You are on page 1of 3

Nội dung tình huống

Bệnh nhân nam 40 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, bị tai nạn xe máy – xe
máy từ 16h, xe máy đâm vào vùng bụng. Sau tai nạn, bệnh nhân được sơ
cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn, sau đó được xe cứu thương đưa thẳng đến
bệnh viện Việt Đức lúc 17h30. Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân trong tình
trạng tỉnh chậm, kêu đau khắp bụng, Glasgow 14 điểm, mạch > 100
lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg, da niêm mạc nhợt, vật vã, nhịp thở
nhanh > 30 lần/phút, nhanh nông, cổ vững, ngực vững, không có tràn khí
dưới da. Bụng bệnh nhân chướng căng, ấn đau khắp bụng, khung chậu
vững, tứ chi nhiều vết xây sát nhưng không có biến dạng. Bệnh nhân
được hồi sức tích cực: đặt một đường truyền tĩnh mạch trung ương, một
đường truyền ngoại vi, bù dịch và máu, thở oxy, đặt sonde dạ dày, đặt
sonde tiểu...
1.2. Câu hỏi MCQ:
Câu 1: Tai nạn xe máy – xe máy đâm vào vùng bụng là cơ chế chấn
thương:
A. Cơ chế va đập trực tiếp
B. Cơ chế va đập gián tiếp
C. Cơ chế va đập trước sau
D. Cơ chế rung lắc
Câu 2: Khi vùng bụng trước trên rốn bị va đập trực tiếp bởi tác nhân, tạng
dễ bị tổn thương nhất là:
A. Cơ hoành
B. Tạng rỗng
C. Tạng đặc
D. Cột sống
Câu 3: Khi thăm khám bệnh nhân, có nhiều vết xây xát ở vùng nửa bụng
bên phải, tạng ít bị tổn thương nhất gây hội chứng chảy máu trong ổ
bụng:
A. Gan phải
B. Thận (P)
C. Đầu tụy
D. Tuyến thượng thận phải
Câu 4: Khi thăm khám bệnh nhân, có nhiều vết xây xát ở vùng bụng
quanh rốn, tạng dễ bị tổn thương nhất gây hội chứng chảy máu trong ổ
bụng
A. Gan phải
B. Đụng dập mạc treo ruột non
C. Thận phải
D. Thân đuôi tụy và lách
Câu 5: Biểu hiện lâm sàng thường thấy trong hội chứng chảy máu trong ổ
bụng do chấn thương:
A. Đau khắp bụng
B. Đau khắp bụng kèm theo bụng chướng lệch
C. Đau khắp bụng kèm theo cảm ứng phúc mạc
D. Phản ứng thành bụng
Câu 6: Biểu hiện toàn thân: mạch > 100 lần/phút, huyết áp 90/60 mmHg,
da niêm mạc nhợt, vật vã, nhịp thở nhanh > 30 lần/phút gặp trong tình
huống lâm sàng nào:
A. Hội chứng chảy máu trong ổ bụng
B. Hội chứng tắc ruột
C. Hội chứng viêm phúc mạc
D. Hội chứng xuất huyết tiêu hóa cao
Câu 7: Khi thăm khám bệnh nhân, có nhiều vết xây xát ở vùng nửa bụng
bên phải, tạng bị tổn thương nhiều nhất gây hội chứng chảy máu trong ổ
bụng:
A. Gan phải
B. Thận (P)
C. Đầu tụy
D. Tuyến thượng thận phải
Câu 8: Khi thăm khám bệnh nhân, có nhiều vết xây xát ở vùng ngực bụng
bên trái, tạng dễ bị tổn thương nhất gây hội chứng chảy máu trong ổ bụng
A. Gan trái
B. Đụng dập mạc treo ruột non
C. Thận trái
D. Đuôi tụy và lách
Câu 9: Khi bệnh nhân bị hội chứng chảy máu trong ổ bụng do chấn
thương, có huyết động ổn định, phương tiện chẩn đoán và xác định mức
độ tổn thương được áp dụng đầu tiêu ở bệnh nhân này là:
A. Siêu âm ổ bụng cấp cứu tại giường
B. Chụp động mạch tạng
C. Chọc rửa ổ bụng
D. Chụp cắt lớp vi tính bụng có tiêm thuốc cản quang
Câu 10: Chọc rửa ổ bụng giúp chẩn đoán hội chứng chảy máu trong ổ
bụng khi cho kết quả:
A. Số lượng hồng cầu < 50.000/ml
B. Số lượng hồng cầu > 50.000/ml
C. Số lượng hồng cầu > 100.000/ml
D. Chỉ cần dịch chọc rửa có màu đỏ

You might also like