You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


-------------

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2021

Tên đề tài: Đánh giá hiệu giá kháng thể lòng đỏ trứng gà sau
khi tiêm kháng nguyên tái tổ hợp P42 của
Mycoplasma hyopneumoniae

Chủ nhiệm đề tài: Lê Viết Tuấn Khanh


Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phùng Thăng Long
Đơn vị thưc hiện: Trường Đại học Nông Lâm Huế

Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 3 năm 2021

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu giá kháng thể lòng đỏ trứng 2. Mã số:
gà sau khi tiêm kháng nguyên tái tổ hợp P42 của
Mycoplasma hyopneumoniae
3. Lĩnh vực nghiên cứu: 4. Loại hình nghiên cứu:
Nông Cơ Ứng Triể
Tự nhiên Xã hội x bản dụng n
nghiệp
Kỹ thuật & khai
Nhân văn Y dược
Công nghệ x

5. Thời gian thực hiện: 12 tháng


Từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021
6. Cơ quan chủ trì (khoa/bộ môn): Khoa Chăn Nuôi Thú Y

7. Chủ nhiệm đề tài:


Họ và tên : Lê Viết Tuấn Khanh MSSV: 17L3071147
Lớp: Thú y 51C
Số điện thoại: 0906570141 E-mail:leviettuankhanh.ty51c@huaf.edu.vn

8. Cố vấn khoa học: Chữ ký của


- Học hàm, học vị, họ tên: PGS.TS Phùng Thăng Long cố vấn KH

- Chức vụ: Giảng viên cao cấp


- Địa chỉ: 18 Hùng Vương, Thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế , Phú Nhuận , Thành phố Huế.
- Số điện thoại: 0905052719
- Email: thanglong@huaf.edu.vn
9. Những thành viên tham gia thực hiện đề tài (nếu có):
TT Họ và tên Lớp Nội dung nghiên cứu được giao Chữ ký
1 Trần Thị Kim Ngân TY51C Thực hiện thí nghiệm, xử lí số liệu,
viết báo cáo
2 Châu Thị Xuân Hoài TY51C Thực hiện thí nghiệm, xử lí số liệu,
viết báo cáo
3 Hoàng Thanh Long CN52B Thực hiện thí nghiệm, xử lí số liệu,
viết báo cáo
4 Nguyễn Văn Hiến CN52A Thực hiện thí nghiệm, xử lí số liệu,
viết báo cáo

10. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước
10.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn Mycoplasma
hyopneumoniae (Mh) gây bệnh suyễn lợn. Các nghiên cứu tập trung về dịch tễ học
(Calsamiglia và Pijoan, 2000; Simionatto và cs., 2009), các phương pháp chẩn đoán, cơ
chế đáp ứng miễn dịch (Calsamilia và cs., 1999). Có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào
việc sản xuất các kháng nguyên tái tổ hợp làm nguyên liệu sản xuất vắc xin và chế phẩm
sinh học dùng trong phòng, trị bệnh (Chen và cs., 2003; Seymour và cs., 2010;
Simionatto và cs., 2012).
Đã có một số các nghiên cứu liên quan đến khả năng protein P42 sốc nhiệt tái tổ hợp
của Mycoplasma hyopneumoniae gây ra phản ứng miễn dịch ở lợn dưới điều kiện đồng
ruộng (Sérgio Jorge và cs., 2014). Nghiên cứu sự biểu hiện và khả năng sinh miễn dịch
của kháng nguyên protein sốc nhiệt P42 của Mycoplasma hyopneumoniae bằng vaccine
DNA (Ya-Lei Chen và cs., 2003). Nghiên cứu Tiêm chủng cho chuột bằng các kháng
nguyên P37, P42, P46 và P95 của Mycoplasma hyopneumoniae được phân phối dưới
dạng vaccine DNA cho thấy tất cả các kháng nguyên đặc biệt là P42 và P95 đều có thể
tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ (V.Galli và cs., 2012)
10.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam bệnh suyễn lợn do vi khuẩn Mh gây ra được phát hiện đầu tiên vào năm
1953 ở một số trang trại giống lợn ở miền Bắc, đến năm 1962 bệnh đã lan ra khắp các
tỉnh thành và cho đến nay bệnh vẫn lưu hành và xảy ra phổ biến (Trương Văn Dung và
cs, 2002). Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi
dưỡng chưa tốt đặc biệt là trong chăn nuôi nông hộ nên bệnh suyễn lợn thường xuyên
xẩy ra ở các địa phương, tỷ lệ nhiễm cao và gây tác hại lớn đến ngành chăn nuôi lợn của
Việt nam (Đặng Xuân Bình và Đặng Thị Mai Lan, 2011). Lợn bị bệnh và chết chủ yếu
do sự kết hợp của Mh với các loại vi khuẩn khác, đặc biệt là các loại vi khuẩn như:
Pasteurlla, Streptococcus, Staphylococcus và Klebsiella.
Năm 2005, Cù Hữu Phú và cs đã phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm của lợn mắc
bệnh viêm phổi địa phương ở một số tỉnh phía Bắc một số loài vi khuẩn như sau:
Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica, Actinobacillus pleuropneumoniae,
Streptococcus suis, Haemophilus parasuis. Trong đó vi khuẩn Pasteurella multocida và
Actinobacillus pleuropneumoniae phân lập được có độc lực cao khi gây nhiễm cho chuột
bạch và lợn.
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh suyễn lợn ở nái sinh sản tại các trại
chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp tập trung trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Hà
Tây và Thái Nguyên trong hai năm 2010 và 2011 cho thấy trong 92 đàn với 862 lợn nái
sinh sản đã phát hiện có 42,3% lợn mắc bệnh theo đàn và 15% mắc bệnh theo cá thể, 29
- 56,2% Mh phân lập được từ dịch ngoáy mũi và 66,6% được phân lập từ mẫu bệnh
phẩm phổi (Đặng Xuân Bình và Đặng Thị Mai Lan, 2011). Lợn con mắc bệnh suyễn lợn
thường có tỷ lệ tử vong cao, lợn nái mắc bệnh thường ở thể mạn tính và không có tử
vong. Bệnh suyễn lợn có tính chất mùa vụ, xảy ra nhiều vào tháng 2 - 4 và tháng 10, 11
trong năm. Để phòng bệnh suyễn lợn, hiện nay nước ta phải nhập vắc xin từ nước ngoài
về để tiêm phòng (Huỳnh Văn Chương và cs., 2011).
Nhìn chung, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh suyễn lợn nhưng
chủ yếu mới dừng lại nghiên cứu về dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý trên
lợn bệnh, một số phương pháp chẩn đoán (Trương Văn Dung và cs., 2002; Trần Thị Dân
và cs., 2003). Trong thời gian vừa qua khoa Chăn nuôi – Thú y, các nhóm nghiên cứu
của giáo viên đã nghiên cứu thành công việc sản xuất ra kháng nguyên tái tổ hợp P42
(Phùng Thăng Long, 2019). Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng P42 có khả năng sinh đáp
ứng miễn dịch cao, có thể ngăn chặn sự phát triển của M. hyopneumoniae và là ứng viên
cho nghiên cứu sản xuất vaccine tái tổ hợp. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi kế
thừa đánh giá hiệu giá kháng thể ở gà khi sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp là cần thiết.
11. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh suyễn lợn do Mycoplasma hyopneumoniae (Mh) gây ra là một bệnh truyền nhiễm
mãn tính, ảnh hưởng đến lợn ở tất cả các độ tuổi và trên phạm vi toàn thế giới (Austen và
cs., 2006). Khi bị bệnh, lợn còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao và gây thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành chăn nuôi lợn (Sheldrake và cs., 1991; Thacker và cs., 1998; Đă ̣ng Xuân
Bình và Đặng Thị Mai Lan, 2011). Lợn bị nhiễm Mh sẽ bị tổn thương hệ thống lông rung
của đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và nhiễm trùng kế phát của các
loại vi khuẩn khác như Pasteurella multocida, Streptococus suis, Actinobacillus
pleuropneumoniae, Haemophilus parasuis (Thacker và cs., 1999; Calsamiglia và cs., 1999)
hoặc một số loại virus như PRRS, porcine cirovirus type 2 và virus cúm lợn (Trương Văn
Dung và cs., 2002; Trần Thị Dân và cs., 2003; Thacker và cs., 1999; Jang và Kim, 2007)
tạo nên thể bệnh viêm phổi phức hợp (Trương Văn Dung và cs., 2002; Trần Thị Dân và cs.,
2003).
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường, rất thuận
lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Mh và các vi khuẩn cộng phát khác. Vì vậy, tỷ lệ lợn mắc
bệnh suyễn lợn khá cao (Trương Văn Dung và cs., 2002; Trần Thị Dân và cs., 2003;
Nguyễn Thị Phước Ninh và cs., 2006). Để phòng, trị bệnh suyễn lợn người chăn nuôi
thường sử dụng kháng sinh, thói quen này dẫn đến tình trạng các vi khuẩn kháng kháng
sinh, và gây tồn dư kháng sinh trong thực phẩm (Trần Thị Dân và cs., 2003; Huỳnh Văn
Chương và cs., 2011). Để hội nhập quốc tế và bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng, chính phủ
Việt Nam đã cam kết từ đầu năm 2018 sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn để kích
thích sinh trưởng, đến năm 2020 sẽ không sử dụng kháng sinh dự phòng bệnh. Vì vâ ̣y, viêc̣
nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm sinh học có tác dụng thay thế kháng sinh trong phòng, trị
bênh
̣ suyễn có tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao.
12. Mục tiêu đề tài
Đánh giá đáp ứng kháng thể ở gà sau khi được tiêm kháng nguyên tái tổ hợp P42 để tạo
cơ sở sản xuất được chế phẩm chứa kháng thể đặc hiệu để phòng trị bệnh suyễn lợn do
Mycoplasma hyopneumoniae gây ra.

13. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


13.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên gà hướng trứng Isa Brown đẻ vào 20 tuần tuổi và sản phẩm trứng gà.
13.2. Phạm vi nghiên cứu
Kiểm tra khả năng tạo kháng thể lòng đỏ sau khi tiêm kháng nguyên tái tổ hợp P42 trong
trang trại nghiên cứu và kiểm tra hiệu giá kháng thể tại phòng thí nghiệm
14. Nội dung nghiên cứu
Tiêm kháng nguyên tái tổ hợp P42.
Tách chiết kháng thể lòng đỏ từ trứng gà thí nghiệm.
Thực hiện phản ứng ELISA để đánh giá hiệu giá kháng thể lòng đỏ sau khi tiêm kháng
nguyên tái tổ hợp P42.

15. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu


15.1.Phương thức tiếp cận
Chúng tôi dựa vào phương pháp ELISA.
Phương pháp ELISA dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể,
trong đó kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thường là
nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu.
Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với kháng nguyên
và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng nguyên hay kháng thể cần phát
hiện.
15.2.Phương pháp nghiên cứu
 Gây tối miễn dịch cho gà với kháng nguyên P42
- Chúng tôi sử dụng 10 gà mái Isa Brown 20 tuần tuổi.
- Tiến hành tối miễn dịch cho nó bằng việc tiêm kháng nguyên tái tổ hợp P42 với liều
lượng thích hợp
- Tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày
- Bắt đầu tiến hành thu trứng
 Tách chiết kháng thể lòng đỏ trứng gà thí nghiệm
Bước 1 : Thu trứng và bảo quản trong điều kiện thích hợp
Bước 2 : Rửa và sát trùng trứng
Bước 3 : Thu lòng đỏ trứng
Bước 4 : Tách chiết kháng thể
 Đánh giá hiệu giá kháng thể bằng phản ứng ELISA

16. Tiến độ thực hiện đề tài


TT Nội dung thực hiện Sản phẩm Thời gian (bắt đầu-kết Người thực hiện
thúc)
1 Tiêm kháng nguyên tái Gà được 1/4/2021 – 15/5/2021 Cả nhóm
tổ hợp P42 tiêm kháng
nguyên P42
2 Tách chiết kháng thể Kháng thể 1/6/2021 – kết thúc Cả nhóm
lòng đỏ trứng gà thí P42
nghiệm

3 Thực hiện phản ứng Kết quả hiệu 15/6/2021 – kết thúc Cả nhóm
ELISA để đánh giá hiệu giá kháng thể
giá kháng thể lòng đỏ

17. Sản phẩm


a. Loại sản phẩm:
Báo cáo đánh giá hiệu giá kháng thể lòng đỏ trứng gà sau khi tiêm kháng nguyên tái tổ hợp
P42
b. Địa chỉ ứng dụng:
Làm cơ sở cho việc sản xuất chế phẩm sinh học phòng trị bệnh suyễn lợn do vi khuẩn
Mycoplasma hyopneumoniae gây ra.

18. Kinh phí thực hiện đề tài


- Tổng kinh phí: 7 triệu
- Bằng chữ: Bảy triệu đồng
- Đơn vị hỗ trợ: Trường Đại học Nông Lâm Huế
- Các nguồn khác: Giáo viên hướng dẫn
- Dự trù kinh phí:

TT Khoản chi, nội dung chi Số tiền Ghi chú


1 Hỗ trợ mua thức ăn cho gà 5,500,000 vnđ
2 Hỗ trợ xăng xe đi lại 1,000,000 vnđ
3 Photo tài liệu báo 500,000 vnđ
Tổng cộng 7 triệu
Ngày 10 tháng 3 năm 2021 Ngày 10 tháng 3 năm 2021
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN…

Ngày 10 tháng 3 năm 2021


CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

You might also like