You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN: VI SINH- KÝ SINH TRÙNG NÂNG CAO

HỌ TÊN SINH VIÊN: VÕ THỊ THU TRANG


LỚP: DE19XYH682
MSSV: 145319359

Câu 1: BN nam 32t, làm nông. 1 tuần nay có triệu chứng đau bụng, khi đi cầu
phân lỏng, lầy nhày có lẫn máu. Khám lâm sàng Bác sĩ cho chỉ định tìm ký sinh
trùng đường ruột trong phân. Theo các anh (chị) khi soi phân tìm ký sinh trùng
đường ruột các anh (chị) có cảm nghĩ đến loại ký sinh trùng nào ? Mô tả hình
thể của ký sinh trùng đó. Cần tôn trọng điều gì khi xét nghiệm mẫu phân đó.  
 
⎯ Bệnh nhân có thể nhiễm Entamoeba histolytica.  
⎯ Entamoeba histolytica có 2 thể: thể hoạt động và thể kén.  
+ Thể hoạt động: thể hoạt động nhỏ và thể hoạt động lớn.
• Thể hoạt động nhỏ không gây bệnh (forma minuta):
                Thể này có kích thước trung bình 13 µm. Khó phân biệt lớp bào tương
ngoài và lớp bào tương trong. Lớp bào tương trong có nhiều không bào chứa
các mảnh thức ăn, vi khuẩn… nhưng không bao giờ có hồng cầu. Nhân nằm ở
lớp bào tương trong, nhưng chỉ thấy khi amíp đã chết (rõ khi nhuộm tiêu bản).
Nhân có vỏ nhân, trên vỏ có những hạt bắt màu, rải đều hoặc tập trung chỗ dày,
chỗ mỏng như hình lưỡi liềm. Hạt nhân nằm chính giữa nhân. Kích thước của
nhân: khoảng 2 - 3 µm. Thể hoạt động nhỏ (forma minuta) hoạt động yếu, di
chuyển chậm, khi di chuyển bào tương ngoài đùn ra như ngón tay (chân giả),
tiếp theo bào tương trong đổ dồn về phía chân giả, như vậy amíp đã di chuyển.
Thể hoạt động nhỏ này sống ở manh tràng, chỉ gặp trong phân lỏng, nát hoặc
khi uống thuốc nhuận tràng, thuốc tẩy. Thể hoạt động nhỏ không gây bệnh.
• Thể hoạt động lớn gây bệnh (forma magna):  
             Thể hoạt động lớn (forma magna) trong lòng ruột được hình thành từ
thể hoạt động nhỏ. Thể hoạt động lớn có kích thước lớn, trung bình 30 µm. Có
hai lớp bào tương trong và lớp bào tương ngoài phân biệt rõ ràng. Lớp bào
tương trong thường có chứa hồng cầu do amíp ăn vào (số lượng hồng cầu có từ
1 - 2 hoặc hàng chục hồng cầu). Nhân của amíp chỉ thấy được khi nhuộm,
đường kính khoảng 5 µm. Vỏ nhân có những hạt bắt màu như thể hoạt động
nhỏ, hạt nhân ở chính giữa. Kích thước thể hoạt động lớn to nhỏ khác nhau tùy
theo mức độ tiêu hoá, chúng hoạt động mạnh, chân giả phóng ra nhanh, đôi khi
liên tục làm cho amíp như trườn đi một hướng. Thể này chỉ gặp trong phân bệnh
nhân lị cấp tính (phân có nhầy máu).
                   Thể hoạt động lớn (forma magna) chết nhanh khi ra ngoài cơ thể
người. Vì vậy khi xét nghiệm phân bệnh nhân lị cấp tính cần phải xem ngay mới
thấy thể hoạt động lớn chuyển động.
                    Khi amíp tấn công vào mô: thành ruột và các phủ tạng (gan, phổi,
não…) gây bệnh, thể hoạt động lớn còn gọi là thể hoạt động trong mô. Thể này
có kích thước từ 20 - 25 µm, chuyển động nhanh. Chỉ gặp thể này trong mô các
cơ quan (ở thành ruột, thành các ổ áp xe gan, áp xe phổi, áp xe não…). 
+ Thể kén: thể tiền kén, thể kén và thể xuất kén.
• Thể tiền kén (forma precystica):
                      Đây là thể trung gian giữa thể hoạt động nhỏ (forma minuta) và
thể kén (forma cystica). Thân hình cầu không phân biệt được hai lớp bào tương,
có một nhân, kích thước trung bình 13 µm. Thường gặp ở phân nhão, lỏng.
• Thể kén (forma cystica):
Thể kén có hình cầu trong tiêu bản tươi không thấy được nhân, vì vậy khó phân
biệt với kén của các đơn bào khác. Muốn phân biệt được phải làm tiêu bản
nhuộm lugol. Kén có hai lớp vỏ, kích thước trung bình 12 µm. Khi kén mới
hình thành có một nhân, sau đó có 2 rồi 4 nhân. Trong kén non (kén 1 hoặc 2
nhân) có tiểu thể chứa glycogen và đạm. Đây là thức ăn dự trữ của kén. Khi kén
già (4 nhân) không thấy những tiểu thể này nữa. Chỉ có kén già mới có thể lây
nhiễm cho người. Thể kén chỉ gặp trong phân đóng khuôn, phân rắn. Không gặp
trong phân lỏng hoặc phân có nhầy, máu. Nếu có gặp, chỉ là kén non 1 hoặc 2
nhân.
• Thể xuất kén (forma metacystica):
                  Là thể trung gian giữa thể kén (forma cystica) và thể hoạt động nhỏ
(forma minuta), amíp phá vỡ vỏ kén chui ra ngoài hoạt động, có 4 nhân. Thể
này ở trong lòng ruột và không hoạt động.
❖ Chú ý khi thực hiện kỹ thuật soi tươi:
Bệnh phẩm phân tươi lấy nhiều lần (≥ 3) nên được lấy vào buổỉ sáng 
Xét nghiệm chỉ nên được làm trong vòng 2 tiếng sau khi lấy mẫu.

Câu 2: BN nam 40t, nghề nghiệp làm nông. BN có chỉ định tìm ký sinh trùng
đường ruột trong phân, sau khi lấy phân BN mang ngay đến PXN. Khi soi phân
ta thấy có ấu trùng trong mẫu phân. Theo các anh (chị) khi thấy ấu trùng cảm
nghĩ đầu tiên các anh (chị) hướng đến ấu trùng của loại giun nào ? Vì sao ? Mô
tả tóm tắt hình thể ấu trùng các anh (chị) nghĩ đến.

⎯ Bệnh nhân có thể bị nhiễm giun lươn.


Vì bệnh nhân là nông dân thường xuyên tiếp xúc với đất khi soi tươi chỉ
thấy ấu trùng. 
Giun lươn đẻ trứng và trứng nở ngay trong ruột nên thấy ấu trùng. 

⎯ Hình thể giun lươn:


+ Strongyloides stercoralis sống ký sinh
                Giun lươn cái có hình ống, rất nhỏ, chiều dài khoảng 2 -2,8mm, chiều
ngang từ 37 đến 40 µm, trong suốt. Miệng giun lươn có hai môi, thực quản hình
ống dài bằng 1/4 chiều dài toàn thân. Hệ sinh dục của giun lươn Strongyloides
stercoralis bao gồm tử cung và buồng trứng nằm đối xứng qua lỗ sinh dục ở
khoảng giữa thân giun. Giun cái sống trong lớp dưới màng nhầy niêm mạc ống
tiêu hóa người.Người ta chưa tìm thấy giun đực ký sinh. Một số giả thuyết cho
rằng vẫn có con đực sống ký sinh nhưng rất nhỏ không thể tìm thấy. Tuy nhiên,
đa số vẫn thiên về ý kiến không có con đực sống ký sinh. Con cái trưởng thành
sẽ trinh sản.
+ Strongyloides stercoralis sống tự do
                      Giun cái dài khoảng µ - 1,5mm, chiều ngang 50-80 µm, thực quản
có dạng phình. Giun đực sống tự do có chiều dài ngắn hơn con cái, hình chữ J,
dài khoảng 0,7mm, chiều ngang khoảng 50 µm, đuôi cong có hai gai sinh dục.
+ Trứng Strongyloides stercoralis
                      Trứng Giun lươn Stongyloides stercoralis hình bầu dục, kích
thước khoảng 54 x 32 µm, vỏ mỏng và trong suốt, giống như trứng giun móc
nhưng có sẵn ấu trùng bên trong Trứng do giun lươn cái sống tự do đẻ sẽ có
kích thước lớn hơn, 70 x 45 µm, vỏ mỏng, có thể thay đổi hình dạng từ tròn
sang bầu dục khi ấu trùng giun lươn di chuyển bên trong trứng.
+ Ấu trùng giun lươn Strongyloide: có 2 dạng  
• Ấu trùng giun lươn giai đoạn I (rhabditiform – ấu trùng có thực
quản phình):  Nở từ trứng, có kích thước khoảng 200 – 250 x 16 – 20 µm,
xoang miệng giun lươn ngắn, đuôi nhọn, thực quản có eo thắt nên có dạng
phình.
• Ấu trùng giun lươn giai đoạn 2 (filariform – ấu trùng giun lươn
có thực quản hình ống): Phát triển từ ấu trùng giun lươn giai đoạn I. Kích thước
thay đổi từ 400 – 700 µm, ngang 12-20 µm, thực quản giun lươn có dạng hình
ống dài từ 40% - 45% chiều dài toàn thân. Đuôi tù hoặc có hình chẻ hai ở tận
cùng như đuôi én.

You might also like