You are on page 1of 10

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHUẨN ĐẦU RA 2

Câu 1: Trong một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron ứng với n = 2, l = 1:
A. 9 B. 6 C. 8 D. 12
Câu 2: Một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron ứng với n = 2:
A. 8 B. 10 C. 12 D. 14
Câu 3: Trong 4 nguyên tố K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), và Cu (Z = 29), nguyên tử
của các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 là:
A. K, Sc, Cu B. K, Sc, Cr C. K, Cr, Cu D. Co, Ni, As
Câu 4: Xác định nguyên tử mà electron cuối cùng điền vào đó có bộ 4 số lượng tử thoả
mãn điều kiện : n + l = 3 và ml + ms = +1/2
A. C B. C, O C. Na, C D. C, O, Na
Câu 5: Áp dụng hệ thức Heisenber hãy tính độ bất định về vị trí cho trường hợp sau
đây:Electron chuyển động với giả thuyết ∆v = 106m/s; me = 9,1.10-31kg.
A. 1,2.10-10m B. 12.10-10m C. 0,12.10-10m D. Tất cả sai.
Câu 6: Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử có electron ngoài cùng ứng với 4 số
lượng tử sau: n = 3, l = 2, ml = +2, ms = +1/2 là:
A. 3d3 B. 3d4 C. 3d5 D. 3d6
Câu 7: Một orbital nguyên tử 3d tương ứng với bộ hai số lượng tử nào dưới đây:
A. n = 3, l = 3 B. n = 3, l = 2 C. n = 2, l = 2 D. n = 3, l = 1
Câu 8: Chọn câu sai.
A. Trong một nguyên tử có thể có 2 electron có 4 số lượng tử như nhau.
B. Ở trạng thái cơ bản, các electron sẽ chiếm mức năng lượng thấp trước (trạng thái bền
vững trước) rồi mới đến những trạng thái năng lượng cao.
C. Khi điện tích hạt nhân tăng, các electron sẽ chiếm mức năng lượng có tổng số (n + l)
lớn dần. Đối với các phân lớp có tổng (n + l) bằng nhau thì electron được điền vào phân
lớp có trị số n nhỏ trước rồi đến phân lớp có n lớn hơn.
D. Trong một phân lớp, các electron được sắp xếp sao cho có tối đa số electron độc thân.
Câu 9: Bộ bốn số lượng tử nào sau đây của electron cuối cùng điền vào cấu hình electron
của nguyên tố Mg.
A. n = 2, l = 1, ml = –1, ms = –1/2 B. n = 2, l = 1, ml = 0, ms = +1/2
C. n = 3, l = 1, ml = 0, ms = +1/2 D. n = 3, l = 0, ml = 0, ms = –1/2
Câu 10: Bộ bốn số lượng tử: n = 3, l = 1, ml = 0, ms = –1/2. Với giá trị ml xếp theo thứ tự
tăng dần, electron cuối cùng được điền vào nguyên tố nào dưới đây:
A. Flo B. Lưu huỳnh C. Clo D. Argon
Câu 11: Chọn câu đúng.
A. Năng lượng ion hóa I1 là năng lượng tối thiểu cần tiêu tốn để tách một electron khỏi
một nguyên tử tự do ở trang thái khí có năng lượng thấp nhất (không bị kích thích). Năng
lượng ion hóa luôn có dấu dương, năng lượng ion hóa càng lớn càng khó tách electron ra
khỏi nguyên tử.
B. Trong một phân nhóm chính, từ trên xuống năng lượng ion hóa I1 tăng.
C. Năng lượng ion hóa của Bo (Z = 5) lớn hơn năng lượng ion hóa của Be (Z = 4)
D. Năng lượng ion hóa I1 của Nitơ (Z = 7) nhỏ hơn năng lượng ion hóa I1 của Oxy (Z =
8)
Câu 12: Trong những nguyên tử dưới đây, nguyên tử thể hiện hiện tượng phân hủy phóng
xạ là:
A. 2412X B. 4018Z C. 257100Y D. 6530T
Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng, electron thu năng lượng.
B. Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng, electron không thu hay không phát năng lượng.
C. Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng, electron phát năng lượng.
D. Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng, electron thu hay phát năng lượng.
Câu 14: Viết cấu hình electron có 4 số lượng tử sau: n = 3, l = 1, ml = -1, ms = –1/2 là:
A. 3p1 B. 3p2 C. 3p3 D. 3p4
Câu 15: Chọn câu sai.
A. Số lượng tử chính n có thể nhận các giá trị nguyên dương (1, 2, 3 …). Những electron
có cùng giá trị n lập nên một lớp electron: n = 1 lớp K, n = 2 lớp L …
B. Số lượng tử orbital l có thể nhận các giá trị từ 0 đến (n -1), nghĩa là tổng cộng n giá trị.
Những electron có cùng giá trị l lập nên một phân lớp: l = 0 phân lớp s, l =1 phân lớp p …
Số lượng tử l xác định hình dạng và tên orbital nguyên tử. l = 0 orbital nguyên tử s, l =1
orbital nguyên tử p …
C. Số lượng tử từ ml có thể nhận giá trị từ – l đến + l kể cả giá trị 0, gồm (2l +1) giá trị.
Số lượng tử từ ml quyết định số orbital nguyên tử trong một phân lớp.
Phân lớp s (l = 0) có 1 orbital nguyên tử
Phân lớp p (l = 1) có 2 orbital nguyên tử
Phân lớp d (l = 2) có 3 orbital nguyên tử …
D. Số lượng tử spin ms nhận một trong hai giá trị +1/2 hay –1/2
Câu 16: Cấu trúc lớp electron hóa trị nguyên tử của nguyên tố được biểu diễn bằng công
thức: 5s2 5p4. Nguyên tố đó ở số thứ tự là:
A. 50 B. 52 C. 54 D. 60
Câu 17: Ở trạng thái kích thích cao nhất photpho có mấy e độc thân?
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 18: Cấu hình electron có 4 số lượng tử sau: n = 2, l = 0, ml = 0, ms = +1/2 là:
A. 2s1 B. 2s2 C. 2p1 D. 2p2
Câu 19: Áp dụng nguyên lý Pauli và nguyên lý bền vững, cấu hình lớp vỏ electron có Z =
19 như sau:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
2 2 6 2 5 2 2 2 6 2 6 1
C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d
Câu 20: Viết cấu hình electron có 4 số lượng tử sau: n = 4, l = 2, ml = -1, ms = -1/2
A. 4d6 B. 4d7 C. 4d8 D. 4d10
Câu 21: Số electron độc thân của nguyên tố Fe (Z = 26) là:
A. 0 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 22: Chọn câu đúng.
A. Các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân, có số khối như nhau được gọi là các đồng
vị.
B. Các nguyên tử có số khối như nhau, song số proton của hạt nhân lại khác nhau gọi là
các chất đồng vị.
C. Với mỗi nguyên tố, số lượng proton trong hạt nhân nguyên tử là cố định, song có thể
khác nhau về số lượng notron, đó là hiện tượng đồng vị.
D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố thì giống nhau về tất cả các tính chất lý hóa
Câu 23: Electron hóa trị của lưu huỳnh (Z = 16) là những eletron thuộc các lớp và phân
lớp sau:
A. 3s B. 3s và 3p C. 2s, 2p và 3s D. 2s, 2p, 3s
và 3p
Câu 24: Chọn câu đúng.
A. Khi hấp thụ năng lượng, electron chuyển từ quỹ đạo có năng lượng thấp lên quỹ đạo
có năng lượng cao hơn.
B. Khi phát năng lượng, electron chuyển từ quỹ đạo có năng lượng thấp lên quỹ đạo có
năng lượng cao hơn.
C. Khi hấp thụ năng lượng, electron chuyển từ quỹ đạo có năng lượng cao xuống quỹ đạo
có năng lượng thấp.
D. Khi phát hay hấp thụ năng lượng không ảnh hưởng đến sự di chuyển của các electron
từ quỹ đạo này đến quỹ đạo khác.
Câu 25: Những đặc điểm nào phù hợp với nguyên tố có Z = 42:
A. Kim loại, số oxy hóa dương cao nhất là +2.
B. Nguyên tố d, có một electron ngoài cùng, oxit cao nhất có công thức là RO3.
C. Nguyên tố d, có 2 electron ngoài cùng, không tạo được hợp chất khí với hidro.
D. Nguyên tố nhóm VIB, nguyên tố đa hóa trị, tính kim loại điển hình.

Câu 26: Lớp electron với số lượng tử chính n = 4 của nguyên tử có thể chứa số electron
cực đại là bao nhiêu?
A. 28 B. 30 C. 32 D. 34
Câu 27: Electron hóa trị của đồng (Z = 29) là những eletron thuộc các lớp và phân lớp sau:
A. 3d và 4s B. 3s, 3p và 3d C. 2s, 2p và 3s D. 2s, 2p, 3s
và 3p
Câu 28: Bộ bốn số lượng tử nào dưới đây có thể chấp nhận được:
A. n = 3, l = 1, ml = + 2, ms = +1/2 B. n = 4, l = 3, ml = – 4, ms = –1/2
C. n = 2, l = 1, ml = – 1, ms = –1/2 D. n = 3, l = 3, ml = + 1, ms = +1/2
Câu 29: Cấu trúc lớp electron hóa trị nguyên tử của nguyên tố được biểu diễn bằng công
thức: 3d5 4s1. Nguyên tố đó ở số thứ tự là:
A. 20 B. 22 C. 24 D. 26
Câu 30: Người ta sắp xếp một số orbital nguyên tử có năng lượng tăng dần. Cách sắp xếp
nào dưới dây là đúng.
A. 3s < 3p < 3d < 4s B. s < 2p < 3p < 3s
C. 3s < 3p < 4s < 3d D. 4s < 4p < 4d < 5s
Câu 31: Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử Na có 4 số lượng tử:
A. n = 2, l =1, ml = –1, ms = –1/2 B. n = 3, l = 0, ml = 0, ms = +1/2
C. n = 2, l = 1, ml = 0, ms = –1/2 D. n = 3, l = 1, ml = 0, ms = +1/2
Câu 32: Phát biểu nào dưới đây không phù hợp với mô hình Bohr.
A. Khi chuyển động trên quỹ đạo dừng, electron không thu hay không phát năng lượng.
B. Năng lượng chỉ thay đổi khi di chuyển từ quỹ đạo lượng tử này sang quỹ đạo lượng tử
khác.
C. Khi chuyển động từ quỹ đạo xa hạt nhân về quỹ đạo gần hạt nhân electron hấp thu
năng lượng.
D. Trong nguyên tử, electron quay xung quanh hạt nhân không phải trên những quỹ đạo
bất kỳ mà trên những quỹ đạo tròn, đồng tâm và có bán kính xác định (gọi là quỹ đạo dừng
hay quỹ đạo lượng tử).

Câu 33: Trong bộ ba số lượng tử dưới đây những bộ nào có thể chấp nhận được:
A. n = 4, l = 3, ml = 0 B. n = 3, l = 3, ml = –1
C. n = 1, l = 0, ml = 1 D. n = 3, l = + 0, ml = –2
Câu 34: Áp dụng giả thuyết de Broglie, hãy tính bước sóng λ cho trường hợp sau :Electron
trong nguyên tử hiđrô chuyển động với vận tốc v = 106m/s; m = 9,1.10-31kg, cho biết hằng
số plank: h=6,626.10-34.Js
A. 0,27A0 B. 7,27A0 C. 72,7A0 D. 727A0
Câu 35: Tương ứng với bộ hai số lượng tử n = 4, l = 2, có tổng cộng:
A. 1 orbital nguyên tử B. 3 orbital nguyên tử
C. 5 orbital nguyên tử D. 7 orbital nguyên tử
Câu 36: Chọn câu sai.
A. Trong một nguyên tử, chỉ có thể có tối đa 6 electron ứng vớ giá trị n = 2, l = 1.
B. Phân lớp 3d chỉ có thể chứa tối đa 10 electron.
C. Trong một nguyên tử,chỉ có thể có tối đa 5 electron ứng với bộ 3 số lượng tử n = 3, l
= 1, ml = 0.
D. Trong một nguyên tử, giá trị lớn nhất của số lượng tử chính là n = 4. Toàn bộ nguyên
tử chỉ có thể có tối đa 36 electron.
Câu 37: Nguyên tố X có tổng các loại hạt là 108. Tìm tên nguyên tố đó của nó, cho biết
nguyên tử lượng của Ag = 108; Br= 80; As = 75
A. Ag B. Br C. As D. Tất cả sai.

Câu 38: Một orbital nguyên tử 5f tương ứng với bộ hai số lượng tử nào dưới đây:
A. n = 3, l = 3 B. n = 4, l = 2 C. n = 5, l = 3 D. n = 5, l = 4
90 2+ 82 -
Câu 39: Cho hai ion 38Sr , 35Br . Số electron, số nơtron của hai ion này tương ứng là:
A. 38 và 52, 35 và 47 B. 38 và 50, 35 và 49
C. 36 và 52, 36 và 47 D. 36 và 50, 36 và 49

Câu 40: Một hạt e có khối lượng 10-27g chuyển động với vận tốc 6.107 cm/s, hằng số
plank: h=6,626.10-34J.s. Bước sóng λ bằng:
A. 10A0 B. 15A0 C. 20A0 D. 25A0

Câu 41: Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử V (Z = 23) (giá trị ml
xếp giảm dần), có bộ 4 số lượng tử:
A. n = 3, l = 2, ml = +1, ms = –1/2 B. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = –1/2
C. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +1/2 D. n = 3, l = 2, ml = 0, ms = +1/2
Câu 42: Trong một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron mà electron cuối cùng ứng với
n = 2, l = 1, ml = 0 là:
A. 9 B. 10 C. 11 D. 12
Câu 43: Trong một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron mà electron cuối cùng ứng với:
n = 2, l = 1, ml = 0, ms = +1/2 là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 44: Với giá trị ml xếp theo thứ tự tăng dần, electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tố
có số thứ tự Z = 20 có bộ bốn số lượng tử tương ứng với:
A. n = 4 l = 0, ml = 0, ms = –1/2 B. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +1/2
C. n = 4, l = 2, ml = –2, ms = +1/2 D. n = 4, l = 2, ml = –1, ms = +1/2
Câu 45: Electron có bốn số lượng tử n = 4, l = 2, ml = +1, ms = –1/2 (giá trị ml xếp tăng
dần) là electron thuộc:
A. Lớp N, phân lớp p, electron thứ hai thuộc phân lớp này.
B. Lớp N, phân lớp d, electron thứ sáu thuộc phân lớp này.
C. Lớp N, phân lớp f, electron thứ nhất thuộc phân lớp này.
D. Lớp N, phân lớp d, electron thứ chín thuộc phân lớp này.
Câu 46: Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử Co (Z = 27) (giá trị
ml xếp tăng dần), có bộ 4 số lượng tử:
A. n = 3, l = 2, ml = –1, ms = –1/2 B. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = –1/2
C. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +1/2 D. n = 3, l = 2, ml = +1, ms = +1/2
Câu 47: Chọn phát biểu đúng:
A. Electron càng xa nhân thì bị chắn càng nhiều.
B. Electron bị chắn nhiều là các electron có giá trị n nhỏ.
C. Hiệu ứng chắn càng lớn khi hiệu ứng đẩy càng nhỏ.
D. Electron càng gần hạt nhân thì bị chắn càng nhiều
Câu 48: Điện tử có bốn số lượng tử: n = 3, l = 2, ml = -1, ms = -1/2, theo trình tự ml tăng
dần thuộc chu kỳ và phân nhóm tương ứng:
A. Chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm III. B. Chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm
VII.
C. Chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm VIII. D. Chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm
VII.

Câu 49: Số lượng tử phụ l:


A. Nhận các giá trị nguyên từ 0 đến (n -1).
B. Cho biết hướng của đám mây điện tử.
C. Cho biết trục đối xứng của các đám mây điện tử.
D. Nhận (2n+1) giá trị
Câu 50: Electron cuối cùng của 1 nguyên tử điền vào cấu hình theo trình tự ml tăng dần
có bộ 4 số lượng tử tương ứng (n, l, ml, ms) là (3, 0, 0, -1/2). Nguyên tử của nguyên tố hóa
học tương ứng là:
A. Sr (Z = 38) B. Mg (Z = 12) C. Ca (Z = 20) D. Ba (Z = 56)

Câu 51: Chọn phát biểu đúng:


A. Đối với các phân mức có tổng (n + l) bằng nhau thì electron sẽ ưu tiên điền vào phân
lớp có trị số n nhỏ hơn
B. Đối với các phân mức có tổng (n + l) bằng nhau thì electron sẽ ưu tiên điền vào phân
lớp có trị số l lớn hơn
C. Đối với các phân mức có tổng (n + ml) bằng nhau thì electron sẽ ưu tiên điền vào phân
lớp có trị số ml lớn hơn
D. Đối với các phân mức có tổng (n+ms) bằng nhau thì electron sẽ ưu tiên điền vào phân
lớp có trị số ms nhỏ hơn

Câu 52: Số lượng đám mây điện tử của AO f:


A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 53: Số lượng tử phụ l cho biết:
A. Tổng số electron tối đa trong một phân lớp
B. Phân lớp năng lượng
C. Hình dáng của các đám mây điện tử
D. Tổng số electron tối đa trong một phân lớp, phân lớp năng lượng và hình dáng của các
đám mây điện tử
Câu 54: Bốn số lượng tử ứng với electron ngoài cùng của K (Z = 19) theo trình tự ml tăng
dần sẽ là:
A. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = -1/2 B. n = 3, l = 2, ml = -2, ms = -1/2
C. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +1/2 D. n = 3, l = 2, ml = -2, ms = +1/2

Câu 55: Electron cuối cùng của một nguyên tử theo trình tự ml tăng dần có bộ 4 số lượng
tử sau: n = 4, l = 1, ml = 0, ms = -1/2. Nguyên tử đó là:
A. F (Z = 9) B. C (Z = 17) C. Br (Z = 35) D. Se (Z = 34)
Câu 56: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Trong một nguyên tử có ít nhất hai điện tử cùng được đặc trưng bởi 4 số lượng tử như
nhau.
B. Ở trạng thái cơ bản các điện tử sẽ xếp vào các mức năng lượng có giá trị n lớn trước.
C. Các nguyên tử có cùng số lượng tử chính n sẽ lập nên một phân lớp.
D. Trong một nguyên tử không thể có 2 điện tử có cùng 4 số lượng tử.
Câu 57: Bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) của electron cuối cùng điền vào cấu hình theo trình
tự ml tăng dần của nguyên tố Z = 22 là:
A. 4, 2, +1, +1/2 B. 3, 2, -1, +1/2 C. 3, 2, -1, -1/2 D. 4, 1, 1, -1/2

Câu 58: Số lượng tử spin:


A. Xác định trạng thái riêng của một điện tử.
B. Đặc trưng cho hình dạng đám mây điện tử.
C. Sinh ra momen động lượng spin ms, và nhận giá trị ms = +1/2 hoặc –1/2.
D. Có thể nhận các giá trị từ 0 đến (n-1)
Câu 59: Chọn phát biểu đúng
A. Khi Z tăng, các điện tử sẽ được điền vào mức năng lượng có tổng giá trị của 2 số
lượng tử (n + l) lớn dần.
B. Khi Z tăng, các điện tử sẽ được điền vào mức năng lượng có tổng giá trị của 2 số
lượng tử (n + l) giảm dần.
C. Khi Z tăng, các điện tử sẽ được điền vào mức năng lượng có giá trị l lớn dần.
D. Khi Z tăng, các điện tử sẽ được điền vào mức năng lượng có tổng giá trị của 2 số
lượng tử (n + ml) lớn dần.
Câu 60: Electron cuối cùng của một nguyên tố (Z = 29) có bộ 4 số lượng tử (n, l, ml , ms)
theo trình tự ml tăng dần là:
A. 3, 2, +2, -1/2 B. 3, 2, +1, -1/2 C. 4, 0, 0, -1/2 D. 4, 0, 0,
+1/2

Câu 61: Số lượng tử chính n cho biết:


A. Trạng thái năng lượng của một điện tử trong nguyên tử.
B. Các phân lớp electron.
C. Tổng số electron cực đại trong một lớp.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 62: Trong một phân lớp, các điện tử được sắp xếp sao cho “tổng spin là cực đại”, đó
là nội dung của qui tắc:
A. Hund B. Kleshkowski C. Pauli D. Lewis

Câu 63: Ở trạng thái cơ bản, các điện tử sẽ xếp vào:


A. Các mức năng lượng thấp nhất trước.
B. Các mức năng lượng có giá trị n lớn nhất trước.
C. Các mức năng lượng có giá trị l lớn nhất trước.
D. Các mức năng lượng có giá trị ml lớn nhất trước

Câu 64: Electron cuối cùng của một nguyên tử R theo trình tự ml tăng dần có bộ 4 số
lượng tử sau: n = 3, l = 2, ml = +2, ms = -1/2. Nguyên tố đó có số thứ tự Z là:
A. Z = 24 B. Z = 26 C. Z = 28 D. Z = 30

Câu 65: Số lượng tử từ ml:


A. Nhận các giá trị nguyên từ 0 đến (n - 1) và cho biết số lượng các đám mây điện tử.
B. Nhận (2l + 1) giá trị ứng với một giá trị của l.
C. Cho biết sự quay của điện tử xung quanh hạt nhân.
D. Cho biết sự quay của điện tử xung quanh trục của nó.
Câu 66: Cho 3 AO nguyên tử sau: 1s, 2s, 3s: Kích thước AO của các nguyên tử tương
ứng:
A. 1s < 3s < 2s B. 1s > 2s > 3s C. 1s < 2s < 3s D. 3s > 1s >
2s

Câu 67: Điện tử có bốn số lượng tử: n = 2, l = 0, ml = 0, ms = +1/2, theo trình tự ml tăng
dần thuộc chu kỳ và phân nhóm:
A. Chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm I. B. Chu kỳ 2, phân nhóm chính nhóm I.
C. Chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm I. D. Chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm I.

Câu 68: Chọn câu phát biểu đúng: Ba số lượng tử: n, l, ml cho biết:
A. Năng lượng của các đám mây điện tử. B. Hình dáng của các đám mây điện tử.
C. Kích thước của các đám mây điện tử. D. Tất cả đều đúng.
Câu 69: Chọn bộ 4 số lượng tử phù hợp để xác định một electron:
A. n = 3, l = +3, ml = +1, ms = +1/2. B. n = 3, l = -1, ml = +2, ms = +1/2.
C. n = 2, l = +3, ml = +1, ms = +1/2. D. n = 2, l = 1, ml = -1, ms = + 1/2.

Câu 70: Hai nguyên tử A và B có các phân lớp ngoài cùng là 3p và 4s tương ứng. Biết
tổng số điện tử của hai phân lớp là 5 và hiệu số là 3. Cấu hình điện tử phân lớp ngoài cùng
của 2 nguyên tử A và B tương ứng là:
A. 3p4 và 4s1 B. 3p5 và 4s2 C. 4s2 và 4p4 D. 3p3 và 4s2
Câu 71: Số lượng đám mây điện tử của AO p:
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7

Câu 72: Bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) của electron cuối cùng theo trình tự ml tăng dần của
nguyên tố Z = 21:
A. 4, 2, +1, +1/2 B. 3, -2, -1, +1/2 C. 3, 2, -2, +1/2 D. 4, 1, 1, -1/2

Câu 73: Số lượng tử chính n:


A. Càng lớn thì năng lượng của điện tử càng lớn.
B. Cho biết số electron tối đa trong một chu kỳ.
C. Cho biết kích thước đám mây electron.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 74: Electron cuối cùng của 1 nguyên tử điền vào cấu hình theo trình tự ml tăng dần có
bộ 4 số lượng tử tương ứng (n, l, ml, ms) là: (4, 0, 0, -1/2). Nguyên tử của nguyên tố hóa
học tương ứng là:
A. Sr (Z = 38) B. Mg (Z = 12) C. Ca (Z = 20) D. Ba (Z = 56)

Câu 75: Bốn số lượng tử ứng với electron ngoài cùng của Si (Z = 14) theo trình tự ml tăng
dần sẽ là:
A. n = 3, l = 1, ml = -2, ms = +1/2. B. n = 3, l = 1, ml = 0, ms = +1/2.
C. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = +1/2. D. n = 4, l = 0, ml = 0, ms = -1/2
Câu 76: Theo quan điểm của cơ học lượng tử:
A. Đám mây điện tử của các nguyên tử có dạng hình cầu.
B. Mây điện tử là vùng không gian xung quanh hạt nhân tìm thấy điện tử.
C. Mây điện tử là vùng không gian xung quanh hạt nhân trong đó xác suất bắt gặp điện
tử là lớn nhất (khoảng 95%).
D. Không thể xác định được đám mây điện tử.
Câu 77: Số lượng đám mây điện tử của AO s:
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 78: Số lượng đám mây điện tử của AO d:
A. 3 B. 1 C. 5 D. 7

Câu 79: Electron cuối cùng của 1 nguyên tử điền vào cấu hình theo trình tự ml tăng dần có
bộ 4 số lượng tử tương ứng (n, l, ml, ms) là (3, 1, 0, +1/2). Nguyên tử của nguyên tố hóa
học tương ứng là:
A. Ti (Z = 22) B. Ge (Z = 32) C. Si (Z = 14) D. Zr (Z = 40)

Câu 80: Electron cuối cùng của một nguyên tử R điền vào cấu hình theo trình tự ml tăng
dần có bộ 4 số lượng tử sau: n = 3, l = 2, ml = +2, ms = +1/2. Nguyên tố đó có số thứ tự Z
là:
A. 24 B. 26 C. 28 D. 25

Câu 81: Sự chuyển động của điện tử xung quanh hạt nhân được đặc trưng bằng số lượng
tử:
A. n B. l C. ml D. n, l, ml

Câu 82: Electron cuối cùng của nguyên tử Ca (Z = 20) điền vào cấu hình là electron theo
trình tự ml tăng dần có bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) sau:
A. 4, 0, 0, +1/2 B. 4, 0, 0, -1/2 C. 3, 1, +1, -1/2 D. 3, 1, +1,
+1/2
Câu 83: Số điện tử tối đa trong một lớp là: 2n2 điện tử, điều này căn cứ vào các luận điểm
sau:
A. Một lớp có n phân lớp, ứng với l = 0 đến (n - 1) giá trị, mỗi phân lớp có chứa tối đa
2(2l + 1) điện tử.
B. Một lớp có n-1 phân lớp, ứng với l = 0 đến (n - 1) giá trị, mỗi phân lớp có chứa tối đa
2(2l + 1) điện tử.
C. Một lớp có (n - 1) phân lớp, ứng với l = 0 đến n giá trị, mỗi phân lớp có chứa tối đa
2(2l + 1) điện tử.
D. Một lớp có n phân lớp, ứng với l = 0 đến n giá trị, mỗi phân lớp có chứa tối đa (2l + 1)
điện tử.
Câu 84: Bộ số lượng tử nào sau đây không đúng:
A. n=1, l = 0, ml = 0, ms = + ½ B. n=4, l=0, ml =0, ms = + ½.
C. n=3, l=3, ml =+3, ms = - ½. D. n=3, l=1, ml = 0, ms = + ½.

Câu 85: Hai số lượng tử xác định AO (vân đạo) 3d là:


A. n = 4, l = 2. B. n = 3, l = 3. C. n = 4, l = 3. D. n = 3, l = 2.
Câu 86: Sắp xếp các vân đạo sau có trong một nguyên tử nhiều electron theo thứ tự năng
lượng từ thấp đến cao: 3d 4s 2p 3p 3s
A. 4s < 3d < 3p < 3s < 2p B. 2p < 3s = 3p = 3d < 4s
C. 2p < 3s < 3p < 4s < 3d D. 3s = 4s < 2p = 3p < 3d

Câu 87: Phát biểu sau đây: “Trong 1 nguyên tử không thể có 2 electron có cùng 4 số lượng
tử như nhau” là:
A. Nguyên lý ngoại trừ Pauli B. Quy tắc Hund
C. Quy tắc bền vững D. Quy tắc Kleshkowski
Câu 88: Chọn phát biểu đúng :
A. Electron cũng như các hạt vi mô chỉ có tính chất sóng
B. Electron cũng như các hạt vi mô chỉ có tính chất hạt
C. Chỉ có ánh sáng mới có tính chất sóng hạt
D. Electron cũng như các hạt vi mô đều có tính chất sóng và hạt.

Câu 89: Chọn phát biểu đúng theo cơ học lương tử:
A. Trong nguyên tử, khi electron chuyển động có thể xác định chính xác vị trí và tốc độ
của nó.
B. Trong nguyên tử, electron quay xung quanh hạt nhân trên những quỹ đạo tròn, đồng
tâm và có bán kính nhất định.
C. Mỗi electron chuyển động trong nguyên tử được xác định trong không gian ứng với 4
số lượng tử
D. Nguyên tử gồm các điện tích dương phân bố trong toàn bộ thể tích nguyên tử và
những eletron chuyển động giữa điện tích dương đó
Câu 90: Nguyên tử có electron cuối cùng có 4 số lượng tử n = 2; l = 1; ml = -1; ms = -1/2,
biết ml sắp xếp theo trật tự tăng dần, thì.
A. Nguyên tử có 1 electron độc thân B. Nguyên tử có 2 electron độc thân
C. Nguyên tử có 3 electron độc thân D. Tất cả các electron đều được ghép
đôi

Câu 91: Có bao nhiêu orbital trong lớp n = 4:


A. 4 orbital B. 8 orbital C. 12 orbital D. 16 orbital
Câu 92: Trạng thái của electron trong nguyên tử xác định hoàn toàn bằng các số lượng tử:
A. n, l B. n, l, ml C. n, l, ml, ms D. l, ml, ms

Câu 93: Electron có bốn số lượng tử n = 3, l = 2, ml = +2, ms = +1/2 (giá trị ml xếp tăng
dần) là electron thuộc:
A. Lớp M, phân lớp d, electron thứ năm thuộc phân lớp này
B. Lớp N, phân lớp f, electron thứ sáu thuộc phân lớp này
C. Lớp M, phân lớp d, electron thứ mười thuộc phân lớp này
D. Lớp N, phân lớp f, electron thứ bảy thuộc phân lớp này

Câu 94: Electron thuộc lớp L, phân lớp p, là electron thứ ba của phân lớp này, sẽ có bốn số
lượng tử tương ứng (giá trị ml xếp tăng dần):
A. n = 2, l = 0, ml = 0, ms = +1/2 B. n = 2, l = 1, ml = +1, ms = +1/2
C. n = 3, l = 1, ml = +1, ms = +1/2 D. n = 3, l = 0, ml = 0, ms = -1/2

Câu 95: Với n = 5, các giá trị có thể có của số lượng tử phụ (l) là:
A. 1, 2, 3, 4 B. 0, 1, 2, 3, 4, 5 C. 0, 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 96: Trong một nguyên tử có tối đa bao nhiêu electron ứng với n = 3:
A. 8 electron B. 6 electron C. 18 electron D. 10 electron
Câu 97: Các ion X , Y và nguyên tử Z nào lần lượt có cấu hình electron 1s 2s22p6
+ - 2

A. Na+, F- và nguyên tử Ne B. Na+, F- và nguyên tử Ar


+ -
C. K , Cl và nguyên tử Ne D. Li+ , F- và nguyên tử Ne

Câu 98: Cho cấu hình phân lớp ngoài của Co là 3d74s2. Cấu hình phân lớp ngoài của Co2+
là:
A. 3d74s0 B. 3d54s2 C. 3d94s2 D. 3d104s1

Câu 99: Cho cấu hình phân lớp ngoài của Cu+ là 3d10. Cấu hình phân lớp ngoài của Cu2+ và
Cu lần lượt là:
A. 3d94s0 và 3d104s1 B. 3d84s1 và 3d94s2 C. 3d64s2 và 3d74s1 D. 3d8 và
3d64s

Câu 100: Ba nguyên tử A, B, C có số thứ tự là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số electron của
chúng là 51.Cấu hình electron và tên là
A. S (3s23p4 ) ,Cl ( 3s23p5 ), Ar (3s23p6 ) B. O (2s22p4 ),F ( 2s22p5 ), Ne (2s22p6 )
C. Al (3s23p1 ) ,Si ( 3s23p2 ), P (3s23p3 ) D. Si ( 3s23p2 ), P (3s23p3 ), S(3s23p4 )

Câu 123: Nguyên tố R (Z = 29) có cấu hình electron tương ứng với:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d8 4s2 4p1
2 2 6 2 6 9 2
C. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2 4p2
Câu 124: Nguyên tố R (Z = 24) có cấu hình electron tương ứng với:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1
C. 1s2 2s2 2p63p6 3d6 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 4p5

You might also like