You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA Y – BỘ MÔN VI SINH & KÝ SINH TRÙNG

Bài 2:

Giun sán ký sinh


TS. Phan Quốc Toản
Tổng quan
 Giun sán học:
- Nghiên cứu hình thái giải phẫu vật ký sinh, hệ thống
phân loại và khu hệ giun sán, trên cơ sở đó có thể chẩn đoán
bệnh, lập bản đồ phân bố và dự báo tình hình dịch bệnh để có
kế hoạch phòng chống kịp thời.
- Nghiên cứu sinh học và sinh thái học của giun sán tạo cơ
sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp phòng chống thích
hợp.
Tổng quan
- Nghiên cứu sinh lý, sinh hóa của giun sán để tìm ra các
loại thuốc phòng diệt hữu hiệu nhất.
- Nghiên cứu các quy luật phát sinh, phát triển và mối
quan hệ giữa vật ký sinh và vật chủ, những bệnh do chúng gây
ra (gồm triệu chứng, bệnh tích, dịch tễ, phòng trị bệnh...)
Phân loại GSKS Sán lá
(Trematoda)
Ngành Giun dẹp
(Platheminthes) – 900 loài Sán dây
(Cestoda)

Ngành Giun tròn (Nematoda)


– 100.000 loài

Ngành Giun đầu gai


(Acanthocephala) – 500 loài

Ngành Giun vòi (Nemertini)


– 900 loài
Lớp Sán dây (Cestoda)

 Đặc điểm cấu tạo:


- Cơ thể dài từ 0,5 mm – 20 m, dẹp theo hướng lưng –
bụng, màu trắng đục hoặc vàng.
- Cơ thể phân đốt, bao gồm đốt đầu, cổ và các đốt thân.
Đầu có cơ quan bám (móc bám, giác bám) giúp sán dây bám
chặt vào mô cơ thể. Cổ không phân đốt, đây là vùng sinh
trưởng từ đây hình thành các đốt thân.
Lớp Sán dây (Cestoda)

 Đặc điểm sinh sản:


- Sán dây là loài lưỡng tính.
- Hệ sinh dục phát triển theo thứ tự nhất định. Ở các đốt
non chưa có cơ quan sinh dục, sau đó hình thành cơ quan sinh
dục đực rồi đến cơ quan sinh dục cái. Sau khi thụ tinh, cơ quan
sinh dục đực teo dần chỉ còn lại cơ quan sinh dục cái. Ở các
đốt già, tử cung chứa đầy trứng.
Lớp Sán dây (Cestoda)

Hình thể Sán dây lợn Taenia solium


Đầu sán dây

(1) Microsomacanthus; (2)


Insinuarotaenia; (3) Fimbriaria;
(4) Taenia; (5) Tetrarhynchus; (6)
Echinobothrium; (7)
Acanthobothrium; (8)
Bothridium
Trứng sán dây

Trứng của một số loài sán dây: (1) Dipyllobothrium; (2) Taeniarhinchus; (3) Echinococcus; (4)
Dipylidium; (5) Monoezia; (6) Anoplocephala
Sán xơ mít lợn (Taenia solium)
Dài 2-3m, khoảng từ 800-1000 đốt.
Đầu sán có 2 vòng móc gồm 25-32 móc, 4 giác bám tròn, cổ ngắn và mảnh.
Những đốt già ở cuối thân thường rụng thành từng đoạn ngắn 5-6 đốt liền nhau.
Taenia solium

3/13/2020
Vòng đời của Taenia solium

3/13/2020
Sán xơ mít lợn (Taenia solium)
Người nhiễm bệnh do ăn thức ăn (thịt lợn) có ấu trùng sán xơ mít Cysticercus (gạo lợn).

Gạo lợn
Ảnh chụp X-quang của bệnh nhân nhiễm sán xơ mít do ăn phải thức ăn sống (có thể là
rau sống, tiết canh, gỏi cá...) có nhiễm trứng, ấu trùng sán... (BV Đa khoa TW Thái
Nguyên)
Ảnh chụp cắt lớp não
bị tổn thương do ấu
trùng sán dây lợn ở
một bé gái 8t
Sán xơ mít bò (Taenia saginatus)
 Dài 4-12m, đầu có 4 giác bám và không có vòng móc.
 Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20 - 50 năm.
 Người nhiễm Sán xơ mít bò do ăn thức ăn chứa ấu trùng (gạo bò).

Giác bám
Taenia saginata

3/13/2020
Taenia saginata Taenia solium

3/13/2020
Sán xơ mít Bò/lợn
+ Thể bệnh dưới da, bắp cơ: Biểu hiện là những nang nhỏ, sờ thấy
dưới da hoặc lẩn sâu trong cơ. Nang thường to bằng hạt đậu không
đau, di động, bóp chặt có hiện tượng căng phồng của một túi nước.
Chúng ta có thể gặp dưới da đầu, vùng mặt vùng gáy.

+ Thể bệnh ở cơ quan: Mắt: nang sán trong ổ mắt gây lồi nhãn
cầu, lác, mù mắt) hoặc ở tim gây suy tim.

+ Thể bệnh ở não: là vị trí thường gặp nhất, gây nhức đầu, kèm
theo hiện tượng giật cơ. Nặng thêm nữa là xuất hiện động kinh,
mất trí nhớ.
Điều trị
 Điều trị sán trưởng thành: Niclosamide, Praziquantel
(viên nén 600mg, uống 10mg/kg/1 liều duy nhất).

 Điều trị ấu trùng sán dây: Praziquantel


Sán dây lùn (Hymenolepis nana)
 Có kích thước nhỏ, từ 2-3
cm.
 Thường gặp ở trẻ em (từ 4-
10 tuổi), rất phổ biến ở các
nước nhiệt đới. H. nana có
thể gặp ở chuột.
Chu kỳ phát triển của sán dây lùn H. nana
 Triệu chứng: Thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu
số lượng sán nhiều bám vào thành ruột khiến ruột bị viêm
và xuất huyết. Triệu chứng phổ biến ở trẻ em: Rối loạn
thần kinh và tiêu hóa, thường đau bụng, phân lỏng, nôn
mửa, biếng ăn.

 Chẩn đoán: Xét nghiệm phân tìm trứng.

 Điều trị: Praziquantel (25mg/kg) hoặc Albendazole.


Sán kim (Sán chó - Echinoccoccus granulosus)
 Cơ thể bé, chỉ dài 0,5 mm, gồm
3-4 đốt. Đầu có 4 giác bám và
36-40 móc, đốt cuối cùng lớn
nhất có thể chứa gần 1000
trứng.
 Nang sán có thể nhiễm ở bất kỳ
cơ quan nào nhưng thường gặp
ở gan, phổi gây sưng gan, đau
ngực, ho, khó thở, thiếu máu,
gầy yếu...
Chu kỳ phát triển

 Đốt cuối cùng già và đứt ra, tự di chuyển ra ngoài hậu


môn của vật chủ (chó) và bị vỡ giải phóng trứng khắp
nơi, đồng thời kích thích gây ngứa. Chó liếm hậu môn rồi
liếm lông làm phát tán trứng sán khắp nơi, lây nhiễm cho
người, cừu, trâu, bò, dê, ngựa...
 Khi người ăn hay nuốt phải trứng sán ấu trùng được
giải phóng vào hệ thống tuần hoàn đi khắp cơ thể 
thành nang sán (chứa khoảng 2 triệu đầu sán non) 
nang sán vỡ, đầu sán phát tán phát triển thành con trưởng
thành.
 Sán dây chó tạo u trong phổi:
 “Bệnh nhân được chẩn đoán u phổi và
bị chỉ định cắt bỏ một thùy phổi kèm
khối u. Khối u của bệnh nhân là một
bọc nước. Tuy nhiên, chúng tôi vô
cùng kinh hãi khi trong bọc nước là
hàng nghìn đầu sán đang ngoe nguẩy.
Kết quả xét nghiệm khẳng định là loại
sán dây chó” (GS.TS. Nguyễn Văn
Đề, nguyên chủ nhiệm bộ môn Ký
sinh trùng, trường ĐH Y Hà Nội).
Chụp hình ảnh bệnh nhân ở Thanh Hóa bị sán chó
làm tổ tạo u trong phổi
Tổn thương
não do Sán kim
Một số dấu hiệu giúp người bệnh định hướng bệnh sán chó

 Người mệt mỏi, mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, sút cân không rõ nguyên nhân.
 Ngứa da, nổi mề đay dị ứng, chữa trị da liễu không hiệu quả.
 Rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
 Sốt nhẹ, lầm việc mất tập trung hay quên.
 Mắt mờ, giảm thị lực một bên, đôi khi giảm thị lực hai bên.
 Làm việc mất tập trung, hay quên.
 Cảm giác nhột nhột dưới da.
 Đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt
 Xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là bầm da, nổi mề đay, nổi cục u ở da,
sung phù một vùng da.
 Ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường ho không bớt.
 Đau nhức khớp, sốt, ói.
 Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.
Chẩn đoán & Điều trị
 Nang sán ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau, chèn ép các
phủ tạng xung quanh. Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí ký
sinh của chúng. Nang sán có thể vỡ sau 2-5 năm tồn tại
trong cơ thể và gây tử vong rất nhanh.
 Chẩn đoán: Có thể phát hiện bằng chụp X-Quang, xét
nghiệm máu bạch cầu ái toan tăng cao hoặc Eliza.
 Điều trị: Phẫu thuật bóc tách cả nang sán.
Diphyllobothrium latum

3/13/2020
Diphyllobothrium latum

3/13/2020
Diphyllobothrium latum

3/13/2020
Câu hỏi ôn tập

 Câu 1. Đặc điểm của loài sán kim là:


◦ A. Cơ thể ngắn, 3-4 đốt.
◦ B. Cơ thể dài, trên 100 đốt.
◦ C. Phân tính, có con đực, cái.
◦ D. Chỉ ký sinh ở ruột.
◦ E. Ấu trùng xâm nhập qua da.
Câu hỏi ôn tập

 Câu 2. Sán dây lùn H. nana có đặc điểm:


◦ A. Ký sinh ở gan, phổi.
◦ B. Lây truyền qua chuột.
◦ C. Lây truyền qua chó, mèo.
◦ D. Thường gặp ở người lớn.
◦ E. Phổ biến ở các nước ôn đới.
Câu hỏi ôn tập

 Câu3. Khi ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng còn


sống, Sán dây bò sẽ ký sinh ở:
◦ A. Gan.
◦ B. Ống mật.
◦ C. Ruột non.
◦ D. Trong cơ.
◦ E. Phổi.
Câu hỏi ôn tập

 Câu 4. Sán xơ mít lợn khác sán xơ mít bò ở:


◦ A. Cơ thể có nhiều đốt hơn.
◦ B. Đầu có 2 vòng móc bám.
◦ C. Đầu có 4 giác bám.
◦ D. Sống ký sinh trong ruột.
◦ E. Ấu trùng ký sinh ở cơ.
Câu hỏi ôn tập

 Câu 5. Trứng sán xơ mít lợn có đặc điểm:


◦ A. Kích thước lớn, có nắp.
◦ B. Vỏ nhẵn, lép một bên.
◦ C. Có nắp, có gai ở cuối.
◦ D. Vỏ có hai lớp, có tia.
◦ E. Hình quả cau, núm hai đầu.

You might also like