You are on page 1of 6

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE

Faculty of Veterinary Medicine

BỆNH VIÊM THANH QUẢN CATA CẤP


(Laryngitis catarrhalis acuta)

ThS. Đàm Văn Phải


BM: Nội - Chẩn - Dược - Độc chất, khoa Thú y
Phòng 215 nhà khoa Thú y, ĐHNNHN
Email: Dvphai@vnua.edu.vn

10/9/17 DVM. DvPhai 1

I.  Đặc điểm

- Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc thanh quản.

- Bệnh súc ho nhiều, khản tiếng hoặc mất tiếng.

- Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ giá rét; các loài gia súc
đều dễ mắc bệnh nhưng chó, ngựa và trâu, bò hay mắc nhiều
hơn đặc biệt là gia súc già và gia súc non.

- Khi thanh quản bị viêm thường kế phát viêm phế quản và


ngược lại.

10/9/17 DVM. DvPhai 2

10/9/17 DVM. DvPhai 3

1
II. Nguyên nhân
- Do gia súc bị nhiễm lạnh.

- Do gia súc hít phải một số khí độc (NH3, H2S, chlor,...).

- Do kế phát từ một số bệnh: bệnh cúm, lao, tụ huyết trùng ...

- Do viêm lan từ một số khí quan lân cận: viêm họng, viêm khí
quản, viêm mũi lan sang, viêm miệng …).

- Do gia súc mắc một số bệnh về tim (do ứ trệ tuần hoàn máu ?
gây nên ứ huyết thanh quản ? viêm thanh quản).

- Do thông thực quản không đúng kỹ thuật hoặc cho thuốc đổ


nhầm vào thanh quản

10/9/17 DVM. DvPhai 4

III - Cơ chế sinh bệnh Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn

Niêm RLTH niêm mạc T.Q Tổn thương niêm mạc TQ

Viêm T.Q

Xung huyết, tiết dịch Máu Sốt

N/m T.Q bị sưng

Khản tiếng, mất tiếng Ho nhiều

10/9/17 DVM. DvPhai 5

Các tác nhân bệnh tác động vào niêm mạc thanh quản,
gây xung huyết, tiết dịch hoặc trực tiếp gây tổn thương niêm

mạc mở cửa cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào phát triển

và gây viêm.

Do hậu quả của quá trình viêm, các sản phẩm sinh ra

cùng với sự phát triển của vi khuẩn gây kích thích liên tục

lên hệ thống thụ cảm trên niêm mạc làm cho con vật bị ho

rất nhiều đặc biệt là khi vận động hoặc vào buổi sáng sớm.

10/9/17 DVM. DvPhai 6

2
Khi con vật ho, niêm mạc thanh quản bị trấn động mạnh
sẽ làm tăng nhanh quá trình viêm, do vậy bệnh càng trở nên
nặng hơn và làm cho các dây phát âm bị sưng, thanh môn bị
thu hẹp lại từ đó làm cho con vật bị đau họng, khản tiếng hoặc
mất tiếng.

Mặt khác, dịch rỉ viêm bị phân huỷ hình thành ra các chất
độc trung gian cùng với độc tố của vi khuẩn được hấp thu vào
máu gây rối loạn hoạt động của trung khu điầu hoà thân nhiệt
làm cho con vật bị sốt và ảnh hưởng tới hoạt động của toàn
thân.

10/9/17 DVM. DvPhai 7

IV. Triệu chứng

- Con vật không sốt hoặc sốt nhẹ, ăn uống bình thường.

- Con vật ho nhiều (đặc biệt là về ban đêm và buổi sáng


sớm hay khi gia súc vận động nhiều).

- Con vật khản tiếng hoặc mất tiếng.

- Dùng tay ấn vào vùng thanh quản, gia súc có phản xạ


đau và ho.

10/9/17 DVM. DvPhai 8

- Nếu sụn tiểu thiệt sưng to và đau thì ảnh hưởng tới quá
trình nuốt thức ăn và nước uống (rối loạn nuốt nhẹ).

- Khi nghe vùng thanh quản: lúc đầu mơi viêm nghe thấy
tiếng ran khô, sau đó thấy tiếng ran ướt. Nếu thanh quản
sưng to còn nghe thấy tiếng rít, con vật khó thở.

- Kiểm tra hạch lâm ba dưới hàm thấy sưng to.

10/9/17 DVM. DvPhai 9

3
V. Tiên lượng

5.1. ở thể nguyên phát:

Tiên lượng tốt. Nếu viêm ở thể cấp tính thì bệnh thường

kéo dài 3 -5 ngày hoặc hàng tuần. Nếu bị ở thể mãn tính,

bệnh thường kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng.

5.2. ở thể kế phát:

Tiên lượng tuỳ theo sự phát triển của bệnh gây kế phát.

10/9/17 DVM. DvPhai 10

VI. Chẩn đoán


- Căn cứ vào triệu chứng (ho nhiều, âm thanh quản thay đổi,
khản tiếng hoặc mất tiếng, khó thở, sờ vào vùng thanh quản gia súc có
phản xạ đau).
- Cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh:
+ Bệnh cúm: Tính chất lây lan nhanh, sốt cao, kèm theo một số
triệu chứng điển hình khác như: bò bị cúm thường bị sốt cao, chướng
hơi dạ cỏ, ỉa chảy, bỏ ăn và liệt chân sau).
+ Bệnh viêm phổi: Gia súc sốt cao, nghe vùng phổi có âm ran,
gia súc bỏ ăn hoặc kém ăn, khó thở rõ.
+ Bệnh viêm họng: gia súc có biểu hiện rối loạn nuốt nặng (nhả
thức ăn, thức ăn trào qua lỗ mũi).
10/9/17 DVM. DvPhai 11

VII. Điều trị

1.  Hộ lý

- Chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí.

- Giữ ấm cho gia súc.

- Cho gia súc ăn thức ăn dễ tiêu hoá và không cho


những thức ăn dạng bột khô.

- Giai đoạn đầu của bệnh ta có thể dùng nước đá


chườm vào vùng thanh quản.

10/9/17 DVM. DvPhai 12

4
2. Dùng thuốc điều trị

2.1.Dùng thuốc loại trừ nguyên nhân chính:

- Nếu kế phát từ bệnh tụ huyết trùng:


Streptomycin; gentamycin, kanamycin …..

- Nếu kế phát từ bệnh lao thì phải dùng phác đồ


điều trị bệnh lao:

10/9/17 DVM. DvPhai 13

2.2 Dùng thuốc giảm ho và long đờm:

- Dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Chloruamon (Đại gia súc 15g;Tiểu gia súc 5-10g; Chó,


lợn: 2-5g).

+ Bicacbonatnatri (Đại gia súc 5g; Tiểu gia súc 5-10g;


Chó, lợn 2-5g.

+ Codeinphotphat (Đại gia súc 15g; Tiểu gia súc 10g,


Chó, lợn 0,03-0,05g).

Hoà vào nước cho uống ngày 1 lần

10/9/17 DVM. DvPhai 14

2.2. Dùng thuốc kháng sinh hoạt phổ rộng để điều trị
đề phòng bội nhiễm: Spiramycin, Amoxycillin,
Gentamycin, Colistin, Enrofloxacin..

2.3. Dùng các thuốc tiêu viêm, giảm kích ứng niêm
mạc thanh quản:

Prednisolon, Dexamethasone, Dimedrol ….

2.4. Trường hợp thanh quản bị sưng to, bệnh súc có


hiện tượng ngạt thở thì phải rạch mở khí quản cho bệnh
súc thở.

10/9/17 DVM. DvPhai 15

5
2.5. Trường hợp vỉêm mãn tính:

Dùng một trong hai đơn sau:

Nitrat Bạc: 0,15g

Nước cất: 50ml

Lọc hấp khử trùng, tiêm vào thanh quản với liều lượng

+ Đại gia súc 50ml/con/2lần/1ngày ;

+ Tiểu gia súc 20ml/con/2lần/1ngày ;

+ Chó, lợn: 10-15ml/con/2lần/ngày).

10/9/17 DVM. DvPhai 16

+ Tinh thể iod: 1g

+ Ioduakali: 2,5g

+ Nước cất: 100ml

Lọc, hấp khử trùng; Tiêm vào tĩnh mạch với liều:

+ Đại gia súc 20-30ml/con/ngày;

+ Chó, lợn: 5-10ml/con/ngày)

Chú ý: Vị trí tiêm: Tiêm vào sụn vòng nhẫn của thanh
quản. Khi tiêm để gia súc nằm nghiêng, đầu cao tạo với bề mặt
đất một góc 45°.

10/9/17 DVM. DvPhai 17

You might also like