You are on page 1of 4

Entamoeba histolytica

Mục tiêu học tập:


1. Mô tả được đặc điểm hình thái của ba thể amip
2. Trình bày được chu trình phát triển của amip
3. Phân tích các phương thức lây nhiễm của amip, từ đó áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp
4. Trình bày được triệu chứng lỵ amip
5. Đề nghị được các phương pháp chẩn đoán các thể bệnh amip
Nội dung:
I. HÌNH THỂ
Có 3 dạng hình thể chính:
Thể hoạt động ăn hồng cầu (histolytica):
• Kích thước: 20 – 40 µm
• 1 khối nhân to duy nhất, có nhân thể và màng nhân
• Nguyên sinh chất có 2 phần: nội nguyên sinh chất và ngoại nguyên sinh chất
• Ở ngoại nguyên sinh chất có những giả túc
• Tế bào chất không có ty thể
• Có nhiều không bào
→ Còn có tên là trụ chân giả
Thể hoạt động minuta (minuta): còn gọi là thể hoạt động không ăn hồng cầu
• Sống hoại sinh trong lòng ruột người
• Kích thước: 10 – 12 μm
• Thực phẩm: những vi khuẩn nhỏ, chất bã → không gây hại
• Gần giống hoàn toàn với thể hoạt động ăn hồng cầu nhưng ko có không bào chứa hồng cầu
• Nhân cũng giống thể hoạt động ăn hồng cầu
→ thể ngày được tìm thấy trong phân người lành mang bệnh
Thể bào nang:
• Bản chất của thể bào nang là mang tính chất đề kháng (khi gặp môi trường bất lợi thể hoạt động có xu hướng
chuyển thành dạng thể bào nang)
• Ngoại nguyên sinh trở thành vách khá dày gọi là vách bào nang
• Nhờ vách bào nang, các yếu tố như hóa chất, thuốc không thể tác động lên amip
• Bù lại, amip ko thể di động, chỉ còn di chuyển thụ động nhờ chuyển động lòng ruột và đẩy ra ngoài.
Khi mới bắt đầu, là dạng tiền bào nang (đường kính 10 – 15 µm) gồm: 1 không bào, 1 nhân, những thỏi chromatoid
(vách màng nhiễm sắc)
Sau một thời gian, thể bào nang ở trong lòng ruột hoặc thải ra ngoài môi trường ngoài nhưng ko chết và phát triển
thành bào nang 2 nhân gồm: tương tự tiền bào nang nhưng có 2 nhân.
Thông thường bào nang 1 nhân và 2 nhân được thải ra ngoài, bào nang vẫn ko chết. Bào nang 2 nhân chuyển sang bào
nang 4 nhân
II. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
1. Bào nang 4 nhân: nằm ngoài môi trường (trong nước bẩn, rác, …)
2. Xâm nhập vào cơ thể người:
• Uống nước dơ bẩn
• Tay dơ bẩn cho vào miệng
• Bào nang amip do côn trùng, đv trung gian
3. Khi nuốt thể bào nang 4 nhân tới dạ dày (bào nang ko bị biến đổi bởi acid dạ dày).Tới tá tràng (đoạn đầu ruột
non), pH trung tính hay kiềm nhẹ làm tiêu vách bào nang và tại đây bào nang 4 nhân nhân tiếp thành bào nang 8
nhân
4. Tới ruột non phóng thích thành 8 con amip con (thành 8 thể hoạt động minuta)
5. Thể hoạt động minuta ăn những vi trùng, vi khuẩn trong đường ruột già và không gây hại cho cơ thể. Đồng thời
sinh sản vô tính trong ruột → quần thể amip
Nếu đk bất lợi: thành 8 thể bào nang → thải ra ngoài → quay lại bước số 1
Nếu đk thuận lợi: các con amip chuyển thành thể hoạt động ăn hồng cầu
6. Tấn công qua vách ruột già (do tiết ra các men thủy phân được vách ruột)
7. Gây ra bệnh cảnh tổn thương ngay vách ruột già (lỵ amip)
8. Ăn được máu → gây phản ứng viêm tại chỗ và sinh sản vô tính nhanh → ổ loét tại vách ruột (kiết lỵ do amip)
9. Nếu ko được điều trị, thể amip sẽ theo dòng máu → gan (gây bệnh cảnh ở gan)
• Bệnh cảnh ở gan gồm 2 giai đoạn:
1) Viêm gan lan tỏa do amip còn nằm rải rác nhưng có thể sẽ khu trú amip lại để tiêu diệt
2) Sau một thời gian chuyển thành ổ áp xe (abscess) gan do amip
→ không thể diệt đc amip chỉ khu trú nhưng ổ áp xe càng ngày càng lớn không khu trú lại được nữa.
10. Từ gan đi lên não hoặc phổi, thể bệnh gần đây thường chỉ tới được gan.

Lưu ý: khi nuốt phải thể hoạt động, thể hoạt động sẽ bị tiêu hóa bởi acid dạ dày → không gây bệnh
Chu trình sinh bệnh:
• Do thể hoạt động ăn hồng cầu
• Xảy ra ở vách ruột già và mô
• Sinh sản vô tính đơn giản
• Lan đến các cơ quan khác (gan ,não, phổi,…)
Chu trình không sinh bệnh:
• Trong lòng ruột già
• Sinh giản vô tính đơn giản
• Hóa thể bào nang và thải ra ngoài
Chu trình không sinh bệnh → Chu trình sinh bệnh
• Cách thay đổi ăn uống thay đổi đột ngột
• Lạnh bụng
• Sức đề kháng giảm
• Niêm mạc ruột bị trầy xước
• …
Chu trình sinh bệnh → Chu trình không sinh bệnh
• Bệnh được điều trị
• Môi trường bên trong thay đổi
• Ngẫu nhiên
III. DỊCH TỄ
• Khắp mọi nơi
• Nước ô nhiễm phân người
• Rau tươi có phân người ô nhiễm
• Ruồi gián
→ Phân – Rác – Nước
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
1. Amip đường ruột – lỵ amip
• Hội chứng lỵ: đau bụng (dọc theo khung đại tràng) – đi cầu mót rặn – phân đàm, nhớt, máu
2. Amip nội tạng – áp xe gan
• Viêm gan lan tỏa
• Áp xe gan amip
→ Đau ở vùng gan (hạ xường phải), đau nhói khi rung gan
V. CHẨN ĐOÁN
1. Amip đường ruột – lỵ amip
• Soi trực tiếp phân tươi (cẩn thận nguyên tắc 3 đúng: đúng loại bệnh phẩm, đúng chỗ, đúng thời gian – không vượt
quá 2 giờ đồng hồ) không tuân theo dễ gây âm tính giả.
Khắc phục: Không lấy phân tươi: lấy phân xong sử dụng dd bảo quản F2AM (giết chết mầm bệnh và giữ được hình thể
mầm bệnh 3 – 6 tháng) nhưng ko sử dụng được kỹ thuật khác
• Kháng nguyên amip trong phân tươi bằng kháng thể đơn dòng (Prospect T assay): rất đắt tiền, ko có giá trị nhiều
trong phục vụ thực tế, kỹ thuật cao, để thực hiện nghiên cứu hơn là thực tế.

2. Amip nội tạng – áp xe gan


• Siêu âm
• X – quang (soi, chụp)
• Chọc hút áp xe thông qua siêu âm
• Xét nghiệm gián tiếp: sử dụng huyết thanh miễn dịch – ELISA
• PCR/RT PCR: đã được ứng dụng nhưng chưa rộng rãi
• Xét nghiệm phân không có giá trị
VI. BIẾN CHỨNG
1. Amip đường ruột – lỵ amip
• Xuất huyết tiêu hóa
• Bán tắc ruột
• Bướu amip
• Viêm ruột mãn tính
2. Amip nội tạng – áp xe gan
• Gây áp xe phổi – màng phổi
• Nơi khác: não, lách, loét rìa hậu môn, …
VII. ĐIỀU TRỊ
Nội khoa: ưu tiên làm trước – dẫn lưu ổ amip
Ngoại khoa: khi nội khoa thất bại
Thuốc diệt amip mô: độc tính khá cao, ruột thuốc ngắn hạn, mô thuốc dài hơn
• Metronidazol
• Secnidazol
• Fasigine
• Thuốc diệt amip tiếp xúc
VIII. DỰ PHÒNG
1. Cá nhân:
• Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn
• Uống nước lọc hay đun sôi
• Rửa rau thật kỹ
2. Cộng đồng:
• Tìm và điều trị người lành mang trùng
• Cầu tiêu hợp lý
• Thanh lọc nước uống
• Diệt ruồi gián, không xả rác ngoại cảnh

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Thể gây bệnh lỵ amip là thể:
A. Hoạt động E. histolytica histolytica
B. Bào nang hai nhân
C. Hoạt động E. histolytica minuta
D. Bào nang bốn nhân
→ histolytica tiếng Latin: thể ăn hồng cầu
2. Cơ quan thường gặp của dạng bệnh amip nội tạng là:
A. Não
B. Phổi
C. Gan
D. Xương
3. Người bị nhiễm E. histolytica là do nuốt thể:
A. Hoạt động E. histolytica histolytica
B. Bào nang 2 nhân
C. Hoạt động E. histolytica minuta
D. Bào nang 4 nhân

You might also like