You are on page 1of 22

Bài 1: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI

KHOA
Câu 1. Qui trình điều dưỡng ngoại khoa gồm có mấy bước?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 2. Bước thứ nhất trong qui trình điều dưỡng ngoại khoa là:
A. Chuẩn bị người bệnh trước mổ
B. Chăm sóc người bệnh trong mổ
C. Nhận định/ đánh giá tình trạng người bệnh
D. Chăm sóc người bệnh sau mổ
Câu 3. Bước cuối cùng trong qui trình điều dưỡng ngoại khoa là:
A. Chuẩn bị người bệnh trước mổ
B. Chăm sóc người bệnh trong mổ
C. Giáo dục sức khoẻ và chuẩn bị cho người bệnh ra viện
D. Phục hồi chức năng
Câu 4. Điều dưỡng luôn rèn luyện kỹ thuật điêu luyện và chính xác là
thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B. Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C. Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D. Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
Câu 5. Điều dưỡng thực hiện nghiêm chỉnh các chức trách và qui tắc
chuyên môn là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B. Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C. Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D. Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
Câu 6. Điều dưỡng nhanh nhẹn, tháo vát, làm việc có sáng tạo, thông
minh là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B. Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C. Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D. Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
Câu 7. Điều dưỡng không để xảy ra những thiếu sót, tai nạn do thiếu
tinh thần trách nhiệm là thể hiện yêu cầu nào sau đây?
A. Tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, thao tác chính xác
B. Có ý thức và tác phong vô khuẩn
C. Giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo dõi và chăm sóc người bệnh
D. Có lòng thương yêu người bệnh cao độ
Câu 8. Điều dưỡng thể hiện sự tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay
nghề, thao tác chính xác qua việc nào sau đây?
A. Thực hiện tuyệt đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác
B. Tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa người bệnh
C. Nhạy cảm phát hiện các diễn biến và biến chứng của người bệnh
D. Nêu cao trách nhiệm trước người bệnh
Câu 9. Điều dưỡng thể hiện việc giúp đỡ thầy thuốc phát hiện, theo
dõi và chăm sóc người bệnh qua việc nào sau đây?
A. Nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các y lệnh
B. Bình tĩnh trong những trường hợp người bệnh nguy kịch
C. Thực hiện tuyệt đối vô khuẩn trong mọi thủ thuật thao tác
D. Gần gũi, thương yêu, động viên, an ủi người bệnh
Bài 2: PHÒNG PHẪU THUẬT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG MỔ
Câu 1. Thể tích mỗi phòng mổ là:
A. 80m3
B. 90m3
C. 100m3
D. 110m3
Câu 2. Phòng mổ có bao nhiêu lần cửa tự động?
A. 1 lần cửa
B. 2 lần cửa
C. 3 lần cửa
D. 4 lần cửa
Câu 3. Số lượng phòng mổ ít nhất nên có là:
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 4. Nếu không khí trong phòng mổ chưa lọc tốt thì sau 45 phút có
bao nhiêu vi khuẩn xuất hiện?
A. 11 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
B. 12 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
C. 13 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
D. 14 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
Câu 5. Nếu không khí trong phòng mổ đã được lọc tốt thì sau 60 phút
chỉ có bao nhiêu vi khuẩn xuất hiện?
A. 5 vi khuẩn lạc mọc
B. 6 vi khuẩn lạc mọc
C. 7 vi khuẩn lạc mọc
D. 8 vi khuẩn lạc mọc
Câu 6. Nhiệt độ chuẩn trong phòng mổ là:
A. 18 – 20°C
B. 20 – 22°C
C. 22 – 24°C
D. 24 – 26°C
Câu 7. Độ ẩm chuẩn trong phòng mổ là:
A. 55 – 60%
B. 60 – 65%
C. 65 – 70%
D. 70 – 75%
Câu 8. Số người phòng mổ không nên vượt quá:
A. 7 người
B. 8 người
C. 9 người
D. 10 người
Bài 3 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ
Câu 1. Có bao nhiêu loại mổ chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2. Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh trước mổ kế hoạch là:
A. Cần giải thích kỹ lưỡng, nói rõ bệnh tình của người bệnh
B. Giải thích cho người bệnh biết mục đích, lợi ích của phẫu thuật
C. Nói rõ những khả năng có thể nguy hiểm đến tính mạng người
bệnh
D. Không giấu giếm những tiên lượng xấu
Câu 3. Để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra trong hoặc sau mổ
cần cho người bệnh khám cơ quan nào?
A. Khám tai mũi họng
B. Khám tim mạch
C. Khám thần kinh
D. Khám da liễu
Câu 4. Chăm sóc trước mổ nào giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng
và đề phòng biến chứng?
A. Động viên an ủi người bệnh
B. Khuyên người bệnh không hút thuốc, uống rượu
C. Hướng dẫn người bệnh cách tập ho, thở sâu
D. Làm sạch da vùng mổ
Câu 5. Thụt tháo phân hàng ngày ( một tuần trước khi mổ) để dự
phòng các biến chứng đối với người bệnh có vấn đề nào sau đây
A. Có bệnh tim
B. Có bệnh thận
C. Có bệnh gan
D. Có bệnh tiêu hoá
Câu 6. Chế độ ăn uống cho người bệnh chuẩn bị mổ theo kế hoạch là:
A. Nhịn ăn uống hoàn toàn 2->4 giờ trước mổ
B. Nhịn ăn uống hoàn toàn 4->8 giờ trước mổ
C. Nhịn ăn uống hoàn toàn 6->8 giờ trước mổ
D. Nhịn ăn uống hoàn toàn 8->10 giờ trước mổ
Câu 7. Rửa sạch vùng da mổ bằng loại nào sau đây?
A. Xà phòng và nước chín
B. Nước muối sinh lý
C. Cồn 70°
D. Ête
Câu 8. Sát khuẩn vùng da mổ bằng loại nào sau đây?
A. Nước muối sinh lý
B. Cồn 70°
C. Betadine
D. Oxy già
Câu 9. Thụt tháo trước mổ đúng là:
A. Nên tiến hành trước mổ 1->2 giờ
B. Nên tiến hành trước mổ 2->3 giờ
C. Nên tiến hành trước mổ 3->4 giờ
D. Nên tiến hành trước mổ 4-> 5 giờ
Câu 10. Thông tiểu trước mổ đúng là:
A. Nên tiến hành trước mổ 1 giờ
B. Nên tiến hành trước mổ 2 giờ
C. Nên tiến hành trước mổ 3 giờ
D. Nên tiến hành trước mổ 4 giờ
Bài 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ
Câu 1. Chăm sóc người bệnh tại phòng hồi sức hậu phẫu, cần báo bác sĩ
nếu:
A. Nhịp thở > 20 lần/ phút hay < 15 lần/ phút
B. Nhịp thở > 30 lần/ phút hay < 15 lần/ phút
C. Nhịp thở > 40 lần/ phút hay < 15 lần/ phút
D. Nhịp thở > 50 lần/ phút hay < 15 lần/ phút
Câu 2. Sốt 37,5°C -> 38°C được xem là bình thường nếu xảy ra trong
thời điểm:
A. Sau mổ 1->2 ngày
B. Sau mổ 2->3 ngày
C. Sau mổ 3->4 ngày
D. Sau mổ 4->5 ngày
Câu 3. Chăm sóc đúng cho người bệnh nôn là:
A. Nằm đầu bằng
B. Nằm đầu bằng mặt nghiêng một bên
C. Nằm sấp
D. Nằm tư thế Fowler
Câu 4. Đặt thông trực tràng trong trường hợp:
A. Người bệnh nôn
B. Người bệnh nấc
C. Người bệnh đau bụng
D. Người bệnh căng chướng bụng
Câu 5. Chăm sóc người bệnh đau sau mổ cần:
A. Công tác tư tưởng
B. Tập người bệnh ho, thở sâu
C. Câu nối tube levine xuống thấp
D. Giúp NB xoay trở, ngồi dậy
Câu 6. Không thay băng mỗi ngày trong trường hợp nào sau đây?
A. Vết mổ may bằng chỉ thép
B. Vết mổ khâu kín da
C. Vết mổ khâu thưa hay để hở da
D. Vết mổ nhiễm trùng
Câu 7. Chăm sóc tư thế đúng cho người bệnh choáng sau mổ là:
A. Nằm đầu thấp, chân cao hơn tim 5 -> 30°
B. Nằm đầu thấp, chân cao hơn tim 10 -> 30°
C. Nằm đầu thấp, chân cao hơn tim 15 -> 30°
D. Nằm đầu thấp, chân cao hơn tim 20 -> 30°
Câu 8. Sau mổ tránh truyền dịch chi bị liệt để phòng ngừa biến chứng:
A. Choáng
B. Chảy máu
C. Nghẽn mạch phổi
D. Hô hấp
Câu 9. Buộc tĩnh mạch đùi, kê chân người bệnh cao hơn tim trong
trường hợp:
A. Choáng
B. Chảy máu
C. Nghẽn mạch phổi
D. Nghẽn tĩnh mạch sâu
Câu 10. Chăm sóc giúp người bệnh bớt vật vã sau mổ là:
A. Cho nằm tư thế Fowler
B. Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn
C. Cột chặt dây cố định
D. Giải quyết bí tiểu
Bài 5: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA
CẤP
Câu 1. Hướng điều trị đúng khi đã chẩn đoán chắc chắn viêm ruột
thừa là:

A. Không cho dùng kháng sinh


B. Không cho thuốc giảm đau
C. Không thụt tháo phân
D. Mổ cấp cứu

Câu 2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh mổ viêm ruột thừa
chưa có biến chứng là:

A. 1 giờ/lần trong vòng 6->12 giờ


B. 2 giờ/lần trong vòng 6->12 giờ
C. 3 giờ/lần trong vòng 6->12 giờ
D. 4 giờ/lần trong vòng 6->12 giờ

Câu 3. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh mổ viêm ruột thừa chưa
có biến chứng là:

A. Sau 4->6 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
B. Sau 6->8 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
C. Sau 8->10 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa
D. Sau 10->12 giờ không nôn: cho uống nước đường, sữa

Câu 4. Tư thế đúng khi người bệnh mổ viêm ruột thừa có biến chứng
tỉnh là:

A. Nằm đầu bằng mặt nghiêng một bên


B. Nằm đầu bằng nghiêng về phía dẫn lưu
C. Nằm tư thế Fowler
D. Nằm tư thế Fowler nghiêng về phía dẫn lưu

Câu 5. Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi máu qua dẫn lưu có màu
hồng, đôi khi có dây máu là dấu hiệu:
A. Chảy máu trong ổ bụng
B. Chảy máu ở thành bụng
C. Viêm phúc mạc
D. Nhiễm trùng thành bụng

Câu 6. Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi thấy tụ máu ở thành bụng là
dấu hiệu:

A. Chảy máu trong ổ bụng


B. Chảy máu ở thành bụng
C. Viêm phúc mạc
D. Nhiễm trùng thành bụng

Câu 7. Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi thấy mủ hoặc dịch tiêu hóa
chảy qua ống dẫn lưu là dấu hiệu:

A. Áp xe thành bụng
B. Rò manh tràng
C. Viêm phúc mạc
D. Nhiễm trùng thành bụng

Câu 8. Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi thấy dịch tiêu hóa và phân
trực tiếp rò ra ngoài là dấu hiệu:

A. Áp xe thành bụng
B. Rò manh tràng
C. Viêm phúc mạc
D. Nhiễm trùng thành bụng
Câu 9. Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi thấy vết mổ tấy đỏ, tụ máu ở
dưới là dấu hiệu:
A. Áp xe thành bụng
B. Chảy máu ở thành bụng
C. Viêm phúc mạc
D. Nhiễm trùng thành bụng

Câu 10. Sau mổ viêm ruột thừa theo dõi thấy một khối tròn căng đẩy
vết mổ phồng lên, sưng, nóng, đỏ, đau là dấu hiệu:

A. Áp xe thành bụng
B. Chảy máu ở thành bụng
C. Viêm phúc mạc
D. Nhiễm trùng thành bụng

Câu 11. Hướng dẫn cho người bệnh đám quánh ruột thừa phải đến bệnh
viện khám ngay nếu có dấu hiệu:

A. Mệt mỏi, chán ăn


B. Nôn hoặc buồn nôn
C. Tiêu phân lỏng
D. Đau hố chậu phải, sốt

Bài 6 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦNG DẠ DÀY


Câu 1. Xử trí trong trường hợp lỗ thủng dạ dày to, xơ chai là:

A. Khâu lỗ thủng.
B. Cắt đoạn dạ dày.
C. Khâu lỗ thủng và cắt dây X
D. Thủ thuật Newman

Câu 2. Đặc điểm đau trong thủng dạ dày – tá tràng là:

A. Đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng hạ sườn phải
B. Đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng thượng vị
C. Đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng hố chậu phải
D. Đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng quanh rốn

Câu 3. Cảm ứng phúc mạc là:

A. Bụng không di động theo nhịp thở


B. Co cứng thành bụng
C. Bụng căng cứng như gỗ
D. Ấn chỗ nào trên thành bụng người bệnh cũng kêu đau

Câu 4. Trường hợp người bệnh bị cắt đoạn dạ dày cần:

A. Cho người bệnh ăn 4-> 8 bữa trong ngày


B. Cho người bệnh ăn 5-> 8 bữa trong ngày
C. Cho người bệnh ăn 6-> 8 bữa trong ngày
D. Cho người bệnh ăn 7-> 8 bữa trong ngày

Câu 5. Sau mổ dạ dày nếu nôn do ống hút dịch dạ dày không hoạt động
tốt, dịch có màu nào sau đây?

A. Xanh rêu
B. Xanh đen
C. Nâu đen
D. Đỏ sậm

Câu 6. Sau mổ dạ dày nếu nôn do chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc
miệng nối, dịch có màu:

A. Xanh đen
B. Nâu đen
C. Đỏ tươi
D. Đỏ sậm
Câu 7. Sau mổ thủng dạ dày, việc giảm khối lượng tuần hoàn là nguyên
nhân gây ra biến chứng nào sau đây?

A. Sốc
B. Nôn
C. Chảy máu nơi khâu lỗ thủng hoặc miệng nối
D. Nhiễm trùng vết mổ

Bài 7 CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỔ SỎI MẬT

Câu 1. Chăm sóc người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi điều dưỡng nên cho người
bệnh nằm tư thế nào sau đây:

A. Nghiêng trái, thẳng gối


B. Nghiêng phải, thẳng gối
C. Nghiêng trái, gập gối
D. Nghiêng phải, gập gối

Câu 2. Thời gian cho người bệnh chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi ổn định
xuất viện là:

A. 12 giờ sau phẩu thuật


B. 24 giờ sau phẫu thuật
C. 36 giờ sau phẫu thuật
D. 48 giờ sau phẫu thuật

Câu 3. Lượng dịch mật qua dẫn lưu Kehr khi người bệnh sau mổ sỏi mật chưa có
nhu động ruột là:

A. Khoảng 100/300 ml/ngày


B. Khoảng 300/600 ml/ngày
C. Khoảng 600/900 ml/ngày
D. Khoảng 900/1200 ml/ngày

Câu 4. Lượng dịch mật qua dẫn lưu Kehr khi người bệnh sau mổ sỏi mật đã có nhu
động ruột là:

A. Khoảng 200 ml/ngày


B. Khoảng 400 ml/ngày
C. Khoảng 600 ml/ngày
D. Khoảng 800 ml/ngày
Câu 5. Sau mổ sỏi mật, dẫn lưu dưới gan sẽ cho rút sớm nếu:

A. Dịch dưới 10ml/24 giờ


B. Dịch dưới 30ml/24 giờ
C. Dịch dưới 50ml/24 giờ
D. Dịch dưới 70ml/24 giờ

Câu 6. Sau mổ sỏi mật, điều dưỡng theo dõi nhiệt độ thường xuyên trong trường
hợp người bệnh có biến chứng nào sau đây?

A. Chảy máu sau mổ


B. Choáng nhiễm trùng
C. Rò mật, mật tràn thành bụng
D. Viêm phúc mạc mật

Câu 7. Sau mổ sỏi mật, điều dưỡng chăm sóc ngừa rôm lở da trong trường hợp
người bệnh có biến chứng nào sau đây?

A. Chảy máu sau mổ


B. Choáng nhiễm trùng
C. Rò mật, mật tràn thành bụng
D. Viêm phúc mạc mật

Câu 8. Sau mổ sỏi mật, điều dưỡng chuẩn bị để mổ cấp cứu trong trường hợp người
bệnh có biến chứng nào sau đây?
A. Chảy máu sau mổ
B. Choáng nhiễm trùng
C. Rò mật, mật tràn thành bụng
D. Viêm phúc mạc mật
Câu 9. Sau mổ sỏi mật, điều dưỡng hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc Kehr tại
nhà trong trường hợp có biến chứng nào sau đây?

A. Chảy máu sau mổ


B. Choáng nhiễm trùng
C. Rò mật, mật tràn thành bụng
D. Viêm phúc mạc mật

Câu 10. Thời gian cho người bệnh mổ cắt túi mật tập ăn trở lại bình thường là:

A. Khoảng 1 – 2 tháng sau


B. Khoảng 2 – 3 tháng sau
C. Khoảng 3 – 4 tháng sau
D. Khoảng 4 – 5 tháng sau

Câu 11. Định kỳ tẩy giun cho người bệnh mổ sỏi đường mật theo quy định là:

A. 1 – 3 tháng/ lần
B. 3 – 6 tháng/ lần
C. 6 – 9 tháng/ lần
D. 9 – 12 tháng/ lần

You might also like