You are on page 1of 7

SÁN DÂY

(Cestoda)

Mục tiêu học tập


1. Mô tả đặc điểm hình thể chu kỳ của sán dây lợn và sán dây bò

2. Trình bày được các đặc điểm dịch tễ học của sán dây lợn, sán dây bò
3. Nêu các tác hại và nguyên tắc điều trị sán dây lợn, sán dây bò
4.Trình bày chẩn đoán xác định, nguyên tắc và biện pháp phòng bệnh sán dây lợn
và sán dây bò.

SÁN DÂY LỢN VÀ SÁN DÂY BÒ

(TAENIA SOLIUM Và TAENIA SAGINATA)

1. Đặc điểm hình thể của sán dây lợn và sán dây bò
1.1. Hình thể sán trưởng thành
- Sán dây lợn: dài 2- 8 m, thân có khoảng 900 đốt có thể chia thành 3 phần
+ Đầu: tròn nhỏ đk 1mm có 2 vòng móc và 4 giác bám

+ Cổ : ngắn mảnh dài 5mm


+ Thân: Gồm nhiều đốt nối với nhau. Những đốt già được theo phân ra ngoài
- Sán dây bò: Dài khoảng 4-12 m thân gồm 1000-2000 đốt
có thể chia thành 3 phần
+ Đầu: Hình cầu kích thước 1-2 mm, không có chuỳ, không có vòng móc, có 4
giác bám

1
+ Cổ: Dài khoảng 5 mm là nơi sinh ra các đốt non
+ Thân: Gồm nhiều đốt nối với nhau. Mỗi đốt vừa có bộ phận dinh dục đực vừa có
bộ phận sinh dục cái, tử cung chia 15 -20 nhánh.
Những đốt già dễ di động và có thể tự động bò ra ngoài từng đốt một qua đường
hậu môn

1.2. Hình thể nang ấu trùng


- Nang ấu trùng sán dây lợn: Vừa có ở người vừa có ở lợn. Hìmh tròn hoặc bầu
dục, màu trắng đục kích thước 0,7 -0,8 cm x 1,5 cm
- Nang ấu trùng sán dây bò: Chỉ có ở bò, kích thước 6-8 mm x 3-5 mm có màu đỏ
1.3. Hình thể trứng
- Trứng SDB: Hình cầu, vỏ trứng dày, màu nâu sẫm, kích thước 30 -40micromet

- Trứng SDL: Giống trứng SDB nhưng nhỏ hơn,kích thước 35 micromet .
2. Chu kỳ:
2.1.Đặc điểm chu kỳ
- Muốn thực hiện chu kỳ mầm bệnh bắt buộc phải phát triển trong vật chủ trung
gian (lợn hoặc bò)
- Sơ đồ chu kỳ:
Người Ngoại cảnh

Vật chủ trung gian


- Trứng sán dây không cần thời gian phát triển ở ngoại cảnh
- Người là vật chủ chính của SDL và SDB
2.2. Vị trí ký sinh

2
- SDL và SDB trưởng thành ký sinh ở ruột non dinh dưỡng bằng thẩm thấu các
chất dinh dưỡng ở trong ruột

- ấu trùng sán dây dinh dưỡng bằng thẩm thấu các chất dinh dưỡng tại cơ quan mà
ký sinh trùng ký sinh
2.3.Đường xâm nhập: Qua đường ăn uống

- Người mắc bệnh SDL, SDB trưởng thành do ăn phải thịt lợn hoặc thịt bò có chứa
nang ấu trùng SDL hoặc SDB chưa nấu chín.
- Người mắc bệnh ấu trùng SDL do ăn phải trứng SDL có trong rau, quả tươi
- Ngoài ra người có thể mắc bệnh ấu trùng SDL do đốt sán già chứa trứng ở ruột ở
ruột trào ngược lên dạ dày khi bệnh nhân nôn làm giải phóng trứng tại dạ dày....
2.4.Diễn biến chu kỳ

Sán trưởng thành sống ở ruột non của người, sán không đẻ trứng mf trứng theo
những đốt già rụng ra khỏi cơ thể sán, rồi được đào thải ra ngoại cảnh. Đối với
SDL thường rụng từng đợt 5- 6 đốt một, theo phân ra ngoại cảnh, SDB từng đốt
một tự động bò ra ngoài. Sau khi phát tán ra ngoại cảnh trứng không cần thời gian
phát triển
Khi lợn hoặc trâu bò ăn phải trứng SDL hoặc trứng SDB từ đốt vỡ ra hoặc ăn
phải đốt sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột non ấu trùng thoát ra chui qua thành
ruột vào máu theo hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể. Trong cơ thể lợn hoặc trâu bò ấu
trùng sán phát triển thành các nang sán ký sinh tại tổ chức cơ, mô, dưới da ....gọi
là lợn gạo hoặc bò gạo. Sau 2,5 - 4 tháng ấu trùng có khả năng lây nhiễm.
Nang sán ở lợn và ở trâu bò có thể sống tới 3 -10 năm sau đó có thể bị thoái hoá
hoặc vôi hoá.
Nếu người ăn phải thịt lợn hoặc thịt trâu bò có nang sán lợn gạo hoặc bò gạo còn
sống hoặc nấu chưa chín, vào đến ruột non ấu trùng sán sẽ phát triển thành sán
trưởng thành sau 8- 10 tuần. Sán trưởng thành có thể sống 20 -25 năm

3
Nếu người ăn phải trứng SDL từ ngoại cảnh hoặc trứng sán giải phóng ra từ
những đốt sán có trong cơ thể khi mắc bệnh sán trưởng thành (do nôn mửa mà các
đốt già bị đẩy lên dạ dày) sau đó trứng nở thành ấu trùng chui qua niêm mạc vào
thành ruột rồi theo mạch máu tới tim và từ tim đi khắp nơi trong cơ thể như dưới
da, cơ, mắt, gan, tim, não....ký sinh và tạo thành các nang sán .

Như vậy đối với sán dây lợn người mắc cả thể trưởng thành và thể ấu trùng.
Đối với sán dây bò người chỉ mắc sán trưởng thành.
3. Dịch tễ học
3.1. Tình hình nhiễm bệnh
Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới, thườnh gặp ở Châu mỹ la tinh, Châu á, Châu phi
....mức độ bệnh phụ thuộc vào đk vệ sinh và tập quán ăn uống của người dân.
Những nơi có thói quen ăn thịt lợn hoặc thịt trâu bò còn sống, quản lý phân chưa
hợp vệ sinh, nuôi trâu, bò, lợn... thả rông thì có tỷ lệ mắc cao hơn. Những nước
theo đạo hồi kiêng ăn thịt lợn, thịt bò tỷ lệ bệnh thấp hơn

ở VN bệnh SDB chiếm 70- 80 %, bệnh SDL chiếm 20-22% trong ssó bệnh nhân
mắc sán dây, tỷ lệ nam cao hơn nữ. MN, Trung du gặp chủ yếu SDL và ở đồng
bằng gặp chủ yếu SDB
3.2. Đường lây
- Lây qua đường tiêu hoá
+ Người mắc bệnh SDL và SDB trưởng thành là do ăn phải thịt lợn, thịt bò có nang
trùng sán còn sống hoặc chưa nấu chín.
+ Người mắc nang trùng SDL là do ăn phải trứng SDL chưa nấu chín qua rau quả,
nguồn nước...
- Hoặc tự nhiễm trong trường hợp mắc bênh nang ấu trùng SDL
3.3. Sức đề kháng của mầm bệnh SDL và SDB

4
ở ngoại cảnh sau 1 tháng trứng sẽ chết , nhiệt độ 50 -60 ấu trùng trong
kén sẽ chết sau 1 giờ.

4. Tác hại
4.1. Bệnh do sán trưởng thành gây nên:
Chỉ có hiện tượng viêm nhẹ tại nơi sán bám vào thành ruột

Bệnh nhân có thể đau bụng, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi hoa
mắt ...
Đối với bệnh nhân mắc SDB còn có cảm giác bứt rứt khó chịu khi đốt sán rụng và
bò ra ngoài
4.2.Bệnh do ấu trùng gây nên
Triệu chứng khác nhau mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc vào vị trí và số lượng nang

- ở bắp cơ, dưới da: Bh là những nang nhỏ sờ thấy dưới da hoặc lẩn sâu trong bắp
cơ: nang bằng hạt đậu không đau, di động. Các cơ hay gặp là cơ hoành, cơ lưỡi, hai
chi trên ....
- ở mắt: Nang sán có thể ký sinh trong ổ mắt gây lồi nhẵn cầu, làm lệch trục nhãn
cầu, bị lác hoặc nhìn đôi .....Đặc biệt quan trọng là ấu trùng sán lợn có thể ký sinh
làm bong võng mạc, đĩa thị làm giảm thị lực và có thể gây mù mắt
- ở tim: Nang sán có thể ký sinh trong cơ tim gây rối loạn nhịp tim...
- ở não: Là vị trí hay gặp nhất,ấu trùng cư trú ở hệ thần kinh trung ương. Với
phương pháp chẩn đoán bằng chụp cắt lớp sọ não người ta chia ra thành 4 giai
đoạn tiến triển như sau
Giai đoạn nang
Giai đoạn nang teo
Giai đoạn nốt hạt
Giai đoạn nốt vôi
5
Trong đó giai đoạn 1, 2 là thời kỳ hoạt động của kén não các biểu hiện lâm sàng
thần kinh rõ hơn. Giai đoạn 3, 4 gọi là giai đoạn không hoạt động của kén não.

5. Chẩn đoán
5.1. Bệnh sán trưởng thành
BN tự thu thập được các đốt sán tự bò ra hậu môn (đối với SDB) hoặc theo phân ra
ngoài (đối với SDL)
5.2. Bệnh ấu trùng SDL
- Dựa vào lâm sàng
Các dấu hiệu động kinh, giảm thị lực, mù, các nốt nang ấu trùng sán dưới da...
- Các xét nghiệm trực tiếp: Chụp cắt lớp CT scanner, soi đáy mắt, sinh thiết rồi soi
trực tiếp thấy hình ảnh của ấu trùng sán với 4 hấp khẩu và 2 vòng móc

- Xét nghiệm gián tiếp: Phản ứng ELIDA, cố định bổ thể, miễn dịch huỳnh quang,
ngưng kết hồng cầu gián tiếp...
- Các chẩn đoán bổ trợ: ĐTĐ, ĐNĐ. xét nghiệm CTM
6. Điều trị
6.1. Điều trị bệnh sán trưởng thành
- Thuốc Đông Y: hạt cau, hạt bí...
- Niclozamide: Viên 0,5 g
Uống buổi sáng lúc đói
Dưới 2 tuổi: Uống 1/2 viên x 2 lần cách nhau 1 giờ
2- 8 tuổi: Uống 1 viên x 2 lần cách nhau 1 giờ
Trên 8 tuổi: Uống 2 viên x 2 lần cách nhau 1 giờ
- Praziquantel: viên 600 mg
10 mg / kg, liều duy nhất tỷ lệ ra đầu sán 100 % với cả 2 loại sán dây

6
6.2. Điều tri bệnh ấu trùng sán dây lợn
- Nguyên tắc điều trị

+ Trước khi điều trị bệnh ấu trùng phải điều trị sán trưởng thành
+ Có ấu trùng dưới da là phải điều trị ngay
- Thuốc điều trị hiện nay

+ Albendazol: Liều 154 mg/ kg/ ngày x 20 ngày x3 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 ngày
hoặc 15 mg /kg x 28 ngày đều cho kết quả tốt.
+ Praziquantel: Viên 600 mg
10 -15 mg / kg/ ngày x 7 ngày x3 đợt, mỗi đợt cách nhau 3 ngày
Hoặc liều 20 – 25 mg / kg/ ngày
Có tác giả dùng liều 75 mg / kg / ngày x 10 ngày. Nói chung liều này xảy ra nhiều
phản ứng phụ không an toàn cho BN cần theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện, kết hợp
thuốc chống phù não, chống rối loạn TK thực vật.
7. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường: Quản lý phân chặt chẽ, không thả rông lợn, không cho lợn ăn
phân người, không phóng uế bừa bãi...
- Vệ sinh ăn uống: không ăn thịt trâu, bò, lợn còn sống hoặc nấu chưa chín, tiết
canh lợn, không ăn rau quả sống chưa rửa sạch...
- Kiểm tra sát sinh: lợn hoặc bò có ấu trùng phải huỷ bỏ.
- Tich cực phát hiện và điều trị cho người bệnh.

You might also like