You are on page 1of 10

LƯỢT SỬ 45 NĂM (1976 - 2021) XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH

VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. Giai đoạn 1973 - 1975: Phòng nghiên cứu Đông Y thuộc Ban dân y
khu 5 ( tiền thân của Bệnh viện Y học Dân tộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ).
- Tháng 10/1973, Ban dân y khu 5 thống nhất thành lập Phòng nghiên cứu
Đông Y trực thuộc Ban dân y, trên cơ sở tách bộ phận Đông y của Phòng 2
(Phòng nghiệp vụ). Lúc thành lập, Phòng nghiên cứu Đông y chỉ có 01 Bác sỹ
chuyên khoa và 03 Y sỹ. Đến tháng 03/1974, Phòng chính thức rời khỏi Phòng 2
Ban dân y khu 5 để hoạt động độc lập.
- Tuy là Phòng nghiên cứu Đông Y, nhưng thực chất Phòng chỉ thực hiện
được chức năng nhiệm vụ như một Bệnh xá có phòng khám,10 giường nội trú và
bộ phận điều hành. Cán bộ được điều dần từ các bệnh viện, phòng ban của Ban
dân y khu 5 về cho Phòng nghiên cứu Đông y. Lúc cao điểm nhất, Phòng có 17
cán bộ trong đó có 03 Bác sỹ chuyên khoa Đông Y, 03 Y sỹ, 01 Y sỹ xét
nghiệm, 03 Dược sỹ trung học, 01 kế toán, 02 tiếp phẩm, 02 cấp dưỡng, 01 phụ
trách hành chính quản trị, 01 Y tá. Trưởng phòng là Bác sỹ Vũ Văn Tiên, Phó
phòng là đồng chí Cù Văn Trừu. Ngoài chức năng như là một bệnh xá khám
chữa bệnh bằng Y học cổ truyền cho cán bộ Khu Uỷ khu 5, quân và dân trong
vùng đóng quân của Phòng, thì Phòng đã sưu tầm, thu hái, chế biến dược liệu.
Đảm bảo một phần dược liệu cho công tác khám và điều trị; Một phần thuốc
được lấy từ kho 54 (Kho viện trợ của Trung Quốc từ miền bắc chuyển vào).
Trong thời gian này, Phòng đã tham gia công tác đào tạo về chuyên khoa Đông
Y cho Trường Y tế khu 5.
- Hoạt động của Phòng đến 20/03/1975 thì tạm ngưng. Tất cả cán bộ tập
trung cho chiến dịch giải phóng miền nam (tham gia phục vụ chiến trường và
tiếp quản vùng giải phóng), một bộ phận vẫn ở lại tiếp tục phục vụ theo chỉ đạo
của Khu Uỷ. Đến ngày 29/03/1975 Đà Nẵng được giải phóng, Phòng đã rút toàn
bộ lực lượng cùng với Ban dân y khu 5, xuống tiếp quản cơ sở Y tế tại Đà Nẵng-
Hội An.
- Tháng 04/1975, Phòng nghiên cứu Đông y được tiếp nhận cơ sở số 02
Lê Lợi, Đà Nẵng. Đây là nhà thương tư của bác sỹ Lê Huy Chước (bác sỹ đã bỏ
ra nước ngoài trước ngày giải phóng).Lúc tiếp quản cơ sở này, cơ sở chỉ có 20
giường nội trú; Nhân lực có 02 y tá, 01 lái xe, 01 cấp dưỡng; Các trang thiết bị
khác hầu như không còn gì.
- Đến tháng 05/1975, Phòng nghiên cứu Đông y thuộc Ban dân y khu ủy
chính thức hoạt động trở lại tại 02 Lê Lợi, với chức năng nhiệm vụ là nghiên
cứu về Đông Y. Khám và điều trị nội-ngoại trú cho cán bộ và nhân dân khu
Quảng Đà.
- Cuối tháng 06/1975, Ban dân y khu 5 được giải thể, bàn giao về cho
Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cán bộ của Ban dân y khu 5 được điều động về Ty
1
Y tế, các bệnh viện ( Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Hội An, Bệnh viện Tam
Kỳ, Bệnh viện Việt Đức - Bệnh viện C...), lúc bấy giờ Phòng nghiên cứu Đông y
vẫn được phép hoạt động với chức năng như một Bệnh viện, quy mô là 20
giường nội trú.
- Tháng 09/1975, Bộ trưởng Bộ Y tế lúc bấy giờ là Bác sỹ Hoàng Đình
Cầu và Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng đã vào Đà Nẵng
công tác, nhằm khảo sát đánh giá việc tiếp quản và xây dựng ngành Y tế sau
ngày giải phóng. Đoàn đã làm việc với Phòng nghiên cứu đông y thuộc Ban dân
y khu 5, theo đề xuất của Bác sỹ Vũ Văn Tiên và Bác sỹ Nguyễn Kiếm. Và
được sự đồng ý của Trưởng Ty Y tế bác sỹ Hoàng Thao, Đoàn đã thống nhất
chủ trương thành lập Viện Đông Y khu vực Trung trung bộ trực thuộc Bộ Y tế
với quy mô ban đầu là 40 giường. Trên cơ sở củng cố và phát triển Phòng Đông
Y thuộc Ban dân y khu 5 tại cơ sở 02 Lê Lợi. Hướng tới xây dựng Bệnh viện
Đông Y quy mô 200-300 giường cho khu vực miền trung tại Đà Nẵng.
Sau một thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất, về nhân lực lao động, Phòng
Đông y nhận thấy không đủ khả năng để đảm nhận vai trò Bệnh viện Đông Y
khu vực Trung trung bộ do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Phòng Nghiên cứu Đông y tiếp tục duy trì hoạt động khám và điều trị bằng y
học cổ truyền với quy mô 40 giường nội trú.
II. Giai đoạn 1976 - 1977
Kế hoạch thành lập Viện Đông y trung trung bộ trực thuộc Bộ Y tế đã
không thực hiện được ngay sau ngày giải phóng, có thể do nhiều nguyên nhân
khách quan cũng như chủ quan.
Tháng 10/1976, Theo đề nghị của Ty Y tế trên cơ sở tiếp nhận Phòng
Nghiên cứu Đông y của Ban dân y khu 5, UBDN Tỉnh đã ra Quyết định số
4333/QĐUB về việc thành lập Bệnh viện Đông Y tỉnh trực thuộc Ty Y tế
QNĐN do Phó chủ tịch UBDN Nguyễn Thành Long ký ngày 27/10/1976.
Bệnh viện có quy mô 100 giường với chức năng, nhiệm vụ :
- Điều trị cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú bằng Đông Y.
- Thừa kế một cách sáng tạo và khoa học nền Y học cổ truyền, đồng thời
nghiên cứu để kết hợp Y học cổ truyền dân tộc với Y học hiện đại.
Bệnh viện Đông y được hoạt động tại cơ sở số 02 Lê Lợi, Đà Nẵng do
Bác sỹ Vũ Văn Tiên làm viện trưởng.
Sau gần 1 năm hoạt động tại cơ sở 02 Lê Lợi, Bệnh viện Đông Y QNĐN
đã không triển khai thực hiện được 100 giường nội trú theo kế hoạch.
III. Giai đoạn từ 1977 - 1987
Theo đề nghị của Bệnh viện Đông Y và Ty Y tế, ngày 16/03/1977 Ủy
ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 795/QĐUB về việc thành lập Bệnh viện
Y học dân tộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Đông Y
QNĐN và Bệnh viện đa khoa Hội An. Bệnh viện Đông Y chuyển vào Hội An tại
2
số 04 Phan Đình Phùng, Hội An. Cơ sở 02 Lê lợi được bàn giao lại cho Ty Y tế
để Ty Y tế bố trí cho đơn vị khác.
Bệnh viện Hội An là một bệnh viện có từ trước năm 1945 với tên gọi là
Nhà thương Cây me, năm 1945 Bệnh viện được cải tạo xây dựng lại được gọi là
Bệnh viện Hội An. Năm 1954, Bệnh viện Hội An lại đảm nhận thêm chức năng
Bệnh viện quân y. Năm 1965 Bệnh viện Hội An được Chính phủ Cộng hòa liên
bang Đức viện trợ, cải tạo xây dựng mới. Đến tháng 3/1975, Bệnh viện Hội An
được Bệnh xá Y 10 Thuộc ban Dân y đặc khu Quảng Đà tiếp quản, bệnh viện
vẫn giữ tên Bệnh viện Hội An với quy mô Bệnh viện đa khoa 300 giường có 343
cán bộ công nhân viên.
Khi Bệnh viện Đông y sát nhập với Bệnh viện Hội An để thành lập Bệnh
viện Y học Dân tộc tỉnh QN-ĐN thì quy mô còn lại là 250 giường.
Nhiệm vụ của Bệnh viện Y học dân tộc Quảng Nam - Đà Nẵng là chăm
sóc sức khỏe nhân dân bằng Đông - tây y kết hợp cho cán bộ và nhân dân trên
địa bàn Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Đây là mô hình lý tưởng để kết hợp YHDT với YHHĐ sớm nhất của miền
Nam sau giải phóng 30/04/1975, thể hiện tầm nhìn chiến lược đúng đắn của các
cấp lãnh đạo thời bấy giờ. Bệnh viện ngoài các phòng chức năng (Y vụ, TCCB,
KT-HCQT...).Bệnh viện là một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với các khoa Nội,
khoa Ngoại,khoa Sản, khoa Nhi, khoa Lây, Mắt, Tai-Mũi-Họng, Răng hàm mặt,
Cận lâm sàng, nay thêm Khoa thừa kế (khoa Đông Y) với quy mô 35 giường và
35 giường thừa kế tại các khoa lâm sàng khác. Đặc biệt đầu năm 1977, Bệnh
viện đã tiếp nhận đoàn sinh viên chuyên khoa Đông Y của Đại học Y Hà Nội
vào thực tế tốt nghiệp tại Bệnh viện. Cùng đi với đoàn có cán bộ giảng dạy của
Đại học Y Hà Nội (Bác sỹ Nguyễn Nhược Kim). Dưới sự chỉ đạo của Bác sỹ
Nguyễn Nhược Kim, Đoàn sinh viên thực tế tốt nghiệp đã phối hợp triển khai
điều trị kết hợp nhiều diện bệnh tại Bệnh viện.
Trong thời gian này với sự ra đời của tuyên ngôn Alma-Ata của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO), Ngành Y tế Việt Nam đưa ra 10 nội dung chăm sóc sức
khỏe ban đầu, đặc biệt là nội dung thứ 5: Tuyên truyền hướng dẫn trồng, kiểm
tra, chế biến và sử dụng thuốc nam ở cộng đồng. Bệnh viện là đầu mối triển khai
nội dung này đến các trạm Y tế trong toàn Tỉnh, với nội dung chính là sử dụng
35 cây thuốc nam để chữa 07 Bệnh và chứng thông thường ( cụ thể bồi dưỡng,
đào tạo cán bộ Đông Y cho trạm y tế xã - phường, cũng như tham gia giảng dạy
tại Trường trung học Y tế tỉnh tại Tam Kỳ và Trường Y tế quân y Quân khu 5 tại
Đà Nẵng). Trong thời gian này, Bệnh viện đã tham gia giúp cho Phòng Y tế Hội
An triển khai khám, quản lý sức khỏe toàn dân tại các xã Cẩm An, Cẩm Thanh.
Bệnh viện đã tổ chức nhiều đoàn khám lưu động, làm việc liên tục hàng tháng
để khám và lập sổ cho từng nhân khẩu của từng hộ gia đình. Qua việc này, Bệnh
viện được UBND Thị xã Hội An và Sở Y tế đánh giá cao trong việc thực hiện
10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3
Để đẩy mạnh công tác chuyên khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện đã đẩy
mạnh công tác thừa kế Y học cổ truyền Dân tộc. Thời gian này, nhiều lương y
lão thành được Bệnh viện mời về tham gia công tác khám, điều trị cho bệnh
nhân. Các lương y đã tham gia điều trị và cống hiến nhiều bài thuốc, phương
pháp chữa bệnh độc đáo. Có thể kể và vinh danh các lương y như: Cố lương y
Phạm Công Tuyên (lúc giải phóng làm tại Bệnh viện Đông y Hòe Nhai - Tp.Hà
Nội), Cố lương y Hồ Thắng với Bài thuốc thang và kinh nghiệm điều trị về khí
huyết- thủy hỏa..., Cố lương y Thái Đờn, Cố lương y Nguyễn Đình Hồng (Điện
Hồng, Điện Bàn), Cố lương y Tùng (Duy Sơn, Duy Xuyên) về châm cứu và làm
kim châm cứu. Tại Hội An có lương y Nguyễn Thế Chỉ, Cố lương y Đỗ Xuân
Nghinh, Cố lương y Huệ Dân....
Bệnh viện cũng đã triển khai châm tê thành công trong các loại phẫu
thuật: Mổ lấy thai, cắt amidan ... tại Khoa Sản và Khoa Tai mũi họng. Đặc biệt
tại Khoa Lây ( do bác sỹ chuyên khoa YHCT Nguyễn Ngọc Chung ) đã triển
khai chữa bệnh có hiệu quả bằng thuốc nam cho các bệnh như: Sốt xuất huyết,
Sởi, Ho gà... Khoa Dược bệnh viện đã sản xuất nhiều mặt hàng bằng Đông dược
như Cao cỏ mực, cao kháng sinh, Trà giải cảm, Hoàn bổ khí huyết, Hoàn lục vị
tân phương được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả... Đặc biệt là dịch Dulana (đây
là bài thuốc gồm nhiều vị thuốc như Du long thái, lá mít ướt... - Đề tài NCKH
cấp tỉnh ) để điều trị hội chứng thận hư nhiễm mỡ.
Trong khoảng thời gian này, được sử đồng ý của UBND Tỉnh và Ty Y tế,
Bệnh viện đã cử nhiều lượt cán bộ bệnh viện đi làm công tác chuyên gia và giúp
nước bạn như :
- Năm 1983, Bác sỹ Vũ Văn Tiên đi Algeria.
- Tháng 04/1979, Bác sỹ Nguyễn Phong Lưu và Y sỹ Trịnh Thị Mơ đi
Campuchia
- Tháng 10/1979, bác sỹ Lê Trung Chính và cán sự tham gia đoàn công
tác chuyên gia tại Campuchia.
- Tháng 12/1981, Bác sỹ Lê Trung Chính tiếp tục tham gia đoàn chuyên
gia công tác tại Campuchia.
Ngoài các chức năng trên Bệnh viện còn đảm nhận chức năng đa khoa
khu vực cho các huyện duyên hải và phía bắc của Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.
Việc tăng cường cán bộ chuyên môn cho xã đảo Cù Lao Chàm (Tân Hiệp)
được bệnh viện triển khai có hiệu quả lần đầu tiên một số thủ thuật ngoại khoa
được thực hiện tại Xã Tân Hiệp, Cù Lao Chàm.
Tóm lại giai đoạn từ năm 1977-1987 tại Hội An, Bệnh viện Y học dân tộc
tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng là mô hình kết hợp giữa Y học dân tộc và Y học hiện
đại đầu tiên trong toàn quốc. Được Vụ Y học dân tộc tổ chức nhiều đoàn đến
tham quan và học tập mô hình này, các đơn vị bạn như Bệnh viện Đông y Tỉnh
Bình Trị Thiên, Bệnh viện Đông y Tỉnh Nghĩa Bình, Bệnh viện Đông y Tỉnh
Phú Khánh. Trong các đợt kiểm tra chéo hàng năm, Bệnh viện đã đánh giá cao
4
về hoạt động của mô hình này và hàng năm bệnh viện được Vụ Y học dân tộc
đánh giá là bệnh viện tốt.
IV. Giai đoạn từ 1987 - 1997
Để phù hợp với sự phát triển chung của toàn ngành y học cổ truyền trong
toàn quốc, Vụ Y học dân tộc - Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh thành trong toàn quốc
phải thành lập Bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền riêng.
Tháng 8/1987 Theo đề nghị của Sở Y tế Quảng Nam - Đà Nẵng, Ủy ban
nhân dân tỉnh Đà Nẵng có Quyết định số 2739/QĐUB ngày 27/8/1987 về việc
thành lập Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền tộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
trên cơ sở tách bộ phận Đông y Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng ra Đà Nẵng. Cơ sở tại Hội An giao cho ngành y tế Hội An Quản lý. Bệnh
viện Y học dân tộc cổ truyền tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tiếp nhận cơ sở 311
Phan Châu Trinh, Đà Nẵng để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Cơ sở 311 - Phan Châu Trinh trước 1975 còn gọi là nhà thương Phao Lô
thực chất là nhà hội sinh tư của bác sỹ Tùng đã đi ra nước ngoài tháng 3/1975.
Được Ty Y tế tiếp quản thành lập trạm chống lao của tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng, sau đó trạm chống lao tỉnh dời vào Hội An thành lập Bệnh viện lao tại
Hội An. Cơ sở 311 Phan Châu Trinh được bàn giao cho trường Trung học Y tế
Quản Nam - Đà Nẵng làm cơ sở II.
Tháng 8/1987 Bệnh Viện Y học Dân tộc cổ truyền tiếp nhận cơ sở này
làm Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhiệm vụ
là khám và chữa bệnh kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại quy mô 100
giường bệnh (sau giảm còn 90 giường) vì cơ sở vật chất không đảm bảo, chỉ có
1 tòa nhà 4 tầng và 2 căn nhà cấp 4 sau đó được cải tạo, xây dựng 1 ngôi nhà 2
tầng cho khoa Dược,xét nghiệm X quang và Nhà bếp.
Nguồn nhân lực có nhiều nguồn gồm: nhân lực từ Bệnh viên Y học dân
tộc Quảng Nam - Đà Nẵng chuyển từ Hội An ra, nhân viên của cơ sở II trường
trung học Y tế và một số cán bộ được điều động từ đơn vị khác về, với tổng số
56 người. Tổ chức Bệnh viện có 3 phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính,
Phòng Tài vụ, Phòng Y vụ; Về chuyên môn có 4 khoa: Nội Trú, Khám và điều
trị ngoại trú, Dược và Xét nghiệm - Xquang. Thời gian sau tách nội trú thành 2
khoa là khoa Nội Nhi và khoa Ngoại Phụ, Phòng Khám và điều trị ngoại trú
cũng tách thành 2 khoa là Khoa Khám - Cấp cứu và Khoa Châm cứu dưỡng sinh
- Vật lý trị liệu.
Nguồn nhân lực lúc này thiếu nhiều, bệnh viện đã đề ra phương hướng
phát triển bệnh viện là phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu
chuyên môn. Bệnh viện đã tiếp nhận các bác sỹ đa khoa ( Tây y) và luôn phiên
cử đi học chuyên khoa sơ bộ tại Hà Nội. Đến năm 1993, các bác sỹ đã có trình
độ chuyên khoa sơ bộ về y học cổ truyền thì bệnh viện lại xin mở lớp đào tạo
CKI tại Đà Nẵng cho các bác sỹ tại Bệnh viện và các bác sỹ tại đơn vị khác
như : Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện C17, Bệnh viện Tam Kỳ, Bệnh viện

5
tỉnh Bình Định,...Cũng trong thời gian này, Bệnh viện đã phối hợp với Vụ Y học
dân tộc cổ truyền mở lớp đào tạo chuẩn hóa cho các Lương y trong địa bàn
Tỉnh.
Song song với việc đào tạo nguồn nhân lực, Bệnh viện đẩy mạnh công tác
NCKH và lần đầu tiên đã tổ chức Hội nghị NCKH năm 1993. Bệnh viện đã có
10 đề tài tham gia báo cáo đã thể hiện trình độ chuyên môn cao và khả năng ứng
dụng tốt như: Sử dụng tia Lazes trên huyệt để điều trị một số bệnh, Báo cáo
châm tê trong phẫu thuật mắt (châm tê mổ đục thủy tinh thể) , áp dụng châm cứu
để điều trị một số bệnh thông thường. Một số đề tài tiêu biểu được chọn đi báo
cáo tham gia Hội nghị khoa học tại Tp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như:
Đề tài báo cáo kết quả châm tê mổ đục thủy tinh thể mắt của Bs Nguyễn Phương
Thảo tại Hội nghị khoa học châm cứu toàn quốc; đề tài Đánh giá tác dụng của
tia lazes trên huyệt để chữa bệnh của bác sỹ Trần Thị Ánh Hoa tại Hội nghị khoa
học Thành phố Hồ Chí Minh; Đề tài điều trị trĩ bằng dung dịch tiêm xơ PG60
cải tiến của bác sỹ Nguyễn Ngọc Thanh tại Viện Y học dân tộc Trung ương tại
Hà Nội.
Ngoài việc đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện đã triển
khai công tác chỉ đạo tuyến. Giai đoạn này ngành y tế thực hiện 5 dứt điểm,
Bệnh viện được giao thực hiện dứt điểm 3 ( về thuốc nam châm cứu chữa bệnh
tại Y tế tuyến cơ sở ). Đặc biệt là dự án 2 : Công tác xã hội hóa Y học dân tộc,
Bệnh viện đã triển khai thực hiện từ năm 1993-1996, dự án nhận được sự tài trợ
của Tổ chức Malteser Liên bang Đức, với thời gian 04 năm. Từ một xã điểm
Điện Ngọc đã được nhân rộng ra 16 xã của huyện Điện Bàn, 7 xã của huyện Hòa
Vang, xã Duy Sơn (Duy Xuyên), xã Tiên Cảnh (Tiên Phước), xã Bình Lâm
(Hiệp Đức) và một số xã phường khác với tổng số hơn 34 xã, phường được thực
hiện; với hơn 4.600 hộ gia đình đã biết trồng, sử dụng các loại cây rau, cây cảnh
để làm thuốc. Bệnh viện đã cho biên soạn và cho xuất bản 6000 cuốn sách “Cây
thuốc nam và phương pháp chữa bệnh đơn giản không dùng thuốc tại nhà” để
phát cho hộ gia đình với kinh phí từ nguồn tài trợ trên. Bên cạnh đó bệnh viện
đã mở 03 lớp bồi dưỡng về Y học cổ truyền cho 70 cán bộ y tế xã phường để
làm nòng cốt phong trào xã hội hóa y học dân tộc.
Bệnh viện đã tổ chức được 04 lớp dưỡng sinh (cho câu lạc bộ hưu trí Hội
An, câu lạc bộ Thái Phiên Đà Nẵng, câu lạc bộ người cao tuổi phường Thạch
Thang Đà Nẵng và Viện điều dưỡng PHCN tỉnh) với số lượng học viên tham dự
trên 200 người. Sau khóa học những học viên đều áp dụng có hiệu quả phương
pháp dưỡng sinh và sức khỏe được cải thiện tốt.
Về hợp tác quốc tế, trong thời gian này bệnh viện đã tiếp nhận một bác sỹ
từ Cộng hòa Latvia (Liên Xô) đến học tập về y học cổ truyền trong thời gian 03
tháng. Và theo kế hoạch trao đổi Đoàn của Tổng Lãnh sự quán Liên Xô tại Đà
Nẵng, Bệnh viện cử đoàn cán bộ sang Latvia công tác trong thời gian 03 tháng.
Nhưng kế hoạch không thực hiện được, lý do vì 3 nước vùng ban tích: Litva,
Latvia và Extonia đã tách khỏi Liên Xô.

6
V. Giai đoạn từ 1997 - 2006
Đầu năm 1997 tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng được tách làm 2 đơn vị hành
chính trực thuộc trung ương là Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Theo kế hoạch chung Bệnh viện Y học dân tộc Quảng Nam - Đà Nẵng
được tách làm 2, một bộ phận đi vào Quảng Nam để thành lập Bệnh viện Y học
Quảng Nam, bộ phận còn lại được đổi tên Bệnh Viện Y học cổ truyền dân tộc
Đà Nẵng (311 Phan Châu Trinh).
Sau khi tách Tỉnh, nguồn nhân lực của Bệnh viện một lần nữa lại thiếu
hụt. Nên Công tác đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là
đào tạo chuyên sâu như Đào tạo CKII, Thạc sỹ,...
Bên cạnh đó trong giai đoạn này, Chính phủ chủ trương xã hội hóa về
công tác y tế, các bệnh viện thực hiện theo Nghị định số 10 và sau đó là Nghị
định số 43 của Thủ tướng Chính Phủ. Bệnh viện tiến hành thu một phần viện
phí, từng bước hạch toán thu chi, tự chủ một phần.
Bệnh viện đã chỉ đạo 47/56 xã, phường đạt chuẩn về y học cổ truyền.
Với quy mô 100 giường kế hoạch nhưng Bệnh viện luôn trong tình trạng
quá tải. Cơ vật chất xuống cấp, chật hẹp. Năm 2000, Bệnh viện Y học dân tộc và
Sở Y tế đã đề nghị với UBND thành phố cho phép xây dựng bệnh viện mới. Và
năm 2001, Bệnh viện đã được khởi công xây dựng tại Phường Khuê Trung,
Quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng với quy mô là 150 giường nội trú.
VI. Giai đoạn từ 2006 đến nay
- Tháng 2/2006 Bệnh viện chuyển về cơ sở mới được xây dựng tại Khuê
Trung ( số 9 - Trần Thủ Độ - Khuê Trung - Cẩm Lệ). Cơ sở này mới xây dựng
xong giai đoạn I với quy mô 150 giường bệnh nội trú.
Quy mô tổ chức bệnh viện vẫn như cũ (có 03 phòng chức năng, 04 khoa
lâm sàng) và thành lập thêm 01 khoa mới là khoa Nội tổng hợp. Mặc dù đã
chuyển lên cơ sở mới nhưng Bệnh viện vẫn luôn quá tải, một phần do chưa được
xây dựng hoàn chỉnh, một phần cho cơn bão Xangsane (cơn bão số 6) làm hư
hại nhiều, thu dung bệnh nhân đông nên luôn trong tình trạng quá tải. Bệnh viện
đã phải tận dụng các khu vực hành lang, các phòng chức năng dồn lại, cơi nới
thêm. Đến năm 2014, khi tòa nhà Hành chính thành phố đưa vào hoạt động,
Bệnh viện đã xin Thành phố cho Bệnh viện được sử dụng cơ sở tại 342 Phan
Châu Trinh để làm cơ sở 2 giảm bớt quá tải cho cơ sở 1. Một số phòng chức
năng được chuyển về cơ sở 2 ( Phòng tổ chức, phòng tài chính kế toán...). Từ
đó, Cơ sở 1 được kê thêm giường bệnh, những năm gần đây giường kế hoạch
được giao thêm 20 giường/năm và từ 2014 đến nay Bệnh viện đã được giao từ
140 giường đến 220 giường kế hoạch, giường thực kê là 240 giường.
Sau khi được tiếp nhận cơ sở 02 tại 342 Phan Châu Trinh ( trước đây là
Sở Lao động thương binh xã hội thành phố), Bệnh viện đã tổ chức điều trị cai
7
nghiện ma túy tự nguyện tại đây cho người nghiện trong cộng đồng. Với cách
làm mới, Bệnh viện được UBND và Sở KH-CN cấp kinh phí thực hiện Đề tài
cấp thành phố, đề tài được tiến hành tại cơ sở 2 và Trại giáo dưỡng 05-06 nay là
Cơ sở xã hội Bầu Bàng. Sau khi được nghiệm thu, Bệnh viện đã chuyển giao
Quy trình kỹ thuật cắt cơn nghiện ma túy cho Cơ sở xã hội Bầu Bàng của thành
phố.
Cơ sở 2 (342 Phan Châu Trinh - Tp. Đà Nẵng) đã được Bệnh viện tiếp tục
sử dụng có hiệu quả (ngoài việc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho người
nghiện trong cộng đồng) Bệnh viện đã tổ chức khám và điều trị ngoại trú cho
người bệnh, Bệnh viện còn tổ chức Hội quán Đông y; Đơn vị thuốc nam, châm
cứu; Đơn vị chăm sóc da và gần đây là Đơn vị du lịch chữa bệnh... Các đơn vị
đã hoạt động có hiệu quả và quảng bá được hình ảnh Bệnh viện với người dân
trong và ngoài thành phố.
- Về công tác chuyên môn: Trong thời gian này, Bệnh viện đã mở rộng
diện bệnh thu dung điều trị, bệnh nhân đến ngày càng đông. Để đáp ứng nhu cầu
chuyên môn, phục vụ người bệnh ngày càng tăng. Bệnh viện đã thành lập một số
khoa/phòng mới gồm: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Phòng điều dưỡng, Đơn vị
Điều trị cai nghiện, Khoa Lão, Đơn vị phục hồi chức năng,...
Thực hiện Đề án 1816: Nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên ( Bệnh viện
Châm cứu trung ương, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, Bệnh viện y học
cổ truyền trung ương quân đội, Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí
Minh .Đã chuyển giao kỹ thuật cho tỉnh bạn (Bệnh viện y học cổ truyền Sơn
La),và chuyển giao kỷ thuật cho tuyến dưới nhiều quy trình kỷ thuật.
Danh mục kỹ thuật của Bệnh viện được mở rộng. Bệnh viện đã nhận làm
vệ tinh cho Bệnh viện châm cứu Trung ương, nhận chuyển giao kỹ thuật để
thành lập Đơn vị cột sống.
- Về công tác đào tạo, Bệnh viện đã cử cán bộ đi đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ,
CKII và 03 lớp đào tạo CKI được Học viện Y Dược học cổ truyền tổ chức tại
bệnh viện. Ngoài số lượng đào tạo sau đại học, Bệnh viện cũng chú trọng đến
công tác đào tạo liên tục ngắn hạn (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Y học cổ
truyền trung ương, Bệnh viện y học cổ truyền trung ương quân đội, Viện Y dược
học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.). Hàng năm tổ chức lớp chỉ đạo tuyến cho
cán bộ tuyến cơ sở. Bệnh viện là cơ sở để sinh viên năm cuối của Đại học Y
Dược Huế và Học viện Y Dược học cổ truyền đi thực tế tốt nghiệp và là nơi học,
thực tập của sinh viên Y5 các trường Đại học kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Khoa
Y - Đại học Đà Nẵng, đến học và thực hành chuyên khoa y học cổ truyền.
- Về Nghiên cứu khoa học, trong thời gian này Bệnh viện đã thực hiện 03
đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố:
 Đề tài Đánh giá hiệu điều trị nghiện ma túy bằng châm cứu, thuốc nam
kết hợp dạy nghề giúp việc lương y – lương dược;

8
 Đề tài Đánh giá thực trạng cây thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và
đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển;
 Đề tài Nghiên cứu bào chế viên hoàn sâm nhung tán dục đơn và đánh giá
hiệu quả điều trị trên bệnh nhân suy giảm số lượng và chất lượng tinh
trùng tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Đà Nẵng
Hàng năm Bệnh viện còn thực hiện nhiều đề tài cấp cơ sở và được đánh giá tốt.
- Về hợp tác quốc tế, trong thời gian này Bệnh viện hợp tác với Bà
Virginia Lockett - tình nguyện viên của tổ chức Steady Footsteps về điều trị vật
lý trị liệu, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.Thông
qua tổ chức này bệnh viện đã mời các chuyên gia của Nhật ,Mỹ đến trao đổi học
thuật và hương dẩn kỹ thuật tác động cột sống ,tác động cân cơ
Bệnh viện đã cử 1 cán bộ tham gia cùng với Đoàn của Viện Châm cứu
Trung Ương đi Mexico với theo yêu cầu của Đảng lao động Mexico.
Nhìn chung trong giai đoạn này bênh viện đã có những bước tiến vượt
trội, hoạt động của bệnh viện đi vào nề nếp hơn từ việc xây dựng và thực hiện
điều lệ bệnh viện đến việc ban hành các quy chế, quy trình chuyên môn.Chất
lượng chuyên môn ngày càng được chú trọng .Đội ngũ thầy thuốc có trình độ
cao (Hiện bệnh viện có 1Tiến sỷ,1BsCKII, 30 Thạc sỷ, BsCKI ,10 Ds Đại học
và nhiều CB Đại học khác ).Vì thế chất lượng bệnh viện ngày càng được cải
thiện,năm sau cao hơn năm trước.Tuy vậy nhưng một số tiêu chí chất lượng
bệnh viện không được cải thiện vì do cơ sở hạ tầng xuống cấp sau hơn 10 năm
xữ dụng,mặt khác cơ sở xây dựng chưa hoàn chỉnh, không đáp ứng được nhu
cầu khám chũa bệnh ngày càng đông của của người dân .Trước tình hình đó lãnh
đạo bệnh viện đã đề nghị với sở y tế, sở kế hoạch đầu tư, UBND Thàng phố và
HĐND Thành phố xây dựng cơ sở mới cho bệnh viện.
Tháng tư năm 2019 bệnh viện mới đã được khởi công xây dưng tai
phường Hòa xuân ,quận Cẩm lệ với quy mô 300 giường . Dự kiến nếu đúng tiến
độ bệnh viện sẻ hoàn thành vào đầu năm 2021và bệnh viện sẻ chuyển về cơ sở
mới nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập bệnh viện
Như vậy mong muốn trước đây của cán bộ công nhân viên và những cán
bộ tiền nhiệm của bệnh viện đông y, muốn có bệnh viện đông y với quy mô 300
giường nay mới thành hiện thực sau 45 năm .
VII. Những thành tích của Bệnh viện đã đạt được trong 45 năm qua:
- Huân chương lao động hạng II
- Huân chương lao động hạng III,
- Cờ thi đua bằng khen của Thủ tưởng chính phủ,
- Cờ thi đua bằng khen Bộ Y tế,
- Cờ thi đua bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng.
- Bằng khen Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng
9
- Bằng khen của cục YDHCT và Sở y tế
VIII. Bí thư cấp ủy của bệnh viện qua các thời kỳ
1. Bác sỹ Vũ Văn Tiên
2. Y sỹ Thái Đông Khanh
3. Bác sỹ Lê Đình Tuấn
4. Bác sỹ Huỳnh Sỹ
5. Ds Trần Văn Chinh
6. Bác sỹ Lê Trung Chính
7. Bác sỹ Nguyễn Văn Ánh
IX. Giám đốc bệnh viện qua các thời kỳ:
1. Bác sỹ Vũ Văn Tiên ( 1976 - 1983)
2. Bác sỹ Thi Sang ( 1983 - 1985 )
3. Bác sỹ Huỳnh Sỹ ( 1985 - 1987)
4. Bác sỹ Nguyễn Văn Sâm (1987-1992)
5. Bác sỹ Lê Trung Chính (1992-2013)
6. Bác sỹ Nguyễn Văn Ánh (2013-nay )
X. Các phó giám đốc bệnh viện qua các thời kỳ:
1. Bác sỹ Cù Văn Trừu
2. Bác sỹ Phạm Hoanh
3. Bác sỹ Nguyễn Ngọc Chung
4. Dược sỹ Nguyễn Tường Vinh
5. Bác sỹ Lê Đình Tuấn
6. Dược sỹ Nông Thị Lan
7. Bác sỹ Lê Trung Chính
8. Dược sỹ Trần Văn Chinh
9. Bác sỹ Phạm Phước Tâm
10. Bác sỹ Bùi Thị Mai Hiên
11. Bác sỹ Nguyễn Văn Ánh
12. Bác sỹ Nguyễn Duy Khánh

10

You might also like