Ba Xuyên) đạt tăng trọng thấp 350 – 400 g/ngày. Heo đạt 90 – 95 kg
lúc 10 tháng tuổi với mức tiêu tốn thức ăn trung bình 3,23 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ
nạc trung bình 50,6% (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2004).
Lai 3 giống: Heo lai Duroc × (Landrace × Yorkshire) và Duroc × (Yorkshire
× Landrace) đạt được các chỉ tiêu: trung bình 90 kg lúc 155 – 160 ngày tuổi, tỷ lệ
nạc/thịt xẻ là 56,8 – 57%, tiêu tốn thức ăn 2,95 – 3 kg/kg tăng trọng (Lê Hồng
Mận, 2002).

Hình 2.6. Phép lai ưa chuộng


Nguồn: Việt Tín (2009)
SVTH: Lê Minh Trí Trang 5
Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Lai 4 giống ngoại: heo (Duroc × Hampshire) × heo (Landrace × Yorkshire) và


heo (Pietrain × Duroc) × heo (Landrace × Yorkshire). Heo con cai sữa 27 ngày đạt
6,3 – 6,5 kg, nuôi 60 ngày đạt 20 kg. Heo nuôi chóng lớn, 165 – 170 ngày đạt 95
kg, tăng trọng bình quân 645 – 650 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,8 – 3 kg/kg tăng
trọng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ trên 58% (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).

2.1.2. Công tác giống heo


2.1.2.1. Chọn giống heo
Theo Đoàn Thị Kim Dung Và Lê Thị Tài (2002), chọn heo nái phải chọn toàn
diện các mặt các mặt như sau:
– Đặc điểm giống, thể chất lông, da: Giống gì? Sinh trưởng và phát dục tốt
không? Kết cấu toàn thân vững chắc, lông da mỏng mịn.
– Đầu và cổ kết hợp tốt, mặt thanh, mắt tinh, tính hiền lành.
– Thân trước: nở nang, vai bằng, ngực sâu, sườn tròn, khoảng cách hai chân
trước rộng.
– Thân giữa: lưng dài, bụng gọn.
– Thân sau: nở nang, bộ phận sinh dục phát triển bình thường.
– Bốn chân: vững chắc, đi ngón, không đi bàn, không vọng kiềng, chữ bát, đi
chạm khóe.
– Có mười hai vú trở lên, khoảng cách giữa hai núm vú đều, hai hàng không so
le với nhau, núm vú phát triển tốt.
Theo Võ Văn Ninh (2006), để chọn heo nái đẻ tốt phải chọn theo gia phả, chọn
những con mau lớn, tốt sữa, sai con… sẽ sinh ra đàn con, cháu mang những đặc
điểm di truyền tốt. Chọn ngoại hình: dài đòn, đùi to, mỡ lưng mỏng, rộng mông,
bụng thon, vai nở, khung xương vững chắc, đi ngón nhanh nhẹn. Số vú: 12 – 14 –
16 vú, cách quảng giữa hai hàng vú ngắn. Âm môn phát triển lộ rõ, không dị tật.
Tăng trọng nhanh (trên 600 – 650 g/ngày). Động dục lần đầu sớm (160 – 180 ngày),
biểu hiện rõ.
2.1.2.2. Nhân giống heo
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), khi cho lai giữa các giống nhằm đạt
các mục tiêu sau: kết hợp được các điểm khác nhau giữa các giống, khai thác được
những biến dị theo quy luật để đạt được hiệu quả kinh tế cao, có những điểm hơn bố
mẹ ở đời con.
Nhân giống heo gồm hai phương pháp: nhân giống thuần và nhân giống lai.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 6


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

† Nhân giống thuần:


Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), đây là phương pháp chọn heo đực và
heo cái trong cùng một giống cho phối với nhau, tạo ra đàn con mang các đặc điểm
hoàn toàn giống như cha mẹ. Với phương pháp này, ta có thể chọn các đực và cái
của các dòng heo khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẻ được
thế hệ con tốt hơn bố mẹ.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), nhân giống thuần gia tăng
mức đồng hợp tử để ổn định đàn giống thuần. Tuy nhiên nên chọn giống và ghép
đôi giao phối cẩn thận, tránh giao phối cận huyết quá đáng vì đồng huyết ảnh hưởng
xấu đến sinh lực của thế hệ sau. Để tránh đồng huyết quá đáng người ta đưa ra hình
thức nhân giống theo dòng và nhân giống giữa các dòng.
† Nhân giống lai:
Theo Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến (2000), phải nhân giống lai vì không có
một giống nào có thể cung cấp hoặc thể hiện một cách đầy đủ các đặc điểm tốt theo
yêu cầu thị hiếu của người nuôi. Do đó, phải có sự kết hợp giữa các đặc tính đó ở
các giống khác nhau bằng phương pháp nhân giống lai để tạo ra con lai có những
đặc tính mong muốn. Đồng thời, về mặt di truyền còn có thể có những thế hệ sau
vượt trội nhờ ưu thế lai.
Các phương pháp lai: lai kinh tế, lai cải tiến, lai luân chuyển, lai gây thành.
Theo Võ Văn Ninh (2006) một số công thức giống lai cho heo sinh sản
Yorkshire × Landrace, Landrace × Yorkshire. Lai giữa heo nội với heo ngoại:
Yorkshire × Móng Cái, Landrace × Móng Cái. Lai giữa các giống heo ngoại nhập:
heo lai (YL) × heo lai (LY).

2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở HEO NÁI

2.2.1. Đặc điểm di truyền về khả năng sinh sản ở heo


Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), khả năng sinh sản là yếu tố quan
tâm hàng đầu của người chăn nuôi heo nái. Năng suất sinh sản phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng suất sinh sản của heo nái, nhưng xét về
mặt di truyền và chọn giống, người ta thường quan tâm tới một số tính trạng năng
suất sinh sản nhất định: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ thai, số con trong ổ, thời
gian cai sữa tới động dục trở lại…
Các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số di truyền thấp, do đó nó chịu ảnh
hưởng lớn của điều kiện môi trường. Trong khi đó các tính trạng về khả năng sinh
trưởng, chất lượng thịt, thân thịt có hệ số di truyền cao.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 7


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Theo Perrocheau M., (1994), hệ số di truyền của heo nái là sinh sản là:
– Số lứa đẻ/nái/năm h2 = 0,10 – 0,15
– Tuổi động dục lần đầu h2 = 0,30
– Số vú h2 = 0,30
Theo LaslyJ.E (1974), hệ số di truyền một số tính trạng ở heo sinh sản như sau:
– Số con đẻ ra/ổ h2 = 0,15
– Số heo con cai sữa/ổ h2 = 0,12
– Khối lượng lúc cai sữa h2 = 0,17
Các tính trạng chủ yếu phản ánh năng suất chủ ở heo nái là số con đẻ ra/lứa, số
heo con cai sữa, khối lượng heo con lúc cai sữa. Phần lớn các tính trạng này phụ
thuộc nhiều các yếu tố ngoại cảnh.

2.2.2. Sinh lý động dục và phối giống ở heo nái


2.2.2.1. Tuổi động dục đầu tiên
Tuổi động dục đầu tiên ở heo nội rất sớm: 4 – 5 tháng tuổi. Ở heo nái lai tuổi
động dục đầu tiên muộn hơn: khoảng 6 tháng tuổi. Ở heo ngoại thì tuổi động dục
đầu tiên muộn hơn heo lai, tức khoảng 6 – 7 tháng tuổi. Không nên cho heo phối
giống vào thời kỳ này vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ, chưa tích tụ đủ chất dinh
dưỡng để nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt hiệu quả tốt trong
sinh sản và duy trì con nái lâu bền, cần bỏ qua 1 – 2 chu kỳ động dục mới cho phối
giống. (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2004), cho biết heo Landrace thành
thục tính dục là 213,1 ngày. Heo Yorkshire là 219,4 ngày. Khi nghiên cứu về heo
cái lai và heo cái thuần trên các giống Landrace, Yorkshire và Duroc, tác giả
Hutchens và ctv (1981), kết luận: heo cái lai có tuổi động dục sớm hơn heo cái
thuần là 7,9 ngày và tuổi thành thục về tính biến động 135 – 250 ngày.
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), tuổi động dục lần đầu là tuổi thành
thục về tính, nó có ý nghĩa quan trọng giúp người chăn nuôi định tuổi phối giống
thích hợp, nhằm tăng thời gian và hiệu quả sử dụng heo nái. Tuổi đông dục đầu chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: giống, khả năng sinh trưởng, chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng, khí hậu, tác động kích thích từ con đực.
2.2.2.2. Chu kỳ động dục và động dục trở lại sau đẻ của heo nái
Theo tác giả Banne Donadona (1995), thì chu kỳ động dục ở heo cái là 21 ngày,
được chia làm 4 giai đoạn: Tiền động dục (Prooestrus) kéo dài khoảng 4 ngày;

SVTH: Lê Minh Trí Trang 8


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Động dục (Oestrus), khoảng 6 ngày; Sau động dục (Prostoestrus) 3 ngày và giai
đoạn yên tĩnh (Dioestrus) khoảng 8 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Rapael (1971) cho rằng: ở heo nái hậu bị có chu kỳ
động dục ngắn hơn ở heo nái trưởng thành. Lứa đẻ 2 – 3 có chu kỳ động dục 19,5
ngày, lứa đẻ 4 và 5 chu kỳ 20,8 ngày. Lứa 6 – 7 chu kỳ 21,5 ngày. Lứa 8 – 9 chu kỳ
22,4 ngày.
Theo Lê Hồng Mận (2002) cho rằng heo nái có hiện tượng động dục trở lại sau
khi đẻ 3 – 4 ngày. Lúc này bộ máy sinh dục của heo mẹ chưa phục hồi, trứng chín
chưa đều nên không cho phối giống. Chỉ có khi sau cai sữa heo con khoảng 3 – 5
ngày thì heo nái động dục trở lại, cho phối giống dễ đậu thai, và trứng chín nhiều sẽ
có nhiều con.
2.2.2.3. Đặc điểm động dục ở heo nái
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), có thể chia làm 3 giai đoạn:
† Giai đoạn trước khi chịu đực: heo nái thay đổi tính tình: kêu rít nhỏ, bỏ ăn,
nhảy lên lưng con khác. Âm hộ đỏ tươi, sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng
chưa chịu cho đực nhảy.
† Giai đoạn chịu đực: heo kém ăn, đứng yên, mê ì, lấy tay ấn lên lưng gần
mông, heo đứng im, đuôi vắt về một bên. Âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm
hoặc màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục. Con đực lại gần thì đứng yên chịu
cho phối.
† Giai đoạn sau chịu đực: heo nái trở lại bình thường, ăn uống như cũ, âm hộ
giảm độ nở, se nhỏ, thâm, đuôi cụp, không cho đực phối.
2.2.2.4 Thời điểm phối giống thích hợp
Theo Lê Hồng Mận (2006), thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa hai giai
đoạn chịu đực. Như vậy đối với heo nái ngoại và heo nái lai cho phối vào cuối ngày
thứ 3, đầu ngày thứ 4, hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực 6 – 8 giờ thì cho phối.
Đối với nái nội thì cho phối sớm hơn một ngày.
Nếu dùng phương phương pháp thụ tinh nhân tạo thì khi heo có biểu hiện chịu
đực vào buổi sớm thì phối vào buổi chiều, còn nếu buổi chiều tối thì cho phối vào
sáng sớm hôm sau. Nên cho phối 2 lần, nhằm “chặn đầu, khóa đuôi” của thời kỳ
rụng trứng.
Hãng CP group (2006), có quy trình gieo tinh như sau:
– Để tinh dịch ở 25oC trong vòng 5 phút.
– Để tiếp tinh dịch ở 35oC trong vòng 5 phút nữa.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 9


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Tiếp đó là phối giống.


– Thời gian phối phải đảm bảo từ 10 – 20 phút.

2.2.3. Tỷ lệ phối giống đậu thai


Tỷ lệ phối giống đậu thai là phần trăm heo được phối (kể cả nhảy trực tiếp hay
gieo tinh nhân tạo) mà phôi còn sống và phát triển. Tỷ lệ đậu thai phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: kỹ thuật gieo tinh, chất lượng tinh dịch, giống, nhiệt độ môi trường…
Tỷ lệ phối giống đậu thai từ 75% trở lên là đạt kết quả tốt (Phùng Thị Vân, 2004).
Tỷ lệ đậu thai ở heo lai thường cao hơn heo thuần và heo hậu bị thấp hơn heo nái
rạ 10 – 15%. Gieo tinh nhân tạo có tỷ lệ đậu thai thấp hơn nọc phối 10%. Nọc phối
kép với lần phối thứ hai cách lần phối thứ nhất từ 12 – 24 giờ sẽ cải thiện đáng kể tỷ
lệ đậu thai. (Phạm Hữu Thiện, 2000).
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003) tỷ lệ phối giống đậu thai của đàn heo nái tại trại
heo Phước Thọ, Vĩnh Long là 92,4%. Theo thống kê của Trần Thị Bích Phương
(2007), thì tỷ lệ này qua các năm như sau: 90% (2001); 83,9% (2002); 83,2%
(2003); 77,7% (2004); 81,7% (2005); 83,4% (2006).

2.2.4. Thời gian mang thai và khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Thời gian mang thai của heo nái biến động từ 108 – 122 ngày tùy cá thể, số thai
đang mang, lứa đẻ… nhưng tập trung hơn 98% trong khoảng 111 – 119 ngày, trung
bình là 115 ngày. (Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến, 2000).
Khoảng cách hai lứa đẻ phản ánh tình trạng mắn đẻ của heo nái, phẩm chất con
giống và chế độ nuôi dưỡng trong thời gian nuôi con. Khoảng cách hai lứa đẻ càng
ngắn thì số vòng quay càng ngắn và ngược lại (Nguyễn Quang Linh và ctv, 2009).
Qua khảo sát 2046 ổ đẻ trong thời gian 2001 – 2005 và 8 tháng đầu năm 2006, bình
quân khoảng cách giữa hai lứa đẻ ở đàn heo Phước Thọ là 155,5 ngày (Trần Thị
Bích Phương, 2007). Con số này được Thạch Thị Thanh Thúy (2002) ghi nhận trên
đàn heo ở trại Vĩnh Khánh là 159,82 ngày và số lứa đẻ trung bình là 2,27
lứa/nái/năm.

2.2.5. Năng suất theo lứa đẻ của heo nái


Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), lứa đẻ tốt từ lứa 2 đến lứa thứ 6 – 7.
Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 – 4. Thời gian sử dụng nái 4 – 5 năm. Để
giữ được năng suất sinh sản ổn định, trong đàn nái cần có số heo nái có lứa đẻ 3 – 5
lứa chiếm 50 – 55%/đàn.
Theo Võ Văn Ninh (2006), thông thường nái ngoại nhập hay giống cao sản, sử
dụng đến lứa 5 – 6 thì loại thải. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt, nái đẻ

SVTH: Lê Minh Trí Trang 10


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

sai, tốt sữa…, có thể khai thác đến lứa 8, lứa 9 vẫn tốt. Một số giống heo nội có khả
năng khai thác trên 10 lứa như: Thuộc Nhiêu, Móng Cái…
Theo Thạch Thanh Thúy (2002) heo cái hậu bị mới chuyển lên sinh lý sinh dục
chưa ổn định, heo cái chưa chuẩn bị đủ điều kiện nuôi con, số trứng rụng biến động
cao, đến lứa đẻ tiếp theo số trứng rụng biến động ít hơn, do đó số con sơ sinh/ổ lứa
1 thường thấp.
Theo Lê Hồng Mận (2002), heo nái đẻ đến lứa tuổi 4 – 5 cho số heo con cai sữa
cao và khối lượng cai sữa cao hơn các lứa sau, heo con từ lứa đẻ 2, 3, 4 có khối
lượng cai sữa lớn hơn lứa đầu và 5, 6.
Theo Trương Lăng (2004) và Trần Thị Dân (2004), heo mẹ sau khi đẻ thì lượng
sữa tăng dần từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba sau đó lượng sữa bắt đầu giảm. Sản
lượng sữa tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4 và giảm dần ở các lứa sau đó (Lê Hồng Mận,
2002). Hàm lượng kháng thể trong sữa đầu gia tăng theo lứa đẻ ở heo nái (Trần Thị
Dân, 2004).

2.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI

Theo thông tin tiêu chuẩn đo lường chất lượng: TCVN 1280 – 81, heo nái sinh
sản trong các cơ sở nhân giống nhà nước, khả năng sinh sản được đánh giá trên 4
chỉ tiêu:
– Số con sơ sinh còn sống: là số con còn sống sau khi nái mẹ đẻ xong con cuối
cùng, không tính những con có khối lượng từ 0,2 kg trở xuống với heo nội và 0,5 kg
trở xuống với heo ngoại và heo lai có máu ngoại.
– Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi (tính bằng kg): là tổng khối lượng tất cả
các heo con do nái đó nuôi đến 21 ngày tuổi. Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng
tăng trọng của heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ.
– Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa: là tổng khối lượng tất cả các heo con do nái đó
nuôi đến cai sữa.
– Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với heo nái đẻ lứa 1 hay khoảng cách giữa hai lứa đẻ
đối với heo nái đẻ từ lứa 2 trở đi. Tuổi đẻ lứa đầu tiên là số ngày tuổi khi con nái đó
đẻ lứa đầu tiên. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là số ngày từ khi heo nái đó đẻ lứa
trước đến lứa tiếp theo. Nếu heo nái đó không nuôi con thì phải cộng thêm 60 ngày
nữa mới coi là khoảng cách giữa hai lứa đẻ.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 11


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
HEO NÁI

Theo Nguyễn Minh Thông (1997), khi theo dõi ở trại Phước Thọ về năng suất
sinh sản giữa các giống heo cho thấy: giống Duroc có số con, khối lượng 21 ngày
tuổi và khối lượng cai sữa thấp, tỷ lệ hao hụt cao hơn, khối lượng trưởng thành cũng
thấp hơn, do giống này đòi hỏi điều kiện chăn nuôi cao.
Các giống Yorkshire, Landrace và con lai của chúng đều cho kết quả tương
đương nhau về các chỉ tiêu năng suất sinh sản. Heo Landrace có khối lượng toàn ổ
21 ngày tuổi cao hơn các giống còn lại, chứng tỏ khả năng tiết sữa, nuôi con tốt hơn
nhưng đến cai sữa thì khối lượng heo Yorkshire cao hơn heo Landrace (59,9 kg so
với 56,3 kg), chứng tỏ heo này thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở trại so với
các giống khác.
Điều này phù hợp với nhiều nhận xét ở Việt Nam rằng, nếu có điều kiện nuôi
dưỡng tốt thì nuôi heo Landrace cho kết quả cao hơn, sử dụng heo này làm nái nền
trong công thức lai sẽ phát huy tính đẻ sai, tốt sữa, nuôi con khéo. Nếu điều kiện
chăn nuôi kém hơn thì nuôi heo Yorkshire làm nái nền sẽ đạt kết quả cao hơn do
tính chịu đựng, thích nghi với điều kiện Việt Nam từ lâu của giống heo này. Heo
Duroc có số con 21 ngày tuổi và cai sữa thấp hơn heo Yorkshire và Landrace mặc
dù có số con sơ sinh tương đương.
Nguyễn Minh Thông (1997) dẫn theo Võ Thị Tuyết (1996), heo Yorkshire thuần
có số con sơ sinh trên ổ thấp hơn heo Landrce (9,92 con/ổ so với 10,03 con/ổ)
nhưng có số con cai sữa cao hơn giống thuần Landrace ở xí nghiệp Dưỡng Sanh
(8,56 con/ổ so với 8,26 con/ổ) và tương đương ở xí nghiệp 3/2 (8,43 con/ổ). Sự
khác biệt về năng suất sinh sản của các giống thuần và lai ở xí nghiệp Dưỡng Sanh
là không có ý nghĩa thống kê.
Nguyễn Minh Thông (1997) dẫn theo Quintana và Erdozain (1995), khi đánh
giá năng suất sinh sản của các con lai Đại Bạch × Landrace và Duruc × Landrace
thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về các chỉ tiêu năng suất sinh sản giữa
chúng.
Theo ghi nhận của Đỗ Võ Anh Khoa (2003), những giống heo ngoại có khối
lượng sơ sinh cao hơn so với những giống heo nội. Giống heo Yorkshire có số con
sơ sinh/ổ thấp hơn giống heo Landrace (10,07 con/ổ so với 10,43 con/ổ). Giống heo
Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu điều kiện môi
trường kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace. Khối lượng sơ sinh của heo con
ở các giống thuần và lai không có sự khác biệt và dao động trong khoảng 1,39 –
1,41 kg/con.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 12


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Bảng 2.1. Năng suất sinh sản ở các giống heo thuần và heo lai
SCSS KLSS SC21 KL21 SCCS KLCS
Giống n (con/ổ) (kg/ổ) (con/ổ) (kg/ổ) (con/ổ) (kg/ổ)
X ± SE X ± SE X ± SE X ± SE X ± SE X ± SE
D lai 484 10,09±1,71 14,19±2,04 9,06±1,25 44,59±3,32 8,87±1,28 62,51±3,95
D thuần 81 10,36±1,68 14,37±2,00 8,86±1,28 42,60±3,45 8,82±1,36 61,07±4,23
L lai 909 10,20±1,67 14,27±1,94 9,03±1,27 44,95±3,34 8,89±1,30 62,82±3,93
L thuần 579 10,34±1,73 14,34±2,07 9,01±1,27 43,37±3,33 8,83±1,30 61,92±3,95
Y lai 264 10,27±1,72 14,31±2,04 9,04±1,24 45,08±3,40 8,91±1,28 65,02±3,95
Y thuần 2577 10,07±1,70 13,96±1,99 9,03±1,24 44,70±3,33 8,80±1,29 62,22±4,22
Giống thuần: được hiểu là bao gồm 3 giống thuần Yorkshire, Landrace, Duroc không kể xuất xứ được
nuôi tại trại trong thời gian nghiên cứu.
Giống lai: được hiểu là bao gồm các giống lai hai máu (LY, YD, LD) và ba máu (YLD) không kể xuất xứ
được nuôi tại trại trong thời gian nghiên cứu.
Nguồn: Đỗ Võ Anh Khoa (2003)

Theo nhận định của Trần Thị Dân (2004), tuy có sự biến động về sức sống của
heo con giữa các giống, ít tác giả xử lý thống kê kết quả này vì sức sống của heo
con được kiểm soát bởi gen của heo con lẫn gen của heo mẹ. Lai giống là phương
pháp hữu hiệu để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bộ gen của heo con và heo bố
mẹ lên sự biến động sức sống của heo con. Tuy nhiên, việc giải thích kết quả từ các
nghiên cứu này cũng khá phức tạp vì biến động giữa các giống có thể gây nhiễu bởi
biến động của số heo con/ổ lúc sơ sinh (có sự gia tăng của số heo con chết khi số
heo con/ổ tăng). Mặc dù có thể có ảnh hưởng của mẫu khảo sát, điều kiện môi
trường và khác biệt di truyền giữa các nhóm trong một giống, người ta ghi nhận ở
thời điểm cai sữa thì heo con Landrace và Yorkshire có tỷ lệ sống cao nhất, kế đến
là Duroc, Pietrain và sau cùng là Hampshire. Khi ước tính mức độ đóng góp của
gen heo con và gen heo mẹ vào sự khác biệt giữa các giống, người ta nhận thấy gen
của heo con Hampshire và gen của heo mẹ Duroc có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống
của heo con theo mẹ. Nhiều thí nghiệm cho thấy việc chọn lọc đàn nái mắn đẻ
(chọn những con nái đẻ ra còn sống lớn hơn 13 con/ổ) có thể cho kết quả tốt về số
heo con sơ sinh/ổ ở những thế hệ sau.
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003), mặc dù số con/ổ qua các giai đoạn không có
khác biệt có ý nghĩa giữa các giống heo nhưng tỷ lệ heo con còn sống từ sơ sinh
đến cai sữa ở giống heo Duroc thuần thấp hơn so với các giống khác. Điều này chỉ
ra rằng giống heo Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu
điều kiện môi trường kém hơn hai giống heo Landrace và Yorkshire. Tuy nhiên
giống heo Duroc lai vẫn thừa hưởng được những ưu điểm của hai giống heo nói
trên, vì vậy mà tỷ lệ này không có sự khác biệt giữa giống heo Duroc với giống
heo Yorkshire hoặc Landrace và vẫn duy trì tỷ lệ sống ở mức cao đến giai đoạn
cai sữa (87,99%).

SVTH: Lê Minh Trí Trang 13


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Bảng 2.2. Tỷ lệ heo con còn sống qua các giai đoạn theo giống thuần và lai
Giống % SS – 21 % 21 – CS % SS – CS
Duroc lai 89,79 97,99 87,99
Duroc thuần 85,58 99,45 85,10
Landrace lai 88,58 98,43 87,18
Landrace thuần 87,12 98,02 85,40
Yorkshire lai 87,98 98,57 86,72
Yorkshire thuần 89,70 97,46 87,41
Nguồn: Đỗ Võ Anh Khoa (2003)

Theo Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004), khi nghiên cứu năng suất sinh sản của nái
tổng hợp hai nhóm giống Yorkshire và Landrace nhận thấy: năng suất sinh sản của
nhóm nái lai LY, YL được thể hiện qua so sánh với nhóm nái thuần L, Y ở bảng
2.3, nhóm nái lai YL cho số con sơ sinh sống cao hơn 0,32 con/ổ so với nái LY;
0,39 con/ổ (nái L) và 0,44 con/ổ (nái Y). Khối lượng sơ sinh nhóm nái lai LY, YL
có khối lượng cao hơn nhóm nái thuần L và Y là 0,2 – 0,88 kg/ổ. Với số ngày cai
sữa bình quân ở các nhóm giống là 22,3 ngày; nhóm nái lai LY có số con cai sữa và
khối lượng cai sữa cho giá trị cao nhất, hơn 0,26 – 0,61 con/ổ và 1,11 – 3,85 kg/ổ so
với nhóm nái lai YL, L và Y (P < 0,05). Về số con sơ sinh chết, số thai khô không
bị ảnh hưởng bởi các nhóm giống thuần và lai.
Bảng 2.3. Kết quả sinh sản của nhóm nái thuần Y, L và nái lai LY, YL
Đơn LL LY YY YL
Các chỉ tiêu
vị X ± SE X ± SE X ± SE X ± SE
Số ổ đẻ Ổ 314 284 141 287
Số con sơ sinh sống/ổ Con 10,12 ± 0,47 10,19 ± 0,46 10,07 ± 0,49 10,51 ± 0,47
Số con sơ sinh chết/ổ Con 0,24 ± 0,42 0,12 ± 0,22 0,19 ± 0,34 0,09 ± 0,16
Số thai khô (gỗ) Con 0,04 ± 0,08 0,04 ± 0,07 0,02 ± 0,04 0,007 ± 0,01
KL sơ sinh/ổ Kg 11,94 ± 0,38a 12,14 ± 0,38ab 11,26 ± 0,40c 12,12 ± 0,39ab
Số con cai sữa/ổ Con 8,91 ± 0,30a 9,40 ± 0,29b 8,79 ± 0,31ac 9,14 ± 0,29a
KL cai sữa/ổ Kg 44,99 ± 1,94a 47,44 ± 1,94a 43,59 ± 1,59ad 46,33 ± 1,93ac
Số ngày phối lại SCS Ngày 9,56 ± 7,91a 7,14 ± 3,74b 7,43 ± 4,33b 7,18 ± 3,69b
Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 388,68±11,2a 349,75± 9,5b 407,83±13,1ad 345,38±9,8bc

Ghi chú: trong cùng hàng chữ số, những chữ cái khác nhau có sai khác thống kê (P<0,05)
Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004)

Tỷ lệ hao hụt của các nhóm giống từ 7,75 – 13,03%; nhóm có tỷ lệ hao hụt thấp
nhất là nhóm nái lai LY (7,75%).
Số ngày lên giống lại sau cai sữa của nhóm nái lai thấp hơn nhóm nái thuần L, Y
từ 0,29 – 2,42 ngày. Rút ngắn thời gian lên giống là một trong những chỉ tiêu cần
quan tâm, nó góp phần làm tăng số lứa đẻ/nái/năm, rút ngắn được thời gian không

SVTH: Lê Minh Trí Trang 14


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

sử dụng của nái, giảm chi phí thức ăn và công chăm sóc, nâng cao được số đầu heo
con/nái/năm. Song chúng ta cũng cần phải tác động thêm cho đàn nái như cải thiện
môi trường như chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng.
Tuổi đẻ lứa đầu của nhóm nái lai YL sớm nhất: 345 ngày, kế đến là nhóm nái
lai LY: 349 ngày; hai nhóm này có tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn nhóm nái L, Y là 39 –
62 ngày.
Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và ctv (2005), ưu thế lai của con lai F1 giữa
hai giống Yorkshire và Landrace được biểu hiện ở hầu hết các tính trạng: cao nhất
là số con đẻ ra/ổ, tiếp đó là số con để nuôi/ổ và khối lượng sơ sinh/ổ. Các tính trạng
có ưu thế lai thấp là: khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. Khi số
con/ổ có biểu hiện ưu thế lai, do có mối tương quan âm giữa số con/ổ và khối lượng
trung bình/con nên không có biểu hiện ưu thế lai.
Nếu so sánh ưu thế lai giữa hai công thức F1 (LY) và F1 (YL), có thể nhận biết rõ
ràng là F1 (LY) có nhiều ưu điểm hơn: hầu hết các tính trạng có biểu hiện ưu thế lai.
Các tính trạng số con đẻ ra/ổ., số con để nuôi/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ có ưu thế lai
cao; ưu thế lai thấp hơn là các tính trạng số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/ổ.
Biểu hiện ưu thế lai của F1 (YL) là trái ngược so với F1 (LY).
Bảng 2.4. Ưu thế lai về khả năng sinh sản của hai tổ hợp lai: đực Y × nái L và ngược lại
ƯTL ƯTL ƯTL
Y L F1 F1
Các chỉ tiêu F1 F1 (YL) F1 (LY)
Thuần Thuần (LY) (YL)
(%) (%) (%)
SCSS/ổ (con) 9,90 9,94 8,91 11,65 6,65 – 4,13 17,44
SCSS để nuôi (con) 9,24 8,85 8,49 10,35 4,15 – 6,14 14,43
SCCS/ổ (con) 9,48 8,44 8,68 9,35 0,61 – 3,13 4,35
KLSS/ổ (kg) 13,24 12,90 13,00 14,21 4,09 – 0,54 8,72
KLSS/con (kg) 1,48 1,50 1,57 1,39 – 0,67 5,37 – 6,71
KLCS/ổ (kg) 56,06 51,87 54,45 54,69 1,12 0,90 1,34
KLCS/con (kg) 5,95 6,17 6,22 5,75 – 1,24 2,64 – 5,12
Nguồn: Đặng Vũ Bình và ctv (2005)

Qua nghiên cứu của Khuất Chi Mai (2009), được trình bày ở bảng 2.5 sau khi
khảo sát trên 425 ổ heo lai gồm: 140 ổ lai Hampshire (Ham), 145 ổ lai Đại Bạch
(ĐB) và 140 ổ lai Pietrain (Pie), với heo mẹ là con lai hai máu Đại Bạch × Landrace
và heo bố tương ứng là Ham, ĐB, Pie nhận thấy:
– Ít có sai khác giữa heo con của các giống heo bố khác nhau. Giống của heo bố
không tác động đến số con sơ sinh/ổ, số con chết lưu hoặc thai gỗ.
– Heo con của các công thức lai có khối lượng sơ sinh và cai sữa tương nhau.
– Heo lai 3 máu có tỷ lệ sống cao trong 24h đầu sau khi sinh, không có sai khác
rõ rệt về sức sống giữa các giống.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 15


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Khả năng tăng trọng của heo con: qua theo dõi 708 heo con (234 lai Ham, 240
con lai ĐB và 234 con lai Pie) thấy rằng: kiểu di truyền không tác động đến tỷ lệ
sinh trưởng trong 3 tuần đầu. Nhưng ở tuần thứ 3, heo con lai Ham và ĐB lớn
nhanh hơn heo con lai Pie.
– Mức độ ăn được tương tự nhau ở các kiểu di truyền. Con lai Pie có chuyển hóa
thức ăn tốt hơn. Con lai 3 máu đều khỏe mạnh. Không có sai khác giữa các kiểu di
truyền về số heo con bị bệnh.
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của giống đến năng suất sinh sản của ba giống heo lai Hampshire, lai
Đại Bạch và lai Pietrain
Chỉ tiêu Lai Ham Lai ĐB Lai Pie Giá trị P
Số con sơ sinh còn sống 11,15 11,05 11,27 0,901
Bình quân KL heo con sau 24h (kg) 1,55 1,49 1,56 0,167
Bình quân KL heo con khi cai sữa (kg) 8,10 7,90 8,00 0,499
Số con chết trong 24h sau sinh 0,65 1,10 0,48 < 0,001
Số con chết sau 24h – cai sữa 0,71 0,59 0,91 0,117
Tăng trọng toàn bộ (g/con/ngày) 303 298 289 > 0,050
Tăng trọng tuần thứ 3 (g/con/ngày) 457 462 392 < 0,001
Hệ số chuyển hóa thức ăn 1,15 1,19 1,13 < 0,050
Tỷ lệ heo bệnh 0,73 3,70 0,67 0,013
Nguồn: Khuất Chi Mai (2009)

Theo Phan Xuân Hảo (2009), năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái
Landrace, Yorkshire và F1 (LY) phối với đực lai PiDu là tương đối cao và ổn định.
Sự khác biệt về số con/ổ và khối lượng/con giữa các tổ hợp lai 3 và 4 máu là không
rõ ràng. Các con lai có sự tham gia của đực lai PiDu có sức sinh trưởng tương đối
cao. Sử dụng đực lai PiDu phối với nái ngoại thuần và nái ngoại lai có thể duy trì
được khả năng sinh sản cao và con lai sinh trưởng tốt.

2.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHĂM SÓC – NUÔI DƯỠNG ĐẾN NĂNG SUẤT
SINH SẢN CỦA HEO NÁI

2.5.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái hậu bị


Việc nuôi dưỡng, chăm sóc heo nái hậu bị phải đúng kỹ thuật, đảm bảo heo
không được quá mập hoặc quá ốm. Vì quá mập sẽ gây nên hiện tượng nâng, còn
quá gầy sẽ gây nên hiện tượng không động dục hay chậm động dục hoặc động dục
không đều đặn, giảm khả năng sinh sản, hay tốc độ sinh trưởng chậm không đủ tiêu
chuẩn phối giống (mặc dù đã đến tuổi phối giống). Cho nên việc nuôi dưỡng và
chăm sóc heo nái hậu bị rất quan trọng.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 16


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.5.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái hậu bị


Ø Nhu cầu năng lượng:
Năng lượng trong thức ăn của heo được tiếp nhận và phân bố theo sơ đồ sau:

NL trong phân
(FE)
NL thô
(GE) NL trong nước tiểu
(UE)
NL tiêu hóa
(DE) Nhiệt tăng tiêu chuẩn
(HI)
NL trao đổi
(ME) NL thuần cho sản xuất
(NEp)
NL thuần
(NE)
NL thuần cho duy trì
(NEm)
Sơ đồ 2.1. Sử dụng năng lượng ở heo
Nguồn: Lê Thị Mến (2009)

] Nhu cầu năng lượng cho heo nái hậu bị (tính theo năng lượng trao đổi (ME)):
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), ME = Năng lượng duy trì (MEm) +
Năng lượng tăng trọng (MEp)
MEm = 0,5 MJDE W0,75
MEp bao gồm:
Năng lượng cho sinh trưởng của heo hậu bị chủ yếu tăng trọng MEg = Năng
lượng tích luỹ tổ chức nạc + Năng lượng tích luỹ tổ chức mỡ. Khi tính toán năng
lượng để tích lũy vào nạc và mỡ như sau:
Để tích luỹ được 1 kg tổ chức nạc, cần cung cấp 15 MJDE từ thức ăn.
Để tích luỹ được 1 kg tổ chức mỡ cần cung cấp 50 MJDE từ thức ăn.
Ví dụ: Tính lượng thức ăn cần thiết phải cung cấp hàng ngày cho 1 heo nái hậu
bị có khối lượng 60 kg (W 0,75 = 21,6 kg), tăng trọng 600 g/ngày (trong đó tăng
trọng của tổ chức nạc là 400 g/ngày). Biết rằng giá trị nhiệt năng chứa trong 1 kg
thức ăn = 13 MJDE.
Tính: Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE × 21,6 kg = 10,8 MJDE
Năng lượng tích lũy nạc = 15 MJDE × 0,4 kg = 6 MJDE

SVTH: Lê Minh Trí Trang 17


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Năng lượng tích lũy mỡ = 50 MJDE × 0,2 kg = 10 MJDE


Vậy nhu cầu năng lượng cung cấp cho heo nái hậu bị trong trường hợp này là:
10,8 MJDE + 6 MJDE + 10 MJDE = 26,8 MJDE. Lượng thức ăn cần cung cấp hằng
ngày: 26,8 MJDE/13 MJDE = 2,06 kg/ngày.
Theo hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kì (2000), heo nái hậu bị cần được cho
ăn tự do tới khi được chọn vào đàn giống, với khối lượng cơ thể khoảng 100 kg, cho
phép đánh giá được tỷ lệ phát triển và tích lũy nạc tiềm năng. Sau khi đã được chọn
vào đàn giống, năng lượng ăn vào cần được hạn chế nhằm đạt được khối lượng yêu
cầu khi sử dụng làm giống.
] Nhu cầu năng lượng duy trì:
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), nhu cầu năng lượng duy trì được
tính theo đơn vị năng lượng trao đổi (ME) gọi tắt là MEm. Năng lượng duy trì được
tính cho khối lượng cơ thể (KLCT) sinh lý theo quy ước KLCT mũ ¾ hay 0,75. Cho
đến nay, các tổ chức khoa học của khối EU, Anh, Pháp, Mỹ… thường sử dụng công
thức KLCT sinh lý là BW0,75.
– Phổ biến nhất hiện nay, ước tính để duy trì 1 kg BW0,75/ngày cần 106 Kcal ME
cho heo hậu bị:
MEm = 106 Kcal ME/kg BW0,75/ngày
– Đối với heo nái chửa, 60 – 80% nhu cầu năng lượng là dành cho duy trì. Hội
nghiên cứu quốc gia Hoa Kì (2000), khuyến cáo:
MEm nái chửa = 106 Kcal ME/kg BW0,75/ngày (1)
– Đối với nái nuôi con lứa đầu và lứa kiểm định, nhiều tác giả đưa ra mô hình
tính khác nhau:
+ Nái đẻ lứa đầu và nái kiểm định:
MEm = 105 Kcal ME/kg BW0,75/ngày (2)
+ Đối với nái nuôi con lứa thứ 3, thứ 4 trở đi
MEm = từ 113 – 115 Kcal ME/kg BW0,75/ngày (3)

] Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng thịt nạc và mỡ (MEG):
+ Nhu cầu năng lượng cho tích lũy nạc (protein) theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức
Lũng (2002), biến động từ 6,8 – 14,0 Mcal ME/ngày.
Trung bình MEPG = 10,6Mcal ME/kg BW0,75/ngày (4)
+ Nhu cầu năng lượng cho tích lũy mỡ (tăng trưởng) theo hội đồng nghiên cứu
quốc gia Hoa Kì (2002), khuyến cáo từ 9,5 – 16,3 Mcal/kg.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 18


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Trung bình MELG = 12,9 Mcal ME/kg BW0,75/ngày (5)


Công thức (4), (5) áp dụng cho các giống heo ngoại, với tỷ lệ nạc cao. Đối với
các giống heo cho tỷ lệ nạc thấp và khối lượng cơ thể nhỏ có thể áp dụng công thức:
NL cho duy trì = 0,5 MJDE = 0,114 Mcal ME/kg W0,75
NL cho tích lũy nạc = 15 MJDE/kg nạc/ngày = 3,4 Mcal ME/kg
NL cho tích lũy mỡ = 50 MJDE/kg mỡ/ngày = 11,35 Mcal ME/kg
] Nhu cầu năng lượng cho chống lạnh:
Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), nhiệt độ tới hạn trong chăn nuôi heo
choai và heo lớn là 180C, ở mức đó mọi hoạt động sinh lý của heo là tốt nhất, hiệu
quả nhất. Nếu T0C thấp hơn mức đó, cứ 10C là tiêu hao mất 0,00406 Mcal
W0,75/ngày.
Ø Nhu cầu protein:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), protein đóng vai trò rất quan trọng
trong dinh dưỡng heo nái hậu bị, vì heo nái hậu bị đang nằm trong giai đoạn sinh
trưởng mạnh (đặc biệt là hệ cơ bắp) và hoàn thiện các cơ quan tổ chức bên trong cơ
thể nên nhu cầu protein đòi hỏi cao. Nhu cầu protein cho heo nái hậu bị được tính
toán như sau: Nhu cầu protein của heo nái hậu bị = Nhu cầu protein duy trì + Nhu
cầu protein tăng trọng.
– Protein duy trì: là lượng protein để bù đắp cho sự hao hụt protein của cơ thể do
quá trình chuyển hóa protein. Khoảng 15% khối lượng sống của cơ thể là proein
trong đó 6 – 13% protein được tham gia vào chu chuyển hàng ngày. Lượng protein
mất đi khoảng 6% so với lượng protein tham gia vào quá trình chu chuyển. Lượng
protein tham gia chu chuyển tỷ lệ với khối lượng của heo như sơ đồ 2.2.
140

120

100 Khối lượng heo


KL heo

80

60 % protein tham gia


chu chuyển trong cơ
40
thể heo
20

0
13 12 11 10 9 8 7 6 6
% protein chu chuyển

Sơ đồ 2.2. Protein tham gia chu chuyển ở heo nái hậu bị qua các giai đoạn
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)

SVTH: Lê Minh Trí Trang 19


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Do đó, số protein duy trì duy trì cho heo nái hậu bị có khối lượng 20 kg là: 015 ×
0,13 × 0,06 = 0,0012 kg = 1,2 g protein/kg thể trọng. Tương tự, protein duy trì cho
heo 40 kg là 0,99 g, heo 50 kg 0,9 g, heo 60 kg là 0,8 g, heo 80kg là 0,72 g, heo 95
kg là 0,63 g protein/kg thể trọng. Nhu cầu protein cho tăng trọng phụ thuộc vào khả
năng tích lũy tổ chức nạc hàng ngày của heo. Dựa vào thành phần hóa học của cơ
thể heo (trong cơ thể heo 15% protein, trong tổ chức nạc là 22% protein). Từ đó dựa
vào khả năng tăng trọng hằng ngày của heo, ta sẽ xác định được lượng protein tích
lũy hằng ngày. Từ nhu cầu protein cho duy trì và protein cho tăng trọng ta sẽ xác
định được lượng protein. Căn cứ vào giá trị sinh vật học (BV) của protein, ta sẽ xác
định được lượng protein tiêu hóa. Căn cứ vào tỷ lệ tiêu hóa protein, ta sẽ xác định
được lượng protein thô cần cung cấp hằng ngày cho heo. Dựa vào lượng thức ăn
cần cung cấp hằng ngày cho heo, ta sẽ xác định được hàm lượng protein thô thích
hợp trong khẩu phần.
Bảng 2.6. Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái hậu bị ngoại/1 ngày đêm
KL heo (kg) 5 – 10 10 – 20 20 – 35 35 – 60 60 – 100
DE (Kcal) 2100 4370 6510 8210 11550
Protein thô (g) 132 225 272 350 455
Ca (g) 4,8 8,1 10,2 12,5 17,5
P (g) 3,6 6,3 8,5 10,0 14,0
Vitamin A (UI) 1300 2200 2850 3250 4550
Vitamin D (UI) 132 250 340 352 437
Vitamin B1 (mg) 0,8 1,4 1,9 2,8 3,9
Vitamin B2 (mg) 1,8 3,8 4,4 5,5 7,7
Vitamin B5 (mg) 7,8 13,8 17,8 27,5 38,5
Vitamin B12 (µg) 0,9 18,8 18,8 27,5 35,5
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)

Ví dụ: Xác định nhu cầu protein thô cần cung cấp hằng ngày cho heo nái hậu bị
có khối lượng 50 kg, tăng trọng 600 g/ngày. Biết rằng giá trị BV của protein là
65%, tỷ lệ tiêu hóa của protein là 80%.
Tính: Protein nhu cầu = protein duy trì + protein tăng trọng
= (50 × 0,9 g) + (600 g × 0,15) = 135 g/ngày
Lượng protein tiêu hóa = 135 g/65 × 100 = 207,7 g
Ø Nhu cầu khoáng:
Khoáng mặc dù không cung cấp năng lượng cho sinh trưởng cũng như sinh sản
cho heo. Song chúng đóng vai trò rất quan trọng cho sinh trưởng và sinh sản. Vì
khoáng chất rất cần thiết cho sự lớn lên của cơ thể, tham gia vào nhiều chức năng
sinh lý quan trọng khác của cơ thể heo nái nói chung và của heo nái hậu bị nói

SVTH: Lê Minh Trí Trang 20


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

riêng. Khoáng đa lượng chủ yếu là các chất Ca và P, tham gia vào quá trình tạo nên
bộ xương, răng cho cơ thể. Na và K tham gia vào dẫn truyền xung động thần kinh.
Chất khoáng tham gia duy trì tính ổn định nội môi trong cơ thể, duy trì áp suất thẩm
thấu, cân bằng độ toan và kiềm của máu, sự bài tiết của tuyến tiêu hóa, xúc tác các
phản ứng sinh học trong cơ thể, hoạt hóa các men, hormone… Vì vậy đảm bảo nhu
cầu về khoáng cho gia súc là rất quan trọng, nhất là nái hậu bị. Khoáng vi lượng có
vai trò đặc biệt quan trọng như cung cấp thành phần để tham gia cấu tạo nên các tổ
chức, đặc biệt các dịch trong cơ thể của heo, ví dụ như Fe là thành quan trọng của
Hemoglobin trong máu, đóng vai trò quan trọng trong chức năng hô hấp của mô
bào. Khoáng Se có vai trò quan trọng và tác động đến hệ thống miễn dịch của tế
bào. Khoáng Cr có vai trò tạo nên màu sắc của thân thịt tạo ra sức hấp dẫn với
người tiêu dùng… (Lê Minh Hoàng, 2002).
Ø Nhu cầu vitamin:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng
trong trao đổi chất của cơ thể, trong hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích quá
trình sinh trưởng và sinh sản. Đặc biệt là các vitamin quan trọng A, D, E, B, C, K.
Khi cung cấp dinh dưỡng cho heo nái hậu bị, cần đảm bảo đủ số lượng, cân đối dinh
dưỡng và cung cấp lượng thức ăn hằng ngày thích hợp để heo không quá mập hoặc
quá ốm.
2.5.1.2. Nuôi dưỡng – chăm sóc heo nái hậu bị
† Yêu cầu cần đạt: heo nái hâu bị trước khi phối giống phải đạt thể trạng phối
giống, nghĩa là không quá mập hoặc quá ốm. Muốn vậy cần chú ý các yếu tố sau:
– Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần hợp lý cho từng giai đoạn.
– Mức ăn cho heo hằng ngày hợp lý theo từng giai đoạn.
† Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho heo nái hậu bị qua các giai
đoạn: từ nhu cầu của các chất dinh dưỡng bảng 2.7 sẽ khái quát chung và tính toán
thành tiêu chuẩn ăn của heo.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 21


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Bảng 2.7. Tiêu chuẩn ăn của heo nái hậu bị tính theo NRC, 1998
Khối lượng heo nái 50 – 80 kg 80 – 120 kg
Tăng trọng tính theo nạc
300 325 350 300 325 350
(g/ngày)
Khối lượng trung bình (kg) 65 65 65 100 100 100
DE có trong 1 kg thức ăn (Kcal) 3400 3400 3400 3400 3400 3400
ME có trong 1 kg thức ăn (Kcal) 3265 3265 3265 3265 3265 3265
DE ăn vào trong ngày (Kcal) 8165 8165 8165 9750 9750 9750
ME ăn vào trong ngày (Kcal) 7840 7840 7840 9360 9360 9360
Lượng thức ăn ăn vào (kg) 2,40 2,40 2,40 2,865 2,865 2,865
Protein thô (%) 15,5 16,3 17,1 13,2 13,8 14,4
Nhu cầu amino acid (%)
Arginine 0,23 0,26 0,28 0,15 0,17 0,19
Histidine 0,21 0,23 0,24 0,16 0,18 0,19
Isoleusine 0,36 0,39 0,42 0,29 0,31 0,33
Leusine 0,66 0,72 0,77 0,51 0,55 0,59
Lysine 0,66 0,71 0,76 0,51 0,55 0,59
Methionine 0,18 0,19 0,21 0,14 0,15 0,16
Methionine + Cystine 0,39 0,42 0,44 0,31 0,33 0,35
Phenylalanine 0,39 0,42 0,46 0,30 0,33 0,35
Phenylalanine + Tyrozine 0,62 0,67 0,72 0,49 0,52 0,56
Threonine 0,43 0,46 0,49 0,34 0,37 0,39
Tryptophan 0,12 0,13 0,14 0,10 0,10 0,11
Valine 0,45 0,48 0,52 0,35 0,38 0,40
Nguồn: Trần Văn Phùng (2008)

Bảng 2.8. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái hậu bị nội, ngoại
Chỉ tiêu ĐV Heo nái hậu bị nội Heo nái hậu bị ngoại
Khối lượng của heo kg 6-5 15 - 25 25 - 40 11 – 30 30 - 45 50 - 100
Lượng vật chất khô kg 0,60 0,96 1,20 1 - 1,2 1,8 2,4
Đơn vị thức ăn ĐV 0,75 1,2 1,5 1,25 - 1,5 2,25 3,0
Protein tiêu hóa g 65 110 120 150 – 180 225 280
Ca g 4,8 7,7 8,4 8,0 10,6 17,0
P g 3,5 5,8 6,0 5,0 9,0 12,0
NaCl g 2,4 5,9 6,0 5,0 9,0 12,0

Nguồn: Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002)

SVTH: Lê Minh Trí Trang 22


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Bảng 2.9. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái hậu bị ở nước ta


Chỉ tiêu Heo nái hậu bị
Khối lượng 10 – 20 20 – 50 50 – 90
Giống Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại
ME (Kcal/kg) 3000 3200 3200 2800 2900 3000 2800 2900 3000
CP (%) 15 17 19 12 15 17 10 12 14
Xơ thô (%) <5 <5 <5 <7 <6 <6 <8 <7 <7
Ca (%) 0,6 0,7 0,8 0,5 0,6 0,7 0,3 0,4 0,5
P (%) 0,4 0,5 0,6 0,35 0,4 0,5 0,25 0,3 0,35
Lys (%) 0,9 1,0 1,1 0,6 0,7 0,8 0,5 0,6 0,7
Met (%) 0,4 0,5 0,6 0,3 0,4 0,5 0,2 0,3 0,4
Nguồn: Lê Minh Hoàng (2002)
Bảng 2.10. Định mức ăn cho heo nái hậu bị (con/ngày)
Khối lượng Lượng TĂ/con/ngày Lượng protein Năng lượng trao đổi
(kg) (kg) thô/con/ngày (g) ME (Kcal/con/ngày)
20 – 25 1,0 – 1,2 160 – 204 3100 – 3720
26 – 30 1,3 – 1,4 208 – 238 4030 – 4340
31 – 40 1,4 – 1,6 210 – 240 4200 – 4800
41 – 45 1,7 – 1,8 255 – 270 5100 – 5400
46 – 50 1,9 – 2,0 285 – 300 5700 – 6000
51 – 65 2,1 – 2,2 315 – 330 6300 – 6600
66 – 80 2,1 – 2,2 273 – 286 6090 – 6380
81 – 90 2,2 – 2,3 286 – 299 6380 – 6670
Nguồn: Trần Văn Phùng (2008)

Theo Trần Văn Phùng (2008), đề nghị như sau:


Từ 90 kg đến 10 – 14 ngày trước khi phối giống dự kiến cho ăn 2,0 kg/con/ngày
(tương ứng protein thô là 280 g, năng lượng trao đổi ME = 5800 Kcal).
Từ 10 – 14 ngày trước khi phối giống dự kiến cho ăn 2,7 – 3,0 kg/con/ngày
(tương ứng protein thô là 378 – 420 g, năng lượng trao đổi ME = 7823 – 8700
Kcal). Mục đích tăng thức ăn nhằm để tăng số trứng rụng để tăng số con sơ sinh/ổ.
Sau phối giống cho ăn 1,8 – 2,0 kg/con/ngày bằng loại thức ăn nuôi heo nái chửa
(tương ứng protein thô là 252 – 280 g, năng lượng trao đổi ME = 5220 – 5900
Kcal).
Đối với heo nái nội, cho ăn khoảng 80% nhu cầu của heo nái ngoại.
† Chế độ ăn: Từ 20 – 30 kg, ngày cho ăn 4 bữa. Từ 32 – 65 kg, ngày cho ăn 3
bữa. Từ 66 kg đến khi phối giống, ngày cho ăn 2 bữa.
† Ảnh hưởng của chế độ ăn không hợp lý đối với heo nái hậu bị:

SVTH: Lê Minh Trí Trang 23


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Khẩu phần không đảm bảo dinh dưỡng, mức dinh dưỡng cung cấp không đủ
thì giảm khả năng tăng trọng, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu dẫn
đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu.
– Trường hợp cho ăn quá mức so với nhu cầu (đặc biệt giai đoạn từ 80 – 120 kg
đối với heo ngoại, 55 kg trở lên đối với heo nội) làm cho heo quá mập, khó động
dục hoặc động dục bất thường, tỷ lệ thụ thai kém.
2.5.1.3. Kỹ thuật quản lý heo nái hậu bị
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), đề nghị như sau:
† Bố trí heo nái hậu bị trong ô chuồng nuôi: heo cái nuôi nhốt chung trong ô sẽ
tốt hơn nuôi riêng biệt từng con với diện tích 1 – 1,2 m2/con (giai đoạn nhỏ) và 3 m2
(giai đoạn lớn).
† Kích thích heo nái hậu bị động dục sớm: khi heo cái ở độ tuổi khoảng 5 – 6
tháng hằng ngày cho heo đực tiếp xúc 2 lần, mỗi lần khoảng 10 – 15 phút để kích
thích heo nái động dục sớm hơn. Heo đực giống bài tiết nước bọt có chứa
pheromon, có tác dụng kích thích heo cái động dục sớm hơn. Tác dụng của chất
pheromon (3 α andiosterol) còn gọi là “hiệu ứng đực giống”. Những đực giống dưới
10 tháng tuổi chưa hoặc ít có tác dụng đến việc kích thích phát dục ở heo nái vì
lượng pheromon chưa tiết ra nhiều.
† Theo dõi để phát hiện heo động dục lần đầu: ghi chép đầy đủ để nắm chắc các
diễn biến của chu kỳ động dục. Từ đó xây dựng kế hoạch phối giống và lên lịch
tăng mức ăn trước khi phối giống. Để phát hiện heo động dục chính xác hơn cần kết
hợp quan sát bằng mắt thường ngày 2 lần và dùng đực thí tình. Dùng sổ ghi chép
ngày động dục, thời gian động dục kéo dài như vậy mới nhận xét được heo động
dục có đều hay không để quyết định là phối giống hay loại thải. Nếu heo động dục
bất thường, thời gian động dục kéo dài giữa các chu kỳ, động dục không đều hoặc
động dục nhưng không chịu đực… với những trường hợp như vậy nên loại thải và
không nên phối ép.
† Tuổi và thời gian phối giống: đối với heo cái hậu bị, cần kết hợp đồng thời 3
yếu tố gọi là “yếu tố cần và đủ”:
– Tuổi phối giống: từ 7,5 – 8,5 tháng, trung bình phối lúc 8 tháng tuổi.
– Khối lượng phối giống: trung bình từ 115 – 120 kg (heo ngoại, heo lai), từ 45 –
50 kg (heo nội).
– Phối giống: không phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ phối cho heo cái
ở lần động dục thứ hai hoặc thứ ba.
† Thú y đối với heo nái hậu bị:

SVTH: Lê Minh Trí Trang 24


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Đảm bảo tốt các yêu cầu chung về vệ sinh thú y, chuồng trại.
– Tẩy giun sán trước lúc vào nuôi hậu bị (18 – 25 kg thể trọng).
– Tiêm vaccine đối với heo nái hậu bị: tùy theo tình hình dịch bệnh cụ thể của
từng vùng, địa phương.
2.5.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái hậu bị
† Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái ở giai đoạn hậu bị
nếu không đảm bảo “yếu tố cần và đủ”:
– Phối giống trước 7 tháng tuổi khi cơ thể heo cái chưa phát triển hoàn thiện.
– Phối giống ở khối lượng cơ thể heo cái thấp hơn khối lượng quy định thì sau
khi đẻ lứa 1 dễ dẫn đến hao mòn cơ thể và loại thải sớm.
– Phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên thì số trứng rụng ít nên đẻ ít con.
† Tóm tắt một số yếu tố làm chậm tuổi phối giống lần đầu ở heo cái hậu bị:
– Thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn các nhóm heo cái có thể ảnh hưởng
đến sự phát dục của heo cái.
– Tuổi của heo cái khi chúng ta bắt đầu cho chúng tiếp xúc với heo đực: Sự có
mặt của heo đực đã thúc nhanh sự xuất hiện chu kỳ động dục có trứng rụng, Cole
(1970) đã chứng minh hàng ngày nếu cho con đực vào chuồng heo nái ở tuổi 165 –
190 ngày đã làm tăng nhanh hoạt động sinh dục của con cái. Nhưng nếu chúng ta
cho tiếp xúc quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt. Sự tiếp xúc thường xuyên với
heo đực trong suốt thời gian nuôi hậu bị cũng tác động không tốt đến sự thành thục
của heo nái hậu bị.
– Loại heo đực khi tiếp xúc với heo cái: nếu cho tiếp xúc với heo đực còn non
thì hiệu quả kích thích động dục không cao. Nói chung, nên cho heo cái tiếp xúc với
heo đực hoàn toàn thành thục và nhiều giống khác nhau càng tốt.
– Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Trong cùng một
giống, nếu dinh dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm và ngược lại. Theo Burger
(1972), heo nái trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sẽ thành thục về tính ở độ tuổi
trung bình là 188,5 ngày, với khối lượng 80 kg. Nhưng nếu chúng ta cho heo ăn hạn
chế thì sẽ là 234,8 ngày, với khối lượng 48,4 kg. Theo Zimmerman (1984) dinh
dưỡng tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian thành thục về tính từ 4 – 16 ngày so với
mức chỉ đáp ứng được 60 – 70% nhu cầu dinh dưỡng.
– Mùa vụ: Theo Smith (1985), heo con đẻ vào mùa đông thì thành thục sớm hơn
về mùa hè.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 25


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Nhiệt độ môi trường: nếu nuôi heo cái hậu bị trong điều kiện chuồng nuôi có
nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể làm chậm tuổi động dục lần đầu.
– Hàm lượng khí thải trong chuồng nuôi như NH3, H2S… nếu quá cao có thể
làm chậm tuổi động dục lần đầu (25 – 30 ngày).
– Phát hiện động dục: nếu heo đực tiếp xúc với heo cái liên tiếp có thể khó phát
hiện động dục. Do đó, nên nuôi heo đực, cái tách biệt nhau và chỉ kích thích động
dục cho heo cái ngoài 5,5 tháng tuổi. Theo Trần Văn Phùng, 2008.

2.5.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai


Sau khi heo nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt và làm tổ ở tử cung và
bắt đầu phát triển bình thường. Đồng thời các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai,
bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian 114 ngày. Trong
thời gian có chửa heo nái có nhiều đặc điểm thay đổi, do vậy việc chăm sóc nuôi
dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao; khối lượng trung
bình của heo con cai sữa cao; heo con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
Người ta thường chia thời gian chửa của heo nái ra làm hai giai đoạn:
– Chửa kỳ I: từ khi phối giống có chửa đến 84 ngày.
– Chửa kỳ II: từ ngày chửa thứ 85 đến ngày dự kiến đẻ (114 ngày).
2.5.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái mang thai
Ø Nhu cầu năng lượng:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), nhu cầu năng lượng cho heo nái chửa
được xác định như sau:
Nhu cầu năng lượng = Năng lượng duy trì + Năng lượng cho phát triển cơ thể
mẹ + Năng lượng cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan.
– Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W0,75
– Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ phụ thuộc vào sự tăng trọng của cơ thể mẹ
trong giai đoạn có chửa. Trung bình trong giai đoạn có chửa heo mẹ tăng trọng 20
kg. Để tăng trọng 1 kg khối lượng cơ thể cần cung cấp 26 MJDE từ thức ăn.
– Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ và các tổ chức có liên quan có thể dùng
phương pháp tính như sau: 80 ngày chửa đầu thai còn bé, nhu cầu đó không đáng
kể, nên chủ yếu tính cho 34 ngày chửa cuối. Từ 80 ngày có chửa trở đi, nhu cầu cho
sự phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan + nhu cầu duy trì được tính gộp lại
bằng 0,611 MJDE x W0,75

SVTH: Lê Minh Trí Trang 26


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1 heo nái chửa có khối lượng lúc
bắt đầu có chửa là 60 kg, khối lượng lúc sắp đẻ là 95 kg. Trong 35 kg tăng trọng thì
15 kg tăng trọng của bào thai và 20 kg tăng trọng là của cơ thể mẹ.
Vì vậy nhu cầu năng lượng ở giai đoạn chửa đầu là:
– Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x 600,75 = 10,8 MJDE.
– Năng lượng tăng trọng = 26 MJDE x 20 kg/ 115 = 4,5 MJDE
––––––––––––––––––––––
Tổng cộng = 15,3 MJDE
Nhu cầu năng lượng ở tháng chửa cuối = 23,07 MJDE (gấp 1,5 lần so với giai
đoạn đầu có chửa). Nguồn năng lượng cung cấp cho heo nái chửa có thể từ cám
gạo, bột ngô, bột sắn, bột rễ củ và các phụ phẩm khác. Song hàm lượng bột sắn nên
< 20%.
Theo Lê Minh Hoàng (2002), nhu cầu năng lượng của thức ăn giai đoạn nái
mang thai phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, tăng trọng và những yếu tố liên quan
đến môi trường và quản lý. Heo nái mang thai cần năng lượng cho: duy trì cơ thể,
tăng thể trọng, phát triển bào thai. Trong 4 – 5 lứa đẻ đầu ở giai đoạn chửa cho heo
ăn 1,7 – 2,3 kg thức ăn/ngày mà không ảnh hưởng đến số lượng heo con trong một
lứa. Để hạn chế tăng trọng của heo nái trong thời kỳ chửa, phải cho ăn khẩu phần
hạn chế.
Theo hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kì (2000), năng lượng cung cấp cho
heo nái trên 6000 Kcal ME/ngày sẽ làm tăng khối lượng của cơ thể heo mẹ, nhưng
không làm ảnh hưởng tới số con đẻ ra. Việc tăng lượng thức ăn ăn vào trong giai
đoạn đầu thời kỳ mang thai không ảnh hưởng tới số lượng con sinh ra. Lượng thức
ăn ăn vào ở mức cao (> 2,5 kg/ngày) trong 3 ngày đầu sau thụ thai sẽ giảm tỷ lệ
phôi sống sót khoảng 5 – 15%. Phương thức cho ăn trong thời gian chửa ít ảnh
hưởng đến chất lượng nái so với tổng lượng thức ăn cung cấp cho nái. Tăng lượng
thức ăn trong cuối giai đoạn chửa có thể làm tăng khối lượng sơ sinh bình quân/con.
Cụ thể, nếu tăng lượng thức ăn ăn vào thêm 1,36 kg trong 23 ngày chửa cuối thì
khối lượng heo con tăng thêm 40 g/con khi sinh và tăng thêm 170 g/con lúc 21 ngày
tuổi. Nếu tăng lượng ăn vào từ 5760 – 10500 Kcal ME/kg BW75 cho nái từ ngày thứ
75 – 105 của thời gian chửa sẽ làm giảm số lượng tế bào vú và dẫn đến năng suất
tiết sữa có thể giảm.
Heo nái cần phải được chăm sóc và cho ăn sao cho cơ thể heo mẹ có thể tăng
trọng được 25 kg (tổng lượng protein và mỡ tích lũy) trong thời gian chửa đối với ít
nhất 3 – 4 lứa đầu. Khối lượng của nhau thai và các chất khác của bào thai phải đạt
khoảng 20 kg. Như vậy, tổng khối lượng tăng trong thời gian chửa phải là 45 kg.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 27


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Tổng khối lượng tăng của cơ thể heo mẹ phụ thuộc năng lượng ăn vào, cơ thể heo
mẹ bắt buộc phải tích lũy 20 Mcal năng lượng thuần cho việc mang thai, hay 174
Kcal năng lượng thuần NE/ngày và hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi ME là
0,486 thì nhu cầu năng lượng cho mang thai là 358 Kcal năng lượng trao đổi
ME/ngày. Năng lượng cung cấp vượt quá nhu cầu mang thai và nhu cầu duy trì sẽ
được sử dụng cho tăng trọng cơ thể heo mẹ.
Ø Nhu cầu protein:
Trần Văn Phùng (2008), đề nghị mô hình tính toán như sau:
Proteinnhu cầu = Produy trì + Protăng trọng + Prophát triển thai + Protử cung, tuyến vú
– Xác định nhu cầu protein duy trì:
Cho heo nái chửa ăn khẩu phần không chứa protein. Sau đó thu nước tiểu, xác
định hàm lượng N trong nước tiểu, từ đó xác định nhu cầu protein duy trì. Đối với
heo nái chửa các nghiên cứu cho biết lượng N trung bình trong nước tiểu 5 – 6
g/ngày, từ đó suy ra nhu cầu protein duy trì cho heo nái chửa là 50 – 60 g/ngày.
– Nhu cầu protein cho tăng trọng:
Theo Whittemore (1985), trong giai đoạn có chửa heo mẹ tăng trọng 20 kg
(protein tích luỹ 3000 g), nên nhu cầu protein tăng trọng trung bình 26 g/ngày.
– Nhu cầu protein cần cho sự phát triển tử cung heo mẹ:
Theo Laslay, Whittemore nhu cầu protein tích luỹ hàng ngày ở tử cung của heo
mẹ như sau:
10 ngày có chửa, cần khoảng 3 g protein/ngày.
50 ngày có chửa, cần khoảng 10 g protein/ngày.
75 ngày có chửa, cần khoảng 20 g protein/ngày.
114 ngày có chửa, cần khoảng 50 g protein/ngày.
Theo Whittemore (1998), lượng protein tích luỹ ở tử cung heo mẹ trong giai
đoạn chửa là: Pru = 0,0036 e0,026t (t là ngày có chửa)
Ngày có chửa thứ 20, 80 và 110: protein tích luỹ ở tử cung tương ứng 6, 29 và
63 g/ngày.
– Nhu cầu protein cần cho sự phát triển của tuyến vú:
Theo Whittemore (1984), nhu cầu protein cho phát triển tuyến vú là rất ít, nhu
cầu này đạt cực đại khoảng 10 g/ngày ở giai đoạn gần đẻ.
– Nhu cầu protein cho sự phát triển nhau thai: Whittemore (1998) cho rằng
Protein tích luỹ hàng ngày ở tổ chức nhau thai là: Prmam = 0,000038 e0,059 t

SVTH: Lê Minh Trí Trang 28


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Như vậy nhu cầu protein cho phát triển bào thai và các tổ chức liên quan sẽ
được tính toán như sau: Khối lượng sơ sinh cả ổ là 10 – 12 kg, khối lượng màng
nhau, màng ối 2,5 kg, tử cung heo mẹ là 3 kg, tuyến vú khoảng là 2 kg. Tổng tăng
trọng 18 kg (protein tích luỹ 2,2 kg).
Nhưng chủ yếu ở 34 ngày chửa cuối, do vậy trung bình hàng ngày ở giai đoạn
chửa cuối, protein cần tích luỹ ở bào thai và các tổ chức có liên quan là 65 g/ngày.
Như vậy nhu cầu protein của heo nái ở giai đoạn chửa đầu 60 g + 26 g = 86
g/ngày.
Nếu như giá trị sinh vật học (BV) của protein là 60 % và heo có tỷ lệ tiêu hoá
80%, thì nhu cầu protein cần cung cấp hàng ngày sẽ là: 86 / 0,6 / 0,8 = 179 g/ngày.
Ở giai đoạn chửa cuối nhu cầu protein sẽ là 60g + 26 g + 65 g = 151 g, theo các chỉ
số trên thì heo cần 236 g/ngày.
Vậy nên khi cung cấp protein cho heo nái chửa, chúng ta cần chú ý đến chất
lượng protein, phải đảm bảo tỷ lệ protein động vật thích hợp, đảm bảo cân bằng axit
amin. Theo Whittermore (1998) số lượng các axit amin trong khẩu phần ăn của heo
nái chửa như sau: Lysine 70 g, Threonine 45 g, Methionine + Cystine 40 g,
Triptophan 15 g, Histidine 25 g, Leucine 75 g, Isoleucine 40 g, Valine 50 g,
Tyrozine + Phenylalanine 75 g. Khẩu phần thức ăn của heo chứa khoảng 12%
protein thô có thể đủ cho nhu cầu cho heo nái chửa nhưng tỷ lệ Lysine và
Methionine + Cystine phải đảm bảo với mức 5% và 3,5% là tối thiểu.
Ø Nhu cầu khoáng:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), chất khoáng chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít
trong cơ thể heo (3 – 5% khối lượng sống) và với hàm lượng mỗi loại rất khác nhau.
Khoáng đóng vai trò rất quan trọng cho heo nái chửa, vì sau 10 ngày có chửa, bào
thai bắt đầu tích luỹ chất khoáng để hình thành bộ xương. Nếu thiếu khoáng heo
con đẻ ra/lứa sẽ giảm đáng kể, tỷ lệ phôi chết cao hay yếu, khi đẻ run rẩy, phản xạ
tìm vú mẹ chậm và yếu. Heo mẹ cũng sẽ đẻ khó, dễ mắc chứng bại liệt sau đẻ.
Chúng ta nên cho heo ăn tỷ lệ một số chất khoáng như sau: Ca 0,5 – 0,6%, P 0,5%,
NaCl 0,5% trong VCK của khẩu phần.
Ø Nhu cầu vitamin (VTM):
Theo Lê Minh Hoàng (2002), vitamin có nhiều trong thức ăn động thực vật, nên
nếu phối hợp khẩu phần có đủ rau xanh, protein và heo được vận động, tắm nắng
đầy đủ thì có thể thu nhận đủ VTM cần thiết. Đối với heo nái chửa, VTM đóng vai
trò rất quan trọng, vì khi thiếu chúng sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bào thai,
thiếu trầm trọng có thể gây nên sẩy thai, chết thai, heo mẹ sẽ gầy yếu, dễ bị bại liệt
sau khi đẻ. Các VTM đặc biệt quan trọng là nhóm A, D, E, K, B.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 29


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Thành phần dinh dưỡng/1 kg thức ăn hỗn hợp cho heo nái chửa có thể như sau:
DE = 3300 Kcal, CP = 14%, Ca = 0,75%, P = 0,50%, Mn = 20 ppm, Iod = 0,2 ppm,
Se = 0,2 ppm, VTM B1 = 1,4 mg, VTM B12 = 4,1 mg, B5 = 16,5 mg, B12 = 0,014 mg.
Khi phối hợp khẩu phần cho heo nái chửa cần chú ý:
– Khẩu phần đảm bảo 20 – 30% là thức ăn xanh, củ quả.
– Không dùng các loại thức ăn kích thích.
– Không thay đổi thức ăn một cách đột ngột.
– Khẩu phần heo nái chửa kỳ 2 phải có chất lượng tốt, chế biến tốt, dung tích
nhỏ, dễ tiêu và nên chia nhỏ cho heo ăn thêm bữa trong ngày.
Bảng 2.11. Tiêu chuẩn ăn cho heo nái nội có chửa
Tuổi GĐ chửa KL heo (kg) ĐVTĂ Protein (g) Ca (g) P (g)
45 – 50 1,4 112 8,19 5,83
Kỳ 1 50 – 60 1,5 120 8,8 6,3
65 – 80 1,6 128 9,3 6,7
< 2 năm
45 – 50 1,6 128 9,3 6,7
Kỳ 2 50 – 65 1,7 136 10 7
65 – 80 1,8 144 10,5 7,5
65 – 80 1,2 96 7,0 5,0
80 – 95 1,3 104 7,6 5,5
Kỳ 1 95 – 110 1,4 112 8,2 5,8
110 – 125 1,5 120 8,7 6,3
> 2 năm 125 – 140 1,6 128 9,3 6,3
65 – 80 1,4 112 8,2 5,9
80 – 95 1,5 120 8,8 6,3
Kỳ 2 95 – 110 1,6 128 9,3 6,5
110 – 125 1,7 136 9,9 7,1
125 – 140 1,8 144 10,5 7,5
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)

2.5.2.2. Nuôi dưỡng – chăm sóc heo nái mang thai


Trần Văn Phùng (2008), giai đoạn chửa kỷ I và chửa kỳ II dùng khẩu phần có tỷ
lệ protein là 13 – 14%, năng lượng trao đổi từ 2800 – 2900 Kcal. Nhưng giai đoạn
II, mức ăn cần phải tăng từ 15 – 20% so với giai đoạn chửa kỳ I. Do giai đoạn chửa
kỳ I, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho heo nái
giai đoạn này là để duy trì cơ thể heo nái, một phần không đáng kể dùng để nuôi
bào thai. Ở giai đoạn chửa kỳ II, bào thai phát triển mạnh, cần dinh dưỡng cho bào
thai phát triển nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn
cuối để heo con sinh ra đạt khối lượng sơ sinh theo yêu cầu của từng giống là điều
rất quan trọng.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 30


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Khi xác định lượng thức ăn cho heo nái chửa cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
– Khối lượng cơ thể heo nái: nếu heo nái có khối lượng cơ thế lớn hơn cần cho
ăn nhiều hơn.
– Thể trạng của heo nái: nếu heo nái quá mập cần giảm bớt lượng thức ăn và
ngược lại để heo nái tích lũy thêm cho cơ thể.
– Giai đoạn chửa: chửa kỳ I cho ăn ít hơn chửa kỳ II.
– Tình trạng sức khỏe: nếu heo yếu cần tăng thức ăn để mau phục hồi chuẩn bị
cho giai đoạn nuôi con sau này.
– Nhiệt độ môi trường: khi nhiệt độ môi trường lên cao, heo mẹ biếng ăn. Khi
nhiệt độ xuống thấp cần tăng thêm thức ăn để heo mẹ chống lạnh.
– Chất lượng thức ăn: nếu thức ăn có chất lượng không cao, cần phải tăng lượng
thức ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho heo mẹ giai đoạn có chửa.
Bảng 2.12. Mức ăn cho heo nái mang thai (kg/nái/ngày)
Thể trạng heo nái
Giai đoạn
Nái ốm Nái bình thường Nái mập
Từ phối giống đến 21 ngày 2,5 2,0 1,5
Từ 22 – 84 ngày mang thai 2,5 2,0 1,5
Từ 85 – 110 ngày mang thai 3,0 2,5 2,5
Từ 111 – 112 ngày mang thai 2,0 2,0 2,0
Ngày mang thai thứ 113 1,5 1,5 1,5
Ngày cắn ổ đẻ 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0)
Nước uống Tự do Tự do Tự do
Nguồn: Trần Văn Phùng (2008)

Cho ăn ngày 2 bữa (sáng, chiều), cho ăn thức ăn tinh trước, rau xanh sau (nếu
có). Hằng ngày tắm heo 1– 2 lần vào mùa hè, mùa đông chỉ tắm heo vào ngày
nắng ấm.
Ø Hộ lý đỡ đẻ cho heo nái:
– Chuẩn bị chuồng trại: Trước khi heo đẻ 5 – 7 ngày, heo nái chửa được kiểm tra
và cho chúng tắm rửa sạch sẽ và chuẩn bị ổ đẻ cho heo. Nếu chăn nuôi heo công
nghiệp, chúng ta phải di chuyển heo mẹ lên chuồng đẻ (lồng đẻ) đã được vệ sinh
sạch sẽ. Chuồng đẻ đảm bảo khô, sạch, ấm áp, thông thoáng, yên tĩnh, kín đáo, có
hệ thống sưởi ấm, có rơm khô cắt ngắn độn chuồng.
– Chuẩn bị dụng cụ hộ lý đỡ đẻ cho heo: khi heo sắp đẻ (có chửa ngày thứ 114)
và thấy heo biểu hiện các triệu chứng tha rác làm tổ, bồn chồn không yên, mắt đỏ,
nước mắt nhiều, hay tiêu, tiểu vặt, bụng sa, mông sụt, có nhiều dịch nhầy tiết ra ở
âm môn, dính rác. Tính tình trở nên giữ tợn. Đó là heo sắp đẻ. Ta cần chuẩn bị dụng

SVTH: Lê Minh Trí Trang 31


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

cụ hộ lý, đỡ đẻ cho chúng bao gồm: một thúng, 1 khay có kéo, chỉ khâu, cồn Iod,
kìm bấm răng, giẻ sạch, sổ sách ghi chép. Heo thường đẻ vào ban đêm (80%) vì vậy
phải trực để đỡ đẻ. Heo đẻ con nào, bắt ngay con ấy ra, dùng giẻ sạch lau khô thân
mình, bấm răng, cắt rốn, có chỉ khâu thắt rốn trước khi cắt, sát trùng, cân khối lượng
sơ sinh, rồi cho bú sữa đầu. Khi cho bú sữa đầu phải tiến hành cố định đầu vú cho
chúng. Sưởi ấm ngay cho heo con, đặc biệt về mùa đông (Nguyễn Quang Linh và
ctv, 2009).
2.5.2.3. Ảnh hưởng của dinh dưỡng cho heo nái lên sự phát triển của phôi thai
Theo Trần Thị Dân (2006), trong tháng đầu của thai kỳ, không nên cho heo nái
ăn ở mức năng lượng cao. Nái có lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày càng cao (nhiều
hơn 1,5 kg/nái) thì tỷ lệ phôi sống càng giảm. Khi nái ăn 1,5 kg/ngày thì tỷ lệ phôi
sống 82,8%, còn 3 kg/ngày cho tỷ lệ phôi sống 71,9%.
Số lượng tế bào cơ của thai bắt đầu tăng từ ngày thứ 25 trở đi và tăng đến mức
tối đa vào ngày thứ 90. Do đó, tăng gần gấp đôi lượng thức ăn cho heo nái mang
thai vào giai đoạn 25 – 56 ngày sẽ làm tăng lượng tế bào cơ của thai lên 9 – 13%,
nghĩa là heo con có nhiều nạc hơn.
Hệ thống nang tuyến vú bắt đầu phát triển từ ngày mang thai 45. Giai đoạn mang
thai 75 – 90 ngày là giai đoạn phát triển các mô tạo sữa. Ở giai đoạn này, nếu năng
lượng ăn vào vượt quá nhu cầu duy trì và phát triển của bào thai thì năng lượng
được dùng để tích lũy mỡ trong cơ thể kể cả trong mô vú. Lượng mỡ này sẽ hạn chế
sự tăng trưởng của tế bào tạo sữa, kết quả là sản lượng sữa giảm ngay cả khi nái
đang ở lứa tiết nhiều sữa. Ngoài ra, tăng lượng protein thô tiêu thụ trong ngày cao
hơn mức nhu cầu bình thường (330 gam/ngày so với 216 gam/ngày) cũng không
mang lại lợi ích cho sự phát triển của tuyến vú. Mức ăn trong thời gian này nên
khoảng 2 – 2,2 kg/ngày với thức ăn có 2.900 – 3.000 Kcal năng lượng biến
dưỡng/kg thức ăn và 14 – 15% protein thô.
Vào giai đoạn 90 – 110 ngày của thai kỳ, nên tăng khẩu phần năng lượng cho nái
để đáp ứng sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, chỉ cần tăng ở mức vừa phải (2,5 –
3 kg/ngày với cùng loại thức ăn như trên) vì khẩu phần năng lượng cao hơn sẽ làm
cho nái mập mỡ, đẻ khó và nái sẽ ăn ít cũng như giảm khối lượng nhiều trong lúc
nuôi con.
Trong 10 ngày trước khi đẻ, lượng thức ăn cung cấp cho nái thường giảm để giới
hạn những xáo trộn khi sanh (đẻ khó, viêm đường sinh dục, viêm vú) mặc dù bào
thai vẫn ở giai đoạn phát triển nhanh. Bổ sung chất béo trong khẩu phần là một biện
pháp hữu hiệu để cải thiện khối lượng và sức sống của thai cũng như của heo con
sau khi sanh. Bổ sung 0,5 – 1% chất béo sẽ làm giảm bụi và tăng tính ngon miệng
nhưng ít tác dụng tới hiệu suất chăn nuôi, do đó bổ sung 3 – 7% là mức thường

SVTH: Lê Minh Trí Trang 32


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

dùng. Khẩu phần bổ sung 5 – 10% chất béo trong khoảng 10 ngày cuối của thai kỳ
đã làm tăng lượng béo trong sữa và nhờ vậy làm tăng sức sống của heo con (tỷ lệ
heo con còn sống trong giai đoạn theo mẹ tăng 2,6%). Trong cơ thể nái, lượng nhiệt
tạo ra do bởi tiêu hóa và biến dưỡng chất béo của khẩu phần thường thấp hơn lượng
nhiệt do bởi tiêu hóa và biến dưỡng tinh bột hoặc chất xơ. Do đó, năng lượng sẽ
được sử dụng hiệu quả hơn cho việc tạo sữa nếu thú được cho ăn thêm chất béo so
với ăn thêm tinh bột hoặc chất xơ. Tuy nhiên, cần lưu ý chất lượng của chất béo
được bổ sung, nhất là tình trạng ôi của chất béo. Chất béo được xem là ôi khi hàm
lượng acid béo tăng dần trong thời gian dự trữ. Tỷ lệ bổ sung chất béo còn tùy thuộc
lượng chất béo và thành phần của thức ăn đang sử dụng.
Theo Phùng Thị Vân (2004), cần cho heo nái chửa ăn đúng theo quy định, nếu
chúng ta cho heo nái ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí tiền bạc, do thừa với nhu cầu so
với giai đoạn chửa. Mặt khác về mặt kỹ thuật, nếu cho ăn nhiều thì heo nái sẽ quá
mập, tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt sau khi phối giống). Dễ làm chân yếu dẫn đến đè
chết con trong giai đoạn nuôi con. Tiết sữa kém trong giai đoạn nuôi con do tuyến
mỡ chèn ép tuyến sữa. Làm cho heo nái khó đẻ hoặc đẻ kéo dài.
Ngược lại, khi cho ăn thiếu so với nhu cầu: do không đủ dinh dưỡng, heo nái sẽ
ốm, dẫn đến thể chất kém, giảm sức đề kháng với bệnh tật. Heo mẹ sẽ không đủ dự
trữ cho kỳ tiết sữa, dẫn đến năng suất sữa thấp, heo con còi cọc, tỷ lệ nuôi sống
thấp. Thời gian khai thác heo nái không được lâu vì sớm loại thải nái. Thời gian
động dục lại sau tách con kéo dài. Do đó nếu cho ăn không đủ so với nhu cầu thì
chăn nuôi heo nái sẽ bị lỗ vốn.
2.5.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra/lứa và khối lượng sơ sinh của
heo con do quản lý, chăm sóc – nuôi dưỡng
Ø Những nhân tố ảnh hưởng tới số con đẻ ra/lứa:
– Kỹ thuật phối giống, tuổi heo mẹ: nếu phối đúng thời điểm, chất lượng tinh và
kỹ thuật phối tốt sẽ tăng số con đẻ ra/lứa (Whittemore, 1998).
– Số vú heo mẹ: giữa số vú heo mẹ với số con đẻ ra/lứa có tương quan dương (r
= 0,262). Do vậy khi chọn heo nái, nên chọn con có từ 12 vú trở lên.
– Sự tiêu biến bào thai trong giai đoạn có chửa: những nghiên cứu cho rằng 30 –
40% phôi bị tiêu biến mất giai đoạn đầu có chửa. Crombie (1970) chứng minh rằng
dấu hiệu đầu tiên của phôi định vị ở tử cung là vào ngày thứ 13 sau khi phối, sự
định vị và làm tổ được hoàn toàn là vào ngày thứ 24. Perry và Rowlands (1962) cho
biết số phôi bị tiêu biến ở ngày 13 – 18 sau khi phối là 28,4% và ở ngày thứ 26 – 40
là 34,8%. Các kết quả nghiên cứu ở Phillippines (1967) cho biết số phôi bị tiêu biến

SVTH: Lê Minh Trí Trang 33


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

ngày thứ 13 khoảng 41%, từ ngày 15 – 25 sau khi phối là 29,9% khi chế độ nuôi
dưỡng và chăm sóc không hợp lý.
– Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức sống của phôi: mối tương quan giữa dinh
dưỡng và sức sống của phôi đã được các tác giả Brooks (1970), Scofield (1972),
Anderson và Melampy (1972) tổng kết. Các loại thức ăn có ảnh hưởng đặc biệt là
vitamin và khoáng, có thể gây nên tiêu biến cả lứa đẻ. Sự giao động lớn về mức và
nguồn protein không thấy ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi chết (Tassell, 1967). Các thực
nghiệm về mức năng lượng ăn vào có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của phôi kể từ giai
đoạn động dục tới phối tinh hoặc ngay sau khi phối.
– Dutt và Chaney (1968) sử dụng 3 mức ăn ở giai đoạn phối tinh là 4,1; 2,4 và
1,2 kg/ngày (ME là 51,2; 30,0 và 15,0 MJ), kết quả khi tăng mức ăn thì tỷ lệ phôi
chết tăng lên ở nái hậu bị. Các nghiên cứu gần đây của Hughes (2008) cho biết rằng
khi tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ
tăng số tế bào trứng rụng, tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/lứa (bảng 2.13 – 2.15).
Bảng 2.13. Ảnh hưởng của mức ăn trước thời kỳ động dục tới số lượng trứng rụng
Mức ăn Cao Thấp
Số lược thí nghiệm 36 30
FI (MJDE/ngày) 42,8 23,4
Số tế bào trứng rụng 13,7 11,8
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của ngày ăn cao trước động dục tới số lượng tế bào trứng rụng
Số nái TN (n) Ngày ăn cao trước động dục Tế bào trứng rụng tăng
60 0–1 0,4
60 2–7 0,9
80 10 1,6
140 12 – 14 2,2
20 21 3,1
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của mức ăn ở tháng chửa đầu tới tỷ lệ phôi sống
Mức ăn (kg thức ăn/ngày) Tỷ lệ phôi sống
1,0 84
2,25 80
3,5 77
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)

– Beltranena, Foxcroft, Aherne và Kirkwood (1991): tăng mức ăn trước kỳ phối


giống, thì tăng nồng độ insulin trong máu. Theo các tác giả Cox, Barb, Kesner,
Kraling, Matamoros và Rampacek (1990), khi tiêm insulin thì tăng kích thích não,

SVTH: Lê Minh Trí Trang 34


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

tăng tiết LH. Meurer, Cox, Tubbs, (1991) cho rằng khi tăng insulin trong máu sẽ
tăng số tế bào trứng rụng. Nhưng tăng mức ăn trong giai đoạn đầu của thời kỳ có
chửa sẽ giảm tỷ lệ số phôi sống.
Nghiên cứu của Froblish (1979) cho biết: Mức ăn ở giai đoạn chửa 10,8 Mcal
ME/ngày, tuy nâng cao tốc độ tăng trọng nhưng không nâng cao khả năng sinh sản
so với mức ăn 5,4 Mcal ME. Nghiên cứu của Hoppe (1990): Với mức 6,0 Mcal ME
đối với nái F1 (Y × L) ở lứa đẻ thứ 4, vừa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và đáp
ứng khả năng sinh sản của chúng. Ảnh hưởng của VTM và khoáng mạnh hơn so với
ảnh hưởng của mức protein khẩu phần, chính vì thế khi nuôi dưỡng heo nái chửa
nên dùng tỷ lệ rau xanh trong khẩu phần thích hợp là cần thiết.
Tương quan năng lượng và protein trong khẩu phần: đối với heo nái chửa liên
quan đến tiết kiệm protein. Tăng nồng độ protein thức ăn có thể làm tăng khối
lượng cơ thể mẹ trong giai đoạn có chửa. Trung bình có thể tỷ số đó từ 10 – 14 g
CP/MJDE sẽ ít ảnh hưởng tới số con và khối lượng sơ sinh. Mức 12 g
protein/MJDE là đủ cho heo nái chửa. Mức protein thấp có thể làm giảm tỷ lệ thụ
thai và số con đẻ ra/lứa. Vì vậy người ta cho rằng nên giữ mức ăn của heo nái giai
đoạn nuôi con tiếp tục sau cai sữa tới lúc phối giống.
Ø Những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng sơ sinh của heo con
Theo Phùng Thị Vân (2004), giữa khối lượng sơ sinh và sức sống heo con có
liên quan rất chặt chẽ. Nghiên cứu của Whittemore (1998) cho rằng sự biểu thị đó
theo công thức: Tỷ lệ sống (%) = 75 × W0,8
Tăng trọng (g/ngày) từ sơ sinh tới 90 kg = 550 × W0,3
Những yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng sơ sinh của heo con là:
– Giống: các giống heo ngoại khối lượng sơ sinh = 1,2 – 1,5 kg/con; Ỉ, Móng
Cái, 0,4 – 0,6 kg/con. Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất tới khối lượng sơ sinh
của heo con.
– Cá thể: nếu heo mẹ có tầm vóc lớn thì khối lượng sơ sinh cũng sẽ lớn hơn.
– Tuổi: khối lượng sơ sinh heo con tăng từ lứa 1 – 3, sau đó ổn định và giảm dần
từ lứa 7 – 8.
– Số con đẻ ra/lứa: giữa số con đẻ ra/lứa và KLSS của heo con có tương quan
âm.
Như vậy heo mẹ đẻ với số con từ 11 – 12 con/lứa là lý tưởng nhất và có năng
suất sinh sản tốt nhất. Chính vì thế việc xác định thời điểm phối tinh thích hợp đã có
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sinh sản của heo nái. Số con đẻ ra/lứa càng cao thì
khối lượng sơ sinh càng giảm. Số heo con nhỏ dưới mức trung bình sẽ tăng lên.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 35


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Như vậy phôi định vị ở đoạn giữa của tử cung có khối lượng nhỏ hơn so với phôi
định vị ở đoạn dưới hoặc ở trên. Cơ chế giải thích vẫn chưa được sáng tỏ.

16

14
12
Số con/ổ

10
Số con/ổ
8
KLSS
6

4
2

0
1.43 1.23 1.22 1.2 1.19 1.18 1.17 1.13 1.08 1.04

KLSS (kg)

Sơ đồ 2.3. Tương quan giữa số con đẻ ra/lứa với k hối lượng sơ sinh của
heo con

Nguồn: Trần Văn Phùng (2008)

Dinh dưỡng: Hillyer, Phillip (1980), Cromwell và ctv (1982) cho rằng tăng thêm
lượng thức ăn 1,36 kg trong 23 ngày chửa cuối, khối lượng heo con tăng 40g và
khối lượng ở 21 ngày sẽ tăng lên 170g.

2.5.3. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con


Chăn nuôi heo nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là là khâu
cuối cùng tạo sản phẩm trong chăn nuôi heo nái sinh sản. Giai đoạn này quyết định
chất lượng heo con giống và hiệu quả kinh tế trong nghề chăn nuôi heo nái. Vì vậy
trong chăn nuôi heo nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Heo nái nuôi con tiết
nhiều sữa với chất lượng tốt; Cả heo mẹ và con khỏe, heo con sinh trưởng nhanh, có
số con và khối lượng cai sữa cao; Tỷ lệ đồng đều của đàn heo con cao; Heo mẹ ít bị
hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa.
2.5.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái nuôi con
Ø Nhu cầu năng lượng:
Việc cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho heo nái nuôi con là rất quan trọng, vì
giá trị năng lượng trong sữa rất cao. Trung bình sữa heo chứa khoảng 6% protein,
5% đường lactozo, 8% lipid. Tổng giá trị năng lượng trong 1 kg sữa heo là 5,4 MJ.
Nhưng để tạo được 1 kg sữa, heo nái cần cung cấp 8,8 MJDE từ thức ăn, hàng ngày
heo nái tiết rất nhiều sữa để nuôi con. Trung bình heo ngoại tiết từ 5 – 6 lít sữa, có
con cao sản có thể tiết > 10 lít/ngày, heo nội Móng Cái cũng tiết trung bình 3 – 4
lít/ngày. Vì vậy nhu cầu năng lượng đòi hỏi rất cao. Nếu không cung cấp đủ thì heo
mẹ phải huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để tạo sữa, nên mau chóng gầy

SVTH: Lê Minh Trí Trang 36


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

mòn, tỷ lệ hao mòn cơ thể trong giai đoạn nuôi con cao. Phương pháp xác định nhu
cầu năng lượng cho heo nái nuôi con như sau:
Nhu cầu năng lượng = Năng lượng duy trì + năng lượng sản xuất sữa
Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE × W0,75 và năng lượng sản xuất sữa = số lít sữa
tiết/ngày × 8,8 MJDE. Như đã nói ở trên, nếu không cung cấp đủ nhu cầu dinh
dưỡng cho heo mẹ, chúng sẽ huy động năng lượng dự trữ trong cơ thể để tạo sữa.
Cứ thiếu hụt 47 MJDE từ thức ăn thì sẽ làm cơ thể mẹ hao mòn 1 kg. Nếu cung cấp
thừa năng lượng thì cứ thừa 50 MJDE từ thức ăn thì sẽ làm tăng trọng cơ thể 1 kg.
Ví dụ: xác định lượng thức ăn thích hợp cho 1 heo nái nuôi 9 heo con, có khối
lượng 160 kg, khả năng tiết sữa (7 lít/ngày). Biết rằng năng lượng chứa trong 1 kg
thức ăn là 13 MJDE. Hãy tính toán nhu cầu năng lượng cho heo nái này trong một
ngày đêm.
Cách tính toán như sau: ME = Năng lượng duy trì + Năng lượng tiết sữa = (0,5
MJDE × 1600,75) + (8,8 MJDE × 7 lít) = 84,1 MJDE. Vậy lượng thức ăn trong một
ngày đêm sẽ là = 6,5 kg.
Như vậy nhu cầu năng lượng cho heo nái tiết sữa nuôi con là rất cao. Nguồn
năng lượng cung cấp cho heo nái nuôi con là gạo, cám, bột ngô, bột sắn, bột rễ
củ và các phụ phẩm. Nhưng bột sắn nên dùng với hàm lượng ít trong khẩu phần
(< 20%).
Ø Nhu cầu protein:
Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), việc xác định nhu cầu protein cho heo
nái nuôi con khá phức tạp. Để xác định, ta cần phải biết sản lượng sữa trung
bình/ngày của heo mẹ, tỷ lệ protein trong sữa, protein duy trì của cơ thể mẹ.
Có thể áp dụng mô hình tính toán:
Protein nhu cầu = Protein duy trì + Protein tạo sữa
– Protein duy trì: phương pháp xác định cũng tương tự như đối với việc xác
định cho heo nái chửa, nhu cầu protein duy trì trung bình là 60 g (Whittermore và
cộng sự, 1987). Carr và Borman (1982), đề nghị công thức tính protein duy trì là
0,15 g N × W0,75.
– Protein để tạo sữa: để xác định nhu cầu protein sản xuất sữa của heo nái, căn
cứ vào hàm lượng protein trong sữa và sản lượng sữa tiết hàng ngày mà xác định
(sữa heo chứa trung bình 6% protein). Từ 2 nhu cầu trên ta sẽ xác định được Protein
nhu cầu. Căn cứ giá trị sinh học (BV) và tỷ lệ tiêu hoá của protein, ta sẽ xác định
được lượng protein thô trong thức ăn. Căn cứ lượng thức ăn cung cấp, xác định
được tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 37


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Ví dụ: hãy tính nhu cầu protein cho 1 heo nái có sản lượng sữa 7 lít/ngày.
Cách tính: nhu cầu protein = nhu cầu protein duy trì + nhu cầu protein tạo sữa =
60 g + 7000 g sữa × 0,06 = 480 g/ngày. Nếu giá trị BV = 65%, tỷ lệ tiêu hoá = 80%,
thì lượng protein thô (CP) cần cung cấp hàng ngày là: CP = 480 g/ 0,65 / 0,8 = 923
g/ngày.
Qua đó ta thấy nhu cầu protein cho heo nái nuôi con là rất cao. Nếu không cung
cấp đủ thì heo mẹ phải huy động nguồn protein dự trữ trong cơ thể của nó để tạo
sữa, heo mẹ sẽ hao mòn cơ thể cao, lâu phục hồi lại sức khoẻ sau cai sữa. Khi bổ
sung protein cho heo nái nuôi con, chú ý tới chất lượng protein, đảm bảo tỷ lệ đạm
động vật có chất lượng tốt với tỷ lệ thích hợp (cân bằng axit amin trong khẩu phần,
tỷ lệ axit amin có thể như sau: Lysine 3,8%, Methionine + Cystine 2,5%, Threonine
2,6%, Leusine 6,4%, Tryptophan 0,8%, Histidine 1,9%, Izoleusine 4,5%, Valine
4,6%, Tyrozine + Phenylalanine 6,3%)
Ø Nhu cầu về khoáng:
Trần Văn Phùng (2008), đối với heo nái nuôi con, chất khoáng rất quan trọng vì
nó liên quan đến quá trình trao đổi chất, sản xuất sữa và sức khoẻ heo mẹ, heo con.
Một số khoáng quan trọng là Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Zn... Trong đó Ca và P là quan
trọng nhất, vì thiếu chúng heo mẹ phải huy động nguồn Ca, P từ trong xương để sản
xuất sữa. Nên heo mẹ sẽ bị gầy yếu, mềm , xốp xương, bại liệt, kém ăn. Khi thiếu
Na, K gây nên co giật thần kinh. Vì vậy cần đảm bảo tỷ lệ chất khoáng trong thức
ăn heo nái nuôi con: Với tỷ lệ Ca chiếm 0,7 – 0,8 %, P chiếm 0,4 – 0,5%, muối ăn
chiếm 0,5%. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng dưới dạng
premix khoáng 1%. Hoặc Fe: 80 mg, Cu: 8 mg, Zn: 50 mg/kg thức ăn.
Ø Nhu cầu về Vitamin:
Theo Nguyễn Quang Linh và ctv (2009), VTM đóng vai trò rất quan trọng trong
dinh dưỡng heo nái nuôi con. Thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất bị trở ngại, heo
mẹ dễ mắc bệnh, sản lượng và chất lượng sữa kém. Trong các loại VTM, thì quan
trọng là các VTM A, D, E, K, B, C.
Hàm lượng các loại VTM trong 1 kg thức ăn hỗn hợp: VTM A: 3300 UI; VTM
D: 220 UI; VTM B1: 1,1 microgam; B2: 3,3 mg; B12: 0,011 mg. Cho heo nái nuôi
con ăn đủ rau xanh, vận động tắm nắng đầy đủ để tránh hiện tượng thiếu VTM D.
2.5.3.2. Nuôi dưỡng – chăm sóc heo nái nuôi con
Trần Văn Phùng (2008) đề nghị tăng lượng thức ăn ở ngày thứ 1, 2, 3 sau khi đẻ
tương ứng với lượng thức ăn là 1, 2, 3 kg. Từ ngày đẻ thứ 4 trở đi, lượng thức ăn
của heo mẹ được tính dựa trên số heo con theo mẹ:

SVTH: Lê Minh Trí Trang 38


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Nếu heo nái có 6 con trở xuống, cho ăn 4 kg thức ăn/nái/ngày.


Nếu heo nái có nhiều hơn 6 con, cho ăn theo công thức sau:
Lượng thức ăn = 2 kg + (số con Í 0,3 kg/con) cho nái/ngày.
Lượng thức ăn cho heo nái cũng cần căn cứ vào thể trạng. Nếu heo nái quá gầy
thì cho ăn thêm 0,5 kg/ngày và ngược lại.
Lượng thức ăn cho heo mẹ vào ngày cai sữa: một ngày trước khi cai sữa, giảm
lượng thức ăn xuống 20 – 30%. Ngày cai sữa cho nái nhịn ăn và hạn chế uống nước.
Lưu ý: trong trường hợp heo nái có số con nhiều hơn 10, mà đàn con lại mập,
trong khi đó heo mẹ lại ốm thì cho heo mẹ ăn tự do bằng cách tăng số bữa ăn/ngày
cho heo mẹ để heo mẹ cung cấp đủ sữa cho heo con và hạn chế độ hao mòn của cơ
thể. Đối với heo nái nội cho ăn lượng thức ăn tăng cao hơn so với giai đoạn chửa.
Mức ăn trung bình cho heo nái nội có 10 con là 3 – 3,5 kg.
Ø Kỹ thật cho ăn:
– Heo nái nuôi con trong thời gian mới đẻ, mỗi bữa cho ăn một ít, chia 3 – 4
lần/ngày. Khoảng cách giữa các bữa đều nhau.
– Tránh đổi thức ăn đột ngột từ giai đoạn chửa sang giai đoạn nuôi con, gây ảnh
hưởng đến quá trình tiêu hóa.
– Thường xuyên theo dõi khả năng ăn của heo nái để có biện pháp can thiệp.
2.5.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất cho sữa của heo nái
– Giống: theo kết quả nghiên cứu của Allen và Lasley: heo Berkshire có sản
lượng sữa 1,9 – 3,3 kg/ngày; heo Polanchina từ 1,5 – 3,8 kg; heo Duroc từ 1,9 – 3,0
kg, heo Landrace từ 2,5 – 3,5 kg. Các tài liệu gần đây cho biết: Heo nái Yorkshire
và Landrace có thể tiết > 10 lít sữa/ngày.
– Số con để nuôi trong một ổ: theo Burger thì giữa số con để nuôi với sản
lượng sữa của heo mẹ có mối tương quan dương chặt chẽ (r = 0,8; Salmon: r =
0,72). Theo Esley sản lượng sữa của heo mẹ phụ thuộc vào số con để nuôi trong
một ổ (bảng 2.16).
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của số heo con/ổ tới sản lượng sữa của heo mẹ
Số con nuôi/ổ Sản lượng sữa (kg/ngày) Lượng sữa/con/ngày (kg)
6 5–6 1,07
8 6–7 0,9
10 7–8 0,8
12 8–9 0,7
Nguồn: Esley (1956)

SVTH: Lê Minh Trí Trang 39


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

– Tuổi và lứa đẻ heo mẹ: Sản lượng sữa của heo mẹ lứa đầu thấp sau đó tăng
dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa đẻ thứ 8, thứ 9 trở
đi. Do vậy hiện nay nhiều nước loại thải heo mẹ sau khi đẻ 7 – 8 lứa.
– Số vú heo mẹ: Giữa số vú và sản lượng sữa có tương quan dương (r = 0,262).
– Vị trí của vú: Sản lượng sữa giảm dần từ cặp vú phía trước ngực ra sau bụng.
Do vậy trong chăm sóc heo con sau khi đẻ việc cố định núm đầu vú cho heo con rất
quan trọng và góp phần nâng cao năng suất sinh sản của heo nái.
Bảng 2.17. Sản lượng sữa ở các cặp vú của heo Yorkshire
SL sữa/tuần SL sữa/tuần
Cặp vú Cặp vú
(g) (g)
Thứ nhất 4792 Thứ tư 3453
Thứ hai 3824 Thứ năm 3717
Thứ ba 3617 Thứ sáu và cuối 2703
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)

– Dinh dưỡng và thời tiết: Là nhân tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới sản lượng sữa
mẹ. Nguyên liệu tạo sữa được lấy từ thức ăn cung cấp hàng ngày cho heo mẹ. Vì
vậy, để nâng cao sản lượng và chất lượng sữa của heo nái thì khối lượng và chất
lượng thức ăn cung cấp hàng ngày cho heo nái có ý nghĩa rất quan trọng. Như vậy
mức ăn cao cho heo nái giai đoạn nuôi con đã làm tăng sản lượng sữa, giảm tỷ lệ
hao mòn heo mẹ trong giai đoạn nuôi con.
– Ảnh hưởng mức ăn đến năng suất và chất lượng sữa: Khi lượng ăn vào tăng sẽ
nâng cao sản lượng sữa (Den Hartog và ctv, 1984). Khi lượng ăn vào giảm, dinh
dưỡng để sản xuất sữa phải sử dụng từ nguồn dinh dưỡng dự trữ của cơ thể. Mullan
và Williams (1989) cho biết số lượng lớn mỡ và protein của cơ thể được huy động
để sản xuất sữa.
Bảng 2.18. Ảnh hưởng của mức ăn đến các chỉ tiêu của sữa và hao mòn cơ thể heo nái
Lượng thức ăn ăn vào (kg/ngày)
Các chỉ tiêu
4,4 5,1 5,9 6,8
Sản lượng sữa (kg/ngày) 6,0 6,1 6,6 7,0
Protein (%) 5,2 5,1 4,9 5,1
Mỡ sữa (%) 5,8 5,6 5,6 5,7
Khoáng (%) 1,0 0,9 0,9 0,9
Hao mòn cơ thể (kg) 33,0 18,0 12,0 6,0
Nguồn: Nguyễn Quang Linh và ctv (2009)

– Nước: Nước chiếm 80 – 85% trong sữa, vì vậy heo tiết sữa đòi hỏi lượng nước
rất lớn. Theo Friend (1971), nên cho heo nái uống nước tự do, mức nước từ 2,3 –
3,9 lít/kg vật chất khô của thức ăn là thích hợp. Theo Whittemore (1998), lượng

SVTH: Lê Minh Trí Trang 40


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

nước tối thiểu cần cung cấp cho heo heo nái nuôi con (lít) = 0,03 + 3,6 × vật chất
khô ăn vào (kg). Heo nái nuôi con, heo choai trung bình cung cấp tỷ lệ nước/thức ăn
khô = 5/1; Nái chửa = 3/1.
– Thời tiết, khí hậu: Thời tiết mát mẻ heo mẹ sẽ tăng ăn vào, tăng sản lượng sữa.
Nhiệt độ cao heo sẽ giảm ăn vào và giảm sản lượng sữa. Theo NRC (1999), nhiệt độ
trung bình 24h lý tưởng của heo nái là 20oC. Khi nuôi ở nhiệt cao hoặc thấp hơn
20oC thì lượng ăn vào của heo mẹ sẽ tăng hoặc giảm 323 Kcal DE/1oC
– Ảnh hưởng của mức protein và axit amin trong khẩu phần tới khả năng sản
xuất sữa của heo: khi tăng mức protein thô trong khẩu phần của heo (17 – 100 kg)
từ 11,9% lên 12,9% và 14,0% thì sẽ nâng tăng trọng lên 15,8% và 40%. Rudakop
A.Z cho biết tăng mức protein trong các khẩu phần có cùng năng lượng thì làm tăng
tích lũy protein trong cơ thể. Như vậy mức protein trong khẩu phần có ảnh hưởng
một cách đáng kể đến trao đổi chất và năng lượng, cũng như khả năng sản xuất của
heo. Cần chú ý tính toán đến mức các axit amin và các yếu tố dinh dưỡng khác
trong khẩu phần để xác định tiêu chuẩn protein cho heo ở các hướng sản xuất khác
nhau. Các tác giả cho biết khi đã cung cấp một lượng axit amin thích hợp vào khẩu
phần ăn của heo nái có thể nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, sử dụng N và ảnh hưởng tốt đến
sinh trưởng cũng như chức năng sinh sản của heo. Theo V. Seclop lượng Lysine
trong khẩu phần của heo con bú sữa 6,5% so với protein thô, còn Methionine với
lượng 3,5 – 3,7% đã nâng tăng trọng lên 6,1 – 8,6%, giảm chi phí thức ăn xuống
7,7%. Còn theo Stepurin G. F., khi tăng mức Lysine trong khẩu phần heo con từ 4
lên 4,6% so với protein thô thì tăng trọng được nâng lên 9%, tiêu tốn thức ăn giảm
(3,2 xuống 2,9 ĐVTA/kg). Trong các axít amin quan trọng nhất đối với heo là
Lysine. Mối tương quan giữa Lysine và hàm lượng protein trong khẩu phần, theo
McWard, Klay và Becker chúng thể hiện trong công thức: Yop = 7,23 – 0,131 x
(Yop là % lysine thích hợp trong protein, x là % protein trong khẩu phần).
Như vậy khi trong khẩu phần có hàm lượng protein cao thì mức Lysine bổ sung
có thể thấp, và ngược lại. Theo Cole (1985) lượng Lysine thích hợp là 0,9% và
protein thô là 18,5% trong khẩu phần cho heo con cai sữa tới lúc đạt 50 kg. Tuy
nhiên, cần có mức Lysine 0,7% và protein thô 15% cho heo 50 – 90 kg. Methionine
0,5 – 0,6%; Tryptophan: 0,15 – 0,20% trong khẩu phần là thích hợp.
– Tương quan năng lượng và protein trong khẩu phần: đối với heo nái nuôi con
hàng ngày có thể sử dụng 400 – 700 g protein để tạo sữa. Sản xuất sữa ở heo cũng
tương tự như quá trình sinh trưởng, và nhu cầu đòi hỏi số lượng lớn cả protein và
năng lượng. Giảm tỷ số xuống dưới 13 g protein thô/MJDE là nguyên nhân làm
giảm sản lượng sữa và tăng cao tỷ lệ hao mòn cơ thể. Nới rộng tỷ số sẽ khắc phục

SVTH: Lê Minh Trí Trang 41


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

được sự thiếu hụt protein, nhưng mức > 14 g CP/MJDE cũng không ảnh hưởng lớn
đến nâng cao sản lượng sữa.

2.5.4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái chờ phối (nái khô)
Ø Nuôi dưỡng và chăm sóc:
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), đây là giai đoạn heo nái
sau khi cai sữa heo con. Giai đoạn này heo nái thường qua thời gian nuôi con, độ
hao mòn cơ thể nhiều, cần tăng khẩu phần để chuẩn bị cho phối lứa tiếp theo. Phải
đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp như sau: protein = 14%,
năng lượng trao đổi 2900 – 3000 Kcal. Sau khi tách con, nái được chuyển về khu
vực chờ phối, tiêm 5 ml AD3E, bổ sung thêm Se và VTM E vào trong khẩu phần để
tăng tỷ lệ thụ thai.
Theo Trần Văn Phùng (2008) đề nghị: ngày cai sữa, cho heo mẹ nhịn ăn, đồng
thời hạn chế nước uống. Ngày sau đó, heo nái được cho ăn với mức 3 – 4
kg/con/ngày, tùy thuộc vào thể trạng của heo nái sau cai sữa. Nếu: heo nái có thể
trạng bình thường cho ăn 3,5 kg/ngày; heo nái ốm cho ăn 4 kg/ngày; heo nái mập
cho ăn 3 kg/ngày. Chế độ cho ăn này chỉ thực hiện đến khi phối giống trở lại, bình
thường thời gian này kéo dài 3 – 5 ngày đối với nái có thời gian cai sữa heo con từ
28 – 35 ngày tuổi. Kể từ khi phối giống, heo nái chuyển sang chế độ ăn của heo nái
mang thai. Không nên cho heo nái ăn quá nhiều sau 35 ngày phối giống có chửa (kể
cả heo nái ốm).
Ø Ảnh hưởng của thời gian cai sữa heo con đến năng suất sinh sản của heo nái
và thời gian lên giống lại của heo nái sau cai sữa:
Thời gian cai sữa tiêu chuẩn: 21 – 28 ngày.
Không nên cai sữa trước 18 ngày vì hầu hết nái chậm lên giống lại (Prolactin ức
chế sự phân tiết FSH và LH, tử cung cần thời gian để hồi phục). Cũng không nên
cai sữa sau 28 ngày vì sẽ ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm (tuy nhiên heo con phải
đạt khối lượng tối thiểu 5 kg khi cai sữa để phát triển tốt ở giai đoạn sau). Tập cho
heo con biết ăn sớm (5 – 7 ngày tuổi) giúp cai sữa dễ dàng ở 21 – 28 ngày tuổi.
Khối lượng heo con khi cai sữa đạt 6 kg giúp phát triển tốt ở giai đoạn kế tiếp (Việt
Tín, 2009).
Theo Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến (2000), không nên cai sữa heo con sau giai
đoạn 2 – 3 tuần tuổi vì thời điểm này chúng có nguy cơ mắc bệnh cao vì lượng miễn
dịch thụ động giảm thấp còn miễn dịch chủ động chưa hình thành đầy đủ. Ngoài ra
trong giai đoạn này heo tiếp thu một lượng thuốc (được trộn vào thức ăn hay pha
vào nước uống) rất ít vì ăn chưa nhiều nên khả năng phòng bệnh kém. Tuổi cai sữa
heo con càng sớm thì thời gian lên giống lại càng kéo dài và tỷ lệ phối giống đậu

SVTH: Lê Minh Trí Trang 42


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

thai càng thấp. Tuổi cai sữa sớm làm số noãn xuất thấp hơn và số phôi chết tăng.
Nên làm cho số con đẻ ra/ổ của lứa đó ít.
Tỷ lệ đậu thai giảm 17% ở nái cai sữa heo con lúc 14 ngày tuổi (cai sữa cực
sớm) so với khi cai sữa ở 28 ngày (Leman, 1992).
Theo Vũ Duy Giảng (2009). Hiện nay các cơ sở chăn nuôi heo ngoại thường cai
sữa cho heo vào tuổi 21 ngày. Lựa chọn tuổi cai sữa 21 ngày là dựa trên cơ sở sinh
học của heo mẹ và heo con:
† Về phía heo mẹ: thời gian 21 ngày đủ để tử cung phục hồi, chuẩn bị đón lần
chửa sau. Nếu cai sữa trước 21 ngày, tỷ lệ thụ thai sẽ giảm, tỷ lệ trứng thụ tinh cũng
giảm và tỷ lệ phôi chết tăng.
† Về phía heo con: chức năng giải phẫu của ống tiêu hoá và hệ thống enzyme để
tiêu hoá các nguồn carbohydrat và protein không phải sữa chỉ thực hiện được khi heo
đạt 3 tuần tuổi. Ngoài ra khả năng miễn dịch của heo con hoàn toàn phụ thuộc vào
sữa của heo mẹ trong khoảng 3 – 4 tuần đầu sau đẻ, chỉ sau tuổi này heo con mới có
miễn dịch chủ động và đủ khả năng để chống lại các loại vi khuẩn bệnh xâm nhập.
Khối lượng cai sữa của heo con cần phải vượt trên 6,5 kg và để có khối lượng
này, tuổi cai sữa phải bắt đầu từ ngày thứ 21.
Để cho heo trong một ổ có khối lượng đồng đều, người ta có thể cho cai sữa theo
những ngày khác nhau. Những con có tầm vóc lớn cho cai sữa 21 – 24 ngày, còn
những con tầm vóc nhỏ cai sữa xung quanh 26 – 30 ngày. Tất nhiên cách này khó
thực hiện trong sản xuất và thường chỉ được các cơ sở chọn giống áp dụng.
Như vậy cai sữa 21 ngày là một biện pháp giúp heo con có đủ khả năng sống
bằng thức ăn rắn và sống độc lập không phụ thuộc vào mẹ.
Theo Võ Văn Sơn (2003), phân tích ảnh hưởng của yếu tố tuổi cai sữa của heo
con trên thời gian lên giống lại của heo nái mẹ, nhận thấy cai sữa heo con ở 21 ngày
tuổi làm cho nái chậm lên giống lại trung bình 2,6 ngày so với cai sữa 28 ngày.
Bảng 2.19. Thời gian lên giống lại và tỷ lệ phối giống đậu thai heo nái sau cai sữa
Thời gian lên giống lại Tỷ lệ phối đậu thai
Tuổi cai sữa (ngày)
(ngày) (%)
21 9,1 80
28 6,5 90
Nguồn: Võ Văn Sơn (2003)

Điều này cho thấy, song song với những thuận lợi về tăng trọng và chuyển hóa
thức ăn của heo con, người chăn nuôi sẽ gặp những bất lợi khi heo nái chậm lên
giống vài ngày so với việc cai sữa heo con ở 28 ngày. Tuy nhiên, nếu so với việc cai

SVTH: Lê Minh Trí Trang 43


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

sữa sớm hơn 7 ngày thì người chăn nuôi vẫn còn lợi hơn 4,4 ngày trong chu trình sinh
sản của heo nái, đồng thời tiết kiệm khá nhiều chi phí khác như thức ăn và chuồng
trại cho heo nái nuôi con, việc cai sữa heo ở 21 ngày tuổi vẫn có nhiều ưu thế.
Theo Vũ Duy Giảng (2009), cai sữa 21 ngày đã trở thành quy trình chăn nuôi heo
ngoại của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây người ta
nhận thấy rằng cai sữa 21 ngày tuy làm tăng được số lứa đẻ của heo nái trong năm,
nhưng tổng lượng thịt mà một heo nái sản xuất trong một năm thì lại không bằng cai
sữa 28 ngày, ngoài ra heo sau cai sữa khoẻ mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hoá hơn.
Kết quả theo dõi của công ty giống heo JSR của Anh cho biết (theo JSR
Technical mamual – 1999):
– Heo cai sữa 21 ngày hay 28 ngày có khối lượng lần lượt là 6,8 kg và 7,7 kg;
khi heo đạt 133 ngày, khối lượng ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày lần lượt
là 96,3 kg và 103,6 kg.
Bảng 2.20. Kết quả so sánh giửa cai sữa ở 21 ngày tuổi và 28 ngày tuổi
Nhân tố Cai sữa 21 ngày Cai sữa 28 ngày
Khối lượng heo khi cai sữa (kg) 6,8 7,7
Khối lượng 35 ngày (kg) 18,9 22,4
Khối lượng 63 ngày (kg) 36,9 42,2
Khối lượng 133 ngày (kg) 96,3 103,6
Số ngày chửa 115 115
Số ngày tiết sữa nuôi con 21 28
Số ngày chờ phối 15 15
Tổng (ngày) 151 158
Số lứa/heo nái/năm 2,41 2,31
Số heo thit sản xuất/lứa/năm 10,0 10,0
Số heo thịt sản xuất/100 heo nái/năm 2410,0 2310,0
Sản lượng thịt hơi/100 heo nái/năm (tấn) 232,083 239,316
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 75,0 75,0
Sản lượng thân thịt/heo nái/năm (tấn) 174,062 179,487
(Nguồn JSR Technical mamual – 1999)

– Tương ứng với tuổi cai sữa 21 ngày hay 28 ngày, số lứa đẻ của một heo mẹ
mỗi năm là 2,41 và 2,31. Trừ mọi hao hụt do bệnh tật, chết hay loại thải, mỗi heo
nái sản xuất 10 heo thịt/lứa/năm.
– Như vậy, cứ 100 heo nái thì mỗi năm sản xuất một lượng thịt xẻ (tỷ lệ thịt xẻ
75%) như sau:
† Đối với heo cai sữa 21 ngày:

SVTH: Lê Minh Trí Trang 44


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

100 heo mẹ × 2,41 lứa × 10 heo thịt/lứa × 96,3 kg × 75% = 174.062 kg


† Đối với heo cai sữa 28 ngày:
100 heo mẹ × 2,31 lứa × 10 heo thịt/lứa × 103,6 kg × 75% = 179.487 kg
Ø Ảnh hưởng của tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ sau cai sữa đến năng suất của heo nái
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), heo mẹ sau khi đẻ, nuôi con, cơ
thể bị gầy sút. Điều ấy rất ảnh hưởng đến thời gian động dục lại sau cai sữa của heo
mẹ và năng suất của lứa đẻ tiếp theo. Do đó cần tính tỷ lệ hao mòn của cơ thể heo
mẹ và hạn chế nó xuống mức càng thấp càng tốt. Sự hao mòn trong quá trình nuôi
con cũng cho biết được khả năng tiết sữa của heo mẹ vả kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng của cơ sở chăn nuôi. Cai sữa sớm heo con là biện pháp hữu hiệu để làm giảm
hao mòn của cơ thể mẹ.
Tỷ lệ KL heo mẹ sau đẻ 24h – KL heo mẹ khi cai sữa
Hao mòn = h
× 100
(%) KL heo mẹ sau đẻ 24
Theo Vũ Duy Giảng (2010), heo mẹ hao mòn cơ thể nhiều thì làm cho thời gian
chờ phối kéo dài ra. Một nghiên cứu trên heo mẹ đang tiết sữa nuôi con cho biết:
nếu hao cơ thể heo mẹ trong thời kỳ này là 20 – 25 kg thì thời gian phối giống trở
lại nằm trong khoảng 5 – 7 ngày, nhưng nếu hao mòn cơ thể heo mẹ là 30–35 kg thì
thời gian phối giống trở lại kéo dài tới 10 – 15 ngày. Thời gian chờ phối càng kéo
dài thì càng làm giảm số lứa đẻ của heo nái trong năm.
Thể trạng của heo theo quy trình nuôi dưỡng hiện nay được xác định theo điểm
thể trạng (ĐTT). Có 5 thang ĐTT đánh số từ 1 đến 5 căn cứ vào hình vóc và tình
trạng béo gầy của heo.

Hình 2.7. Thể trạng của heo nái theo các thang điểm khác nhau
Nguồn: Vũ Duy Giảng (2010)

SVTH: Lê Minh Trí Trang 45


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Bảng 2.21. Điểm thể trạng heo nái

Hệ thống chấm điểm


Vị trí 1 2 3 4 5
(Gầy còm) (Ốm) (Lý tưởng) (Mập) (Quá mập)
Nhìn thấy
Nhìn thấy Không nhìn Khó sờ tìm Rất khó sờ
nhưng phải
Xương sống xương sống thấy, lưng được xương tìm được
sùng tay ấn
rõ ràng đầy và dầy sống xương sống
vào

Xương chỏm Chỏm sâu Chỏm rộng Chỏm bằng Có lớp mỡ Có lớp mỡ
và xương xung quanh xung quanh không có độ nên chỏm dô dày
khấu đuôi khấu đuôi khấu đuôi sâu ra

Xương chậu
Không nhìn Xương chậu
nằm rất sâu,
thấy, phải nằm sâu,
phải dùng
Xương chậu Nhìn thấy rõ Nhìn thấy dùng tay ấn dùng tay ấn
tay ấn mạnh
xuống mới mạnh xuống
mới thấy
sờ thấy được mới thấy
được

Nguồn: Vũ Duy Giảng (2010)

Hình sau đây minh họa rõ hơn thể trạng của heo theo các thang điểm khác nhau.
Điểm thể trạng thường tương ứng với độ dày mỡ lưng đo ở xương sườn số 10 (đo
bằng máy siêu âm). Cần đảm bảo điểm thể trạng theo tiêu chuẩn sau (tiêu chuẩn này
áp dụng cho heo ngoại):

2.6. MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH
SẢN CỦA HEO NÁI

2.6.1. Ảnh hưởng của mùa đến năng suất sinh sản của heo nái
Theo Đỗ Võ Anh Khoa (2003), số con sơ sinh/ổ của những nái được phối vào
mùa khô thấp hơn vào mùa mưa. Những nái sinh con vào mùa khô có khối lượng sơ
sinh thấp hơn vào mùa mưa là có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Kết quả trên có thể lý
giải rằng, mặc dù nhiệt độ bình quân trong mùa khô thấp hơn trong mùa mưa nhưng
biên độ dao động nhiệt trong mùa khô tương đối lớn nên tỷ lệ thụ thai thấp hơn ở
nhóm nái sinh sản vào mùa này.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 46


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Bảng 2.22. Kết quả khảo sát năng suất sinh sản qua hai mùa
SCSS KLSS SC21 KL21 SCCS KLCS
Mùa n (con/ổ) (kg/ổ) (con/ổ) (kg/ổ) (con/ổ) (kg/ổ)
µ ± SD µ ± SD µ ± SD µ ± SD µ ± SD µ ± SD
Mùa SS
- Mùa khô 2096 10,07±2,83 14,01±3,88 9,03±1,57 43,76±10,90 8,83±1,66 62,00± 15,96
- Mùa mưa 2749 10,43±2,84 14,42±3,99 9,07±1,56 44,38±10,93 8,83±1,68 62,29±15,31
Mùa PG
- Mùa khô 2063 10,12±2,83 14,06±4,00 8,97±1,54 43,31±11,03 8,79±1,69 61,09± 15,57
- Mùa mưa 3004 10,15±2,84 14,14±3,92 9,08±1,57 44,70±10,83 8,89±1,65 63,33± 15,49
Nguồn: Đỗ Võ Anh Khoa (2003)

2.6.2. Ảnh hưởng của stress nhiệt đến năng suất sinh sản của heo nái
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), nhiệt độ trên 85oF (29,5oC) sẽ làm
chậm hoặc ngăn cảng sự động dục, giảm mức độ rụng trứng và ngăn hiện tượng
chết thai sớm.
Stress nhiệt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của heo đực cũng như heo
nái. Vì vậy hạn chế tress nhiệt cho heo, các hệ thống chuồng trại, cần quạt thông
thoáng, phun nước trên mái, phun sương... năng suất sinh sản của heo sẽ cao.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của heo nái được
trình bày qua bảng 2.22.
Bảng 2.23. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất sinh sản của heo nái
Nhiệt độ (oC)
Các chỉ tiêu
26 – 27 30 33
Số nái 74 80 80
Số nái động dục 74 78 73
Số nái không động dục 0 2 7
Số nái động dục lại 2 8 8
Số nái chửa 67 67 62
Tỷ lệ nái có chửa 90 85 78
Nguồn: Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007)

2.6.3. Ảnh hưởng của không gian tử cung


Sự biến đổi lớn về chiều dài và khối lượng tử cung heo mẹ từ đầu giai đoạn
chửa. Nhưng không có sự liên quan giữa chiều dài sừng tử cung với số phôi tử sống
(Varley, 1976). Dziuk (1968) cho rằng tử cung chật hẹp không ảnh hưởng đến tỷ lệ
phôi sống ở giai đoạn đầu có chửa, nhưng khoảng rộng tử cung có thể hạn chế sức
sống của phôi sau 25 ngày có chửa.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 47


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.6.4. Ảnh hưởng của phôi thai bị chết


Scofield (1969) cho rằng sự tiêu thai trong giai đoạn có chửa khoảng 30 – 40%,
trong khi Phillippo (1967) cho biết hầu hết các phôi bị chết chủ yếu ở ngày có chửa
thứ 9 –16 của giai đoạn đầu có chửa và Golubec (1978) cho rằng :
Giai đoạn 1: từ ngày chửa thứ nhất đến ngày thứ 13 – 14 gắn phôi vào sừng tử
cung, số hợp tử có thể tiêu biến khoảng 25%.
Giai đoạn 2: Từ tuần chửa thứ 3 – 5 (hình thành các cơ quan chủ yếu và xuất
hiện hình dáng của cơ thể), tiêu biến 5%.
Giai đoạn 3: Từ tuần chửa 5 đến lúc đẻ, mất 5% số thai.
Giai đoạn 4: Lúc đẻ mất 5% số heo con.
Vì vậy nếu 100% số hợp tử hình thành thì tới lúc đẻ chỉ còn 60% số heo con. Do
vậy Scofield (1969), Clegg và Lamming (1974) đã kết luận rằng giai đoạn 9 – 13
ngày sau khi phối là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của phôi, vì giai
đoạn này một số lượng lớn phôi bị tiêu biến.
† Sự hao hụt liên quan tới sự rụng trứng: Wrathall (1971) kết luận rằng tỷ lệ
phôi sống giảm đi 1,24% cho mỗi tế bào trứng rụng tăng.
† Sự hao hụt cố hữu: Sự hao hụt này mang đặc tính của các phôi tử, khoảng
50% hao hụt ở giai đoạn đầu (Wrathall, 1971). Những gen có hại từ bố mẹ truyền
cho hợp tử (Bishop, 1964).
† Sự hao hụt do ảnh hưởng của cá thể heo mẹ: Các tác giả thuộc Trường đại
học Florida giả thuyết là các hợp tử mới hình thành phải chịu sự biến đổi sinh hoá
cần thiết và sự tiết dịch của tử cung. Bazer và ctv (1969) cho biết sự vận chuyển của
hợp tử nơi này đến nơi khác để tìm nơi cư trú chỉ xảy ra trong vài giờ, và như vậy
nó phải đối chọi với những hợp tử đã định vị nên làm giảm sức sống. Mặt khác theo
Murry và ctv (1971), cho biết tổng số protein tử cung tiết tăng lên đạt đỉnh cao ở 15
ngày của chu kỳ động dục và giảm xuống ở 17 ngày. Stabenfeldt và ctv (1969) cho
hay nồng độ Progesteron cao, trùng khớp với nồng độ tiết protein tử cung cao, sự
tiết này có ảnh hưởng tới sự sống của phôi tử.
† Ảnh hưởng của việc bổ sung hormone Steroid: Reddy, Mayer và Lasley
(1958) cho biết số phôi sống ở 55 ngày sau khi phối tăng cao một cách rõ rệt khi
tiêm bổ sung từ đầu giai đoạn có chửa một liều thấp progesteron để đảm bảo cân
bằng. Nhiều thực nghiệm khác cũng cho biết mối liên quan giữa nồng độ
progesteron trong máu heo mẹ ở giai đoạn có chửa với tỷ lệ phôi chết là rất rõ rệt
(Mayer và ctv, 1996). Tiêm progesteron cho heo nái đầu giai đoạn chửa, nâng cao
tỷ lệ sống của phôi.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 48


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

† Ảnh hưởng của vi khuẩn: Sự nhiễm vi khuẩn ở tử cung có thể là nguyên nhân
làm tiêu biến hợp tử. Scofield (1969) cho biết có khoảng 50% số nái sinh sản và nái
hậu bị đều có nhiễm vi khuẩn tử cung. Hai chủng vi khuẩn tìm thấy ở tử cung là
E.coli và Staphylococus albus. Số con đẻ ra ít, giảm tỷ lệ thụ thai nguyên nhân do
nhiễm vi khuẩn (Evans, 1967). Khoảng 40% hợp tử tiêu biến do vi khuẩn. Vi khuẩn
có thể xâm nhập vào tử cung heo mẹ trong giai đoạn phối tinh, hoặc từ tinh dịch heo
đực làm giảm tỷ lệ thụ thai (Reed 1969). Do vậy phải đảm bảo vệ sinh tốt khi lấy
tinh, phối tinh là cần thiết.

2.6.5. Ảnh hưởng của sẩy thai


Tiêu chuẩn: dưới 1 – 2% (số nái được phối).
† Nguyên nhân do viêm nhiễm: là do heo mắc bệnh Aujeszky, cúm heo, hội
chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS), dịch tả, Parvo, sẩy thai truyền nhiễm nhiễm,
leptospira, viêm nhiễm khuẩn E.Coli, Klehsiella, Streptococci và Pseudomonas,
bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh viêm bàng quang, bệnh thận.
† Nguyên nhân phi viêm nhiễm: độc tố nấm mốc, NO2 – , NO3 – , thuốc trừ sâu,
vô sinh theo thời vụ, thiếu ánh sáng, nhiệt độ chuồng trại, lạnh, khát, không được
cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ăn uống đơn điệu, stress, ít được tiếp xúc với heo đực,
sử dụng vaccine không đúng quy trình hay liều lượng, heo bị què quặt và vệ sinh
chuồng trại không đảm bảo.
† Xử lý:
• Sẩy thai dưới 35 ngày thai kỳ: tiêm thuốc bổ (multivitamin, butaphosphan),
đưa về khu nái khô cho nghỉ ngơi.
• Sẩy thai từ 35 ngày thai kỳ trở đi: tiêm kháng sinh toàn thân, oxytocin, thuốc bổ.
Nguồn Việt Tín (2009).

2.6.6. Ảnh hưởng tuổi heo nái


Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), thông thường năng suất sinh sản
của heo nái rạ (lứa 3 – 6) hơn nái tơ (lứa 1 – 2) và nái già (trên 7 lứa). Cần xác định
cơ cấu đàn heo nái: 30% tơ, 40% rạ, 30% già. Có kế hoạch thay thế đàn heo nái: 15
– 25% (trại mới), 25 – 35% (trại cũ), thay thế đồng đều hàng tháng/quý.
VD: trại quy mô 60 nái, cần thay 30% × 60 = 18 nái/năm, tỉ lệ chọn 90% nên cần
nhập 20 nái hậu bị/năm tức 5 nái hậu bị/quý.
2.6.7. Phương pháp kích thích nái
Heo nhà nuôi nhốt (đặc biệt trong chăn nuôi công nghiệp) ít được vận động nên
ảnh hưởng nhiều đến việc động dục, rụng trứng. Người chăn nuôi nên áp dụng biện

SVTH: Lê Minh Trí Trang 49


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

pháp kích thích (flushing) để nái lên giống đúng tuổi, đúng kỳ, trứng chín và rụng
tối đa.
† Nái hậu bị: (90 – 100 kg thể trọng, 6 tháng tuổi): dùng nọc kích thích (8 nái
hậu bị/nọc), 2 – 3 ngày sau hầu hết có biểu hiện động dục lần đầu, 11 ngày sau tăng
khẩu phần gấp 2 (hoặc cho ăn tự do), 10 ngày sau lên giống lần 2.
† Nái sinh sản: ngày cai sữa (21 – 28) nhịn ăn (vẫn cho uống), tiêm vitamin
AD3E, đưa về khu nái khô, cho tiếp xúc với heo nọc, khẩu phần tự do (4 kg/ngày),
sau 2 ngày tiến hành quần (ép): 2 lần/ngày (sáng, chiều), 10 – 15 phút/lần cho đến
khi có biểu hiện lên giống.

2.6.8. Ảnh hưởng của thời điểm phối giống và số lần phối/đợt
Theo Việt Tín (2009), cần xác định thời điểm phối giống chính xác (không sớm,
không muộn) để tinh trùng và trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất và số trứng được
thụ tinh tối đa. Ngày 2 lần (sáng, chiều): phát hiện nái có biểu hiện động dục, thử
nái để xác định “điểm 0” (đứng im, chịu đực, standing heat). Phối giống sau “điểm
0”: 0 giờ (nái tơ), 12 giờ (nái rạ).
Nghiên cứu cho biết: phối 2 liều/đợt tốt hơn rất nhiều so với 1 liều/đợt, phối 3
liều/đợt so với 2 liều/đợt tương đương nhau.
Thời điểm phối giống và số lần phối/đợt được trình bày cụ thể qua bảng 2.23.
Bảng 2.24. Số lần phối và thời điểm phối thích hợp ở heo nái

Lần phối 1 2 3
Nái Phối sau “điểm 0” (giờ)
Nái tơ và nái 1 lứa; nái sau cai sữa 7
0 12 24
ngày mới lên giống
Nái rạ (lứa 2 trở đi) 12 24 36

Ghi chú: Nếu phối 2 liều thì bỏ lần phối thứ 2 trên bảng

Nguồn: Việt Tín (2009)

2.6.9. Chất lượng tinh và kỹ thuật phối


Theo Việt Tín (2009), chất lượng liều tinh phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật
pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản và cách sử dụng của nhà chăn nuôi.
Tinh không sử dụng ngay phải được bảo quản ở 16oC, “đảo tinh” để tránh lắng
đọng, tránh xóc lắc khi vận chuyển, làm ấm tự nhiên và kiểm tra bằng kính hiển vi
trước phối giống.
Cần kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận vả thực hiện đầy đủ các thao tác trong quá trình
phối giống nhân tạo.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 50


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

2.6.10. Thời gian chờ phối sau cai sữa quá dài
Tiêu chuẩn: 5 – 7 ngày.
Thực hiện đúng quy trình mà sau cai sữa 7 ngày nái vẫn không lên giống ta tiến
hành quần (ép) mạnh hơn về động tác, lâu hơn về thời gian. Sau 10 ngày nái vẫn
không lên giống thì tiêm huyết thanh ngựa chửa (Gonadotropin). Sau khi tiêm
Gonadotropin nái vẫn không lên giống thì tiêm Progesterone 0,25 mg/lần, 5 lần liên
tiếp từ ngày 16 – 20, ngày 21 tiêm lặp lại Gonadotropin. Nếu nái vẫn không lên
giống nên loại thải (Việt Tín, 2009).

2.6.11. Lốc (tẫng)


Tiêu chuẩn: dưới 10% số nái được phối.
† Các cách phát hiện nái lốc:
• Kinh nghiệm: chu kỳ (3 tuần), biểu hiện (âm hộ, phản ứng, kém ăn…), quan
sát bụng, bầu vú khi nái mang thai được 10 tuần.
• Nọc: huấn luyện nọc phát hiện nái động dục, kiểm tra khi nái yên tĩnh (ngủ)
• Máy siêu âm: 5, 8, 11 tuần thai kỳ.
• Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: tìm Prolan B. Theo Việt Tín (2009).

2.6.12. Mang thai giả


• Nhiễm virus (đặc biệt nhiễm Parvo giai đoạn 30 – 60 ngày thai kỳ) làm chết
toàn bộ các bào thai.
• Thức ăn nhiễm Zearalenone (độc tố nấm mốc ở hạt bắp) 4 – 10 ppm làm heo
nái sau phối không đậu thai không lên giống lại, mang thai giả (tử cung chứa dịch,
bầu vú phát triển).
• Chẩn đoán nái có thai sai: phương pháp, thiết bị, kỹ năng.
Nguồn Việt Tín (2009).

2.6.13. Nái sinh sản bị chết và loại


Tiêu chuẩn: chết 3 – 5% ; loại 20 – 35%
† Nguyên nhân gây chết:
• Xoắn ruột (nằm nhiều)
• Suy tim: tỉ trọng tim/cơ thể dưới 0,3%
• Viêm thận, bàng quang, tử cung, phổi
† Nguyên nhân loại thải:

SVTH: Lê Minh Trí Trang 51


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

• Lốc 3 lần liên tiếp


• Sẩy thai 2 lần liên tiếp
• Viêm tử cung điều trị 2 liệu trình liên tiếp không khỏi
• 3 lứa liên tiếp không lứa nào đạt 8 con sơ sinh bình thường trở lên
• Bệnh nặng khó điều trị: bỏ ăn lâu ngày, liệt chân, viêm khớp…
Theo Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi của Việt Tín. (www.viettin.net.vn)

SVTH: Lê Minh Trí Trang 52


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

Chương 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN

– Các giống Yorkshire, Landrace và con lai của chúng đều cho kết quả tương
đương nhau về các chỉ tiêu năng suất sinh sản.
– Heo Landrace có khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi cao hơn các giống còn lại,
chứng tỏ khả năng tiết sữa, nuôi con tốt.
– Khối lượng cai sữa của heo Yorkshire cao hơn heo Landrace, chứng tỏ heo này
thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở trại so với các giống khác.
– Số ngày lên giống lại sau cai sữa, tuổi phối giống lần đầu của nhóm nái lai LY,
YL thấp hơn nhóm nái thuần L, Y.
– Giống heo Duroc nuôi con không giỏi, sức sản xuất sữa thấp và chống chịu
điều kiện môi trường kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace.
– Sự khác biệt về số con/ổ và khối lượng/con giữa các tổ hợp lai 3 và 4 máu là
không rõ ràng. Các con lai có sự tham gia của đực lai PiDu có sức sinh trưởng cao.
– Không nên cai sữa heo con trước 18 ngày hoặc sau 28 ngày. Tuổi cai sữa heo
con càng sớm thì thời gian lên giống lại càng kéo dài và tỷ lệ phối giống đậu thai
càng thấp.
– Năng suất sinh sản của heo nái rạ (lứa 3 – 6) cao hơn nái tơ (lứa 1 – 2) và nái
già (trên 7 lứa).
– Tăng mức ăn trước khi phối và hạn chế mức ăn trong tuần đầu sau khi phối sẽ
tăng tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra/lứa.
– Tăng mức ăn trong giai đoạn đầu của thời kỳ có chửa sẽ giảm tỷ lệ số phôi
sống.
– Sản lượng sữa của heo mẹ lứa đầu thấp sau đó tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ
3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa đẻ thứ 8, thứ 9 trở đi
– Năng suất sinh sản chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố chính
như: con giống, di truyền, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh, chăm sóc
nuôi dưỡng, mùa vụ...

SVTH: Lê Minh Trí Trang 53


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

3.2. ĐỀ NGHỊ

– Trại chăn nuôi heo nái sinh sản nên chọn nái dòng sinh sản Landrace,
Yorkshire, LY hay YL.
– Không nên chọn giống Duroc, Pietrain, Hampshire, heo thịt (LYD, LYDP)
làm nái.
– Nếu có điều kiện nuôi dưỡng tốt thì nuôi heo Landrace cho kết quả cao hơn, sử
dụng heo này làm nái nền trong công thức lai sẽ phát huy tính đẻ sai, tốt sữa, nuôi
con khéo.
– Nếu điều kiện chăn nuôi kém hơn thì nuôi heo Yorkshire làm nái nền sẽ đạt
kết quả cao hơn do tính chịu đựng, thích nghi với điều kiện Việt Nam từ lâu của
giống heo này.
– Không phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ phối cho heo cái ở lần động
dục thứ hai hoặc thứ 3.
– Nên tăng khẩu phần ăn cho nái từ 90 – 110 ngày của thai kỳ, để đáp ứng sự
phát triển của bào thai.
– Khi xác định lượng thức ăn cho heo nái cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
khối lượng cơ thể, thể trạng, giai đoạn, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường,
chất lượng thức ăn.
– Nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến năng suất từ sơ sinh đến cai sữa nhằm
giảm thiểu tỷ lệ heo con chết trong giai đoạn này.
– Phải duy trì số heo nái có lứa đẻ 3 – 5 thích hợp trong đàn.
– Áp dụng các biện pháp kỷ thuật để cai sữa sớm heo con và các biện pháp kích
dục để rút ngắn thời gian lên giống lại sau cai sữa để nâng cao số lứa đẻ/nái/năm.
– Cần quan tâm đến tác động của nhiều yếu tố đồng thời trong cùng một gian để
nâng cao năng suất sinh sản cho heo nái.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 54


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công Ty TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam (2006). Kỹ thuật chăn nuôi heo. Đồng Nai: Công Ty
TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam.
2. Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng – Sở KH và CN Tỉnh Vĩnh Phúc (2010). Thông tin
tiêu chuẩn đo lường chất lượng. http://www.vinhphucnet.vn
3. Đặng Vũ Bình và ctv (2005). Khả năng sản xuất của một số công thức lai của đàn lợn nuôi tại
xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp – Hải Phòng. Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Chăn Nuôi (20):
20 – 27.
4. Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002). Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu
nạc xuất khẩu. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
5. Đỗ Võ Anh Khoa (2003). Đánh giá năng suất sinh sản của các dòng heo nái thuần và lai ở xí
nghiệp chăn nuôi heo giống Phước Thọ – Vĩnh Long. Cần Thơ: Luận Án Thạc Sĩ Chuyên
Ngành Chăn Nuôi – Đại Học Cần Thơ.
6. Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kì (2000). Nhu cầu dinh dưỡng của lợn. Hà Nội: NXB
Nông Nghiệp.
7. Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004). Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm. Hà Nội: NXB
Nông Nghiệp.
8. Indiana State Fair (2007). Second High Selling Gilt. http://clublambpage.com/lambright/
jkgenetictv_winners.htm
9. JacksonShowPigs (2009). Watson Hampshire gilt.
http://www.jacksonshowpigs.com/index.php?p=1_2_Sow–Herd
10. Jonathan Long (2009). Pietrain crosses take Welsh Winter Fair pig title.
http://www.fwi.co.uk/blogs/livestock–and–sales–blog/2009/12/pietrain
11. Khuất Chi Mai (2008). Xác định lợi ích của những kiểu di truyền mới. Tạp Chí Khoa Học
Công Nghệ chăn Nuôi (20): 24 – 26.
12. Lê Hồng Mận (2002). Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
13. Lê Hồng Mận (2006). Kỹ thuật mới về chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại và phòng chửa bệnh
thường gặp. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
14. Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002). Thức ăn và nuôi dưỡng lợn. Hà Nội: NXB Nông
Nghiệp.
15. Lê Thị Mến (2009). Giáo trình chăn nuôi heo B. Cần Thơ: Đại Học Cần Thơ.
16. Lê Minh Hoàng (2002). Kỷ thuật nuôi lợn nái năng suất cao. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
17. MnM – The Milkin' Machine (2007). Replacement Females.
http://www.cedarridgegenetictv.com/replacementfemales.html
18. National Swine Registry, West Lafayette (2005). Yorkshire. http://www.ansi.okstate.edu
/breeds/ swine/yorkshire/

SVTH: Lê Minh Trí Trang 55


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

19. Nguyễn Minh Thông (1997). Năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại trại chăn nuôi Phước Thọ
tỉnh Vĩnh Long. Cần Thơ: Luận Án Thạc Sĩ Chuyên Ngành Chăn Nuôi – Đại Học Cần Thơ.
20. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000). Kỹ thuật chăn nuôi heo. TP Hồ Chí Minh: NXB
Nông Nghiệp.
21. Nguyễn Quang Linh và ctv (2009). Kỹ thuật chăn nuôi heo. Huế: NXB Đại học Huế
22. Nguyễn Thanh Sơn và nguyễn Quế Côi (2006). Chăn nuôi lợn trang trại. Hà Nội: NXB
Lao Động.
23. Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004). Năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa hai nhóm guống
Yorkshire và Landrace. Báo Cáo Khoa Học Chăn Nuôi Thú Y. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
24. Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007). Nâng cao năng suất sinh sản cho lợn nái. Hà Nội:
NXB Nông Nghiệp.
25. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2004), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại nuôi lợn. Hà Nội:
NXB Nông Nghiệp.
26. Perrocheau M., (1994); LaslyJ.E (1974); Hutchens và ctv (1981); Banne Donadona (1995);
Rapael (1971) Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007). Nâng cao năng suất sinh sản cho
lợn nái. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
27. Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004). Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con. Hà Nội: NXB
Nông Nghiệp.
28. Phạm Hữu Thiện (2000). Theo dõi năng suất sinh sản heo nái trại Phước Thọ Vĩnh Long. Cần
Thơ: Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Chăn Nuôi Thú Y – Đại Học Cần Thơ.
29. Phan Xuân Hảo (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái
Landrace, Yorkshire và F1 (L × Y) phoi với đực lai PiDu (Pietrain × Duroc). Tạp Chí Khoa
Học công nghệ chăn nuôi (7): 269 – 275.
30. Phùng Thị Vân (2004). Kỹ thuật chăn nuôi heo nái sinh sản. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp.
31. Thạch Thanh Thúy (2002). Đánh giá năng suất và khả năng sinh sản của đàn heo giống nuôi
tại trại Vĩnh Khánh tỉnh An Giang. Cần Thơ: Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Chăn Nuôi
Thú Y – Đại Học Cần Thơ.
32. Trần Thị Bích Phương (2007). Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi tại xí nghiệp
chăn nuôi Phước Thọ – Vĩnh Long. Cần Thơ: Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Chăn Nuôi
Thú Y – Đại Học Cần Thơ.
33. Trần Thị Dân (2004). Sinh sản heo nái và sinh lý heo con. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp.
34. Trần Thị Dân (2006), Ảnh hưởng của dinh dưỡng cho heo nái lên sự phát triển của phôi thai.
http://longdinh.com/default.asp?act=chitietvàID=3519vàcatID=2
35. Trần Văn Phùng (2008). Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản. Hà Nội: NXB Lao Động.
36. Trịnh Hồng Sơn và ctv (2010), Năng suất sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng và tương quan kiểu
hình giữa các tính trạng sinh sản của hai dòng lợn nái VCN01 và VCN02 qua các thế hệ. Tạp
Chí Khoa Học Công Nghệ chăn Nuôi (22): 20 – 27.
37. Trương Chí Sơn và Lê Thị Mến (2000). Giáo trình chăn nuôi heo A. Cần Thơ: Đại Học
Cần Thơ.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 56


Luận Văn Tốt Nghiệp – Chăn Nuôi Thú Y

38. Trương Lăng (2004). Cai sữa sớm heo con. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông Nghiệp.
39. Viện Chăn Nuôi (2007). Atlas giống vật nuôi ở Việt nam.
http://www.vcn.vnn.vn/Post/atlat/Giongnoi/lon
40. Việt Tín (2009). Tư vấn kỷ thuật chăn nuôi. http://www.viettin.net.vn
41. Võ Ái Quốc (1996). Kỷ thuật chăn nuôi heo. An Giang: Sở Khoa Học Công Nghệ Và Môi
Trường An Giang.
42. Võ Văn Ninh (1999). Kỷ thuật chăn nuôi heo. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
43. Võ Văn Ninh (2004). Những đều cần biết khi xây dựng chuồng trại. TP Hồ Chí Minh:
NXB Trẻ.
44. Võ Văn Ninh (2006). 52 câu hỏi đáp về chăn nuôi heo ở nông hộ. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
45. Võ Văn Sơn (2003). Ảnh hưởng của tuổi cai sữa và thức ăn sau cai sữa trên sinh trưởng của
heo con. Tạp chí khoa học và công nghệ Đại Học Cần Thơ (2003): 1 – 6.
46. Vũ Duy Giảng (2009). Cai sữa cho lợn lúc 21 hay 28 ngày tuổi? Báo Nông Nghiệp Việt Nam
(22/06/2009). http://nongnghiep.vn
47. Vũ Duy Giảng (2010). Không nuôi lợn nái mang thai quá béo. Báo Nông Nghiệp Việt Nam
(10/08/2010). http://nongnghiep.vn
48. Whittemore (1985); Whittemore (1998); Hillyer, Phillip (1980); Cromwell và ctv (1982);
Williams (1989); Den Hartog và ctv (1984); Friend (1971); Wrathall (1971); Clegg và
Lamming (1974); Scofield (1969), Golubec (1978); Phillippo (1967); (Varley, 1976); Dziuk
(1968); Bazer và ctv (1969); Murry và ctv (1971); Stabenfeldt và ctv (1969); Reddy, Mayer và
Lasley (1958); Mayer và ctv (1996); Bishop (1964); Reed (1969); Evans (1967) Theo Nguyễn
Quang Linh và ctv (2009). Kỹ thuật chăn nuôi heo. Huế: NXB Đại học Huế
49. Zimmerman (1984); Cole (1970); Crombie (1970) Burger (1972); Perry và Rowlands (1962);
Phillippines (1967); Smith (1985); Brooks (1970); Scofield (1972); Anderson và Melampy
(1972); Tassell (1967); Dutt và Chaney (1968); Hughes (2008); Cox, Barb, Kesner, Kraling,
Matamoros và Rampacek (1990); Meurer, Cox, Tubbs, (1991); Beltranena, Foxcroft, Aherne
và Kirkwood (1991); Froblish (1979); Hoppe (1990) Theo Trần Văn Phùng (2008). Kỹ thuật
chăn nuôi lợn nái sinh sản. Hà Nội: NXB Lao Động.

SVTH: Lê Minh Trí Trang 57

You might also like