You are on page 1of 2

ĐƠN BÀO (Protozoa)

Mục tiêu học tập:


1. Trình bày được khái niệm, phân loại đơn bào. (Không thi cuối kì)
2. Mô tả được 3 loại hình thể của E. histolytica.
3. Trình bày được chu kỳ và bệnh amip. Phân tích được mối liên quan giữa chu kỳ và diễn biến
bệnh
amip ở ruột.
4. Nêu được phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh amip
5. Trình bày được hình thể, tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách phòng và điều trị
Trichomonas vaginalis.
6. Trình bày được phân loại trùng roi đường máu và nội tạng, vật chủ trung gian và phân bố của
chúng.
Trình bày được các bệnh do chúng gây ra.
7. Trình bày được hình thể, tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách phòng và điều trị
Giardia
intestinalis.
8. Trình bày được hình thể, chu kỳ, tính chất gây bệnh, cách phòng và điều trị Balantidium coli.

Amip gây bệnh - Entamoeba histolytica

Thuộc trùng chân giả, kí sinh ở ruột.


1. Hình thể:
1.1. Thể hoạt động: Thể ăn hồng cầu (magna) và Thể không ăn hồng cầu (minuta)
- Giống nhau: Có 1 nhân tròn với 1 trung thể nhỏ ở chính giữa, xung quanh màng nhân có các
hạt nhiễm sắc
ngoại vi. Nhân có hình bánh xe
- Khác nhau:

Đặc điểm khác biệt Thể magna Thể minuta


Kích thước Lớn hơn (20-40 μm) Nhỏ hơn (15-25 μm)
Ranh giới giữa nội và ngoại nguyên sinh chất Rõ ràng Không rõ
Nội nguyên sinh chất có các không bào
chứa hồng cầu bị tiêu hóa màu đen Có Không
Hoạt động chân giả Thể magna hoạt động chân giả nhanh và mạnh

hơn thể minuta

- Thể magna và thể minuta có thể chuyển hóa cho nhau


1.2. Thể bào nang:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


- Hình cầu, kích thước 10-15 μm, có chiết quang, nguyên sinh chất lấm tấm hạt mịn, vỏ dày, có
1-4 nhân,
nhân giống nhân của thể hoạt động
- Trong bào nang thường có 1 không bào và 1 số thể nhiễm sắc hình que, 2 đầu tầy, màu đậm.
- Bào nang già có 4 nhân và có khả năng lây nhiễm.
2. Chu kì: có 2 loại chu kì: Chu kì không gây bệnh và chu kì gây bệnh có thể chuyển hóa cho
nhau
Chu kì không gây bệnh: (ở amip nhiễm hoặc người lành mang bệnh)

You might also like