You are on page 1of 8

 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

BÀI 4. CẤU HÌNH ELECTRON


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử: Trong nguyên tử, các
electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một
quỹ đạo nhất định.
2. Lớp và phân lớp
a. Lớp: Tập hợp các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
- Thứ tự và kí hiệu các lớp:
n 1 2 3 4 5 6 7
Lớp K L M N O P Q
b. Phân lớp: Tập hợp các electron có mức năng lượng bằng nhau.
- Được kí hiệu là: s, p, d, f
- Số phân lớp trong một lớp chính bằng số thứ tự của lớp.
- Số electron có tối đa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 2, 6, 10 và 14.
3. Cấu hình electron trong nguyên tử
a. Mức năng lượng: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 4d10 5p6
* Để nhớ ta dùng quy tắc Klechkowsky

1s 2s 3s 4s 5s 6s 7s

2p 3p 4p 5p 6p 7p

3d 4d 5d 6d 7d

4f 5f 6f 7f

b. Cấu hình electron:


- Định nghĩa: Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các
phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
- Qui ước cách viết cấu hình electron:
+ Số thứ tự lớp electron được viết bằng chữ số (1,2,3…)
+ Phân lớp được ký hiệu bằng các chữ cái thường (s, p, d, f)
+ Số electron được ghi bằng chữ số phía trên, bên phải kí hiệu phân lớp (s2, p5)
- Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử:
+ Xác định số electron
+ Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng
+ Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp.
Nhận xét:
- Đối với 20 nguyên tố đầu Z  20 thì CHE trùng với mức năng lượng.
Trang 1
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- Đối với các nguyên tố có Z > 20 thì CHE không cần trùng với năng
lượng nên khi viết CHE phải chú ý:
+ Viết cấu hình e theo năng lượng trước.
+ Sắp xếp lại theo thứ tự từng lớp.
Ví dụ: Viết CHE của 26Fe. Ta làm như sau:
B1: Viết CHE theo năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6
B2: Sắp xếp lại  CH electron: 1s22s22p63s23p63d64s2
- Đối với các nguyên tố như: Cr, Cu, Pd…có ngoại lệ đối với sự sắp xếp các
electron ngoài cùng (và có sự chuyển sang mức bão hoà và bán bão hoà).
+ Mức bảo hoà: (n-1)d9ns2  (n-1)d10ns1 (như vậy sẽ thuận lợi hơn về mặt
năng lượng).
Ví dụ: CHE của 29Cu: 1s22s22p63s23p63d94s2  1s22s22p63s23p63d104s1
+ Mức bán bão hoà: (n-1)d4ns2  (n-1)d5ns1 (như vậy sẽ thuận lợi hơn về
mặt năng lượng).
Ví dụ: CHE của 24Cr: 1s22s22p63s23p63d44s2  1s22s22p63s23p63d54s1
4. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Các nguyên tử kim loại có (trừ H, He, B) : 1e, 2e, 3e lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tử phi kim có: 5e, 6e, 7e lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tử khí hiếm có: 8e (He có 2e) lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hay có thể là phi kim:
+ Có 1,2,3 lớp e là phi kim.
+ Có 4 lớp trở lên là kim loại.
Lưu ý :
- Electron cuối cùng điền vào phân lớp nào là nguyên tố đó.
- Cần phân biệt e cuối cùng (e có mức năng lượng cao nhất) và e ngoài cùng.
Ví dụ:
+ 11Na: 1s22s22p63s1
→ là nguyên tố s vì e cuối cùng vào phân lớp s.
→ e cuối cùng và e ngoài cùng đều là 3s1
+ 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
→ là nguyên tố d vì e cuối cùng vào phân lớp d.
→ e cuối cùng (có mức năng lượng cao nhất) là 3d6; e lớp ngoài cùng là 4s2.

II. BÀI TẬP


1. Hãy ghép cấu hình electron nguyên tử ở cột 1 với tên nguyên tố hoá học ở
cột 2 sao cho phù hợp.
Cột 1 Cột 2
a. 1s2 2s2 2p6 3s2 1. Natri (z = 11)
b. 1s2 2s2 2p5 2. Đồng (z = 29)

Trang 2
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
c. 1s2 2s2 2p6 3s1 3. Sắt (z = 26)
d. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 4. Flo (z = 9)
2 2 6 2 6 10 1
e. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 5. Magiê (z = 12)
2. Viết cấu hình e đầy đủ cho các nguyên tố có lớp e ngoài cùng là :
a. 2s2 b. 4s2 4p4 c. 3s1 d. 3s2 3p5
3. Nguyên tử của nguyên tố:
a. X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11.
b. Y thuộc nguyên tố s, Y có tổng số electron ở các phân lớp s là 11.
c. Z có 2 lớp electron và 5 electron ở phân lớp ngoài cùng.
d. T có 3 lớp electron và 3 electron lớp ngoài cùng.
Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y, Z, T.
4. Viết cấu hình electron các nguyên tố sau:
a. Tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện gấp 1,06 lần số hạt
mang điện âm.
b. Tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố R là 34 và số khối nhỏ hơn 24.
c. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 54 và có sô khối nhỏ hơn 38,
số nơtron nhiều hơn số proton.
d. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 180. Trong đó tổng
số các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt.
e. Tổng số hạt cơ bản trong X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 18.
5. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s 1. Xác
định cấu hình electron của X.
6. Trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 15),
C (Z = 20).
a. Viết cấu hình electron của A, B, C.
b. Viết cấu hình electron của các ion tương ứng A2-; B3- và C2+.
7. Viết cấu hình electron nguyên tử X, M, A:
a. Nguyên tử X nhận thêm 1 electron tạo ra anion X - có cấu hình electron
nguyên tử ở lớp ngoài cùng là 2p6.
b. Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6.
c. Anion A2- có cấu hình electron giống của cation M2+.
8. (ĐHYD TPHCM-99) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có
phân lớp electron ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có
electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s. Xác định cấu hình electron của A
và B, biết tổng số electron của hai phân lớp ngoài cùng của A và B bằng 7.
9. Phân tử M3X2 có tổng số hạt cơ bản là 222, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 74. Tổng số hạt mang điện trong M 2+
nhiều hơn tổng số hạt mang điện trong X 3- là 21. Tìm công thức phân tử
M3X2.
Trang 3
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
10. Trong phân tử A2B gồm ion A+ và B2- có tổng số các hạt là 140, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Mặt khác,
người ta biết số khối của ion A+ lớn hơn trong ion B2- là 23. Tổng số hạt
trong ion A+ nhiều hơn trong ion B2- là 31. Điện tích hạt nhân của A và B.
11. Hai nguyên tố A, B tạo được bởi các ion A 3+, B+ tương ứng có số e bằng
nhau. Tổng số các hạt (n, p, e) trong hai ion bằng 70. Xác định các nguyên
tố A, B và viết cấu hình e của chúng.

TỰ LUYỆN CẤU HÌNH ELECTRON


12. Hãy ghép nửa câu ở cột 1 với nửa câu ở cột 1 với nửa câu ở cột 2 sao cho
phù hợp.
Cột 1 Cột 2
1. Số electron tối đa trong lớp M là a. 12 electron
2. Số electron tối đa trong phân lớp s là b. 14 electron
3. Số electron tối đa trong phân lớp p là c. 10 electron
4. Số electron tối đa trong phân lớp d là d. 18 electron
5. Số electron tối đa trong phân lớp f là e. 2 electron
g. 6 electron
13. Viết cấu hình e đầy đủ cho các nguyên tố có lớp e ngoài cùng là :
a. 3d6 4s2 b. 4s24p5 c. 5s25p3
14. Viết cấu hình electron các nguyên tố sau:
a. A có tổng electron trong phân lớp p là 5.
b. B có 3 lớp, tổng e lớp ngoài cùng là 3.
c. C có 6 e ở lớp N.
d. Có 4 lớp e và có 4 e lớp ngoài cùng.
15. Viết cấu hình electron của nguyên tử :
a. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt.
b. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là
28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt.
c. Nguyên tử của một nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản 21 hạt; A < 15
d. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố Z là 114, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26.
e. Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn không mang điện là 19.
16. Viết cấu hình electron của các ion Al3+(Z = 13), Fe3+(Z = 26) Fe2+, S2(Z = 16),
Cl– (Z = 17). Cho biết các ion đó có đặc điểm gì.
17. Electron lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng
số e của 2 phân lớp = 5 và hiệu số e của chúng = 1.
Trang 4
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
a. Viết cấu hình e của 2 nguyên tử này  số hiệu nguyên tử của 2 nguyên tố.
b. 2 nguyên tử này có số nơtron hơn kém nhau là 4 hạt và có tổng số khối
lượng là 71 đvC. Tính số n và số A của mỗi nguyên tử.
18. Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X2-. Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp
chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang
điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M 2+ nhiều hơn hạt không mang
điện là 76 hạt. M là
-----------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 6. ÔN TẬP CHƯƠNG CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
19. Viết cấu hình electron các nguyên tố sau:
a. Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 11+.
b. Nguyên tố D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3d24s2.
c. Nguyên tố C, lớp e ngoài cùng là M và có 5e.
d. Nguyên tố L, sự phân bố e như sau: Lớp K có 2e, lớp L có 8 e, Lớp M
có 8e, lớp N có 1e.
20. Viết cấu hình electron và ký hiệu các nguyên tố sau:
a. Ion X2- có 10 electron và số khối là 16.
b. Ion M+ có 10e. Biết số proton kém số nơtron là 1.
c. Nguyên tử của nguyên tố A có 9 hạt mang điện dương và 10 hạt không
mang điện.
d. G có khối lượng hạt nhân là 24u, và có có 12 hạt không mang điện.
e. Nguyên tử của một nguyên tố Z có 122 hạt p, n, e. Số hạt mang điện
trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt.
21. Nguyên tử kali có 19e, 19p, 20n.
a. Tính khối lượng tuyệt đối của kali ra đơn vị gam.
b. Tính khối lượng tương đối của Kali (nguyên tử khối).
22. Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10 -19 culông. Xác định ký hiệu và
tên nguyên tử X.
23. Bo có hai đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số
proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ hai có số nơtron bằng 1,2 lần số proton.
Biết nguyên tử lượng trung bình của B là 10,812. Tìm % mỗi đồng vị.
24. Nguyên tố X có 3 đồng vị là X 1 chiếm 92,3%, X2 chiếm 4,7% và X3 chiếm
3%. Tổng số khối của 3 đồng vị bằng 87. Số nơtron trong X 2 nhiều hơn
trong X1 là 1 hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,107.
a. Hãy tìm số khối của mỗi đồng vị.
b. Nếu trong X1 có số proton bằng số nơtron, hãy xác định số nơtron trong
mỗi đồng vị.

Trang 5
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
79
25. Cho hợp chất XY2 tạo bởi hai nguyên tố X, Y. Y có hai đồng vị : Y chiếm
81
55% số nguyên tử Y và đồng vị Y . Trong XY2, phần trăm khối lượng của
X là bằng 28,51%. Tính nguyên tử khối trung bình của X, Y.
26. Nguyên tử X với đồng vị X1 có tổng số hạt bằng 126. Số nơtron nhiều hơn số
e là 12 hạt.
a. Xác định kí hiệu của X1.
b. X gồm 3 đồng vị X1, X2, X3. Số khối của X1 bằng trung bình cộng số
khối của X2 và X3. Hiệu số n của X2 và X3 gấp 2 lần số p của nguyên tử
hiđro. Tìm số khối của X2 và X3.
c. NTKTB của X bằng 87,88. Hỏi đồng X3 chiếm bao nhiêu nguyên tử
trong tổng số 625 nguyên tử. Biết tỉ lệ số nguyên tử của X2 và X3 là 1 : 6.
27. Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M 2+ và X–. Tổng số hạt cơ bản trong phân
tử MX2 là 186 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 54 hạt. Số nơtron của ion M 2+ nhiều hơn X– là 12. Tổng số hạt M2+
nhiều hơn trong X– là 27 hạt.
a. Tìm MX2.
b. Viết cấu hình electron của X, M, X-, M2+, M3+.

TỰ LUYỆN
28. Viết cấu hình electron các nguyên tố sau:
a. Cation R3- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2p6.
b. Nguyên tố E có tổng số e ở phân lớp s là 5
12 20
c. Kí hiệu 6 J và 10 H
d. Ion Z2- có 18e.
29. Viết cấu hình electron và ký hiệu các nguyên tố sau:
a. Nguyên tố B có số hiệu nguyên tử là 29, số khối là 64.
b. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 24. Số hạt không mang
điện chiếm 33,33%.
c. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 34, điện tích hạt nhân là 11+.
d. Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần
số hạt không mang điện.
e. Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 115, trong đó số nơtron nhiều
hơn số electron là 10 hạt.
30. Nguyên tử Fe có 26p, 26e, 30n.
a. Tính khối lượng nguyên tử tuyệt đối của 1 nguyên tử Fe.
b. Tính khối lượng nguyên tử tương đối của Fe (nguyên tử khối).
31. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết
79
35 B chiếm 54,5%.

Trang 6
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử Br và Br.
b. Tìm số khối của đồng vị thứ hai.
c. Tính % khối lượng của 79Br trong FeBr3 (Fe = 56).
32. Tổng số hạt cơ bản trong M + là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 31. Tìm M và viết cấu hình electron của M, M +.
-----------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 6. ÔN TẬP CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ ĐỒNG VỊ
33. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 21. Tổng số hạt mang điện
nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 7 hạt.
a. Tìm p, n, e. Viết kí hiệu nguyên tử X.
b. X có 2 đồng vị là X1 (chiếm 99,63%) và X2. Biết X1 có số proton bằng
số nơtron. X2 có số nơtron hơn số nơtron X1 là 1 đơn vị.
- Viết kí hiệu X1 và X2.
- Tính nguyên tử khối trung bình X.
24 25 26
34. Mg có 3 đồng vị 12 Mg ( 79%), 12 Mg ( 10%), còn lại là 12 Mg . Br có
79 81
2 đồng vị 35 Br (50,69%) và 35 Br .
a. Từ các đồng vị của Mg và Br có bao nhiêu phân tử MgBr 2 được tạo
thành.
b. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg và Br.
c. Tính % khối lượng 25Mg trong MgS. Biết NTK của S = 32.
d. Tính % khối lượng 79Br trong CaBr2. Biết NTK Ca = 40.
e. Trong 10000 nguyên tử Br có bao nhiêu nguyên tử các đồng vị Br.
f. Nếu có 1500 nguyên tử đồng vị 25Mg thì có bao nhiêu nguyên tử các
đồng vị còn lại.
g. Tính số nguyên tử 24Mg có trong 0,1g Mg.
h. Cho 1,216g Mg tác dụng với O2 dư thu được oxit. Tính khối lượng oxit
tạo thành. Biết O = 16.
35. Một đồng vị A của nguyên tố X có tổng hạt 18.
a. Tìm p, n, điện tích hạt nhân và viết kí hiệu nguyên tử của đồng vị đó.
b. Viết kí hiệu nguyên tử của đồng vị B biết B hơn A là 1 nơtron.
c. Nguyên tử khối trung bình của A là 12,01. Tính % số nguyên tử mỗi
đồng vị.
c. Tính % khối lượng các đồng vị trong X.
d. A và Y tạo ra hợp chất AY2. Tổng số hạt trong AY2 là 66. Số hạt mang
điện của Y hơn A là 4. Tìm Y.
36. Tổng số hạt cơ bản trong M 2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 22 Tìm M.

Trang 7
BS: Nguyễn Quý Sửu
 HÓA HỌC 10 – CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
37. Một nguyên tố có 3 đồng vị. Đồng vị thứ nhất có 16 nơtron chiếm 95%, đồng
vị thứ hai có 17 nơtron chiếm 0,5%, đồng vị thứ ba có 18 nơtron, nguyên tử
khối trung bình là 32,092. Tìm số khối của mỗi đồng vị.
38. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X
và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không
mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là
16. Tìm X và Y.

TỰ LUYỆN
39. Trong nguyên tử một nguyên tố Y có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt
p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Tìm A, p, n, điện tích hạt nhân và kí hiệu nguyên
tử Y.
40. Cacbon có 2 đồng vị bền. Đồng vị thứ nhất có 6 proton, 7 nơtron, chiếm
1,11%. Đồng vị thứ hai có ít hơn đồng vị thứ nhất 1 nơtron.
a. Viết kí hiệu nguyên tử C.
b. Tính nguyên tử khối trung bình của C.
41. a. Nguyên tố X có 2 đồng vị. Đồng vị X 1 có tổng hạt là 92 trong đó hạt
mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 24. Tính số hiệu nguyên tử
và số khối của đồng vị này.
b. Đồng vị X2 có số khối nhiều X1 là 2 nơtron. Viết ký hiệu của đồng vị
X2. Trong tự nhiên X1 chiếm 73%. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
42. Nguyên tố Bo có 2 đồng vị 11B (x1%) và 10B (x2%), nguyên tử khối trung
bình của Bo là 10,81.
a. Tính x1 và x2.
b. Tính % khối lượng của đồng vị 10B trong B2O3 (cho O = 16).
43. Tổng số hạt cơ bản trong X3- là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 17. Tìm X.
44. Cho hợp chất ion MX3 tổng số các hạt cơ bản là 196, trong đó hạt mang
điện nhiều hơn hạt không mang điện là 60 và M M - MX = 8. Tổng số hạt cơ
bản trong X- lớn hơn trong M3+ là 16. Tìm M và X.
--------------------------------------------------------------------------------
-

Trang 8
BS: Nguyễn Quý Sửu

You might also like