You are on page 1of 9

TRẮC NGHIỆM KHÁM BỤNG - HOCSML

TN SÁCH + SLIDE + ĐỀ:


1. Chọn câu đúng về vị trí thầy thuốc khi khám bệnh:
A. Bên trái BN.
B. Bên phải BN.
C. Phía đầu BN.
D. Phía chân BN.
2. Nguyên tắc khám bụng:
A. BN ngồi trên bàn khám.
B. Sờ bằng đầu ngón tay thầy thuốc.
C. Thầy thuốc đứng bên phải BN.
D. Vùng đau khám trước.
3. Nhìn có thể phát hiện:
A. Lách to.
B. Gan to.
C. Thận to.
D. Tuần hoàn bàng hệ.
4. Gõ phát hiện:
A. Lách to.
B. Hạch to.
C. Thận to.
D. Tuần hoàn bàng hệ.
5. Khi khám gan:
A. Sờ từ đường giữa ra.
B. BN phải nhịn thở để dễ sờ.
C. Sờ có thể đánh giá kích thước gan.
D. Gõ để đánh giá chiều cao gan.
6. Kết quả gõ bụng trong trường hợp cổ chướng tự do mức trung bình phát hiện:
A. Giới hạn vùng đục là 1 đường cong mặt lồi quay lên trên.
B. Đục toàn bộ vùng bụng.
C. Gõ chỗ đục, chỗ trong như bàn cờ.
D. Gõ đục vùng thấp và diện đục thay đổi theo tư thế.
7. Trên lâm sàng, sờ thấy lách to dưới bờ sườn 4cm thì:
A. To độ III.
B. To độ I.
C. To độ II.
D. To độ IV.
8. Nghiệm pháp rung gan được sử dụng khi nghi ngờ BN bị:
A. Viêm gan.
B. Xơ gan.
C. Abscess gan.
D. Ung thư gan.
9. Bình thường, vị trí cực trước lách nằm ở:
A. Xương sườn 8, không vượt quá đường nách trước.
B. Xương sườn 9, không vượt quá đường nách trước.
C. Xương sườn 9, không vượt quá đường nách giữa.
D. Xương sườn 8, không vượt quá đường nách giữa.
10. Bờ trên của gan bình thường được xác định theo đường giữa đòn phải:
A. Khoang liên sườn 6.
B. Khoang liên sườn 7.
C. Khoang liên sườn 8.
D. Khoang liên sườn 9.
11. Đặc điểm của gan to trong suy tim phải:
A. Mềm, ấn không đau.
B. Bờ tù, ấn đau.
C. Kèm theo cổ chướng và tuần hoàn bàng hệ.
D. Cứng, bề mặt không đều.
12. Thường KHÔNG dùng gõ bụng để:
A. Đánh giá chiều cao của gan.
B. Xác định bờ trên và bờ dưới của gan.
C. Xác định giới hạn đục của gan.
D. Xác định bề mặt gan nhẵn hay gồ ghề.
13. Mất vùng đục trước gan gặp trong:
A. Viêm gan.
B. Gan to.
C. Hơi trong ổ bụng, thủng tạng rỗng.
D. Ung thư gan.
14. Bề mặt gan khi sờ bình thường có tính chất:
A. Mềm, trơn láng.
B. Sần sùi, thô ráp.
C. Di động khi sờ.
D. Tất cả đều sai.
15. Nghiệm pháp khám abscess gan là:
A. Gõ đục vùng gan.
B. Rung gan, ấn liên sườn.
C. Sờ bờ dưới của gan.
D. Quan sát vùng hạ sườn phải.
TN SOẠN:
16. Vùng bụng có thể được chia làm bao nhiêu phân khu khi thăm khám trên lâm
sàng:
A. 4 phân khu.
B. 9 phân khu.
C. Cả 2 đều đúng.
D. Cả 2 đều sai.
17. Với cách chia bụng thành 4 vùng, giao điểm của 2 đường phân chia bụng chính là:
A. Xương ức.
B. Rốn.
C. Xương mu.
D. Mào chậu.
18. Ở người bình thường, gan thường được sờ thấy ở:
A. Vùng hạ sườn phải.
B. Vùng thượng vị.
C. Vùng hông phải.
D. Vùng hố chậu phải.
19. Ở BN suy kiệt nặng, cấu trúc lồi xương cùng có thể sờ được ở:
A. Vùng thượng vị.
B. Vùng quanh rốn.
C. Vùng hạ vị.
D. Tất cả dều sai.
20. Khi có thai, tử cung thường đè lên vùng nào sau đây:
A. Vùng hông phải.
B. Vùng hố chậu phải.
C. Vùng quanh rốn.
D. Vùng thượng vị.
21. Khi bàng quang đầy, ta có thể sờ được:
A. 1 khối căng ở hố chậu phải.
B. 1 khối mềm ở hố chậu trái.
C. 1 khối mềm ở vùng hạ vị.
D. 1 khối căng ở vùng hạ vị.
22. Các nguyên tắc khám bụng nào sau đây là SAI:
A. Cho BN đi vệ sinh trước khi khám (ngoại trừ những BN không đi vệ sinh
được).
B. Cho BN nằm ngửa, tay đặt 2 bên hoặc xếp trên ngực.
C. Khám BN theo thứ tự: Nhìn – Sờ - Gõ – Nghe.
D. Khám các cơ quan như gan, lách, thận, ĐM chủ...
23. Khi nhìn da vùng bụng, cần chú ý những đặc điểm gì:
A. Sẹo mổ cũ, vết rạn da.
B. TM dãn.
C. Hồng ban và những tổn thương khác.
D. Tất cả đều đúng.
Sử dụng hình ảnh sau để trả lời các câu từ 24 đến 31:
24. Vết mổ cắt túi mật là (các) số: 1.
25. Vết mổ mở bụng là (các) số: 2, 3.
26. Vết cắt ruột thừa là (các) số: 5.
27. Vết cắt trực tràng ngả trước là (các) số: 7.
28. Vết mổ thận là (các) số: 4.
29. Vết cắt tử cung/phẫu thuật vùng chậu là (các) số: 8.
30. Vị trí nội soi ổ bụng là (các) số: 6.
31. Vị trí mổ thoát vị bẹn là (các) số: 9.
32. Nếp rạn da vùng bụng có thể gặp trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Vừa sinh con.
B. Tăng áp TM cửa.
C. HC Cushing.
D. Tăng cân nhanh.
33. Các tiêu chí nào sau đây cần phải đạt được khi nhìn bụng BN, NGOẠI TRỪ:
A. Xem hình dạng của rốn: phẳng, lồi, thoát vị...
B. Xem hình dạng của bụng: phẳng, tròn, lõm hình thuyền...
C. Xác định kích thước của gan, lách.
D. Xác định tạng/khối u vùng bụng (nếu có).
34. Chọn nhận định SAI khi nói về các vị trí nhô cao khu trú:
A. Nhô cao khu trú vùng hông có thể nghĩ tới báng bụng.
B. Nhô cao khu trú vùng bẹn, đùi có thể nghĩ tới thoát vị bẹn.
C. Nhô cao khu trú vùng hạ vị có thể nghĩ tới thai ngoài tử cung.
D. Trong lúc BN có thai có thể thấy hiện tượng nhô cao khu trú vùng hạ vị.
35. Nhu động ruột có thể nhìn thấy được trên vùng bụng ở:
A. BN táo bón.
B. BN béo phì.
C. BN gầy.
D. BN tiêu chảy.
36. Các nhịp đập có thể quan sát được trên vùng bụng là:
A. Nhịp đập ĐM thận ở vùng hông trái/phải.
B. Nhịp đập ĐM gan chung ở hạ sườn phải.
C. Nhịp đập ĐM sinh dục ở vùng quanh rốn.
D. Nhịp đập ĐM chủ ở vùng thượng vị.
37. Đặc điểm vùng bụng của BN báng bụng là:
A. Bụng to, căng, bóng, rốn lồi, có thể có thoát vị rốn.
B. Bụng to, căng, bóng, ấn đàn hồi, có thể có thoát vị rốn.
C. Bụng to, căng, mất bóng, rốn lồi, có thể có thoát vị rốn.
D. Bụng to, căng, mất bóng, ấn đàn hồi, có thể có thoát vị rốn.
38. Các ĐM sau đây có thể nghe được âm thổi khi khám bụng, NGOẠI TRỪ:
A. ĐM chủ.
B. ĐM thận.
C. ĐM cùng giữa.
D. ĐM chậu chung.
39. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nhu động ruột:
A. Vị trí nghe nhu động ruột ở ¼ trên trái.
B. Tần số nhu động ruột nghe được bình thường khoảng 5 – 34 lần/phút.
C. Nếu không nghe được nhu động ruột thì có thể kết luận BN bị liệt ruột.
D. Nhu động ruột chỉ có tiếng “ọc ọc” khi nghe.
40. Tiếng Borborygmi trên lâm sàng là:
A. Tiếng “ọc ọc” của nhu động ruột giảm dần khi thức ăn từ hồi tràng qua
manh tràng.
B. Âm thổi của các ĐM bụng kèm theo nhu động ruột.
C. Tiếng “ọc ọc” kéo dài của tăng nhu động ruột.
D. Tiếng “click” của nhu động ruột khi thức ăn đi qua chỗ nghẹt.
41. Nhu động ruột có âm sắc cao cùng với cơn đau bụng đi kèm có thể nghĩ đến:
A. HC ruột kích thích.
B. Liệt ruột.
C. Tắc ruột.
D. Viêm ruột thừa hoại tử.
42. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về tiếng óc ách vùng thượng vị của BN:
A. Thường nghe vào buổi sáng khi BN chưa ăn uống.
B. Tiếng óc ách giảm rõ rệt khi rung lắc BN.
C. Thường dùng để đánh giá BN có hẹp môn vị hay không.
D. Tất cả đều đúng (không có câu sai).
43. Để gõ gan, phần lớn sẽ gõ theo:
A. Đường giữa.
B. Đường nách trước.
C. Đường trung đòn phải.
D. Đường nách giữa.
44. Vị trí bắt đầu để gõ xác định bờ trên của gan là:
A. Khoang liên sườn 2 bên phải.
B. Khoang liên sườn 4 bên phải.
C. Khoang liên sườn 6 bên phải.
D. Khoang liên sườn 8 bên phải.
45. Bình thường, chiều cao của gan ở đường trung đòn phải là:
A. 4-8 cm.
B. 6-12 cm.
C. 12-20 cm.
D. <4 cm.
46. Vị trí đặt ngón tay để gõ lách là:
A. Đường nách sau trái, ở khoang liên sườn cuối.
B. Đường trung đòn trái, ở khoang liên sườn cuối.
C. Đường nách trước trái, ở khoang liên sườn cuối.
D. Đường nách giữa trái, ở khoang liên sườn cuối.
47. Ở vị trí gõ trên (câu 46), nếu lách bình thường thì:
A. Gõ đục.
B. Gõ trong.
C. Không thể dùng gõ để xác định lách to.
D. Tùy trường hợp, cơ địa của BN mà gõ lách có thể trong hay đục.
48. Sờ gồm có các nguyên tắc sau, NGOẠI TRỪ:
A. Chỉ đặt các ngón tay lên thành bụng.
B. Sờ từ vùng không đau đến vùng đau.
C. Sờ nông trước, sờ sâu sau.
D. Sờ theo thứ tự tất cả 4 vùng (hoặc 9 vùng).
49. Sờ bụng được sử dụng để khám các tạng sau, NGOẠI TRỪ:
A. Gan.
B. Lách.
C. ĐM chậu.
D. Thận.
50. Mục đích của việc sờ nông vùng bụng, NGOẠI TRỪ:
A. Cảm nhận khối u, tạng nông.
B. Xác định vùng đau.
C. Xác định phản ứng co cứng chủ ý/không chủ ý của BN.
D. Xác định giới hạn các tạng trong ổ bụng.
51. Phân biệt co cứng thành bụng không chủ ý và có chủ ý bằng nghiệm pháp/đặc
điểm nào sau đây:
A. Giúp BN thư giãn để đánh giá.
B. Cơ bụng sẽ giãn nở vào thì thở ra.
C. Yêu cầu BN mở miệng để thở bằng miệng.
D. Tất cả đều đúng.
52. Khi sờ sâu, có thể đánh giá được bao nhiêu tính chất của khối u:
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 8.
53. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về sờ gan trong khám bụng:
A. Tay trái đặt sau lưng BN song song và đỡ xương sườn 11,12 cùng mô mềm
bên dưới.
B. Tay phải ấn bờ ngoài cơ thẳng bụng phải từ dưới lên.
C. Không thay đổi lực tay để xác định bờ gan rõ ràng.
D. Nếu cảm nhận được bờ dưới gan khi BN hít sâu, nới nhẹ tay để sờ mặt
trước gan khi BN hít vào.
54. Kỹ thuật móc gan thường được áp dụng trên:
A. BN suy kiệt.
B. BN béo phì.
C. BN có abscess gan.
D. BN xơ gan.
55. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về sờ lách trong khám bụng:
A. Nguyên tắc sờ giống với sờ gan.
B. Để dễ sờ lách, có thể yêu cầu BN nằm nghiêng sang phải.
C. Vị trí khởi đầu là ở mào chậu phải, sờ chéo lên hạ sườn trái.
D. Lách bình thường sẽ sờ được cực dưới của lách hoặc sờ được bờ lách
hình răng cưa.
56. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về sờ thận trong khám bụng:
A. Yêu cầu BN thở ra mạnh lúc đầu, hít sâu lúc sau.
B. Khám thận bên nào thì đứng ở bên đó của BN.
C. Kẹp thận giữa 2 bàn tay ở thì hít vào.
D. Nâng tay đặt ở lưng lên, cố gắng đẩy thận ra trước.
57. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về sờ ĐM chủ khi khám bụng:
A. Ấn sâu vào phần bụng trên, hơi lệch về bên phải.
B. Vừa ấn vừa xác định nhịp của ĐM chủ.
C. Ở BN > 50 tuổi, đường kính động mạch chủ > 2,5 cm có thể nghi ngờ BN
phình ĐM chủ.
D. Tất cả đều đúng (không có câu sai).
58. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về khám bàng quang:
A. Bình thường không sờ thấy được bàng quang.
B. Khi bàng quang đầy nước tiểu/BN bí tiểu thì có thể sờ thấy 1 khối căng
tròn, trơn láng ở vùng trên xương mu.
C. Gõ đục trên xương mu có thể xác định được mức độ cao của bàng quang so
với xương mu là bao nhiêu.
D. Tất cả đều đúng (không có câu sai).
59. Nhận định nào sau đây là SAI khi nói về khám cổ chướng:
A. Nhìn thành bụng có thể thấy bụng to, căng, rốn lồi.
B. Sờ có thể thấy được dấu sóng vỗ, dấu cục đá nổi, thành bụng chỗ mềm chỗ
căng.
C. Khi gõ thì dấu gõ đục vùng thấp (-).
D. Tất cả đều đúng (không có câu sai).
60. Theo phân độ Hackett, lách lớn đến ngang rốn là lách to:
A. Độ 1.
B. Độ 2.
C. Độ 3.
D. Độ 4.
61. Theo phân độ Hackett, lách sờ được dưới bờ sườn trái khi hít sâu là lách to:
A. Độ 1.
B. Độ 2.
C. Độ 3.
D. Độ 4.
62. Theo phân độ Hackett, lách lớn đến gần xương mu là lách to:
A. Độ 2.
B. Độ 3.
C. Độ 4.
D. Độ 5.
63. Cần phải nhận định các tính chất nào sau đây khi sờ bờ gan:
A. Khuôn hình bờ gan.
B. Bờ tròn nhọn, sắc.
C. Mật độ gồ hay nhẵn.
D. Tất cả đều đúng.
64. Khi túi mật to, ở vị trí túi mật chiếu lên thành bụng có thể nhìn thấy:
A. Khối tròn gồ cao, di động theo nhịp thở.
B. Khối tròn không rõ giới hạn, không đi động theo nhịp thở.
C. Khối hình liềm, di động theo nhịp thở.
D. Khối hình liềm, không đi dộng theo nhịp thở.
65. Nên sờ gan vào lúc đói để tránh nhầm với:
A. Đáy túi mật.
B. Đoạn D2 tá tràng.
C. Vòng cung dạ dày.
D. Mạc nối nhỏ.
66. Gan to có thể do các nguyên nhân sau, NGOẠI TRỪ:
A. Ung thư di căn gan.
B. Tắc mật ngoài gan.
C. Gan nhiễm mỡ.
D. Xơ gan mất bù.

You might also like