You are on page 1of 48

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ


NUÔI LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA SÒ
HUYẾT (Anadara granosa Linnaeus, 1758) TỪ GIAI ĐOẠN SPAT
LÊN GIỐNG CẤP I

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Phạm Phương Linh


Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Bảo Trâm
Mã số sinh viên : 61131298

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ


NUÔI LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA
SÒ HUYẾT (Anadara granosa Linnaeus, 1758) TỪ GIAI ĐOẠN
SPAT LÊN GIỐNG CẤP I

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phạm Phương Linh


Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Bảo Trâm
Mã số sinh viên : 61131298

Khánh Hòa, tháng 6 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của
sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) từ giai đoạn Spat lên giống cấp I” này
là trung thực và chưa hề chưa hề sử dụng công trình nghiên cứu của một học vị
nào.

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Bảo Trâm

i
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại Học Nha Trang, Viện Nuôi
Trồng Thủy Sản là các tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp
này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã truyền đạt kiến thức tâm huyết cho tôi
trong 4 năm đại học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Phạm Phương
Linh đã hướng dẫn tận tình trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, công - nhân viên tại Trung tâm Quốc gia Giống
Hải sản Nam Bộ đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành các nội dung của đề tài tốt
nghiệp.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến người thân trong gia đình cùng bạn bè đã động
viên, khuyến khích tôi trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp

Nha Trang, ngày tháng năm


Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Bảo Trâm

ii
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm sinh học của sò huyết ............................................................ 3
1.1.1. Hệ thống phân loại................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái................................................................................. 3
1.1.3. Phân bố 4
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................ 5
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................ 6
1.1.6. Sử dụng tảo Chlorella sp. trong ương nuôi ấu trùng thân mềm ............ 7
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỉ lệ sống của sò huyết ............ 9
1.1.7.1. Nhiệt độ .............................................................................................. 9
1.1.7.2. Độ mặn................................................................................................ 9
1.1.7.3. Hàm lượng oxy hòa tan ...................................................................... 9
1.1.7.4. Nền đáy ............................................................................................. 10
1.1.7.5. Độ đục ............................................................................................... 10
1.1.7.6. Mật độ ương nuôi.............................................................................. 10
1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi sò huyết trên thế giới và Việt Nam ..... 11
1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................ 11
1.2.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 12
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................ 14
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ..................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 14
2.2.2. Sơ đồ khối ............................................................................................ 15
2.2.3. Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 15
2.2.3.1. Chăm sóc và quản lý ....................................................................... 16
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá ........................................................................... 17
2.3.1. Các yếu tố môi trường ......................................................................... 17
2.3.2. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng sò huyết...................... 18
2.3.2.1. Tỷ lệ sống ........................................................................................ 18
2.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng .......................................................................... 19
2.3.3. Xác định lượng thức ăn ....................................................................... 19
iii
2.4. Xử lý số liệu ........................................................................................ 20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 21
3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng tảo lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng
sò huyết (thí nghiệm 1) ..................................................................................... 21
3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng
sò huyết (thí nghiệm 2) ..................................................................................... 22
3.3. Các yếu tố môi trường ......................................................................... 23
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 26
4.1. Kết luận................................................................................................ 26
4.2. Kiến nghị ............................................................................................. 26

iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Số thứ tự Ký hiệu Chữ viết đầy đủ

1 ĐVTM Động vật thân mềm

2 NTU Nephelometric Turbidity Units - Đơn vị đo dộ đục

3 TLS Tỷ lệ sống

4 NT Nghiệm thức

5 Gt Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày

6 TB Trung bình

v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1 Hình thái bên ngoài sò huyết.................................................................. 3

Hình 1. 2 Bản đồ phân bố của sò huyết (màu đỏ) trên thế giới ............................ 4

Hình 1. 3 Vòng đời của sò huyết Andara granosa ................................................ 5

Hình 2. 1 Ấu trùng sò huyết giai đoạn spat (a) và giai đoạn giống cấp I (b). ...... 14

Hình 2.2 Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm (mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần)...... 15

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thức ăn ............................................................. 15

Hình 2.4 Cho sò huyết ăn ..................................................................................... 16

Hình 2.5 Dụng cụ đo yếu tố môi trường .............................................................. 18

Hình 2.6 Ấu trùng sò huyết được chụp từ kính hiển vi ........................................ 19

Hình 2.7 Mô tả buồng đếm và cách đếm ............................................................. 20

vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần sinh hóa của Chlorella sp. .................................................. 8

Bảng 3. 2 Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài vỏ của ấu
trùng sò huyết ở .................................................................................................... 21

Bảng 3.4 Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài vỏ của ấu trùng
sò huyết ở các ....................................................................................................... 22

Bảng 3. 1 Giá trị nhiệt độ, pH và độ mặn trung bình trước và sau khi thay nước
của các nghiệm thức ............................................................................................. 24

Bảng 3. 3 Giá trị nhiệt độ, pH và độ mặn trước và sau thay nước của các nghiệm
thức mật độ. .......................................................................................................... 25

vii
MỞ ĐẦU

Sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) được xem là loài động vật thân
mềm ĐVTM đạt giá trị kinh tế, hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các loài ĐVTM
khác như hàu, vẹm xanh, sò lông. Đặc biệt giá trị kinh tế của sò huyết có thể so sánh
ngang hàng với một số đối tượng hải sản xuất khẩu như tôm biển, cá thu… (Lâm
Ngọc Trâm, 1996). Nghề nuôi sò huyết (A.granosa) chủ yếu khai thác con giống
ngoài tự nhiên, nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng suy giảm và bị đe dọa đến sự
tồn vong của loài bởi việc khai thác với cường độ cao, ồ ạt và thiếu trách nhiệm từ
người dân (Hoàng Thị Bích Đào, 2005). Trong báo cáo nguồn lợi sò huyết, sản lượng
sò huyết ở nhiều địa phương có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng (Nguyễn Hữu Phụng
và ctv, 1996). Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là sản xuất nhân tạo giống sò huyết
để đáp ứng nhu cầu nuôi của người dân và góp phần vào việc bảo vệ nguồn lợi tự
nhiên. Tuy nhiên cho đến nay, các nghiên cứu trong nước mới chỉ thành công ở những
đề tài nghiên cứu về nhiệt độ (Nguyễn Văn Mẫn và Ngô Thị Thu Thảo, 2013); đặc
điểm sinh sản (Trần Thị Yên và Nguyễn Văn Công, 2019); độ mặn (Ngô Thị Thu
Thảo và ctv, 2009). Những nghiên cứu về mật độ nuôi hầu như không có, bên cạnh
đó thức ăn sử dụng cho sò huyết hầu hết là thức ăn tự nhiên. Trước giai Spat, nghiên
cứu của La Xuân Thảo và ctv (2004) tìm ra thức ăn phù hợp ở giai đoạn ấu trùng trôi
nổi (Veliger – hậu Umbo). Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, bổ sung tảo
Nanochloropsis sp ở mật độ 3.000 tb/ml thì tốc độ tăng trưởng (4,54 ± 0,20%), tỷ lệ
sống (52,34 ± 2,44%) là cao nhất. Xuất phát từ thực tế trên và nhằm bổ sung thêm
những thông tin cần thiết nhằm ổn định công nghệ sản xuất giống phù hợp với điều
kiện tự nhiên của từng giai đoạn chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thức ăn và mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết
(Anadara granosa) từ giai đoạn Spat lên giống cấp I”.

Mục tiêu của đề tài: Xác định được mật độ thức ăn phù hợp từ tảo Chlorella
sp. và mật độ nuôi phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của sò
huyết (Anadara granosa) từ giai đoạn spat lên giống cấp I.

1
Nội dung nghiên cứu:

1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết
(Anadara granosa) từ giai đoạn spat lên giống cấp I.
2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò
huyết (Anadara granosa) từ giai đoạn spat lên giống cấp I.

Ý nghĩa đề tài:

Ý nghĩa khoa học: Đề tài này thành công sẽ góp phần xây dựng hoàn thiện quy
trình sản xuất giống sò huyết là cơ sở cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho người
nuôi.

Ý nghĩa thực tiễn: Đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi thương phẩm
phát triển nghề nuôi sò huyết cả nước. Góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, đưa đối
tượng này phát triển mạnh mẽ, trở thành đối tượng nhuyễn thể chủ lực, tạo sản phẩm
lớn tập trung xuất khẩu, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho
người nuôi.

2
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm sinh học của sò huyết

1.1.1. Hệ thống phân loại


Sò huyết Anadara granosa là một loài sò thuộc họ Arcidae đã được phân loại
từ rất lâu đời bởi các nhà phân loại học. Trong danh mục các loài động vật không
xương sống, động vật biển của các tác giả như Linnaeus (1758), Larmak (1819),
Reeve (1852) đều có mô tả và định loại về loại này. IICA (1987) đã liệt kê một số tên
tiếng Anh của sò huyết A.granosa như Bloody, Cocker Granulated Shell, Chest Shell.
Vị trí phân loại của sò huyết như sau:

Giới: Animalia
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Arcoida
Họ: Arcidae
Giống: Anadara
Loài: Anadara granosa Linnaeus, 1758
Tên tiếng Anh: Blood cockle
Tên tiếng Việt: Sò huyết

Hình 1. 1 Hình thái bên ngoài sò huyết

1.1.2. Đặc điểm hình thái


Sò huyết có các đặc điểm nhận dạng: vỏ hình trứng bằng nhau, dày và chắc
chắn, đỉnh cuộn vào trong hướng về phía trước. Mặt ngoài có khoảng 18 - 21 gờ

3
phóng xạ rất phát triển. Trên mỗi gờ phóng xạ xuất hiện nhiều hạt hình chữ nhật,
những cá thể lớn tuổi ở xung quanh mép vỏ những hạt này không hiển thị rõ. Bản lề
hình thoi, rộng, màu nâu đen, có nhiều đường đồng tâm hình thoi (Nguyễn Chính,
1996). Mặt trong của vỏ màu trắng, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với số gờ
phóng xạ ở mặt ngoài. Mặt khớp thẳng, có một hang răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau lớn
hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước nhỏ hơn hình tam giác.

1.1.3. Phân bố
Trên thế giới, sò huyết phân bố rộng trên các vùng biển ấm như Malaysia,
Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Trung và Nam Phi. Tại Việt Nam sò huyết
phân bố từ bắc vào nam và được ghi nhận chủ yếu tại ven biển miền Trung và miền
Tây Nam Bộ như Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa và một số tỉnh
Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau (Trương Sĩ Kỳ, 1996) ở những vùng biển kín, ít gió và
độ mặn dao dộng từ 15 - 28‰. Thành phần chất đáy chủ yếu nơi sò huyết phân bố ở
ven biển Việt Nam là bùn nhuyễn hoặc bùn cát, cấp độ hạt từ 0,062 - 0,0034mm
(Nguyễn Hữu Phụng, 1999).

Hình 1. 2 Bản đồ phân bố của sò huyết (màu đỏ) trên thế giới (Phạm Văn Den,
2017)

4
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng

Hình 1. 3 Vòng đời của sò huyết Andara granosa

Vòng đời của ấu trùng được mô tả ở hình 1.3. (La Xuân Thảo và ctv, 2004)

Ấu trùng Trochophore (ấu trùng bánh xe) xuất hiện sau khi trứng thụ tinh 6 –
8 giờ ấu trùng có tiêm mao bao phủ toàn than và một tiêm mao dài ở đỉnh. Ấu trùng
có dạng hình trứng hoặc hơi tròn, vận động xoay tròn nhanh và liên tục.

Ấu trùng Veliger (ấu trùng chữ D) xuất hiện sau khi thụ tinh 16 – 18 giờ, ấu
trùng có dạng hình chữ D, hình thành 2 nắp vỏ và có vành tiêm mao ở giữa.

Ấu trùng Umbo (ấu trùng đỉnh vỏ) xuất hiện từ 7 – 8 ngày sau khi thụ tinh, ấu
trùng bơi bằng đĩa bơi. Từ ngày 10 -14 xuất hiện đỉnh vỏ, từ ngày 16 – 18 xuất hiện
điểm mắt và hình thành chân. Đây cũng là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi
của ấu trùng.

Ấu trùng Spat (ấu trùng sống bám đáy) xuất hiện từ ngày 22 – 25, đây là giai
đoạn ấu trùng bắt đầu sống bám đáy hình thành mang, màng áo, cơ khép vỏ mà một
số cơ quan khác. Từ giai đoạn Spat cần bổ sung chất đáy để tạo môi trường sống cho
ấu trùng, tỷ lệ bùn cát là 8:2

5
Sò giống cấp I xuất hiện sau 85 – 90 ngày thụ tinh, các đường gân bắt đầu xuất
hiện rõ gần giống sò trưởng thành (La Xuân Thảo và ctv, 2004).

Tốc độ sinh trưởng của sò huyết diễn ra khá chậm: ngoài tự nhiên, phải mất 6
tháng tuổi sò huyết mới đạt chiều dài khoảng 4 – 5 mm còn trong nuôi nhân tạo, mất
hơn một năm chúng mới đạt cỡ 30 mm (Broom, 1985). Davenport và Wong (1986)
khi ương sò huyết từ ấu trùng trôi nổi đến giai đoạn ấu trùng xuống đáy đạt 1,1-
1,2mm trong hệ thống nuôi upwelling, trong khi nghiên cứu của Muthiah và cs.
(1992) ấu trùng sò huyết đạt 2,47mm ương nuôi từ ấu trùng trôi nổi. Nếu cung cấp
thức ăn đầy đủ, mật độ được san thưa, môi trường sống thích hợp thì tốc độ sinh
trưởng của sò có thể phát triển rõ rệt.

Tốc độ sinh trưởng, phát triển của sò huyết bị tác động bởi nhiều yếu tố khác
nhau: vùng địa lý, giai đoạn phát triển và đặc điểm môi trường. So với sò nuôi ở vùng
trung triều thì sò được nuôi ở vùng hạ triều lớn nhanh hơn bởi nguồn thức ăn dồi dào
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng (Lương Đình Trung, 1995). Tốc độ tăng trưởng
trung bình của sò huyết là 3 mm/tháng, trong đó giai đoạn 6 - 10 mm tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất (5 mm/tháng), trong khi giai đoạn từ 30 mm tốc độ sinh trưởng
giảm rõ rệt (Trần Hoàng Phúc, 1997). Chiều dài cơ thể tăng trưởng nhanh ở giai đoạn
đầu, càng về sau tốc độ phát triển của sò càng chậm lại (Muthial và cs., 1992). Tốc
độ sinh trưởng của sò huyết còn phụ thuộc vào môi trường nuôi, tốc độ dòng chảy,
mức độ ô nhiễm của thủy vực (Din ZB and Ahamad, 1995).

1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng


Nguyễn Ngọc Lâm (1996) nghiên cứu dinh dưỡng của sò huyết cho thấy thức
ăn của sò là mùn bã hữu cơ (93%) và tảo (7%). Trong thành phần tảo Silic (92%), tảo
Giáp (4%) và các nhóm khác (4%). Thành phần thức ăn của sò thay đổi theo môi
trường, mùa vụ và vùng sinh thái. Vi tảo phù hợp với đặc tính ăn lọc của nhóm thân
mềm hai mảnh vỏ nói chung và sò huyết nói riêng vì có kích thước nhỏ và là nguồn
thức ăn quan trọng do có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt các acid béo chưa no mạch
(LC-HUFAs) (Cañavate, 2019) thiết yếu cho nhiều ấu trùng nhuyễn thể. Thành phần

6
aicd béo không no mạch dài PUFA là một trong những yếu tố tác động tới khả năng
sinh sản, chất lượng trứng, chất lượng ấu trùng, trong đó những acid béo này được
cung cấp bởi thành phần và chất lượng lipid có trong tảo (Utting and Millican, 1997).
Nhờ vào enzyme cellulolytic có trong ống tiêu hóa, sò huyết A.granosa có thể tiêu
hóa được vi tảo phù du chứa cellulose như tảo khuê,… (Yurimoto et al., 2014a). Do
đó, tảo phù du đóng vai trò quyết định đối với sự sinh sản của sò huyết (Khalil et al.,
2017).

Sò huyết dinh dưỡng bằng cách lọc mồi, thức ăn được chuyển đến miệng nhờ
quá trình vận động, lọc của các tiêm mao trên các tơ mang. Đồng thời, nhờ sự vận
động của các mép màng áo và các tiêm mao, dòng nước mang thức ăn và oxy vào
trong cơ thể và các mảnh vụn lớn sẽ được đẩy ra ngoài. Chu kỳ đóng mở nắp vỏ để
lọc thức ăn và hô hấp diễn ra 1-2 phút/lần. Kích cỡ thức ăn phụ thuộc vào kích cỡ của
sò . Ở giai đoạn trôi nổi chúng lọc cỡ hạt thức ăn dưới 10 µm, giai đoạn lớn chúng
lọc cỡ hạt từ 10 - 100 µm (Broom, 1985). Khi đạt 2 năm tuổi, thức ăn chủ yếu và ưa
thích là tảo khuê sống bám trên nền đáy (Ngô Trọng Lư, 2004). Tốc độ lọc thức ăn
còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, thành phần và số lượng thức ăn (Dương
Thị Hoàng Oanh, 2013; Kyoung, 2004).

1.1.6. Sử dụng tảo Chlorella sp. trong ương nuôi ấu trùng thân mềm
Tảo Chlorella sp. được làm thức ăn tươi sống cho động vật thân mềm nói
chung và động vật thủy sản nói riêng do có hàm lượng protein cao (40 – 60% trọng
lượng khô) và các chất acid amin thiết yếu không thể thay thế như lysine, methionine,
tryptophane, arginine, leusine,…. (Muzapharov, 1976) (xem bảng 1.1). Bên cạnh đó,
đối với các đối tượng NTTS nói chung, tảo Chlorella sp. đóng vai trò quan trọng
trong việc ổn định và hạn chế biến động môi trường nước thông qua hấp thụ các chất
hữu cơ, các chất bẩn tích tụ trong ao nuôi để trở thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ngoài
ra, tảo Chlorella sp. kiềm hãm được sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh do cơ thể
tiết ra chất kháng sinh.

7
Chorella sp. có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở độ mặn 5 – 30‰ (Vũ
Thị Thùy Minh, 2005) và đã được thuần hóa và phát triển phổ biến tại Việt Nam.
Chorella sp.được xem là thức ăn tốt nhất cho ấu trùng hàu (Davis, 1953) khi ấu trùng
đạt kích cỡ 125 µm sử dụng đạt hiệu quả cao. Theo Nguyễn Trần Như Quỳnh (2018),
nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1778) cho
thấy bổ sung tảo Chorella sp. kết hợp với Chatoceros sp. và Nanochlorosis sp đạt kết
quả tăng trưởng cao nhất.

Bảng 1.1 Thành phần sinh hóa của Chlorella sp.

Số thứ tự Thành phần Hàm lượng


1 Protein 40 – 60%
2 Gluxit 25 – 35%
3 Lipit 10 – 15%
4 Sterol 0,1 – 0,2%
5 Sterin 0,1 – 0,5%
6 β-carotene 0,16%
7 Chlorophyll_a 2,2%
8 Chlorophyll_a 0,58%
9 Axit nucleic 6%
10 Tro 10 – 34%
11 Xanthophyll 3,6 – 6,6%
12 Vitamin B1 18 mg/gr
13 Vitamin C 0,3 – 0,6 mg/gr
14 Vitamin K 6 mg/gr
15 Vitamin B2 3,5mg/100gr
16 Vitamin B12 7 – 9 mg/100gr
17 Niacin 25 mg/100gr
18 Axit nicotinic 145 mg/100gr
19 Vitamin B6 2,3 mg/100gr

8
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỉ lệ sống của sò huyết
1.1.7.1. Nhiệt độ
Theo Somero (2002) nhiệt độ có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh lý của
những sinh vật bãi triều. Nghiên cứu của Pincebourde và ctv (2008) cho thấy khi vẹm
Mytilus californiaus tiếp xúc với nhiệt độ cao đột ngột thì tốc độ lọc tăng (~ 60%).
Bên cạnh đó, nhiệt độ bất lợi sẽ ảnh hưởng đến một số phản ứng sinh hóa làm cạn
kiệt năng lượng dự trữ và suy giảm sức chịu đựng, tăng tỷ lệ chết của sò.Theo
Narashimham (1983) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết ở vùng biển Kakinada, Ấn Độ cho thấy: nhiệt
độ phù hợp trong ương nuôi ấu trùng sò huyết lần lượt là 27,8 - 33,5oC. Nghiên cứu
ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của sò huyết Anadara granosa
của Nguyễn Văn Mẫn và ctv chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của sò huyết đạt cao khi
điều kiện nhiệt độ ở mức trung bình 28oC. Vì vậy, nhiệt độ thích hợp để sò huyết sinh
trưởng sinh trưởng và phát triển tốt từ 25 – 30oC.

1.1.7.2. Độ mặn
Độ mặn tác động trực tiếp tới tăng trưởng và tỉ lệ sống của sò huyết (Khalil,
2018). Khi độ mặn tăng lên 30‰, tỉ lệ sống của sò giảm thấp (28,9%) sau 40 ngày
(Broom, 1982). Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ lọc tảo, tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết (3 – 7 mm) thu ở bãi sò huyện Long Phú, Sóc Trăng,
Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2003) đã cho thấy ở độ mặn 15‰ tốc độ lọc tảo, tốc độ
sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò cao nhất. Tuy nhiên độ mặn thích hợp có sự khác
biệt giữa ấu trùng – spat và sò trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng độ mặn thích hợp có
xu hướng tăng lên từ 25 - 31‰ và giai đoạn sò trưởng thành có độ mặn thích hợp có
xu hướng giảm dần, từ 10 – 25‰.

1.1.7.3. Hàm lượng oxy hòa tan


A.granosa là loài có ngưỡng O2 thấp, người ta tìm thấy A.granosa phân bố
nhiều ở vùng có hàm lượng oxy thấp hơn 60%. Theo Narasimham (1980) khi hàm
lượng oxy hòa tan từ 4,98 – 7,00 ml/l sò có thể sinh trưởng và phát triển tốt

9
1.1.7.4. Nền đáy
Nền đáy đóng vai trò quan trọng đối với sò huyết, đặc biệt ảnh hưởng lên tỉ lệ
sống khi chúng chuyển đổi từ giai đoạn sống trôi nổi đến giai đoạn sống đáy .Nền đáy
có kích thước bùn mịn thích hợp sẽ tạo cơ hội tốt đến khả năng vùi mình của spat,
khi nền đáy cát có kích thước không phù hợp sẽ cản trở việc vùi mình của ấu trùng
sò dẫn đến tỷ lệ sống rất thấp. Dựa vào nghiên cứu của Hoàng Thị Bích Đào, 2005
cho thấy khi ương ấu trùng và hậu ấu trùng sò huyết trong điều kiện chất đáy với tỉ lệ
70 - 90% bùn và 10 - 30% cát, có tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống cao nhất.

1.1.7.5. Độ đục
Độ đục trong nước được tạo ra từ các vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng trong
nước, sò huyết có thể lọc các chất hữu cơ lơ lửng làm thức ăn nhưng không có khả
năng tiêu hóa các chất lơ lửng vô cơ, những chất này sẽ ngăn cản khả năng lọc của sò
(Broom, 1985; Yurimoto et al., 2014b;2014c) nên tỉ lệ sống của sò giảm khi độ đục
cao (21,66 NTU - 23,93NTU) (Joni et al., 2019).

1.1.7.6. Mật độ ương nuôi


Mật độ cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rõ rệt tới sò do
vấn đề cạnh tranh thức ăn, không gian sống. Trong các nghiên cứu của mình, Broom
xác định được tỉ lệ chết của cả hai quần đàn sò huyết giống cỡ 10mm chiều dài vỏ có
nguồn gốc từ tự nhiên và từ sản xuất nhân tạo đều không bị ảnh hưởng bởi mật độ
ương ban đầu 2.500 con/m2 nhưng tỉ lệ này sẽ tăng khi mật độ ương cao hơn, đồng
thời nghiên cứu cũng cho thấy sản lượng tính theo số lượng cá thể giảm khi mật độ
ương nuôi sò giống có nguồn gốc nhân tạo tăng (M. J. Broom, 1983b) và tăng trưởng
bị chi phối bởi thời gian phơi bãi và độ mặn (Broom, 1982). Ở giai đoạn ấu trùng
A.granosa trôi nổi, mật độ ương 1- 2 con/ml cho tăng trưởng và tỉ lệ sống cao nhất
trong điều kiện thí nghiệm so với mật độ 3- 4 con/ml, tương tự tỉ lệ sống và tăng
trưởng của sò huyết có kích thước ban đầu 2,8 6mm theo chiều dài vỏ giảm mạnh sau
60 ngày nuôi khi mật độ nuôi > 8.500 con/m2 (La Xuân Thảo, 2004; Hoàng Thị Bích
Đào, 2005), và tương tự ở sò A. Grandis ở giai đoạn ấu trùng 230μm (Reynoso-
Granados et al., 2012).

10
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2013), đối với nghêu giống
(Meretrix lyrate) mật độ nuôi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chiều dài của
nghêu. Mật độ nuôi càng cao thì tăng trưởng về chiều dài càng chậm được thể hiện
rõ ở mật độ 6.000 con/m2 tốc độ tăng trưởng về chiều dài đạt thấp (0,66%/ngày). Bên
cạnh đó, mật độ nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của nghêu, mật độ 3.000 con/m2 tỷ lệ
sống đạt (92%), ngược lại ở mật độ 6.000 con/m2 thì tỷ lệ sống thấp (86%).

1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi sò huyết trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới


Theo thống kê FAO năm 2011, tổng sản lượng sò huyết của thế giới là 393.000
tấn, trong đó Malaysia là nước có sản lượng nhiều nhất. Sò huyết chiếm 94% sản
lượng ĐVTM xuất khẩu ở quốc gia này. Theo Department of Fisheries Malaysia
(DOFM), nguồn giống tự nhiên có sẵn và môi trường thích hợp chính là lợi thế cho
nghề nuôi sò huyết ở Malaysia nhanh chóng phát triển. Năm 1995, diện tích và sản
lượng nuôi đạt 4.735 ha và 100.000 tấn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tổng
sản lượng sò huyết của Malaysia giảm dần điển hình là năm 2010 mặc dù diện tích
nuôi tăng lên 100.000 ha nhưng sản lượng chỉ đạt 78.000 tấn. Năng suất ban đầu
khoảng 21 tấn/ha nay giảm xuống còn 10 tấn/ha (Ramli and Hasan, 2013).

Từ năm 1980, Philipines tiến hành nhiều nghiên cứu về sản xuất giống và nuôi
thương phẩm sò huyết từ quy mô thí nghiệm đến các bãi nuôi tự nhiên. Kết quả là sản
xuất giống nhân tạo thành công nhưng vẫn ưa chuộng về nguồn giống tự nhiên hơn.

Tại Indonesia, sò là đối tượng ĐVTM quan trọng. Từ năm 1965, nghề nuôi sò
huyết phổ biến và chủ yếu dựa vào con giống tự nhiên. Trung tâm sản xuất giống sò
lớn nhất ở Indonesia là phía bắc đảo Sumatra với khoảng 85% tổng sản lượng giống
cả nước. Trong giai đoạn từ năm 1978 – 1983, sản lượng hàng năm về sò huyết đạt
28.993 tấn/năm.

11
Theo Tookwias (1985), nghề nuôi sò huyết ở Thái Lan bắt đầu khá sớm từ
năm 1930. Tuy nhiên có khoảng thời gian bị giám đoạn do môi trường bị ô nhiễm
nặng. Nguồn giống chủ yếu được nhập bởi Malaysia.

1.2.2. Tại Việt Nam


Nghề nuôi sò huyết ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh tại các khu vực phía
Nam từ năm 1990, tổng diện tích bãi triều đang sử dụng nuôi sò huyết chỉ trên 2.000
ha chủ yếu tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Thuận, Trà Vinh, Kiên Giang,
mặc dù diện tích tiềm năng có thể phát triển nghề nuôi trong nước khoảng 50.000 ha.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng khai thác khoảng 17.000 – 20.000
tấn/năm, trong đó Kiên Giang có sản lượng lớn nhất.

Tại Kiên Giang, Võ Minh Thế (2012) đã phân tích đặc điểm kĩ thuật và hiệu
quả kinh tế các mô hình nuôi sò huyết ở tỉnh Kiên Giang. Theo đó, tại Kiên Giang
mô hình nuôi sò huyết trong rung phòng hộ ven biển được thực hiện từ năm 2010,
mô hình đã mang lại hiệu quả cao cho người nuôi và được nhân rộng mô hình. Tại
An Biên, các mô hình nuôi tôm sú thả ghép sò huyết trong ao dưới tán rừng phòng
hộ ở khu vực ven biển thường được triển khai với diện tích khoảng 1ha, sau 12 tháng
nuôi sò phát triển tốt tỷ lệ sống đạt trên 65% năng suất từ 6.600 – 6.842 kg/ha, năng
suất tôm sú 200kg/ha. Mô hình nuôi ghép tôm – cua – sò huyết trong cùng diện tích
canh tác ở các xã vùng quen biển của huyện An Biên đã góp phần giúp nhiều hộ dân
có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Tại Bến Tre, diện tích nuôi sò huyết của tỉnh trong năm 2012 vào khoảng 1.100
ha (chủ yếu ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú). Sò nuôi khoảng 12 tháng, bắt
đầu từ tháng 4, 5 hàng năm. Người dân sử dụng những ao nuôi tôm quảng canh kém
hiệu quả chuyển sang nuôi sò.

Tại Tiền Giang, mô hình sò – tôm trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến tại
Gò Công Đông làm tăng thu nhập cho người dân và làm sạch môi trường, sò huyết
giống tự nhiên có khối lượng 4,3 g/con được thả nuôi với mật độ 120 con/m2, sau 6
tháng đạt khối lượng 75 – 80 con/kg, lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng/ha/năm.

12
Tại Bình Định, sò huyết được nuôi từ năm 1997 chủ yếu tại đầm Thị Nại, phát
triển mạnh vào năm 1998, sau đó giảm dần (17,4 ha với sản lượng 83,5 tấn năm 1998
giảm xuống 2 ha với 3 tấn năm 2005). Nuôi sò huyết trong ao tôm và nuôi đăng chắn
ở bãi triều là 2 loại hình nuôi chủ yếu.

Hiện nay, nguồn giống sò huyết ngoài tự nhiên chiếm cao hơn nguồn giống
nhân tạo, Kiên Giang và Quảng Ninh vẫn là 2 tỉnh có nghề nuôi sò huyết phát triển
nhất. Tuy nhiên, vùng đất này đang gặp khó khăn bởi nguồn giống tự nhiên đang dần
cạn kiệt do khai thác quá mức (Võ Minh Thế, 2012). Để nghề nuôi sò huyết phát
triển, bên cạnh các biện pháp tăng cường bảo vệ và duy trì nguồn lợi tự nhiên, việc
nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản của sò là cơ sở khoa học cho việc sản xuất
giống nhân tạo, đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi. Từ năm 1996, đã có một
số đề tài nghiên cứu và đặc điểm sinh học, sinh sản của sò huyết như Trương Sỹ Kỳ
và ctv (1996), Nguyễn Thị Xuân Thu và Hoàng Thị Bích Đào (1999), Hoàng Thị
Bích Đào (2005). Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã tiến hành sản xuất
giống thành công sò huyết nhưng tỷ lệ sống chỉ đạt 0,3%. Dưới sự tài trợ của dự án
SUMA (2001 – 2002), cơ quan này đã sản xuất giống nhân tạo sò huyết thành công
và cải thiện tỷ lệ sống lên đến giai đoạn con non đạt 1,88%.

13
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 20 tháng 5 .

Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ

Địa chỉ: 167 Thùy Vân, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu.

Đối tượng nghiên cứu: Sò huyết A.granosa

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là ấu trùng sò huyết (A.granosa) từ giai đoạn spat (giai
đoạn đáp đáy) đến giống cấp I..

(a) (b)
Hình 2. 1 Ấu trùng sò huyết giai đoạn spat (a) và giai đoạn giống cấp I (b).

14
2.2.2. Sơ đồ khối

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của sò huyết (Anadara granosa) từ giai đoạn Spat lên giống cấp I

Ảnh hưởng của mật độ tảo Chlorella sp. Ảnh hưởng của mật độ ương

NT2 NT3 NT1 NT2 NT3


NT1 bổ sung Chlorella sp. bổ sung Chlorella sp. mật độ Spat mật độ Spat mật độ Spat
Không bổ sung 50 tế bào/ml 100 tế bào/ml 6.000 con/m2 8.000 con/m2 10.000 con/m2

- Tỷ lệ sống
- Sinh trưởng
- Đánh giá

Hình 2.2 Sơ đồ khối bố trí thí nghiệm (mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần)
2.2.3. Bố trí thí nghiệm

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thức ăn

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ tảo Chlorella sp.

Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức (NT) khác nhau về hàm lượng thức ăn: không
bổ sung tảo Chlorella sp. (NT1 – nghiệm thức đối chứng), bổ sung tảo Chlorella sp.
ở mật độ 50 tế bào/ml (NT2) và 100 tế bào/ml (NT3).

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ương ấu trùng

15
Thí nghiệm 2 gồm 3 NT với các mật độ ương ấu trùng ban đầu khác nhau:
6.000 con/m2 (NT1 - nghiệm thức đối chứng), 8.000 con/m2 (NT2) và 10.000 con/m2
(NT3).

Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với 3 bể composite, thể tích 1m3, đáy bể
là cát mịn có cỡ hạt từ 0,05mm - 0,25mm với độ dày 5mm (xem hình 2.3: NT1: Bể
1,2 và 3; NT2: Bể 4,5 và 6; NT3: Bể 7, 8 và 9).

Ấu trùng Spat được đưa vào các bể thí nghiệm bằng cách: dùng vợt vớt và
pipet hút lấy mẫu có chứa cát và ấu trùng sò, cân 1g mẫu và đưa lên kính hiển vi đếm
trung bình số lượng sò xuất hiện. Đối với thí nghiệm 1, mỗi bể NT được bố trí 1kg
mẫu (cát và ấu trùng) tương ứng với 6 con/g (tương đương 6.000 con/m2). Thí nghiệm
2, NT1 được bố trí 1kg; NT2 1,24kg và NT3 1,67kg.

Tảo Chlorella sp. chỉ được bổ sung làm thức ăn ở NT2 và NT3 thí nghiệm 1
với hàm lượng 50×106 tb/bể/ngày (NT2) và 100×106 tb/bể/ngày (NT3) và ở tất cả các
nghiệm thức ở thí nghiệm 2 với hàm lượng như nhau là 50×106 tb/bể/ngày. Chế độ
cho ăn là 2 lần/ngày vào 7h – 8h sáng và 14h – 15h.

Hình 2.4 Cho sò huyết ăn

2.2.3.1. Chăm sóc và quản lý


Để đảm bảo tính đồng nhất giữa các nghiệm thức, nguồn nước và khí được
cấp từ một nguồn chung duy nhất; các bể được đặt trong cùng một khu vực có mái.

16
Tất cả bể được thay nước cùng một thời điểm, định kỳ 3 ngày/lần, mỗi lần từ 30 –
50% qua lưới lọc có mắt lưới 150µm để đảm bảo không có sự khác biệt nhiều về chất
lượng nước. Nguồn nước đầu được kiểm tra vào trước khi thay nước để tránh lây
nhiễm mầm bệnh ảnh hưởng đến thí nghiệm. Các thông số nhiệt độ, độ mặn được
kiểm tra 2 lần/ngày trước và sau khi thay nước, pH được kiểm tra 1 lần/ngày sau khi
thay nước..

Chuẩn bị nước trước khi thay:


Nước được bơm trực tiếp từ biển (độ mặn 35‰) và chứa tại bể lắng có thể tích
100m3. Sau đó, nước được đi qua bình lọc cát và bơm vào bể 30m3 trong nhà có mái
che. Để khử trùng, nước được xử lý nước bằng EDTA 5 – 10ppm (tùy vào mùa nước)
và Iodine 1pmm, sau đó sục khí trong vòng 7 ngày trước khi sử dụng. Nước được cấp
vào các bể thí nghiệm qua túi lọc có kích thước mắt lưới từ 100 – 150 µm. Nước dùng
cho ương ấu trùng sẽ được hạ độ mặn xuống còn 15 – 20‰ (công thức 2.1).

Công thức hạ độ mặn:


𝐕(𝐍−𝐍𝟏)
𝑽𝟏 = (2.1)
𝑵𝟐−𝑵𝟏

Trong đó:

V1 và N1 (35‰) là thể tích và nồng độ nước biển ban đầu

V2 và N2 là thể tích và nồng độ nước biển cần đạt, V2 = V-V1

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá

2.3.1. Các yếu tố môi trường


Các yếu như nhiệt độ, độ mặn, pH,.... được theo dõi và đo hàng ngày. Các yếu
tố môi trường gồm: nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 0,5 oC;
độ mặn đo bằng tỷ trọng kế, độ chính xác 0,5‰; pH được đo bằng máy đo chuyên
dụng hiệu HANNA, độ chính xác 0,1 đơn vị (Hình 2.5).

17
(a) (b) (c)

Hình 2.5 Dụng cụ đo yếu tố môi trường

(a): Nhiệt kế thủy ngân; (b): Tỷ trọng kế; (c): máy đo pH


2.3.2. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng sò huyết
2.3.2.1. Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của sò xác định bằng cách đếm số lượng sò tham gia ban đầu và số
lượng sò còn lại khi kết thúc thí nghiệm (Công thức 2.2). Số lượng sò huyết trong
mỗi bể được xác định tương đối bằng việc cân mẫu: Số lượng ấu trùng đếm được
trong một gram (g); đếm lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình, từ đó xác định số lượng
sò trong mỗi nghiệm thức. Sau 60 ngày sò giống cấp I được thu tại 3 điểm khác nhau
trong bể bằng 1 khung hình vuông không đáy có kích thước 0,01 m2 (10cm * 10cm),
thu hoạch tất cả sò giống có trong khung và xác định tỷ lệ sống.

Tỷ lệ sống của sò (%):


𝑵𝒄
TLS = × 𝟏𝟎𝟎% (2.2)
𝑵đ

Trong đó:

TLS: Tỉ lệ sống của sò huyết (%)

Nc và Nđ là số lượng ấu trùng sau 60 ngày nuôi và khi bắt đầu thí nghiệm (con)

18
2.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng được xác định dựa vào chiều dài vỏ ở thời
điểm thu so với thời điểm ban đầu. Chiều dài sò huyết được xác định bằng kính hiển
vi có gắn trắc vi thị kính được đo ở vật kính 10 (10X), thước đo trên trắc vi thị kính
có độ dài 1mm được chia thành 100 vạch, mỗi vạch tương ứng 10 µm, độ chính xác
10 µm (Hình 2.6).

Hình 2.6 Ấu trùng sò huyết được chụp từ kính hiển vi

Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày:


𝐥𝐧𝑳𝟐 −𝒍𝒏𝑳𝟏
𝑮𝒕 = × 𝟏𝟎𝟎% (2.3)
𝑻

Trong đó:

Gt: Tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày (%/ngày)

L1 và L2: Chiều dài vỏ ở thời điểm sau và thời điểm đầu (μm)

T: Thời gian nuôi (ngày)

2.3.3. Xác định lượng thức ăn


Lượng tảo cho ấu trùng ăn trong ngày được tính bằng tích giữa thể tích và mật
độ tảo cho ăn. Mật độ tảo trong dung dịch tảo sinh khối được xác định bằng buồng
đếm Neubauer (độ sâu 0,1mm).

19
Cách đếm:dùng pipette hút 0,1ml mẫu tảo xịt vào buồng đếm đã được đậy sẵn
lamen, đợi 5 phút chìm xuống rồi đưa vào thị trường kính để đếm; điều chỉnh tiêu cự,
ốc vi cấp để quan sát tế bào ở mức rõ nhất

Quy tắc đếm: trong một ô nhỏ, các tế bào dính vào đường phân cách bên phải
ở dưới là không đếm, các tế bào dính vào đường phân cách phía trên bên trái thì đếm.

Hình 2.7 Mô tả buồng đếm và cách đếm

Công thức tính:

Tổng số tế bào đếm được


Mật độ tảo (tế bào/ml) = × 10.000
Số ô đếm

2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2019 và SPSS 20.0. Tất cả
các giá trị được trình bày ở dạng giá trị trung bình ± SD. Thông số môi trường, kích
thước chiều dài vỏ TB ban đầu và kích thước chiều dài vỏ TB kết thúc thí nghiệm
được phân tích bằng phương pháp phân tích ANOVA và được kiểm định post hoc
Duncan; tỷ lệ sống được phân tích phương pháp phi tham số K Independent Samples
và được kiểm định post hoc Kruskal – Wallis H ở mức tin cậy 0.95.

20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của mật độ tảo lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng sò
huyết (thí nghiệm 1)

Sau 60 ngày nuôi, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối của sò huyết có
sự khác nhau ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau, kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.1. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài vỏ của ấu
trùng sò huyết ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau.

NT1 NT2 NT3


Chỉ tiêu
(Không bổ sung) (50 tế bào/ml) (100 tế bào/ml)
Tỉ lệ sống (%) 4,44 ± 1,03a 25,56 ± 1,21b 29,81± 1,21c
Kích thước chiều dài vỏ
174,11 ± 2,67a 175,22 ± 2,64a 171,5 ± 2,48a
TB ban đầu (μm)
Kích thước chiều dài vỏ
TB kết thúc thí nghiệm 589,92 ± 4,74a 1644,73 ± 42,06b 1692,90 ±38,16b
(μm)
Tốc độ tăng trưởng 2,03 ± 0,32 a 3,73 ± 0,56b 3,81± 0,22 b
(%/ngày)

Số liệu trong bảng biểu diễn ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số có chữ số mũ
khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kế (p < 0,05)

Trong cả 3 nghiệm thức, tỷ lệ sống của ấu trùng Spat – lên giống cấp I đều có
xu hướng giảm dần trong thời gian nuôi. Ở NT1 – không bổ sung, tỷ lệ sống của sò
huyết sau 60 ngày nuôi là thấp nhất (4,44 ± 1,03%) (p<0,05). Trong khi đó, tỷ lệ sống
của sò huyết cao nhất đạt giá trị cao nhất (29,81 ± 1,21%) ở NT3 – 100 tế bào/ml.
Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) được cải thiện khi tăng hàm lượng thức ăn.
Ở NT3 – 100 tế bào/ml có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt (3,81± 0,22 %/ngày), tiếp

21
đến là NT2 – 50 tế bào/ml (3,73 ± 0,56%/ngày) và thấp nhất là NT1 – không bổ sung
(2,03 ± 0,32 %/ngày) (Bảng 3.2). So sánh với kết quả nghiên cứu trên ao đất của
Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ, NT1 – không bổ sung thức ăn có tỉ lệ
sống và tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt (21,71 ± 0,29%) và (3,07% ± 0,18%), do đó
cho thấy NT1 – không bổ sung thức ăn trong thí nghiệm ương trong bể composite
này tỷ lệ sống rất thấp. Như vậy, sử dụng thức ăn là tảo Chlorella sp. ở 100 tế bào/ml
giúp cho tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết là tốt nhất.

3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng
sò huyết (thí nghiệm 2)

Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối của sò huyết có sự khác nhau ở các
mật độ ương khác nhau và được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.2. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài vỏ của ấu
trùng sò huyết ở các nghiệm thức mật độ ương khác nhau.

NT1 NT2 NT3


Chỉ tiêu
(6.000 con/m2) (8.000 con/m2) (10.000 con/m2)
Tỉ lệ sống (%) 25,56 ± 1,21b 24,17 ± 1,56a 23,33 ± 0,91a
Kích thước chiều dài vỏ
174,42 ± 1,27a 172,55 ± 3,48a 170,39 ± 2,75a
TB ban đầu (μm)
Kích thước chiều dài vỏ
TB kết thúc thí nghiệm 1460,56 ± 40,07b 1427,59 ± 15,64b 1345,13 ± 7,07a
(μm)
Tốc độ tăng trưởng
3,54 ± 0,57b 3,52± 0,02a 3,44 ± 0,02a
(%/ngày)

Số liệu trong bảng biểu diễn ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số có chữ số mũ
khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kế ( p < 0,05)

Sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của ấu trùng Spat – giống cấp I đạt giá trị
cao nhất ở NT1 – 6.000con/m2 (25,56 ± 1,21%), tiếp theo là NT2 - 8.000 con/m2
(24,17 ± 1,56%) và thấp nhất là ở NT3 - 10.000 con/m2 tỷ lệ sống chỉ đạt (23,33 ±

22
0,91%) (Bảng 3.4). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Giang, Phạm
Thị Anh (2020) khi theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara
granosa (Linneus, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất có tỷ lệ
sống từ giai đoạn Spat – giống cấp I đạt từ 21,8 – 24% qua 3 đợt ương.

Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều dài vỏ của ấu trùng spat – giống cấp
I tương đối đồng đều. Tốc độ tăng trưởng cao nhất nằm ở NT1 – 6.000 con/m2 đạt
(3,54 ± 0,15%/ngày) không có sự khác biệt ý nghĩa lớn so với NT2 và có sự khác biệt
ý nghĩa thống kê so với NT3, tiếp đến là NT2 - 8.000 con/m2 đạt (3,52 ± 0,13%/ngày)
và thấp nhất NT3 - 10.000 con/m2 (3,44 ± 0,17%/ngày) (Bảng 3.4).

Mật độ nuôi quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng và tỷ lệ sống
của ấu trùng. Nếu mật độ nuôi thấp thì lãng phí không gian bể, thức ăn và tốn công
chăm sóc. Nhưng nếu nuôi ở mật độ cao quá thì khó quản lý môi trường do các sản
phẩm trao đổi chất, các chất thải sẽ làm ấu trùng phát triển chậm, thời gian nuôi kéo
dài. Ở NT1- 6.000 con/m2 khả năng thích nghi và tỷ lệ sống của sò là cao nhất, tuy
nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các NT2 - 8.000 con/m2 và
NT3 - 10.000 con/m2 và tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều (Bảng 3.4).So sánh
với kết quả nghiên cứu trên ao đất của Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ,
NT3 – 10.000 con/m2 tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt (23,5±0,29%) và
(3,44%± 0,17%).Do đó, để ấu trùng spat – giống cấp I sinh trưởng và phát triển tốt,
đạt tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế cao nhất thì mật độ nuôi thích hợp là 10.000 con/m2.

3.3. Các yếu tố môi trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố môi trường trong quá trình thực hiện
thí nghiệm có những biến động nhất định, nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép,
phù hợp với đặc điểm sinh học của sò huyết (Bảng 3.3. và 3.4).

23
Bảng 3.3. Giá trị nhiệt độ, pH và độ mặn trung bình trước và sau khi thay
nước của các nghiệm thức về thức ăn.

NT1 NT2 NT3


Thời điểm đo
(Không bổ sung) (50 tb/ml) (100 tb/ml)
Trước thay nước 27,70 ± 0,07b 27,74 ± 0,01b 27,26 ± 0,15a
Nhiệt độ ( C)
o

Sau thay nước 27,73 ± 0,13b 27,87 ± 0,18b 26,93 ± 0,32a


Trước thay nước 7,86 ± 0,02a 7,88 ± 0,01a 7,89 ± 0,02a
pH
Sau thay nước 7,88 ± 0,02a 7,88 ± 0,01a 7,89 ± 0,01a
Trước thay nước 18,68 ± 0,15a 18,63 ± 0,16a 18,61 ± 0,15a
Độ mặn (‰)
Sau thay nước 18,45 ± 0,08a 18,45 ± 0,13a 18,41 ± 0,14a

Số liệu trong bảng biểu diễn ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số có chữ số mũ
khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kế (p < 0,05).
Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, sự dao động của pH từ 7,86 - 7,89 (trước
khi thay nước) đến 7,88 – 7,89 (sau khi thay nước); độ mặn từ 18,61 – 18,68‰ (trước
khi thay nước) và 18,41– 18,45‰ (sau khi thay nước) không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức và giữa các lần thay nước (Bảng 3.1 và 3.3).
Phạm vi pH và độ mặn này nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của ấu
trùng sò huyết dựa vào nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Giang và Phạm Thị
Anh (2020) và Ngô Thị Thu Thảo và ctv (2003).

Về nhiệt độ, ở cả 2 thí nghiệm, nhiệt độ ở các bể ở NT3 đều thấp hơn không
đáng kể (khoảng 0.4oC) so với 2 nghiệm thức còn lại (p<0.05). Một cách ngẫu nhiên,
điều này có thể là kết quả của việc các bể trong NT3 được bố trí tại nơi có cường độ
ánh sáng mặt trời cao hơn. Khi xem xét đến tính không đồng nhất về tỉ lệ sống và tốc
độ sinh trưởng của sò huyết ở NT3 so với 2 nghiệm thức còn lại giữa hai thí nghiệm
có thể khẳng định mức chênh lệch nhiệt độ này không ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.

24
Bảng 3.4. Giá trị nhiệt độ, pH và độ mặn trước và sau thay nước của các
nghiệm thức mật độ.

Thời điểm đo NT1 NT2 NT3


Chỉ tiêu
(6.000 con/m2) (8.000 con/m2) (10.000 con/m2)
Nhiệt độ (oC) Trước thay nước
27,70 ± 0,07b 27,77 ± 0,05b 27,36 ± 0,15a
Sau thay nước 27,70 ± 0,15b 27,87 ± 0,18b 26,10 ± 0,32a
pH Trước thay nước 7,86 ± 0,02a 7,88 ± 0,01 a 7,89 ± 0,02a
Sau thay nước 7,88 ± 0,02 a 7,88 ± 0,01a 7,90 ± 0,02a
Độ mặn (‰) Trước thay nước 18,78 ± 0,16a 18,80 ± 0,11a 18,84 ± 0,1 a
Sau thay nước 18,80 ± 0,07 a 18,60 ± 0,20a 18,58 ± 0,22a

Số liệu trong bảng biểu diễn ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các số có chữ số mũ
khác nhau trong cùng 1 hàng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kế p < 0,05.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Mẫn và Ngô Thị Thu Thảo
(2013) cho thấy mức chênh lệch nhiệt độ trong thí nghiệm này không ảnh hưởng đến
tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết.

25
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và
tốc độ tăng trưởng của sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) từ giai đoạn spat
lên giống cấp I có thể kết luận như sau:

Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm theo dõi hàng ngày đều nằm
trong khoảng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của sò huyết, cụ thể: Nhiệt độ
dao động từ 26 – 29 ℃, độ mặn từ 15 - 19‰, pH từ 7,7 – 8,1.

Thức ăn trong thời gian thí nghiệm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của sò huyết. Ở NT3 bổ sung 100 tế bào tảo/ml, tỷ lệ sống của sò huyết từ giai
đoạn Spat – giống cấp I đạt cao nhất (26,16%) so với 2 nghiệm thức còn lại và tốc độ
tăng trưởng đạt (3,76%/ngày). Như vậy kết luận rằng bổ sung 100 tế bào/ml sẽ phù
hợp và mang lại hiệu quả cao nhất trong thời gian ương giai đoạn Spat – giống cấp I.

Mật độ trong thời gian thí nghiệm cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của sò huyết. Ở NT1 - 6.000 con/m2 có khả năng thích nghi và tỷ lệ sống
của sò là cao nhất, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và tốc độ tăng trưởng
tương đối đồng đều so với các NT2 - 8.000 con/m2 và NT3 - 10.000 con/m2. Tuy
nhiên để tránh lãng phí không gian bể, thức ăn và tốn công chăm sóc mật độ ương
phù hợp từ giai đoạn spat – giống cấp I là 10.000 con/m2.

4.2. Kiến nghị

Việc bổ sung thức ăn là tảo Chlorella sp. có vai trò quan trọng đối với sự sinh
trưởng và phát triển của ấu trùng sò huyết giai đoạn Spat – giống cấp I. Vì vậy cần
bổ sung khu nuôi sinh khối tảo để tránh tốn chi phí cao khi mua từ bên ngoài.

Việc bố trí bể trong các nghiệm thức cần phải cân nhắc kỹ; không bố trí các
bể trong một nghiệm thức cùng một vị trí, nên bố trí các bể ngẫu nhiên để tránh các
nghiệm thức chênh lệch thống số môi trường ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị
kinh tế ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 132.

2. Hoàng Thị Bích Đào, 2005. Đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản
xuất giống nhân tạo sò huyết. Luận án tiến sĩ. Trường ĐH Thủy sản Nha Trang, Nha
Trang.

3. Nguyễn Văn Giang, Phạm Thị Anh., 2020. Kết quả theo dõi tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linneus, 1759) từ ấu trùng trôi
nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất. Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp 9, 94–
101.

4. Trương Sĩ Kỳ, 1996. Đặc điểm sinh sản của sò huyết (A. granosa) sống ở vùng
ven biển Trà Vinh. Tuyển tập nghiên cứu biển VII, 103–112.
5. Nguyễn Ngọc Lâm, 1996. Nghiên cứu thành phần thức ăn của sò trong các
thủy vực ven bờ tỉnh Trà Vinh. Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 7. Trang 121 – 130.
6. Ngô Trọng Lư, 2004. Kỹ thuật nuôi ngao, sò huyết, ngọc trai. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp. 86 trang.
7. Nguyễn Văn Mẫn và Ngô Thị Thu Thảo, 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến
tỷ lệ sống và sinh trưởng của sò huyết (Anadara granosa). Tạp chí khoa học Đại học
Cần Thơ. Trang 598 – 602.
8. Vũ Thị Thùy Minh, 2005. Tìm hiểu vai trò của Chlorella sp. trong quá trình
xử lí nước thải từ ao nuôi trồng thủy sản. Luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Quản lí
Môi Trường và Nguồn lợi Thủy Sản. Trường Đại học Nha Trang.

9. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2013. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và chế
phẩm sinh học lên quá trình sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giống (Meretrix
lyrata Sowerby, 1851). Luận án thạc sĩ. Trường ĐH Thủy sản Nha Trang, Nha
Trang.

27
10. Dương Thị Hoàng Oanh, 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ, mật độ tảo lên tốc
độ lọc của sò huyết (Anadara granosa, Linnaeus, 1758). Tạp chí khoa học Trường
Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học. Trang
158 - 167.

11. Trần Hoàng Phúc, 1997. Nghiên cứu các biện pháp khai thác hợp lý và bảo
vệ một số giống loài thủy sản ven biển Trà Vinh. Tạp chí Thủy sản 23–29.

12. Nguyễn Hữu Phụng và Võ Sĩ Tuấn, 1996. Nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ
(Bivalvia) chủ yếu ở Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển tập 7. Trang 9 – 15.

13. Nguyễn Hữu Phụng, 1999. Đặc điểm sinh học và nguồn lợi sò huyết A.
granosa (Linnaeus) ở vùng ven biển Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Khoa học, Hội
nghị KHCN Biển toàn quốc lần thứ IV, tr. 1021- 1026.
14. La Xuân Thảo, 2004. Completing the technological process for artificial seed
production of blood cockles A.granosa Linnaeus, 1758. Báo cáo tổng kết dự án
SUMA. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. 44 trang.
15. Ngô Thị Thu Thảo, Hứa Thái Nhân, Hải, Trần Nguyên Hải và Huỳnh Hàn
Châu, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn lên sò huyết (Anadara granosa ) nuôi vỗ trong
hệ thống nước xanh - cá rô phi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 11, 255–
263.
16. Ngô Thị Thu Thảo, Trương Trọng Nghĩa 2003. Ảnh hưởng của các nồng độ
mặn khác nhau đến tốc độ lọc thức ăn, sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và khả năng chịu
đựng stress của sò huyết giống Anadara granosa Linaeus, 1758. Tuyển tập báo cáo
khoa học Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc tại Nha Trang. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp. Trang 137 – 141.
17. Võ Minh Thế, 2012. Phân tích đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả tài chính các mô
hình nuôi sò huyết (Anadara granosa) ở tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Luận văn thạc
sĩ Trường Đại học Cần Thơ.

28
18. Nguyễn Thị Xuân Thu, Hoàng Thị Bích Đào (1999). Một số đặc điểm sinh
học, sinh sản của sò huyết (A.granosa) tại đầm Nha Phu – Khánh Hòa. Tạp chí Thủy
sản số 7/1999. Trang 15 – 17.
19. Lâm Ngọc Trâm, 1996. Thành phần hóa học chủ yếu của một số loài ĐVTM
(Mollusca) vùng ven biển miền Nam Việt Nam. Trang 205 – 211. Tuyển tập nghiên
cứu biển, tập 7.

20. Lương Đình Trung, 1995. Nuôi sò huyết (A.granosa) ở Trung Quốc. Trang
19 – 22. Tạp chí Thủy sản số I/1995.

21. Trần Thị Yên và Nguyễn Văn Công, 2019. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của
sò huyết A.granosa ở vùng cửa sông Ròon, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học –
Công Nghệ Thủy sản, 3, 165–171.

22. Phân viện quy hoạch thủy sản phía Nam, UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Tài
Nguyên & Môi Trường, Sở Thủy Sản (2010). Nghiên cứu và xây dựng mô hình bảo
vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Meretrix lyrate (Sowerby, 1851), sò huyết Andara
granosa (Linaeus, 1758) ở vùng cửa song ven biển Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh.

Tài liệu tiếng Anh

23. Adenan, N.S., Yusoff, F.M., & Shariff, M., 2013. Effect of salinity and
temperature on the growth of diatoms and green algae. J. Fish. Aquat. Sci. 8, 397–
404. doi:10.3923/jfas.2013.397.404.
24. Broom, M.J., 1982. Analysis of the Growth of Anadara granosa (Bivalvia:
Arcidae) in Natural, Artificially Seeded and Experimental Populations. Mar. Ecol.
Prog. Ser. 9, 69–79. doi:10.3354/meps009069.
25. Broom, M.J., 1983b. Mortality and production in natural, artificially-seeded
and experimental populations of Anadara granosa (Bivalvia: Arcidae). Oecologia
58, 389–397. doi:10.1007/BF00385241.
26. Broom, M.J., 1985. The biology and culture of marine bivalve molluscs of the
genus Anadara, Iclarm studies and review 12.
27. Cañavate, J.P., 2019. Advancing assessment of marine phytoplankton

29
community structure and nutritional value from fatty acid profiles of cultured
microalgae. Rev. Aquac. 11, 527–549. doi:10.1111/raq.12244.
28. Davis, H.C., 1953. On food and feeding of larvae of the American oyster , C .
Virginica. Biol. Bull. 104, 334–350
29. Department of Fisheries Malaysia (DOFM), 2014. Annual fisheries statistics
book . Department of Fisheries Malaysia, Putrajaya.
30. Din, Z.B. & Ahamad , A. 1995, Changes in the scope for growth of bood
cockle (Anadara granosa) exposed to industrial discharge, Marine bulletein, Vol. 31,
Nos 4 – 12, pp. 406 – 410.
31. FAO. FAO Yearbook. Fishery and Aquaculture Satistics 2011. 2013. Rome:
Food and Agriculture Organization of the United Nations, 76.
32. Joni, A.A.M., Yusuff, F.M., Mohamed, K.N., Kusin, F.M., & Zulkifli, S.Z.,
2019. Growth performance of blood cockle (Tegillarca granosa) within kongkong
laut estuaries, masai, johor. Pertanika J. Sci. Technol. 27, 1917–1927.
33. Kyoung HK, Kim JM and Kim YH, 2004. Influence of water temperature and
salinity on oxygen consumption and filtration rate of ark shell, Anadara granosa
bisenensis. Division of Aquatic Science, Yosu National University, Yosu, Korea.
Korea Journal of Malacogogy. Vol 20: 107 – 110.
34. Khalil, M., 2018. The effect of environmental condition on the spawning
period of blood cockle A.granosa (Bivalvia: Arcidae) in Lhokseumawe, The
Northern Straits Of Malacca. J. Agrium 10, 69. doi:10.29103/agrium.v10i2.499.
35. Khalil, M., Yasin, Z., & Hwai, T.S., 2017. Reproductive biology of blood
cockle A.granosa (Bivalvia: Arcidae) in the northern region of the Strait of Malacca.
Ocean Sci. J. 52, 75–89. doi:10.1007/s12601-017-0010-y
36. Narasimham, K.A,. 1980. Cultutre of blood clam at Kakinada. Mar. fish. Infor.
Serve. T & E ser. 23
37. Pathansali, D., 1966. Notes on the biology of the cockle, A.granosa.
Proceeding Indo- Pacific Fish. Counc. 11, 84–98.
38. Pincebourde S., Sanford E. and Helmuth B. 2008. Body temperature during

30
low tide alters the feeding performance of a top intertidal predator. Limnol. Oceanogr.
53: 1562 - 1573.
39. Ramli MFS and Hasan FRA, 2013. Feeding Cockles with Detritus Balls.
Journal of Biology, Agriculture and Healthcare. 3(12): 2224 - 3208
40. Reynoso-Granados, T., Monsalvo-Spencer, P., Saucedo, P.E., Mazn-Sustegui,
J.M., & Robles-Mungaray, M., 2012. Settlement and early nursery of juvenile
Anadara grandis (Pelecypoda: Arcidae) under different conditions at the hatchery
and ponds. J. Shellfish Res. 31, 769–775. doi:10.2983/035.031.0321.
41. Somero G.N. 2002. Thermal Physiology and Vertical Zonation of Intertidal
Animals: Optima, Limits, and Costs of Living. Integ. and comp Biol 42: 780–789.
42. Tookwinas S., 1985. Commercial scale cockle farming in the southern part of
Thailand. Contribution No.2 Satun Brackishwater Fisheries Station, Brackishwatern
Fisheries Division, Department of Fisheries, Bangkok, Thailand.
43. Utting, S.D., & Millican, P.F., 1997. Techniques for the hatchery conditioning
of bivalve broodstocks and the subsequent effect on egg quality and larval viability.
Aquaculture 155, 45–54. doi:10.1016/S0044-8486(97)00108-7
44. Yurimoto, T., Kassim, F.M., & Man, A., 2014a. Short communication
digestive tube contents of blood cockle ( Anadara granosa ) in a tropical mangrove
estuary in 2, 180–183.
45. Yurimoto, T., Man, A., & Fuseya, R., 2014b. Spawning season and larval
occurrence of blood cockle (A.granosa) off the Selangor coast, Peninsular Malaysia.
Int. J. Aquat. Biol. 2, 299–304. doi:10.22034/ijab.v2i6.125
46. Yurimoto, T., Mohd Kassim, F., Fuseya, R., & Man, A., 2014c. Mass mortality
event of the blood cockle, A.granosa, in a quaculture ground along Selangor coast,
Peninsular Malaysia. Int. Aquat. Res. 6, 177–186. doi:10.1007/s40071-014-0077-3

31
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BẰNG PHẦN MỀM SPSS
1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của
ấu trùng sò huyết

Bảng 1: Phân tích ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của sò huyết (Anadara
granosa) từ giai đoạn Spat đến giống cấp I.

32
Bảng 2: Phân tích ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng (Anadara
granosa) từ giai đoạn Spat đến giống cấp I.
- Kích thước ấu trùng sò huyết TB ban đầu (μm)

33
- Kích thước ấu trùng sò huyết TB khi kết thúc thí nghiệm (μm)

34
- Tốc độ tăng trưởng (%/ngày)

35
2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và sinh trưởng
của ấu trùng sò huyết

Bảng 3: Phân tích ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống của sò huyết
(Anadara granosa) từ giai đoạn Spat đến giống cấp I.

36
Bảng 2: Phân tích ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ tăng trưởng (Anadara
granosa) từ giai đoạn Spat đến giống cấp I.
- Kích thước ấu trùng sò huyết TB ban đầu (μm)

37
- Kích thước ấu trùng sò huyết TB khi kết thúc thí nghiệm (μm)

38
- Tốc độ tăng trưởng (%/ngày)

39

You might also like