You are on page 1of 4

Câu 1.

Chẩn đoán bí tiểu sau sanh khi thể tích nước tiểu tồn lưu:
A. ≥ 50ml
B. ≥ 100ml
C. > 150ml
D. ≥ 200ml
E. ≥ 250ml
Câu 2. Bí tiểu sau sanh là tình trạng không đi tiểu được sau sanh bao lâu:
A. 4 giờ
B. 5 giờ
C. 5,5 giờ
D. 6 giờ
E. 6,5 giờ
Câu 3. Bài thuốc trị bí tiểu sau sanh bệnh danh khí trệ huyết ứ hạ tiêu:
A. Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
B. Thập toàn đại bổ thang
C. Bát chính tán
D. Ngãi tiễn hoàn
Câu 4. Phòng ngừa bí tiểu sau sanh, sản phụ nên chủ động đi tiểu sau:
A. 2 tiếng
B. 3 tiếng
C. 4-6 tiếng
D. 5 tiếng
E. 6 tiếng
Câu 5. Huyệt dùng điều trị bí tiểu sau sanh do sang chấn:
A. Hợp cốc
B. Khí hải
C. Thận du
D. Quan nguyên
E. Túc tam lý
Câu 6. Triệu chứng cơ năng bí tiểu sau sanh, NGOẠI TRỪ:
A. Tiểu đêm > 2 - 3 lần liên quan việc cho bé bú
B. Đau vùng bụng dưới (dễ lầm đau vết mổ hay gò tử cung)
C. Không thể tự đi tiểu được sau 6 giờ sanh sanh hoặc sau lấy ống thông
tiểu
D. Cảm giác bàng quang còn nước tiểu sau rút thông tiểu
E. Đi tiểu lắt nhắt, tiểu ít
Câu 7. Định nghĩa bí tiểu sau sanh là:
A. Tình trạng tiểu không hết sau sanh thường kèm đau vùng bụng dưới, có thể có cầu
bàng quang hoặc tình trạng không đi tiểu được sau sanh 7 giờ
B. Tình trạng không đi tiểu được sau sanh 6 giờ thường kèm đau vùng bụng dưới, có
thể có cầu bàng quang hoặc thể tích nươc tiểu tồn lưu > 150ml
C. Tình trạng tiểu lắt nhắt sau sanh thường kèm đau vùng bụng dưới, cầu bàng quang
căng to, cảm giác bí tiểu
D. Tình trạng không đi tiểu được sau sanh 4 giờ thường kèm đau vùng bụng dưới, có
cầu bàng quang
E. Tình trạng không đi tiểu được sau sanh 6 giờ thường kèm đau vùng bụng dưới, có
cầu bàng quang hoặc thể tích nươc tiểu tồn lưu ≥150ml
Câu 8. Định nghĩa bí tiểu sau sanh có triệu chứng là tình trạng không đi tiểu sau sanh
hay sau khi tháo ống thông tiểu sau :
A. 6 giờ
B. 3 giờ
C. 4 giờ
D. 2 giờ
E. 7 giờ
Câu 9. Vị trí huyệt Âm cốc điều trị bí tiểu sau sanh :
A. Ở bờ sau dưới lồi cầu trong xương chày, ngang huyệt Âm Lăng Tuyền, cách sau 1
thốn
B. Dưới nếp mông 6 thốn, mặt sau xương đùi, điểm giữa khe của cơ bám gân và cơ
nhị
đầu đùi
C. Ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, nơi khe giữa của bờ trước gân cơ bán mạc và

thẳng trong
D. Ở bờ trong cổ ngón tay, nơi chỗ lõm giữa xương hạt đậu và đầu mỏm trâm xương
trụ
E. Ở đầu trong nếp gấp nhượng chân, khe giữa gân cơ bán gân và gân cơ bán mạc
Câu 10. Vị trí huyệt Trung cực điều trị bí tiểu sau sanh đo thẳng từ rốn xuống:
A. 0,5 thốn
B. 4 thốn
C. 5 thốn
D. 0.3 thốn
E. 3 thốn

Câu 11. Tỷ lệ són tiểu sau sanh do cố sức trong bệnh són tiểu sau sanh:
A. 50%
B. 60%
C. 75%
D. 80%
E. 90%
Câu 12. Sản phụ 28 tuổi, bệnh sử 10 ngày: tiểu rắt, tiểu không tự chủ, người mệt mỏi,
sắc kém tươi, thở ngắn, cảm giác hụt hơi, sợ lạnh, tay chân yếu sức, ăn uống, kém lưỡi
nhợt rêu ít, mạch tế nhược. Bệnh danh phù hợp nhất là:
A. Can khí hư
B. Thận khí hư
C. Tỳ khí hư
D. Phế khí hư
E. Tâm khí hư
Câu 13. Sản phụ 38 tuổi, bệnh sử 7 ngày: sau sanh tiểu rắt, tiểu không tự chủ, người
mệt mỏi, sắc kém tươi, thở ngắn, cảm giác hụt hơi, sợ lạnh, tay chân yếu sức, ăn uống,
kém lưỡi nhợt rêu ít, mạch tế nhược. Bài thuốc phù hợp nhất là:
A. Bổ trung ích khí gia giảm
B. Bát vị quế phụ gia giảm
C. Thập toàn đại bổ thang
D. Quy tỳ thang
E. Bát trân thang
Câu 14. Triệu chứng sau sanh: sắc mặt xám, chân tay lạnh, tai ù, lưng mỏi đau nhiều
hơn khi ngồi lâu, gối mỏi, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, lưỡi nhợt, mạch trầm trì. Chẩn đoán
phù hợp nhất là:
A. Can khí hư
B. Thận khí hư
C. Tỳ khí hư
D. Phế khí hư
E. Tâm khí hư
Câu 15. Triệu chứng sau sanh: sắc mặt xám, chân tay lạnh, tai ù, lưng mỏi đau nhiều
hơn khi ngồi lâu, gối mỏi, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, lưỡi nhợt, mạch trầm trì. Bài thuốc
phù hợp nhất là:
A. Bổ trung ích khí gia giảm
B. Bát vị quế phụ gia giảm
C. Thập toàn đại bổ thang
D. Quy tỳ thang
E. Bát trân thang
Câu 16. Yếu tố nguy cơ thường gặp gây són tiểu sau sanh, NGOẠI TRỪ:
A. Sanh con 5 lần
B. Sanh hút, sanh kềm
C. Có mổ cắt tử cung trước đó
D. Hội chứng mãn kinh
E. Sản phụ ngồi nhiều
Câu 17. Chẩn đoán són tiểu sau sanh, NGOẠI TRỪ:
A. Hỏi bệnh và thăm khám tình trạng són tiểu
B. Thử nghiệm mang băng: ngồi yên trong khi mang băng vệ sinh để đo lượng nước
tiểu rỉ ra ngoài
C. Xét nghiệm phân tích nước tiểu
D. Siêu âm phụ khoa và đo lượng nước tiểu tồn  lưu sau khi tiểu
E. Đo niệu động học: khảo sát quá trình đi  tiểu để phát hiện các bất thường hướng
dẫn chọn lựa cách điều trị phù hợp
Câu 18. Các phương pháp điều trị són tiểu sau sanh, NGOẠI TRỪ:
A. Đặt ống thông tiểu lưu
B. Thay đổi thói quen: hạn chế uống nhiều nước, cà phê
C. Tập thể dục cơ ở vùng kín
D. Uống thuốc làm giảm sự co bóp của detrusor
E. Phẫu thuật: nội soi, mổ bụng hoặc ngả âm đạo
Câu 19. Điều trị són tiểu sau sanh nên áp dụng các phương pháp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Sau khi sinh con nên đi khám trương lực cơ tầng sinh môn, có kế hoạch tập luyện
nếu cần
B. Mỗi ngày một lần tập kìm hãm tia tiểu. Khi đang tiểu tự giữ dòng tiểu trong vài
giây rồi tiểu tiếp
C. Trong ngày, nên tập tự co các cơ tầng sinh môn một lần
D. Tránh rặn tiểu trước khi buồn tiểu hoặc lại cố nhịn khi đã muốn tiểu
E. Hàng ngày vẫn cần uống đủ nước vì có nhịn uống cũng không tránh được són
tiểu
Câu 20. Sản phụ sau sanh tiểu rắt, tiểu không tự chủ, người mệt mỏi, thở ngắn, tay
chân yếu sức, lưỡi nhợt rêu ít, mạch tế nhược. Pháp trị YHCT phù hợp cho người này:
A. Ôn thận sáp niệu
B. Lý khí hoạt huyết
C. Bổ thận dương, sáp niệu
D. Bổ khí thăng đề, sáp niệu
E. Điều can giải uất, cố sáp

You might also like